1959

Tháng 1:

− Ngày 2: báo Văn học số 23:

xã luận (Năm mới, đón những nhiệm vụ mới);

thơ: Hoàng Trung Thông (Những cánh buồm), Thúy Toàn (Một chiều), Chế Lan Viên (Mấy bài thơ nhỏ), Lê Bầu (Tin vui), Phù Thăng (Ấm áp);

ca dao: Hồng Vũ, Hoàng Vĩnh, Dư Văn Nghị, Trần Lê Đệ;

truyện ngắn: Đinh Chương (Trận tuyến im lặng);

“Người mới-Cuộc sống mới’: Xuân Đài (Nữ sinh làm thợ mộc), Vũ Thanh Sơn (Đổ bê-tông cầu Làng Giàng);

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (‘Dân nghèo có túp lều tranh’…);

thơ vui: Người Yêu Người (Bảo nhau: Câu chuyện sách lãng mạn cũ);

Kinh nghiệm sáng tác: Nguyễn Công Hoan (Nghệ thuật viết truyện ngắn);

truyện: E. Ca-mi-la, Rumania (Con phượng hoàng, Bạch Tâm dịch); Tamara Trifonova (Sô-lô-khốp, nhà văn tiếp tục những truyền thống vĩ đại của văn học cổ điển Nga); Hà Minh Tuân (Một vài ý nghĩ về nhân vật Vasily trong kịch bản phim “Một người cộng sản”, Nxb. QĐND.); Thanh Nha (Trở lại vấn đề cải lương); Đ.T.(Một nền nghệ thuật đang phục hồi: Xiếc Việt Nam),…

− Ngày 6: Thư viện nhân dân thành phố Hà Nội (đặt tại phố Bà Triệu) mở cửa.

− Ngày 9: báo Văn học số 24:

Thơ: Tế Hanh (Liên Xô anh cả chúng ta mở đường), Chế Lan Viên (Ta bay ngang mặt trời), Huy Cận (Đất đẻ thêm con cho mặt trời), Xuân Hoàng (Ông giao thông già), Vũ Tú Nam (Viếng thăm), Nguyễn Thành Duy (Phơi đất), Phạm Thượng Hữu (Bài học quê hương);

ca dao:  Vũ Chấn, Tân Thanh, Vũ Minh Tâm, Lưu Trang;

truyện ngắn: Anh Thu (Bác lò trưởng), Trường Sơn (Thăm nhà);

ký: Nguyễn Tuân (Tàu bay chúng ta đỗ xuống sân Điện Biên Phủ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Phạm Huy Đỉnh (Không nghỉ), Nguyễn Mạnh Hào (Giật lại cờ đỏ);

văn thơ đả kích: Phấn Đấu (Kế Khổng Minh);

thơ vui: Người Yêu Người (Bảo nhau: Chưa hết câu chuyện sách);

điểm sách: Hồng Chương (“Qua thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam Bộ”,  Lưu Quý Kỳ), Hoàng Minh Châu (“Người con gái Việt Nam”, tập thơ, nhiều tác giả);

kinh nghiệm sáng tác: Nguyễn Công Hoan (Viết truyện ngắn thế nào cho hay);  Xuân Tùng (Viết kịch bản văn học điện ảnh);

La Thăng (Một vài ý kiến nhỏ trong việc nâng cao, cải biên và sáng tác dân ca); Alexei Tolstoi (Tự thuật); truyện viễn tưởng của A. Sáp-sen-kô (Lạc trong vũ trụ);  

− Ngày 16: tại Hà Nội, nhà văn Phan Khôi qua đời.

− Ngày 16: báo Văn học số 25:

xã luận Những thu hoạch đầy hứa hẹn của một đợt đi thực tế;

phỏng vấn văn nghệ sĩ đi thực tế vừa trở về (Nguyên Hồng, Bùi Xuân Phái, Bùi Hiển, Đoàn Giỏi);

thơ: Quách Đăng Khoa (Chủ nhật của một giáo viên), Nguyên Hồng (Bài thơ buổi sáng), Lưu Quang Thuận (Quân hàm vai áo), Xuân Tửu (Nền thánh), Nguyễn Xuân Sanh (Xẻ núi);

ca dao: Văn Hoa, Trường Ca, Vũ Chấn, Trịnh Mạnh;

truyện ngắn: Chu Văn (Chiến dịch mạ), Hà Minh Tuân (Một sáng kiến nhỏ), Thao Dương (Thầy giáo tôi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đỗ Trọng Tâm (Hạ giếng chìm), Nguyễn Đại (Ánh sáng cây đèn biển), Đỗ Quang Tiến (Bà cụ Đỗ);

Thơ vui: Người Yêu Người (Bảo nhau: Những việc nhỏ mà hại không phải nhỏ);

Đọc sách: Mạnh Phú Tư (Đọc ‘Mùa hoa dẻ’, tiểu thuyết, Văn Linh, Nxb. Thanh niên);

Kinh nghiệm sáng tác: Nguyễn Công Hoan (Tôi viết truyện ngắn như thế nào);

‘Tìm trong vốn cũ’: Trương Anh Thọ (‘Trần ngôn lịch sử nuớc Nam’ phải chăng là của Yên Đổ?);

‘Sổ tay văn nghệ’: L. Tolstoi (Nói về nghệ thuật); Nguyễn Xuân Sanh (J. Becher, nhà thơ lớn của nước Đức);

− Ngày 22 và 23: tại Hà Nội, hội nghị văn nghệ đầu năm 1959 do Hội LHVHNTVN tổ chức, khoảng 1.000 văn nghệ sĩ các ngành tham dự; Đặng Thai Mai báo cáo về hai sự kiện lớn trong năm qua: chống Nhân văn-Giai phẩm và văn nghệ sĩ đi lao động thực tế; Nguyễn Đình Thi nói về vấn đề sáng tác; Hoài Thanh nói về phê bình lý luận, Huy Cận nói về đào tạo cán bộ nghệ thuật, Hồng Cương nói về việc học tập chính trị và đi lâu dài vào thực tế quần chúng; Hoàng Quốc Việt nói về việc tìm hiểu giai cấp công nhân; Trần Hữu Dực nói về việc tìm hiểu nông dân; Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về việc tìm hiểu bộ đội; Lê Duẩn, ủy viên BCT TƯ Đảng, nói chuyện về việc văn nghệ sĩ cần sống sâu sắc với hiện tại, quá khứ và tương lai để sáng tác.(1)   

− Ngày 23: báo Văn học số 26:

Nghị luận: Đặng Thai Mai (Tình hình văn nghệ năm 1958 và nhiệm vụ trong hai năm tới);

phỏng vấn văn nghệ sĩ đi thực tế về: Tạ Phước, Huỳnh Công Nhân, Huỳnh Văn Thuận, Khương Hữu Dụng, Bích Thuận, Trần Thanh Ngọc, Tô Hoài;  

văn nghệ sĩ phản ứng vụ Phú Lợi ở miền Nam: Tố Hữu (Thù muôn đời muôn kiếp không tan, thơ), Tú Mỡ, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Huyền Kiêu, Nguyễn Văn Bổng;

thơ: Xuân Sách (Bình minh lúc trăng lên), Khương Hữu Dụng (Hai ngôi sao), Hoàng Tố Nguyên (Vàng), Anh Thơ (Đi học), Phạm Hổ (Cô thợ dệt);

ca dao: Huyền Kiêu;

truyện ngắn: Lê Minh (Xuống máy), Trần Dũng Tiến (Bên nồi cơm mới);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Quang Sáng (Chăn bò trên núi Ba Vì), Lan Sơn (Còi tầm mỏ tôi), Nguyễn Đức Ân (Người chăn vịt), Nguyễn Huyến (Vật lộn với bão táp);  

văn thơ đả kích: Đào Hanh (Tổng Diệm cầu an), Tuần Tra (Nữ cao bồi);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (Về việc xây dựng những chi tiết trong truyện);

L. Tolstoi (Nghệ thuật với lao động); thơ Nicolas Guillen (Hoàng Trung Thông, Đào Xuân Quý dịch và giới thiệu)…

− Ngày 31: Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn. BCH ghi nhận: 1/ Sau đợt đấu tranh chống Nhân văn-Giai phẩm, Hội nhà văn đã theo quyết định của Hội LHVHNTVN tổ chức cho anh chị em công tác văn học đi 2 đợt tham gia lao động sản xuất, có kết quả tốt về nhận thức và về sáng tác; 2/ Các lực lượng mới đã tỏ rõ khả năng trong phong trào sáng tác năm 1958, như trong các đợt vận động viết “những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội” của báo Quân đội nhân dân, “đời sống của bộ đội trong hòa bình” của tạp chí Văn nghệ quân đội, cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ, mục ‘Người mới-Cuộc sống mới’ của báo Văn học; và nhất là trong đợt đấu tranh chống vụ thảm sát Phú Lợi. Về công tác sắp tới, BCH chú trọng đẩy mạnh sáng tác, chú ý tạo điều kiện để các nhà văn có thể đi lâu dài vào mọi mặt đời sống công nông binh, đồng thời giúp họ học chính trị và văn hóa. BCH quyết định mở hội nghị những người mới viết văn vào mùa xuân này và sẽ tặng thưởng văn học vào năm 1960.(2)  

− Trong tháng 1: Tạp chí Văn nghệ số 20:

xã luận (Tiến vào một năm lao động văn học nghệ thuật mới);

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Đào Vũ (Vụ gặt đầu), Trúc Cương (Đi biểu diễn ở vùng đồng bào miền núi Nghệ An), Nguyễn Viết Lãm (Bốc vác ở cảng Hải Phòng), Nguyễn Xuân Thâm (Trên công trường Bắc-Hưng-Hải);

truyện ngắn: Châu Diên (Cái lô-cốt), Chu Văn (Con đường lầy);

tiểu luận: Tế Hanh (Paul Éluard, dòng thơ bất tuyệt), Xuân Diệu (Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm);

đọc sách: Như Phong (Vấn đề của tiểu thuyết ‘Mười năm’, - Tô Hoài);

Hội nghị nhà văn Á-Phi: S. Ra-si-đốp (Diễn văn khai mạc), Hoài Thanh, Chu Dương, B. Ma-típ (Báo cáo của Việt Nam, Trung Quốc, Cameroon);

Mạnh Cầm (Những cuộc thảo luận chuẩn bị cho Đại hội nhà văn Liên Xô lần III),…

− Trong tháng 1: tạo chí Văn nghệ quân đội, số 1/59:

Lời kêu gọi của Hội nghị nhà văn Á-Phi; Võ Huy Tâm (Nhớ mãi không quên);

tùy bút: Hữu Mai (Nhịp điệu mới của bài ca năm trước);  

truyện: Lê Khánh (Máy chị máy em), Xuân Trần (Thắng lợi), Nhuận Vũ (Thông cảm), Hải Hồ (Dưới nắng);

thơ: Trần Ngọc (Mồng một tháng giêng), Vũ Khuê (Một tấc tư), Nguyễn Xuân Lâm (Bài toán khó), Hà Đức Trọng (Gió lên), Nguyễn Bao (Mùa lúa mới trên Điện Biên lịch sử), Vũ Tú Nam (Chuyện đôi áo gối);

tiểu luận: Thanh Tịnh (Cần tiếp tục và liên tục quét sạch di hại của nền văn hóa nô dịch), Nguyễn Khải (Câu chuyện giữa một người đọc và một người viết);

truyện của Từ Hoài Trung, T.Q. (Cô bán rượu); thơ A. Tvardovski (Vượt sông, Thụy Ứng dịch); Kovalenko (Một nhà thơ anh hùng ca Liên Xô: A. Tvardovski, Hà Mậu Nhai dịch);

Nghệ thuật: Nguyên Ngọc (Thêm đôi suy nghĩ về tháng phim Liên Xô);

Tháng 2:

 − Ngày 2: báo Văn học số 27 & 28 (số Tết Kỷ Hợi):

tiểu luận: Nguyễn Đình Thi (Tiến lên hàng đầu của đời sống);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Đào Sơn La);

bút ký: Nguyễn Huy Tưởng (Vì miền Nam ra sức phấn đấu);

kịch: Hà Văn Cầu (Ông long mạch);

thơ: Chế Lan Viên (Tiếng hát Ngô Thuốc Độc; Khúc hát con tàu), Huy Cận (Nghe đài nhắn tin miền Nam), Hoài Anh (Lời người hay tiếng nước non), Tế Hanh (Mùa xuân), Hoàng Trung Thông (Những vì sao Xô-viết), Bàn Tài Đoàn (Chung một cuộc đời), Hồ My (Đi trước thời gian), Đỗ Thị Từ (Giờ thời sự), Xuân Diệu (Dạ hương);

ca dao: Hằng Phương (Trở về), Nguyễn Trọng Oánh (Tết người nông dân);

truyện ngắn: Đào Vũ (Lá thư chúc tết);

“Người mới-Cuộc sống mới’: Hồ Thức (Mùa hoa mai), Đinh Văn Phát (Chuyến xe lửa đêm cuối năm);

M. Sa-ba-nip-ski (Chân lý của chúng ta đang bước mạnh trên trái đất); Tào Ngu (Một năm phát triển nhảy vọt của Trung Quốc);

Thơ: Mao Trạch Đông (Tống ôn thần, 2 bài, Nam Trân dịch và giới thiệu);

truyện: H. Andersen (Chú lính dũng cảm, Vũ Tú Nam dịch),

thơ văn đả kích: Đồ Phồn (Xuân đế quốc), Nguyễn Đình (Táo quân miền Nam xin đổi công tác), Tú Sụn (Phú chúc tết Ngô chí sĩ),…

− Ngày 6 (tức 29 Tết): tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, trên 100 văn nghệ sĩ miền Nam tập kết họp mặt. Nguyễn Văn Bổng báo cáo những cố gắng của văn nghệ sĩ tại miền Nam và tập kết ra Bắc trong đấu tranh cho thống nhất; Tôn Đức Thắng và Lê Duẩn đến dự. (3)

− Ngày 13: báo Văn học số 29:

Ý kiến về công tác văn nghệ của các UVTƯ ĐLĐVN: Hoàng Quốc Việt (Cần lăn lộn với quần chúng để kịp ghi lấy những chuyển biến mới), Trần Hữu Dực (Văn nghệ có nhiệm vụ giải quyết ba mâu thuẫn lớn), Nguyễn Chí Thanh (Thế nào là con người mới); Phó Thủ tướng Phạm Hùng (Thư chúc tết văn nghệ sĩ miền Nam tập kết); 

thơ văn miền Nam gửi ra: Lúc chiều xuống (truyện của L.V.H.), Tết về (thơ V.C.);

truyện ngắn: Bùi Hiển (Ngày công đầu tiên của cu Tý), Nguyễn Địch Dũng (Chuyển biến);

thơ: Huy Huyền (Bát cơm), Lưu Trùng Dương (Chào mừng kế hoạch ba năm), Nguyễn Viết Lãm (Đêm cuối năm trên cảng), Tạ Vũ (Những cánh chim trời);

ca dao: Trần Hữu Thung;

“Người mới-Cuộc sống mới’: Trường Sơn (Nỗi băn khoăn chiều 30 Tết), Nguyễn Phú Tăng (Cô tổ trưởng đi lấy chồng), Nguyên Xuân (Ngựa Lào Cai), Vũ Duy Tư (Cứu máy);

thơ văn đả kích: Tuần Tra (Kẻ nào đã đẩy báo chí miền Nam vào vận bĩ?);

thơ vui: Trần Cẩn (Bảo nhau: Thẹn lúc tỉnh ra; Mới biết anh khờ);

Thạch Hãn (Nhân đọc ca dao các bạn gửi về); Đào Duy Kỳ (Giới thiệu phần văn học trong Bảo tàng cách mạng Việt Nam),…

− Kết quả cuộc thi kịch bản 1958 của vụ nghệ thuật Bộ văn hóa: dự thi có 11 cốt truyện kịch bản và 169 kịch bản (67 vở kịch nói, 66 kịch chèo, dân ca, 4 kịch thơ, 2 vở tuồng cổ, 24 hoạt cảnh dân ca) của 148 tác giả và 1 vở viết tập thể. Giải thưởng: loại A: 1/ Bão biển (kịch nói) của Vương Lan; 2/ Bên giếng nước (kịch dân ca) Xuân Hinh; 3/ Đẩy lùi bóng tối (kịch nói) Triệu Thành; loại B: 1/ Xin cưới (kịch dân ca) Mai Bình; 2/ Vườn cam (kịch dân ca) Lương Tá; loại C: 1/ Thay lòng (kịch nói) Nguyễn Văn Bái; 2/ Lá thư tình (kịch nói) Đặng Trần Nghĩa; 3/ Nhà có khách (kịch nói) Đoàn Trân; 4/ Bó lá gồi (kịch nói) Nguyễn Ái Mộ; 5/ Về sản xuất của Doãn Mạnh Đông; 6 tặng phẩm khuyến khích cho kịch bản của Hồng Vũ, Lê Xuân Mạnh, Đinh Văn Thành, Kính Mời, Hoàng Minh Tốp, Minh Phương.(4) 

− Ngày 20: báo Văn học số 30:

các nhà văn Liên Xô lên tiếng về vụ Phú Lợi;

phỏng vấn những người mới viết văn: Lê Khâm (cán bộ quân đội đi học), Trường Sơn (nhà máy in Tiến Bộ), Bùi Minh Quốc (học sinh lớp 10, Hà Nội), Nguyễn Bao (nhà thơ trẻ);

truyện ngắn: Ngô Văn Phú (Buổi sáng trên sông Tiêu), Phạm Minh Thu (Thợ trẻ thợ già);

thơ: Quang Huy (Lô cốt giữa đồng), Trần Trọng Thìn (Thua trời đâu có chịu), Dương Linh (Đứa bé và anh bán hàng);

ca dao: Dũng Hiệp;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Lê Đức Triêm (Chú cháu), Thanh Long (Nhổ mạ), Huỳnh Ngọc Lý (Một con người bình thường);

Thơ: P. Neruda (Gửi biển, Đào Xuân Quý dịch); tham luận A.T. Tvardovski tại ĐH 21 ĐCSLX (Nhìn thấy khắp các chân trời xa, Đức Uy dịch),…

− Ngày 24: tại Hà Nội, nhà văn Mạnh Phú Tư qua đời.

