1964

Tháng 1:

Ngày 3: báo Văn nghệ  s. 36:

Hồ Chí Minh (Thư chúc tết 1964);

‘Tiếng nói chúng tôi’: Văn nghệ (Hãy ra sức giúp đỡ cho văn nghệ của tất cả các dân tộc phát triển);

‘Giới văn nghệ trong tuần lễ vì miền Nam ruột thịt’: Hàm Minh (Đêm hội thơ tại Văn Miếu), Trương Đức Đình (Tôi đã về miền Nam thân yêu và anh dũng);

‘Trang miền núi’: bút ký: Nông Viết Toại (Ngói cao thành), truyện ngắn: Nông Minh Châu (Chuyện anh Thượng), thơ: Bàn Tài Đoàn (Du kích miền Nam);

truyện ngắn: Nắng Mai Hồng (Cái phích);

thơ: Nguyễn Trọng Oánh (Gửi một người bạn trong Nam), Phạm Ngọc Cảnh (Đường vui), Lê Ngân (Hoa lúa nghĩa trang), Hoàng Minh Châu (Bài ca của những người đi xây dựng đường sắt);

ca dao: Trọng Thìn, Minh Hiệu, Hoàng Tình, Trần Lê Đệ;

bút ký: Trần Lê Văn (Dâu tằm Trinh Tiết);

Đọc sách: Đào Xuân Quý (Đọc lại một số ca dao kháng chiến);

điểm sách: Xuân Tửu (‘Những nhiệm vụ mới của văn học’, văn kiện đại hội nhà văn lần II, Nxb. Văn học), Nguyễn Viết Nhàn, Phan Cẩn (Mấy cuốn sách về truyền thống của quân dân ta), Vũ Lân, Đào Bích Nguyên (‘Bất khuất’, tập I);

thơ đả kích: Nguyễn Nga (Tô-tô thương tiếc), Xuân Thơm (Tớ thầy xoay xở);

thơ vui: Quý Yến (Gỗ thừa), Vị Tiếu (Hỏi ông kiến trúc);

Fây-at Ja-mis, Cuba (Bài thơ trong những hầm mỏ giá lạnh, Nguyễn Viết Hoạt dịch);

truyện châm biếm: Aziz Nesin, Thổ Nhĩ Kỳ (Lời di chúc của kẻ đã khuất; Làm thế nào để xuất bản sách).

Trao đổi: Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ (Trả lời bạn đọc);

Song Kim (Tôi đóng vai cụ Đại Lợi);

Vương Quốc Mỹ (Thành công của đại hội kiến trúc sư quốc tế lần VII tại La Havan);

Phi Hoanh (Tìm hiểu VHNT: Viện hàn lâm đồ họa đời Tống);

Mai Lan (Xem phim tài liệu ‘Rừng vàng’);

 

 

– Ngày 4 và 5: tại Hải Phòng, Đại hội thành lập Chi hội văn nghệ Hải Phòng; gần 300 người làm văn nghệ chuyên nghiệp và nghiệp dư tham dự; các văn nghệ sĩ từ trung ương (Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Mai Văn Hiến, Bùi Huy Phồn, Đào Mộng Long, Tú Mỡ), các địa phương khác (Nông Quốc Chấn, trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, đại biểu văn nghệ Hà Nội, Quảng Bình, Hưng Yên) về dự. Trưởng ban vận động thành lập chi hội Nguyên Hồng đọc diễn văn khai mạc, nói về thành phố Hải Phòng mà “mỗi nhịp đập của trái tim đều có chảy có trộn những hột máu đào của bao nhiêu đời ông cha lao động” và những văn nghệ sĩ Hải Phòng quyết xứng đáng là những người làm công tác văn nghệ hữu ích. Phó chủ tịch Hội LHVHTNVN Nguyễn Đình Thi trong lời chào mừng nêu rõ: việc thành lập chi hội văn nghệ Hải Phòng là sự kiện đáng vui chung cho phong trào văn nghệ trên miền Bắc. Nguyễn Viết Lãm đọc báo cáo về tình hình văn nghệ Hải Phòng. Trên 20 tham luận được trình bày trong 2 ngày đại hội. Bí thư thành ủy ĐLĐVN TP. Hải Phòng Hoàng Hữu Nhân mong văn nghệ Hải Phòng trở thành cánh tay đắc lực của Đảng để giáo dục quần chúng tinh thần cach mạng triệt để. ĐH bầu BCH chi hội gồm 31 ủy viên, do Nguyên Hồng làm chi hội trưởng; một số văn nghệ sĩ ở trung ương như Bùi Huy Phồn, Mai Văn Hiến, Tô Vũ, Đào Mộng Long đã được giới thiệu về tham gia BCH chi hội Hải Phòng. [1]

– Ngày 10: báo Văn nghệ  s. 37:

‘Ý kiến chúng tôi’: Văn nghệ (Nhiệt liệt chào đón những đóa hoa đầu của nền văn nghệ yêu nước và tiến bộ miền Nam);

Nguyễn Đình Thi (Diễn văn chào mừng đại hội thành lập chi hội văn nghệ Hải Phòng);

‘Trang văn nghệ Hải Phòng’: truyện ngắn Trần Thống (Phẩm chất); thơ Nguyễn Thanh Toàn (Bài ca người bộ đội đi khai hoang), Văn Thinh (Về Cảng);

‘Trang miền Nam’: khuyết danh (Báo cáo đầu năm), truyện ngắn: Xuân Nhị (Một bức thư xuân), Chim Trắng (Cô Lạc), ca dao: Minh Trung (Phá tan ngục tù);

ghi nhanh: Khương Minh Ngọc (Chiến dịch Ấp Bắc trên nửa tổ quốc hòa bình);

truyện ngắn: Lê Tri Kỷ (Anh lính chữa cháy);

bút ký: Tô Hoài (Qua làng Khum-thom);

Đọc sách: Bàng Sĩ Nguyên (Tế Hanh và ‘Hai nửa yêu thương’);

Thơ: Huy Cận (Cô gái chăn nuôi diễn chèo ‘khoai nước’; Mùa thu đánh cá hồ), Thượng Văn (Nói chuyện với em bé), Ngô Quân Miện (Tiếng hát người coi sa), Chính Hữu (Ga biên giới), Bằng Việt (Bếp lửa);

thơ đả kích: Trần Kích (Phỗng đất);

thơ vui: Đ.Huân (Dửng dưng), Thép Đang Tôi (Gửi ông cán bộ nghiệp vụ).

Trung Sơn (Xem phim ‘Đất bùng cháy’);

Trọng Anh (Cần có nhiều sáng tạo mới về hình tượng con người miền Nam trên sân khấu);

Trọng Hợp (Xem triển lãm nghệ thuật đồ họa Liên Xô);

– Đầu tháng 1: Tạp chí văn học  s. 1/64 (s. 49):

Hoàng Trinh (Về chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn nghệ Nam Tư);

Minh Cương (Bước tiến mới của Hồ Phương trong ‘Xóm mới’);

Lê Đình Kỵ (‘Tơ tằm’ và ‘Chồi biếc’);

Phong Lê (Chỗ mạnh và chỗ yếu của Nguyễn Kiên trong ‘Đồng tháng Năm’);

Không ghi tên tác giả (Đặc điểm của tình hình văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945);

Mịch Quang (Bàn về một vài điểm của văn học tuồng);

Đào Văn Tiến (Thử đáng giá lại ảnh hưởng của đạo Phật trong truyện Tấm Cám);

Không ghi tên tác giả (Về Rabelais);

Đào Thản (Đi tới thống nhất một số quy tắc dùng dấu ngắt câu);

‘Tư liệu tham khảo’: A.V. Lunacharski (Luận cương về những nhiệm vụ của phê bình mác-xít, bản dịch);

Nguyễn Đức Đàn (Bút ký nghiên cứu văn học hiện thực Việt Nam);

Trọng Đức (Người và ta);

Mạnh Hồ (Vấn đề tí tuệ trong thơ);

Đọc sách: Hồ Sĩ Vịnh (‘Ngày và đêm’ của Simonov), Hàn Giang (‘Kỷ niệm nhà máy Xen-luy-lô’ của Neverly);

Sưu tầm: Chương Thâu (Truyện ‘Trưng Nữ vương diễn tuồng’ của Phan Bội Châu);

Hồng Phương (Công tác, lý luận, phê bình, nghiên cứu trong tháng 10 và 11 /1963);

Không ghi tên tác giả (Phương hướng công tác của “Tạp chí Văn học”).

– Ngày 17: báo Văn nghệ s. 38:

từ miền Nam (Thư Tuy Hòa);

thơ: Vương Linh (Anh thương binh chăn trâu), Đặng Hiển (Bài hát vào mùa), Trang Nghị (Lên Tây Bắc), Vĩnh Mai (Tựu trường), Lưu Trùng Dương (Cha muốn giùm con ghi lại);

ca dao: Hồng Quốc, Minh Hiệu, Ngô Văn Phú;

truyện ngắn: Trần Kim Thành (Cuối đông), Chu Văn (Ngày xuân đầu tiên trên quê mới);

bút ký: Lưu Quỳnh (Vào đại học);

trang thiếu nhi: truyện ngắn: Hải Hồ (Chú bé sợ toán), thơ: Huy Cận (Mỗi sáng mai về), Thy Ngọc (Đi vàng về xanh) ;

Giới thiệu: Nguyễn Năm (Đọc ‘Sử ký’ của Tư Mã Thiên, bản dịch, Nxb. Văn học);

điểm sách: Ngô Đoài (‘Cô gái bãi bồi’, truyện thơ Xuân Thiêm), Lưu Quỳnh (‘Cạm bẫy’, tiểu thuyết  Kruczkowski, bản dịch), Xuân Trình (Mấy cuốn sách nhỏ về miền núi của Nxb. Phổ thông);

thơ đả kích: Tú Mỡ (Văn bia … miệng cho Ngô Đình Diệm);

trích truyện ‘Chiếc lều’ của C. M. đơ Gi-ê-duýt, Brasil (Tôi bắt đầu nổi giận, Ngọc Hợp dịch).

Xuân Trình (Xem vở kịch ‘Đêm mưa’);

Ngô Huỳnh (Âm nhạc cho phim hoạt họa búp bê);

Tô Ngọc Thành (Tem Việt Nam);

– Ngày 24: báo Văn nghệ  s. 39:

truyện ngắn: Lương Sĩ Cầm (Cô gái áo đỏ);

thơ: Xuân Miễn (Thơ về người lính trẻ), Trần Cẩn (Quê mới), Văn Giảng (Khi đoàn khảo sát về xuôi), Nguyễn Thanh Minh (Đón con sau buổi tan tầm), Phương Đán (Quê ta đẹp lắm);

ca dao: Cảnh Dương, Trọng Thìn;

trang miền núi: truyện ngắn: Lâm Ngọc Thụ (Cuộn chỉ màu), thơ: Bằng Bắc Hải (Cọn nước), Nông Minh Châu (Tiếng nước), Hoàng Thị Sẻn kể, Nông Viết Toại ghi (Phướn Hà Lù, dân ca Cao Bằng);

truyện-ký sự: Xuân Vũ (Sang bờ Nam);

bút ký: Trường Giang (Niềm vui chân chính);

Đỗ Trường Sơn (Sưu tầm: Vè Hưng Yên vỡ đê);

Giới thiệu: Hồng Tân, Châu Nguyên (‘Những tiếng thân yêu’, tập thơ Khương Hữu Dụng);

điểm sách: Bích Nguyên (‘Ở biển’, nhiều tác giả, Nxb. Văn học), Lê Cận (‘Người lão bộc của vua Quang Trung’, truyện, An Cương, Nxb. Kim Đồng), Bạch Lan (‘Trước chiến lũy mới’, Nxb. Thanh niên);

Hoàng Trinh (Et-sin-lơ, người cha của bi kịch);

P.V. (Hội nghị tổng kết 5 năm công tác của Viện văn học);

thơ đả kích: Thanh Huyền (Tổng chằng an ninh), Phú Sơn (Chiến thuật chiến thọt);

thơ vui: Tạ Kim Hùng (Con bê què);

Mịch Quang (Nhân chuyện ‘tuồng quát’);

Hoàng Nguyễn (Nhân đoàn Pê-ri-ni-sa, Rumania, biểu diễn);

Trần Việt (Hình ảnh bà mẹ xô-viết trong phim ‘Sống giữa những người nhân hậu’);

– Ngày 31: báo Văn nghệ  s. 40:

Hội LHVHNTVN (Tuyên bố phản đối Mỹ và tay sai đàn áp công nhân hãng dệt Vinatexco /ở Sài Gòn/);

Trang miền Nam: Anh Đức (Bức thư Cà Mau), phóng sự: Nguyễn Chí Cường (Một đêm phá ấp chiến lược), thơ: Trần Bửu (Ấp Bắc anh hùng), ca dao: Thơ Thơ (Bà cháu);

Thơ: Nguyễn Hoàn (Chuyện một chiếc cày), Nam Trân (Cầu vồng), Hoàng Trung Thông (Cụ xã viên), Xuân Hoài (Những ngôi sao với người thợ đi làm ca đêm), Hoàng Tỵ (Chuyện hai người trẻ tuổi), Nguyễn Nhã (Cày đêm; Đợi anh), Nguyễn Quốc Văn (Trồng dâu);

bút ký: Lê Minh (Anh thợ lò cao);

truyện ngắn: Cầm Giang (Người mi-nơ);

Sưu tầm: Khắc Lương (Ca dao vùng mỏ, thời thuộc Pháp);

Đọc sách: Đào Bích Nguyên (‘Ca dao Việt Nam trước cách mạng’, Nxb. Văn học);

điểm sách: Trường Lưu (‘A Nàng’, kịch Lộng Chương); 

thơ vui: Hải Văn (Bên tiền nặng túi, bên tình nặng đeo), Đinh Văn Phê (Bớt đầu thêm đuôi);

thơ Maiakovski (Gơm-pớc-xơ, Hoàng Trung Thông dịch);

truyện ngắn Quyền Chính Hùng, Triều Tiên (Mùa xuân đã đến, Nguyễn Ân dịch).

Trần Hoạt (Kinh nghiệm bước đầu của người đạo diễn);

Khương Mễ (Tạo hình trong phim truyện của ta);

Lê Quốc Lộc (Trang hoàng ngày Tết);

– Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 1/64:

kịch: Văn Hoài (Mục tiêu trong chiều sâu);

ký: Nguyễn Minh Châu (Ghi chép trong đại đội); Trúc Hà (Họ từ mặt trận trở về);

truyện ngắn: Nguyễn Đình Tiên (Trong một bệnh viện ở miền Nam), Vũ Thị Thường (Cô mẫu giáo), Nguyễn Văn Hải (Chiến sĩ mới);

những đoạn văn ngắn: Lê Thoa (Một trang nhật ký), Nhật Tuấn (Hướng súng), Văn Hoàng (Gặp lại), Tô Đức Chiêu (Cuộc gặp gỡ bất ngờ), Nguyễn Kế Nghiệp (Hai gia đình hàng xóm);

thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Gửi đảo Y… đảo X), Nguyên Hồng (Bài thơ tiễn chân con), Vân Đài (Lòng mẹ), Đào Sơn Thủy (Nổ súng đi em), Đinh Hữu Tấn (Quê hương), Nguyễn Văn Dinh (Lọ hoa), Trần Cẩn (Bài thơ về cô gái khai hoang);

ca dao: Trần Ngọc Chùy, Vũ Thiêm, Bạch Lan, Đặng Bẩy, Vũ Quốc Lập, Xuân Lai;

lý luận-phê bình: Minh Viên (Cố gắng nâng cao chất lượng sáng tác và phê bình); Trương Trạch Di, TQ. (Chăm sóc và kiên nhẫn bồi dưỡng sáng tác, Doãn Trung dịch); Quang Văn (Chúng tôi nhận thức được gì qua 4 tập hồi ký?); Quang Thọ (Tìm hiểu hội họa: Tranh cổ động); Nguyễn Đức Toàn (Câu chuyện âm nhạc: Ca khúc nghệ thuật và ca khúc quần chúng); Lê Nhật, Xuân Thiêm, Quốc Viễn (Trao đổi ý kiến).

 

 

 

 

Tháng 2:

– Ngày 7: báo Văn nghệ  s. 41 (số Tết Giáp Thìn):

Hồ Chí Minh (Đồng bào thân mến);

Văn nghệ (Hạnh phúc của chúng ta);

bút ký: Minh Thùy (Tết miền Nam: Xuân về nông thôn giải phóng);

tiểu luận: Hoài Thanh (Ngày Tết đọc thơ xuân); Trần Huyền Trân (Hề chèo);

truyện ngắn: Cẩm Thạnh (Ngày giáp tết), Vũ Tú Nam (Câu chuyện cuối năm);

ca dao: Hà Khang, Nguyễn Huy Kính;

mẩu chuyện: Huệ Dân (Trong hội lễ xưa: Tục thổi cơm thi), Nguyễn Đăng Thiện (Xướng thơ … đuổi cò), Ngô Linh Ngọc (Dỡ thơ rồi lại xếp thơ);

Tư liệu: Trần Văn Giáp, Cao Huy Giu (Phải chăng năm bài thơ sau đây cũng là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương?);

Thơ: Tế Hanh (Bước đi chiến thắng, bước đi mùa xuân), Thái Giang (Chiều con), Ngô Văn Phú (Đi chợ Tết), Xuân Diệu (Những chiến sĩ công an vũ trang giữ biển), Ngô Hoàng Anh (Máy cày mùa xuân);

trang thiếu nhi: truyện: Phạm Hổ (Về quê mẹ), thơ: Huy Cận (Hai bàn tay em), Vân Đài (Bé đi chợ Tết), chuyện kể: Nguyễn Xuân Khoát (Câu chuyện của tôi);

Văn Tiêu (Nụ cười nước ngoài);

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Lẳng lặng mà nghe…);

truyện ngắn: Jesus Castelanos, Cuba (Lá cờ, Lê Xuân Vũ dịch).

Nghệ thuật: Nghiêm Chi (Xòe Phong Thổ trong mùa hoa ban);

điểm phim Tết: Mai Hồng (‘Chiếc trâm ngọc’, phim TQ.), Nguyên Trung (‘Thanh kiếm thần kỳ’, phim LX.), N. P. (‘Piter và bản cửu chương’, phim CHDC Đức);

– Ngày 14: báo Văn nghệ  s. 42 (số Xuân Giáp Thìn):

văn thơ đả kích: M.A., Giang Thành Nam, Lê Thị Hồng, Tạ Doãn Thìn (Nụ cười chống Mỹ), Nguyễn Đình (Câu đối), L.V. (Văn học … đô-la), Xích Điểu (Hỏi tượng thần Tự do của nước Mỹ);

thơ: Ca Lê Hiến (Em đẹp nhất), Nguyễn Đình Ảnh (Thư gửi anh), Đoàn Văn Cừ (Xuân trên quê mới), Diệp Phú Hương (Tết trên nông trường), Anh Thơ (Cô Tấm mới), Xuân Quỳnh (Chiều ba mươi);

bút ký: Nguyễn Quang Thân (Một làng mọc lên từ đáy biển), Vũ Ngọc Phan (Cái Tết cuối cùng trong rừng kháng chiến), (Thăm làng), Xuân Vũ (Ngã tư mới);

truyện: Vũ Cao (Sau Tết ấy, tôi tòng quân); 

Đoàn Văn Cừ, Chu Hà (Câu đối);

thơ vui: Huyền Thanh (Chúc ông quan liêu), Vĩnh Mai (Một lối chép thơ);

thơ Mao Trạch Đông (Vịnh mai, Hoàng Trung Thông dịch; Lên núi Lư Sơn, Nam Trân dịch).

Trường Lưu (Nét đẹp xưa trong tâm hồn nghệ nhân làng Hồ);

Phan Thị Thắm (Tranh Tết của chúng em);

Song Kim (Một chuyện Tết);

Hoàng Kiều-Việt Ngữ (Một đoạn hề chèo);

P.V. (Điểm sân khấu Tết);

Vũ Lân (Chửi vua mà không bị tội, Nguyễn Nho Túy kể);

Nguyễn Lân Dũng (Mùa xuân nghe tiếng nói các loài vật);

– Trong tháng 2: Tạp chí văn học s. 2/64 (s. 50):

Hồ Chí Minh (Thư chúc mừng năm mới);

Hồ Tuấn Niêm (Qua một số quan điểm gần đây về vấn đề nội dung xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ);

Xuân Tùng (Mấy suy nghĩ về nhân vật tích cực trên phim truyện của ta);

Nhị Ca (Phương hướng và chất lượng sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh trong tập ‘Rừng sâu’);

Nguyễn Đăng Mạnh (Mấy nhận xét về cuốn ‘Văn học trích giảng lớp 10 phổ thông’ tập I);

Triêu Dương (Đọc ‘Hợp tuyển thơ văn Việt Nam’ tập IV);

Phạm Văn Thứ (Một vài ý kiến về thơ truyền miệng của công nhân trước Cách mạng tháng Tám);

Đỗ Đức Dục (Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán);

Tư liệu tham khảo: (Thảo luận về vấn đề kịch lịch sử, Vân Hồ dịch);

Đọc sách: Nguyễn Năm (‘Mây gió Ha-kô-nê’ của T. Tê-rư);

Một vài ý kiến: Mạnh Hồ (Suy nghĩ về nghề nghiệp hay là một vài ý kiến về công tác nghiên cứu văn học nhân dịp Viện văn học tổng kết 5 năm công tác);

Vũ Ngọc Phan (Mấy suy nghĩ nhỏ về thể tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết);

Nguyễn Nghiệp (Thử bàn về mấy mắc mớ trong vấn đề Tú Xương hiện nay);

Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Trí Viễn, Đinh Gia Trinh, Nguyễn Kim Thoa (Hội nghị tổng kết 5 năm công tác viện văn học).

– Ngày 21: báo Văn nghệ s. 43:

Võ Trần Nhã (Lá thư từ Ấp Bắc);

truyện ngắn: Đức Lân (Chiếc máy ‘bà già’);

bút ký: Quang Dũng (Hội cánh kiến), Kim Ngọc Diệu (Màu xanh ngày hội xuống đồng);

thơ: Trần Hữu Thung (Bút ký đông xuân), Ngô Quân Miện (Con tàu chiều thứ bảy), Hoàng Lai Thuận (Ước gì);

trang miền núi: bút ký: Lương Thanh Nghị (Mùa xuân trên quê hương), thơ: Nông Quốc Chấn (Anh là người chiến thắng), truyện thơ: Vương Trung (Ing Éng, trích chương III);

‘Vốn cũ’: thơ Trần Bích San (Ba lần qua Hải Vân; Nguyên đán Mậu thìn, Chu Thiên sưu tầm, Đào Bích Nguyên dịch);

Đọc sách: Đỗ Thị Ngọc Oanh (‘Lớn lên với quê hương’, tập truyện ngắn Trung Kiên, Nxb. QĐND);

điểm sách: Xuân Tửu (‘Thắng vược’ của Trần Vân, Nxb. Kim Đồng);

thơ S. Orlov, LX. (Lăng chiến sĩ, Đào Xuân Quý dịch; ‘Tôi bảo con tôi…’ , Hoàng Trung Thông dịch).

