1962

Tháng 1:

− Ngày 5: báo Văn học số 180:

phỏng vấn: Nguyễn Khải (Một chủ đề chung quán xuyến tất cả sáng tác của tôi: Làm thế nào cho con người sống được hạnh phúc hơn), Trần Hữu Thung (Phải lo học, lo sống, lo viết); P.V. (Những ý kiến của một vài người dự hội nghị sáng tác ở Việt Bắc );

Thơ: H.S.M., miền Nam (Bơ vơ), Khương Hữu Dụng (3 bài nhỏ làm hồi KC: Lạc quan; Còn nóng hơi anh; Củ sắn), Xuân Tửu (Người của thương yêu), Duyên Hải (Nứa);

ca dao dự thi: Trần Thành (Ta hẹn đông xuân), Ngô Văn Phú (Chồng em), Nguyễn Đức Chính (Bắt chim bắt chuột), Nguyễn Như Hoàn (Ai chia…; Nóng lòng…), Mai Anh (Dở khóc dở cười);

truyện ngắn: Phạm Hổ (Bé Vân không khóc), Nguyễn Thành Long (Tổ chim);

bút ký: Ngô Văn Phú (Thầy giáo mới);

kịch: Chế Lan Viên (Một vở kịch cương);

văn thơ đả kích: P.X. (Quyền ngôn luận ở miền Nam), Tú Mỡ (Nam vô… cảnh tỉnh cảnh giác), Búa Đanh (Vịnh lái gà Ngô Đình Diệm);

‘Tìm trong vốn cổ’: Bảo Định Giang (Vè các thứ rau);

‘Trao đổi’: Chàng Văn (Trả lời các bạn về tiếng nói của quần chúng);

‘Đọc sách’: Trương Dĩnh (‘Văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX’ của Đặng Thai Mai), H.H. (‘Thơ Đồng Nai’ của Huỳnh Văn Nghệ-Nắng Hồng), H.H. (‘Đường xuân’ tập thơ về miền núi, của Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, …), P.M.T. (‘Hội chợ bán người’, tập truyện dịch Á-Phi, Nxb. Văn học);

Trần Đĩnh tường thuật (‘Tiếp tục thảo luận về lý luận’: Thể hiện cuộc sống mới, xây dựng con người mới là quy luật của văn nghệ xã hội chủ nghĩa);

Thơ: P.Neruda (Siqueiros, Nguyễn Viết Lãm dịch).

− Ngày 12: báo Văn học số 181:

phỏng vấn: Hà Minh Tuân (Văn học ta nói được đủ các mặt của cuộc sống con người Việt Nam trong vòng 30 năm nay), Nông Quốc Chấn (Người làm thơ dân tộc phải phản ánh cuộc sống của dân tộc mình, phải dùng ngôn ngữ phong cách của dân tộc mình), P.V. (Nguyễn Quang Toản: ở nông trường Phú Thọ mong có những sáng tác gợi cho người đọc suy nghĩ);

Thơ: Tuân Nguyễn (Nghe quan họ nhớ mái nhì), Anh Thơ (Rừng cau Sơn Lĩnh), Nam Trân (Hưng Yên), Phan Trác Hiệu (Gửi U Minh);

ca dao dự thi: Trần Lê Đệ (Chưa đi chưa đành; Ông bảo thủ; Trách ai...), Nguyên Hồ (Hai bố con);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Buổi học giữa đồng), Nguyễn Thị Miêng (Đốm lửa trên mặt biển);

văn thơ đả kích: P.X. (Lệnh khẩn cấp cho văn nghệ sĩ miền Nam), Hoàng Tỵ (Tổng Ngô báo động), Trà Ngân (Lại chuyện chó Mỹ và tổng Ngô);

‘Đọc sách’: Trần Tuấn Lộ (‘Mùa gặt’, tập thơ Hằng Phương), Phan Minh Thảo (‘Truyện ngắn và ký sự’ của Ovechkin), Hoàng Hoa (Sách mới của Nxb. Văn hóa: ‘Thơ văn Nguyễn Quang Bích’; ‘Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn’; ‘Thơ Hoàng Đức Hậu’);

tường thuật: Trần Hữu Thung (‘Tiếp tục thảo luận về lý luận’: Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn nghệ);

Thư Hồ Chủ tịch gửi họa sĩ Picasso;

truyện ngắn: L. Stoyanov, Bulgaria (Ha-chi-giê, Vi Quốc Bảo dịch từ tiếng Pháp).

− Ngày 19: báo Văn học số 182:

phỏng vấn: Nguyên Ngọc (Phải hiện thực hơn nữa), Bàn Tài Đoàn (Tôi học tập thơ miền xuôi nhưng chú ý giữ tính chất dân tộc);

tin: Lưu Quỳnh (Câu lạc bộ thanh thiếu niên xã Hoàng Văn Thụ đọc sách của chúng ta);

truyện ngắn: Vũ Cận (Trừng phạt);

Thơ: Hoàng Duy (Bài ca xây dựng), Xuân Hồng (Gửi em, cô giáo mới), Tân Trà (Cành mai vàng), Đoàn Văn Cừ (Đón xuân), Quang Dũng (Rừng);

văn thơ đả kích: P.X. (Mỹ Diệm đối với văn nghệ sĩ và trí thức miền Nam), Huyền Thanh (Vịnh gia đình trị họ Ngô);

Chàng Văn (Trao đổi);

‘Đọc sách’: Bùi Minh Quốc (‘Những người cùng làng’ của Vũ Cao); Phan Cự Đệ (‘Lều chõng’ của Ngô Tất Tố);

Hữu Thung tường thuật (‘Tiếp tục thảo luận về lý luận’: Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn nghệ);

Minh Trai tường thuật (‘Tiếp tục thảo luận về lý luận’: Vấn đề nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc trong văn nghệ);

truyện G. Borovich, LX. (Chuyện Cuba);

− Ngày 26: báo Văn học số 183 và 184 (số Tết Nhâm Dần):

Hoàng Trung Thông (Chào đón một mùa xuân mới);

thơ: Tế Hanh (Chuyện em bé cười ra đồng tiền), Minh Huệ (Con và đất xanh), Tú Mỡ (Ngày xuân thơ xuân), Xuân Diệu (Hoa nở sớm), Xuân Sách (Đi tàu đường 5), Huy Cận (Bài thơ lúa mới), Hoàng Trung Thông (Trên hồ Ba Bể), Hoàng Minh Châu (Thơ trên rừng), Đào Xuân Quý (Cây đào Tô Hiệu), Yến Lan (Theo gió xuân lên biên giới), Chế Lan Viên (Chúc mừng nhà thơ Nazim Hikmet 60 tuổi);

truyện ngắn Kim Lân (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê), Mai Liêm (Cái kết thúc);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Bùi Vợi (Cơn giông);

Thành Duy sưu tầm (Ca dao hò đấu tranh chống Mỹ-Diệm);

văn thơ trào phúng: Xích Điểu (Tam đa chúc thọ), Nam Hương (Mộng tổng Ngô), Phú Sơn (Tiệc tết của tổng Diệm), Thợ Rèn (Trâu bò lo tết), Nguyên Hồ (Ông tỉnh ông say);

Đồ Phồn (Một giấc mơ…như thật);

tiểu luận: Trường Lưu (Tâm sự ngày xuân của những người làm thơ ở Sài Gòn);

 Huệ Viên (Nguồn gốc phiên chợ chữ ngày tết ở phố Hàng Bồ);

‘Đọc sách’: Lê Đình Kỵ (‘Gió lộng’, tiếng nói đồng tình đồng chí);

truyện G. Borovich, LX. (Chuyện Cuba, tiếp), Paustovski (Con nhái ộp oạp, Văn Cơ dịch);

ngụ ngôn T.Q. (Nguyễn Hồng Dũng dịch): Cảnh Thăng (Tôi luyện), Lưu Chinh (Thân thiện), Kim Chi (Cây lúa bạc lạc).

− Trong tháng 1: tập san Nghiên cứu văn học số 1/62:

Vũ Đức Phúc (Con người mới và cuộc sống mới trong văn học);

Nam Mộc (Đọc ‘Voòng Dìn’ của Hoài Giao);

Trần Thanh Mại-Trương Chính (Khuynh hướng hưởng lạc trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX);

Nguyễn Văn Hoàn (Bàn thêm về việc hiệu đính ‘Truyện Kiều’);

George Radu (Mihai Sadoveanu, nhà văn lớn nhất của Rumania);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Văn học và xã hội);

‘Đọc sách’: Lê Huy Tiêu (‘Dưới ngọn cờ hồng’, tiểu thuyết của Lương Bân, TQ., bản dịch Nxb. Văn hóa);

‘Sưu tầm’: Tam Thanh (Thơ trào phúng của Phan Điện);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình trong tháng 11/1961);

‘Sách mới’: Minh Hương (‘Những người thợ mỏ’, tiểu thuyết Võ Huy Tâm), Anh Vũ (‘Xung đột’ quyển I, truyện của Nguyễn Khải), Vân Hồ (‘Cao điểm cuối cùng’, tiểu thuyết của Hữu Mai), Thanh Hoa (‘Những người cùng làng’, tiểu thuyết của Vũ Cao).

 

 

− Trong tháng 1: Tạp chí Văn nghệ số 56:

T.C.V.N. (Năm 1962 đã bắt đầu);

thơ Huy Cận (Những chân trời), Ca Lê Hiến (Nắng chiều), Hoàng Minh Châu (Tiếng ve; Chuyện phim), Anh Thơ (Bài thơ dương liễu), Xuân Diệu (Ông-cụ-trồng-cây);

truyện ngắn Tô Hoài (Những ngày đầu);

tiểu luận Xuân Diệu (Mấy ý nghĩ về thơ đả kích);

chùm thơ đả kích: Bạch Cư Dị (Con rồng đầm đen, Hoàng Tạo dịch), S. Petofi (Tặng nguyên đán 1849; Cả bọn vừa đem ra treo cổ, Xuân Diệu dịch), V. Hugo (Đời vui, Nguyễn Viết Lãm dịch; Lời cuối cùng, Xuân Diệu dịch), H. Heine (Những người thợ dệt miền Silezi, Huy Cận dịch), Aragon (Một bài thơ chửi Mussolini, Tế Hanh dịch), Neruda (Gió trên mộ Lincoln, Đào Xuân Quý dịch);

truyện T. Aitmatov (Djamilia, Nguyễn Văn Sĩ dịch từ tiếng Pháp);

tiểu luận A. Serghers (Bàn về chiều sâu và chiều rộng trong văn học, Trần Hưng dịch), Mai Thúc Luân (Chất sáng tạo trong ‘Câu chuyện Irkut’), Tế Hanh (Heinrich Von Kleist, 1777-1881);

‘Tiến tới Đại hội văn nghệ lần thứ ba’: Hoàng Trung Thông (Vấn đề thể hiện cuộc sống mới và con người mới trong tác phẩm văn học), Hồng Cương (Cuộc sống mới và con người mới), Vũ Tú Nam (Hai thuận lợi lớn của chúng ta);

‘Thời sự văn nghệ’: Nguyễn Đình Phúc (Nhạc phim chuyện), Hồ Bắc (Vài nét về nền âm nhạc Tiệp Khắc), Mai Ngữ (Xem phim ‘Đất vỡ hoang’), Xuân Trình (Kịch ‘Hổ phù’ trên sân khấu cải lương), Trương Qua (Qua cuộc triển lãm tranh tượng đề tài bộ đội);

‘Đọc sách’: Trần Hải (‘Bông hoa đỏ’, tập truyện ngắn Văn Dân, Tủ sách Mùa đầu), Lê Phan (Nhân đọc quyển ‘Mùa hoa nở’, tập thơ chọn lọc, của Trần Nhật Lam, Trần Cẩn, Lưu Trùng Dương,…Nxb. Phổ thông).

− Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ quân đội số 1/62:

truyện ngắn: Trúc Hà (Lưới ngầm), Lâm Phương (Sức đẩy), Quang Hân (Cô Nhung);

hồi ký: Hà Thị Quế (Lòng tin, Ngọc Tự ghi);

thơ Xuân Hoàng (Sáng biên phòng), Phan Trác Hiệu (Mùa gặt; Rẽ gió), Vân Long (Không mất), Thạch Quỳ (Mà thương cũng nhiều), Nguyễn Trọng Oánh (Người chủ tương lai), Lưu Trùng Dương (Bàn tay anh lính miền Nam);

ca dao Đinh Khuyến, Hà Pha, Chính Dương, Trần Đức Các, Lê Đình Bảo, Thanh Xuân, Ngô Quang Thẩm;

truyện: Tarassenko (Giấc mơ của những kẻ khác, Xuân Khánh dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Hồ Nhị Quang (Văn nghệ quân đội bước mạnh vào năm 1962), V.N.Q.Đ. (Cuộc phỏng vấn của chúng tôi đã thu được kết quả tốt), Văn Phác (Góp ý kiến về tính chiến đấu và tính thời đại của sáng tác), Trần Đĩnh (Vài ý nghĩ về viết hồi ký), Dũng Hà (Suy nghĩ của tôi sau khi đọc ‘Cao điểm cuối cùng’), Mai Ngữ (Đọc ‘Những người cùng làng’ của Vũ Cao), Nguyễn Khải (Suy nghĩ, trao đổi), Trọng Loan (Xem vũ kịch ‘Ngọn lửa Nghệ Tĩnh’ năm nay), Mai Văn Hiến (Xem triển lãm tranh tượng về đề tài bộ đội), P.V. (Tin về Hội nghị bạn viết toàn quân và cuộc họp mặt của TCCT với văn nghệ sĩ trong ngoài quân đội).

Tháng 2:       

− Ngày 2: Hội nghị bàn kế hoạch kỷ niệm 200 năm sinh thi hào Nguyễn Du, do Viện Văn học, được UBKH nhà nước ủy nhiệm, triệu tập; 80 người dự; Phó chủ nhiệm UBKHNN Nguyễn Khánh Toàn khai mạc; thư ký tổ Cổ cận Viện văn học Trần Thanh Mại trình bày các nội dung cụ thể dự định làm trong dịp kỷ niệm, các đại biểu góp ý kiến; các việc dự kiến: tổ chức thảo luận ý nghĩa giá trị Truyện Kiều, tiến tới viết một chuyên luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều; xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Du và các tập tiểu luận về Nguyễn Du; tiến tới một toàn tập Nguyễn Du; nêu một số việc khác: dựng tượng, vẽ chân dung, xây khu lưu niệm, sưu tập di vật, tiến tới lập bảo tàng.(1)

− Ngày 9: báo Văn học số 185:

phỏng vấn: Võ Huy Tâm (Phải chú ý hơn nữa đến tính dân tộc), Xuân Cang (Phải lăn lộn thêm vào đời sống thực tế), V.L. (Ý kiến một nhóm học viên khoa xã hội trung cấp sư phạm Hải Phòng);

thơ: Thanh Hải, miền Nam (Bốn bài thơ xuân), Anh Thơ (Hội đu xuân), Nguyễn Xuân Sanh (Ông lão chăn dê), Chế Lan Viên (Hái lộc), Vũ Cao (Ngang dốc núi);

ca dao dự thi: Linh Kha (Như đôi chim nhỏ; Ánh đèn bổ túc; Giấy khen), Đào Quang Vinh (Lại là em tôi), Hồ My (Nhắn; Trồng xoan);

truyện: Kim Lân (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, tiếp);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Hoài Giang (Chiếc bình hoa ngày tết);

Phan Minh Thảo (Hướng về Nam, tường thuật cuộc mittinh của văn nghệ sĩ 28/1/1962);

‘Đọc sách’: Trần Vượng (‘Con nai đen’, kịch Nguyễn Đình Thi), V.H. (‘Truyện Tây Sương’ của Lý Văn Phức);

Việt Lương (Những bài thơ của khoa học).

− Ngày 16: báo Văn học số 186:

phỏng vấn: Nguyễn Văn Bổng (Muốn có lòng tự tin để sáng tác, cần phải đi vào thực tế cuộc sống), Nguyễn Quang Sáng (Đi thực tế gây vốn cho khá, là chuyện phải lo trước, chớ chưa phải là chuyện viết); P.V. (Một số giáo viên trường Trần Phú, Vĩnh Phúc: ‘…rất mong được các nhà văn đến nói chuyện, tiếp xúc, giúp học sinh nâng cao lòng yêu văn học’; Một số giáo viên văn ở Phúc Yên: ‘Ta có nhiều truyện ngắn hay’);

thơ Nông Minh Châu (Năm năm ta bước), Phạm Hổ (Gặp rừng), Vương Linh (Xuân chiến hào; Xuân về), Hằng Phương (Xuân trong bệnh viện), Thanh Hào (Trở về tổ quốc);

truyện Kim Lân (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, tiếp);

bút ký Huy Phương (‘Nhân danh bánh mỳ không mất tiền…’);

thơ của X. từ miền Nam gửi ra (Thuế!);

‘Bảo nhau’: Việt Sơn (Một bài luận gửi anh thợ chữa đồng hồ), Phạm Lê Văn (Lỡ tàu), Đào Văn Sáng (Chuẩn bị một đại hội);

‘Đọc sách’: Vũ Đức Phúc (‘Những người thợ mỏ’, tiểu thuyết Võ Huy Tâm);

Lưu Trọng Lư (‘Câu chuyện Irkut’, một vở kịch làm chúng ta suy nghĩ);

Văn Giáo (Nghệ thuật hiện thực Ba Lan);

thơ Á-Phi: Hayril Anwar, Indonesia (Giai đoạn, Tấn Hòe dịch qua tiếng Nga), Giăng-ma-ri Ki-tít-va, Công-gô (Trống đánh, Hồ Lý dịch qua tiếng Nga).

− Ngày 23: báo Văn học số 187:

phỏng vấn: Phạm Hổ (Nhà thơ cũng phải sống như một nhà tiểu thuyết), Hoàng Xuân Nhị (Nếu ta gắn được cái trữ tình vào cái lớn của cuộc sống bây giờ, nó sẽ thành một cái gì thật đẹp), P.V. (Ý kiến một số học viên trường Bổ túc công nông Văn Điển);

thơ: Tế Hanh (Mấy bài thơ ngắn), Lưu Trọng Lư (Em thời gian, ngừng tay), Vũ Hồng Giang (Chiếc nón);

truyện: Kim Lân (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, tiếp, hết);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trương Tư Tần (Chim én ngày xuân), Vũ Minh Am (Những chú bé đánh giày ở Bô-kê);

văn thơ đả kích: Phú Sơn (Hỏa tiễn Mỹ chửi Mỹ), Nguyễn Đình (Chia mừng);

‘Đọc sách’: Phạm Học Hải (‘Khu phố không ánh sáng mặt trời‘ của Tô-cư-na-sư-ô, bản dịch, Nxb. Lao động), Nguyễn Lê Đoan (Mấy ý kiến về hai tập thơ ngụ ngôn viết cho thiếu nhi của Nxb. Kim Đồng);

Chế Lan Viên (Vài ý nghĩ sau khi xem ‘Câu chuyện Irkut’),

Trần Vượng (Xem ‘Câu chuyện Irkut’);

Thơ: Pushkin (Người kỵ sĩ bằng đồng, Nguyễn Xuân Sanh trích dịch; Gửi Chadaev, Thúy Toàn dịch; Evgeny Onegin, Nguyễn Xuân Sanh trích dịch);

thơ Á-Phi: G. Barbosa, Cap-ve (Bài thơ biển, Việt Lương dịch), Antonio Fernandez de Olivera, Angola (Tình yêu và tương lai, Tế Hanh dịch qua tiếng Pháp)

− Trong tháng 2: tập san Nghiên cứu văn học số 2/62:

Đặng Thai Mai (Trên kinh nghiệm năm vừa qua, ấn định phương hướng phấn đấu năm tới);

Đinh Gia Trinh (Louis Aragon, nhà thơ vĩ đại của nhân dân Pháp ngày nay);

Vũ Ngọc Phan (Đọc tạp chí ‘Châu Âu’, số đặc biệt về văn học Việt Nam);

Nguyễn Nghiệp (Qua những ý kiến khác nhau về ‘Sơ kính tân trang’ của Phạm Thái);

Hoàng Ngọc Phách (Từ Diễn Đồng, một nhà thơ yêu nước);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Cơ sở xã hội tác động một cách quyết định nhưng quanh co phức tạp đến văn học);

‘Đọc sách’: Hữu Hồng (Hình tượng Chu Lão Trung, Nghiêm Chí Hòa và sự biểu hiện các nhân vật ấy [trong tiểu thuyết ‘Dưới ngọn cờ hồng’ của Lương Bân, TQ.);

 Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình trong tháng 12/61);

‘Sách mới’: Phong Lê (‘Đêm mùa xuân’, tập truyện Vũ Thư Hiên, Nguyễn Duy Thịnh, Hồ Phương, Nxb. Lao động);

‘Sưu tầm’: Trần Văn Giáp (Thơ Nguyễn Thiện Kế).

− Trong tháng 2: Tạp chí Văn nghệ số 57 (tháng 2/62):

bút ký: Xuân Diệu (Chào cái mới ngày càng nảy sinh và phát triển), Minh Huệ (Những người thợ rừng);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Trang hoa);

truyện ngắn: Xuân Cang (Bài ca du kích);

thơ: Hoàng Trung Thông (Trên đèo Phia Đén), Phan Lương (Trồng cây xanh), Giang Tâm (Leo núi), Xuân Diệu (5 bài thơ tình: Tình yêu san sẻ I, II; Anh nhớ thương ai; Mượn nhà vũ trụ; Tình yêu muốn hóa vô biên);

tiểu luận: Nguyên Hồng, Như Phong (Thể hiện cuộc sống mới, con người mới);

phê bình: Nam Mộc (‘Những người thợ mỏ’của Võ Huy Tâm), Nguyễn Huệ Chi (Thử đánh giá ‘Xung đột’ phần II);

 ‘Đọc sách’: Đào Xuân Quý (Hai tập thơ ‘Mùa đầu’), Hà Hải (‘Nhịp sống mới’, tập bút ký của 14 tác giả);

trích tiểu thuyết E. Hemingway (Ông già và biển cả, Huy Phương dịch qua tiếng Pháp);

Huy Cận (Chúc mừng Nazim Hikmet);

Thơ: Nazim Hikmet (Nhân loại lớn; Ru, Xuân Diệu dịch).

Thời sự văn nghệ: Sông Trà (Các danh nhân thế giới nói về họa sĩ Picasso), Dương Ngọc Đức (Tìm hiểu tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Arbuzov, tác giả ‘Câu chuyện Irkut’), Giang Hội (Tiến tới đại hội diễn nghệ thuật mùa xuân 1962), Hoàng Chương (Những điệu hát trong ca kịch bài chòi), Phạm Phúc Minh (Công tác sưu tầm ca nhạc dân gian trong hai năm qua 1961-62’);

Phùng Bảo Khuê (Đình làng Đình Bảng được hoàn phục);

tiểu luận Kuzntsov, thứ trưởng văn hóa LX (Sân khấu, kịch bản và cuộc sống, Nguyễn Đức Lộc dịch);

 

− Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ quân đội số 2/62:

tùy bút: Văn Phác (Gửi một người đồng đội cũ);

bút ký: Nguyễn Ngọc Tấn (Những ngày cuối năm);

truyện ngắn: Xuân Sách (Lỡ đò), Trần Ngọc (Một bi-đông nước), Hải Hồ (Bến xuân), Trần Kim Thành (Đường xuân);

hồi ký: Lê Quang Hòa (Ánh sáng mùa xuân ở nhà tù Sơn La, Xuân Khánh ghi);

thơ: Lưu Trùng Dương (Hoa xuân trên chiến hào), Phù Thăng (Kỷ niệm), Phạm Ngọc Cảnh (Tết đường số 9; Têt chiến khu), Trần Cẩn (Đêm giao thừa; Xuân hải đảo), Lâm Tường (Xuân núi rừng; Nắng mới), Huy Cận (Chị nữ dân quân vùng biển), Đồ Phồn (Bức thư ngày tết);

ca dao: Trân Biên, Linh Kha, Bùi Kim, Hồ Trường;

thơ đả kích: Th.T. (Mỹ Diệm Nhu Xuân);

kịch: Hoài Giao (Bức điện ngày xuân);

tạp văn: Thanh Tịnh (Đầu năm Dần, kể một số chuyện vui về hổ);

phú: Lê Kim (Tiễn năm Trâu đón năm Hổ);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Như Phong (Vài ý nghĩ về chức năng văn nghệ), Huỳnh Văn Nghệ (Tôi viết hồi ký đầu tiên ‘Ra mặt trận’), Nguyên Ngọc (Sáng tác là một hành động nhận thức); Vũ Cao (Đọc tập thơ ‘Gió lộng’ của Tố Hữu), Nhất Hiên (‘Con chim vành khuyên’, một bộ phim trữ tình ca ngợi cuộc sống); P.V. (Ý nghĩ đầu năm của một số văn nghệ sĩ quân đội: Thùy Chi, Thanh Nga, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Văn Thông, Nguyệt Ba).