− Ngày 27: báo Văn học số 31:

phỏng vấn Đinh Thị Cẩn, chủ nhiệm báo ‘Phụ nữ VN’ (Nên quan tâm đầy đủ đến khó khăn riêng của phụ nữ để đào tạo chị em mới viết văn), và những người mới viết văn: Trần Dũng Tiến (cán bộ quân đội), Bút Ngữ (cán bộ Thái Bình), Đỗ Trọng Tâm (thợ sơn, đội cầu Trần Quốc Bình), Ngọc Anh (bạn đọc, Hà Nội);

thơ trích từ các báo miền Nam: Ninh Anh (Bao giờ thống nhất?), Kiên Giang (Đẹp Hậu Giang), Trụ Vũ (Người yêu và con quỷ), Vũ Hoàng Chương (Khúc hát chìm châu), Quách Thoại (Thằng bé nó cười), Bàng Bá Lân (Đây mũi Cà Mau);

ca dao: Trần Lê Đệ;

truyện: Hoàng Oanh (Đợt chế thuốc lưu động đầu tiên);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Thanh Đồng (Cày thuyền), Nguyễn Thế Hùng (Những người không tên làm giàu cho tổ quốc), Quang Tuấn (Người cán bộ khu phố), Văn An (Tiểu khu Bính xóa nạn mù chữ);

thơ văn đả kích: Chu Hà (Văn tế đồng bào bị Mỹ-Diệm tàn sát tại trại tập trung Phú Lợi);

kinh nghiệm sáng tác: Mạnh Phú Tư (Mấy ý kiến trao đổi);

‘Sổ tay văn nghệ’: Chu Dương (Nhân vật với hoàn cảnh);

điểm sách: Nguyễn Văn Bổng (“Một chuyện chép ở bệnh viện”, tiểu thuyết Bùi Đức Ái);

ca dao Indonesia (Nam Trân phỏng dịch);

kinh nghiệm: F. Gladkov, LX. (Ánh sáng tháng Mười, về tiểu thuyết “Xi-măng”);

− Trong tháng 2:  Tạp chí Văn nghệ số 21:

văn nghệ sĩ phẫn nộ trước tội ác Mỹ-Diệm thảm sát trên 1.000 đồng bào yêu nước ở Phú Lợi: Nam Trân (Mối thù Phú Lợi), Hải Trừng (Miền Bắc xuống đường), phát biểu của Lê Quốc Lộc, Nguyễn Khang, Lưu Hữu Phước, Trần Kiết Tường, Nguyễn Phương Danh;

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Nguyễn Viết Lãm (Một đợt đi thắng lợi), Ngô Văn Dzu (Những gian khổ ở nông trường Lam Sơn), Hữu Chí (Về thăm tập đoàn Chợ Lớn), Tùng Lương (Trên quê hương chè);

Thơ: Huy Cận (Bài ca Bắc Hưng Hải; Xuân về trong bệnh viện), Kim Đính (Đào chưa về nhà máy đã sang xuân), Tế Hanh (Nông trường cà-phê), Hoàng Trung Thông (Mưa trên sông Bạch Đằng), Trần Hữu Thung (Về đây), Lê Nguyên (Thao trường trên núi), Bùi Minh Quốc (Lên miền Tây), Bùi Công Trừng (Xứ tuyết);

truyện ngắn: Vân An (Nghĩa vụ), Phượng Vũ (Người nữ trưởng ga), Võ Huy Tâm (Chiếc cán búa), Nguyễn Văn Bổng (Chuyện làng);

nghị luận: Đặng Thai Mai (Tình hình văn nghệ 1958 và nhiệm vụ hai năm tới), Hoài Thanh (Đẩy mạnh lý luận phê bình văn nghệ);

đọc sách: Đỗ Đức Hiểu (‘Bên bờ sông Lô’ của Nguyễn Đình Thi), Vũ Tú Nam (‘Câu chuyện một bài ca’), Vũ Đức Phúc (‘Người con gái Việt Nam’),…

 

 − Trong tháng 2: Công bố kết quả cuộc thi viết về “Đời sống bộ đội trong hòa bình” đợt I: không trao giải Nhất; giải Nhì: 1/ Tôi bị hy sinh (truyện ngắn, Anh Mộng); 2/ Một đêm (truyện ngắn, Xuân Khánh); 3/ Con những người du kích (truyện ngắn, Phù Thăng); giải Ba: 1/ Một chuyến tuần tiễu cuối năm (truyện ngắn, Lương Sĩ Cầm); 2/ Con ngựa số 6 (kịch, Chu Nghi); 3/ Trở lại Điện Biên (nhật ký, Nguyễn Viết Thành); 4/ Cái vui của một tổ đo đạc nhỏ (truyện ngắn, Lê Khánh); 5/ Những người trên đồng cỏ (truyện ngắn, Hồng Nhu); và giải khuyến khích cho 16 tác phẩm khác. (5)

− Trong tháng 2:  Văn nghệ quân đội số 2/59:

tùy bút Lê Chưởng (Mùa xuân mới, con người mới), Từ Bích Hoàng (Hai mùa xuân trên Điện Biên lịch sử), bút ký Vũ Cao (Bờ sông Hồng cuối năm);

truyện: Xuân Khánh (Một đêm), Hồng Phi-Mộng Cầm (Một ngày), Xuân Cang (Tích tắc), Hồng Nhu (Hoa nở ngoài rừng);

hồi ký: Vũ Tú Nam (Những người dân thường);

ký sự: Hoài Tuân (Cái tết của một người trinh sát);

nhận xét nhỏ: Thanh Tịnh (Những cánh buồm hồng);

kịch: Hải Hồ (Sai to rồi);

thơ: Phan Sĩ Đản (Đón giao thừa), Huy Cận (Cầm hòn than nhớ mùa xuân thưở đầu), Đoàn Văn Cừ (hoa nở bên đường 10), Hồng Chương (Người lính gác), Việt Hải (Tranh tết), Lưu Trùng Dương (Bức thư cuối năm), Hoàng Minh Châu (Xuống ăn tết), Phạm Thành (Đón xuân);

cao dao: Lùng Kim Trân (Gác non sông);

điểm thơ: Đức Vĩnh (Tiếng nói miền Nam);

Tin (Đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói chuyện thân mật với tạp chí VNQĐ); VNQĐ (Đời đời kiếp kiếp không quên thù này); Trịnh Thuần (Nổ sấm chớp đấu tranh);

− Trong tháng 2:  Viện Văn học trực thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước Việt Nam được thành lập, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ VNDCCH; trụ sở Viện đặt tại 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội; Viện trưởng được chỉ định là Đặng Thai Mai.  

Tháng 3:

− Ngày 6: báo Văn học số 32:

đại tướng Võ Nguyên Giáp (Văn nghệ trên bước đường mới vĩ đại cuả tổ quốc);

phỏng vấn Hoài Thanh (Người mới viết văn trước hết nên nhìn lại mình cho rõ), và những người mới viết văn: Đào Phương (viết báo, Hà Nội), Phạm Ngọc Nghiêm (giáo viên, Hải Phòng), Nguyễn Quang Thân (cán bộ thủy lợi, Thái Bình), Nguyễn Tiến Thuyết (làm ruộng, Hà Đông);

‘Điểm sách’: Mạnh Phú Tư (“Đầu tàu 109”, Nhật Nguyệt, Nguyễn Quang Sáng, viết về anh hùng Lê Minh Đức; “Anh hùng Nguyễn Tấn Anh”, Nguyễn Đình);

Thơ: Huy Cận (Mưa xuân trên biển), Minh Huệ (Sáng nay ta phá bờ), Đoàn Văn Cừ (Hội xuống đồng), Nguyễn Viết Lãm (Các con của mẹ đây rồi), Trần Phương Thúy (Trồng rừng), Khương Hữu Dụng (Ánh sáng);

truyện ngắn: Ngô Ngọc Bội (Ruộng liền bờ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Đức Hiệp (Khang Ninh có kỹ sư con), Nguyễn Thuần (Đồng chí bí thư chi bộ), Đinh Văn Phát (Anh số 73), Thiết Băng (Tìm đường);

văn thơ đả kích: Tuần Tra (Những lời vờ tự do của báo ‘Tự do’);

tiểu thuyết: F. Gladkov, 1883-1958, LX. (Xi-măng, Huyền Kiêu dịch, khởi đăng từ số này); thơ L.Mi-kai-ia-na, Mozambique (Bài ca tình yêu chân thành, Hồ Lý dịch),…

− Ngày 7: buổi tối, lễ kỷ niệm Lê Văn Hưu, nhà sử học đầu tiên của dân tộc, do Viện Sử học thuộc Ủy ban khoa học nhà nước tổ chức; Trần Huy Liệu nói về công tác sử học qua các thời đại, nêu cống hiến của những sử gia tiến bộ như Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú, phê phán quan điểm “phản động, phi lịch sử của những tên bồi bút cho thực dân phong kiến như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh đã bôi nhọ lịch sử dân tộc”.(6) 

− Ngày 13: báo Văn học số 33:

phỏng vấn Hoàng Trung Thông trong BTC Hội nghị những người viết văn trẻ;

phỏng vấn những người mới viết văn: Nông Minh Châu (khu tự trị Việt Bắc), Vũ Thị Thường (cán bộ, Kiến An), Huyền Sơn (công nhân sửa ô-tô, Hà Nội), Hồng Vũ (cán bộ, Nam Định), Phạm Kế (giáo viên, Hà Nội);

ca dao: Hải Trừng, Yến Lan;

sổ tay văn nghệ: P. Éluard (Thơ thời sự), L. Aragon (Thơ hiện thực);

kinh nghiệm sáng tác: A. Tolstoi (Mấy vấn đề kỹ thuật viết tiểu thuyết);

thơ: Xuân Diệu (Em chờ anh), Nắng Hồng (Tiễn nhau), Việt Nhân, tác giả miền Nam (Ghét và thương);

truyện ngắn: Quang Nguyên (Đơn sơ), Phạm Văn Thiết (Nỗi lòng của bác Quý);

“Người mới-Cuộc sống mới’: Chinh Nam (Lên cao), Đào Phương (Những bông hồng mới nở), Vương Linh (Cô nữ hộ sinh), Nguyễn Hữu Phách (Phá bờ), Vũ Cận (Lên tầng);

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Hỡi quân Mỹ-Diệm đừng hòng phi tang);

‘Đọc sách’: Chế Lan Viên (Đọc ‘Trời mỗi ngày lại sáng’ của Huy Cận);

thơ T. Shevchenko, 1814-61, Ukraina (Ba anh em; Dọc sông Nê-va, Tế Hanh dịch và giới thiệu);

− Ngày 20: báo Văn học số 34:

phỏng vấn Tô Hoài (Các bạn mới viết văn bây giờ có rất nhiều thuận lợi lớn, căn bản) và những người mới viết văn: Phùng Lê (khu tự trị Việt Bắc), Nguyễn Ngọc Mẫn (thợ nề, Nam Định), Ngô Ngọc Bội (cán bộ, Phú Thọ), Nguyễn Thục Đoan (Hà Nội);

bút ký: Nguyễn Công Hoan (Ấn Độ với Việt Nam);

thơ: Lưu Trọng Lư (Tiếng hát miền Nam), Hoàng Trung Thông (Trên gác chùa Keo), Trương Thị Kim Mỹ (Ngôi nhà mới);

ca dao: Kinh Đào;

truyện ngắn: Phan Mai (Vợ chồng trẻ con);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Viết Thành (Bà chủ tịch xã Na Ư trên biên cương Tây Bắc), Hoàng Văn Lương (Cửa hàng mậu dịch trên rẻo cao), Đình Mai (Bán nước mắm);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Độc lập cứng rắn và chủ nghĩa cao độ);

‘Sổ tay văn nghệ’: V. Maiakovski (Nghĩ về thơ);

kinh nghiệm: A. Tolstoi (Mấy vấn đề về kỹ thuật viết tiểu thuyết);

đọc sách: Chế Lan Viên (Đọc ‘Trời mỗi ngày lại sáng’, tiếp);

thơ R. Tagore (“Trên bãi bờ những thế giới vô biên…”, Huy Cận dịch);

cơ quan Hội nhà văn và tòa soạn báo Văn học thông báo: chuyển về số 84 Nguyễn Du, Hà Nội.

− Ngày 24 đến 28: hội nghị bạn viết trong quân đội do Tổng cục chính trị QĐNDVN tổ chức, gần 200 bạn viết trẻ trong quân đội về dự; 3 báo cáo về những đợt vận động sáng tác lớn do Tổng cục Chính trị tổ chức từ hòa bình lập lại (cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến; cuộc thi viết về đời sống bộ đội trong xây dựng hòa bình; cuộc thi viết những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội); kiểm điểm lại công tác văn học trong quân đội, cả phía lãnh đạo lẫn phía bạn viết. Trường Chinh thay mặt BCH TƯ Đảng đến huấn thị; Võ Hồng Cương thay mặt Ban văn giáo TƯ đến báo cáo về chủ trương phát động phong trào sáng tác của TƯ Đảng; Nguyễn Đình Thi tổng thư ký Hội nhà văn VN đến nói chuyện một số vấn đề sáng tác. Chủ nhiệm TCCT Nguyễn Chí Thanh, phó chủ nhiệm TCCT Lê Quang Đạo đến thăm và nói chuyện. Các bạn viết dự hội nghị trao đổi với nhau kinh nghiệm viết, giải đáp cho nhau những vướng mắc. (6)

 

 − Ngày 27: báo Văn học số 35:

phỏng vấn cục trưởng tuyên huấn TCCT QĐNDVN Lê Chưởng (Cần phải nâng cao tư tưởng chính trị và am hiểu cuộc sống hơn nữa) và những người mới viết văn: Lá thư tâm sự của Nguyễn Châu Viên (từng viết và đăng báo Văn, nay làm thợ sắt cầu Việt Trì), Văn Thành (học sinh Hà Nội), Hoa Cương (giáo viên, Hải Dương), Phạm Thành Tài (tập đoàn chăn nuôi Thống Nhất, Hưng Yên), Trần Khuyến (cán bộ đại học tổng hợp);

truyện: Nguyễn Địch Dũng (Quê hương);

thơ: Tế Hanh (Tên quê hương), N.T.Đ., miền Nam gửi ra (Giã gạo đêm trăng), Vũ Chấn Nam (Nhớ người xưa);

ca dao: Cầm Giang;

“Người mới-Cuộc sống mới’: Đặng Thiêm (Rồng phun nước), Bùi Bình Thi (Vài dòng nhật ký), Vũ Thanh Sơn (Tuần đường);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Ba lưỡi chửi nhau);

văn hóa nghệ thuật: Đào Duy Kỳ (Chùa Sùng Phúc, một biểu hiện đặc sắc của nền văn hóa dân tộc ta);

tiểu luận: V. Bielinski (Về dân tộc tính);

thơ: N. Tikhonov (3 bài không đề, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,…

− Trong tháng 3: Tạp chí Văn nghệ số 22:

nghị luận: Võ Hồng Cương (Đi sâu vào đời sống nhân dân lao động một cách lâu dài);

thu hoạch của văn nghệ sĩ đi thực tế: Nguyễn Tuân (Mùa xuân trên Tây Bắc), Nguyễn Huy Tưởng (Về với chiến sĩ Điện Biên), Đoàn Giỏi (Mầm xuân mới), Lê Minh (Chúng tôi đã học tập được nhiều ở giai cấp công nhân), Trần Hữu Thung (Cá về nước), Phan Huỳnh Điểu, Huỳnh Văn Thuận (Về với nông dân, chúng tôi đã học gì thêm);

thơ: Tố Hữu (Đường sang nước bạn; Tiếng sáo Ly Quê), Trần Nhật Lam (Các xã viên hát tặng Đảng);

truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Cái hom giỏ), Bùi Đức Ái (Con cá song);

đọc sách: Tế Hanh (Đọc ‘Trời mỗi ngày lại sáng’, thơ, Huy Cận), Chiến Kỳ (Đọc ‘Như anh em một nhà’, bút ký, Thép Mới);

thông tin: S.K. Atomodjo (Vài nét về văn học Indonesia); Sobolev (Văn học và cuộc sống hiện đại của chúng ta);

thơ: P. Neruda (Những người chết trên quảng trường, Đào Xuân Quý dịch);

TCVN (Tổng kết cuộc trưng cầu về 12 số Tạp chí Văn nghệ),…

 

 − Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/59:

truyện Lương Sĩ Cầm (Một chuyến tuần tiễu);

tùy bút Nguyễn Tuân (Tây Trang, mảnh đất tận cùng phía Tây Bắc giàu đẹp), Từ Bích Hoàng (Những người lao động bình thường trên cao nguyên châu Mộc);

bút ký Nguyên Ngọc (Ngày đêm);

sổ tay nông thôn: Nguyễn Khải (Những mẩu chuyện về con trâu);

thơ Nguyễn Xuân Sanh (Bài thơ tuổi trẻ), Hồng Trung (Chiếc đinh ốc), Dân Hồng (Ba người đồng chí gặp nhau), Nhạn Lai Hồng (Người Mèo có chữ Mèo), Phạm Hải Trường (Đổi thay trong tổ đổi công), Tô Ân (Bên giếng nước), Nguyễn Hữu Phách (Cuốn lịch), Võ Văn Trực (Anh thương binh mù với tấm bản đồ nổi);

Văn Phác (Mấy ý kiến về cuộc thi viết Đời sống bộ đội trong hòa bình, đợt 1);

Tô Hoài (Vài nhận xét về truyện ngắn ‘Một đêm’);

Nguyễn Văn Bổng (Nhận xét truyện ‘Con những người du kích’),

Vũ Cao (Nhận xét truyện ‘Tôi bị hy sinh’);

tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện ở hội nghị văn nghệ sĩ, …

− Trong tháng 3: Viện Văn học đề ra nhiệm vụ dịch tập thơ Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chữ Hán ra thơ tiếng Việt; một tiểu ban chuyên trách việc dịch tác phẩm này được thành lập, gồm một số cán bộ trong Viện, với sự cộng tác của nhiều cán bộ ngoài Viện.(7)

Tháng 4:

− Kết quả cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ (từ tháng 6 đến 31/12/1958): có trên 300 tác giả tham dự với 364 tác phẩm. Giải nhất: Người anh nuôi của đơn vị (Lê Khánh); Con cá song (Bùi Đức Ái); Cái hom giỏ (Vũ Thị Thường); Giải nhì: Cái lô cốt (Châu Diên); Chiếc cán búa (Võ Huy Tâm); Giải ba: Dưới hầm bí mật (Xuân Thiều); Đôi bạn (Trúc Hà); Con đường lầy (Chu Văn); Người nữ trưởng ga (Phượng Vũ); Nghĩa vụ (Vân An); Giải khuyến khích: Truyện công trường (Trịnh Quang Vận); Chữ ký (Cầm Giang); Ché Mèn được đi họp (Nông Minh Châu); Cái trứng luộc (Hoài An); Sao (Lôi Động); Buổi sáng trên sông Tiêu (Ngô Văn Phú).

