1957

Tháng 4:

Ngày 1 đến ngày 4, tại Hà Nội, câu lạc bộ Đoàn Kết: hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam, 278 đại biểu tham dự, thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động, chương trình công tác 3 năm. Trong điều lệ có đoạn nói rõ: “Trên cơ sở Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam đoàn kết mọi nhà văn yêu nước và tiến bộ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị, xu hướng nghệ thuật” (điều III).(1) Bỏ phiếu bầu Ban chấp hành đầu tiên, 25 người trúng cử; Hội nghị quyết định: 25 người trong Ban chấp hành đầu tiên này là 25 hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam: Nông Quốc Chấn, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Tú Mỡ, Anh Thơ, Mộng Sơn, Cầm Biêu, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Cầm, Sao Mai, Tố Hữu, Hoàng Tích Linh, Nguyên Hồng, Bửu Tiến, Xuân Diệu, Đoàn Giỏi, Phạm Huy Thông, Tế Hanh, Nam Trân, Vũ Tú Nam, Hoàng Trung Thông, Xuân Miễn, Tô Hoài, Nguyễn Tuân.

Đề tài của nhiều tham luận tại hội nghị thành lập Hội: biểu hiện thực tế như thế nào (bôi đen, tô hồng)? 

Ngày 11: Ban chấp hành Hội họp hội nghị lần thứ nhất, cử ra Ban thường vụ Hội gồm 7 người: Chủ tịch Hội: Nguyễn Công Hoan; phó chủ tịch: Tú Mỡ; Tổng thư ký: Tô Hoài; phó tổng thư ký: Nguyễn Xuân Sanh; các ủy viên: Nguyên Hồng, Tế Hanh, Đoàn Giỏi.

Ngày 23: Thứ trưởng Bộ nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Bạch ký nghị định số 325/NV-DC-NĐ cho phép Hội nhà văn Việt Nam thành lập và hoạt động trong phạm vi pháp luật hiện hành.

Ngày 25 và 26: Hội nghị Ban chấp hành Hội lần thứ hai, quyết định một loạt công việc về tổ chức: duyệt đề án xuất bản tuần báo Văn và lập nhà xuất bản Hội nhà văn; lập các ban (ban kết nạp hội viên, ban chế độ công tác sáng tác, ban nghiên cứu sáng tác, ban văn học nước ngoài), và lập cơ quan Hội. 

Tuần báo Văn: chủ nhiệm Nguyễn Công Hoan, thư ký tòa soạn Nguyên Hồng; các ủy viên biên tập: Tú Mỡ, Tế Hanh.

Nhà xuất bản Hội nhà văn : giám đốc Tô Hoài, các ủy viên ban biên tập: Hoàng Cầm, Đoàn Giỏi, Nguyễn Văn Mãi.

Ban kết nạp hội viên: trưởng Tú Mỡ, phó Nguyên Hồng (và một tiểu ban chuẩn bị hồ sơ).

Ban chế độ công tác sáng tác: trưởng Nguyễn Công Hoan, phó Nguyễn Xuân Sanh (và một số ủy viên).

Ban nghiên cứu sáng tác: trưởng Tô Hoài.

Ban văn học nước ngoài: trưởng Nguyễn Xuân Sanh, ủy viên Nguyễn Tuân, Phạm Huy Thông.

Thành lập cơ quan Hội gồm một số nhà văn và một số cán bộ nhân viên hành chính.(2)

− Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4/57:

nghị luận: Hồng Cương (Quán triệt đường lối văn nghệ của Đảng vào công tác văn nghệ trong quân đội), Nguyễn Chí Thanh (Sáng tác về đề tài bộ đội);

truyện: Vinh Tú (Cát bụi thao trường, trích truyện dài);

truyện ngắn: Xuân Cang (Đẹp), Ngọc Anh (Suối đàn t’rưng), Minh Hoài (Giữa rừng Bình-Phú-Hải), Phan Huỳnh (Tìm quê), Tô Điển (Món quà rét);

thơ: Xuân Thiều (Trên xe tải gạo), Việt Hải (Vuông khăn), Vân Thanh (Người phụ nữ Việt Nam), Nguyễn Chọn (Về công trường xây dựng), Phác Văn (Lính kèn), Lưu Trùng Dương (Vừng sao Tổ quốc), Nguyễn Trọng Oánh (Tiếng hát trên sông Bến Hải), Vũ Cao (Núi Đôi), Cầm Giang (Trên giòng suối);

kịch Hải Hồ (Ngày thứ ba);

cổ tích Thái (Ý Nọi nàng xưa, Mạc Phi kể);

đọc sách báo: Nguyễn Thụy Ứng (Cần phải nhặt những hạt đậu dọn trên sách báo văn học), Thăng Hiên (Cũng đọc bài thơ ‘Đuổi đám mây mù’);

‘Sổ tay công tác văn nghệ’: Trần Độ (Viết về con người bộ đội), Nguyễn Vượng (Vinh quang cuả người diễn viên),… 

Tháng 5:

Ngày 10: ra mắt Văn, tuần báo ra ngày thứ sáu, cơ quan của Hội nhà văn Việt Nam, trụ sở 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, mỗi số từ 8 đến 12 trang 41 x 30cm, chuyên đăng sáng tác, phê bình, giới thiệu, sinh hoạt văn học, tin văn thơ.

Số 1:

Tuần báo Văn (Tuần báo VĂN ra mắt);

BTV Hội nhà văn VN (Hội nhà văn VN thành lập);

Tin (Một tháng hoạt động của Hội nhà văn); BCH Hội (Thông cáo về việc kết nạp hội viên Hội nhà văn VN);

Tùy bút: Nguyễn Tuân (Phở);

Truyện ngắn: Hoài Đức (Dưới hầm);

Bút ký: Nguyễn Bắc (Những ngày Điện Biên Phủ trong Hà Nội tạm chiếm);

Thơ: Trần Hữu Thung (Nghĩa trang), Yến Lan (Những ngọn đèn ngoại ô), Đào Thản (Mùa thu đi học);

Văn thơ đả kích: Dã Tượng (Ngậm máu), Bách Lý (Chúng nó chôn cả tiếng nói), Tú Mỡ (Tứ đại của bà lớn);

Nụ cười: Tiến Đức (Lịch sự), Nguyễn Công Chúc (Không bán), Xuân Phục (Khất), Hoàng Anh (Dẫn chứng cụ thể), Trần Sĩ Kỳ (Ăn cưới; Xoàng), Quốc Yêu (Nốt ruồi);

Phê bình: Trương Chính (“Những ngày bão táp”, tiểu thuyết Hữu Mai, Nxb. Văn nghệ);

‘Chuyện viết văn’: Nam Cao, Nguyên Hồng (Ghi và viết nhật ký);

Văn nghệ nước ngoài: Tế Hanh (Một nhà thơ Algérie: Mohamed Dib); Nguyễn Chân (Viện bảo tàng Pushkin); thơ: Mohamed Dib (Bình minh nhuốm, Tế Hanh dịch)…

− Ngày 17: tuần báo Văn số 2:

Hồ Chí Minh (Huấn từ trong buổi liên hoan bế mạc Đại hội văn nghệ toàn quốc lần II, Hà Nội, tháng 3/1957);

Trường ca: dân tộc Thái (Sống chụ xôn xao,- Tiễn dặn người yêu, trích, Điêu Chính Ngâu, Lê Tuấn Việt sưu tầm, dịch);

Truyện ngắn: Hùng Lý (Xuống núi), Thụy An (Bích-xu-ra);

Tùy bút: Nguyễn Tuân (Phở, tiếp, hết);

Thơ: Anh Thơ (Chiếc áo màu sen), Nguyễn Đức Toại (Đời đẹp lắm);

văn thơ đả kích: Bách Lý (Chủ nghĩa Eisenhower họ Đế và chân dung vua Mỹ), Bút Ngữ (Miệng Diệm, trôn mèo), Mạnh Hà, Tú Mỡ (Chính phủ đốt nhà);

Phê bình, tiểu luận: Tế Hanh (Nguyễn Trãi, một nhà thơ lớn của chúng ta,- nhân đọc “Quốc âm thi tập”, Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải, Văn sử địa xb., H., 1956); Trần Thanh Mại (Cần nâng cao thơ Việt Nam lên nữa,- đọc tập thơ “Dọc Trường Sơn”, nhiều tác giả, Nxb. Văn nghệ, H., 1957);

Chuyện viết văn: Nam Cao, Nguyên Hồng (Ghi và viết nhật ký, tiếp);

Thơ: A. Surkov, Liên Xô (Cô em gánh nước, Quang Huy dịch);

− Ngày 24: tuần báo Văn số 3:

Tin (Các nhà văn Pháp phản đối chính sách của thực dân Pháp ơ Algérie; Nhà văn Vercors trả lại chính phủ Pháp huân chương Bắc đẩu bội tinh); Hà Lương (Vài tin tức văn nghệ miền Nam);

Hoạt cảnh: Nguyễn Huy Tưởng (Khiêng thuyền);

Truyện ngắn: Nguyễn Hồng Điện (Căn nhà hạnh phúc);

Thơ: Xuân Diệu (Gió), Đoàn Văn Cừ (Lá thư xuân), Nguyễn Bao (Hoa chanh), Phạm Đình Nguyên (Trên đường làng);

Phê bình: Huy Châu (Góp thêm mấy ý kiến về ‘Những ngày bão táp’);

‘Chuyện sáng tác’: Nam Cao, Nguyên Hồng (Ghi và viết nhật ký, tiếp);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Vụ kiện Cô-nhi Na-va);

Nụ cười: Nguyễn Hiền (Xin tiền), Dũng (Đi mau; Bằng thế nào), Hưu (Treo đầu heo bán thịt chó; Tránh lãng phí cơm), Văn Nho (Nói có lý), Bùi Thị Phúc (Cắt mất rồi);

Thông tin: La Côn (Gondoni, nhà soạn kịch vĩ đại của nước Ý); Lưu Quỳnh (Một lớp nghiên cứu về văn học cho các nhà văn ở Liên Xô),…

− Ngày 31: tuần báo Văn số 4:

Tuần báo Văn (1-6-1957); LTS. (Những tiếng chim non kêu gọi hòa bình);

Điểm việc: (Một tháng hoạt động của Hội nhà văn VN);

chuyện kể: Vũ  Ngọc Phan kể (Chuyện Thánh Gióng);

Truyện: Lê Minh (Nhật ký người mẹ);

Truyện ngắn: Hoàng Tuấn Nhã (Đoàn quân khổ nhục);

Tùy bút: Thanh Tịnh (Những kiểu dọa điển hình của các bà mẹ);

Thơ: Lê Đại Thanh (Tôi yêu truyện cổ tích nước tôi), Tế Hanh (Con nằm), Thy Thy Tống Ngọc (Mùa xuân của tôi), Phạm Hổ (Xếp giấy ngày xưa), Trần Cẩn (Hộp sữa);

Điểm sách: Nguyên Hồng (“Ông lão chăn bò trên núi Thắm”,truyện, Xuân Thu, Nxb. Văn nghệ, 1956; ‘Lời ca không tắt’, tập truyện Mai Ngữ, Nxb. Phổ thông, 1957);

Chuyện viết văn: Đoàn Giỏi (Từ bài văn đầu tiên cho đến khi trở thành tác giả một cuốn tiểu thuyết ở Liên Xô);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Tổng Diệm sang chầu Eisenhower), Bách Lý (Những việc bạo ngược của Diệm…);

Tạp văn: Nói (‘Nói hay đừng’),… [a]

Nụ cười: Ngọc Phiến (Chịu thầy), Văm Viên (Điều khiển trâu bằng tiếng hát), Độ (Câu đối), Thượng Ẩn (Nhanh trí), Lê (Anh lo là em lo);

Mẩu chuyện: Osada Arata, Nhật Bản (Trẻ em của bom nguyên tử, Nguyễn Hải Trừng trích dịch);

Trong tháng 5: − thành lập các hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hội nhạc sĩ sáng tác Việt Nam (trong Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam); − báo Hải Phòng kiến thiết mở cuộc thảo luận “lao động có vinh quang hay không?” − báo chí đưa tin về thành công của đạo diễn G.N. Chukhrai (Liên Xô) với phim “Người thứ 41”; tin Trung ương Đảng CS Trung Quốc ra chỉ thị về vận động chỉnh phong,…

Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/1957:

từ số này tạp chí “Văn nghệ quân đội” bắt đầu được phát hành ra tới bạn đọc nhân dân (trước đây chỉ lưu hành trong phạm vi các đơn vị quân đội).

Trong số này:

trích truyện dài: Vinh Tú (Bão), Hữu Mai (Đồi 75);

truyện: Nguyễn Khải (Xung đột, ghi chép, tập I), Vũ Sắc (Con riêng), Phác Văn (Lấy mình lấp lỗ châu mai);

bút ký: Trần Cư (Cờ trắng ra hàng);

thơ: Xuân Cang (Tôi là chiến sĩ pháo binh), Hải Hồ (Dỗ em), Nguyễn Chới (Nghe loa), Phùng Quán (Bài thơ làm theo yêu cầu của Đảng), Kinh Kha (Qua Ba Rền, 1954), Lưu Trùng Dương (Có anh bộ đội Tây Nguyên), Thy Thy Tống Ngọc (Đất vườn);

thơ châm biếm: Lê Kim (Gậy Mỹ phang đầu Pháp), Xuân Thiêm (Hát mừng);

‘Biểu hiện thực tế như thế nào’ (tiểu luận): Nguyễn Khải (Mấy ý kiến về bôi đen, tô hồng và thái độ của nhà văn); VNQĐ. (Giới thiệu mấy điểm chính về cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến),…

Tháng 6:

− Ngày 4: báo Quân đội nhân dân đăng bài của tướng Nguyễn Chí Thanh  Chống chủ nghĩa cá nhân (bài nói ngày 12/5 tại hội nghị chỉnh huấn cán bộ trung và cao cấp quân đội).

− Ngày 7: tuần báo Văn số 5:

truyện ngắn: Hải Hồ (Con búp bê tóc vàng);

thơ: Nguyễn Đăng Mạnh (Chắc rằng em chưa biết), Hoàng Yến (Một giọng đàn một giòng sông);

điểm sách: Trương Chính (“Tùy bút kháng chiến”, “Tùy bút kháng chiến và hòa bình”, Nguyễn Tuân, Nxb. Văn nghệ, 1955, 1956);

Thơ văn đả kích: Hà Lương (Chữ và nghĩa), Tú Mỡ (Thống Diệm kiêng tên cúng cơm), Ba Dô Ka (Mỹ khen Diệm), Tú Sụn (Văn nghệ nhân vị, duy linh, hòa đồng của Mỹ-Diệm);

Nụ cười: Hoàng (Thử tài; Hỏng hết rồi), Phan Thành Vui (Xe đạp nào tốt nhất);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Chuyện viết văn: Lưu Quỳnh (Lực lượng trẻ của văn học Liên Xô);

Bút ký: Viên Ưng, TQ. (Chim xanh cho gửi lời thăm hỏi, Võ Hạnh dịch);

Kịch ngụ ngôn: Polikov, LX. (Cua, hay là chuyện ông Ka-pha-ghê-nốp bị ngã, Quốc Vỹ dịch);

Truyện: Suad Dervis, Thổ-nhĩ-kỳ (Một cuộc đời, Phan Quang dịch) 

− Ngày 10: Câu lạc bộ hội nhà văn Việt Nam khai mạc buổi sinh hoạt đầu tiên (buổi tối, tại câu lạc bộ Đoàn Kết của đảng Dân chủ), Tô Hoài và Kim Lân trình bày kinh nghiệm sáng tác.(3)

− Tối 13: vở kịch Bến nước Ngũ Bồ, kịch bản Hoàng Công Khanh, đạo diễn Phan Tại, đoàn Sông Nhị biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.(4)

− Ngày 14: tuần báo Văn số 6:

Bình luận: Tuần báo Văn (Trước cái chết của anh Lưu Tự Nhiên,- [ở Sài Gòn]);

Tiểu luận: Nguyễn Công Hoan (Một khía cạnh của thơ Tản Đà);

Thơ: Tản Đà (Thề non nước);

Truyện ngắn: Hồ Dzếnh (Tiếng bạc cuối cùng);

Nhật ký: Phạm Thị Ninh (Những lớp vỡ lòng);

Thơ: Hải Như (Chị công nhân xe rác), Lê Đạt (Yêu nhau);

Đọc sách: Yến Lan (Một vài nhận xét về thơ miền núi);

Chuyện viết văn: Bách Lý (Nghĩ về sự thực và viết sự thực);

Văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Đài Bắc cựa mình), Cần Mẫn (Tiến sĩ … Diệm);

Nụ cười: Chàng Hóm (Tâm sự hai anh đi chậm), Nguyễn Đức Quyền (Nhắc tuồng), T. Ngọc (Cũng làm được);

Truyện: A. Tchékhov, Nga (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch);

− Trong tháng 6: Báo Nhân dân (16/6, bài của Huy Vân) đưa tin thảo luận ở Liên Xô về tiểu thuyết Không phải chỉ bằng bánh mỳ của Dudintsev.

− Ngày 17: Câu lạc bộ Hội nhà văn: Nguyễn Đình Thi nói về kinh nghiệm viết cuốn truyện đầu tiên Xung kích. (5)

− Ngày 17: buổi ra mắt chung của Nhà xuất bản Hội nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng, 400 người tham dự.(6)

Ngày 21: Chủ tịch nước VNDCCH ban hành sắc luật về xuất bản.

