1961

Tháng 1:

− Ngày 2: buổi chiều, khai trương Câu lạc bộ mới của Hội nhà văn VN; Hoàng Trung Thông (Uv. thường vụ BCH Hội) khai mạc; Võ Hồng Cương nói về nhiệm vụ văn nghệ đầu năm 1961; Nguyễn Đình Thi nói kinh nghiệm tổ chức câu lạc bộ văn học ở các nước bạn; sau cùng, Lê Kim nói về tình hình Lào.(1)

− Ngày 6: báo Văn học số 128:

phóng sự: Hoài An (Chiến dịch thóc);

thơ: Vương Linh (Thù này mãi mãi không quên), Đặng Hiển (Trên bờ ruộng xưa), Đào Xuân Quý (Tiếng nói hòa bình), Nguyễn Bao (Họ khơi dòng suối thép), Hằng Phương (Mùa gặt mới), Tú Mỡ (Lên lão);

ca dao: Huyền Tâm, Linh Kha;

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Đầu năm chúc ngài Ngô lục thọ), Đại Sơn Pháo (Tổng Ngô xây mồ), Phạm Công (Gậy ông lại đập lưng ông);

Chàng Văn (Trao đổi);

Tiểu luận: Nguyên Ngọc (Nghĩ về nghề); Xuân Diệu (Nói chuyện với các bạn làm thơ trẻ: Vào trong bếp nước của thơ, tiếp);

‘Đọc sách’: Chiến Kỳ (‘Hai trận tuyến’ tiểu thuyết Hà Minh Tuân), Hoàng Hoa (‘Con đường sấm sét’ tiểu thuyết Peter Abrahams);

Nghệ thuật: Vũ Lân (Xem kịch ‘Quẫn’ của Lộng Chương);

truyện ngắn: K. Paustovski, L.X. (Lẵng quả thông, Vũ Lê dịch);

thơ: René Dépestre, Haiti (Lời ca bình minh gửi Trần Thị Nhâm, Xuân Diệu dịch).

− Ngày 6 đến ngày 9: tại Hải Phòng, hội nghị bàn về công tác văn hóa trong quần chúng do Ban bí thư TƯ Đảng LĐVN triệu tập, nhằm “chấp hành chỉ thị của TƯ Đảng, gây một chuyển biến mới về công tác văn hóa trong quần chúng”. (2)

− Đầu tháng 1: tập san Nghiên cứu văn học số 1/61:

Mê-lích Nu-ba-rốp, L.X. (Vấn đề điển hình và vấn đề thể hiện tính cách của con người trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, K. Thế dịch);

Đỗ Hữu Tấn (‘Tiếng sóng’, một thành công quan trọng của Tế Hanh);

Nguyễn Đức Đàn (Trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII);

Huệ Chi, Phong Lê (Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao);

La Côn (Mơ ước và đấu tranh của nhân dân trong truyện ‘Một nghìn một đêm lẻ’);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Phương pháp điển hình hóa);

‘Đọc sách’: H. B. (‘Bản làng đổi mới’, tiểu thuyết Chu Lập Ba, T.Q., bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Trao đổi ý kiến’: Song Bân (Nên hiểu truyện Mỵ Châu thế nào cho đúng?);

‘Tư liệu tham khảo’: Giả Văn Chiêu, T.Q. (Vấn đề quan hệ giữa thế giới quan và phương pháp sáng tác, Lương Duy Thứ dịch);

‘Sưu tầm’: Ngọc Anh (‘Đăm Di’, trường ca dân tộc Ê-đê),…

− Ngày 13: báo Văn học số 129:

Ban biên tập (Nâng cao chất lượng tờ báo chúng ta hơn nữa);

thơ Thanh Kỳ (Cắt lá), Đăng Khoa (Theo Đảng xuống núi), Phạm Mai Khôi (Phá bờ), Nguyễn Duy Khoát (Nông trường Tam Đảo);

ca dao Linh Kha, Huyền Tâm;

truyện ngắn Hoàng Tích Chỉ (Con đường thập đạo);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Gia Nùng (Dấu khuyên đỏ);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Lá khô sẽ rụng), Nguyễn Đình (Tình nghĩa Mỹ-Ngô);

Chàng Văn (Trao đổi); Lê (Nghĩ về nghề);

‘Đọc sách’: Lê Như Sâm (‘Đường sáng’, tiểu thuyết Bàng Thúc Long, Nxb. Thanh niên), Đào Xuân Quý (‘Trời xanh’, tập thơ Nguyên Hồng, Nxb. Văn học);

Xuân Diệu (Nói chuyện với các bạn làm thơ trẻ: Vào trong bếp nước của thơ, tiếp).

 

 

− Ngày 20: báo Văn học số 130:

bút ký: Võ Huy Tâm (Đêm đông trên vịnh Bái Tử Long), Nguyễn Tuân (Chào mừng kiều bào ở Tân Thế Giới hồi hương: Những người đòi trở về đất liền tổ quốc);

truyện ngắn: Văn Ngọc (Đứa con);

thơ: Duy Phi (Lục Đầu giang), Lương An (Vớt cầu), Chu Giang (Mùa cam trên nông trường), Trương Đức Chính (Mưa);

ca dao: Lưu Quang Thuận, Phạm Đình Huệ, Nguyễn Bùi Vợi;

văn thơ đả kích: Phạm Công (Người với ngợm), Lã Vọng (Tên đồ tể họ Ngô), Phú Sơn (Tổng Ai chiêu hồn);

Bàng Sĩ Nguyên (Nghĩ về nghề);

‘Đọc sách’: Bàng Sĩ Nguyên (‘Theo cánh chim câu’, tập thơ Anh Thơ), Hoa Hiên (‘Về quê mẹ’, tập thơ Vân Đài);

Xuân Diệu (Nói chuyện với các bạn làm thơ trẻ: Vào trong bếp nước của thơ, tiếp, hết);

Tiểu luận: Kô-sen-kô, L.X. (Nói về bút ký, T.K. trích dịch);

L.Timofeev, Zhegalov, L.X. (Lênin với các nhà văn vô sản);

‘Thơ văn cổ điển’: Đỗ Phủ (Mộng Lý Bạch I, II, Khương Hữu Dụng dịch).

− Ngày 27: báo Văn học số 131:

nghị luận: Xuân Trường (Vài ý nghĩ về nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc của nền văn nghệ mới);

thơ: Nguyễn Viết Lãm (Đôi mắt), Nguyễn Hải Trừng (Tan tầm), Thi Nhị (Bài ca người khảo cổ), Tạ Vũ (Những trang thần thoại mới);

truyện ngắn: Nguyễn Thành Long (Nỗi vui);

bút ký: Trần Thanh (Trên mặt biển);

ca dao: Lê Trần Hằng, Tuyết Ngọc;

văn thơ đả kích: Quốc Thụy (Cái ngã nên danh), Phạm Công (Họ ‘Ai’ quảng cáo);

‘Đọc sách’: Vương Linh (‘Đường chúng ta đi’, tập thơ Hoàng Trung Thông), Giang Tấn (‘Suối gang’, tiểu thuyết Xuân Cang, Nxb. QĐND), Sông Thao (‘Ngọn lửa’, tập truyện ngắn Trần Nguyên, Nxb. Văn học);

Văn Giáo (Nghệ thuật tạo hình Rumania);

I. Babel, L.X. (Phải sửa đi sửa lại câu văn, N.T.L. dịch);

truyện ngắn: Alphonse Daudet, Pháp (Các cụ già, Hướng Minh dịch).

− Trong tháng 1: Tạp chí Văn nghệ số 44:

truyện ngắn: Hoàng Tiến (Bà mẹ), Lưu Trọng Lư (Truyện chị Nhụy, trích), Hồ Phương (Anh Tân);

thơ: Tế Hanh (Ga), Huy Cận (Hòn đất), Trường Giang (Hoa rừng), Vương Linh (Lạc đường; Ánh điện dăng; Nhớ Quy Nhơn);

tiểu luận: Hoàng Trung Thông (Văn học và giai đoạn cách mạng mới), Xuân Diệu (Tâm tình cùng bạn đọc);

phê bình: Lê Đình Kỵ (Đọc ‘Đất nở hoa’, tập thơ Huy Cận), Mai Liên, Song Nguyện (Đọc ‘Hai trận tuyến’, tiểu thuyết Hà Minh Tuân);

‘Thời sự văn nghệ’: Trần Quý (Vài ý kiến về phần âm nhạc trong vũ kịch ‘Tấm Cám’), Lưu Quang Thuận (Xem vở kịch ‘Quẫn’ của Đoàn kịch trung ương);

‘Đọc sách’: Thiều Quang (‘Lá cờ thêu sáu chữ vàng’, truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng), Hoàng Minh Châu (‘Trời xanh’, tập thơ Nguyên Hồng), Đào Tăng (‘Con đò’, tập truyện Vũ Lê Mai);

‘Ý kiến ngắn’: L. Quốc Lang (Mấy ý kiến về loại tác phẩm được gọi là ‘ghi chép’), Hồ Thi (Cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc dịch tác phẩm nước ngoài);  

thơ René Dépestre, Haiti (Sứ mệnh của nhà thơ; Nơi hẹn hò cuộc sống, Nguyễn Viết Lãm dịch);

tiểu luận: Ph. Bonosky, Mỹ (Bối cảnh nền văn học tiến bộ Mỹ, Nguyễn Văn Sĩ dịch),…

− Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ quân đội  số 1/61:

xã luận: Hoàng Minh Thi (Bước sang năm 1961);

ghi chép: Xuân Sách (Những tay súng ở xóm làng), Nguyễn Khải (Xung đột, tập V);

truyện ngắn: Nguyễn Linh (Người bạn già), Đinh Nho Chiêm (Hạt muối), Phạm Hồng (Bố Khắt);

thơ: Kim Anh (Tìm lại bảo vật), Hoàng Tỵ (Mùa xuân về Pác Bó), Trần Trung Hiếu (Bè về xuôi), Nhữ Viết Kiểm (Cánh thư đưa), Xuân Thiều (Những mảnh ván thuyền);

ca dao: Hồ Khải Đại, Bùi Kim, Văn Dinh, Diệp Phi, Lưu Trang, Đông Phương Hồng, Trần Đồng Chí;

‘Nghiên cứu-lý luận’: Hoàng Phương (Thảo luận vấn đề viết về bộ đội huấn luyện), Nguyên Ngọc (Công việc đầu tiên của người viết văn, nhân đọc ‘Hai trận tuyến’ của Hà Minh Tuân), Hồ Phương (Cảm tưởng đọc ‘Quê hương’ của Vũ Tú Nam); Phù Thăng (Phim mới về những người lính: ‘Dưới cờ quyết thắng’); Vi-riêng (Đoàn ca vũ quân đội Xô-viết).

Tháng 2:

− Ngày 3: báo Văn học số Tết (số 132 và 133):

bút ký: Tô Hoài (Bằng năm bằng mười năm ngoái), Nguyễn Quang Sáng (Về quê), Lê Minh (Những cô gái đổ bê-tông);

hồi ký: Vũ Hồng Quang (Đón giao thừa trên mặt biển);

thơ: Xuân Diệu (Hương chiến khu), Vân Đài (Đợi tết quê Nam), Phạm Hổ (Hoa cờ), Hạnh Hoàng Thu (Tiếng chân), Vương Linh (Xuân về trên đất Nhật Tân), Trần Cẩn (Vợ chồng kiện tướng; Mùa xuân), Tế Hanh (Mấy đoạn thơ tình), Bàng Sĩ Nguyên (Bếp lửa đêm xuân), Hoàng Minh Châu (Nằm nghe), Trinh Đường (Cây đào đồi A1), Vân Long (Mở lối xuân sang);

ca dao: Bùi Kim;

truyện cho thiếu nhi: Nguyễn Đình Thi (Cái tết của mèo con);

‘Chuyện miền Nam’: Dũng Hiệp (Chuyện thơ ông Tú Ca);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Tự vị Mỹ-Diệm), Phú Sơn (Đầu năm nhắc ông Diệm), Văn Nhã (Chúc tết tổng Ngô), Đồ Phồn (Chúc nhau), Nguyễn Đình (Tổng Diệm bói Kiều);

trang vui cười: Vũ Hữu Hoàng (Một cuộc rối loạn), Quách Vinh (Cầu duyên), Nguyên Hồ (Chồng tôi);

thách đối: Nguyễn Bính, Phùng Bảo Kim;

thơ Tết xưa: Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến;

câu đối: Vũ Mộng Bảng, Chu Hà, Đoàn Văn Cừ, Vương Lộc, Trần Ngọc Thụ, Đồ Phồn;

‘Đọc sách’: Chế Lan Viên (‘Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960’);

Mai Hiền (Ba phim Việt Nam trong chương trình phim tết);

Lưu Quang Thuận (Bạn đang viết gì cho năm 1961? - phỏng vấn Võ Huy Tâm, Kim Lân);

Vũ Lân (Vài nét về hoạt động sân khấu trong năm qua);

Heinz Klemn, CHDC Đức (Lời chúc tết);

Sévunz, Armenia, L.X. (Vĩnh viễn thanh xuân);

dịch thơ cổ T.Q.: Khương Hữu Dụng (Xuân tứ của Lý Bạch; Xuân vọng của Đỗ Phủ; Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên; Ẩm tửu khán mẫu đơn của Lưu Vũ Tích);

truyện ngắn S. Antonov, L.X. (Trên một chuyến xe điện, Nguyễn Viết Lãm dịch).

− Đầu tháng 2: tập san Nghiên cứu văn học số 2/61:

Phan Nhân (Công tác nghiên cứu văn học trong sự nghiệp phát triển nền văn học xã hội chủ nghĩa của chúng ta);

Trần Thanh Mại (Những câu chuyện thần linh ma quái [nhân đọc 2 cuốn ‘Việt điện u linh’ và ‘Lĩnh Nam chích quái’, Nxb. Văn hóa]);

Nguyễn Văn Hoàn (Để có một bản Kiều tương đối đúng với nguyên tác);

Nguyễn Đức Vân (Nguyễn Xuân Ôn, nhà thơ xuất sắc của phong trào Cần vương);

Đặng Thai Mai (Giá trị văn nghệ và nội dung tư tưởng tập truyện ‘Nhà kỵ sĩ Don Quichotte’ );

‘Thường thức văn học’: Thành Duy (Kết cấu của tác phẩm văn học);

‘Đọc sách’: Vị Hoàng (‘Mùa xuân ở Xa-ken’, truyện của G. Gu-li-a, Vũ Cận dịch);

‘Trao đổi ý kiến’: Sỹ Tiến-Hoài Anh (‘Mỵ Châu-Trọng Thủy, bài thơ trữ tình ca ngợi tình yêu, con người và lòng nhân đạo);

Ngọc Anh-Đào Lâm Tùng (Nên khai thác, đánh giá truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy như thế nào?);

‘Sưu tầm’: Ngọc Anh (‘Dăm Di’, trường ca dân tộc Ê-đê);

‘Sinh hoạt văn học’: Nhà thơ Quy-ba René Depestre nói chuyện về văn học châu Mỹ Latin.

− Ngày 17: báo Văn học số Xuân (s. 134):

Tú Mỡ (lời phát biểu trong Đại hội thành lập chi hội văn nghệ Việt Bắc);

Bàng Sĩ Nguyên (Ngày hội của những trái tim ca hát, tường thuật đại hội thành lập chi hội văn nghệ Việt Bắc);

thơ Nông Quốc Chấn (Chắp cánh trong mùa xuân), Chính Hữu (Duyệt binh), Gia Ninh (Tiếng chim xuân trên biên giới), Lưu Trọng Lư (Đôi bạn đời), Huy Cận (Các vị la hán chùa Tây Phương);

truyện ngắn Bùi Đức Ái (Cứu thuyền);

bút ký Mộng Sơn (Hoa máy);

Lưu Quang Thuận (Bạn đang viết gì cho năm 1961? - phỏng vấn Ngọc Cung, Nguyên Ngọc);

Trọng Anh (Chào xuân mới, sáng tác mới);

tiểu luận Chế Lan Viên (Mấy vấn đề thơ qua ‘Tuyển tập’, tiếp kỳ trước);

bút ký M. Karim, L.X. (Còn gặp nhau, Nguyễn Thành Long dịch).

− Ngày 20: tại trụ sở Hội nhà văn VN, nhà văn Ba Lan W. Zukrowski gặp gỡ các đồng nghiệp Việt Nam trước khi về nước, sau chuyến thăm dài ngày tại nhiều địa phương VN; Zukrowski kể chuyện đời mình và nói về tình hình văn học Ba Lan.(3)

− Ngày 24: báo Văn học số 135:

Thơ: Patrice Lumumba, thủ tướng Congo vừa bị ám sát (Cho nhân dân ta giành được thắng lợi, Hoàng Trung Thông dịch qua Hoa văn);

mấy bài thơ miền Nam (Con mãi ghi lòng; Lòng mẹ; Mẹ cố nông; Mẹ chết quyết chẳng đầu hàng; Nhớ Phú Yên);

thơ: Nguyễn Hải Trừng (Bạn hữu Công-gô, một trái đất căm hờn), Xuân Hoàng (Đường lên biên giới), Vĩnh Mai (Hoa đào), Hoàng Tố Nguyên (Đọc thơ Tản Đà đề núi Non Nước), Hồ My (Hạnh phúc);

phóng sự: Lê Khâm (Từ cánh đồng Chum đến bản Ban);

truyện ngắn Nguyên Ngọc (Em gái tôi);

mẩu chuyện: Đức Phổ (Lợn);

văn thơ đả kích: Vĩnh Mai (Văn tế Ngô Đình Diệm), Nguyễn Đình (Câu đối dán nhà Diệm);

Chàng Văn (Trao đổi);

Lưu Quang Thuận (Bạn đang viết gì cho năm 1961? - phỏng vấn Trần Hữu Thung, Nông Quốc Chấn);

V.H. (Chung quanh vấn đề tiếng địa phương);

‘Đọc sách’: Phan Quang (Một vài cảm tưởng khi đọc ‘Ánh mắt’, tập truyện ngắn Bùi Hiển);

I. Ehrenburg, L.X. (Con người, năm tháng, cuộc đời, Huy Phương dịch).

− Ngày 24: tại câu lạc bộ Hội nhà văn, buổi chiều, Nguyễn Công Hoan nói chuyện về chuyến đi 3 tháng thăm Liên Xô và Ba Lan, về cuốn bút ký đang viết về chuyến đi này. (4)  

− Trong tháng 2: Tạp chí Văn nghệ số 45:

truyện thơ Mường (Út-lót Vi-điêu, Đinh Sơn dịch);

tình ca Thái (Tản chụ xiết xương, Mạc Phi dịch),

trường ca Gia-rai (Hơ-bia Rơ-păm, Sông Hinh dịch);

thơ dân tộc H’rê (Nghe con chim hót, Ngọc Anh phỏng dịch);

thơ dân tộc Ka-tu (Con chim pô-pếch; Tên,  Ngọc Anh dịch);

thơ dân tộc Sê-đăng (Khăn đỏ, Ngọc Anh dịch);

thơ dân tộc Vân Kiều (Tôi bước lên chòi của em, Trúc Cương sưu tầm, phỏng dịch);

thơ dân tộc Lự (Có hai người, Cầm Giang phỏng dịch);

thơ Thạch Srây Mamh, Chàm (Đầu năm nhớ quê, Trúc Cương và tác giả dịch); thơ Vừ Thị Dua, Mèo (Nhớ đến chính phủ, Bùi Lạc dịch);

thơ Hoàng Nó, Thái (Lớn lên);

thơ Siu Ken, Gia-rai (Ới giàng; Thanh niên, Trúc Cương và tác giả cùng dịch);

‘Cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn’: dân tộc Xá (Chàng Lú và nàng Ủa, Lê Tuấn Việt sưu tầm, Mạc Phi dịch);

dân tộc Kar (Tu-cơ-rơm, Đinh Văn Thành sưu tầm và kể);

dân tộc Kh’mer (Hổ bị thỏ lừa, Đỗ Thiện sưu tầm và dịch);

dân tộc Puộc (Cây thuốc thần, Đỗ Thiện sưu tầm và dịch);

dân tộc Nhắng (Chu hùng Ú, Nông Trung kể);

dân tộc Lô-lô (Ai sinh ra người, Đỗ Thiện sưu tầm và dịch);

bút ký Nông Minh Châu (Một ngày thăm quê mẹ);

tiểu luận: Hà Văn Thư (Thắng lợi của đường lối văn nghệ của Đảng trong việc phát triển nền văn nghệ các dân tộc thiểu số), Mạc Phi (Văn học Thái, một nền văn học giàu tính nhân đạo), Trịnh Trúc Lâm (Tính chất trữ tình qua ca dao Tày), Đào Tử Chí (Mấy ý nghĩ của một người nghe kể ‘khan’), Nguyễn Văn Tỵ (Điêu khắc Chămpa và nghệ thuật trang trí Tày-Mèo), Nhật Lai (Đất nước và âm nhạc Tây Nguyên), Đỗ Minh (Âm nhạc của các dân tộc Việt Bắc), Lệ Cung (Sinh hoạt ca múa các dân tộc anh em), Nguyễn Việt (Xòe, một nghệ thuật đặc sắc của Thái);

Quốc Khánh (Nhà thơ dân tộc Tày: Hoàng Đức Hậu);

Ngọc Anh, Phùng Lê, Nông Ích Đạt (Cần sử dụng đúng đắn tiếng nói miền núi trong Việt văn);

trích nhật ký: Nguyễn Tuân (Suối);

thơ: Đỗ Thịnh (Sóng sông Đà), Phạm Công Cam (Bài hát của đội công trình), Trúc Chi (Hoa mận trắng);

‘Đọc sách’: Cầm Giang (Ba tập hồi ký của Nxb. Dân tộc Việt Bắc), Lê Anh Trà (‘Người chị’ tập truyện ngắn Nguyễn Văn Bổng),…

− Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ quân đội số 2/61:

tùy bút: Vũ Mạnh Cường (Tết bộ đội);

truyện ngắn: Nguyễn Minh Châu (Buổi tập cuối năm), Nguyên Ngọc (Dũng cảm), Vũ Cao (Nửa đêm), Hữu Mai (Pháo hiệu xanh), Nguyễn Ngọc Tấn (Đôi bạn), Hồ Phương (Năm mới);

thơ: Ngô Văn Phú (Đi phép tết), Trương Đức Chính (Đêm giao thừa), Dân Hồng (Mùa hoa), Phạm Ngọc Cảnh (Quê mẹ quê cha), Đoàn Văn Cừ (Xuân quê tôi), Nguyễn Quang Toản (Giận cô), Lữ Huy Nguyên (Bắn tăng đêm);

trích trường ca: Thái Giang (Lửa sáng rừng);

ca dao: Nguyễn Huy Kính, Lê Trần Hằng, Phan Tuấn, Lưu Trang, Trần Đồng Chí, Thi Hoài, Võ Trọng Canh, Văn Dinh;

‘Thảo luận-phê bình’: Hồ Nhị Quang (Viết về bộ đội huấn luyện: Nhất định viết được và viết tốt), Nguyễn Kim (Mùa xuân đọc truyện ngắn), Nguyễn Trọng Oánh (Vài ý nghĩ về thơ);

truyện cổ tích: K. Paustovski, L.X. (Cuộc phiêu lưu của con bọ hung có sừng, Vũ Thư Hiên dịch).