Phi Hoanh (Tìm hiểu văn học nghệ thuật: tranh ‘Thanh minh thượng hà đồ’ của Trương Trạch Đoan, đời Tống, TQ.);

Đình Quang (Phải chăng chỉ là vấn đề sáng tác chưa chạy kịp diễn xuất?);

Vũ Lân (Đào Mộng Long và lão Xi-a);

Châu Giang (Hai lần gặp gỡ giữa Mai Lan Phương và Ch. Chaplain);

– Ngày 28: báo Văn nghệ  s. 44:

truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Những người thợ đường dây);

Đọc sách: Phong Lê (‘Miền vàng đen’, tập thơ văn về đất mỏ);

điểm sách: Mai Liên (‘Tìm hiểu nghệ thuật tuồng’ của Mịch Quang, Nxb. Văn hóa nghệ thuật), Bùi Ngọc Trác (‘Thuyền trưởng’, tập truyện, Nguyễn Trinh, Thảo Đường, Nxb. Lao động);

Tin: PV. (Nhà xuất bản Văn học tổng kết công tác năm 1963);

bút ký: Huy Phương (Phóng điện);

phóng sự: Đỗ Quang Tiến (Cây thuốc lá sợi vàng);

thơ: Huy Cận (Quạt cho con ngủ), Hoài Anh (Cha tôi), Cảnh Trà (Ngôi sao sáng của thế kỷ Hai mươi), Võ Hoàng Văn (Trở về quê mế…);

trang miền Nam: truyện ngắn: Phan Tứ (Hai anh em), thơ: Đỗ Mộc Khương (Ngủ đi anh);

thơ vui: Đ.Huân (Hỏi một cô mẫu giáo).

Tư liệu: Trần Văn Giáp (Một bài biểu Nôm có giá trị lịch sử: bài biểu thân sĩ Bắc Kỳ mừng tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn bị chết bom 1913);

truyện ngắn: Jan Đơ-ra-đa (Người giữ kho mìn, Tăng Thiên Tắc dịch);

Nguyễn Văn Khỏa (Tìm hiểu VHTN: Sophokles, ‘nhà thơ của nền dân chủ nô lệ cực thịnh’);

Bùi Quang Nam (Tượng dân gian Việt Nam);

Xuân Trình (Đoàn cải lương Quyết Tiến Việt Bắc với vở ‘Nùng Văn Vân’);

Nhật Đình (Một thủ pháp của diễn viên);

Trọng Anh (Xem đoàn nghệ thuật Tân Cương, TQ.: Một nền nghệ thuật truyền thống ưu tú);

– Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 2/64:

Ký: Nguyễn Thiều Nam (Đêm hăm bảy); Nguyễn Trọng Oánh (Nhật ký người giao thông thuyền);

truyện ngắn: Vũ Cao (Những hình ảnh đã qua), Viết Linh (Du kích làng Giàng), Hữu Mai (Ngày vui);

thơ: Xuân Diệu (Mẹ con), Lê Đình Dư (Đứa biển đứa rừng), Phạm Đức (Ánh đèn), Vũ Ngọc Bình (Mừng tuổi mặt trời), Xuân Miễn (Em còn xóa dấu chân), Ngô Văn Phú (Đêm chuyển năm), Xuân Thiêm (Năm mới về thăm chiến trường cũ), Hoàng Tố Nguyên (Bài thơ về một dòng suối), Phạm Thành (Mải mê), Cảnh Trà (Hoa ban gửi từ đất tuyến);

những đoạn văn ngắn: Đinh Văn Phát (Tuần đường), Xuân Sách (Tòa lâu đài trên biển), Thanh Tịnh (Lạc giữa bãi mìn);

ca dao: Ngô Viết Dinh, Mai Kế Lơm, Nguyên Đào, Cảnh Dương, Trần Biên, Đinh Khắc Thư;

hồi ký: Lê Lựu (Tết làng Mụa);

kịch vui: Hoài Giao (Xông đất);

truyện ký: Hải Hồ (Cuối năm);

thơ vui: Quý Yến (Ốm vì … câu đối Tết);

Tháng 3:

– Ngày 6: báo Văn nghệ  s. 45:

truyện ngắn: Dương Thị Xuân Quý (Về làng);

Trao đổi: Vân Đài (Trả lời bạn đọc);

Đọc sách: Mai Ngữ (‘Gánh vác’ , tập truyện ngắn Vũ Thị Thường);

điểm sách: Xuân Trình (‘Tầm sáng’, tập truyện ngắn Huy Phương);

truyện ngắn: Đặng Anh Đào (Đôi bạn), Cẩm Thạnh (Những người thân yêu);

thơ: Cẩm Lai (Người nữ dân công), Nguyễn Nguyễn (Đêm trên thành phố Thái Nguyên), Minh Huy (Khó khăn khắc phục), Hằng Phương (Tết trên giới tuyến);

ca dao: Vũ Thanh Bình, Đinh Văn Thông, Nguyễn Quốc Văn;

trang thiếu nhi: thơ: Thái Hoàng Linh (Làm phân xanh), Huy Cận (Tuần lễ của con); truyện: Tô Hoài (Cá đi ăn thề), Đồng Bằng (Người đan sọt làng Phù Ủng);

thơ đả kích: Tuyết Ngọc (Dải đất miền Nam);

thơ vui: Dân Cảng (Ông trưởng ban), Trần Quê (Đánh rơi gói phần);

thơ Taras Shevchenko, Ukraina, nhân 150 năm sinh (Ngày chủ nhật em không đi dạo, Nguyễn Xuân Sanh dịch và giới thiệu).

Ngô Tôn Đệ (Chú ý tới cái đẹp trong hàng công nghiệp);

Vân Khánh, Trúc Linh (Vài ý kiến về sân khấu phục vụ thiếu nhi);

Lâm Tô Lộc (Vài nét về múa dân gian Ba-na – Gia-rai);

Công Vũ (Về phim tài liệu khoa học);

Phi Hoanh (Tìm hiểu VHNT: Di Hòa cung cuả Tây Thái hậu /Bắc Kinh, TQ./);

– Đầu tháng 3: Tạp chí Văn học  s. 3/64 (s. 51):

Hữu Hồng (Phê bình quan điểm ‘phá vỡ lô-gic cuộc sống’ của Mai Thúc Luân);

Đông Hoài (‘Bài thơ cuộc đời’ cuả Huy Cận);

Phan Cự Đệ (Kịch Nguyễn Huy Tưởng);

Vũ Đức Phúc (Về cuốn ‘Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1930-1945’);

Hoàng Trinh (Về vấn đề hành động trong kịch và vấn đề sáng tạo tính cách của nhân vật lịch sử trong kịch nhân xem vở cải lương ‘Hoàng Diệu’);

Bùi Văn Nguyên (Bàn thêm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi);

Nguyễn Xuân Sanh (Taras Shevchenko, nhà thơ vĩ đại của nhân dân Ukraina);

Lê Xuân Thại (Yếu tố ‘cái’ trong tiếng Việt);

Tư liệu tham khảo: Aleksey Tolstoi (Thư gửi một người công nhân viết văn);

Đọc sách: Song An (‘Gia đình’ của Ba Kim); Đình Côn (Đọc ‘Bản nhạc tăng-gô’ của Karaslavov);

Đính chính văn thơ cổ: Nam Minh, Minh Văn (Về bài thơ ‘Thị bách quan’);

Sưu tầm: Bùi Lạc, Mạc Phi (‘Tiếng hát làm dâu’, trường ca dân tộc Mèo);

Một vài ý kiến: Tịnh Sơn (Văn học cố gắng tiến kịp đời sống), Nông Văn Bần (Vấn đề vẫn là tiếp thu và giới thiệu có phân tích phê phán);

Hồng Phương (Công tác lý luận phê bình nghiên cứu trong tháng 12/1963 và 1/1964);

điểm sách: Hồ Phan (‘Ở biển’); Chu Nga (‘Cô gái vượt sông Vệ’).    

– Ngày 13: báo Văn nghệ  s. 46:

Văn: Ba Kim, TQ. (Trái tim tôi vẫn ở mãi bên nhân dân Việt Nam anh hùng), thơ: Viên Ưng, TQ. (Mối tình đêm tuyết);

bút ký: Nguyễn Tuân (Mỗi Tết đến càng mong nhớ miền Nam);

Giới thiệu: Đỗ Đức Thuật (‘Gia đình Artamonov’ của M. Gorki, bản dịch, Nxb. Văn học);

điểm sách: Đào Bích Nguyên (‘Người chiến sĩ thành đồng’, tập truyện, Nxb. QĐND), Đỗ Quang Tiến (‘Truyện ngắn Tiêp Khắc’, Nxb. Văn học);

truyện: Nguyễn Dậu (Từ tăm tối vươn lên);

thơ: Nguyễn Trọng Oánh (Sông Bạc Liêu), Thi Nhị (Anh chăn bò trên đồng cỏ), Trinh Đường (Bế Văn Đàn), Lưu Trọng Lư (Dâu; Ngâu), Ngô Đức Mậu (Tặng bạn đồng nghiệp; Tặng Hồ Nam);

trang miền núi: bút ký: Lò Văn Thái (Trên đỉnh Khâu Hang), thơ: Bàng Bắc Hải (Én bay cao; Chiếc nón lá, tác giả tự dịch từ tiếng Sán-dìu);

thơ vui: Nguyễn Quốc Văn (Lão làng), Trần Quê (Ông sẽ khóc mày, trâu ơi);

truyện A.A. Trô-péc, Indonesia (Phá hoại, Xuân Du dịch);

Trịnh Hồng Linh (Vài suy nghĩ về tranh châm biếm);

Nguyễn Đức Chính (Mấy suy nghĩ từ một hội nghị nhiếp ảnh ở tỉnh);

Lê Trung Vũ (Làm cho tiếng đàn dân tộc trong sáng hơn nữa…);

Kiều Nhị (Hoàng Diệu trên sân khấu cải lương);

 

 

 

– Ngày 18: buổi tối, Hội nhà văn VN khai mạc lớp hướng dẫn cách viết bút ký, phóng sự, truyện ngắn cho trên 150 cây bút mới viết văn ở Hà Nội; lớp học này sẽ diễn ra vào các buổi tối, trong thời gian 3 tháng; các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Bùi Huy Phồn, Kim Lân, Nguyễn Khải sẽ trực tiếp hướng dẫn lớp học.[2] 

– Ngày 20: báo Văn nghệ  s. 47:

kịch: Ngô Y Linh (Diễn viên không chuyên nghiệp);

Đọc sách: Hoàng Như Mai (‘Hợp tuyển thơ văn Việt Nam’ tập V), Bàng Sỹ Nguyên (‘Truyện cổ dân tộc Mèo’);

bút ký: Bùi Minh Quốc (Gặp một người độ trưởng), Bảo Định Giang, Hà Mậu Nhai (Sẵn sàng vì tổ quốc);

thơ: Trần Hữu Thung (Anh vẫn hành quân), Lê Bảo (Đường về má), Văn Khải (Hoa), Trúc Cương (Tiếng chiêng đồng), Ca Lê Hiến (Đất miền Nam), Nắng Hồng (Mai và trúc);

trang miền Nam: truyện ngắn: Võ Trần Nhã (Trong lửa đỏ), phóng sự: Duy Anh (Trong lòng ấp chiến đấu);

sưu tầm: Nguyễn Trọng Thụ (Vốn cũ: ‘Tâm sự gái góa’);

Truyện: L.V.C. de Vidaure, Guatemala (Một chuyện thật giống như bịa, Nguyễn Tiến Lộc dịch)

Lê Trương (Vấn đề phương pháp khoa học trong hát);

T.M.D. (Nguyên nhân sự khủng hoảng của điện ảnh Mỹ);

Nguyễn Ánh (Đội kịch thiếu niên Hà Nội);

– Ngày 26: BCH hội nhà văn họp phiên đầu năm; Tổng thư ký Nguyễn Đình Thi báo cáo công tác của Ban thường vụ từ sau hội nghị BCH lần trước (23/9/1963), và chương trình công tác năm 1964 của Hội; các tiểu ban Văn, Thơ, Lý luận phê bình, Dịch thuật, những người phụ trách công tác xuất bản, đối ngoại, đào tạo bồi dưỡng lực lượng viết trẻ, quỹ sang tác, đã báo cáo bổ sung. BCH nhận định: trong năm qua Hội đã làm tốt một số công việc: tổ chức học tập chính trị, học tập nghị quyết 8, 9 của Đảng, hoàn thành tốt khóa 1 bồi dưỡng người viết trẻ, giúp phong trào văn nghệ địa phương Quảng Bình, Hải Phòng. Trong năm qua ra đời nhiều tác phẩm theo sát cuộc sống hơn như các tập thơ Bài thơ cuộc đời  (Huy Cận), Hai nửa yêu thương (Tế Hanh), Đảo ngọc (Anh Thơ), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), các tập truyện vừa Hãy đi xa hơn nữaNgười trở về (Nguyễn Khải), các tập truyện ngắn Gánh vác (Vũ Thị Thường), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), các tập bút ký Thăm Trung Quốc (Chế Lan Viên), Thăm Cam-pu-chia (Tô Hoài), Từ Pa-ri đến Hà Nội (Nguyễn Khắc Viện), phóng sự Sau quầy hàng mậu dịch (Đỗ Quang Tiến), bút ký Rừng về xuôi (Quang Dũng), tiểu thuyết đề tài miền Nam Đất lửa (Nguyễn Quang Sáng); hội nghị lấy làm tiếc vì trong năm qua đã cho in hai cuốn sách xấu Đống rác cũVào đời. Hội nghị nhấn mạnh trong năm 1964 cần chú trọng hơn nữa công tác chính trị tư tưởng, đưa nhiều anh chị em nhà văn về cơ sở, theo sát đời sống để sáng tác, Hội cần chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng đào tạo lực lượng viết văn trẻ. [3] 

– Ngày 27: báo Văn nghệ  s. 48:

Hội LHVHNTVN (Toàn thể giới văn học nghệ thuật miền Bắc hoàn tin tưởng sắt đá vào sự chiến thắng vẻ vang của đồng bào miền Nam rột thịt);

Thơ: Thanh Hải (Đồng chí giao liên);

Nguyễn Đình Thi (Tìm hiểu VHNT: Tiểu thuyết là gì?);

Giới thiệu: Trọng Đức (‘Tuyển tập truyện Voltair’);

điểm sách: Đức Kiên (‘Lấn biển’, truyện, Lê Ngọc Quỳ, Nxb. Phổ thông), Minh Hải (‘Gạch men màu trắng’, tập truyện, Nxb. Lao động);

Quý Đỗ (Ý kiến ngắn: Lại vấn đề chú thích);

truyện ngắn: Linh Cảm (Một câu chuyện yêu thương);

mẩu chuyện: Vũ Tú Nam (Ông và cháu), Triệu Thị Tâm (Kỹ sư con);

truyện ký: Nguyễn Hải Trừng (Con đại bàng trên thảo nguyên);

thơ: Thanh Giang (Những dặm đường), Ngô Văn Phú (Dựng nhà mới), Vân Đài (Sau cơn bão), Cao Trần Nguyên (Hẹn), Nguyễn Văn Dinh (Nhớ), Trương Đình Xuyên (Mừng bạn dựng nhà mới);

ca dao: Sơn Hà, Ngô Đoài, Ngô Viết Dinh;

trang thiếu nhi: văn: Trịnh Tư Cảnh (Chuyện lạ về cá), Ma Văn Kháng (Những chiếc máy bay giấy), Nguyễn Xuân Khoát (Câu chuyện của chúng tôi), thơ: Xuân Quỳnh (Con gà), Phạm Hổ (Nấu cơm), Huy Cận (Chiếc áo cũ của bé);

thơ đả kích: Trì Đắc Ngẫu, TQ. (Một kỳ công trên ‘trường thí nghiệm’, Nguyễn Đình dịch ‘Nhân dân nhật báo’  Bắc Kinh 14/3/1964);

thơ vui: Linh Kha (Nếu có ghi công);

truyện ngắn Pốt-si-va-lốp, LX. (Nó hãy còn trẻ con, Minh Vân dịch).

Nguyễn Tích (Bộ phim hoạt họa ‘Bõm’);

Vương Như Chiêm (Mấy ý kiến về ký họa của nhóm 5 họa sĩ);

họa sĩ Văn Giáo (Trao đổi: Trả lời bạn đọc);

Huyền Cư (Vài cảm nghĩ sau khi xem vở kịch lịch sử ‘Trương Định’);

– Ngày 30: tiểu ban Thơ của Hội nhà văn VN tổ chức họp mặt gần 50 bạn làm thơ trẻ quanh Hà Nội; anh chị em trao đổi với các nhà thơ chuyên nghiệp trong tiểu ban thơ, với nhà xuất bản Văn học và báo Văn nghệ về chỗ mạnh chỗ yếu của các cây bút trẻ, về các vấn đề rèn luyện đạo đức, học tập nghiệp vụ, tích lũy vốn sống, trau dồi kiến thức về văn học thế giới và văn học dân tộc.

– Ngày 31, một số nhà thơ chuyên nghiệp họp mặt trao đổi một số suy nghĩ sau khi học tập nghị quyết 9; Tế Hanh, Chế Lan Viên, Yến Lan, Vân Đài, Anh Thơ, Hằng Phương, Nguyễn Đình… trình bày ý kiến xoay quanh vấn đề ‘nhiệt tình cách mạng’ và ‘tu dưỡng tư tưởng’; Nguyễn Xuân Sanh nói về ảnh hưởng của văn thơ ta trên thế giới và kêu gọi anh chị em quan tâm dịch thơ nhiều hơn nữa; tổng kết buổi họp, Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh nhiệm vụ của các nhà thơ lớp trước đối với việc chăm lo bồi dưỡng các bạn làm thơ trẻ. [4]

– Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 3/64:

bút ký: Ngọc Châu (Chiếc áo của Bác);

chuyện kể: Sĩ Nho (Đứa bé không tên);

truyện phim: Hoàng Tích Chỉ (Chiến sĩ nhân dân);

truyện ngắn: Thanh Tịnh (Trên mặt biển có hai người), Hồ Phương (Trường hợp đồng chí Hạp);

thơ: Bàng Sĩ Nguyên (Mường Tè sau ngày chiến thắng), Xuân Liễu (Theo nhịp xuân đi), Xuân Sách (Gửi một nhà thơ), Trần Nguyên Đào (Đám cưới cô giáo), Phạm Ngọc Cảnh (Tiếng hát), Xuân Tửu (Trai ngọc Cô Tô), Lê Nguyên (Bài thơ nhỏ gửi Cảnh Dương), Võ Văn Trực (Mở tiếp đường xuân);

ca dao: Nguyễn Nguyễn, Trần Biên, Đặng Tuệ, Văn Nhĩ, An Khang;

những đoạn văn ngắn: Lê Văn Sửu (Sau trận lụt), Hồng Hạnh (Một buổi chiều thứ bảy);

lý luận-phê bình: PV. (Qua cuộc trao đổi ý kiến: Gắn bó với đại đội hơn nữa); điểm sách: Nguyễn Phúc (‘Trên ngọn Tây Côn Lĩnh’), Nguyễn Văn Ca (‘Lớn lên với quê hương’; ‘Người con gái Rạch Giá’); Nguyễn Đức Toàn (Nói chuyện âm nhạc: Bài hát bộ đội); Bùi Tòng (Tìm hiểu nghệ thuật nhảy múa: Nhảy múa, nghệ thuật của mùa xuân và của tuổi trẻ); Phạm Thanh Tâm (Tìm hiểu nghệ thuật: Tranh vui).

Tháng 4:

– Ngày 3: báo Văn nghệ  s. 49:

tại Hội nghị chính trị đặc biệt: Nguyễn Đình Thi (Một cuộc đời mới, một nền văn nghệ mới), Chế Lan Viên (Mấy suy nghĩ trong đại hội), Tô Hoài (Mười năm đấu tranh, mười năm lớn lên), Lưu Hữu Phước (Nhiệt tình cách mạng không thể phai nhạt, không thể ngả màu vàng);

Đọc sách: Mai Liên (‘Hãy đi xa hơn nữa’, truyện Nguyễn Khải), Trần Hữu Thung (‘Thơ Langston Hughes’, Đào Xuân Quý dịch, Nxb. Văn học);

truyện: Nguyễn Kiên (Anh Keng);

thơ: Vũ Đình Thành (Lên Tây Bắc), Vĩnh Mai (Tiếng hát), Thái Giang (Ra đồng cỏ);

trang Quảng Bình: bút ký: Lê Công Khai (Đường huyện Tuyên);

bút ký: Lê Tri Kỷ (Tuần đêm);

thơ đả kích: Lang Chông (Bệnh quỷ thuốc trần);

hồi ký Mi-klốt Ni-it-xly, Hungary (Vượt ngục, Đỗ Đức Thuật dịch);

thơ Ai-đích, Indonesia (Con đường duy nhất; Bức tường hoa cương, Hoàng Trung Thông dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Thẩm (Làm thế nào để ca kịch dân tộc bám sát được cuộc sống); Nguyễn Văn Y (Mối tương quan giữa tính kinh tế và tính nghệ thuật trong sản phẩm mỹ thuật thực dụng);

– Ngày 10: báo Văn nghệ  s. 50:

truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Những ngày đầu);

Nguyễn Đình Thi (Tìm hiểu VHNT: Truyện và tiểu thuyết với đời sống xã hội);

‘Đọc sách’: Nguyễn Năm (‘Gia đình’ tiểu thuyết Ba Kim, TQ., bản dịch);

điểm sách: Ngô Đoài (‘Yêu những bàn tay’, nhiều tác giả, Nxb. Lao động), Lê Thị Thục Bích (‘Chị em phố chợ’, tập bút ký Nguyễn Trí Tình, Nxb. Phụ nữ);

sưu tầm: Trần Nam Quân (‘Tâm sự người lính thú Sơn La’);

thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Lời thơ chiến đấu), Lê Khánh (Xóm chiều), Vân Long (Lớn theo), Bàng Sỹ Nguyên (Về hợp tác xã Tân Tiến);

truyện: Nguyễn Kiên (Anh Keng, tiếp);

trang miền núi: văn: Lâm Ngọc Thụ (Học chữ), bút ký: Nông Viết Toại (Mương Nà-pàng);

chuyện dân gian nước ngoài: Albania (Ba anh em và ông lão thông thái, Phan Xuân Tâm dịch), Nhật Bản (Cỏ lú, Phan Xuân Tâm dịch), Xây-lan (Một nồi cháo, Lê Khả Kế dịch qua Trung văn);

thơ M.R. Pa-ra-ski-ve-scô, Rumania (Từ đất nước xa xôi, Hồ Tư Trực dịch);

Bích Lan (Vài đặc điểm của sân khấu chèo và việc xây dựng một loại nhân vật phản diện trong kịch nói);

Bùi Quang Nam (Sự trưởng thành của một họa sĩ trẻ);

Nguyễn Trung (Bộ phim Hungary: ‘Chúng giết một cô gái’);

Hoàng Trinh (Tìm hiểu VHNT: Euripides, nhà bi kịch của thời kỳ nhà nước Athens suy vong);

 

– Ngày 11: Hội nghị thường kỳ BCH Hội LHVHNTVN; Tổng thư ký Hoài Thanh báo cáo tình hình sáng tác, phê bình, biểu diễn năm qua; Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Khoát, Trần Văn Cẩn, Huy Cận, Võ Hồng Cương, Nguyễn Cao Luyện, Thế Lữ, Bảo Định Giang… thay mặt các ngành các hội báo cáo bổ sung. Hội nhà văn đã và sẽ đưa gần 40 nhà văn về cơ sở lâu dài, Hội sân khấu đưa hơn 30 hội viên về Hải Dương, Hải Phòng, một số đã có sáng tác tại chỗ và dựng vở tại địa phương; Hội mỹ thuật đưa 20 hội viên đi thực tế và tổ chức những triển lãm nhỏ; Hội nhạc có 40 hội viên đi vào ngành lâm nghiệp và thủy sản. Tình hình sáng tác đã có chuyển biến mới; đã có một số tác phẩm tốt về đề tài xây dựng CNXH (chống hạn, chống úng, khai hoang, thủy lợi, quốc phòng, thương nghiệp, lâm nghiệp…); thơ ca đấu tranh thống nhất có khí thế cách mạng mới; ngành nào cũng có một số tác phẩm tốt, được công chúng hoan nghênh; nhưng, hội nghị nhận định, còn quá ít những tác phẩm về giai cấp công nhân và công nghiệp, tác phẩm chưa bám chặt lao động sản xuất, chưa mang tư tưởng tiên tiến của thời đại; một số tác phẩm có những lệch lạc nghiêm trọng (Vào đời; Đống rác cũ). Ngành phê bình có tiến bộ, việc phê phán hai cuốn Vào đời, Đống rác cũ đã nhắc nhở tinh thần cảnh giác, tính đảng và tính giai cấp cho văn nghệ sĩ; nhưng nhìn chung lý luận phê bình vẫn chưa thật nhạy bén về chính trị tư tưởng. Hội nghị cho rằng số đông văn nghệ sĩ có phẩm chất chính trị cao quý, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của các mạng trong nước và thế giới, tuy vậy vẫn cần chú trọng hơn đến công tác chính trị tư tưởng. Vấn đề đào tạo trong năm qua được chú trọng hơn. Đề án công tác năm 1964 của Thường vụ Hội LHVHNTVN chú trọng đến việc tổ chức cho văn nghệ sĩ học tập chính trị, học tập lý luận cơ bản, nghiên cứu thời sự chính sách. [5]     