− Ngày 3: báo Văn học số 36:

V.H. (Sơ kết cuộc phỏng vấn về vấn đề những người mới viết văn);

Nghị luận: Lê Chưởng (Đẩy mạnh phong trào sáng tác trong quân đội lên cao hơn nữa);

Thơ: Nguyễn Đình Thi (Em bảo anh; Nắng vàng), Đặng Yên Khê, miền Nam (Em cứ chờ anh);

ca dao: Nguyễn Thanh Long, Minh Hiệu;

truyện ngắn: Dương Linh (Người lính hậu phương);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hoài Văn (Tìm phân), Phạm Thượng Hữu (Trên công trường Bảy Mẫu), Vũ Thị Thường (Chị Bình), Bùi Công Hùng (Bức thư bí mật);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Dưới mắt Người Tuần Tra);

kinh nghiệm sáng tác: Tô Hoài (Quan sát và ghi chép);

điểm sách: Tú Sụn (“Chuyện lớn chuyện nhỏ:, thơ trào phúng, Thợ Rèn), Bảo Việt (“Văn nghệ phục vụ sản xuất đông xuân 1958-1959” của Ty văn hóa Nam Định);

văn nghệ sĩ Trung Quốc với vụ Phú Lợi: Ngải Vu (Giết chóc không đe dọa nổi nhân dân), Điền Gian (Hạt giống hận thù);  

tiểu luận: S. Petofi (Nói với thanh niên Hung-ga-ry, Xuân Diệu dịch và giới thiệu); V. Bielinski (Nói về dân tộc tính); L. Cruzkovski, Ba-lan (Phải gắn liền với những lực lượng đang xây dựng một chế độ xã hội mới);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,…

− Ngày 6 đến 9: hội nghị những người viết văn trẻ do Hội nhà văn VN tổ chức, họp tại trường đại học nhân dân ở ấp Thái Hà, Hà Nội, tham dự có 370 người viết văn trẻ (số đông là công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ cơ sở) và 30 nhà văn chuyên nghiệp hoặc nửa chuyên nghiệp.(8) Nguyễn Đình Thi đọc báo cáo Con đường của những người viết văn trẻ; Nguyễn Lam, bí thư TƯ Đoàn TNLĐVN đọc tham luận về vấn đề bồi dưỡng những người viết văn trẻ; những người tham dự có 6 buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm sáng tác; vấn đề “Thế nào là vốn sống” được bàn luận nhiều nhất. (9)

− Ngày 10: báo Văn học  số 37:

Nguyễn Đình Thi (Con đường của những người viết văn trẻ), Nguyễn Lam (Bồi dưỡng những người viết văn trẻ, lực lượng hậu bị của đội ngũ văn học nước ta), Nguyễn Công Hoan, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nông Quốc Chấn (Chào mừng hội nghị những người viết văn trẻ), Hà Minh Tuân (Những nụ hoa xuân của nền văn học chúng ta);

Thơ: Đinh Phạm Thái (Anh lính miền Nam), Hồ Thiện Ngôn (Lên cao), Tấn Hoài (Sông suối thêm dòng), Hải Yến (Hai lần em tập đi);

ca dao: Bùi Vĩ, Bút Ngữ, Huỳnh Ngọc Lý, Nguyễn Quang Vinh;

truyện ngắn: Văn Ngọc (Bên ngọn đèn dầu);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Ngô Vân (Đồng chí giữ kho thóc), Nguyễn Huân (Kéo vượt tải), Văn Thái (Anh thợ khóa), Văn Bình (Chiều Văn Lý), Điền Hoa (Sông Thao);

văn thơ đả kích: Ngân Giang (Lời ca căm uất), Lưu Phương (Ghi mãi thù này);

văn thơ vui: ‘Bảo nhau’: Vũ Thị Thường (Đừng khoanh tay chờ trời);

Tế Hanh (Hai tác phẩm lớn mới đây của L.Aragon); P.V. (Phỏng vấn B. Polevoi về việc chuẩn bị ĐH nhà văn LX lần III);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,…

− Ngày 10: buổi tối, Ban thiếu nhi TƯ và Nxb. Kim Đồng họp mặt với 80 văn nghệ sĩ, nhà giáo và những người viết văn trẻ, giới thiệu phong trào thiếu nhi hiện tại và gợi ý về đề tài sáng tác cho thiếu nhi.(10)

− Ngày 10: BCH Hội LHVHNTVN ra lời kêu gọi văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và các cán bộ các ngành khác có ham thích sáng tác, hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác văn nghệ do các cơ quan văn học nghệ thuật tổ chức, hướng về năm 1960: kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng LĐVN, 15 năm thành lập nước VNDCCH, 70 năm sinh Hồ Chủ tịch.(11) 

− Ngày 17: báo Văn học số 38:

Nguyễn Đình Thi (Nâng cao tư tưởng tính trong sáng tác của chúng ta như thế nào); Trần Độ (Người viết văn trẻ trước hết là người lao động thực sự); Nguyễn Huy Tưởng (Quan trọng nhất là có thực tế và có tư tưởng); Nông Minh Châu (Bài phát biểu ở hội nghị những người viết văn trẻ);

Thơ: Trần Ngọc Thụ (Tát nước đêm), Huy Ánh (Xe gấu), Lê Nguyên (Điện Biên ở đây);

truyện ngắn: Ngô Quân Miện (Hai đêm gác công trường);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vân Dzuy (Tổ mẫu đi lao động), Đồng Lực (Những chiến sĩ tiên phong), Đức Cảnh (Kéo máy kéo), Đông Phương (Cô đỡ nông thôn), Đào Việt Hồ (Đổi mới); ca dao Nguyễn Chí Cao, Minh Hiệu;

sưu tầm: Võ Huy Tâm ();

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Từ một ổ gián điệp… đến những đợt tấn công), Tú Mỡ (Chúng ta biến đau thương thành hành động);

thơ vui: ‘Bảo nhau’: Hoạch (Đâu phải vì ma thiêng), Trần Cẩn (Tiền mất tật còn);

thơ: Béc-na Bu-a Đa-gi-ê, Côte d’Ivoire (Hãy chùi sạch lệ); Đa-vit Đi-ôp, Senegan (Chống lại bạo lực); Lý Quý, Trung Quốc (Mắt căm giận nhìn về Phú Lợi, Hoàng Trung Thông dịch); Mô-ha-mét-en Ga-bi, An-giê-ri (Độc lập và văn hóa);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,…

− Ngày 24: báo Văn học số 39:

Thơ: Lưu Trọng Lư (Người đồng chí nhỏ của tôi), Huy Cận (Nắng ấm hồng lại tuổi), Minh Huệ (Đẹp), Trần Đức (Bản hòa tấu đêm xuân), Trinh Đường (Bài ca nhặt đá), Phạm Huy Thái, miền Nam (Nhớ về cố hương);

truyện ngắn: Đỗ Trọng Tâm (Về phép), Đỗ Cao Đáng (Giận dỗi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đặng Thiêm (Thầy giáo của ta), Nguyễn Thành Duy (Hai cuốn sách), Lê Xuân Tùng (Về nhà mới), Văn An (Phá kỷ lục dạy nhanh toàn thành), Nguyễn Đức Long (Người no cơm khỏe, lúa no phân chắc hạt to bông), K.Đ. (Bốn trăm phụ lão);

ca dao: Dũng Hiệp, Kinh Đào, Nguyễn Trọng Oánh, Trịnh Hoản;

kinh nghiệm sáng tác: Nguyễn Đình Thi (Trở lại câu chuyện kỹ thuật), Anna Seghers (Ý thức và sáng tác);

‘Đọc sách báo’: Đoàn Hòa (‘Vợ chồng trẻ con’, của Phan Mai); Hà Minh Tuân (‘Như anh em một nhà’, bút ký Thép Mới);

M. Gorki (Bản chất anh hùng của Lênin); thơ A. Joszef (Mẹ, Tế Hanh dịch);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,… 

− Trong tháng 4: Tạp chí Văn nghệ số 23:

tổng kết cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ;

tiểu luận: Hồng Vân (Vấn đề bồi dưỡng lực lượng mới trong văn học);

văn nghệ sĩ đi thực tế: Hải Trừng (Những công nhân lái xe ở cảng Hải Phòng), Nguyễn Mạnh Hào (Hợp tác xã Đồng Tâm), Nguyễn Xuân Thâm (Sa mù);

thơ: Nguyễn Anh Đào (Kính gửi má của con), Huy Cận (Con chú trong Nam nóng lòng nhìn mặt bố), Xuân Diệu (Xuân), Minh Huệ (Rời hợp tác);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Làm đường);

truyện ngắn: Trúc Hà (Đôi bạn);

tiểu luận: Xuân Diệu (Petofi, nhà thi hào dân tộc Hungary), Cao Huy Đỉnh (Một vài nét lớn về văn học Ấn Độ), Thanh Nha (Xem Việt kịch), Gia Ninh, Phan Nhân (Quần chúng làm thơ ca);

đọc sách: Nguyễn Viết Lãm (‘Một chuyện chép ở bệnh viện’, tiểu thuyết, Bùi Đức Ái), Vũ Ngọc Phan (‘Văn thơ Phan Bội Châu’),…

 

− Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/59:

truyện ngắn: Trúc Hà (Tuổi hăm hai), Nhuận Vũ (Một cuộc điều tra), Văn Sinh (Bản quyết tâm thư), Đăng Tiến (Thử thách), Kim Khánh (Bên nấm mồ người bạn);

thơ: Nguyễn Đình Thi (Tôi đã biết), Xuân Lộc (Con số 1.638.000), Trọng Khoát (Ra gác), Nguyễn Trọng Oánh (Lòng ai lửa không đốt), Dương Quỹ (Dưới gốc đa), Ngô Quang Phố (Tôi làm liên lạc), Trinh Đường (Gửi anh lính đang canh gác ở trại tập trung miền Nam), Nguyệt Tú (Đế quốc Mỹ cút đi);

đọc sách: Nguyên Ngọc (Chất lãng mạn trong những sáng tác mới của chúng ta), Thanh Tịnh (‘Chiến sĩ làm, chiến sĩ viết’);

truyện ngắn: Nguyên Kiên, T.Q. (Bảy que diêm, Doãn Trung dịch), Mao Thuẫn (Lời phê bình truyện ngắn ‘Bảy que diêm’);

tiểu luận: S. Ba-ren (Vai trò của văn học Xô-viết trong công cuộc giáo dục người lính);

Tháng 5:

− Ngày 1: báo Văn học số 40:

hồi ký: Đào Duy Kỳ (Ngày 1-5 đầu tiên ở Việt Nam), Hồng Chương (Ngày 1-5 năm ấy);

thơ: Tố Hữu (Em ơi Ba Lan), Huyền Kiêu (Trong vườn nắng sáng), Nguyên Hồng (Tổ quốc đương xây những tầng sử mới), Kim Ngọc Diệu (Mùa hoa gạo quê hương), H. H., miền Nam (Chống di dân đi ‘doanh điền’), Dương Đình Hy (Rừng), Hoàng Nguyên (Tiếng hát người thủy thủ);

ca dao: Phạm Văn Minh, Nguyễn Hữu Uẩn;

truyện ngắn: Đức Hiền (Rồi ông ấy đền chum to);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trịnh Bảo (Những người học trò cũ), Hồng Thái (Những người thi gan với núi), Phạm Đức Thành (Người y tá xã), Nguyễn Huân (Nấu túp);

kinh nghiệm viết văn: Tô Hoài (Quan sát và ghi chép);

đọc sách: Phạm Hổ (‘Trong tiếng thoi đưa’, giới thiệu thơ ca công nhân nhà máy Dệt Nam Định);

Lê Xuân Vũ (40 năm ngày ‘ngũ tứ’);

Văn: J. Fucik (Khúc hát tháng Năm, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

Thơ: V. Broniewski, Ba Lan (Bài hát tháng Năm, Hoàng Trung Thông dịch);

đăng tiếp Xi-măng của F. Gladkov,… 

− Ngày 8: báo Văn học số 41:

Thơ: Liên Minh (Một ngày ngắn có thế thôi), Văn Thiết (Người Mán xuống ruộng), Tế Hanh (Qua Mộc Châu), Chế Lan Viên (Phù sa), Khương Hữu Dụng (Đun xe);

truyện ngắn: Lê Phú Hưởng (Cái đanh ốc hỏng), Vũ Lê Mai (Ánh sáng kỳ diệu);

 ‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vũ Thanh Sơn (Cô bán hàng trên tàu), Thành Huế (Một đêm dịch lợn), Võ Văn Trực (Chị chủ nhiệm hợp tác xã), Hải Như (Tối thứ hai và tối thứ năm), Nguyễn Khắc Mẫn (Người giáo viên miền núi), Tấn Hoài (Anh Thọ);

ca dao: Phạm Lê Văn, Lê Đức Đôn, Phan Khương;

văn thơ đả kích: Lã Vọng (Miền Nam đói, miền Nam no?);

kinh nghiệm sáng tác: Tô Hoài (Quan sát con người và tâm hồn con người);

Hoàng Kim (Vài nét về thơ ca bộ đội Điện Biên Phủ);

Tiểu luận: Viên Mai, TQ. (Quan niệm về thơ, Nam Trân dịch);

thơ V. Nezval (Bài ca hòa bình, Nguyễn Xuân Sanh dịch); dịch bài của Petr Zajic trên báo Praha giới thiệu bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Tiệp;

− Ngày 15: báo Văn học số 42:

trích bài Cách viết (1952) của Hồ Chủ tịch;

mẩu chuyện: Chế Lan Viên (Bác thăm một trung đoàn; Bác giáo dục cán bộ), Nhuận Vũ (Em bé Sài Gòn với Bác Hồ), Trần Huyền Kiêu (Bác về thăm mỏ Cẩm Phả, qua bích báo công nhân), V.T. (Một ít câu nói của Bác), Hà Minh Tuân (Đón Hồ Chủ tịch trước đài Độc lập);

thơ: Nguyễn Xuân Sanh (Đêm mỏ), Vương Linh (Xem vườn hoa Cổ Ngư), Hoàng Trung Thông (Gửi bạn Ba Lan), Thanh Thanh (Quả cam), Nguyễn Ngọc Khoa (Đi ca);

ca dao: Đào Hanh, Huyền Thanh, Đào Việt Hồ;

truyện ngắn: Nguyễn Quang Thân (Một bài thơ dâng Bác hay nhất);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Đại (Đánh cá ngoài khơi), Hoàng Anh Phan (Lá cờ trắng), Đại Thủy (Người Hà Nội trên Điện Biên), Lưu Trùng Dương (Cửa hàng tự giác), Trần Minh (Ủy viên kiểm tra già), Trần Đình Thùy (Nước chảy mát lòng),…

− Ngày 17 và 18: Sở văn hóa Hà Nội mở hội nghị nhà văn trẻ, 145 người tham dự, trong đó có 4 nữ.(12)  

− Ngày 22: báo Văn học số 43:

Thơ: Lưu Trọng Lư (Mười bảy tuổi đời), Trường Xuân (Đường rừng), Huy Cận (Một đêm thức trong mưa bão), Nguyễn Trọng Oánh (Nhận thư cháu gái), Vân Đài (Đường ray nối liền), Bàng Sĩ Nguyên (Chở đầy gió nắng);

ca dao: Nguyễn Trân, Lê Uẩn, Định Hải;

truyện ngắn miền Nam: Vũ Hạnh (Bút máu);

“Người mới-Cuộc sống mới’: Yên Hòa (Làm giàu làm đẹp non sông), Tân Thanh (Nước), Doãn Quy Mô (Hai bố con), Văn Hoa (Đồng chí cán bộ thông tin xã), Khuê Diên (Hợp tác xã làng ta), Điền Trung (Bài học đầu tiên);

kinh nghiệm sáng tác: Nguyễn Đình Thi (Xây dựng nhân vật và sáng tạo điển hình);

đọc sách: Hồng Chương (Đọc tập “Một đêm”: Cái mới chính là đây);

Robert Burns (1759-96) nhà thơ Scotland (Sông Áp-tơn thân yêu; Tối thứ bảy trong nhà bác tá điền, Nguyễn Xuân Sanh và La Côn giới thiệu và dịch thơ),…

− Ngày 29: báo Văn học số 44:

Thơ: Xuân Đài (Làm cho những đứa con), Nguyễn Viết Lãm (Người đồng chí nhỏ), Thanh Hải, miền Nam gửi ra (Cháu nhớ Bác Hồ), Phạm Hổ (Quà con);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đoàn Hy Minh (Chị Thanh thổi còi đi), Cẩm Thạnh (Trên công trường nhà máy Thiếu Niên Tiền Phong), Anh Việt (Lớp học), Minh Hoài (Xe phân);

ca dao: Văn Tuế, Phan Khương, Trịnh Mạnh;

nghị luận: Lưu Hữu Phước (Mấy kinh nghiệm sáng tác cho thiếu nhi), Vũ Ngọc Bình (“Các cô các chú hãy sáng tác cho chúng em!”);  

điểm sách: Việt Triều (“Lời khuyên các vị phụ huynh”, Makarenko, Thiệu Huy dịch, Nxb. Giáo dục), Ninh Thanh điểm sách (“Gia đình thân yêu”, truyện, Nguyễn Kiên, Nxb. Kim Đồng);

truyện: H. Ch. Andersen (Bầy chim thiên nga, Vũ Tú Nam dịch);

thơ: R. Tagore, Ấn Độ (Mây và sóng; Đóa hoa sam-pa, Đ.T. dịch);

tường thuật Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ ba.