 

Tháng 3:

− Ngày 2: báo Văn học số 188:

phỏng vấn: Anh Thơ (Hội cần chú ý bồi dưỡng thêm các cây bút phụ nữ), P.V. (Một số bạn đọc cảng Hải Phòng: ‘Văn học cần đáp ứng đòi hỏi nhiều mặt của người đọc; Ở trung đoàn thủ đô: ‘Mong mỏi nhà văn khích lệ hơn nữa tinh thần chiến sĩ’);

truyện ngắn: Bùi Ngọc Tấn (Chuyến tàu đêm);

bút ký: Huỳnh Ngọc Lý (Biên giới Xi-ma-cai đỏ lửa);

thơ: Lưu Quang Thuận (Bác Hồ nhắc nhở trồng cây), Tuân Nguyễn (Nghe nhạc J. Stauss; Nắng kháng chiến), Xuân Diệu (Căm giận), Hoàng Tố Nguyên (Sang xuân);

Tham luận của Hội văn nghệ giải phóng gửi Hội nghị nhà văn Á-Phi ở Cairo (Tương lai văn nghệ miền Nam không phải do bọn Mỹ Diệm định đoạt);

văn thơ đả kích: Vũ Địch (Cố đại tướng Pháp gửi đại tướng Mỹ), Nguyễn Đình (Lại chia mừng);

‘Đọc sách’: Ngô Văn Phú (‘Ca dao kháng chiến’, Nxb. QĐND), H.H. (Sách mới: ‘Gió nam’, truyện thơ Trần Hữu Thung; ‘Vững một niềm tin’, ca dao miền Nam, Thành Duy sưu tầm; ‘Đi thăm chồng’, tập truyện nông thôn, Nxb. Phụ nữ; ‘Qua nửa’, tập truyện và ký của Xuân Vũ; ‘Chim đầu đàn’, truyện thơ Thiên Lương; ‘Quang Trung’, kịch lịch sử của Trúc Đường);

Nghệ thuật: Đoàn Anh Tuấn (Vài ý kiến về dàn nhạc dân tộc); Ngọc Quang (Xem triển lãm văn học ở Văn Miếu Hà Nội);

kịch: Fê-ren Mô-na, Hungary (Hòn tẩy, Xuân Tửu dịch).

− Ngày 3: tại trụ sở báo Văn học, cuộc họp trao đổi ý kiến về tiểu thuyết Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm; một số nhà phê bình nghiên cứu của Viện văn học, một số nhà văn và bạn đọc tới dự và phát biểu ý kiến. (2)

− Ngày 9: báo Văn học số 189:

Nghị quyết của Hội nghị nhà văn Á-Phi tại Cairo 15/2/1962 về tình hình miền Nam VN;

‘Văn học’ phỏng vấn: Trần Văn Cẩn (Tránh bớt những việc sự vụ; đi và vẽ), Phạm Văn Khoa (Các bạn nhà văn cần viết kịch bản phim);

Thơ: Chế Lan Viên (Cờ giặc Mỹ), Nguyễn Xuân Sanh (Nhớ biển), Hoàng Trung Thông (Huyện ủy miền núi), Ca Lê Hiến (Nhớ dừa), Ngô Văn Phú (Đường quê mới), Lưu Trùng Dương (Lời em bé miền Nam bị cha thiêu chết), Trinh Đường (Tội càng nhiều);

truyện ngắn: Mai Ngữ (Câu chuyện một nhà giữ trẻ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hồng Ánh (Hẹn hò), Lê Pháp (Thầy giáo);

văn thơ đả kích: L.Q. (‘Đường lối’, ‘cơ cấu mới’ của Mỹ-Diệm về văn học ở Sài Gòn), Lã Vọng (Nhắn Ha-kin); ư

‘Đọc sách’: Hà Minh Đức (‘Sóng gầm’ của Nguyên Hồng);

‘Sách mới’: V.H. (‘Vân Đài loại ngữ’ của Lê Quý Đôn), H.H. (Những tập truyện ngắn trong tủ sách ‘Mùa đầu’ của Nxb. Văn học: ‘Dòng sữa’ của Trần Thanh Giao; ‘Đêm tháng Mười’ của Bùi Ngọc Tấn; ‘Thông reo’ của Lê Bầu);

Tin (Đại hội các nhà văn và nhà hoạt động văn hóa Cuba);

− Ngày 16: báo Văn học số 190:

‘Văn học’ phỏng vấn: nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát (Cần chú trọng những hình thức dân tộc thích hợp với cuộc sống mới của nước ta), diễn viên Thúy Vinh (Bốn năm qua là giấc mơ đẹp nhất của tôi), PV. (Trong một phòng đọc sách thiếu nhi);

Thơ: Hoàng Duy (Thăm đồng chí cũ), Vĩnh Mai (Cửa Tùng), Xuân Miễn (Gửi rừng Nam Bộ), Huyền Kiêu (Mời lên núi);

bút ký: Hà Minh Tuân (Rừng);

văn thơ đả kich: P.X. (‘Văn tác’), Học Giới (Bom Mỹ choảng đầu Diệm), Bút Nhọn (Đáng kiếp), Lê Kim (Nhà Ngô mạt vận);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (‘Gió nam’, truyện thơ Trần Hữu Thung), VH. (Sách cho các em của Nxb. Kim Đồng);

Vương Như Chiêm (Xem triển lãm tranh khắc về khu khai hoang ở đông bắc Trung Quốc); Vi Kiến Minh (Phòng triển lãm đầu tiên của chúng tôi);

truyện ngắn: A. Gaidar, LX. (Hòn đá nóng, Trần Khuyến dịch từ tiếng Nga);

Fidel Castro (Chúng ta, lớp người gieo mầm cho tương lai).

− Kết quả cuộc thi ca dao của báo Văn học: không có giải nhất; 3 giải Nhì: Nguyên Hồ (Chống hạn; Đóng xe cút-kít; Ông thủ cựu; Bón vôi; Làm cỏ; Coi chừng); Ngô Văn Phú (Mây và bông; Ai lên thưa với Bác Hồ; Hiến kế); Nguyễn Minh Thế (Hỏi em); 4 giải Ba: Lê Sĩ Quế (Nhận ra nhau); Linh Kha (Ánh đèn bổ túc; Như đôi chim nhỏ); Giang Quân (Đến hay); Nguyễn Thị Như Mai (Kể chuyện nhà nông); 11 giải Khuyến khích: Trần Ngọc Chấn (Của riêng của chung); Nguyễn Gia Nùng (Chồng em); Mai Thế Chính (Tìm); Nguyễn Ngọc Khoa (Đêm trong rừng); Nguyễn Khoa (Tưởng như; Nhớ mãi); Nguyễn Bính (Hay là; Đừng lo); Phạm Thị Mận (Con lợn lang); Trần Quê (Một công); Phạm Văn Kính (Thủ kho); Trần Lê Đệ (Trách ai; Hát rằng); Bút Ngữ (Thương cả đôi nơi; Thương nhớ); ngoài ra còn tặng 1 giải sưu tầm: Thành Duy với tập ‘Ca dao đấu tranh thống nhất’. (3)

− Ngày 20: Cuộc họp BCH Hội LHVHNTVN ra nghị quyết về Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba. (4)

− Ngày 23: báo Văn học số 191:

phỏng vấn: Trần Vượng (Một giờ với Thế Lữ);

P.V. (Chị Trần Minh Châu, chủ nhiệm Nxb. Phổ thông: Chúng tôi đang cố gắng nâng cao chất lượng sách phổ thông);

Thơ: Chế Lan Viên (Con cò), Vân Đài (Mùa xuân lên núi), Vũ Cận (Quay súng), Xuân Hoàng (Qua Bắc Sơn);

truyện ngắn: Vũ Lê Mai (Kỷ niệm);

bút ký: Bàng Sĩ Nguyên (Việt Trì);

thơ đả kích: Vĩnh Mai (Tổng thống ngâm);

‘Đọc sách’: Nam Trân (‘Về Diên An’, thơ Trung Quốc, Hoàng Trung Thông dịch); H.H. (‘Đường lên hạnh phúc’, diễn ca của Nguyên Hồ);

Vũ Lân (Gặp những nghệ sĩ trong đoàn xiếc Moskva);

tiểu luận: K. Fedin, LX. (Những lý tưởng vĩ đại của thế giới mới, Hoài Lam dịch).

− Ngày 30: báo Văn học số 192:

Tuyên ngôn chung của Hội nghị lần thứ II các nhà văn Á-Phi;

phỏng vấn: nhà điêu khắc Trần Văn Lắm (Tư tưởng và tình cảm của nghệ sĩ là yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công của tác phẩm), Nguyễn Văn Thông, đạo diễn phim ‘Con chim vành khuyên’ (Mong các nhà văn thấy rõ việc giúp đỡ xây dựng nền điện ảnh là trách nhiệm của mình), Võ Quảng (Hội nhà văn nên đứng ra xây dựng một đội ngũ viết cho thiếu nhi);

thơ: Lưu Trọng Lư (Bên hồ), Phạm Hổ (Mùa lúa khai hoang), Lê Ngân (Tặng em), Trúc Thông (Pháo và trời xanh), Nguyễn Hải Trừng (Trẻ gieo mầm sống giặc phun hoang tàn), Tế Hanh (Gửi Attila Josef);

truyện ngắn: Huy Phương (Mũi hàn);  

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Đỗ Lịnh Cường (Con kiến), Đỗ Văn Liên (Trở về quê hương cày ruộng);

Văn thơ đả kích: P.X. (Bọn giết người kỷ niệm Hai Bà), Nguyễn Đình (Can thêm);

 ‘Đọc sách’: Phan Minh Thảo (‘Béc-ti-li-ôn 166’ của J. S. Puigue), Tạ Hữu Thiện (‘Tiếng khèn người Mông’ của Bế Dôn);

Sơn Nam (Vài nét về Hội diễn mùa xuân khu vực 9 tỉnh tại Hà Đông);

Thơ Hungary: S. Petofi (Em làm gì đó, em may gì đó, Nguyễn Xuân Sanh dịch; Cuộc chiến tranh ấy, Tố Hữu dịch); A. Josef (Trái tim trong trắng; Tổ quốc, Tế Hanh dịch).

− Ngày 30, buổi tối, báo Văn học trao giải cuộc thi ca dao; ban tổ chức công bố giải, Tú Mỡ thay mặt ban chấm thi nêu nhận xét những ưu điểm và hạn chế; các tác giả Nguyên Hồ, Ngô Văn Phú, Nguyễn Minh Thế, Lê Sĩ Quế, Nguyễn Thị Như Mai đọc các bài ca dao được giải.(5)

− Trong tháng 3: tập san Nghiên cứu văn học số 3/62:

Hoàng Trinh (Bàn về chủ nghĩa tự nhiên trong văn học);

Đinh Gia Khánh (Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ tích);

Tảo Trang (Chiêu Hổ và Phạm Đình Hổ);

Nguyễn Đức Vân (Giá trị bộ tiểu thuyết ‘Hồng lâu mộng’);

Nguyễn Khoa Bội Lan (Các khuynh hướng tiêu cực và phản hiện thực trong văn thơ ở vùng Mỹ-Diệm); 

Chu Nga (Nhân vật Davydov trong ‘Đất vỡ hoang’ của Sholokhov);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình trong tháng 1/1962);

‘Sách mới’: Cẩm Tâm (‘Con nai đen’, kịch Nguyễn Đình Thi), Vũ Đức Phúc (‘Người con gái Cao Bằng’, hồi ký Vọng Bình, Học Phi ghi), Hồ Ngọc (‘Mở hầm’, tiểu thuyết Nguyễn Dậu), Huyền Phương (‘Tú Xương, con người và nhà thơ’ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Bùi Văn Nguyên (‘Bồ đề’ và ‘bồ đằng’).


 

 


 

− Trong tháng 3: Tạp chí Văn nghệ số 58:

nghị luận: Hoàng Trung Thông (Bút ký, ký sự, thể loại văn học phản ánh sự nhạy bén cuộc sống mới), Chế Lan Viên (Sức mạnh và lòng dân), Lưu Trọng Lư (Tại sao?);

bút ký: Huyền Kiêu (Mở đường sông Mã);

thơ: Xuân Diệu (Phải sàng ra phải lọc ra), Phạm Long (Bài ca của đi dò lòng đất), Vương Linh (Tiễn em vào bệnh viện thăm anh; Đào thông ao thả cá);

Phạm Hổ (Trên sông Chảy);

Tiểu luận, phê bình: Đỗ Đức Dục (Đọc tiểu thuyết ‘Phất’); Xuân Diệu (Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán); Xuân Trường (Tính thời đại và con người mới); Tạ Mỹ Duật (Nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc);

‘Thời sự văn nghệ’: Trường Lưu (Bước tiến mới của phong trào văn nghệ quần chúng), Xuân Trình (Gặp nhà phê bình V. Ozerov);

Nghệ thuật: Nguyễn Thịnh-Phùng Bảo Khuê  (Chùa Bút Tháp, một di sản văn hóa quý báu), Lê Thanh Đức (Triển lãm nghệ thuật về Cách mạng Ba Lan), Ngọc Mai (Xiếc Mông Cổ ở Việt Nam), Đào Trọng Từ (Paul Roberson, một nghệ sĩ chân chính), Trọng Loan (Sáng tác hành khúc cho bộ đội hát), Phạm Tuyên (Âm nhạc trên Đài phát thanh);

‘Đọc sách’: Hải Hồ (Đọc ‘Cao điểm cuối cùng’), Thái Hoàng Linh (‘Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi’);

Bút ký: M. Gorki (Thành phố con quỷ vàng, Trọng Đức dịch);

Thơ: H. M. Darmid, Scotland (Chống căn cứ tên lửa Pô-la-rít);

chùm thơ văn Á-Phi: truyện Alifa Omar Pacha Itrif, Syrie (Người thân yêu nhất chết rồi, Nguyễn Văn Nhàn dịch), Aziz Nesin (Bốn bao thuốc lá, Tảo Trang dịch); thơ Ka-xê, Cameroon (Chiến đấu cho tự do, Hoàng Trung Thông dịch), Mi-ka-la, Mozambique (Thanh âm sống lại, Hoàng Trung Thông dịch), Ovidio Martins, Cap Vert (Đảo xanh, Tế Hanh dịch), U. Xăm-ben, Mông Cổ (Đến nấm mộ cũng còn chưa có, Đào Xuân Quý dịch), H. Ban-da-ka-rô, Indonesia (Không mọt ai lại muốn trở lùi, Hoàng Trung Thông dịch), Nosaka, Nhật Bản (Gà đang gáy ran, Hoàng Trung Thông dịch);

Tvardovski, LX. (Những vấn đề văn học, Lưu Quỳnh dịch).

− Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội  số 3/62:

truyện ngắn: Xuân Sách (Suối cũ), Mai Thế Chính (Trung đội trưởng của tôi), Nguyễn Trọng Oánh (Tiếng xuân);

hồi ký: Nhạn Lai Hồng (Đồng chí Sài Gian), bút ký Nguyễn Ngọc Tấn (Những tên ngu dốt, về mấy can phạm vụ C47);

thơ: Ngô Văn Phú (Lửa đêm), Giang Nam (Hội mùa tháng bảy), Thanh Hải (Bài ca nghĩa quân), Phạm Phú Thang (Biển nông trường), Mai Liêm (Một bài thơ tình của người thủy thủ), Thanh Tịnh (Gửi về Nam), Hoài Giao (Mùa khô);

truyện: A. Tvardovski (Côt-chi-a, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Tuyên bố (Tuyên bố của giới văn hóa, văn học nghệ thuật miền Bắc trong cuộc mit-tinh 28/1/62 tại Hà Nội); Nguyễn Khải (Tính hiện thực trong văn học); Nhị Ca (Đọc ‘Những người thợ mỏ’); Nguyên Ngọc (Tìm hiểu nhân vật Xéc-gây của Arbuzov); Doãn Trung (Mấy vấn đề về viết hồi ký đấu tranh cách mạng); Mai Văn Hiến (Cách mạng Ba Lan qua một số tác phẩm nghệ thuật).

Tháng 4:

− Đầu tháng 4: tập san Nghiên cứu văn học số 4/62:

Lê Xuân Vũ (Bàn về tính chất dân tộc của nền văn nghệ mới);

P. Trofimov (Văn nghệ trong tương lai cộng sản chủ nghĩa);

Hà Minh Đức (Võ Huy Tâm và ‘Những người thợ mỏ’);

Trần Nghĩa (Truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy phát triển qua các thời đại);

Nguyễn Tường Phượng (Một nghi án văn học chung quanh truyện ‘Phan Trần’);

Mạc Hà (Mạnh Phú Tư, một nhà văn hiện thực);

Bùi Thanh Ba (Bạch Cư Dị, nhà thơ và nhà lý luận thơ ca);

‘Tư liệu tham khảo’: BBT tập san ‘Văn học bình luận’ TQ. (Cuộc thảo luận về vấn đề âm vang trong văn học và vấn đề thơ sơn thủy, Nguyễn Năm dịch), phụ lục: 6 bài thơ Vương Duy (Mộc lan trại; Loan gia lại; Điểu minh giản; Bạch thạch than; Lộc trại; Tân di ổ,  Nam Trân dịch);

‘Sưu tầm’: Bảo Định Giang (‘Câu chuyện yểm quỷ’ của Nguyễn Thông, bản dịch Ngạc Xuyên);

Vân Trình (Đọc cuốn ‘Văn học trích giảng’ lớp 8 phổ thông);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình tháng 2/1962);

‘Sách mới’: Kiều Mộc (‘Phất’, tiểu thuyết Bùi Huy Phồn), Quản Đào (‘Gió nam’, truyện thơ Trần Hữu Thung).

− Ngày 6: báo Văn học số 193:

phỏng vấn: V.L. (Diễn viên Ngọc Dậu:‘Tất cả nguyện vọng của tôi: trở nên một diễn viên ca kịch mới’), P.V. (Nhiếp ảnh Nguyễn Văn Phú: ‘Chúng tôi cố gắng trau dồi nghệ thuật để thường xuyên có tác phẩm tốt…’), H.H. (Nói chuyện với đồng chí trong huyện ủy Đan Hưng, Phú Thọ);

truyện ngắn: Trần Dũng Tiến (Anh chàng gây gổ);

phóng sự: Đỗ Quang Tiến (Từ vũng bùn đen);

thơ: Lương Sơn (Tầm tan; Trở về; Đi vào tương lai; Yêu em càng gắng xây cuộc đời), Thanh Kỳ (Cát Bà), Hoàng Tỵ (Tảo mộ);

Văn thơ đả kích: Việt Ánh (Bom Mỹ đời Ngô), L.Q. (Mỹ-Diệm chỉ trích báo xuân ở Sài Gòn), La Văn (Sập hầm chông);

‘Đọc sách’: Bàng Sĩ Nguyên (Đọc thơ của mấy bạn thơ trẻ), Chế Lan Viên (Nghĩ về nghề);

thơ thời trẻ của K. Marx (Gửi Jenny, N. Quý dịch).

− Trong tháng 4: Tạp chí Văn nghệ  số 59:

bút ký Bùi Hiển (Những ngôi vườn), Nguyễn Kiên (Chắn cát), Xuân Tửu (Bức tranh hòa bình), Trần Dũng Tiến (Đèo Nai);

truyện ngắn Nguyễn Thế Phương (Người bạn cũ);

‘Tiến tới ĐHVNTQ’: Hồng Cương (Kết hợp với quần chúng tiến hành đại hội văn nghệ);

Hoàng Xuân Nhị (Bản chất của cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật);

Đỗ Nhuận (Chức năng của nghệ thuật âm nhạc);

Tế Hanh (Nhà thơ vô sản Hungary Atila Jozsef);

‘Thời sự văn nghệ’: Hồ Hải (Vài ý nghĩ về kịch nói truyền thanh), Nguyễn Văn Tỵ (Triển lãm tranh khắc gỗ Trung Quốc), Văn Giáo (Nhân xem triển lãm nghệ thuật trang trí), Thiết Vũ (Xem bốn bộ phim truyện Indonesia), Nguyễn Đỗ Cung (Về kiến trúc cổ dân tộc);

‘Đọc sách’: Phong Lê (‘Con nai đen’ kịch Nguyễn Đình Thi), Vũ Minh (Nhân đọc ‘Tuyển thơ văn cho thiếu nhi’), Hữu Chí (‘Những người cùng làng’ của Vũ Cao);

Truyện ngắn K. Paustovski (Bức điện, Vũ Thư Hiên dịch);

thơ A. Jozsef (Hòn đất với hòn đất; Quần chúng; Ru; Kỷ niệm thoáng qua; Cuối cùng tôi tìm ra xứ sở, Tế Hanh dịch), J. Noneshvili (Trong viện bảo tàng về Goethe, Xuân Diệu dịch), Dora Teitelboim (Lumumba, Nguyễn Viết Lãm dịch);

tiểu luận V. Ozerov (Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Viết Lãm dịch).

− Ngày 13: báo Văn học số 194:

phát biểu của đoàn VN tại hội nghị nhà văn Á-Phi (Chống thực dân, vì độc lập dân tộc, vì hòa bình thế giới);

phỏng vấn: Trần Vượng (Lòng tha thiết của bác Tảo với nghệ thuật tuồng), P.V. (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nói về múa và ca nhạc mới), P.V. (Gặp giám đốc nhà máy hóa chất Việt Trì);

bút ký: Thép Mới (Khi bọn triệu phú Mỹ bị tống ra rìa, ghi nhanh về Cuba), Cẩm Thạnh (Mía sông Hồng, đường Vạn Điểm);

thơ Hồ Chiểu (Một ngày; Hoa), Nguyễn Bính (Nửa đêm), Thanh Bình (Sóng nước);

ca dao: Bích Hải, Phan Văn In, Kỳ Thanh, Phan Văn Khuyến;

văn thơ đả kích: P.X. (Đây món viện trợ … duy linh), Phú Sơn (Xây dinh, xây mồ), Lã Vọng (Nói dóc);

‘Đọc sách’: Trần Phúc (Nhận xét về ‘Quê mới’, truyện dài Dân Hồng), H.H. (Sách mới: ‘Người trên núi cao’ truyện của Bàng Thúc Long; ‘Lá rụng’ truyện vừa Nguyễn Kiên);

Lê Lôi (Mấy ý kiến về nghiên cứu vận dụng dân ca vào sáng tác);

truyện ngắn: Ferenz Santa, Hungary (Phát-xít, Nguyễn Thành Long dịch),

thơ: W. Broniewski (Khi tôi chết, Tế Hanh dịch).

− Ngày 17: Phiên họp toàn thể BCH Hội nhà văn VN, nghe báo cáo của Ban thường vụ và thảo luận về việc tiếp tục chuẩn bị Đại họi văn nghệ toàn quốc lần thứ ba và đại hội nhà văn lần thứ hai; tiếp tục việc kết nạp hội viên mới; cuộc họp cũng nghe 2 đại biểu VN dự hội nghị nhà văn Á-Phi lần II tại Cairo Đặng Thai Mai, Huy Cận báo cáo kết quả hội nghị; cuộc họp cử thêm người tham gia bộ phận thường trực ban liên lạc các nhà văn Á-Phi của VN, gồm: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Huy Cận, Nguyễn Công Hoan, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Trung Thông, Thép Mới.(6) 

− Ngày 20: báo Văn học số 195:

phỏng vấn: P.V. (Lê Vĩnh Tuy, trong đoàn múa rối Việt Nam), V.P. (Ngô Ngọc Yêng, trong đoàn xiếc Việt Nam), H.H. (Gặp các nghệ sĩ cải lương: Kim Xuân, Sỹ Tiến, Việt Dung, Ngọc Dư, Tuấn Sửu);

bút ký: Lưu Quý Kỳ (Tiếng sấm đất); Thép Mới (Ghi nhanh về Cuba: bí mật của khách sạn bên bờ biển, tiếp);

‘Những con người thời đại’: Nguyễn Hải Trừng (Rực rỡ nắng hồng), Ngô Văn Phú (Mẻ cát sông Hồng), Nguyễn Thành Long (Trước máy điện thoại của ta), Huy Phương (Một đêm của Mai Tinh Cang);

Thơ: Đinh Lê (Từ biệt Moskva), Lương Thái Khoan (Năm canh), Nguyễn Văn Bề (Nhớ má), Hoàng Duy (So sánh), Yến Lan (Ghé bản; Xuôi bè; Nhà Bác);

‘Đọc sách’: Hà Minh Đức (‘Phất’ của Bùi Huy Phồn).

 

− Ngày 26: báo Văn học số 196:

Văn học (Chào mừng đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 3);

Phỏng vấn: Trần Bảng (Tôi vẫn còn ‘cay’ về đề tài hiện đại), Lưu Quỳnh (Cái nhà Việt Nam và nhà kiến trúc Nguyễn Cao Luyện);

‘Những con người thời đại’: Bàng Sĩ Nguyên (Cô gái dệt thảm len), Hoài An (Chuyện những người gác đèn biển);

bút ký Thép Mới (Ghi nhanh về Cuba: Xô-ni-a, tài tử nhảy sô); 

thơ Tế Hanh (Anh đến tình anh nối nhịp cầu), Thanh Tùng (Bài thơ ca ngợi), Công Tạo (Lời ru), Lê Nguyên (Nguồn vui), Vương Linh (Vợ chồng công nhân);

văn thơ đả kích: Tú Mỡ (Thay chuồng đổi cũi), La Văn (Thực dân Pháp than);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (Mấy ý nghĩ về văn học thiếu nhi nhân đọc ‘Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi’), Hàm Minh (Một số sách chống Mỹ-Diệm của Nxb. Phổ thông);

Nông Viết Toại (Xây dựng nghệ thuật sân khấu miền núi: vấn đề lựa chọn diễn viên);

Phan Minh Thảo (Nhân 250 năm sinh Rousseau: Rousseau nói về văn học);

trích tham luận tại hội nghị nhà văn Á-Phi của Tursun Zade, Mao Thuẫn.

− Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/62:

bút ký: Nguyễn Tuân (Cầu cấm trên sông tuyến);

truyện: Hải Vũ (Câu chuyện nhỏ ở dã ngoại), Vũ Tú Nam (Thời gian), Hải Hồ (Con đường nhỏ làng xa), Nguyễn Ngọc Tấn (Mặt trận);

thơ: Xuân Sách (Một buổi chiều bên sông tuyến), Xuân Diệu (Thơ tình mùa xuân), Nhạn Lai Hồng (Giải mấy lời nguyền), Huyền Kiêu (Gửi anh), Phạm Ngọc Cảnh (Cô văn công), Lưu Trùng Dương (Hành quân qua nhà);

ca dao: Vũ Hồng Quang, Lưu Trang, Thùy Dương, Mai Thế Chính, Linh Kha, Nguyễn Quốc Văn, Trần Dương, Bùi Tiến Đạt;

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’ : BCH Hội LHVHNTVN (Nghị quyết về Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba); Hồ Nhị Quang (Đẩy mạnh hơn nữa công việc chuẩn bị…); Vũ Đức Phúc (Văn nghệ phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm); Mai Ngữ (Đọc ‘Quê mới’, tiểu thuyết Dân Hồng); Trần Cư (Vài suy nghĩ về ghi hồi ký cách mạng)…

Tháng 5:

− Ngày 4: báo Văn học số 197:

phỏng vấn: Ngọc Cung (Cải lương rất có khả năng phục vụ kịp thời), Nguyễn Văn Ba (Hình ảnh văn nghệ miền Bắc, ở trong Nam, đè bẹp văn nghệ phản động của Mỹ-Diệm);

bút ký: Nguyễn Quang Sáng (Ra khơi);

truyện ngắn: Đại Thủy (Hai bố con), Vũ Tú Nam (Bên rừng);

thơ: Xuân Hoàng (Người thợ hàn lò cao), Đào Xuân Quý (Cô gái Long Nhai), Hoàng Minh Châu (Nổ súng; Mang cả quê hương vào trận đánh);

thơ đả kích: Kỳ Nam-ND (May rủi);

‘Đọc sách’: Phấn Đấu (‘Dân cụ Hồ’, kịch Nguyễn Văn Bổng);

Hoàng Ly (Mấy ý nghĩ về phim ‘Con chim vành khuyên’);

Thế Lữ (Về sân khấu miền Nam, trích tham luận tại Quốc hội);

Dương Tất Từ (Vài nét về văn học Tiệp Khắc từ sau ngày giải phóng);

truyện Ludwig Askenazy (Trượt băng như thế nào, Nguyễn Thành Long dịch).

− Đầu tháng 5: tập san Nghiên cứu văn học số 5/63:

Vũ Đức Phúc (Bàn về thuyết tính người trong văn học);

Ju. Guranik (Những cuộc tranh luận văn học gần đây ở Liên Xô);

Tú Mỡ (Thơ đả kích Mỹ Diệm 1957-1961);

Nguyễn Nghiệp (Những nhân tố gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ);

Đào Thản (Mấy vấn đề ngôn ngữ hiện nay);

Đỗ Ngoạn (‘Faust’ II của Goethe);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Quan hệ giữa văn học và một số yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng);

‘Sưu tầm’: Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đình Ngân, Hoàng Tuấn Phổ, Ngô Tùng Sơn (Vài tài liệu về thơ văn yêu nước ở Quảng Nam);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Vân Trình (Đọc cuốn ‘Văn học trích giảng lớp 8 phổ thông’, tập 2, tiếp theo số 4);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình thấng 3/1962);

‘Sách mới’: Nguyễn Tri Niên (‘Sóng gầm’ tiểu thuyết Nguyên Hồng), Mạc Hà (‘Nhật ký người ở lại’ tiểu thuyết Nguyễn Quang Sáng).  

− Ngày 5: Hội nghị lần thứ 2 về cải tiến chữ quốc ngữ, Đặng Thai Mai, Viện trưởng viện văn học, Trưởng ban cải tiến chữ quốc ngữ, chủ tọa.[7]

− Ngày 7: công bố kết quả cuộc thi sáng tác Văn năm 1961 của tạp chí Văn nghệ quân đội : giải Nhất: không có; giải Nhì: 1/ Đồng chí Sài Gian của Nhạn Lai Hồng; 2/ Đường vào chiếm lĩnh trận địa của Hải Vũ; 3/ Trận địa im lặng của Nguyễn Duy Thinh; giải Ba: 1/ Cò Được  của Quang Hân; 2/ Trưởng thành  của Dũng Hà; 3/ Một bi-đông nước  của Trần Ngọc; và 9 tác phẩm được giải khuyến khích: Người tù binh của Đặng Trần Hải; Năm tháng ở giải phóng quân của Nguyễn Văn Rạng; Cửa gió của Vũ Hồng Quang; Sức đẩy của Lâm Phương; Mới tốt một nửa của Phạm Duy Thiêm; Trung đội trưởng của tôi của Mai Thế Chính; Đường xuân của Trần Kim Thành; Gốc sắn của Nguyễn Minh Châu; Người học trò lớn tuổi của Thi Hoài. [8] 

− Ngày 11: báo Văn học  số 198:

phỏng vấn: Lưu Quỳnh (Phong trào đọc sách ở nhà máy Dệt Nam Định), S.N. (diễn viên Hoàng Thúy Nga: ‘…Giữ mãi tinh thần lạc quan của tuổi trẻ’);

‘Những con người thời đại’: Xuân Vũ (Trái tim đầu tiên);

Thơ: Xuân Diệu (Mặt người thương; ‘Hoa đẹp là hoa nhìn với mắt em’), Hoàng Tấn (Trên cánh đồng Cao Thắng), Thụy Hồ (Chúng phá rừng quê ta), Nông Quốc Chấn (Hoa hồng nở);

Văn thơ đả kích: Học Giới (Tác phong mới), Trịnh Hoài Giang (Gửi ‘cuốc hội’ ngài Ngô);

phê bình: Hồng Tân-Trần Nhật Lam (Vài suy nghĩ về tiểu thuyết ‘Những người thợ mỏ’);

Hà Văn Thư (Hội diễn ở Quảng Uyên, Cao Bằng);

Thơ Countee Cullen, Mỹ (Viết ở tháp đen, Hoàng Trung Thông dịch), L. Hughes, Mỹ (Mở đầu, Đào Xuân Quý dịch),

truyện Phat-mia Gia-ta, Albania (Người du kích, Nguyễn Thành Long dịch);

nghị luận G. Markov, LX. (Đại hội 22 ĐCS LX và nhiệm vụ của nền văn học Xô-viết, VN trích dịch).

− Ngày 18: báo Văn học số 199:

phỏng vấn: Lưu Quỳnh (Gặp Lê Quý Quỳnh, bí thư tỉnh ủy Hưng Yên), S.N. (Diễn viên Vũ Trường Sơn: ‘…cần gom góp vốn sống để làm giàu cho tâm hồn tôi’), S.N. (Họa sĩ Lê Quốc Lộc: ‘thành tích các anh hùng là những tác phẩm đẹp’);

thơ Xuân Tửu (Bác lại về), Đăng Khoa (Biết ăn biết ở), Phạm Hổ (Người chị anh hùng), Hoàng Trung Thông (Từ giã Bắc Cạn); nghị luận Hoàng Trung Thông (Phương hướng sáng tác của chúng ta);

truyện ngắn Phạm Thị Thành (Phòng thí nghiệm);

truyện ký Cẩm Thạnh (Những cô gái C 9);

văn thơ đả kích: Đại Sơn Pháo (Mưu sự tại ai?), Vĩnh Mai (Mặt trời mọc);

‘Đọc sách’: Phan Minh Thảo (‘Những người chân đất’, một tác phẩm lớn Ru-ma-ni);

Bích Lăng (Trường nghệ thuật sân khấu đào tạo diễn viên trẻ);

Tạ Xuân Linh (Nhân 2 năm ngày xuất bản ‘Nhật ký trong tù’: Đã tỏa ra toàn thế giới);

G. Markov, LX. (Đại hội 22 ĐCS LX và nhiệm vụ của nền văn học Xô-viết, VN trích dịch, tiếp).

− Ngày 25: báo Văn học số 200:

V.H. (Kết thúc cuộc phỏng vấn của báo ‘Văn học’: 1/ Tóm tắt ý kiến các nhà văn, 2/ Đòi hỏi của người xem, người đọc);

thơ Lưu Trọng Lư (Tôi muốn hát anh nghe), Phạm Thành Tài (Thăm hang), Lê Xuân Dzụ (Cô gái miền bể), Ca Lê Hiến (Đêm Uông Bí);

truyện ngắn Vũ Tú Nam (Ngày xuân);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Ma Văn Kháng (Bác thợ cạo Phố Lễ), Hồng Ánh (‘Thày giáo’ và ‘học trò’);

‘Đọc sách’: Ngô Văn Phú (Thử bàn lại một số vấn đề trong tiểu thuyết ‘Mở hầm’ của Nguyễn Dậu);

Thúy Toàn (Herzen, 150 năm sinh); Herzen (Nói về văn học, Thúy Toàn dịch);

Tân Huyền (Tiến bộ của phong trào ca nhạc quần chúng);

Hương Thư (Vở kịch ‘Chai hơi hàn’).

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn nghệ số 60:

bút ký Xuân Diệu (Khúc hát tháng Năm), Lưu Quang Cảnh (Trên đảo xa Bạch Long Vĩ);

truyện ngắn Trần Kim Thành (Hai bà cháu);

kịch Phạm Mai (Ngọc đá Côn Sơn);

thơ Trường Giang Thanh (Thanh ơi), Giang Tâm (Rừng đào), Lưu Trùng Dương (Mây biên giới), Xuân Hoàng (Lòng yêu biển), Xuân Diệu (Nguyện; Áo em);

truyện ngắn E. Caldwell (Ra-sen, Văn Thịnh dịch);

Đào Xuân Quý (Một nhà thơ da đen Mỹ: L. Hughes);

thơ L. Hughes (Rãnh nước xanh; Bóng in; Mẹ nói với con; Đảng ba K.; Sợ; Thơ, Đào Xuân Quý dịch);

thơ W. Broniewski (Sông Vi-stuyn, Sông Trà dịch);

‘Tiếng nói Hội nghị nhà văn Á-Phi': Đặng Thai Mai (ĐH lần thứ hai các nhà văn Á-Phi tại Cairo, chống đế quốc, chống thực dân, vì độc lập dân tộc, vì hòa bình thế giới), các văn kiện hội nghị (Lời kêu gọi các nhà văn thế giới; Tuyên ngôn chung của hội nghị; Quyết nghị về công tác phiên dịch);

‘Tiến tới ĐHVNTQ lần 3’: Hội LHVHNTVN (Nghị quyết về ĐHVNTQ lần 3);

tiểu luận Lê Đình Kỵ (Văn học và nhận thức);

‘Thời sự văn nghệ’: Nguyễn Viết Lãm (‘Con chim vành khuyên’, một thành tựu về phim truyện của ta), Trần Văn Cẩn (Nghệ thuật trang trí làm đẹp cuộc sống), Vũ Lân (Qua hội diễn văn nghệ các khu vực), Lưu Quang Thuận (Về trang trí vở ‘Câu chuyện Irkut’), Phạm Hổ (Xiếc Việt Nam), Hoàng Châu Lĩnh (Tháp Bình Sơn), (‘Khúc hát mùa xuân’, bản trường ca về Việt Nam ở Hungary);

‘Đọc sách’: Xuân Trình (‘Đêm tháng mười’ tập truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn), Trường Lưu (‘Dòng sữa’, tập truyện ngắn Trần Thanh Giao).

− Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/62:

bút ký: Hoài Thanh-Thanh Tịnh (Về thăm quê Bác);

truyện ngắn: Nguyễn Quang Thân (Những người đến trước ở Phìn-la), Lê Sĩ Thắng (Công sự), Trần Kim Thành (Rừng);

thơ: Hoài Giao (Bài học), Phạm Thành (Thơ tôi), Xuân Miễn (Đêm trở về), Trúc Chi (Mùa xuân), Võ Văn Trực (Về thăm quê mới), Trọng Khoát (Thăm lớp dân quân);

ca dao: Xuân Sách, Tất Thắng, Trần Đồng Chí, Ngô Thái Nguyên, Lưu Trang, Thùy Dương, Trần Nguyên Đào, Nguyễn Ái Mộ;

thơ: Tiêu Hướng Vinh, thượng tướng TQ. (Thăm chiến trường Điện Biên Phủ; Thăm nhà cũ Hồ Chủ tịch; Võ Tứ Sơn dịch);

truyện ngắn: Yury Jakovlev (Người khách ở nhờ, Quang Trường dịch từ tiếng Nga);

 Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình: VNQĐ (Nhìn lại cuộc thi sáng tác Văn năm 1961); Sơn Tùng (Nội dung và hình thức của văn học); Nguyễn Thao (Mấy suy nghĩ về tiểu thuyết ‘Chiến tranh và hòa bình’); Huy Chinh (Bước tiến mới của nền điện ảnh nước ta)…

Tháng 6:

− Ngày 1: báo Văn học số 201:

Tuyên bố của Hội nhà văn VN (Phải trả tự do ngay cho thi sĩ Lê Quang Vịnh và các thanh niên sinh viên yêu nước ở miền Nam);

(Kết thúc cuộc phỏng vấn của báo ‘Văn học’: 3/ Tóm tắt ý kiến ở các ngành nghệ thuật);

Tiểu luận: Nguyễn Quỳnh (Mấy vấn đề sáng tác và phê bình văn học thiếu nhi);

Thơ: Tế Hanh (Nỗi lo một bà mẹ miền Nam), Phạm Hổ (Đom đóm), Bàng Sĩ Nguyên (Em nghe con chim gõ mõ cần cù), Nhược Thủy (Chọn quà), Thy Thy Tống Ngọc (Em Hà);  

ký sự: Bùi Hiển (Trên thảo nguyên Kazakstan);

truyện ngắn: Phú Sơn (Bỏ vợ);

thơ đả kích: Học Giới (Trách nhiệm ông đâu? Gửi đại biểu Ấn Độ trong Ủy ban quốc tế);

‘Đọc sách’: Phan Cự Đệ (Nhân đọc kịch ‘Quang Trung’ của Trúc Đường), V.H. (‘Tuyển tập kịch Việt Nam 1945-60’); Xuân Diệu (Những bài thơ thầy giáo với nhà trường);

Thơ: Samuil Marshak (Lê-nin, Khương Hữu Dụng dịch);

Phan Minh Thảo (Nhân 150 năm sinh Charles Dickens);

Vũ Lân (Chèo nghiệp dư ở sân khấu hội diễn mùa xuân 1962);

− Đầu tháng 6: tập san Nghiên cứu văn học số 6/63:

Nam Mộc (‘Hỗn canh hỗn cư’ của Nguyễn Công Hoan);

Cao Huy Đỉnh (Quan hệ giữa tư tưởng của giai cấp thống trị và nhân dân trong xã hội phong kiến qua một vài truyện cổ);

Vân Thanh (Văn học thiếu nhi Việt Nam);

Nguyễn Công Hoan (Mấy ý kiến về cuốn ‘Văn học Việt Nam 1930-1945’ tập II của Bạch Năng Thi-Phan Cự Đệ);

Như Thiết (Về cuốn ‘Sơ thảo nguyên lý văn học’);

Nguyễn Văn Hoàn (Sơ kết cuộc trao đổi về vấn đề “Truyện Kiều” năm 1924);

Nguyễn Ngọc Ban (Charles Dickens);

‘Tư liệu tham khảo’: Ju. Borev (Chống chủ nghĩa xét lại về mỹ học của Lukacs, Nguyễn Hải Hà dịch);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Quan hệ giữa văn học và khoa học, triết học);

‘Đọc sách’: Nguyễn Nam (đọc ‘Bản làng đổi mới’ phần viết tiếp, của Chu Lập Ba, bản dịch Nxb. Văn hóa);

‘Sưu tầm’: Tân Sinh (Kép Trà, một nhà thơ trào phúng);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình tháng 4/1962);

‘Giới thiệu’: Minh Hương (‘Vỡ bờ’, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi).

− Ngày 8: báo Văn học số 202:

P.V. (Tiếng nói căm thù của các nhà văn, tường thuật buổi mit-tinh đòi Mỹ-Diệm trả tự do cho Lê Quang Vịnh), Thanh Giang (Gửi anh), Bùi Minh Quốc (Tôi nghe vang tiếng nói của anh), Ngô Văn Phú (Gửi Lê Quang Vịnh);

bút ký Nguyễn Tuân (Rốt cục, ông Ngô Đình Diệm không bằng mấy con chó Hoa Kỳ), Hà Minh Tuân (Những tay hàn điêu luyện);

thơ Chu Thường Dân (Con sông tuổi nhỏ), Vân Đài (Chị làm hộ lý), Hoàng Trung Thông (Anh chủ nhiệm), Xuân Diệu (Biển);

tiểu luận Xuân Trường (Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn học nghệ thuật);

‘Đọc sách’: Lê (Nguyên Hồng với ‘Sóng gầm’, bài 1), Nguyễn Xuân Sanh (‘Thơ Botef’, Vũ Tú Nam dịch);

Nguyễn Trọng Thụ (Hội diễn mùa xuân 1962, phần nghiệp dư: Một thắng lợi của phong trào nghệ thuật quần chúng);

truyện ngắn Caragiale, Rumania (Thiên phóng sự, Đỗ Đức Thuật dịch);

Guranik (Giải thưởng Lenin, phần văn học);

thơ E. Mezhelaitis, Litva, LX. (Hạt lúa, Thúy Toàn dịch từ tiếng Nga),

P. Brovka, Belorusia, LX. (Chiếc lá sên, Thúy Toàn dịch từ tiếng Nga).

− Từ 25/5 đến 10/6: ‘Tuần lễ văn học’ tại Hải Phòng; tại Cảng, Thư viện, Sở văn hóa có những cuộc gặp gỡ nhà văn với bạn đọc trao đổi về các tác phẩm ‘Sóng gầm’, ‘Phất’; phó giám đôc sở văn hóa Hồ Chu nói về con người mới-cuộc sống mới và văn nghệ; Như Phong trong ban trù bị ĐHVNTQ nói về sự phát triển văn học nước ta; Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông gặp gỡ, phát biểu. [9]

− Ngày 15: báo Văn học số 203:

Đặng Thai Mai, Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Huy Cận, Vân Đài, Tế Hanh, Đoàn Giỏi (Kiến nghị phản đối kết luận của đại biểu Ấn Độ, Canada trong UBQT);

Thơ: Tuấn Dũng (Em đã lớn), Hoàng Hưng (Lò gốm Điện Biên), Vĩnh Mai (Bủa lưới), Lê Đại Thanh (Đèo Nai), Lê Thị Thanh Mai (Chú ếch), Nguyễn Đình (Chiến sĩ Tản đóng bừa đĩa);

truyện ngắn: Lâm Phương (Sụp đổ);

’Người mới-Cuộc sống mới’: Vũ Tuyến (Nẻo đường miền Tây);

thơ đả kích: Tú Mỡ (‘Khách quan’);

‘Đọc sách’: Lê (Nguyên Hồng với ‘Sóng gầm’, bài 2), H.H. (‘Cô thợ trẻ’ tập ca dao, Nxb. Phụ nữ);

‘Ý kiến bạn đọc’: Trần Văn Long (‘Phất’ với bạn đọc thư viện Nam Định), Trần Thị Tuyết (Bạn đọc thư viện quốc gia với ‘Vỡ bờ’);

Vương Như Chiêm (Xem tranh công nông binh);

tiểu luận: Xuân Trường (Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn học nghệ thuật, tiếp);

truyện ngắn: Su-kha-rin, LX. (Chuyện vặt, Hoàng Thái Anh dịch từ tiếng Pháp)

− Ngày 22: báo Văn học số 204:

tùy bút: Lưu Quý Kỳ (Cần nói);

bút ký: Ngô Văn Phú (Người của mùa xuân);

thơ: Huyền Kiêu (Tiếng anh bay, tặng Lê Quang Vịnh), Yến Lan (Anh đứng đó), Phạm Công Cam (Bài ca tốt nghiệp), Yên Giang (Bầy chim);

nghị luận: Huy Cận (Tính chất dân tộc trong văn nghệ);

truyện ngắn: Mai Ngữ (Cuộn len);

thơ đả kích: Đại Sơn Pháo (Gửi ông đại biểu Ấn Độ trong Ủy ban quốc tế), Học Giới (Lửa thiêng quật lại);

‘Đọc sách’: Lê (Nguyên Hồng với ‘Sóng gầm’, bài 3), Đào Bích Nguyên (‘Dòng sữa’, tập truyện ngắn Trần Thanh Giao); Mạnh Thu (‘Sóng gầm’ và ‘Phất’ với bạn đọc ở nhà máy xi-măng và thư viện Hải Phòng);

Thy Thy Tống Ngọc (Mấy nhận xét nhỏ về phòng tranh 1/6);

Thơ TQ. thời Đường: Đỗ Phủ (Bến Bạch Sa, Huy Cận dịch), Vương Duy (Mồng 9 tháng 9 nhớ anh em ở Sơn Đông,  Khương Hữu Dụng dịch), Lý Thương Ẩn (Đêm mưa nhắn về bắc, Khương Hữu Dụng dịch), Sầm Tham (Gặp sứ vào kinh, Khương Hữu Dụng dịch).

− Ngày 24: ‘tuần lễ văn học’ tại Hồng Quảng từ 16 đến 24/6/1962 với sự tham gia của nhiều cán bộ vụ văn nghệ ban tuyên giáo TƯ, nhiều nhà văn; Xuân Trường và Võ Hồng Cương nói chuyện với cán bộ địa phương về chức năng văn nghệ; Tú Mỡ nói chuyện về thơ đả kích Mỹ-Diệm, Tế Hanh – về thơ đấu tranh thống nhất, Nam Trân – về tập thơ ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chủ tịch; Nguyễn Công Hoan và Kim Lân gặp gỡ các cây bút trẻ; Nguyên Hồng và Như Phong tham gia các cuộc thảo luận về các cuốn ‘Những người thợ mỏ’ của Võ Huy Tâm và ‘Mở hầm’ của Nguyễn Dậu.[10]

− Ngày 25: sinh hoạt câu lạc bộ Hội nhà văn: Nguyễn Khoa Bội Lan cán bộ nghiên cứu của Viện Văn học trình bày tình hình bế tắc của văn học miền Nam từ hòa bình lập lại đến nay, dưới chế độ Mỹ-Diệm.