− Ngày 21: tuần báo Văn số 7:

Nghị luận: Hoài Thanh (Sáng tác văn thơ và vấn đề nâng cao ý thức lao động);

Thơ: Chính Hữu (Đêm Hà Nội 1950), Nguyễn Thành Long (Tin xuân), Vũ Huy Long (Đôi bạn đặt đường);

Truyện: Nguyễn Khải (Đôi mắt);

Ký: Quang Dũng (Xiếc khỉ);

Tin tức: Lê Đại Thanh (Sinh hoạt Câu lạc bộ Hội nhà văn: hai nhà văn Tô Hoài và Kim Lân nói chuyện kinh nghiệm sáng tác); Tổ đọc truyện (Góp ý về những truyện các bạn gửi tới); Ban thường vụ Hội NVVN (Thông cáo về việc kết nạp hội viên);

Văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Đế quốc Mỹ nan du);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng: Không phải truyện ‘tiếu lâm’);

Nụ cười: Nguyễn Xuân Giang (Trong hiệu cắt tóc), Lê Xuân Vũ (Ồ thế à?), Xuân Phục (Dấu đầu hở đuôi), B.S. (“Ngoáo ộp”), T.H. (Hút chơi hay nghiện?);

Giới thiệu: Nguyễn Viết Lãm (Vài nét về nền văn học mới Ai-cập);

Thơ: A. Estrada de Ramirez, Equateur (Tôi đến đây mang theo một bài hát, Nam Trân dịch);

Truyện: A. Tchékhov, Nga (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch, tiếp)…

Nghệ thuật: Hương Nhu (Xem ‘Bến nước Ngũ Bồ’);

− Chiều 21: buổi lễ tiễn chân các nhà văn đi thực tế sáng tác; đợt đầu tiên này gồm một số nhà văn trong biên chế cơ quan Hội: Anh Thơ, Tế Hanh, Bùi Hiển, Tô Hoài, Trần Hữu Thung, Thanh Châu, Lê Đạt, từng người trình bày những việc dự định làm trong đợt đi này.(7) 

− Ngày 28: tuần báo Văn số 8:

Tiểu luận: Xuân Diệu (Mùa đông 1919, mùa hè 1957);

Thơ: Trương Đức Chính (Người lính tuần tra), Vũ Tú Nam (Người chiến sĩ tử thương);

Truyện ngắn: Nguyễn Châu Viên (Bóng tối);

Tin văn: P.V. (Buổi ra mắt Nhà xuất bản Hội nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng); Tổ đọc thơ (Về thơ các bạn gửi tới báo Văn); P.V. (Đợt đi sáng tác đầu tiên của anh chị em sáng tác của cơ quan Hội);

Chuyện viết văn: Tô Hoài (Quan sát và ghi chép);

Văn thơ đả kích: Kinh Đào (Tổng Ngô đầu cơ ruộng đất), Bách Lý (Chó bảo hộ và biên giới);

Nụ cười: Vũ Bão (Nhân ngày kỷ niệm; Cần con số lẻ), Trần Ngọc Lân (Sáng kiến), G. Tô (Trong nhà hát nhân dân), Hoài Anh (Đừng hát bài ấy), Đăng Sỹ (Tôi mất xe), Trúc Bình (Chẳng phải tay tớ);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Thơ: Nicolas Guillen, Cuba (Tổ quốc tôi bên ngoài dịu ngọt, Hoàng Trung Thông dịch);

Truyện: A. Tchékhov (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch, tiếp);

Tin: (Quyết định của Ủy ban tặng giải thưởng quốc tế Lê-nin);

− Ngày 28: ban nghiên cứu sáng tác của Hội tổ chức thảo luận về cuốn Những ngày bão táp của Hữu Mai, một tiểu thuyết về cải cách ruộng đất.(8)

− Trong tháng 6: Ra mắt số 1 Tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (chủ nhiệm Đặng Thai Mai, thư ký tòa soạn Nguyễn Đình Thi; kế tục tờ Văn nghệ xuất bản trong kháng chiến từ 1948 tại Việt Bắc). Lời mở đầu cho biết: tuần báo Văn nghệ quyết định đổi sang thể tài tạp chí ra hàng tháng, lấy công tác lý luận phê bình văn nghệ làm chủ yếu, có giới thiệu tác phẩm một cách chọn lọc.

Trong số 1:

Nghị luận: Trường Chinh (Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, bài nói tại ĐHVNTQ tháng 2/57);

Trường ca Ê-đê (Đam San,  Đào Tử Chí dịch);

Tiểu luận: Xuân Diệu (Tuyển tập ‘Thơ Việt Nam 1945-1956’ đối với phong trào thơ), Tô Hoài (Vào thực tế xây dựng sáng tác);

‘Trao đổi ý kiến’: Huy Phương (Xung quanh vấn đề biểu hiện ‘cái xấu’); Mạnh Phú Tư (Biểu hiện thực tế như thế nào);

Đọc sách: Trương Chính (‘Vỡ đê’ của Vũ Trọng Phụng, Nxb. Minh Đức tái bản), Nguyễn Thành Long (‘Những ngày bão táp’ của Hữu Mai), Tế Hanh (‘Thơ miền núi’, Nxb. Văn nghệ), Bàng Sĩ Nguyên (‘Dọc Trường Sơn’, tập thơ, Nxb. Văn nghệ), Phạm Hổ (‘Thơ ca vỡ lòng’, Thái Hoàng Linh, Vũ Ngọc Bình soạn, Nxb. Giáo dục), …

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội số 6/57:

Truyện: Nguyên Ngọc (Đứa con), Vinh Tú (Xuất kích chuyển quân), Hoàng Duy (Ghen), Bắc Thôn (Người trên rẻo cao hẻo lánh), Việt Hoàng (Rừng trúc biết hát), Sao Mai (Chia của đấu tranh, trích tiểu thuyết Thôn Bầu thắc mắc);

Văn xuôi: Thanh Tịnh (Tương lai mặc áo hoa);

Thơ: Lê Vinh Quốc (Giấc mộng), Vi Hòa (Gửi lòng theo tiếng đạn), Xuân Thiêm (Mang bóng sông Hồng), Hữu Chung (Tôi sẽ trở lại), Kinh Kha (Tiểu đội rút sau cùng), Chính Hữu (Gửi mẹ);

thơ vui: Trương và Khoát (Lầm Lì và Ba Toác);

truyện: L. Panteleev (Lời hứa danh dự, Việt Hồng dịch), M. Gorki (Người mẹ và Ta-méc-lan, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

lý luận: A-khơ-lung (Chủ đề quân sự trong sáng tác kịch, Doãn Trung dịch từ tiếng Trung);

‘Biểu hiện thực tế như thế nào’: Hồ Phương (Viết về cái xấu và phê bình loại văn đó như thế nào?), Ngô Thông (Tại sao lại có những nhân vật giả tạo trong sáng tác?); V.N.Q.Đ (Một vài ý kiến phê bình truyện ‘Đẹp’),… 

Trong tháng 6: Một số tác phẩm văn học của các thời kỳ trước được tái bản, ví dụ các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng, v.v… gây tranh luận trong giới phê bình và sáng tác về tiểu thuyết lịch sử, gây thảo luận trong bạn đọc về việc nên hay không nên in lại các sáng tác trước cách mạng tháng 8/1945, rõ nhất là bài: Văn Tân (Vũ Trọng Phụng qua Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ // Văn sử địa, s. 29, tháng 6/57).

Tháng 7:

− Ngày 4: Câu lạc bộ Hội nhà văn, Tế Hanh nói về quá trình sáng tác những bài thơ về đề tài đấu tranh thống nhất.(9)

− Ngày 5: tuần báo Văn số 9:

Tiểu luận: Lê Trí Viễn (Tâm sự Nguyễn Đình Chiểu qua những tác phẩm của ông);

Tin (Một tháng hoạt động của Hội nhà văn VN);

Thơ: Nguyên Hồng (Những tiếng hát khi mặt trời gần tắt), Huy Phương (Tháng ngày chia cắt), Vương Linh (Vui mùa gặt mới);

Truyện ngắn: Bùi Đức Ái (Đào bảy Phi);

Văn thơ đả kích: Lê Quang (Tổng Diệm, luật khoa tiến sĩ);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng: Lao động lỗ miệng);

Thơ châm biếm: Tú Sụn (Thơ thách họa: Thơ gửi ông bạn đầu cơ vừa bị phạt; Đầu cơ họa lại);

Nụ cười: Thủy (Để rút kinh nghiệm), Q.V.T. (Giờ giảng văn), Thông (Họ hàng đông), Bùi Quý Thạch (Thử tài cấp dưỡng); 

Thông tin: Nguyên Ngọc (Mấy nét sơ lược về nền văn học Mông Cổ);

Thơ: Rintchen, Mông Cổ (Những lời chân thành, Thanh Tịnh dịch);

Tiểu luận: George Maurer, CHDC Đức (Hình thức và thực tế, H.P. dịch);

Truyện: A. Tchékhov (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch, tiếp)…

− Ngày 12: tuần báo Văn số 10:

bút ký: Anh Thơ (Một buổi gặp mấy nhà thơ Leningrad);

truyện ngắn: Hoài Giao (Đứa con);

thơ: Cầm Giang (Quai bế em mang), Vĩnh Mai (Lại gặp), Vũ Hùng Phương, miền Nam (Sài Gòn xa hoa);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Câu lạc bộ ‘nói láo’);

nụ cười: Ring (Học chữ; Học địa lý; Thi vấn đáp quốc văn), Bích Vân (Làm thế nào; Chết!), Trần Sĩ Kỳ (Tiết kiệm), Trương Vân (Hàng Ngang);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Chuyện viết văn: Lê Đại Thanh (Nguyễn Đình Thi nói kinh nghiệm viết cuốn truyện đầu tay);

Đọc sách: Nguyên Hồng (Khuynh hướng văn học thoát ly thực tế, nhân đọc “Tiêu Sơn tráng sĩ”, Minh Đức tái bản, 1957);

Thơ: L. Aragon (Dã sử về Gabriel Péri, Tế Hanh dịch), Éluard (Gabriel Péri, Tế Hanh dịch);

T. C. (Nhà của làng báo Ba Lan,- theo tài liệu Hội nhà báo Ba Lan);

Truyện: A. Tchékhov (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch, tiếp)…

− Ngày 15 đến 18: Hội nghị lần 3 Ban chấp hành Hội, thảo dự án chế độ công tác và sáng tác của hội viên làm việc trong biên chế các cơ quan chính quyền, đoàn thể; thảo luận về quy chế quỹ văn học; thảo luận về tình hình sáng tác, về đấu tranh tư tưởng và nghệ thuật. Riêng về công tác kết nạp hội viên: trên cơ sở hồ sơ đã chuẩn bị, 21 ủy viên BCH có mặt tại hội nghị đã bỏ phiếu thông qua (theo thể lệ: người được kết nạp phải đạt 50% + 1 phiếu trở lên), kết quả có 127 người được đủ phiếu bầu theo thể lệ. Tiếp đó bàn về vấn đề kết nạp nhà văn các dân tộc thiểu số, sau khi nghe ý kiến Nông Quốc Chấn và Cầm Biêu, hội nghị quyết định kết nạp thêm 6 người nữa là nhà văn các dân tộc thiểu số; như vậy cộng với 25 hội viên sáng lập, đến lúc này đã xét kết nạp được 158 hội viên.(10)

− Ngày 18: tuần báo Văn số 11:

tùy bút: Thanh Bình (Nhớ tràm), Đoàn Giỏi (Tuyết);

truyện ngắn: Đỗ Anh Tịnh (Tiếng còi);

thơ: Nguyễn Bính (Cô em gái), Hoàng Minh Châu (Đôi mắt hai miền), Mịch Quang (Tiếng rìu), Phác Văn (Đường xe thư);

‘Chuyện viết văn’: Tô Hoài (Vài kiểu quan sát và ghi chép);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Choảng ‘khỉ độc’);

nụ cười: Nguyễn Văn Lực (Cũng biết đấy ạ; Có ngủ đâu), T. (Nắm đúng tư tưởng), H. A. (Giống tính; Không hợp);

tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

tiểu luận: Yến Lan (Nhiệt tình của thi ca trong đề tài thống nhất);

tin: P.V. (CLB Hội nhà văn 4/7/57: Tế Hanh và một số bài thơ về đấu tranh thống nhất);

bút ký: Viên Ưng, TQ. (Miếng đất tổ quốc, Hồ Văn Chánh dịch);

truyện: A. Tchékhov (Phòng số 6, Nguyễn Văn Sỹ dịch, tiếp, hết);

− Ngày 20: Trong phiên họp bất thường, Ban chấp hành Hội nhà văn VN đã thảo luận về danh sách những tác giả kịch bản cải lương, tuồng, chèo đã được Ban thường vụ Hội đề nghị xét kết nạp vào Hội nhà văn.

 

− Ngày 26: tuần báo Văn số 12:

tiểu luận: Nguyễn Xuân Sanh (Tôi đọc một số thơ Ba-lan gần đây), Trần Dần (Nhìn lướt văn thơ gần đây), Yến Lan (Nhiệt tình của thơ ca trong đề tài thống nhất, tiếp, hết);

truyện ngắn: Trần Kim Trắc (Cốt nhục), Nguyễn Kiên (Khúc hát của sơn ca);

bút ký: Lê Minh (Những người đồng đội);

phóng sự: Nhị Hà (Thăm trường thương binh hỏng mắt);

thơ: Trần Can (Hoa đầu xuân), Hồ Thiện Ngôn (Niềm tin), Tạ Hữu Thiện (Lời chào);

‘Chuyện viết văn’: Tô Hoài (Tiếng nói quý nhất);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Thơ họa lại: Dương Văn Thâm (Thay lời một người đầu cơ), Hồ Quốc Vỹ (Đầu cơ thuốc tây), Nguyễn Hùng (Đầu cơ vải), Vân (Gửi ông bạn đầu cơ vừa bị phạt);

− Tạp chí Học tập (cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị của TƯ ĐLĐVN) số 7/1957 (tr. 63-68) đăng bài của Thế Toàn: Tuần báo Văn và con người thời đại, cho rằng những sáng tác mà báo Văn của Hội nhà văn VN đăng tải trong 10 số đầu không thể hiện được “con người thời đại”, trong bài có nêu tên phê phán những tác phẩm: Phở (Nguyễn Tuân), Gió (Xuân Diệu), Xiếc khỉ (Quang Dũng), Nhật ký người mẹ (Lê Minh), Bóng tối (Nguyễn Châu Viên), Yêu nhau (Lê Đạt), Căn nhà hạnh phúc (Nguyễn Hồng Điện), Bích-xu-ra (Thụy An). “Tờ báo Văn  hầu như xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng”.

− Bộ văn hóa ra nghị định về việc các nhà in phải đăng ký (tin báo Nhân dân, 24/7).

− Trong tháng 7:  Tạp chí Văn nghệ số 2:

Nghị luận: Trường Chinh (Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, tiếp, hết);

Thơ: Xuân Diệu (Gửi sông Hiền Lương), Trần Hữu Thung (Một nửa), Tế Hanh (Em chờ anh);

‘Trao đổi ý kiến’: Bàng Sĩ Nguyên (Nhà văn với thực tế), Trinh Đường (Góp ý về vấn đề biểu hiện thực tế);

 ‘Đọc sách báo’: Vũ Ngọc Phan (‘Tranh tối tranh sáng’ của Nguyễn Công Hoan, Nxb. Văn nghệ); Trần Thanh Mại (‘Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam’, tập I, của nhóm Lê Quý Đôn, Nxb. Xây dựng); Xuân Diệu (‘Vì ngày mai’ tập thơ công nhân, Nxb. Lao động); Văn Thiên (‘Văn nghệ quân đội’ tạp chí ra hàng tháng của QĐNDVN);…

truyện ngắn: M. Gorki (Bà cụ I-déc-guyn, Linh Tâm dịch);

Tư liệu: I. Ehrenburg (Những điều cần giải thích, Cao Xuân Hạo dịch);

 

− Trong tháng 7: Văn nghệ quân đội, số 7/57:

truyện: Trần Bỉnh Can (Tôi bị mù hẳn), Nguyễn Ngọc Tấn (Về Nam), Nguyễn Đức Lung (Lẽ sống), Thanh Tịnh (Chiến trường mới);

ký: Vũ Cao (Nắng tháng năm, ghi chép), Hồ Văn Duyệt (Hồi ký của người lính pháo), Vũ Tú Nam (Một linh hồn, nhật ký);

Thơ: Hoàng Lộc (Viếng bạn), Hoài Giao (Đã lớn), Phan Xuân Hạt (Nửa đầu quang), Trần Ngọc (Đêm nay cũng dưới Ba Vì), Thế Lương (Bài thơ hải đảo), Tạ Hữu Thiện (Nhớ), Nguyễn Trọng Oánh (Ca dao trấn thủ biên cương);

Bình luận văn nghệ: Phạm Minh Trí (Một vài ý kiến nhỏ về  xây dựng nhân vật); VNQĐ (Ý kiến Tòa soạn VNQĐ nhân một số phê bình của bạn đọc về truyện ‘Đẹp’),…

− Trong tháng 7: báo Quân đội nhân dân mở thảo luận về tiền đồ người quân nhân cách mạng; − Văn Tân (tập san Văn Sử Địa) và Thiều Quang (nhật báo Hà Nội hàng ngày) thảo luận về “cái dâm” trong sáng tác Vũ Trọng Phụng; − Chiến Kỳ (báo Quân đội nhân dân) phê phán Bài thơ làm theo yêu cầu của Đảng cuả Phùng Quán (Văn nghệ quân đội, số 5/57); − Các báo Nhân dân, Hà Nội hàng ngày phê phán vở diễn Bến nước Ngũ Bồ của đoàn Sông Nhị;

− Trong tháng 7: các báo ở Hà Nội đưa tin Đảng CS Liên Xô thi hành kỷ luật một số cán bộ cấp cao vì hoạt động bè phái: Ma-len-cốp, Ca-ga-nô-vích, Mô-lô-tốp, Sê-pi-lốp; − tin cuộc vận động chỉnh phong ở Trung Quốc chuyển hướng sang chống phái hữu.