− Trong tháng 5: Văn nghệ quân đội số 5/59:

bút ký: Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân (Đại hội Đảng ở Điện Biên), Văn Thao (Tới quê hương);

truyện ngắn: Nguyễn Viết Thành (Gặp lại ở Điện Biên), Vinh Tú (Kiện tướng), Nguyễn Quang Sáng (Tư Quắn), Hữu Mai (Lá cờ chuẩn);

mẩu chuyện: Thanh Tịnh (Lá cờ hồng);

kiến trúc: Hoàng Như Tiếp (Phác đồ ‘Nhớ công ơn liệt sĩ’ Trung tâm lịch sử Điện Biên);

Thơ: Lưu Trùng Dương (Giữa quê hương Bác), Hà Đức Trọng (Có một đàn chim), Trần Cẩn (Bóng người trong con mắt), Phạm Thành (Trang tâm tình), Xuân Ngọc (Những chuyện thần kỳ), Phan Sĩ Đản (Gang), Trần Minh Thái (Có những đêm khuya);

độc tấu: Trương Công Lê (Thua vợ);

tiểu luận: Lê Chưởng (Muốn viết tốt phải tích cực học tập tu dưỡng không ngừng); Phù Thăng (Tôi tập viết truyện ‘Con những người du kích’ như thế nào); VNQĐ (Điện Biên Phủ, một bài thơ lớn và đẹp, điểm thơ bạn đọc);

truyện ngắn: Thần Ngưu, T.Q. (Bài ca của người lính điện thoại)…

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn nghệ số 24:

thơ Hồ Chủ tịch (Nam Trân, Văn Trực dịch);

nghị luận: Nguyễn Đình Thi (Con đường của những người viết văn trẻ);

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Nguyễn Trọng Bính (Về với những người bình thường), Mai Thúc Lân (Hợp tác xã Việt-Hoa);

Thơ: Huyền Kiêu (Sông Hồng), Chế Lan Viên (Thơ một người chữa bệnh), Xuân Hoàng (Chợ trung châu);

truyện ngắn: Lôi Động (Sao);

Hoa Thu (Hội nghị những người viết văn trẻ), Lê Khâm (Tôi học tập viết văn), Nông Trung (Tôi quyết tâm học viết);

đọc sách: Bùi Hiển (‘Cái hom giỏ’ và ‘Cái lô-cốt’), Hà Minh Tuân (‘Một đêm’), Nguyễn Đình (‘Chuyện lớn chuyện nhỏ’);

truyện thơ: A.S. Pushkin (Người tù ở Kapkaz, Hoàng Trung Thông dịch);

mỹ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Tranh sơn mài),…

Tháng 6:

− Ngày 5: báo Văn học số 45:

Thơ: Vân Đài (Mùa xuân đất Bắc), Lê Thị Hải Yến (Đón con chiều thứ bảy), Hằng Phương (Đọc thơ Bác), Thùy Linh (Mùa gặt), Anh Thơ (Chị Lý), Lê Bích (Em bé Việt Nam ơi!), Tố Uyên (Hà Nội xưa và nay);

ca dao: Nguyễn Huy Kính, Hồ My, Trần Hữu Thung, Trần Phương Thùy;

truyện ngắn: Bùi Minh Quốc (Đồng chí cán bộ thuế và anh bộ đội);

bút ký: Phong Ba (Thăm nhà máy xay Lương Yên);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Dương Linh (Phiên chợ cuối năm; Một người khơi cống rãnh), Phạm Khải (Chống mưa), Hồng Quang (Một đêm thiếu đất), Dư Văn Nghị (Trồng màu);

kinh nghiệm viết văn: Nguyễn Đình Thi (Viết về tình yêu);

đọc sách: Trần Thanh Mại (Đọc ‘Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng’);  

nghệ thuật: U Đa (Tiến bộ mới của đoàn kịch nói Tổng cục chính trị), Bửu Tiến (Xem vở chèo ‘Đường đi đôi ngả’, đoàn chèo trung ương),

 

 

 − Ngày 12: báo Văn học số 46:

Đặng Thai Mai (Lời chào mừng Đại hội nhà văn Liên Xô lần III); thư BCH TƯ ĐCS LX gửi Đại hội nhà văn LX lần III;

Thơ: Huyền Trang, miền Nam (Hoa mùa xứ Bắc), Phan Tường Hy (Triệu cánh tay trả thù), Hoàng Minh Châu (Xuôi bè sông Lam), Đoàn Văn Cừ (Quê bạn), Lữ Giang (Làng trên sông);

ca dao: Duy Huế, Thái Thuyên, Hồ My;

truyện ngắn: Nguyễn Duy Hiển (Hai chục trứng);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đông Phương Hồng (Gặp nhau), Văn Dậu (Chiếc cày 51), Lê Hồng Long (Kế hoạch lợn), Phạm Mạnh Thu (Những bà chúa rừng), Võ Văn Trực (Giáo viên bình dân học vụ), Xuân Sách (Tăng gia);

Đọc sách: Vũ Tú Nam (Đọc ‘Xung đột’ của Nguyễn Khải);

kinh nghiệm sáng tác: Chế Lan Viên (Ý trong thơ);

truyện ngắn: A-nan-ta-tua, Indonesia (I-nhem);

− Ngày 19: báo Văn học số 47:

hai bài thơ Indonesia mừng Bác Hồ (của Soekiswa và Baoudewa, Trần Chương dịch);

đọc sách: Vũ Ngọc Bình (Đọc ‘Truyện cổ tích Indonesia’, Nxb. Kim Đồng), Kỳ Ân (Qua một số thơ ca công nhân vùng mỏ);

thơ: Đào Thản (Tôi con mương nhỏ), Minh Hiệu (Xe phân tặng xã viên), P.T., miền Nam (Uất hận sẽ tan), Lữ Giang (Trai địa chất), Nguyễn Mạnh Hào (Hai em gái nhỏ);

ca dao: Nguyễn Công Ký, Trần Nguyên Đào;

truyện ngắn: Hà Minh Tuân (Cô con gái bác Nghiệp);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Huyền Sơn (Đồng xu đồng), Hoàng Nguyên (Làm ra ánh sáng), Ngô Văn Phú (Đêm cuối quý), Vũ Lê (Trên bản đồ tổ quốc), Khắc Lương (Thợ trẻ thắng mặt trời), Lê Văn Điền (Sa Nam);

− Ngày 26: báo Văn học số 48:

truyện ngắn: Bùi Hiển (Chị Mẫn);

đọc sách: Hà Minh Tuân (Đọc ‘Chiếc cán búa’ của Võ Huy Tâm, Phượng Vũ, ‘Nghĩa vụ’ của Vân An, Trúc Hà);

thơ: Bùi Minh Quốc (Anh ở đầu sông, em ở cuối sông), Trinh Đường (Giấc ngủ Lán Sàng), Trần Hữu Thung (Tiếng hát);

ca dao: Trúc Đàm;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trần Kim Thành (Bực mình), Bùi Xuân Toàn (Khơi mạch nước thần), Huy Nhuận (Ông chủ tịch chuyển công văn), Đặng Bá Lãm (Học cấy), Kim Phong (Bón đòng cho lúa), Nguyễn Thanh Tâm (Anh xe vận tải);

thơ châu Phi da đen: J. Rabemananjara (Đêm tù, Tế Hanh dịch), U. Sembène (Hữu nghị, Đào Xuân Quý dịch),…

− Ngày 26: tại Hội nhà văn VN, Hoàng Trung Thông nói chuyện với đông đảo hội viên về chuyến thăm Ba Lan và về Đại hội nhà văn LX lần III. (13) 

− Trong tháng 6: Tạp chí Văn nghệ số 25:

Hội LHVHNTVN (Hiệu triệu sáng tác);

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Đào Vũ (Sau một tháng), Nguyễn Xuân Lâm (Tham quan nhà máy thủy điện Tà Sa);

dân ca Mường (Hát mừng nhà mới, Mạc Phi dịch);

thơ: Trần Hữu Thung (Bài ca phá bờ), Tế Hanh (Qua công trường gỗ), Hải Yến (Ngôi sao hay mắt con);

truyện ngắn: Châu Diên (Mẹ Hậu);

tiểu luận: Xuân Diệu (Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (Viết truyện ngắn thế nào cho ngắn);

nghị luận: Nam Mộc (Một số ý kiến của Mác, Ăng-ghen về văn học nghệ thuật); đọc sách: Phạm Hổ (Bóng dáng các em qua sách Kim Đồng), Hoa Thu (Đọc một số sách văn nghệ của nhà xuất bản Phổ thông);

Nguyễn Xuân Sanh, La Côn (Robert Burns, nhà thơ dân tộc xứ Scotland);

W. Gomunka, Ba Lan (Một nền văn học phục vụ đời sống); A. Aleksin (Văn học cho thiếu nhi ở Liên Xô),…

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội số 6/59:

bút ký: Lê Chưởng (Cảm tưởng chỉnh huấn);

truyện: Văn Thảo Nguyên (Con đường qua cửa mở), Tĩnh Tuân (Máy kéo sang sông), Nguyễn Luận (Giữ trẻ), Nguyễn Khải (Một đứa con chết), Tuy Hòa (Đương lên), Đại Đồng (Đại đội trưởng của tôi);

hồi ký: Phạm Hùng Sanh (Trước ngày lên đường);

bút ký Nguyệt Tú (Vườn hồng làng Ly-đi-xe);

thơ: Nguyễn Thị Nhỏ (Hai chiến áo), Võ Văn Liễu (Chiều trên bờ biển), Nguyễn Bao (Lên công trường gang thép), Lê Thị Hải Yến (Gửi con vào trại), Xuân Thiều (Những chiếc khăn), Nguyễn Kim Hùng (Tìm đất đỏ), Giàng Páo Lý (Học chữ mới, tinh thần mới);

nghị luận: Nguyễn Đình Thi (Mấy ý kiến góp với các bạn viết trẻ trong quân đội); kinh nghiệm: Nguyễn Ngọc Tấn (Tôi tập viết văn);

truyện: Như Chí Nguyên, T.Q. (Hoa bách hợp, Doãn Trung dịch); Mao Thuẫn (Phê bình truyện ngắn ‘Hoa bách hợp’); thơ N. Hitmet (Bụi stơ-rông-chi-om 90, Tuấn Hoạt dịch);

thông tin: Trọng Loan (Văn công đi thực tế),…

Tháng 7:

− Ngày 3: báo Văn học số 49:

Thơ: Duyên Hải (Cũng mảnh đất này), Ngô Tùng Sơn (Tiễn chân buổi đầu hè), Hồ Khải Đại (Bông lúa vàng), Nguyễn Trọng Oánh (Tìm mỏ), Vũ Quang Thiều (Khi gió mùa tây bắc thổi);

ca dao: Phạm Văn Minh, Trần Nguyên Đào;

truyện ngắn: Kim Ngọc Diệu (Tứ đại hồng phước);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trương Anh Thọ (Cứu đoàn tàu), Phan Khánh Hữu (Người bạn trẻ coi kho), Văn Thái (Lớp học tranh thủ), Thu Hà (Con chim đầu đàn ở xã Hưng Khánh), Hà Giang (Mặt trời thua người rồi), Huyền Thanh (Nhắn thuyền);

tiểu luận: Tế Hanh (Đọc tập thơ ‘Từ ấy’ của Tố Hữu);

kinh nghiệm viết văn: Tú Mỡ (Những bước đầu tiên);

thơ: M. Loudémis, Hy Lạp (Người mẹ đau khổ; ‘Tôi không có điều gì nói nữa’, Hoàng Trung Thông dịch); L. Kham-xu-ren, Mông Cổ (Biển, Nam Trân phỏng dịch);

truyện ngắn Đam-đin-xu-ren, Mông Cổ (Con dê và em bé, Tú Châu dịch).

− Ngày 10: báo Văn học số 50:

xã luận (Ra sức phấn đấu để thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về văn nghệ trong năm 1959-60);

thơ: Hoàng Trung Thông (Ô-sơ-ven-xim), Nguyễn Mỹ (Tiếng kêu Phú Lợi), H. Anh, miền Nam (Đời trong tăm tối), Đinh Văn Thông (Bên suối), Nguyễn Chí Cao (Đi cày);

truyện ngắn: Lê Khắc Hoan (Người bạn gái của tôi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Dương Mạnh Sỹ (Em bé bán hàng rong), Tạ Vũ (Giải phóng đôi vai), Giang Hà (Một tháng trên rẻo cao), Hà Minh Tuân (Thăm khu công nghiệp Việt Trì), Tống Khắc Hài (Anh nặn bát);

tiểu luận: Tế Hanh (Đọc tập thơ ‘Từ ấy’ của Tố Hữu, tiếp);

kinh nghiệm viết văn: Tú Mỡ (Tôi học làm thơ trào phúng như thế nào);

sổ tay văn nghệ: K. Fedin, LX. (Tìm hiểu và xây dựng nhân vật);

thơ Ka-dim An-xa-ma-vi, I-rắc (Trên đường đi tới, Kim Chi dịch),…

 

− Ngày 17: báo Văn học số 51:

bút ký: Hoàng Trung Thông (Mùa xuân ở Ba Lan);

truyện: Văn An (Viên đạn từ bụi rậm bay ra);

thơ: Hoàng Lịch (Hai bà cháu), Kim Ngọc Diệu (Ban mai trên đất Bắc), Đào Xuân Quý (Gặp em trên miền Bắc), Xuân Hoàng (Trên nông trường), Thanh Hương (Bên nửa kia đất nước);

ca dao: H. Vũ, Trần Phương Thùy, Nguyễn Chí Cao;

trang thơ miền Nam: T. B. (Con đường thống nhất), P. Tr. (Tình quê), Th. B. (Tiếng buồn), A. C. (Mong ngày non nước thanh bình);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Dũng Hiệp (Bức tranh cụ già câu cá), Huỳnh Ngọc Lý (Anh Tám thương binh), Nguyễn Xuân Khánh (Cô gái chăn lợn), Nguyễn Ngọc (Sắt vụn thành lò rán cá), Huỳnh Văn Bùi (Đầu tàu 309 tự thuật);

bạn đọc và tập thơ ‘Từ ấy’ (Hoàng Hữu Bội, Mai Phương, Bích Thuận, Dụ Văn);

 kinh nghiệm viết văn: Tú Mỡ (Học và hành);

− Ngày 24: báo Văn học số 52:

nhân ‘Ngày VN’ các nhà văn VN gửi thư cho các nhà văn thế giới: Tô Hoài gửi Begsouren (Mông Cổ), Xuân Diệu gửi Amrita Pritam (Ấn Độ), Võ Huy Tâm gửi Abihif Hafez Abu (Nigeria);

thơ: Vũ Tú Nam (Những cánh tay), Nguyễn Văn (Xây đường), Hoàng Thị Minh Khanh (Qua cầu), Nguyễn Viết Lãm (Trưa bệnh viện), Ngọc Anh (Chiếc chăn thêu, dịch thơ dân tộc Banar Tây Nguyên);

ca dao: Vũ Minh;

truyện ngắn L.V.H., miền Nam gửi ra (Bạn nhỏ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Văn (Ông ‘lang bò’), Lê Minh (Cây đào Phú Lợi), Đường Liêm Danh (Đồng chí công nhân máy bơm), Giang Tâm (Người thương binh), Hải Trừng (Ngày 27 tháng 7);

‘Chuyện miền Nam’: H.P. (Một cuộc nghênh tiếp Ngô tổng thống), N.T.L. (Diệm bắt phu bắt lính), B.Đ.A. (Chuyện vui đêm trung thu), Trần Minh (Một người bị đâm), Yến Lan (Tài liệu tôi đây);

Đọc sách: Huỳnh Lý (Xem ‘Đánh mấy vần’, tập thơ đả kích của Nguyễn Đình, Phú Sơn, Lê Kim), Vũ Ngọc Bình (‘Tuổi nhỏ đấu tranh’, tập thơ văn thiếu nhi nhân vụ Phú Lợi);

kinh nghiệm viết văn: Tú Mỡ (Tôi làm thơ trào phúng như thế nào?);

nghệ thuật: Trần Vượng (Giới thiệu tóm tắt bộ phim ‘Chung một dòng sông’);

tiểu luận: Raissa Orlova, Lov Kopela (Một thế hệ mất đi trong cuộc chiến tranh lạnh, dịch tạp chí L.X. ‘Novyi Mir’);

F. Gladkov (Xi-măng, Huyền Kiêu dịch, đăng kỳ cuối),…

 

 − Ngày 31: báo Văn học số 53:

Đặng Thai Mai (Thư gửi nhà văn Mỹ Ph. Bonosky);

Văn: Nguyễn Tuân (Nhà ngục Hy Lạp);

Thơ: Nguyễn Trường Quế (Gửi em bé trường chinh), Trinh Đường (Nhắn con di cư), Xuân Nguyễn (Gặt chiêm hợp tác), Vân Long (Những chiếc áo len đan), Văn Tôn (Đường số 2);

bút ký: Nguyễn Dậu (Một buổi tải than);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Huy Thành (Người vùng cao), Nguyễn Nghĩa Nguyên (Những lớp học cơ động), Vũ Thạch (Yêu nghề), Hồng Ánh (Giữ đê), Vân Đài (Đến trường), Anh Thơ (Chị hộ lý);

‘Chuyện miền Nam’: Rum (Tôi chỉ ưng ông chủ tịch);

Đọc sách: Hoàng Châu Ký (Đọc ‘Lại xin vào tổ’, kịch Trần Vượng, Nxb. Phổ Thông), Hoàng Văn Bổn (Đọc một số thơ ca quân đội đoàn Cửu Long);

Văn hóa, nghệ thuật: Đào Duy Kỳ (Giới thiệu khu vực văn hóa Đông Sơn);

kinh nghiệm: Triệu Thụ Lý T.Q. (Phương pháp viết văn và ‘bí quyết’, Vũ Ngọc Quỳnh dịch);

truyện: Tuấn Thanh, T.Q. (Chim ưng đỉnh núi, Lê Xuân Vũ dịch);

tiểu luận: Raissa Orlova, Lov Kopela (Một thế hệ mất đi trong cuộc chiến tranh lạnh, dịch tạp chí L.X. ‘Novyi Mir’, tiếp); …

− Trong tháng 7: Tạp chí Văn nghệ số 26:

N. Khơ-rút-sốp (Phục vụ nhân dân là sứ mệnh cao quý của nhà văn Xô-viết);

A. Surkov (Nhiệm vụ của văn học Xô-viết trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản);

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Lê Quý Phát (Trong lòng đất), Xuân Tửu (Cơm và chữ);

tiểu thuyết: Đào Vũ (Cái sân gạch, trích);

6 bài thơ miền Nam: Mộ anh hoa nở, Con đi con cứ đi (Thanh Hải), Cùng một dòng sông (M.B.), Giữa Sài Gòn leo lắt ánh hoang tiêu (L.B.), Khi nào non nước vuông tròn (C.T.), Trại 2 thăm trại 1 (Anh em trại 2);