− Ngày 26: Chế Lan Viên nói chuyện về chuyến thăm hơn một tháng tại Trung Quốc, về những công trình xây dựng CNXH, về sự phát triển văn học Trung Quốc hiện tại. [11]

− Ngày 29: báo Văn học số 205:

V.H. (Vì sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, vì miền Nam ruột thịt của chúng ta!);

Đặng Thai Mai (Chúng ta đang sống một thời vĩ đại, tham luận tại ĐH nhân dân VN bảo vệ hòa bình lần 5);

Thơ: Chế Lan Viên (Trên Thiên An Môn), Lê Thị Hải Yến (Chiêm bao), Anh Thơ (Giòng nước mắt);

truyện ngắn: Nguyễn Hải Trừng (Hai mái tóc);

nghị luận: Huy Cận (Tính chất dân tộc trong văn nghệ, tiếp);

‘Vì miền Nam’: thơ Tố Hữu (Có thể nào yên), trích thơ văn Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Đình Thi, Thanh Hải, Nông Quốc Chấn (Hướng về Nam), Xuân Vũ-Bảo Định Giang (Làn sóng giải phóng);

thơ đả kích: Vĩnh Mai (Những ông bạn bốn chân), Ra Đa (Vừa đấm vừa xoa);

‘Đọc sách’: Mai Ngữ (‘Nhật ký người ở lại’ của Nguyễn Quang Sáng), P.V. (Công nhân Cảng đọc ‘Sóng gầm’ và ‘Phất’), H.H. (Những tập ca dao mới: ‘Đổi mới’, ‘Đẹp đôi’, Nxb. Phổ thông, ‘Khơi dòng nước lên’ và ‘Tiếng hát trên đồi’, Nxb. Phụ nữ, ‘Biết đâu nên vợ nên chồng’, Nxb. Thanh niên);

Đào Trọng Từ (Nâng cao trình độ thưởng thức âm nhạc của quần chúng);

6 bài từ Mao Trạch Đông (Thanh bình lạc; Thái tang tử; Giảm tự mộc lan; Nam Trân dịch; Điệp luyến hoa; Ngư gia ngạo, 2 bài; Khương Hữu Dụng dịch)

− Trong tháng 6: Tạp chí Văn nghệ số 61:

trích lời Hồ Chủ tịch tại ĐHLH anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần 3 (Miêu tả cho hay, cho chân thật và hùng hồn những người mới việc mới);

bút ký: Xuân Cang (Ánh lửa anh hùng của người thợ hàn), Nguyễn Gia Nùng (Ánh mắt và tấm lòng), Vũ Lân (Nhà nghệ sĩ phẫu thuật), Thép Mới (Một cuộc đời của mía, ghi nhanh về Cuba);

thơ: Bùi Minh Quốc (Nhạc chim), Phạm Hổ (Tre), Tế Hanh (Sao ba lại đánh em!), Lưu Trọng Lư (), Nông Quốc Chấn (Đường lên Đồng Văn);

truyện ngắn: H. Ch. Andersen (Chú vịt con xấu xí, Duy Thư, Lê Hoàng dịch);

hồi ký: Nguyễn Đức Bính (Ngô Tất Tố như tôi đã biết);

‘Tiếng nói của Hội nghị các nhà văn Á-Phi’: tham luận của M. Tursun-Zade, Mao Thuẫn, Nazim Hikmet…;

‘Tiến tới ĐHVNTQ’: ý kiến bạn đọc;

Trần Quốc Phi (Văn nghệ nên đi sâu vào quần chúng);

Phạm Tuyên (Chúng tôi về biểu diễn ca nhạc cho bà con xã viên);

Meyerhold (Mấy ý kiến về sân khấu, T.P. dịch);

‘Thời sự văn nghệ’: Chương Dương (Thành công của đại hội diễn nghệ thuật nghiệp dư toàn miền Bắc), Thiết Vũ (Kết quả học tập của hai trường kịch nói và điện ảnh);

Lê Cường (Tiếng trống tuồng);

Lê Quốc Lộc (Tâm hồn trong thanh sắt uốn);

Hoàng Châu Lĩnh (Tượng vua Quang Trung, một di sản quý);

‘Đọc sách’: Trần Hải (‘Lá rụng’, tiểu thuyết Nguyễn Kiên), Xuân Trình (‘Quang Trung’, kịch nói Trúc Đường), Tiêu Oanh (‘Dân ca Nam Bộ’, Nxb. Âm nhạc)…

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội số 6/62:

truyện ngắn Trúc Hà (Thử thách đầu tiên), Mai Thế Chính (Vợ tôi), Dũng Hà (Đứng giữa);

ghi chép Xuân Sách (Trăng dựng);

thơ Thế Mạc (Giờ lao động), Nguyễn Văn Chuông (Giếng nước), Thái Giang (Những đứa con), Xuân Diệu (Mưa phóng xạ Mỹ), Trúc Thông (Qua vọng gác non cao);

ca dao Phạm Quang Minh, Lý Biên Cương, Trần Hữu Nam, Phan Sĩ Đản, Đỗ Thanh Liên, Đỗ Quý Sơn;

thơ Ai-đich, tổng bí thư ĐCS Indonesia (Lời di chúc của Lumumba, Hồ Sĩ Thoại dịch), Cơ-ri-a, Algerie (Sẽ có một ngày thơ, Hồ Sĩ Thoại dịch);

truyện S. Nikitin, LX. (Người thợ rèn, Xuân Khánh dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Hồng Cương (Tiếp tục phục vụ bộ đội là rất vinh quang); Như Phong (Nhân đọc “Tuyển tập văn Việt Nam 1945-1960”, nhìn lại bước đường qua); Nhị Ca (Vài cảm nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi ký); Đào Hồng Cẩm (Cần đẩy mạnh phong trào viết kịch diễn kịch trong quân đội)…

Tháng 7:

− Đầu tháng 7: tập san Nghiên cứu văn học số 7/62:

Lê Duẩn (Nhiệm vụ lớn của công tác văn hóa là xây dựng tình cảm nhân dân, bài nói chuyện tháng 7/1951 ở Nam Bộ);

Đặng Thai Mai (Văn học miền Nam dưới chế độ Mỹ-Diệm);

Trần Văn Giàu (Phê phán ‘triết lý văn hóa khái luận’ của ông Nguyễn Đăng Thục);

Nam Mộc (Sai lầm chủ yếu trong cuốn ‘Viết và đọc tiểu thuyết’ của Nhất Linh);

Phong Lê (Giới thiệu tập thơ ‘Những đồng chí trung kiên’ của Thanh Hải);

Tú Mỡ (Một vài nét về thơ trào phúng miền Nam);

Tế Hanh (Thư gửi một nhà thơ nước ngoài);

Trang Nghị (Hiện thực miền Nam qua một số thơ văn vùng Mỹ-Diệm);

Yu. Borev (Chống chủ nghĩa xét lại về mỹ học của Lukacs, tiếp); Đặng Thai Mai ký (Thư của Hội nghị bàn về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ gửi các bạn trí thức miền Nam);

P.V. (Viện Văn học mở cuộc vận động sưu tập văn học dân gian).

− Ngày 4: trong ‘Tháng đấu tranh thống nhất’, tại Lào Cai, từ 26/6 đến 4/7, hai nhà thơ trào phúng Tú Mỡ, Nguyễn Đình nói chuyện ‘Những mẩu chuyện miền Nam’ và ‘thơ đả kích Mỹ-Diệm’ tại mỏ A-pa-tit, thị trấn Sa Pa, trường thiếu nhi miền núi Lào Cai, thị xã Lào Cai. [12]

 

− Ngày 6: báo Văn học số 206:

bút ký Xuân Diệu (Chúng nó thở ra cái chết), Hà Minh Tuân (Sức mạnh của ước mơ);

thơ X. (Thằng Tú), Xuân Diệu (Aragon và Elsa), Văn Thinh (Nhớ dừa), Nguyễn Sĩ Bỉnh (Chúng tôi đi);

truyện ngắn Phan Long (Chùm táo);

‘Trang về miền Nam’: truyện phim Nguyễn Văn Bổng (Gần đến ngày mai), trích văn thơ Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trần Hữu Thung, Bùi Hiển (Hướng về Nam);

thơ đả kích: Tia Sét (Chiến dịch tri ân), Minh Hợi (Nó chẳng tha), Trần Kích (Cái chông), Khánh Toàn (Bạn ‘chiến đấu cùng lều’);

‘Đọc sách’: Hà Minh Đức (‘Vỡ bờ’, một thành công mới của Nguyễn Đình Thi), Công Tạo ghi (Công nhân nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo với cuốn ‘Phất’), Trần Thị Xuyến ghi (Độc giả Thư viện quốc gia với ‘Nhật ký người ở lại’ của Nguyễn Quang Sáng);

nghị luận Xuân Trường (Tìm hiểu văn nghệ);

ý kiến người xem (Về phim ‘Con chim vành khuyên’);

Thúy Toàn (Mấy bài thơ Mông Cổ): thơ N. Nhi-am-gio-giơ (Sớm mai), L. Khu-u-sa-an (Trở về tổ quốc), Ya-vu-khu-lan (Buổi sáng trên thảo nguyên), Erzene (Giấc mơ).

− Ngày 6: tại câu lạc bộ Hội nhà văn, Thanh Tịnh nói chuyện về chuyến đi Nhật Bản, về sự đón tiếp nồng nhiệt của hội Nhật-Việt hữu nghị với đoàn Việt Nam thăm Nhật mà ông tham gia. [13]  

− Ngày 7: trong ‘Tháng đấu tranh thống nhất’, tại hiệu sách quốc văn tổng hợp Tràng Tiền, ngày 23/6 Nguyễn Tuân nói về ‘Đi và viết thực tế giới tuyến’; ngày 30/6 Xuân Diệu nói về ‘Thơ đấu tranh thống nhất’ và về tập thơ ‘Mũi Cà Mau’; ngày 7/7 Tú Mỡ nói về ‘Thơ đả kích Mỹ-Diệm’. [14]

− Ngày 13: báo Văn học số 207:

bút ký: Nguyễn Tuân (Lại nói về giặc Hoa Kỳ, chó Mỹ cùng là bồi Diệm);

thơ: Tế Hanh (Quê hương lớn mạnh), Hà Nam Ninh (Cây gạo đầu thôn), Sơn Nguyên (Đêm), Huyền Kiêu (Như trước mắt mình đây), Minh Huệ (Nghĩ tới em), Hoàng Trung Thông (Bà mẹ La Văn Cầu);

truyện ngắn: Mạc Phi (Tình bản quê);

‘Trang đấu tranh thống nhất’: trích lời các nhà văn nước ngoài (Những tiếng nói đồng tình), trích lời các nhà văn VN Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài (Hướng về Nam), bút ký Nguyễn Hải Trừng (Những trái tim quay máy);

nghị luận: Xuân Trường (Tìm hiểu văn nghệ, tiếp);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Ôi, những giải thưởng văn chương), Đại Sơn Pháo (Lại cò mồi), Búa Đanh (Chủ Ken, bếp Diệm);

‘Đọc sách’: Hoàng Minh Châu (Những bài thơ về đấu tranh thống nhất trong tập ‘Nắng Hiền Lương’), S.N. (‘Hát giặm Nghệ Tĩnh’ của Nguyễn Đổng Chi-Ninh Viết Giao);

‘Bạn đọc với văn học’: Nguyễn Bá Khán (‘Vỡ bờ’ mang tính trữ tình phong phú), Đỗ Huy (‘Vỡ bờ’, một bức tranh rõ nét và nhiều màu sắc), Phạm Quang Hùng (‘Vỡ bờ’ đã phản ánh mâu thuẫn chủ yếu của xã hội trước cách mạng); Hương Thư (Tuần lễ văn học ở Hồng Gai và Cẩm Phả);

H.H. (Vài nét về đại hội điện ảnh quốc tế Karlovy Vary);

Mai Văn Hiến (Họa sĩ lão thành Nguyễn Phan Chánh 70 tuổi);

V.H. (Giải thưởng hòa bình quốc tế Lenin: Picasso và Faiz Ahmad Faiz);

Thơ:  F. Ahmad Faiz, Pakistan (Không đề; Hát, Hoàng Trung Thông dịch).

− Ngày 18: trong ‘Tháng đấu tranh thống nhất’, tại Thư viện nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Quang Sáng nói về ‘Nhật ký người ở lại’. [15]

− Ngày 20: báo Văn học số 208:

xã luận (Nâng cao nhiệt tình sáng tác về đề tài đấu tranh thống nhất tổ quốc);

thơ miền Nam: Hồng Vân (Hai tiếng chim);

thơ: Chế Lan Viên (Dậy), Xuân Diệu (Nỗi cô quạnh của thần Tự do ở Mỹ), Vĩnh Mai (Mùa xuân ở núi), Phạm Hổ (Tiếng gà), Mã Thế Vinh (Qua bến Đoan Hùng);

truyện Xuân Vũ (Đoạn đường dốc);

Huyền Kiêu  tường thuật (Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói chuyện với văn nghệ sĩ dự lớp nghiên cứu nghị quyết 7 của TƯ Đảng);

‘Trang đấu tranh thống nhất’: trích lời các nhà văn nước ngoài: Len-meng, nhà báo Cambodge, H. Ra-man, nhà thơ Indonesia, M. Riffaud, Pháp, M. Warnelska, Ba Lan (Những tiếng nói đồng tình), trích thơ văn Tú Mỡ, Hoàng Trung Thông, Bàn Tài Đoàn, Xuân Miễn, Huyền Kiêu, Đào Duy Anh (Hướng về Nam), truyện ngắn Cẩm Thạnh (Bên sông Hương);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Văn sĩ viết thuê; ‘Hội nhà văn’ ở miền Nam), Tia Sét (Đừng dại lòi đuôi), Phú Sơn (Tài đáo để);

‘Bạn đọc với văn học’: Huỳnh Thái (Những người thợ mỏ đọc ‘Những người thợ mỏ’);

‘Đọc sách’: Trần Vượng (Độc đáo nghệ thuật của ‘Trung phong chết trước buổi bình minh’, kịch Augustin Cu-za-ni, Nxb. Thể dục thể thao), Đỗ Quang Tiến (Tập truyện ngắn cổ điển Ba Lan, Nxb. Văn hóa), Đào Bích Nguyên (‘Viên quận trưởng’, kịch Chu Nghi, Nxb. Phổ thông);

Nguyễn Xuân Sanh (Thơ của ba nhà thơ Ba Lan); thơ W. Broniewski (Quê hương ta, Ng. X. Sanh dịch; Cắm lê lên nòng súng, Nguyễn Viết Lãm dịch); Tadeusz Kubiak (Bài ca hòa bình, Ng. X. Sanh dịch), Konstantini Gaszinski (Anh bộ đội chiêm bao, Ng. X. Sanh dịch);

− Ngày 20: trong ‘Tháng đấu tranh thống nhất’, tại Thái Nguyên, trong hai ngày 19 và 20/7, Xuân Diệu nói về ‘Thơ đấu tranh thống nhất’, Đồ Phồn nói về ‘Thơ đả kích Mỹ-Diệm’.[16]

− Ngày 27: báo Văn học quyết định tặng thưởng về bút ký, phóng sự và ‘Người mới-cuộc sống mới’ đã đăng báo này trong 6 tháng đầu năm 1962: về bút ký, phóng sự: 1/ Trái tim đầu tiên của Xuân Vũ (VH. s. 198, ngày 11/5/62); 2/ Chuyện những người gác đèn biển (VH. s. 196, ngày 27/4/62); ‘Người mới-cuộc sống mới’: 1/ Con kiến của Đỗ Lịnh Cường (VH. s. 192, ngày 30/3/62); 2/ Thầy giáo và học trò của Hồng Ánh (VH. s. 200, ngày 25/5/62); 2/ Chú bé đánh giầy ở Bô-kê của Vũ Minh Am (VH. s. 187, ngày 23/2/62) [17]

− Ngày 27: báo Văn học số 209:

Lê Duẩn (Phải nắm vững và vận dụng cho được những quy luật riêng của tư tưởng, trích bài nói tại hội nghị tuyên giáo tháng 4/62);

truyện ngắn Huyền Kiêu (Thung lũng nàng tiên);

thơ Bàng Sĩ Nguyên (Chiều trên bến than Cửa Ông), Mây Ngàn (Đêm nay vừng trăng lên), Lưu Trọng Lư (Lời thề), Nắng Hồng (Núi Tỉnh Cương);

’Trang đấu tranh thống nhất’: trích lời văn nghệ sĩ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Nam Trân, Huy Cận, Lưu Hữu Phước, Năm Ngũ, Trần Văn Cẩn (Hướng về Nam), bút ký Xuân Vũ (Những trái tim không khuất phục);  

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Bồi bút của bồi Diệm), Nguyễn Đình (Bức thư tối mật), Minh Hợi (Châu chấu đá voi);

‘Đọc sách’: Bùi Minh Quốc (‘Chuyện nhà chuyện xưởng’ của Nguyễn Thành Long), Ngô Văn Phú (‘Ánh lửa’, tập truyện ngắn Lương Sĩ Cầm);

‘Bạn đọc với văn học’: Lê Ga (Về tiểu thuyết ‘Vỡ bờ’ tập 1), Phạm Văn Dương (Mặt thiếu sót trong ‘Nhật ký người ở lại’ của Nguyễn Quang Sáng), Hiền Khang (‘Đi bước nữa’ có tác dụng giáo dục rõ ràng);

Hoàng Đạm (Giáo dục âm nhạc phổ thông và thẩm mỹ âm nhạc cho quần chúng);

Phan Khanh (Nền văn hóa dân tộc: Chùa Phật Tích);

Đoàn Trọng Thu sưu tập (Dư luận các nước về phim VN tại ĐHĐA Karlovy Vary; trích ý kiến đạo diễn Chukhrai, các nhà phê bình Vaisfel, François Morine, G. Sadoul, Rodine, Watanabe, Aristaco, Brusyl, Skartinskaya, Nemed Skurty, Gabrilovich, các báo LX. ‘Văn hóa Xô-viết’, ‘Văn hóa và đời sống’);

thơ Trương Quang Niên, trưởng đoàn nhà văn TQ. thăm VN nhân 20/7 (Cây hồng bên sông, Hoàng Trung Thông dịch),

thơ Cuba: N. Guillen (Bản hợp xướng, Thúy Toàn dịch; Đất trên non và đồng bằng, Nguyễn Viết Lãm dịch), J. Baragano (Ở trong lầu ngũ giác, Nguyễn Hải Trừng dịch), R. Pedroso (Bởi vì của cải chúng ta chính là quả đất, Nguyễn Hải Trừng dịch).

− Trong tháng 7: Tạp chí Văn nghệ số 62:

nghị luận Xuân Trường (Kẻ châm lửa sẽ chết vì lửa);

hài kịch châm biếm: Chu Nghi (Viên quận trưởng);

bút ký: Trần Đĩnh (Cái chết của một tên Mỹ);

truyện ngắn: Hữu Mai (Trời xanh), Vũ Tú Nam (Ông Bồng);

thơ: Xuân Diệu (Lời thề), Tế Hanh (Ngược đời), Lưu Trọng Lư (Gia đình ta rộng lớn anh em ơi; Gọi chim én đưa thư);

nghị luận Tố Hữu (Vài ý nghĩ về cuộc sống mới, lược ghi bài nói ở lớp chỉnh huấn tháng 4/1961);

Nguyễn Viết Lãm (Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh);

Nguyễn Lương Ngọc (Thân thế và sự nghiệp J. J. Rousseau);

‘Tiến tới ĐHVN 3’: bạn đọc phát biểu ý kiến;

lời: Hồ Chủ tịch về công nghiệp hóa XHCN (Con đường tiến đến ấm no sung sướng);

tuyên bố của Hội LHVHNTVN, các hội nhà văn, nhạc sĩ (Phản đối kết luận sai lầm của đại biểu Ấn Độ, Canada trong Ủy ban quốc tế);

‘Thời sự văn nghệ’: thư miền Nam (Tình trạng bế tắc của tiểu thuyết miền Nam), Phạm Phúc Minh (Hội diễn ca nhạc dân tộc toàn miền Bắc), Trường Lưu (‘Tiếng sấm Tây Nguyên’, bản tráng ca xuất sắc);

Vương Như Chiêm (Triển lãm tượng tròn và đắp nổi của M. Ghi-vi), Ngô Tôn Đệ (Mấy nét về quốc họa Trung Quốc), Hoàng Châu Lĩnh (Pho tượng nghìn tay nghìn mắt);

‘Đọc sách’: Lạch Thơi (‘Những đồng chí trung kiên’, thơ Thanh Hải; ‘Tháng Tám ngày mai’, thơ Giang Nam), Đông Hoài (‘Ở Mỹ’, bút ký M. Gorki, bản dịch Trọng Đức), Xuân Trình (‘Trung phong chết trước buổi bình minh’, kịch A. Cu-da-ni, Argentine, bản dịch Nxb. Thể dục thể thao);

truyện ngắn Nancy Cater, Úc (Kẻ thù); văn J. J. Rousseau (Đảo Saint Pierre,  Nguyễn Văn Sĩ dịch)…

− Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội số 7/62:

lời Hồ Chủ tịch (Con đường tiến đến ấm no sung sướng);

bút ký: Hà Mậu Nhai (Truyền thống);

truyện ngắn: Hữu Mai (Dòng sông), Nguyễn Minh Châu (Đôi đũa trúc), Trúc Hà (Mưa trên quê hương);

tiểu thuyết: Hoàng Văn Bổn (Trên mảnh đất này, trích);

thơ: Xuân Miễn (Em cực lắm anh ơi!), Trúc Chi (Theo sông), Xuân Sách (Lần thứ hai), Đào Thản (Những lứa tuổi như anh), Tế Hanh (Tri kỷ; Tin miền Nam), Giang Nam (Người con gái Kiến Phong), Nguyễn Trọng Oánh (Thầy học làng tôi), Minh Giang (Nhớ buổi ban đầu);

ca dao: Xuân Lộc, Trần Đồng Chí, Như Thăng, Tất Thắng, Trúc Sơn;

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Đại hội nhân dân VN bảo vệ hoà bình lần V, 20/6/1962  (Nghị quyết về vấn đề miền Nam); Hồng Cương (Đẩy mạnh sáng tác văn nghệ phục vụ đấu tranh thống nhất nước nhà); Hồng Cư (Tổ chức thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị chính ủy toàn quân về công tác văn nghệ); Phan Lương (Đọc ‘Nắng giữa đồng’, tiểu thuyết Văn Dân); Quang Thọ (Làm cho đời sống chúng ta thêm đẹp thêm tươi); Trần Văn Lắm (Trường Mỹ thuật VN với 20/7); trích ý kiến Nikulov, Koshetov, L. Leonov, G. Nikolaeva, Sobolev (Các nhà văn nói với chúng ta).  

Tháng 8:

− Đầu tháng 8: tập san Nghiên cứu văn học số 8/62:

Hoài Thanh (‘Gió lộng’, một bước tiến lớn của thơ Tố Hữu, một tập thơ mang khí thế mới của cách mạng Việt Nam);

Trương Chính (Một vài ý kiến về tập ‘Thơ chữ Hán của Nguyễn Du’, Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh dịch và giới thiệu, Nxb. Văn hóa, 1959);

Hoa Bằng (‘Truyện Tây Sương’ phải chăng của Lý Văn Phức?);

Nguyễn Văn Hoàn (Vấn đề ‘Truyện Kiều’ trên sách báo miền Nam hiện nay);

Phùng Văn Tửu (Jean-Jaques Rousseau, nhà tư tưởng và nhà văn);

Hoàng Trinh (Nguồn gốc và đặc điểm của bi kịch Hy Lạp);

‘Thường thức văn học’: Sơn Tùng (Quan hệ giữa văn học và chính trị);

‘Đọc sách’: Đỗ Đức Dục (‘Ở Mỹ’, bút ký M. Gorki, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Sưu tầm’: Hoàng Ngọc Phách (Bài thơ ‘Thị bách quan’), Hoàng Tuấn Phổ (Truyện Xiển Ngộ), Doãn Thanh-Phan Đăng Nhật (Tiếng khèn chàng Phờ-lây, truyện dân tộc Mông);

Tấn Trung (Công tác lý luận phê bình tháng 5&6/1962).

− Ngày 3: báo Văn học số 210:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Hoa Thu tường thuật (Tọa đàm do báo ‘Văn học’ tổ chức: Nguyễn Đình Thi, Như Phong, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Võ Huy Tâm, Thành Thế Vỹ, Bùi Huy Phồn, Huyền Kiêu: Trao đổi về tiểu thuyết);

thơ Chính Hữu (Nhật ký biên giới), Xuân Hoàng (Bài thơ Tây Bắc), Vương Linh (Nhớ Quy Nhơn), Vũ Cao (Chuyện đôi ta), Hồ Khải Đại (Lê-ki-ma nở hoa), Xuân Diệu (Những cái bụng không thiêng liêng);

ca dao: Dương Huy, Trần Thành, Võ Huy Cát, Nguyên Hồ;

truyện ngắn: Huyền Kiêu (Thung lũng nàng tiên, tiếp);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Nguyễn Đình Đại (Bác Nghi), Nguyễn Trại (Bức thư trả lại);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Bồi bút của bồi Diệm), Khánh Toàn (Con đường không vui), Vũ Mộng Bảng (Viếng lũ cố vấn Mỹ);

‘Đọc sách’: Hà Văn Thư (Nhân đọc ‘Văn học dân tộc thiểu số’: Truyền thống phong phú và những bước tiến mới của văn học các dân tộc thiểu số), Mai Liên (Cảm tưởng đọc ‘Vào nghề’ của Chàng Văn);

‘Bạn đọc với văn học’: Trương Văn Trung (Tôi đặc biệt chú ý đến Nguyễn Khải), Bùi Kim Anh (Tôi say mê ‘Một chuyện chép ở bệnh viện’);

‘Nền văn hóa dân tộc’: Nguyễn Thịnh (Tháp Bình Sơn);

Sưu tầm’: Hoa Bằng (Bài thơ ‘Bắc bôn’ của Nguyễn Thiện Thuật);

thơ nước ngoài (Tiếng chim ở Hiroshima; Tiếng kêu của một người mẹ, Khương Hữu Dụng dịch);

PV. (Vài hình ảnh Hà Nội 20/7)

− Ngày 10: báo Văn học số 211:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Hoa Thu tường thuật (Trao đổi về tiểu thuyết: Khái quát và chi tiết; Tính tư tưởng của tiểu thuyết);

Thơ: Hoàng Trung Thông (Trên đèo dưới đèo), Huy Cận (Muối; Mây trắng; Gió chuyển mùa), Nông Viết Toại (Xe trắng hóa xe đen), Nguyễn Mỹ (Tuổi em anh), Nguyễn Quang Nguyên (Cây dương liễu);

truyện ngắn: Hải Hồ (Kỷ niệm bạn đò);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Cái kéo kiểm duyệt của bồi Diệm), Tia Sét (Khôn thoát lưới trời);

‘Đọc sách’: Nguyễn Quỳnh (Một số ý kiến về cuốn ‘Văn học Việt Nam 1930-1945’ tập 1 của Bạch Năng Thi, Nxb. Giáo dục);

‘Bạn đọc với văn học’: Nguyễn Quang Chương (Những đề tài về công nhân);

Mai Thúc Luân (Cái gọi là dòng văn học hiện thực ở Mỹ hiện nay);

Nguyễn Khoa Bội Lan (Giọng hò quê hương);

‘Sưu tầm’: H.H. (‘Chinh xa hành’ của Đoàn Thị Điểm);

‘Nền văn hóa dân tộc’: Nguyễn Thịnh (Núi Non Nước, Ninh Bình);

truyện ngắn: M. Sholokhov (I-ly-u-kha, Huyền Kiêu dịch);

Tống Ánh (Văn học Triều tiên với sự nghiệp thống nhất đất nước, Sơn Nam trích dịch);

Thơ: Kim Púc Huân (Với rừng núi; Bảo thẳng vào tận mặt, Nguyễn Hải Trừng phỏng dịch).

− Ngày 17: báo Văn học số 212:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Hoa Thu tường thuật (Trao đổi về tiểu thuyết: Nhân vật, Vốn sống và sự thể hiện);

truyện ngắn Chu Văn (Vết thương);

thơ Tế Hanh (Hai con tàu vũ trụ Phương Đông), Phạm Hổ (Bài thơ chào mừng), Hoàng Trung Thông (Hái hoa sen), Huyền Kiêu (Gặt lúa rừng), Mây Ngàn (Tiếng nổ), Hồ My (Thay một lá thư tình), Nguyễn Hải Trừng (Rừng núi biết đi), Nguyễn Xuân Sanh (Nhớ nước bạn Rumania);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Hồng Ánh (Bận rộn), Trọng Khuê (Một chuyện đùa);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Văn chương bán xon của bồi Diệm), Trần Kích (Xơ rong cũng thành xơ mướp), Phú Sơn (Vạch mặt bôi vôi);

‘Đọc sách’: Bùi Ngọc Trác (‘Nhận biển’ của Vũ Trường Sơn), Nguyễn Viết Toại (‘Thông reo’ của Lê Bầu), Đỗ Quang Tiến (‘Cái rìu’, truyện dài của Sadoveanu);

Lê (Hai cuốn sách: ‘Văn nghệ vũ khí sắc bén’ và ‘Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn nghệ’, Nxb. Văn học);

Việt Bình (Xem vở tuồng ‘Trần Bình Trọng’ của đội tuồng LK5);

truyện ngắn O. Camila, Rumania (Nụ cười, Đỗ Quang Tiến dịch).