– Ngày 17: báo Văn nghệ  s. 51:

văn thơ đả kích: Sơn Kiện Thái, Nhật Bản (Phẫn nộ, F. 105 D cút đi, Trần Hữu Thung dịch qua Trung văn), Bạch Đầu (Giôn-xơn than thở), Nam Hương, Đoàn Hân (Nhắn Mắc Na);

trang miền Nam: truyện ngắn: Phan Tứ (Con đĩ), thơ: Th. Huyền (Nhắn anh);

thơ Vũ Huân (Đất nặng tình người), Thạch Quỳ (Mẹ chồng), Xuân Diệu (Đứng trên đồi dẻ Nhã Nam), Trinh Đường (Trên hầm Đờ Cát);

ca dao: Trần Hữu Nam, Nguyễn Huy Kính;

bút ký: Võ Huy Tâm (Đến đảo mới);

truyện ngắn: Huỳnh Ngọc Lý (Mế Thia); Bùi Minh Quốc (Chuyện hàng ngày);

Đọc sách: Trường Lưu (Cuộc sống anh hùng của con người trong tập truyện ‘Chông ba lá’), Đào Xuân Quý (Truyện thơ Mường);

Văn: M. Gorki (Vladimir Ilich Lenin, Minh Hải trích dịch); S. Vinogradskaya (Người liên lạc của báo ‘Dân nghèo’, Nguyễn Văn Toại dịch);

Thơ: A. Pushkin (Chiếc xe đời, Thúy Toàn dịch);

Trọng Anh (Vừa đúng hướng vừa diễn tốt);

Hồng Đức (Tìm hiểu vấn đề đặc tả trong ca kịch dân tộc);

Lê Thanh Đức (Phòng tranh đả kích của Nguyễn Bích và Tạ Lựu);

Phi Hoanh (Tìm hiểu VHNT: Đồ sứ Trung Quốc);

– Ngày 24: báo Văn nghệ  s. 52:

truyện ngắn: Bùi Hiển (Đợi);

thơ: Chế Lan Viên (Đừng quên), Minh Hoài (Trước trang chữ nổi), Lương Sĩ Cầm (Đêm Bắc Luân), Diệu Chi (Gặp nhau), Đại Thủy (Gang ra);

ca dao: Trần Hùng Đạt, Thành Duy;

Đọc sách: Tô Hoài (‘Thăm Trung Quốc’, bút ký Chế Lan Viên);

Phê bình: Minh Nghĩa (Cần viết tốt, không cần viết nhiều [về các tập thơ của Bút Tre]);

bút ký: Ngô Văn Phú (Làng miền núi), Chính Yên (55 ngày bão táp);

trang thiếu nhi: văn: Phan Tứ (Chuyện thiếu nhi miền Nam: Trong đám mía), Tô Hoài (Ò ó o); thơ: Tế Hanh (Hai em bé và tấm bản đồ tổ quốc);

Trần Hồng (Vốn cổ: Vè bông hoa);

thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Đảo chính đảo tà; Hổ giấy ăn bánh vẽ), Thanh Huyền (Tam khí Mắc …ra ma!), Vĩnh Mai (Vỡ om);

thơ vui: Đ. Huân (Mấy con số cưới), Đinh Văn Phê (Bệnh lười).

Lê Minh Hiền (Vấn đề kịch bản và tính vui trong phim hoạt họa);

N.P. (Người đầu tiên đóng vai Lenin);

Phùng Huy Bính (Vài ý nghĩ về trang trí sân khấu gần đây);

Nguyễn Văn Khỏa (Tìm hiểu VHNT: Aristophanes, nhà viết hài kịch chống phi nghĩa, đòi hòa bình);

Đào Mộng Long (Kinh nghiệm đóng vai trẻ con);

– Trong tháng 4: Tạp chí Văn học  s. 4/64 (s. 52):

Vũ Đức Phúc (Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 của Trung ương Đảng và công tác văn học);

Nguyễn Phan Ngọc (Tính hiện thực, tính chiến đấu trong ‘Người trở về’ và ‘Tầm nhìn xa’);

Phan Nhân (Đọc ‘Đất lửa’ tập 1);

Đặng Thai Mai (Khi nhà nghệ sĩ ‘tham gia’ vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn mình…);

Trần Tuấn Lộ (Qua truyện ngắn ‘Chí Phèo’ bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao);

Trần Thanh Mại (Nhân đọc cuốn ‘Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX’ của Đặng Thai Mai);

Nguyễn Văn Hoàn (Sơ bộ giới thiệu một số tư liệu về Nguyễn Du mới sưu tầm được ở Trung Quốc);

Ngọc Anh (Một vài đặc điểm của thần thoại Ê-đê);

Nguyễn Đức Nam (Shakespeare và chúng ta);

Tư liệu tham khảo: Vĩ Nột (Lược thuật mấy vấn đề về nhân vật điển hình);

Đọc sách: Cao Huy Đỉnh (Sức tố cáo của ‘Gô-đan’);

Một vài ý kiến: Nguyễn Cần Mẫn (Cần lưu ý hơn nữa đến việc học văn ở trường phổ thông), Kỳ Sơn (Một vấn đề học thuật cần được nghiên cứu);

điểm sách: Trúc Thủy (‘Vững tay lái’, bút ký Ngọc Thạch, Nxb. Phụ nữ); Hoàng Trọng (‘Phía trước’, tập truyện Trần Kim Thành, Nxb. Văn học).

– Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 4/64:

truyện ngắn: Hải Vũ (Tuyến gờ đất phía Nam), Hà Bắc (Một ngày về phép), Nguyễn Minh Châu (Vừng sáng ở chân trời);

truyện vừa: Nguyễn Khải (Gia đình lớn);

bút ký: Xuân Thiều (Những người chiến thắng);

thơ: Phạm Thành (Day dứt), Vũ Đình Minh (Trở lại sông Lô), Nguyễn Trọng Oánh (Mẹ Hồ), Xuân Quỳnh (Chân trời), Phạm Hổ (Màu xanh), Bùi Minh Quốc (Xuyên rừng);

ca dao: Trần Việt Hải, Phạm Tiến Duật, Trần Biên, Nguyễn Đình Ảnh, Trần Nguyên Đào;

những đoạn văn ngắn: Trương Đắc Cần (Thử thách), Viết Trung (Chuyện một con cá);

lý luận-phê bình: PV. (Hoan nghênh những sáng tác mới về đề tài bộ đội); Huy Du (Thơ phổ nhạc); Lưu Bạch Vũ, TQ. (Tìm đề tài và phát hiện nhân vật, Doãn Trung dịch); Nguyễn Đức Toàn (Nói chuyện âm nhạc: Bài hát truyền thống); Phạm Thanh Tâm (Tìm hiểu mỹ thuật: Tranh châm biếm, tranh đả kích); Bùi Tòng (Tìm hiểu nghệ thuật múa: Tác dụng của nhảy múa); Huy Thục, Tiến Oanh (Trao đổi ý kiến); điểm sách: Nguyễn Phúc (‘Loạt vũ khí đầu tiên’);

Tháng 5:

– Ngày 1: báo Văn nghệ  s. 53:

Trung Nam (Nhân 400 năm sinh Shakespeare: Shakespeare, con người của thời đại chúng ta);

Thơ: Thanh Tịnh (Em lên mười tuổi), Bằng Việt (Mười năm), Phạm Công Cam (Người yêu cùng làng), Nguyễn Xuân Hưng (Nhớ), Vũ Hùng (Lớp học bên đường);

ca dao chống hạn: Phạm Văn Khuyến;

kịch: Nguyễn Văn Niêm (Cái giũa);

ký sự: Nguyễn Dậu (Cần gì nỗi vui cay đắng);

ghi chép: Hoàng Hiền (Đêm công trường);

Đọc sách: Hồng Tân (‘Ánh sáng bên hàng xóm’, tập truyện Chu Văn), Đỗ Đức Thuật (‘Cánh đồng Ban-su’, tiểu thuyết Myamoto Yukio, bản dịch, Nxb. Văn học), Chu Huy Sơn (‘Nữ tự vệ chiến đấu’, Nxb. Phụ nữ);

trang thiếu nhi: truyện ngắn: Triều Ân (Bên bờ suối Tiên);

Bùi Thanh Ba (Tìm hiểu VHNT: Kinh Thi /TQ./);

Hoàng Kiều (Âm nhạc Việt Nam tại Trung Quốc);

Quốc Châu (Đội kịch công nhân Hà Nội);

Hồng Điệp (Nghệ thuật trang trí trong vở kịch ‘Trương Định’).

– Ngày 8: báo Văn nghệ  s. 54:

bút ký: Nguyễn Tuân (Điện Biên, một bài thơ Đường);

thơ: Xuân Thiêm (Người đảng), Lâm Quang Ngọc (Bài ca vót chông), Nguyễn Xuân Sanh (Bài thơ công trường cát sỏi), Bùi Hạnh Cẩn (Đào mương);

Đọc sách: Lê Đình Kỵ (Nam Cao, con người và xã hội cũ);

điểm sách: Xuân Trình (‘Phía trước’, tập truyện ngắn Trần Kim Thành), Bích Liên (‘Tường Lạc đà’, tiểu thuyết Lão Xá);

ký sự: Hồ Phương (Công trường ‘tiêu diệt Điện Biên Phủ’);

trang miền Nam: truyện ngắn: Phan Tứ (Về làng);

thơ đả kích: Maiakovski (Kẻ hèn hạ, Hoàng Trung Thông dịch);

truyện ngắn: Lý Giáp Cơ, Triều Tiên (Một đêm trên công trường, Lê Sơn, Trần Ba Vì dịch);

Bùi Thanh Ba (Tìm hiểu VHNT: Sở từ);

Minh Thụy Lư (Dẫn sai);

N.T. (Những phút sống mãnh liệt của người quay phim tại mặt trận Điện Biên); Minh Trị (Mấy ý kiến về nhạc phim chuyện);

Nguyễn Huy Hoàng (Nhiếp ảnh 125 tuổi);

Lê Công Thành (Cái đẹp trong sự giản dị);

– Ngày 15: báo Văn nghệ  s. 55:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ);

hồi ký: Ngọc Châu (Giữa rừng Chân Mộng);

đợt thi phát biểu cảm nghĩ về tập ‘Từ tuyến đầu Tổ quốc’: Giang Đức (Một vài cảm xúc sau khi đọc TTĐTQ, t. 1), Minh Cương (Những bức thư thôi thúc lòng người);

tin (Sách TTĐTQ sẽ được phát hành và học tập rộng rãi);

Đọc sách: Đào Bích Nguyên (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’, một cuốn sách nâng cao tâm hồn và tư tưởng của chúng ta);

truyện ngắn: Nguyễn Quang Sáng (Chuyện người đại úy), Xuân Vũ (Tấm ảnh mới);

thơ: Hoài Anh (Dấu chân), Duy Phi (Mẹ nuôi), Thủy Nguyên (Nước mắt mẹ già), Phạm Hổ (Thư tiền tuyến), Đào Xuân Quý (Ngày mùa);

thơ đả kích: Học Giới (Thế mới hùng);

thơ vui: Như Đinh (Bệnh trưng), Hồng Châu (Cậu giáo B.);

thơ V. Nezval (Praha, một chiều xuân, Dương Tất Từ dịch);

Dương Viết Á (Vấn đề khai thác dân ca);

Nhị Hà (Hội diễn sân khấu quần chúng thủ đô xuân 1964);

Nguyễn Văn Mười (Hình tượng người công nhân trong một số tranh hiện nay);

– Ngày 22: báo Văn nghệ  s. 56:

Tin: VNTTX (Những bước tiến mới của nền văn nghệ giải phóng miền Nam);

Võ Nguyên Giáp (Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ, tiếp);

truyện ngắn: Nguyễn Thiều Nam (Chuyện làng Ra-pồng), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Đêm trong làng);

ký sự: Bùi Bình Thi (Dưới lòng sông Mã);

ca dao: Trần Hữu Nam;

trang miền núi: truyện ngắn: Lâm Ngọc Thụ (Hội đỗ), thơ: Lò Văn Sỹ (Nhớ anh ngựa thồ);

Đọc sách: (‘Phía sau quầy hàng’, phóng sự Đỗ Quang Tiến, Nxb. Văn học); Nguyễn Văn Minh (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’, những bài ca hùng tráng), Như Khuê (Chúng ta phải làm gì vì miền Nam? cho miền Nam?);

thơ đả kích: Nguyễn Văn Ninh (Gửi ông tướng Mắc);

thơ N. Guillen, Cuba (Mía; Bài hát ru đánh thức em nhỏ da đen; Tôi có; Đồng mía, Mạnh Tứ dịch), Ben-đi-li Mô-lốc-vu, Nigeria (Gió châu Phi, Minh Hải dịch);

Nguyễn Văn Tỵ (Trang trí trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam);

Đỗ Quang Tự (Xem vở cải lương ‘Chiếc đồng hồ báo thức’);

Văn Ký (Hòa nhạc kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ);

– Ngày 29: báo Văn nghệ  s. 57:

Văn nghệ phỏng vấn (Phó chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, chủ tịch danh dự UB thiếu niên nhi đồng TƯ, nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6);

trang thiếu nhi: Tô Hoài (Làng trên vùng cao, kể lại theo thể kịch), thơ: Phạm Tuấn (), Mai Ngọc Uyển (Chú bê con), 3 bài thơ của trẻ em: Đỗ Thị Thúy Nga (Nói với cây), Ma Bắc Thịnh (Mồ liệt sĩ), Thanh Phước (Con cá vàng); truyện: Phong Thu (Chiếc ca-nô), Nguyễn Xuân Kỳ (Đồng hồ hoa);

truyện ngắn: Mạc Phi (Câu chuyện Phiêng Bạn);

bút ký: Trần Lê Văn (Quê mới trên ải Chi Lăng);

thơ: Tân Trà (Trả lại vừng dương đã mất), Duyên Hải (Người em gái), Đức Hạnh (Mười năm trước), Vương Linh (Bài ca đi phát hoang);

Đọc sách: Trọng Đức (‘Ngài tổng thống’, một điển hình văn học độc đáo của châu Mỹ Latinh), Kỳ Phong (‘Hai ông cháu và đàn trâu’, truyện Tô Hoài, Nxb. Kim Đồng); Tô Minh Trung (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Bức thư thích nhất);

Sưu tầm: Nguyễn Gia Nùng (Vốn cũ: ‘Quả’);

Trao đổi: đạo diễn Thế Lữ (Trả lời bạn đọc);

thơ đả kích: Lã Vọng (Răng gì);

truyện ngắn: Phó Chấn Di, TQ. (Bình minh trên bến Nữ Nhi, Trần Thanh Sơn dịch);

P.V. (Những bộ phim chiến đấu, phỏng vấn các đạo diễn vũ Phạm Từ, Nông Ích Đạt, các diễn viên Đức Hoàn, Thanh Phương về những bộ phim được giải tại Liên hoan điện ảnh Á-Phi);

Nguyên Hồ (‘Kim Đồng’, một bộ phim về truyền thống cách mạng của nhân dân ta);

Nông Ích Đạt (Em Lê Thanh Phương đóng phim ‘Kim Đồng’);

Tô Hoài (Tôi viết kịch phim ‘Kim Đồng’);

Nguyễn Trí Việt (Hai bộ phim được giải tại đại hội: ‘Chúng tôi buộc phải cầm súng’, Xưởng phim Giải phóng, miền Nam VN; ‘Trở lại Điện Biên’, xưởng phim thời sự tài liệu VN);

Ngô Tôn Đệ (Nghệ thuật đồ chới với các em nhỏ của chúng ta);

– Trong tháng 5: Tạp chí Văn học  s. 5/64 (s. 53):

Nam Trân (Bản dịch ‘Ngục trung nhật ký’ xuất bản ở Pháp);

Hoàng Hữu Nhân (Văn học và nhiệm vụ công tác tư tưởng hiện nay);

Nhị Ca (Hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân qua một số truyện viết trong hòa bình);

Thiếu Mai (Bác Hồ trong thơ Tố Hữu);

Nguyễn Xuân Nam (Chất thơ và chất suy nghĩ trong tập bút ký ‘Thăm Trung Quốc’);

Trần Thanh Mại (Đính chính một điểm sai lầm trong tư liệu về thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương);

Vũ Ngọc Phan (Tìm hiểu quá trình hoàn chỉnh của một số truyện cổ dân gian Việt Nam);

Bùi Thanh Ba (Lý Bạch, nhà thơ lãng mạn thiên tài);

Nguyễn Minh Vỹ (Cuộc sống và con người trong ngọn lửa chiến đấu ở miền Nam);

Đọc tác phẩm: Hồ Sĩ Vịnh (‘Gia đình Artamonov’), Lê Sơn (‘Truyện ngắn Albania’, bản dịch qua Trung văn của Trương Chính-Hồng Dân Hoa, Nxb. Văn học), Thanh Hoa (‘Gánh vác’, tập truyện ngắn Vũ Thị Thường), Trần Nghĩa (‘Hoàng Lê nhất thống chí’, bản dịch Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch, Nxb. Văn học);

Một vài ý kiến: Trọng Đức (Cái mới và cái cũ), Thanh Lê (Về truyện ngắn);

Hồng Phương (Công tác lý luận phê bình nghiên cứu tháng 2 và 3 năm 1964).

– Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 5/64:

Võ Nguyên Giáp (Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ);

hồi ký: Ngọc Châu (Những ngày được gần Bác ở Tân Trào);

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Đêm mùa thu), Xuân Sách (Lưới vây);

truyện vừa: Nguyễn Khải (Gia đình lớn, tiếp);

bút ký: Nguyễn Minh Châu (Hãy trở thành những chiến sĩ dũng cảm);

thơ: Chế Lan Viên (Trước hầm Đờ Cát), Thanh Tịnh (Nhớ lại mười năm cũ), Trần Minh Thái (Điện Biên ngày ấy), Giang Tâm (Xuôi dòng Nậm Na), Nguyễn Trọng Oánh (Nhân đọc nhật ký một tân binh);

ca dao: nhiều tác giả;

lý luận-phê bình: Nhị Ca (Cuộc sống sôi nổi của bộ đội đang hiện lên trong tác phẩm);

Tháng 6:

– Ngày 5: báo Văn nghệ  s. 58:

trang miền Nam: thơ: Giang Nam (Em bước lên), truyện ngắn: Hoàng Lệ (Y Mới);

thơ: Ca Lê Hiến (Má ơi), Nguyễn Nhã (Những ngọn đèn), Trường Giang (Đèn biển), Thanh Vũ (Lá thư gửi em), Lưu Nguyễn (Đêm mỏ);

Đọc sách: Phạm Hổ (Cái mới trong ‘Những cánh buồm’, tập thơ Hoàng Trung Thông); Khương Minh Ngọc (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Những hồi kèn trận thúc quân);

bút ký: Bút Ngữ (Bà chuyên gia), Thanh Châu (Trong rừng mỏ Cái Bàn);

ca dao: Trần Trung Hiếu, Khiểm Trân, Đào Thị Minh Hằng;

thơ đả kích: Vĩnh Mai (Nữ quẹt và yêng hùng), Huyền Thanh (Thủ tướng râu dê chột dạ), A. Vác-phi, Albania (Chúng ta và lũ ấy, Nguyễn Đình dịch);

thơ vui: Trịnh Quang Chấn (Gối mỏi chân chồn; Ba sợ), Đ. Huân (Công tác chạy);

Văn: A.A. Hamisi, Ai-cập (Một mặt trận gang thép, Xuân Du dịch);

thơ Mihai Eminesco (Đế vương và vô sản, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

Bùi Quang Nam (Vài suy nghĩ nhân xem triển lãm tượng, tranh Diệp Minh Châu và Phương Dung);

Quang Thịnh-Xã Hội (Quay phim ‘Quê hương mới’);

Trao đổi: nhạc sĩ Tô Vũ (Trả lời bạn đọc);

T.M. (Xem vở kịch ‘Bông hoa đỏ’);

– Ngày 12: báo Văn nghệ  s. 59:

Thông cáo của Liên hoan điện ảnh Á-Phi lần 3 (Chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc trong lĩnh vực phim ảnh tại châu Phi châu Á);

Tiểu luận: Nông Quốc Chấn (Nâng cao hơn nữa tính dân tộc trong văn nghệ các dân tộc miền núi); Vĩnh Mai (Qua một số thơ của các em học sinh lớp 10 trong kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc);

Đọc sách: Hà Minh Đức (Đọc ‘Tuyển tập ký sự’ của Nguyễn Huy Tưởng), Phạm Quang Hùng (‘Gieo hạt tình yêu’, truyện, Từ Hoài Trung, TQ.), Nguyễn Công Hy (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Cuốn sách có sức thu hút mãnh liệt);

truyện ngắn: Lê Tri Kỷ (Phố vắng);

thơ: Xuân Thi (Nhìn trong gương nhỏ), Ngô Văn Phú (Xóm đạo), Bùi Ngọc Trình (Mưa đêm tháng sáu), Tô Đông Quan (Bài ca của người mậu dịch);

bút ký: Dương Thị Xuân Quý (Mía);

Đào Bích Nguyên (Nâng cao hơn nữa chất lượng tranh đả kích, tranh châm biếm, tường thuật buổi trao đổi về tranh đả kích, châm biếm tại báo ‘Văn nghệ’ 29/5/1964);   

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Ô hô, hu hu);

thơ vui: Trà Ngân (Thiên hạ sự), Văn Sửu (Kể như anh), Quan Tuyến (Thật say sưa), Hoài Nam (Cái bệnh lạ đời);

truyện: Vl. Fiodorov, LX. (Bức thư không người nhận, Minh Vân dịch);

Trường Lưu (Ba cái chết trong vở kịch ‘Nửa đất nước trong đêm’);

Hàng Châu (Sổ tay sân khấu: Cái đầu bốc khói);

Hoàng Kiều (Bàn về vấn đề sử dụng và phát triển nhạc chèo);

Bùi Quang Nam (Về thể loại và ngôn ngữ trong nghệ thuật điêu khắc);

Phi Hoanh (Tìm hiểu VHNT: tranh khắc gỗ Nhật Bản); 

– Ngày 19: báo Văn nghệ  s. 60:

Tin: Bàng Sỹ Nguyên (Ngày hội ca múa của rừng xanh, về Liên hoan văn nghệ dân tộc miền núi Thanh Hóa);

Tiểu luận: Văn Giáo (Mấy ý kiến nhân đọc bài ‘Bàn về cá tính trong hội họa và điêu khắc’ của Nguyễn Văn Mười);

Đọc sách: Bùi Ngọc Trác (‘Đảo ngọc’ của Anh Thơ);

Điểm sách: Minh Hải (‘Một kế hoạch hấp dẫn’, truyện của Ilin, LX., bản dịch, Nxb. Lao động);

Văn Cẩn (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’, niềm tin mãnh liệt vào tất thắng của miền Nam), Hoàng Kiều Giang (Những bức thư mang những tình cảm lớn), Hữu Tiệp (Niềm vui sướng của tôi);

truyện: Nguyễn Thị Kim Oanh (Mùa hoa đại);

bút ký: Hoài An (Trong vỉa than ngầm);

thơ: Minh Huệ (Tiếng sáo), Ngô Hoàng Anh (Cô gái đồng trinh), Đào Ngọc Chung (Hồ Suối Hai), T. T. (Qua những vần thơ Bác), Trang Nghị (Trên ngoại ô Sài Gòn);

ca dao: Phạm Văn Khuyến;

trang miền núi: bút ký: Lò Văn Sỹ (Dòng nước đầu năm), Triều Ân (Cô y tá Tày), thơ: Nay Y Đên (Em mong);