đọc sách: Trần Thanh Mại (Đọc ‘Thiên Nam ngữ lục’), Lê Đình Kỵ (Đọc ‘Con cá song’);

tiểu luận: Đào Xuân Quý (Aragon, nhà thơ cộng sản Pháp);

thơ: Aragon (Hoa hồng và hoa trắng, Đào Xuân Quý dịch; Đời thật đáng sống, Huy Cận dịch; Tình yêu và hạnh phúc, Tế Hanh dịch);

truyện: Aziz Nesin, Thổ-nhĩ-kỳ (Tôi tự tử như thế nào? Đình Quang dịch);  

− Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội số 7/59:

truyện: Hùng Tuấn (Gia đình tập kết), Nguyễn Hữu Phách (Trên trường bắn), Quảng Hà (Theo đường dây số 6), Thiện Mỹ (Đi lên);

bút ký: Nguyễn Ngọc Tấn (Trong rừng);

thơ: Y-Sút (Đoàn kết đấu tranh, Ngọc Anh và Y Điêng dịch), Nguyễn Mỹ (Bốn chiến ba-lô), Phan Xuân Hạt (Có những xóm làng), Trương Quỳnh (Đồng chí thương binh nói với con), Phạm Hổ (Gặp biển), Trần Ngọc (Những bài giảng mới), Nguyễn Văn Dinh (Tiếng gà), Khắc Lương (Vịnh Hạ Long);

thơ đả kích: Lê Kim (Tổng Ngô thò lò sáu mặt);

đọc sách: Nguyễn Khải (‘Cái hom giỏ’ và ‘Chiếc cán búa’);

kinh nghiệm: Lão Xá, T.Q. (Về viết truyện ngắn: Càng ngắn càng khó);

Tin: Đồng chí Trường Chinh nói chuyện tại Hội nghị bạn viết toàn quân,…

Tháng 8:

− Ngày 7: báo Văn học số 54:

Thơ: Đăng Khoa (Mùa hoa may), Th. Văn (Bữa cơm luống cày), Vương Linh (Biển được mùa), Nguyễn Quang Thân (Ước những mùa chiêm vàng Tây Bắc), Nguyễn Xuân Sanh (Bình minh trên đất mỏ);

ca dao: Nguyễn Huy Kính;

truyện ngắn: Đỗ Đức Thuật (Một vụ bỏ nhau);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Lê Quang Khang (Bầu sữa mẹ), Văn Yên (Hợp tác xã bản Phảng, nguyên văn tiếng Thái, Mạc Phi dịch), Ngọc Cầu (Lỡ hẹn), Anh Ngọc (Nghề làm bạc), Lê Du (Ao làng), Nguyễn Xuân Hòe (Brahim);

Đọc sách: Trúc Đình (Đọc ‘Sông Đông êm đềm’ của Sholokhov, bản dịch Nguyễn Thụy Ứng), Phạm Hổ (Đọc ‘Lời nói thần kỳ’ của N. Oseevana, Trần Cao Thụy dịch, Nxb. Kim Đồng);

kinh nghiệm: Tô Hoài (Học chữ và tiếng nói);

nghệ thuật: Trần Vượng (Vài ý kiến về bộ phim ‘Chung một dòng sông’);

tiểu luận: Raissa Orlova, Lov Kopela (Một thế hệ mất đi trong cuộc chiến tranh lạnh, dịch tạp chí LX ‘Novyi Mir’, tiếp, hết);  

− Ngày 14: báo Văn học số 55:

bút ký: Nguyễn Tuân (Trên mặt đường Điện Biên mở rộng), Đào Duy Kỳ (Nhớ lại những ngày Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn-Chợ Lớn);

thơ: Nguyên Hồng (Hoàng Hoa Thám quê xưa), Phùng Quốc Thụy (Gặt), Lê Nguyên (Trồng cây trên đồi A1), Tạ Vũ (Lên cao); L.V.H., miền Nam (Xuân nhân loại);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Lê Ngọc Quỳ (Qua một khúc sông), Đinh Trọng (Tà-dràn trở thành cô giáo), Vũ Hưng (Đến Phìa Khao), Ngô Văn Được (Lửa đêm), Kim Anh (Bên đèn);

‘Chuyện miền Nam’: B.C.P. (Những kẻ bất hạnh); Bàng Sĩ Nguyên (điểm sách Trong ngục tối Hỏa Lò của Nguyễn Tạo, Nxb. Văn học), Nguyễn Hữu Thành (điểm thơ công nhân mỏ kẽm Chợ Điền, Bắc Cạn);

kinh nghiệm: Tô Hoài (Dùng chữ và tiếng nói);

truyện: Tuấn Thanh, TQ. (Chim ưng đỉnh núi, Lê Xuân Vũ dịch, tiếp theo và hết); thơ: Lý Hạo Nhất, Triều Tiên (Bài thơ phẫn nộ, Tú Châu và Nam Trân dịch),…

− Trong tháng 8: Sở phát hành sách báo ngoại văn đã xuất bản một số sách văn học dịch ra tiếng Pháp: Cụ chánh bá mất giày (tập truyện ngắn trước 1945) của Nguyễn Công Hoan; Chí Phèo (tập truyện) của Nam Cao; Tắt đèn (tiểu thuyết) của Ngô Tất Tố; Vùng mỏ (tiểu thuyết) của Võ Huy Tâm.(14)

− Ngày 21: báo Văn học số 56:

truyện ngắn: Cầm Giang (Giữ đồng Hoàng Xá);

ca dao: Đỗ Danh Lềnh, Nguyễn Hữu Phách, Nguyễn Thanh Long;

“Người mới-Cuộc sống mới’: Thanh Giang (Làm đêm), Lê Văn Tùy (Lên cột), Quốc Tiến (Chiếc xe NI. 208), Kim Khánh (Người lao công), Trịnh Đa (Cũng bến Ninh Giang);

tiểu luận: Nguyễn Văn Bổng (Những sáng tác về cuộc đấu tranh ở miền Nam trong cuộc thi về đề tài miền Nam của báo ‘Thống nhất’);

kinh nghiệm: Lỗ Tấn (Tôi viết tiểu thuyết như thế nào? Thế Đạt dịch);

truyện ngắn: Benjamin Matip, Cameroun (Chúng tao sẽ phỉ nhổ vào mồ mả bọn ngươi, Nguyễn Văn Sỹ dịch);

thơ Maria Banus, Rumania (Ta nói với người nước Mỹ ơi!  Xuân Diệu dịch),…

− Ngày 28: báo Văn học số 57:

xã luận (Ngày Quốc khánh 2-9 năm nay đến với chúng ta);

‘Những trang ký ức’: Mạnh Đường (Những ngày xô-viết Nghệ Tĩnh), Thanh Quang (Trước ngày khởi nghĩa), Tô Hải (Lời Tổ quốc);

thơ Thanh Hải, miền Nam (Bến nước sông Hương), Trung Thực (Ba lần hát bài Quốc tế), Tế Hanh (Cũng là có nhau), Hoàng Trung Thông (Núi Cánh Diều);

ca dao Thanh Thủy, Hoàng Phố;

truyện ngắn Mộng Sơn (Một khoảng trời xanh), Xuân Vũ (Em bé không tên tuổi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Tô Thanh Thảo (Tình bạn), Trần Đình Thùy (Dùng than đá chạy xe thay xăng), Nguyễn Viết Thành (Dùng chân viết chữ), Tấn Hoài (Bác qua Bắc Cạn);

kinh nghiệm: Tô Hoài (Vấn đề nhân vật);

tiểu luận Hoàng Châu Ký (Nghệ thuật sân khấu trước và sau Cách mạng tháng Tám);

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn nghệ số 27:

Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông (Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ ba);

truyện ngắn: Xuân Cang (Chiến sĩ và cô em gái), Bà V.T. (Hai đứa trẻ);

thơ: Bùi Minh Quốc (Gửi em), Hoa Huyền (Có anh bản vắng vui sao), Đào Xuân Quý (Đời vẫn có em), Huy Cận (Tiếng sáo anh Điều mù);

‘Vài nét trong thực tế của chúng ta’: Cầm Giang (Mỏ Cẩm), Cao Cự An (Hợp tác xã Trường Sơn);

nghị luận: Hồng Cương (Bồi dưỡng văn nghệ sĩ đã có, đào tạo văn nghệ sĩ mới xuất thân từ công nông binh);

Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Nguyễn Quang Bích, một nhà thơ yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX);

đọc sách: Trần Hải (Đọc ‘Hai vợ’), Xuân Tửu (Đọc ‘Đi lên’);

Nghệ thuật: Tô Văn Phụ (Xem phim ‘Chung một dòng sông’);

truyện: Dorothy Johann (Một chút tình thương, Bùi Hiển dịch);

thơ: A. Tvardovski (Tặng mẹ tôi, Huyền Kiêu dịch);

tiểu luận: L. Timofeev, N. Zgalov (A. Tvardovski, Huyền Kiêu dịch),…

− Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội, số 8/59:

truyện: Văn Ngữ (Theo con đường của Đảng), Xuân Thiều (Trắng đêm), Lê Túc (Một năm), Phù Thăng (Vượt cạn);

bút ký: Thoong B.C. (Bun Sham Pa);

thơ: Nguyễn Hoàng (Đảng là mặt trời), Bùi Công Bính (Anh bộ đội biên phòng), Trung Thực (Muôn đời chói sáng), Thị Ninh (Chiếc cày 51), Hữu Tuấn (Dấu chân biên phòng), Hà Đức Trọng (Thủy điện), Nguyễn Trọng Oánh (Rạng đông), Nguyễn Trương Quế (Gửi em bé Pa-thét Lào), Phạm Văn Giao (Nhớ súng), Quỳ (Đêm rừng), Quang Đại (Ấm chè bếp lửa);

tiểu luận: Thanh Tịnh (Vài cảm nghĩ về tập thơ ‘Từ ấy’ của Tố Hữu);

truyện: Xa Như Bình, T.Q. (Tìm, Phan Bang dịch);

nghệ thuật: Nguyễn Chí Phúc (Bộ phim chuyện đầu tiên của Việt Nam ‘Chung một dòng sông’); Lương Ngọc Trác (Qua cuộc đi thực tế, suy nghĩ về công tác của ta),…

 Tháng 9:

− Ngày 4: báo Văn học số 58:

bút ký: Nguyễn Tuân (Bên ni bên tê sông tuyến), Đoàn Giỏi (Qua xứ thảo nguyên Mông Cổ);

thơ: Mã Thế Vinh (Việt Bắc chuyển mình), Vũ Cận (Mưa than), Du Văn Lâm (Thôn Lâm đổi khác), Thái Kim Lân (Đi tìm cát);

ca dao: Yên Giang, Văn Hoa, Trần Lê Đệ;

truyện ngắn: Nhiên Vũ (Người Mỹ, truyện dự thi báo Thống nhất), Nguyễn Châu Viên (Anh tổ phó của tôi);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đinh Văn Phát (Chính tôi cũng không ngờ), Tô Hà (Ra khơi), Trần Nam Quân (Cày trưa), Hiệp Sơn (Anh học trò gàn), Trần Ngọc (Hàng bia tập đêm);

Điểm sách: Vân Hà (Đọc‘Hai vợ’ tập truyện ngắn Nguyễn Địch Dũng, Nxb. Văn học);

kinh nghiệm: Tô Hoài (Trước lúc viết);

thơ: Ivan Vazov, Bulgaria (Síp-ca, Vũ Tú Nam dịch),…

− Ngày 11: báo Văn học số 59:

bút ký: Bùi Đức Ái (Bức thành trì sống);

tiểu luận: Dương Đình Hy (Vấn đề phê bình sách cho thiếu nhi);

đọc sách: Vũ Ngọc Bình (đọc‘Trăng trung thu’, tập thơ văn cho thiếu nhi, Nxb. Kim Đồng);

truyện: H. Ch. Andersen (Những lực sĩ nhảy cao; Anh chàng cổ cồn, Vũ Tú Nam dịch);

thơ: Thúc Hà (Trâu cày ruộng chung), Nguyễn Xuân Thâm (Bình minh trên Cảng), Tấn Hoài (Em bé mù ở hợp tác xã bản Cày), Hạnh Hoàng Thu (Những người đi tìm mỏ);

truyện ký:  Trần Hữu Thung (Câu chuyện của bác Cởn);

truyện ngắn: Tùng Quân (Em Tỵ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đặng Thọ Hanh (Buổi học ngoài trời), Anh Đệ (Cô gái Mán), Huyền Thanh (Khu đất bên sông), Trần Kim Thành (Bố con);

kinh nghiệm: Tô Hoài (Bắt đầu viết);

đọc sách: Bùi Hiển (Bản cáo trạng phẫn khích nhất, về cuốn “Tra tấn” của H. Alleg);

− Ngày 15 và 16: cuộc họp của Ban thường vụ Hội nhà văn: xác nhận kết quả lớn của những đợt đi thực tế trong năm trước; Hội đã cố gắng làm cho tờ báo Văn học sát thực tế hơn, gần quần chúng hơn; thông qua đề án công tác cuối năm: a/ phát triển sáng tác; b/ củng cố và phát triển tổ chức; c/ chuẩn bị hội nghị Ban chấp hành.(15)

− Ngày 16: Hội nhà văn VN kêu gọi nhà văn và những người công tác văn nghệ sáng tác trong dịp những kỷ niệm năm 1960.(16)

− Ngày 18: báo Văn học số 60:

thơ Chế Lan Viên (Ôi chị Hằng Nga, cô gái Nga), Lưu Trọng Lư (Bên lầu Hoàng Hạc), Huy Cận (Viếng Vũ hoa đài), Tế Hanh (Trung Hoa), Nông Quốc Chấn (Chào Nam Ninh);

bút ký Lê Khâm (Những người yêu nuớc nhất);

truyện Nguyễn Quang Sáng (Ông Năm Hạng);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Thượng Văn (Hạnh phúc), Văn Nhã (Dưới trăng đan lưới), Lê Hữu Bình (Chuyển muối lên), Tân Thanh (Một tổ hậu cần), Tô Ngọc Hiến (Nối liền mạch máu);

‘Đọc sách’: Hà Văn Thư (Đọc ‘Xuân về trên rẻo cao’ truyện của Hoàng Thao), Kim Dương (Đọc ‘Ché Mèn được đi họp’ truyện của Nông Minh Châu);

Nghệ thuật: Lộng Chương (Xem vở chèo mới ‘Mối tình Điện Biên’);

sổ tay văn nghệ: Mấy ý kiến của Mao Chủ tịch về văn phong; kinh nghiệm: Ngải Vu (Đời sống, nhân vật, cố truyện); truyện ngắn Mã Phong, T.Q. (Người cấp trên đầu tiên của tôi, Lê Xuân Vũ dịch); Viên Ưng (Khi gió thu dậy, Chu Lê dịch),…

− Ngày 25: báo Văn học số 61:  

bút ký Đặng Thai Mai (Đi tìm Lỗ Tấn), Hoài Thanh (Những lớp người mới);

truyện ngắn Tiến Dũng (Cô học trò);

bút ký Nguyễn Viết Lãm (Quảng Ngãi);

thơ Vương Linh (Vui nào có thể vui hơn), Nguyễn Biểu (Thăm trăng);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Văn Loát (Tốt nín), Nguyễn Ngọc Khoa (Vượt mưa đêm), Phan Mai (Ngày mai thép sẽ ra lò), Dũng Phong và Xuân Thiều (Một ngày đắp đê Sen Thủy);

‘Điểm sách báo’: Trinh Đường (Qua cuốn ‘Gửi Trung Quốc’, tập thơ văn, nhiều tác giả);

5 bài thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (Khương Hữu Dụng dịch và chú thích);

3 bài từ và 1 bài thơ Mao Chủ tịch (Hoàng Trung Thông và Nam Trân dịch); Mao Thuẫn (Văn học Trung Quốc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ của loài người);

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn nghệ số 28:

truyện ngắn: Vũ Minh Tân (Hai ông thông gia);

thơ: Trần Nhật Lam (Làm chủ ánh sáng), Phạm Đình Thông (Dòng Tam Bạc), Nguyễn Xuân Sanh (Người coi đèn biển), Xuân Diệu (Chào Hạ Long), Hoàng Trung Thông (Con đường Tây Bá Lợi Á);

kịch phim Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ);  

tiểu luận: Hồng Cương (Học tập chính trị, một điều kiện căn bản nhất để nâng cao tư tưởng nghệ thuật);

phê bình: Xuân Diệu (‘Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ’, về tập ‘Từ ấy’ của Tố Hữu);

Hồng Vân (Trở lại vấn đề tranh sơn mài); Nguyễn Công Hoan (Vài ý kiến với ông Văn Tân về quyển ‘Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất’);

đọc sách: Trần Hải (‘Xung đột’ của Nguyễn Khải), Huyền Kiêu (‘Một luồng gió mới’ của Hồng Chương);

thơ: Ménélaos Loudemis (Gửi Nazim Hitmet, Tế Hanh dịch);

thông tin: Benjamin Matip (Sinh hoạt văn hóa ở châu Phi da đen hiện nay, Nguyễn Viết Lãm dịch);

truyện ngắn: Premchand, Ấn Độ (Một nắm hạt mì; Một đêm đông, Cao Huy Đỉnh dịch từ tiếng Hin-đi);

Giới thiệu: Cao Huy Đỉnh (Premchand, một nhà văn tiến bộ Ấn Độ);

B. Polevoi, O. Gonchar, A. Tvardovski (Trích tham luận tại ĐH nhà văn Xô-viết lần III, H.M. dịch),…

− Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội, số 9/59:

Tổng cục chính trị QĐNDVN (Thư kêu gọi hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài bộ đội, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập QĐNDVN);

tùy bút: Hoàng Minh Thi (Nhân những ngày tháng Tám lịch sử);

truyện: Văn Sinh (Con kênh Phú Lợi), Nguyễn Văn Thúy (Về cưới), Cầm Giang (Đồng chí ấy), Dũng Hà (Theo chồng);

bút ký: Thoong B.C. (Giữa Cánh đồng Chum);

kịch: Văn Thảo Nguyên (Trước cửa chuồng bò);

thơ: Trọng Khoát (Rộn bước dòng trai trẻ), Phan Sỹ Đản (Sắt thép của em), Nguyễn Đức Hinh (Người gác hải đăng gửi anh bạn hải quân), Huy Ánh (Tròn), Hồ Chính Trung (Xi-măng), Phạm Thành (Tân binh), Nguyễn Trọng Oánh (Chiến sĩ thông tin), Văn Dinh (Cánh diều trong nắng sớm), Lữ Huy Nguyên (Đội quân đốn gỗ bạt ngàn);