− Trong tháng 8: thành lập ban kỷ niệm 520 năm mất Nguyễn Trãi: Trưởng ban Bộ trưởng văn hóa Hoàng Minh Giám, các ủy viên: Trần Huy Liệu, Trần Thanh Mại, Lê Thước, đại diện Tổng cục chính trị và Ủy ban liên lạc với nước ngoài. [18]

− Ngày 24: báo Văn học số 213:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Hồng Chương (Mấy ý kiến về nhân tính, giai cấp tính, đảng tính trong văn học nghệ thuật), Nguyễn Huy Hoàng (Vài ý kiến về nghệ thuật nhiếp ảnh), Việt Lương (Gặp những người làm phim ‘Khói trắng’);

bút ký Nguyễn Hoàn (Vỡ hoang);

thơ Bàn Tài Đoàn (Nhớ người bạn cũ), Ngô Văn Phú (Về thăm huyện cũ), Trúc Sơn (Nghe tiếng sóng quê hương), Vũ Cận (Giấc mơ ngài tổng thống), Tiến Khanh (Chờ mong các chú), Hoàng Tỵ (Thêm hai vì sao);

truyện ngắn Vân An (Sống thật);

văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây! ‘Văn nghệ’ của chúng nó: Văn nghệ mật thám của bồi Diệm), Lã Vọng (Mỹ chưa muốn, Mỹ muốn…), Hàm Minh (Nỗi lo của tổng Ken);

‘Đọc sách’: Vũ Tú Nam (‘Lên cao’, tập truyện ngắn Xuân Cang), Lâm Hoa (‘Nam Cao, nhà văn hiện thực’ của Hà Minh Đức), Mộng Sơn (‘Đường mới’, tập truyện Cẩm Thạnh-Vũ Thị Thường; ‘Tám giờ vàng ngọc’ truyện Đinh Chương).  

− Ngày 31: báo Văn học số 214:

nghị luận: Hoàng Trung Thông (Nhìn về tương lai);

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Nguyễn Quang Sáng (Qua tuần lễ văn học ở Nam Định);

Thơ: Hoàng Trung Thông (Thái Nguyên), Huyền Kiêu (Ta đi Tây Bắc), Nguyễn Quang Sáng (Cành hoa), Tế Hanh (Họp tổ đêm trăng), Chế Lan Viên (Chim vít vịt), Chính Hữu (Lá ngụy trang), Minh Khanh (Đường làng em), Mai Thế Chính (Mùa thu), Cảnh Trà (Chim ưng – đại bàng đây), Nguyễn Sĩ Bỉnh (Tôi vẫn thấy anh), Khánh Toàn (Hai tàu xô-viết Phương Đông);

ca dao: Vũ Lăng, Vũ Du Lương;

truyện ngắn: Ngô Quân Miện (Giấc ngủ);

bút ký: Bút Ngữ (Trên bãi Tiền Hải);

văn thơ đả kích: Doãn Mạnh Đông (Mỹ líu lưỡi), Nguyễn Đình (Già mồm);

‘Đọc sách’: Đào Xuân Quý (Những tiếng nói từ miền Nam: Thanh Hải và Giang Nam);

‘Bạn đọc với văn học’: Nguyễn Trường, Lê Hằng, Mai Quốc Liên, Đỗ Huy, Nguyễn Hồng Trung (Chung quanh một số nhân vật trong ‘Vỡ bờ’);

Đông Hoài (Mấy ý kiến về xây dựng nhân vật trong kịch lịch sử, nhân xem ‘Lam Sơn tụ nghĩa’);

trích các nguồn dư luận (Tiếng vang của văn học Việt Nam ra nước ngoài).

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn nghệ số 63:

nghị luận: Tô Hoài (Bút ký gắn bó người viết với cuộc sống mạnh mẽ nhất), Bùi Huy Phồn (Phóng sự, một thể văn xung kích), Xuân Diệu (Cần làm cho một dòng bút ký chảy xiết), Phạm Hổ (Phát biểu về bút ký), Phan Quang (Thử tìm hiểu thể văn ‘đặc tả’), Mai Thúc Luân (Bút ký trong văn học Xô-viết);

bút ký: Tô Hoài (Xuôi sông Hồng), Huỳnh Ngọc Lý (Bình minh trên đảo Cô Tô), Chính Yên (Lên Cô-di-san), Phương Bắc (Mía), Hoàng Tuấn Nhã (Máy kéo của Bác Hồ), Hoàng Thượng Khanh (Đánh khơi), Lê Quý Phát (Khum giữa rừng), C. Malaparte, Italia (Gió đen, Thiết Vũ dịch), Juhan Smuul, Estonia (Giữa đại lục băng tuyết, Ngô Thông dịch);

tiểu luận: Hoàng Trung Thông (Đỗ Phủ và thơ Đỗ Phủ);

Lê Duẩn (Vai trò của văn học nghệ thuật trong cách mạng tư tưởng và văn hóa, bài nói tại hội nghị tuyên giáo toàn miền Bắc tháng 4/62);

‘Tiến tới ĐHVNTQ 3’: PV. (Bạn đọc khu mỏ Hồng Quảng thảo luận tiểu thuyết ‘Những người thợ mỏ’ của Võ Huy Tâm);

‘Thời sự văn nghệ’: Trọng Anh (Kịch nói đi vào quần chúng), Chương Dương (Bước trưởng thành của nền điện ảnh trẻ tuổi Việt Nam).

− Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội số 8/62:

hồi ký: Phùng Nhân (Tiểu đội trưởng của tôi), Nguyễn Ngọc Bạch (Nhớ lại);

truyện ngắn: Nguyễn Xuân Khánh (Lên miền đất lạ);

truyện dài: Phù Thăng (Cô Dự, trích ‘Phá vây’);  

thơ: Xuân Diệu (Thác Bờ), Giang Nam (Thịt xương ấy không kẻ nào cướp được), Phạm Thành (Đêm sương), Phác Văn (Lửa và sao), Đoàn Giỏi (Vẫn tấm áo đen ngày cũ), Mai Thế Chính (Về trung đoàn cũ);

ca dao: Xuân Đào, Đinh Tuấn Lợi, Bùi Kim, Xuân Thơm;

truyện: K. Paustovski (Chiến nhẫn bằng thép, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Nhị Ca (Từ ‘Thượng Kinh ký sự’ đến ‘Rừng Yên Thế’); Hồ Khả, TQ. (Tính cách, xung đột tính cách, Doãn Trung dịch); Hải Hồ (Đọc ‘Đội dự bị của tướng Păng-fi-lôp’ của A. Bek, Nxb. QĐND); Hồ Phương (Một vài ý kiến sau khi đọc ‘Vỡ bờ’).

Tháng 9:

− Ngày 7: báo Văn học số 215:

V.H. (Chào mừng Đại hội các nhà báo lần thứ 3);

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Hồng Cương (Sự suy nghĩ độc lập và tính đảng của văn nghệ sĩ), Nguyễn Đình Phúc (Về khu gang thép);

‘Bạn đọc với văn học’: Mạnh Thu (Mấy ý kiến về viết kịch bản đối với anh em nghiệp dư ở Hải Phòng);

truyện ngắn Cẩm Thạnh (Những đứa em);

thơ Lữ Huy Nguyên (Trên bãi biển), Tân Cương (Con gái ông chủ nhiệm), Tế Hanh (Con tập đánh vần), Ngô Thị Minh Hợp (Cũng thì sông cũng thì cầu), Vũ Chấn Nam (Trưởng thành);

ca dao Hồng Yến, Hoàng Tuấn Hiệp;

Văn thơ đả kích: Hầm Chông (Đây ‘văn nghệ’ của chúng nó: Trở lại chuyện bồi bút của bồi Diệm);

‘Đọc sách’: Ngô Văn Phú (‘Truyện dân gian Lào’, Nxb. Văn hóa), Vũ Tú Nam (‘Truyện ngắn Bulgaria’, Nxb. Văn hóa);

‘Trao đổi’: Nguyễn Quang Sáng (Nói về tiểu thuyết ‘Nhật ký người ở lại’);

Huyền Kiêu (Chất lụa độc đáo trong tranh Nguyễn Phan Chánh);   

truyện ngắn Elin Pelin, Bulgaria (Bên kia thế giới, Quang Tuấn dịch);

thơ Đỗ Phủ (6 bài: Đi săn mùa đông, Trần Huy Liệu dịch; Tình cờ cùng lão nông uống rượu…, Hoàng Trung Thông-Khương Hữu Dụng dịch; Đêm trăng, Thế Lữ dịch; Tuyệt cú, Chế Lan Viên dịch; Từ kinh trốn đến Phương Tường mừng gặp chỗ vua đóng, Bảo Định Giang dịch; Nhạn về, Nông Quốc Chấn dịch).

− Đầu tháng 9: tập san Nghiên cứu văn học số 9/62:

Trần Thanh Mại (Vài nét về tư tưởng Nguyễn Trãi qua thơ văn ông);

Mai Trân (Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi);

Trọng Anh (Tiếng nói sân khấu với phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam);

Hữu Hồng (Đọc ‘Trước giờ nổ súng’ của Lê Khâm);

tài liệu do ĐSQ Rumania tại VN cung cấp (Đời sống và tác phẩm của Ion Luka Caragiale);

La Côn (Iliad, bài ca hùng tráng, bài ca nhân đạo của người Hy Lạp cổ);

‘Đọc sách’: Lê Vĩnh (‘Béc-ti-li-ôn 166’ tiểu thuyết của Puige, Cuba), Việt Hùng (‘Những người xô-viết chúng tôi’, B. Polevoi);

‘Sưu tầm’: Chu Thiên (Hai nhà thơ trào phúng ở làng Vị Xuyên), Đào Tiên (Sự tích ‘Sáo ội’ hay là truyện chàng Khun Lồ và nàng Út Tiệm).

− Ngày 12: di hài nhà thơ Tản Đà được chuyển về vùng Hương Sơn; một đoàn gồm Chế Lan Viên, Huyền Kiêu đại diện Hội LHVHNTVN và hội nhà văn VN, Nam Trân đại diện Nxb. Văn hóa, Trương Văn Thiết trưởng ty văn hóa tỉnh Hà Đông đã đưa di hài nhà thơ Tản Đà đến chỗ mới, nơi đặt mộ mới của Tản Đà gối đầu vào vùng 99 ngọn núi vùng chùa Hương và nhìn ra những đồng ruộng phì nhiêu của lưu vực sông Hát. [19]

− Ngày 14: báo Văn học số 216:

Hồ Chủ tịch (Nâng cao hơn nữa chất lượng của báo chí);

thơ nôm Nguyễn Trãi (Hoa đào; Vô đề; Mạn thuật; Thuật hứng; Tự thán; Thuật hứng);

thơ chữ Hán Nguyễn Trãi (Viết  trên thuyền khi trở về Côn Sơn, Khương Hữu Dụng dịch; Tết thanh minh, Huy Cận dịch; Đề nhà canh ẩn của Từ Trọng Phủ, Tế Hanh dịch; Ngẫu thành, Chế Lan Viên dịch; Đề tranh Bá Nha đánh đàn, Tế Hanh dịch; Qua cửa bể Thần Phù, Ngô Văn Phú dịch; Xóm thu nghe chàng nện vải, Huyền Kiêu dịch; Than nỗi oan, Hoàng Trung Thông dịch; Bài phú núi Chí Linh; Gửi bạn, Huy Cận dịch);

Phạm Văn Đồng (Mấy vấn đề về sáng tác nghệ thuật, bài nói với văn nghệ sĩ 11/7/1962);

truyện ngắn: Huy Phương (Trăng);

bút ký: Mộng Sơn (Khói Lâm Thao);

thơ: Hồng Linh (Hoa nhài), Minh Hoài (Theo bước anh), Thanh Quế (Đêm trời trong; Gửi ngoại yêu), Xuân Sách (Gửi con), Xuân Diệu (Sa Pa);

văn thơ đả kích: Phạm Thiên Kiều (Nhất kiểu Mỹ);

‘Đọc sách’: Mai Ngữ (‘Làng tề’, tiểu thuyết Đỗ Quang Tiến);

Thành Thế Vỹ (Nguyễn Trãi, nhà thơ sáng như sao);

‘Bạn đọc với văn học’: ‘Xung đột’ với bạn đọc Nam Định;

Phạm Vũ Thực (Về vấn đề đặt tên cho tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh);

Xuân Sắc (Hát thế nào cho ra tiếng hát Việt Nam);

PV. (Vài nét về hội diễn chuyên nghiệp 1962);

Thơ: Lý Quý, TQ. (Có ba sông nhỏ trong xanh, Lê Huy Tiêu dịch).

− Ngày 15: Ban trù bị ĐHVNTQ lần 3 triệu tập hội nghị văn nghệ miền núi, nhận định tình hình và nêu phương hướng, nhiệm vụ ở phạm vi công tác này. [20]

− Ngày 19: tại nhà hát lớn Hà Nội, buổi tối, lễ kỷ niệm 520 năm ngày mất Nguyễn Trãi; Viện trưởng viện sử học Trần Huy Liệu nói về thân thế và sự nghiệp người anh hùng của dân tộc Nguyễn Trãi, đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng yêu nước yêu dân, tư tưởng nhân nghiã hòa bình và tác phong cần kiệm liêm chính của Nguyễn Trãi; buổi lễ kết thúc bằng việc ngâm một số bài thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi và bình một đoạn bài Bình Ngô đại cáo. [21]

− Ngày 21: báo Văn học số 217:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: tiểu luận Nguyễn Đỗ Cung (Mấy ý kiến về sử dụng vốn), Nguyễn Đình (Quan tuần lễ văn học ở Phú Thọ: Sự đòi hỏi và ưa thích của quần chúng);

truyện ngắn: Hồng Vũ (Một bản bộc lộ);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Bùi Công Bính (Trên rừng chè Phìn Hồ);

‘Trang miền Nam’: thơ Ca Lê Hiến (Những dòng sông anh hùng), Tân Trà (Qua vần thơ Huế), Vân Đài (Trà Vinh thương nhớ), Bảo Định Giang (Ca dao kháng chiến Nam Bộ), Hải Vân (Văn nghệ dưới chế độ Mỹ-Diệm);

văn thơ đả kích: Doãn Mạnh Trung (Tớ thầy U mê), Xích Điểu (U 2), Học Giới (Chết cứng đơ); thơ Tản Đà (Thề non nước; Tống biệt);

‘Trao đổi’: Nguyễn Khải (Sức mạnh của ngòi bút là được chiến đấu cho lẽ phải, cho chân lý);

‘Đọc sách’: Phạm Hổ (Nhân đọc ‘Quê chung’ của Hoàng Tố Nguyên);

thơ Ban-đa Ha-ra-háp, Indonesia (Gửi Hà Nội);

− Ngày 28: báo Văn học số 218:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: tiểu luận Nguyễn Xuân Khoát (Tính chất dân tộc trong âm nhạc) Vũ Lân (Những tấm lòng, phóng sự về hội diễn nghệ thuật 1962);

Thơ: Nông Quốc Chấn (Đến Sơn Dương), Hoàng Duy (Thanh Sơn), Vũ Đình Liên (Bến Hải, Hiền Lương), Phan Trác Hiệu (Tiễn em đi công tác), Chế Lan Viên (Liễu; Không quên màu liễu), Bảo Định Giang (Với Trung Hoa);

truyện ngắn: Thanh Hương (Thu);

Tô Hoài (Nhật ký [chuyến đi Trung Quốc]);

Hoa Bằng (Giới thiệu và dịch thơ Cao Bá Quát: ‘Vì việc trường thi, bị tống ngục trấn phủ’);

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Cắn trộm sủa càn);

‘Đọc sách’: Ngô Văn Phú (‘Tia nắng’, tập thơ Vân Long), Hoàng Trinh (‘Tuyển tập bi kịch cổ đại Hy Lạp’, Nxb. Giáo dục);

‘Bạn đọc với văn học’: Võ Trọng Canh (Về các cuốn ‘Tiếng hát miền Nam’, ‘Tiếng ca người Việt Bắc’), Đặng Quốc Chính, Nguyễn Duy Hợp (Về tập thơ ‘Từ ấy’), Vũ Xuân Quảng (về ‘Bài thơ Hắc Hải), Hoàng Văn Nơn (về “Trời mỗi ngày lại sáng’), Mai Thúc Lan (về ‘Riêng chung’, ‘Ánh sáng và phù sa’), Phạm Xuân Cử (về ‘Đường chúng ta đi’), Nguyễn Bình (về ‘Tiếng sóng’);

Nguyễn Đình Lạng, Vũ Luân, Trần Nhất Cử (Ý kiến người xem với bộ phim ‘Một ngày đầu thu’);

Thơ: Trương Quang Niên, TQ. (Hát trên vịnh Hạ Long, Hoàng Trung Thông dịch).

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn nghệ số 64:

Thơ: Hoàng Trung Thông (Nói chuyện với ông Tài Ngào), Minh Huy (Học tiếng Tày), Anh Thơ (Những trang giấy trắng), Chế Lan Viên (Mây và hoa trên Vạn Lý Trường Thành), Bảo Định Giang (Có nghe lòng ta ca);

truyện ngắn: Nguyễn Xuân Khánh (Cuộc chiến đấu thầm lặng), I-ro-gi Ma-rêch, Tiệp Khăc (Quả bong bóng; Tuổi thanh niên, Trịnh Giải dịch), Victor Pi-si-gôi, Rumania (Bước vào nghề, Ngô Y Minh dịch);

bút ký: Nguyễn Tuân (Chỗ đầu cầu đó, chỗ bờ sông đó, chỗ bãi cát đó), Mai Phương (Những người địa chất trên núi cao);

nghị luận: Phạm Văn Đồng (Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, bài nói 11/7/62);

tiểu luận: Phạm Văn Khoa (Những bông hoa điện ảnh), Nguyễn Huệ Chi (Con người Nguyễn Trãi qua thơ văn của ông), Như Phong (‘Sóng gầm’, một tác phẩm về nỗi thống khổ của con người trong xã hội cũ);

‘Tiến tới ĐHVN 3’: (Bạn đọc phát biểu ý kiến), Ngô Sĩ Hiển (Vài ý kiến về hình thức và nội dung trong âm nhạc);

‘Thời sự văn nghệ’: Hội VNGP miền Nam VN (Thư gửi Hội văn nghệ sĩ Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định nhân 20/7), Chương Dương (Những hiện vật nói lên tình yêu nước), Tạ Xuân Linh (Giới thiệu văn học nghệ thuật VN ra nước ngoài), Tạ Mỹ Duật (Chùa Keo, một thành tựu nghệ thuật của kiến trúc dân tộc);

‘Ý kiến ngắn’: Tiêu Oanh (Lời trong ca khúc quần chúng), Trần Hải (Hai việc hiếm có).

− Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội số 9/62:

truyện ngắn: Hồ Phương (Bên bờ sông Đà), Trúc Hà (Tiếng chim), Trần Kim Thành (Bố con cô gái ở Trại Me);

tùy bút: Chế Lan Viên (Hoa lửa ở miền Nam);

nhật ký: Thanh Tịnh (Một ngày);

thơ: Xuân Hoài (Những bóng dáng yêu thân), Anh Thơ (Anh lái máy gieo), Quang Huy (Cánh chim), Nguyễn Văn Dinh (Giàn hoa lý), Đào Thản (Trăng lại về đâu), Nguyễn Trọng Oánh (Theo vết người xưa, trích trường ca);

độc tấu: Cảnh Trà (Cái nồi đất);

ca dao: Ngọc Điều, Đỗ Văn Ánh, Sĩ Phô, Lữ Huy Nguyên, Quang Huy, Nguyễn Huy Kính;

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Hồng Cương (Vấn đề phục vụ kịp thời), Sơn Tùng (Tính đảng và tự do sáng tác trong văn nghệ), Nguyễn Từ Ngọc (Đẹp là chủ quan, là khách quan hay là sự thống nhất giữa hai mặt đó, lược thuật cuộc thảo luận về mỹ học ở Trung Quốc từ 1956 đến nay); Phan Lương (Đọc sách: ‘Vì cuộc sống con người’, tập bút ký Đình Quỳ, Nxb. Lao động; ‘Cô giáo làng’, tập truyện ngắn Xuân Sách, Nxb. Văn học). 

− Ngày 30: tại nhà riêng Tú Mỡ ở ngoại ô Hà Nội, báo Văn học tổ chức gặp mặt các nhà thơ trào phúng ở thủ đô, gồm hầu hết những tên tuổi quen biết: Tú Mỡ, Phấn Đấu, Xích Điểu, Nguyễn Đình, Chu Hà, Lê Kim, Phú Sơn, Huyền Thanh, Lã Vọng; những người có mặt đã trao đổi về cái yếu của phê bình nội bộ trên báo chí, về chỗ kém sắc bén trong đánh kẻ thù, và tỏ ý sẵn sàng tham gia tranh luận mà Hội nhà báo sắp mở về phê bình trên báo; kết thúc cuộc gặp là một buổi bình thơ trào phúng.[22] 

Tháng 10:

− Ngày 1: Khai giảng lớp bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ do Hội nhà văn VN tổ chức tại ‘Nhà sáng tác’ của Hội mới cất ở Quảng Bá bên bờ Hồ Tây; 30 học viên từ các vùng công nông nghiệp trên miền Bắc; nhiều đại biểu tuyên giáo trung ương, các hội văn học nghệ thuật, các báo Nhân dân, Văn học, Thủ đô, Quân đội nhân dân, các nhà văn nhà thơ, đại diện Đảng ủy xã Quảng An đã dự buổi khai giảng; Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu phát biểu động viên căn dặn học viên. [23] 

− Đầu tháng 10: tập san Nghiên cứu văn học số 10/62:

Hoài Thanh (‘Đi bước nữa’, một câu chuyện sinh động và cảm động, một đòn cần thiết đánh vào những tàn dư của tư tưởng cũ trong nông thôn chúng ta);

Tịnh Sơn (‘Vỡ bờ’, một bước tiến mới của nền tiểu thuyết Việt Nam);

Nguyễn Phan Ngọc (‘Vỡ bờ’ của Nguyễn Đình Thi);

Vũ Ngọc Khánh (Truyện ngắn của Phan Bội Châu);

Trần Nghĩa (Vài ý kiến về ‘Truyện Phan Trần’);

Hoàng Nhân (Victor Hugo, nhà văn lớn của những người khốn khổ và các dân tộc bị áp bức);

‘Tư liệu tham khảo’: I. S. Braginski (Sơ kết cuộc thảo luận về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học các nước phương Đông,  Khánh An dịch);

‘Đọc sách’: Hồ Ngọc (‘Sáng nghiệp sử’, tiểu thuyết Liễu Thanh, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Sưu tầm’: Tân Sinh (Bài phú ‘Bái thạch vi huynh’  của Phan Sào Nam);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Bùi Văn Nguyên (‘Thần đầu’ và ‘Thần phù’);

Lãng Bạc (Công tác lý luận phê bình tháng 7&8/1962);

‘Sách mới’: Vân Thanh (‘Lên cao’ của Xuân Cang), Thành Duy (‘Đôi bạn’ của Nguyễn Ngọc Tấn), Minh Hương (‘Con chim đầu đàn’ của Lê Phương), Nguyễn Năm (‘Đường vui xứ bạn’ của Bùi Hiển);

PV. (Những hoạt động của Viện văn học trong dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất Nguyễn Trãi).

 

 

 

 

− Ngày 5: báo Văn học số 219:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Tạ Mỹ Duật (Khai thác di sản dân tộc trong kiến trúc);

truyện ngắn: Khoa và Mạc (Tiếng khóc trong nhà hộ sinh);

Thanh Tịnh (Bước đầu của đôi hài bảy dặm);

Thơ: Trinh Đường (Hỏi tàu ‘Hạ Long’), Vũ Quần Phương (Gửi em), Vĩnh Mai (Lên Vĩnh Yên), Thúc Hà (Khói trên trời Cảng), Nắng Hồng (Đêm nhạc Bắc Kinh), Tế Hanh (Hai bài thơ nhỏ tặng B. Brecht: Mộ B. Brecht; Xem diễn kịch B. Brecht);

ca dao: Nguyễn Thị Diệp, Hoàng Tuấn Hiệp, Dương Huy, Nguyễn Tuấn Cảnh;

văn thơ đả kích: Hoàng Hà (Não lòng thay), Doãn Mạnh Đông (‘Đại diện’ toi thể diện), La Vân (Mồ ác ôn);

‘Đọc sách’: Phạm Hổ (‘Thấy cái hoa nở’, thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng);

‘Bạn đọc với văn học’: Cao Khắc Tường (về ‘Nhân dân ta rất anh hùng’ và ‘Bác Hồ’), Triệu Văn Tốn (về ‘Mùa lạc’), một tổ giáo viên (về ‘Ánh mắt’); Vũ Khắc Đôn (về ‘Trăng sáng’), Lê Tý (về ‘Đi bước nữa’), Võ Trọng Canh (về ‘Trước giờ nổ súng’), Vũ Xuân Quảng (về ‘Cái sân gạch’), Hoàng Văn Nớn (về ‘Một chuyện chép ở bệnh viện’ và ‘Vợ chồng A Phủ’), Đặng Quốc Chỉnh (về ‘Sông Đà’);

Hương Thư (Lớp bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ đã khai giảng);

Đỗ Thiện (Một kho tàng văn hóa của ta: Thư viện khoa học trung ương);

Thơ: B. Brecht (Đêm nay; Trên bức thành; Mặt thằng ác; Thưa ngài chỉ huy, Tế Hanh dịch);

văn xuôi: Franz Fühmann (Bộ mặt của một biên giới, Bùi Quang Khanh dịch);

thơ: Lý Quý, TQ. (Đôi mắt, Trần Hữu Thung dịch);

hồi ức: Hứa Quảng Bình, TQ. (Lỗ Tấn và nghề văn, Hồ Huy dịch).

