1958

Tháng 1:

− Ngày 3: báo Văn số 35:

xã luận (1958 của tuần báo ‘Văn’);

bút ký Nguyên Hồng (Đến Lê-nin-grát);

truyện ngắn Nguyễn Sĩ Lành (Mẹ con), Nguyễn Địch Dũng (Giòng dõi);

thơ Phạm Hổ (Gửi người bán lịch), Văn Tôn (Sau ngày nước lũ);

văn thơ đả kích: Huyền Thanh (Tướng số của ngài Ngô);

Nụ cười: Quốc Lương (Đánh đố), Ba Bay (Nguồn gốc tiếng nói), Đoàn Chí (Lo; Chỉ một lời thôi);

Khán Thật (Nói hay đừng);

thư bạn đọc (Thơ và quần chúng);

điểm sách: Lê Đại Thanh (Qua một số văn thơ kịch của nhà xuất bản Kim Đồng);

thơ: P. Éluard, Pháp (Tự do, Tế Hanh dịch);

trích báo LX. (Hội nghị các nhà văn Liên Xô, Nguyễn Văn Sĩ dịch),…

− Ngày 6: Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ chính trị trung ương Đảng LĐVN (Nguyễn Duy Trinh ký) về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ, nhận định: trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần II, “khuynh hướng phá hoại của nhóm Nhân văn đã bị đánh lui, những người tham gia nhóm đó đã bị số đông văn nghệ sĩ phản đối”, nhưng những hoạt động nguy hại và bộ mặt thực về chính trị của những phần tử xấu trong nhóm Nhân văn chưa bị bóc trần”. Trong khi đó, “trong giới văn nghệ đã có nhiều biểu hiện lệch lạc về chính trị, tư tưởng và sinh hoạt”, “về văn học nghệ thuật, ranh giới giữa tư tưởng văn nghệ của Đảng và tư tưởng văn nghệ tư sản bị xóa nhòa. Trên tuần báo Văn và trong một số sách xuất bản hoặc tái bản đã biểu hiện khuynh hướng xa rời thực tế đời sống của nhân dân lao động ở nông thôn và thành thị, thoát ly chính trị, và không nhằm đúng những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn mới. Những tình cảm cá nhân chủ nghĩa đang có chiều hướng phát triển, những chủ đề lớn do đời sống thực tại đề ra không được chú ý”. “Cuộc tranh luận giữa tạp chí Học tập và tuần báo Văn gần đây lại là một biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giữa đường lối văn nghệ của Đảng với khuynh hướng chống lại hoặc xa rời đường lối đó. Tư tưởng chủ đạo biểu hiện trên tuần báo Văn chính là tư tưởng tách rời đường lối văn nghệ phục vụ công nông binh, tách rời những nhiệm vụ trung tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại, tách rời sự lãnh đạo của Đảng”.

NQ đề ra mấy biện pháp: 1/ Tiến hành đấu tranh tư tưởng nhằm quét sạch tư tưởng “Nhân văn” là biểu hiện của tư tưởng thù địch về chính trị, cũng là biểu hiện quan điểm văn nghệ tư sản. “Cần đánh thẳng vào những tư tưởng chống Đảng, chống chế độ, chống chủ nghĩa xã hội, chống đường lối văn nghệ của Đảng, đặng củng cố lập trường, nâng cao một bước tư tưởng chính trị và nghệ thuật và trên cơ sở đó mà tăng cường đoàn kết số rất đông văn nghệ sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng”. 2/ Sau đó, tiến hành chấn chỉnh hàng ngũ đảng viên và chỉnh đốn các tổ chức văn nghệ. “Phải nắm lại các cơ quan xung yếu của Hội nhà văn (tuần báo Văn, nhà xuất bản, câu lạc bộ, ban văn học nước ngoài, ban nghiên cứu sáng tác), bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng trong các cơ quan đó. Riêng đối với tuần báo Văn, cần chấn chỉnh ngay tổ chức tòa soạn và thay đổi đồng chí phụ trách, trước khi tiến hành đấu tranh trên báo”. 3/ Sau đó, có kế hoạch giúp văn nghệ sĩ đi xuống các cơ sở sản xuất, đi vào công nông binh, tham gia lao động để thâm nhập thực tế và gần gũi quần chúng hơn.(1) 

− Ngày 10: báo Văn số 36:

Thư bạn đọc: Loan Chi (Vài ý kiến về sáng tác văn học);

Tú Mỡ (Tổng kết cuộc thi thơ ‘Đấu tranh cho thống nhất’);

thơ Hằng Phương (Đưa thư), Kim Ngọc Diệu (Hoa tuyết trắng);

truyện ngắn Phan Khôi (Ông Năm Chuột);

nhật ký đi đường: Huy Phương (Đêm ngày trên đất nước);

văn thơ đả kích: Mật Gấu (Lại câu chuyện văn nghệ miền Nam);

Nụ cười: Sĩ Vinh (Còn trônng mong gì), Ma Văn Kháng (Có hại);

Quỳnh Châu (Nói hay đừng);

Sân khấu: Chu Ngọc (Từ ‘Kim tiền’ đến ‘Thày Tú’);

Gil Green, Mỹ (Một bức tâm thư của người bố)…

− Ngày 17: báo Văn số 37:

thơ Vũ Đình Liên (Nhớ Tú Xương), Hà Nhật (Khắp nơi), Hoàng Nó (Lòng dân miền núi), Văn Sơn (Be bờ giữ nước);

truyện ngắn Hải Hồ (Muộn mằn);

ký sự Hải Trừng (Tàu đi biển ‘Hòa Bình’);

văn thơ đả kích: Gió Bấc (Vệ tinh nhân tạo trên báo chí miền Nam);

Nụ cười: Vương Tư Đồ (Con nhớ lắm), Quý Thạch-Thế Hiền (Một ông khách dễ tính), Ngọc Viên (Kẻ bỏ thành trống);

Q.C. (Nói hay đừng);

Trường Lưu (Aragon, giải thưởng hòa bình Lê-nin);

Điểm sách: Nguyễn Thành Long (‘Sắp cưới’, tiểu thuyết Vũ Bão, Nxb. Hội nhà văn); Tổ đọc truyện (Tin văn, điểm lại các tác phẩm truyện, ký đã đăng hoặc đã gửi đến báo ‘Văn’);

ở trang 3: báo Văn (Kính gửi bạn đọc yêu quý của báo ‘Văn’), tỏ ý rất cảm kích và đặc biệt biết ơn những đóng góp của bạn đọc, và thông báo: Sau 8 tháng làm việc, báo Văn thấy cần phải kiểm điểm công tác trong thời gian qua, rút kinh nghiệm cho công việc mới, chấn chỉnh mọi mặt. Vì thế, báo sẽ nghỉ 2 kỳ 24/1 và 31/1/58 để chuẩn bị làm số báo Tết, sẽ gộp 2 số 38 và 39, ra vào 13/2/58.

Trên báo Quân đội nhân dân các số 416 (24/1/58) và 419 (4/2/58) có đăng quảng cáo nội dung tuần báo Văn số Tết Mậu Tuất, nhưng trên thực tế, số báo đó không được in. Vì vậy, số 37 này vẫn là số cuối cùng của tuần báo Văn.

− Trong tháng 1: Tạp chí Văn nghệ, số 8:

trích truyện dài Võ Huy Tâm (Những người thợ mỏ);

truyện ngắn Nguyễn Thành Long (Về nhà);

sưu tầm:Thương nhau mãi như suối Blong chảy mạnh (của dân tộc Bana, anh hùng Núp sưu tầm, Minh Hội dịch), Người đẹp đến bản (các bài hát Thái, LK4, Minh Hiệu dịch);

văn học nước ngoài: kịch B. Brecht (Những cây súng của bà mẹ Ca-ra, Chim Thanh Sử dịch), thơ Tagore (Hoàng Trung Thông dịch);

Huỳnh Lý và Hoàng Ngọc Phách (Tư tưởng tính trong các vở tuồng cổ);

Điểm sách: Bùi Huy Phồn (“Việc làng”, phóng sự, Ngô Tất Tố, tái bản, Nxb. Hội nhà văn), Đỗ Đức Hiểu (“Kim tiền”, kịch Vi Huyền Đắc, tái bản, Nxb. Hội nhà văn), Chu Thiên (“Thôn Bầu thắc mắc”, tiểu thuyết, Sao Mai, Nxb. Văn nghệ),…

− Trong tháng 1: Văn nghệ quân đội số 1/58:

bút ký Lê Sĩ Thắng (Khẩu súng số 67530);

truyện ngắn Tất Đắc (Rớt), Ngô Thông (Nhớ rừng), Hữu Mai (Sau buổi họp);

thơ Việt Hải (Nửa trưa), Hồng Phương (Vụt tắt nghĩ trong tôi), Trọng Khoát (Nhắn về), Xuân Sâm (Bố lính mỉm cười), Tạ Hữu Thiện (Nẻo mây), Nguyễn Trọng Oánh (Trên đồi Tây Bắc), Hoàng Khung (Về bộ đội);

kịch Hoàng Tích Linh (Hạt giống);

Hồng Cương (Mấy điểm cần nắm vững trong việc xây dựng văn công quân khu),…

 

 − Trong tháng 1: hai vở diễn Kim tiềnThày Tú  bị phê phán trên các báo ở Hà Nội:

Bửu Tiến (Hai vở kịch, một vấn đề // Nhân dân, 5/1);

Giang Minh (Nhân dân, 10/1);

Văn Hữu (Thủ đô, 21/1);

Nguyễn Văn Năm (Thày Tú, một vở kịch có hại // Thủ đô, 24/1);

Chu Thiên (Nhân xem diễn kịch Thầy Tú: người trí thức trong kịch // Thủ đô, 25/1);

Phượng Kim (Đúng là một vở kịch hai mặt // Nhân dân, 26/1);

Người Xem Kịch (Vở kịch ‘Thày Tú’ một “thành công” của nghệ thuật tư sản // Tiền phong, 29/1; 1/2);

− Trong tháng 1: tuần báo Văn và các tác giả, tác phẩm đăng báo Văn bị phê phán trên các báo ở Hà Nội:

Đặng Phò (“Đống máy”, một truyện ngắn có nhiều lệch lạc // Nhân dân, 12/1);

T.N. (Về một mẩu tin trên tuần báo Văn // Thống nhất, 12/1);

Hà Nhân (Tôi đã tìm thấy ông Phan Khôi… trong ông Năm Chuột // Thời mới, 13/1; 14/1; Nhân mấy bài phê phán ông Năm Chuột: Mong ông Trần Thanh Mại xét xem ai đã hỗn xược và sai lệch? // Thời mới, 20/1; 21/1);

D. và T. (Chúng tôi không đồng ý với báo ‘Văn’// Nhân dân, 17/1; 18/1);

Hồng Quảng (Ông Phan Khôi trở lại con đường cũ // Thời mới, 25/1; 27/1);

Phương Chi (Góp thêm với tuần báo ‘Văn’ // Thời mới, // 22/1);

Chiến Kỳ (Chặn ngay những quan điểm nghệ thuật của nhóm “Nhân văn” đang

định sống lại trên báo ‘Văn’ // Quân đội nhân dân, 21/1; 24/1);

Phong Thu (Tôi muốn phát biểu về báo ‘Văn’ // Tiền phong, 25/1);

X.V. (Những lời tha thiết gửi các văn nghệ sĩ miền Bắc // Thống nhất, 26/1);

Thạch Vân: Góp ý kiến với tuần báo Văn: tiếp thụ phê bình, sửa chữa sai lệch // Cứu quốc, 26/1);

v.v…

− Trong tháng 1: các báo ở Hà Nội nêu nhiều ý kiến về việc in lại các tác phẩm cũ, dịch in tác phẩm nước ngoài:

Đông Hoài (Nhân đọc tập truyện ngắn dịch của Sê-khốp, Nxb. Hội Nhà Văn) // Cứu quốc, 12/1);

Bạn đọc (Xung quanh vấn đề tái bản những tác phẩm văn học cũ // Cứu quốc, 19/1);

Bình Lục (Cần thận trọng khi in lại tác phẩm cũ // Độc lập, 23/1);

Nguyễn Mạnh Hào (Góp ý kiến với báo ‘Văn’ về vấn đề in lại tác phẩm cũ // Độc lập, 30/1);

Mạnh Phú Tư (Góp thêm một số ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ // Tạp chí Văn nghệ, s. 8, tháng 1/58),

v.v…

− Trong tháng 1: báo Nhân dân đăng tải loạt bài Nghiên cứu văn kiện Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân :

Nguyễn Chương (Nỗ lực học tập và tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, chống chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều // N.D., 2/1),

Nguyễn Xung (Nội dung của thời đại chúng ta là sự quá độ từ CNTB lên CNXH // N.D., 13/1; 14/1),

Tân Chi (Thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế vô sản để chiến thắng chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô-vanh // N.D., 21/1; 22/1; 23/1)

− Trong tháng 1: các báo ở Hà Nội đăng kinh nghiệm chống xét lại, chống phái hữu ở các nước XHCN:

Trần Lực: Lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay (Nhân dân, 15/1);

La Tôn: Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ, (Cao Nguyên dịch, Thời mới, 15/1; 16/1; 17/1; 18/1; 19/1);

Hội nhà văn Bun-ga-ri tổ chức hội nghị phê phán những quan điểm về chủ nghĩa xét lại trong một số nhà văn đảng viên (Thời mới, 22/1);

“Phản đối những phần tử phái hữu phỉ báng công tác văn nghệ quân đội” của Trần Kỳ Thông, Báo ‘Hí kịch’ (T.Q.) Doãn Trung dịch (Văn nghệ quân đội, s. 1/58).

Tháng 2:

− Trong tháng 2: hội nghị (đợt 1) do TƯ ĐLĐVN mở cho 172 văn nghệ sĩ (là đảng viên ĐLĐVN) nghiên cứu NQ Bộ chính trị TƯ Đảng (số 30 NQ/TW ngày 6/1/1958) kết hợp với nghiên cứu 2 bản Tuyên ngôn và Tuyên bố của hội nghị các ĐCS và CN ở Moskva cuối năm 1957. (2)

 

 − Trong tháng 2: Tạp chí Văn nghệ số 9:

kịch Nguyễn Hùng (Đầu sóng ngọn gió, [đề tài CCRĐ và sửa sai]);

truyện thiếu nhi của Phạm Hổ (Cây bánh tét của người cô);

thơ Nông Viết Toại (Việt Bắc chúng tôi), Huy Cận (Biển rộng sông dài hay là Bay qua Sibérie), Chế Lan Viên (Khi đã có hướng rồi), Xuân Diệu (Đi với giòng người);

tiểu luận Trần Thanh Mại (Vấn đề nhân tính và giai cấp tính trong văn học);

‘Đọc sách báo’: Huyền Kiêu (‘Những ngọn đèn’…chập choạng), Vũ Đức Phúc (Những xu hướng sai lầm nghiêm trọng cuả tuần báo ‘Văn’ gần đây), Xuân Tửu (‘Em hãy tự hào’, ‘Người bạn mắt xanh’), Thanh Hải (‘Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội’, Nxb. QĐND);

thơ Lý Bạch (8 bài: Tinh dạ tứ; Tống hữu nhân; Văn dạ châm; Nguyệt lạc độc chước; Trường can hành; Thục đạo nan, Khương Hữu Dụng dịch);

− Trong tháng 2: các báo ở Hà Nội tiếp tục phê bình tuần báo Văn:

Vũ Hải (Nhân việc phê bình một số quan điểm sai lầm của tuần báo ‘Văn’: Một vài ý kiến về vấn đề tự do sáng tác // Nhân dân, 1/2);

Thái Mạc (Nhân đọc những bài phê bình báo ‘Văn’ // Tổ quốc, 1/2);

Vũ Đức Phúc (Từ “Con người Trần Dần” đến “Đống máy”// Nhân dân, 2/2; 3/2);

Lý Đăng Cao (Góp ý kiến với tuần báo “Văn”// Thủ đô, 3/2; 4/2);

Chiêu Vũ (Trở lại một quan điểm sai lầm trên tuần báo ‘Văn’// Thời mới, 5/2; 6/2; 7/2; 8/2);

Bình Thành (Những khuynh hướng xấu đã ảnh hưởng vào báo ‘Văn’// Thủ đô, 8/2; 9/2);

Như Phong (Góp ý kiến với các đồng chí có trách nhiệm ở báo ‘Văn’ //  Nhân dân, 9/2; 10/2; 11/2; 12/2);

Lê Đoan (Ý kiến một người mẹ // Nhân dân, 9/2);

Hải Vũ (“Hãy đi mãi” đến đâu?// Nhân dân, 9/2);

Huy Hiền (Thanh niên với tuần báo ‘Văn’// Tiền phong, 12/2; 15/2);

Văn Hữu: Góp ý vào việc chấn chỉnh báo ‘Văn’: Trách nhiệm // Thủ đô, 10/2; 11/2);

Nguyễn Mạnh Hào (Một lối giới thiệu thơ viết tựa sai lệch // Cứu quốc, 15/2);

Tô Văn Hòa: ‘Về nhà’, một bài văn bôi xấu tinh thần yêu nước của đồng bào miền Nam // Cứu quốc, 22/2);

  

−  Cuối tháng 2: các báo ở Hà Nội đăng các bài về đấu tranh tư tưởng văn nghệ: Đặng Thai Mai (Nhìn lại phong trào văn nghệ năm qua: Căn bản vẫn là vấn đề lập trường tư tưởng // Nhân dân, 16/2; 17/2);

Ngô Quân Miện (Vài ý nghĩ về vấn đề tư tưởng và sáng tác // Độc lập, 27/2);

− Trong tháng 2: các báo ở Hà Nội đăng kinh nghiệm chống xét lại, chống phái hữu ở các nước XHCN:

Trần Lực (Cán bộ trí thức đi cày ruộng có phải lãng phí không?// Nhân dân, 1/2);

Thạch Vân (Phong trào xuống xã, lên núi ở Trung Quốc // Cứu quốc, 15/2);

Các nhà công tác văn nghệ Trung Quốc và Liên Xô nhấn mạnh về nhiệm vụ phục vụ công nông binh và vai trò của Đảng trong sự phát triển văn học // Thủ đô, 23/2.

− Trong tháng 2: báo Nhân dân đăng tiếp loạt bài Nghiên cứu văn kiện Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân: Đào Duy Tùng (Nhận thức rõ về chuyên chính vô sản // N.D. 26/2; 27/2; 28/2).