Tháng 3:

− Ngày 1: Chế độ nhuận bút mới bắt đầu được áp dụng theo Nghị quyết về chế độ nhuận bút cho các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học kỹ thuật do Chính phủ VNDCCH ban hành. (6)

 

 

 

− Ngày 3: báo Văn học số 136:

Hoài Thanh (Lời phát biểu của đồng chí Hoài Thanh, đại diện Hội nhà văn và Viện văn học trong Đại hội thành lập chi hội văn nghệ Việt Bắc);

truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Phố cụt);

phóng sự: Lê Khâm (Lòng dân);

bút ký: Hoàng Thượng Khanh (Người làng tôi);

thơ: Bàn Tài Đoàn (Kể chuyện hợp tác), Huyền Kiêu (Trẩy ngô), Ngân Giang (Từ đấy tôi mang hình ảnh), Hằng Phương (Người chị họ);

ca dao: Nguyễn Huy Kính;

văn thơ đả kích: Lê Ngọc Vượng (Dại khôn Mỹ-Diệm);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Nguyễn Quang Sáng (‘Trăng sáng’, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn, Nxb. Văn học), Hải Như (‘Ngày cưới’, tập truyện ngắn Ngô Quân Miện, Nxb. Thanh niên);

Lưu Quang Thuận (Bạn đang viết gì cho năm 1961? phỏng vấn Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan);

Trần Vượng (Về cuốn ‘Sân khấu Việt Nam’ và bài phê bình của ông Nguyễn Đức Thuyết);

− Đầu tháng 3: tập san Nghiên cứu văn học số 3/61:

Hà Minh Đức (Nhân đọc ‘Mấy vấn đề nguyên lý văn học’ của Nguyễn Lương Ngọc);

Triêu Dương (Góp ý kiến về một số nhận định trong ‘Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam’ quyển 5);

Nguyễn Đức Đàn (Ngô Tất Tố, một cây bút chiến đấu xuất sắc trong văn học Việt Nam);

Nguyễn Văn Hoàn (Để có một bản Kiều tương đối đúng với nguyên tác, tiếp, hết);

Ngọc Cầu (Tìm hiểu kịch ‘Faust’);

‘Thường thức văn học’: Thành Duy (Cốt truyện (hoặc tình tiết) của tác phẩm văn học);

‘Đọc sách’: Thanh Hoa (‘Một anh hùng thời đại’, Lermontov, bản dịch Nxb. Văn hóa);

‘Trao đổi ý kiến’: Hoàng Tuấn Phổ (Mấy ý kiến về truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy), Hoàng Ngọc Phách (Góp thêm ý kiến về thơ Nguyễn Thiện Kế);

‘Sưu tầm’: Ngọc Anh (Đăm Di, tiếp, hết);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Mai Trân (Nội dung ý nghĩa của bài phú ‘Giặc đến nhà đàn bà phải đánh’);

Văn Việt (Trau dồi ngôn ngữ);

‘Sinh hoạt văn học’ (Hoạt động của Ban nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ).

 

− Ngày 10: báo Văn học  số 137:

thơ dân tộc Nhắng (Không còn cảnh này nữa, D. Hà sưu tầm và dịch);

thơ: Trường Giang (Những cành trúc nhỏ), Nguyễn Bính (Xuân quê), Vân Đài (Đổi thay), Ngô Trực Nhã (Mẹ con);

ca dao: Trần Khắc Thấu, Nguyên Hồ;

truyện ngắn: Nguyễn Địch Dũng (Người vợ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Thái Vượng (Ông thủ Lộ), Tạ Ngọc Thu (Tình người), Nguyễn Hữu Ái (Cái bừa);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Dân chủ ‘nhân vị’), Lã Vọng (Vịnh tổng Hăm), Huyền Thanh (Nô lộ mặt nô);

Chàng Văn (Trao đổi);

Đào Phương (Nghĩ về nghề: Báo chí và văn học);

‘Đọc sách’: Bùi Minh Quốc (‘Chuyện một người cha’, tập truyện Trúc Hà; ‘Mùa xuân’, tập truyện Hải Hồ);

Lưu Quang Thuận (Thăm nhà xuất bản Văn hóa);

Lưu Trọng Lư (‘Một chữ cũng không chữa’: xem vở ‘Quan Hán Khanh’);

Ivan Ustinov, L.X. (Taras Shevchenko, Nguyễn Hải Trừng dịch);

Thơ: Shevchenko (Ôi đồng ruộng xanh xanh, Thúy Toàn dịch qua tiếng Nga; Khi tôi chết hay Lời di chúc, Nguyễn Xuân Sanh dịch qua tiếng Pháp).

− Ngày 13: khai giảng lớp bồi dưỡng những người viết kịch trẻ do Vụ nghệ thuật Bộ văn hóa tổ chức, hạn học là 1 năm.(5)

− Ngày 17: báo Văn học số 138:

bút ký: Vũ Như (Theo những đường cống);

thơ: Vũ Minh (Chiền chiện; Hoa và ong mật), Phạm Công Cam (Tâm tình người trở lại), Trinh Đường (Hướng về lò cao), Xuân Miễn (Em ngửng đầu lên);

thơ văn đả kích: Nguyễn Đình (Một bài vè dự thi không nhận giải, gửi tổng Ngô…);

Chàng Văn (Trao đổi);

Vũ Tú Nam (Nghĩ về nghề: Tính chất dân tộc trong sáng tác);

‘Đọc sách’: Đào Xuân Quý (‘Ra khơi’, tập thơ Phạm Hổ), Phan Minh Thảo (Một tác phẩm mới của B. Polevoi: ‘Người với người là bạn’, Nxb. Lao động);

Lưu Quang Thuận (Thăm nhà xuất bản Kim Đồng);

Đồ Phồn (Trong công tác sưu tầm, chú giải, in lại các tác phẩm văn hóa cũ: cần có tinh thần trách nhiệm hơn nữa);

Phùng Bảo Khuê (Đình Thổ Hà kiến trúc dưới thế kỷ XVII);

(Nói chuyện với ba nhà văn Liên Xô: G. Nikolaeva, Paustovski, Schipachev, lược dịch ‘Lettres franҫaise’ ‘Oeuvres et opinions’);

thơ dân gian Lào (Hồ Đức Liêm sưu tầm và dịch).

− Ngày 24: báo Văn học số 139:

bút ký: Xuân Vũ (Xanh thắm Lam Sơn);

hồi ký: Hoàng Thị Nghiêm (Em Nách);

trích tiểu thuyết: Hoài An (Một chuyện tình);

thơ: Xuân Sách (Người và hoa; Mơ và thực), Thiết Sơn (Leo núi mở đường), Huy Phương (Khi ngày gọi sáng), Bùi Minh Quốc (Nói với một người sẽ gặp);

ca dao: Nguyễn Huy Kính, Huyền Tâm;

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (Đọc lại ‘Người chiến sĩ’, tập thơ Nguyễn Đình Thi), Hoàng Thượng Khanh (‘Những con đường đói khát’ của J. Amado, Nxb. Văn hóa);

Hà Minh Tuân (Thế nào cũng có lúc khá [so sánh tình hình xuất bản sách văn nghệ hai miền Nam-Bắc);

Kaiko Takesi (Tokyo mở mắt, Mai Thúc Luân trích dịch qua tiếng Nga).

− Ngày 31: báo Văn học số 140:

nghị luận: Nguyễn Chí Thanh (Cuộc sống hoàn toàn đổi mới);

bút ký Hoàng Tuấn Nhã (Tiếng hò vang trên sông Cầu);

Hoàng Trinh (Câu chuyện một người thợ mỏ [về Hungary]);

thơ Huyền Kiêu (Đập lúa đêm), Thúy Dương (Làm được lời bạn hẹn), Yến Lan (Cây giữa sân trường), Tố Uyên (Giao thừa),

ca dao Nguyễn Huy Kính;

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Tổng Diệm mở cuộc thi thơ),

‘Đọc sách’: Vũ Tú Nam (Nhân đọc ‘vụ lúa chiêm’, tiểu thuyết Đào Vũ), Phong Lê (Đọc ‘Cỏ non’, tập truyện ngắn Hồ Phương);

Sơn Nam (Nghệ thuật dân tộc trong thời đại đồng thau, nhân xem phòng ‘Trưng bày Thiệu Dương’ tại Bảo tàng lịch sử);

Patrice Lumumba (Bức thư cuối cùng);

truyện ngắn L. Stoianov, Bulgaria (Lòng thương xót của thần chiến tranh, Nguyễn Thành Long dịch),

− Trong tháng 3: Tạp chí Văn nghệ số 46:

Thơ: Nguyễn Xuân Thâm (Chim biển), Minh Khanh (Ngó theo anh), Trúc Hà (Khai hoang), Đặng Sinh (Tương lai), Trinh Đường (Anh mang em đi), Phù Thăng (Hoa vạn thọ);

kịch nói: Hoài Giao (Voòng Dìn, trích);

truyện ngắn: Kim Lân (Ông cả Luốn gốc me);

tiểu luận: Nông Quốc Chấn (Mười lăm năm phát triển nền văn nghệ dân tộc thiểu số ở miền núi, trích báo cáo tại Đại hội thành lập chi hội văn nghệ Việt Bắc),

Trọng Anh (Coi trọng chất lượng sáng tác biểu diễn trong ngành sân khấu), Nguyễn Văn Y (Mấy ý kiến về mỹ nghệ Việt Nam), Bùi Quang Nam (Tranh thờ), Vũ Ngọc Liễn (Bàn về con ngựa trên sân khấu tuồng);

‘Giới thiệu tác giả’: Mai Thúc Luân (Shevchenko, nhà thơ vĩ đại của nhân dân Ukraina);

Thơ: Taras Shevchenko (Khi đôi ta cùng gặp lại nhau, Nguyễn Viết Lãm dịch; Khi xưa tôi chớm mười ba, Huyền Kiêu dịch; Vườn anh đào, Đào Xuân Quý dịch);

Thời sự văn nghệ’: Hoa Thu (Văn nghệ được mùa trên núi rừng Việt Bắc), Kính Dân (Bước tiến mới của phong trào văn nghệ quần chúng trong công nhân), Lộng Chương (Đợt sáng tác biểu diễn mùa xuân 1961), Huyền Kiêu (Đầu mùa xuân xem ‘Quan Hán Khanh’);

‘Đọc sách’: Thanh Hương (‘Về quê mẹ’, thơ Vân Đài), Nguyệt Tú (‘Theo cánh chim câu’, thơ Anh Thơ), Hồng Vân (‘Má Năm Cần Thơ’, tập truyện), Mai Liên-Song Nguyện (‘Cỏ non’, tập truyện Hồ Phương), Bùi Minh Quốc (‘Trong làng’, tập truyện Nguyễn Kiên), Yên Vi (‘Lịch sử thủ đô Hà Nội’, biên khảo của Viện Sử học);

‘Ý kiến ngắn’: Chiến Kỳ (Rẻ nhưng cũng cần tiện và đẹp), Tường Khanh (Không nên để thành ‘truyền thống’ [tờ ‘đính chính’ ở các cuốn sách in]), Quản Thị Đào (Viết hoa), V.T.Then (Vẫn câu chuyện ‘từ đầu đến cuối một tác phẩm);

Nghệ thuật: I. Masa (Vai trò của họa sĩ trong cuộc sống hiện đại, Lê Thanh Đức dịch từ ‘Tvorchestvo’ N.10/1960);

‘Qua báo chí nước ngoài’: S. Ledochwski (Cái đẹp trong đời sống hàng ngày, Vũ Hữu Hoàng dịch), A. Stil, E. Triolet (Nhà văn và cuộc sống, trích phỏng vấn của ‘Nouvelle critique’  N.6/1960), V. Kardin (Khi người xa lại gần).

− Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/61:

truyện ngắn: Trúc Hà (Làng), Nguyễn Khải (Xung đột, tập V), Hải Hồ (Mười lăm phút), Nguyễn Văn (Một ngày nghỉ), Vi Dương Hồng (Tiếng Nga), Lê Đình Dư (Thằng cu Dũng);

thơ: Lưu Trùng Dương (Tôi làm thơ về súng), Nguyễn Trọng Oánh (Thăm bạn), Vũ Cao (Nhớ), Nguyễn Hồng Hoa (Gửi các chiến sĩ quân đội nhân dân), Nguyễn Kim Hùng (Ngoại ơi), Hoàng Tỵ (Em Dũng);

ca dao: Nguyễn Thị Điểm, Lưu Trang, Nguyễn Huy Kính, Võ Quang Tịnh, Việt Hải, Trần Đồng Chí;

thơ: Taras Shevchenko (Ngày ấy tôi mười ba tuổi, Mai Thúc Luân dịch);

truyện: M. Gorki (Một giáo sĩ của đạo đức, Trần Cư dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Nguyễn Kim (Viết về bộ đội huấn luyện: Có lít-tê-re không? [tính văn học’]); Vũ Tú Nam (Nghĩ về tính tư tưởng, nội dung giáo dục trong tác phẩm văn học); Xuân Thiêm (Bản sắc của một người lính làm thơ [về Xuân Miễn]);

K. Paustovski (Tia chớp, trích ‘Bông hồng vàng’, V.T.H. dịch); …

Tháng 4:

− Ngày 7: báo Văn học số 141:

trích tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng (Sống mãi với thủ đô);

thơ Nguyễn Hồ (Dòng máu quê hương), Ca Lê Hiến (Nhớ mưa quê), Võ Văn Trực (Giờ sử ký), Xuân Tửu (Thăm lại thành Vinh), Trần Nhật Lam (Tỏ tình);

ca dao Trần Quê;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Văn Hoa (Lòng người xã viên), Nguyễn Bản (Đốt muỗi), Đậu Kỷ Luật (Dàng A Pao);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Một vở tuồng bịp bợm), Đại Sơn Pháo (Kẻ cướp la làng), Nguyễn Đình (Ngài Ngô cách mạng);

Văn học (Mở mục ‘Dọn vườn’);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phạm Hổ (Đọc ‘Trong làng’, tập truyện ngắn Nguyễn Kiên);

Trần Vượng (Múa rối của chúng ta);

Phan Minh Thảo (Pushkin, nhà tiểu thuyết);

tình ca dân gian Lào (Ngân Bá Hồng sưu tầm và dịch);

thơ Agostinho Neto, Angola (Lời giã từ khi ra đi, Tế Hanh dịch);

các nhà vật lý L. Landau, Moise Markov, nhà thơ N. Gribachev (Ngày hội thơ ở Liên Xô, các ý kiến quanh vấn đề ‘mâu thuẫn giữa khoa học và thơ ca’… Nguyễn Văn Sĩ dịch).

− Đầu tháng 4: tập san Nghiên cứu văn học số 4/61:

Hoài Thanh (Đọc ‘Nhật ký trong tù’);

Hồng Chương (Góp ý kiến về ‘Mấy vấn đề nguyên lý văn học’ tập 2 của Nguyễn Lương Ngọc);

Trần Thanh Mại (Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương);

Cao Huy Đỉnh (Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagore);

Nguyễn Lân (Về nguyên tắc chính tả);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Ngôn ngữ văn học);

‘Đọc sách’: Văn Ba (‘Chuyện cũ viết lại’ của Lỗ Tấn, bản dịch Trương Chính, Nxb. Văn hóa), Thu Hoạch (‘Chiến bại’, tiểu thuyết Fadeev, bản dịch Hoàng Túy, Hoài Dương, Nxb. Văn hóa);

‘Trao đổi ý kiến’: Lê Phương Anh (Góp ý kiến nhận định về truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy);

‘Tư liệu tham khảo’: E. I. Vasilenko (Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về sáng tác thơ ca dân gian);

‘Sưu tầm’: Đinh Xuân Lâm (hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây).

 

 

 

− Ngày 14: báo Văn học số 142:

nghị luận Hồng Cương (Cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân và sự nghiệp văn nghệ của chúng ta hiện nay);

bút ký Nguyễn Thị Ngọc Tú (Người bạn cũ);

truyện ngắn Tùng Quân (Đôi mắt sáng);

thơ Khánh Hữu (Hãy tìm anh), Triều Ân (Quê ta anh biết chăng?), Hữu Phàn (Người y tá xã), Ái Nhi (Hãy vẽ cha);

ca dao Ngân Huyền;

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Thơ thách họa: Chơi với lửa; Ngồi trên núi lửa);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Thành Duy và Đức Hạnh (Đọc ‘Hỗn canh hỗn cư’, tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan), Việt Phương (Đọc ‘Ngôi nhà lớn’ của Mohamed Dib, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

Đình Quang (Những nỗi băn khoăn của người làm kịch nói); 

các tác giả L.X.: nhà phê bình L. Ozerov, nhà thơ E. Vinokurov (Ngày hội thơ, Nguyễn Văn Sĩ dịch, tiếp);

thơ P. Neruda, Chile (Người đi trốn, Đào Xuân Quý dịch);

− Ngày 21: báo Văn học số 143:

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Bạn già);

bút ký: Xuân Cang (Những người thua trận đáng yêu), Xuân Diệu (Tôi tưởng mình đã được thấy Lênin);

thơ: Tế Hanh (Trái đất xanh), Vũ Cận (Gửi Gagarin), Xuân Hoàng (Cất cánh cùng bay), Bàng Sĩ Nguyên (Tôi mơ giấc mơ êm dịu), Nguyễn Hải Trừng (Sao xanh), Thái Giang (Lửa sáng rừng, trích);

ca dao: L.T.;

‘Đọc sách’: Giang Tấn (Đọc ‘Cận vệ’, tập truyện, Nxb. QĐND), Song Nguyện (Đọc ‘Vẫn một con người’, tập truyện, Đỗ Đức Thuật), Tuyết Lê (Giới thiệu ‘Chiến bại’ của Fadeev);

Nguyễn Viêm (Mấy nét về nền ca nhạc của dân tộc Lào);

Thomas Busnan, Mỹ (Thư từ nước Mỹ, L .V. dịch);

V. Lasis, Gribachev, Volgin, L.X. (Tin kỳ diệu; Mặt đất và bầu trời, [viết riêng cho V.N. về sự kiện Gagarin bay vào vũ trụ])

− Ngày 28: báo Văn học số 144:

nghị luận Đỗ Nhuận (Chào mừng người anh hùng của trái đất);

bút ký Bùi Đức Ái (Vùng mỏ biên giới);

thơ Tế Hanh (Ba bài nhỏ về nông trường: Trâu sắt; Ngựa Mông Cổ; Đàn cừu), Xuân Nguyên (Chép tên anh), Khương Hữu Dụng (Niềm tự hào Xô-viết), Trần Cẩn (Đón nước), Bùi Minh Quốc (Thực và mộng);

ca dao Nguyễn Hữu Phách;

’Người mới-Cuộc sống mới’: Dương Đình Liên (Tiếng út), Huy Vũ (Bữa cơm chiều);

văn thơ đả kích: Bảo Xuyên (Thơ họa: Thêm lửa), Chính Nhân (Thơ họa: Ngu dại nào hơn), Phạm Công (Náo động Bạch cung);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Bàng Sĩ Nguyên (‘Nghe bước xuân về’ tập thơ Nguyễn Xuân Sanh), Trần Vượng (Bốn vở kịch Tchekhov đã in ở Hà Nội);

tiểu luận Xuân Diệu (Tagore và thơ Tagore);

Dũng Hiệp (Vai hề trong tuồng cổ).

− Trong tháng 4: Tạp chí Văn nghệ số 47:

thơ Ngô Văn Phú (Các anh về; Chở đá), Hoàng Minh Châu (Những ngày biển động), Định Hải (Mùa xuân đón người yêu), Thi Nhị (Tiếng hát), Quốc Khánh (Tiếng kèn môi trên đỉnh núi), Thế Mạc (Tiếng cồng vang mãi từ nay), Hoàng Tường (Sớm nay), Ngô Quân Miện (Nghe tiếng sáo anh);

truyện ngắn Nguyễn Kiên (Mùa Xuân), Vũ Thị Thường (Một đêm khó ngủ);

tiểu luận: Trần Bảng (Người nông dân trong vở chèo cổ ‘Từ Thức’), Hà Văn Cầu (Múa chèo);

phê bình: Lê Trọng Khánh (Vấn đề thể hiện cuộc sống trong tác phẩm ‘Hỗn canh hỗn cư’ của Nguyên Công Hoan); Vũ Tú Nam (Đọc ‘Ánh mắt’ tập truyện Bùi Hiển);

‘Thời sự văn nghệ’: (Thông báo về buổi họp Ban Thường vụ các nhà văn Á-Phi tại Colombo);

Trang Nghị (Tính chất tiêu cực trong thơ ca hợp pháp ở miền Nam);

Huy Thành (Xem phim ‘Vật kỷ niệm’);

Nguyễn Văn Y (Mỹ thuật công nghệ của nước CHDC Đức);

‘Đọc sách’: Nguyễn Tri Niên (‘Suối gang’, của Xuân Cang, Nxb. QĐND), Minh Dương (‘Chuyện một người cha’, tập truyện Trúc Hà), Trường Lưu (‘Ngọn lửa’, tập truyện Trần Nguyên), Vân Đông (hai cuốn sách của Nxb. Âm nhạc:‘Tìm hiểu âm nhạc’ của Hoàng Kiều; ‘Tìm hiểu ca nhạc dân gian Việt Nam’  của Phạm Phúc Minh);

truyện Tagore (Bài hát cuối cùng; Hoàng tử, Cao Huy Đỉnh-Nguyễn Tri Niên dịch);

truyện của A. Khi-nô, Nhật Bản (Vòng hoa, Hoàng Vân dịch từ tiếng Nga);

I. Brunak, chuyên gia L.X. tại trường múa VN (Sự ra đời của cái đẹp);

A. Salylski, L.X. (Sân khấu ở thời đại chúng ta, Thảo Nguyên dịch).

 

 

 

 

− Trong tháng 4: Văn nghệ quân đội số 4/61:

truyện ngắn Hải Hồ (Buổi sáng mới mẻ), Hoài Đức (Cái quần rách), Xuân Thiều (Bé An), Hải Vũ (Lầy), Trần Văn Quang (Trên sông Soài Rạp);

bút ký Trường Sinh (Trên cánh đồng Chum mùa xuân hoa nở);

thơ Thái Giang (Sáng kiến), Trọng Châu (Ghép cầu đêm trăng), Đoàn Hùng Thanh (Tiếng ru), Hằng Phương (Anh thương binh hỏng mắt), Huyền Kiêu (Trông cành), Hoàng Hưng (Xây nhà), Hoài Giao (Người sông Châu, trích truyện thơ);

ca dao Dương Huy, Nguyễn Huy Kính, Hà Bá Tân, Thùy Dương, Lưu Trang, Bùi Tiến Đạt, Vương Trí Nhàn;

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Nguyễn Hưng (Vài ý kiến nhỏ về viết về bộ đội huấn luyện), Nguyễn Ngọc Tấn (‘Chapaev’, cuốn tiểu thuyết gần gũi với chúng ta), Huỳnh (‘Ánh mắt’, tập truyện ngắn viết bằng những kỷ niệm chân thực), Chiến Kỳ (Lại bàn thêm về tư tưởng tính và nghệ thuật tính trong tác phẩm văn học);

trích tiểu thuyết Bê-rốt-kô (Diễn tập nhảy dù, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

thơ Khăm Muôn, Lào (Mùa xuân về trên sông Nậm U, Nhạn Lai Hồng dịch).