− Ngày 5: Hà Nội, buổi tối, tại rạp Kim Môn, khai mạc ‘Tuần lễ văn học’ tại Hà Nội; chủ tịch UBHC TP Hà Nội Trần Duy Hưng đọc diễn văn ủng hộ ĐHVN lần 3 và chúc ‘Tuần lễ văn học’ ở thủ đô đạt kết quả tốt; Võ Hồng Cương thay mặt Vụ văn nghệ (Ban tuyên huấn TƯ) báo cáo một số nét dư luận quần chúng đối với văn học nghệ thuật qua các tuần lễ văn học đã tổ chức tại một số địa phương. Dự kiến trong ‘tuần lễ văn học’ này, một số tác phẩm như ‘Vỡ bờ’ của Nguyễn Đình Thi, ‘Phất’ của Bùi Huy Phồn, ‘Sống mãi với thủ đô’ của Nguyễn Huy Tưởng, ‘Quê hương’ của Vũ Tú Nam, ‘Đi bước nữa’ của Nguyễn Thế Phương và các tập thơ của Tế Hanh sẽ được đưa ra thăm dò ý kiến bạn đọc tại các địa điểm: Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp, Thư viện nhân dân, CLB sở văn hóa, CLB giáo dục, trường lý luận Bộ văn hóa, trường Nguyễn Ái Quốc; ngoài ra các nhà văn nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng sẽ gặp gỡ bạn đọc, Bảo Định Giang sẽ nói chuyện về tập thơ ‘Gió lộng’  của Tố Hữu; tại CLB thiếu nhi có buổi bạn đọc thiếu niên góp ý về văn học viết cho thiếu nhi.[24]    

 

 

 

− Ngày 7: chủ nhật, buổi chiều, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bí thư TƯ Đảng Tố Hữu đến thăm Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ. [25]

− Ngày 11: BCH Hội nhà văn VN họp phiên thường lệ: 1/ thông qua danh sách 120 đại biểu nhà văn đi dự ĐHVNTQ 3 theo tỷ lệ đại biểu mà Ban trù bị ĐH dành cho Hội nhà văn; 2/ Quyết định triệu tập Đại hội nhà văn trong tháng 11/1962; 3/ Mời nhà văn viết tham luận cho 2 Đại hội nói trên; 3/ Kết nạp một số hội viên mới. [26]

− Ngày 12: báo Văn học số 220:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: PV. (Bùi Huy Phồn: Cần phải phục hồi thể văn phóng sự), PV. (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc sắp khai mạc), Đào Bích Nguyên (Mười ngày hội diễn), Nông Quốc Chấn (ĐHVNTQ lần thứ 3 và tiền đồ của văn nghệ miền núi), Minh Huệ (Những họat động văn nghệ tại Nghệ An), Huy Tuyên (Quần chúng ở Tuyên Quang đang đòi hỏi về văn nghệ);

truyện ngắn: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Một đứa trẻ);

thơ: H.S., miền Nam (Sáng ngời ánh thép), Tuân Nguyễn (Tiếng hát người khai hoang), Huy Cận (Trò chuyện với Kim Tự Tháp), Huyền Kiêu (Chuyện cũ), Vương Linh (Tiếng chim tu hú);

văn thơ đả kích: Nguyễn Đình (Vỡ mộng), Hoàng Hà (Diệm lại nói phét), Đức Kiên (‘Thế giới tự do’ có gì lạ: Những quái thai);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Bài tính đố rắc rối);

‘Sưu tầm’: H.H. (Thơ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn: bài ‘Qua cửa ải Hải Vân’);

‘Đọc sách’: Nguyễn Thành Long (Một quyển tiểu thuyết Algérie: ‘Đám cháy’ của Mohamed Dib);

Thơ: Semben Ousmane (Phụ nữ Algérie, Hoàng Minh Châu dịch), R. Depestre (Thơ ngợi Đi-tô, Xuân Diệu dịch), Na-sa Đooc-giơ, Mông Cổ (Xuân, Hạ, Thu, Đông, Tú Mỡ dịch);

truyện dân gian Algérie (Bộ râu kỳ lạ, Nguyễn Xuân Thảo dịch);

truyện Ma-tê-i, Tây Ban Nha (Buổi học đầu tiên, Quang Trường dịch qua tiếng Nga).

− Ngày 19: báo Văn học số 221:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: PV. (Phỏng vấn Bảo Định Giang: đánh giá việc sáng tác và biểu diễn phục vụ đấu tranh thống nhất, về văn nghệ miền Nam), Phạm Hổ (Phỏng vấn Lưu Hữu Phước về văn nghệ thiếu nhi), PV. (Ý kiến bạn đọc về ‘Sống mãi với thủ đô’ của Nguyễn Huy Tưởng và hai tập thơ ‘Gửi miền Bắc’, ‘Tiếng sóng’ của Tế Hanh);

thơ Thanh Hải (Nhìn sông Vi-xtuyn), Đào Xuân Quý (Mục Nam Quan), Hoàng Hưng (Tiếng hát tre gai), Lưu Trọng Lư (Chòm thơ tháng Tám);

ca dao Nguyễn Tử Quán, Nguyễn Phùng Trân, Đào Quang Vinh;

truyện ngắn Nguyễn Kiên (Buổi tối trong gian đình);

‘Trang miền Nam’: truyện Vũ Tú Nam (Ông Giu-đa Ngô Đình Diệm rất ngoan đạo), thơ Trúc Chi (Sông phường lụa), Phạm Hổ (Miền Nam);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Chợ Dinh bán áo con trai);

văn thơ đả kích: Huyền Thanh (Đầu voi đuôi chuột), trích báo ‘Tự do’ 23/9/62 (Nghệ thuật của Diệm ở nước ngoài);

‘Đọc sách’: Mai Liên (‘Đôi bạn’, tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn), Nguyễn Thành Long (‘Vở kịch cô giáo’, tập truyện ngắn Giang Nam);

Hồ Xuân Sơn (Cần phát triển mạnh phong trào ca hát trong thiếu nhi).

− Tuần lễ văn học ở Hà Nội: sáng 10/10, tại CLB Sở văn hóa Hà Nội, các nhà văn Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi gặp một số bạn đọc và bạn viết trẻ ở Hà Nội; tối 13/10 tại Văn Miếu, Bảo Định Giang nói chuyện về tập thơ Gió lộng của Tố Hữu; sáng 14/10, tại CLB thiếu niên, một số tác giả viết cho thiếu nhi gặp mặt các độc giả trẻ, lấy ý kiến về một số sách của Nxb. Kim Đồng; tối 19/10, thành ủy Hà Nội có buổi trao đổi thân mật với một số nhà văn nhà thơ; cũng tối đó, Nguyễn Đình Thi tọa đàm về cuốn ‘Vỡ bờ’ với các học viên trường Nguyễn Ái Quốc.[27]

− Ngày 26: báo Văn học số 222:

số đặc biệt chào mừng đoàn đại biểu Mặt trận DTGPMNVN thăm miền Bắc:

Hoài Thanh (Đón mừng các anh!);

bút ký: Lưu Quý Kỳ (Gặp miền Nam trên bờ sông Đa-núyp), Nguyễn Thành Long (Lại đến bên sông tuyến);

thơ: Tế Hanh (Gặp em), Tú Mỡ (Gặp mặt), Nguyễn Hải Trừng (Chào mừng), Anh Thơ (Gửi người thi sĩ miền Nam), Khương Hữu Dụng (Gặp), Diệp Phú Hương (Cau Quảng Nam), Xuân Hoàng (Giữ vững);

thơ miền Nam gửi ra: Giang Nam (Mơ ước), Ngọc Sơn (Gửi em dưới quê làng);

 văn thơ đả kích: Xích Điểu (Cờ nó, cờ mình), H.K.T. (Dư luận nước ngoài với nghệ thuật của Diệm), Nguyễn Đình (Quà ‘Tết cộng hòa’);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Chợ Dinh bán áo con trai);

‘Sưu tầm’: Thành Duy (Vè con cá);

‘Đọc sách’: Phạm Hổ (Vang vọng của hai miền, nhân đọc tập ‘Bài thơ tháng bảy’ của Tế Hanh), Nguyễn Đình (Giới thiệu thơ ca về ngày thứ sáu đấu tranh thống nhất của nhà máy xe lửa Gia Lâm);

PV. (Phỏng vấn họa sĩ Trần Văn Cẩn: ‘Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1962, một cố gắng mới của ngành mỹ thuật, mỹ nghệ’);

Bảo Định Giang (Nhân xem mấy cuốn phim tài liệu của Xưởng phim giải phóng miền Nam);

Nam Trân (Chơn Đa San, 1762-1836, nhà văn hóa vĩ đại, nhà thơ lớn của nhân dân Triều Tiên).

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn nghệ số 65:

TCVN (Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba sắp họp);

bút ký: Chế Lan Viên (Cảnh xưa trong đời mới);

thơ: Huy Cận (Khu nhà mới), Xuân Hoàng (Xuân về rẻo cao), Chế Lan Viên (Vị khế chua), Chính Hữu (Vô danh), Bút Tre (Ông thợ cạo thiên nhiên);

kịch nói: Thiết Vũ (Nhật ký địa chất);

truyện ngắn: Trần Kim Thành (Chuyện một tình yêu);

nghị luận: Tố Hữu (Đào tạo những nghệ sĩ mới của dân tộc, bài nói ở lễ tốt nghiệp các trường Bộ văn hóa);

tiểu luận: Nguyễn Đức Bính (Người cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương);

Chu Minh (Bản giao hưởng thơ ‘Ka-ta-mây-lin’ của Trung Quốc);

‘Những ý kiến góp với ĐHVN 3’: Chu Văn Tấn (Các đồng chí chú ý đến miền núi cho), Đinh Đức Thiện (Mời anh chị em về đây, làm việc, ăn ở với chúng tôi), Lê Thành (Có ôn cái cũ mới thực hiểu được cái mới);

‘Hưởng ứng ĐHVN 3’: Trường Lưu (Nhìn qua Đại hội diễn nghệ thuật 1962), Đinh Đăng Định (Mấy nét về nền nghệ thuật nhiếp ảnh VN), Huyền Kiêu (‘Ngọn lửa Hồng Sơn’, một tiết mục quý trong kho tàng nghệ thuật tuồng cổ), Đào Trọng Từ (Dàn hợp xướng quốc gia đầu tiên), Nguyễn Thịnh (Thành nhà Hồ, một công trình kiến trúc bằng đá);

‘Đọc sách’: Nguyễn Phan Ngọc (Vài ý kiến về ‘Phất’), Đông Hoài (‘Văn nghệ vũ khí sắc bén’ và ‘Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn nghệ’);

Thơ: Lý Quý, TQ. (Đại lộ Dương Quan; Vấn đáp nơi bến xe, Trần hữu Thung dịch), Nát-sát Đooc-giơ, Mông Cổ (Mẹ tôi; Nam châm; Xuân; Ngôi sao, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

kịch nói: I. Caragiale (D.S.P.);

tiểu luận: J. Becher, CHDC Đức (Bàn về thơ).

 

 

 

− Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/62:

những đoạn văn ngắn: Hồ Phương (Biển), H. Tâm (Trong bệnh viện), Nguyễn Trọng Oánh (Cơn mưa), Thanh Tịnh (Chú công an);

truyện ngắn: Nguyễn Minh Châu (Đất rừng), Hoàng Tuyết Nhung (Quả ổi), Ma-réc A-tô-ni Va-si-lev-ski (Hai người trên bãi sa mạc, Ngọc Quý dịch);

truyện dài: Hữu Mai (Đêm dài, trích);

hồi ký: Lâm Phương (Trong rừng sâu chiến khu Đ);

thơ: Tế Hanh (Trở lại Thái Nguyên), Trần Danh Lân (Thăm Hồ Kiều), Hoàng Hưng (Ba bài thơ ở vùng khai hoang: Mùa nương rẫy; Sáng hè; Thư gửi mẹ), Ngô Quân Miện (Trên đỉnh Tây Phong), Bùi Hữu Thành (Cô Tô), Hạnh Hoàng Thu (Nhớ);

ca dao: Nguyễn Huy Kính, Lý Biên Cương, Công Bồng, Trần Xuân Kỳ, Trần Hữu Tòng, Vũ Hồng Quang;

hò vè: Thanh Tịnh (hò Trị Thiên: Dệt thương nhớ; Đợi anh), Huỳnh Thị Bông (Hò ru con Nam Bộ), Đoàn Trọng Sỹ (hát giặm Nghệ Tĩnh: Tâm sự anh mù);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: VNQĐ (Thể lệ cuộc thi viết về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng); Hồ Nhị Quang (Nghệ thuật trong quân đội với Đại hội diễn toàn quốc); Tường Vy, Đào Hồng Cẩm, Nguyễn Đức Toàn, Mai Văn Hiến, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Trọng Oánh (Những ý kiến phát biểu chào mừng Đại hội văn nghệ toàn quốc lần 3).

Tháng 11:  

− Đầu tháng 10: tập san Nghiên cứu văn học  số 11/62:

Nguyễn Xuân Nam (Mấy ý kiến về cuốn ‘Các phương pháp nghệ thuật’ của Lê Đình Kỵ);

Nguyễn Hoành Khung (Huy Cận với ‘Trời mỗi ngày lại sáng’ và ‘Đất nở hoa’);

Nguyễn Bắc (Nên đánh giá ‘Phất’ như thế nào);

Trần Văn Giàu (Thảo luận với ông Nguyễn Văn Trung về ‘Truyện Kiều’ hay là phê bình bài ‘Phê bình phê bình văn học’);

A. Dubrovin (Trong bầu không khí của những cuộc thảo luận về sáng tác);

Hoàng Xuân Nhị (Những nhiệm vụ mới của lý luận văn học Xô-viết trong thời đại xây dựng chủ nghĩa cộng sản);

Bùi Thanh Ba (Đỗ Phủ, nhà thơ châm biếm và đả kích);

‘Đọc sách’: Trọng Khiêm (‘Đám cháy’ truyện, Mohamed Dib, bản dịch, Nxb. Văn hóa);

‘Đính chính văn thơ cổ’: Hoa Bằng (Từ ‘Câu đối Việt Nam’ đến ‘Văn tế cổ và kim’);

‘Sách mới’: Hữu Hồng (‘Hiên ngang Cuba’, bút ký Thép Mới), Hồ Ngọc (‘Con nhện vàng’, tập truyện Châu Diên), Thành Duy (‘Thung lũng nàng tiên’, tập truyện ngắn Huyền Kiêu).

 

 

− Ngày 2: báo Văn học số 223:

Nguyễn Văn Hiếu (Bước mở đầu thắng lợi, bài nói với văn nghệ sĩ miền Bắc, tối 28/10), Lưu Quỳnh (Nhớ mãi ngày các anh đến, tường thuật buổi tiếp đón đoàn đại biểu MTDTGPMNVN tại Hội LHVHNTVN);

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Nguyễn Đình Thi (Văn học ta cần cố gắng tạo ra chất mật ong quý cho đời sống);

Thơ: Thu Bồn, miền Nam gửi ra (Bốn mùa), Nguyễn Thái Vận (Gửi quê hương kết nghĩa), Minh Huệ (Gửi sứ giả thành đồng tổ quốc), Mạnh Tứ (Cuba hôm nay), Vũ Đình Liên (Gửi người bạn Algérie), Tân Trà (Em bé bán tranh);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Núi Bắc sông Nam và phù sa đỏ);

truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Gánh vác);

‘Đọc sách’: Hồng Tân-Trần Nhật Lam (‘Vườn xoan’, tập truyện Phạm Hổ), Lưu Quỳnh (‘Những cánh bưu thiếp Việt Nam’, tập bút ký của nhà văn Xô-viết S. Soloukhin);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Chiến đấu đến người cuối cùng);

‘Tuần lễ văn học ở Hà Nội’: PV. (Cuộc gặp mặt giữa các bạn đọc nhỏ tuổi với các tác giả viết cho các em), PV. (Thảo luận về ‘Vỡ bờ’ ở trường Nguyễn Ái Quốc), PV. (Thành ủy Hà Nội với văn nghệ);

thơ B. Ga-líp, Algérie (Gửi mẹ tôi, Bùi Huy Mễ dịch từ Hoa văn), Pha-đi Kra-ja (Algérie, Nguyễn Đình dịch từ tiếng Pháp).

− Kết quả cuộc thi truyện ngắn 1962 của báo Văn học: giải Nhất: không có; giải Nhì: 1/ Gánh vác của Vũ Thị Thường; 2/ Một đứa trẻ của Nguyễn Thị Ngọc Tú; 3/ Buổi tối trong gia đình của Nguyễn Kiên; giải Ba: 1/ Cơn bão H. của Nguyễn Quang Thân; 2/ Những đứa em của Cẩm Thạnh; 3/ Thu của Thanh Hương; giải Khuyến khích: 1/ Một bản bộc lộ của Hồng Vũ; 2/ Nhàn của Trần Kim Thành; 3/ Tiếng khóc trong nhà hộ sinh của Khoa và Mạc; 4/ Hạnh phúc của Đặng Anh Đào. [28]

− Ngày 9: báo Văn học số 224:

‘Tiến tới ĐHVN 3’: Tố Hữu (Chúng ta cần và có thể làm nhiều hơn nữa);

Thơ: Huy Cận (Trong vườn vũ trụ), Tế Hanh (Câu chuyện đọc sách), Xuân Diệu (Mùa ổi), Bàng Sĩ Nguyên (Người con gái Bắc Sơn), Nông Viết Toại (Máy ngắm đường), Khánh Toàn (Gánh đất ủng hộ Algérie);

truyện ngắn: Trần Kim Thành (Nhàn);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Có một lần tôi trình bày độc tấu thất bại);

Nguyễn Thịnh (Ngũ Hành Sơn, một thắng cảnh ở tỉnh Quảng Nam);

hồi ký: Nguyên Hồng (Những tác phẩm kỳ diệu ấy đã đến với tôi), Nguyễn Thành Long (Có ‘người con gái Việt Nam’ ở đây!);  

‘Giới thiệu’: Vũ Tú Nam (‘Truyện ngắn Paustovski’, Vũ Thư Hiên dịch);

Văn Giáo (Nhân xem Triển lãm mỹ thuật: Phải gắn chặt với cuộc sống hơn nữa);

Trọng Anh (Phim Liên Xô: Bắt đầu ‘sống lại’ lần sáng tạo thứ hai);

Thơ: P. Antokolski (Đứa con trai, Xuân Diệu trích dịch), M. Rylski (Dấu hiệu mùa xuân, Nguyễn Xuân Sanh dịch).

− Ngày 9: BCH Hội LHVHNTVN ra nghị quyết về việc tổ chức Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba trong 5 ngày từ sáng 26/11/1962.[29]

− Ngày 16: báo Văn học số 225:

‘tiến tới ĐHVN 3’: Đặng Thai Mai (Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa); Huyền Kiêu (Báo ‘Văn học’ phỏng vấn các đồng chí Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Võ Hồng Cương);

truyện ngắn: Nguyễn Quang Thân (Cơn bão H.);

thơ: Maladeiy Angxutun (Gửi Khơ-tu),[30] Nguyễn Quang Nguyên (Li-vi-a), Nguyễn Thanh Toàn (Nhớ), Nguyễn Trọng Oánh (Tổ quốc);

ca dao Nguyễn Sử Quán, Đào Quang Vinh, Phan Ngọc Cảnh;

văn thơ đả kích: Phú Sơn (Diệm khóc hồn Tây), Nguyễn Hoàng (Gửi ‘Ngô chết hụt’);

‘Đọc sách’: Lê An (‘Truyện dân gian Camphuchia’, Nxb. Văn hóa), Đào Bích Nguyên (Nhân đọc ‘Ca dao sưu tầm’, Nxb. Văn học);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Tấm lịch đứng nguyên hay thời gian đang ngủ);

‘Trao đổi’: Chu Thiên (Mấy ý kiến về sưu tầm văn học);

Nguyễn Thịnh (Nền văn hóa dân tộc: Chùa Keo ở Thái Bình); Lưu Quỳnh (Nhân xem triển lãm công thương nghiệp Liên Xô ở Hà Nội);

trích truyện: M. Asturias (Chuyến xe vũ khí, Đỗ Đức Thuật dịch),

thơ: N. Guillen (Viên tướng trong tòa nhà năm góc, Hồ Sĩ Thoại dịch), A. Tvardovski (Gửi nhà du hành vũ trụ, Nguyễn Viết Lãm dịch).

 

 

 

− Ngày 23: báo Văn học số 226:

Văn học (Chào mừng Đại hội văn nghê toàn quốc lần thứ III: Chúng ta sẽ làm tất cả, Vì Tổ quốc, Vì chủ nghĩa xã hội!);

Ban trù bị ĐH (ĐHVNTQ lần thứ ba sẽ thảo luận những vấn đề gì quan trọng?);

PV. (Gặp gỡ hỏi chuyện những văn nghệ sĩ mới gặt được ‘mùa đầu’: Trà Giang, Nguyễn Tài Tuệ, Trần Kim Thành, Tú Lệ, Lê Công Thành, Nông Minh Châu);

Thơ: Thân Như Thơ, miền Nam gửi ra (Bên bờ Gò Nổi), Giang Thủy (Tôi mến yêu);

ca dao Tô Phú, Lê Ái Mỹ;

truyện ngắn: Đặng Anh Đào (Hạnh phúc);

văn thơ đả kích: Lê Hữu Tâm (Kế hoạch Xít-ta-lây), Trúc Cao (Lưỡi tréo sai ngoa);

Tổng kết cuộc thi truyện ngắn: Huyền Kiêu (Hoan nghênh lực lượng trẻ đã tham gia đông đảo vào phong trào viết truyện ngắn);

Ngô Huy Quỳnh (Nhân cuộc triển lãm tài liệu sưu tầm về kiến trúc dân gian và kiến trúc cổ);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Bài luận dài nhất thế giới);

PV. (Ý kiến người xem về triern lãm mỹ thuật 1962);

Nghị luận: Fidel Castro, Cuba (Không lực lượng nào có thể đẩy lùi được quá trình phát triển lịch sử đấu tranh của đất nước chúng tôi).

− Ngày 26: buổi sáng, tại Nhà hát lớn Hà Nội, khai mạc Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba.[31]

− Ngày 30: báo Văn học số 227:

BCHTƯ ĐLĐVN (Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III);

báo cáo của Đặng Thai Mai (Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, nắm vững nguyên tắc tính đảng, phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc ngày càng phong phú đẹp đẽ);

Huyền Kiêu (Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III khai mạc tại thủ đô Hà Nội, tường thuật);

thơ Ngọc Sơn, miền Nam gửi ra (Cô gái Trường Sơn), Nguyễn Khiết (Đường lên Bát Sát), Bàn Tài Đoàn (Hôm nay được gặp bạn), Thanh Điệp (Đường trăng), Hoàng Ngọc Phách (Thơ lưu biệt);

truyện ngắn Chu Văn (Ánh đèn bên hàng xóm);

văn thơ đả kích: Nguyễn Tuân (Giải Diệm và quán Mỹ), Nguyễn Đình (Cố Mỹ độn);

tổng kết cuộc thi truyện ngắn: Huyền Kiêu (Nhìn chung mười truyện được giải thưởng và các truyện vào chung khảo);

ghi nhanh về ĐHVN: M.S. (Các cơ sở chờ đợi chúng ta), B.S.N. (Gặp một số bạn văn ngoài hành lang), N.V.P. (Gặp nhà phê bình trẻ tuổi Lê Đình Kỵ), V.T.T. (Cụ cả Tam: quang cảnh này, tôi chỉ muốn sống mãi), N.Đ. (Mối tình điện ảnh trong đại hội), N.T.L. (Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Tỵ: hoan nghênh bức thư của TƯ Đảng);

thơ văn Albania: I. Kadare (Đám mây đen, Lưu Ngọc Tuyến dịch qua tiếng Nga), F.I. Gia-ta (Tôi có thể chịu đựng được; Nỗi bi thương của người mẹ, Bùi Huy Mễ dịch qua Trung văn), trích tiểu thuyết An-tôn Ma-la (Mũ sắt, Ngô Đức Thọ dịch qua Trung văn).