điểm thơ: VNQĐ (Những vần thơ tháng Tám);

truyện ngắn: Đặng Hồng, T.Q. (Phan Hổ, Doãn Trung dịch); Mao Thuẫn, Thiệu Thuyên Lân, T.Q. (Những ý kiến về truyện ngắn ‘Phan Hổ’)

 

 

 

 Tháng 10:

− Ngày 2: báo Văn học số 62:

Thư: nhà văn Mỹ Phillip Bonosky hồi đáp Đặng Thai Mai;

Thơ: Huy Cận (Thành phố mới Stalinstad), Dương Đình Hy (Chúng nó bắn em rồi), Phạm Hổ (Ngóng nhìn trăng);

truyện ngắn: Đỗ Quang Tiến (Trời trở gió);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Ma Văn Kháng (Người thủ quỹ), Nguyễn Ngọc Lâu (Lỡ hẹn), Phan Thiện (Tiếng hát trên đỉnh núi); 

‘Đọc sách báo’: Cẩm Thạnh (Đọc ‘Anh thợ khóa’ , Nxb. Văn học), Bàng Sĩ Nguyên (Qua mấy số ‘Văn nghệ vùng mỏ’); Thiết Vũ (Vở kịch ‘Bão biển’ của Vương Lan);

tiểu luận: Lea Grundig, CHDC Đức (Con người XHCN với cuộc sống, nguồn gốc mọi sáng tạo nghệ thuật mới);

thơ Dmitru Cornea, Rumania (Trưởng thành; Tiếng ca không nước mắt, Tế Hanh dịch);

kịch phim W. Grsen, Setno Lenz (Telemann, Nguyễn Thành Long dịch); Hữu Ngọc (Một vở kịch hai ngàn diễn viên);

− Ngày 9: báo Văn học số 63:

Thơ: Hoàng Trung Thông (Vác-xô-vi, thành phố hồi xuân), Nguyễn Bính (Càng thấy yêu trăng), Bàn Tài Đoàn (Ngọn đèn thiêu hết nghiệp), Văn Hoàng (Hai bố con);

truyện ngắn: Trọng Nghĩa (Giở mặt);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vũ Lực (Những trang đầu cuốn sổ tay), Trần Nhật Lam (Những người bạn), Nguyễn Huân (Hết thắc mắc);

‘Đọc sách báo’: Hồ Tôn Trinh (‘Đất vỡ hoang’ một tác phẩm lớn về nông thôn Xô-viết trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường);

truyện ngắn: J. Kanalech, Ba Lan (Những vết sẹo, Phạm Hổ dịch);

bút ký: A. Braun và W. Wirpzsa, Ba Lan (Nước Việt Nam với nước Ba Lan, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

kinh nghiệm: Lão Xá (Tôi học viết văn như thế nào, Vũ Ngọc Quỳnh dịch);

nghệ thuật: Trần Vượng (‘Khuất Nguyên’ ra mắt quần chúng Việt Nam);

− Ngày 16: báo Văn học số 64:

truyện ngắn: Nguyễn Kiên (Những đứa con);

thơ: Thế Mạc (Đem khèn lên thổi tận cung trăng), Nguyễn Đình Thi (Chim én), Nguyễn Trọng Oánh (Hy vọng);

ca dao Trần Lê Đệ, Hồng Kiên;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Trọng Bính (Mỏ a-pa-tít giàu đẹp), Nguyễn Quý Lãm (Chiếc seo cày), Xuân Hách (Khỏi ốm);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Nhân đọc một truyện ngắn Lỗ Tấn);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (I. Từ việc thật đến truyện đặt);

truyện ngắn: I. L. Caragiale, Rumania (Hai số độc đắc, Đoàn Như Kim dịch);

− Ngày 17: Hội nghị BCH Hội LHVHNTVN, Đặng Thai Mai đọc báo cáo của Ban thường vụ, Trần Văn Cẩn, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Hoàng Trung Thông đọc tham luận của các ngành. Hội nghị nhận định: sau khi đấu tranh chống nhóm Nhân văn-Giai phẩm thắng lợi, quang cảnh văn nghệ đã có khí sắc lành mạnh và thịnh vượng hơn trước; đã thấy rõ sự phát triển về bề rộng, nhưng chưa có đỉnh cao, chưa xuất hiện những tác phẩm thật đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật; hội nghị cho rằng lãnh đạo sáng tác trong thời gian tới chủ yếu là lãnh đạo về chủ đề tư tưởng; trọng tâm công tác phê bình là nghiên cứu hướng dẫn chủ đề tư tưởng; cần sắp xếp thời gian cho văn nghệ sĩ sáng tác đi sâu vào đời sống công nông binh để xây dựng và hoàn thành tác phẩm.(17)

− Ngày 23: báo Văn học số 65:

Thơ: Thúc Hà (Thầy giáo vùng xuôi), Đại Thủy (Đêm bên lò gang), Hoàng Minh Châu (Về quê bưởi);

ca dao: Anh Hà, Lê Thị Thanh Mai, Chí Hương;

ghi chép: Mai Văn Tạo (Lúa đổ);

“Người mới-Cuộc sống mới’: Trần Cử (Dọc đường), Nguyên Tình (Một chuyến đi rải đá), Huy Hà (Vượt mức);

‘Đọc sách báo’: Nguyễn Viết Lãm (Đọc ‘Tiếng hát quê hương’ tập thơ của Minh Huệ, Xuân Hoàng, Nxb. Văn học);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (II. Lập ý);

nghệ thuật: Huỳnh Lý (Vài ý nghĩ sau khi xem bộ phim ‘Những người cùng khổ’); văn hóa, nghệ thuật: Đào Duy Kỳ (Chùa Thần Quang, một công trình kiến trúc cổ đặc sắc);

− Ngày 30: báo Văn học số 66:

nghị luận: Hoàng Trung Thông (Mấy vấn đề sáng tác văn học hiện nay);

thơ: Trần Việt (Gửi anh bạn An-giê-ri), Hoàng Tố Nguyên (Trở lại Vũ La), Trinh Đường (Trên hải cảng Cửa Ông), Xuân Diệu (Trước cổng nhà máy xay Nam Định), Đỗ Luyện (Bản tôi đổi mới);

ca dao: Nguyễn Bính (Thời nay; Chung lòng chung sức);

phóng sự: Đỗ Quang Tiến (Hai con đường);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn An Thu (Hạt thóc rơi), Xuân Nhữ (Chiếc áo cưới), Anh Thu (Cái lò nóng);

‘Đọc sách báo’: Trần Thanh Mại (‘Thượng Kinh ký sự’, Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Phan Võ dịch, Nxb. Văn hóa);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (III. Chọn hình thức trình bày truyện);

nghệ thuật: Thiết Vũ (Xem vở  ‘Bên đường dốc’, kịch Học Phi, đạo diễn Thế Lữ); truyện vui Liên Xô: Lê-ô-nít Len-sơ (Bố và con, Linh Quân dịch),…

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn nghệ số 29:

bút ký: Nguyễn Tuân (Con sông tuyến Hiền Lương);

truyện ngắn: Đào Vũ (Tiếng hát chị Hai Son);

Đọc sách: Nguyễn Văn Bổng (‘Cái sân gạch’, tiểu thuyết, Đào Vũ), Vũ Minh (‘Gửi Trung Quốc’ tập thơ văn, nhiều tác giả);

Nghị luận: Hoài Thanh (Kính chào nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại);

Tiểu luận: Lão Xá, TQ. (Mười năm lao động bút nghiên, Trần Văn Tấn dịch); L. Eidlin, LX. (Bàn về thơ và từ của Mao Chủ tịch, Nam Trân dịch); Đặng Thai Mai (‘Thái Văn Cơ’, vở kịch nói gần đây của Quách Mạt Nhược);

truyện ngắn: Diệp Thánh Đào, TQ. (Đêm, Ngô Văn Tuyển dịch), Vương Văn Thạch, TQ. (Mế Yến Hà, Lê Quân Hải dịch);

tiểu thuyết: Chu Lập Ba, TQ. (Bản làng đổi mới, Thái Hoàng dịch, trích);

thơ TQ. (Hoàng Trung Thông dịch): Hạ Kính Chi (Về Diên An), Dương Tinh Hỏa (Cây tuyết tùng), Văn Tiệp (Bãi sông Đào xanh biếc), Nghiêm Trận (Mùa xuân ơi! Đấy đến mùa gieo vãi);

tiểu luận: Chu Khắc (Bạch Cư Dị, nhà thơ hiện thực cổ điển Trung Quốc);

− Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội, số 10/59:

truyện: Phan Văn Tại (A Châu), Giang Cách (Đèn xanh đèn đỏ), Nguyễn Khải (Mùa lạc), Trần Chí (Cô dâu làng Vũ), Vinh Tú (Mở đường), Nguyễn Trọng Quỳnh (Người anh hùng Mường Pồn);

thơ: Nguyễn Xuân Sanh (Hòn đảo của tổ quốc), Trọng Khoát (Bức tranh thêu), Hữu Phán (Gửi Trị Thiên), Thiếu Anh (Hai mẹ con), Xuân Hoàng (Tự vệ thành), Đỗ Thịnh (Giữa dòng suối lũ), Anh Tuấn (Thêm sáng trời quê hương);

ca dao: Tuấn Minh (Đêm trăng), Lê Nguyên (Đòn gánh ta ơi);

nghị luận: Xuân Thiêm (Triển vọng tốt đẹp của đợt vận động sáng tác kỷ niệm 15 năm thành lập quân đội); Cao Cự An (Chúng tôi sáng tác);

kịch: Vương Đức Anh, Ngải Thừa Viễn, T.Q. (Ai vinh quang, Doãn Trung dịch); Vạn Xuyên, T.Q. (Bàn về kết cấu của vở kịch nói ‘Ai vinh quang’);

thơ: Diệp Cẩm, T.Q. (Nhớ cố hương, Cương Thiết dịch),

 

 Tháng 11:

− Ngày 6: báo Văn học số 67:

thể lệ cuộc thi truyện ngắn do báo Văn học tổ chức;

thơ: Nguyễn Đình Thi (Tiếng hát Nga, trích ‘Bài thơ Hắc Hải’), Hoàng Trung Thông (Qua hồ Bai Kan), Xuân Diệu (Chắp tròn đôi phía nguyệt);

ca dao: Trần Lê Đệ, Văn Huệ;

truyện: Nguyễn Văn Bổng (Người chị);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Thái Bạch Hạc (Trong văn phòng trường văn hóa miền núi), Ma Văn Kháng (Bài tính đố), Thanh Bình (Tấm xô màn);

‘Đọc sách báo’: Xuân Tửu (‘Biến đổi’  tập thơ Vương Linh, Hoàng Minh Châu, Nxb. Văn học);

kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (IV. Viết);

thơ văn Liên Xô: A. Tvardovski (Danh từ mới, Thúy Toàn dịch), S. Marshak (Chào anh Trăng, con ông Trăng, Thúy Toàn dịch), A. Dovzhenko (Bài thơ biển cả, Thiết Vũ dịch);

Trần Đức Hinh (Xem phim ‘Bài thơ biển cả’: bài thơ triết lý về những người lao động bình thường),…

− Ngày 11: Khai mạc trại viết văn cho các bạn viết trẻ do Hội nhà văn VN tổ chức.

− Ngày 13: báo Văn học số 68:

nghị luận: Đặng Thai Mai (Tình hình và nhiệm vụ văn nghệ hiện nay);

thơ: Huy Cận (Xin nhớ đừng quên), Chế Lan Viên (Mấy bài thơ nhỏ), Băng Sơn (Lửa đêm);

ca dao: Nguyễn Trọng Oánh, Trần Long;

truyện: Nguyễn Văn Bổng (Người chị, tiếp);

truyện ngắn: Bùi Minh Quốc (Đêm mùa thu);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Lê Đăng Thành (Trên chuyến ô-tô), Ngọc Lê (Cứu máy), Cầm Giang (Vùng mía Vĩnh Tường);

Nghệ thuật: Trúc Mai (Cảm tình sâu sắc với đoàn nghệ thuật Liên Xô); VN. (Đến thăm nhà văn M. Sholokhov)

− Ngày 20: báo Văn học số 69:

Thơ: Chế Lan Viên (Ngô Thuốc Độc ngợi ca máy chém), Bảo Định Giang (Những con số máu), Tế Hanh (Nói chuyện với sông Hiền Lương), Nguyễn Xuân Thâm (Bài ca người thợ đập đá), Phạm Công Cam (Tôi đi trồng rừng);

truyện: Nguyễn Văn Bổng (Người chị, tiếp, hết);  

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Cao Cự An (Được mùa), Ngọc Lan (Người đội trưởng mộc), Phan Sĩ Quán (Tấm biển đỏ);

‘Đọc sách báo’: Châu Giang (giới thiệu sách ‘Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận’ của Nxb. Sự thật), Nguyễn Đình (Nhân đọc 4 tập sách diễn ca về lịch sử của Nxb. Phổ thông);

kinh nghiệm: Đồ Phồn (Một số hiểu biết của tôi về sáng tác thơ văn trào phúng);

bút ký: Lưu Quang Thuận (Thăm đoàn xiếc nhân dân trung ương);

lý luận: B. Bursov (Sáng tạo và cá tính của nhà văn, Nguyễn Văn Sỹ dịch từ ‘Oeuvres et opinions’ số 8/1959);

thơ: Mac-xi-an Xin-da, Công-gô (Bài hát của lưỡi cuốc, Nam Trân dịch);

− Kết quả (đợt I) cuộc thi viết về đề tài miền Nam do báo ‘Thống nhất’ tổ chức: Giải nhất: 1/ 11 bài thơ  của các dân tộc Tây Nguyên và một số địa phương khác, từ miền Nam gửi ra: Đợi anh nhiều (của dân tộc Xơ-đăng, theo điệu K’lêu, Ngọc Anh phỏng dịch), Mong anh về ngay buôn rẫy (của dân tộc M’Nông, theo điệu M’mũn, Ngọc Anh, Y Điêng dịch), Nếu ai chưa hiểu  (của dân tộc Khơ-tu, miền tây Quảng Nam, theo điệu ru con, Blêu, Ngọc Anh phỏng dịch), Bóng cây kơ-nia (của dân tộc Hơ-rê, theo điệu Ka-choi, Ngọc Anh phỏng dịch), Tin ở lòng em (của Mah Mod, dân tộc Chàm, Châu Đốc), Lòng em (của Văn Công), Tiếng hát các em (của Văn Công), Nhận ảnh con (của Xuân Nam), Một chiều cuối năm (của Mạc Quyên), Trời mưa (vô danh), Gửi con miền Bắc (vô danh); 2/ Toàn bộ thơ (của Thanh Hải, từ miền Nam gửi ra); Giải nhì: 1/ Câu chuyện một chiều thứ bảy (truyện ngắn, Trần Thanh Giao), 2/ Những bằng chứng không thể chối cãi (bút ký, Nhuận Vũ), 3/ Ông Năm Hạng (truyện ngắn, Nguyễn Quang Sáng), 4/ Công việc bình thường (truyện ngắn, Văn Huy); Giải ba: 1/ Sức mạnh (truyện ngắn, Sông Đà), 2/ Con đường phía trước (truyện ngắn, Bùi Đức Ái), 3/ Cha con (truyện ngắn, Phạm Hổ), 4/ Khám tử thi (truyện ngắn, Nguyễn Mạnh Hào), 5/ Cô gái Thu Bồn (kịch thơ, Huyền Kiêu), 6/ Em chờ bộ đội A-wa Hồ (truyện ngắn, Kpă-y-Điêng), 7/ Tiếng hát chị Hai Son (truyện ngắn, Đào Vũ), 8/ Dũng (truyện ngắn, Tống Văn Công); Giải khuyến khích: 1/ Em bé miền Nam (truyện ngắn, Hoàng Lai), 2/ Đôi rắn thần trong hang Pa Kham (truyện ngắn, Lê Khắc Hoan), 3/ Chú Thâu (truyện ngắn, Duy Cương), 4/ Giữa những đối thủ chênh lệch nhau về lực lượng (truyện ngắn, Vân An), 5/ Người con dâu (truyện ngắn, Phạm Hữu Tùng), 6/ Ngọn lửa thiêng không tắt (truyện ngắn, Nguyễn Quang Thân), 7/ Thức tỉnh (truyện ngắn, Huỳnh Ngọc Chi), 8/ Làng tôi (bút ký, Lê Văn Nam), 9/ Vượt sông Soài Rạp (truyện ngắn, Trần Văn Quang).(18)

 

 

 

− Ngày 27: báo Văn học số 70:

Ban biên tập tổng kết cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc (Nâng cao tính chiến đấu, tính quần chúng và chất lượng nghệ thuật của báo ‘Văn học’ hơn nữa);

Thơ: dân tộc M’Nông (Mong anh về ngay buôn rẫy, Ngọc Anh, Y Điêng dịch), Thanh Hải (Chúng nó đến);

truyện ngắn: Vũ Lê Mai (Một năm);

bút ký: Bùi Hiển (Những tin vui quanh một mùa lúa chín);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Vũ Giang (Chị gái làm thơ ca), Chu Văn Nột (Ông lang Sức), Anh Việt (Thăm đèn Rừng);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Những danh từ không eo hẹp);

thơ vui: Tú Sụn (‘Bảo nhau’: Ai về nhắn nhủ phường cuồng chữ…);

‘Đọc sách báo’: Minh Dương (Qua một số truyện về hợp tác hóa nông nghiệp);

kinh nghiệm viết văn: Đồ Phồn (2. Vấn đề tình cảm trong thơ văn trào phúng); nghệ thuật: Thiết Vũ (Nhân vật và diễn xuất trong vở ‘Lu-ba’);

dân ca Albania: Chàng chăn cừu đến ở (Nguyễn Đình dịch), Em gánh nước (Vân Đài dịch);

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn nghệ số 30:

xã luận (Hãy lấy năm 1960 làm mục tiêu phấn đấu của chúng ta);

truyện ngắn: Phạm Hổ (Cha con), Nguyễn Kiên (Mảnh lụa Vân đẹp nhất);

bài hát: dân tộc Nhắng (Ép duyên, Nông Trung sưu tầm);

thơ: Chế Lan Viên (Máy và hoa), Dương Thanh Tùng (Quê tôi), Tạ Vũ (Chúng tôi đi);

thảo luận về tập thơ ‘Từ ấy’: Phan Cự Đệ (Một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng);