Ngô Thảo (Vốn cũ: Hát ru con và các điệu hò Quảng Trị);

Thơ: Rai Ô-tra, Guinea (Những người anh hùng của nhân dân, Thúy Toàn dịch);

truyện ngắn: Sudarti Sowady, Indonesia (Bước đầu trên quãng đường nghìn dặm, Phan Xuân Vỵ dịch);

Như Thiết (Xem kịch ‘Cơ sở trắng’), Lam Điền (Sổ tay sân khấu: Giá cái giỏ đừng tụt quai!);

Dương Viết Á (Nhìn lại một số ca khúc của Phan Huỳnh Điểu);

Nguyễn Đức Chính (Nhiếp ảnh là một nghệ thuật chiến đấu);

Hoàng Vinh (Nên chăng? /hát quan họ ‘Gió lạnh song đào’/);

Bùi Thanh Ba (Tìm hiểu VHNT: Thơ Đường);

–  Ngày 19 và 20: tại trụ sở Hội LHVHNTVN, BCH họp Hội nghị mở rộng; tham gia gồm toàn thể BCH Hội LHVHNTVN, các ban thường vụ các hội nhà văn, sân khấu, nhạc sĩ, mỹ thuật, kiến trúc, ban liên lạc những người làm nhiếp ảnh, đại diện các chi hội văn nghệ Hải Phòng, Hồng Quảng, hội sáng tác Quảng Bình; ngoài ra có đại diện nhiều cơ quan bộ, ngành, địa phương, thông tấn, báo chí. Chủ tịch Hội Đặng Thai Mai đọc lời khai mạc, tổng thư ký Hội Hoài Thanh đọc báo cáo của Ban thường vụ, sau đó là 4 báo cáo của tiểu ban giúp bộ giáo dục cải tiến giảng dạy văn học nghệ thuật trong nhà trường (Đặng Thai Mai đọc), tiểu ban miền Nam (Bảo Định Giang đọc), tiểu ban miền núi (Nông Quốc Chấn đọc), tiểu ban thiếu nhi (Huy Cận đọc). Tô Hoài thay mặt hội nhà văn tham luận về vấn đề tổ chức đi thực tế, “cái tục lệ mới của nhà văn cách mạng”; nhà viết kịch Học Phi tham luận về vấn đề kịch bản sân khấu; họa sĩ Mai Văn Hiến: một số vấn đề mỹ thuật; nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát: một số cố gắng của ngành nhạc trong việc tổ chức đi thực tế, mở lớp sưu tầm, tuyên truyền phổ biến tác phẩm; Hồ Nhị Quang: công tác văn nghệ trong quân đội; nhà văn Nguyễn Khải: về việc thâm nhập thực tế; thay mặt Ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, Lưu Quý Kỳ báo cáo về ảnh hưởng tốt của một số tác phẩm của ta với nước ngoài, nhất là tập ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’; Xuân Trường cho rằng công tác phê bình thời gian gần đây đã khá hơn thời gian trước ĐHVN 3 tuy chưa tránh khỏi chậm trễ và hữu khuynh; Võ Hồng Cương báo cáo những cố gắng mới về tổ chức, chế độ nhuận bút, quyền lợi biểu diễn của văn công chuyên nghiệp và nghiệp dư, việc tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế; các ý kiến của Tú Mỡ, Chế Lan Viên, Đỗ Nhuận, Phạm Tuấn Khánh (Cục phó cục điện ảnh), đạo diễn Hồng Nghi, Trần Văn Nghĩa (trưởng đoàn múa rối), Hoàng Châu (trường múa), Hoàng Xuân Nhị (đại học Tổng hợp Hà Nội), Như Phong (báo Nhân dân), Hồng Chương (tạp chí Học tập) về những vấn đề liên quan đến sáng tác, phê bình, biểu diễn, tổ chức, huấn luyện. Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đảng Tố Hữu nói chuyện với hội nghị. Hội nghị thông qua chương trình công tác gồm 12 điểm nhằm đẩy mạnh sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, phê bình, nghiên cứu và các hoạt động văn nghệ khác trong thời gian tới.[6]       

 

– Ngày 25: Ban thường vụ BCH Hội nhà văn họp phiên thường kỳ, nội dung chính là bàn việc giới nhà văn chuẩn bị kỷ niệm 200 năm sinh Tiên Điền Nguyễn Du trong năm 1965; cuộc họp cũng bàn việc mở trường bồi dưỡng cho những anh chị em mới tập viết văn. [7]

– Ngày 26: báo Văn nghệ  s. 61:

Lê Trí Viễn (Nhân kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu 01/7: ‘Lục Vân Tiên’, một tác phẩm miền Nam);

Đọc sách: Nguyễn Thành Long (Lev Tolstoi và ‘Anna Karenina’); Ngô Đoài (‘Xuôi dòng Nậm Na’, 3 trường ca của Xuân Thiêm, Nxb. Kim Đồng); Tuyết Mai (Hình ảnh người phụ nữ miền Nam qua hai tập thư ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Những người hàng xóm);

bút ký: Đinh Phong Nhã (Mùa xuân bản Mèo);

thơ: Phạm Tiến Duật (Cái cầu), Lương Sĩ Cầm (Ai về Đức Thọ thì về…), Thế Đạt (Nhớ về thôn Cảnh), Lê Bầu (Cây gạo làng tôi), Lê Nguyên (Em gái miền Nam);

ca dao: Trần Thụy Chi, Hữu Bản;

trang thiếu nhi: kịch: Nguyễn Văn Niêm (Một trận phục kích), thơ: Huy Cận (Hè về);

thơ đả kích: Phú Sơn (Mưu Mỹ rách);

thơ vui: Tuyết Ngọc (Mấy lời nhắn nhủ);

thơ: Phác Tân Vân, Triều Tiên (Gửi sông Thanh Khê, Trần Hữu Thung dịch);

Văn Giáo (Vấn đề phong cách cá nhân trong tranh và tượng);

Trịnh Mai Diêm (Một loại phim phản động nhất hiện nay của đế quốc Mỹ);

Nguyễn Đức Chính (Xem ảnh của các nghệ sĩ Trung Quốc);

Phan Huỳnh Điểu (Tiếng hát trên đất mỏ);

Kiều Nhị (Xem đoàn ca múa Guinea: Những tiết mục độc đáo, giàu tính dân tộc);

– Trong tháng 6: Tạp chí Văn học  s. 6/64 (s. 54):

Trần Đức Hinh (Bàn về tính đảng trong phim truyện của ta);

Nguyễn Nghiệp (Đọc ‘Quận He khởi nghĩa’, truyện lịch sử của Hà Ân);

Mạc Hà (Mấy ý kiến về cuốn ‘Văn học Việt Nam 1930-1945’ tập I);

Nguyễn Phan Ngọc (Những lệch lạc trong ‘Sương tan’);

Trần Quang Nhật (Mấy ý kiến về việc giảng dạy ca dao tình yêu trong chương trình lớp 8 phổ thông);

Hồng Giao (Về việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt);

TCVH (Kỷ niệm 400 năm sinh Shakespeare: Lời khai mạc của Đặng Thai Mai);

Nguyễn Bắc (Vở kịch ‘Người tuyên truyền đỏ’ của Triều Tiên trên sân khấu ca kịch Hà Nội);

V. Ermilov, LX. (Những đặc điểm quan trọng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa);

Sưu tầm: Mai Trân (Hai bài thơ của Miên Thẩm về Cao Bá Quát);

Đính chính văn thơ cổ: Lê Thước (Giữa hai quyển phả ký khác nhau của họ Nguyễn ở Nhị Khê, chúng ta nên theo quyển nào?);

Về văn học cho thiếu nhi: Xuân Tửu (Mấy vấn đề văn nghệ thiếu nhi hiện nay), Lê Sơn (A. Gaidar, nhà văn thân yêu của các bạn nhỏ), Hoàng Anh (Nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa qua hình tượng văn học trong ‘Bài ca sư phạm’ của Makarenko), Trần Thanh Địch (‘Những người bạn nhỏ’, một tập thơ đáng yêu của các em), Hoàng Anh Đường (Đọc ‘Người lão bộc của vua Quang Trung’ của An Cương), Vân Thanh (Đọc ‘Lũ bướm đêm’ của Thế Vũ).

– Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 6/64:

Võ Nguyên Giáp (Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ);

truyện ngắn: Vương Bình (Bài học can đảm), Vinh Tú (Vết chân chìm), Nguyễn Khoát (Đường tới đích);

thơ: Phạm Hổ (Xem tượng anh Kim Đồng), Vũ Ngọc Bình (Chú mèo hiền), Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Sao yêu anh thế), Nguyễn Ngọc Hồi (Để dành), Trần Nguyên Đào (Chị dâu em), Hồ Khải Đại (Ghép những tấm lòng), Xuân Diệu (Sắn từ hợp tác Hà Biên), Xuân Hoàng (Bài thơ xây dựng đường sắt), Nguyễn Bao (Các anh về);

ca dao: Kim Chi, Huyền Sâm, Trần Quốc Tố, Trương Nguyên Tuệ, Chử Bích;

những đoạn văn ngắn: Trần Thanh Lịch (Tiếng hát ngoài chiến hào), Tô Đức Chiêu (Bó giẻ), Cao Tiến Đức (Vượt bom nổ chậm);

lý luận-phê bình: Hồ Nhị Quang (Vài nét vè công tác văn nghệ trong quân đội năm 1964); Phó Chung, TQ. (Những kinh nghiệm cơ bản của công tác văn hóa bộ đội, Doãn Trung dịch); Lương Quý (Tìm hiểu mỹ thuật: Tranh khắc gỗ); Trần Dư (Nói chuyện âm nhạc: Tiếng đàn); Bùi Tòng (Tìm hiểu nghệ thuật nhảy múa: ‘Tiếng nói’ của nghệ thuật nhảy múa); Xuân Thiều, Nguyễn Tấn Mão (Trao đổi ý kiến);

Tháng 7:

– Ngày 3: báo Văn nghệ  s. 62:

Hội LHVHNTVN (Nghị quyết về chương trình công tác văn nghệ từ tháng 6/1964 đến tháng 6/1965);

P.V. (Quyết tâm tiến kịp đời sống và tiến lên hàng đầu của cách mạng, tường thuật phirn họp mở rộng BCH Hội LHVHNTVN, 19/6);

báo cáo: Hoài Thanh (Khắc phục tình trạng xa rời chính trị, xa rời quần chúng, đẩy thật mạnh việc đi về cơ sở, nhất định tạo nên những chuyển biến rất mới trong tình hình văn nghệ của chúng ta);

tham luận: Nguyễn Khải (Vấn đề thâm nhập thực tế của người viết văn);

chèo: Vương Huệ Anh (Mùa hoa bưởi);

thơ: Nguyễn Viết Bình (Bài ca thủy lợi), Nguyễn Vũ Tiềm (Đồng chí tỉnh ủy về xã), Xuân Diệu (Xã Thanh Nga), Gia Ninh (Thăm một xã ven đường số 5);

ca dao: Nguyễn Văn Dinh;

ký sự: Xuân Trình (Những người thợ đất);

thơ vui: Phạm Huy Cờ (Khỏe kêu);

thơ Naim Frasheri, Albania (Quân phản bội, Hoàng Trung Thông dịch);

phóng sự Vladimir Poznez, Pháp (Nhà văn ma);

Vương Như Chiêm (Xem triển lãm tranh Nguyễn Tiến Chung);

Hoa Sơn (Những hình ảnh nông thôn đổi mới qua phim tài liệu ‘Bước tiến mới của HTX Nam Tiến’);   

– Ngày 10: báo Văn nghệ  s. 63: số đặc biệt thứ nhất nhân 20/7:

Hội nghị BCH Hội LHVHNTVN mở rộng (Thư gửi Hội văn nghệ giải phóng);

Hưởng ứng phát biểu về tập‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Phạm Ngọc Thạch (Chói lọi trong đấu tranh, vinh quang trong cách mạng), Đỗ Xuan Sảng (Giới trí thưc quyết tâm mỗi người làm việc bằng hai), Hồ Đắc Di (Chúng ta đang còn có miền Nam);

Thơ: Sóng Hồng (Gửi qua Bến Hải), Anh Thơ (Giê thóc), Võ Văn Trực (Mùa gặt bên sông Trà Khúc), Khánh Hữu (Chiếc cầu giới tuyến), Thanh Hào (Đường lên chiến dịch);  

Đọc sách: Lưu Quý Kỳ (‘Ba tháng sống với những người du kích’, phóng sự của Wilfred Burchett, bản dịch);

Đào Bích Nguyên (‘Bài ca thanh gươm’ của Lý Quý và tấm lòng của nhà thơ đối với VN);

ca dao binh vận miền Nam;

truyện: Nguyễn Thiều Nam (Đêm hăm bảy);

bút ký: Huy Phương (Bên những cột thép hùng vĩ);

kịch: Trúc Đường (Bà má Long Châu Sa, viết theo một bức thư ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’); 

Thơ đả kích:  Hỏa Tiễn (Đoạn trường thêm tệ, trích ‘Văn nghệ Bạc Liêu’), Nguyễn Đình (Tiếng kêu thế mạng);

truyện D.S. Nazagdorzh, Mông Cổ (Gió thổi lúc bình minh, Đỗ Đức Thuật dịch), thơ Begzin Yaukhulan, Mông Cổ (Bài thơ về mẹ, Thúy Toàn dịch), Trình Quang Nhuệ, TQ. (Đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

ký: Wilfred Burchett (Tôi đi thăm khu giải phóng miền Nam VN);

thơ: Lý Quý, TQ. (Gửi trời Nam, Nam Vĩnh dịch; Ở Hải Phòng có em gái nhỏ, Trần Hữu Thung dịch);

Vân Đông (Nhạc tuýt, một món hàng đồi trụy của đế quốc Mỹ);

L.Q. (Sân khấu kịch nói có thêm lực lượng trẻ);

Ái Thư (Ý kiến ngắn: Đính chính); 

– Ngày 17: báo Văn nghệ  s. 64: số đặc biệt thứ hai nhân 20/7:

Hưởng ứng phát biểu về tập‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Phan Anh (Tiếng thư là tiếng tơ lòng, Chất thư là chất thành đồng Việt Nam), Lương Định Của (Tôi không sao cầm được nước mắt), Ba Kim, TQ. (Một tặng phẩm quý giá, Lê Sơn Hinh dịch), Vũ Giới (HTX. Độ Thôn đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

VN phỏng vấn Nông Quốc Chấn, Trần Văn Cẩn, Văn Ký, Trà Giang, Đào Hồng Cẩm, Can Trường (Những cảm nghĩ về miền Nam ruột thịt);

truyện ngắn: Lâm Đông, miền Nam gửi ra (Trong những ngày đầu);

thơ: Trinh Đường (Giặc Mỹ ở miền Nam), Tế Hanh (Mặt quê hương), Huyền Kiêu (Không gì thừa và thiếu ở đây), Xuân Diệu (Bắn cho tin, anh giải phóng quân), Chế Lan Viên (Cái hầm chông giải dị), Hoàng Tố Nguyên (Gửi chiến trường chống Mỹ);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Vẫn cái tiếng dội ấy của huyện biển Cà Mau);

bút ký: Lê Minh (Một ngày cuối tuần);

truyện J. Iwaszkiewicz, Ba Lan (I-kar, Hữu Chí, Thanh Lê dịch),

thơ W. Broniewski, Ba Lan (Trở về quê hương, Thanh Lê dịch);

thơ An-ba-kai U-sman, Mali (Tiếng chuông, Minh Hải dịch), Louis Hawey, Canada (Đạo luật khóa miệng người, Văn Thinh dịch);

Vân Đông (Âm nhạc giải phóng, một nền âm nhạc cách mạng và hiện thực);

Đào Trọng Từ (Tấm lòng miền Nam trong nền âm nhạc giải phóng);

Vũ Trọng (‘Nhà báo Úc Bớc-sét thăm miền Nam’, một bộ phim đầy khí thế chiến thắng);

– Ngày 24: báo Văn nghệ  s. 65:

đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Đổng Thái Trúc, TQ (Mồ chôn chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ);

thơ: Tang Khắc Gia, TQ. (Ba búa; Chiến đấu không ngừng; Mong ngày mai, Trần Hữu Thung, Ngô Văn Phú dịch);

nghị luận: Lưu Hữu Phước (Vấn đề văn nghệ phục vụ cách mạng và vấn đề giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tham luận tại QH khóa 3 kỳ 1);

VN phỏng vấn Xuân Diệu, Anh Thơ, Hồng Nghi, Trần Văn Lắm, Kim Xuân, Tư Hữu (Những cảm nghĩ về miền Nam ruột thịt);

kỷ niệm 11 năm cuộc tấn công trại Moncada, Cuba: Đặng Thai Mai (Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công);

Đọc sách: Giang Phú (Những đặc điểm mới trong thơ ca đấu tranh thống nhất gần đây), Vũ Tú Nam (Nhân đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

kịch: Ngô Y Linh (Trận đấu thầm lặng);

bút ký: Mai Ngữ (Số phận của một con sói độc);

phóng sự: Nguyễn Thành Long (Lưới rê);

thơ: Hoàng Trung Thông (Bài thơ báng súng), Lý Văn Sâm (Gửi bạn, tặng Burchett), Phan Xuân Hạt (Ca ngợi Cuba), Thế Lữ (Một truyện thông thường), Huy Cận (Mẹ con trò chuyện), Thái Giang (Buổi sáng của cô em gái), Ca Lê Hiến (Mười năm), Thanh Bình (Vì sao?);

thơ đả kích: Lê Kim (Mỹ ăn bớt xác lính Mỹ), Tú Mỡ (Ranh tướng Tay-Lơ); Hoàng Như Mai (Xem vở ca kịch cải lương ‘Đời cô Lựu’ của soạn giả Trần Hữu Trang);

truyện ngắn: E. Pa-đi-li-a, Cuba (Ba lần gặp gỡ của Ernesto, Trần Đăng Thái dịch);

Nguyễn Văn Mười (Tiếng nói của hội họa, điêu khắc đấu tranh cho thống nhất);

– Ngày 31: báo Văn nghệ  s. 66:

Hưởng ứng cuộc thi phát biểu về tập‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Nguyễn Thành Long (Nhân đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’), Gs. Trần Hữu Tước (Phải đền đáp công ơn của đồng bào miền Nam);

Đọc sách: Lê Đình Kỵ (‘Về làng’, tập truyện cần đọc);

Trao đổi: nhà thơ Tế Hanh (Trả lời bạn đọc);

Thơ: Giang Nam (Mười năm), Hằng Phương (Cây dương Cửa Tùng), Nông Quốc Chấn (Tôi xem ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’), Hoàng Minh Châu (Những bức thư), Thanh Quế (Bà nội miền Nam);

ca dao: Thành Duy, Dương Huy;

bút ký: Trần Công Nhuận (Thăm mỏ than Đèo Nai), Xuân Vũ (Cô Tô đảo ngọc);

hồi ký: Ngọc Châu (Trên đường từ Thanh Hóa về);

thơ đả kích: Huyền Thanh (Xin mời nhị tướng!);

truyện ngắn Fat-mia Gi-a-ta, Albania (Cô dâu, Lưu Văn Bổng dịch);

‘Tìm hiểu VHNT’: Bùi Thanh Ba (Lý Bạch);

Bùi Quang Nam (Nhìn lại sáng tác của Tô Ngọc Vân);

Trọng Minh (‘Tình riêng nghĩa cả’, một kết quả mới của sân khấu cải lương);

Nguyễn Thư (Ý kiến ngắn: bìa sách);

– Trong tháng 7: Tạp chí Văn học  s. 7/64 (s. 55):

Đặng Thai Mai (Lối thoát của văn học công khai vùng Mỹ kiểm soát ở miền Nam);

Giang Nam (Những bước tiến mới của văn học trong vùng giải phóng);

Hoài Thanh (Thơ Thanh Hải, một lời ca chân chất, bình dị của miền Nam bất khuất kiên cường);

Nam Mộc (Mấy nét tiêu biểu về hiện thực miền Nam trong ‘Về làng’ của Phan Tứ);

Phạm Văn Sĩ (Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trong thơ ca vùng giải phóng);

Trần Văn Giàu (Vở kịch ‘Trương Định’);

Nguyễn Văn Hoàn (Chung quanh cuộc tranh luận về ‘Phạm Quỳnh – Ngô Đức Kế và Truyện Kiều’ ở miền Nam);

Bảo Định Giang (Một vài suy nghĩ về vấn đề sáng tác văn học đấu tranh thống nhất trên miền Bắc trong mấy năm qua);

Cao Xuân Huy (Mấy nhận xét về bộ sách ‘Dịch kinh tân khảo’);

Lưu Quý Kỳ (Đọc một tập thơ, nhớ một đoạn đường);

Bội Lan (Đọc ‘Thềm hoang’ của Nhật Tiến).

– Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 7/64:

truyện ngắn: Thái Kiệt (Trung đội trưởng Nguyễn Văn Cao), Nguyễn Thị Lý (Lá cờ Mặt trận), Duy Nhẫn (Qua những đêm không ngủ), Xuân Thiều (Thím Quế), Trúc Hà (Những người dân bình thường), Xuân Vũ (Thày hù Tư);

thơ: Trần Hữu Thung (Và không sao cả), Hoài Anh (Mũi chông), Phạm Ngọc Cảnh (Xóm núi), Phan Xuân Hạt (Một người mẹ miền Nam), Vũ Minh (Trên công trường Điện Biên - Ấp Bắc), Hoàng Minh Chỉnh (Hành quân), Dương Lân (Đêm hè);

ca dao: Hải Lộc, Nguyễn Ái Mộ, Nguyễn Công Dương, Lân Tam Việt;

những đoạn văn ngắn: Phan Tứ (Mở cửa), Anh Đức (Một sáng chúa nhựt), Minh Khoa (Không rời đồng đội), Nguyễn Kế Nghiệp (Quà nhỏ);

lý luận-phê bình: Dương Hòa (Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân trong thơ ca cách mạng miền Nam); Hồ Quỳnh (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’, hồi kèn lệnh chiến đấu); Doãn Trung (Những tình cảm nồng nàn); Hồ Nhị Quang (Văn công chuyên nghiệp cần thực sự giúp đỡ phong trào và các đội văn công không chuyên); Trần Du (Nói chuyện âm nhạc: Người chỉ huy dàn nhạc); Lương Quý (Tìm hiểu mỹ thuật: Tranh lụa); Tường Sơn (Mấy suy nghĩ của tôi về vấn đề học tập và rèn luyện của người diễn viên); Hồ Phương (Mấy ý kiến về viết hồi ký); điểm sách: Nguyễn Hải Long (‘Đánh lấn’; ‘Hàng rào cuối cùng’);

Tháng 8:

– Ngày 7: báo Văn nghệ  s. 67:

Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh (Phải trả lời sao đây cho những lá thư ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’?);

các nhà văn TQ. nói về tập ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: Hạ Diễn (Sau khi đọc ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’), Thiệu Thuyên Lân (Còn núi xanh, còn cách mạng), Trương Quang Niên (Một cuốn sách hay, kích động mãnh liệt lòng người), Tang Khắc Gia (Một cuốn sách đảm bảo cho thắng lợi);

thơ: Quách Mạt Nhược (Cảm hứng trong khi chơi thuyền trên vịnh Hạ Long, Hoàng Trung Thông dịch);

bút ký: Xuân Diệu (Thư gửi thành đồng);  

thơ: Kinh Kha (Gửi má), Phạm Hổ (Đêm tháng bảy), Minh Khanh (Về quê anh), Vương Linh (Đôi ta);

truyện ngắn Vũ Bão (Người và nước);

Trao đổi: nhà văn Tô Hoài (Trả lời bạn đọc);

thơ vui: Trịnh Quang Chấn (Chả nhẽ), Như Đinh (Sao cứ nghĩ lầm?).  