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn nghệ số 66:

TCVN (Đi theo con đường lớn của Cách mạng Tháng Mười);

Thơ: Tế Hanh (Thăm nhà một nhà thơ Xô-viết), Huy Cận (Gặp lại Mạc Tư Khoa), A. Tvardovski (Siberie, Tế Hanh dịch qua tiếng Pháp), T. Zade (Ngày hội trên sông Sydaria, Huy Cận dịch), Xuân Diệu (Trên sông Đà), A. Neto (Hoàng Trung Thông dịch), R. Depestre (Vũ khí của máu tôi, Chế Lan Viên dịch);

trích tiểu thuyết: M. Sholokhov (Họ đã chiến đấu vì tổ quốc, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

truyện ngắn: V. Kozhevnikov (Người đồng chí thân yêu, Nguyễn Thụy Ứng dịch);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Bốn nhăm tuổi xuân Đại đồng);

‘Chúng tôi đã sống ở Liên Xô’: Nguyễn Thị Kim (Những ngày ở làng Pa-rô-tin), Lê Thanh Đức (Cảm nghĩ về nông thôn Nga), Mai Thúc Luân (Thánh chín, tháng mười), Minh Châu (Từ ước mơ đến sự thật);

tiểu luận: V. Ozerov (Chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần dũng cảm của người công dân trong văn học Xô-viết);

K. Paustovski, S. Schipachev, B. Polevoi, G. Nikolaeva, L. Leonov (Các nhà văn Xô-viết nói với chúng ta, Cương Thiết, Ngô Y Minh, X.T. trích dịch);

Lưu Hữu Phước (Cảm ơn CMT 10, cảm ơn những người anh cả nhạc sĩ Liên Xô);

Martynov (Shostakovich, PV. Lược lịch);

Xuân Diệu (Ruột thịt của ta về thăm chúng ta, bút ký về chuyến thăm miền Bắc của đoàn MTDTGPMNVN);

Thơ: Phạm Hổ (Gặp mặt quê hương);

tiểu luận: Bảo Định Giang (Mấy ý nghĩ về tập thơ ‘Gió lộng’);

Công Vũ (Những tác phẩm ưu tú của một nền nghệ thuật điện ảnh tiên tiến, về tuần phim Liên Xô);

‘Hưởng ứng ĐHVN 3’: Phạm Phúc Minh (Tính chất dân tộc trong ca, nhạc, múa ở Đại hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 1962);

Trọng Anh (Đoàn văn công Việt Bắc với vở kịch nói ‘Kim Đồng’);

PV (Tuần lễ văn học tại Hà Nội; Triển lãm mỹ thuật 1962);

Chế Lan Viên (Một bức thư, về bài ‘Người cổ nguyệt chuyện Xuân Hương’).

 

 

− Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội số 11/62:

ghi nhanh: Bảo Định Giang-Hà Mậu Nhai (Qua các anh);

bút ký: Hồ Phương (Một đêm thao thức);

thơ: Thái Giang (Rừng chông), Duyên Hải (Đến Quý Cao), Anh Thơ (Một bức thư tình), Xuân Thiêm (Bão), Phác Văn (Xe lửa), Trúc Sơn (Về trung đoàn cũ);

những đoạn văn ngắn: Thanh Tịnh (Rạng đông), Minh Hồ (Một đêm thu), Nguyễn Trọng Oánh (Vợ chồng bác Cõn), Nguyễn Minh Châu (Kẻ thù), Xuân Sách (Con đò);

truyện ngắn: Xuân Thiều (Trời xanh), Nguyễn Khoát (Tôi nghiện thuốc lá);

ca – hò – vè: Thao Trường (Chuồng chim bồ câu), Phan Nam Hải (Tàu ngầm), Phạm Quang Minh (Bắt tay), Phan Đình Huệ (Ai về chốn cũ), Sĩ Phan (Nhà em), Đình Khuyến (Cao), Trần Nguyên Đào (Hò mái nhì), Anh Cầm (Hò mái đẩy), Trịnh Thuần (Hò giã gạo), Khắc Hoàng (Ông Bao bộ đội, vè);

Đặng Ngọc Long (Những mẩu chuyện vui của quân đội Xô-viết);

trích truyện: Vs. Kochetov (Ngôi nhà mới, Thiện Tùng dịch);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Nguyễn Đức Toàn (Một sự cổ vũ rất lớn đối với nghệ thuật ca hát trong quân đội); Nguyễn Vân (Vài ý kiến đọc một số ca dao); Quang Thọ (Mấy kinh nghiệm trang trí một phòng câu lạc bộ đại đội); Nguyễn Từ Ngọc (Thảo luận về mỹ học ở Trung Quốc, II. Vấn đề cái đẹp tự nhiên; III. Đối tượng của nghiên cứu mỹ học; IV. Mỹ cảm; VI. Quan hệ giữa Đẹp và thực tiễn xã hội); Đào Hồng Cẩm (Một số ý kiến về kịch bản qua sân khấu kịch nói); Nguyễn Hạnh Phúc (Đọc ‘Vở kịch cô giáo’ của Giang Nam).

Tháng 12:

− Đầu tháng 12: tập san Nghiên cứu văn học số 12/62:

Tạ Xuân Linh (Văn học nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài);

Thiếu Mai (Về ‘Một chuyện chép ở bệnh viện’ và ‘Biển xa’ của Bùi Đức Ái);

Lê Xuân Thại-Nguyễn Văn Thạc (Bàn về quy tắc viết hoa);

Cao Huy Đỉnh (Vài nét về văn học tiến bộ Ấn Độ trong nửa đầu thế kỷ XX);

 Nhân ĐHVNTQ lần 3: Hoài Thanh (Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu văn học của chúng ta), Trần Thanh Mại (Sử dụng xứng đáng di sản văn học rất giàu có của chúng ta), Vũ Ngọc Phan (Cần tìm hiểu những đặc tính của văn học dân gian VN để nhận định được rõ giá trị của văn học dân gian VN), Hoàng Trinh (Học cái hay của người để bổ sung cho vốn sống và trí tuệ của ta), Hoàng Phê (Phấn đấu cho tiếng Việt của chúng ta ngày thêm phong phú, trong sáng và đẹp đẽ);

I. S. Braginski (Sơ kết cuộc thảo luận về sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học các nước phương Đông, Khánh An dịch, tiếp, hết);

‘Đọc sách’: Phong Lê (‘Ông già và biển cả’, truyện Hemingway, bản dịch, Nxb. Văn học);

Bùi Văn Nguyên (Thử tìm tên thật của Bà Huyện Thanh Quan);

Sinh hoạt văn học: PV. (Tọa đàm về Nguyễn Trãi).

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn nghệ số 67:

Hồi ký: Tô Hoài (Khiêng máy);

Bút ký: Nguyễn Viết Thành (Nắng trên đồng muối);

Kỷ niệm: Huyền Kiêu (Nhà văn Đặng Thai Mai sáu mươi tuổi);

Kinh nghiệm: Nguyên Hồng (Hải Phòng với tác phẩm ‘Cửa biển’ của tôi và tôi viết ‘Sóng gầm’);

Tiểu luận: Nguyễn Công Hoan (Con người Tú Xương);

Giới thiệu: Tảo Trang (Charles Dickens);

Truyện: Ch. Dickens, Anh (Tựu trường, Tảo Trang dịch);

Hồi ký: I. Ehrenburg, LX. (Con người, năm tháng, cuộc đời);

Bút ký: C. Malaparte, Italia (Dịch hạch);

‘ĐHVNTQ 3’: BCH TƯ ĐLĐVN (Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III);

Hồ Chủ tịch (Bài nói tại ĐHVNTQ 3);

Hội LHVHNTVN (Phương hướng giải quyết một số vấn đề cơ bản trong công tác văn học nghệ thuật hiện nay, trích báo cáo của Đặng Thai Mai);

những tham luận trong ĐH: Chu Văn Tấn, bí thư khu ủy Việt Bắc (Nâng cao văn nghệ dân tộc ít người lên ngang trình độ chung), Trần Duy Hưng, chủ tịch UBHC thành phố Hà Nội (Tiếng nói của thủ đô), Hoàng Hữu Nhân, bí thư thành ủy Hải Phòng (Lãnh đạo phong trào văn nghệ ở địa phương), Nguyễn Thọ Chân, bí thư khu ủy Hồng Quảng (Vùng mỏ, đất hoạt động tốt của các chiến sĩ văn nghệ), Bùi Đình Đồng, bí thư đảng ủy nhà máy xi-măng HP (Mời các anh về nhà máy xi-măng), Lan Hương, giáo viên văn học (Chúng tôi chờ đợi ở các bạn rất nhiều).

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Xem triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1962);

− Ngày 7: báo Văn học số 228:

Hồ Chủ tịch (Bài nói chuyện tại ĐHVNTQ lần thứ ba);

Hội VNGP MNVN (Điện văn gửi ĐHVNTQ lần 3);

tường thuật: Huyền Kiêu (Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh nói chuyện với ĐH);

báo cáo: Đặng Thai Mai (Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, nắm vững nguyên tắc tính đảng, phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc ngày càng phong phú đẹp đẽ, tiếp);

tham luận tại ĐHVNTQ: Vũ Song, phó bí thư tỉnh ủy Phú Thọ (Ca ngợi, biểu dương cái mới cái đẹp cái hay, phản đối, chê trách cái lỗi thời, cái hủ bại), Bùi Đình Đồng, Giám đốc nhà máy xi-măng Hải Phòng (Ngòi bút và nghệ thuật của các bạn sẽ làm cho cái mất đi sẽ sống lại và không bao giờ mất cả);

ghi nhanh về ĐH: PV (Thế Lữ-Song Kim), P.H. (Phạm Ngọc Truyền), N.T.L. (Chị Thu Dung), N.V.P. (Tạ Thúy Ngọc), N.Đ. (Lê Minh Hiền);

thơ: Phạm Hổ (Cuba! Cuba!), Nguyễn Xuân Sanh (Đọc thơ anh, tặng N. Guillen), Ngô Văn Phú (Xóm nhỏ), Nguyễn Xuân Thâm (Về thăm lão đồng chí);

‘Những con người thời đại’: truyện ký của Xuân Vũ (Câu chuyện một hạt giống).

 

 

− Ngày 14: báo Văn học số 229: 

ĐHVNTQ 3 (Thư gửi BCHTƯ ĐLĐVN); Nguyễn Đình Thi (Viết về cuộc sống mới-con người mới, trích tham luận tại ĐHVN 3);

Thơ: Xuân Quỳnh (Tiếng hát), Minh Huệ (Chiều vùng bị chiếm cũ), Ngô Chính (Bắc Sơn), Huy Cận (I-rắc ơi);

ca dao: Tô Phúc Nguyễn Đức Quý, Hoàng Anh Nhân;

bút ký: Nguyễn Xuân Khánh (Vàng trắng Tây Bắc);

Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Dấm nước mắm ớt);

Sơn Nam ghi (Kể chuyện Khu Cháy kháng chiến);

văn thơ đả kích: Búa Đanh (Nhắn kỹ sư…hòm), Bút Nhọn (Tổng Diệm xây dinh);

‘Diễn đàn ĐH’: Nguyễn Cao Luyện (Chúng ta ủng hộ cái đẹp chân chất của công trình kiến trúc), Văn Chung (Xây dựng phong trào ca nhạc quần chúng ở nông thôn), Kim Anh (Chúng tôi muốn kéo dài cuộc đời diễn viên múa), Nguyễn Văn Thông (Người làm điện ảnh phải suy nghĩ tìm tòi sáng tạo không ngừng), Lê Quảng Ba (Miền núi, các dân tộc thiểu số và công tác văn nghệ), Lê Hùng Lâm (Sinh viên với văn nghệ); Phạm Hổ (Vài nét về những người họa sĩ trong Nam);

Nghệ thuật: Nguyễn Thịnh (Nền văn hóa dân tộc: chùa Dâu).

− Ngay 21: báo Văn học số 230:

ĐHVNTQ 3 (Thư gửi anh chị em văn nghệ sĩ miền Nam), ĐHVNTQ 3 (Nghị quyết);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Mỹ đánh nhau cả với lá với quả miền Nam);

truyện ngắn: Nguyễn Thành Long (Đội công tác qua làng);

thơ: Trinh Đường (Gặp nhau), Đào Xuân Quý (Những người đánh cá Cửa Tùng), Hoàng Anh Trúc (Về ngoại), Xuân Miễn (Gửi bạn Cuba);

thơ đả kích: Viên Thủy Phách, TQ. (Mặt trời mọc, Nguyễn Đình dịch; Người cắn chó; Ông chủ xin từ chức, Nước Mỹ mộ lính đánh thuê, Nguyễn Đình và Lê Huy Tiêu dịch);

Huyền Kiêu (Đồng chí Đặng Thai Mai, một cây bút, một tâm hồn chiến sĩ);

‘Diễn đàn ĐH’: Nguyễn Đình Thi (Viết về cuộc sống mới-con người mới, tiếp, hết), Chế Lan Viên (Hãy để cho cuộc sống dạy khôn mình), Hữu Mai (Chúng ta phải chịu trách nhiệm làm sống lại những con người anh hùng trong kháng chiến), Vũ Tú Nam (Trau dồi bản lĩnh cho văn nghệ sĩ là một công việc mấu chốt), Tô Hoài (Phải nghiêm túc lao động nghệ thuật);

Nguyễn Văn Thương (Vài thu hoạch về nghệ thuật qua cuộc đi thăm các nước bạn của đoàn ca múa thanh niên VN);

Võ Huy Tâm (Sưu tầm: ‘Bây giờ gương vỡ bình rơi’…);

Thơ: A. Jozsef (Giới thiệu; Thất nghiệp, Tế Hanh dịch), J. Marti (Tất cả vì Cuba của tôi, Thúy Toàn dịch);

Nguyễn Đình Thi (Trả lời phỏng vấn của hãng Novosti về Tuyên bố của Chủ tịch Khruschev về tình hình vùng biển Caribe).

 

− Ngày 28: báo Văn học số 231:

Thơ: Tú Mỡ (Mừng bác Đặng Thai Mai lên lão 60), Huyền Kiêu (Gửi Cuba), Băng Sơn (Tám mươi bó đuốc), Ngô Hoàng Anh (Tên em), Anh Thơ (Ta đi khoác áo xanh cho núi), Nguyễn Văn Lung (Say);

bút ký: Ngô Văn Phú (Những chú ỉn Hòa Loan);

‘Người mới-Cuộc sống mới’: Trần Danh Độ (Ai lên xứ Lạng), Phan Thị Nga (Chị Oanh);

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Coi chừng lưỡi kiếm Jông Dzưi), Khánh Toàn (Chín trăm chưa nhiều), Việt Ánh (Sẵn lỗ chôn chung);

‘Diễn đàn ĐH’: Nguyễn Xuân Khoát (Tiếp tục đi vào cuộc sống), Trần Văn Cẩn (Về vấn đề tích lũy vốn sống), Nguyên Hồng (Con người và trí tuệ, vốn sống, tinh thần lao động và lòng yêu nghề của nhà văn), Xích Điểu (Thơ văn trào phúng nên chiến đấu như thế nào?), Nguyễn Xuân Sanh (Sáng tác thơ về công nhân có thể mang hương vị trữ tình không?), Tế Hanh (Mấy ý nghĩ về thơ ca đấu tranh thống nhất);

‘Đọc sách’: Minh Dương (‘Đường vui xứ bạn’ của Bùi Hiển, ‘Hiên ngang Cuba’ của Thép Mới);

Dũng Hiệp (‘Tiếng sấm Tây Nguyên’, một bước tiến mới của kịch dân ca);

Tô Hoài (Nhà văn Tô Hoài nói chuyện với bạn đọc ‘Truyện Tây Bắc’ ở Nhật Bản); Thanh Tịnh (Nhận xét nhỏ: Lớn lên);

Nguyễn Thịnh (Di tích lịch sử: chùa Mía);

Thơ Cuba: J. Marinello (Lời ca của Pancho Andey, Mạnh Tứ dịch), Fernández Retamar (Cũng những bàn tay ấy; Những lời tin tưởng nhân dân nói với Fidel, Thúy Toàn dịch qua tiếng Nga), 2 bài hát của dân quân Cuba (Hành khúc người lính chiến đấu; Bài ca của đội súng máy tiểu đoàn 115, Lê Huy Tiêu và H.H. dịch qua Trung văn);

J. Hellman (Tiếng nói bảo vệ Cuba, Thúy Toàn dịch qua tiếng Nga).

− Ngày 31: BCH Hội nhà văn VN họp để hoàn tất việc chuẩn bị cho ĐH nhà văn: thông qua báo cáo của Nguyễn Đình Thi về tình hình nhiệm vụ văn học, báo cáo của Hoàng Trung Thông về chương trình công tác mới và báo cáo về dự thảo điều lệ sửa đổi; thông qua chương trình đại hội và quyết định: ĐH nhà văn lần thứ hai sẽ khai mạc vào sáng 10/1/1963. [32]

− Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/62:

hồi ký: Trần Độ (Vượt xích);

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Nguyễn Thị Siêng), Phan Tất Thông (Sóc đồng bằng), Hồ Phương (Gian nhà cũ);

nhật ký: Xuân Sách (Nhật ký dã ngoại);

nhiều tác giả (Những đoạn văn ngắn);

thơ: Chính Hữu (Chiến hào), Huy Cận (Nắng đầu thu), Xuân Thiều (Đường xa), Vũ Cao (Quãng đường cũ), Xuân Ích (Một đoạn đê người), Nguyễn Trọng Oánh (Ra đi, trích trường ca), Nguyễn Bao (Bài thơ tình tặng người gác đèn biển);

ca dao, hò: Trần Đồng Chí (Chồng em; Đường ra mặt trận), Hoài Giao (Tình dân), Minh Châu (Lính trẻ), Trần Đức Các (Chơi tem; Bức tranh), Lý Biên Cương (Gửi anh, hò ru con Nam Bộ); độc tấu Lê Kim (Một mẩu da…hùm);

‘Thảo luận-kinh nghiệm-phê bình’: Thanh Tịnh (18 năm quân đội nhân dân anh hùng và dũng cảm, 17 năm văn nghệ cách mạng tiến bộ và trưởng thành); Hồ Nhị Quang (Nhìn lại một năm cuộc vận động Sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng); Kiều Kim Trùy (Mấy kinh nghiệm tổ chức viết hồi ký ở đơn vị Đồng bằng); Nhị Ca (Nghệ thuật xây dựng truyện ngắn trong tập ‘Đôi bạn’ của Nguyễn Ngọc Tấn); Trọng Lanh (Ngành múa quân đội có nhiều hứa hẹn tiến lên); PV. (Một cuộc tọa đàm sáng tác bộ đội).

Trong năm 1962 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

− Ánh lửa (tập truyện ngắn) Lương Sĩ Cầm (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Bài ca từ chiến hào (tập truyện ngắn) Hải Hồ (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Chung thủy (tập truyện ngắn) Huỳnh Thế Phương (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Chuyện cô Nhụy (truyện vừa) Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Con chó xấu xí (tập truyện ngắn) Kim Lân (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Con đường nguy hiểm (tập truyện) Lê Tri Kỷ, Nguyễn Quý, Trần Thắng (H. : Nxb. Công an nhân dân, 1962)

Cô giáo làng (tập truyện ngắn) Xuân Sách (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Cửa gió (tập truyện ngắn được giải thưởng tạp chí ‘Văn nghệ quân đội’ 1961) Nguyễn Duy Thinh, Nhạn Lai Hồng, Hải Vũ, Quang Hân, Trần Ngọc (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Dòng sữa  (tập truyện ngắn) Trần Thanh Giao (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Đêm tháng mười (tập truyện ngắn) Bùi Ngọc Tấn (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Đôi bạn (tập truyện ngắn) Nguyễn Ngọc Tấn (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Đồng đội (tập truyện) Hữu Mai (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Hạnh phúc (tập truyện ngắn) Trần Kim Thành (H. : Nxb. Văn học, 1962)

− Hòn đá cõi (tiểu thuyết) Thạch Giản, Đức Ánh (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Lá rụng (truyện) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Làng tề (tiểu thuyết) Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Lên cao (tập truyện) Xuân Cang (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Lưỡi dao điện (tập truyện ngắn) Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Phổ thông, 1962)

Một chặng đường (truyện dài) Nguyễn Khải (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Một khoảng trời xanh (tập truyện) Mộng Sơn (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Một trận đánh kỳ lạ (tập truyện) Lâm Phương (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Nắng giữa đồng (truyện dài) Văn Dân (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Người trên núi cao (tập truyện ngắn) Bàng Thúc Long (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Người xã viên xứ Riền (tập truyện) Bút Ngữ (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết) Nguyễn Quang Sáng (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Những con người của thời đại (tập truyện và ký) của Lê Phương, Hà Minh Tuân (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Những ngày vui (tập truyện ngắn) Lê Khánh (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Phất (tiểu thuyết) Bùi Huy Phồn (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Quá nửa (tập truyện ngắn) Xuân Vũ (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Thông reo (tập truyện ngắn) của Lê Bầu (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Thung lũng nàng tiên (tập truyện và ký) Huyền Kiêu (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Trong này Điện Biên (tập truyện) Lê Khánh, Phan Đình Huyền (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Vào ca đêm (tập truyện ngắn) Đỗ Quang Tiến, Phạm Hồng (H.: Nxb. Phổ thông, 1962)

Vợ chồng Bảy Thẹo (tập truyện ngắn) Phạm Tường Hạnh (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Vỡ bờ (tiểu thuyết) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Vở kịch cô giáo (tập truyện ngắn) Giang Nam (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Vườn xoan (tập truyện) Phạm Hổ (H. : Nxb. Văn học, 1962)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Đường vui xứ bạn (ký sự) Bùi Hiển (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Hoa thiên lý (bút ký) Nguyễn Trí Tình (H. : Nxb. Phụ nữ, 1962)

Một đội viên xích vệ (hồi ký về lực lượng vũ trang cách mạng) Chu Văn Tấn, Phạm Đức Phỉ kể, Thạch Sơn ghi (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Những ngày ở chiến khu 2 (hồi ký về lực lượng vũ trang cách mạng) Vương Thừa Vũ, Trần Độ, Lê Quang Hòa; Chu Phác, Ngô Thế Sơn ghi (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Ở biển (tập truyện ký) Hoài An, Tô Ngọc Quang (H. : Nxb. Lao động, 1962)

Phủ Quỳ miền đất đỏ (phóng sự) Vũ Cận (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Rừng Yên Thế  (hồi ký về lực lượng vũ trang cách mạng) Văn Tiến Dũng, Ngô Minh Loan, Phạm Kiệt, Lê Thiết Hùng, Hà Thị Quế, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Văn Nghệ (H. : Nxb. QĐND, 1962)

Sống giữa những người anh hùng (truyện về 4 anh hùng Trần Văn Giao, Phan Duy Chúc, Phạm Thị Vách, Phùng Văn Bằng) Châu Diên, Hữu Thọ, Trần Minh Tân, Bùi Ngọc Tấn (H. : Nxb. Thanh niên, 1962)

Thăm nhà người anh em chiến đấu anh dũng (phóng sự thăm Ba Lan) Nguyễn Công Hoan (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Tiếng hát trên sông (tập bút ký) Chu Văn (H.: Nxb. Văn học, 1962)

 

KỊCH BẢN 

Cô gái sông Lam (kịch chèo 5 màn, huy chương vàng tại Đại hội diễn nghệ thuật 1962)  Nguyễn Trung Phong (H. : Nxb. Văn hóa-nghệ thuật, 1962)

Chuyện nhà má Năm (kịch nói một hồi) Bửu Tiến (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Dân cụ Hồ (kịch nói 3 hồi) Nguyễn Văn Bổng (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Đến mai (kịch nói 1 màn) Đoàn Trân (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

− Điện giật (kịch vui 1 màn) Hoài Giao (H.: Nxb. Phổ thông, 1962)

Quang Trung (kịch lịch sử 4 màn) Trúc Đường (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Tập chèo chọn lọc (gồm 4 vở: Cánh hoa dâu; Tổ trưởng mới; Quân đỏ quân xanh; Niềm tâm sự) Ngọc Phúng, Vũ Hương, Minh Nhu, Chu Nghi, Đông Phương (H.: Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1962)

Tập kịch nói chọn lọc (trong Đại hội diễn nghệ thuật 1962) Nguyễn Anh Sinh, Ngọc Lương, Ngọc Thu, Phú Cương, Cao Lê, Minh Tấn (H.: Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1962)

Tiếng sấm Tây Nguyên (kịch dân ca LK 5) Thanh Nha, Thế Lữ (H.: Nxb. Văn học, 1962)

 

THƠ, TRUYỆN THƠ

− Bài thơ tháng bảy (tập thơ 1956-62 về đấu tranh thống nhất) Tế Hanh (H.: Nxb. Phổ thông, 1962)

Bông huệ trắng (tập thơ) Hoài Nam, Ly Lan, Anh Hoàng, Lữ Giang, Trần Xuân Kỷ (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Cây xuân (tập thơ) Hồ Khải Đại, Võ Văn Trực (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách mùa đầu’)

Chim én bay xa (tập thơ) Bích Thư, Hoàng Mai, Xuân Quỳnh, Lý Thị Trung, Thụy Chương (H. : Nxb. Phụ nữ, 1962)

Đêm sao sáng (tập thơ) Nguyễn Bính (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Gió lộng (tập thơ) Tố Hữu (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Gió nam (truyện thơ) Trần Hữu Thung (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Gửi miền Bắc (tập thơ) Tế Hanh (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Hoa rừng (tập thơ miền núi) Nông Viết Toại, Mã Thế Vinh, Dương Quỳ, Ka Đam Tôn, Niêk Đăm (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Lớn lên (tập thơ) Gia Ninh (H.: Nxb. Văn học, 1962)

− Mìu nhịt mùi (tập thơ) Phạm Hải Trường (H.: Nxb. Phụ nữ, 1962)

Mở đường (tập thơ) Hoàng Minh Châu (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Mũi Cà Mau, thơ đấu tranh thống nhất; Cầm tay, chùm thơ tình (tập thơ) Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Nắng Hiền Lương (tập thơ) Lương An (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Những đóa hoa ban (tập thơ) Ngọc Đường, Cẩm Lai (H.: Nxb. Phụ nữ, 1962)

Những đồng chí trung kiên (tập thơ) Thanh Hải (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Những người mẹ 5 tốt (diễn ca) Vân Đài (H.: Nxb. Phụ nữ, 1962)

