Lại Nguyên Ân




 

Bút danh khác : Vân Trang , Ngân Uyên, Tam Vị , Nghĩa Nguyên.

Quê quán làng Phù Đạm xã Phù Vân huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1968.

 Biên tập sách văn học nhà xuất bản Tác Phẩm Mới (nay là nxb. Hội Nhà Văn).

 Hội viên Hội nhà văn VN.

 Hoạt động chủ yếu là phê bình, nghiên cứu văn học, biên dịch thông tin lý luận văn hoá văn nghệ.

 Có bài đăng báo từ  1972.

 

Dư luận nữ quyền tại Huế



Các trường phái nghiên cứu văn học Âu Mỹ thế kỷ XX

Phê bình và tiểu luận

Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Trần Đình Hượu

Biên niên hoạt động Hội nhà văn Việt Nam Tập 4 (1996-2001)

Biên niên hoạt động Hội nhà văn Việt Nam Tập 3 (1986-1995)

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1917-1924

 

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1948-1958

Biên niên hoạt động Hội nhà văn Việt Nam Tập 2 (1976-1985)

 PHAN KHÔI: ẢNH HƯỞNG KHỔNG GIÁO Ở NƯỚC TA

 Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1938-1942

 

 

****

PHAN KHÔI: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA

 

 

  NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT “SỐ ĐỎ”

TỪNG ĐOẠN ĐƯỜNG VĂN

 

 

 Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam

 

 TÌM  LẠI  DI  SẢN

 

LỜI DẪN

          Cuốn sách này là tập tiểu luận-phê bình thứ năm của tôi, kể từ sau các cuốn “Văn học và phê bình” (1984), “Sống với văn học cùng thời” (1997, 2003), “Đọc lại người trước, đọc lại người xưa” (1998), “Mênh mông chật chội…” (2009). Được tập hợp trong cuốn này là một phần những bài viết của tôi từ dăm năm nay, cũng có đôi bài từ những năm xa hơn, mới tìm lại được.

         Ai có kinh nghiệm làm sách đều biết, những bài viết khác nhau rất khó hợp thành một kết cấu chặt chẽ khi bị tập hợp vào trong cùng một cuốn sách. Tác giả cuốn này chỉ xếp các bài viết khác nhau của mình vào một số nhóm nhất định, nhưng vẫn không quên đây là những bài viết vốn độc lập với nhau.

Một nét có thể là tương đối chung cho phần nhiều các bài viết trong cuốn này là việc tác giả của nó quan tâm đến văn học Việt Nam như một loại di sản. Mối lo ngại về sự mất mát đã và đang xảy ra trong loại hình di sản này hầu như đã là một thứ “cảm hứng” cho những tìm tòi của tác giả trong những bài viết khác nhau, nhắm vào những tác giả, tác phẩm, sự kiện văn học hồ như đã hoặc đang bị lãng quên. Tên gọi “Tìm lại di sản”  đặt cho cuốn sách này là có nguồn từ đấy.

Tìm về di sản, tiếp cận khảo sát các dữ kiện văn học của quá khứ gần xa hơn là của đương đại, tuy vậy, tác giả vẫn tự cảm thấy chất phê bình không hề phai nhạt trong ngòi bút mình. Bạn đọc sẽ thấy: không chỉ thảo luận về văn chương đương đại mới là phê bình. Tác giả gọi đây là một cuốn tiểu luận-phê bình chứ không gọi là một cuốn tập hợp các bài nghiên cứu, là với dụng ý ấy.

Tác giả mong rằng, trong tay bạn đọc, đây sẽ là một cuốn sách có ích.

 

Hà Nội, tháng Năm 2012 

LẠI NGUYÊN ÂN

 

 

Đời sống văn nghệ ở miền Bắc VN qua báo chí đương thời

 

LỜI DẪN CHUNG – Khoảng năm 2006, tôi đi tìm đọc lại và ghi chép hệ thống những tài liệu liên quan đến việc thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam, nhằm tiến tới biên soạn một cuốn sách mang tính văn học sử về đời sống văn học ở miền Bắc VN từ sau kháng chiến 9 năm (1946-1954). Sau gần 1 năm làm việc theo hướng ấy, tôi làm được một tổng mục các bài đăng trên các ấn phẩm dạng báo chí xuất bản ở miền Bắc trong 5 năm, từ 1954 đến 1958.

Năm 2008, khi tôi nhận lời soạn bộ “Biên niên hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam”, tôi đã đề ra một cách viết khác, chứ không dùng bộ thư mục tư liệu ghi chép hồi 2006 nữa. Tuy vậy, kinh nghiệm ghi chép tập Thư mục kia cũng đã giúp tôi khá nhiều để biên soạn cuốn “Biên niên…” này.

Hiện nay cuốc “Biên niên…” đã ra mắt tập 1 (bản in giấy “Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập 1: 1957-1975”, mỗi cuốn dày 1120 trang khổ 16x24 cm, Hội nhà Văn VN in 1.000 cuốn, in xong và phát hành tháng 12/2013).