Nguyễn Văn (Qua một số bài hát Cuba);

Ngô Huy Quỳnh (Một số đặc điểm về quá trình phát triển của nền kiến trúc cổ Việt Nam);

Nguyễn Văn Tỵ (Tìm hiểu VHNT: Phong cách nghệ thuật tạo hình thời Lý-Trần);

– Ngày 14: báo Văn nghệ  s. 68:

Văn nghệ (Trước tổ quốc, tất cả chúng ta: Xin thề!);

Thơ: Chế Lan Viên (Sao, chiến thắng);

Pak Ung Kơl, bộ trưởng văn hóa Triều Tiên (Chúng ta đang đấu tranh trên cùng một chiến tuyến);

Hội nghị thường vụ mở rộng Hội văn nghệ giải phóng miền Nam VN (Thư gửi BCH Hội LHVHNT nước VNDCCH và các bạn văn nghệ sĩ miền Bắc);

Bảo Định Giang (Hình ảnh người anh hùng dân tộc Trương Định qua một số thơ văn);

hồi ký: Ngọc Châu (Sống bên Bác);

bút ký: Vĩnh Mai (Chúng nó đã nếm đòn);

thơ: Hoàng Trung Thông (Sẵn sàng chiến đấu), Phạm Hổ (Thành thép Thành Đồng), Trần Hữu Thung (Thấy chưa), Nguyễn Xuân Sanh (Phải đánh), Bảo Định Giang (Lửa giận mười năm), Lưu Quang Thuận (Chung một kẻ thù), Anh Thơ (Đưa con vào mẫu giáo), Xuân Tửu (Súng chúng tao cũng khá tốt nòng), Khương Hữu Dụng (Cảnh cáo Giôn-xơn và đế quốc Mỹ), Xuân Diệu (Tám máy bay Mỹ), Bàng Sỹ Nguyên (Bắn tan phản lực), Hoàng Minh Châu (Súng chúng tao đây!);

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Một mật thư bị tóm của tổng Giôn), Tú Mỡ (Đã biết tay chưa?), Huyền Kiêu (Thua thật), Đồ Phồn (Ba mươi sáu chước), Huyền Thanh (Con đường duy nhất);

Trường Lưu (Đọc ‘Cánh đồng phủ mây trắng’ của nhà văn Triều Tiên Thiên Thế Phong, bản dịch Nxb. Văn học);

truyện ngắn: Hoàng Kiện, Triều Tiên (Hòn đảo bốc cháy, Trần Bá Vi dịch);

thơ: Hoàng Nhan Tạ, Triều Tiên (Tiếng còi tàu, Trần Hữu Thung dịch);

Tuấn Cường (Mấy ý nghĩ về hai bộ phim Cuba ‘Người nghĩa quân trẻ tuổi’ và ‘Mười hai chiến ghế’);

thơ S. Santoso Anantaguna, Indonesia (Những người bị dập vùi gánh vác tự do, Thanh Tịnh dịch), M.R. Dajo (Vẻ bên trong của viên ngọc, Trinh Đường dịch);

Phạm Ngọc Thuần, trưởng đoàn nghệ thuật VN thăm Indonesia (Trước kẻ thù chung, càng bắt tay nhau chặt chẽ hơn trong lý tưởng đấu tranh);

 

 

 

– Ngày 21: báo Văn nghệ  s. 69:

cuộc mit-tinh 15/8/64 của giới văn học nghệ thuật VN (Tuyên bố về những hành động khiêu khích, xâm lược gần đây của đế quốc Mỹ);

Nông Quốc Chấn, Nguyễn Xuân Khoát, Tế Hanh, Trần Văn Lắm, Hoàng Linh, Đinh Đăng Định, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Nguyễn Hồng Nghi (Mit-tinh của giới văn học nghệ thuật VN tại Hà Nội ngày 15/8/1964);

phóng sự: P.V. (Chúng tôi sẵn sàng);

Hội LHVHNT Trung Quốc (Thư gửi Hội LHVHNTVN);

Quách Mạt Nhược, TQ. (Cảnh cáo bọn xâm lược, Trần Hữu Thung dịch);

Hà Hắc Bình, trưởng đoàn nhà văn TQ. thăm VN nhân 20/7 (Kính chào các chiến sĩ miền Nam VN);

văn thơ đả kích: Người Bình Luận (Tinh thần tốt đẹp của ông tướng … cướp Tây-Lo), Lê Kim (Lửa căm thù đốt cháy máy bay);

Đọc sách: Nguyễn Kiên (‘Rừng về xuôi’, tập bút ký của Quang Dũng), Đỗ Quang Hưng (‘Romeo, Juliet và bóng tối’, tiểu thuyết của Otcenasek, Czech, Nguyễn Thành Long dịch, Nxb. Văn học);

hưởng ứng cuộc thi phát biểu cảm nghĩ về tập ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’: diễn viên Kim Oanh (Tôi khóc tôi cười với từng trang sách dòng chữ), Phạm Hà (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’ với công nhân nông trường 20/4 Hà Tĩnh);

ký sự: Xuân Vũ (Bão lửa ở Hạ Long);

bút ký: Nguyễn Tuân (Trung úy phi công phản lực An-va-rết-dơ, người tù binh Mỹ đầu tiên trên miền Bắc);

Trường Lưu (Một nền nghệ thuật đầy sức sống);

Thơ: Giang Phương (Nói chuyện với Võ Thị Sáu), Nông Quốc Chấn (Gửi anh bộ đội), Lưu Trọng Lư (Người nữ du kích), Võ Quảng (Các anh cảnh cáo giặc), Trinh Đường (Khúc ca chiến thắng);

truyện: Andras Sutor, Rumania (Cô Bảy, Đỗ Đức Thuật dịch);

thơ: Mihai Beniuc, Rumania (Cây táo bên đường, Nguyễn Xuân Sanh dịch).

– Ngày 28: báo Văn nghệ  s. 70: 

Thơ: Tố Hữu (Từ Cuba);

truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Hai chị em);

Đọc sách: Đông Hoài (‘Chuyện làng Ra-pồng’, tập truyện về cuộc chiến đấu chống Mỹ của đồng bào ta ở miền Nam);

điểm sách: Thúy Toàn (‘Hai em bé Tà-Ôi’, truyện Xuân Miễn, Nxb. Kim Đồng), Minh Hải (‘Bay xa’, Sở VHTT Hà Nội xb.), Khương Minh Ngọc (‘Loạt vũ khí đầu tiên’, tập hồi ký, Nxb. QĐND);

ghi nhanh: Huy Phương (Sẵn sàng trên vị trí),

bút ký: Hoàng Tuấn Nhã (Sông Hiếu);

truyện ngắn: Nguyễn Huy Bảo (Đường xuống núi);

thơ: Xuân Diệu (Mã-pí-lèng), Khánh Hữu (Lời ca từ bánh sắt con tàu), Khương Hữu Dụng (Anh chiến sĩ phòng không), Văn Thảo Nguyên (Keng-đu ơi);

văn thơ đả kích: Ngòi Chông (Bọn Tú Bà ở lầu… trắng lại đẻ ra một quái thai), Trần Nguyên Đào (Nhắn với Huê Kỳ), Học Giới (Vả miệng trùm Giôn), Búa Đanh (Diệu kế Giôn-xơn);

thơ: Claude Paris, Pháp (Muôn năm việt Nam, Xuân Diệu dịch);

Thu Hà (‘Kim Đồng’, một bộ phim tốt);

Tạ Mỹ Duật (Nâng cao tính hợp lý, tính chân thực trong xây dựng ở nông thôn);

Như Thiết (Vài ý kiến về vở kịch ‘Nổi gió’);

Hoài Đình (Vốn cũ: Hò khoan, dân ca Quảng Nam);

Đỗ Hằng (Mấy ý kiến về phân phối và phát hành sách).

– Trong tháng 8: Tạp chí Văn học s. 8/64 (s. 56):

Hoài Thanh (Báo cáo của Ban thường vụ trước Hội nghị BCH Hội LHVHNTVN);

Hoàng Trinh (Về chủ nghiã trừu tượng trong thơ);

Hồ Tuấn Niêm (Hoàng Trung Thông và ‘Những cánh buồm’);

Nguyễn Đức Dũng (Góp một số ý kiến về cuốn ‘Giáo trình văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX’);

Triêu Dương (Mấy ý kiến về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc cuốn ‘Quận He khởi nghĩa’);

Nguyễn Đức Nam (Mấy suy nghĩ về sáng tác của nữ văn sĩ Pháp hiện đại Françoise Sagan);

Thanh Lê (W. Broniewski, nhà thơ vô sản vĩ đại của nhân dân Ba Lan);

Ngọc Anh (Tinh thần dũng cảm của nhân dân Tây Nguyên qua một số trường ca và truyện cổ Tây Nguyên);

Nguyễn Kim Thản (Thử bàn về một vài điểm trong phương ngôn Nam Bộ);

Hồng Phương (Công tác lý luận phê bình nghiên cứu văn học quý 2/1964);

Đọc tác phẩm: Vân Thanh (‘Chông ba lá’, tập truyện ngắn miền Nam gửi ra), Cánh Hồng (‘Sơ thảo lịch sử văn học VN’ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX);

– Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 8/64:

truyện: Tô Đức Chiêu (Khẩu đội đầu đàn), Đỗ Chu (Chiến sĩ quân bưu), Thanh Giang (Cuộn băng lưu niệm);

truyện phim: Hải Hồ (Cuộc đời dũng cảm);

hồi ký: Mai Vui (Tôi đi đánh mìn);

truyện: Vương Thế Các, TQ. (Trong chỉ huy sở sư đoàn, Minh Hạnh dịch);

thơ: Quốc Tấn (Tấm chăn xi-ta), Nguyễn Trọng Oánh (Bài hát của anh công binh), Gia Ninh (Những con đường thân thích), Giang Tâm (Trên biên giới Việt - Hoa), Võ Văn Trực (Nhớ về bến nhỏ), Hoàng Anh Vân (Đến thăm chùa Bắc Mã);

những đoạn văn ngắn: Hoàng Hải (Người yêu trường học), Xuân Quỳnh (Cái cặp tóc), Lê Tam Anh (Nghĩa đơn giản);

ca dao: Lê Sĩ Hanh, Đặng Nhân, Nguyễn Mịch, Hoài;

lý luận-phê bình: trích báo chí TQ. (‘Lửa Nghệ Tĩnh đốt cháy đồng; Bông hoa hữu nghị thắm hồng muôn năm’ , Doãn Trung trích dịch); Hồ Nhị Quang (Chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập QĐNDVN: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa phong trào viết hồi ký); Văn An (Mấy ý kiến về hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 1964); Phạm Công Thành, Lương Quý (Tìm hiểu mỹ thuật: Tranh sơn dầu); Bùi Tòng (Tìm hiểu nghệ thuật múa: Múa dân gian); điểm sách: Hải Long (‘Giữa đường độc đạo’, tập truyện chiến đấu miền Nam);

Tháng 9:

–  Ngày 5: báo Văn nghệ  s. 71:

ký sự: Xuân Vũ (Bão lửa ở Hạ Long, phần II);

Tô Hoài (Chúng tôi học tập tinh thần tiền tuyến của các anh);

Đọc sách: Diệu Hương (Tập thơ của Đào Xuân Quý ‘Gió sông Hồng’), Trần Vinh (Đội ngũ thơ xuống đường);

điểm sách: Chu Huy Sơn (‘Đất rừng’, tập bút ký, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên), Thanh Lộc (‘Tấm ảnh Bác’, Văn Thiên, Nxb. Kim Đồng);

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Trời đầy sao và đất đầy hoa);

bút ký: Minh Hải (Những người công nhân);

thơ: Nguyễn Sĩ Bình (Phơi thóc), Trần Lê Văn (Tháng Tám anh hùng), Phạm Công Cam (Quê hương), Tân Trà (Chuông đồng hồ điểm mười hai tiếng);

trang miền núi: bút ký: Hoàng Hạc (Đường lên Khau Nghiềm), thơ: Bàn Tài Đoàn (Từ ngày đó), Bế Thanh Toàn (Phá đèo Ái Ân);

văn thơ đả kích: Người Bình Luận (Giọng lưỡi Huê Kỳ), Thanh Huyền (Con đường nguy hiểm), Phan Thế, miền Nam gửi ra (Nhắn Tay-lo);

thơ vui: Bạch Quế Hương (Ăn không, thở dài), Xuân Thơm (Ngông);

thơ: Viên Thủy Phách, TQ. (Đội nắng lửa, đội mưa dầu, Nguyễn Đình dịch‘Nhân dân nhật báo’  BK. 10/8/64);

truyện ngắn: Dobri Neminov, Bulgaria (Giờ học tiếng mẹ đẻ, Chu Nga dịch);

thơ: V. Hanchev, Bulgaria (Người học trò giỏi, Thúy Toàn dịch);

Nguyễn Đức Côn (Xây dựng nhân vật trong chèo);

Trần Văn Cẩn (Sự trưởng thành của trường Mỹ thuật VN);

Đinh Đăng Định (Hãy mạnh dạn như tổ nhiếp ảnh nghiệp dư huyện Hà Trung, Thanh Hóa);

Tổ bạn đọc VN (Ý kiến ngắn: Cần tránh lối làm ăn không chính đáng /thơ đả kích, thơ châm biếm bị đổi tên bài hoặc tên tác giả để đăng nhiều báo lấy nhiều nhuận bút/);

–  Ngày 11: báo Văn nghệ  s. 72:

Hội LHVHNT Trung Quốc (Điện văn gửi Hội LHVHNTVN nhân 19 năm thành lập nước VNDCCH);

Tổng hội đồng minh VHNT Triều Tiên (Điện văn gửi Hội LHVHNTVN nhân 19 năm thành lập nước VNDCCH);

Pop-si Mi-on, Rumania (Lời chào hữu nghị, đoàn kết);

Thơ: Pablo Dlocar, Chile (Vạch trần cuộc tập kích xân lược của đế quốc Mỹ, Nguyễn Thành dịch);

truyện ngắn: Văn Ngữ (Người bạn mới quen);

thơ: Trang Nghị (Lính Mỹ chúng tôi), Lâm Hải Hồng (Trồng dừa), Hồ Khải Đại (O dân quân gánh nước);

Đọc sách: Phạm Hổ (Thơ Tố Hữu với miền Nam: thành đồng tổ quốc);

trang miền Nam: truyện ngắn: Thủy Thủ (Trận chiến đấu cuối cùng của anh Mười);

bút ký: Ngô Văn Phú (Lúa vào đòng);

thơ chữ Hán Nguyễn Du (Bài thơ về cái dao găm của Dự Nhượng, Trinh Đường dịch; Làng cũ Kinh Kha, Đào Bích Nguyên dịch);

kịch phim: Hồ Hải (Chiến sĩ và chỉ huy);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Vẫn bọn bài tây bịp bợm), Nguyễn Như Hoàn (Phản lực Giôn-xơn);

thơ vui: Trịnh Quang Chấn (Cô kia), Công Minh (Bức tranh mô-đéc);

nhân quốc khánh Triều Tiên lần 16: Hội LHVHNTVN (Điện văn gửi Tổng hội đồng minh VHNT Triều Tiên); bút ký: Thanh Vệ (Ngựa bay nghìn dặm bằng đôi cánh của mình); Trần Nguyên (Đến ‘Việt – Triều’,- HTX nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội);

văn: Ilf-Petrov, LX. (Những nông nô của Hollywood, Phạm Mạnh Hùng-Võ Minh Phú dịch);

Bùi Huy Hiếu (Nghệ thuật trang trí sân khấu chèo);

Hồng Đức (Sổ tay sân khấu: động tác đập mõ của Thị Mầu);

Đào Trọng Từ (Nhạc giao hưởng của ta 5 tuổi);

Mai Kim (Xem bộ phim Trung Quốc ‘Không được xâm phạm nước VNDCCH’ ).

–  Ngày 18: báo Văn nghệ  s. 73:

Thơ: Xun-xi Tê-sa Khăm-bu, Lào (Phản đối đế quốc Mỹ xâm lược VN, Đào Bích Nguyên dịch qua Trung văn);

Hoài Thanh (Nói chuyện thơ với binh sĩ miền Nam, bài gửi báo ‘Văn nghệ giải phóng’);

kịch: Đào Hồng Cẩm (Nổi gió);

trang thiếu nhi: truyện ngắn: Phạm Hổ (Hàng dương), kịch: Nguyễn Xuân Khoát (Tết trung thu), thơ: Mã Thế Vinh (Dưới ánh trăng rằm), Xuân Quỳnh (Trưa hè);

 Phê bình: Lê Đình Kỵ (‘Những cánh buồm’, tập thơ Hoàng Trung Thông);

điểm sách: Đỗ Đức Thuật (‘Tu sĩ nơi thánh đường’, J. Hannah, bản dịch, Nxb. Văn học);

bút ký: Nguyễn Dậu (Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng);

hồi ký: Thu Sơn kể, Phùng Lê ghi (Làm đẹp lời nguyền);

thơ: Ra-dam De-ăk Bút, miền Nam gửi ra (Đi làm du kích), Lê Bảo (Tiếng gọi), Phạm Ngọc Cảnh (Đất ta mười năm), Ân Phú (Quê muối);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Trò hề chưa chấm dứt), Chính Nghĩa (Bộ ba lãnh đạo);

Nguyễn Văn Tỵ (Tìm hiểu VHNT: Phong cách nghệ thuật tạo hình thời Lê);

Nguyên Hồ (Mấy ý kiến ngắn về viết kịch bản phim truyện);

Hải An (Câu chuyện về bộ phim ‘Ti-mua và đồng đội’ và những người đã góp phần xây dựng nó);

Giang Hội (Đoàn văn công nhân dân Hà Nội với vở ‘Những người du kích’);

–  Ngày 25: báo Văn nghệ  s. 74 (số đặc biệt kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc):

Hội LHVHNTVN (Điện văn gửi HLHVHNT Trung Quốc);

bút ký: Chế Lan Viên (Những bàn chân…, những bức thư), Hoài Thanh (Một vài cảm tưởng trong một chuyến đi), Lưu Trọng Lư (Tình bạn Trung Quốc), Xuân Cang (Đồng chí Lý), Thanh Tịnh (Tôi đã đi trong bức tranh sơn thủy), Trần Minh Tước (Thăm Diên An);

thơ: Nông Quốc Chấn (Mười lăm tuổi vẻ vang), Phạm Hổ (Bài thơ hai Bác), Hoài Anh (Thơ Bác Mao), Tế Hanh (Gặp lại lòng mình), Phạm Ngọc Cảnh (Tiễn em đi Bắc Kinh), Hưởng Triều (Bài thơ hoa mai), Thái Giang (Gió mùa đông bắc), Nam Trân (Trường Sa), Nắng Hồng (Bác qua Bắc Kinh; Nước non), Hằng Phương (Đến Vũ Hán; Biệt Trung Quốc), Huyền Kiêu (Ngọn thần thiết bổng);

Nguyễn Năm (Vài nét về những thành tựu của sáng tác văn học Trung Quốc);

thơ đả kích: Tú Mỡ (Lại một cuộc ‘tà đảo tà’), Nguyễn Đình (Lại nhai bã tàn).

Thơ: Mao Trạch Đông (Đề bức ảnh nữ dân quân; Họa bài từ của Quách Mạt Nhược; Trả lời người bạn; Họa bài thơ Quách Mạt Nhược, Hoàng Trung Thông-Nam Trân dịch), Lỗ Uy (Hạ Long ngẫu hứng, Thế Lữ dịch ý); 

Huỳnh Lý (Nhân xem mấy đêm kinh kịch ở Bắc Kinh);

Bùi Thanh Ba (Tề Bạch Thạch và đường lối nghệ thuật của ông);

Phạm Tuyên (Vài nét về hoạt động âm nhạc Trung Quốc trong năm qua: Một nền âm nhạc giàu tính cách mạng và chiến đấu);

P.V. (Gặp Bích Lâm, đạo diễn vở ‘Người lính gác dưới ánh đèn nê-ông’);

Trần Đức Hinh (Những thành tựu mới rực rỡ của một đường lối văn nghệ chân chính [về điện ảnh TQ.]);

– Trong tháng 9: Tạp chí Văn học  s. 9/64 (s. 57):

Nam Mộc (Đấu tranh tư tưởng và lý luận phê bình trên mặt trận văn nghệ những năm đầu thời kỳ quá độ);

Nguyễn Văn Hạnh (Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải);

Vũ Đức Phúc (Mười năm nghiên cứu văn học hiện đại);

Lê Thị Đức Hạnh (Bút ký của Thép Mới);

Phan Nhân (Vị trí của hồi ký cách mạng trong văn học Việt Nam);

Hoài Lam (Mấy ý kiến về tính tư tưởng của cuốn ‘Đẹp’ của Vũ Khiêu);

Huệ Chi (Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác);

Cao Huy Đỉnh, Hồ Ngọc (Mười năm giới thiệu và nghiên cứu văn học nước ngoài);

Đọc tác phẩm: Mai Liên (‘Khởi nghĩa’ của L.Rebreanu), Đỗ Đức Dục (‘Những người chết còn trẻ mãi’, cuốn sử sinh động về nước Đức giữa hai cuộc đại chiến), Xuân Vi (‘Rừng về xuôi’, bút ký Quang Dũng), Hoàng Lê (‘Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt’, tập I, của Nguyễn Kim Thản);

Một vài ý kiến: Văn Phát (Góp vài ý kiến về bài ‘Hạng chiến sĩ ấy’ trong ‘Tạp văn Lỗ Tấn’ do Trương Chính dịch);

Sinh hoạt vănn học (Tiếp tục sưu tầm tài liệu về Nguyễn Du và Phan Bội Châu);

– Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 9/64:

Ký: Hồ Phương (Bài học đích đáng, ghi nhanh); Xuân Sách (Vùng trời nắng lửa);

truyện ngắn: Lê Hoài (Cô dân quân vùng biển); Nam Hà (Lời chào), Mai Ngữ (Ở một khu biên phòng);

thơ: Nguyễn Xung (Hoan hô), Trần Hữu Tòng (Giữ biển), Xuân Thiều (Những cánh buồm noi), Phạm Hùng (Bốn đứa), Bùi Minh Quốc (Thái Nguyên ơi), Nguyễn Trọng Oánh (Nhân một ngày tháng Tám);

hồi ký: Quang Trung (Lớp học quân chính đầu tiên của tôi);

những đoạn văn ngắn: Nguyễn Đức Mậu (Lão Học), Thái Dương (Bắt giặc hạ vũ khí);

lý luận-phê bình: trích báo chí TQ. (Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình, Doãn Trung trích dịch); Hồ Nhị Quang (Đội xung kích nghệ thuật, một hình thức tổ chức văn nghệ chiến đấu); Nhất Trí (‘Từ tuyến đầu tổ quốc’ thôi thúc, giục giã chúng tôi); Bảo Định Giang (Kỷ niệm 100 năm ngày Trương Định hy sinh: Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc); Hoàng Minh (Về việc viết bút ký, ký sự). 