Tháng 5:

− Ngày 5: báo Văn học số 145:

trích tiểu thuyết: Hữu Mai (Cuộc chiến đấu chuyển mình);

thơ: Xuân Diệu (Tiếng ru con), Thế Bảo (Nếu là…), Hoàng Minh Châu (Con sẽ biết bay), Huyền Kiêu (Em còn trẻ lắm);

ca dao: Trần Lê Đệ;

văn thơ đả kích: Lê Ngọc Vượng (Họa: Chơi với lửa), Lã Vọng (Họa: Ngồi trên núi lửa), Phạm Công (Rút bằng cách nào);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Trần Nhật Lam (‘Thơm hương bốn mùa’, tập thơ Nguyễn Trọng Oánh), Lưu Quang Thuận (‘Tiếng hát mùa xuân’, tập ca dao chọn lọc. Nxb. Phổ thông);

I. A-gi-đa, LX. (vở nhạc kịch ‘Epgeny Onegin’ ở Việt Nam);

truyện ngắn Tagore (Gửi của, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

Gu-ran-nik, L.X. (K. Marx với văn học, Nguyễn Hải Trừng dịch);

thơ Nezval (Lời từ biệt và chiếc khăn tay, Tế Hanh dịch);

Ian Otcenasek (Tổ chức nhận thức của con người, Lưu Quỳnh dịch);

Tuyên ngôn của kỳ họp bất thường Ban thường vụ các nhà văn Á-Phi tại Tokyo, 27 – 30/3/1961;

 

− Đầu tháng 5: tập san Nghiên cứu văn học số 5/61:

Nam Mộc (Nguyễn Tuân và ‘Sông Đà’);

Lê Anh Trà (Đọc ‘Phê bình và tiểu luận’của Hoài Thanh);

Triêu Dương (Đặt lại vấn đề văn học dân gian nửa đầu thế kỷ XIX);

Mạc Phi (Giá trị truyện thơ ‘Xống chụ son sao’);

S. Iosifesco (Văn học Rumania);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Loại thể văn học);

‘Đọc sách’: Nguyễn Hải Hà (‘Chapaev’ của Furmanov, bản dịch Phạm Mạnh Hùng, Võ Minh Phú), Vị Hoàng (‘Ngôi nhà lớn’, của Mohammed Dib);

‘Trao đổi ý kiến’: Đỗ Hữu Tấn (Nên khai thác và đánh giá truyện Mỵ Châu –Trọng Thủy như thế nào?);

‘Tài liệu tham khảo’: Vasilenko (Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về sáng tác thơ ca dân gian, K. Thế dịch, tiếp, hết);

‘Sưu tầm’: Đào Văn Tiến (‘Chú cuội’, truyện dân gian Mường).

− Ngày 12: báo Văn học số 146:

phát biểu của đoàn nhà văn VN tại hội nghị ở Tokyo (Nhà văn của nhân dân chiến đấu vì dân tộc, vì nhân dân);

bút ký: Xuân Hồng (Đêm sửa lò);

truyện ngắn Triệu Thành (Cánh tay người công nhân);

thơ Nắng Hồng (Gặt lúa), Huy Cận (Hoa anh đào Nhật Bản), Đào Xuân Quý (Lên Việt Bắc), Băng Sơn (Tiếng nước Hưng Yên);

ca dao Bút Ngữ;

văn thơ đả kích: Phấn Đấu, Nguyễn Nhã, Trần Minh Thái, Huyền Thanh (Họa: Chơi với lửa), Trực Ngôn, Vũ Địch, Trần Đình Ngôn, Đoàn Bảo Trọng (Họa: Ngồi trên núi lửa);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Tô Hoài (‘Quê hương’, tập truyện ngắn Vũ Tú Nam), Phan Minh Thảo (Đọc ‘Chuyện phiêu lưu của Hấc Phin’ của Mark Twaine, Xuân Oanh dịch);

Vũ Lân (Xem vở kịch Liên Xô ‘Platon Kreset’);

Igor Vasiliev (Giải thưởng Lênin 1961, N.T.L. dịch);

− Ngày 17: tại câu lạc bộ quốc tế Hà Nội, buổi tối, lễ kỷ niệm 100 năm sinh thi hào Ấn Độ Ravindranath Tagore; phó thủ tướng Phan Kế Toại, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ và nhiều quan chức ngoại giao nước ngoài tới dự; nhà thơ-thứ trưởng Bộ văn hóa VN Huy Cận đọc bài nghiên cứu thân thế sự nghiệp R. Tagore; sau đó các nghệ sĩ VN ngâm thơ Tagore, sau cùng là chiếu phim về cuộc đời Tagore. (6)

− Ngày 19: báo Văn học số 147:

bút ký Trịnh Mai Diêm (Thơ Hồ chủ tịch ở Liên Xô), Hoài An (‘Ông cụ’ ở Pắc Bó), Hà Minh Tuân (Hoa hồng);

truyện ngắn Mai Ngữ (Những chiếc nôi);

thơ Khương Hữu Dụng (Đã nghe đất chuyển), Xuân Diệu (Ước chi), Thanh Hương (Nhớ Bác ngày chiến khu), Hoàng Tố Nguyên (Dưới mái trường lô-cốt), Thế Mạc (Nhớ Bác);

ca dao Nguyễn Hải Trừng, Trần Lê Đệ;

văn thơ đả kích: Phạm Công (Lại hà hơi nữa), Trần Đình Ngôn (Tổng Kên tự thán), Nguyễn Bùi Vợi-Hoàng Minh Tâm (Thò đuôi bịp bợm);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Mai Liên (‘Chân trời’, tập thơ Nguyễn Viết Lãm);

Mai Thúc Luân (Về việc dịch tác phẩm văn học);

thơ J. Becher, CHDC Đức (Lá cờ, Tế Hanh dịch); J.Becher (Nói về sáng tác, Lưu Quỳnh dịch);

Tổ truyện báo VH (Ý kiến bạn đọc về ‘Một chuyện tình’);

− Ngày 26: báo Văn học số 148:

Hội Nhà Văn VN (Tuyên bố về việc đế quốc Mỹ mở rộng can thiệp vào miền Nam VN);

nghị luận: Tô Hoài (Các anh hãy viết nhiều sách hay cho chúng em);

truyện: Võ Quảng (Cái thăng), Vũ Ngọc Bình (Lời tuyên thệ);

thơ: Xuân Sách (Thả thuyền), Phạm Hổ (Thả diều), Lê Như Lâm (Cháu làm tay cho chú);

‘Chuyện thiếu nhi miền Nam’: Nguyễn Đình (Tiếng hát chăn trâu; Bước theo ảnh Bác);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Mai Thế Chính (Qua lớp học), Khánh Ái (Nắm cơm);

ca dao: Quốc Vy, Lê Đình;

‘Đọc sách’: Bùi Minh Quốc (Đọc ‘Lên đường’, tập thơ Vĩnh Mai), Phấn Đấu (Mấy ý kiến về ‘Chuyện lớn, chuyện nhỏ’, của Thợ Rèn); Nguyễn Đức Toàn (Cảm tưởng về tập bài hát ‘Lời ca thống nhất’);

thơ Tagore (Nhà văn, Cao Huy Đỉnh dịch);

K.Fedin, LX. (Vậy thì tính hiện đại là gì? Hoài Lam dịch);

S. Marshak, LX. (Nghĩ về nghề).

− Ngày 29, kết thúc lớp chỉnh huấn do hai cơ quan Hội nhà văn VN và Viện văn học tổ chức chung (từ giữa tháng 4/1961) cho trên 100 nhà văn và cán bộ nghiên cứu; nội dung lớp chỉnh huấn này là nghiên cứu bài của bí thư TƯ Đảng LĐVN Lê Duẩn Bồi dưỡng và xây dựng tư tưởng mới để đẩy mạnh cách mang XHCN ở miền Bắc, và nghị quyết của ĐH3 ĐLĐVN, nghe bài nói của Nguyễn Đình Thi về vận dụng bốn quan điểm vào công tác văn học; sau đó các thành viên dự lớp nêu ưu khuyết điểm của phong trào văn học và của bản thân trong 3 năm qua. Cùng với việc nghiên cứu tài liệu, thảo luận, các thành viên dự lớp còn được dự các cuộc tiếp xúc thực tế công nông nghiệp ở Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, được Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu và một số cán bộ đảng ở trung ương và địa phương thăm và nói chuyện. Tại buổi họp kết thúc, sau phần tổng kết của tổng thư ký Hội nhà văn VN Nguyễn Đình Thi là các phát biểu của nhà văn trẻ Nam Bộ Bùi Đức Ái, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Đức Phúc, hai nhà văn lâu năm Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, nhà thơ kiêm nhà phê bình Chế Lan Viên.(7) 

− Cuối tháng 5: công bố kết quả cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ: giải Nhất: Lửa sáng rừng  của Thái Giang; giải Nhì: Nhớ mưa quê hương của Ca Lê Hiến; Quê hương của Giang Nam; Mẹ, Hoa sim, Trại hè, Núi, Áo mới của Nguyễn Thanh Toàn; Quê ta anh biết chăng? của Triều Ân; giải Ba: Qua cầu sông Đuống,  Tặng anh công nhân xây dựng  của Ngô Quân Miện; Xây nhà máy của Nguyễn Bính; Hoa vạn thọ của Phù Thăng; Gửi quê hương trung du của Xuân Hồng; giải Khuyến khích: Tiếng hát người thợ nề của Bùi Minh Quốc; Em bé với dòng sông của Cảnh Trà; Con tôi của Hải Yến; Chùa Hương của Hữu Tấn; Sau ngày cưới của Khánh Hữu; Các anh về của Ngô Văn Phú; Đồng bằng của Nguyễn Anh Đào; Mời mẹ lên đồi cao của Phạm Hải Trường; Trưa vàng suối biếc của Quang Huy; Mẹ tôi của Thế Mạc; Dòng thợ ngõa của Trương Đức Chính; Chim về của Xuân Sách.(8)  

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn nghệ số 48:

Ban giám khảo (Kết quả cuộc thi thơ);

‘Những bài thơ được giải’: Lửa sáng rừng (Thái Giang), Nhớ mưa quê hương (Ca Lê Hiến), Quê hương (Giang Nam), Mẹ, Hoa sim, Trại hè, Núi, Áo mới (Nguyễn Thanh Toàn), Quê ta anh biết chăng? (Triều Ân), Tặng anh công nhân xây dựng, Qua cầu sông Đuống (Ngô Quân Miện), Xây nhà máy (Nguyễn Bính), Gửi quê hương trung du (Xuân Hồng);

tiểu luận Xuân Diệu (Những bài thơ trong giải thưởng), Chế Lan Viên (Những ý nghĩ của một người làm thơ về nền thơ Việt Nam);

trường ca dân tộc Mường (Hùy Nga – Hai Mối, Mai Văn Trí sưu tầm và dịch);

‘Các nhà thơ nói về thơ’: Tố Hữu (Thơ là tiếng nói đồng ý đồng tình, tiếng nói đồng chí), Nguyễn Đình Thi (Mở rộng cửa cho cuộc sống mới vào thơ, cho thơ vào cuộc sống), Lưu Trọng Lư (Một vài cảm nghĩ về thơ), Huy Cận (Ý nghĩ về thơ), Tú Mỡ (Lướt qua dòng thơ ca trào phúng hiện nay);

‘Các nhà thơ nước ngoài viết cho chúng ta’: V. Inber, Quách Mạt Nhược, Điền Gian, L. Aragon, V. Broniewski;

‘Chùm thơ nước ngoài’: E. Evtushenko (Những người bị mất mát, Tế Hanh dịch), Nguyễn Chương Cạnh (Bến đò Hoàng Hà, Hoàng Trung Thông dịch), V. Broniewski (Đám tôi, Nguyễn Viết Lãm dịch), E. Jebeleanu (Tiếng kêu của người mẹ, Nguyễn Viết Lãm dịch), Mi-ka-ia, Mozambique (Sangana, Hồ Lý dịch), L. Hughes, Mỹ (Một mảnh đất chúng tôi, Đào Xuân Quý dịch), M. Các-tơ, Guyane (Cái chết của một người nô lệ, Đào Xuân Quý dịch);

‘Đọc sách’: Tế Hanh (‘Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960’);

Hồng Minh (R. Tagore và cô gái sông Hằng);

Nguyễn Tuân (Thời và thơ Tú Xương);

Thẩm Nhân Khang, Hoàng Bội Ngọc, T.Q. (Cấu tứ trong thơ trữ tình, Vũ Ngọc Quỳnh dịch).

− Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/61:

trích tiểu thuyết: Hữu Mai (A 1);

bút ký: Văn Phác (Việt Nam – Điện Biên Phủ);

truyện ngắn: Nguyễn Trọng Oánh (Buổi tập cuối cùng), Bình Ca (Chim biển);

hồi ký: Lê Thuận (Tiếng hát dân gian);

thơ: Phạm Hải Trường (Bác vẫn ở nhà), Phạm Phú Thang (Bác Hồ với cây vú sữa), Vạn Thọ (Khi nghe nhật lệnh), Phạm Thành (Tiếng kẻng trại tôi), Lữ Huy Nguyên (Gửi anh phi công quân đội miền Nam), Hải Hồ (Chuyện nàng tiên Va-len-ti-na), Xuân Thiều (Những người khai hoang);

ca dao: Nguyễn Huy Kính, Trần Biên, Lương Minh Lang, Bùi Kim, Nguyễn Trọng Châu, Việt Hải, Phan sĩ Đản;

độc tấu: Vạn Thọ (Cấp dưới cấp trên);

thơ một chiến sĩ hồng quân tìm thấy tại trại tù Sachsenhausen (Con sẽ trở về, Thúy Toàn dịch);

truyện I-van-lê (Ngày bay, Nguyễn Hải Sa dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Hồ Nhị Quang (Thử bàn về vận dụng bốn quan điểm vào công tác văn nghệ quân đội [1/ quan điểm làm chủ; 2/ quan điểm sản xuất; 3/ quan điểm cần kiệm xây dựng CNXH; 4/ quan điểm tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH]); Đào Hồng Cẩm (Viết về bộ đội huấn luyện: Đặt vấn đề như thế đã đúng chưa?); Nguyễn Hưng (Nhân đọc ‘Thơm hương bốn mùa’, tập thơ Nguyễn Trọng Oánh); VNQĐ (Mấy ý kiến về cuộc thi văn năm 1961 của tạp chí ‘Văn nghệ quân đội’).

 

 

 

 

Tháng 6:

− Ngày 2: báo Văn học số 149:

thơ Xuân Diệu (Bàn tay ta), Vương Linh (Mục Nam Quan), Minh Huệ (Tuyên thệ), Vĩnh Mai (Dòng nước mắt);

ca dao Hằng Phương, Trần Lê Đệ;

truyện ngắn Bùi Minh Quốc (Phi Lao Út của bé Ly), Võ Quảng (Cái thăng, tiếp);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Còn quên hai khoản nữa), Nguyễn Đình (Trò khỉ), Phạm Khánh Toàn (Hú hồn);

Chàng Văn (Trao đổi);

kinh nghiệm viết văn: Ju. Bondarev (Không khí, bố cục và ngôn ngữ, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (Đọc ‘Rừng trắng hoa ban’, tập thơ Cầm Giang), Huỳnh Lý (Đọc mấy truyện Kim Đồng nhân ngày kỷ niệm Đội thiếu niên tiền phong);

Phấn Đấu (‘Lửa trung tuyến’, bước tiến bộ mới của nền điện ảnh Việt Nam);

mẩu chuyện: Oét-scốp, Đức (Hai đứa bé ở Rafaelsbruck, Đỗ Ngoạn dịch).

− Đầu tháng 6: tập san Nghiên cứu văn học số 6/61:

Thành Duy (‘Mùa lạc’, một thành công mới của Nguyễn Khải);

Ngọc Cầu (Đọc ‘Văn học trích giảng lớp 10 phổ thông’);

Nguyễn Huệ Chi (Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát);

Hoàng Trinh (Bi kịch ‘Prométhée bị xiềng’, một tác phẩm lớn của Aishylos);

Hoàng Tuệ (Mấy điều suy nghĩ trong sự liên hệ với Việt ngữ);

Trương Chính (Bàn thêm về cuộc tranh luận chung quanh ‘Truyện Kiều’ khoảng năm 1924);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Truyện và tiểu thuyết);

‘Đọc sách’: Phong Lê (‘Một câu chuyện ở Irkut’, kịch Arbuzov, Nxb. Văn học); Hoàng Tuấn Phổ (‘Eugiénie Grandet’ của Balzac, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Sưu tầm’: Đinh Văn Thành (‘Chàng Gẫy-cưa’ truyện cổ Chiêm Thành).

− Ngày 8: BCH Hội Liên hiệp VHNTVN ra nghị quyết triệu tập Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, vào cuối năm 1961 hoặc đầu năm 1962; ban trù bị gồm: Đặng Thai Mai, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Cao Luyện, Thế Lữ, Nguyễn Văn Bổng, Bảo Định Giang, Mai Lộc, Hoàng Châu, Trần Văn Cẩn, Nông Quốc Chấn, Hoài Thanh, Võ Hồng Cương, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phu. (9)

 

 

− Ngày 9: báo Văn học số 150:

bút ký: Lê Dung (Chuyện Nà Áng);

truyện ngắn: Hoài Lam (Điếu thuốc lá ‘Song Hỉ’);

thơ: Đăng Khoa (Khôn), Xuân Thiều (Thăm nhà tù Sơn La), Nguyễn Nhã (Mưa rào), Quang Huy (Nhớ em), Văn Kiên (Khi con tu hú…);

ca dao: Đỗ Danh Lềnh;

văn thơ đả kích: Xích Điểu (Lãng mạn), Huyền Thanh (Món hàng tù binh);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phan Quang (Một vài ý nghĩ về bút ký nhân đọc ‘Thành phố Lênin’ của Tô Hoài), Lưu Quang Thuận (Đọc ‘Những mũi tên nhọn’, thơ trào phúng Nguyễn Đình);

Minh Trị (Vài ý nghĩ về phần âm nhạc trong những bộ phim truyện của chúng ta);

N. Khruschev (Tiến tới những thành tựu mới về văn học nghệ thuật, Lưu Quỳnh dịch).

− Ngày 16: báo Văn học số 151:  

Đặng Thai Mai (Tiến tới Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba);

Hoài Thanh, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan…(‘Chúng tôi lớn tiếng tố cáo cùng các bạn việc đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào miền Nam Việt Nam…);

truyện ngắn: Vũ Thư Hiên (Đường số 4);

bút ký: Vũ Trường Sơn (Phá chỉ tiêu);

thơ: Hồng Hạc (Đường lên khu công nghiệp), Trọng Khu (Một ngày nắng hạn), Vân Long (Quê chung), Nguyễn Thị Xuyến, học sinh miền Nam (Tôi nhớ lại), Hoàng Chiều (Ngựa gỗ);

ca dao: Ngô Vi Khoa, Đào Thản;

‘Đọc sách’: V. Lê (‘Hồ Chí Minh tuyển tập’, một tác phẩm lớn), Bàng Sĩ Nguyên (Lối sống Mỹ trong ‘Cái xích’, tập truyện phim, Nxb. Văn học).

− Ngày 21: Hội nghị BCH Hội nhà văn VN; Võ Hồng Cương thay mặt Ban trù bị ĐHVNTQ lần 3 báo cáo về ý nghĩa mục đích và công tác chuẩn bị cho ĐH; tổng thư ký Hội nhà văn Nguyễn Đình Thi báo cáo công việc đã làm trong 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng tới; Nguyễn Công Hoan báo cáo công việc trao đổi văn hóa với nước ngoài, Tú Mỡ báo cáo kết quả kiểm tra tài chính cơ quan Hội, ngân sách 1960-61 và việc xây dựng nhà sáng tác; Hoàng Trung Thông đề nghị BCH giải quyết một số vấn đề về hội viên. BCH hoan nghênh kết quả đợt chỉnh huấn mùa xuân vừa qua, quyết định tổ chức một đợt đi thực tế ngắn hạn và dài hạn cho một số nhà văn, củng cố các cơ quan thuộc Hội (báo Văn học, Nhà xuất bản Văn học,…), xúc tiến đào tạo các cây bút trẻ xuất thân công nông.(10)

 

− Ngày 23: báo Văn học số 152:

Tế Hanh (‘Nhà văn phải lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, phát biểu tại Đại hội 5 các nhà văn CHDC Đức);

thơ Thi Hữu (Tôi suốt đêm không ngủ), Võ Huy Cát (Chiếc nôi), Quốc Tấn (Sau ngày kết nghĩa), Hải Tô (Tổ chim), Nguyễn Quân (Ông lão xã viên), Hằng Phương (Hòa bình mãi mãi);

truyện ngắn Thanh Hương (Vợ chồng chị Quấn);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đặng Hải (Cô ta), Văn Đức (Cái trổ);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Nhân vật mới, con đường cũ), Trần Đình Ngôn (Thối như chó chết), Lã Vọng (Tổng Ngô và sĩ tử);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Từ Lang (‘Chặng đường mới của văn học chúng ta’, tập tiểu luận Hoàng Trung Thông), Tuyết Lê (Giới thiệu ‘Đội Cận vệ thanh niên’ của Fadeev, bản dịch Bùi Hiển, Nguyễn Văn Sĩ, Nxb. Thanh niên);

Lưu Quang Thuận (Xem vở nhạc kịch ‘Evgeni Onegin’).

− Cuối tháng 6: công bố kết quả cuộc thi bút ký của báo Văn học: giải Nhất: Theo những đường cống (của Vũ Như); Những người thua trận đáng yêu (của Xuân Cang); giải Nhì: Dấu khuyên đỏ (của Nguyễn Gia Nùng); Tiếng hò vang trên sông Cầu (của Hoàng Tuấn Nhã); Những cô gái đổ bê-tông (của Lê Minh); giải Ba: Đêm đông trên Bái Tử Long (của Võ Huy Tâm); Xanh thắm Lam Sơn (của Xuân Vũ); Chiến dịch thóc (của Hoài An); giải Khuyến khích: Nhật ký của người lái máy kéo (của Phạm Tường Hạnh); Người bạn cũ (của Nguyễn Thị Ngọc Tú); Những người chủ mỏ (của Nguyễn Thanh Vân); Đêm sửa lò (của Xuân Hồng; Qua lớp học (của Mai Thế Chính); Lòng người xã viên (của Văn Hoa).(11)

− Ngày 30: báo Văn học số 153:

nghị luận Đặng Thai Mai (Văn học Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản 40 năm qua), Hồng Cương (Cần triệu tập Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3);

thơ Cẩm Lai (Những cặp mắt), Việt Dung (Đôi bờ), Nguyễn Bùi Vợi (Sông quê), Hoàng Tỵ (Gánh lúa chiêm), Hồng Ân (Trong thư viện);

ca dao Trần Lê Đệ;

truyện ngắn Trần Kim Thành (Hai thúng thóc nếp);

bút ký Ngô Ngọc Bội (Mùa thu hoạch), Vũ Ngọc Phan (Vài nét về đất nước Trung Hoa vĩ đại);

thơ văn đả kích: Trần Đình Ngôn (Văn tế nhà Ngô);

‘Đọc sách’: Lê Sơn Hinh (Lỗ Tấn và tác phẩm ‘Gào thét’);

Fedossiuk (Nhân 25 năm ngày mất M. Gorki: Nhà văn ấy đã ở đây, Lưu Quỳnh dịch);

thơ Trung Quốc, Hoàng Trung Thông dịch: Lý Chí Minh (Vượt Tuyết Sơn), Nguyễn Chương Cạnh (Gió cát), Văn Nhất Đa (Bài ca giặt áo).    