Tuy vậy, tôi nghĩ tập thư mục này vẫn có ích cho những ai quan tâm. Khi đi tìm đọc một khu vực tài liệu nào đó, nếu ta có được ai đó chỉ cho một vài dữ kiện, ta sẽ thấy như có được một vài thứ làm vốn ban đầu, mặc dù về sau, khi đã thành chuyên gia về khu vực này, ta sẽ thấy mấy chứng từ kia chỉ là những cái rất nhỏ.

Bởi vậy, tôi quyết định công bố lên mạng thư mục ghi chép hồi 2006, tạm đặt tên là “Đời sống văn nghệ ở miền Bắc Việt Nam qua báo chí đương thời”. Việc ghi chép ở dạng thư mục này tất nhiên còn thiếu thốn rất nhiều. Song chắc hẳn sẽ có ích dù nhiều dù ít.   

Hà Nội, 12/8/2014

LẠI NGUYÊN ÂN

 

 

 

 

 

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1937

 

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1936

 

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1935

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934

Trần Văn Thùy, Nhật ký - Thanh Niên Xung Phong

Lưu Trọng Lư, Tác phẩm

 

 

Vũ Bằng: Các tác phẩm mới tìm thấy

Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1932

Mênh mông chật chội ...

Đọc lại người trước, đọc lại người xưa

Sống với văn học cùng thời

Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng

Phan Khôi Viết và dịch Lỗ Tấn

Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1928

Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1929

Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1930

Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo 1931

Văn học và phê bình

Tư liệu Thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc

Hệ thống thể loại văn học ở Việt Nam từ sau 1945

 

 

 

 đọc:

Phan Khôi và cuộc thi Quốc sử của báo Thần Chung, Sàigòn 1929

Sự thể là, khi xem lại diễn tiến cuộc thi quốc sử được nhật báo Thần chung tổ chức trong năm 1929, người nghiên cứu hẳn phải nghĩ rằng cuộc thi này, từ ý đồ đến việc triển khai, không thể thiếu sự tham gia của những nhà báo khi đó đang bỉnh bút hay trợ bút cho toà soạn nhật báo này ở Sài Gòn, ví dụ Phan Khôi, Bùi Thế Mỹ, Đào Trinh Nhất, Ngô Tất Tố, v.v…

Đọc tiếp

Cuộc thi Quốc sử của báo Thần Chung

Cuộc thi quốc sử được báo Thần chung mở ra từ đầu tháng 7/1929, theo thời hạn thì kéo dài đến đầu tháng 12/1929, song không biết vì một lý do nào đó, của cuộc thi này hình như đã không có việc chấm và trao giải thưởng. Tuy nhiên trong việc tổ chức cuộc thi này, các phần việc như đề xuất ý tưởng, viết các bài thông báo, soạn các bản sự tích 30 nhân vật Việt sử,… chắc hẳn phải do những người am tường sử học trong và ngoài toà soạn như Bùi Thế Mỹ, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, v.v… thực hiện.

Đọc tiếp

Liệu có thể xem Phan Khôi (1887-1959) như một tác gia văn học quốc ngữ Nam Bộ?

Điều nêu ra ở nhan đề bài này, sở dĩ phải đặt như một nghi vấn hơn là một khẳng định, bởi vì người viết những dòng này cũng như các đồng nghiệp trong giới nghiên cứu không thể không phải đương diện với một tập quán, tuy không mấy "khoa học" nhưng khá thông dụng trong việc biên soạn các bộ địa chí văn hoá hiện nay ở các tỉnh thành trong hầu khắp nước ta (những bộ địa chí  thường được xếp vào loại công trình cấp quốc gia, thường được cấp tiền tỉ từ ngân sách công), theo đó căn cứ để tính một tác gia văn học  vào trong số tác gia của địa phương mình thường là : a/ quê quán (thường tính theo quê cha, đôi khi xét thêm đến thuộc tính quê mẹ) , và b/ trên thực tế có sống và hoạt động văn học tại địa phương....

Đọc tiếp

 

Mênh mông chật chội, chật chội mênh mông

Chuyện một cơ quan chức năng ở địa phương nọ yêu cầu kiểm điểm một nhà văn đang cư trú tại địa phương mình vì nội dung một tác phẩm mới xuất bản của nhà văn ấy, chẳng hiểu sao cứ từng lúc từng lúc gợi thức trong tôi nhiều việc cũ, nối lại nhiều suy nghĩ vẫn bỏ dở, những điều tưởng chừng rất ít liên quan nhau...

Đọc tiếp

 

 

Những bài viết gần đây

 

Nghe Lại Nguyên Ân nói chuyện:

với Thụy Khuê về đề nghị chuyển các hội văn học nghệ thuật về đời sống dân sự
về hoạt động báo chí của Phan Khôi ở Nam Kỳ
về hoạt động của Phan Khôi trên các báo Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn và Trung Lập

về hội thảo thơ Bích Khê

Sách đã in