Quê chung (tập thơ) Hoàng Tố Nguyên (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Rạng nắng (tập thơ các tác giả trẻ) Bùi Minh Châu, Băng Sơn, Ca Lê Hiến, Duyên Hải, Dương Đình Hy (H.: Nxb. Thanh niên, 1962) 

Sáng mắt sáng lòng (ca dao bổ túc văn hóa) Tô Hà, Lương Thái Khoan, Bút Ngữ, Hồ Xất, Ngô Văn Phú (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Sớm nay (tập thơ) Vũ Cao (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Tháng Tám ngày mai (tập thơ) Giang Nam (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Thơm như hoa bưởi (truyện thơ) Hữu Phương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1962)

Tia nắng (thơ 1960 - 62) Vân Long (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Tình quê (những bài ca dao được giải thưởng của báo ‘Văn học’ năm 1961) Nguyễn Hà, Ngô Văn Phú, Linh Kha, Giang Quân, Lê Sĩ Quế (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Tiếng hát trên đồi (tập thơ) Huyền Tâm, Nguyễn Văn Dinh, Lê Hồng Cần, Trần Danh Lân (H. : Nxb. Phụ nữ, 1962)

Tôi đến tôi yêu (tập thơ) Yến Lan (H. : Nxb. Văn học, 1962)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Anh công dân mới của gang thép (truyện ngắn) Lê Minh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Bà Túng (truyện cổ tích kể bằng thơ) Tú Mỡ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Bản đồ đồn giặc (truyện) Nguyễn Lộc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Bên đồn địch (truyện) Bùi Hiển (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Bố Cái đại vương (truyện lịch sử) An Cương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Câu chuyện bất ngờ (truyện ngắn) Phạm Hữu Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Chuyện em bé cười ra đồng tiền (truyện thơ) Tế Hanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công (truyện) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Cuộc truy tầm kho vũ khí (truyện thiếu niên kháng chiến) Đoàn Giỏi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962, ‘Tủ sách Sao vàng’)

Danh dự chúng em (truyện) Đào Vũ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Đưa trâu qua sông (truyện) Trần Thanh Địch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Mười nàng tiên (thơ) Vũ Ngọc Bình (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Những người bạn nhỏ  (thơ) Phạm Hổ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Phi lao út của bé Ly (truyện) Bùi Minh Quốc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Thấy cái hoa nở  (tập thơ ca) Võ Quảng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Tiếng hát chim non (thơ ngụ ngôn) Thy Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Tướng quân Nguyễn Chích (truyện lịch sử) Hà Ân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Vượt biển khơi (truyện) Mộng Lục (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Xin-xay  (chuyện cổ tích Lào) Kim Liên kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

***

Anh chàng Đa-ni-sa (truyện ngắn, Jông Crê-ăng-ga, Rumania) Vân Hoá phỏng dịch (H.: Nxb. Kim đồng, 1962)

Ba người bạn (kịch, V. Ô-sê-ê-va, LX.) Dịch: Trần Cao Thụy, Trần Văn Hà (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Bí mật lâu đài rắn lông chim (truyện, R. Đuy-sa-tô, Pháp) Trần Đình Vinh, Trần Công Nghị dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Chuyện cái hòm xanh (truyện, Ivan D. Vasilenko, 1895-1966, Nga, LX.) Vũ Cận, Vũ Hùng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Con chim sẻ nhỏ (truyện, Maksim Gorki, 1868-1936, Nga, LX.) Trọng Hùng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Con chó Pôn-Xô (truyện, A.I. Un-ke, LX.) Quang Trường dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Cô bé trong quả địa cầu (tập truyện) S. Mi-sơ-ra, W. Ê-đua, B. Pô-lê-vôi...) Vũ Ngọc Bình dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Cuộc phiêu lưu của mũi tên xanh (truyện, Gianni Rodari, Italia) Hoàng Hải dịch; Bìa và minh hoạ: Thy Ngọc vẽ theo bản Nga văn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Dưa vàng đậu bạc (tập truyện dân gian Trung Quốc) Trần Hải, Lê Bầu phỏng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Đô vật tý hon trên thảo nguyên (truyện, Ulanbacan, Mông Cổ) Trường Sơn dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Ivan (1957, truyện, Vladimir Bogomolov, 1924-2003, Nga, LX.) Nguyễn Vĩnh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Lều số 13 (truyện vừa, Ben-nô Pơ-lu-đờ-ra, Đức) Hồ Lãng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Mít Đặc ở xứ mặt trời, T. 1 – 2 (1958, truyện, N. Nosov, 1908-76, Nga, LX.) K.H., Văn Nhân dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Ni-ca dũng cảm (truyện thơ, Nina Cassian, 1924-, Rumania) Đào Xuân Quý dịch; Minh hoạ vẽ theo bản Pháp văn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Ngôi sao nhỏ (1948, truyện, Ivan D. Vasilenko, 1895-1966, Nga, LX.) Thanh Bình, Thu Hà dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Quanh đống lửa (truyện, V. Ô-sê-ê-va, LX.) Kim Hải dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Vi-chi-a chú bé du kích (truyện, Ia-cốp Ec-sốp, LX.) Phan Xuân Tâm, Hồng Sơn dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

Xóm vui (truyện, Vitaly Bianki, 1894-1959, Nga, LX.) Mạnh Hiệp dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1962)

 

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Câu đối Việt Nam (sưu tầm, giới thiệu) Nguyễn Văn Phú (H.: Nxb. Sử học, 1962; in lần thứ 2 có sửa chữa và bổ sung)

Dân ca quan họ Bắc Ninh (sưu tầm, giới thiệu) Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, t. 4 (Văn học viết. Thời kỳ thứ ba: đầu thế kỷ XX)  Lê Trí Viễn, Phan Côi, Huỳnh Lý biên soạn (H.: Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội)

Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, t. 5 (Thời kỳ 1930-1945) Nguyễn Trác, Hoàng Dung, Nguyễn Đăng Mạnh biên soạn (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách đại học sư phạm Hà Nội)

Không ngừng nâng cao tính đảng trong văn nghệ (cuộc thảo luận do Vụ văn nghệ Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức) gồm những ý kiến của Nguyên Hồng, Mai Lộc, Nguyễn Đức Phiên, Hồng Chương, Nguyễn Đình Thi, Trần Đĩnh (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Lịch sử văn học Nga. Thế kỷ XIX: Tolstoi, Tchekhov (biên soạn) Hoàng Xuân Nhị  (H.: Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Tổng hợp) 

Lý luận văn học và ngữ pháp, t. 3  (H. : Nxb. Giáo dục, 1962)

Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập I: Tác giả các sách Hán Nôm (biên khảo thư mục học) Trần Văn Giáp (chủ biên), Tạ Phong Châu, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tường Phượng, Đỗ Thiện biên soạn (H.: Nxb. Sử học, 1962)

Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam (tiểu luận) Trần Huy Liệu (H.: Nxb. Sử học, 1962, in lần thứ 2 có sửa chữa và bổ sung)

Ngô Tất Tố (nghiên cứu) Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Những nguyên lý về lý luận văn học, t. 2 : Tác phẩm văn học (giáo trình) Hà Minh Đức biên soạn  (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Tổng hợp)

Những nguyên lý về lý luận văn học, t. 3 : Loại thể văn học (giáo trình) Hà Minh Đức biên soạn (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Tổng hợp)

Những nguyên lý về lý luận văn học, t. 4 : Các phương pháp nghệ thuật (giáo trình) Lê Đình Kỵ biên soạn (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học tổng hợp)

Phê bình văn học (1956-1961) của Chế Lan Viên (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật (nghiên cứu) của Hồng Chương (H.: Nxb. Sự thật, 1962)

Vào nghề (tạp văn) Chàng Văn (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác’)

Văn học Trung Quốc [từ thời Kiến An đến thời Chính Thủy] (giáo trình 1958-1959) Tổ văn học T.Q. biên soạn  (H.: Trường Đại học Tổng hợp xb., 1962) 

Văn học hiện đại Trung Quốc  (Giáo trình 1961-1962) Tổ văn học T.Q. biên soạn  (H.: Trường Đại học Tổng hợp xb. , 1962)

Văn học phương Tây: Thời đại Phục hưng (Giáo trình 1960-1961) Đỗ Đức Hiểu biên soạn (H.: Trường Đại học Tổng hợp xb. , 1962)

Văn học Tây Phương: Henrie Barbusse (1873-1935)  (Giáo trình 1960 -1961)  Đỗ Đức Hiểu biên soạn (H.: Trường Đại học Tổng hợp xb., 1962) 

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX (giáo trình) Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Lộc biên soạn (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Tổng hợp)

Văn nghệ vũ khí sắc bén (cuộc thảo luận do Vụ văn nghệ thuộc Ban tuyên giáo trung ương tổ chức) gồm những ý kiến của Lưu Hữu Phước, Nguyên Ngọc, Tế Hanh, Vũ Khiêu, Vũ Đức Phúc (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Về công tác văn nghệ (nghị luận) gồm một số bài nói bài viết của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (H. : Nxb. Sự thật, 1962)

 

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Anh là người chiến thắng (tập thơ văn về Lê Quang Vịnh) của nhiều tác giả: Tố Hữu, Tế Hanh, Xuân Diệu, Nguyễn Hoàng Mai (H. : Nxb. Thanh niên, 1962)

Tiếng rừng (tập thơ văn) của nhiều tác giả: Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Châu, Huy Cận, Quang Dũng, Xuân Diệu (H. : Nxb. Văn học, 1962)

 

 

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Ca dao sưu tầm, từ 1945 đến nay (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Hồng Đức quốc âm thi tập (sưu tập thơ Nôm thời Hồng Đức 1470 – 1497) Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Tập 2: Văn học thế kỷ X – XVII) Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc San biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1962) 

Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Tập 6: Văn học dân tộc thiểu số) Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Kiến văn tiểu lục (1777, tác phẩm chữ Hán của Lê Quý Đôn) Phạm Trọng Điềm dịch (H.: Nxb. Sử học, 1962)

Thơ Hồng Quang (sưu tập thơ cách mạng 1940-41 của Hồng Quang) (H. : Nxb. Phổ thông, 1962)

Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi (giới thiệu và dịch) Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh, Đào Phương Bình (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Thơ văn Nguyễn Thông (sưu tập tác phẩm Nguyễn Thông, 1827-94) Lê Thước, Phạm Khắc Khoan trích dịch, Ca Văn Thỉnh giới thiệu (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Thơ văn yêu nước Nam Bộ cuối thế kỷ XIX (sưu tập) Bảo Định Giang sưu tầm, chú thích, Ca Văn Thỉnh giới thiệu (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Trung nghĩa ca (tác phẩm của Đoàn Hữu Trưng, 1844-66) Đinh Xuân Lâm, Triêu Dương sưu tầm, chú giải (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Truyền kỳ tân phả (tác phẩm chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, 1705-48) Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp dịch, chú thích (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách Đại học Tổng hợp) 

Truyện dân gian Campuchia (biên khảo) Lê Trọng Khánh, An Ly, Đỗ Thiện sưu tầm biên soạn (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Truyện Thạch Sanh (truyện Nôm thế kỷ XIX) Hoàng Tuấn Phổ, Phùng Uông khảo dị, chú thích (H. : Nxb. Văn học, 1962)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Bài ca người thợ mỏ (1938, tiểu thuyết của Maria Majerova, Czech) Chu Khắc, Dương Thị Loan dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Bài ca sư phạm, tập 1-2 (1933-36, tác phẩm của A. S. Makarenko, Nga, LX.) Hướng Minh dịch qua tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

Bạn chiến đấu, t. 1 - 2 (1952, tiểu thuyết của K. Simonov, Nga, LX.) Lê Phương dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Béc-ti-li-ôn 166 (tiểu thuyết, của H. S. Puige, Cuba) Đức Ngọc dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Cái rìu (tiểu thuyết của Mihai Sadoveanu, Rumania) Hoàng Lâm dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Cha và con (1862, tiểu thuyết của I. Turgenev, Nga) Nhị Ca dịch qua tiếng Pháp (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Chiến tranh và hòa bình, tập 3 - 4 (1863-69, tiểu thuyết của L. Tolstoi, Nga) bản dịch của Cao Xuân Hạo, Hoàng Thiếu Sơn, Nhữ Thành (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Con đường sống của người phụ nữ (tiểu thuyết của Hét-vích Pao-lin, Thụy Điển) Phùng Bảo Lục dịch từ tiếng Nga (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Cô trạm trưởng khí tượng (tập truyện của Lý Chuẩn, Quản Hoa, Đỗ Bằng Trình, TQ.) Doãn Trung sưu tầm và dịch (H. : Nxb. Phụ nữ, 1962)

Đám cháy  (1954, truyện của Mohammed Dib, Algérie) Nguyễn Vinh Phú, Phạm Văn Phúc dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Êđíp làm vua  (430-415, kịch của Sophocles, Hy Lạp cổ đại)  Phan Thị Miến dịch; Nguyễn Văn Khoả giới thiệu (H. : Nxb. Giáo dục, 1962, Tủ sách đại học Tổng hợp)

− Hoa diếp dại, t. 1-2 (tiểu thuyết của Phùng Đức Anh, TQ.) Hoàng Quý, Nguyễn Ngọc dịch (H. Nxb. Văn hóa, 1962)

− Hội chợ phù hoa, t. 1 (1848, tiểu thuyết của W. Thackeray, Anh) Trần Kiêm dịch (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

− Hồng lâu mộng, tập 1 - 2 (thế kỷ XVIII, tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần, Cao Ngạc, TQ.) bản dịch Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

Khói lửa, nhật ký của một tiểu đội (1916, tiểu thuyết của Henrie Barbusse, Pháp) Nguyễn Trọng Thụ, Nguyễn Văn Thường, Lê Văn Tụng dịch (H.: Nxb. Văn hóa, Viện Văn học, 1962)

− Koóc-đi bừng sáng (1948, truyện của Hans F. Leberecht, Estonia) Đỗ Đức Thuật dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

− Kỷ niệm về nhà máy Xen-luy-lô, t. 1 (1952, tiểu thuyết của Igor Newerly, Ba Lan) Hoàng Tuệ dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

− Làm gì? tập 1 (1863, tiểu thuyết của Chernyshevski, Nga) Trương Chính, Vũ Lộc dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

− Lính mới (tiểu thuyết của Ba-ren Ba-xu, Ấn Độ) Xuân Du, Lưu Ly dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Máu người không phải nước lã  (1957, tiểu thuyết của M.A. Stel’makh, Ukraina, LX.) Phạm Mạnh Hùng, Võ Minh Phú dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Một điều rất giản dị (tập truyện của các tác giả LX: B. Lavrenev, Ju. German, V. Inber, A. Malyshkin, I. Melshikov) Minh Tuấn, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Sỹ, Vi Hoàng dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Một người đàn bà (truyện phim của K. Vinogradskaja) Mai Hồng dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Những người chân đất (tiểu thuyết của Zaharia Stancu, Rumania) [bản dịch của Trần Dần] (H.: Nxb. Văn học, 1962) [ở trang tên sách không ghi tên dịch giả]

Những người chiến thắng (tiểu thuyết của Pôn Ti-a) Dương Văn Diên dịch từ nguyên bản tiếng Pháp (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Những người phu đốn gỗ (tiểu thuyết của B. Traven, 1890-1969, nhà văn Nam Mỹ, viết tiếng Đức) Sơn Hinh, Hải Lý dịch  từ bản Trung văn (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Những nhà thơ da đen (thơ của A. Neto, V. Kruz, G. Victor, A. Mariode) Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Tấn Hòe, Huy Cận, Hồ Lý dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Núi đồi yên lặng, tập 2 (1952, tiểu thuyết của Tokunaga Sunao, Nhật Bản) Trương Chính, Hồng Dân Hoa, Lê Sơn dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Ông già và biển cả (1952, tiểu thuyết của E. Hemingway, Mỹ) Huy Phương dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Ông giáo Chi (tiểu thuyết của Diệp Thánh Đào, TQ.) Trương Chính, Phương Văn dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Sơ-kun-tơ-la (Shakuntala, kịch của Kalidasa, Ấn Độ) Cao Huy Đỉnh dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Tập thơ Liên Xô (gồm thơ của các nhà thơ Nga và Xô-viết: Maiakovski, Esenin, Antokolski, N. Aseev, N. Tikhonov) Hoàng Trung Thông, Tế Hanh, Xuân Diệu, Thúy Toàn dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)  

Thi hào Nazim Hikmet  (thơ Nazim Hikmet Ran, 1902-63, Thổ-nhĩ-kỳ) Xuân Diệu giới thiệu và dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Thơ  Christo Botev (sáng tác thơ của Ch. Botev, 1849-76, Bulgaria) Vũ Tú Nam giới thiệu và dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Thơ Đỗ Phủ (thơ của Đỗ Phủ, 712 - 770, TQ.) Huy Cận, Nông Quốc Chấn, Xuân Diệu dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Thơ Đường, tập 1 (tuyển, dịch) Nam Trân tuyển thơ, Hoa Bằng, Hoàng Tạo, Tảo Trang dịch nghĩa, chú thích (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Thơ Petofi (thơ của S. Petöfi, 1823 -1849, Hungary) Xuân Diệu, Tế Hanh, Phạm Hổ, Nguyền Đình Thi, Hoàng Trung Thông (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

Thời kỳ thử thách (1956, truyện của P. Nilin, LX.) Nguyễn Khắc Xương dịch (H. : Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

Tổ ong (tập truyện ngắn của A. Seghers, CHDC Đức) Hướng Minh, Tảo Trang dịch (H. : Nxb. Văn học, 1962)

Tôi cần một đứa con trai (tập truyện ngắn Đông Âu) Doãn Trung, Chiến Kỳ, Vân Tùng dịch từ Trung văn (H. : Nxb. Phụ nữ, 1962)

Trần trụi giữa bầy sói (1958, tiểu thuyết của Bruno Apitz, CHDC Đức) Xuân Oanh, Hoàng Tố Vân dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Truyện ngắn Paustovski (truyện ngắn của K. G. Paustovski, 1892-1968, Nga, LX.) Vũ Thư Hiên dịch (H.: Nxb. Văn hóa, 1962)

Vàng, t. 1-2  (1949-50, tiểu thuyết của B. Polevoi, LX.) Trần Thư, Mai Luân dịch (H. : Nxb. Văn hóa, 1962)

Vinh dự (tiểu thuyết của Gu-me-rơ Ba-xi-rốp) Lê Minh Đại, Hoàng Văn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962)

Vừng hồng, t. 3, t. 4 (tiểu thuyết của Ngô Cường, TQ.) Nhật Minh, Doãn Trung dịch (H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 1962)

***

Bàn về cái đẹp (tiểu luận của N. Dmitrieva, LX.) Hồ Quý Truyện dịch, Hoàng Văn Khảng hiệu đính (H. : Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1962)

Cái cười, vũ khí của người mạnh (tiểu luận của U. Gu-ran-ních, LX.) Hồ Sơn trích dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962, ‘Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác’)

Nguyên lý lý luận văn học, tập 1 – 2 (1959, giáo trình soạn cho ngành ngữ văn các trường đại học tổng hợp và sư phạm ở Liên Xô do L. I. Timofeev biên soạn) Lê Đình Kỵ, Bùi Khánh Thế, Cao Xuân Hạo, Minh Hải, Nhữ Thành dịch (H.: Nxb. Văn hóa, Viện văn học, 1962)

Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, Phần 2  (Viện lịch sử nghệ thuật, Viện triết học thuộc Viện HLKHLX.)  Hồ Vi Dân dịch, Hồ Sĩ Bằng hiệu đính (H. : Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1962)

Những bài viết về Tolstoi (nghị luận của V. I. Lenin) bản dịch (H.: Nxb. Sự thật, 1962)

Vận dụng thể truyện ngắn ( A. Xô-skin, L.X.)   … dịch (H.: Nxb. Văn học, 1962, Tủ sách lý luận hướng dẫn sáng tác)

Về văn học nghệ thuật (hai bài nghị luận của A. Zhdanov, 1896-1948, LX.) Mai Văn Phúc dịch qua tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1962)


 

(1) Hội nghị bàn về kế hoạch kỷ niệm 200 năm ngày sinh thi hào Nguyễn Du // Nghiên cứu văn học, Hà Nội, s. 3/1962, tr. 100.

(2) Trong làng ngoài nước // Văn học, Hà Nội,  s. 189 (9/3/1962), tr. 13.

(3) Kết quả cuộc thi ca dao của báo ‘Văn học’ // Văn học, Hà Nội, s. 191 (23/3/1962), tr. 2.

 

(4) Nghị quyết của BCH Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam về Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba // Văn học, Hà Nội, s. 192 (30/3/1962), tr. 2.

 

(5) Trong làng … ngoài nước // Văn học, Hà Nội, s. 195 (20/4/1962), tr. 15

(6) Tin: Ban chấp hành Hội nhà văn họp toàn thể // Văn học, Hà Nội, s. 195 (20/4/1962), tr. 2

[7] Thông báo về hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ lần thứ hai // Nghiên cứu văn học, Hà Nội, s. 6 (tháng 6/1962), tr. 100.

[8] Thông báo kết quả cuộc thi Sáng tác văn năm 1961 // Văn nghệ quân đội, Hà Nội, s. 5 (tháng 5/1962), tr. 52; Kết quả cuộc thi Sáng tác văn năm 1961của tạp chí ‘Văn nghệ quân đội’ // Văn học, Hà Nội, s. 198 (11/5/1962), tr. 14

[9] Tuần lễ văn học ở Hải Phòng // Văn học, Hà Nội, s. 203 (15/6/1962), tr. 15.

[10] Tuần lễ văn học ở Hồng Quảng // Văn học, Hà Nội, s. 205 (29/6/1962), tr. 15.

[11] Sinh hoạt câu lạc bộ hội nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. 206 (6/7/1962), tr. 15.

[12] Các nhà văn nói chuyện trong tháng đấu tranh thống nhất // Văn học, Hà Nội, s. 209 (27/7/1962), tr. 14.

[13] Nói chuyện về tình hữu nghị Nhật-Việt // Văn học, Hà Nội, s. 208 (20/7/1962), tr. 15.

[14] Các nhà văn nói chuyện trong tháng đấu tranh thống nhất // Văn học, Hà Nội, s. 209 (27/7/1962), tr. 14.

[15] Các nhà văn nói chuyện trong tháng đấu tranh thống nhất // Văn học, Hà Nội, s. 209 (27/7/1962), tr. 14.

[16] Các nhà văn nói chuyện trong tháng đấu tranh thống nhất // Văn học, Hà Nội, s. 209 (27/7/1962), tr. 14.

[17] Tặng thưởng về bút ký, phóng sự, ‘người mới-cuộc sống mới’ đăng trên báo Văn học 6 tháng đầu năm 1962 // Văn học, Hà Nội, s. 209 (27/7/1962), tr. 3.

[18] Thành lập ban tổ chức lễ kỷ niệm 520 năm ngày mất Nguyễn Trãi // Văn học, Hà Nội, s. 213 (24/8/1962), tr. 15.

[19] Di hài nhà thơ Tản Đà được chuyển về vùng Hương Sơn // Văn học, Hà Nội, s. 217 (21/9/1962), tr. 13.

[20]  Tin văn nghệ // Tạp chí Văn nghệ, Hà Nội, s. 65 (tháng 10/1962), tr. 119.

[21] Kỷ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất // Văn học, Hà Nội, s. 218 (28/9/1962), tr. 15; Tin văn nghệ // Tạp chí Văn nghệ, Hà Nội, s. 65 (tháng 10/1962), tr. 119.

[22] Gặp gỡ giữa những nhà thơ trào phúng ở thủ đô // Văn học, Hà Nội, s. 220 (12/10/1962), tr. 15.

[23] Hương Thư, Lớp bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ đã khai giảng // Văn học, Hà Nội, s. 219 (5/10/1962), tr. 1, 2.

[24] ‘Tuần lễ văn học’ ở Hà Nội // Văn học, Hà Nội, s. 220 (12/10/1962), tr. 2.

[25] Tin: Đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Tố Hữu đến thăm Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ // Văn học, Hà Nội, s. 221 (19/10/1962), tr. 15.

[26]  Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam // Văn học, Hà Nội, s. 221 (19/10/1962), tr. 2.

[27] Tuần lễ văn học ở Hà Nội // Văn học, Hà Nội, s. 222 (26/12/1962), tr. 15.

[28] Kết quả cuộc thi truyện ngắn của báo Văn học 1962 // Văn học, Hà nội, s. 224 (9/11/1962), tr. 2.

[29] Nghị quyết của Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam về Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III // Văn học, Hà Nội, s. 225 (16/11/1962), tr. 1, 16.

[30] Bài thơ này ghi về tác giả đầy đủ là: “Maladeiy Angxutun (dân tộc Khơ-tu)”; ngay sau khi báo đăng, các sinh viên khoa Ngữ văn ĐHTH Hà Nội phát hiện đây là sáng tác của một người Kinh là Nguyễn Xuân Tùng, đang là sinh viên cùng khoa với họ; họ đã phê bình sinh viên này và thông tin để báo Văn học đính chính cho bạn đọc biết đây không phải tác phẩm của một nhà thơ thiểu số Tây Nguyên (xem: V.H., Một việc làm không tốt // Văn học s. 238, ngày 15/2/1963, tr. 15); từ sau đó bài thơ này dù đưa vào sách nào cũng ghi tác giả là Xuân Tùng.

[31] 7 giờ sáng ngày 26 tháng 11 năm 1962, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III khai mạc tại thủ đô Hà Nội (tường thuật của Huyền Kiêu) // Văn học, Hà Nội, s. 227 (30/11/1962), tr. 1, 14.

[32] Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam quyết định triệu tập Đại hội các nhà văn // Văn học, Hà Nội, s. 232 (4/1/1963), tr. 1.