− Trong tháng 6: Tạp chí Văn nghệ số 49:

Hội LHVHNTVN (Tuyên ngôn về âm mưu của Mỹ tăng cường can thiệp vào miền Nam Việt Nam);

truyện ngắn Chu Văn (Hoa đào năm ngoái), Phạm Hổ (Hai cha con người thợ đúc);

những bài thơ được giải khuyến khích cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ: Bùi Minh Quốc (Bài ca người thợ nề), Cảnh Trà (Em bé với dòng sông), Hải Yến (Con tôi), Hữu Tấn (Chù Hương), Khánh Hữu (Sau ngày cưới), Nguyễn Anh Đào (Núi), Phạm Hải Trường (Mời mẹ lên đồi cao), Quang Huy (Trưa vàng suối biếc), Thế Mạc (Mẹ tôi), Trương Đức Chính (Dòng thợ ngõa), Xuân Sách (Chim về);

tiểu luận: Nguyễn Đỗ Cung (Khái quát nền nghệ thuật cổ của nhân dân Việt Nam, Trường Ca dịch từ bản tiếng Pháp);

Thanh Nha (Âm nhạc trong sân khấu cải lương hiện đại);

‘Thời sự văn nghệ’: Huyền Kiêu (Thái độ sống và làm việc của con người Xô-viết trong vở kịch ‘Platon Kreset’), Lưu Hữu Phước (Suy nghĩ chung quanh vở nhạc kịch ‘Evgeny Onegin’), Lê Thiều (Một bước tiến mới của điện ảnh qua phim ‘Lửa trung tuyến’);

‘Đọc sách’: Minh Huệ (‘Nghe bước xuân về’, tập thơ Nguyễn Xuân Sanh), H. Chi (‘Quê hương’, tập truyện ngắn Vũ Tú Nam), Hồ Phương (‘Mùa xuân’, tập truyện Hải Hồ);

Ý kiến ngắn’: Vũ Ngọc Bình (Cần quan tâm hơn nữa đến việc phê bình sách xuất bản cho thiếu nhi); truyện ngắn Villis Lasic, Latvia LX. (Cô bé chơi tem, Lê Cẩm Thạch dịch);

Các văn kiện hội nghị các nhà văn Á-Phi ở Tokyo, 30/3/1961: phát biểu của các trưởng đoàn Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Liên Xô, Trung Quốc, Algérie, diễn văn bế mạc của Tatsuro Isikawa.   

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội số 6/61:

truyện ngắn: Hoàng Thị Tuyết Nhung (Lời hứa của chú bộ đội), Lương Ngọc Bái (Trên trận tuyến mới), Nguyễn Ngọc Tấn (Đường về), Hải Vũ (Đường vào chiếm lĩnh trận địa), Hải Hồ (Bông hoa bé nhỏ), Nguyễn Trọng Oánh (Cô Nền), Bình Ca (Noọng Phơi);

thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Chiến thắng Him Lam), Nguyễn Huy Kính (Em Sáo), Phan Sĩ Đản (Mưa), Thái Giang (Lượm thép), Nguyễn Gia Tặng (Tiếng chim chích chòe), Xuân Thiêm (Gối; Chờ thư);

ca dao: Trần Đồng Chí, Trần Hữu Tòng, Trung Dũng, Phan Sĩ Đản, Đỗ Vân Anh, Trần Dương, Trần Xuyến;

độc tấu: Đỗ Tỉnh (Công trường tôi);

nhật ký: A-sơ Pác-tô A-đa, Cuba (Chiến dịch Ki-sa);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: (Chất lượng sáng tác văn học của quân đội ta hiện nay và vấn đề nâng cao chất lượng sáng tác, trích dự thảo báo cáo soạn cho hội nghị sáng tác toàn quân 1961); Văn Phác (Nhất định phải có những sáng tác và tiết mục hay về bộ đội); Nguyễn Văn Biên (Chung quanh vấn đề nâng cao chất lượng); Nhị Ca (Đọc ‘Mùa xuân’, tập truyện ngắn Hải Hồ); Nhất Hiên (Mấy suy nghĩ về bộ phim ‘Lửa trung tuyến’).

Tháng 7:

− Ngày 1: buổi tối, tại câu lạc bộ Hội nhà văn VN, lễ trao giải thưởng cuộc thi bút ký, phóng sự do báo Văn học tổ chức; Bùi Hiển thay mặt Ban chấm giải nêu nhận xét các tác phẩm được giải; Tú Mỡ, Tô Hoài thay mặt Ban thường vụ Hội nhà văn, Vũ Tú Nam thay mặt tòa soạn trao giải cho các tác giả; Xuân Cang thay mặt những người được giải nói lời cảm ơn và hứa cầm chắc tay bút ghi chép cuộc sống mới. (12) 

− Đầu tháng 7: tập san Nghiên cứu văn học số 7/61, số đặc biệt nhân dịp Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc:

Đặng Thai Mai (Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc);

Hà Kỳ Phương, T.Q. (Tư tưởng Mao Trạch Đông, kim chỉ nam của phong trào văn nghệ cách mạng Trung Quốc);

Nguyễn Vũ (Lỗ Tấn, người chiến sĩ tiền phong đã đấu tranh không mệt mỏi để xây dựng văn học vô sản Trung Quốc);

Văn Ba (Cù Thu Bạch, nhà lý luận văn nghệ xuất sắc của Đảng cộng sản Trung Quốc);

Lê Xuân Vũ (Triệu Thụ Lý, nhà nghệ thuật nhân dân);

Lưu Quý Kỳ (Ba lần đọc ‘Tây du’);

‘Sưu tầm’: Bảo Định Giang (Một số bài thơ của Nguyễn Thông).

− Ngày 7: báo Văn học số 154:

nghị luận: Minh Huệ (Cái mới của thơ ca quần chúng ở Nghệ An), Bùi Hiển (Mấy ý nghĩ nhân cuộc thi bút ký, phóng sự);

thơ Hồ Thiện Tâm (Quê tôi), Phú Hương (Bên đường ray), Dương Thị Xuân Quý (Vào Nam đón cha), Lương An (Nông trường Rạng Đông);

ca dao Trần Lê Đệ, Võ Huy Cát;

truyện ngắn Huy Phương (Một người thi đua lặng lẽ);

văn thơ đả kích: Vũ Mộng Bảng (Vạch tội Mỹ - Ken), Phạm Công (Từ câu chuyện ‘bảo hộ’ đến ‘lật đổ’);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phấn Đấu (Đọc ‘Bia miệng’, thơ đả kích của Phú Sơn); Cẩm Thạnh (“Như đôi đũa ngọc’, tập truyện về hôn nhân gia đình, Nxb. Phụ nữ);

Nghệ thuật: Lê Hồng, Nguyễn Thịnh (Giới thiệu chùa Vắt Hồng, Mộc Châu; chùa Thầy, Sơn Tây);

bút ký Natsadorj, Mông Cổ (Đứa con của thế giới cũ, Nguyễn Thành Long dịch).

− Ngày 14: báo Văn học số 155:

thơ Giang Nam (Mẹ ơi! cách mạng về rồi!), Phạm Hổ (Họ đã chết), Tế Hanh (Trông gì?), Nguyễn Thị Xuyến (Nhớ lắm), Văn Giáng (Chúng tôi đi);

ca dao Nguyễn Sĩ Bỉnh, Võ Huy Cát;

văn thơ đả kích: Phạm Công (Tâm tư nô bộc), Trần Đình Ngôn (Cay!);

Chàng Văn (Trao đổi);

tiểu luận Chế Lan Viên (Thơ của tuổi thơ);

Lưu Quỳnh (‘Văn chương’ chống dân hại nước của Mỹ-Diệm ở miền Nam);

thư Nguyễn Công Hoan (Tạm biệt anh em! gửi các đồng chí Ba Lan);

Trang Nghị (Xã hội miền Nam qua ‘Giáo sư Hoàng’ của Bửu Tiến);

truyện ngắn K. Lapin, LX. (A-li-on-ca, Nguyễn Đức Giảng dịch);

Viên Ưng, T.Q. (Gắn bó keo sơn, Trần Quân dịch).

− Ngày 15: Hội văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập; Ban chấp hành lâm thời: Chủ tịch: Trần Hữu Trang (nhà soạn kịch, nguyên cố vấn Hội nghệ sĩ ái hữu); Phó chú tịch: Vân Tùng (nhà thơ, nhà văn, nguyên Trưởng phân hội văn nghệ Đồng Tháp hồi kháng chiến); Tổng thư ký: Lý Văn Sâm (nhà văn); Ủy viên: Phan Thế (nhà soạn nhạc), Thanh Hải (nhà thơ).(13)

− Ngày 21: báo Văn học số 156:

thơ Xuân Diệu (Ngày Việt Nam 20/7/1961), Hằng Phương (Hạt cát Cửa Tùng), Vân Đài (Con về đất mẹ), Nguyễn Hải Trừng (Ba con sông), Trinh Đường (Nghe tin miền Nam), Vương Linh (Con ơi thôi hãy ngủ);

bút ký Cẩm Thạnh (Những bàn tay);

Phạm Hổ (Vài mẩu chuyện giới tuyến);

 Dũng Hiệp (Chuyện thơ ông tú Ca);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Chuyện cũ chuyện mới);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Trần Tuấn Lộ (Đọc ‘Miền Nam bất khuất’ của Nhuận Vũ, Nxb. QĐND); Bùi Hiển (Gorki và cuốn ‘Người mẹ’);

Mỹ thuật: Vương Như Chiêm (Xem triển lãm của đồng chí A.P. Kuznetsov);

thơ Cuba: F. Jamis (Không đề, Nguyễn Viết Lãm phỏng dịch), N. Guillen (Trở về, Nguyễn Viết Lãm phỏng dịch), Severo Sarduy (Yêu thương, H.M.C. dịch);

thơ Hà Kỳ Phương, T.Q. (Sông Hiền Lương, Hoàng Trung Thông dịch);

truyện ngắn William Porter, Mỹ (Viên cảnh sát và bài thánh ca, Hà Đổng dịch).

− Ngày 28: báo Văn học số 157:

Đặng Thai Mai (Thư ngỏ cùng các nhà văn tiến bộ nước Mỹ);

kịch nói Nguyễn Văn Niêm (Tiếng hát);

thơ Vũ Đình Liên (Gửi các em học sinh Ghi-nê), Hằng Phương (Hạt gạo miền Nam), Tấn Hoài (Những chiếc hài hoa), Bút Ngữ (Đi khai hoang);

ca dao Bội Thu, Duy Phi;

phóng sự: Đỗ Quang Tiến (Một cuộc ‘chiến tranh du kích’ [vụ máy bay C.47 độc nhập miền Bắc bị bắn hạ]);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Im lặng là thượng sách), Tú Mỡ (Vuốt râu hùm, sờ dái ngựa), Đồ Phồn (Thơ thách họa: ‘Ới tổng Ken ơi, Tổng Diệm ơi…’), Huyền Thanh, Phấn Đấu (Họa thơ Đồ Phồn);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (‘Mừng đất nước’, tập thơ Lưu Quang Thuận), Mạc Hà (Đọc ‘Niềm vui’, tập truyện Bàng Sĩ Nguyên, Nxb. Thanh niên);

Nguyễn Viết Thành (Vài kỷ niệm của chiến sĩ Điện Biên với nhà văn Nguyễn Huy Tưởng);

Hoàng Châu (Ngành múa đã làm gì và còn phải làm gì nữa?);

N. Zhegalov (Người anh hùng thời đại chúng ta, H.P. dịch);

A. Tolstoi, LX. (Nói về công việc sáng tác, L.Q. dịch).  

− Trong tháng 7: Tạp chí Văn nghệ số 50:

BCH Hội LHVHNTVN (Nghị quyết triệu tập Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba);

Đặng Thai Mai (Nhiệm vụ và phương châm văn nghệ trong thời kỳ cách mạng mới);

TCVN. (‘Tạp chí Văn nghệ’ loại mới 50 số…);

trích kịch nói: Nguyễn Văn Bổng (Dân cụ Hồ);

trích tuồng: Đào Tấn (Hộ sanh đàn, Nguyễn Nho Tú sưu tầm, Mịch Quang dịch);

thơ: Xuân Diệu (Hỡi mình), Trinh Đường (Được thư nhà), Lưu Trùng Dương (Biển là quê hương), Trúc Cương (Cô gái Vân Kiều), Hoàng Tỵ (Đơn giản);

tiểu luận: Bảo Định Giang (Văn thơ chống đế quốc và tay sai chia cắt đất nước ở thời kỳ cận đại); Lê Đình Kỵ (Một phong cách thơ: ‘Ánh sáng và phù sa’);

‘Thời sự văn nghệ’: Hoàng Chương (Dân ca kịch bài chòi LK5, một nghệ thuật dân tộc đang phát triển);

Văn Giáo (Phát huy hơn nữa tác dụng của biếm họa);

Nguyễn Viết Lãm (Văn nghệ nhân vị duy linh, một nền văn nghệ mật thám của Mỹ);

Đào Vũ (Xem phim ‘Nhiếp Nhĩ’);

‘Đọc sách’: Minh Huệ (‘Ra khơi’, tập thơ Phạm Hổ), Lưu Quang Thuận (‘Chân trời’, tập thơ Nguyễn Viết Lãm), Mai Quốc Liên (‘Trăng sáng’, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn);

truyện A. Seghers, CHDC Đức (Hết kiếp, Vũ Tuấn Sán dịch qua tiếng Pháp);

thơ Eli Iohannidu-Beloyannis, Hy Lạp (Hai bài ca với chữ ‘nếu’, Huyền Kiêu dịch; Một đêm cuối hè cay đắng, Đào Xuân Quý dịch qua bản tiếng Pháp của Charles Dobsinski),…

− Trong tháng 7: Văn nghệ quân đội số 7/61:

truyện ngắn Nguyễn Duy Thinh (Trận địa im lặng), Nguyễn Khải (Anh đội phó và người thợ mộc), Vũ Hồng Quang (Cửa gió), Nguyễn Ngọc Tấn (Một cuộc tranh luận), Xuân Thiều (Ánh lửa);

thơ Đào Xuân Quý (Ta ở lại), Lê Văn Ngân (Cây đào), Lê Văn (Tôi vẫn thấy), Trần Công Tùng (Một đôi mũ sắt), Mai Phương (Tình yêu người thợ mỏ), Phạm Ngọc Cảnh (Thao trường);

ca dao Nguyễn Huy Kính, Lưu Trang, Linh Kha, Lê Thị Thanh Mai, Vũ Hồng Quang, Trần Biên, Hà Pha, Hồ Khải Đại;

thơ Nicolas Guillen, Cuba (Dòng máu quý báu);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: BCH Hội LHVHNTVN (Nghị quyết triệu tập Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba); Đặng Thai Mai (Nhiệm vụ và phương châm văn nghệ trong thời kỳ cách mạng mới); trích dự thảo báo cáo tại hội nghị sáng tác toàn quân (Viết về người bộ đội trong hòa bình); Nhị Ca (Đọc ‘Trận địa mới’, tiểu thuyết Phù Thăng, Nxb. QĐND); Ba Vân (Đọc ‘Rừng trắng hoa ban’, tập thơ Cầm Giang); Vân Hào (Vấn đề sáng tác nhiều tiết mục hay về bộ đội),…

Tháng 8:

− Ngày 4: báo Văn học số 158:

Trần Hữu Trang (Thư của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam gửi toàn thể văn nghệ sĩ Á-Phi vào dịp 20/7);

bài ca Tây Nguyên (Thương lắm ơ nhớ nhiều, Ngọc Anh dịch);

thơ Minh Huệ (Lòng tin và bạo lực), Vân Long (Học bài), Phan Trác Hiệu (Những nấm mồ không mất), Hoàng Tố Nguyên (Đồng Đăng), Minh Khanh (Gửi má);

ca dao Diệp Phi;

bút ký Vũ Thị Thường (Trên cánh đồng Nỏ Bạn);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Khi cá đã mắc câu), Nghĩa Giang (Văn tế sống Ngô Đình Diệm), Tú Mỡ, Phú Sơn, Đại Sơn Pháo, Đoàn Hân (Họa thơ Đồ Phồn);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Bùi Minh Quốc (‘Đôi vai’, tập truyện Xuân Thiều), Phan Minh Thảo (‘Hãy nhớ lấy’, tập bút ký của 4 nhà văn Ba Lan, Nxb. Văn học);

Xuân Oanh (Về việc dịch cuốn ‘Chuyện phiêu lưu của Hấc-phin’ [đáp lại ý kiến trên Văn học s. 146]);  

Bùi Thanh Ba (Văn nghệ nhân dân Trung Quốc: thời đại mới, dân ca mới);

K. Paustovski, LX. (Mấy lời tâm sự, ĐQT. dịch)

− Đầu tháng 8: tập san Nghiên cứu văn học số 8/61:

Hoài Thanh (Một ít bài thơ vượt tuyến của Giang Nam);

Đặng Thai Mai (Một vài nét về văn học Việt Nam đầu thế kỷ này);

Vũ Ngọc Khánh (Câu chuyện đấu tranh chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề ‘Truyện Kiều’);

Hoàng Tuấn Phổ-Nguyễn Đức Vân-Doãn Kế Thiện (Góp ý kiến hiệu đính nguyên tác ‘Truyện Kiều’);

Đỗ Đức Hiểu (Henri Barbusse và quyển tiểu thuyết ‘Khói lửa’);

Nguyễn Tri Niên-Nguyễn Phan Cảnh (Sơ lược về tình hình phát âm phân biệt D và Gi hiện nay);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Các thể ký);

‘Đọc sách’: Bùi Thanh Ba (‘Chuyện làng nho’, tiểu thuyết Ngô Kính Tử, T.Q., bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Tư liệu tham khảo’: V. Ivanov (Cần có tính nguyên tắc và tính khách quan trong công tác phê bình văn học).

− Ngày 11: báo Văn học số 159:

Trần Hữu Trang (Thư gửi giới văn nghệ Sài Gòn);

thơ Duyên Hải (Cuối mùa chiêm), Tô Xuân Lựu (Xuống chợ), Vân Đài (Giới nghiêm), Thanh Hào (Gió nam);

ca dao Hoàng Ý, Thái Thị Huyền Căn;

phóng sự: Đại Đồng (Người ba nhất);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

văn thơ đả kích: Phạm Công (‘Quy luật’ Hoa Kỳ), Trần Đình Ngôn (Đi tong; Hỏi), Hồng Ta (Đáng kiếp côn đồ), Đoàn Hân, Lã Vọng, Nghĩa Giang, Vũ Địch (Họa thơ Đồ Phồn);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phan Minh Thảo (‘Trên đất Lào’, tập bút ký, phóng sự của Nguyên Ngọc, Thái Duy, Nguyễn Khắc, Lê Khâm, Nxb. Văn học), Lê Đình Tỵ (‘Không giới tuyến’, tập thơ đấu tranh thống nhất);

Trần Văn Lắm (Đã đến lúc tượng điêu khắc ‘xuống đường’ phục vụ quần chúng đông đảo);

M.Gorki (Một bức thư gửi Ivanov, L.Q. dịch);

− Ngày 18: báo Văn học số 160:

thơ Hồ Chí Minh (Hang Pắc bó  I, II);

Nguyễn Phương Danh (Thư gửi các nghệ sĩ trong Hội văn nghệ giải phóng miền Nam VN);

‘Hoan hô kỳ công của anh hùng phi công vũ trụ LX. G. Titov’: Tú Mỡ (Bắt quàng làm họ), Đại Thủy (Xuất phát mau), Cầm Giang (Giữa giếng sâu lò gió), Vân Đài (Chào anh, người Xô-viết), Lê Bảo (Tôi muốn gọi tên anh), Ph. Đình Côn (Gửi Titov), L. Nikulin (Điển hình nhất của những năm 60), L. Oshanin (Phải ca ngợi những con người như thế trong các bài thơ bài hát);

thơ Dương Quỹ (Bước chân người Mèo), Đỗ Kim Hảo (Tiếng thông ấy tiếng cuộc đời đang reo), Giang Duy (Bên suối), Lê Văn (Bài ca làm đường Tây Bắc);

ca dao Huyền Tâm, Nguyễn Huy Kính;

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hoàng Tỵ (Thị Kính quê tôi), Văn Hoa (Bà cụ làng Ri), Hữu Ái (Theo một chuyến hàng đi rẻo cao, vùng giữa);

văn thơ đả kích: Lê Kim, Vũ Mộng Bảng, Đồ Gàn, Đồ Lộng (Họa thơ về vụ C. 47);

‘Đọc sách’: Vũ Tú Nam (‘Rẻo cao’, tập truyện ngắn Nguyên Ngọc), Huy Phương (‘Hoàng hôn’ của Hàn Tuyết Dã, Triều Tiên, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

Nguyễn Ngọc Bạch (Một số ý kiến về sân khấu cải lương);

thơ N. Hikmet (Nhân danh vũ trụ, Phạm Huy Thông dịch);

P.M.Th. (Cuộc đời và tác phẩm của thi hào Triều Tiên Pak In-rô);

Sổ tay văn nghệ (Cách làm việc của Th. Mann, Hoài Lam dịch).