Tháng 10:

–  Ngày 2: báo Văn nghệ  s. 75:

nghị luận: Hoài Thanh (Những con người miền Nam qua ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

Đọc sách: Xuân Trình (‘Tôi thăm Cam-pu-chia’ của Tô Hoài);

điểm sách: Quản Đào (‘Con đường hạnh phúc’, truyện, Đinh Chương, Nxb. Thanh niên);

thơ: Nguyễn Mỹ (Tây Nguyên đất lửa), Hoàng Tố Nguyên (Chúng đánh ta thì ta diệt chúng), Xuân Hoàng (Bài ca chiến thắng), Hoàng Nguyễn (Trên đường lên Mèo Vạc), Đào Ngọc Chung (Bài thơ về đá), Hoàng Phương (Chiến thắng đang tràn đầy);

ca dao: Trần Quang Nhật, Minh Tiếu, Xuân Nùng, Quế Anh;

truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Hạnh phúc), Nguyễn Thành Long (Tình bạn);

kịch: Đào Hồng Cẩm (Nổi gió, tiếp, hết);

sưu tầm: Ngô Quốc Tĩnh, Mã Giang Lân (Vốn cũ: Một số câu hò sông Mã);

Hồ Nhị Quang (Vài nét về tình hình văn nghệ trong quân đội 3 tháng qua);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Thần hồn nát thần tính), Nguyễn Đình (Thay đầu rối, rối đầu thay), Vũ Đình Liên (Hội nghị khoa học Bắc Kinh), Vĩnh Mai (Chỉ e);

thơ vui: Linh Kha (Tìm hiểu), Như Đinh (Xứng đôi);

truyện ngắn: Rudolf Leonhard, CHDC Đức (Chú bé Do Thái, Nguyễn Đỗ Ngọc dịch);

Phi Hoanh (Tìm hiểu VHNT: Tượng cổ Nhật Bản);

Hà Đình Bê (Hoa với trang trí hàng công nghiệp);

Trung Sơn (Xem phim ‘Trần trụi giữa bầy sói’);

Thanh Lộc (‘Đứng gác dưới ánh đèn nê-ông’, một thành công mới của sân khấu Trung Quốc).

– Ngày 9: báo Văn nghệ  s. 76:

kịch 1 màn: Huỳnh Chinh (Góp phần chiến thắng);

thơ: Bà Tài Đoàn (Trái tim vàng), Tô Giang (Bài ca của những người bạn rừng), Hoài Anh (Nhớ ngày thủ đô kháng chiến), Hồng Cẩm (Dệt chiếu);

ca dao: Nguyên Hồ, Dương Huy, Xuân Thơm, Ngô Văn Phú, Hồ Uyên;

bút ký: Hoài An (Đảo pha lê);

hồi ký: Nguyễn Xuân Khánh ghi (Vào Hà Nội);

Đọc sách: Huy Phương (‘Mỹ mà xấu’, một bản cáo trạng còn nóng hổi tính thời sự);

điểm sách: Thục Bích (‘Phụ nữ miền Nam VN bất khuất’, t. 1-2, Nxb. Phụ nữ);

thơ Cao Bá Quát (Lên thành Thăng Long xem phong cảnh cảm tác; Chơi hồ Tây; Đề bia đền Trấn Vũ, Chu Thiên dịch);

trang miền núi: truyện ngắn Y Điêng (Gió rừng), thơ Đinh Văn Chớ (Hạt giống đã xanh mầm);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Lưỡi không xương), Vĩnh Mai (Đảo điên);

thơ vui: Nguyên Hồ (Chống bão, chống lười), Đào Hanh (Mê ly…tuyết vời), Đinh Ba (Ai xui?);

Ngô Văn Phú, Phan Văn Các (Một chùm ca dao mới Trung Quốc);

truyện ngắn: Sawa Hiraghichi, Nhật Bản (Truyền đơn);

Trao đổi: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (Trả lời bạn đọc);

Lưu Trọng Lư (Vài ý nghĩ sau khi xem vở kịch ‘Đứng gác dưới ánh đèn nê-ông’);

Vương Như Chiêm (Triển lãm tranh và ký họa của các họa sĩ giảng viên trường mỹ thuật dân lập Hà Nội);

 

– Ngày 16: báo Văn nghệ  s. 77:

Tố Hữu (Đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao nhiệt tình cách mạng và tính chiến đấu trong văn nghệ, bài nói tại Hội nghị BCH Hội LHVHNTVN 19/6/64);

Thơ: E. G. Man-xê-ra, trưởng đoàn ĐCS Venezuela thăm VN (Trăng du kích, Tế Hanh dịch), Khương Hữu Dụng (Trăng nối liền chúng ta), Vĩnh Mai (Tình chiến đấu), Thi Nhị (Thư Tây Bắc), Ca Lê Hiến (Nhịp chày ba), Thanh Hao (Từ Cuba, đất nước ngọt ngào), Vương Linh (Cô gái chăn cừu);  

truyện: Trần Vượng (Kẻ thắng là người làng Chẩy), Tạ Hữu Đỉnh (Ông giáo Thanh);

bút ký: Lê Đại Thanh (Mã hàng);

trang miền Nam: ký sự Vũ Tâm (Chuyện chiến sĩ Nguyễn Lầu), thơ: Liên Nam (Người chiến sĩ đường dây);

văn thơ đả kích: Ngòi Chông (Hai kiểu tình bạn);

thơ vui: Như Đinh (Lại chuyện tức cười), Đức Quang (Ai vội mặc ai), Trần Văn Quát (Nói một đàng…);

kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ Nga Ju. Lermontov (Nhà thơ, Nguyễn Kim Đính dịch);

Thu Hà (Xem phim ‘Kẻ cướp Mỹ bị trừng trị đích đáng’).

– Ngày 23: báo Văn nghệ  s. 78:

Đặng Thai Mai (Điện văn gửi Hội LHVHNT.TQ. nhân Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên);

Thơ: Lê Kim (Hạt nhân của lòng người);

vụ sát hại anh Nguyễn Văn Trôi ở Sài Gòn: VN (Anh Nguyễn Văn Trôi đã hy sinh), thơ: Gia Ninh (Người thợ điện anh hùng), Trường Lưu (Nguyễn Văn Trôi trước pháp trường); 

trang thơ phụ nữ nhân kỷ niệm thành lập Hội LHPNVN 20/10: Anh Thơ (Nụ cười), Vân Đài (Cô gái chăn cừu), Thùy Linh (Những cô gái mở đường), Thúy Bắc (Trong vườn táo), Hằng Phương (Người du kích Vân Kiều);

nghị luận: Tố Hữu (Đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao nhiệt tình cách mạng và tính chiến đấu trong văn nghệ, bài nói tại Hội nghị BCH Hội LHVHNTVN 19/6/64, tiếp);

truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Thơm thảo);

truyện: Trần Vượng (Kẻ thắng là người làng Chẩy, tiếp);

bút ký: Nguyễn Hải Trừng (Nước về Ta-Nay);

ca dao: Nguyên Hồ, Vũ Hữu Thỉnh, Văn Mỹ, Đỗ Trung Còn;

điểm sách: Nguyễn Cần Mẫn (‘Xúc động’, tập bút ký Vũ Như, Chính Yên, Thanh Giao, Nxb. Thanh niên);

thơ đả kích: Huyền Kiêu (Đả đảo cuộc hành quân của tội ác), Thợ Đá (Lục đục tranh công);

thơ vui: Trịnh Quang Chấn (Chí nguy).  

Thơ: Trương Tế Xuân, UVTƯ ĐCS TQ. (Chơi vịnh Hạ Long, Tố Hữu dịch); Gô-gô-lô, Mali (Lời kêu gọi của tiếng trống rừng ‘Talaba’, Nguyễn Đình dịch);

truyện ngắn: Faiz Rafad, Pakistan (Kẻ giết người, Quý Yến dịch), Khau-xơ Kno-bơ-lô-xhơ, CHDC Đức (Đề tài đặc biệt, Thúy Toàn dịch);

Bùi Ngọc Trác (Mấy ý kiến về vở ca kịch ‘Trên núi Phìn Hồ’);

Ngô Huy Quỳnh (Kiến trúc cổ điển VN và thiên nhiên nhiệt đới VN);

– Ngày 30: báo Văn nghệ  s. 79:

Hội LHVHNTVN (Tuyên bố lên án tội ác của Mỹ-Khánh, đòi hủy án tử hình đối với Lê Hồng Tư);

Ba-ki Kôn-gô-li, nhạc sĩ Albania (Cuộc gặp gỡ với một dân tộc anh hùng bất khuất đấu tranh cho CNXH và hòa bình thống nhất đất nước);

Thơ: Tố Hữu (Hãy nhớ lấy lời tôi), Thúy Bắc (Hoa mười giờ), Hoài Anh (Gặp Nguyễn Văn Trôi), Huyền Kiêu (Chân lý không thể đem xử bắn), Nguyễn Trung Thu (Anh Trôi ơi, anh vẫn là thợ điện), Nguyễn Xuân Sanh (Tuổi trẻ anh hùng), Vĩnh Mai (Anh là người chiến thắng), Hằng Phương (Mối thù anh quyết trả), Lương An (Anh sống mãi ngàn năm);

Văn: M. Riffaud (Để làm gương), Lưu Quý Kỳ (Xin ghi nhớ lời anh), Xuân Vũ (Người thợ trẻ mãi);

Thơ: Tô Liên Bửu, miền Nam gửi ra (Thằng ngốc);

truyện: Trần Vượng (Kẻ thắng là người làng Chẩy, tiếp);

tư liệu: Phan Đình Phùng (Mấy bài thơ viết về trận Vụ Quang, Chu Thiên sưu tầm và dịch);

trang thiếu nhi: kịch phim hoạt họa: Tô Hoài (Chuyện Ông Gióng), thơ: V. Hugo (Trăng, Tế Hanh dịch), Đỗ Quang Hưng (Cây bàng đầu ngõ), Sông Hồng (Búp bê), Nguyễn Đình (Phượng);

bút ký: Lê Ái Mỹ (Ánh mắt và tình thương);

Xuân Lương (Ý kiến ngắn: Đi xem triển lãm);  

Thế Lữ (Một bài ca tình bạn, tặng đạo diễn TQ. Lỗ Uy);

Nguyễn Xuân Phương (Thư gửi đồng chí Lỗ Uy);

Vũ Trọng (Mấy ý kiến về phim tài liệu phổ biến khoa học và kỹ thuật).

– Trong tháng 10: Tạp chí Văn học  s. 10/64 (s. 58):

Như Thiết (Mấy vấn đề của thơ trào phúng chống địch gần đây);

Phong Lê (Một chặng đường của văn xuôi);

Đào Xuân Quý (‘Bài thơ cuộc đời’, một bước mới của Huy Cận);

Nông Quốc Chấn (Mấy vấn đề về nền văn học các dân tộc thiểu số);

Hữu Hồng (Mười năm phát triển của kịch nói);

Trần Thanh Mại (Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương);

Nguyễn Năm (Ý nghĩa điển hình của hình tượng A.Q.);

Véc-ne Ghéc-hác (Nền văn học trẻ tuổi của nước Cộng hòa Dân chủ Đức);

Tư liệu tham khảo: Bành Chân (Kinh kịch, diễn đề tài hiện đại);

Đọc tác phẩm: Lê Huy Tiêu (‘Đá đỏ’, tiểu thuyết La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn, TQ., bản dịch, Nxb. Văn học), Trần Quang Nhật (‘Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa’);

Một vài ý kiến: Nông Văn Bần (Vấn đề giảng dạy văn học nước ngoài trong chương trình cấp 3); Lê Hoài (Về phê bình thơ);

– Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 10/64:

nhật ký: Phạm Hồng Cư (Vừa là đồng chí vừa là anh em);

thơ: Thanh Tịnh (Đông phương hồng mãi mãi rạng trời xuân), Nguyễn Trọng Oánh (Thư bạn), Nguyễn Xuân Lâm (Ngược sông Chảy), Trần Nguyên Đào (Thư nông trường), Phạm Ngọc Cảnh (Trong đội ngũ hành quân), Phạm Thành Tài (Chim yến);

thơ: Hạ Kính Chi, TQ. (Thắng lợi là của chung ta);

truyện ngắn: Vương Nguyện Kiên, TQ. (Câu chuyện truyền thống);

ký sự: Nguyễn Minh Châu (Tuổi trẻ cầm súng), Nguyễn Khải (Những người vui vẻ)

bút ký: Hồ Phương (Càng rắn như kim cương);

truyện: Trần Công Tấn (Đảo thép trên sông Gianh), Vũ Thị Thường (Cái riêng bé nhỏ);

độc tấu: Quốc Duyệt (Cái dùi đục);

lý luận-phê bình: Nhị Ca (‘Nổi gió’, một thành công mới của sân khấu quân đội); Trần Du (Nói chuyện âm nhạc: Tiếng hát); Ngô Đàm, Đỗ Xương (Trao đổi ý kiến);

Tháng 11:

– Ngày 6: báo Văn nghệ  s. 80:

Thơ: Tế Hanh (Trước mộ Lênin), Nghiêm Đa Văn (Người đồng chí già), Hoàng Hưng (Tiếng hát năm 1918), Nguyễn Thị Ngọc Vĩnh (Bàn tay anh thợ cạo); Trinh Đường (Anh hùng thành đồng), Khương Hữu Dụng (Chúng tôi đang trả lời), Xuân Tửu (Hoa phong lan), Thanh Tịnh (Nguyễn Văn Trôi còn sống mãi);  

tiểu luận: Hồ Sĩ Vịnh (Tính chiến đấu trong thơ ca Maiakovski); Lê Viết (Tác dụng của tác phẩm ‘Thép đã tôi thế đấy’);

truyện ngắn: Nguyễn Kiên (Đất bạc màu), Võ Huy Tâm (Một thành tích);

bút ký: Thanh Tịnh (Tình dài muôn dặm);

ca dao: Nguyên Hồ;

Văn thơ đả kích: Ngòi Chông (Vạch mặt chúng nó: Đế quốc Mỹ run rẩy kêu rên: Không sợ), Hoài Cương (Trái bom nguyên tử mới), Nguyễn Đình (Tay-lo không thích);

Thơ: V. Maiakovski (Lời thách, Nguyễn Đình dịch), G. Glovatu, LX. (Sức mạnh, Thúy Toàn dịch);

L.Q. (Sổ tay sân khấu: Cái chén thuốc);

Học Phi (Trao đổi: Trả lời bạn đọc);

tuần lễ phim LX.: Eizenstein (Từ cách mạng đến nghệ thuật, từ nghệ thuật đến cách mạng), Pudovkin (Không có tư tưởng, không có nghệ thuật, Châu Giang trích dịch), Văn Châu (Điểm các phim ‘Bi kịch lạc quan’, ‘Giấy ủy nhiệm’, ‘ Chuyện 13 người’);

Trần Thức (Tìm hiểu VHNT: Vài nét về nền nghệ thuật gương đồng thời cổ đại);

Giang Hội (Hội diễn thủ đô từ 10/10 đến 21/10/1964: Hội diễn của những tiết mục mới, đề tài mới);

– Ngày 13: báo Văn nghệ  s. 81:

Thơ: Viên Ưng, TQ. (Tế huynh đệ Trôi, Trần Doãn Triều dịch), Tế Hanh (9 phút tấn công), Phan Sinh Viên (Chúng bắn);

Đọc sách: Hồng Tân (‘Giữ đường độc đạo’, tập truyện chiến đấu miền Nam), Trường Lưu (‘Người Hà Nội’, tập hồi ký về những ngày kháng chiến);

trang thơ các nhà thơ trẻ: Nguyễn Mỹ (Cuộc chia ly màu đỏ), Tô Liên Bửu (Thư em), Lê Xuân Dzụ (Chùm hoa đá), Vũ Văn Đình (Đến nông trường Tháng Mười), Xuân Hiệp (Đêm mỏ), Nguyễn Vũ Tiềm (Tổ ‘thanh niên kỹ thuật’), Xuân Diễn (Phiên chợ Tam Đường), Gia Phượng (Kênh Trịnh Văn Bì), Võ Huy Huân (Hai quê hòa một), Tô Hà (Đêm biển), Ngọc Ly (Nón);

truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Hai người bạn hàng xóm), Nguyễn Thành Long (Những tiếng vỗ cánh);

bút ký: Mộng Sơn (Nắng tháng Tám);

trang miền núi: truyện ngắn: Vi Thị Kim Bình (Đặt tên), thơ: Lăng Trung Hảo (Người mới cuộc đời mới), truyện thơ dân gian Mèo (‘Đời làm dâu của nàng Chổ Xố’, Giàng Xuân Phú sưu tầm, Xuân Nguyên dịch);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Đô trưởng Sài Gòn, thủ tướng bù nhìn Nam VN và lão ‘Sam’ keo kiệt);

thơ vui: Quý Yến (Tứ trụ xét cho);

Nguyễn Trung Kiên (Mấy suy nghĩ về vở chèo ‘Sợi tơ vàng’);

Nguyễn Bắc (Mấy vấn đề của sân khấu Hà Nội);

Nguyễn Văn Y (Nhìn qua các mỹ nghệ phẩm tại triển lãm Trung Quốc);

Nắng Mai Hồng (Thể tài phim truyện).  

– Ngày 20: báo Văn nghệ  s. 82:

Ký: Nguyễn Tuân (Điện cao thế Nguyễn Văn Trổi cháy sáng một vòng trái đất);

trang miền Nam: truyện ngắn: Anh Đức (Khói), thơ: Tô Liên Bửu (Ghé nhà);

Đọc sách: Đào Bích Nguyên (Căm thù và chiến đấu, qua một số thơ Á-Phi-Mỹ latinh);

Thơ: Kỷ Bằng, TQ. (Mừng công bạn chiến đấu VN, Tr. Lưu dịch ‘Nhân dân nhật báo’ BK. 14/8/64); Chu Tha Uy, Campuchia (Đế quốc Mỹ, kẻ thù số 1 của nền trung lập Cam-pu-chia, Thạch Rương, Nary dịch); Mịch Quang (Đọc lại thư em in trong ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’); Nhơn Hiển (Bà mẹ châu Phi); Quang Huy (Thư gửi Cuba);

truyện ngắn: Nguyễn Trân (Những đồng xu không thể mất);

Vl. G. Ferer, nhạc sĩ LX. (…Cùng hòa giọng với những người yêu nước VN…[nhân ra mắt bài hát ‘Nguyễn văn Trổi, anh là người chiến thắng’, Ferer soạn nhạc, Đỗ Nhuận đặt lời);

Hoàng Trinh (Imre Madach, 1823-64, và vở kịch thơ ‘Bi kịch của con người’);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Thiên tai và địch họa);

truyện ngắn: A. Abu Sianapa, Syrie (Quân khỏi nghĩa qua nhà chúng tôi, bản dịch);

Hoàng Nguyễn (Những tiếng hát ta hằng yêu nhớ, về các nghệ sĩ LX. biểu diễn tại Hà Nội);

Mai Văn Hiến (Xem triển lãm đồ họa Liên Xô);

Nguyễn Văn Tỵ (Nghệ thuật Angkor).

– Ngày 27: báo Văn nghệ  s. 83:

Thơ: Tế Hanh (Lời chào đoàn kết đấu tranh);

Ba Kim, TQ. (Ngọn lửa lớn cách mạng, lòng son cách mạng, kỷ niệm liệt sĩ Nguyễn Văn Trổi, bản dịch);

Đọc sách: Tô Hoài (Một con người, một ngòi bút, một vấn đề [về nhà báo W. Burchett]), luật sư Nguyễn Ngọc Cẩn (Tôi vô cùng xúc động khi đọc cuốn ‘Ba tháng sống với những người du kích’ của W. Burchett);

Thơ: Xuân Diệu (Vườn Thuận Vi); Trần Cung (Rền vang giữa tháng Mười);

bút ký: Lưu Hữu Phước (Thả lá về quê);

hồi ký: Huỳnh Anh Tuyên, miền Nam gửi ra (Vượt ngục Biên Hòa);

bút ký: Chính Hữu (Albania, miền biên giới của chúng ta), L.Xi-li-si, Albania (Quà mừng sinh nhật Đảng);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Lục đục chi đồ), Tú Mỡ (Trò hề), Búa Đanh (Phú quý sừ ‘Sam’ cứ giật lùi);

thơ: D. Nazsagdorzh, Mông Cổ (Tháng Mười, Hải Lưu dịch);

thơ: Fri-đon Khan-vash, LX. (Gửi người bạn Việt Nam), N. Guillen, Cuba (Khúc ca ngắn viết về Việt Nam khi đế quốc Mỹ tấn công, Mạnh Tứ dịch), G. Diawara, Mali (Tiếng của cách mạng, Kim Liên dịch), Kh. Osima, Nhật (Hai trăm năm mươi…, Thúy Toàn dịch), Kim Thuấn Thạch, Tr. Tiên (Dù hoa có nở);

Nguyễn Trân (Nghệ thuật trang trí dân gian Mông Cổ);

Phấn Đấu (‘Khúc ruột miền Trung’, bộ phim có sức cổ vũ mạnh mẽ);

Nguyễn Văn Mười (Họa sĩ khắp năm châu vạch mặt đế quốc Mỹ xâm lược);

Tâm Nguyệt (Vở cải lương ‘Nhịp cầu thống nhất’);

P. Fuchs (Đêm nghệ thuật ở sân khấu Chac-đô-múc trình diễn trước Thái tử Quốc trưởng Norodom Sihanouk);

Hà Chân (Tìm hiểu VHNT: Nghệ thuật tạo hình trung cổ trên đất nước của hơn ba nghìn hòn đảo,- về nghệ thuật cổ Indonesia);

– Trong tháng 11: Tạp chí Văn học  s. 11/64 (s. 59):

Tố Hữu (Đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, nâng cao nhiệt tình cách mạng và tính chiến đấu trong văn nghệ);

Nguyễn Văn Hoàn (Mười năm sưu tầm và nghiên cứu văn học cổ cận đại Việt Nam);

Chu Nga (Hình tượng người phụ nữ trong ‘Vỡ bờ’ của Nguyễn Đình Thi);

Nam Mộc (‘Lớn lên với Điện Biên’, một tập hồi ký có những điểm xuất sắc);

Trần Thanh Mại (Bản ‘Lưu hương ký’ và lai lịch phát hiện nó);

Hoàng Tiến Tựu (Bước đầu tìm hiểu sự khác nhau giữa ca dao và thơ lục bát);

Văn Khôi (M. Ju. Lermontov, một hồn thơ quật khởi);

Đọc tác phẩm: Lưu Văn Bổng (‘Mỹ mà xấu’ của Poznez), Lý Thường Phê (‘Trời biển anh hùng’, tập thơ của nhiều tác giả);

Hồng Phương (Lý luận phê bình trong quý 3/1964);

– Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 11/64:

tùy bút: Văn Phác (Oai hùng trời biển Việt Nam), Nguyễn Minh Châu (Kỷ niệm hạm tàu);

kịch vui: Hoài Giao (Hoa chiến thắng);

thơ: Tố Hữu (Hãy nhớ lấy lời tôi), Trần Cẩn (Câu chuyện hũ muối buôn M’Nông), Thúy Bắc (Gửi anh hải quân quê hương), Trần Minh Thái (Bước về bên phải), Nguyên Hồ (Chiều Cảnh Dương), Duy Khoát (Áo anh trong viện bảo tàng), Hồ Nhị Quang (Hôm nay tôi lại hát);

Z. Drapkina (Moskva năm 1918);

ký sự: Nguyễn Khải (Những người vui vẻ);

truyện ngắn: Trúc Chi (Đi bộ đội);

mấy mẩu chuyện đấu tranh trực diện: Nhã Khoa (Cảm ơn ông cụ Hồ mới đúng; Việt cộng trăm phần trăm; Mời ông bà về chứng kiến cho cháu), Tấn Minh (Trái dừa);

lý luận-phê bình: Thanh Tịnh (Giới thiệu tạp chí ‘Văn nghệ Giải phóng quân’); (Tiến tới hội diễn văn nghệ quần chúng các khu vực: Nắm cả hai khâu: phong trào và tiết mục); Trọng Loan (Bồi dưỡng phong trào sáng tác nghiệp dư); Doãn Trung (‘Người lính gác dưới ánh đèn nê-ông’, một tác phẩm ưu tú về bộ đội trong hòa bình);

Tháng 12:

– Ngày 4: báo Văn nghệ  s. 84:

Thơ: Chế Lan Viên (Tặng bạn gần, gửi các bạn đang xa), Yến Lan (Tiếng nổ hòa bình), Claud Paris, Pháp (Tiếng hát truy điệu người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Văn Trỗi, Tế Hanh dịch);

An Ba, TQ. (Khúc hát ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam VN [bình luận vở kịch ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’ do đoàn kịch Quân giải phóng TQ. soạn và diễn]);

truyện ngắn: Anh Đức, miền Nam gửi ra (Đứa con), Duy Hạnh (Người thầy cũ);

trường ca: Thu Bồn (Bài ca chim Chơ Rao);

Hoàng Trung Thông (‘Bài ca chim Chơ Rao’, một khúc hát trữ tình cách mạng, một bản trường ca về những người con chiến đấu của miền Nam);

ký sự: Mai Thúc Lân (Vào vụ thu);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Sợ), Thanh Tịnh (Số phận của ‘phượng hoàng bay’, ‘rồng biển’);

thơ vui: Xuân Thơm (Chuyện thủ kho);

Nguyễn Trung (Những hình ảnh phơi bày bộ mặt của đế quốc Mỹ qua phim ‘Kẻ thù của nhân dân thế giới’).