− Trong tháng 2: Văn nghệ quân đội số 2/58:

Văn Phác (Vài ý nghĩ đầu năm);

truyện ngắn Vũ Cao (Hăm bảy tháng chạp), Từ Bích Hoàng (A Thanh), Lương Sĩ Cầm (Y Ngun), Lê Bầu (Cô hàng xén), Hồ Phương (Trông tìm);

thơ Nguyễn Trọng Oánh (Tin xuân), Hoài Anh (Tết chiến khu), Xuân Lộc (Đổi gác), Xuân Thiêm (Đợi đò), Thy Thy Tống Ngọc (Trai mùa xuân), Vân Đài (Tết giữa rừng xuân), Lưu Trùng Dương (Mừng tuổi), Tế Hanh (Vườn xưa), Lưu Quang Thuận (Bức thư), Minh Giang (Về quê ăn tết);

kịch Đào Hồng Cẩm và Sỹ Hanh (Chữ E và chữ M);

Hữu Phương (Đọc thơ trên báo Sài Gòn: Cảm thông qua mấy vần thơ),…

Tháng 3:

− Trong tháng 3: hội nghị (đợt 2) do TƯ ĐLĐVN mở cho 304 văn nghệ sĩ (3) nghiên cứu NQ Bộ chính trị TƯ Đảng (số 30 NQ/TW ngày 6/1/1958) kết hợp với nghiên cứu 2 bản Tuyên ngôn và Tuyên bố của hội nghị các ĐCS&CN ở Moskva cuối 1957. Qua sự phát hiện tại hội nghị thứ nhất (tức hội nghị đảng viên) và hội nghị này, danh sách những người tham gia “Nhân văn-Giai phẩm” được nêu tên, gồm: Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm Văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn Khắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Đại Thanh, v.v…(4)

− Trong tháng 3: Tạp chí Văn nghệ, số 10:

loạt bài đấu tranh tư tưởng:

Đặng Thai Mai (Căn bản vẫn là vấn đề lập trường tư tưởng);

Xuân Diệu (Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong thơ);

Hồng Chương (Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ);

Tô Hoài (Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác);

P.V. (Hội nghị văn nghệ Đảng).

Bài mục khác: truyện ngắn Nguyễn Khải (Chỉ tại một ngày trâu);

thơ Đại Đồng (Xuân truy kích, 1954), Nông Quốc Chấn (Thư lên Điện Biên; Tình Việt Đức), Lê Nguyên (Chiều);

điểm sách: Trần Hải (‘Sắp cưới’, tiểu thuyết, Vũ Bão, Nxb. Hội nhà văn), Lưu Quý Kỳ (‘Ngẩng lên’,  tiểu thuyết, Phạm Hữu Tùng, Nxb. Hội nhà văn),…

− Trong tháng 3: Văn nghệ quân đội số 3/58:

xã luận (Đi đúng đường lối của Đảng);

Trần Độ (Nhân đọc báo “Văn” và một số sáng tác gần đây: Vài ý nghĩ nhỏ về vấn đề biểu hiện thực tế);

VNQĐ (Qua cuộc Hội nghị văn nghệ Đảng).

Bài mục khác: truyện ngắn Bạch Đằng (Úp đồn), Nguyễn Dậu (Về thăm xưởng máy), Hải Hồ (Vết thương), Nguyễn Khải (Xung đột, ghi chép, tập IV);

bút ký Xuân Oanh (Qua những nẻo đường Ai-cập);

thơ Minh Hiệu (Ba mươi tết thuyền chài), Thanh Huyền (Sang sông xem hội), Nguyễn Đức Hinh (Tết về trên đồi), Phù Thăng (Mà cành đào trên giấy đã phai rồi), Nguyễn Xuân Sanh (Quê hương tôi), Phác Văn (Gửi anh cấp dưỡng), Huy Huyền (Muốn nói), Anh Chân (Ông trăng canh thao trường), Hồng Phương (Anh lính vệ tinh), Nhạn Lai Hồng (Chờ đón bạn về);

truyện Guetman, Bulgaria (Hai người chống lại hai nghìn người);

Lý Vệ (Người làm công tác văn nghệ bộ đội trước những đúng lớn và sai lớn, trích ‘Văn nghệ giải phóng quân’ T.Q., Doãn Trung dịch),…

− Trong tháng 3: báo Nhân dân đăng lời tự phê bình của các cán bộ lãnh đạo tuần báo Văn: Nguyên Hồng (Những khuyết điểm và sai lệch của tôi trong công tác tuần báo “Văn”// Nhân dân, 2/3); Tô Hoài (Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác // Nhân dân, 12/3; Tạp chí Văn nghệ, s. 10); Tế Hanh (Quan niệm siêu giai cấp của tôi về nhân tính và con người mới // Nhân dân, 14/2).

− Trong tháng 3: các báo đăng nhiều về đấu tranh tư tưởng văn nghệ:

Hồng Chương (Chung sức đẩy mạnh công tác lý luận và phê bình văn nghệ // Tiền phong, 1/3; 5/3);

Nguyệt Tú (Những khuynh hướng xấu trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Hội nhà văn // Phụ nữ Việt Nam, s. 55, 5/3);

Nguyễn Văn (Nhân bài tự phê bình của bạn Nguyên Hồng đăng trên báo ‘Nhân dân’: Đặt lại một số vấn đề cần tiếp tục phê phán cho sâu sắc // Nhân dân, 6/3);

 Mạnh Phú Tư (Nhân đọc lại Thạch Lam: Kiên quyết chống những quan điểm lỗi thời // Độc lập, 6/3);

Nguyễn Kiến Giang (Vài ý kiến về văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng // Cứu quốc, 9/3); Trích một số ý kiến của bạn đọc đối với những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ // Thời mới, 11/3; 12/3;

Phi Hà (Phân rõ tư tưởng của ta và tư tưởng chống lại ta trong văn nghệ // Tiền phong, 12/3; 15/3);

Mạnh Phú Tư (Kiên trì phấn đấu cho hiện thực xã hội chủ nghĩa // Độc lập, 13/3);

Hoàng Quân (Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ // Thời mới, 14/3; 15/3; 17/3; 18/3; 19/3; 20/3);

Quang Đạm (Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ // Nhân dân, 15/3; 16/3; 18/3; 19/3; 20/3; 21/3; 22/3; 23/3);

Thiếu Khanh (Cần trở lại một vấn đề // Tổ quốc, 15/3);

Nguyễn Bắc (Cần kiên quyết tiếp tục quét sạch tư tưởng “Nhân văn” // Thủ đô, 15/3; 16/3; 17/3; 18/3);

 Dương Cung (“Lời mẹ dặn” ở đâu ra?// Nhân dân, 16/3);

Phùng Bảo Thạch (Phải kiên trì chống nọc độc tư tưởng của báo “Nhân văn” và các tập “Giai phẩm”: Hãy làm sạch cỏ để trồng hoa // Hà Nội hàng ngày, 16/3);

Hồng Chương (Phản đối thủ đoạn dùng văn thơ để bôi nhọ công cuộc xây dựng miền Bắc // Thống nhất, 16/3);

Trần Duy Ngọc (Cần phơi trần tư tưởng đối lập với Đảng lãnh đạo, đối lập với xã hội chủ nghĩa của Trương Tửu // Hà Nội hàng ngày, 17/3; 18/3; 19/3);

 Tạ Mạnh Tường (Một vài ý kiến của sinh viên chúng tôi đối với cuộc đấu tranh trong văn nghệ hiện nay // Tiền phong, 19/3);

Nguyễn Kim Thản (Đập tan tư tưởng phản động cuả Trương Tửu // Thủ đô, 21/3; 22/3; 23/3);

Thiếu Khanh (Vài ý nghĩ về ý nghĩa cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ của ta hiện nay // Tổ quốc, 22/5);

Bảo Nguyên (Mấy ý kiến về vai trò của văn nghệ và văn nghệ sĩ // Tổ quốc, 22/5);

Hồng Chương (Nói thêm về vấn đề phân rõ địch ta, vạch rõ ranh giới tư tưởng // Tiền phong, 22/3; 26/3);

Đặng Vũ Khiêu (Văn nghệ và sự thực // Cứu quốc, 23/3; 30/3);

Vũ Đức Phúc (Bóc trần khuynh hướng đổi trắng thay đen trong văn học // Thống nhất, 23/3);

Vũ Hải (Những nọc độc của Trương Tửu trong một số vấn đề về lý luận văn nghệ // Hà Nội hàng ngày, 24/3);

Lê Tám (Lê Đạt, đừng làm con nhặng xanh bên bánh xe lịch sử! //Thủ đô, 24/3; 25/3);

Hoài Thanh (Một kẻ nghịch về tư tưởng: Trương Tửu // Nhân dân, 26/3; 27/3);

Nguyễn Kiến Giang (Bẻ gãy ngọn cờ dân chủ tư sản bịp bợm của nhóm Nhân văn // Thủ đô, 27/3; 28/3);

Mạnh Phú Tư (Tự do sáng tác với tình cảm người văn nghệ sĩ // Độc lập, 27/3);

Phùng Bảo Thạch (Trương Tửu đã xuyên tạc lịch sử để đưa ra những luận điểm nghịch với chế độ // Hà Nội hàng ngày, 29/3);

T. Đ. Hoạt (Vứt bỏ cái “tự do” kiểu Nhân văn-Giai phẩm ấy đi! // Thủ đô, 29/3);

Thái Mạc (Người trí thức cần trí thức hơn nữa // Tổ quốc, 29/3);

Ngô Linh Ngọc (Vạch mặt vài luận điệu xuyên tạc của nhóm Nhân văn về tự do của văn nghệ sĩ // Tổ quốc, 29/3);

Nguyễn Mạnh Hào (Đọc sách “Những ngọn đèn”, tập thơ Yến Lan // Thống nhất, 30/3);

− Trong tháng 3: báo Nhân dân đăng tiếp loạt bài Nghiên cứu văn kiện Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân: Quang Đạm (Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại // N.D., 3/3; 4/3; 5/3; 6/3; 7/3; 8/3); Nguyễn Kiến Giang (Liên Xô lãnh đạo phe XHCN là một tất yếu lịch sử // N.D., 10/3);

 

Tháng 4:

− Trong tháng 4: các báo ở Hà Nội tiếp tục đăng tải về đấu tranh tư tưởng văn nghệ:

Chu Thiên (Phan Khôi bên đường lịch sử // Thủ đô, 31/3; 1/4);

Phan Nhân (Thực chất cái gọi là “đi tìm cái mới” của nhóm Trần Dần, Lê Đạt // Nhân dân, 1/4; 2/4);

Vũ Lân (Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa // Thời mới, 31/3; 1/4; 2/4; 3/4; 5/4; 7/4);

Lê Vinh Quốc (“Hãy đi mãi” đến đâu?// Thủ đô, 2/4);

Tạ Đình Đồng (“Nhân văn”, một cơn gió độc // Tiền phong, 29/3; 2/4);

Chiến Kỳ (Cái “mới” rất cũ của Lê Đạt trong “Bài thơ trên ghế đá”// Hà Nội hàng ngày, 3/4; 4/4);

Trần Anh (Đâu là nhân văn?// Thủ đô, 3/4; 4/4; 5/4);

Hoàng Châu Ký (Mắt // Độc lập, 3/4);

Tạ Vũ (Thơ Trần Dần “tìm tòi, sáng tạo” hay là đánh xoáy? // Nhân dân, 4/4);

Phan Ngân Giang (Thanh niên công nhân chúng tôi mong các nhà văn có tinh thần trách nhiệm hơn nữa // Tiền phong, 5/4);

Thiếu Khanh (Mấy ý kiến về cái ‘sự thật’ của nhóm Nhân văn-Giai phẩm // Tổ quốc, 5/4);

Hoài Thanh (Đối với văn nghệ trước cách mạng, tiếp thu phải có phê phán // Nhân dân, 6/4);

Dương Cung (Cái chủ nghĩa “vỗ vai” ấy có tự bao giờ?// Nhân dân, 6/4);

Nguyễn Kim Thản (Những luận điệu xuyên tạc, phiến động của Trương Tửu // Nhân dân, 6/4);

Lưu Quý Kỳ (Nhân việc địch xuyên tạc cuộc đấu tranh của ta chống sai lầm trong văn nghệ: Dừng lại, dốc nguy hiểm // Thống nhất, 6/4);

Hồ Duy Bình (Những luận điệu và hành động có hại cho công cuộc thống nhất tổ quốc // Thủ đô, 7/4);

Hồng Chương (Truyện ‘Bích-xu-ra’, một lối sỉ nhục các dân tộc bị áp bức // Tiền phong, 9/4; 12/4);

Đồ Tân (Họa thơ tự thọ của Phan Khôi // Thủ đô, 10/4);

Phan Cự Đệ (Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu // Độc lập, 10/4);

Ngô Thế Thinh (Những luận điểm của chủ nghĩa xét lại trong con người Trương Tửu // Độc lập, 10/4);

Thiều Quang (Tác hại và tội ác của nhóm ‘Nhân văn’ trong hai năm qua // Hà Nội hàng ngày, 11/4);

Lê Hương Liệu (Lão thành cách mạng hay là phản cách mạng? // Thời mới, 12/4);

Nguyễn Mạnh Hào (Những thủ đoạn xảo quyệt, phản phúc trong sáng tác của nhóm Nhân văn-Giai phẩm // Hà Nội hàng ngày, 12/4);

Phi Trưởng (‘Trái tim’của nhóm Nhân văn-Giai phẩm // Tổ quốc, 12/4);

Hoàng Quân (Đây, người “yêng hùng” của nhóm Nhân văn-Giai phẩm phá hoại // Thời mới, 13/4);

Nguyễn Văn Lộc (Mấy nét về con người Phan Khôi // Hà Nội hàng ngày, 13/4);

Minh Phương (“Anh làm tể tướng, tôi làm vua”// Thủ đô, 13/4);

Nguyễn Lân (Ngọn gió chính nghĩa // Cứu quốc, 13/4);

Tú Mỡ (Lật tẩy cái “tiết tháo” của Phan Khôi // Cứu quốc, 13/4);

Như Phong (Bộ mặt thật của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Nhân dân, 14/4);

Trường Giang (Thụy An, nhân viên tác động tinh thần của nhóm phản động Nhân văn-Giai phẩm // Hà Nội hàng ngày, 14/4);

Lưu Trùng Dương (Không phải vì chân lý, vì tự do mà chính là vì những dục vọng cá nhân bỉ ổi // Thủ đô, 14/4);

Mạnh Phú Tư (Nguyễn Hữu Đang, một tên phá hoại đầu sỏ // Nhân dân, 15/4);

 Xuân Ba (Trần Thiếu Bảo, một tên buôn văn đầu cơ chính trị // Thủ đô, 15/4);

Thư của 304 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa  dự đợt học chính trị từ 3/3 đến 14/4/1958 (‘Chúng tôi nguyện theo lời kêu gọi của Đảng, đi sâu vào đời sống sản xuất và chiến đấu của công nông binh’ // Nhân dân, 16/4);

Bùi Huy Phồn (Chân tướng phản cách mạng của Trương Tửu // Nhân dân, 16/4);

Hưng Việt (Một vài ý nghĩ: Con người Mạnh Thường Quân // Thời mới, 16/4);

Nguyễn Chính (Vạch trần bộ mặt thối tha của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Tiền phong, 16/4);

Hoàng Châu Ký (Bộ mặt thật của Phan Khôi // Nhân dân, 17/4);

Thủy Nguyên (Sở dĩ hôm nay Phan Khôi kịch liệt chống chủ nghĩa xã hội vì hôm qua Khôi đã hết sức bảo vệ chế độ thực dân // Thời mới, 17/4);

Trương Chính (Con người và văn chương // Độc lập, 17/4);

Trương Uyên (Bọn Nguyễn Hữu Đang đã có âm mưu gì đối với báo Thời mới?// Thời mới, 18/4);

Thế Khánh (Trương Tửu, một tên hiện hành phá hoại cách mạng // Thủ đô, 18/4);

Thiều Quang (Nguyễn Hữu Đang, một tay lợi hại cầm đầu tổ chức trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Hà Nội hàng ngày, 19/4; 20/4; 26/4);

Đình Khắc (Bộ mặt thực của tên phá hoại cách mạng Nguyễn Hữu Đang // Thủ đô, 19/4);

Tổ quốc (Trí thức chân chính và những người không xứng đáng là trí thức // Tổ quốc, 19/4);

Ngô Linh Ngọc (Nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm là kỹ sư tâm hồn cho ai? // Tổ quốc, 19/4);

Thiếu Khanh (Chặn bàn tay phá hoại của chúng lại // Tổ quốc, 19/4);

Bùi Huy Phồn (Phá hoại đoàn kết, phản bội dân tộc, đó là chân tướng của nhóm Nhân văn-Giai phẩm // Cứu quốc, 20/4);

Mạnh Phú Tư (Bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, vật chướng ngại trên con đường xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất của dân tộc ta // Thống nhất, 20/4);

Thế Lữ (Phan Khôi đi kháng chiến như thế nào?// Nhân dân, 21/4);

Sỹ Tiến: Vạch mặt bất lương và phản phúc của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Thời mới, 21/4);

Phùng Bảo Thạch (Thêm một trang vào cái “tiểu sử tiết tháo” của Phan Khôi // Hà Nội hàng ngày, 22/4; 23/4);

Phùng Thiện (Thêm vài chi tiết về hoạt động phá hoại của Trần Dần, Lê Đạt // Thủ đô, 22/4);

Phạm Văn Khoa (Tên phản bội Nguyễn Hữu Đang // Nhân dân, 23/4);

Hà Nhân (Ở trong còn lắm điều … dơ! // Thời mới, 23/4);

Xuân Dung (Một con phù thủy tác động tinh thần // Thủ đô, 23/4);

Bàng Sỹ Nguyên (Hệ thống ý thức chính trị phản động của Trương Tửu // Tiền phong, 23/4);

Huy Vân (Chân tướng của cái gọi là “con người Trần Dần”// Nhân dân, 24/4);

Mạnh Phú Tư (Bộ mặt thật của tên phản cách mạng Nguyễn Hữu Đang // Độc lập, 24/4);

Đặng Ngọc Lân, Phan Khắc Thiềm (Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm //Thủ đô, 25/4);

Chính Hữu (Lê Đạt là một phần tử phá hoại ngoan cố, một kẻ thối tha, nhơ nhớp // Nhân dân, 26/4);

Nguyễn Khắc Phi (Tư tưởng phản động của Trương Tửu trong công tác giảng dạy ở đại học // Tiền phong, 26/4);

Thiếu Khanh (Nhóm Nhân văn-Giai phẩm chống  chủ nghĩa xã hội là chống lại tổ quốc // Tổ quốc, 26/4););

Phạm Hổ (Nhóm ‘Nhân văn’ với cái gọi là ‘góp phần giáo dục các em’ // Tiền phong, 30/4);

Nguyệt Tú (Tư tưởng phản động của Thụy An trong bài “Bốn bát gạo, ba bộ áo” // Phụ nữ Việt Nam, s. 56, tháng 4/58);

− Trong tháng 4: Tạp chí Văn nghệ số 11 (Hội LHVHNTVN), số đặc biệt thứ nhất chống Nhân văn-Giai phẩm, với các bài:

Văn Nghệ (Phải quét sạch khuynh hướng tư tưởng tư sản phản động của Nhân văn-Giai phẩm);

Ý kiến đồng chí Trường Chinh về Nhân văn-Giai phẩm;

Hồng Quảng (Tính chất Phan Khôi hay là: ngựa quen đường cũ);

Hoài Thanh (Thực chất tư tưởng Trương Tửu);

Hồng Vân (Lê-nin-nít hay Tờ-rốt-kít?);

Trần Anh (Chân tướng của Phan Khôi);

Vũ Đức Phúc (Ngôn luận và sáng tác của Trần Duy);

Lê Tuấn Việt, Mạc Phi, Cầm Biêu (Kiên quyết chống tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm);

Xuân Hoàng (Thực chất tư tưởng chống Đảng trong thơ Lê Đạt);

Huyền Kiêu (“Con người Trần Dần”, một thủ đoạn chính trị bất lương của nhóm Nhân văn-Giai phẩm);

Phó Biên Cương (Chính họ là những con ngựa già của tư tưởng tư sản phản động);

Lê Kim (Dã tâm chống Đảng của bài “Thi sĩ máy”);

Học Phi (Những luồng gió độc trong ngành kịch nói);

Lưu Hữu Phước (Một số sai lầm trong giới âm nhạc),…

− Trong tháng 4: Tạp chí Văn nghệ quân đội có loạt bài ‘Đấu tranh phê bình’:

Văn Phác (Quét sạch những tư tưởng chống Đảng, chống chế độ trong văn nghệ hiện nay);

Vũ Tú Nam (Sự thực về con người Trần Dần);

Vũ Cao (Ý thức phá hoại và tư tưởng đồi trụy của Hoàng Cầm);

Nguyên Ngọc (Con đường đi của Phùng Quán, con đường sai lầm điển hình của một người viết văn trẻ).