Tháng 8:

− Ngày 2: tuần báo Văn số 13:

Tường thuật: Nguyễn Viết Lãm (Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn VN);

Thơ: Trần Lê Văn (Tháng ngày không mất), Xuân Tửu (Bên này sông), Vân Đài (Cùng một đường đi), Ngô Quân Miện (Rặng vải quê nhà);

truyện ngắn: Nguyễn Tường Lân (Bà giáo Hòa);

bút ký: Quang Cường (Lên thăm một đồn biên phòng miền núi), Quốc Tịch (Lá thư từ hải đảo);

trích truyện dài: Nguyễn Huy Tưởng (Đứa trẻ);

tiểu luận: Tô Hoài (Tổ chức sáng tác trước nhất);

Nghiên cứu, phê bình: Đào Tử Chí, Hà Văn Thư (Truyện ‘Đam San’ một tác phẩm văn học giá trị của dân tộc Ê-đê Tây Nguyên); Vĩnh Mai (Xung quanh cuốn tiểu thuyết ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

‘Chuyện viết văn’: Nguyệt Hoa (Một cuộc tranh luận về đặc điểm của đoản thiên tiểu thuyết, Võ Hạnh trích dịch); 

Thơ họa lại: Ngân Huyền (Oan gì nữa), Xuân Phục (Vợ ông đầu cơ gắt chồng), Đào Khiêm (Gửi ông hàng thịt; Gửi ông hàng vải), Trịnh Mạnh (‘Gậy ông quay lại đập lưng ông…’);

− Ngày 9: tuần báo Văn số 14:

Thông tin: Nguyễn Hùng (Tinh thần cách mạng, lòng yêu tổ quốc và ý chí đấu tranh cho hòa bình và thống nhất đất nước của văn học Triều Tiên);

phóng sự: Hương Trà (Đi đê);

truyện ngắn: Nông Minh Châu (Về phép);

trích truyện: Nguyễn Huy Tưởng (Đứa trẻ);

thơ: Xuân Tâm (Quả dừa non), Hoàng Tố Nguyên (Giây phút bên đường), Lương Thái Khoan (Trên ngã ba);

tiểu luận: Nguyễn Văn Phú (Nên đánh giá “Tiêu sơn tráng sĩ” như thế nào?);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Vè ‘song thất’);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Nụ cười: Hoàng Quang Bình (Xin để khi khác), Kiến Xương (5 trừ 3 còn…), Trần Sĩ Kỳ (Không thoát), Minh Ngọc (Dành vinh quang đấy ạ!; Theo rõi thời tiết);

Chuyện viết văn: Mao Thuẫn, TQ. (Bàn vụn về đoản thiên tiểu thuyết, Võ Hạnh dịch);

Thơ: B. Brecht (Mặt nạ tên độc ác, Trần Dần dịch);

− Ngày 14: kỷ niệm 1 năm ngày mất B. Brecht (1898-1956), tại trụ sở Hội nhà văn VN, một số nhà viết kịch và nghệ sĩ Việt Nam tham dự; bà Leder Schmans, kịch tác gia nhà hát Berlin, CHDC Đức, người cộng tác với Brecht, nói chuyện về nghệ thuật và khuynh hướng sáng tác của Brecht, nói về “tác dụng phân cách” (chữ Pháp: effet d’aliénation  hoặc la distanciation), tác dụng giúp người xem luôn luôn có ý thức kiểm soát, suy nghĩ về vở kịch mà vẫn cảm xúc được ở mức nhất định.(11)

− Ngày 16: tuần báo Văn số 15:

Tin: Phùng Mạnh Cung (Triển lãm Việt Nam tại Bucharest);

truyện ngắn: Kim Lân (Vợ nhặt), Hoàng Huế (Má tôi);

phóng sự: Quang Dũng (Bờ hồ);

thơ: Trương Đức Chính (Hành quân qua nhà), Hoàng Cầm (In dấu chân), Lưu Trùng Dương (Chúng ta đang làm nên lịch sử);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Đa-lét nói róc), Bách Lý (Gậy ông đập lưng ông);

thơ họa lại: Bô Cả (Gửi ông bạn đầu cơ thuốc), Tú Nạc (Đầu cơ họa lại), Văn Hào (Gửi ông đầu cơ vải);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Thơ: An Ba, Trung Quốc (Nghe quan họ cảm tác, Huy Cận dịch);

Tiểu luận: Nguyên Hồng (Tuần báo Văn và một số bài của báo cần được nhận định như thế nào?) bênh vực những sáng tác đăng báo Văn bị chỉ trích bởi Thế Toàn (tạp chí Học tập tháng 7/57), cho rằng sự phê phán của Thế Toàn “có rất nhiều sai lầm” và hỏi lại: phải chăng “vì giáo điều, sơ lược, công thức”, “vì tác phong quan liêu, thái độ trịch thượng và cái lối nói đao to búa lớn nên mới có sự nhận thức và phê phán như thế?”

− Ngày 23, tuần báo Văn số 16:

truyện ngắn: Nguyễn Đình Thi (Cánh chim);

bút ký: Nhật Lai (Tháng hai);

kịch: Hoàng Tích Linh (Cơm mới);

thơ: Bút Ngữ (Vẫn lành đôi tay), Từ Đức Thịnh (Đêm nay), Vũ Thạch (Những lá thư), Phạm Hổ (Núi);

tiểu luận, phê bình: Yến Lan (Những vần thơ ca ngợi chế độ);

‘Chuyện viết văn’: Mạnh Phú Tư (Từ sống thực tế đến xây dựng tác phẩm);

Thông tin: Nguyễn Trọng Thụ (Nhà văn Ru-ma-ni trong những ngôi nhà sáng tác);

văn thơ đả kích: Bách Lý (Một phép lạ);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng); …

Thơ họa lại: Đồ Gàn (Gửi ông buôn…lụt), Nguyễn Văn Bái (Gửi ông đầu cơ trong khi lụt), H.T. (Nhắn phường buôn lụt);

Nụ cười: W. Rother, Tiệp Khắc (Tiếp thu phê bình, Hải Trừng dịch), Phạm Hoàng Bá (Đại lai tiểu vãng);

− Ngày 30: tuần báo Văn số 17:

Thơ: Ngô Quân Miện (Những người đổ đá), Hoàng Trung Thông (Có những đêm), Bàn Tài Đoàn (Ta được học chữ), Võ Huy Tâm (Cây phi lao bên ga Cẩm Phả), Nguyễn Mỹ (Vườn thơm lại chín), Yến Lan (1957 Hà Nội sang hè), Minh Huệ (Em hãy tự hào), Lê Đại Thanh (Những trò chơi ngày tấm bé);

trích tiểu thuyết: Nguyễn Kiên (Qua những ngày đen tối);

bút ký: Hải Trừng (Một buổi gặp gỡ người thợ lặn miền Nam, anh Trần Viễm);

kịch: Hoàng Tích Linh (Cơm mới, tiếp);

phê bình: Mai Thúc Luân (Văn học Việt Nam giới thiệu ở Liên Xô); Đỗ Quang Tiến (Điểm sách ‘Bóng dừa xanh’, Nxb. Hội nhà văn), Trương Chính (Thảo luận mấy điểm lý luận dùng để đánh giá ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’);

‘Chuyện ngày xưa’: Hoàng Ngọc Phách (Những câu thơ chưa xuất bản: Hội thi hoa);

thơ đả kích: Tú Mỡ (Muôn năm cái gì);

thơ họa lại: Nguyễn Văn Luận (Gửi người đầu cơ tích trữ), Đào Thị Bàng (Gửi đầu cơ), Hạc Phong (Gửi đầu cơ), Trịnh Hoài Cảng (Đầu cơ trả lời), Hồ Đình Tuyến (Đầu cơ sám hối);

nụ cười: Vũ Thủy (Vội thế), Đ.V.Thàng (Chữ ngờ), Ích Xì (Sao chổi), Trần Ngọc Lân (), Cù Bất Tiếu (Thưa thầy thật đấy ạ!);

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn nghệ số 3:

trích tiểu thuyết: Tô Hoài (Mười năm);

truyện ngắn: Nguyễn Đình Thi (Bên bờ sông Lô);

thơ: Lưu Trọng Lư (Người bạn đường hùng vĩ), Hoàng Trung Thông (Nửa đêm mưa bão);

tiểu luận: Huy Cận-Xuân Diệu (Nguyễn Trãi, nhà thơ mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam); Văn Cao (Một vài ý nghĩ về thơ); Trần Thanh Mại (Thế nào là quan điểm lịch sử trong văn học? Chung quanh việc tái bản ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’); Hoài Thanh (Đánh giá nhân sinh quan ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’); Thế Lữ (Carlo Goldoni, nhà soạn kịch và nhà cải tạo nghệ thuật nước Ý);

‘Trao đổi ý kiến’: Hữu Mai (Trở lại một số ý kiến về biểu hiện thực tế); Nguyễn Hồng Võ (Xung quanh việc in lại tác phẩm cũ);

‘Đọc sách’: Huyền Kiêu (‘Bông hường bông cúc’ tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn, Nxb. Văn nghệ), Bàng Sĩ Nguyên (‘Câu chuyện tình yêu’ thơ Nguyễn Bùi Vợi, Nxb. Thép),…

Hài kịch: Carlo Goldoni, 1707-93, Italia (Cô chủ quán, La Côn dịch, Thế Lữ hiệu đính);

 

− Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội số 8/57:

truyện: Từ Bích Hoàng (Người thuyền trưởng), Hồng Phi (Dưới chân Phăng-si-păng), Bình Sơn (Chồng về), Phúc Tân (Nỗi thắc mắc của đồng chí Sơn);

hồi ký: Trần Minh Thái (Phải sống);

thơ: Xuân Cang (Trên thao trường), Khắc Hoàng (Mùa gặt), Thanh Huyền (Truồi), Thanh Tịnh (Nhớ Huế quê tôi), Anh Thơ (Chim tu hú);

nghị luận: Trần Tín (Không để những sách báo phản tiến bộ lọt vào bộ đội); Ngô Linh Ngọc (Nhân đọc những ý kiến về tô hồng, bôi đen của Nguyễn Khải),…

truyện: M. Sholokhov (Số phận một con người, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

thơ: Từ Tùng Phượng, Trung Quốc (Anh lính gác, Trần Văn Viễn dịch);

− Trong tháng 8: tạp chí Học tập số 8/1957 (tr. 73-81) mục “Đọc sách báo” đăng bài của Hồng Chương và Trịnh Xuân An: Phải thấu suốt đường lối văn nghệ của Đảng. Bút ký sau khi đọc cuốn “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Trường Chinh (Nxb. Sự thật, 1957) trong đó đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ phê phán ảnh hưởng của tư tưởng tư sản trong sáng tác văn nghệ; ý nghĩa cảnh cáo lộ rõ ở đoạn kết: “Chúng ta cần kiên quyết đấu tranh chống những thiên hướng lệch lạc đi trệch ra ngoài đường lối văn nghệ của Đảng. Chúng ta cũng kiên quyết phản đối thái độ của một số cán bộ đảng viên phụ trách văn nghệ phạm khuyết điểm sai lầm được báo chí Đảng giúp đỡ phát hiện khuyết điểm sai lầm mà không chịu khiêm tốn kiểm điểm và thành tâm sửa chữa, trái lại, lại đả kích và mạt sát báo chí Đảng. Thái độ đó rõ ràng là không lợi cho việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn nghệ.”

− Trong tháng 8, các báo ở Hà Nội tiếp tục đăng tải những thảo luận của các nhà văn, nhà báo về vấn đề biểu hiện thực tế như thế nào, về tiểu thuyết lịch sử, về việc in lại tác phẩm cũ, hưởng ứng việc tạp chí Học tập phê bình tuần báo Văn…; Các báo đưa tin về về việc Trung Quốc phát hiện “nhóm chống đảng” Đinh Linh – Trần Xí Hà trong Liên hiệp hội nhà văn Trung Quốc.

Tháng 9:

− Ngày 6: tuần báo Văn số 18:

tiểu luận: Thy Thy Tống Ngọc (Sự sáng tác mới đây cho thiếu nhi);

truyện ngắn: Mai Ngữ (Con bút bê và em gái bé), Trần Thanh Địch (Nơi không còn là chiến khu);

bút ký: Vũ Lê (Đi trên con đê đầu sóng); 

thơ: Nông Quốc Chấn (Thăm bản), Tế Hanh (Giấc mộng diệu huyền), Tố Uyên (Nụ hồng);

thơ văn đả kích: Bách Lý (Lại chí… sỉ và tiến sỉ), Tú Mỡ (Đánh què cố vấn Mỹ);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Nụ cười: Sĩ Vinh (Lo xa; Nói khoác gặp nhau), Nguyễn Đình Cẩn (Thắt lưng buộc bụng; Đi đê), Giáo Điều (Cũng ‘biện chứng’);

‘Chuyện viết văn’: Mạnh Phú Tư (Viết như thế nào);

phê bình: Trương Chính (Thảo luận mấy điểm lý luận dùng để đánh giáTiêu Sơn tráng sĩ’, tiếp); 

− Ngày 10, trong phiên họp bất thường, Ban chấp hành Hội nhà văn VN đã kiểm lại toàn bộ việc xét kết nạp đợt thứ nhất. Cùng với 158 hội viên đã xét duyệt, nay cộng thêm 14 người là tác giả kịch bản cải lương, chèo, tuồng được xét kết nạp tại hội nghị bất thường ngày 20/7, tổng số được kết nạp trong đợt thứ nhất năm 1957 vào Hội nhà văn Việt Nam là 172 hội viên.(12)  

− Ngày 13: tuần báo Văn số 19:

sinh hoạt CLB HNV tháng 8: Huy Phương (Chúng ta sẽ viết những gì?);

Sưu tầm: Trần Ngọc Anh (“Tiều phu khổ khiếu ca” một tác phẩm Nôm được cho là của Nguyễn Du);

truyện ngắn: Chu Thiên (Trường làng), Nguyễn Dậu (Qua một kiếp);

thơ: Trần Lê Văn (Qua cổng thành xưa), Huy Huyền (Vào mùa gặt mới);

‘Chuyện viết văn’: Mạnh Phú Tư (Viết và học tập kinh nghiệm);

văn đả kích: Thiết Trượng (Hai bức chân dung của Diệm);

thơ: Ch. Botev, Bulgaria (Vĩnh biệt, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

kịch ngắn R. Ra-ki-tin, LX. (Hợp với thời đại, K. Anh dịch)  …

tin văn nghệ: Lưu Quỳnh (Tranh luận về chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới; Giải thưởng Lenin về văn học 1957 ở LX;  Aragon đọc ‘Tiểu thuyết viết chưa xong’ tại nhà máy Kompreso, LX.), P.V. (Một buổi trao đổi ý kiến về nghệ thuật B. Brecht);

Thơ họa lại: Bô Cả (Đầu cơ thịt lợn), Ngym (Đầu cơ tích trữ), Trần Văn Quát (Chống đầu cơ tích trữ), Vũ Phái (Tham gia bài thách họa I, II), Vị Chử (Tặng ông đầu cơ tích trữ bị phạt), Cán Xã (Gửi ông bạn đầu cơ vừa bị phạt);

Nụ cười: Nam Thuận (Nhẹ nhàng), Ích Xì (Món quà tặng đám cưới), X.T. (Giảm bớt sinh hoạt);

− Ngày 15: Sinh hoạt CLB HNV đề tài “biểu hiện thực tế như thế nào?”, trao đổi về 3 tác phẩm mới ra mắt gây dư luận: Thao thức (Đoàn Giỏi), Một ngày chủ nhật (Nguyễn Huy Tưởng), Ông lão hàng xóm (Kim Lân), với các ý kiến của Nguyễn Thành Long, Vĩnh Mai, Lưu Quang Thuận, Chu Ngọc, Trần Thanh Mại, Hoàng Yến, Ngô Thông, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Mạnh Phú Tư, Hoài Thanh.(13)

− Ngày 20: tuần báo Văn số 20:

Nghi luận: N. Khơ-rút-sốp, LX. (Phấn đấu cho văn học nghệ thuật liên hệ mật thiết với đời sống nhân dân, Nguyễn Hùng dịch);

Madhusudan Vairale, trưởng đoàn thanh niên Ấn Độ thăm VN (Gửi lại các bạn, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

truyện ngắn: Hồng Vũ (Mở cống), Bùi Hiển (Đổi thay);

thơ: Hoàng Minh Châu (Các anh!), Hoài Giao (Bữa cơm huyện ủy), Huy Phương (Lê-nin trước mặt tôi);

thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Suông);

nụ cười: Phạm Văn Giao (Lý luận của ông hàng thịt), Xuân Phục (Tiết kiệm), Hoàng Yến (Chưa tính được ạ!), Thái (Chất dẫn điện);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Bổng Nhận lại phương hướng qua việc phê bình tuần báo ‘Văn’, tiếp tục thảo luận với Thế Toàn (‘Học tập’  s. 7/57) “… tôi đồng ý với bài phê bình của Thế Toàn nhận xét tuần báo Văn … đã có chiều hướng xa rời đời sống, xa rời con người thời đại ở những mặt chủ yếu nhất hiện nay”, thừa nhận: “bài của Nguyên Hồng trả lời Thế Toàn… ngoài thái độ không đúng đắn, có rất nhiều điều mơ hồ”.

− Ngày 21: tại trụ sở Hội nhà văn, họp mặt 25 nhà văn, phần lớn là người từ Nam ra Bắc tập kết, có đề cương viết về đề tài thống nhất, bàn về đề tài này, nêu yêu cầu được Hội giúp đỡ thực hiện các dự định sáng tác.