đọc sách: Bàng Sĩ Nguyên (Đọc ‘Xuân về trên rẻo cao’, truyện Hoàng Thao), Bùi Huy Phồn (Đọc ‘Sống nhờ’, tiểu thuyết Mạnh Phú Tư),…

giới thiệu: Xuân Diệu (Nhà thơ Nazim Hitmet);

4 bài thơ Nazim Hitmet (Quả tim tôi không ở nơi đây; Có lẽ là bức thư cuối cùng tôi gửi cho con; Nói về cuộc sống; Bài ca, Xuân Diệu dịch);

tiểu thuyết: L. Leonov, Nga Xô-viết (Rừng Nga, Bùi Hiển dịch, trích);

tiểu luận: Nguyễn Tuân (Con người Xô-viết, con người Nga trong phim Liên Xô đang chiếu) [về các phim: Chàng Ngốc; Con đường khổ thống; Số phận một con người; Bài thơ biển];

sân khấu: Bửu Tiến, Lê Phát (Hai vở kịch nói ‘Bão biển’, ‘Bên đường dốc’);

− Trong tháng 11: Văn nghệ quân đội, số 11/59:

truyện: Bút Ngữ (Nửa đêm), Tân Khôi (Chiến vó), Lâm Phương (Mười Chứa), Lê Khánh (Người dân công miền núi), Nguyễn Ngọc Tấn (Lao động quang vinh), Huỳnh Quang (Dấu răng mở đường);

kịch: Đặng Chuyên (Cái giếng);

thơ: Trúc Thông (Tiếng hát cạnh thao trường), Đoàn Hùng Thanh (Theo đường súng vang), Hoàng Ngọc Thính (Hương quê), Trần Chí Việt (Con tôi), Lưu Trùng Dương (Bài hát của người dân quân bờ biển), Ngô Văn Được (Hướng về quê mẹ), Thanh Tịnh (Không biết và biết);

ca dao: Xuân Sách (Nồi canh cua);

tổ thơ VNQĐ (Mấy vần thơ ca ngợi tên lửa vũ trụ Liên Xô);

trích truyện: Sholokhov (Giữ vững trận địa, Từ Bích Hoàng dịch từ tiếng Pháp);

thơ: M. Tursun-Zade (Hai chiến khăn tay, Thụy Ứng dịch);

tiểu luận: Văn Phác (Thêm một khóm hoa tươi trong vườn sáng tác, nhân đọc ‘Kỷ niệm sâu sắc’ tập IV); Nguyễn Trọng Quỳnh (Tôi sáng tác như thế nào);

Mai Luân (Tuần lễ phim Liên Xô: Từ con người Cách mạng tháng Mười đến con người tiến lên chủ nghĩa cộng sản trên màn ảnh Xô-viết),… 

Tháng 12:

− Ngày 4: báo Văn học số 71:

Thơ: Nay Phin, dân tộc Giơ-rai Tây Nguyên (Con cú đi sau lưng chúng bay, Ngọc Anh dịch), Xuân Diệu (Biển lúa), Nguyễn Hải Trừng (Trồng thông), Vương Linh (Vui được mùa);

ca dao: Hoàng Tiến Tựu, Trần Danh Lân, Trích Trung Hòa, Bùi Kim;

truyện ngắn: Phạm Minh Thu (Gặt lúa sớm), Phạm Hữu Tùng (Người con dâu);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hồng Trung (Câu chuyện xung khắc), Nguyễn Hoàng Quân (Màu đỏ);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Sách trắng lòng đen), Phú Sơn (‘Lao động tăng gia’);

nghị luận: Hồng Vân (Đẩy mạnh công tác phê bình thảo luận hơn nữa); Hoàng Minh Châu (Góp ý kiến về giá trị tập thơ ‘Từ ấy’ và phương pháp sáng tác của Tố Hữu);

kinh nghiệm: Đồ Phồn (3. Vấn đề thâm nhập đời sống);

tiểu luận: N. Pogodin, Liên Xô (Tìm tòi trong văn học);  

− Ngày 7: Ban Thường vụ Hội nhà văn VN mời UV BCT TƯ ĐLĐVN Trường Chinh đến nói chuyện với gần 100 văn nghệ sĩ về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp (HTHNN); diễn giả nói về 3 vấn đề: 1/ HTHNN là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất ở nông thôn, cách mạng về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, và cách mạng về tư tưởng của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; 2/ mâu thuẫn chủ yếu ở nông thôn trong cuộc vận động HTHNN; 3/ con người nông dân VN.(19)

 

 

 − Ngày 11: báo Văn học số 72:

truyện ngắn: Trần Độ (Anh Hõn điện thoại), Phạm Hữu Tùng (Người con dâu, tiếp);

thơ: Trần Nhật Lam (Đến công trường tuổi trẻ), Đào Xuân Quý (Lá thư không đến), Giang Lam (Từ chuyện đoàn tù năm ấy), Đăng Khoa (Như con tàu của Đảng);

ca dao: Bích Hải, Nguyễn Thị Kim Lâm;

‘Người mới-Cuộc sống mới: Minh Huy (Đội viên khăn quàng đỏ), Tạ Vũ (Anh quản lý);

văn thơ đả kích: Người Tuần Tra (Chưa một tấc đã đến trời rồi), Hồng Mão (Hỏa tốc), Thảo Nguyên (Trò ‘ba góc’);

kinh nghiệm: Đồ Phồn (Phần II. Kỹ thuật);

thảo luận về tập ‘Từ ấy’: Nguyễn Văn Hạnh (Tố Hữu, nhà thơ trữ tình lớn của chúng ta);

nghệ thuật: Trương Qua (Sáng tạo tập thể trong phim hoạt họa);

Nguyễn Xuân Sanh (Vapzarov, nhà thơ cách mạng lớn nước Bulgaria);

Thơ: Vapzarov (Chúng ta sẽ xây một nhà máy, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

− Ngày 14: Hội nghị BCH Hội nhà văn VN, cho rằng lực lượng văn học đã thổi một luồng tư tưởng lành mạnh phấn khởi, một số tác phẩm thơ, truyện có giá trị đã xuất hiện, báo hiệu một mùa gặt tốt đẹp của văn học cách mạng trong thời gian sắp tới; phương hướng chung của công tác văn học trong năm 1960 là cần cố gắng hết sức nâng cao chất lượng tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn học; nhiều biện pháp công tác cụ thể đã được đề xuất. (20)

− Ngày 18: báo Văn học số 73:

‘Tâm tình nhà văn với Đảng’: Y Dơn (nhạc sĩ, dân tộc Gia-rai: Y Dơn sống vì đâu?), Tú Mỡ (Nhìn lại, cười mình),

thơ: Nông Trung (Trở về mường ta), Anh Thơ (Đêm mặt trận địch hậu), Xuân Miễn (Anh liên lạc); 

ca dao: Khánh Vân, Nguyễn Duy Khoát, Đào Hanh;

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Một đêm tháng chạp);

trích tiểu thuyết: Nguyễn Huy Tưởng (Đón máy bay hòa bình);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Phạm Mạn (Chiến đòn gánh), Văn Phú (Chuyến vượt đai);

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Diệm ra tay múa mỏ, thách họa), Thảo Nguyên (Kháng chi mi, thách họa), Phạm Công (Cá đã cắn câu);

Chàng Văn (Trao đổi);

thảo luận về tập Từ ấy: Huỳnh Lý (Nên xét thơ Tố Hữu như một thực thể động);

nghị luận: Văn Phác (Vài nét về phong trào quần chúng sáng tác văn học hiện nay trong quân đội);

‘Tìm trong vốn cổ’: (Nạp sưu, Chế Lan Viên sưu tầm);

nghệ thuật: Lưu Quang Thuận (Xem phim ‘Dưới cờ quyết thắng’: Anh bộ đội vững vàng như núi),…

− Ngày 20: Tại CLB Đoàn Kết, Hà Nội, buổi tối, lễ kỷ niệm 50 năm sinh nhà thơ Bulgaria Nikolas Vapzarov do Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của VN và Hội nhà văn VN tổ chức; Nguyễn Xuân Sanh nói chuyện về thân thế, sự nghiệp văn học của N. Vapzarov. (21)

− Ngày 26: báo Văn học số 74:

Nghị quyết của BCH Hội nhà văn VN về công tác của Hội trong năm 1960;

Kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng LĐVN: Nguyễn Thị Thập (Vài hình ảnh Nam Kỳ khởi nghĩa), Nguyễn Nho Túy (Tôi đi trong ánh sáng), Bùi Đức Ái (Lời hứa của tôi);

truyện ngắn: Nhuận Vũ (Trong những lúc gay go);

thơ: Hồng Chương (Đảng tôi), Nguyễn Công Ký (Bên bếp lửa hồng), Trinh Đường (Cộng sản), Kim Đồng (Gặp lại em);

ca dao: Nguyễn Chí Cao, Nguyễn Trọng Oánh;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Thiết Vũ (Giữ lấy bầu trời);

văn thơ đả kich: Thảo Nguyên (Phải đâu hai chúa), Tú Mỡ (Ngô Đình Diệm với kháng chiến);

‘Thảo luận về tập Từ ấy’: Đỗ Khắc (Thơ Tố Hữu chỉ có thể thoát thai từ cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc), Lâm Tường (Cái buồn trong thơ Tố Hữu), Hoàng Hữu Bôi (‘Từ ấy’ với tuổi trẻ), Dụ Văn (‘Từ ấy’ với đấu tranh thống nhất nước nhà);

‘Đọc sách báo’: Huỳnh Tâm Chí (Con người mới trong thơ ca công nhân), Phú Xuân (Nhân đọc ‘Đã tới mặt trăng’), Thi Hữu (Qua những bài thơ tặng Đảng);

Tế Hanh dịch và giới thiệu 2 bài thơ chống phát-xít của P. Éluard (Đúng tầm người) và L. Aragon (Bài ca của người hát trong ngục tù tra tấn);

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn nghệ số 31:

Nghị luận: Đặng Thai Mai (Phấn đấu để có những công trình sáng tác và biểu diễn xứng đáng với năm lịch sử 1960);

trích kịch phim: Nguyễn Huy Tưởng (Những người quyết tử);

truyện ngắn: Xuân Cang (Chuyện một chiến sĩ bắn xe tăng);

thơ: Tây Nguyên (Nếu ai chưa hiểu, dân tộc Kha-tu, tây Quảng Nam, Blêu và Ngọc Anh dịch; Chiếc khăn thêu, điệu Ka-choi, dân tộc Banar, Ngọc Anh phỏng dịch);

thơ: Lê Nguyên (Giữa biển lúa mùa), Lưu Trùng Dương (Điện Biên nay vẫn là đất anh hùng), Xuân Diệu (Cao);

thảo luận: Hồ Ngọc Hương (Thơ Tố Hứu với phong trào “thơ mới”);

Đọc sách: Minh Dương (‘Tỏa sáng đôi bờ’), Minh Thi (‘Đã tới mặt trăng’), Hồng Vân (‘Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận’);

Giới thiệu: Đào Xuân Quý (Nicolas Vaptsarov, nhà thơ của giai cấp vô sản Bulgaria);

thơ N. Vaptsarov (Niềm tin; Đời những bạn ngư dân; Bài thơ vĩnh biệt, Đào Xuân Quý dịch);

tiểu luận: L. Aragon (‘Phải gọi sự thật đúng với tên của nó’, Đinh Gia Trinh dịch);

− Trong tháng 12: Công bố kết quả cuộc thi viết về Đời sống bộ đội trong hòa bình đợt II: không có giải Nhất; giải Nhì: 1/ Sang sông (truyện ngắn, Lê Sĩ Thắng); 2/ Theo đường dây số 6 (truyện ngắn, Quảng Hà); giải Ba: 1/ Trắng đêm (truyện ngắn, Xuân Thiều); 2/ Đường qua cửa mở (truyện ngắn, Văn Thảo Nguyên); 3/ Tư Quắn (truyện ngắn, Nguyễn Quang Sáng); 4/ Đi lên (truyện ngắn, Thiện Mỹ); và trao giải khuyến khích cho 14 tác phẩm khác. (22)

− Trong tháng 12: Văn nghệ quân đội, số 12/59:

phỏng vấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về công tác văn nghệ trong quân đội;

tùy bút: Văn Phác (Tuổi trăng tròn);

truyện: Lê Sĩ Thắng (Sang sông), Nguyên Ngọc (Mạch nước ngầm), Nguyễn Như Tùng (Người anh rể), Nguyễn Trọng Oánh (Đường sống trâu), Nguyễn Ngọc Châu (Tiếng gọi của bạn), Lại Minh Châu (Mẹ người du kích), Nhuận Vũ (Đồng chí dân quân vùng rẻo cao), Thoong B.C. (Theo bước tiểu đoàn 2);

kịch: Hải Hồ (Bài toán đã giải đáp);

thơ: Trịnh Thuần (Quân đội ta), Huy Cận (Ba lần về thăm Bát Tràng), Thân Như Thơ (Bài ca anh pháo thủ), Trường Sinh (Trên giường bệnh), Trần Ngọc (Sư trưởng tôi), Lý A Bảy (Nhớ về Mộc Hạ), Lưu Trùng Dương (Nậm Rốm-Cửu Long), Huy Huyền (Những ngày nghỉ phép), Nguyễn Mỹ (Vừng ráng đỏ);

Lý luận-phê bình: Hữu Mai (Giới thiệu ‘Theo đường dây số 6’), Hồ Nhị Quang (Dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn công quân đội đang lớn lên); Vũ Cao (Phim tài liệu ‘Dưới cờ Quyết thắng’); Hồ Phương (Giới thiệu Bảo tàng quân đội),…

Trong năm 1959 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Anh thợ khóa (những mẩu chuyện người mới-cuộc sống mới) Văn Thái, Nguyễn Viết Thành (H.: Nxb. Văn học, 1959)

− Ánh sáng kỳ diệu (tập truyện ngắn) Vũ Lê Mai, Hồng Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Bốn năm sau (tiểu thuyết) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Cái hom giỏ (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Vũ Thị Thường (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Cái sân gạch (tiểu thuyết) Đào Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Ché Mèn được đi họp (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Nông Minh Châu, Lôi Động (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Chiếc cán búa (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Võ Huy Tâm, Phượng Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Con cá song (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Bùi Đức Ái (H.: Nxb. Văn học, 1959)

− Con đường lầy (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Chu Văn (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Con những người du kích (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ)  Phù Thăng, Hồng Phi (H.: VNQĐ xb. , 1959)

Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (chuyện kể) Doãn Kế Thiện (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Đi lên (tiểu thuyết) Võ Tùng Linh (H. : Nxb. Thanh niên, 1959)

− Hai vợ (tập truyện ngắn) Nguyễn Địch Dũng (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Mái nhà ấm (tập truyện ngắn) Châu Diên (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Một chuyện chép ở bệnh viện (tiểu thuyết) Bùi Đức Ái (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Một luồng gió mới (tiểu thuyết) Hồng Chương (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Nghĩa vụ (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Vân An, Trúc Hà (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Người anh nuôi của đơn vị (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Lê Khánh, Xuân Thiều, Cầm Giang (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Nhãn đầu mùa  (tiểu thuyết) Xuân Tùng, Trần Thanh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1959)

Những phút ngập ngừng (tập truyện ngắn) Bùi Hiển, Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Sống nhờ  (ký sự tiểu thuyết) Mạnh Phú Tư (H.: Nxb. Văn học; Cục xuất bản, 1959)

− Theo sau xung kích (tập truyện ngắn) Phạm Hưng, Xuân Vũ, Lê Tam Anh, Lê Quang Hỷ, Trần Dũng Tiến (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Trở lại Điện Biên (tập truyện ngắn được giải thưởng Tạp chí Văn nghệ) Nguyễn Viết Thành, Lê Khánh, Nhuận Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Xuân về trên rẻo cao (truyện) Hoàng Thao (H.: Nxb. QĐND, 1959)

Xung đột (truyện) Nguyễn Khải (H.: Nxb. Văn học, 1959)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Sống để hoạt động (hồi ký) Nguyễn Tạo (H.: Nxb. Văn học, 1959)

− Trong ngục tối Hỏa Lò (hồi ký) Nguyễn Tạo (H.: Nxb. Văn học, 1959)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Ba mươi năm đời ta có Đảng (diễn ca) Tố Hữu (H. Nxb. Phổ thông, 1959)

Bài thơ Hắc Hải và mấy bài thơ khác (tập thơ) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Ban đầu (tập thơ) Bàng Sĩ Nguyên (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Biến đổi (tập thơ) Vương Linh, Hoàng Minh Châu (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Chuyện lớn chuyện nhỏ (tập thơ châm biếm) Thợ Rèn (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Đã tới mặt trăng (thơ) Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Bảo Định Giang, Huy Cận, Thanh Hải (H. : Nxb. Văn học, 1959)

Đánh mấy vần (tập thơ đả kích Mỹ-Diệm) Nguyễn Đình, Phú Sơn, Lê Kim (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Một cây làm chẳng nên rừng (thơ, ca dao) Kình Đáo, Phạm Lê Văn, Trần Hữu Thung, Nguyên Hồ, Hoàng Phố (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Mở đường (thơ ca công trường) Lý Biên Cương, Thương Diễm, Trần Nguyên Đào, Trường Giang, Trần Bách (H.: Phòng tuyên huấn đội TNXP xây dựng XHCN xb., 1959; ‘lưu hành nôi bộ’)

Người trai Bình Định (truyện thơ) Xuân Thiêm (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Ơn Đảng ơn Bác muôn đời (tập thơ) Phạm Khắc Hòe (H.: Nxb. Phổ thông)

Về Phú Lợi (thơ) Tú Mỡ (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Tiếng hát miền Nam (tập thơ từ miền Nam gửi ra) Lưu Quý Kỳ, Thanh Hải, Mah Mod, Mạc Quyên, Nguyễn Huỳnh,… (H.: Nxb.  Văn học, 1959)

− Tiếng hát quê hương (tập thơ) Minh Huệ, Xuân Hoàng (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Tỏa sáng đôi bờ (tập thơ) Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Trên tuyến đầu tổ quốc (tập thơ sưu tầm) Tố Hữu, Huỳnh Văn Nghệ, Bảo Định Giang, Anh Thơ, Lê Kim (H.: Nxb. QĐND, 1959)

Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ) Huy Cận (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Từ ấy (thơ 1937-1946) Tố Hữu; lời giới thiệu: Đặng Thai Mai (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Vượt lên hàng đầu (tập thơ bộ đội) Phan Đình Côn, Hồng Phong, Trần Ngọc, Trọng Khoát, Phạm Thành (H. : Nxb. QĐND, 1959)