Bài mục khác:

truyện ngắn Xuân Cang (Mất phương hướng), Lê Bầu (Khố xanh khố đỏ), Ngô Thông (Trong núi), Nguyễn Đình Quý (Ông lão mù), Hồng Phi (Tải thương ra trận);

thơ Trinh Đường (Gửi các tác giả cuốn ‘Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội’), Dân Hồng (Xiết chặt bàn tay), Nguyễn Đức San (Giây phút trên đê), Nguyễn Ngọc (Chiếc xe biển đỏ), Phạm Thành (Có chúng tôi), Trọng Khoát (Nhà mới); thơ Tây Nguyên (Đường Bok Hồ, Tạ Minh Hội dịch);

truyện M.Gorki (Con đường hầm, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

− Trong tháng 4: các báo ở Hà Nội đăng lời tự phê bình của Nguyễn Mạnh Tường: Một giai đoạn mới bắt đầu trong đời tôi (Nhân dân, 10/4); Đính chính của ông Nguyễn Mạnh Tường (Nhân dân, 13/4).  

− Ngày 10: Sở Công an Hà Nội tiến hành khám xét và bắt Nguyễn Hữu Đang, Lưu Thị Yến tức Thụy An, Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức vì “đã núp dưới hình thức văn học nghệ thuật để hoạt động chống các chính sách của chính phủ, chống chế độ và từ đó đến nay vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại”. (5)

− Trong tháng 4: báo Nhân dân và các báo khác đăng tiếp loạt bài Nghiên cứu văn kiện Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân:

Đào Duy Tùng (Nâng cao tư tưởng cho kịp với sự chuyển biến của cách mạng // N.D., 3/4; 4/4);

Canh Sinh: Nhìn lại lai lịch của chủ nghĩa tơ-rốt-kít // N.D., 15/4; 16/4; 17/4);

Nguyễn Trịnh (Vấn đề chuyên chính  // Độc lập, 17/4; Nhiệm vụ chuyên chính hiện nay và vị trí của người tư sản dân tộc // Độc lập, 24/4);  

− Trong tháng 4: các báo ở Hà Nội đăng kinh nghiệm chống xét lại, chống phái hữu ở các nước XHCN: Đồng chí Chu Dương nói về vấn đề đẩy mạnh nền văn học nghệ thuật của Trung Quốc ( Nhân dân, 1/4);

Tháng 5:

− Trong tháng 5: Các báo ở Hà Nội tiếp tục đề tài chống Nhân văn-Giai phẩm:

 Nguyễn Đình Thi (Nhà văn với quần chúng lao động // Nhân dân, 1/5);

Tế Hanh (Phan Khôi đi Trung Quốc // Độc lập, 1/5);

Nguyễn Trung Khiêm (Nhắn Phan Khôi // Độc lập, 1/5);

Lê Quý Hiệp (Đập tan tư tưởng phiến động trong bài hát của Tử Phác // Nhân dân, 3/5);

Đỗ Văn Tiến (Đề nghị các văn nghệ sĩ, các cán bộ văn hóa hãy vạch trần những tư tưởng phản động trong tất cả các tác phẩm của nhóm NV-GP // Nhân dân, 3/5);

Triêu Dương (‘Cửa hàng Lê Đạt’, một cửa hàng lậu nguy hiểm, buôn toàn những thứ có hại cho nhân dân // Hà Nội hàng ngày, 3/5; 4/5);

Nam Huy, Phong Thu (Thanh niên khắp nơi lên tiếng kịch liệt phản đối nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Tiền phong, 3/5);

Phạm Huy Thông (Mặt thật của Trần Đức Thảo // Nhân dân, 4/5; 5/5);

Lê Xuân Vũ (Một cuộc đấu tranh vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp thống nhất tổ quốc // Thống nhất, 4/5);

Tạ Đình Dân, Anh Vũ, Đào Viết Thành (Thanh niên khắp nơi kịch liệt phản đối nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Tiền phong, 7/5);

Như Phong (Vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Nhân dân, 11/5; 12/5);

Trịnh Xuân An, Ngọc Cung, Trần Văn Lắm, Trần Kiết Tường, Nguyễn Cao Thương, Vũ Sơn, Phan Huỳnh Điểu, Ngô Thị Liễu, Tống Phước Phổ, Nguyễn Văn Bổng (Tiếng nói anh chị em văn nghệ sĩ tập kết // Thống nhất, 11/5);

Lê Vinh, Kim Hùng (Truy kích đến cùng tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm // Nhân dân, 14/5);

Lê Kim (Phan Khôi 5 lần phản quốc // Độc lập, 15/5);

Đinh Xuân Khoa, Mai Phương (Nhắn Phan Khôi // Độc lập, 15/5);

Trịnh Mai Diêm (Những nọc độc của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm trong ngành điện ảnh của ta // Thời mới, 16/5; 17/5; Những tư tưởng thù địch đối với phim Liên Xô // Thời mới, 20/5);

Nguyễn Vĩnh (Qua cuộc đấu tranh chống bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, chúng ta đã nhận thức được những gì, rút ra những bài học gì? // Tiền phong, 17/5; 21/5);

BS. Hồ Đắc Di (Bảo vệ sự trong sáng của tinh thần yêu nước chân chính xã hội chủ nghĩa // Nhân dân, 18/5);

GS. Trần Hữu Tước (Nhóm Nhân văn-Giai phẩm thật bỉ ổi và nguy hiểm // Nhân dân, 18/5);

GS. Nguyễn Lân (Trường ĐHSP đã nhổ được hai cái gai // Nhân dân, 18/5);

Bùi Huy Phồn (Nhìn chung lại cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm // Cứu quốc, 18/5);

Ngô Quân Miện (Bài học về lòng tin // Độc lập, 22/5);

Mạc Quynh (Vạch mặt chúng nó // Độc lập, 22/5);

GS. Lê Văn Thiêm (Nhóm Nhân văn-Giai phẩm ở trường đại học phải thấy hết tội lỗi của họ // Nhân dân, 25/5);

GS. Ngụy Như Kontum (Qua cuộc đấu tranh này, hàng ngũ ta đã mạnh thêm lên // Nhân dân, 25/5);  

Nguyễn Đình Thi (Phải trở lại con đường ngay thẳng // Nhân dân, 25/5);

Trần Phong (Chống chủ nghĩa tự do vô chính phủ, giữ vững lập trường một người trí thức cách mạng chân chính // Cứu quốc, 25/5);

Tế Hanh (Những tiếng nói bạn bè gửi các văn nghệ sĩ miền Nam Trung Bộ // Thống nhất, 25/5);

Nguyễn Khải (Những vấn đề mà văn nghệ hiện nay cần phải tích cực giải quyết: Học tập và đi vào thực tế // Nhân dân, 28/5);

Tú Mỡ (Nếu chúng nó lãnh đạo // Độc lập, 29/5);

Thiều Quang (Chân tướng những con người “Nhân văn” trước pháp lý: con người Hoàng Cầm // Hà Nội hàng ngày, 29/5);

Huyền Kiêu (Cái ‘mới’ của thực tế chúng ta // Nhân dân, 30/5);

Bích Thuận (Quan niệm “tự do luyến ái” của Nhân văn-Giai phẩm // Phụ nữ Việt Nam s. 57, tháng 5/1958);

Trần Huy Liệu (Chủ nghĩa nhân văn với người cộng sản // Văn sử địa, s. 40, tháng 5/58).

− Trong tháng 5: báo chí đăng lời tự phê bình:

Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Đào Duy Anh tự kiểm thảo (Nhân dân, 19/5; 20/5; 21/5);

Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo (Nhân dân, 22/5; 23/5; 24/5).

 

− Ngày 25: ra mắt số 1 báo Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, tòa soạn ở 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, thư ký tòa soạn Nguyễn Đình Thi; báo 12 trang khổ A3; trên đầu trang nhất, ngoài tên báo “VĂN HỌC, báo của Hội nhà văn Việt Nam. Sáng tác – Phê bình – Thời sự văn nghệ” còn có khẩu hiệu “Vì Tổ quốc. Vì Chủ nghĩa xã hội”.

 Lời ra mắt cho biết, đây là tờ báo của Hội nhà văn VN với tinh thần mới và tên mới, tức là không kế thừa gì, ngược lại, đoạn tuyệt với báo Văn: “Tuần báo Văn trước đây đã bị tư tưởng Nhân văn lũng đoạn, làm cho xa rời đường lối văn học nghệ thuật của Đảng (…) Bên cạnh những sáng tác lành mạnh, báo Văn đã đăng một số bài lệch lạc, chịu ảnh hưởng những tư tưởng thù địch hoặc đề cao chủ nghĩa cá nhân suy đồi, rơi vào những quan điểm của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ. Nguy hiểm hơn nữa, những trang báo Văn đã bị hoen ố vì những bài của nhóm Nhân văn, những bài này dùng mọi cách xảo trá để gieo rắc nọc độc phản lại tổ quốc, phản lại nhân dân, chống lại chủ nghĩa xã hội, chống chế độ và chống Đảng”.

Số 1 có các bài đấu tranh tư tưởng:

Tú Mỡ (Khẩu khí Phan Khôi);

đặc biệt là đăng những lời thú nhận của các cây bút can dự Nhân văn:

Trần Dần (‘Sáng tác của tôi là lời xúc xiểm phiến nghịch, nó có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ’), Lê Đạt (‘Mỗi bài thơ của tôi là một hành động phản bội’);

‘Sổ tay’: Chế Lan Viên (Chân thành của nhà văn); 

‘Đòn bút’: A Châu (Nhân thịt người vị thịt chó, đả kích việc chính quyền miền Nam đề cao hiện tượng Nhân văn-Giai phẩm);

Bài mục khác:

trích truyện dài Võ Huy Tâm (Mở hội nghị sản xuất);

truyện ngắn Chu Văn (Nhường ruộng);

ghi chép của Nguyên Hồng (Những bông hoa của ngày hội lớn);

thơ Lương Thái Khoan (Thăm chồng), Pành Túng (Bỏ áo rách);

trang nghệ thuật: Lưu Trọng Lư (Những đề tài mới trong Hội diễn mùa xuân 1958); Hoàng Châu Ký (Tuồng có khả năng phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa không?); P.V. (Những nghệ sĩ sân khấu mùa xuân 1958);

văn nghệ nước ngoài: truyện ngắn M. Prishvin, L.X. (Ngày công của chú bé Vasia, Bùi Hiển dịch); Phí Lễ Văn, TQ. (Quyết tâm đi vào lao động), Bạch Ngụy, TQ. (Nhà văn mãi mãi thuộc về nhân dân lao động);

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn nghệ (Hội LHVHNTVN) số 12, số đặc biệt thứ hai về chống Nhân văn-Giai phẩm, với các bài:

Văn nghệ (Vạch mặt nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm);

Nguyễn Công Hoan (Hành động và tư tưởng phản động của Phan Khôi cho đến thời kỳ toàn quốc kháng chiến);

Đào Vũ (Tính cách vô lại và bộ mặt chính trị nhơ nhớp của Phan Khôi ngày nay);

Bùi Huy Phồn (Trương Tửu, một tên phản cách mạng đội lốt mác-xít);

Vũ Đức Phúc (Mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc);

Hồng Vân (Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang);

Đỗ Nhuận (Bộ mặt thực của Trần Dần trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm);  

Những lời thú nhận bước đầu của một số phần tử Nhân văn-Giai phẩm: Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.

Ý kiến văn nghệ sĩ phản đối Nhân văn-Giai phẩm: Thư của 304 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa; Tú Mỡ, Hằng Phương, Đoàn Văn Cừ, Trần Văn Cẩn, Hoàng Xuân Nhị, Tạ Phước, Trọng Loan, Văn An, Tô Hải, Cao Sơn, Xuân Thịnh, Trần Dư, Phạm Văn Chừng, Dzoãn Mẫn, Phạm Ngữ, Hoàng Dương, Thế Lữ, Bửu Tiến; Thanh Hương.

Một số nhà văn tự phê bình: Nguyễn Tuân (Nhìn rõ sai lầm), Nguyễn Huy Tưởng (Thấy lại phương hướng của Đảng), Kim Lân (Tôi đã viết “Ông lão hàng xóm” trong tình trạng tư tưởng nào?), Đoàn Giỏi (Một cách nhìn và phản ánh thực tế đen tối  [nói về Thao thức]),…

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn nghệ quân đội có loạt bài ‘Đấu tranh phê bình’:

Nguyễn Khải (Những bài học của đấu tranh cách mạng),

Lương Ngọc Trác (Lời nói và việc làm của Tử Phác),

Hữu Mai (Để rõ thêm chân tướng phản động của Trần Dần),

Từ Bích Hoàng (Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số cầm đầu trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm).

Bài mục khác:

bút ký Lưu Văn Lợi (Những chuyện thần thoại mới);

Quang Huy (Mặt trận mới, ghi chép), Hoài Tuân (Nhớ những ngày C.1, hồi ký); truyện Lê Khâm (Chắp mối, trích truyện dài ‘Bên kia biên giới’);

thơ Nguyễn Trọng Oánh (Ân tình), Kinh Kha (Trở lại luống cày), Chu Mai Niệm (Tiễn các anh đi), Vân Long (Phục viên), Phù Thăng (Những ngọn hải đăng), Văn Liêu (Chiềng Khương);

hồi ký R. Karmen (Ánh sáng trong rừng thẳm),…

Tháng 6:

− Ngày 5: báo Văn học số 2:

xã luận (Phấn khởi đi vào quần chúng công nông binh);

‘Nọc độc trong sáng tác của nhóm Nhân văn-Giai phẩm’: Hoàng Cầm (Tôi đã là ‘sứ giả’ của tư sản phản động khoác áo ‘đòi tự do, nhân phẩm’), Trần Lê Văn (Bài ‘Không sợ địch lợi dụng’ thực chất là một bài xã luận chính trị phản động), Sỹ Ngọc (Bức tranh đả kích anh Hoài Thanh là một dã tâm ác độc, xuyên tạc sự thật), Chu Ngọc (Trong khi viết là lúc lòng tôi đen tối nhất, tôi cũng đã thấy là xuyên tạc rồi), Tử Phác (Tôi từ cuộc đời cũ đi vào cách mạng và kháng chiến như một giấc mộng).

‘Sổ tay’: Nguyễn Khải (Đức tính khiêm tốn của những người mới viết);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Chó Mỹ cút đi!);

‘Bảo nhau’: A Châu (Chuyện anh Lách anh Luồn);

thơ Chế Lan Viên (Đi ra ngoại ô), Tín Hiền (Lời nói cuối cùng);

truyện ngắn Nguyễn Văn (Cô gái địch hậu), Minh Đệ (Giọt nước);

truyện Võ Huy Tâm (Mở hội nghị sản xuất);

bút ký Nguyễn Hiền (Những chiến sĩ đồng ruộng);

nghệ thuật: Đỗ Nhuận (Bàn về ca kịch mới), Trần Bảng (Vài ý nghĩ về chèo nhân xem vở ‘Lưu Bình-Dương Lễ’);

thời sự văn nghệ: Nguyễn Đình Thi (Chặn đường bọn phát-xít lại! Các nhà văn hóa Pháp chân chính, chúng tôi ở bên các bạn!); tường thuật (dịch) Buổi chiêu đãi của TƯ ĐCS LX chào mừng  giới trí thức Xô-viết tại điện Krem-lin, 8/2/1958. 