– Ngày 11: báo Văn nghệ  s. 85:

Đặng Thai Mai (Lại một lần xúc động mãnh liệt trong tình anh em ruột rà [đọc trong dạ hội của văn nghệ sĩ miền Bắc đón chào đoàn đại biểu MTGP miền Nam, 6/12]), Trần Văn Thành (Lời đáp), X.T. (Nhớ mãi ngày các đồng chí đến, tường thuật), P.V. (Đón những người ruột thịt thân yêu, tường thuật);

Đoàn đại biểu Ban thường trực Hội nghị các nhà văn Á-Phi và Hội nhà văn VN (Tuyên bố chung, Hà Nội, 4/12/64);

Nông Quốc Chấn (Một bản hùng ca của những con người thép [về ‘Bài ca chim Chơ-Rao’]);

Thơ: Lương An (Đường các anh), Nguyễn Hải Trừng (Bài ca người công nhân gang thép), Phan Xuân Hạt (Hồ chứa nước Suối Hai), Gia Ninh (Cây đèn biển Cửa Tùng), Minh Huệ (Đêm chiến thắng), S.W. Kunt-ja-hjo, Indonesia (Vịnh Hạ Long, Khương Hữu Dụng dịch);

trang thiếu nhi: kịch Nguyễn Văn Niêm (Đội kịch Chim Chèo Bẻo);

ca dao: Duy Thảo, Hoài Kham;

bút ký: Trầm Na (Về làng giữa vụ đông xuân);

thơ đả kích: Nguyễn Đình (Đồng minh Mỹ);

thơ vui: Trường Sinh (Chuyện bò chết oan), Tố Mỹ (Gian ngoan);

Ngô Tôn Đệ (Nhân xem triển lãm đồ gỗ ở Hải Phòng: Nghệ thuật đồ gỗ cần được nghiên cứu chu đáo hơn nữa);

Chương Dương (Xiếc Đức, một ngành nghệ thuật giàu tính quần chúng và tính lạc quan);

Thái Thị Liên (Nữ nghệ sĩ độc tấu dương cầm Zê-nai-đa Man-fu-gát, sứ giả của tình hữu nghị Cuba – Việtnam);

Phó Đạc-Mã Dung, TQ. (Quá trình sáng tác vở kịch ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

– Ngày 18: báo Văn nghệ  s. 86:

ký sự: Đại Đồng (Đuổi tàu chiến Mỹ);

P.V. (Một cuộc thảo luận cần thiết và bổ ích [về cuộc họp ba ngày của 257 văn nghệ sĩ thảo luận bài của Tố Hữu về chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ]);

Đọc sách: Trường Lưu (Đọc lại ‘Đất nước đứng lên’ của Nguyên Ngọc);

truyện ngắn: Bùi Hiển (Một chặng Trường Sơn);

thơ: Hoàng Minh Châu (Kể chuyện giá súng Bề Văn Đàn), Anh Thơ (Con thuyền ‘Nguyễn Văn Trỗi’), Quốc Tấn (Cây tre đất mẹ), Phạm Đinh (Hướng dương), Xuân Sách (Cô dân quân Lạch Trường);

trang miền Nam: phóng sự Minh Đạo (Tiếng vọng Ea-na), truyện Phan Tứ (Tiếng trống);

Bàng Sĩ Nguyên (Hội nghị sưu tập văn học dân gian đã khai mạc);

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Một tiếng kêu thảm hại trên con đường hầm không lối thoát), Búa Tạ (Mừng tổng Giôn), Văn Sửu (Cái quái thai);

thơ vui: Đức Quang (Mua thùng đựng không khí), Đức Tình (Sao nỡ phụ công);

Văn Giáo (Xem tranh Nguyễn Hiêm);

Hoàng Châu Ký (Tuồng với con người mới, cuộc sống mới);

Tô Hoài (Trao đổi: Trả lời bạn đọc);

Phạm Phúc Minh (Nghệ thuật giàu tính chiến đấu và tính dân tộc của đoàn văn công Neo Lào Hắc-xạt).

– Ngày 25: báo Văn nghệ  s. 87:

Thơ: S.R. Dejon Dejon, Cameroune (Gửi các nhà văn VN, Kim Liên dịch), Fridon Khanvasi, LX. (Những con sông VN, Nguyễn Trân dịch); văn: B. Polevoi, LX. (Tôi để lại đây một phần trái tim mình), Vl. Machariani (Một đất nước đang bay tới tương lai);

về tập thơ chọn lọc của Tố Hữu, Nxb. Ngoại văn, Đào Anh Kha dịch ra Quốc tế ngữ: Đặng Thai Mai (Khi nhà nghệ sĩ ‘tham gia’ vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn mình…), Baldur Ragnarsson, Gosta Holmkvist, Mario Sola, Hukunaga Isao, Auguste Errien, Regulo Perez, Ito Saburo (Dư luận bạn đọc nước ngoài về thơ Tố Hữu);

Vũ Ngọc Phan (Văn học dân gian VN, tác dụng của nó về mặt chính trị và vị trí của nó trong văn học nghệ thuật, báo cáo đọc tại Hội nghị sưu tập văn học dân gian toài miền Bắc, 4&5/12/64);

điểm sách: Văn Hoàng Tuấn (‘Chị Ngần’, tập kịch, Nxb. Lao động), Trọng Đức (‘Chàng Mêmét mảnh khảnh’, bản dịch, Nxb. Văn học);

ký sự: Xuân Vũ (Sóng Cửa Hội);

truyện ngắn: Phan Thiện (Lịch sử một khu rừng quế);

thơ: Nông Quốc Chấn (Đến quê hương Vi Bạt Quần), Trang Nghị (Tiếng hát khơi xa), Nguyễn Viết Lãm (Lụt trên bờ sông Trà Khúc);

ca dao: Duy Thảo, Nguyễn Văn Dinh;

thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Bù nhìn lập bù nhìn, bù nhìn lại lật bù nhìn), Thép Gió (Đã tới lúc), Phú Sơn (Vốn liếng gió bay);

thơ vui: Nguyễn Văn Dinh (Đêm nằm nghĩ lại mà coi), Mạnh Nghiễn (Thóc mẩy than thân), Xây Dựng (Máy bơm chết đuối);

truyện ngắn: Radi Brahimi, Albania (Tuần tra, Tuệ Quỳnh dịch);

Xuân Tùng (Nhân trại viết kịch bản phim truyện: Sáng tác nhiều kịch phim tốt);

Nguyễn Đình Phúc (Nghĩ về nhạc cải lương nhân xem vở “Nhà gác hai’);

Hoàng Nguyễn (Nhân xem vở ca kịch Triều Tiên ‘Núi rừng hãy lên tiếng’);

Kỳ Thanh (Chào mừng các nghệ sĩ Cuba cùng trên tuyến đầu chống đế quốc Mỹ).

– Trong tháng 12: Tạp chí Văn học  s. 12/64 (s. 60):

Đặng Thai Mai (Tính tư tưởng và tính nghệ thuật trong thơ và từ của Mao Chủ tịch);

Nam Mộc (Bàn thêm về nội dung xã hội chủ nghĩa và sự hình thành của nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa);

Phan Nhân (‘Người lính gác dưới ánh đèn nê-ông’, một thành tựu mới của nền kịch nói Trung Quốc);

Khánh Chi (Tố Hữu và chủ đề đấu tranh thống nhất);

Vũ Ngọc Khánh, Triêu Dương (Đọc ‘Thơ văn yêu nước Nam Bộ cuối thế kỷ XIX’);

Hồ Sỹ Vịnh (Mấy suy nghĩ về sự sáng tạo của M. Gorki đối với nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa trong ‘Người mẹ’);

Nguyễn Kim Thản (Một số vấn đề tiếng và chữ dân tộc);

Tư liệu tham khảo: A. Egorov (Kẻ thù của lý trí);

Đính chính văn thơ cổ: Chương Thâu (Về bài thơ ‘Bái thạch vi huynh’ của Phan Sào Nam);

Sưu tầm: Chu Thiên (Một bài thơ nói về Cao Bá Quát tử trận);

Đọc tác phẩm: Lê Sơn (‘Ngài tổng thống’ của M. Asturias), Trọng Khiêm (‘Giữ đường độc đạo’, tập truyện chiến đấu miền Nam);

Sinh hoạt văn học (Một vở kịch nói Trung Quốc lấy đề tài trong cuốn ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’);

– Ngày 31: tại Hà Nội, nhà thơ Vân Đài qua đời; họ tên thật Đào Thị Minh, sinh 19/01/1903 tại Hà Nội; có thời gian theo chồng vào sống tại Trà Vinh; 1933 chồng chết, lại ra Bắc, tái hôn với một kỹ sư viễn thông; 1946 gia nhập quân đội; 1954 làm báo “Phụ nữ Việt Nam”, rồi sang tuần báo “Văn học”; dự hội nghị thành lập Hội nhà văn VN (1957), là ủy viên BCH Hội nhà văn khóa 2 (1963). Vân Đài làm thơ từ những năm 1930; có các tập: “Hương xuân” (1943, in chung 3 nữ tác giả khác), “Tơ lòng” (1944, in chung một tác giả khác), “Về quê mẹ” (1960), “Những người mẹ 5 tốt” (diễn ca, 1962), “Anh hùng Vũ Thị Mùi” (diễn ca, 1963); các sáng tác thơ được chọn trong tập “Mùa hái quả” (tuyển thơ, 1964). Vân Đài còn là tác giả các sách về nữ công như “Thanh lịch, cuốn sách xã giao của bạn gái” (1943), “Món ăn thường thức” (1957, soạn chung với các bà Nguyễn Xiển, Đào Duy Anh), “Làm bánh” (1958, soạn chung với bà Nguyễn Xiển); ngoài ra còn có một số tác phẩm truyện, ký đã đăng báo.    

 

 

– Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 12/64:

Võ Nguyên Giáp (Từ nhân dân mà ra, trích);

hồi ký: Chu Văn Tấn (Cuộc họp ở Lũng Vàng), Phạm Kiệt (Chiếm đồn Ba Tơ);

bút ký: Xuân Sách (Sóng Lạch Trường), Nguyễn Trọng Oánh (Đội ngũ hôm nay);

thơ: Phạm Hùng (Một con đường và những vết xe), Cao Phương (Tiếng của mình), Xuân Hoàng (Về Ngư Thủy), Vũ Cao (Anh), Hoàng Minh Chính (Đêm nông trường);

kịch: Tạ Sắc, Phó Trạch, Mã Dung, Lý Kỳ Hoàng, TQ. (Bức thư miền Nam, Doãn Trung dịch);

truyện ngắn: Quốc Vũ (Bà mẹ gia Thuận), Võ Trần Nhã (Người liên lạc viên Ấp Bắc);

lý luận-phê bình: Hồ Nhị Quang (Một thắng lợi mới của phong trào văn nghệ quần chúng);

Trong năm 1964 đã xuất bản:

 

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Ánh sáng bên hàng xóm (tập truyện ngắn) Chu Văn (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Bất khuất, Q. 2 (tiểu thuyết) Lê Phương (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Cao điểm cuối cùng (tiểu thuyết) Hữu Mai (H. : Nxb. Văn học, 1964, in lần 2 có sửa chữa, trung tướng Hoàng Văn Thái đề tựa)

Câu chuyện chọn giống  (truyện ngắn) Nguyễn Mộng (Việt Bắc: Nxb. Dân tộc Việt Bắc xb., 1964)

–  Câu truyện "sống"  (tập truyện) Duy Đức, Đỗ Anh Trịnh, Phạm Hưng,... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Chông ba lá (tập truyện ngắn từ miền Nam gửi ra) Phan Tứ, Nguyễn Lai, Huỳnh Thị Thanh, Thanh Giang, Thủy Thủ (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Chuyện làng Ra-pồng (tập truyện ngắn từ miền Nam gửi ra) Nguyễn Thiều Nam, Hoài Nam, Lâm Đồng, Ngọc Lĩnh, W Hanh (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Đánh đắm tàu Ca-đơ  (tập truyện ngắn) Vương Thanh Điều, Trần Hải, Phan Hoà, ... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Đêm sương muối (truyện) Văn Linh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Giữ cờ (tập truyện ngắn) Xuân Vũ, Thiên Lương, Lâm Phương,...  (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Giữ thành phố cảng (tập truyện ký) Phạm Hiên, Trần Dũng Tiến, Nguyễn Hoàng (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn) Nguyễn Khải (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Huệ (truyện) Nguyễn Thị Ngọc Tú (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Hướng mới  (tập truyện) Hồng Lam, Trần Nghị, Hồng Thuỷ ... (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Ké Nàm (tập truyện ngắn) Lê Ngọc Thụ, Vương Trung, Lương Thanh Nghĩa, Nông Minh Châu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Kể chuyện quê nhà (tập truyện ngắn và ghi chép) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Lửa đêm (tập truyện ngắn kháng chiến miền Nam) Minh Lộc, Nguyễn Ngọc, Trần Thanh Giao (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Mùa xuân (tập truyện ngắn) Phượng Vũ, Hồng Nhu, Vũ Minh Am, Đức Lân, Ma Văn Kháng, Hoa Lê (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Muối lên rừng (tiểu thuyết) Nông Minh Châu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Người trở về  (tập truyện vừa) Nguyễn Khải (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Những người bạn gái (tập truyện ngắn) Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Phía trước (tập truyện ngắn) Trần Kim Thành (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Trên biển lớn  (tập truyện ngắn) Hồ Phương (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Trời sắp sáng (tiểu thuyết) Lê Chưởng (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Việt Bắc: Năm 1963 (sưu tập) Vi Thị Kim Bình, Xuân Cang, Nông Minh Châu (Việt Bắc: Nxb. Dân tộc Việt Bắc, 1964)

–  Về làng (tập truyện ngắn) Phan Tứ (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Vòm trời Tĩnh Túc (truyện) Song Yên (H.: Nxb. Lao động, 1964)

 

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Bắt sống tướng Đờ Cát (tập truyện dũng sĩ Điện Biên 2) của Đại Đồng, Nguyễn Lan, Hoàng Hà, Tô Hiến, Văn Hạnh (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Bên sông đón súng  (hồi ký) Trần Độ (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Biển Khâu Băng nổi sóng (tập truyện và bút ký miền Nam) Quốc Vũ, Huyền Vi, Thương Hoài, Việt Hồng (H. : Nxb. QĐND, 1964)

Chặng đường xa (hồi ký Nam tiến) Phạm Hồng Sơn, Lư Giang, Xuân Thiều, Phùng Lê, Thu Sơn (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Chị em phố chợ (bút ký) Nguyễn Trí Tình (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Chiến công đầu (tập truyện dũng sĩ Điện Biên 1) Hải Nam, Văn Hạnh, Hiến Thành, Lê Bình Minh, Đại Đồng (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Chiến công tháng Tám (tập truyện chiến đấu ngày 5/8/1964) Nguyễn Đình Thuyên, Chiêm Ngữ, Văn Thao, Trần Can, Nguyễn Đàm (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Con đường hạnh phúc  (truyện ký) Đinh Chương (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Cửa Đài nổi sóng (chuyện lùng bắt bọn đặc vụ Mỹ-Tưởng ở vùng Hà Cối, Quảng Ninh ngày 29/7/1963) Trần Sơn, Xuân Sách, Minh Sơn (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Hãy nhớ lấy lời tôi  (gương liệt sỹ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi) Tố Hữu, Vũ Quang, Thép Mới (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Hương đất (tập truyện, bút ký) Nguyễn Quang Thân (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Đánh lấn (hồi ký về Điện Biên Phủ) Trần Đức Kỳ, Hồ Phương, Trần Độ (H.: Nxb. QĐND, 1964

Đất mỏ anh hùng (tập hồi ký) Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Sỹ, Khắc Lương, Hoàng Quốc Hải (H. : Nxb. Thanh niên, 1964)

Đất rừng (bút ký, ký sự) Huyền Kiêu, Hữu Thọ, Xuân Thu (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Đổi đời (hồi ký công nhân già) Phan Thanh Tuấn, Nguyễn Kế Truyền, Xuân Hồng... (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Gang ra (tập truyện và bút ký) của Nguyễn Thành Long (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Giữ đường độc đạo (tập truyện chiến đấu miền Nam) Huỳnh Lương Du, Anh Thi, Lê Tất,... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Hàng rào cuối cùng (hồi ký về Điện Biên Phủ) Vũ Thành, Hùng Quang, Cao Tiến Đức, Nguyễn Quốc Trị (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Hoa sữa (truyện chiến sĩ thi đua) Huy Phương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Hương đất (truyện, bút ký) Nguyễn Quang Thân (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Kể chuyện Điện Biên (tập bút ký) Trần Độ (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Làng mới (tập bút ký nông thôn) Bùi Hiển, Kim Ngọc Diệu, Xuân Thu (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Lần theo dấu địch (chuyện bắt biệt kích) Lê Thuần (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Lớn lên với Điện Biên (hồi ký Điện Biên Phủ) Phan Văn Tùng kể, Văn Phan ghi (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Lý Tự Trọng  (hồi ký) Thép Mới (H.: Nxb. Thanh niên, Tái bản, có sửa chữa,  1964)

Một năm trên biên giới Việt – Trung (hồi ký về Cứu quốc quân) Thượng tướng Chu Văn Tấn, Nhị Ca và Như Diệp ghi (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ, t. 1 – 2 (của một số sĩ quan cấp cao) Võ Nguyên Giáp, Phạm Ngọc Mậu, Vũ Lăng, Vương Thừa Vũ, Nam Long, Phạm Kiệt, Nguyễn Thanh Bình, Mạc Ninh, Vũ Văn Đon, Doãn Tuế (H.: Nxb. QĐND, 1964)  

Người anh hùng Mường Pồn (tập truyện ký ‘Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội’) của Chu Phác, Hoài Liên, Thanh Tòng, Lương Sĩ Cầm, … (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Người đàn bà nhặt rác  (truyện ngắn) Võ Bá Trí (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Người Hà Nội, t. 1 -2  (tập hồi ký cách mạng và kháng chiến ở thủ đô) Nguyễn Bắc, Trần Thị Sáu, Nguyễn Quyết,…; Nguyễn Xuân Khánh, Lê Kim Toàn, Nguyễn Văn Bằng, Đỗ Quang Tiến… (H. : Sở Văn hóa Hà Nội xb., 1964)  

Những cô gái đẹp (tập truyện ký) Vũ Thạch, Giang Tấn, Ngô Yên... (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Những ngày thứ bảy  (tập bút ký) Bùi Minh Quốc, Nguyễn Lộc, Xuân Mai, Lê Ái Mỹ (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Những ngôi sao đỏ (tập bút ký) Huy Phương (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Niềm vui chân chính (tập truyện ngắn và bút ký) Khánh Ái, Lê Khắc Hoan, Trường Giang, Vũ Thị Thường, Hoàng Lộc, Phạm Y Sinh (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Nữ tự vệ chiến đấu (hồi ký) Hà Quế kể, Ngọc Tự ghi (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Ông già đại mạch (tập bút ký) Lâm Phương, Thiên Lương, Nguyễn Văn Bổng, Trần Việt, Đinh Phong Nhã (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Pa-ri – Hà Nội (tập bút ký) Nguyễn Khắc Viện (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Phía sau quầy hàng (phóng sự) của Đỗ Quang Tiến (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Rừng về xuôi (tập bút ký) Quang Dũng (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Sao chiến thắng (tập truyện ký) Chế Lan Viên, Văn Bảo, Trần Can, Sĩ Ẩn, Nguyễn Đàm (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Tháng Tám (tập truyện ngắn và bút ký) Lê Minh, Bùi Bình Thi, Bùi Ngọc Tấn… (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Thần voi và voi thần (tập truyện ký ‘Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội’) Hùng Châu, Lê Tam Anh, Thượng An, Lương Sĩ Cầm (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Thử lửa (hồi ký và truyện kháng chiến) Vũ Ngọc Nguyên, Nguyễn Thành Long, Hồng Thuỷ (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Tiếng trống Bàn Văn Mính (truyện kí thanh niên miền núi) Hải Như, Phùng Lê, Văn Sơn, Triều Ân (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Tôi thăm Cam-pu-chia (bút ký) Tô Hoài (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Trên cầu tàu (tập truyện ký) Lê Anh Toan, Hồng Lam, Nguyên Bình (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Trên ngọn Tây Côn Lĩnh (tập truyện chiến sĩ thi đua công an vũ trang) Phan Văn Tại, Huy Khoát, Lương Sĩ Cầm, Chu Anh, Dũng Hà, Hoài Giao, Văn Ngữ (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Từ nhân dân mà ra (hồi ức của Võ Nguyên Giáp về xây dựng lực lượng vũ trang ở chiến khu Cao Bằng-Bắc Cạn) Hữu Mai ghi (H. : Nxb. QĐND, 1964)

Từ tuyến đầu tổ quốc, t. 1 - 2 (những bức thư từ miền Nam gửi ra) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Vượt dốc (tập bút ký về phong trào thi đua ‘Mỗi người làm việc bằng hai’) nhiều tác giả (H. : Nxb. Lao động, 1964)

Xúc động (tập bút ký) Vũ Như, Chính Yên, Thanh Giao (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

 

KỊCH BẢN 

Cành đào chiến thắng  (kịch dân ca khu V bốn màn, chuyển thể theo kịch bản "Quang Trung" của Trúc Đường) Hải Đường (H.: Vụ nghệ thuật sân khấu xb., 1964)

Chị Ngần (tập kịch; trại sáng tác công nhân do Tổng Công đoàn tổ chức năm 1963) Thanh Đạm, Phan Mỹ; Lộng Chương chỉnh lý (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Cô đội trưởng  (tập kịch chèo) Quang Lý, Kính Dân, Trần Huyền Trân, Nguyễn Lương Duyên, Vũ Đồng (H.: Nxb. Phổ thông, 1964)

Đội kịch Chim chèo bẻo (kịch nói) Nguyễn Văn Niêm (H.: Vụ nghệ thuật sân khấu xb., 1964)

Hoạt cảnh dân ca kịch chèo chọn lọc (sưu tập) Việt Hổ, Nguyễn Ngọc Ruần (Thái Bình: Ty văn hoá thông tin Thái Bình xb., 1964)

Ông cửa hàng trưởng (kịch vui một màn, giải nhất tại hội diễn văn nghệ ngành thương nghiệp toàn miền Bắc 1963) Nguyễn Thị Như Trang (H.: Vụ Nghệ thuật sân khấu xb., 1964)

Tấm ảnh Bác  (kịch) Văn Thiên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Tấm vé đá bóng  (kịch) Hoài Giao, Hoài Anh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Úng (hoạt cảnh chèo) Lộng Chương (H.: Nxb. Phổ thông, 1964)

Vì cuộc sống con người (kịch 2 màn) Trần Quán Anh, Trần Ngọc Ân, Thành Xuân Nghiêm (H.: Vụ Nghệ thuật sân khấu xb., 1964)

Việc nhà  (kịch cải lương một màn) Thu Hà (H.: Vụ nghệ thuật sân khấu xb., 1964)