Chiều 21: họp mặt 35 nhà văn có đề cương viết về cải cách ruộng đất; Kim Lân nói kinh nghiệm viết Ông lão hàng xóm, mọi người trao đổi ý kiến về đề tài này.(14)

− Ngày 22: Ban thường vụ Hội thông báo sẽ thành lập tiểu ban nghiên cứu giúp BCH Hội về việc kết nạp hội viên đợt 2, sẽ tiến hành vào năm 1958.(15)

− Ngày 26: sinh hoạt CLB HNV, thảo luận về những ý kiến Khơ-rut-sốp về các vấn đề văn nghệ.(16) 

− Ngày 27: tuần báo Văn số 21:

Nghị luận: Mao Thuẫn, TQ. (Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác văn nghệ, Thượng Thuận dịch);

bút ký: Xuân Miễn (Đồng Tháp Mười), Minh Xuân (Xưởng tôi trưởng thành trong chiến đấu), Thanh Châu (Trên giới tuyến);

truyện ngắn: Chu Văn (Ngang trái);

thơ: Phùng Quán (Lời mẹ dặn), Cầm Giang (Quê cha);

Sinh hoạt CLB Hội nhà văn: Hoàng Minh Châu tường thuật (Biểu hiện thực tế như thế nào? Thảo luận về 3 tác phẩm: ‘Thao thức’, ‘Một ngày chủ nhật’, ‘Ông lão hàng xóm’);

Chuyện viết văn: Mạnh Phú Tư (Từ bàn viết đến cửa hàng sách);

Tin: Tú Mỡ (Tổng kết cuộc thi thơ đả kích “đầu cơ tích trữ”);

Thơ văn đả kích: Phạm Phú Hòa-Phạm Thị Quý (Những cái thiếu, những cái thừa);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Nụ cười: Hiền (Trống trải; Không ngủ được);

phê bình: Phạm Văn Thiết, công nhân in (Đọc ‘Bỉ vỏ’ của Nguyên Hồng, tái bản);

tiểu luận: Lê Minh (Xây dựng con người thời đại) đáp lại Thế Toàn (Học tập số 7/1957) về đánh giá tác phẩm Nhật ký người mẹ.

− Ngày 28: tại trụ sở Hội nhà văn, họp mặt 35 nhà văn có đề cương về đề tài Hà Nội và đề tài thiếu nhi. Nguyễn Minh Lang, Lý Đăng Cao, Thụy An, Chu Ngọc nêu các khía cạnh của đề tài Hà Nội; Phạm Hổ, Hồ Thiện Ngôn nêu các khía cạnh của đề tài viết cho thiếu nhi. (17)

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn nghệ số 4:

truyện: Phan Bội Châu (“Bình Ngô phục quốc” tức “Hậu Trần dật sử”, Trần Lê Hữu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính);

truyện ngắn: Hồ Dzếnh (Tài Ngôn), Nguyễn Đình Thi (Đường về);

thơ: Trinh Đường (Cây gạo làng tôi), Huy Cận (Chín), Bàng Sĩ Nguyên (Ngày tựu trường), Huyền Kiêu (Anh muốn nói cùng em);

Tiểu luận: Thanh Tịnh (Lòng người sức nước), Xuân Diệu (Thế nào là cái mới?), Ngô Huy Quỳnh (Sáng tác kiến trúc dân tộc và học tập kiến trúc thế giới);

Trao đổi ý kiến: Vũ Đức Phúc (Một quan niệm về tiểu thuyết lịch sử), Chu Thiên (Lịch sử tính trong văn học);

Đọc sách: Hoài Thanh (“Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực”, chuyên luận, Văn Tâm, Nxb. Kim Đức, 1957); Thăng Hiên (“Đợt xung kích cuối cùng”, truyện kháng chiến 1946-50, Nxb. QĐND, 1957); Hoa Thu (“Ngày thu năm ấy”, Trần Hữu Thung, ‘Sinh hoạt văn hóa’ xb.), Nguyễn Thành Long (“Ngọn lửa gang”, truyện anh hùng Ngô Gia Khảm, của Nguyễn Anh Tài);

Tiểu luận: L. Aragon (“Tiểu thuyết không chết”, giới thiệu “Vàng” của B. Polevoi),…

− Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội số 9/57:

truyện: Hữu Mai (Mất hết), Lê Khâm (Một ngày bên đồn địch), Vũ Sắc (Hai bố con), Giao (Đi xe xích-lô);

bút ký: Từ Bích Hoàng (Những chiến sĩ hải đảo), Ngô Thông (Đi nắm dân);

thơ: Phác Văn (Trong hầm Điệm Biên Phủ), Huy Huyền (Nhớ Hương Sơn; Không đề), Xuân Thiêm (Mười năm xa), Vi Hòa (Gió núi), Tế Hanh (Điệu quê hương), Tạ Hữu Thiện (Em vào đại học);

Bình luận văn học: Nguyễn Thụy Ứng (Những ý kiến bàn quanh cuốn “Đâu phải chỉ bằng bánh mỳ”); Trần Vân (Đọc cuốn “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội”); Phạm Nguyễn (Mấy ý kiến góp về việc xuất bản cuốn “Đợt xung kích cuối cùng”),…

− Trong tháng 9: Các báo ở Hà Nội trong tháng đưa tin và bài về nhà lãnh đạo Liên Xô N. Khơ-rút-sốp phát biểu quan điểm về văn học nghệ thuật; về việc đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.

Tháng 10:

− Ngày 4: tuần báo Văn số 22:

Thơ: Võ Liêm Sơn (Cái miệng, 1943), Tế Hanh (Thăm quê hương Lỗ Tấn), Minh Hiệu (Núi và thuyền);

truyện ngắn: Băng Hương (Những đôi găng tay), Chu Văn (Ngang trái, tiếp, hết);

Tiểu luận: Đào Duy Anh (Võ Liêm Sơn, một nhà thơ yêu nước, nhân ra mắt tập thơ “Ngắm non Hồng”, Nxb. Hội nhà văn, 1957);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Ba khẩu hiệu của binh sĩ miền Nam), Tầm Sét (Tổng thống cừ khôi);

Nụ cười: T.T.Đ. (Chụp mũ; Vỗ tay; Kim Trọng chơi xuân), Trọng Thực (Để em về em hỏi);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng); 

Tiểu luận: I. Ehrenbourg (Nói chuyện văn học, Triệu Thành dịch);

kịch cổ Trung Hoa (Luyến tục, Trần Văn Tấn dịch); tin (216 nhà văn Hungary kháng nghị chống việc đem ‘vấn đề Hungary’ ra bàn tại đại hội đồng Liên hợp quốc);

tiểu luận: Tô Hoài (Góp thêm vài ý kiến về con người thời đại) tiếp tục phản ứng với 2 bài phê bình của tạp chí Học tập, cho rằng việc văn học ta chưa thể hiện được con người thời hiện tại là do trình độ biểu hiện chứ không do tư tưởng. “Trong 10 số báo Văn, nhiều sáng tác non kém, ít sáng tác hay (…) Kém và hay đó cần phải đặt trong tình hình và thực chất của mỗi sáng tác mà nhận xét hơn là đem cái cạp gỗ sẵn có ra mà cạp, trong khi chính anh cũng chỉ mới nắm được vài cái quy luật giáo điều chứ trắng đen thế nào là con người thời đại anh cũng chưa thật sự biết được”.

− Ngày 11: tuần báo Văn số 23:

Hội nhà văn VN (Tuyên bố về vấn đề Syrie);

truyện dài: Trần Dũng Tiến (Khi vòng vây khép lại, trích);

truyện ngắn: Nguyễn Dậu (Cô gái Trà Cổ);

thơ: Nguyễn Trọng Oánh (Phố quê tôi), Xuân Hoàng (Về làng), Quang Dũng (Đường trăng);

Phê bình: Trần Lê Văn (Đọc “Đêm Lào Cai”, kịch, Hoàng Cầm, Nxb. Hội nhà văn, 1957);

văn thơ đả kích: Bách Lý (Khởi Diệm);

Nụ cười: Xuân Tiên (Đề nghị đánh dấu cho), Quỳnh Hoan (Sang vì vợ), Hoa Cao (Đồng chí cứ yên tâm), Việt Dũng (Đẻ con so), Ngọc Dung (Chưa hiểu); 

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

L.Q. (Tin văn học);

Sinh hoạt văn học: Sơn Nam (Qua những buổi sinh hoạt CLB gần đây, chúng ta đã thống nhất ý kiến ở nhiều điểm); Nguyễn Bao (Tổ chức sáng tác của những cây bút trẻ ở Bulgarie); Chiến Sĩ (18) (Nền văn học mới của nước CHDC Đức);

truyện ngắn: Anna Seghers (Chiếc hình chữ nhật, Huy Phương dịch);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Phê bình nhất định là khó) tiếp tục trao đổi ý kiến với 2 bài của tạp chí Học tập. “Trong việc đánh giá, đặc biệt nhất là ba ông Thế Toàn, Hồng Chương và Trịnh Xuân An đã có những “thái độ trịch thượng và cái lối nói đao to búa lớn”; “Tôi cũng đồng ý với ông thư ký tòa soạn báo Văn về cái nhận xét này. Thêm nữa, cá nhân tôi lại còn cảm thấy mấy ông đó đã làm cho người đọc phải hiểu rằng các ông đang lấy Đảng ra để “dọa” anh em viết bài báo”… “Trong mọi thực tiễn Việt Nam nói chung các mặt, nếu đã có những tác giả còn non nớt, nếu đã có những tác phẩm yếu xoàng, thì cũng đã có một số cán bộ thực hiện chính trị một cách cũng không được cao tay gì lắm. Đối với nghệ phẩm, anh đến với nó (nhất là thứ tạo ra ở bản xứ) mà anh tham lam quá đáng hoặc hung hăng một cách không cần thiết, thì nó biến mất….”

− Ngày 16: Ban nghiên cứu sáng tác của Hội nhà văn VN trả lời Tân Hoa xã về tình hình sáng tác văn học: đã nhận được gần 170 chương trình hoặc đề cương sáng tác, tính ra có trên 253 tác phẩm đang được viết, trong đó 63 truyện dài; 13 truyện vừa; 64 tập truyện, kịch nói, kịch bản chèo, tuồng, phim; 16 tập nghiên cứu, lý luận, phê bình; 6 tập sách dịch; xét theo đề tài: 27% về kháng chiến, 17% về đấu tranh thống nhất, 12% về nông thôn, 7% về thiếu nhi, 3% về công nghiệp, 3% về đời sống Hà Nội, 31% tác phẩm có nói về hòa bình, về con người, về phụ nữ, về tình yêu đất nước, về ái tình, về tình quốc tế.(19)

− Ngày 18: tuần báo Văn số 24:

Nghị luận: Nguyên Hồng (Mỹ-Diệm lại định kiếm chác những gì?) phê phán báo Tự do (Sài Gòn) bình luận xuyên tạc về cuộc tranh luận giữa tạp chí Học tập và tuần báo Văn.

Thơ: Giăng Màn (Tình quê hương), Anh Thơ (Bói Kiều), Trinh Đường (Những nắm chân hương), T.H. (Bến nước sông Hương), Hoàng Cầm (Tiếng hát,- trích kịch thơ “Trương Chi”);

truyện: Trần Dũng Tiến (Khi vòng vây khép lại, tiếp); 

Phê bình: Nguyễn Thành Long (Đọc một số sách của nhà xuất bản Phổ Thông);

văn thơ đả kích: Tầm Sét (Tại sao Ngố được quan thầy phong cho là tiến sĩ…);

Nụ cười: Loàng Anh (Chuẩn bị; Trị vợ; À ra thế), Đồ Ba (Mồm mép ông thợ may), Phan Doãn Huệ (Siêu thanh; Em chả thua ai; Thủ đô tươi đẹp);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng: Ông ‘vỗ ngực’);

truyện: Lỗ Tấn (Cái gia đình có hạnh phúc, Phan Khôi dịch);

Thông tin: Nguyễn Văn Sĩ (Văn học Tích-lan và vị trí của nó hiện nay); Lê Văn Nựu (Cảm tưởng của văn nghệ sĩ Liên Xô đối với lời phát biểu của đồng chí Khơ-rút-sốp),…

− Ngày 25: tuần báo Văn số 25:

Ban nghiên cứu sáng tác Hội nhà văn VN (Trả lời phóng viên Tân Hoa xã, 16/10/1957);

Thư bạn đọc nhận xét tuần báo Văn;

Thơ: Võ Huy Tâm (Xóm thợ lưng trời), Phác Văn (Tiếng sáo diều), Hoàng Tố Nguyên (Yêu), Nguyễn Dân (Theo đúng lời mẹ dặn-, đáp lại Phùng Quán với bài thơ “Lời mẹ dặn”);

truyện: Hải Hồ (Câu chuyện gần nhà xa ngõ), Trần Dũng Tiến (Khi vòng vây khép lại);

đọc sách: Hoàng Cầm (Vài ý nghĩ sau khi đọc tập dịch ‘Thơ Mai-a-kốp-ski’, Nxb. Hội nhà văn);

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Chuyện giữa trời), Gió Bấc (Đạo đức pê-ni-xi-lin);

Xây Dựng (Nhắn ông viết bài ‘Ông vỗ ngực’); Dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Bô Cả (Nhắn bảo Ngô Đình Diệm), Hồ Quốc Vỹ (‘Diệm hít đô-la nổi máu tham..’);

Nụ cười: Đức Khiêm (Giữ bí mật), Tàu Lu 57 (Tai nạn ‘danh từ’), Văn Hoa (Cái tai), Hoa (Chó không răng);

Tạp văn: Nguyễn Tuân (Nói hay đừng);

Thông tin: Lê Văn Nựu (Cảm tưởng của văn nghệ sĩ Liên Xô đối với phát biểu của đ/c Khơ-rút-sốp…),…

− Ngày 19: Ban nghiên cứu sáng tác của Hội họp với 40 cây bút chưa phải là hội viên, có đề cương sáng tác gửi đến Hội, nhằm trao đổi ý kiến về sửa chữa hoàn chỉnh tác phẩm.[20]

− Tối 24: buổi sinh hoạt thứ 8 câu lạc bộ Hội nhà văn: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Đinh Thị Nghĩa, Nguyễn Văn Phượng, Hoàng Cầm đã ngâm, ca nhiều đoạn trong Truyện Kiều, Chiêu hồn ca của Nguyễn Du, và một số thơ của Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh. Nhà văn Bulgaria A. Guetman tham dự. [21]

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn nghệ số 5:

Nghị luận: N. Khơ-rút-sốp (Văn học và nghệ thuật phải liên hệ chặt chẽ với đời sống nhân dân, Huy Vân dịch);

kịch: Hoàng Yến (Mưa bóng mây);

truyện ngắn: Bùi Hiển (Ánh mắt);

thơ: Đỗ Phủ (4 bài thơ, Khương Hữu dụng dịch);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Đọc Sê-khốp, bài giới thiệu “Tuyển tập truyện ngắn A. Tchékhov”, Nxb Hội nhà văn, 1957);

phê bình: Nguyễn Văn Bổng (“Thao thức”, một hình ảnh không chân thật về đồng bào miền Nam giữa những hình ảnh đồng bào miền Nam yêu quý trong tập “Bóng dừa xanh”);

tiểu luận: Nguyễn Đình Thi (Tuần báo Văn với phương hướng sáng tác và phê bình hiện nay) tham gia tranh luận về tuần báo ‘Văn’. Có phần tán thành nhận định của Thế Toàn và Nguyễn Văn Bổng, về các sáng tác đăng 10 số đầu báo Văn, Nguyễn Đình Thi cho rằng “Chúng ta chưa nhìn rõ cái thực tế tiến dần lên chủ nghĩa xã hội của đời sống chung quanh ta được báo Văn phản ánh lên thế nào (…) Tình hình đó không thể coi là bình thường được”.  Phân tích đánh giá một số bài đăng báo Văn, trong đó đặc biệt tỏ rõ dị ứng với các bài thơ Một giọng đàn, một dòng sông (Hoàng Yến, s. 5), In dấu chân (Hoàng Cầm, s. 15), Lời mẹ dặn (Phùng Quán, s. 21), hoặc ý kiến của Trần Dần Nhìn lướt qua thơ văn gần đây (s. 12), nhưng Nguyễn Đình Thi cũng có phần chia sẻ với Nguyên Hồng trong phản ứng trước sự phê bình đầy tính công thức và máy móc của tạp chí Học tập. “Nguyên Hồng phản ứng mạnh với cái khuynh hướng máy móc, giáo điều nó quan niệm con người mới trong văn học nghệ thuật như một thứ người gỗ, mà không hiểu nổi cái phức tạp phong phú của đời sống và tâm hồn con người, nó cũng không hiểu văn học nghệ thuật và không nắm được cái thực tế đang chuyển biến của sự sáng tác. Cái khuynh hướng cứng nhắc ấy, chúng ta đã phê phán nó khá nhiều trong thời gian vừa qua, nhưng không phải đã hết. Nó duy trì những bệnh sơ lược, khái niệm, những thái độ đơn giản và độc đoán trong vấn đề tư tưởng và nghệ thuật. Cái khuynh hướng máy móc đơn giản ấy đã có biểu hiện trong bài của Thế Toàn, rõ rệt nhất là trong những nhận xét của Thế Toàn về mấy bài như Phở, Gió, Bích-xu-ra, v.v… Và cái thái độ gò ép, áp đảo ấy cũng thấy trong một bài của Hồng Chương và Trịnh Xuân An tiếp theo bài của Thế Toàn trên tạp chí Học tập số 8. Tôi cho thái độ đó là không đúng”.

− Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/57:

truyện: Nguyễn Ngọc Tấn (Trong xóm nhỏ), Nguyễn Khải (Xung đột, ghi chép, tập 3), Từ Bích Hoàng (Một buổi tiễn đưa), Huy Sô (Hai đứa bé);

thơ: Huy Ánh (Ngày đêm), Hiên Huyền (Chiếc ảnh trong gương), Nguyễn Bính (Chiều thu), Minh Giang (Từ trong gió mùa thu), Nguyễn Trọng Oánh (Mài gươm), Tô Ân (Cô giáo và em nhỏ), Phác Văn (Cô dân công), Hoàng Yến (Nghe tin anh tử trận);

truyện: V. Tendriakov, LX. (Ổ gà, Nguyên Ngọc dịch);

nghị luận: N. Khơ-rút-sốp (Đấu tranh cho văn học và nghệ thuật liên hệ chặt chẽ với đời sống nhân dân, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

Phóng Viên (Tạp chí V.N.Q.Đ. kiểm điểm),…

 

 

 

 

− Trong tháng 10: Một số nhà văn được nghỉ công tác 3 tháng để sáng tác: Hoàng Trung Thông, Lưu Trọng Lư, Yến Lan, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Anh Khanh, Bàng Sĩ Nguyên, Trần Huyền Trân, Lộng Chương, Lưu Quang Thuận.[22]

Tháng 11:

− Ngày 1: tuần báo Văn số 26:

Thơ: Xuân Diệu (Chuyên chính, viết 7/1956), Lê Đạt (Con búp bê), Hồng Trung Hội (Hai bàn tay), Trần Hữu Thung (Sáng chủ nhật của ông chủ tịch xã);

bút ký: Nguyễn Văn Hạnh (Quê hương ta);

truyện ngắn: Thụy An (Trường hợp tòng quân của thiếu úy Nguyễn Lâm);

truyện dài: Trần Dũng Tiến (Khi vòng vây khép lại, tiếp, hết);

văn thơ đả kích: Gió Bấc (Chung quanh vở tuồng ‘Nhụy hoa lan’);

nụ cười: Đặng Thiêm (Kinh nghiệm của ‘dân hút’), Ngọc Đức (Vì yếu hay vì yêu?), Hồ Mai Hải (Từ Hải thương binh), Phạm Đức Hinh (Không thể ướt được);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

tiểu luận: Huy Phương (Gorki, nhà văn của những mơ mộng lớn, đọc “Tuyển tập Gorki”, Nxb. Hội nhà văn, 1957);

tiểu luận: Phong Lâm, T.Q. (Gorki bàn về đoản thiên tiểu thuyết, Đào Vũ dịch); Thiệu Thuyên Lân, T. Q. (Đấu tranh đi sâu hơn nữa, Phan Xuân Hoàng dịch);

tiểu luận: Tế Hanh (Cùng đặt một số vấn đề) khép lại cuộc trao đổi với các tác giả 2 bài đã đăng tạp chí Học tập về phương hướng của báo Văn. “Nói chung, tôi thấy ta nên rộng rãi với nhau về đề tài sáng tác, nhân vật thể hiện và xu hướng nghệ thuật”.

− Ngày 4: Câu lạc bộ Hội nhà văn, đề tài: thảo luận  về thơ, với phát biểu của Tú Mỡ, Văn Cao, Vĩnh Mai, Phan Khôi, Yến Lan, Khương Hữu Dụng, Lê Đạt, Tế Hanh, Trần Hữu Thung, Trần Dần, Nguyễn Đình Thi, Huyền Kiêu, Huy Phương, Xuân Diệu.(23) 

− Ngày 8: tuần báo Văn số 27, chuyên về văn học Xô-viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười:

Tiểu luận: J. Fréville (Lê-nin đối với nền văn học cổ điển Nga, Nguyễn Hải Trừng dịch); Nguyễn Văn Bổng (Liên Xô và văn học các nước); Nguyễn Xuân Sanh (Thơ Liên Xô, tiếng nói của cuộc đời cách mạng);

thơ văn các tác gia Nga và Xô-viết: Pouchkine (‘Em ơi, em đừng hát…’,  Tế Hanh dịch), E.Bagritski (Đêm cuối cùng, Lê Đạt dịch), M. Lermontov (Không đề, Trần Lê Văn dịch), A. Blok (‘Phạm tội ác không hề hổ thẹn…’, Hoàng Cầm dịch), M. Svetlov (Bài hát Gơ-nat, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

tiểu thuyết: M.Cholokhov (Đất vỡ hoang, Huyền Kiêu dịch) đăng nhiều kỳ từ số này;

thơ: Trần Trọng Biền (Ngồi trong máy xúc Liên Xô), Gia Ninh (Khi mặt trời đã mọc);

bút ký: Anh Thơ (Gặp các nhà văn phụ nữ Liên Xô); Thanh Tịnh (Những nụ cười kết bạn);

tiểu luận: Nguyễn Mạnh Hào (Cách mạng tháng Mười và thơ văn Xô-viết Nghệ An); Mohidden (Cách mạng tháng Mười và một bài thơ Tích-lan, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

− Ngày 9: Tọa đàm về văn xuôi do Ban nghiên cứu sáng tác của Hội tổ chức, với sự tham gia của Huy Phương, Trần Dần, Hoàng Trung Nho, Nguyễn Thành Long, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Trần Lê Văn, Lê Đạt, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Nguyễn Khắc Dực, Bùi Hiển.(24)

− Sáng 14: Câu lạc bộ Hội nhà văn VN mời nhà báo TQ. Lưu Thắng đến nói chuyện về cuộc đấu tranh chống phái hữu và nhóm Đinh Linh – Trần Xí Hà ở Trung Quốc, 60 người dự.[25]

− Sáng 15: Ban quản trị Quỹ văn học họp mở rộng; cho đến lúc này, Quỹ đã cho 113 hội viên và 29 nhà văn chưa là hội viên vay tổng cộng 47.250.000 đồng để chi phí cho việc thực hiện các đề cương sáng tác; hội nghị quyết định tạm kết thúc việc cho vay trong năm 1957. Ban quản trị bắt đầu nhận lại số tiền của những nhà văn có khả năng thanh toán. [26]

− Chiều 15: Ban văn học nước ngoài của Hội nhà văn họp mở rộng, mời Nguyễn Thụy Ứng ở Phòng văn nghệ quân đội báo cáo các tài liệu thảo luận về chủ nghĩa hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa ở các nước trong phe XHCN, tình hình thảo luận về chủ nghĩa hiện thực ở Viện nghiên cứu văn học Gorki, Liên Xô.[27]

− Ngày 15: tuần báo Văn số 28:

Tuần báo Văn (Phải bỏ hành động độc đoán…,- phản đối Chính phủ Pháp cấm 3 tờ báo Việt kiều tại Pháp);

Tin: P.V. (Đợt đi mới); [về việc đi thực tế sáng tác]

truyện ngắn: Anh Hiền (Tình mẹ con);

thơ: Trần Dần (Hãy đi mãi), Hữu Loan (Thử);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Đọc lại Thạch Lam);

thơ văn đả kích: Tú Nạc (Gửi chính phủ Pháp 2 lưỡi), Gió Bấc (Hai mục trên một tờ báo văn nghệ trong Nam);

Nụ cười: Phi (Nụ cười Ba Lan: Mờ-Bờ-Kờ-Kờ)

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Trần Trọng Thìn (‘Thằng Diệm về hùa…’), Khúc Phương Giang (‘Đoàn kết nhân dân …’);

truyện: A. Guetman, Bulgaria (Người chỉ huy du kích, Đức Uy dịch);

Thông tin: Isvan Simon (Sự thực về các nhà văn Hungary); Nguyễn Xuân Sanh (Nhà thơ lớn nước Anh W. Blake);

tiểu thuyết: M.Cholokhov (Đất vỡ hoang, Huyền Kiêu dịch, tiếp),… 

− Ngày 21: buổi sáng, tại CLB Hội nhà văn, 70 người làm thơ dự trao đổi về các vấn đề: thơ và dân tộc, thơ và quần chúng, thơ và lao động. [28] 

− Ngày 22: tuần báo Văn số 29:

truyện ngắn: Nguyễn Dậu (Bến phà Đò Lèn);

thơ: Bút Ngữ (Tiếng loa), Đoàn Văn Cừ (Trên đồng quê), Trần Việt Hải (Tiếng nói làng tôi), Nguyễn Xuân Dậu (Tiếng chuông nhà thờ), Huy Phương (Tiếng nói con người), Bửu Tiến (Ba sọc trắng trên lưng con sóc);

tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

tin văn nghệ: Lê Đại Thanh (Thơ và quần chúng, tường thuật thảo luận về thơ tại CLB Hội NVVN, 4/11/57); L.Q. (Văn xuôi hiện có những vấn đề gì? tường thuật buổi thảo luận tại Ban nghiên cứu sáng tác Hội NVVN, 9/11/57);

Ký ức sân khấu: Bích Hợp, miền Nam (Bắn tôi đi);

Dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Châu Giang (‘Đồng Tháp, Sông Hồng’…);

Nụ cười: Hậu Tư (Mất ngủ; Hay nói; Giấy tờ), Hiến Thủy (Nhân đạo);

Tiểu luận, phê bình: Yến Lan (Đọc “Nhìn sang bên kia”, tập thơ văn, Nxb. Hội nhà văn, 1957); Nguyễn Khắc Dực (Xem đoàn Mùa Thu tổng tập vở kịch “Đạo đức giả” /Tartuffe/ của Molière); Tế Hanh (Một kỷ niệm đầy ý nghĩa: 60 năm sinh L. Aragon); T. H. (Nhà thơ tiến bộ Mỹ H. Longfellow);

tiểu thuyết: M. Cholokhov (Đất vỡ hoang, Huyền Kiêu dịch, tiếp),…  

− Ngày 29: tuần báo Văn số 30:

Chính luận: Hội nhà văn Việt Nam (Tuyên bố phản đối việc chính quyền miền Nam muốn đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật); La Vân (Chung quanh tai nạn khủng khiếp tại Hội chợ Sài Gòn 26-10-1957);

truyện ngắn: Nguyễn Tử Quang (Thoát bẫy);

thơ nữ tác giả: Vân Đài (Mơ tiên), Hằng Phương (Lòng quê), Ngân Giang (Mùa cưới ướm lòng), Tố Uyên (Trăng không giới tuyến);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Nhân xem lại vở kịch “Kim tiền” của Vi Huyền Đắc); Trường Lưu (Qua một số thơ ở miền Nam: Những tiếng kêu sầu não, hay là cảnh chán đời, tủi nhục);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Xuống chó);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Trần Thị Nhâm (Lòng căm phẫn của người dân miền Bắc), Hiếu Sơn (Vạch mặt Diệm), Ân Giang (Chế độ miền Nam);

dân ca Albanie (Con cừu than khóc trên kia; Bóng sương hay bóng tuyết, Nguyễn Viết Lãm dịch),

Thơ: I. G. Kovachich, Nam Tư (Huyệt chôn chung, Hoàng Yến dịch);

Thông tin: L.Q. (Thảo luận về chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô); VNTTX (Đồng chí Khơ-rút-sốp nói về văn học nghệ thuật);

tiểu thuyết: M.Cholokhov (Đất vỡ hoang, Huyền Kiêu dịch, tiếp);

− Ngày 29: tại CLB Đoàn Kết, Hà Nội, Hội nhà văn VN và Hội nhà báo VN mời ông Trần Hữu Dực, ủy viên TƯĐLĐVN, nói chuyện về tình hình nông thôn, con đường tiến lên của nông thôn, nhiệm vụ của văn nghệ và báo chí.[29]

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn nghệ số 6:

xã luận (Cách mạng tháng Mười mở đường lớn cho nhân loại); V.N. (Lê-nin đối với văn hóa và văn nghệ);

Nghị luận: M. Gorki (Văn học Xô-viết-, báo cáo trước Đại hội nhà văn Xô-viết lần thứ nhất, Hoài Thanh dịch);

Thơ: V. Maiakovski (Tháng Mười, Hoàng Xuân Nhị dịch), L. Aragon (Nhà thơ tặng Đảng của mình, Tố Hữu dịch), P. Neruda (Tặng Đảng của tôi), Olga Bergholtz (Đường ra mặt trận);

Tiểu thuyết: F. Gladkov (Xi-măng, Huyền Kiêu dịch);

Truyện: Ilf và Petrov, LX. (Tệ quan liêu, Vĩnh Mai dịch);

Bút ký: Tú Mỡ (Thăm lều tranh của Lê-nin trong rừng Ra-zơ-lip),

Tạp văn: Lỗ Tấn (Chúng ta không bị lừa lần nữa đâu, Phan Khôi dịch);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Bổng (Một gia đình nói hơn 60 thứ tiếng);

Tiểu luận: Xuân Diệu (Những bước đường tư tưởng của tôi), v.v…

− Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội số 11/57:

Thơ: Phan Xuân Hạt (Tháng mười đi trước), Tô Ân (Những người không ngủ), Nguyễn Đức Hoàng (Buổi tập đi đều), Hoàng Thị Minh Khanh (Gửi vào khăn), An Mạnh Toàn (Đừng khóc), Đại Thủy (Thăm nhà), Lý Đăng Cao (Anh về em đi), Lữ Giang (Chiếc xe giặc);

tùy bút: Vũ Thư Hiên (Thư từ Mạc-tư-khoa);

bút ký: Hữu Mai (Trở về đồng ruộng);

ghi chép: Hồ Phương (Thắc mắc), Trần Kim Trắc (Bà Lụa);

hồi ký: Phan Tư Khoa (Giọt lệ đầu tiên);

truyện: V. Grossman, LX. (Sống, bản dịch);

Tin: Thanh Tịnh (Buổi nói chuyện với đồng chí Duốc-ba, tác giả ‘Chiến sĩ Ma-tơ-rô-sốp’);

VNQĐ (Mấy ý kiến về truyện ngắn ‘Mất hết’ của Hữu Mai),...

− Ban Thường vụ Hội bố trí cho 14 nhà văn trong biên chế cơ quan Hội đi sáng tác trong 2 tháng 11 và 12: Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Sanh, Kim Lân, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Hải Trừng, Lê Đại Thanh, Quang Dũng, Nguyễn Viết Lãm, Lê Minh, Đỗ Quang Tiến, Huy Phương, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Châu. 

Tháng 12:

− Ngày 1: báo Nhân dân đăng bài thơ trào phúng Hát ả đầu của Đào Viên châm biếm ca trù.

− Ngày 5: câu lạc bộ Hội nhà văn: tiếp tục thảo luận về thơ, xoay quanh 3 vấn đề: lao động và trữ tình, cái chung và cái riêng, cái chính và cái phụ trong thơ.(30)

− Ngày 6: tuần báo Văn số 31:

Ban TV Hội nhà văn VN (điện mừng nhà thơ Pháp L. Aragon được giải quốc tế Lê-nin);

Thơ: Chế Lan Viên (Một bài thơ không phải tình yêu), Trần Lê Văn (Du kích Đồ Sơn), Nam Trân (Ngày đi tập kết), Nắng Hồng (Đường giây), Văn Tôn (Nhìn ra);

truyện ngắn: Nguyễn Đức Lung (Người mẹ kiêu hãnh);

phóng sự: Hải Trừng (Những bàn tay xây dựng);

văn thơ đả kích: Trúc Lâm (Cóc bắn được vệ tinh lại sinh sự láo), Gió Bấc (Thơ cóc chết, văn chuột chù);

tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

Dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Ngym (‘Cứ xem những việc…’; ‘Nòi giống tiên rồng…’);

Tiểu luận: Bùi Hiển (Nhân vật trong tiểu thuyết, đọc tại câu lạc bộ Hội nhà văn);  L.Q. (Lại thảo luận về thơ tại CLB Hội NVVN, 21-11-57:  ý kiến Ngân Giang, Trinh Đường, Tú Mỡ, Phùng Quán, Tế Hanh, Văn Cao, Hoàng Yến, Phan Khôi, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Cầm, Yến Lan,…); Thanh Hiền (Đọc lại ‘Vang bóng một thời’ của Nguyễn Tuân, Nxb. Hội nhà văn tái bản, 1957);

Thơ: Mohamed Dib, Algérie (Nhắn tin), Gia-ti, Nam Dương (Tự do tuyệt đối, Đào Anh Kha dịch);

Tiểu luận: A. Zapotocky (Nhà văn và vấn đề tự do dân chủ, Bạch Hùng dịch);

− Ngày 8: báo Nhân dân đăng bài của Phượng Kim: Về một bức tranh đả kích, phê phán bức biếm họa Một phương pháp xây dựng văn nghệ của Trần Duy trên tuần báo Văn số 30.    