− Ngày 5: Hội Liên hiệp VHNTVN tổ chức cuộc họp trên 1.000 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa tại câu lạc bộ Lao động (Hà Nội), Đặng Thai Mai (chủ tịch Hội LHVHNTVN) khai mạc. Buổi sáng, Tố Hữu (Phó chủ tịch Hội LHVHNTVN) đọc báo cáo tổng kết Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ. Buổi chiều, Nguyễn Đình Thi (Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội LHVHNTVN) đọc dự thảo nghị quyết của BCH Hội LHVHNTVN về cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn-Giai phẩm; các văn nghệ sĩ và trí thức: Thế Lữ, Thanh Tịnh, Hồ Đắc Di, Phạm Huy Thông, Tú Mỡ, Nguyễn Phương Danh, Đỗ Nhuận, Ái Liên, Lương Xuân Nhị, Văn Phác, Nguyễn Văn Tỵ … phát biểu hoan nghênh; những nhà văn từng phạm sai lầm như Nguyễn Tuân, Tô Hoài phát biểu nhất trí với những nhận định trong báo cáo tổng kết và nghị quyết; Văn Cao phát biểu tự kiểm thảo; Hoàng Cầm phát biểu thú nhận tội lỗi. Cuối cùng, toàn thể văn nghệ sĩ có mặt đã thông qua bản nghị quyết.(6) 

− Từ ngày 5 đến ngày 12: Hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc; tại lễ bế mạc, Phó Thủ tướng Trường Chinh yêu cầu: “Công tác văn hóa phải có Đảng tính. Văn hóa phải phục tùng chính trị, phục vụ công nông binh”.(7)

 

 

− Ngày 15: báo Văn học số 3: phản ánh lễ tổng kết chống Nhân văn-Giai phẩm:

Nghị quyết của Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam;

Tố Hữu (Tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn-Giai phẩm: Ba năm đấu tranh, ba năm thử thách);

Những ý kiến phát biểu trong cuộc tổng kết: Bs. Hồ Đắc Di (“Phân biệt trắng đen, bảo vệ chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa vô cùng cao quý”); Văn Phác, chủ nhiệm Văn nghệ quân đội (“Đấu tranh tư tưởng phải triệt để và nắm vững nguyên tắc tổ chức”); Văn Cao (Tự kiểm thảo của nhạc sĩ Văn Cao);

tường thuật: Huyền Kiêu (Một ngày vui thắng lợi);

tin VNTTX (Một nghị quyết mới về âm nhạc của Trung ương Đảng CS Liên Xô);

truyện Võ Huy Tâm (Mở hội nghị sản xuất), Trần Lanh (Bạn mới),(8)

thơ Tú Mỡ (Con trâu của chiến sĩ Thơi), Bàn Tài Đoàn (Giấc mơ), Đại Thủy (Trở về),

thơ Madeleine Riffaud (Viết cho người biệt xứ; Hình ảnh, Tế Hanh dịch và giới thiệu);

thơ văn đả kích: Hoa Thu (Diệm sợ tuyên truyền hay sợ chính nghĩa?);

Bửu Tiến (Kịch nước ngoài trên sân khấu ta trong 3 năm qua); Đỗ Nhuận (Nhạc sĩ với kỹ thuật và cuộc sống);

− Ngày 25: báo Văn học số 4:

truyện Võ Huy Tâm (Mở hội nghị sản xuất), Xuân Vũ (Trong lòng đất);

thơ Nguyễn Trọng Oánh (Chuyện cũ dân lèn), Huy Huyền (Trong mưa), Hoài Nam (Chiều đồng cỏ);

mở mục “Người mới-Cuộc sống mới’: Hồng Đĩnh (Bức thư của một thuyền trưởng tàu kéo biển), Tú Mỡ (Chiến sĩ Vũ Thị Tú chữa bệnh ngủ gật), Phan Văn Tại (Người và cảnh biên phòng);

văn thơ đả kích: Chu Hà (Gà cho chủ bút báo Mỹ), Lê Kim (Ai hơn ai?);

‘Sổ tay’: Thạch Hãn (Đi vào thực tế);

‘Đọc sách báo’: Tô Hoài (Mùa hoa dẻ  của Văn Linh, Phá đám của Vũ Bão); Kỳ Phong (Gà mái hoa, truyện thơ Võ Quảng); Vũ Tú Nam (Nhìn qua cuộc vận động sáng tác trong quân đội);

thời sự văn nghệ: Thư của 10 nhà văn Ấn Độ, Trung Quốc, A-rập, Liên Xô, Nhật Bản tại Moskva, kêu gọi các nhà văn Á-Phi hướng tới Hội nghị nhà văn Á-Phi lần thứ 2, sẽ họp tại Tashkent; Phan Huỳnh Điểu (Tiếng nói chúng tôi); Nguyễn Lân Tuất (Cuộc đấu tranh chống ‘âm nhạc màu vàng’ ở Trung Quốc),…

 

 

 

− Trong tháng 6: Các báo ở Hà Nội tiếp tục đề tài chống Nhân văn-Giai phẩm:

 Hoài Thanh (Tại sao họ có thể đi vào con đường sa đọa nhanh chóng? Thư gửi một người bạn miền Nam // Thống nhất, 1/6);

Nguyễn Công Hoành, giáo viên trường học sinh miền Nam (Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo chưa thành khẩn // Nhân dân, 3/6);

Nh. P. (Về những bản tự kiểm thảo của mấy phần tử Nhân văn-Giai phẩm: Bào chữa quanh co chẳng ích gì! // Nhân dân, 4/6);

Hải Nam (Cùng một ruộc, họa thơ // Độc lập, 5/6);

Gs. Nguyễn Hoán (Trần Đức Thảo vẫn che dấu chân tướng bằng những luận điệu lừa bịp quanh co // Thời mới, 6/6; 7/6);

Trần Thanh Lý (Bài tự kiểm thảo của ông Đào Duy Anh viết dài mà chưa nói được hết ý // Hà Nội hàng ngày, 6/6);

Thiều Quang (Bài tự kiểm thảo của Trần Đức Thảo chưa thỏa mãn dư luận quần chúng nhân dân // Hà Nội hàng ngày, 7/6);

Xã luận (Tiến lên giành thắng lợi mới trên mặt trận văn nghệ và tư tưởng // Nhân dân, 8/6);

Bùi Huy Phồn: Học tập và đi vào thực tế: công tác trước mắt của người văn nghệ hiện nay // Cứu quốc, 8/6);

Nguyên Ngọc (Học tập và đi vào thực tế. Trả các nhà văn trẻ trở về với cơ sở sản xuất và công tác của họ // Nhân dân, 11/6);

Hàm Minh (Gián điệp Thụy An (họa thơ) // Độc lập, 12/6);

Vũ Tú Nam (Học tập và đi vào thực tế. Văn nghệ chúng ta cần tiến cho kịp với tình hình // Nhân dân, 13/6);

Nguyễn Lân (Nhân cuộc kiểm thảo của mấy giáo sư đại học: Góp ý kiến về vấn đề người trí thức tự cải tạo // Cứu quốc, 15/6);

Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Kim Thản (Cần vạch rõ thực chất tư tưởng của Trương Tửu // Nhân dân, 17/6; 18/6);

Ngô Vi Luật (Trần Đức Thảo chưa bộc lộ hết tội lỗi // Tiền phong, 18/6; 21/6);

Chu Thiên (Trần Đức Thảo cần nhận rõ tội lỗi của mình // Độc lập, 19/6);

Lê Dân (Nhắn Trần Đức Thảo, họa thơ // Độc lập,19/6);

Võ Huy Tâm (Văn nghệ học tập và đi vào thực tế: Mời các bạn ra vùng mỏ // Nhân dân, 22/6);

Vương Hoàng Tuyên (Ông Đào Duy Anh chưa thành khẩn kiểm thảo // Thời mới, 25/6);

Lê Lôi (Vấn đề tình yêu trong sáng tác âm nhạc gần đây // Văn học, 25/6);

D. và T. (Văn nghệ sĩ miền Bắc góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà như thế nào?// Nhân dân, 26/6);

− Trong tháng 6: Tạp chí Văn nghệ số 13 (từ số này Thư ký tòa soạn là Hoài Thanh, thay vị trí cũ của Nguyễn Đình Thi) vẫn dành phần đáng kể cho đề tài chống Nhân văn-Giai phẩm:

Tố Hữu (Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ, tiếp, hết);

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (Nghị quyết của Ban chấp hành);

Xuân Diệu (Những biến hóa của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt);

Minh Huệ (Tình người như thế thì soi dặm đường thế nào được?).

Bài mục khác:

chèo cổ (Lưu Bình-Dương Lễ, Hàn Thế Du cải biên);

A. Bocharov (Demian Bednyi, 1883-1945, Đào Xuân Quý dịch);

Hoàng Anh Đường (Viết cho thiếu nhi như thế nào?);

Lưu Quang Thuận (Truyện Kiều trên sân khấu ca kịch);

Bửu Tiến (Kịch nói trong hội diễn);

Huy Cận (Sân khấu chúng ta cần gắn chặt hơn nữa với đời sống của nhân dân);

Điểm sách: Nguyên Ngọc (‘Thanh niên học tập sáng tác’ của Trần Thanh Mại), Bàng Sĩ Nguyên (‘Truyện một người bị bắt’ của Vũ Cao),…

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội số 6/58:

có các bài chống Nhân văn-Giai phẩm:

Hồng Cương (Cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn nghệ hiện nay);

Nguyên Ngọc (Viết về người bộ đội trong hòa bình, một hình ảnh tiêu biểu của con người mới);

Vũ Tú Nam (Vài nhận xét về cuốn “Người người lớp lớp” của Trần Dần).

Bài mục khác:

Xuân Cang (Một ngày, ghi chép);

kịch vui Chu Nghi (Con ngựa số 6);

thơ Đào Anh Kha (Em đi báo báo), Huy Huyền (Đổi thay), Bút Ngữ (Anh du kích đường 5);

truyện ngắn Phúc Tân (Lính mới);

Thanh Tịnh (Tuổi thơ ấu nhìn tương lai, nhận xét nhỏ),…

− Trong tháng 6: các báo ở Hà Nội nêu việc đấu tranh tư tưởng ở quy mô quốc tế: 

Ông Trường Chinh, Uv BCT, đã nói về cuộc đấu tranh chống phát-xít của nhân dân Pháp hiện nay. Ông Lê Duẩn, Uv BCT, đã nghiêm khắc phê phán bản dự thảo cương lĩnh Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư (Thời mới, 2/6);

 Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, Uvdk. BCT TƯ ĐCSTQ, Tổng BT, tc. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) // Thời mới, 10/6; 11/6; 12/6; 13/6; 14/6;

Luận điểm sai lầm về vấn đề Việt Nam trong dự án cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư // Hà Nội hàng ngày, 11/6;

Phải đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (dịch xã luận Nhân dân nhật báo Bắc Kinh 4/6/58) // Thời mới, 15/6; 16/6; 17/6; 18/6;

Vạn Lý (Một cuộc đấu tranh vĩ đại chinh phục tự nhiên của nhân dân Trung Quốc − về phong trào 4 diệt: ruồi, muỗi, chuột, chim sẻ − // Thời mới, 29/6);   

Tháng 7:

− Ngày 2 và 3: Hội nghị toàn thể lần thứ tư BCH Hội nhà văn VN; 21 ủy viên có mặt (Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Đoàn Giỏi, Tế Hanh, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Hoàng Tích Linh, Sao Mai, Xuân Miễn, Tú Mỡ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Sanh, Mộng Sơn, Nguyễn Đình Thi, Anh Thơ, Hoàng Trung Thông, Bửu Tiến, Nam Trân, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng), 4 ủy viên vắng mặt (Cầm Biêu, Nông Quốc Chấn, Tố Hữu, Phạm Huy Thông); tổng thư ký Hội LHVHNTVN Hoài Thanh tham dự.

 

Việc thứ nhất: Tô Hoài thay mặt Ban thường vụ báo cáo về những sai lầm trong công tác lãnh đạo, “bộ phận lãnh đạo dần dần bị khuynh hướng tư tưởng Nhân văn lũng đoạn nghiêm trọng về mọi mặt. Những phần tử Nhân văn ở rải rác trong các bộ phận Hội nhà văn đã câu kết với nhau dùng những thủ đoạn hiểm độc để phá hoại”… “Trên báo Văn từ chỗ mờ nhạt hình ảnh công nông binh đến chỗ đăng những bài xấu, chống chế độ như Lời mẹ dặn của Phùng Quán, Đống máy của Minh Hoàng, Ông Năm Chuột của Phan Khôi, Hãy đi mãi của Trần Dần…đến cả những tranh đả kích xuyên tạc của Trần Duy, những tin tức văn học miền Nam có tính chất tác động tinh thần. Ở nhà xuất bản Hội nhà văn đã cho in một số sáng tác xấu của Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi, những sách dịch xuyên tạc, những bài tựa trắng trợn chống đường lối văn nghệ của Đảng. Trong hoạt động câu lạc bộ lúc đầu chỉ là những cuộc nói chuyện trình bày kinh nghiệm sáng tác đúng đắn, đã đi đến những cuộc họp lung tung để cho bọn phá hoại công khai đả kích vào chế độ ta. Trong việc sử dụng Quỹ văn học, ngoài những việc cho vay đúng đắn, đã để cho bọn xấu đua nhau chia tiền sử dụng trong những mục đích không chính đáng”. Sau đó, Nguyễn Công Hoan và Tô Hoài tự phê bình. Tô Hoài nhấn mạnh quan niệm nghệ thuật lệch lạc trong các bài báo và trong công tác của mình. Nguyễn Công Hoan tự phê bình nghiêm khắc những thiếu sót nặng nề về trách nhiệm trong vị trí chủ tịch Hội và trong vị trí chủ nhiệm báo Văn, trong những bài đăng ở mục Nói hay đừng do mình phụ trách. Các phát biểu của Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Trân, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân… làm rõ sai lầm của Ban thường vụ là do mất phương hướng trong đấu tranh tư tưởng, do lối làm việc thiếu ý thức tập thể, thiếu nguyên tắc về tổ chức.

Việc thứ hai: Nguyễn Đình Thi trình bày đề án chấn chỉnh tổ chức. 1/ Về thi hành kỷ luật đối với một số người trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm, Ban chấp hành Hội quyết định: a/ Khai trừ vĩnh viễn ra khỏi Hội: Thụy An, Trương Tửu, Phan Khôi; b/ Khai trừ trong thời hạn ba năm: Trần Dần, Lê Đạt, đình chỉ xuất bản, phổ biến tác phẩm của những người này trong các cơ quan xuất bản, báo chí của Hội trong 3 năm; c/ Cảnh cáo trong nội bộ Hội: Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Hoàng Yến, Thanh Châu, Trần Lê Văn, Hữu Loan, Huy Phương, Phan Vũ, Chu Ngọc, Nguyễn Khắc Dực, Trúc Lâm, Phùng Quán, đình chỉ xuất bản và phổ biến tác phẩm của những người này trong các cơ quan xuất bản, báo chí của Hội trong 1 năm; d/ Khai trừ Hoàng Cầm ra khỏi Ban chấp hành và để cho Hoàng Tích Linh rút ra khỏi Ban chấp hành. 2/ Hội nghị biểu quyết bổ sung vào Ban chấp hành 5 ủy viên: Hoài Thanh, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm, Nguyên Ngọc, Phạm Ngọc Truyền. 3/ Về chấn chỉnh các cơ quan của Hội: a/ Toàn Ban chấp hành chính thức cử Nguyễn Đình Thi làm Thư ký tòa soạn và cùng Ban Thường vụ mới lập một Ban biên tập cho tờ báo báo Văn học. b/ Hội nghị quyết định đình chỉ hoạt động của Nhà xuất bản Hội nhà văn, giao Ban Thường vụ Hội làm việc với Bộ văn hóa để thành lập một Nhà xuất bản văn học của Nhà nước, và Nhà xuất bản Hội nhà văn sẽ hợp nhất vào đó. c/ Giao Quỹ văn học cho Ban thường vụ mới quản trị; giải tán các ban Nghiên cứu sáng tác, ban Văn học nước ngoài, giao các công tác này cho các ủy viên thường vụ phụ trách. 

Việc thứ ba: Nguyễn Đình Thi trình bày đề án công tác 6 tháng cuối 1958, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục đấu tranh tư tưởng, tổ chức đi vào thực tế quần chúng lao động. Ngoài ra, hội nghị còn bàn các việc: tổ chức học chính trị cho nhà văn, nghiên cứu quy chế quỹ văn học, chuẩn bị kết nạp các đợt hội viên sau, liên lạc với các hội nhà văn các nước anh em và nước ngoài.

Cuối cùng, hội nghị biểu quyết bầu ra một Ban Thường vụ mới gồm: Nguyễn Văn Bổng, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Xuân Miễn, Tú Mỡ, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông; và sau đó đã cử Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội.(9)

Ngày 5: báo Văn học số 5:

xã luận (Tích cực phát triển thắng lợi của cuộc đấu tranh trong văn nghệ);

tường thuật Hội nghị lần 4 BCH Hội;

Nguyễn Văn Bổng (Các anh các chị sửa soạn lên đường);

truyện Võ Huy Tâm  (Mở hội nghị sản xuất);

thơ Hoàng Minh Châu (Cô giáo làng), Huy Cận (Đêm xuân này), Huyền Kiêu (Mùa phượng mới);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Châu Diên (Qua sông), Đinh Văn Phát (Bà đỡ già), Tú Mỡ (Thầy bói phản tỉnh);

thơ văn đả kích: Võng Thị (‘Ngân hàng tài tử’ hay cửa hàng Tú Bà);

A Châu (Bảo nhau);

‘Điểm sách’: Hà Minh Tuân (Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội), Thạch Hãn (Hoàng Việt thi văn tuyển), Tô Hoài (Chị Thắm, tập truyện ngắn Châu Diên);

 ‘Sổ tay’: Bửu Tiến (Người diễn viên và cuộc sống);

Nguyễn Hữu Hiếu (Công tác tuyên truyền âm nhạc dân gian), Lưu Trọng Lư (Vấn đề khai thác vốn cổ và hình thức dân tộc); Hương Nhu (Xem triển lãm ‘Di tích lịch sử Hà Nội’ do Sở văn hóa Hà Nội tổ chức);

truyện dịch Đêm về nhà của Ngải Vu (Trung Quốc); Nam Trân (Kỷ niệm các văn hào thế giới: J. Milton); I. Senvinski (Lời phản kháng của một nhà thơ),…

Ngày 5: bế mạc lớp học chính trị do Tiểu ban văn nghệ trung ương Đảng và Hội LHVHNTVN mở từ 20/6 đến 5/7 cho 170 văn nghệ sĩ học lý luận về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; Võ Hồng Cương trong ban phụ trách lớp nhận xét kết quả nhận thức tư tưởng sau khóa học; các văn nghệ sĩ Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Hoàng Cầm phát biểu về những điều thấm thía nhất qua lớp học và hứa sẽ củng cố thêm nhận thức trong đợt đi thực tế sắp tới.(10)

Ngày 6: tại câu lạc bộ quân nhân trong hai tối 29/6 và 6/7, Trường Chinh nói chuyện về cách mạng văn hóa tư tưởng: phải quét sạch văn hóa thù địch (của đế quốc, phong kiến, tư sản), sử dụng mọi thành tựu văn hóa dân tộc và thế giới, học tập văn hóa Liên Xô và các nước anh em, xây dựng văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức; phải cải tạo tư tưởng cho cán bộ, nhân dân theo lập trường chính trị của giai cấp công nhân, v.v…(11)

Ngày 7: khai mạc Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ hai, trong đó có 11 chiến sĩ ngành văn nghệ: Võ Huy Tâm, Nguyên Ngọc (nhà văn), Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước (nhạc sĩ), Nguyễn Cao Thương (họa sĩ), Ngọc Cung (tác gia kịch bản), Doãn Nho (văn công quân đội), Ngô Thị Liễu, Nguyễn Nho Túy (nghệ sĩ tuồng LK5), Dương Ngọc Thạch (diễn viên cải lương Nam Bộ), Chu Văn Thức (diễn viên chèo trung ương).

 

Ngày 10: Xưởng phim Việt Nam gặp mặt một số văn nghệ sĩ và nhà báo trao đổi về viết kịch bản phim tài liệu và phim truyện; các nhà văn hưởng ứng việc xây dựng nền điện ảnh Việt Nam non trẻ, khuyến khích nhau viết kịch bản phim hoặc chuyển thể truyện và kịch của mình sang kịch bản phim.(12)

Ngày 13: Hà Nội, câu lạc bộ Lao động, buổi tối, lễ tiễn chân văn nghệ sĩ đi thực tế đời sống công nông binh. Tổng thư ký Hội LHVHNTVN Hoài Thanh đọc lời chào mừng những người sắp lên đường; “Không có sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo kiên quyết mà rất linh hoạt, rất thể tất nhân tình của Trung ương Đảng và Chính phủ, không thể có đợt đi vào thực tế tương đối quy mô như đợt đi này”. Trường Chinh, thay mặt TƯ Đảng LĐVN và Chính phủ, báo tin TƯ Đảng đã thông tri cho các đảng bộ và chính quyền địa phương biết và giúp đỡ văn nghệ sĩ đi thực tế. Bùi Kỷ thay mặt TƯ Mặt trận Tổ quốc hoan nghệnh đợt đi. Hoàng Trung Thông nói niềm phấn khởi và quyết tâm của những anh chị em sắp đi.(13)

Ngày 14: Ban bí thư TƯ ĐLĐVN ra chỉ thị số 95-CT/TW về việc hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế trong đợt sáu tháng cuối năm 1958. (14)

Ngày 15: báo Văn học số 6:

công bố thành phần Ban biên tập tuần báo Văn học gồm Nguyễn Văn Bổng, Tế Hanh, Mai Văn Hiến, Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi, Bửu Tiến, Hà Minh Tuân; thư ký tòa soạn: Nguyễn Đình Thi.