KỊCH BẢN


Anh tù và  (kịch vui về bổ túc văn hoá) Nguyễn Văn Niêm (H. : Nxb. Phổ thông, 1959)

Ba cái sống, ba cái chết (kịch hát chèo) Tú Mỡ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Bão biển  (kịch 2 hồi) Vương Lan (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Bên giếng nước  (kịch dân ca 3 màn) Xuân Hinh (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Bên đường dốc  (kịch một màn) Học Phi (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Bức ảnh (hài kịch) Nguyễn Văn Niêm (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Chấm đen (hài kịch chèo dân ca) Hà Văn Cầu (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Chị Thắm anh Hồng (kịch dân ca) Xuân Hinh (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Đường đi đôi ngả (chèo) Trần Bảng (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Lại xin vào tổ  (kịch vui một màn) Trần Vượng (H. : Nxb. Phổ thông, 1959)

Vườn cam (kịch chèo dân ca) Lương Tá (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Vương Quý – Lý Hương Hương (chèo) Huyền Kiêu (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Yểm bùa trừ sâu  (kịch vui một màn) Lộng Chương (H. : Nxb. Phổ thông, 1959)

Yêu anh chăm chỉ làm chiêm (kịch dân ca) Bùi Quang Thuấn (Hải Phòng: Sở văn hoá Hải Phòng xb., 1959)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Bạn của chúng ta (chuyện kể cho thiếu nhi) Đại Đồng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Bé Ly và chú công nhân chữa điện (truyện) Bùi Minh Quốc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Cái trống con (truyện) Đoàn Giỏi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Chân núi (truyện) Vũ Cao (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Con ngựa của tôi (tập truyện chọn lọc trong cuộc thi "Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội") Trần Công Tấn, Ngọc Anh, Văn Thảo Nguyên...  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Điện Biên Phủ của chúng em (chuyện kể) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Em bé không tên tuổi (tập truyện đề tài kháng chiến) Xuân Vũ, Bút Ngữ, Quế Dương... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Gia đình thân yêu (chuyện kể) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Hoa sơn (truyện) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Hợp tác xã của chúng em  (truyện) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Kể chuyện Lam Sơn (chuyện kể) Hoàng Đạo Thuý (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lá cờ chuẩn đỏ thắm (truyện) Hồ Phương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Sợi râu của Bác (tập truyện cho thiếu nhi) Nguyễn Nghĩa Nguyên, Ngọc Tự (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Trăng trung thu (thơ, văn) Bắc Thôn, Hằng Phương, Bàng Sĩ Nguyên... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Viết thư cho cha (truyện) Phạm Hổ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

 

***

Ba thằng béo hung ác (truyện, Yuri Olesha, 1899-1960, Nga, LX.) Nguyễn Trọng Cổn dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Các em bé vùng mỏ (truyện, A. Se-pi-giơ-nưi, LX.) Khách Thế, Văn Cơ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Cái chìa khoá vàng, T. 1 – 2  (1936, truyện, A. Tolstoi, 1883-1945, Nga, LX.) Đỗ Đức Hiểu dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Chú bé kỹ sư trưởng (truyện, L. Panteleev, Vê-rây-scaia) Hoàng Lai, Trần Khuyến dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Chú bé lái đò (truyện, L. Panteleev, 1908-1987, Nga, LX.) Trần Khuyến dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Chú bé thợ giầy và con vịt (tập truyện, K. Ma-kút-danh-ski, Va-lăng-tanh Ka-ta-i-ép, LX.) Nguyễn Thi, Mai Ngữ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Chú lính chì dũng cảm (truyện, H. C. Andersen, 1805-75, Đan Mạch) Nguyễn Trung Tính dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Con bò biết bay (truyện cổ tích Ấn Độ) Hoàng Hải dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Cô bé dũng cảm, T. 1 - 2 (truyện,  N. Chukovsky, LX.) Văn Nhân, Vũ Minh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Cuộc họp kỳ lạ (truyện, Pierre Gamarra, 1919-2009, Pháp) Thái Hoàng Linh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Đời thơ ấu của Gooc-ki (trích tự truyện, Maksim Gorky) Vũ Ngọc Bình dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Em bé và chim sơn ca (tập truyện dịch, Yushenko,  Ales Gonchar, LX.) Đỗ Đức Thuật, Nguyễn Phật Cảnh, Trần Quang Châu... phỏng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Hai em nhỏ trong đoàn thám hiểm, T. 1 (truyện, Jules Verne, 1828-1905) Châu Nguyên dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Hội đồng quân sự cách mạng (truyện, Arkady Gaidar, 1904-1941, Nga, LX.) Phạm Minh Hạc dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Không gia đình, T. 2 (1878, truyện, Hector Malot, 1830-1907, Pháp) Kim Dao dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lão Mai-ca (truyện, B. Ê-mê-lia-nốp, Nga, LX.) Đặng Văn dịch từ tiếng Nga (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lênin ở Ra-giơ-líp (chuyện kể, N.A. Ê-mê-lia-nốp, LX.) Trần Khuyến dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lời hứa danh dự (truyện, L. Panteleev, 1908-1987, Nga, LX.) Hoàng Hồng Sơn, Ngô Bích San dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Lời nói thần kỳ (truyện, V. Ô-xê-ê-va, LX.) Trần Cao Thủy dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Ma-ru-txia đi học, T. 1 – 2  (truyện, E. Su-oác, LX.) Khánh Như dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Mấy chân, mấy chân (truyện, Rơ-nê Mi-sen, Pháp) Trần Thanh Địch dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Ông vua sông vàng (1841, truyện, John Ruskin, 1819-1900, Anh) Nguyễn Bạch Bích dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Tiếng trống trận (tập truyện dịch, Rư-giốp, Ka-sim, V.Vê-li-ca-nôp, Va-len-ka,...) Hồng Sơn... dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Truyện chàng Tin (truyện, A. Gơ-nha, Đức) Nguyễn Kim dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Truyện Đông Ky-Sốt, T. 1 (tiểu thuyết, Miguel de Cervantes, 1547-1616, Tây Ban Nha) Hoàng Đình Huy phóng tác và lược dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Tuyết Tú tiên sinh (truyện châm biến viết bằng thơ, Samuil Makshak, 1887-1964, Nga, LX.) Nguyễn Đình dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

Vượt phòng tuyến địch (trích truyện, A. Pha-đê-ep, LX.) Khánh Thế, Văn Cơ dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1959)

 

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Bên dòng sông Bến Hải (tập thơ văn Trị Thiên) của Tố Hữu, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Đã tới mặt trăng (tập thơ văn) Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Bảo Định Giang, Huy Cận, Thanh Hải (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Gửi Trung Quốc (tập thơ văn) Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Nông Quốc Chấn, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Mối thù Phú Lợi (tập thơ văn) Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1959)

PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU

Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương (tiểu luận phê bình) Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Bọn "Nhân văn - Giai phẩm" trước toà án dư luận (sưu tập tư liệu) nhiều tác giả (H.: Nxb. Sự thật, 1959)

Bước đầu của việc viết văn (tiểu luận) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Làm người sáng tác viên tốt  (Tài liệu hướng dẫn cán bộ sáng tác văn nghệ cơ sở) Soạn : Văn Chất, Minh Lương (Hà Tĩnh: Ty Văn hoá Hà Tĩnh xb., 1959)

Lịch sử văn học Nga. Thế kỷ XIX (biên soạn) Hoàng Xuân Nhị (H.: Nxb. Sự thật, 1959)

Lỗ Tấn, “chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc” (biên khảo) Lê Xuân Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (tiểu luận) Tô Hoài (H.: Nxb. Văn học)

Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất (nghiên cứu) Văn Tân (H.: Nxb. Văn sử địa, 1959)

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Q.3 : Thế kỷ XVIII,  Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi; Q. 4: Thế kỷ XVIII, của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (H.: Nxb. Văn sử địa, 1959)

Tôi làm ca dao (tiểu luận) Trần Hữu Thung (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Trên đường học tập và nghiên cứu (phê bình và tiểu luận) Đặng Thai Mai (H. : Nxb. Văn học, 1959)

Xô viết Nghệ Tĩnh qua một số thơ văn (nghiên cứu, sưu tập) Lê Trọng Khánh, Lê Anh Trà (H. : Nxb. Sự thật, 1959)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Bài ca chàng Đam San (trường ca dân tộc Ê-đê, Tây Nguyên) Đào Tử Chí sưu tầm, dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Câu đối Việt Nam (biên khảo, sưu tập) Phong Châu (H. : Nxb. Văn sử địa, 1959)

Chinh phụ ngâm (khúc ngâm, Đặng Trần Côn, bản dịch Đoàn Thị Điểm dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Cung oán ngâm khúc (nguyên tác Nôm của Nguyễn Gia Thiều) Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Châu khảo thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm, Nguyễn Đình Chiểu) Vũ Đình Liên, Nguyễn Sĩ Lâm khảo đính, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Nàng Han (truyện cổ tích) Cầm Phong, Nhất Lang sưu tầm (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Nữ tú tài  (truyện thơ Nôm) khuyết danh (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Sống nhờ (ký sự tiểu thuyết, tái bản) Mạnh Phú Tư (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng, T. 3A (1930-1939), T. 3B (1940-1945) Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ sưu tầm, giới thiệu, chú thích (Tài liệu văn học Việt Nam) (H.: Nxb. Giáo dục, 1959)

Thiên Nam ngữ lục, tập 2 (diễn ca lịch sử, Nôm, thế kỷ XVII) Nguyễn Lương Ngọc, Đinh Gia Khánh phiên âm, chú thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Thơ chữ Hán Nguyễn Du (sưu tập, dịch thuật) Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền (nghiên cứu, văn tuyển) Lê Thước, Nguyễn Sĩ Lâm, Trịnh Đình Rư, Hà Văn Đại, Nguyễn Văn Hạp dịch (H. Nxb. Văn hóa, 1959)

Thượng Kinh ký sự (1782, nguyên tác chữ Hán của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Phan Võ dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Truyện Trê Cóc (truyện Nôm) Nguyễn Lân khảo thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

 − Truyện ‘Trinh thử’. Phụ lục ‘Đông thành trinh thử truyện’ (biên khảo) Trần Văn Giáp khảo thích và giới thiệu (H. : Nxb. Văn hoá, Cục xuất bản, 1959)

Vè thất thủ kinh đô (tác phẩm Nôm thế kỷ XIX) Đinh Xuân Lâm, Triêu Dương sưu tầm, chú thích (H. : Nxb. Văn sử địa, 1959)

Việt Nam nghĩa liệt sử (nguyên tác chữ Hán của Đặng Đoàn Bằng) Tôn Quang Phiệt dịch và chú thích (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Xô viết Nghệ Tĩnh qua một số thơ văn (sưu tầm, giới thiệu) Lê Trọng Khánh, Lê Anh Trà (H.: Nxb. Sự thật, 1959)

 

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Báo cáo điển hình (truyện vui về phong trào nhảy vọt, của Lý Đức Phục, Trung Quốc) Lê Xuân Vũ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959) 

Cây thập tự thứ bảy (1942, truyện, Anna Seghers, CHDC Đức), Hướng Minh dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Chuyện xứ Bu-cô-vin (của Igor Muratov) Vũ Cận dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Danh dự (tập truyện ngắn Lục Văn Phu, Trung Quốc) Hồ Tố Ngọc dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Đất vỡ hoang, tập 1 (1932, tiểu thuyết của M. Sholokhov, Liên Xô) Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Đồng hồ điện Kơ-rem-lin (1941, kịch N. Pogodin, Liên Xô) Thế Lữ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Luyện mãi thành thép (tiểu thuyết, Ngải Vu, TQ.) Kỳ Ân, Bùi Hạnh Cẩn dịch (H. : Nxb. Lao động, 1959)

Mạ (truyện vui về phong trào nhảy vọt, Diệp Dinh, Trung Quốc) Lê Xuân Vũ dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Nhật xuất (kịch, Tào Ngu, Trung Quốc) Đặng Thai Mai dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Những người khốn khổ, tập 2: Cô-dét, tập 3: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni, tập 4: Giăng Van-giăng (1862, tiểu thuyết, Victor Hugo, Pháp) nhóm Lê Quý Đôn dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Nói và làm (kịch vui châm biếm của Trung Quốc) Hồ Lãng phỏng dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Rừng thẳm tuyết dày, t. 1 (truyện của Khúc Ba, TQ.) Hải Nguyên, Như Hà dịch (H. : Thanh niên, 1959)

Số phận con người (1956-57, truyện, M. Sholokhov), Mạnh Cầm dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Sông Đông êm đềm, tập 1, tập 2, tập 3 (1928-32, tiểu thuyết, M. Sholokhov, Liên Xô) Nguyễn Thụy Ứng dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Tam quốc diễn nghĩa, T. 1 - 4 (truyện lịch sử, La Quán Trung, TQ.) Dịch giả: Phan Kế Bính; Hiệu đính: Bùi Kỷ (H.: Nxb. Phổ thông, 1959)

Tam Lý Loan (truyện hợp tác xã nông nghiệp, Triệu Thụ Lý, Trung Quốc) Lê Xuân Vũ dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Ta-rát Bun-ba (1839, truyện, N. Gogol, Nga) Xuân Tửu, Đỗ Trọng Thi dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Thơ và từ Mao Trạch Đông (sáng tác, Mao Trạch Đông, 1893-1976) Hoàng Trung Thông, Nam Trân dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1959)

Thượng Hải ban mai, t. 1 - 2 (truyện, Chu Nhi Phục, Trung Quốc) Trương Chính, Đức Siêu dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1959)

Tra tấn (1957, bút ký, Henri Alleg, Algérie) Phạm Văn Hảo dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Trong những ngày hoà bình (truyện, Đỗ Bằng Trình, TQ.) Lưu Vĩ dịch (H. : Quân đội nhân dân, 1959)

***

Mao Trạch Đông bàn về văn nghệ (nguyên văn chữ Hán) bản dịch của Nxb. Văn học (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Nói về tiểu thuyết (nguyên tác chữ Hán của Ngô Cường, Ngụy Kim Chi, Trung Quốc) Lê Xuân Vũ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Nói chuyện về sáng tác (nguyên văn của Khang Trạc, Trung Quốc) Tâm Hương dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Những nhiệm vụ cơ bản của văn học Xô-viết (văn kiện Đại hội các nhà văn Xô-viết lần thứ ba) (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Những hiểu biết cơ bản về viết văn (nguyên bản chữ Hán của Hà Gia Hòe, Trung Quốc) Bùi Hạnh Cẩn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

Tại sao phải học tập lý luận văn nghệ (nguyên tác chữ Hán của Lý Hưng Hoa, Đường Chí, Trung Quốc) Trần Hòa dịch (H.: Nxb. Văn học, 1959)

 


 

(1) P.V.: Hội nghị văn nghệ đầu năm 1959 // Văn học, Hà Nội, s. 27&28 (2. 1. 1959), tr. 19

(2) Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. 29 (13. 2. 1959), tr. 15.

(3) Cuộc họp mặt cuối năm của anh em văn nghệ sĩ miền Nam tập kết // Văn học, Hà Nội, s. 29 (13. 2. 1959), tr. 15

(4) Kết quả cuộc thi kịch bản 1958 của Vụ nghệ thuật // Văn học, Hà Nội, s. 30 (20. 1. 1959), tr. 15.

(5) Thông báo kết quả cuộc thi viết về “đời sống bộ đội trong hòa bình” đợt I // Văn nghệ quân đội, Hà Nội, Số Tết (tháng 2/1959), tr. 78-80.

(6) Kỷ niệm nhà sử học đầu tiên của dân tộc ta Lê Văn Hưu //Văn học, Hà Nội, s. 33 (13. 3. 1959), tr. 15

(6) P.V.: Hội nghị bạn viết trong quân đội // Văn học, Hà Nội, s. 36 (3. 4. 1959), tr. 4

(7) Một sự kiện lớn: ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chủ tịch // Nghiên cứu văn học, Hà Nội, s. 6 (tháng 6. 1960), tr. 99-100.

(8) Hội nghị những người viết văn trẻ (thông báo của Ban tổ chức hội nghị)  // Văn học, Hà Nội, s. 36 (3. 4. 1959), tr. 2

(9) Hà Minh Tuân: Những nụ hoa xuân của nền văn học chúng ta (tường thuật hội nghị những người viết văn trẻ) // Văn học, Hà Nội, s. 37 (10. 4. 1959), tr. 3

(10) Sáng tác cho thiếu nhi // Văn học, Hà Nội, s. 38 (17. 4. 1959), tr. 15.

(11) Hưởng ứng cuộc vận động sáng tác văn nghệ do các cơ quan văn học nghệ thuật tổ chức // Văn học, Hà Nội, s. 41 (8. 5. 1959), tr. 1, 14.

(12) Đời sống văn hóa văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 43 (22. 5. 1959), tr. 15.

(13) Đời sống văn hóa văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 50 (10. 7. 1959), tr. 15

(14) Đời sống văn hóa văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 55 (14. 8. 1959), tr. 15

(15) Thông báo của Ban thường vụ Hội nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. s. 61 (25. 9. 1959), tr. 15.

(16) Hội nhà văn Việt Nam kêu gọi sáng tác trong dịp những kỷ niệm 1960 // Văn học, Hà Nội, s. 61 (25. 9. 1959), tr. 1, 2.

(17) Hội nghị Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật // Văn học, Hà Nội, s. 65 (23. 10. 1959), tr. 2

(18) Kết quả cuộc thi viết về đề tài miền Nam do báo ‘Thông nhất’ tổ chức (đợt thứ nhất) // Văn học, Hà Nội, s. 70 (27. 11. 1959), tr. 2

(19) Tin văn nghệ // Tạp chí văn nghệ, Hà Nội, số 32 (tháng 1/1960), tr. 117.

(20) Hội nghị cuối năm của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam // Văn học, Hà Nội, s. 73 (18. 12. 1959), tr. 2; Nghị quyết của Ban chấp hành  Hội nhà văn Việt Nam  về công tác của Hội trong năm 1960 // Văn học, Hà Nội, s. 74 (26. 12. 1959), tr. 10.

(21) Đời sống văn hóa, văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 74 (26. 12. 1959), tr. 15.

(22) Kết quả cuộc thi viết về Đời sống bộ đội trong hòa bình đợt II // Văn nghệ quân đội, Hà Nội, s. 12/1959, tr. 80.