Vỡ đất  (kịch vui một màn, huy chương bạc đại hội diễn chuyên nghiệp miền Bắc năm 1962) Doãn Hoàng Giang (H.: Nxb. Phổ thông, 1964)

 

 

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI


Ánh sáng trong rừng hạnh phúc (truyện) Hoàng Anh Đường (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Ao cá tặng Hợp tác xã (truyện) Lê Quang Long (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Bà chép mốc (truyện) Nguyễn Xuân Lân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Biển Hồ trên núi  (bút ký) Trần Thanh Giao, Thi Nguyễn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Cái bánh chưng ro (tập truyện ngắn) Lương Thái Khoan, Trần Thanh Địch, Văn Hồng... (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Chàng Trăng  (cổ tích dân gian Việt Nam) Hồng Hải, Bình Thi (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Chiếc máy cầy bằng gỗ  (truyện thơ) Nguyễn Tri Tâm (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Chiến đấu giữa đêm khuya (truyện) Bút Ngữ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Chọn soái (truyện) Quách Thọ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Chỗ cây đa làng (truyện) Võ Quảng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Con bướm trắng (truyện ngắn) Ngọc Toàn, Lan Tú (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Cuộc đời chìm nổi của chú Kíp Lê (truyện) Vũ Cận (H.: Nxb. Kim Đồng, In lần thứ 2 có sửa chữa, 1964)

Cuộc tấn công chiến luỹ thép (truyện kể) Lê Liêm; ảnh Bảo tàng Quân đội Nhân dân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Đi tìm ngọc (truyện) Trần Thanh Giao (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Em gái Việt Kiều (truyện ngắn) Nguyễn Hoài Giang, Thu Hải, Lê Cận (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Em Sanh (tập truyện thiếu nhi miền Nam) (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Hai bàn tay chiến sĩ (truyện) Nguyễn Huy Tưởng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Hai em bé Tà Ôi (truyện thơ) Xuân Miễn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Hai ông cháu và đàn trâu (truyện) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Hầm chông dưới bãi dưa thu (truyện ký) Nghiêm Doãn, Lê Tấn, Nguyễn Lai (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Lá thư cá rô phi (truyện) Viết Linh (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Lớp học (truyện) Lê Minh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Mái trường thân yêu (truyện thiếu nhi) Lê Khắc Hoan (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Một lời thề thuỷ thủ (truyện ngắn) Trần Tùng (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Nguyễn Trung Trực (truyện) Hà Ân (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Những trận đánh nảy lửa (truyện thiếu nhi) Mai Vui (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Nồi cháo khao quân (truyện ngắn) Phạm Hữu Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Nơi xa (truyện) Văn Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Quân đội anh hùng  (tập hồi ký) Võ Nguyên Giáp, Hà Quế, Huỳnh Văn Nghệ, Bùi Cát Vũ, Trường Lưu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Quê hương miền Nam, T. 1 (tập ký) Trần Thanh Địch, Nguyễn Lai, Nguyễn Văn Phụng (H.: Nxb. Kim Đồng; Tủ sách "Vòng quanh đất nước", 1964)

Quê hương miền Nam, T. 2 (tập ký) Lê Tấn, Phạm Hữu Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng; Tủ sách "Vòng quanh đất nước", 1964)

Thăm Bắc Lý - Trần Cao (ký) Nguyễn Hoài Giang, Định Hải, Trần Thạch Anh, Thanh Tùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Thăm hải đảo Cô Tô (bút ký) Trần Thanh Địch, Nguyễn Kiên, Mai Ngữ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Thằng Vược (truyện) Trần Vân (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Tổ trinh sát tí hon (truyện) Xuân Sách (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Trên từng tấc đất (truyện lịch sử) Xuân Tường (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Trường học của  Michael Faraday (truyện) Lệ Nguyên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Tuổi trẻ trong hầm mỏ (truyện tranh) truyện: Võ Khắc Nghiêm; tranh: Anh Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Xuôi dòng Nậm Na  (trường ca) Xuân Thiêm (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

***

Bé Galia (tập truyện, Ôc-xa-na I-va-nen-cô, Liu-bốp Vô-rôn-cô-va, A-lếch-xây Tôn-xtôi, LX.) Xuân Duy dịch (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Con đường (truyện, M. Sholokhov, LX.) Nguyễn Thụy Ứng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Dim và Dếch (tranh truyện, E. M. Xê-lê-dơ-nhi-ô-va, LX.) Trần Ngọc Thụ dịch; Nguyễn Hữu Văn vẽ tranh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Dũng sĩ da đen (truyện, Ren Luvich) Phan Nguyên Nhân dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Dũng sĩ Habana (tập truyện dân gian nhiều nước xã hội chủ nghĩa) người kể: Phạm Bằng, Văn Thanh, Xuân Bằng,… (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Em Đông mộc (truyện, Lữ Viễn, TQ.) Võ Văn Trực dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Những câu truyện sai lạc (truyện thiếu nhi, Nghệ Phu, TQ.) Thu Hà soạn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Những mẩu chuyện về Lê-nin (mẩu chuyện, Pa-blô Ma-cơ-ru-sen-cô, LX.) Hoàng Hải dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Ông già và đứa cháu (truyện, A. Iun-ke) Quang Trường dịch (H.: Nxb. Kim đồng, 1964)

Su-cô và lão phù thuỷ  (truyện, Guyn-te, Io-gan-na Bơ-ra-un, Đức) Phạm Hồng Sơn dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Thiếu niên Triều Tiên ở Ba Lan (kể chuyện) Ma-ri-an Bờ-ran-dy) Xuân Triều, Hồ Lãng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

Trận mưa tiền (truyện, Edmondo De Amicis, 1846-1908, Italia) Hoàng Hiệp dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1964)

 

THƠ, TRUYỆN THƠ

Bài ca chim Chơ-rao (trường ca) thơ từ miền Nam gửi ra, Thu Bồn (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Bài thơ cuộc đời (tập thơ) Huy Cận (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Bảo nhau (thơ châm biếm) Nguyên Hồ, Thợ Rèn (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Bông hoa mẫu giáo (truyện thơ) Nguyễn Bùi Vợi (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Cái hầm chông giản dị (tập thơ) Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nắng Hồng, Ca Lê Hiến, Phan Trác Hiệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Con mèo lười (tuyển tập truyện thiếu nhi) Tô Hoài (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Dâu biếc tơ vàng (diễn ca) Trần Sơn Nam (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Đảo ngọc (tập thơ) Anh Thơ (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Đạp bằng sóng gió (tập truyện ký về các anh hùng lao động Phạm Thị Vách, Phùng Văn Bằng, v.v…) Bùi Ngọc Tấn, Trần Minh Tân, Lê Ngọc Quỳ, Dũng Hà (H.: Nxb. Phổ thông, 1964)

Đi giữa tuổi xuân (tập thơ) Lương An, Nguyễn Đình Ảnh, Nguyễn Bao, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Đồng xanh (tập thơ) Nguyễn Xuân Thâm (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Gió sông Hồng (tập thơ) Đào Xuân Quý (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (tập thơ) Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Vân Đài (H.: Nxb. QĐND, 1964)

Mỗi ngày đêm đất nước (tập thơ) Phạm Hổ (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Một khối hồng (tập thơ) Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Mùa cày (tập thơ 1961-64) Huyền Kiêu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Những cánh buồm (tập thơ) Hoàng Trung Thông (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Nụ cười xây dựng (tập thơ vui, châm biếm) Xích Điểu, Dân Cảng, Vũ Phong, Trọng Khang, Quý Yến (H.: Nxb. Phổ thông, 1964)

Thêm những niềm vui (tập thơ) Vương Linh (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Trời biển anh hùng (tập thơ) Chế Lan Viên, Hoàng Văn Hoan, Trần Hữu Thung… (H. Nxb. Văn học, 1964)

Yêu những bàn tay (tập thơ công nhân) Anh Tuấn, Băng Sơn, Cầm Giang, Đỗ Kim, Đỗ Văn Cao… (H.: Nxb. Lao động, 1964)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Bình luận văn học (1957-1963) Như Phong (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Công việc của người viết tiểu thuyết (tập tiểu luận) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Cuộc sống và con người trong ‘Từ tuyến đầu tổ quốc’ (trích bài nói chuyện với thanh niên) Nguyễn Minh Vỹ (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Mấy vấn đề văn nghệ yêu nước và cách mạng (tiểu luận, nghiên cứu) Bảo Định Giang (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (nhân kỷ niêm 75 năm ngày mất) nhiều tác giả (H.: Nxb. Khoa học, 1964)

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, t. 1: Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX  (UBKH nhà nước, Viện văn học, Tổ văn học hiện đại VN biên soạn) (H.: Nxb. Văn học, 1964)  

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, t. 2: Giai đoạn 1930-1945  (UBKH nhà nước, Viện văn học, Tổ văn học hiện đại VN biên soạn) (H.: Nxb. Văn học, 1964)   

Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 (biên soạn) Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tản Đà, khối mâu thuẫn lớn (chuyên luận) Tầm Dương (H. Nxb. Khoa học, 1964)

Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1925) (chuyên luận, sưu tập) Đặng Thai Mai (H.: Nxb. Văn học, 1964, in lần thứ 2 có sửa lại)

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Hãy nhớ lấy lời tôi (tập thơ văn về gương liệt sĩ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi)  Tố Hữu, Vũ Quang, Thép Mới (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Miền vàng đen (tập thơ văn) của Thái Giang, Lê Khoái, Sỹ Hồng, Anh Phong, Phạm Hải Trường (H.: Nxb. Văn học, 1964)

55 ngày bão táp (tập thơ văn kỷ niệm mười năm chiến thắng Điện Biên Phủ) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tiếng hát trên đảo nhỏ  (tập văn thơ) của nhiều tác giả: Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thanh Toàn, Trúc Chi,.... (Hải Phòng: Chi hội văn nghệ thuật Hải Phòng xb., 1964)

 

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Con mèo lười (tuyển tập truyện thiếu nhi) Tô Hoài (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Lâm tuyền kỳ ngộ (truyện thơ Nôm, thế kỷ XVII, chưa rõ tác giả) Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San phiên âm, chú giải, khảo dị (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm) Nguyễn Đình Chiểu (H. : Nxb. Phổ thông, 1964)

Nhị độ mai (sách đọc thêm cho học sinh) Đặng Thanh Lê, Phạm Luận giới thiệu và chú thích (H.: Nxb. Giáo dục, Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường, 1964)

Phù dung tân truyện (truyện thơ Nôm của Trúc Lâm cư sĩ, thế kỷ XIX) Lại Ngọc Cang, Minh Tâm, Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải, giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tác phẩm của Nam Cao (sách đọc thêm cho học sinh) Lương Thanh Tường, Võ Phi Hồng giới thiệu và chú thích (H. : Nxb. Giáo dục, Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường, 1964)

Thơ ca cách mạng (sưu tập) Hoàng Văn Hoan, Trần Cung, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Trần Huy Liệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Thơ Tú Mỡ (tuyển tập) lời giới thiệu của Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện thơ Tày – Nùng, t. 1 (gồm các truyện ‘Nam Kim-Thị Đan’, ‘Lưu Đài-Hán Xuân’ ) Nông Quốc Chấn giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện thơ Tày-Nùng, t. 2 (gồm các truyện ‘Đinh Quân’, ‘Quảng Tân-Ngọc Lương’, ‘Vượt biển’ ) Nông Minh Châu dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện và ký sự (sưu tập) Trần Đăng, 1921-49 (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Vè Nghệ Tĩnh, t. 1 (sưu tầm, biên khảo) Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực, Nguyễn Tất Thứ (H.: Nxb. Văn học, 1964, in lần thứ nhất)

 

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Anna Karenia, t. 2 (1873-77, tiểu thuyết, L.N. Tolstoi, Nga) Nhị Ca, Dương Tường dịch (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Anna Karenia, t. 3 (1873-77, tiểu thuyết, L.N. Tolstoi, Nga) Nhị Ca, Dương Tường dịch (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Ba tháng sống với những người du kích: Phóng sự về miền Nam Việt Nam (ký, Wilfred Burchett, 1911-83, Australia) Lưu Quý Kỳ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Bài ca tuổi trẻ (tiểu thuyết, Dương Mạt, TQ.) Trương Chính, Phương Văn dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Cánh đồng Ban-su (tiểu thuyết, Yukio Miyamoto, Nhật Bản) Hồ Dzếnh, Kim Lang dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Cánh đồng phủ mây trắng (truyện vừa, Thiên Thế Phong, Triều Tiên) Trương Chính, Hồng Dân Hoa dịch từ Trung văn (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Chàng Memet mảnh khảnh, t. 1 - 2 (1950, tiểu thuyết, Yaşar Kemal, Thổ Nhĩ Kỳ) Trọng Kha dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Chim ưng đỉnh núi (tập truyện ngắn Trung Quốc: Hồ Vạn Xuân, Đường Khắc Tân, Trương Thiên Dân, Trần Quế Trân) Lê Xuân Vũ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Chuyện núi đồi và thảo nguyên (một số truyện ngắn, truyện vừa, Chinghiz Aitmatov, LX.) Cao Xuân Hạo, Nguyễn Ngọc Bằng, Bồ Xuân Tiến dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Con côi họ Triệu (bản cải biên của Mã Kiện Linh đối với vở ‘Triệu thị cô nhi’ của Kỷ Quân Trường thời Nguyên) Thế Lữ, Hồ Ngọc dịch (H.: Nxb. Văn hóa-nghệ thuật, 1964)

Cô gái da đen  (tập truyện Á-Phi, của các tác giả:  Mu-lai-đơ Si-pai, Săm-bê-nê Út-sơ-ma-nê, I-ka-đa) Hải Đình, Xuân Du dịch  (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Dư âm chiến tranh (1963, truyện, Anatoli Kalinin, LX.) Phạm Hồng Sơn dịch  (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Dưới ách, t. 1 - 2  (1889-90, tiểu thuyết sử thi, Ivan Vazov, Bulgaria) Nguyễn Phú Cường, Trần Ngọc Bích dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Đá đỏ (tiểu thuyết, La Quảng Bân, Dương Ích Ngôn, TQ.) Phan Vinh, Minh Châu, Nguyễn Vân dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Gieo hạt tình yêu  (tiểu thuyết của Từ Hoài Trung, TQ.) Thiên Lý, Thanh Lịch dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Giống đồng hun (1919, tiểu thuyết, Alcides Arguedas, Bolivia) Lê Hồng dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Jane Eyre, t. 1 (1847, tiểu thuyết, Charlotte Brontë, Anh) Trần Kim Anh dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Hải âu (1945, Giải thưởng Stalin 1951, tiểu thuyết, Nikolai Zotovich Biryukov, LX.) Hiền Khang, Nguyễn Nhất Thẩm dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Hòn đảo rực lửa  (tập truyện ngắn của quân đội các nước XHCN) của Pha-tơ-men-ki-a-tai, Vôi-xi-êc-du-cơ-rôp-xki, Pa-ven Vê-gi-nốp) Trần Luân Kim dịch (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1964)

Kịch Caragiale (sáng tác kịch của Ion Luca Caragiale, 1852-1912, Rumania) Tuấn Đô dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Kịch Hạ Diễn (một số vở kịch của Hạ Diễn, 1900-95, TQ.) Hồ Lãng, Lê Huy Tiêu, Thanh Lịch dịch (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Kiếm sống (1916, quyển 2 trong bộ ba tác phẩm tự thuật, M. Gorki, LX.) Trần Khuyến, Thủy Tiên, Thanh Nam dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Ký sự những mối tình nghèo (1947, tiểu thuyết, Vasco Pratolini, Italia) Nguyễn Vĩnh, Hoàng Hải, Đỗ Thị Nhiệm  dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Lớp người trẻ  (kịch, Trần Vân, TQ.) Trần Công Tá dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1964)

Michael Kohlhaas (1810, truyện, Heinrich von Kleist, 177-1811, Đức) Giang Tấn, Trần Ba dịch theo bản tiếng Pháp, Ngọc Lượng giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1964) 

Một gia đình lớn (truyện dài, P. Bei-lin, LX.) Bùi Nguyên Hiếu dịch theo bản tiếng Pháp, Đinh Gia Trinh hiệu đính (H.: Nxb. Y học và Thể dục thể thao, 1964)

Mỹ mà xấu (phóng sự của Vladimir Pozner, Pháp) bản dịch (H. : Nxb. Văn học, 1964)

Nền giáo dục sai lầm (1928, tiểu thuyết, Abdul Moeis, 1886-1959, Indonesia) Xuân Du, Tô Thi dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Ngài Tổng thống (1946, tiểu thuyết, Miguel Angel Asturias, Guatemala) Đặng Thế Bính, Vũ Cận dịch từ tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Người Bắc Kinh (1941, kịch nói, Tào Ngu, TQ.) Nguyễn Kim Thản dịch, Đặng Thai Mai duyệt (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Những bức phù điêu (truyện, Zofia Nalkowska, 1884-1954, Ba Lan) Hồng Toàn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Những giáo viên tình nguyện (ký sự, Đa-u-ra O-le-ma, Cuba) Tấn Việt dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Những mẩu gỗ trời cho (1960, tiểu thuyết, Sembène Ousmane, Sénégal) Nguyễn Vĩnh dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Những người con gái của Marx (tác phẩm, O.B. Vorobieva, I.M. Sinenikova, LX.) Nguyễn Hữu biên dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Những người lái xe (1950, tiểu thuyết, giải thưởng Stalin 1951, Anatoly Rybakov, 1911-98, Nga, LX.) Trương Chính, Hồng Dân Hoa dịch (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Những trường đại học của tôi (1923, quyển 3 trong bộ ba tác phẩm tự thuật, M. Gorki, LX.) Trần Khuyến, Thủy Tiên, Thanh Nam dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Niềm tự hào (tập truyện ngắn Trung Quốc, Thạch Nhuận, Quyền Chính Phùng, Kim Bỉnh Huân, ...) Tô Thi dịch (H.: Nxb. Lao động, 1964)

Nước lên (tập truyện ngắn một số tác giả Rumania) Vũ Quân, Phạm Gia Ninh dịch (H.: Nxb. Lao động, 1964)

– Romeo, Juliette và bóng tối (1958, tiểu thuyết, Ian Otčenašek, Czech) Nguyễn Thành Long dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tây Bá Linh nóng bỏng (tiểu thuyết, Đam-phơ-na Cơ-xắc, Australia) Nguyễn Liêm, Đan Tâm dịch qua tiếng Pháp (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Thay thế  (tập truyện ngắn châu Mỹ-Latinh, Rô-sen Phơng-lê-sư-sa-vits, A-li-na Pa-im, Vich-to Đơ-mi-gơ-xin-va,...) Hải Đình, Nguyễn Tấn Lộc dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Thơ Indonesia (thơ một số nhà thơ Indonesia) nhiều người dịch, lời nói đầu của Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Thơ Quách Mạt Nhược (thơ, Quách Mạt Nhược, 1892-1978, TQ.) Phan Văn Các, Nam Trân dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Thời thơ ấu (1913-14, quyển 1 trong bộ ba tác phẩm tự thuật, M. Gorki, LX.) Trần Khuyến, Thủy Tiên, Thanh Nam dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tiếng chuông (tập truyện ngắn Trung Quốc: Cốc Kỳ Phạm, Trần Quế Trân, Lưu Chân) Doãn Trung dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1964)

Truyện cổ Grim, t. 2 (truyện cổ tích Đức, Jakob Grimm, 1785-1863, và Wilhelm Grimm, 1786-1859, biên soạn) Hữu Ngọc dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Ai Cập (sưu tập tác phẩm truyện ngắn của một số nhà văn Ai Cập) Nguyễn Ngọc Bằng, Kim Lăng dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Albania (truyện ngắn, một số nhà văn Albania) Trương Chính, Hồng Dân Hoa dịch từ Trung văn (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Bernard Shaw (tác phẩm truyện ngắn, G. B. Shaw, 1856-1950, Anh) Xuân Oanh dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Cuba (sưu tập truyện ngắn một số nhà văn Cuba) Lê Xuân Vũ dịch từ Trung văn và Pháp văn (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Sholom-Aleykhem (sáng tác của Sholom-Aleykhem, 1859-1916, nhà văn Do Thái) Huy Lộc, Hữu Hiền, Bá Ngư dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Truyện ngắn Thái Lan (sưu tập tác phẩm truyện ngắn của một số nhà văn Thái Lan) Thanh Hương dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tu sĩ nơi thánh đường (1952, tiểu thuyết, George Hanna, Lyban) Hồng Dũng, Thái Vi dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

Tuyển tập kịch Molière, t. 1 (các vở kịch ‘Tartuffe’, 1664, ‘Don Juan’, 1665, ‘Anh ghét đời’, 1667) Đỗ Đức Hiểu dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964

Tuyển tập kịch Molière, t. 2 (các vở kịch ‘Lão hà tiện’, 1668, ‘Tư sản quý tộc’, 1670, ‘Người bệnh tưởng’, 1673) Đỗ Đức Hiểu dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964

Vỡ mộng (1837-43, tiểu thuyết, Honoré de Balzac, Pháp) Trọng Đức dịch (H.: Nxb. Văn học, 1964)

 

***

 

Điển hình hoá trong nghệ thuật (lý luận nghệ thuật, An. Dremov, LX.) Ngọc Kỳ dịch; Vũ Văn Tiên hiệu đính  (H.: Nxb. Văn hoá nghệ thuật, 1964)

Lịch sử văn học Trung Quốc, Q. 1: từ thượng cổ đến Tùy (Sở nghiên cứu văn học TQ. thuộc Viện khoa học TQ.; Dư Quán Anh chủ biên; Hồ Niệm Di, Lưu Kiến Bang, Tào Đạo Hành biên soạn) Trương Chính, Đức Siêu dịch, Hồng Dân Hoa hiệu đính (H.: Nxb. Văn học, 1964

Lịch sử văn học Trung Quốc, Q. 2: Đường - Tống (Sở nghiên cứu văn học TQ. thuộc Viện khoa học TQ.; Dư Quán Anh chủ biên; Tiền Chung Thư biên soạn) Bùi Hữu Hồng, Hồ Lê dịch, Hồng Dân Hoa hiệu đính (H.: Nxb. Văn học, 1964

Lịch sử văn học Trung Quốc, Q. 3: Nguyên - Minh - Thanh (Sở nghiên cứu văn học TQ. thuộc Viện khoa học TQ.; Phạm Ninh chủ biên; Ngô hiểu Linh, Trần Dục Bi biên soạn) Bùi Hữu Hồng, Nguyễn Thúc Đĩnh, Nguyễn Văn Thạc dịch, Hồng Dân Hoa hiệu đính (H.: Nxb. Văn học, 1964

Nghệ thuật thơ ca (tác phẩm Aristotel, 384-322 tr.CN, Hy Lạp) Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Thành Thế Yên Báy, Đỗ Xuân Hà dịch (H.: Nxb. Văn hoá nghệ thuật, 1964)


 

[1] Văn Phúc (Hải Phòng), Đại hội thành lập chi hội văn nghệ Hải Phòng // Văn nghệ, Hà Nội, s. 37 (10/ 01/ 1964), tr. 18-19

[2] Hội nhà văn Việt Nam mở lớp học // Văn nghệ, Hà Nội, s. 48 (27/3/1964), tr. 19

[3] Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam họp hội nghị // Văn nghệ, Hà Nội, s. 51 (17/4/1964), tr. 19.

[4] Các nhà thơ chuyên nghiệp và các bạn làm thơ trẻ họp mặt // Văn nghệ, Hà Nội, s. 51 (17/4/1964), tr. 19

[5] P.V.: Hội nghị thường kỳ của Ban thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam // Văn nghệ, Hà Nội, s. 52 (24/4/1964), tr. 2, 19.

[6] P.V.: Quyết tâm tiến kịp đời sống và tiến lên hàng đầu của cách mạng (tường thuật hội nghị Ban chấp hành Hội LHVHTNVN mở rộng) // Văn nghệ, Hà Nội, s. 62 (3/7/1964), tr. 3, 18.

[7] Tin: Ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam họp thường kỳ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 63 (10/7/1964), tr. 19.