Trong số này:

xã luận (Những con người mới của thời đại);

bút ký Nguyễn Văn Bổng (Tháng bảy năm nay);

Thanh Huyền (Một số thơ ca đấu tranh của đồng bào miền Nam);

thơ Vương Linh (Nhớ con), Lưu Trọng Lư (Một bầy ong vĩ đại);

truyện ngắn Đỗ Trọng Tâm (Thảo nào…);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Xuân Trình (Chị Lường), Nguyễn Huân (Leo giây qua sông);  

văn thơ đả kích: Võng Thị (Một cục; Hộp đêm Đông Kinh), Tú Sụn (Ngô giả ngọng);

‘Phê bình’: Nguyễn Đình (Gửi miền Bắc, thơ Tế Hanh), Tô Hoài (‘Dâu con’ truyện Huy Khoát, Nxb. Phụ nữ; Ma chài, Phùng Chúc Phong. Nxb. Phổ thông); Hương Nhu (Những lá tâm thư trước mặt);

Nguyễn Văn Tỵ (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1958); Đỗ Nhuận (140 năm sinh S. Moniuszko); Trần Kiết Tường (Đi vào thực tế là nguyện vọng tha thiết của anh em nhạc sĩ chúng ta);

Bảy bài từ của Mao Trạch Đông (Hoàng Trung Thông dịch và giới thiệu); bút ký H. Alleg, Algérie (Tra tấn, Xuân Tửu trích dịch);

Từ 17 đến 21: có thêm 58 văn nghệ sĩ đi thực tế, chia làm 14 tổ: 1 tổ đi nông trường Điện Biên do Nguyễn Huy Tưởng phụ trách; 1 tổ đi Hòn Gai-Cẩm Phả do Nguyễn Xuân Sanh và Trinh Đường phụ trách;  1 tổ đi nhà máy xi-măng và cảng Hải Phòng do Nguyên Hồng và Vương Lan phụ trách; 1 tổ đi nhà máy dệt Nam Định do Lê Minh phụ trách; 2 tổ đi các tổ đổi công và hợp tác xã ở Hải Dương do Bùi Hiển và Đào Vũ phụ trách; 2 tổ đi các tổ đổi công và hợp tác xã ở Thái Bình do Hoàng Trung Thông và Trần Vượng phụ trách; 4 tổ đi tập đoàn đánh cá Cửa Hội và các nông trường, cơ sở sản xuất miền Nam tập kết do Ngô Quang Thắng, Đoàn Giỏi, Xuân Vũ, Nguyễn Quang Sáng phụ trách. Những người can dự Nhân văn-Giai phẩm bị khai trừ có thời hạn khỏi các Hội cũng được tham gia đợt đi thực tế này. (15)   

Ngày 25: báo Văn học số 7:

truyện ngắn: Mộng Sơn (Một đêm tháng bảy);

thơ: Tế Hanh (Bài thơ tháng bảy), Tú Mỡ (Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai);

kịch: Hải Hồ (Chiếc xe đạp);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Thế Hảo (Bất ngờ), Nguyễn Tấn Thọ (Tiếng hát của em bé miền Nam);

văn thơ đả kích: Võng Thị (Tắc tị);

A Châu (Bảo nhau);

‘Sổ tay’: Nguyễn Văn Bổng (Đề tài về đấu tranh thống nhất nước nhà), Hương Nhu (Ý nghĩa một cuộc tiễn đưa);

‘Điểm sách’: Tô Hoài (Mùa đông, truyện Vũ Tú Nam);

Hoàng Kiệt (Gửi các bạn họa sĩ và điêu khắc gia thân mến ở miền Nam nhân Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1958); Lân Tuất (Vài nét về âm nhạc các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô-viết);

“thơ đầu đường” của Điền Gian, Trung Quốc (Trần Hữu Thung dịch và giới thiệu),…

Trong tháng 7: Tạp chí Văn nghệ, s. 14:

các bài về đấu tranh tư tưởng:

Tố Hữu (Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, tiếp, hết);

Nguyễn Văn Bổng (Đi sâu vào đời sống công nông binh, – con đường của văn nghệ chúng ta);

Xuân Diệu (Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao);

Trần Dũng Tiến (Một số sáng tác của Nguyễn Thành Long);

Lê Văn Kiều (Đọc André Stil: Nhà văn cách mạng viết theo đường lối của Đảng như thế nào?);

thơ Huy Cận (Tặng đồng chí Nguyễn Tấn Anh; Em bé và mặt trăng), Đào Anh Kha (Gia-mi-la);

nghiên cứu của Vũ Đình Liên (Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu);

Trần Văn Cẩn (Honoré Daumier, 1808-79, họa sĩ châm biếm Pháp);

truyện ngắn A. Seghers, CHDC Đức (Nơi ẩn náu, Bùi Hiển dịch);

Trong tháng 7: Văn nghệ quân đội, s. 7/58:

xã luận (Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta);

bút ký Bách Việt (Lòng miền Nam), Nguyễn Viết Thành (Trở lại Điện Biên);

truyện ngắn Lê Khánh (Cái vui của một tổ đo đạc nhỏ), Thiên Nhiên (Trở về), Nguyễn Minh Châu (Con gái tôi), Thanh Tịnh (Bài tập đọc đầu tiên);

thơ Hoàng Minh Châu (Chiến sĩ nuôi quân), Lê Đình Dư (Cái địa bàn), Ngọc Minh (Soi gương), Trần Phương Thúy (Cô bé em tôi);

tiểu luận Trần Độ (Tính chất giả tạo sống sượng của những nhân vật trong “Người người lớp lớp” và nội dung tư tưởng lạc hậu của tác giả); Xuân Thiêm (Cái mới trong con người bộ đội hiện nay); Bửu Tiến (Về vở kịch “Đầu sóng ngọn gió”); P.V. (Chung quanh phim ‘Khi đàn sếu bay qua’), v.v…

Trong tháng 7: tin và bài về đấu tranh tưởng trên các báo khác ở Hà Nội:

Thông tin: Ô. Giám đốc Nha GDPT cho biết: một trong những công tác chủ chốt là bồi dưỡng cải tạo tư tưởng cho cán bộ giáo viên (Hà Nội hàng ngày, 2/7);

Thông tin: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị văn hóa toàn quốc: một trong những nhiệm vụ công tác văn hóa của Hà Nội là cải tạo về căn bản những cơ sở văn hóa của tư nhân: các nhà xuất bản, nhà in, rạp chiếu bóng, trường nhạc, lớp vẽ, hiệu sách, hiệu ảnh (Hà Nội hàng ngày, 3/7);

Bình luận: Chấn chỉnh tổ chức các hội văn học nghệ thuật để đảm bảo cho hàng ngũ văn nghệ của ta được trong sạch (Nhân dân, 6/7);

T. Đ.: Đồng ruộng, nhà máy đang chờ các văn nghệ sĩ (Độc lập, 10/7);

Bình luận: Yêu cầu cấp thiết của văn nghệ sĩ hiện nay là học tập chính trị và đi vào thực tế (Nhân dân, 13/7);

Đào Hoài Nam: Mấy ý kiến về tính chất cuộc cách mạng văn hóa và cách mạng tư tưởng hiện nay (Tổ quốc, 16/7);

Chiêm Tế: Tôi đã học tập được gì trong phong trào đấu tranh tư tưởng ở trường đại học (Tổ quốc, 16/7);

Chu Thiên: Học tập chính trị là tự cầm lấy đuốc soi thực tế (Độc lập, 24/7);

Tháng 8:

Ngày 5: báo Văn học số 8:

truyện ngắn Hồng Vũ (Người chỉ huy chống lụt);

thơ Xuân Hoàng (Gặp gỡ), Minh Huệ (Cầu mới), Chân Phương (Quyết tâm thực hiện vụ mùa thắng lợi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vinh Thanh (Bước vào thực tế), Trương Anh Thụ (Chạy đua với bão táp), Lê Chiêm (Những người bạn trẻ chăn lợn);

thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Hoan hô I-rắc; Nói chuyện I-rắc với Ngô Đình Diệm), Đức Vĩnh (Cút ngay về Mỹ);

Người Yêu Người (Bảo nhau);

Tô Hoài (Một số ý nghĩ quanh vấn đề đi vào thực tế);

điểm sách: Mạnh Phú Tư (Biển động, Tất Vinh, Nxb. Thanh Niên), Tô Hoài (Hai quyển sách ‘Chó điên giữa chợ’ và ‘Thầy nào tớ ấy’ của Nxb. Phổ thông);

Vốn cổ’: Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ lục tỉnh);

truyện dịch của Kha-svi-nô, Ý (Số phận một khẩu đại bác Mỹ, Lê Viết Thụ dịch qua chữ Hán); Viên Văn Thù, Trung Quốc (Tính chất của kịch bản điện ảnh: giữa kịch và tiểu thuyết, Thượng Thuận dịch), B. Bôn-ghin (Những truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật ba-lê kịch trường Bôn-sôi, Nguyễn Văn Sỹ dịch); Nam Trân (Hai vở ‘Đậu Nga oan’ và ‘Cứu phong trần’ của Quan Hán Khanh, 1227-97);

− Tính đến ngày 15: cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ (Hội LHVHNTVN) đã nhận được 85 truyện dự thi: 26 truyện về kháng chiến; 37 – sản xuất công nông nghiệp; 3 – đấu tranh thống nhất; 4 – cải cách ruộng đất; 5 – công tác giáo dục; còn lại là các đề tài khác;(16)

− Ngày 15: báo Văn học số 9:

Những bức thư đầu tiên của văn nghệ sĩ từ xí nghiệp, nông thôn gửi về (của Ngô Quang Thắng, Lê Minh, Yến Lan, Hoàng Chương);

bút ký Kim Lân (Làm mùa), truyện ngắn Vũ Giang (Hai chị em);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hoàng Nó (Xuống núi), Bùi Bình Thi (Kỹ thuật mới);

tiểu luận Nguyễn Văn Bổng (Con đường phát triển phong trào sáng tác của chúng ta), Tô Hoài (Về những lần đi thực tế trước đây), Tế Hanh (Nói chuyện thơ);

phê bình: Vũ Đức Phúc (Tiểu thuyết ‘Sắp cưới’ xuyên tạc sự thật ở nông thôn);

Hàn Tuyết Dã, chủ tịch Hội nhà văn CHDCND Triều Tiên (Nhìn qua sự phát triển của nền văn học hiện đại Triều Tiên);

Năm khúc ca dân gian Ru-ma-ni (Vũ Tú Nam dịch);

Đình Quang (Sân khấu Trung Quốc tiến vọt),…

− Ngày 16: một số văn nghệ sĩ được bầu vào BCH Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của VN: Phạm Huy Thông, Nguyễn Đình Thi, Tú Mỡ, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Xuân Khoát, Ngô Thị Liễu (diễn viên), Ngô Quý Dư (kiến trúc sư) (17)   

− Ngày 17: Hội nhà văn VN cử Nông Quốc Chấn đi tham quan nghiên cứu tình hình văn học Triều Tiên, 17/8 lên đường, 26/8 tới Bình Nhưỡng. (18)

− Ngày 25: phiên họp thứ nhất ban giám khảo cuộc thi “Đời sống bộ đội trong hòa bình” do tạp chí ‘Văn nghệ quân đội’ tổ chức, thành viên gồm: Hoài Thanh, Nguyễn Văn Bổng, Tô Hoài (Hội nhà văn), Lê Chưởng (cục Tuyên huấn), Văn Phác (chủ nhiệm VNQĐ), Trần Cư (báo QĐND), Vũ Cao, Ngọc Tự (Nxb. QĐND), Thanh Tịnh, Nguyên Ngọc, Hà Mậu Nhai, Từ Bích Hoàng (Ban biên tập VNQĐ); qua sơ khảo đã chọn được trên 60 truyện khá.

− Ngày 25: báo Văn học số 10:

xã luận (Phát huy tinh thần CM tháng Tám, nâng cao hơn nữa nhiệt tình phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội);

văn nghệ sĩ bày tỏ biết ơn Đảng và Cách mạng: Hoài Thanh (Cách mạng đã giành lại cho tôi không những cái ý nghĩa chân chính của cuộc đời mà cả cái ý nghĩa chân chính của những câu thơ), Thanh Hương, văn công Nam Bộ (Có Cách mạng, có Đảng, nhất định giới sân khấu chúng ta ở miền Nam sẽ tiến bộ…), Trần Văn Cẩn (Cách mạng đã đem lại cuộc sống thực, mỗi ngày mỗi thêm những sắc thái vui tươi, nguồn sinh lực vô tận cho sáng tác nghệ thuật), Nông Quốc Chấn (Cách mạng đối với tôi như nước và ánh sáng hằng ngày nuôi dưỡng ruộng lúa, vườn cây), Ngọc Cung (Cách mạng đã giải phóng con người và nghệ thuật chúng tôi), Tú Mỡ (Tự thuật: …Cũng thành chiến sĩ cũng huân chương), Đỗ Nhuận (Từ những cây đàn ngày trước đến những cây đàn ngày nay), Thanh Tịnh (Phải kịp thời phục vụ những đòi hỏi cấp thiết của nhân dân, của Cách mạng);

giới thiệu một bài trong loạt bài của Trần Lực trên báo ‘Nhân dân’ (Mấy kinh nghiệm của cán bộ trí thức Trung Quốc tham gia lao động chân tay);

thư văn nghệ sĩ từ các vùng nông thôn, xí nghiệp (Nguyễn Tuân, Hồ Dzếnh, Trinh Đường);

thơ Tố Hữu (Với Lê-nin), Lê Bầu (Thầy giáo), Đông Phong (Bình minh), Nông Quốc Chấn (Bên bờ sông Ung), Huy Cận (Tặng đồng chí trở lại Bình-Trị-Thiên);

 truyện Võ Huy Tâm (Trước ngày khởi nghĩa), Nguyễn Khải (Đơn độc), Hồng Chương (Đấu tranh trong tù);

bình luận: Vũ Đức Phúc (Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một nền văn nghệ phong phú và nhân đạo nhất);

Thạch Hãn (Đọc ‘Những bước đường tư tưởng của tôi’ của Xuân Diệu);

 ‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đoàn Dũng (Đổi thay trên vịnh Hạ Long), Minh Doanh (Núi rừng đổi mới);

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn nghệ, s. 15:

bút ký Xuân Diệu (Tháng Tám xã hội chủ nghĩa);

thơ Hồng Kỳ (Mời lên Tây Bắc), Lê Nguyên (Nắng);

văn xuôi Nguyễn Tạo (Ký sự nhà tù);

Cao Kim Điền (Tìm hiểu về chèo);

Hoài Thanh-Hoàng Trung Thông (Đi vào thực tế);

Đỗ Nhuận (Âm nhạc với CM tháng Tám và những kết quả thắng lợi);

Lưu Hữu Phước-Phan Thanh Nam (Tác hại của tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm trong ngành nhạc);

Lê Xuân Vũ (Chống xuyên tạc Lỗ Tấn);

Đoàn Giỏi (Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi);

‘Đọc sách’: Trần Hải (‘Mùa hoa dẻ’, tiểu thuyết Văn Linh, Nxb. Thanh niên), Hà Minh Tuân (‘Bên kia biên giới’, truyện, Lê Khâm, Nxb. QĐND);

Đào Xuân Quý (Pablo Neruda, nhà thơ Si-li vĩ đại);

thơ P.Neruda (Almeria; Recabarren; Đến bao giờ, Đào Xuân Quý dịch);

Đào Anh Kha (Vai trò của thế giới ngữ với văn học); v.v…

− Trong tháng 8: Văn nghệ quân đội số 8/58:

VNQĐ (Chào mừng những đóa hoa văn nghệ đầu tiên);

bút ký Hải Hồ (Một người sống dậy từ CMT8), Xuân Vũ (Về thăm những người bạn cũ);

Nguyễn Khải (Cày hai lưỡi, sổ tay nông thôn);

truyện ngắn Lê Bầu (Hai người bạn), Trần Kim Trắc (Gói cơm khô), Nguyễn Luận (Chị Vẽ), Nguyễn Dậu (Mảng tóc bị rách);

thơ Hạnh Hoàng Thu (Thằng con trai mẹ), Lương Sĩ Cầm (Xốn xang), Phùng Nhân (Ngày vui tóe lửa), Phạm Ngọc Cảnh (Cám ơn cô giáo trẻ);

‘Đọc sách báo’: Trần Độ (Thư ngỏ gửi anh Tô Hoài: ‘Mười năm’ và những con người trước cách mạng tháng 8); Tin: Văn nghệ đi thực tế công nông binh, v.v…

− Trong tháng 8, các báo khác ở Hà Nội có một số bài phê phán các tiểu thuyết Sắp cưới, Biển động :

Thanh Bình: ‘Sắp cưới’, một cuốn tiểu thuyết xuyên tạc cải cách ruộng đất // Tiền phong, 2/8; 6/8;

Mạnh Phú Tư: Đọc lại “Sắp cưới” của Vũ Bão, một tác phẩm có tính chất phá hoại // Nhân dân, 6/8;  

Ngô Đoài: Nọc độc của tiểu thuyết ‘Sắp cưới’ // Độc lập, 21/8;

Tác giả cuốn ‘Biển động’ tự phê bình // Tiền phong, 9/8.

Tháng 9:

− Ngày 5: báo Văn học số 11:

tham luận của Tú Mỡ tại Đại hội nhân dân VN bảo về hòa bình 16/8 tại Hà Nội;

Chế Lan Viên viết về cái chết của GS. Jolio Curie, chiến sĩ chống bom nguyên tử, UVTW ĐCS Pháp;

thư gửi các nhà văn miền Nam của đoàn nhà văn VN sẽ dự hội nghị văn học Á-Phi ở Tashkent (Uzbekistan, Liên Xô);

‘Thăm các tổ đi thực tế’: Tế Hanh (Gặp những người phấn khởi: gặp Vương Lan, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Hải Trừng lao động ở Cảng; đến nhà máy xi-măng gặp Nguyên Hồng làm ở lò nung, Huy Phương ở lò điện, Tân Huyền ở máy đá; về hợp tác xã Vũ La ở Hải Dương gặp Đào Vũ, Sỹ Ngọc, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Tích Linh, Xuân Bình);

Xuân Miễn (Những chị thợ dệt mới học nghề: đến nhà máy dệt Nam Định thăm Lê Minh, Mộng Sơn học nghề dệt, Bùi Xuân Phái học nghề mộc).