− Ngày 13: tuần báo Văn số 32:

truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan (Anh Dụ);

phóng sự: Hải Trừng (Những bàn tay xây dựng);

thơ: Xuân Diệu (Hỏi), Tế Hanh (Bão), Yên Thao (Quê chị), Nguyễn Xuân Sanh (Trên đường xuân);

văn thơ đả kích:  Châu Long (Những câu hát gở);

nụ cười: Kim Nghinh (Ưu khuyết điểm; Vỹ nhân);

dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Nguyên Tranh (‘Tiếng thối muôn năm để cõi phàm’; ‘Chia lìa cốt nhục quyết không cam’);

phê bình: Trần Lê Văn (‘Sống chụ xôn xao’, bài thơ tình đẹp nhất của dân tộc Thái);

Tin văn nghệ: Lưu (Tin tức về những người viết văn ở miền Nam); Thanh Châu (Phòng tranh Văn Giáo);

Thơ: Mô-ha-mét Ka-dan Ít-ma-ia, Ai-cập (Bình minh mới, Dương Đình Hy dịch), truyện ngắn: Marin Preda, Rumania (Vươn lên, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

− Ngày 20: tuần báo Văn số 33:

Thơ: Xuân Thiêm (Người con vệ quốc), Phạm Đình Điệu (Gác), Việt Quyên (Giăng chếch mái đình), Yến Lan (26 tháng 10 Sài Gòn đã tết), Hà Khang (Đi một lần này, 1952), Văn Cao (Những nét mặt), Bùi Minh Quốc (Một ngày bình thường);

truyện: Nguyễn Huy Tưởng (Đêm đầu kháng chiến);

truyện ngắn: Trần Thanh Địch (Bé Mách);

văn thơ đả kích: Gió Bấc (Đố biết);

dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Tú Sụn (Gửi Ngô Đình Diệm), Hồng Sơn (Mắng Ngô Đình Diệm), Trần Bá Quợt (Đừng hòng chia cắt);

Tạp văn: Nói (Nói hay đừng);

sinh hoạt câu lạc bộ: Anh Thơ lược ghi (Tiếp tục thảo luận về thơ, ý kiến Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Lê Đạt, Yến Lan, Phùng Quán, Vĩnh Mai, Việt Dung, Tế Hanh, Lý Đăng Cao, Nguyễn Xuân Sanh);

tiểu luận: Nguyễn Thành Long (Bàn về nhân vật trong tiểu thuyết);

Thông tin: P.V. (Kỷ niệm đại văn hào Triều Tiên Phác Chỉ Nguyên, 1737-1805);

truyện ngắn: Marin Preda, Rumania (Vươn lên, Nguyễn Văn Sĩ dịch, tiếp);

− Ngày 20: buổi tối, tại Hà Nội, đại sứ quán CHND Trung Hoa, thay mặt bộ văn hóa TQ., tổ chức trao giải hạng ưu cho phim ‘Việt Nam kháng chiến’, một trong những bộ phim được chọn trao giải trong cuộc thi phim do bộ văn hóa TQ. tổ chức tháng 4/1957; bộ văn hóa TQ. cũng gửi phần thưởng đến các văn nghệ sĩ VN có nhiều đóng góp trong bộ phim nói trên: Nguyễn Tuân, Phạm Văn Khoa, Nguyễn Hồng Nghi, Thép Mới, Hoàng Thái, Nguyễn Tiến Lợi.[31]

− Ngày 27: tuần báo Văn số 34:

truyện ngắn: Minh Hoàng (Đống máy);

thơ: Vương Linh (Cây đa đầu làng), Bàng Sỹ Nguyên (Mùa cá trên biển Trà Lộ), Nguyễn Bính (Trăng khuya), Lưu Quang Thuận (Trăng thề);

văn thơ đả kích: Châu Giang (Hội ‘cuốc khánh’ của Diêm Đình Ngộ), Gió Bấc (Báo chí miền Nam SOS);

dự thi thơ đấu tranh thống nhất: Minh Nguyệt (Thống nhất ta đề…), Trường Sơn (‘Miếng mồi dù Diệm vẫn còn ham’…), Nam Chi (Hai mươi nhăm triệu…), Nguyễn Hoàng Ngọc (‘Mặt mũi chai lỳ…’), Song Mộc (‘Cả họ nhà bây…’), Ái Hiền (Tôi tớ trung thành…);

phê bình: Trần Thanh Mại (Những tác phẩm tiêu biểu cũ được tái bản lại);

Tin: Lưu Quang Thuận (Liên hoan giới thiệu nghệ thuật sân khấu ca kịch Việt Nam với tùy viên sứ quán 6 nước);

truyện ngắn: Ju. Nagibin, L.X. (Cây sồi mùa đông);

Công tác bạn đọc: Thanh Châu (Cát bụi nào phai được cánh hồng),…

− Hai vở diễn Kim tiền (sang tác của Vi Huyền Đắc) và Thày Tú (phóng tác từ tác phẩm Topaze của nhà văn Pháp Marcel Pagnol) của đoàn kịch Sông Nhị, đạo diễn Phan Tại, gây dư luận khác nhau, các ký giả Hồng Lưu (Hà Nội hàng ngày 28/12), Nguyễn Phương (Thời mới, 30/12), Quốc Phong (Thủ đô, 30/12) nêu những cảm nhận hay dở khác nhau của công chúng.

− Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/57:

truyện: Văn Phác (Buổi đầu), Nguyễn Văn Thông (Câu chuyện một bài ca), Nguyễn Ngọc Tấn (Im lặng), Quảng Hà (Con bé Xa), Hồ Phương (Người ra về), Vũ Sắc (Sau lá thư thứ ba);

thơ: Trần Dần (Đây! Việt Bắc), Yên Thao (Rơm), Phác Văn (Khúc quân ca), Nguyễn Bính (Chuyện tiếng sáo diều), Ngô Thông (Khúc hát vệ tinh), Vũ Khuê (Xác chết kể công), Lưu Trùng Dương (Thuyền lại ra khơi);

văn: Thanh Tịnh (Vài dòng cảm nghĩ, nhân ngày 22/12);

Ban Văn VNQĐ (Nhận xét về một số tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến);

VNQĐ (Những ý kiến bạn đọc về truyện ngắn ‘Mất hết’ của Hữu Mai),…

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn nghệ số 7:

ký sự: Xuân Cang (Bão, trích ‘Suối gang’);

truyện ngắn: Hồ Phương (Câu chuyện một gia đình);

thơ: Anh Thơ (Đường vui), Tế Hanh (Lê Đông Bắc), Văn Cao (Gửi mẹ), Hồ Khải Đại (Hoa bưởi và tiếng cười);

tiểu luận: Vũ Đức Phúc (Trách nhiệm một nhà văn cách mạng, nhân đọc “Một ngày chủ nhật” của Nguyễn Huy Tưởng);

Trao đổi ý kiến: Xuân Hoàng (Sự sống, thì giờ và sáng tác);

Đọc sách: Bửu Tiến (Đọc lại ‘Vang bóng một thời’); Nguyễn Văn Lộc (‘Ông lão hàng xóm’, truyện Kim Lân, Nxb. Văn nghệ), Trần Thanh Mại (‘Tiếng cười Việt Nam’, quyển 1, Văn Tân, Văn sử địa xb.), Trương Chính (‘Sống mòn’ của Nam Cao, Nxb. Văn nghệ), Hoa Thu (‘Giận nhau’ truyện dài, Mộng Sơn, Nxb. Phụ nữ), Lưu Quang Thuận (‘Kể chuyện Vũ Lăng’, thơ, Anh Thơ, Nxb. Phụ nữ), Trần Hải (‘Mối tình sóng gió’ , truyện của Nguyễn Tất Đạt, Nxb. Thanh niên);

Tiểu luận: Xuân Oanh, Nguyễn Xuân Sanh (William Blake, nhà thơ lớn nước Anh); La Côn, Tế Hanh (Longfellow, nhà thơ tiến bộ nước Mỹ); Xuân Diệu (Nhà thi hào Pháp L. Aragon sáu mươi tuổi); 

Truyện: Alex. Névierov (Gặp gỡ, Bùi Huy Phồn dịch);

− Tập san Văn sử địa số 35, tháng 12/57: Nguyễn Tư Hoành, Nguyễn Huệ Chi (Có nên chữa lại những tác phẩm văn học trước cách mạng hay không,- trao đổi ý kiến về việc Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng sửa lại tác phẩm cũ khi cho tái bản);

Trong năm 1957 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Bà mẹ Việt-Nam (truyện) Nguyễn Hải Trừng (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Bông hường bông cúc (tiểu thuyết) Hoàng Văn Bổn (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Bông sen trắng (tập truyện ngắn nông thôn) Nông Châu, Hoài Giang, Châu Viên, Nguyễn Thuyết (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Chí Phèo (truyện ngắn) Nam Cao (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Chị Nèn (chuyện miền Nam) Nguyên Ngọc, Văn Tùng, Bùi Đức Ái,... (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Chị Thắm (tập truyện giáo viên bình dân học vụ) Châu Diên (H.: Nha bình dân học vụ xb., 1957)

Chiếc khăn Duy Xuyên (truyện) Tất Vinh (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Chiến đấu sau hỏa tuyến (truyện dài) Lê Thang Thang (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1957) [= QĐND]

Cô lái bến Chanh (tiểu thuyết) Trần Thanh, Anh Tâm (H. : Nxb. Phụ nữ, 1957)

Cô lái xe rùa  (truyện ngắn) Trần Việt (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Cơn lốc (trong bộ truyện dài ‘Nẻo nhà chuẩn’) Vũ Nhật Cao (H.: Nxb. Thép, 1957)

Cuộc đời một đôi dép cao-su (tiểu thuyết) Phùng Quán (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Dâu con (truyện) Huy Khoát (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Đất rừng phương Nam, t. 1 – 2 (truyện) Đoàn Giỏi (H. : Nxb. Kim Đồng, 1957)

Đôi ta (truyện) Vũ Huy Cương (H. : Nxb. Thanh niên, 1957)

Đồng cỏ hoa vàng (truyện ngắn) Mạnh Tứ, Bàng Sĩ Nguyên, Bàng Thúc Long  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Giận nhau (truyện dài) Mộng Sơn (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Giờ lên lớp đầu tiên (truyện ngắn) Dương Đình Hy, Nông Chán (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Giữ đê giữ làng (tập truyện ngắn) Cẩm Thạch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Hướng đình. Con trâu của bà đồng Vạn (truyện ngắn) Trần Cẩn, Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Khác trước  (truyện ngắn) Tô Hoài (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Khi họ yêu nhau (truyện) Phùng Thị (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Lá cờ quyết tử (truyện) Mai Ngữ, Đỗ Văn, Đại Đồng (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Lời ca không tắt (tập truyện ngắn) Mai Ngữ (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Lửa than (tiểu thuyết) Tạ Hữu Thiện (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Ma chài (tập truyện ngắn chống mê tín) Phùng Chúc Phong (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Mối tình sóng gió (truyện) Nguyễn Tất Đạt (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Một ngày chủ nhật (tập truyện ngắn) Tô Hoài, Thy Thy Tống Ngọc, Thụy An...  (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng (truyện sửa sai) Điền Khai, Bàng Thúc Long (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Mùa cưới (truyện ngắn) Tân Sắc (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Mùa đông (truyện) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. QĐND, 1957)

− Mùa hoa giẻ (tiểu thuyết) Văn Linh (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Mượn gió bẻ măng (truyện) Đinh Chương (H.: Phổ thông, 1957)

Ngẩng lên (tiểu thuyết) Phạm Hữu Tùng (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Nghiêng đồng đổ nước ra sông (truyện) Huyền Kiêu (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

− Người vợ trẻ (truyện) Đỗ Cao Đáng (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Nhật ký của đời sống (tập truyện ngắn) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Những ngày bão táp (tiểu thuyết) Hữu Mai (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Ông lão chăn bò trên núi Thắm (tập truyện ngắn) Xuân Thu (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Ông lão hàng xóm (tập truyện ngắn) Kim Lân, Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Quê cũ  (truyện ngắn) Thu Hà, Xuân Quang (H.: Nxb. Minh Đức, 1957)

Sắp cưới (tiểu thuyết) Vũ Bão (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Sống mòn (tiểu thuyết) Nam Cao (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Tập truyện ngắn của một số tác giả trẻ (tập truyện) Hồ Phương, Bàng Sĩ Nguyên, Vũ Giang...  (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Thanh niên Hà nội (tiểu thuyết kí sự) Văn Tân (Hải Phòng: Nxb. Nhân dân Lao động, 1957)

Thồ lên Điện Biên (tiểu thuyết) Đào Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Thôn Bầu thắc mắc (tiểu thuyết) Sao Mai (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Thử lửa trận đầu (truyện ngắn) Bàng Sỹ Nguyên, Xuân Sách, Hữu Mai... (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tiếng trống chèo (truyện) Đinh Chương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Trong lòng Hà Nội (truyện dài) Hà Minh Tuân (H.: Nxb. QĐND, 1957)

Xoáy nước (trong bộ truyện dài ‘Nẻo nhà chuẩn’) Vũ Nhật Cao (H.: Nxb. Thép, 1957)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Ánh sáng tháng Mười  (bút ký) Đào Duy Kỳ (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Cờ đỏ bên sông Lam (về phong trào xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930) Trần Hữu Thung, Trần Thanh Tâm (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Diệt dốt  (phóng sự ngắn) Xuân Độ (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Đánh trường bay (truyện chiến đấu) Nguyễn Khắc Tường (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Đây miền Trung (bút ký) Hoàng Châu Ký, Hữu Phương, Hà Đăng, Mịch Quang, Trương Quang Lộc (H.: Thanh niên, 1957)

Điện Biên trăm việc một lòng (ký sự) Tạ Hữu Thiện (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Gặp lại một người bạn nhỏ (ký sự) Nguyễn Đổng Chi (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Lòng tin sắt đá (hồi ký về thời kỳ trước tháng 8/1945) Trung Thực (H.:  Nxb. Phổ thông, 1957)

Ngọn lửa gang, t. 1 (chuyện anh hùng lao động Ngô Gia Khảm) Nguyễn Anh Tài (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội, t. 1 - 2 (ký) Lê Tam Ánh, Thượng An, Hồng Châu, v.v… (H.: Nxb. QĐND, 1957)

Những người cộng sản Việt Nam, T. 1 (chuyện kể) Đào Duy Kỳ (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Núi vọng phu (truyện truyền thuyết miền Nam) Trương Quang Lộc, Nguyễn Quang Sáng, Hữu Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Sự thật về vụ Đức Mẹ hiện hình tại hướng đạo (ký) Vũ Thế Vinh (Ninh Bình: Ban tuyên huấn Ninh Bình xb., 1957)

Triều lên (tạp văn 1945-1957) Xuân Diệu (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Võ Thị Sáu (truyện ký) Vũ Lê (H.: Nxb. Thanh niên, In lần thứ 3, có sửa lại, 1957)

KỊCH

Ba mũi tên độc hay là Chuyện bắt phản động ở xã Hưng Yên (kịch) Thanh Tịnh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Cái bừa cỏ  (kịch nói một màn) Ngô Huy Quang (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Chiếc khăn thêu (kịch nói) Hoài Giao, Lộng Chương (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Cô Thục (kịch) Chu Ngọc (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Đêm Lào Cai (kịch nói) Hoàng Cầm (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Hận nước thù nhà (tuồng lịch sử) Minh Hồng (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Hòn Son: Chuyện sửa sai. Thúng thóc giống (kịch ngắn) Bàng Thúc Long, Hồ Tuấn Hùng (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Kiều Nguyệt Nga (cải lương 5 màn) Nguyễn Ngọc Cung (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Máu thắm đồng Nọc Nạn (kịch cải lương) của Phạm Ngọc Truyền (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Ngày Thứ 3  (kịch hai màn) Hải Hồ (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Nghêu, Sò, Ốc, Hến (tuồng đồ) Hoàng Châu Ký sưu tầm và chỉnh lý (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Nghị hụt  (kịch nói một màn) Đào Hồng Cẩm (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Ổ bịp bợm (tập kịch nói) Phan Vũ, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Tích Linh (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Qua cơn sóng gió (kịch chèo dân ca một hồi) Việt Dung (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Quan âm Thị Kính (chèo cổ) Trần Huyền Trân sưu tầm, cải biên (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Quân ô hợp  (kịch vui một màn) Nhất Hiên (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tờ khai ly dị (kịch một hồi) Vương Lan (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Trước đêm 19  (kịch 3 màn) Nhất Hiên (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Trương Viên (chèo cổ) Trần Huyền Trân cải biên (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Yêu anh hơn bao giờ hết (kịch nói ba màn) Bích Lâm, Khương Mễ, Bảo Định Giang (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Bà mẹ Hiền Lương (thơ dự thi văn nghệ phụ nữ 1956) Dương Đình Hy, Minh Hiệu, Bảo Trâm, Văn Hùng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Bài ca thắng lợi (thơ) Thanh Lê (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Câu chuyện tình yêu (tập thơ) Nguyễn Bùi Vợi (H.: Nxb. Thép, 1957)

− Cô gái quê tôi (thơ) Nguyễn Bính, Lý Đăng Cao, Hồng Trung Hội, Kinh Kha, Huy Huyền (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Dọc Trường Sơn (tập thơ) Lương An, Sơn Chi, Cao Chi, Lưu Trùng Dương, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Đình (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Đang mường Va – Tiếng hát mường Và (tập thơ tiếng Mường) Đinh Sơn, Đinh Văn Chơi, Đinh Ân (Khu tự trị Thái-Mèo: Sở VH khu xb., 1957)

Đập lúa sáng trăng (thơ ca sản xuất) Nguyễn Minh Quý, Điền Khai, Đại Canh.... (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Đầu Tây đổi mía  (thơ vui) Trương Tần (Nam Định: Văn nghệ Nam Định, 1957)

Đêm tòng quân (tập thơ thời kháng chiến) Nguyễn Bính, Nguyễn Bao, Trần Cẩn, Hồng Trung Hội, Trương Đức Chính (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Đôi lứa chung tình (thơ) Hàn Thế Du (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Đôi mắt (thơ) Vũ Đình Liên (H. : Nxb. Xây dựng, 1957)

Đôi tim cùng một nhịp (tập thơ công nhân) Ngọc Lâm, Trần Văn Tần, Cao sơn Tảo, Kim Thanh, Đức Ánh (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Giếng xưa chung bóng (truyện thơ) Bùi Hạnh Cẩn, Phạm Lê Văn (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Giữ gìn hạnh phúc (ca dao) Vân Đài, Thành Tín (H. : Nxb. Phụ nữ, 1957)

Gò Me (tập thơ) Hoàng Tố Nguyên (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Gửi người yêu (tập thơ) Nguyễn Bùi Vợi, Hà Nhật (H.: Nxb. Tre xanh, 1957)

Hoa xưa hương mới: những bài thơ trước kia đế quốc thù ghét (thơ) Nguyễn Văn Từ (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Kể chuyện Vũ Lăng (tập thơ) Anh Thơ (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Khi trời mới sáng (thơ) Thúc Hà (k.đ., Nxb. Tiến lên, 1957)

Lá thư về Nam 1957  (thơ) Trinh Đường, Đồng Văn, Tất Thắng, ... (Nam Định: Hội Văn nghệ Nam Định xb., 1957)

Lời cây sáo lúa (thơ) Trần Cẩn (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Mạc Thị Bưởi  (thơ kể chuyện) Trần Cẩn (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Mấy vần thơ bưu điện trong kháng chiến và hòa bình (tập thơ) Trần Lê Anh  (H.: Tổng cục bưu điện xb., 1957)

Mùa hoa trên núi (thơ) Bàng Sĩ Nguyên (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Người bạn mắt xanh  (thơ) nhiều tác giả (Nghệ An: Hội sáng tác văn nghệ liên khu IV, 1957)

Những ngày xưa thân ái (tập thơ) Phạm Hổ (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Những ngọn đèn (tập thơ) Yến Lan, lời giới thiệu: Văn Cao (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Niềm vui trong xóm Bắc  (truyện thơ) Văn Việt (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Nón che nghiêng (thơ) Huy Ánh, Nguyễn Bao, Sơn Chi, Lê Đạt, Lưu Trùng Dương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Nụ cười (tập thơ vui) Hồng Trung Hội, H.C.H., Công Hãn, Nguyễn Đình (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Ra Bắc (thơ) Phạm Quốc Vinh (H.: Nxb. Nhân dân lao động, 1957)

Quê hương trong lòng tôi (thơ) Nguyễn Thuần (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Quê em (thơ) Trần Huyền Trân, Hải Như, Minh Giang, Bàng Sĩ Nguyên, Phạm Tường Hạnh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tháng Mười vĩ đại (diễn ca) Phạm Ngọc Điển, Trúc Đường (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Thơ ngang (thơ trào phúng) Đồ Phồn (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

− Thơ miền núi (tập thơ) Cầm Biêu, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Văn Bút, Lô Thị Chải, Lạc Dương (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Tiếng hát công nhân (tập thơ) Nguyễn Doãn Quý, Lê Đoàn, Xuân Cang, Phó Ló, Phác Văn (H.: ‘Sinh hoạt văn hóa’ xb.)

Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (truyện Võ Thị Sáu) Phùng Quán (H. : Nxb. Phụ nữ, 1957)

Tiêu diệt Văn-Đàn (truyện thơ) Trương Tần (Nam Định: Nhóm văn nghệ Nam Định xb., 1957)

Tin tưởng (tập thơ chọn lọc về sửa sai) Văn Hạng, Trần Tế, Nhiệm... (Nghệ An: Ty Văn hoá Nghệ An xb., 1957)

Tình người soi dặm đường (tập thơ) Hoàng Yến (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Tôi muốn mời đến tổ quốc tôi (thơ 1952-1956) Phùng Quán (H.: Nxb. Kim Đức, 1957)

Trinh nữ (tập thơ) Tố Uyên (k.đ. : Nxb. Tre xanh, 1957)

Trăng lên (thơ) Lương An, Bùi Hạnh Cẩn, Hoàng Minh Châu (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Treo đầu dê bán thịt chó (thơ trào phúng) Phạm Phấn (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Trông bóng cờ bay (truyện thơ) Nguyễn Bính (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tuổi xanh (tập thơ) Trọng Đức, Minh Giang, Huyền Lam, Vũ Tú Nam, Vương Linh, Nguyễn Đỗ Ngọc (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Vẫn ngát hương sen (thơ) Nguyễn Bính, Nguyễn Bao, Bùi Hạnh Cẩn, Trinh Đường, Trương Đức Chính (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Về thăm quê (tập thơ Nam Bắc) Nguyên Hồ, Văn Hồng, Hoàng Minh Châu, Anh Tuấn, Hà Khang, Hà Nhật, Tố Uyên, Xuân Tửu (H. : Nxb. Phổ thông, 1957)

Vượt lên bão táp  (truyện thơ) Hồng Trung Hội, Hồng Cầu (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

VĂN HỌC THIẾU NHI

An Dương Vương xây thành ốc (truyện kể) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Anh chồng lười  (kịch) Thanh Tịnh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Cái tu huýt (truyện ngắn) Trần Hữu, Phùng Văn, Khải Nguyên, Hồ Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Chiếc bong bóng hồng  (thơ) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Chú bò tìm bạn và những bài thơ khác (truyện thơ thiếu nhi) Phạm Hổ; tranh vẽ: Mai Văn Hiến, Nguyễn Bích (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Con chim vàng (truyện) Nguyễn Quang Sáng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Con thỏ ngọc (ca kịch) Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Cô gái thứ mười  (truyện cổ tích của đồng bào Re và Tây Nguyên) Đào Tử Chi, Đinh Văn Thành sưu tầm (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Đá bóng (kịch) Hồ Thiện Ngôn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Đất rừng phương Nam, T. 1 (truyện) Đoàn Giỏi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Đội sao đỏ (truyện kể) Hoàng Xuân Tiệp (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Đội trưởng tí hon (truyện thiếu nhi du kích Lê Quang Dưỡng) Hoài Giao (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Em thích em yêu  (thơ) Phạm Hổ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Em vẽ hình chữ S (thơ) Thái Hoàng Linh, Vũ Ngọc Bình, Xuân Tửu... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Em Vũ ôn bài (kịch vui một màn bằng thơ) Lưu Quang Thuận (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Gà mái hoa (truyện thơ viết cho các em từ 8-12 tuổi) Võ Quảng, Thy Thy Tống Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Hai mẹ con lúa tám (truyện) Nguyễn Văn Phú (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Lênin ngày bé (thơ) thơ: Phạm Hổ; Minh hoạ: Trần Duy (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Lớp học của anh bồ câu trắng (truyện) Thy Thy Tống Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Mai thuổng (truyện) Trần Văn (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Mấy mẩu chuyện về đội thiếu niên tiền phong Việt Nam (mẩu chuyện) Phong Nhã (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Ông thần núi  (truyện cổ tích) Trần Kim, Đào Thản (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Quanh cây bàng đầu xóm (truyện) Cẩm Thạnh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Sau khi bầu đội trưởng (truyện) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tết của chúng em (truyện, thơ, kịch…) Tô Hoài, Hồ Thiện Ngôn, Thy Thy Tống Ngọc... (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tính ác (truyện) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Trung thu trung thu (thơ, văn) Doãn Kế Thiện, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Truyện đất và cát (truyện) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Vệ út, hay là chuyện chú bộ đội bé con (truyện) Hồ Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Xã hội loài ong (truyện khoa học) Hà Hoài Bá (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

***

Chàng nhái kỵ mã  (chuyện cổ tích chọn lọc) Duy Chương kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Chuyện một bà mẹ (truyện, H. C. Andersen, 1805-1875, Đan Mạch) Nguyễn Tuân, Phạm Hổ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Con muốn đi học (truyện, Cao Ngọc Bảo, TQ.) Vũ Nhật Khải dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Em gái nhỏ và chim bồ câu (truyện thơ, phỏng theo truyện ngắn của Pierre Gamara) Phùng Quán; Minh hoạ: Việt Hải, Nguyễn Thụ (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Gia đình vui vẻ (truyện, N. Nosov, 1908-76, Nga, LX) Ngô Bích San dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Guy-li-ve đến nước khổng lồ (truyện, Jonathan Swift, 1667-1745, Ireland) Bùi Hiển kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Guy-li-ve đến nước tý hon (truyện, Jonathan Swift, 1667-1745, Ireland) Bùi Hiển kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Hai anh em (kịch thiếu nhi Liên Xô, Khơ-Lim) Nguyễn Hiền dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Lớn lên em sẽ làm gì? (thơ, V. Maiakovski, LX.) Phùng Quán, Doãn Trung dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Nàng công chúa thiên nga (thơ đồng thoại, Pushkin, Nga) Hoàng Trung Thông dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Nhà sư và người thợ mộc (truyện cổ tích Mông Cổ) Trần Cao Thủy dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Nhị Lang bắt mặt trời (truyện cổ tích Trung Quốc, Kim Phong, Trần Cương, Lâm Chân...) Đào Vũ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

Súc và Ghếch (truyện, Ac-ka-đi Gai-đa, LX.) Kim Dao dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Ti-mua và đồng đội, T. 1 (1940, truyện kể, Arkadi Gaidar, 1904-41, LX.) Phương Minh dịch (H. : Nxb. Thanh niên, 1957)

Vết chân lạc đà (truyện cổ tích Ha-Xa-Khơ) Văn Huyền, Lê Viết Thụ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1957)

SÁCH HỖN HỢP NHIỀU THỂ LOẠI

Bóng dừa xanh (tập thơ văn) Vân An, Thanh Bình, Đoàn Giỏi, Chi Lăng, Dương Linh (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Em hãy tự hào (thơ, văn, nhạc…) Bùi Xuân Toàn, Lữ Giang, Minh Châu.... (Nghệ An: Nhà xuất bản Hội sáng tác văn nghệ L.K.IV, 1957)

Mái tóc Dôi-a (tập văn, thơ) Thanh Huyền, Phan Nguyễn, Hà Khang, ... (Thanh Hoá: Hội Việt Xô hữu nghị Thanh Hoá xb., 1957)

Nhìn sang bên kia (tập thơ văn) Xuân Diệu, Lương An, Vĩnh Mai, Nguyên Hồ, Tế Hanh (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Sách tết 1957 (thơ, văn, kịch) Trần Lê Văn, Huy Phương, Lê Đại Thanh, Hoàng Tích Linh, Hữu Loan,... (H.: Nxb. Minh Đức, 1957)

Tấm lòng Nam Bắc (thơ, văn) Mai Đào, Nguyên Hồ, Hà Nghi (H.: Phụ san sinh hoạt văn hoá xb., 1957)

Tập văn thơ: Giải thưởng đại hội thanh niên toàn quốc 1956 (tập thơ văn) Đại Đồng, Nguyễn Tường Lân, Cầm Giang... (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tháng Mười (tập thơ văn kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga) Anh Thơ, Trần Dần, Hoàng Cầm, Yến Lan (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Xuân (tập thơ văn) Bàng Sỹ Nguyên, Mạnh Tứ, Trúc Đường... (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Xuân 1957 (tập thơ văn) Thanh Bình, Thanh Châu, Quang Dũng…(H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU


Bàn thêm về một số vấn đề văn học sử: Nhân bài của ông Văn Tân: Mấy nhận xét về quyển lược thảo lịch sử văn học Việt Nam trong tập san Văn, Sử, Địa số 30 tháng 7-1957 (Phụ trương ‘Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam’) (H.: Nxb. Xây dựng, 1957)

Chống quan điểm phi vô sản về văn nghệ và chính trị (nghị luận) Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương  (Bài nói chuyện tại CLB Đoàn Kết Hà Nội ngày 15/1/57 nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất Tú Xương do Hội văn nghệ Việt Nam tổ chức) Trần Thanh Mại (H.: Nxb. Nghiên cứu; Cục Xuất bản, 1957)

Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục  (nghiên cứu) Văn Tân; In lần thứ 2 có bổ sung sửa chữa và phụ thêm gia phả họ Hồ cùng các thi phẩm của Hồ Xuân Hương (H.: Nxb. Sông Lô, 1957)

Khảo luận về truyện Thạch Sanh (biên khảo) Hoa Bằng (H.: Nxb. Văn sử địa, 1957)

Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (tập 1: từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XV; tập 2: từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX) Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trương Chính (nhóm Lê Quý Đôn) (H.: Nxb. Xây dựng, 1957)

Mấy kinh nghiệm làm thơ ca (tài liệu hướng dẫn sáng tác) (Hải Phòng: Ty VH Hồng Quảng xb., 1957)

Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng văn nghệ hiện nay (phê bình, tiểu luận) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý (biên khảo) của Lê Trọng Khánh (H. : Nxb. Văn hóa, 1957)

Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị thiên tài (nghiên cứu) Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh; Trần Huy Liệu giới thiệu (H.: Nxb. Văn sử địa, 1957)

Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội (nghị luận) Trường Chinh (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Qua thơ văn những người bạn lớn (Giới thiệu một số nhà thơ nhà văn các nước bạn) Nguyễn Xuân Sanh (H. : Nxb. Văn nghệ, 1957) 

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Q.1: Phần ngôn ngữ văn tự và văn học truyền miệng, (biên khảo) Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan (H.: Văn sử địa xb., 1957)

Tiếng cười Việt Nam: Nghiên cứu và phê bình văn học, Q.1 (chuyên luận)  Văn Tân (H.: Nxb. Văn sử địa, 1957)

Truyện thơ Vương Tường (biên khảo) Lê Trọng Khánh, Lê Anh Trà (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

Tục ngữ và dân ca Việt Nam, t. 1 - 2 (nghiên cứu, tuyển) Vũ Ngọc Phan  (H.: Nxb. Văn Sử Địa, In lần thứ 3, có bổ sung, 1957)

− Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực (1912-1939) (nghiên cứu) Văn Tâm (H.: Nxb. Kim Đức, 1957)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Bia gà chọi  (cổ tích bằng thơ) Vũ Mậu (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Bức tranh quê (thơ, tái bản) Anh Thơ (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Cây tre trăm đốt (truyện cổ tích, kể bằng thơ) Lê Thị Vinh kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Chim chích thắng voi (truyện cổ tích Thái, kể bằng thơ) Mạnh Tứ kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Chinh phụ ngâm (tác phẩm chữ Hán của Đặng Trần Côn, th.kỷ XVIII; bản dịch Đoàn Thị Điểm, 1705-48) Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên hiệu đính  (H.: Nxb. Giáo dục, 1957; In lần thứ 1; ‘Tác phẩm cổ điển Việt Nam’) 

Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn) bản dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Chú khách nàng tiên. Chàng dũng sĩ. Cô Nam. Anh nông dân hay rượu  (truyện cổ tích) Đỗ Quang Tiến, Nắng Mai Hồng, Xuân Quang kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Chử Đồng Tử  (truyện cổ tích bằng thơ) Lê Thị Vinh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Cô gái đẹp có mẹ Hổ  = Ý nọi nàng xưa  (tập truyện cổ tích Thái) Mạc Phi kể  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Cung oán ngâm khúc (tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, 1741-98) Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên bình luận, hiệu đính (H. : Nxb. Giáo dục, 1957 ‘Tác phẩm cổ điển Việt Nam’)

Cung oán ngâm khúc (tác phẩm, Nguyễn Gia Thiều)  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Đêm tòng quân (tập thơ kháng chiến) Nguyễn Bính, Nguyễn Bao, Trần Cẩn.... (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Đứa con (tiểu thuyết) Đỗ Đức Thu (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, tái bản) Thạch Lam (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957) 

Giòng nước ngược, T. 1 – 2  (thơ) Tú Mỡ  (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Hà Nội băm sáu phố phường (ký, tái bản) Thạch Lam (H.: Nxb. Minh Đức, 1957)

Hai em bé mồ côi (truyện cổ tích Tày, Việt Bắc) Nông Viết Toại kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Hậu Trần dật sử (1921, tiểu thuyết chữ Hán của Phan Bội Châu) Trần Lê Hữu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Đặng Thai Mai giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

Hoàng Trừu (truyện Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Hoàng Việt thi văn tuyển (của Bùi Huy Bích), (tập 1: thời Lý-Trần-Hồ), Lê Thước, Trịnh Đình Rư,… dịch, chú thích (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

− Kim tiền (kịch, tái bản) của Vi Huyền Đắc (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Lấy vợ tiên (truyện cổ tích Tây Nguyên) Tạ Minh Hội, Đào Tử Chí kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Lúa thần (chuyện cổ tích bằng văn vần) (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Lục Vân Tiên (tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, 1822-88) Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Vũ Đình Liên bình luận, hiệu đính, chú thích (H. : Nxb. Giáo dục, ‘Tác phẩm cổ điển Việt Nam’, 1957) 

Lục Vân Tiên (truyện thơ) Nguyễn Đình Chiểu (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Lục Vân Tiên (truyện thơ)  (H.: Bình Dân thư quán, 1957)

Nàng tiên cá (chuyện cổ tích Balan?) Bùi Phú kể (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Ngày xưa (tập thơ, tái bản) Nguyễn Nhược Pháp (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Ngắm non Hồng (tập thơ, Võ Liêm Sơn, 1888-1949), Ngô Đức Mậu sưu tầm, giới thiệu (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Nguyễn Công Hoan, truyện ngắn chọn lọc, tập I [tác giả tự chọn] (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Người lấy cóc (truyện dân gian)  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Nhị độ mai (truyện thơ Nôm)  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Nhớ nguồn (năm truyện cổ tích lịch sử) kể: Thanh Châu, Quang Dũng, Mai Hanh, Hữu Loan, Trần Lê Văn (H.: Nxb. Minh Đức, Loại sách vốn cũ dân tộc,  1957) 

Những ngày thơ ấu  (hồi ký, tái bản) Nguyên Hồng (H.: Nxb. Xây dựng, 1957)

Nước giếng thơi (thơ chọn lọc 1936-1941) của Nguyễn Bính (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Phạm Tải Ngọc Hoa (truyện nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông; Cục xuất bản, 1957)

Phạm Tử Ngọc Hoa (truyện thơ) sách in bằng tiếng Tày-Nùng (Bắc Cạn: Ty Văn hoá Bắc Cạn xb., 1957)

Phụ tử tình thâm: Vốn văn nghệ cũ dân gian (sưu tập) Thanh Khầm sưu tầm (Nghệ An: Ty văn hoá Nghệ An xb., 1957)

Quan âm Thị Kính (truyện thơ thế kỷ XIX) Nguyễn Đức Đàn giới thiệu, chú thích (H.: Nxb. Văn sử địa, 1957)

Quê mẹ (truyện ngắn, tái bản) Thanh Tịnh (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Sợi tóc (tập truyện ngắn, tái bản) Thạch Lam (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957) 

Tả ngạn sông Hồng: Thơ văn kháng chiến, t. 1 (sưu tập) của Hoàng Luyện, Vũ Thị Thường, Phạm Lê Văn, Hoàng Nam, Hải Thoại (k.đ., Phòng văn hóa khu Tả ngạn xb., 1957)

Tản Đà, thơ chọn lọc (sưu tập, tuyển)  (H. : Nxb. Minh Đức, ‘tủ sách văn học sử, 1957’)