− Ngày 25: báo Văn học số 161:

truyện ngắn Mạc Tấn (Lần gỡ);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

thơ Đào Nguyễn (Gỗ của chúng ta), Ái Nhi (Cây bàng của em), Hải Như (Mẹ con), Thanh Hải, từ miền Nam gửi ra (Lòng mế miền thượng), Phạm Hổ (Ca ngợi);

ca dao Vũ Chấn Nam;

văn thơ đả kích: Đoàn Hân (Phú vạch mặt đế quốc Mỹ), Trọng Đậu, Đoàn Bảo Trọng, Nguyễn Hoàng, Phạm Lang (Họa thơ về vụ C.47);

‘Đọc sách’: Trần Nhật Lam (‘Mùi hoa bưởi’, tập thơ Trần Cẩn), Thao Ảnh (Đọc tập ‘Truyện ngắn Rumania’ của Nxb. Văn hóa);

Xuân Bình (Nghệ thuật chèo cổ và cuộc sống hiện tại);

‘Sưu tầm’: Nguyễn Hữu Tiệp (Hai bài thơ chửi Hoàng Cao Khải của Phan Điện);

 Tế Hanh (Thư gửi một nhà văn Đức);

Vấn đề văn học nghệ thuật trong bản dự thảo Cương lĩnh ĐCSLX; Các nhà văn Xô-viết đối với bản dự thảo Cương lĩnh: V. Kochetov, K. Fedin;

thơ Rumania, Nguyễn Xuân Sanh dịch: Radu Boureanu (Người Việt đã hy sinh), Dimitru Corbea (Như rễ cây, như cành non, ngọn cỏ), Maria Banus (Làm mẹ);

Sổ tay văn nghệ (Cách làm việc của Th. Mann, Hoài Lam dịch, tiếp);

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn nghệ số 51:

kịch nói Nguyễn Đình Thi (Con nai đen, trích);

truyện ngắn Hồ Thức (Cắp vợ);

thơ Huy Cận (Tiêng hát trên cảng), Băng Sơn (19 tháng Tám), Vân Long (Bản danh sách học viên), Lê Thị Thanh Mai (Gánh lá), Vân Quang (Đường rừng);

tiểu luận Xuân Diệu (Quy luật cuộc sống và quy luật tác phẩm, trong thơ), Nguyễn Xuân Khoát (Nhìn chung một số đặc điểm của âm nhạc dân gian Việt Nam), Nguyễn Tư Hoành (Trần Đăng và đóng góp của anh đối với văn học kháng chiến);

Tô Hoài (Bước đi của một người làm thơ, nhân đọc ‘Đường chúng ta đi’, thơ Hoàng Trung Thông);

‘Tài liệu’: (Vấn đề đề tài, Phạm Sinh dịch báo ‘Văn nghệ T.Q.’ tháng 3/61);

‘Thời sự văn nghệ’: (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam VN đã thành lập), Nông Quốc Chấn (Mấy ý nghĩ về thơ miền núi), Dương Hướng Minh (Một vài ý kiến về phòng triển lãm của họa sĩ A.P. Kuznetsov, LX.), Nguyễn Văn Y (Gốm VN trong đời sống hàng ngày và trong kiến trúc), Nguyễn Huy Hồng (Nghệ thuật múa rối của chúng ta gần đây);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (‘Lên đường’, tập thơ Vĩnh Mai), Định Hải (‘Đôi vai’, tập truyện ngắn Xuân Thiều), Trần Hải (‘Lòng tin’, tập truyện ngắn Vân An);

truyện ngắn Kwaja Ahmad Abbas, Ấn Độ (Chiếc ô),…

− Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội số 8/61:

tiểu luận Nguyên Ngọc (Suy nghĩ nhân một  đại hội);

truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Gốc sắn), Vũ Thư Hiên (Đêm mùa xuân), Nguyễn Trọng Oánh (Chuyến xe ngày chủ nhật), Đặng Trần Hải (Người tù binh); Nguyễn Khải (Nhật ký chiến sĩ);

kịch vui (Báo động, sáng tác tập thể);

thơ Xuân Thiều (Giản dị một màu xanh), Quang Thọ (Đá cũng nảy mầm tươi), Lương Sĩ Cầm (Những đường dây), Nguyễn Hải Trừng (Về thăm quê Bác), Hoàng Tú (Tôi là chiến sĩ hải quân);

ca dao: Đặng Văn Long, Trần Biên, Hà Pha, Lưu Trang, Trần Đức Các, Bùi Thế Căn, Trịng Huy Sứ, Nguyễn Ngọc Chụ, Trần Đồng Chí, Lý Biên Cương;

truyện V. Zhelezniev, LX. (Thiếu tá Sê-gô-lê-ép, Nguyễn Hải Sa dịch);

thơ Trần Sơn, TQ. (Đời đời nhớ mãi các anh, Nhị Ca dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: A. Makarov, LX. (Nền văn học trẻ), Phan Lương (Một vài nhận xét về cuốn ‘Vài ngày’ của A. Bek, bản dịch, Nxb. QĐND), Mai Ngữ (Đọc ‘Voòng Dìn’ của Hoài Giao), Bùi Công Danh-Khắc Tuế (Làm thế nào để có những sáng tác và tiết mục hay về bộ đội),…

Tháng 9:

− Ngày 1: báo Văn học số 162:

bút ký Lưu Quý Kỳ (Ngày 2/9), Lê Minh (Gửi công trường gang thép);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

thơ Hoàng Minh Châu (Tôi yêu những bàn tay), Ca Lê Hiến (Tiếng gà gáy), Yến Lan (Bẻ liễu), Xuân Sách (Ra pháp trường), Bùi Công Bính (Mẹ quý mẹ yêu), Nông Viết Toại (Con tôi không phải nhớn trong nôi);

ca dao dự thi: Ngô Văn Phú (Mây và bông; Chán cái ông này), Trần Lê Đệ (Khéo đón khéo đưa), Phạm Xuân (Hỏi anh), Quốc Thụy (Còn quá con chó);

văn thơ đả kích: Phú Xuân (Một quái thai văn nghệ ở miền Nam), Nguyễn (Gân gà và chiếc ô), Tú Mỡ (Long vương tha, quan tòa bắt);

tiểu luận Xuân Diệu (Đọc ‘Ánh sáng và phù sa’, tập thơ Chế Lan Viên);

VH (Tạp chí ‘Châu Âu’ Europe’ ra số đặc biệt về văn học VN);

Đ.Q.T. (Phim ‘Vợ chồng A Phủ’).

− Đầu tháng 9: tập san Nghiên cứu văn học số 9/61:

Hà Minh Đức (Đọc ‘Ánh sáng và phù sa’);

Nguyễn Nghiệp-Trương Quang Kiển (Thử tìm hiểu ý thức chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương);

Phan Kế Hoành (Thử tìm hiểu các khuynh hướng kịch nói Việt Nam trong giai đoạn sơ kỳ phát triển, từ khi ra đời đến 1931);

Hồ Tuấn Niêm (Văn học hiện đại Việt Nam bắt đầu từ bao giờ);

René Dépestre (Văn học châu Mỹ la-tinh);

Phan Nhân (Mấy ý kiến về vấn đề khai thác truyện dân gian và cải biên truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy);

Nam Trân (Về những ý kiến góp vào bản dịch tập thơ ‘Ngục trung nhật ký’ của Hồ Chủ tịch);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Trữ tình);

‘Đọc sách’: Hồ Ngọc (‘Gào thét’, tập truyện Lỗ Tấn, bản dịch Trương Chính);

‘Sưu tầm’: Nguyễn Đức Vân-Vương Đình Kính (Mấy bài thơ sáng tác trong phong trào xô viết Nghệ Tĩnh).

− Ngày 8: báo Văn học số 163:

Tuyên ngôn của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam VN, 20/7/1961;

Đỗ Nhuận (Suy nghĩ về đại hội văn nghệ sắp tới);

thơ Hồ Chiểu (Tôi muốn), Phan Đăng Chất (Tiễn con đi đại học), Hải Tô (Học trưa), Vũ Nam (Anh giáo miền Tây);

ca dao dự thi: Phạm Xuân (Nụ cười thắng lợi), Ngô Văn Phú (Hiến kế), Lê Thị Thanh Mai (Tập), Nguyễn Ngọc Trụ (Chồng tôi ai sáng cho bằng, sưu tầm), Xuân Tình (Ba ông);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

văn thơ đả kích: Phú Xuân (Ngô Đình Diệm, Hitler và Adenauer), Đào Hanh (Mặt gian đã lòi), Nghi Am (Chính sách của Diệm), Huỳnh Dao (Gẫm nghe ông nói cũng hay);

Chàng Văn (Trao đổi);

tiểu luận: Chế Lan Viên (Có phải trong ca dao đang ‘có vấn đề’?);

 truyện ngắn Krum Grigorov, Bulgaria (Đi thăm con, Quang Khải dịch);

thơ trữ tình Bulgaria: K. Botev (Trong quán rượu, Vũ Tú Nam dịch), E. Bagriana (Bài hát của tôi), M. Grubeshlieva (Tổ quốc), I.Radoev (Người Bulgaria, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

sổ tay văn nghệ (Bút pháp của nhà văn Hemingway, Lưu Quỳnh dịch);

T.H.T. (Thảo luận về thơ sơn thủy ở Trung Quốc).

− Ngày 15: báo Văn học số 164:

‘Tiến tới ĐHVN’: Vũ Ngọc Phan (Để tiến tới có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành văn học nghệ thuật), Văn Ký (Một số ý nghĩ về nâng cao chất lượng bài hát);

truyện ngắn Đặng Mạnh Thường (Cảm thông), Khánh Cao (Con gà choai);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

thơ Tế Hanh (Thư viết cho con từ nước Đức; Bên bờ sông Danube), Lương Hữu (Xóm đò), Xuân Diệu (Mưa);

ca dao dự thi: Khiếu Quang Bảo (Nhất làng chồng tôi), Lê Như Sâm (Thôn tôi), Nguyễn Hiền (Chồng can), Nguyễn Huy Kính (Làng mới), Bút Ngữ (Đầu năm… cuối năm);

văn thơ đả kích: Phú Xuân (Chế độ kiểm duyệt của bọn Diệm), Huyền Thanh (Lại đến co vòi), Tú Mỡ (Hỏi ông Ấn với ông Ca);

Chàng Văn (Trao đổi);

tiểu luận: Chế Lan Viên (Có phải trong ca dao đang ‘có vấn đề’?, tiếp);

Mikhalkov (Châm biếm là công cụ giáo dục cộng sản chủ nghĩa);

− Ngày 22: báo Văn học số 165:

tiểu luận: Bảo Định Giang-Trường Lưu (Những con người chiến thắng);

‘Trang trung thu’: Vũ Trọng Thanh (Con rắn), Đỗ Quang (Hai chị em), Tuấn Liên (Con bò của tôi);

thơ Hằng Phương (Con thỏ ngọc), Trinh Đường (Thăm một nhà trẻ ở nông trường Điện Biên), Xuân Hoàng (Trăng nông trường), Nguyễn Hải Trừng (Trăng thu hai miền);

ca dao dự thi: Nguyên Hoàng (Làm cỏ), Đỗ Thơ Anh (Diệm), Nguyễn Chí Cao (Đắp đê), Dương Huy (Mưa);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

văn thơ đả kích: Nguyễn Chánh (Ngô khỉ độc), Phú Xuân (Chế độ Mỹ-Diệm với học sinh ở miền Nam hiện nay);

‘Đọc sách’: Nguyễn Tất Thứ (‘Hát phường vải’ của Ninh Viết Giao), Vũ Ngọc Bình (‘Cái thăng’, truyện của Võ Quảng, Nxb. Kim Đồng), Nguyễn Viết Bình (‘Một chuyến đưa thư’, truyện của Hải Hồ);

Tô Hoài (Con đường phát triển của phong trào sáng tác cho thiếu nhi);

Sơn Nam (Qua hội diễn tỉnh Hà Đông: Văn nghệ quần chúng đang lớn mạnh); Mikhalkov (Châm biếm là công cụ giáo dục cộng sản chủ nghĩa, Phan Đăng Tài trích dịch, tiếp, hết).

− Ngày 29: báo Văn học số 166:

‘Tiến tới ĐHVN’: Tú Mỡ (Suy nghĩ về văn thơ trào phúng), Lê Vĩnh Tuy (Ngành múa rối tiến bước trên đường phục vụ đối tượng thiếu nhi);

thơ Vũ Ngọc Phác (Chúng em nuôi trâu), Nắng Hồng (Vạn lý trường thành), Nguyễn Trọng Oánh (Qua biên giới), Hoàng Tỵ (Du kích tí hon);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đỗ Thắng (Cô Minh), Nguyễn Viết Thành (Chiếc máy thu thanh), Phùng Văn Ong (Đêm Nô-en);

ca dao dự thi: Trần Hữu (Bảy khỏe), Phạm Thị Mậu (Con lợn lang), Phạm Đình Huệ (Giong buồm gọi gió), Phạm Lê Văn (Vẫn họp dai), Nguyễn Thị Như Mai (Gái Đại Phong);

văn thơ đả kích: Nguyễn Chánh (Bản án của tổng Ngô), Tú Mỡ (Men-đê-rét bị treo cổ), La Vân (Triển …lỡm đồng tiến);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phan Quang (‘Bên kia Cửa Tùng’, tập thơ văn Trị Thiên, Nxb. Thanh niên), Vương Đức (‘Giữ trọn lời thề’, tập thơ ca miền Nam gửi ra, Nxb. Phổ thông),

Lưu Quỳnh (Bí quyết của Balzac: hiểu biết đời sống, tưởng tượng và lao động);

Vũ Lân (Xem phim ‘Vợ chồng A Phủ’);

thơ của tướng Trần Nghị, TQ. (Đánh du kích ở miền nam Giang Tây);

Chu Dương, TQ. (Di sản văn hóa Trung Quốc với chủ nghĩa xã hội, N.V.S. dịch qua bản tiếng Pháp)

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn nghệ số 52:

truyện Xuân Cang (Nhật ký lên cao, trích), Hải Hồ (Em bé và những người cha);

tiểu luận: Nguyễn Công Hoan (Sống và viết), Tô Hoài (Truyện của chúng ta), Vũ Tú Nam (Ý nghĩ nhỏ…), Nguyễn Thế Phương (Những băn khoăn trong sáng tác);

 Như Phong (Vài điều ghi nhận được trên một số tác phẩm văn học gần đây); Kim Lân (Nguyễn Huy Tưởng và sự làm việc của anh);

‘Đọc sách’: Phạm Hổ (‘Rẻo cao’, tập truyện ngắn Nguyên Ngọc), Minh Huệ (‘Vụ lúa chiêm’, tiểu thuyết Đào Vũ);

Vũ Tuấn Sán (Anna Seghers, một nhà văn lớn hiện đại của nước Đức);

truyện ngắn V. Korolenko (Lửa đêm, Đoàn Văn Chức dịch);

M.A. Stel’makh (Máu người không phải nước lã, trích tiểu thuyết, Phạm Mạnh Hùng-Võ Minh Phú dịch);

H. Sienkiewicz (Người gác đèn pha, Hữu Chí dịch qua Pháp văn);

M. Kuznetsov (Một số ý kiến về vấn đề tiểu thuyết hiện đại).

− Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội số 9/61:

truyện ngắn Quang Hân (Cò Được), Thi Hoài (Người học trò lớn tuổi), Xuân Sách (Một thắng lợi không vẻ vang), Dũng Hà (Trung thành);

thơ Hoàng Tỵ (Giữa đường), Xuân Thiêm (Lời hẹn và bài ca), Thái Giang (Hòa bình), Nguyễn Trọng Oánh (Chim nhỏ biên phòng), Mai Phương (Đôi bạn), Thế Mạc (Không quên);

ca dao: Phạm Công Đương, Trần Hữu Nam, Lê Đình Bảo, Nguyễn Văn Hòa, Linh Kha, Kim Nhã, Lưu Trang, Hoài Giang, Tất Thắng;

độc tấu: Nguyễn Tiến Mùi (Một người lính tâm sự);

truyện ngắn Ê-ra-sôv (Người giới thiệu, Nguyễn Thị Xuân Phương dịch), Ju. Naguibin (Thư gửi mẹ, Nguyễn Thúc Đại dịch qua Pháp văn);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Nhị Ca, thư viện QĐ, Trần Khắc, Hà Nội (Trả lời cuộc phỏng vấn của VNQĐ; Đức Kính (Đọc ‘Một người chân chính’ của B. Polevoi, Bản dịch, Nxb. Thanh niên); Phan Lương (Đọc ‘Sống mãi với thủ đô’ của Nguyễn Huy Tưởng); Thanh Hoàng (‘Vợ chồng A Phủ’)…   

 

 

 

Tháng 10:

− Ngày 6: báo Văn học số 167:

‘Tiến tới ĐHVN’: Vương Như Chiêm (Triển lãm của 56 họa sĩ trẻ), Chiêm Thanh Sử (Nói chuyện về kịch nói);

thơ Đinh Kỳ Thanh (Nhớ quê hương), Ngô Linh Ngọc (Hà Nội ngày vui giải phóng), Mã Thế Vinh (Vẽ bản đồ quê tôi), L.T.H., miền Nam (Mưa), Tế Hanh (Xuân đến sông En-bơ);

ca dao dự thi: Hoàng Ngọc Cừ (sưu tầm);

mẩu chuyện: Quốc Phong (Cô giáo Đức của tôi);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

‘Đọc sách’: Quản Thị Đào (‘Lòng tin’, tập truyện ngắn Vân An, Nxb. Văn học), Triêu Dương (‘Truyện dân gian Nga’, Nxb. Văn hóa);

thơ David Diop (Sự hấp hối của những gông xiềng, Hoàng Quốc Cang dịch);

Anna Seghers (Bàn về chiều sâu và chiều rộng trong văn học);

Leonhard Frank (Cách viết tiểu thuyết, L.Q. dịch).

− Đầu tháng 10: tập san Nghiên cứu văn học số 10/61:

Nam Mộc (Văn học, nhà văn và đời sống xã hội);

Vũ Đức Phúc (Cái chung và cái riêng của tập thơ ‘Riêng chung’);

Trần Thanh Mại (Nguyễn Thông và tình thương nhớ quê hương);

Tảo Trang (Góp thêm một số tài liệu về Nguyễn Khuyến);

Trang Nghị (Thơ ca cách mạng miền Nam);

René Dépestre (Văn học châu Mỹ la-tinh, tiếp, hết);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Kịch);

‘Đọc sách’: Việt Hùng (‘Một người chân chính’ của B. Polevoi, bản dịch, Nxb. Thanh niên); Hoàng Quyết (‘A Sún-Phàng Kim’, chuyện cổ tích dân tộc Nùng).

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn nghệ số 53:

kịch Bế Dôn (Tiếng khèn người Mông);

truyện ngắn Vũ Tú Nam (Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công);

truyện thơ Trần Hữu Thung (Gió nam, trích);

thơ Tế Hanh (Một bài thơ về Goethe);

tiểu luận Nguyễn Xiển (Khoa học và nghệ thuật), Mai Thúc Luân (Thử bàn về tính chất dân tộc trong văn nghệ);

Xuân Tửu (Chúng tôi đọc anh Hoài Thanh);

kỷ niệm các nhà văn hóa thế giới: Phạm Văn Chừng (Franz List); Vũ Minh (Pak In Ro, nhà thơ Triều Tiên);

‘Đọc sách’: Nguyên Ngọc (‘Thành phố Lênin’, tập bút ký Tô Hoài), Đào Xuân Quý (‘Rừng trắng hoa ban’, tập thơ Cầm Giang);  

trích tiểu thuyết Liễu Thanh, TQ. (Sáng nghiệp sử, Ngô Văn Tuyển dịch);

tiểu luận I.M. Belarussev (Vài ý kiến về nghệ thuật âm nhạc dân tộc, Lương Hồng dịch)

− Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/61:

truyện ngắn Hồ Phương (Trong mù);

bút ký Nhất Hiên (Trên một đồn giặc cũ);

Nguyễn Khải (Nhật ký chiến sĩ, II);

Lương Sĩ Cầm (Niềm tin, chuyện kể);

kịch Đồng Văn Thuyết (Cái bàn);

thơ Ngô Quân Miện (Trên đồi Bố Củng), Lê Văn Ngân (Vôi), Mai Liêm (Biển lạnh), Phạm Thành (Đêm bệnh viện), Nguyễn Trọng Oánh (Câu chuyện cây đào), Tế Hanh (Đồng chí lái xe);

ca dao: Nguyễn Duy Âu, Nguyễn Văn Bệ, Lê Văn Trung, Đặng Thị Nữ, Nguyễn Văn Quyên, Cao Xuân Quế, Hoàng Liên, Lý Biên Cương, Lưu Trang;

thơ Christo Botev, Bulgaria (Tranh đấu, Vũ Tú Nam dịch);

truyện ngắn Phó Trạch, TQ. (Sao Bắc cực, Trần Luân Kim dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: trích báo cáo của TCCT tại hội nghị văn hóa toàn quân (Phương hướng đẩy mạnh công tác văn nghệ); Dương Minh Đẩu (Trả lời phỏng vấn của VNQĐ); Nguyễn Khải (Một vài ý nghĩ về nghề nghiệp khi đọc ‘Rẻo cao’); Nguyễn Kim (Xem kịch ‘Người con gái địch hậu’, kịch của Đào Hồng Cẩm, đoàn kịch nói QĐ).

− Ngày 13: báo Văn học số 168:

‘Tiến tới ĐHVN’: Việt Y (Vài đặc điểm về gốm VN);

thơ Bế Dôn (Tìm nhà), Vũ Nam (Kỷ niệm), Nguyễn Trí Việt (Nhớ cát);

ca dao dự thi: Vũ Dương Quỹ (Em theo anh về), Giang Quân (Đêm nay), Nguyễn Văn Thơi (Chăn tằm), Nguyễn Dần (Vỡ hoang);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

văn thơ đả kích: Phú Xuân (Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến), La Vân (Thẻ ngà), Lã Vọng (Có thế thôi), Đại Sơn Pháo (Chết no), N. (Đống mối và mồ ma);

‘Đọc sách’: Vũ Tú Nam (Lối kể chuyện của Bùi Đức Ái, nhân đọc tập truyện ‘Biển xa’), Phấn Đấu (Đọc tập thơ đả kích ‘Lột mặt nạ’);

Văn Ba (Về mấy nhân vật thanh niên trí thức trong tác phẩm của Lỗ Tấn);

truyện ngắn I. Vazov, Bulgaria (Một người đàn bà Bulgaria, Nguyễn Phú Cường dịch từ tiếng Bulgaria);

M. Lukonin (Cuộc sống đi vào thơ ca, thơ ca đi vào cuộc sống);

Gulia (Nhiệm vụ thiêng liêng nhất của văn học là không bao giờ xa thực tế một bước, L.Q. dịch);

Lão Xá (Phải chọn chữ và sửa đi sửa lại câu văn).

 

− Ngày 16: buổi nghiên cứu dự thảo Cương lĩnh Đại hội 22 ĐCSLX do Hội LHVHNTVN tổ chức; Đặng Thai Mai khai mạc, Lưu Quý Kỳ trình bày nội dung dự thaeo Cương lĩnh; các vaWn nghệ sĩ tham dự thông qua bức thư gửi văn nghệ sĩ LX bày tỏ tin tưởng của nhân dân và văn nghệ sĩ VN  vào ĐH.(14)

− Ngày 20: báo Văn học số 169:

thư văn nghệ sĩ VN (gửi văn nghệ sĩ LX. nhân dịp nghiên cứu dự thảo cương lĩnh ĐH 22 ĐCSLX);

Tô Hoài (Chung vui sướng và vinh dự phấn đấu với các đồng chí);

Nguyễn Đình Thi (Một điều kiện: bảo vệ và củng cố hòa bình, trả lời báo ‘Moscow New’), Bùi Hiển (Thư Buchares);

‘Tiến tới ĐHVN’: Xuân Cang (Mấy cảm nghĩ về sáng tác sau hai năm sống ở công trường), Đào Trọng Từ (Dàn nhạc giao hưởng trẻ tuổi của chúng ta), Lư Nhất Vũ (Mấy ý nghĩ về việc phát triển dân ca Nam Bộ);

thơ Nguyễn Xuân Sanh (Một trang nhật ký), Vương Linh (Gửi quê mẹ), Huy Cận (Bài hát của tám chàng thợ mộc);

ca dao dự thi: Huy Đảm (Nhắn ông tự tư tự lợi), Trịnh Văn Cẩn (Diệt châu chấu), Lê Sĩ Quế (Nhận ra nhau), Dương Văn Thâm (Khôn chi), Nam Hương (Nhắn ông nuôi ruồi), Văn Thế (Cô thợ hàn);

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Lâu (Tình yêu);

trích tiểu thuyết Nguyên Hồng (Sóng gầm, tiếp);

Văn thơ đả kích: Phú Xuân (Kỷ niệm), Phú Sơn (Miễn là đủ số, kể gì sư!);

‘Sưu tầm’: Bảo Định Giang (Ăn trộm trâu cung khai; Ba bức bộ hoành ở nhà quan);

‘Đọc sách’: Thiều Quang (‘Người sông Châu’, truyện thơ Hoài Giao), Lê Sơn Hinh (‘Tuyển tập truyện ngắn Quách Mạt Nhược’, bản dịch của Lê Xuân Vũ);

Thư Hương (Qua một số bài ca dao dự thi);

thơ M. Lukonin, LX. (Trước đại hội, Vương Linh-Hoài Lam dịch);

M. Auezov, Kazakhstan, LX. (Với ĐH 22 ĐCSLX, mỗi chúng ta phải thấy cái trách nhiệm cao quý làm cho văn học phong phú hơn nữa).