Bài mục khác: truyện ngắn Hà Minh Tuân (Một chuyện tập bắn);

‘Điểm sách’: Nguyễn Huy Tưởng (Hoàng Lê nhất thống chí), Vũ Đức Phúc (Những ngày vượt ngục, hồi ký, Trường Sinh), Thái Xuân Hải (‘Trong lòng Hà Nội, tiểu thuyết, Hà Minh Tuân, Nxb. QĐND);

chùm thơ Á-Phi: Nahud Abou Zahra (Ai-cập, Đào Xuân Quý dịch), Sangguini Batongbuhay (Philippines, Hoàng Trung Thông dịch), Thạch-xuyên-trúc-muội (Nhật Bản, Hoàng Trung Thông dịch), Manaum (Liban, Nam Trân dịch), Sandojini Naidu (Ấn-độ, Nam Trân dịch);

Vũ Tú Nam dịch 2 truyện cổ Bulgarie;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vũ Tuyên (Tuổi trẻ đi dựng đường điện), Khê Minh (Ngày thứ nhất, ngày thứ nhì, và ngày thứ ba…);

− Ngày 15: báo Văn học số 12:

ca dao mới của Trần Lê Đệ, Nguyễn Trọng Oánh;

thơ Xuân Diệu (Bia Việt Nam), Triều Ân (Tiếng ngựa hí), Hoàng Trung Thông (Lá thư đồng ruộng); truyện ngắn Xuân Vũ (Phao sống);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hà Minh Tuân (Những giọt nước mắt), Lê Minh (Phá kỷ lục);

văn thơ đả kích: Võng Thị (Câu chuyện của bạn sinh viên ở miền Nam mới ra), Tú Mỡ (Đờ Gôn muốn đi ngược lịch sử);

Chương Đài (Bảo nhau);

Vũ Tú Nam (Nói chuyện văn);

‘Điểm sách’: Vũ Tú Nam (Người vợ trẻ, truyện Đỗ Cao Đáng, Nxb. Thanh Niên), Thạch Hãn (Thơ ngang, Đồ Phồn, Nxb. Hội nhà văn);

Bửu Tiến (Xem kịch ‘Con ngựa số 6’ và ‘Chiếc xe đạp’) của đoàn Tổng cục chính trị diễn đêm 30/8 tại Nhà hát lớn Hà Nội;

Đỗ Nhuận (Một bước tiến của nghệ thuật ca múa chúng ta);

Huỳnh Văn Thuận (Phòng triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1958);

truyện Mô-ha-mét Ten-mun, Ai-cập (Sa-bi-kha, Nguyễn Nghị dịch);

Nhà văn Triệu Thụ Lý ở nông thôn (Lê Hữu Thời dịch báo Trung Quốc);

N. Dzê-ga-lốp (Sự vĩ đại của văn hào L. Tôn-stôi);

− Ngày 19: tại Hà Nội, lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi (1380-1442) do Bộ văn hóa, Hội LHVHNTVN, Hội nhà văn VN tổ chức; học giả Trần Văn Giáp nói chuyện về thân thế và sự nghiệp nhà chính trị và văn hào Nguyễn Trãi; sau đó có ngâm thơ và bình văn Nguyễn Trãi.(19)

 − Ngày 25: báo Văn học số 13:

xã luận Chào mừng và chúc Hội nghị nhà văn Á-Phi thành công rực rỡ;

‘Văn nghệ sĩ đi thực tế’: Nguyễn Huy Tưởng (Thư từ rừng núi hoa ban gửi về), Vĩnh An (Mời các anh về với bộ đội chúng tôi);

hồi ký Huỳnh Thế Phương (Trong rừng Chà Là);

truyện ngắn Nguyễn Dậu (Cuộn len vụn);

thơ Lê Kim Thuyên (Về xóm nhỏ), Lê Đoàn (Nhớ bà);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Quang Sáng (Người lính nông trường), Võ Hùng (Một buổi trừ sâu);

ca dao mới: Nguyễn Trọng Oánh, Trần Lê Đệ;

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Đế quốc Mỹ vẫn chỉ là hổ giấy; Mỹ nhân kế), Võng Thị (Cái ‘Dọa 13’),

Chương Đài (Bảo nhau: Viết ngắn, diễn ngắn);

Đức Vĩnh (Một số thơ ca của công nhân miền Nam);

báo Văn học bắt đầu loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam’ của Trương Tửu: Vũ Đức Phúc (Lợi dụng văn học để chống lại cách mạng, chống lại chế độ);

Vũ Ngọc Bình (Đối tượng và hướng sáng tác cho thiếu nhi);

tiểu luận Chu Dương (Dân ca mới mở con đường mới cho thơ ca, Nam Trân, Hy Mai dịch),…

− Ngày 26: buổi tối, lễ kỷ niệm 138 năm mất đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1810) do Bộ văn hóa, Hội LHVHNTVN, Hội nhà văn VN tổ chức: Xuân Diệu nói về thiên tài Nguyễn Du, về giá trị tố cáo xã hội phong kiến, giá trị hiện thực và lãng mạn của Truyện Kiều. (20)

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn nghệ số 16:

truyện ngắn Xuân Thiều (Dưới hầm bí mật); thư văn nghệ sĩ đi thực tế (Nguyễn Quang Sáng, Vĩnh Mai, Nguyễn Xuân Sanh, Huy Cận);

tiểu luận Tôn Quang Phiệt (Văn chương Phan Bội Châu);

Nguyễn Khắc Viện (Câu chuyện Nhân văn-Giai phẩm và vấn đề trí thức trong cuộc cách mạng ngày nay);

Vũ Tú Nam (‘Sắp cưới’, một cuốn sách trắng trợn xuyên tạc sự thật);

Lưu Trọng Lư (Nhân xem vở kịch ‘Đầu sóng ngọn gió’);

Hà Văn Thư (Tính chất phong phú của thơ ca Tây Nguyên);

Ngô Huy Quỳnh (Phản đối quan điểm tư sản trong nghệ thuật);

Nguyễn Xuân Sanh (Sa-a-đi, nhà thơ Iran thế kỷ 13);

thơ Sa-a-đi (Lòng tốt; Khôn ngoan; Sự suy nghĩ, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

truyện ngắn G. Maupassant (Mô-ha-mét chó chết, Bùi Hiển dịch);

thơ các nước Á-Phi: I-rắc (Pê-đa-xi-ê: Chúng ta tự do rồi, Nam Trân dịch qua Trung văn), Gioóc-đa-ni (Nu-dờ-ha Xa-ram: Cây súng của người chiến sĩ, Nam Trân dịch qua Trung văn), Ai-cập (Ha-phi-di Ibrahim: Tôi là tiếng nói A-rập, Trần Hữu Thung dịch qua bản Trung văn), Xy-ri: (Ka-man Suyn-tăng: Thơ xanh, Huyền Kiêu dịch qua Trung văn), I-sra-en (Miryam Sehneid: Tiếng hát người mẹ, Đào Anh Kha dịch qua Esperanto), Madagasca (Rabemananjora: Một tiếng đảo ơi…, Tế Hanh dịch qua Pháp văn), Tô-gô (Bài hát dân gian, Nam Trân dịch), Ấn Độ (Amrita Pritam: Tôi viết bài ca, Hoàng Trung Thông dịch qua Trung văn), Mông Cổ (Tổ quốc của ta, Anh Thơ và Điệp dịch), Nhật Bản (Thạch Xuyên Trác Mộc: Đoản ca, Hoàng Trung Thông dịch), Nam Dương (Dân ca, Hoàng Trung Thông dịch);

N. Khơ-rút-sốp (Bài nói chuyện với các nhà trí thức Hung-ga-ry, Nguyễn Mạnh Hào dịch),…

− Trong tháng 9: Văn nghệ quân đội số 9/58:

tùy bút Hà Mậu Nhai (Lớn lên);

bút ký Nguyên Ngọc (Anh bạn chiến đấu cũ của tôi);

truyện ngắn Xuân Nùng (Đi trước), Phan Huỳnh (Chiến cặp sách);

thơ Đoàn Hùng Thanh (Qua đây), Phạm Thành (Bắt gặp), Trần Trọng Thi (Hai bố con), Nguyễn Quang Toản (Phá rừng);

‘Đấu tranh-phê bình’: Văn Phác (‘Văn nghệ quân đội’ kiểm điểm);

‘Đọc sách’: Vũ Cao (‘Một người cộng sản’, kịch bản E. Gabrilovich, Nguyễn Tử Tấn dịch, Nxb. QĐND), Nguyễn Khải (Trách nhiệm của người viết qua cuốn ‘Sắp cưới’);

truyện Lý Chuẩn, T.Q. (Thư, Hải Âu và Gia Phu dịch), Kha-xi An-kai A-li (Bánh xe lịch sử không quay ngược), Boa Cốp-phi Béc-na (Phải, tôi biết rồi, Nguyễn Thụy Ứng dịch qua tiếng Nga),…

− Trong tháng 9: đề tài đấu tranh tư tưởng trên các báo ở Hà Nội:

Một vấn đề cấp thiết hiện nay: tăng cường thành phần công nông trong các trường đại học (Mai Trân, Cứu quốc, 14/9);

Giới thiệu “Những bước đường tư tưởng của tôi” của Xuân Diệu (Thiều Quang, Hà Nội hàng ngày, 16/9);

Làm cách nào giúp đỡ đồng chí Nguyễn Mạnh Tường cải tạo có kết quả  (Nguyễn Văn Long, Tổ quốc, 16/9);

Kinh nghiệm Trung Quốc: Đánh tan phái hữu (Trần Lực, Nhân dân, 16/9);

‘Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam’ của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin (Văn Tân, Văn sử địa, s. 44, tháng 9/58);

Tháng 10:

− Ngày 5: báo Văn học số 14:

tiếp loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử VN’ của Trương Tửu:

Nguyễn Kiến Giang (Tuyên truyền thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ, cách mạng trong lý luận và sáng tác văn học);

tiểu luận Chế Lan Viên (Nguyễn Du hay lòng một người anh); 

‘Văn nghệ sĩ đi thực tế’: Bước đầu về nông trường (Trần Kiết Tường); Đội dân ca LK5 đi vào quần chúng; Đội ca vũ TƯ hoàn thành đợt công tác tham gia lao động; Thư của một tổ đọc báo ở xí nghiệp;

bút ký Hà Minh Tuân (Niềm vui lớn) về công trường Bắc-Hưng-Hải; bút ký Nguyệt Tú (Tiếng nói những người mẹ) về CHDC Đức;

truyện ngắn Bút Ngữ (Bán lạc),

trang thơ kỷ niệm Hà Nội giải phóng: Nguyễn Đình Thi (Ngày về; Chuyện đôi người yêu xa cách), Nguyên Hồng (Hoa gạo mùa xuân lại nở);

ca dao mới của Vũ Trọng Thế, Tú Sụn;

truyện dịch Dưới hầm (Mô-ha-mét Đíp, Angérie, Trần Kiên, Lê Bình dịch);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Bác tôi của Từ Chiêu, v.v…

− Ngày 11: tại Tashkent, ở hội nghị nhà văn Á-Phi, Phạm Huy Thông đọc báo cáo của đoàn VN: ‘Vấn đề quan hệ văn hóa và văn học giữa các nước Á-Phi và giữa phương Đông với phương Tây’. (21)

− Ngày 15: báo Văn học số 15:

các bài thời sự tường thuật hội nghị nhà văn Á-Phi họp từ 7/10 tại Tashkent;

tiếp loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử VN’ của Trương Tửu:

Nguyễn Kiến Giang (Tuyên truyền thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ, cách mạng trong lý luận và sáng tác văn học, tiếp);

Xuân Lê phê phán Phan Khôi (Không được xuyên tạc Lỗ Tấn);

Trần Huyền Kiêu điểm Thơ ca phục vụ sản xuất ở các địa phương;

thơ Nguyễn Anh Đào (Đường làng), Lưu Trọng Lư (Tiếng gà giục sáng), Phùng Quốc Thụy (Lớp học trên giòng sông), Huyền Kiêu (Nghe vang sóng Thái Bình Dương);

truyện ngắn Bùi Minh Quốc (Cô thợ nề);

‘Văn nghệ sĩ đi thực tế’: Thư Điện Biên (Lưu Quang Thuận), Những người xã viên mới (Xuân Bình);

truyện dịch Cây súng cũ (M. Nê-ti-mai, Syrie, Tuất Việt dịch), v.v…

− Ngày 17 đến 20: họp sơ kết: 13 văn nghệ sĩ phụ trách các tổ đi thực tế đợt 1 về Hà Nội họp sơ kết tình hình, ghi nhận chuyển biến tốt của văn nghệ sĩ về nhận thức, tư tưởng và tác phong sinh hoạt, nêu quyết nghị cần thâm nhập tốt hơn nữa.(22)

 

− Từ ngày  20: thêm 65 văn nghệ sĩ đi thực tế đợt 2, trong đó ngành mỹ thuật 32 người, ngành văn 22, sân khấu 6, nhạc 5; chia thành 12 tổ, một phần bổ sung thêm về các tổ đang ở Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Cẩm Phả, Nam Định, số còn lại đi vùng giới tuyến Vĩnh Linh và công trường Bắc-Hưng-Hải; trong đợt này có một số ủy viên thường vụ các Hội: Huỳnh Văn Thuận (mỹ thuật), Phan Huỳnh Điểu (âm nhạc), Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài (nhà văn), Lộng Chương (sân khấu). (23)

− Ngày 25: báo Văn học số 16:

tiếp loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử VN’ của Trương Tửu:

Hồng Quảng (Quan điểm chính trị và văn học cuả Trương Tửu về văn học cận đại và hiện đại Việt Nam);

Chế Lan Viên (Cái sáo trong thơ bạn đọc gửi về);  

Đỗ Nhuận (Bài trừ âm nhạc màu vàng);

thơ Trần Khắc Thấu (Cô gái Hưng Nguyên), Vương Linh (Bên võng trưa), Hồng Chương (Một cuộc chế biến thần tình), Yến Lan (Bài ca hợp tác thôn tôi);

truyện ngắn Phan Khương (Mảnh lúa von);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Mạnh Hào (Giữ bè), Trần Dũng Tiến (Chiếc đu dây bên bờ suối);

bút ký Bùi Hiển về văn nghệ sĩ đi thực tế (Lo lắng mới, hứng khởi mới);

Hoàng Minh Châu (Các nhà văn Trung Quốc đi thực tế như thế nào? thuật bài nói của Lý Tường Hạc đang ở thăm VN); Lưu Hữu Phước (Tình hữu nghị Việt-Triều và nghệ thuật nhảy múa VN); dịch J. Becher, CHDC Đức (vừa mất 11/10/58) (Sức mạnh của thơ); thơ H. Smirnenski Bulgaria (Người vô sản, Xuân Diệu dịch),…

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn nghệ số 17:

văn nghệ sĩ đi thực tế: Nguyễn Hải Trừng (Ở cảng Hải Phòng), Bùi Đức Ái (Trên một chiến tàu thủy), Lưu Quang Thuận (Từ Mộc Châu lên Điện Biên), Mộng Sơn (Trong nhà máy dệt), Đào Vũ (Trong một hợp tác xã nông nghiệp), Hoàng Trung Thông (Sau một tháng rưỡi lao động);

thơ Huy Cận (Chiến sĩ cuốc than; Trước vịnh Hạ Long một chiều), Văn Tôn (Chiến khu Bình-Trị-Thiên),

truyện ngắn Cầm Giang (Chữ ký);

bút ký Xuân  Diệu (13 tuổi Tiếng nói Việt Nam);

Trần Đức Hinh (Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm trong công tác điện ảnh);

Võ Tân (Những đặc tính của nghệ thuật điện ảnh);

từ Mao Trạch Đông (Tuyết, Đỗ Thúc Phách dịch);

lý luận Quách Mạt Nhược (Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực, Trần Văn Tấn dịch);

Z. Paperny (Maiakovski hiện nay, Nguyễn Mạnh Hào dịch);

Thế Lữ-Nam Trân (Quan Hán Khanh, nhà soạn kịch vĩ đại Trung Quốc đời nhà Nguyên),…

− Trong tháng 10: Văn nghệ quân đội số 10/58:

truyện ngắn Anh Mộng (Tôi bị hy sinh), Quang Ngọc (Kéo cày), Hải Hồ (Giận dỗi), Thanh Tịnh (Sau một đêm mưa);

phóng sự Nguyệt Tú (Những người chiến thắng);

ghi chép Ngọc Anh (Em đã lớn);

thơ Trần Ngọc (Đường ra thao trường), Lưu Trùng Dương (Nhắn ai lên với nông trường), Tạ Vũ (Dò mìn), Phan Sĩ Đản (Trồng rừng), Xuân Thương (Hà Nội một ngày hè), Phùng Quốc Thụy (Chào cách mạng I-rắc);

Nguyên Ngọc Nhân đọc mấy quyển sách gần đây (Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội, Mười năm, Nhật ký người mẹ, Phá đám);

Nguyễn Khải (Một vài cảm tưởng sau khi đọc tập truyện ‘Bên bờ sông Lô’ của Nguyễn Đình Thi);

truyện M. Sholokhov (Tiếng nói chung, Trần Xuân Thương dịch), thơ Phắc-ti Cu-ra, Ai-cập (Xi-phinh, Nguyễn Thụy Ứng dịch qua tiếng Nga),…

− Trong tháng 10:  trên đề tài đấu tranh tư tưởng trong học thuật:

Văn Tân: Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển ‘Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam’ (Văn sử địa, s. 45, th. 10/58);

Phạm Mai: Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán Truyện Kiều (Văn sử địa, s. 45, th. 10/58).  

− Trong tháng 10:  một số trao đổi về nâng cao chất lượng cải lương (Thiện Sỹ, Sỹ Tiến, Lưu Hồng Phương trên Hà Nội hàng ngày);

Tháng 11:

− Ngày 5: báo Văn học số 17:

tiếp loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử VN’ của Trương Tửu: Hồng Quảng (Nội dung tư tưởng của văn học cận đại Việt Nam có phải căn bản là tư tưởng tư sản không?);

Tô Hoài (Ý nghĩ về đợt đi thực tế đang phát triển trong 3 tháng trước mắt); ‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trần Dũng Tiến (Lá cờ hồng tươi bay), Nguyễn Chí Bền (Tâm sự, thơ);

bút ký Võ Huy Tâm (Muôn dặm một nhà, viết từ Tashkent);

truyện ngắn Lê Bầu (Hai cha con);

thơ Huy Cận (Chiêm bao),…

văn thơ đả kích: Trịnh Quốc Hy (Gửi ông Diệm), Trần Tăng Năng (Đài Loan là đất Trung hoa);

nhân kỷ niệm CMT10: L. Timofeev và N. Zhegalov (Hình ảnh Lê-nin hồi CMT10 trong tác phẩm văn học, Nguyễn Văn Bổng dịch); kịch Đồng hồ điện Kremli (N. Pogodin, Thế Lữ dịch); Trịnh Mai Diêm (Phim ‘Sông Đông êm đềm’ một tác phẩm điện ảnh giá trị của Liên Xô); văn P.Antokolski (Tiếng nói chân tình), thơ Antokolski (Trước ngày lễ lớn, Tế Hanh dịch);

dịch tin (Chủ tịch Khrutsev nói chuyện với các nhà văn dự hội nghị nhà văn Á-Phi tại Kremli 22/10/58);

− Ngày 15: báo Văn học số 18:

Tú Mỡ (Thư từ nông thôn gửi về),

Nông Quốc Chấn (Các nhà văn nghệ Triều Tiên với việc đi thực tế); Vũ Tú Nam (Viết nhanh viết nhiều viết ngắn viết tốt, phục vụ sát đời sống hơn nữa);

Huyền Cư (Cải lương miền Nam lâm nguy);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Chí Vượng (Thúng thóc giống),

Hồ Dzếnh (Mẻ thép quyết định);

thơ Hoàng Trung Thông (Đồng tháng tám; Cuốc), Đức Lân (Nhớ), Hoàng Minh Châu (Quê mới);

ca dao mới: Nguyên Hồ, Trần Nhật Lam, Hoàng Phố, Trịnh Quốc Hy…;

‘Bảo nhau’: “Có lề có lối mới văn chương” [cảnh cáo việc dạy văn Tản Đà, Vũ Trọng Phụng trong nhà trường];  

tiếp loạt bài Phê phán ‘Mấy vấn đề văn học sử VN’ của Trương Tửu:

Hồng Quảng (Từ 1930 đến 1945 có xu hướng văn học của giai cấp công nhân không? );

I. Anisimov, Liên Xô (Hiện thực xã hội chủ nghĩa, Đức Uy dịch);

− Ngày 25: báo Văn học số 19:

thơ Antokolski (Trong bệnh viện, Chế Lan Viên phỏng dịch), Giô-dép Kai-na, Tiệp Khắc (Em gái nhỏ Hà Nội, Xuân Diệu dịch);

thơ Chế Lan Viên (Hoa hồng trong bệnh viện), Trần Nhật Lam (Quê ta);

thơ từ miền Nam gửi ra: P.C. (Trường em), P.V. (Con trâu con), P.C. (Chiến khăn thêu), Duy Thanh (Ảnh con);

bút ký Lưu Quý Kỳ (Ngọn lửa không bao giờ tắt), Hoàng Trinh (Những người Xô-viết);

Bửu Tiến (Bước đầu học tập theo phương pháp Stanislavski);

truyện ngắn Kim Lân (Ông già và cô gái trên công trường);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trường Sinh (Khó nói), Phùng Lê (Chị Ngơ đi học)…

− Ngày 27: buổi tối, tại CLB Đoàn Kết, Hoài Thanh, trưởng đoàn VN dự hội nghị nhà văn Á-Phi tại Tashkent, nói chuyện về hội nghị.