Thạch Lam, truyện ngắn và tiểu luận (sưu tập) BT. Nxb. chọn, Nguyễn Tuân giới thiệu (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Tham thì thâm (chuyện cổ tích) Duy Cương kể  (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Thành rồng thành hổ  (một số thơ ca của các dân tộc: Thái, Mèo, Giảo, Mường)  Cầm Giang sưu tầm và dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Thánh Gióng (truyện cổ tích kể bằng thơ) Nguyễn Xuân Trâm (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Thơ bộ đội 1947-1956 (tuyển) của Xuân Cang, Vũ Cao, Quang Dũng, v.v… (H. : Nxb. QĐND, 1957)

Thơ ca Hạn Khuống (thơ dân gian dân tộc Thái) chính văn tiếng Thái (k.đ., 1957)

Thơ chọn lọc (thơ, Tản Đà, 1888-1939)  (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Thơ Hồ Xuân Hương (sưu tập) (H.: Bình dân thư quán, 1957)

Tiếu lâm (truyện dân gian) Trần Dần sưu tầm (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957) 

Tình yêu Nùng Phai (truyện cổ tích dân tộc Mông) Bàng Thúc Long, Giàng Mi Sải kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tống Chân - Cúc Hoa (truyện thơ Nôm) (H.: Nxb. Bình dân, 1957)

Trạng Lợn trạng Quỳnh (sưu tập) Nguyễn Văn Phú sưu tầm, phân tích (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách Văn học sử, 1957)

Trạng Quỳnh (truyện dân gian) Nguyễn Việt Hoài, Trịnh Tần Phi sưu tầm (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Trê cóc (chuyện cổ) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Truyện anh Dông Tư (thần thoại của dân tộc BaNa) Y Khưu kể, Nhật Lai ghi lại (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Truyện cổ nước Nam, Q. 1: Người ta (sưu tập, tái bản) Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Truyện hai Bà Trưng  (diễn ca) Lê Thị Vinh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Truyện Kiều (truyện thơ Nôm) Nguyễn Du (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Truyện ngắn chọn lọc, T. 1 (truyện ngắn, trước 1945, tái bản) Nguyễn Công Hoan (H.: Nxb. Hội Nhà văn, 1957)

Truyện Thạch Sanh (truyện Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Tục ngữ phong dao, T. 1 – 2  (sưu tập, tái bản) Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc sưu tầm (H.: Nxb. Minh Đức, Tủ sách văn học sử, 1957)

Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu, thơ dân tộc Thái) Điểu Chính Ngâu dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Văn thơ Trần Tế Xương (sưu tập, biên khảo) Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu giới thiệu, hiệu đính, chú thích (H.: Nxb. Giáo dục, 1957)

Việc làng (phóng sự) Ngô Tất Tố (H.: Nxb. Hội nhà văn, tái bản, 1957)

Vú đá  (cổ tích và truyền thuyết dân gian Miền Nam) Trương Quang Lộc kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

AQ chính truyện (truyện của Lỗ Tấn, TQ.) Đặng Thai Mai, Trương Chính dịch, chú giải, giới thiệu (H. Nxb. Xây dựng, 1957)

Bài ca tuổi trẻ, t. 2 (tiểu thuyết, Dương Mạt, TQ) Trần Văn Tấn dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Bọn chính khách buôn bạc (1950, tiểu thuyết của Paul Tillard, Pháp) Lê Văn Đản dịch (H. : Nxb. Thép, 1957)

Buổi học cuối cùng (truyện ngắn, Alphonse Daudet, 1840-1897, Pháp) Lê Liên Vũ dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Bút ký của một kỹ sư (ký, Lev Podvoiski, LX ?) Trần Trọng Biền dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Chung việc gia đình (kịch một hồi, Mac-ten) Thế Lữ dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Chức vụ đầu tiên, hay Trên công trường (truyện ngắn, An-tô-nốp) người dịch Trần Tuấn Anh (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Con đường nguy hiểm (truyện tình báo, Va-si-li Ac-ga-mat-ski) Hà Ngọc dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Con tôi  (truyện, E. H. Côsivaia, LX.?) Hoàng Bắc dịch (H: Nxb. Thanh niên, 1957)

Cô bé (truyện ngắn, K. Simonov, 1915-1979, Nga, LX.) Xuân Độ, Phan Đăng dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Dưới đáy (kịch M. Gorki) Hoàng Xuân Nhị dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

Gửi người mai sau (thơ của các tác giả nước ngoài: A. Blok, N.Tikhonov, E.Bagritski…) Huy Phương giới thiệu, Hoàng Cầm, Yến Lan, Huy Phương dịch (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Guy-li-ve đến nước tý hon (1726, truyện của Jonathan Swift, 1667-1745) Bùi Hiển kể lại (H. : Nxb. Kim Đồng, 1957)

Hoa lạ (tập truyện nước ngoài: Ấn Độ, An-giê-ri, Ba Tư, Nam Phi: A-mat Xa-đéc, Ô-ra-sin, Ba-no-an Gac-gi...) Phan Quang dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Không thể sống cách khác được (kịch 4 hồi 7 cảnh,  Anatoli Sofronov, 1911-1990, Nga, LX.) Quang Thái dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

 − Lá thư gửi người đời sau (tập truyện, Bô-rít Pô-lê-vôi, A-lếch Gôn-sa, LX.) Quang Thái dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Liêu trai trí dị (truyện truyền kỳ, Bồ Tùng Linh, TQ.) Tản Đà dịch (H.: Nxb. Minh Đức, tái bản, 1957)

Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn, t. 1 - 3 (tiểu thuyết của Đinh Linh, Trung Quốc) Đào Vũ dịch (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Miền mỏ Đông Bát, T. 1 : Xưa có đôi bạn, T. 2: Mỏ Maria (1951, tiểu thuyết, Boris Gorbatov, 1908-1954, LX.) Văn Ngọc, Thành Xương dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Một bức thư tình (tập truyện ngắn của các nhà văn Ấn Độ, Ba Lan, Mỹ, Úc: Cờ-ri-săn Chăn-đa, Ma-tây Xờ-lôm-chin-ski, U. Đu-boa…) Duy Cương dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Ngụ ngôn Trung Quốc, Q. 1 (Trang Tử, Liệt Tử, Hàn Phi Tử; Ngụy Kim Chi, Mã Bôn soạn) Hồng Chương dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Người bạn của tôi (truyện, Cao Đình Sương, TQ.) Nguyễn Xuân Du dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Người mẹ, t. 1 (1907, tiểu thuyết, Maksim Gorki, 1868-1936, Nga, LX) Lê Tam Anh dịch (H.: Lao động, 1957)

Người mẹ và cô con gái (truyện, Aleksey Tolstoi, 1883-1945, Nga, LX.) Đỗ Thiện dịch (Hải Phòng: Nxb. Nhân dân lao động, 1957)

Người vợ (tiểu thuyết của Ngãi Minh Chi, Trung Quốc) Doãn Trung dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1957)

Những cuộc chiến đấu trên đường Volokolamsk, T. 2 (1945, truyện, Aleksandr Bek, 1903-72, Nga, LX) Trần Cư dịch (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1957)

Những ngày ở Sta-lin-gờ-rát (ký, E. Gerasimov, LX.) Thế Bình dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Pháo hiệu (truyện, Ma-tơ-vi-ép) Trần Lâm lược dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Qua thơ văn những người bạn lớn (giới thiệu một số nhà thơ nhà văn các nước bạn Liên Xô, Ba Lan, Bun-ga-ri…) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Quả nho rừng (tập truyện cổ tích các nước bạn) Cát Thuý Lâm, Trần Cao Nguyễn, Nguyễn Kiên dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Sự bí mật về bản thiết kế của kỹ sư Cô-Lốp  (truyện tình báo, Nicôlai Tô-man) Phạm Đình Nhâm dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tập truyện Liên Xô (truyện, Gorbatốp, Êrăngbua, B. Pôlévol...) Phạm Hổ... dịch (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Thơ Mai-a-kốp-ski (thơ, V. Maiakovski, Nga, LX.) Trần Dần, Hoàng Trung Thông dịch (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Thơ Mênh Chây, Trạng Quỳnh nước Khơ Me (truyện cười Campuchia) Lưỡng Nhật kể (H.: Nxb. Phổ thông, 1957)

Thơ ngụ ngôn  (thơ, Jean de La Fontaine, 1621-95, Pháp) Vũ Đức Phúc dịch (H.: Phổ thông, Loại sách chữ to, 1957)

Thép đã tôi thế đấy (1932-34, tiểu thuyết của N. Ostrovski, 1904-1936, LX.) Huy Vân dịch (H.: Nxb. Thanh niên; in lần thứ 2 có sửa chữa, 1957)

Thủy hử, trọn bộ 3 tập (tiểu thuyết của Thi Nại Am, TQ.) Trúc Đình, Kỳ Ân dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1957)

Tinh-kô (truyện ngắn Strittmatter, M. Sadoveanu, Ph. Hecset, G. Maret…) Thụy An, Hoàng Xuân Nhị, Phan Thao, Đoàn Phú Tứ dịch (H.: Nxb. Văn nghệ, 1957)

Tỏ rõ thái độ (truyện tổ đổi công, Triệu Thụ Lý, TQ.) Nguyễn Khoa dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Trận giao chiến đầu tiên (ở khu phố két nước) (1951, tiểu thuyết, giải thưởng Stalin 1952, André Stil, 1921-2004, Pháp) Đồng Sỹ Hứa dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Trở về  (kịch ngắn một màn, Lỗ Ngạn Châu, TQ.) Lý Khắc Cung dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Trưởng trạm máy kéo và cô kỹ sư nông nghiệp (trích truyện dài, Ga-li-na Ni-cô-lai-ê-va, LX.) Lê Xuân Vũ, Tâm Hương dịch từ tiếng Trung (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tuổi thiếu niên anh hùng (tiểu thuyết, Lục Trụ Quốc, TQ.) Hà Kiên dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấntập II, (truyện, Lỗ Tấn, TQ.) Phan Khôi dịch (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Trái tim thứ hai (truyện khoa học, Gu-xep-vitch, ?) Phan Di dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Trận giao chiến đầu tiên, T. 1  (1951-53, tiểu thuyết của A. Stil, Pháp) Đồng Sĩ Hứa dịch (H. : Nxb. Lao động, 1957)

Truyện ngắn Maxim Gorki, nhiều người dịch (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Truyện ngắn Tuyển tập (truyện ngắn, các tác giả Liên Xô) Thụy An, Huy Ánh, Trần Dần dịch (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Tuyển tập truyện ngắn Tchékhov, Nguyễn Tuân giới thiệu, Thụy An, Trần Dần, Thục Đoan dịch (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1957)

Từ hoả tuyến trở về (Enkham Hâuxen; truyện chiến đấu của nhân dân và quân giải phóng An-giê-ri) Bùi Hữu Trí dịch (H.: Nxb. Lao động, 1957)

Về thôn Đại Liễu (truyện, Mã Phong, TQ.) Nguyễn Lung dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Vì hạnh phúc ngày mai, t. 1 – 2 (truyện của Bạch Lãng, TQ.) Văn Khôi dịch (H. : Nxb. Lao động, 1957)

Việc nhà (truyện, Trần Quế Chân, TQ.) Lý Khắc Cung dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

***

Cách mạng văn hoá (trích dịch một số văn kiện của các vị lãnh tụ Liên Xô, Trung Quốc về vấn đề cách mạng văn hoá) nhiều người dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Giới thiệu văn học Xô-viết (nguyên tác chữ Pháp Introduction à la littérature soviétique’ của Jean Pérus) Đỗ Đức Hiểu, Huỳnh Lý dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)

Khắc phục tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó (tài liệu dịch)  (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Một ngày của tôi (diễn văn và nghị luận của N. Ostrovski, 1904-36) Nguyễn Thụy Ứng dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1957)

Những bài báo về Liep Tôn-xtôi - Tổ chức Đảng và văn học có Đảng tính - Thư gửi Gô-gôn (của V. Lênin, V. Belinski) Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Duy Bình dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1957)  

Tổ chức của Đảng và văn học Đảng (1905, nghị luận, V. Lênin, Nga) Xuân Trường dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Tự do sáng lập trong văn nghệ (nghị luận, M. Cu-dơ-nhê-xốp, U. Lu-kin, LX.) Huy Vân dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1957)

Văn học Nga và Liên Xô (gồm bài của các tác giả Kolesnikov, Tychinskaya, Golubev) Văn Thành dịch  (H.: Hội Việt-Xô hữu nghị xb., 1957)  


 

(1) Điều lệ Hội Nhà văn 1957 (đã được thông qua trong Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam ngày 4/4/1957). In tại nhà in Ngô Viết Viễn, 58 Hàng Trống, Hà Nội, xong ngày 22/10/1957, tr. 3. Nội dung điều III trong Điều lệ này được lưu ý nhấn mạnh trong tường thuật của Đào Vũ (Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam // Tạp chí Văn nghệ, Hà Nội, số 1, tháng 6/1957, tr. 109-118); và Nguyễn Xuân Sanh (Các nhà văn nguyện đoàn kết, phấn đấu, sáng tạo // Nhân dân, Hà Nội,  9/4/1957, tr. 3).

(2) Ban Thường vụ Hội nhà văn VN: Hội nhà văn Việt Nam thành lập // Văn, Hà Nội, s. 1 (10. 5. 1957), tr. 1, 2; Tin: Một tháng hoạt động của Hội nhà văn // Văn, Hà Nội s. 1 (10. 5. 1957), tr. 2.

[a] Người ký bút danh Nói ở mục tạp văn “Nói hay đừng” trên tuần báo “Văn” là Nguyễn Công Hoan – N.B.S.

(3) Lê Đại Thanh: Hoạt động của Câu lạc bộ Hội nhà văn Việt Nam: Hai nhà văn Tô Hoài và Kim Lân nói chuyện về kinh nghiệm sáng tác // Văn, Hà Nội, s. 7 (21. 6. 1957), tr. 2.

(4) Ngũ Lang:“Bến nước Ngũ Bồ” với thời đại lịch sử // Hà Nội hàng ngày, 18. 6. 1957, tr. 2.

(5) Lê Đại Thanh: Nhà văn Nguyễn Đình Thi và những kinh nghiệm viết cuốn truyện đầu tay của mình // Văn, Hà Nội, s. 10 (12.7.1957), tr. 3,7.

(6) Buổi ra mắt nhà xuất bản Hội nhà văn và nhà xuất bản Kim Đồng // Văn, Hà Nội, s. 8 (28.6.1957), tr. 6.

(7) Đợt đi đầu tiên của anh chị em sáng tác của cơ quan Hội nhà văn // Văn, Hà Nội, s. 8 (28.6.1957), tr. 1, 2.

(8) H.M.C.: Sinh hoạt của Ban Nghiên cứu sáng tác Hội NVVN. Buổi mở đầu: Cuộc thảo luận về Những ngày bão táp // Văn, Hà Nội, s. 9 (5. 7. 1957), tr. 3. Theo bài tường thuật này thì cuộc họp diễn ra ngày 28/7/1957; song báo này ra ngày 5/7/1957; vậy có thể có lỗi in: cuộc họp hẳn là diễn ra ngày 28/6. – N.B.S.

(9) P.V.: Tế Hanh và một số bài thơ về đấu tranh thống nhất // Văn, Hà Nội, s. 11 (18.7.1957), tr. 7.

(10) Nguyễn Viết Lãm: Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Viêt Nam (tường thuật) // Văn, Hà Nội, s. 13 (2.8.1957), tr. 1, 2.

(11) P.V.: Một buổi trao đổi ý kiến về nghệ thuật Béc-tôn Bờ-rét // Văn, Hà Nội, s. 19 (13. 9. 1957), tr. 7.

(12) Thông cáo về Hội nghị bất thường của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam ngày 10-9-1957 // Văn, Hà Nội, s. 22 (4. 10. 1957), tr. 7.

(13) Hoàng Minh Châu: Biểu hiện thực tế như thế nào? (tường thuật) // Văn, Hà Nội, s. 21 (27. 9. 1957), tr. 1, 6.

(14) Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 23 (11.10.1957), tr. 7.

(15) Thông cáo của Ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam // Văn, Hà Nội, s. 22 (4. 10. 1957), tr. 6.

(16) Sơn Nam: Qua những buổi sinh hoạt câu lạc bộ gần đây, chúng ta thống nhất ý kiến ở nhiều điểm // Văn, Hà Nội, s. 23 (11. 10. 1957), tr. 6.

(17) Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 23 (11.10.1957), tr. 7.

(18) Chiến Sĩ: họ tên thật là Erwil Borchers, người Đức, bỏ hàng ngũ quân đội Pháp sang cộng tác với Việt Minh, tham gia kháng chiến chống Pháp, sau hòa bình về Hà Nội, rồi trở về CHDC Đức.

(19) Ban nghiên cứu sáng tác Hội nhà văn Việt Nam trả lời phóng viên Tân Hoa xã ngày 16-10-1957 // Văn, Hà Nội, s. 25 (15. 10. 1957), tr. 1, 6.

[20] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 28 (15/ 11/ 1957), tr. 7.

[21] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 28 (15/ 11/ 1957), tr. 7.

[22] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 28 (15/ 11/ 1957), tr. 7.

(23) Lê Đại Thanh (ghi): Thơ và quần chúng // Văn, Hà Nội, s. 29 (22. 11. 1957), tr. 3, 7.

(24) Xem: L.Q. (ghi): Văn xuôi hiện có những gì? // Văn, H.N., s. 29 (22/11/1957), tr. 3.

[25] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 29 (22/ 11/ 1957), tr. 7.

[26] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 29 (22/ 11/ 1957), tr. 7.

[27] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 29 (22/ 11/ 1957), tr. 7.

[28] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 31 (6/ 12/ 1957), tr. 7.

[29] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 31 (6/ 12/ 1957), tr. 7.

(30) Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 32 (13. 12. 1957), tr. 7.

[31] Tin văn học // Văn, Hà Nội, s. 37 (17/ 01/ 1958), tr. 7.