− Ngày 27: báo Văn học số 170:

nghị luận Đặng Thai Mai (Tiếng nói căm thù của chúng ta, phát biểu tại mit-tinh ngày 20/10/1961 của văn nghệ sĩ chống Mỹ xâm nhập miền Nam VN);

‘Tiến tới ĐHVN’: Lê Văn Bài (Vài ý nghĩ về công tác văn học nghệ thuật miền núi), Phạm Tường Hạnh (Hai dòng văn nghệ bên bờ một con sông giới tuyến), Văn Phú (Mấy ý kiến về ngành nghệ thuật nhiếp ảnh);

thơ Bùi Hạnh Cẩn (Chuyến tàu đêm), Nguyễn Nhã (Hái cà-phê), Đoàn Văn Cừ (Quê mẹ), Trần Danh Lân (Nói chuyện với con sông Cà Lồ);

ca dao dự thi: Thái Thị Huyền Căn (Lấy gì?), Yên Giang (Sức ta), Trần Danh Lân (Đổi chịu), Nguyễn Tuyển (Nhầm), Vương Linh (‘Thôi đừng…’), Nguyễn Thế Hội (Nhiều cơm nhiều gạo…), Nguyễn Thị Như Mai (Một trăm chú cóc…);

bút ký Ngô Ngọc Bội (Gái trai làng Tòng Bạt);

truyện ngắn Vũ Thư Hiên (Đêm mất ngủ);

Văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Tổng Ngô cắt nghĩa Cộng sản), Huyền Thanh (Vết xe hõ Hít), La Văn (“Độc lập”), Lã Vọng (Kế hoạch Sta…lầy);

’Sưu tầm’: Bảo Định Giang (Mười một chén rượu uống vào);

‘Đọc sách’: Minh Huệ (Đọc ‘Quy Nhơn’, tập thơ Vương Linh);

bút ký Huy Cận (Chào mừng Đại hội của nhân loại mới);

Marian Tkachev (Văn học Việt Nam với bạn đọc Liên Xô);

thơ M. Karim (Gửi Đảng của những người lính bình thường, Huy Phương-Hoài Lam dịch), Thiên Mã, TQ. (Thi khóc, Nguyễn Đình dịch). 

Tháng 11:

− Ngày 3: báo Văn học số 171:

Đặng Thai Mai (Chính nghĩa thuộc về nhân dân miền Nam, phát biểu tại kỳ họp 3 Quốc hội khóa 2);

‘Tiến tới ĐHVN’: Trúc Thông, bộ đội (Đã đến lúc cần tổ chức những buổi trao đổi giữa nhà thơ và bạn đọc), Lê Ngọc Vượng (Vài ý kiến về thơ đả kích), Thiều Quang (Bút chiến);

truyện ngắn Châu Diên (Mưa đồng chiêm);

thơ Xuân Miễn (Hoa máu), Hồng Chương (Gửi người đồng chí);

dự thi sưu tầm ca dao đề tài ‘Nam Bắc Một nhà’: Nguyễn Thị Đào Nguyên, Chương Dương, Đỗ Quang Hiền, Hoàng Ngọc Cừ;

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Quách Vinh (Người khách qua đường), Phan Mai (Ống thuốc tiêm), (Đôi tất rách);

văn thơ đả kích: Vĩnh Mai (Diệm mừng; Tây-lo…lo);

‘Đọc sách’: Nguyễn Viết Lãm (Một tác phẩm văn học đáng chú ý: ‘Bông hồng vàng’ của Paustovski, bản dịch Vũ Thư Hiên), Hoài An (‘Cao điểm cuối cùng’ của Hữu Mai, một tác phẩm chân thực);

Minh Trị (Nhân vật bộ đội trong phim truyện của chúng ta); Nguyễn Huy Hồng (Việc phát triển múa rối trong các đoàn văn công địa phương, hợp tác xã, nhà máy);

M. Sholokhov, A. Vasiliev, D. Shostakovich, Razumny, S. Schipachev, V. Kataev, K. Varnalis (Chủ nghĩa cộng sản và nghệ thuật); thơ A. Prokofiev, LX. (Trái tim anh bộ đội, L.S. dịch).

 

 

 

− Đầu tháng 11: tập san Nghiên cứu văn học số 11/61:

Viện Văn học thế giới Gorki LX. (Văn học Xô-viết sau ĐH ĐCSLX lần thứ 20 và 21);

Từ Đức Trịnh (Thử tìm hiểu quá trình tìm tòi của các nhà văn Xô-viết trong việc xây dựng nhân vật tích cực);

Mai Thúc Luân (Một vài đặc điểm của tiểu thuyết Xô-viết);

Nguyễn Hải Hà (A. Fadeev);

Hoài Lam (Một số ý kiến chung quanh vấn đề tính hiện đại trong văn học Xô-viết);

Đỗ Đức Dục (Vài nét về văn học điện ảnh Xô-viết những năm gần đây);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Đối tượng miêu tả của văn học);

‘Tư liệu’: Ju. Borev (Chống lại những đợt phản công của bọn xét lại vào mỹ học Mác-Lênin, chống lại những điều bịa đặt về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa);

‘Sưu tầm’: Ninh Viết Giao (Nguyễn Cảnh và ‘Truyện Phương Hoa’).

− Ngày 10: báo Văn học số 172:

‘Tiến tới ĐHVN’: Phạm Viết Song (Công việc phổ cập mỹ thuật trong quần chúng), Nguyễn Hữu Chỉnh (Thêm một vài ý kiến về nâng can chất lượng ca khúc), Đặng Cát (Cần quan tâm bồi dưỡng phong trào kịch nói nghiệp dư hơn nữa), Đào Phương (Mấy ý kiến về phóng sự);

bút ký: Chí Kiên (Đâu cũng là quê hương);

thơ Thanh Tịnh (Mơ ước ngàn đời);

truyện thơ Trần Hữu Thung (Gió nam, trích);

ca dao dự thi: Ban Mai (Mây hồng), Nguyễn Thế Hội (Anh ơi anh trở lại nhà), Hà Chính Vị (Ai về Xuân Lộc), Trần Trung Hiếu (Cò bảo nhau), Lâm Thị Ngọc Yến sưu tầm (Ca dao và hò lưu hành ở bên kia giới tuyến);

Bảo Định Giang (Sưu tầm: Lễ quan);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Trần Tuấn Lộ (Đọc ‘Nhịp sống mới’, tập bút ký, phóng sự, tùy bút, nhiều tác giả, Nxb. Văn học), P.M.T. (‘Blo-ra’, tập truyện ngắn Ananta Tua, Indonesia, Nxb. Văn hóa);

truyện ngắn Katharina Kamer, CHDC Đức (Không lựa chọn, Nguyễn Văn Sĩ dịch);

tiểu luận: Elsberg, LX. (Cá tính sáng tác của nhà văn, Hoài Lam dịch)

− Ngày 17: báo Văn học số 173:

‘Tiến tới ĐHVN’: Mạc Phi (Mấy ý nghĩ về phong trào văn nghệ Tây Bắc), Hà Văn Thư (Con người thiểu số qua một số tác phẩm của mấy nhà văn miền xuôi);

truyện ngắn Bùi Minh Quốc (Đêm sao);

bút ký Xuân Trường (Những người đi tìm mỏ);

thơ Tế Hanh (‘Tôi nhập quân giải phóng’), Xuân Diệu (Máy tự tử), Hoàng Tố Nguyên (Gặp lại sông Gianh), Lương An (Những dòng sông quê);

ca dao dự thi: Hoàng Phố (Nam kỳ bốn mươi), Ái Châu (Lụt tràn mấy tỉnh miền Nam), Nguyên Hồ (Coi chừng; Triệu người như một), Trịnh Ngọc Trường (Mỹ-Diệm đến ngày tận số), Vũ Văn Thiện (Bắt mạch tổng Ngô);

văn thơ đả kích: Đại Sơn Pháo (Tế một tay sai, nhắn hai đầu sỏ), P.X. (Vài nét về điện ảnh miền Nam);

nhân đưa ra xử vụ C. 47: Bùi Minh Đức (Ngô Đình Diệm khóc tên phi công C.47), Bùi Hưng Long (Diệm than thân);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Phấn Đấu (‘Sáng xuân’, tập thơ Huyền Kiêu);

Nghĩa Trọng (Chất ‘bi lụy’ và múa trên sân khấu cải lương);

Lưu Quỳnh (Những hiện tượng ‘nổi loạn’ trong văn học Mỹ dưới triều đại Kenedy);

N. Khrutchev (Chủ nghĩa cộng sản là sự nảy nở đẹp đẽ nhất của bản chất và cá tính con người).

− Ngày 24: báo Văn học số 174:

‘Tiến tới ĐHVN’: Trần Dũng Tiến (Vài ý kiến về quan hệ giữa người viết và nhà xuất bản), Trương Qua (Qua phòng triển lãm mỹ thuật của họa sĩ Lê Thanh Đức);

thơ Huy Cận (Bài thơ đi khai hoang), Bàng Bắc Hải, dân tộc Sán Dìu (Khu tôi đổi mới), Ngô Văn Phú (Những cô gái làng tôi), Thương Diễm (Em chăn trâu);

bút ký Nguyễn Văn Bổng (Một chiều biên giới);

truyện ngắn Vũ Thị Thường (Ông cụ Bí thôn Đông);

ca dao dự thi: Nguyễn Minh Thế (Hỏi em), Thái Minh Tường (Gái Đại Phong), Lê Ái Mỹ (Soi gương), Phạm Ngọc Cảnh (Cô văn công), Vũ Mạnh Đoan (Ba cô gái Mèo), Mai Thế Chính (Tìm);

văn thơ đả kích: Phú Xuân (Một bức thư, hai lời bàn), Tú Mỡ (Còn mặt mũi nào), Đòn Bút (Đòn Bút tự phê);

Chàng Văn (Trao đổi);

Đọc sách’: Bàng Sĩ Nguyên (Đọc ‘Trên rừng hoa ban’ , thơ Ngọc Minh, ‘Tủ sách mùa đầu’ Nxb. Văn học), Việt Lương (Những nét lịch sử Albania qua một tác phẩm văn học, nhân cuốn ‘Họ không cô độc’, tiểu thuyết của Stêri-ô Spa-xê, Nguyễn Đức Đàn dịch);

Xuân Diệu (Nói về thơ Nazim Hikmet);

thơ Heinrich von Kleist (Hai đoạn trích ‘Vương tước Homburg’ , Tế Hanh dịch);

VH. (Qua những bức thư [về thư bạn đọc])

 

− Ngày 24: buổi tối, tại câu lạc bộ Hội nhà văn, Nguyên Hồng nói chuyện vì sao mình quyết định viết cuốn tiểu thuyết về Đề Thám; 15 năm nay Nguyên Hồng ở vùng Yên Thế, đã tích lũy được một số tài liệu; Nguyễn Tuân nói thêm các tài liệu và suy nghĩ về vị anh hùng nông dân này; bà Hoàng Thị Thế, con gái Đề Thám, mới từ nước ngoài trở về, cũng có mặt trong buổi sinh hoạt này.(15)

− Ngày 27: Hội nghị toàn thể BCH hội nhà văn VN, bàn công tác triệu tập Đại hội nhà văn lần thứ hai và góp phần vào việc chuẩn bị Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba; hội nghị cũng bàn một số vấn đề về công tác hội viên.(16)

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn nghệ số 54:

kịch nói Đào Hồng Cẩm (Chị Nhàn, trích);

kịch dân ca: Thanh Nha-Thế Lữ (Tiếng sấm Tây Nguyên, trích);

ca kịch cải lương: Ngọc Cung (Trương Định, trích);

kịch B. Brecht, Đức (Vòng phấn Caucaz, Đỗ Ngoạn dịch);

tiểu luận: Thế Lữ (Sân khấu sống lại trong cách mạng);

Thanh Nha (Tình hình sáng tác và biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp trong bảy năm qua);

Trần Bảng (Từ vở chèo cổ ‘Kim Nham’ đến vở ‘Xúy Vân);

Mịch Quang (Tìm hiểu cách thể hiện con người qua các vở tuồng cổ);

Nguyễn Ngọc Bạch (Vài ý nghĩ về công tác đạo diễn một vở cải lương);

Vương Lan (Băn khoăn của một người viết kịch trẻ);

Nguyễn Nghi (Trong việc đi tìm vốn quý sân khấu của chúng ta);

‘Giới thiệu tác giả’: Hà Văn Cầu (Nguyễn Đình Nghị, người mở đường cho phong trào chèo cải lương);

Trọng Anh (Gặp một số nghệ sĩ diễn viên: Lệ Thi, Lệ Thanh, Võ Sĩ Thừa, Chu Văn Thức, Diễm Lộc, Đặng Thị Thiện, Thùy Chi, Mạnh Linh);

P.V. (Trao đổi trong một buổi chiều [Thế Lữ tại Moskva nói chuyện với Vl. Monakhov đạo diễn nhà hát ‘Malyi’ về dựng kịch cho sân khấu VN);

Hoàng Luyện (Mấy ý kiến về phong trào diễn kịch của quần chúng);

Kính Dân (Sự biến đổi của các đoàn ca kịch dân doanh);

Ngô Y Linh (Người xem và người diễn);

Nguyễn Ngọc Cung (Về văn trong các vở cải lương);

Vũ Lân (Mấy ý kiến về phê bình sân khấu).

 

 

 

− Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội số 11/61:

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn (Hai cha con người chính ủy), Giang Tâm (Chị hộ lý), Trần Kim Thành (Lên châu Mộc, nhật ký), thơ Vân Long (Về bến), Nguyễn Trọng Oánh (Đêm nay đèn không tắt), Nguyễn Hồng Thịnh (Tối biên phòng), Cầm Giang (Sát hạch), Xuân Thiều (Chúng sợ anh);

độc tấu: Đỗ Tĩnh (Nhớ rừng);

ca dao: Thanh Xuân, Thái An, Trần Hữu Nam, Trần Văn Năng, Trần Đức Các, Mai Anh, Linh Kha, Ngô Quang Thẩm, Trần Nguyên Đào;

thơ M. Svetlov, LX. (Bài ca Grơ-nát,  Nhị Ca dịch);

truyện ngắn  Drabkina, LX. (Phải nhanh hơn nữa, Trần Minh Hạnh dịch qua Trung văn);

K.Paustovski, LX. (Gió biển, Mộng Quỳnh dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Tố Hữu (Vị trí và nội dung công tác văn hóa văn nghệ trong quân đội); Vũ Tú Nam, Hồng Cư, Mai Ngữ (Trả lời phỏng vấn của VNQĐ); Doãn Trung (Cuộc thảo luận về vấn đề đề tài trên báo Văn nghệ Trung Quốc); L. Leonov (Công việc của nhà văn, N.K. dịch); Vũ Tú Nam (Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết ‘Cao điểm cuối cùng’ của Hữu Mai); Nguyễn Kim (‘Mạnh hơn nguyên tử’, một cuốn tiểu thuyết đầy tinh thần trách nhiệm);

Tháng 12:

− Ngày 1: báo Văn học số 175:

‘Tiến tới ĐHVN’: Tạ Mỹ Duật (Tiến tới xây dựng một phong cách kiến trúc mới), Vương Như Chiêm (Con người mới và cuộc sống mới trong hội họa);

truyện ngắn Hứa Văn Định (Qua sông);

bút ký Nguyễn Thành Long (Chất người, nhân phiên tòa xử vụ C.47);

thơ Xuân Hoàng (Ở núi), Đào Xuân Quý (Hai ngôi mộ trên đồi A1), Nam Thanh (Chén trà bên suối), Vĩnh Mai (Gặp lại Huế);

ca dao dự thi: Hồ Điền (Ước gì), Giang Hoài-Lê Tân Chế (Sẵn chưa?), Giàng A Phợ (Kém đâu Hà Thành), Trần Ngọc Khánh (Cá vượt ra sông), Đoàn Cầu (Kể công), Đào Quang Vinh (Trăng và đèn);

văn thơ đả kích: Phạm Công (Nhất định là chết ngụp), Dũng Hiệp (Diệm khóc C.47), Tú Mỡ (‘Đòn Bút’ với phong trào ‘Ba nhất’), Trần Trợ Chiến (Mỹ phạt);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Sưu tầm’: Bảo Định Giang (Hát đối Gò Công);

‘Đọc sách’: Ngô Văn Phú (Đọc ‘Lửa sáng rừng’, tập thơ được giải thưởng cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ), P.M.T. (‘Truyện ngắn Mông Cổ’, Phương Văn dịch, Nxb. Văn hóa);

Trường Lưu (Vấn đề kịch bản sân khấu ở miền Nam hiện nay);

Xuân Diệu (Nói về thơ Nazim Hikmet, tiếp);

thơ Ahmed Ery Keb, Tarta, LX. (Trữ tình, Nhị Ca dịch).

 

 

− Đầu tháng 12: tập san Nghiên cứu văn học số 12/61:

‘Mấy vấn đề về chức năng và nhiệm vụ của văn nghệ’: Vũ Đức Phúc (Bàn về chức năng của văn nghệ), Hoàng Trinh (Một vài suy nghĩ về vấn đề phục vụ kịp thời);

Phong Lê (‘Sống mãi với Thủ đô’ trong quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng);

Triêu Dương (Bàn về việc sưu tầm tài liệu văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX);

Vũ Ngọc Phan (‘Văn chương bình dân’ của Thanh Lãng, một cuốn sách phản động được giải thưởng của Mỹ-Diệm);

Đỗ Đức Dục (Honoré de Balzac và chủ nghĩa hiện thực phê phán);

‘Thường thực văn học’: Sơn Tùng (Mục đích, nhiệm vụ của văn học);

‘Đọc sách’: Vị Hoàng (‘Hội chợ bán người’, tập truyện ngắn Á-Phi, Nxb. Văn học);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Bùi Văn Nguyên (Góp ý kiến về sự nhầm lẫn đối với một số tác phẩm, tác giả và dịch giả).

− Ngày 8: báo Văn học số 176:

‘Tiến tới ĐHVN’: Tố Hữu (Phấn đấu xây dựng con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa), Nguyễn Hải Trừng (Thăm phòng triển lãm mỹ thuật của các nữ họa sĩ);

truyện ngắn Nguyễn Kiên (Tiếng gọi);

bút ký Ngô Ngọc Bội (Mai Châu);

thơ Phạm Hổ (Tiếng hát những dòng kênh), Xuân Trung (Đọc thư em), Nguyễn Văn Đề (Vui thuyền vui bến), Cầm Cầu (Bản cọ bắc hai cầu, Mạc Phi dịch);

ca dao dự thi: Nông Mai Hồng (Có thêm tiếng đài), Hồ Điển (Cô lái máy kéo), Dương Đình Liên (Ước gì);

văn thơ đả kích: P.X. (Nhân một tin đánh ghen ở Sài Gòn), Đại Sơn Pháo (Đi vào cõi chết);

‘Đọc sách’: Vũ Tú Nam (Vài ý nghĩ nhân đọc truyện của Nguyễn Khải);

thơ A. Prokofiev. LX. (Người ông, Thúy Toàn dịch);

M. Sholokhov (Tham luận tại ĐH 22 ĐCSLX, Việt Lương-Hoài Lam trích dịch).

− Ngày 15: báo Văn học số 177:

Trần Hữu Trang (Tuyên bố của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam: Không để cho Mỹ-Diệm làm bẩn văn học nghệ thuật);

nghị luận Chế Lan Viên (Cảm phục nhà bác học và đảng viên cộng sản W. Đuy-boa);

‘Tiến tới ĐHVN’: Bút Ngữ (Mấy ý kiến về vấn đề tăng cường đào tạo bồi dưỡng những người viết văn trẻ), Sỹ Tiến (Cải lương với đề tài lịch sử);

thơ Minh Huệ (Gạo đêm chiến dịch), Bàng Sĩ Nguyên (Bình thản; Chuẩn bị chống càn), Công Tạo (Chuyển máy);

ca dao dự thi: Nguyễn Thị Như Mai (Kể chuyện nhà nông), Nguyễn Thế Hội (Con sâu), Khuê Diên (Chỉ ham), Lê Thị Thanh Mai (Tập xong mới về);

bút ký Bùi Minh Quốc (Trên nông trường Rạng Đông);

văn thơ đả kích: X.T. (Lính bà cố), Nghĩa Giang (Chớ giở trò), Tú Mỡ (Lừa dân dối Chúa);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Nguyễn Khải (‘Sống mãi với thủ đô’ của Nguyễn Huy Tưởng);

Việt Lương (Picasso, tám mươi tuổi thanh niên);

thơ Nazim Hikmet (Bệnh đau tim, Xuân Diệu dịch);

trích hồi ký Domingo F. Sarmiento, Argentine (Mẹ tôi, Linh Giang dịch);

truyện ngắn Gi-ri-na Duy-ma-sô-va, Tiệp Khắc (Chiếc nhẫn cưới, Nguyễn Thành Long dịch).

− Ngày 22: báo Văn học số 178:

‘Tiến tới ĐHVN’: Phạm Tuyên (Vài ý kiến về ca khúc, nhân dịp tổng kết cuộc thi ‘sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, cờ Ba Nhất’ do Đài Tiếng nói VN tổ chức), Tổng cục CT. QĐNDVN (Thư gửi văn nghệ sĩ trong ngoài quân đội về cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng vũ trang cách mạng);

truyện ngắn Hoài An (Chuyện con sáo biết nói);

bút ký Gia Ninh (Pháo đài thôn Cảnh Dương);

thơ Xuân Hoàng (Một chiến trường kỳ lạ, trích truyện thơ ‘Du kích sông Loan’);

ca dao dự thi: Trần Hữu Nam (Từ ngày quân đến rừng sâu), Ngô Vi Bôn (Nhắn tổng Ken), Nguyễn Ái Mộ (Chẳng lo), Nguyễn Gia Nùng (Chồng em; Mưa);

văn thơ đả kích: P.X. (Vài nét về thơ hợp pháp ở miền Nam), Hoàng Lê (Diệm đi cứu lụt), Lê Kim (Chó Mỹ và tổng Ngô);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Nguyễn Xuân Sanh (Nhân đọc một số thơ của ba nhà thơ lớn [Maiakovski, Aragon, Neruda]);

Trọng Anh (Qua vở ‘Chị Nhàn’ của Đoàn kịch nói QĐ: Đánh giá sự hy sinh ấy thế nào cho đúng?);

thơ Vaja Pchavela, Gruzia (Một đêm trong núi, Yến Lan dịch qua tiếng Pháp);

Vs. Kochetov (Viết về đề tài sản xuất, L.Q. sưu tầm và dịch).