− Ngày 29: buổi tối, tại CLB Đoàn Kết, Nông Quốc Chấn nói chuyện về văn học Triều Tiên.

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn nghệ số 18:

tiểu luận Xuân Diệu (Kỷ niệm nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du);

thơ Nông Quốc Chấn (Nguyên soái Kim Nhật Thành), Huy Cận (Anh tài Lạc; Đoàn thuyền đánh cá; Mưa thu trên công trường than), Hoàng Trung Thông (Đạp guồng; Cho lúa ta lên tới ngang trời), Lưu Trọng Lư (Sóng vỗ Cửa Tùng), Nguyễn Đình Thi (Đất nước Việt Nam);

Văn Nghệ (Kỷ niệm CMT10, học tập nền văn học nghệ thuật Xô-viết ưu tú);

tiểu thuyết M. Sholokhov (Sông Đông êm đềm, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

‘Đọc sách báo’: Hoàng Trung Nho (‘Số phận một con người’, ‘Lettre sovietique’  Mai 1957; ‘Văn nghệ quân đội’ s. 8/1957);

Vũ Minh (‘Gửi người mai sau’, Nxb. Hội nhà văn),…

− Trong tháng 11: Văn nghệ quân đội số 11/58:

truyện Lương Sĩ Cầm (Máy mới), Phù Thăng (Con những người du kích), Hồng Nhu (Những người trên đồng cỏ);

hồi ký Tạ Duy Đức (Anh tiểu đội trưởng Lanh xồm),

bút ký Trần Quốc Hưng (Lòng người Mạc-tư-khoa);

thơ Phạm Thành (Xong), Hoài Anh (Người lính – Người thợ), Thanh Tùng (Bài ca xây dựng), Nguyễn Mỹ (Nhớ mong), Phan Sĩ Đản (Người lính biên phòng), Nguyễn Đẩu (Nhát rựa với rừng hoang), Chế Lan Viên (A. và H.), Thanh Tịnh (Đôi mắt);

ca dao Phùng Nhân (Ngày một ngày hai);

‘Nghiên cứu-lý luận’: Nguyễn Thụy Ứng (Mai-a-kốp-xư-ki, người đầu tiên gắn liền thơ với chủ nghĩa cộng sản); Xuân Bình (Đi vào thực tế); Nguyên Ngọc (Ba người cộng sản trong ba cuốn phim lớn);

truyện: V. Kataev (Lá cờ, Nguyễn Xuân Thảo dịch);

thơ Xê-man-ia (Giải phóng, Nguyễn Thụy Ứng dịch), Guillevic, Pháp (H., Tế Hanh dịch),…

− Trong tháng 11: trên báo Hà Nội hàng ngày tiếp tục thảo luận về chất lượng cải lương (Phong Điền, Tư Kính Trắng, Thiện Sỹ, Trương Quân Thụy, Sỹ Tiến, Nguyễn Ngọc Bạch); Cải tạo xã hội chủ nghĩa cũng là nhiệm vụ của văn nghệ sĩ (Bùi Công Trừng, Tổ quốc, 1/11); Ngành kịch nói VN trên bước đầu học tập tiến lên chính quy: Sân khấu VN bắt đầu làm quen với thể hệ Sta-ni-láp-ski trong vở kịch thực tập 4 hồi 7 cảnh (Phấn Đấu, Hà Nội hàng ngày, 27/11);

Tháng 12:

− Ngày 5: báo Văn học số 20:

Hoài Thanh (Hội nghị các nhà văn Á-Phi ở Ta-sơ-ken là một thắng lợi lớn);

Nông Quốc Chấn (Hình ảnh Triều Tiên);

Hồng Cương (Đi sâu vào đời sống của nhân dân lao động là cách chuẩn bị biểu diễn tốt nhất);

Hoàng Minh Châu (Thơ ca trong sản xuất);

Mạc Phi (‘Khu ta đổi mới’, ‘Phấn khởi tăng gia’ - hai tập thơ tiếng Thái);

thơ Anh Thơ (Chị Nhâm), Hằng Phương (Hình ảnh quê tôi), Huy Cận (Chuyện anh Phòng đấu tranh), Gia Ninh (Bóng đồng chí chuyên gia), Trinh Đường (Đơn sơ), Cầm Giang (Mở lò thông gió);

truyện ngắn Phạm Tuân (Nỗi băn khoăn của ông Nhẹn);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nhuệ Giang (Chiếc bừa cỏ), Vũ Thị Thường (Tin sau cùng);

Phan Thao (Những giọng lưỡi tuyên truyền dơ bẩn chung quanh một cuốn sách dơ bẩn) [nói về cuốn ‘Bác sĩ Zhivago’ và dư luận phương Tây nhân việc giải Nobel văn học 1958 được trao cho B. Pasternak]; v.v…

− Ngày 15: báo Văn học số 21:

xã luận (Biến nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa thành niềm phấn khởi, quyết tâm của tất cả mọi người);

7 bài thơ Hồ Chủ tịch thời kháng chiến;

thư văn nghệ sĩ đi thực tế: Vương Lan (Trên cảng Hải Phòng), Xuân Sanh (Công nhân Đèo Nai thi đua phá kỷ lục), Huỳnh Văn Thuận (Hết sức chú ý đến từng việc nhỏ trong lao động sản xuất hàng ngày);

thơ Nguyễn Đình Thi (Chiều qua đường số bốn), Vũ Cao (Mùa giã cốm), Lê Nguyên (Bên thao trường), Tế Hanh (Cái chết của em Ái);

ca dao sản xuất của Trần Lê Đệ (Thả bèo hoa dâu), Yến Lan (Thương chồng), Nguyễn Trọng Oánh (Ngại), Nguyên Hồ (Đi đâu);

ký sự Nguyễn Huy Tưởng (Chiết cam Mường Pồn);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đào Vũ (Rặng cây bên đường 5), Phan Thanh Nam (Tiếng còi tầm),

văn thơ đả kích: Đỗ Tuấn (Tự mâu thuẫn), Huyền Kiêu (Nguyên tử…tuyệt),

Người Yêu Người (Bảo nhau);

tiểu luận Vũ Ngọc Phan (Phấn khởi đi theo con đường của Đảng);

Phạm Huy Thông (Vấn đề quan hệ văn hóa và văn học giữa các nước Á-Phi và giữa phương Đông với phương Tây);

điểm sách: Vũ Đức Phúc (Dưới mái lều tranh, tiểu thuyết Lê Đoàn, Nxb. Lao động), Chương Dương (Tiếng hát đầu tiên trên công trường Bắc Hưng Hải);

N. Shepchenko (Văn học Liên Xô trước Đại hội nhà văn Xô-viết lần thứ III);

Mạnh Phú Tư (Vở kịch ‘Lu-ba’ trên sân khấu Nhà hát lớn thành phố Hà Nội);

 N. Pogodin (Đồng hồ điện Kremlin, Thế Lữ dịch) v.v…

− Ngày 18: Nhà xuất bản Văn học phát hành cuốn Người con gái Việt Nam, gồm thơ văn nhạc họa của nhiều tác giả, viết về Trần Thị Lý, bị thương tích nặng vì tra tấn ở miền Nam ra miền Bắc chữa trị.

− Ngày 25: báo Văn học số 22:

5 bài thơ Mao Trạch Đông (Hoàng Trung Thông, Cường Thiết phỏng dịch, chú thích);

văn nghệ sĩ đi thực tế: Hoàng Châu Ký (Nông trường Chí Linh), Nguyễn Tuân (Lưỡi liềm vàng, thơ), Vân Đài (Thóc đã về sân, thơ), Mộng Sơn (Ca đêm, thơ);

tiểu luận Tế Hanh (Chung quanh vấn đề sáng tác kịp thời), Đỗ Nhuận (Tinh thần âm nhạc mới của những năm kháng chiến);

Hà Minh Tuân (Đọc ‘Những kỷ niêm sâu sắc trong đời bộ đội’);

thơ Trần Hữu Thung (Vượt ba trăm tạ), Minh Hoài (Gánh lúa), Đại Thủy (Thấy trời dưới sông), Đoàn Văn Cừ (Tiếng hát nông dân);

truyện ngắn Nguyễn Tiến Thuyết (Buổi gặt chiều);

hoạt cảnh Một gia đình dũng cảm (Đình Quang);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đinh Văn Thông (Chiếc máy khoan hỏng);

tường thuật Đại hội thành lập Hội nhà văn Liên bang Nga.

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn nghệ số 19:

tiểu luận Hồng Cương (Đi sâu vào đời sống quần chúng là cách đi vào sáng tác có hiệu quả nhất);

văn nghệ sĩ đi thực tế: Nguyễn Huy Tưởng (Ở Điện Biên), Nguyễn Xuân Thâm (Trong nhà máy cá hộp), Trịnh Quang Vận (Chuyện công trường);

thơ Nguyễn Đình Thi (Bài ca Điện Biên Phủ; Đóa hoa nghệ; Chiều nay đi bên em);

truyện ngắn Lê Khánh (Người anh nuôi của đơn vị);

bút ký Nông Quốc Chấn (Thăm Phổ Thiên Bảo trên đất nước Triều Tiên);

tiểu luận Xuân Diệu (Hristo Smirnensky, nhà thơ lớn của giai cấp vô sản Bulgaria);

Trọng Hiền (Tìm hiểu Sê-khốp);

Thanh Nha (Có phải cải lương chỉ có thể diễn những cái bi ai sướt mướt không?);

Lộng Chương (Nhận xét một số đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ qua vở ‘Quan âm Thị Kính’);

thơ A. Pác-ni-xơ, Hy-lạp (Mặt trời An-giê-ri, Hồ Lý dịch qua bản tiếng Nga của Rozhdestvenski); Jamerenko, M. Kuznetsov, G. Abramovich, T. Motyleva (Chung quanh vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa, Mai Luân dịch);

− Trong tháng 12: Văn nghệ quân đội số 12/58:

tùy bút Trần Độ (Anh bộ đội), Vũ Cao (Kỷ niệm), Hà Mậu Nhai (Bụi tầm vông);

truyện Nguyễn Khải (Đi tới), Nguyên Ngọc (Vũ trang), Đỗ Ngọc Quế (Người nữ đồng chí), Hải Âu (Quay về), Nguyễn Ngọc Tấn (Làm việc);

thơ Huy Cận (Còn thân còn phải đổi đời), Nguyễn Hữu Phách (Hai tấm ảnh), Mai Trọng Tuấn (Chiều), Nguyễn Trọng Oánh (Mỗi bước anh đi), Đỗ Thịnh (Những nhát cuốc khai sông), Xuân Tiếu (Đồng chí cán bộ xóm), Lưu Trùng Dương (Chiến sĩ ‘chân đồng vai sắt’);

‘Đọc sách’: Văn Phác (‘Mùa hoa dẻ’ giúp ích hay làm hại cho việc xây dựng con người?),…

− Ngày 30: kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Công Trứ do Bộ văn hóa và Hội nhà văn tổ chức, Bùi Kỷ nói về thân thế và sự nghiệp nhà thơ dân tộc.(24)

Trong năm 1958 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Bản án tử hình (tiểu thuyết mạo hiểm) Nguyễn Khắc Thứ (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Bên kia biên giới (tiểu thuyết) Lê Khâm (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1958)

Biển động (tiểu thuyết) Tất Vinh (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Bước vào cuộc sống (truyện) Đinh Chương (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Câu chuyện một bài ca (tập truyện chọn lọc 1957-58 của tạp chí Văn nghệ quân đội) Xuân Cang, Hồng Phi, Từ Bích Hoàng, Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Đình Quý, Phan Huỳnh (H.: Nxb. QĐND, 1958)

Có những lớp người (tiểu thuyết) Hoàng Văn Bổn (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Dưới mái lều tranh (tiểu thuyết) Lê Đoàn (H.: Nxb. Nxb. Lao động, 1958)

Đẹp đôi  (truyện ngắn) Trần Lanh (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Đôi bờ (tiểu thuyết) Nguyễn Dậu, Nhất Hiên (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Đường sáng (tiểu thuyết) Bàng Thúc Long (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Giả vía (truyện) Phùng Cung (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Giọt máu (truyện ngắn) Nguyên Hồng (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Mầu hoàng yến (tiểu thuyết) của Giang Tấn (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Mùa hoa dẻ (tiểu thuyết) của Văn Linh (H.: Nxb. Thanh niên; Tái bản có sửa chữa, 1958)

Mười năm (tiểu thuyết) Tô Hoài (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Nắng xuân (tập truyện) Tất Vinh, Bùi Đức Ái, Nhất Hiên, Nguyễn Dậu, Nguyễn Trí Tình (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Ngược đường số 9 (truyện) Hồng Chương (H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 1958)

Người công dân già trong cơn sóng gió (tập truyện ngắn) Văn Anh, Vũ Linh, Ngô Quân Miện (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Những ngày không quên (tiểu thuyết) Nguyễn Trí Tình (H. : Nxb. Thanh niên, 1958)

Nước về (truyện ngắn) Nguyễn Quang Thân (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Phá đám (tiểu thuyết) Vũ Bão (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Quán nhỏ (truyện ngắn) Thanh Hương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1958)

Quãng đời thiếu niên (tiểu thuyết) Mai Vui (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Sát Thát, chuyện đời Trần chống quân Nguyên của Hoàng Đạo Thúy (H.: Nxb. QĐND, 1958)

Sóng gió Côn Lôn (tiểu thuyết) Phong Giao (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Trái duyên  (truyện ngắn) Trần Lanh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1958)

Trở lại sở (truyện ngắn) Hồng Thuỷ, Nguyễn Trần Thiết (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Về tổ cũ  (truyện ngắn) Trần Cẩn (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Voi Đ’rao (tập truyện kháng chiến Nam Bộ) Thanh Thủy, Huỳnh Thế Phương (H.: Nxb. QĐND, 1958)

 

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Chị Trần Thị Nhâm (bút ký) của Văn Tùng (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Đầu tầu 109 (chuyện anh hùng lao động Lê Minh Đức) Phạm Công Minh, Nguyễn Quang Sáng (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Lứa tuổi tòng quân (phóng sự truyện) Hữu Mai (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Nắng trên công trường (truyện ký) Nguyễn Trí Tình (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Như anh em một nhà (tập bút ký) của Thép Mới (H.: Nxb. Văn học, 1958)

Những ngày vượt ngục (ký sự) của Trường Sinh (H.: Nxb. QĐND, 1958)

TÁC PHẨM KỊCH

Ba nhà phúc đức (tuồng hát bội liên khu 5) Tống Phước Hổ phóng tác (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Bạch xà nương  (ca kịch cải lương) Trần Hiệp (H.: Nxb. Kim Đức, 1958)

Cô Thục  (kịch) Chu Ngọc (H. : Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Duyên hay nợ  (kịch dân ca) Hồng Vũ (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Đào giếng chống hạn (kịch vui dân ca một hồi) Nguyễn Hùng (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Hạt giống  (kịch nói) Hoàng Tích Linh (Thái Bình: Ty VH Thái Bình xb., 1958)

Hoa tiên (truyện thơ) Nguyễn Huy Tự (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Lọ nước thần (chèo mới một hồi năm cảnh) Trần Vượng (H. : Phổ thông, 1958)

Lưu Bình Dương Lễ (chèo cổ năm màn) Hàn Thế Du cải biên (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Lỗi tại ai ? (kịch dân ca một màn) Hồ Sáng (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Mai nở hai lần (tuồng cải lương 7 màn) Hồng Thao (H. : Nxb. Kuy Sơn, 1958)

Mạnh Lệ Quân thoát hài  (ca kịch cải lương) Hoà Tâm (Hải Phòng: Hoa Ngọc lan xb., 1958)

Phạm Tải - Ngọc Hoa  (tuồng cải lương 5 màn) Hồng Thao (H. : Nxb. Phổ thông, 1958)

Tấm Cám  (kịch) Hồng Thao, Ngọc Dzư (Hải Phòng: Hoa Ngọc Lan xb., 1958)

Tần Hương Liên  (ca kịch cải lương ba màn) Tuấn Hợp, Dương Hà, Nắng Mai Hồng (H. : Nxb Kim Đức, 1958)

Trương Chi  (kịch thơ 3 màn) Nguyễn Hoàng Quân (H.: Hoa Ngọc Lan xb., 1958)

Trương Chi tức "Hận tương giao" (ca kịch cải lương) Đào Mộng Long (H.: Nxb. Hoa ngọc lan, 1958)

Vườm cam  (kịch chèo dân ca 2 màn) Lương Tá (Kiến An: Ty VH Kiến An xb., 1958)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Bài thơ trên ghế đá (tập thơ) Lê Đạt, Vĩnh Mai (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Gió núi biên phòng (truyện thơ) Cầm Giang (H.: Nxb. QĐND)

Gửi miền Bắc (tập thơ)  Tế Hanh (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Nụ cười chính nghĩa (tập thơ trào phúng) Tú Mỡ (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

− Người con gái Việt Nam (tập thơ về Trần Thị Lý) Lưu Quý Kỳ, Tố Hữu, Antokolsky, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,… (H.: Nxb. Văn học, 1958)