− Ngày 29: báo Văn học số 179:

Hồ Chí Minh (Thơ mừng năm mới);

‘Báo ‘Văn học’ mở cuộc phỏng vấn nhà văn và bạn đọc’: Bùi Hiển (Mấy năm vừa qua, văn xuôi phát triển khá, thích lắm), Tú Mỡ (Phải đánh địch mạnh hơn nữa), Lưu Quỳnh (Một cán bộ công đoàn chuyển lời mời các nhà văn đến với nhà máy mình);

thơ: Quang Huy (Sim), Hoàng Trung Thông (Kim Đồng ơi tôi đã gặp anh), Trung Hảo (Bát cơm chia đôi), Duy Phi (Đội chiếu bóng Chí Linh);

ca dao dự thi: Ngô Văn Phú (Ai lên thưa với Bác Hồ), Nguyễn Đình Sơn (Cùng anh bộ đội), Phạm Văn Kinh (Thủ kho), Nguyễn Quang Lý (Cái bừa cũ); 

hồi ký: Đại tá Quang Trung kể (Tay không cướp súng giặc, Mai Vui ghi);

truyện ngắn: Nguyễn Văn (Ba người lính);

văn thơ đả kích: Bảo Định Giang (Đô-la và máy chém không thể làm sa đọa tâm hồn họ), Khánh Toàn (Mỹ-Ngô khen tặng anh hùng), La Vân (Kế hoạch ‘cắn trộm’), Xuân Thơm (Gởi thực dân xâm lược ở Algérie);

‘Đọc sách’: Hoài An (Chủ nghĩa hình thức trong tiểu thuyết ‘Mở hầm’ của Nguyễn Dậu, Nxb. Thanh niên), Tuấn Phổ (Giới thiệu tập ca dao ‘Của chung’, Nxb. Phổ thông);

Th. H. (Một việc làm không ‘thơ’);

Xuân Tửu (Văn nghệ là một vũ khí đấu tranh tư tưởng sắc bén nhất [tường thuật những cuộc thảo luận về lý luận trong 2 tháng do vụ văn nghệ Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức]);

Nguyên Ngọc (Thanh niên với văn học, trích tham luận tại Đại hội II Hội LH thanh niên VN);

thơ N. Staikov, Bulgaria (Trên đường tới Vĩnh Linh, Huy Phương dịch);

sổ tay: R. Alberti, Tây-ban-nha (Sự trong sáng và chính xác hoàn toàn có thể đi được với sự sâu sắc trong thơ, L.Q. dịch)

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn nghệ số 55:

Âm nhạc: Lưu Hữu Phước (Mấy vấn đề mấu chốt trong công tác âm nhạc hiện nay); Lê Yên (Mấy ý kiến về vấn đề phong cách trong âm nhạc Việt Nam); Văn Chung (Phổ thơ là nâng cao chất lượng văn học và nghệ thuật trong ca khúc); Nhật Lai (Những ý nghĩ về âm nhạc miền núi); Nguyễn Ngọc Thới (Vài ý kiến về âm nhạc cải lương); Lê Huy (Nhạc cụ dân tộc trong giai đoạn hiện nay); Đỗ Nhuận (Một thành công lớn trong việc giới thiệu nhạc kịch ‘Egeniy Onegin’ ở VN); Hoàng Vân (Nền giáo dục âm nhạc phổ cập và ‘dân ca’ mới); Nguyễn Đức Toàn (Những ý nghĩ về phê bình âm nhạc); Đào Trọng Từ (Dàn nhạc giao hưởng của chúng ta);

trích tiểu thuyết R. Rolland, Pháp (Jean Christoph, Phan Thanh Nam dịch);

thơ Tế Hanh (Cây đàn của Bach; Nghe nhạc Beethoven);

trích cương lĩnh ĐCSLX (Tăng cường vai trò giáo dục của văn học và nghệ thuật). Mỹ thuật: Trần Đình Thọ (Nâng cao chất lượng tác phẩm hội họa); Huỳnh Văn Thuận (Để có tranh, tượng nhiều và đẹp hơn nữa); Nguyễn Cao Luyện (Một vài ý nghĩ về kiến trúc); Lê Thanh Đức (Sơn dầu của ta); Văn Giáo (Phong cách Việt Nam); Lê Quốc Lộc (Cái đẹp thông qua mỹ nghệ đến với quần chúng như thế nào?); Mai Văn Hiến (Cần chuyên môn hóa trong bộ môn mỹ thuật); Trương Qua (Các họa sĩ trẻ đã cần phải đi sâu vào một chủ đề chưa?); Nguyễn Khang (Vẻ đẹp công nghệ); Ái Nhi (Vẽ cho các em);

Gen-đen-sten (Sự quan tâm của Lenin đối với âm nhạc, Ngô Sĩ Hiển-Phạm Đình Sáu dịch);

(Nhà danh họa Picasso 80 tuổi);

Ngô Tôn Đệ (Xem phòng triển lãm của họa sĩ Lê Thanh Đức); Bùi Quang Ngọc (Triển lãm tranh công nhân mỏ); Bùi Quang Nam (Triển lãm của 39 nữ họa sĩ và điêu khắc).

− Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/61:

hồi ký: Văn Tiến Dũng (Đồng chí H.), Nguyễn Văn Rạng (Năm tháng ở giải phóng quân kháng Nhật);

truyện dài Dân Hồng (Mùa gặt, trích);

truyện ngắn Hải Hồ (Hải đảo xa xôi), Nguyễn Ngọc Tấn (Tự do);

kịch Phạm Duy Thiêm (Mới tốt một nửa);

thơ Xuân Miễn (Ngọn lửa Bế Văn Đàn), Phạm Ngọc Cảnh (Gỗ), Lưu Trùng Dương (Hành quân giữa đêm sao sáng), Xuân Sách (Những người bạn nhỏ);

ca dao thời kháng chiến: D2, Trần Hữu Thung, Lê Kim, Thanh Tịnh, ca dao hòa bình: Phạm Đình Huệ, Khánh Vân, Tất Thắng;

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Thư TCCT QĐNDVN (gửi văn nghệ sĩ trong ngoài quân đội về cuộc vận động sáng tác); Hoàng Minh Thi (Toàn quân hưởng ứng cuộc vận động sáng tác); Minh Xuân (Mấy ý kiến nhỏ về ôn lại và ghi chép chuyện cũ); Hồng Cương (Mở rộng đề tài sáng tác văn nghệ trong quân đội); Tô Hoài, Lê Kim (Trả lời phỏng vấn của VNQĐ); Hồ Phương (Đọc ‘Xung đột’ phần II của Nguyễn Khải); Hồng Cư (Vấn đề nội dung tư tưởng của tiểu thuyết ‘Cao điểm cuối cùng’ của Hữu Mai); VNQĐ (Thêm mấy nhận xét về cuộc thi sáng tác Văn 1961).

Trong năm 1961 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Ánh mắt (tập truyện ngắn) Bùi Hiển (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Bám đất (tiểu thuyết) Vân An (H. : Nxb. Thanh niên, 1961)

Biển xa (tập truyện ngắn) Bùi Đức Ái (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Bông hoa đỏ (tập truyện ngắn) Văn Ngọc, Văn Dân (H. : Nxb. Văn học, 1961, Tủ sách mùa đầu)

Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết) Hữu Mai (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Cỏ non (tập truyện ngắn) Hồ Phương (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Cô gái vùng mỏ (tập truyện ngắn) Anh Vũ, Hồng Thủy (H. : Nxb. Phụ nữ, 1961)

Chuyện kể cho người mẹ (tập truyện ngắn) Phù Thăng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Chuyện một người cha (tập truyện ngắn) Trúc Hà (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Cứu đất cứu mường (tập truyện ngắn) Tô Hoài (H. : Nxb. Văn nghệ, 1961)

Đêm báo động (tập truyện ngắn) Tiến Đoàn, Ngọc Thông, Phạm Hồng Khởi, Hoài Nam, Nguyễn Tư Viễn (H.: Nxb. QĐND, 1961)

Đêm mùa xuân (tập truyện) Vũ Thư Hiên, Nguyễn Duy Thịnh, Hồ Phương (H. : Nxb. Lao động, 1961)

Đôi vai (tập truyện ngắn) Xuân Thiều (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Gạo địch hậu (tập truyện) Cung Như Lân, Trần Dân Tiến, Bá Đạt (H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 1961)

Hang bà chúa (tập truyện ngắn) Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Hưng, Anh Sơn, Anh Dân, Nguyễn Đăng Cương (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Hỗn canh hỗn cư (tiểu thuyết) Nguyễn Công Hoan (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Lòng tin (tập truyện ngắn) Vân An (H. : Nxb. Văn học, 1961) 

Lỗi hẹn (tập truyện) Hoàng Trọng Kiệt (H.: Nxb. Thanh niên, 1961, tủ sách ‘Sáng tác của những người viết trẻ’)

Lớp tre đang lên (tập truyện ngắn) Đào Vũ (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Một ngôi sao sáng (tập truyện ngắn) Đinh Trọng, Lê Phú Hưởng, Tùng Quân, Dương Đình Hy, Hoàng Như Mai (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Một người lính (tập truyện ngắn) Mai Ngữ, Xuân Thiều (H. : Nxb. QĐND, 1961)

Một nhà đại thiện xạ (tiểu thuyết) Nguyễn Tạo (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Mở hầm (tiểu thuyết) Nguyễn Dậu (H. : Nxb. Thanh niên, 1961)

Mùa xuân (tập truyện ngắn) Hải Hồ (H. : Nxb. Văn học, 1961) 

Người vợ (tập truyện ngắn) Mộng Sơn, Cẩm Thạnh, Nguyễn Địch Dũng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Niềm vui  (tập truyện ngắn) Bàng Sĩ Nguyên (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Ngọn lửa (tập truyện ngắn) Trần Nguyên (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Người khẩu đội trưởng mới (tập truyện được giải thưởng năm 1960 tạp chí ‘Văn nghệ quân đội’) Dũng Hà, Khắc Giáo, Nguyễn Hồng Quang, Trần Khắc, Trần Đông Hưng (H.: Nxb. QĐND, 1961)

Người mới cuộc sống mới  (tập truyện ngắn) Trương Đức Chính, Huy Thành, Nguyễn An Thu, Ma Văn Kháng, Vũ Phương Đạm, Đồng Lực (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Người vợ (tập truyện ngắn) Mộng Sơn, Cẩm Thạnh, Nguyễn Địch Dũng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Nhịp sống mới (tập truyện) Nguyên Hồng, Nguyễn Thành Long, Lưu Quang Thuận, Đỗ Quang Tiến (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Những người cùng làng (truyện) Vũ Cao (H. : Nxb. QĐND, 1961)

Những người mẹ miền Nam (tập truyện) Nguyễn Thị Loan (H. : Nxb. Phụ nữ, 1961)

Những người thợ mỏ, Q. 1 (tiểu thuyết) Võ Huy Tâm (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Phá chỉ tiêu (tập truyện ngắn) Nguyễn Tiến Dũng, Tân Sắc, Võ Khắc Nghiêm, Đinh Chương (H. : Nxb. Thanh niên, 1961)

Quê mới (truyện dài) Dân Hồng (H.: Nxb. QĐND, 1961)

Rẻo cao (tập truyện ngắn) Nguyên Ngọc (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Sóng gầm (tiểu thuyết) Nguyên Hồng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Tiếng sáo (tập truyện ngắn) Trịnh Xuân An, Trần Thanh Địch, Gia Ninh, Phan Quang (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Tình mẹ (truyện ngắn) Nguyễn Văn Hiếu, Ilốc Hà Đức Trọng, Trần Thanh Địch, Ngọc Tự (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Trận địa mới (tiểu thuyết) Phù Thăng (H.: Nxb. QĐND, 1961)

Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết) Lê Khâm (H. : Nxb. Văn học, 1961, in lần 2 có sửa chữa)

Vẫn một con người  (tập truyện ngắn) Đỗ Đức Thuật (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Vật kỷ niệm  (tập truyện kháng chiến chọn lọc, 1957-60) Liêu Hải, Nguyễn Quang Sáng, Trần Thanh Địch, Văn Ngữ…(H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Vết sẹo (tập truyện ngắn) Đinh Văn Phát, Đinh Chương, Thanh Tùng... (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Vụ lúa chiêm (tiểu thuyết) của Đào Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Xung đột, phần II (truyện dài) Nguyễn Khải (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Ý con (tập truyện ngắn) Triều Ân, Ngô Văn Phú, Nguyễn Địch Dũng (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Bắt đầu đến (tập bút ký, phóng sự) Hoài An, Đỗ Quang Tiến, Bút Ngữ (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Đón một mùa xuân mới từ miền Nam (tập bút ký) Nguyễn Văn Bổng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Một kỳ công tuyệt diệu (các bút ký, phóng sự về phi công vũ trụ Gagarin) Quang Thái (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Người con gái Cao Bằng (hồi ký cách mạng của Vọng Bình) Học Phi ghi (H. : Nxb. Phụ nữ, 1961)

Những chiến sĩ Lào (tập bút ký, phóng sự về chính khách, sư sãi, trí thức, chiến sĩ Lào) Nguyễn Nam, Văn Thao, Thái Duy, Hải Ly, Nguyễn Khắc (H. : Nxb. Phổ thông, 1961) 

Những người sáng tạo (tập bút ký) Nguyễn Nam, Trần Dũng Tiến, Hồng Thủy, Lê Minh Châu, Lê Thức Cảnh (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Quá nửa (tập truyện và bút ký) Xuân Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Thành phố Lênin (tập bút ký) Tô Hoài (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Thủ phạm vụ án Ôn Như Hầu  (ký sự) Lê Tri Kỷ (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Trên đất Lào (tập bút ký, phóng sự) Nguyên Ngọc, Lê Khâm, Thái Duy, Nguyễn Khắc (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Trên công trường khu gang thép (tập bút ký) Nguyễn Bao, Trần Dũng Tiến, Chính Yên, Lê Minh (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Từ Viên Chăn đến Cánh Đồng Chum (phóng sự) Quang Minh (H. : Nxb. QĐND, 1961)

KỊCH BẢN 

Ba cái sống, ba cái chết (kịch hát chèo 5 hồi 2 cảnh, soạn theo truyện ngắn của Văn Sơn) Tú Mỡ (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Con nai đen (kịch 5 màn 4 cảnh) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Đường đi qua làng (truyện phim) Đoàn Giỏi, Chi Lăng (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Giáo sư Hoàng (kịch nói 4 hồi 2 cảnh) Bửu Tiến (H.: Nxb. Văn học, 1961) 

Khói trắng (tập truyện phim) Nguyễn Hoàng, Duy Cương, Thiết Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Một đảng viên (kịch nói 4 hồi 6 cảnh) Học Phi (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Quẫn  (hài kịch 5 hồi và một cảnh vào trò) Lộng Chương (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Tiếng khèn người Mông (kịch nói) Bế Dôn (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Voòng Dìn (kịch 4 màn) Hoài Giao (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Xe pháo mã. Chiều thứ bảy (tập kịch) Hoài An, Quang Huy (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Ánh thép (tập thơ) Bàng Sĩ Nguyên (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Áo chàm (một số thơ dự thi ở Việt Bắc) Phùng Công Diễn, Ngọc Thư, Trần Văn Phương, Hoàng Văn Chữ (Thái Nguyên: Nxb. Dân tộc, Khu tự trị Việt Bắc, 1961)

Bài ca mùa xuân 61 (tập thơ) Tố Hữu, Xuân Diệu, Tế Hanh (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Bia miệng (tập thơ đả kích Mỹ-Diệm) Phú Sơn (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Chân trời (tập thơ) Nguyễn Viết Lãm (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Chị Minh Khai (truyện thơ) Trần Hữu Thung (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Chim đầu đàn (truyện thơ) Thiên Lương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Cho lúa thêm bông (tập thơ) Trần Lê Đệ, Thái Cơ, Lê Trần Hằng… (H. : Nxb. Phụ nữ, 1961)

Chuyện lớn … chuyện nhỏ (tập thơ châm biếm) Thợ Rèn (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Có mắt thấy đường đi (tập thơ) Bàn Tài Đoàn (Thái Nguyên: Nxb. Việt Bắc, 1961)

Của chung (tập ca dao) nhiều tác giả (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Đòn bút (thơ đả kích Mỹ-Diệm) Tú Mỡ (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Đường xuân (tập thơ) Triều Ân, Nông Văn Căn, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Khánh Chi (H.: Nxb. Dân tộc, 1961, Tủ sách Tháng Tám)

Gió lộng (tập thơ) Tố Hữu (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Gởi về quê mẹ (tập thơ của học sinh miền Nam tập kết) Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Thị Nghĩa, Huỳnh Thận, Xuân Tùng, Mỹ Huệ (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Gửi người yêu  (truyện thơ) Anh Hân (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Hương thơm bốn mùa  (tập thơ) Nguyễn Trọng Oánh (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Không giới tuyến (tập thơ) Giang Nam, Thanh Hải, Trần Hoài Bão (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Khơi dòng suối thép (tập thơ ca công nhân) Đặng Hiển, Huy Đính, Nguyễn Ngọc Khoa, Tạ Vũ, Trần Thị Lân (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Lá thư gửi mẹ (tập thơ) Ngô Thị Hà (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Lên đường (tập thơ) Vĩnh Mai (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Lòng dân ơn Đảng (tập thơ ca chào mừng ĐH 3 ĐLĐVN) Tế Hanh, Trần Nhật Lam, Cầm Giang…(H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Lột mặt nạ (tập thơ đả kích Mỹ-Diệm) Tú Mỡ, Phấn Đấu, Phú Sơn … (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Lửa sáng rừng (tập thơ được giải cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ) Thái Giang, Ca Lê Hiến, Giang Nam, Nguyễn Thanh Toàn, Triều Ân (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Một tấm lòng son (tập thơ) Bùi Công Trừng (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Mùa gặt (tập thơ 1954-1960) Hằng Phương (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Mùi hoa bưởi (tập thơ) Trần Cẩn (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Mừng đất nước (tập thơ) Lưu Quang Thuận (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Mừng năm 1961 (tập thơ) Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Xuân Thiều, Lê Uyên (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Nắng thao trường (tập thơ) Lương An, Tô Ân, Phạm Ngọc Cảnh, Lương Sĩ Cầm, Vũ Cao (H.: Nxb. QĐND, 1961)

Nghe bước xuân về (tập thơ 1956-1960) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Văn học, 1961)

− Nghĩa nặng tình sâu (tập ca dao về hôn nhân-gia đình) Nguyễn Hữu Mai, Nguyên Hồ, Huyền Tâm… (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Ngồi trên núi lửa (tập thơ đả kích Mỹ-Diệm) Huyền Thanh, Lê Kim, Lã Vọng… (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Người sông Châu  (truyện thơ) Hoài Giao (H. : Nxb. QĐND, 1961)

Những mũi tên nhọn (tập thơ đả kích 1954-1960) Nguyễn Đình (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Quy Nhơn (tập thơ) Vương Linh (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Rừng trắng hoa ban (tập thơ) Cầm Giang (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Sáng xuân (tập thơ) Huyền Kiêu (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Sống giữa lòng dân (tập thơ) Hoàng Minh Châu (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Thơ Đồng Nai  (tập thơ) Huỳnh Văn Nghệ, Nắng Hồng (H.: Nxb. Văn học, 1961, Tủ sách mùa đầu)

Thơm hương bốn mùa (tập thơ) Nguyễn Trọng Oánh (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Tiếng hát trên lò cao (tập thơ) Trần Cẩn, Ngô Quân Miện, Trần Huyền Trân, Hải Như, Hồ Thiện Ngôn (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Tiếng hát trên non (tập thơ miền núi) Ma Lây, Nay Phin, H’ Kie… ; các bản dịch của Ngọc Anh, Tạ Minh Hội (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Bác Hồ kính yêu (một số mẩu chuyện về bác) Trần Hùng, Phương Nam (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cái thăng (truyện cho thiếu nhi) của Võ Quảng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cái tết của mèo con (truyện) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cây phượng của bé Mai (truyện) Trần Kim Thành (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Chiếc kèn đồng (truyện ngắn) Văn Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Dấu chân trong rừng (truyện ngắn) Văn Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Dậy sớm  (tập thơ ngụ ngôn) Nam Hương, Thy Ngọc, Việt Linh,... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Dũng sĩ Héc-Quyn (thần thoại) Xuân Tửu, Đỗ Trọng Thi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Đàn trâu (truyện) Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Đội canh đê  (truyện ngắn) Trần Thanh Địch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Đồng chí nữ y tá (truyện) Dương Đình Hy (H.: Nxb. Kim đồng, 1961)

Hậu Nghệ bắn mặt trời (truyện cổ tích) Trường Sơn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Lâm Uý (chuyện anh hùng quân đội) Giang Tấn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Lý Tử Lâm  (truyện chiến đấu) Văn Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Lô-mô-nô-xốp mười năm học tập (biên soạn) Nguyễn Thụy Ứng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Mách với bố (thơ cho nhi đồng) Phan Xuân Hạt (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Một chuyến đưa thư (truyện) Hải Hồ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Mùa săn trên núi (truyện) Vũ Hùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Rừng biên giới (truyện) Hà Ân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Tân trọc về thăm mẹ (truyện) Huy Thành (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Thuyền sắp đắm (truyện) Bùi Đức Ái (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Trăng rơi xuống giếng (truyện thơ) Đào Vũ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Tuổi nhỏ chí cao (những chuyện ghi chép trong kháng chiến) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Tướng Lâm Kỳ Đạt (truyện) Hoàng Văn Bổn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

***


Bác Mao với các cháu (mẩu chuyện, TQ.) Phạm Bảo Tú trích dịch qua bản Trung văn (H.: Nxb. Kim đồng, 1961)

Bác sĩ Ai-bô-lít (1929, truyện cho thiếu nhi của K. Chukovski, Nga, LX.) Thu Hà dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Bão táp ở Hăm-buốc, T. 1 – 2 (truyện, Willi Meinck, 1914-93, CHDC Đức) Hồ Lãng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cái giếng của các thú vật (tập truyện đồng thoại, Giô-dép Cô-di-dếch, J. W. Ken-léc-man) Nhị Hà, Văn Tiến dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cát Bình được vật quý (truyện, Tạ Phác, Trương Hữu Đức, TQ.) Vũ Ngọc Quỳnh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Câu chuyện em bé Tiểu Hắc Mã (truyện, Viên Tĩnh, TQ.) Vũ Ngọc Quỳnh lược dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Chiếc áo bông mới của chú nghé (truyện, Tần Trăn, TQ.) Võ Văn Điền dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Chiếc thuyền của lũ thú rừng (truyện, C. Cô-lin) Mộng Huyền dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Chuyện phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt, T. 1 – 2 (1953-54, truyện,  Nikolai Nosov, 1908-76, Ukraina, LX.) Hồ Nhật Hồng phỏng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cô bé ở Hồ Đen (truyện, Cát-lơ Et-linh-ghe) Bạch Bích dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Cô em gái mặt trời (truyện, A. Đuy-xô-dơ, Pháp) Viết Linh phỏng dịch (H.: Nxb. Kim đồng, 1961)

Danh dự của lớp (truyện, G. Gooc-sa-kiê-niê, LX.) Phạm Bằng, Thanh Hương dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Đài phát thanh trên tầng gác thứ bẩy (truyện, A. A-lếch-xây) Xuân Thương dịch từ tiếng Trung (H.: Nxb. Kim đồng, 1961)

Em gái và chim hoà bình (truyện, Pierre Gamarra, Pháp) Thái Hoàng Linh dịch  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Khăn quàng đỏ (kịch 3 màn 8 cảnh, Sergey Mikhalkov, 1913-2009, Nga, LX.) Xuân Triều dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Khu rừng thiêng (truyện, F. Hơ-ru-bin, Tơ-rưn-ca) Tế Hanh phỏng dịch; bìa và minh hoạ Thy Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Người anh hùng rừng Séc-vút (truyện, Tờ-ra-vét) Hoàng Huy lược dịch và phóng tác (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Phi-li-pốc đi học (tập truyện ngắn, L. N. Tolsstoi) Người dịch: Nguyễn Hải Sa  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô, T. 2 (truyện, Daniel Defoe, 1659/61-1731, Anh) Hoàng Thái Anh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Túp lều của Bác Tôm (1852, truyện, Harriet Beecher-Stowe, 1811-96, Mỹ) Đỗ Đức Hữu phóng tác (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

Vào tù ra tù  (truyện ngắn, Ra-ép-ski) bản dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1961)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Chặng đường mới của văn học chúng ta (phê bình và tiểu luận) Hoàng Trung Thông (H.: Nxb. Văn học, 1961) 

Đẩy mạnh sáng tác văn nghệ (nghị luận) Hồng Cương  (H.: Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác) 

Đọc một số truyện gần đây  (phê bình, tiểu luận) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (tiểu luận) Xuân Diệu (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Mấy vấn đề văn nghệ (tiểu luận phê bình) Xuân Trường (H.: Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc (chuyên luận) Hà Minh Đức (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Thơ và cuộc sống mới (tiểu luận, phê bình) Tế Hanh (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Tiến tới Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba (nghị luận) Đặng Thai Mai, Hồng Cương (H. : Nxb. Văn học)

Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (tiểu luận) Xuân Diệu (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Tú Xương, con người và nhà thơ (tiểu luận, có phụ thêm văn tuyển) Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX  (1900-1925) (chuyên luận, văn tuyển) Đặng Thai Mai (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ  (tài liệu hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ tháng 9/ 1960) Đặng Thai Mai, Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản... (H. : Nxb. Văn hoá, Viện Văn học, 1961)

 

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Bên kia Cửa Tùng (tập thơ văn Trị Thiên) Lương An, Trịnh Xuân An, Trần Hữu Trí…. (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Gia đình hạnh phúc (tập thơ, truyện, ký) Giang Quân, Nguyễn Văn Giáp, Hoài Nam, Tố Uyên (H. : Sở Văn hóa Hà Nội xb. , 1961)

Người anh hùng trái đất (tập thơ văn về Ju. Gagarin) Đỗ Nhuận, Lương An, Hoài Anh, Nguyễn Bao, Vũ Cận… (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Trên rừng hoa ban (tập thơ, truyện, ký) Ngọc Minh, Bùi Hiển, Bút Ngữ, Minh Huệ … (H.: Nxb. Văn học, 1961, Tủ sách mùa đầu)

Xuân đầu kế hoạch 5 năm (tập thơ, truyện, ký) Hồ My, Hoài Nam, Cao Minh, Tuyết Ngọ, Xuân Loan (H.: Sở Văn hóa Hà Nội xb., 1961)

 

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Hát phường vải (sưu tầm, giới thiệu dân ca Nghệ Tĩnh) Ninh Viết Giao (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Hoàng Trừu (truyện thơ Nôm cổ) (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Mùa hoa nở (thơ chọn lọc, 1957-61) Nguyễn Bính, Trần Cẩn, Huy Cận, Xuân Diệu, Nông Quốc Chấn, Trương Đức Chính (H. : Nxb. Phổ thông, 1961, ‘Loại sách chọn lọc’)

Nhị độ mai (truyện thơ Nôm cổ) Hoa Bằng hiệu đính (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Phạm Công-Cúc Hoa (truyện thơ Nôm cổ) Hoa Bằng hiệu đính (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Thơ Hoàng Đức Hậu (sưu tập, dịch thuật) Nông Quốc Chấn dịch và giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Thơ văn Nguyễn Quang Bích (sưu tập, dịch thuật) Bùi Hữu Hỷ, Lê Xuân Mai, Đinh Xuân Lâm dịch, chú thích, giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn (sưu tập, dịch thuật) Nguyễn Đức Vân, Hà Văn Đại dịch và giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Tiếng bom Ngô Mây (tập truyện kháng chiến chọn lọc) của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Mai Ngữ, Trần Công Tấn (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Tiễn dặn người yêu: Xống chụ son sao (truyện thơ dân tộc Thái, Tây Bắc)  bản dịch của Mạc Phi  (H.: Nxb. Văn hoá, Viện văn học, 1961)

Truyện cổ Tây Nguyên (sưu tầm, biên soạn) Đỗ Thiện (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Truyện Hoa tiên (t.k. XIX, nguyên tác chữ Nôm của Nguyễn Huy Tự) Lại Ngọc Cang khảo thích, giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Truyện Phan Trần (truyện Nôm cổ) Nguyễn Trác, Lê Tư Thực, Nguyễn Tường Phượng khảo thích, giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Truyện Tây Sương (t.k. XIX, truyện thơ Nôm của Lý Văn Phức) Vũ Kỳ Sâm phiên âm, Phạm Trọng Điềm chú thích, Vũ Ngọc Phan giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Tuyển tập kịch nói Việt Nam 1945-1960 (kịch nói, tuồng, chèo, cải lương) (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi 1945-1960 (nhiều tác giả) (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Tuyển tập văn Việt Nam 1945-1960, tập II (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Ức Trai di tập. Quân trung từ mệnh tập (t.k. XV, sưu tập tác phẩm Nguyễn Trãi) Phan Duy Tiếp dịch, Phan Huy Lê chú thích, Đinh Gia Khánh giới thiệu (H. : Nxb. Sử học, 1961)

 

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Bài ca cuộc sống  (kịch công nhân một màn của Thôi Đức Chí, TQ.) Lưu Hoa dịch (H. : Nxb. Phổ thông, 1961)

Bài ca tuổi trẻ (tiểu thuyết của Dương Mạt, TQ.) Trần Văn Tấn dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Bản làng đổi mới (tiểu thuyết, phần viết tiếp, của Chu Lập Ba, TQ.) bản dịch Lê Xuân Vũ (H. : Nxb. Văn hóa, Viện Văn học, 1961)

Bàng hoàng (tập truyện ngắn của Lỗ Tấn, TQ.) Trương Chính dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Blô-ra (1952, tập truyện ngắn của Pramudia Ananta Toer, Indonesia) Tấn Hòe dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Buổi sớm bên sông Đà, t. 1 - 2 (tiểu thuyết của Vương Tùng, TQ.) Sơn Hinh, Song An dịch (H. : Nxb. Văn hoá, 1961)

Cái tẩu (tiểu thuyết, Juri Nagibin, Nga, LX.) bản dịch của Dương Tường  (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Cái xích (kịch phim, Na-ta-nê Đu-gơ-lát, Ha-rôn G. Smit, Mỹ) Người dịch: Vũ Thư Hiên (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Cây tường vi (tập truyện Liên Xô: N. Gribachev, K. Paustovsky, B. Gorbatov,…)  Dương Tường, Vũ Lê dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Chiến bại (1927, tiểu thuyết của A. Fadeev, Nga, LX.) Hoàng Túy, Hoàng Dương dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Chiến tranh và hoàn bình, t. 1 – 2 (1863-69, tiểu thuyết, L. Tolstoi, Nga) bản dịch: Cao Xuân Hạo, Hoàng Thiếu Sơn, Nhữ Thành (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Chim hải âu; Cậu Vania; Ba chị em; Vườn anh đào (kịch nói, Anton Tchékhov, Nga) Nhị Ca, Dương Tường, Lê Phát dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Chim non sẽ lớn, t. 1 2  (tiểu thuyết của Áp-đu-la Ka-ha) Thu Hương và N.C.S dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1961)

Chuyện làng Nho (t.k. XVIII, của Ngô Kính Tử, TQ.) bản dịch: Phan Võ, Nhữ Thành  (H.: Nxb. Văn hoá, Viện văn học, 1961)

Con đường mới (tiểu thuyết của T. Kôn-vich-ky) Phạm Bằng, Thanh Hương dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Cơn bão táp, 3 tập (1947, tiểu thuyết, I. Ehrenburg, LX.) bản dịch Lê Xuân Minh, Gia Minh, Hồng Sơn (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Cố hương, 2 tập (tiểu thuyết của Lý Cơ Vĩnh, Triều Tiên) Ngọc Khoái, Ngọc Thọ dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Cù Thu Bạch (giới thiệu thân thế, sự nghiệp, tuyển dịch tác phẩm) Lương Duy Thứ biên soạn, Nguyễn Phúc, Nguyễn Tấn Đắc, Văn Ba dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Dưới ngọn cờ hồng (tiểu thuyết của Lương Bân, TQ.) bản dịch Trần Văn Tấn, Huy Liên, Nguyễn Đại (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Đất vỡ hoang, tập 3 (1959, tiểu thuyết của M. Sholokhov, LX.) Nam Tùng, Hoàng Trinh dịch (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Đây là tổ quốc tôi (tập truyện ngắn của Premchand, Ấn Độ) Cao Huy Đỉnh, Bùi Phụng dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Đội cận vệ thanh niên, t. 3, t. 4  (1945, tiểu thuyết của A. Fadeev, Nga, LX.) Bùi Hiển, Nguyễn Văn Sỹ dịch từ tiếng Pháp (H. : Nxb. Thanh niên, 1961)

Đội du kích đường sắt, t. 1 - 3 (truyện của Trí Hiệp, TQ.) Hải Đình, Thủy Nguyên, Xuân Du dịch (H. : Nxb. Lao động, 1961)

Đồng hồ điện Kremlin (1941, kịch, N. Pogodin, Nga, LX.) Thế Lữ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Gào thét (tập truyện ngắn của Lỗ Tấn, TQ.) Trương Chính dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Etel và Julius (1953, kịch của L. Kruczkowski, Ba Lan) bản dịch Anh Đào (H.: Nxb. Văn học, 1961)   

Hai niềm vui (tiểu thuyết của Lý Dật Dân, TQ.) Lê Văn Cơ dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Hai tấm huy chương  (tiểu thuyết  Arkadiy Aleksandrovich Kuleshov, 1914-78, Belorusia, LX.) Lê Chinh dịch (H.: Nxb. Thể dục thể thao, 1961)

Hãy nhớ lấy (tập hồi ký, tùy bút của A. Ruy-nich-ky, Pôn-tia, T. Borowski) bản dịch Nguyễn Viết Phương, Nguyễn Quý Tảo, Nguyễn Văn Cư, Đỗ Đức Thuật (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Hầm bí mật trên sông En-bơ (truyện tình báo của A. Na-si-bốp, LX.) Trọng Phan, Lê Anh dịch (H. : Nxb. QĐND, 1961)

Họ không cô độc (truyện của Sterjo Spasse, Albania) Nguyễn Đức Đàn dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Hoa cúc xanh (tập truyện ngắn các nhà văn Czech: Karel Čapek, Antonin Zapotocky, Jan Neruda, …) bản dịch Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Xuân Thảo, Nguyễn Thành Long, Đỗ Đức Thuật (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Hoa hồng nở bên hồ Côn Minh (tiểu thuyết của Vương Mai Định, TQ.) Vũ Hưng, Văn Tứ dịch (H. : Nxb. Lao động, 1961)

Hoa mùa xuân quả mùa thu (kịch nói 4 màn, Lão Xá, TQ.) Gió Đông dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Hoàng hôn (tiểu thuyết, Hàn Tuyết Dã, Triều Tiên) bản dịch Hồng Dân Hoa, Trương Chính, Lê Sơn (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Hoa mùa xuân, quả mùa thu (kịch nói 4 màn của Lão Xá, TQ.) Gió Đông dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Hổ phù (1942, kịch lịch sử 5 màn,  Quách Mạt Nhược, Trung Quốc) Hồ Lãng dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Hội chợ bán người (tập truyện ngắn Á-Phi, Cu-a-gia A-mát Ap-ba, Suad Dervis, Mohamed Dib) bản dịch Phan Quang, Nguyễn Văn Sĩ, Ngô Đức Thọ (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Ivanhoe, t. 1 - 2 (1820, tiểu thuyết của Walter Scott, 1771-1832, Anh) Trần Kiêm dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Khu phố không ánh mặt trời (1929, tiểu thuyết, Tokunaga Sunao, Nhật) Trương Chính, Hồng Bích Vân dịch từ Hoa văn (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Luyện mãi thành thép (tiểu thuyết của Ngải Vu, TQ.) Kỳ Ân, Bùi Hạnh Cẩn dịch (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Mạnh hơn nguyên tử (tiểu thuyết của G. Bê-rốt-cô, LX.) bản dịch Nguyễn Thụy Ứng (H. : Nxb. QĐND, 1961)   

Một câu chuyện ở Yarkutsk (1959, kịch nói của A.N. Arbuzov, Nga, LX.) bản dịch Nguyễn Nam (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Một con người ra đời (truyện ngắn của M. Gorki, Nga, LX.) Nguyễn Tuân dịch (H.: Nxb. Phổ thông, 1961)

Một thị trấn yên tĩnh (tập truyện ngắn I. Ehrenburg, LX.) Thiết Vũ, Hoàng Tuấn Nhã dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Mùa gặt, t. 1 - 3 (1950, tiểu thuyết của G. E. Nikolaeva, Nga, LX.) bản dịch Xương Lâm, Trương Đức Cơ (H.: Nxb. Văn hóa, Viện Văn học, 1961)

Ngõ Ba nhà, t. 2 – 3  (tiểu thuyết của Âu Dương Sơn, TQ.) Kỳ Ân, Bùi Hạnh Cẩn dịch (H.: Nxb. Lao động, 1961) 

Ngọn lửa trên thảo nguyên (tiểu thuyết, Ulanbacan) Văn Tùng, Bùi Sự, Thái Vỹ dịch (H.: Nxb. Nxb. Văn hóa, 1961)

Người thứ 41 (1924, tiểu thuyết, B. Lavrenev, Nga LX.) Vũ Lê dịch qua tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Người Xô-viết chúng tôi (1948, tập truyện, B. Polevoi, Nga, LX.) Nam Trân, Vũ Ngọc Phan, Lê Anh Trà dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Những người bất khuất (1943, tiểu thuyết của B. Gorbatov, Nga, LX.) Trần Bình dịch (H.: Nxb. Lao động, 1961)

Platon Krechet (1934, kịch 3 hồi 5 cảnh, Aleksandr Korneychuk, 1905-72, Ukraina, LX.) Nguyễn Nam dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Rabindranath Tagore (dịch, giới thiệu) Cao Huy Đỉnh, La Côn dịch, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Ruồi Trâu (1897, tiểu thuyết của E. L. Voynich, Anh) Hà Ngọc dịch, Nguyễn Văn Quỳ hiệu đính (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Sáng nghiệp sử, tập 1 (tiểu thuyết của Liễu Thanh, TQ.) Đào Vũ, Ngô Văn Tuyển dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Số phận con người  (1956-57, truyện ngắn của Mikhail Sholokhov, LX.) Mạnh Cầm dịch  (H.: Nxb. Phổ thông, 1961; In lại, có sửa chữa)

Sống giữa tình thương (tiểu thuyết của A. Ostrovski, LX.) Trang Hải Thao dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Tấm thảm thêu (kịch 3 màn 4 cảnh của Ca-ha Ap-đu-la) bản dịch Hoài Dương, An Xuyên (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Thanh xuân, t. 1 - 3 (tiểu thuyết, A.M. Bôi-sen-cô) Trương Chính, Phương Vân dịch  (H.: Nxb. Thanh niên, 1961)

Thơ Pabơlô Nêruđa  (thơ, Pablo Neruda, Chile) Đào Xuân Quý dịch và giới thiệu  (H.: Nxb. Văn học, 1961) 

Thơ Ravindranath Tagore (kỷ niệm 100 năm sinh) Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, … dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Tiếng hát vùng Pu-đốp-ski (tập truyện ngắn của A. Tvardovski, V. Panova, M. Prishvin, V. Zakrutkin, LX.) Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển, Nhị Ca dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961)

Truyện ngắn và ký sự (của V. V. Ovechkin, Nga. LX.) bản dịch Phạm Mạnh Hùng, Võ Minh Phú (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Truyện dân gian Hungary (chọn và dịch) Nguyễn Hải Sa chọn lọc và biên dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Truyện ngắn Mông Cổ (chọn và dịch) Phương Văn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Truyện ngắn Rumania (chọn và dịch) Hoàng Thao, Đinh Văn Chúc, Kim Lang dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Tsapaép [Chapaev] (1923, tiểu thuyết của Furmanov, Nga, LX.) Phạm Mạnh Hùng, Võ Minh Phú dịch  (H.: Nxb. Văn hoá, Viện văn học, 1961)

Tuyển tập kịch Lão Xá (gồm 4 vở kịch) nhóm Thiên Lý dịch (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Tuyển tập truyện ngắn Quách Mạt Nhược (TQ.) bản dịch Lê Xuân Vũ (H. : Nxb. Văn hoá, Viện Văn học, 1961)

Tuyển tập truyện ngắn Pushkin (Nga) Nguyễn Duy Bình dịch (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1961)

Vạn thủy thiên sơn (kịch nói, Trần Kỳ Thông, TQ.) Hồ Tố Ngọc dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Về Diên An (thơ của nhiều tác giả Trung Quốc) Hoàng Trung Thông dịch (H. : Nxb. Giáo dục, 1961)

Vở bi kịch lạc quan (1933, kịch của Vs. Vishnevski, Nga, LX.) Nguyễn Nam dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961) 

Vượt qua lưới thép (truyện của A. Na-si-bốp) Phạm Ngư dịch (H. : Nxb. Thanh niên, 1961)

Vừng hồng, t. 1, t. 2 (tiểu thuyết của Ngô Cường, TQ.) Nhật Ninh, Doãn Trung dịch (H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 1961)

Xuân đượm dòng Hải Hà, T. 1 - 2 (tiểu thuyết, Vương Sương Định, TQ.) Lê Sơn Hinh, Lê Hà dịch (H.: Nxb. Lao động, 1961)

***

Bông hồng vàng (1956, về lao động nhà văn, K. Paustovski, Nga, LX.) bản dịch Vũ Thư Hiên (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Bước đầu viết kịch (của Lý Nghi Sơn, TQ.) Thế Lữ dịch (H.: Nxb. Văn hóa-Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, 1961)

Cấu tứ trong thơ trữ tình (lý luận, của Thẩm Nhân Khang, Hoàng Bội Ngọc, TQ.) Hoàng Ngọc Quỳnh, Lê Sơn Hinh dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961, Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Làm thơ cho các em (ý kiến, kinh nghiệm của A. Berstein, K. Chukovski…LX.) bản dịch Nguyễn Xuân Trâm (H.: Nxb. Văn học, 1961)

Lịch sử văn học Xô-viết (giáo trình, Melikh Nubarov, LX.) Bùi Khánh Thế dịch, Hoàng Xuân Nhị duyệt (H.: Nxb. Văn hóa, 1961)

Mấy vấn đề về nghệ thuật viết văn (tiểu luận của E. Dobin, V. Cherbina, B. Bursov, LX.) bản dịch Trương Xuân Thâm, Đ. X. Đ., Nguyễn Văn Sĩ, Bình Dương (H.: Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, Phần 1. Tính nhân dân, tính giai cấp và tính Đảng của nghệ thuật (Viện lịch sử nghệ thuật, Viện triết học thuộc Viện HLKHLX.) bản dịch Ngọc Kỳ (H.: Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1961)

Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (tiểu luận của Vl. Scherbina, A. Ivachenko) Lê Đình Kỵ, Vũ Thư Hiên dịch (H.: Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Những mưu toan đổi mới trong nền tiểu thuyết hiện đại (tiểu luận, V. Dneprov, M. Kuznetsov, LX.) bản dịch: Trương Xuân Thâm, Chu Xuân Diên, Phùng Văn Tửu, Trần Hương (H.: Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Rabindranath Tagore (thân thế, sự nghiệp, một số tác phẩm) Cao Huy Đỉnh, La Côn biên dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1961)

Sáng tác đồng thoại và một số vấn đề khác (nghị luận, của Kim Cận, TQ.) bản trích dịch của Vũ Ngọc Quỳnh (H. : Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Sổ tay người viết văn (trích ý kiến M. Gorki, A. Chekhov,…) bản dịch Lưu Quỳnh (H. : Nxb. Văn học, Tủ sách Lý luận hướng dẫn sáng tác, 1961) 

Văn học với điện ảnh (trích bài báo và ý kiến của I. Vai-sfen, M. Rom, I. Khây-fis…) Mai Hồng dịch (H. : Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Vấn đề kế thừa di sản văn học  (nghị luận, của Hà Kỳ Phương, Phùng Chí, TQ.) Lê Hà, Vân Hồ dịch (H. : Văn học, 1961)

Viết ký sự (kinh nghiệm sáng tác của B. Polevoi, Nga, LX.) Xuân Thương dịch qua bản Hoa văn (H. : Nxb. Văn học, 1961; Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)


 

(1) Trong làng ngoài nước // Văn học, Hà Nội, s. 129 (13. 01. 1961), tr. 13; Tin văn nghệ // Tạp chí Văn nghệ, Hà Nội, s. 45 (tháng 2/ 1961), tr. 119.

(2) Hội nghị bàn về công tác văn hóa quần chúng toàn miền Bắc đã thành công tốt đẹp // Văn học, Hà Nội, s. 130 (20. 01. 1961), tr. 1

(3) Du-cơ-rốp-ski tại trụ sở Hội nhà văn // Văn học, Hà nội, s. 136 (3. 3. 1961), tr. 13.

(4) Trong làng… ngoài nước: Tác giả ‘Bước đường cùng’ đi thăm Liên Xô, Ba Lan đã về nước // Văn học, Hà Nội, s. 136 (3. 3. 1961), tr. 13.

(6) Trong làng ngoài nước: Nghị quyết của Chính phủ về chế độ nhuận bút // Văn học, Hà Nội, s. 140 (31. 3. 1961), tr. 13

(5) Trong làng… ngoài nước: học viết kịch // Văn học, Hà Nội, s. 139 (24. 3. 1961), tr. 13.

(6) Trong làng – ngoài nước: Lễ kỷ niệm Tagore ở Hà Nội // Văn học, Hà Nội, s. 150 (9 . 6. 1961), tr. 13.

(7) Lớp chỉnh huấn của hai cơ quan Hội nhà văn và Viện văn học thành công tốt đẹp // Văn học, Hà Nội, s. 149 (2.6.1961), tr. 1, 4; P.V.: Buổi kết thúc lớp chỉnh huấn mùa xuân 1961 của Hội nhà văn và Viện văn học // Văn học, Hà Nội, s. 150 (9.6.1961), tr. 4, 15.

(8) Kết quả cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ // Văn học, Hà Nội, s. 149 (2.6.1961), tr. 2

(9) Nghị quyết triệu tập Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ Ba // Văn học, Hà Nội, s. 151 (16. 6. 1961), tr. 3; Tạp chí Văn nghệ, số 50 (tháng 7/1961), tr. 1.

(10) Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam // Văn học, Hà nội, s. 153 (30. 6. 1961), tr. 3

(11) Kết quả cuộc thi bút ký do báo ‘Văn học’ tổ chức // Văn học, Hà Nội, s. 153 (30. 6. 1961), tr.2.

(12) Lễ trao giải thưởng // Văn học, Hà Nội, s. 154 (7. 7. 1961), tr. 3

(13) Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam đã được thành lập // Văn học, Hà Nội, s. 158 (4. 8. 1961), tr. 4

(14) Trong làng …ngoài nước: Giới văn nghệ sĩ VN nghiên cứu bản dự thảo Cương lĩnh ĐH 22 ĐCSLX // Văn học, Hà Nội, s. 169 (20. 10. 1961), tr. 15

(15) Trong làng … ngoài nước: Đề Thám ở câu lạc bộ hội nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. 176 (8. 12. 1961), tr. 15.

(16) Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. 176 (8. 12. 1961), tr. 15.