Rừng biển quê hương (tập thơ) Trần Lê Văn, Quang Dũng (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Thuyền lại ra khơi (thơ) Nguyễn Bao, Trần Cẩn, Thương Diễm, Lưu Trùng Dương, Phan Xuân Hạt (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Thầy nào tớ ấy  (thơ đả kích Mỹ Diệm) Xích Điểu, Tú Mỡ, Lã Vọng, Lê Kim, Chu Hà, Nguyễn Đình (H. : Nxb. Phổ thông, 1958)

Tiếng hát đường dài  (thơ) Nguyễn Lâm Cảnh, Nguyễn Trí Tình, Nguyễn Kiến, Vũ Minh, Xuân Sách (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ) Nguyễn Bính (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ) Huy Cận (H.: Nxb. Văn học, 1958)

SÁCH HỖN HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Sách xuân mậu tuất 1958 (văn, thơ) Nguyên Hồng, Hồ Dzếnh, Vũ Đình Liên, Thụy An, Bàng Sĩ Nguyên (H. : Nxb. Xây dựng, 1958)

Tuyển tập văn nghệ xuân mậu tuất 1958  (thơ, văn) Thuý Lan, Mai Vui, Anh Việt (Hải Phòng: Sở VH Hải Phòng xb., 1958)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Anh chàng hiệp sĩ gỗ (truyện đồng thoại) Kim Lân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Bác Hồ với thiếu nhi (chuyện kể) Phong Nhã kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Cáo dựng chuồng gà (truyện ngắn ngụ ngôn) Nắng Mai Hồng, Văn Huyền, Nguyên Hồ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Đánh sảng  (truyện miền núi) Triệu Nhật (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Đời dũng cảm của Kim Đồng (truyện kể) Đức Lân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Gà đắt hơn trâu  (truyện cổ tích)  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Em bé bên bờ sông Lai Vu (truyện) Vũ Cao (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Hai bàn tay chiến sĩ (truyện) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Hai làng Tà Pình và Động Hía (truyện thiếu nhi) Bắc Thôn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Lọ nước trường sinh  (truyện cổ tích)  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Mèo đi câu cá (thơ ngụ ngôn) Thái Hoàng Linh, Nam Hương, Huỳnh Văn Nghệ  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Một bọn trẻ nghịch ngợm (truyện thiếu nhi) của Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Một chú kiến nâu (truyện) Nguyễn Văn Độ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Người trinh sát (truyện, F. Lăng-sê-khốp) Phạm Bằng, Thanh Hương dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Săn cá voi (truyện phiêu lưu mạo hiểm) Yên Thanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Truyện một cái thuyền đất (truyện) Nguyễn Tuân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Vượt biển (truyện kháng chiến miền Nam) Phạm Hữu Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

 

***


Cây anh đào (truyện, A. Mu-sa-tốp, LX.) Nguyễn Tế dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Chú bé Xa-sa (truyện, Nikolai Nosov, 1908-76, Nga, LX.) Quang Huy dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Ka-ric và Va-li-a, T. 1 – 3 (1937, truyện,  Yan Leopoldovich Larry, LX.) Thiệu Huy lược dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Em bé Ai Vam lạc trên băng  (truyện phiêu lưu mạo hiểm, Ti-khon Sê-mu-sơ-kin, LX.) Lê Khách dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Hằng Nga ngủ trong rừng  (chuyện cổ tích, Charles Perrault, 1628-1703, Pháp) Phạm Đình Giễm dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Không gia đình, T. 1 (1878, truyện, Hector Malot, 1830-1907, Pháp) Kim Dao dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lá cờ của em (truyện, V. A. Rơ-đa-mat-ski, LX.) Khánh Thế, Văn Cơ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Tanhia cô bé cách mạng (tập truyện dịch, E-ve-rây Skai-a) Vũ Cương, Minh Phong, Khánh Thế dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Truyện nàng Bạch Tuyết (cổ tích, Grimm, Đức) Hoàng Thái Anh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

Vợ chồng lửa và nước  (truyện, Ơ-gien Pec-mi-ac) Xuân Tửu dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1958)

PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU

Để tìm hiểu Gorki  (biên soạn) Từ Ngọc (H. : Thanh niên, 1958)

Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc, t. 1: 1919-1927  (nghiên cứu) Đặng Thai Mai (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam (nghiên cứu) Trương Tửu (H.: Nxb. Xây dựng, 1958)

Mấy vấn đề văn học (phê bình và tiểu luận, in lần thứ hai có thêm) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Mắc-Xim Gô-Rơ-Ki (Maxim Gorki): Sự nghiệp sáng tác văn học từ 1907 đến 1936, t. 1 - 2  (biên soạn) Hoàng Xuân Nhị  (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) (nghiên cứu) Vũ Đình Liên (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Những bước đường tư tưởng của tôi (tiểu luận, phê bình) Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam (nghiên cứu) Tôn Quang Phiệt (H. : Nxb. Văn hóa, Cục xuất bản, 1958)

Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ (nghị luận) Tố Hữu (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

− Qua thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam Bộ (tiểu luận) Lưu Quý Kỳ (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Sơ thảo nguyên lý văn học (giáo trình đại học) Nguyễn Lương Ngọc (H.: Nxb. Giáo dục, 1958)

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam,  Q.2 (Từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ 17)  Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi (H.: Nxb. Văn sử địa, 1958)

Thanh niên học tập sáng tác (tiểu luận) Trần Thanh Mại (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Văn học trào phúng Việt Nam, 2 quyển (thượng, hạ) (biên khảo) Văn Tân (H.: Nxb. Văn sử địa, 1958)

Văn thơ Phan Bội Châu (biên khảo, tuyển) Đặng Thai Mai (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Về cách mạng tư tưởng (nghị luận) Vũ Khiêu (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Bích câu kỳ ngộ (biên dịch bản nguyên văn chữ Hán của Đoàn Thị Điểm; khảo thích bản Nôm của Vũ Quốc Trân) Trần Văn Giáp biên khảo (H.: Nxb. Văn hoá, 1958)

Bích câu kỳ ngộ (truyện thơ, Vũ Quốc Trân) Đoàn Như Khuê, Trần Huy Hân biên đính, phiên âm và chú giải, lời giới thiệu của Trần Văn Giáp (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Bước đường cùng (tiểu thuyết, In lần thứ 4, theo nguyên văn bản thảo) Nguyễn Công Hoan (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Chèo và tuồng (biên khảo, tuyển) Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý giới thiệu, hiệu đính (H. : Giáo dục, 1958; ‘Tác phẩm cổ điển Việt Nam’)

Hoàng Lê nhất thống chí (nguyên tác chữ Hán của Ngô gia văn phái, bản dịch, in lần 2) Ngô Tất Tố dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

− Hoàng Việt thi văn tuyển (Bùi Huy Bích, tập 2: thơ văn thời đầu Lê) Lê Thước, Trịnh Đình Rư,… dịch, chú thích (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Khảo luận về Truyện Thúy Kiều (nghiên cứu, in lần 2) của Đào Duy Anh (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Lưu Bình Dương Lễ (truyện thơ) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Lý Công  (truyện thơ) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng (sưu tập) của Huỳnh Lý (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Ngục Kontum (ký sự, tái bản) Lê Văn Hiến  (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Phạm Công Cúc Hoa (truyện thơ Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Phan Trần (truyện thơ Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Phương Hoa (truyện thơ Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (tuyển) Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn sưu tầm giới thiệu chú thích (H. : Giáo dục, 1958; ‘Tài liệu văn học Việt Nam’)

Thiên Nam ngữ lục (diễn ca lịch sử; tác phẩm Nôm cổ thế kỷ XVII) Nguyễn Lương Ngọc, Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa)

Thơ văn Nguyễn Công Trứ (biên khảo, sưu tập) của Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Thua bạc gán vợ (truyện dân gian kể bằng thơ) Vũ Đức Phúc (H.: Nxb. Phổ thông, 1958)

Truyền kỳ mạn lục (nguyên tác chữ Hán, Nguyễn Dữ) Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Truyện ngắn chọn lọc, tập II (tuyển) Nguyễn Công Hoan (H.: Nxb. Hội nhà văn, 1958)

Tự tình khúc và Trần tình văn (tác phẩm Nôm, Cao Bá Nhạ) Đái Xuân Ninh, Nguyễn Tường Phượng chú thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

  DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Bảo vệ Diên An, t. 1 – 3  (tiểu thuyết, Đỗ Bằng Trình, TQ.) Lê Văn Cơ, Kim Anh dịch (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1958)

Bên bờ sông anh đào, T. 1 - 2 (tiểu thuyết, E. Kô-rô-na-tô-va, LX.) Hải Âu dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Bóng dáng ngày xưa (truyện khoa học, I. Ê-phơ-rê-mốp, LX.) Kim Dao dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Bức thư bỏ dở (truyện, Valery Osipov, 1932-, Nga, LX.) Hữu Chí dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Câu chuyện A-đô-xia (trích trong tiểu thuyết "Mùa gặt", 1950, Galina Ev. Nikolaeva,  1911-1963, Nga, LX.) Phan Thị Nga dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1958)

Chìm nổi, T. 1 (tiểu thuyết, Ngãi Minh Châu, TQ.) Lê Sơn Hinh dịch (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Cô gái làm ren (truyện ngắn, K. G. Paustovski, 1892-1968, Nga, LX.) Từ Bích Hoàng dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Gió tuyết trên đồng hoang (tập truyện, nhiều  tác giả Trung Quốc) Đặng Loan, Sơn Hinh, Doãn Trung dịch (H.: Nxb. QĐND, 1958)

Khoảng trời Ban-tích, T. 1 - 3 (1946-54, truyện chiến đấu của không quân Liên Xô, Nikolai Korneevich Chukovski, 1904-1965, LX.) Lê Khanh dịch, Tất Vinh hiệu đính (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Lôi vũ (kịch, Tào Ngu, Trung Quốc) Đặng Thai Mai dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Mảnh sân nhà chúng tôi (1956, kịch bản phim, Georgy Mdivani, 1905-1981, Gruzia, LX.) Hồ Quốc dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Mối tình đầu (tập truyện ngắn Liên Xô về đề tài tình yêu: Roshslav Ioulski, Ilya Iuritxin, Arkadi Mintchkovski...) Sơn Vân, Quốc Trinh dịch (H.: Nxb. Thanh niên, In lần thứ hai, 1958)

Một người cộng sản (kịch bản phim, E. Gabrilovich, LX.) Nguyễn Tử Tấn dịch (H.: Nxb. QĐND, 1958)

Mùa xuân trên sông Ođer, t. 1 - 3 (1949, tiểu thuyết của E. G. Kazakevich, LX.) (H. : Quân đội nhân dân, 1958)    

Người khách lạ (truyện của V. F. Tendryakov, LX.) Lê Văn Nữu, Nguyễn Chinh dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Nhật xuất (mặt trời mọc)  (kịch bốn màn của Tào Ngu. TQ.) Đặng Thai Mai dịch (H. : Nxb. Văn hoá, 1958)

Những mẩu chuyện nước Ý (M. Gorki, Liên Xô) Nguyễn Thụy Ứng dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Những người khốn khổ, T.1: Phăng-tin (V. Hugo),  nhóm Lê Quý Đôn dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Nửa đêm (truyện dài, Mao Thuẫn, Trung Quốc) Trương Chính, Đức Siêu dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Nước mắt của thần Tự do (truyện, Ngạc Hoa) Phạm Ngọc Hạnh dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Quỳ dưới ánh bình minh (truyện ngắn, Erskine Preston Caldwell, 1903-1987, Mỹ) Chu Khắc dịch (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Số phận một người  (truyện ngắn, Yuri Rytkheu, 1930-2008, Nga, LX.) người dịch: Phạm Nhật (H.: Nxb. Lao động, 1958)

Thủy hử, t. 2, t. 3 (truyện dài, Thi Nại Am, Trung Quốc) Trúc Đình, Kỳ Ân dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1958)

Trận giao chiến đầu tiên, T. 2  (1951-53, tiểu thuyết của A. Stil, Pháp) Đồng Sĩ Hứa dịch (H. : Nxb. Lao động, 1957)

Truyện sông Đông (truyện ngắn chọn lọc, M. Sholokhov, 1905-1984, Nga, LX.)  Xuân Thương dịch (Hải Phòng: Nxb. Nhân dân lao động, 1958)

***

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là gì? (các tiểu luận của P.S. Trofimov, Kuznesov, B. Byalich, LX.) Hồng Phương, Văn Tiến dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Giới thiệu cuộc đấu tranh chống phái hữu và cao trào thi đua tự cải tạo tư tưởng ở Trung Quốc (biên dịch) Nguyễn Ngọc Kha (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Giới văn nghệ Trung Quốc đấu tranh chống phái hữu (Thiệu Thuyên Lân, Lục Định Nhất, TQ.) Tuệ Quỳnh... dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Hai con đường của nhà văn trẻ (nghị luận, Dương Hải Ba, Cao Ca Kim, Mao Thuẫn, TQ.) bản dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1958)

Một cuộc tranh luận lớn trên mặt trận văn nghệ  [Viết theo bài nói chuyện tại hội nghị mở rộng Đảng tổ Hội nhà văn Trung Quốc ngày 16-9-1957 sau khi chỉnh lý bổ sung và trao đổi ý kiến với một số đồng chí trong giới văn nghệ] (Chu Dương, Trung Quốc) Vũ Tuệ Quỳnh, Vũ Tuất Việt dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Văn học và nghệ thuật phải liên hệ chặt chẽ với đời sống nhân dân (nghị luận, N. Khơ-rút-sốp) bản dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

Về văn học, nghệ thuật (tập hợp các ý kiến của C. Mác, Ph. Ăng-ghen) bản dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1958)

 


 

(1) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19: 1958,  Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, tr. 1-10

(2) Theo các nguồn (1/ Tin văn nghệ: Hội nghị văn nghệ Đảng cuối tháng 1/1958 // Tạp chí Văn nghệ, s. 10, tháng 3/1958, tr. 116; 2/ Tin văn nghệ: Qua cuộc hội nghị văn nghệ Đảng //Văn nghệ quân đội, s. 3/1958, tr. 63;  3/ Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận, Hà Nội: Nxb. Sự thật, 1959, tr. 309) thì hội nghị này mở từ cuối tháng 1/1958, như vậy phần lớn thời gian hội nghị diễn ra trong tháng 2/1958, và kết thúc vào dịp nghỉ Tết Mậu tuất (ngày nguyên đán Mậu tuất là 18/2/1958).

(3) Tin: Lớp học chính trị thứ hai của ngành văn nghệ đã thành công lớn (Nhân dân 15. 04. 1958, tr. 1) cho biết đây là lớp thứ hai, diễn ra từ 3/3 đến 14/4/1958. Một số hồi ức của các nhân chứng (từng tham gia hội nghị) cho biết: được gọi tham dự hội nghị này là những văn nghệ sĩ không phải đảng viên ĐLĐVN, trong số này có cả những người từng có bài đăng Nhân văn và các tập Giai phẩm; một số văn nghệ sĩ từng dự hội nghị lần thứ nhất cũng được chỉ định tham dự hội nghị lần hai để đóng vai trò cốt cán.

(4) Thông tin này rút từ sách Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận, Hà Nội: Nxb. Sự thật, 1959, tr. 309-310.

(5) Bọn Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Minh Đức bị bắt // Hà Nội hàng ngày, thứ bảy 19. 4. 1958, tr. 3.

(6) Trên 1.000 nhà công tác văn nghệ - văn hóa dự tổng kết cuộc đấu tranh thắng lợi chống Nhân văn-Giai phẩm // Nhân dân, Hà Nội, 6/6/1958, tr. 1, 4.

(7) Phó thủ tướng Trường Chinh dự khai mạc Hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc // Nhân dân, 6/6/1958, tr. 1; Hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc đã bế mạc. Phó Thủ tướng Trường Chinh: “Công tác văn hóa phải có đảng tính; Văn hóa phải phục từng chính trị, phục vụ công nông binh // Nhân dân, 15/6/1958, tr. 1, 4.

(8) Truyện ‘Bạn mới’ ít lâu sau sẽ được thông báo là một trường hợp đạo văn. Tác giả Trần Lanh thừa nhận đã dịch truyện ‘Hai người kỹ thuật viên’ của tác giả Trung Quốc Phí Khổng Văn rồi đổi tên truyện và ký tên mình đưa đăng báo, được các báo khác và Đài Tiếng nói Việt Nam sử dụng, do đó bị bạn đọc tố cáo (Lời xin lỗi về truyện ngắn ‘Bạn mới’ // Văn học, s. 9, 15/8/1958, tr. 2)

(9) Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn lần thứ 4 // Văn học, Hà Nội, s. 5 (5/7/1958), tr. 2, 11; Tin VNTTX: Các hội văn học nghệ thuật tiến hành việc chấn chỉnh tổ chức // Nhân dân, Hà Nội, 9. 7. 1958, tr. 2; Biên bản đánh máy tóm tắt nhan đề “Hội nghị Ban chấp hành ngày 2 và 3/7/58” của Hội nhà văn VN do Chánh văn phòng Vương Linh ký; bản đánh máy ‘Sao y bản chính’ của Hội nhà văn VN ngày 3 tháng 2 năm 1987.

(10) Lớp học chính trị của anh em văn nghệ sĩ  bế mạc // Văn học, Hà Nội, s. 6 (15. 7. 1958), tr. 11

(11) Hà Minh Tuân: Đồng chí Trường Chinh nói chuyện về cách mạng văn hóa và cách mạng tư tưởng // Văn học, Hà Nội, s. 6 (15.7.1958), tr. 7

(12) Tin văn nghệ: Hưởng ứng viết phim truyện // Văn học, Hà Nội, s. 8 (5. 8. 1958), tr. 11

(13) Hương Nhu: Ý nghĩa một cuộc tiễn đưa // Văn học, Hà Nội, s. 7 (25. 7. 1958), tr. 3

(14) Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19: 1958,  Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, tr. 253-257.

(15) Từ 17 đếm 21/7, thêm gần 60 văn nghệ sĩ nữa lần lượt lên đường đi thực tế // Văn học, Hà Nội, s. 7 (25. 7. 1958), tr. 3

(16) Tin văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 11 (5. 9. 1958), tr. 11.

(17) Tin văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 11 (5. 9. 1958), tr. 11.

(18) Nhà văn Việt Nam đi Triều Tiên // Văn học, Hà Nội, s. 11 (5. 9. 1958), tr. 2

(19) Lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi // Văn học, Hà Nội, s. 13 (25. 9. 1958), tr. 2.

(20) Kỷ niệm 138 năm ngày mất của Nguyễn Du // Văn học, Hà Nội, s. 14 (5. 10. 1958), tr. 3

(21) Báo cáo này đăng báo Văn học số 21 (15. 12. 1958), tr. 3, 10.

(22) Hội nghị sơ kết 3 tháng đầu của đợt 1 // Văn học, Hà Nội, s. 16 (25. 10. 1958), tr. 1.

(23) Thêm 65 văn nghệ sĩ đi vào thực tế đợt II // Văn học, Hà Nội, s. 16 (25. 10. 1958), tr. 1;  Văn nghệ sĩ đi thực tế trong đợt II // Văn học, Hà Nội, s. 18 (15. 11. 1958), tr. 11.

(24) Kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Công Trứ // Văn học, Hà Nội, s. 23 (2. 11. 1959), tr. 15.