1966

Tháng 1:

−Ngày 7: báo Văn nghệ số 141:

Truyện ngắn: Bùi Công Tấn (Ba đời chồng);

Tiểu thuyết: Tô Hoài (Trên miền Tây, tiếp);

Bút ký: Xuân Diệu (Chúng ta đã đè lên thác dữ);

Phóng sự: Dương Thị Xuân Quý (Lớp học bên chiến hào);

Thơ: Hoàng Minh Châu (Người thợ lò Liên Xô), Phạm Phú Thang (Phù-cút), Nguyễn Xuân Sanh (Nữ dân quân làng biển), Minh Hiệu (Mấy tay súng và chiếc cầu xóm Núi), Hồ Thiện Ngôn (Trả thù cho em);

Ca dao: La Vân (Công này của em), Phan Hữu Hưởng (Nước phân có thừa);

Phê bình, tiểu luận: Hồ Sĩ Vịnh (Nhân đọc mấy vần thơ chống Mỹ của Maiakovski), Lê Thanh Đức (Suy nghĩ về chữ ‘chuyên’ trong sáng tác);

Tô Hoài: Tiếng gọi chiến đấu vang bốn biển;

Thơ văn đả kích: Người Lính Gác (Hậu cần! SOS!; Có cơ mà không động được…), Phạm Đình Huệ (Ai hơn bây giờ?), Thanh Hao (‘Khi đế quốc Mỹ nói đến danh dự’), Lã Vọng (Gan Hoa Kỳ);

Thơ vui: Văn Giang (Lại chuyện chén mâm);

Nghệ thuật: Đặng Trương (Chào mừng Đoàn nghệ thuật bì ảnh và múa rối Hồ Nam Trung Quốc), Nguyễn Văn (Hội diễn liên hoan ca múa nhạc chống Mỹ cứu nước đợt 3), Nguyễn Văn Tỵ (Nhìn lại tranh, tượng về đề tài miền Nam), Phạm Tân (Chính kịch);

Văn nghệ nước ngoài: Nê-mét A-ma-dê, Hung-ga-ri (Tôi sẽ dùng nghệ thuật của tôi để ủng hộ cuộc đấu tranh của các bạn); Bo-la-si Lát-xlô, Hung-ga-ri (Thơ ca của tôi sẽ biến thành vũ khí để ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam); phóng sự E. Kô-bê-lép, Liên Xô (Tiếng trống);

− Kết quả cuộc thi văn, thơ năm 1965 do tuần báo Văn nghệ tổ chức: Giải Văn xuôi, Kịch: Không có giải Nhất. Giải Nhì: 1/ Chuyến phà đêm (kịch của Vương Lan); 2/ Sa mạc của tuổi thơ (bút ký, Dương Thị Xuân Quý); 3/ Trên mồ tên phi công Mỹ (bút ký của Xuân Vũ); Giải Ba: 1/ Đôi bờ cát trắng sông Gianh (bút ký, Mai Văn Tạo); 2/ Trận tuyến hậu phương (truyện ngắn, Ngọc Tú); 3/ Đường về trận địa (chèo, Tào Mạt và Hoài Giao); 4/ Thăm một tổ sản xuất nhà máy xi- măng (phóng sự, Trần Tự); Giải Khuyến khích: 1/Con đường kéo pháo (chèo, Hà Văn Cầu); 2/ Câu chuyện bà mẹ Puộc (truyện ngắn, Mạc Phi); 3/ Làng đỏ (bút ký, Duy Lập); 4/ Tia lửa (truyện ngắn, Xuân Sách); 5/Theo dòng mương Đại Phục (bút ký, Hoàng Hạc). Giải Thơ, Ca: Không có Giải Nhất. Giải Nhì: 1/ Đường lên bản Muốn (Văn Thảo Nguyên); 2/ Vào đêm (Thái Giang); 3/ Chuyện một tổ trồng cây (Mai Thanh Chương); Giải Ba: 1/ Bố và con (Nguyễn Thái Sơn); 2/ Gửi anh  (Hoàng Hưng); Giải Khuyến khích: 1/ Bài thơ gửi em (Nguyễn Quang Nguyên); 2/ Chiếm hạm không bao giờ đắm (Nguyễn Xuân Thâm); 3/ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh); 4/ Bài thơ Cồn Cỏ (Hải Bằng); 5/ Mỗi bận ra đi (Thúy Bắc); 6/ Đọc thư em mùa xuân (Mô-lôi-chôi, dân tôc Ê-đê); 7/ Mẹ Mừng (ca dao, Lê Hồng Nghi); 8/ Trời ta nổi lửa (ca dao, Ngô Vi Bôn); 9/ Yêng hùng tứ túc (đòn bút, Quốc Trinh); 10/ Cũng thì hai chữ (“bảo nhau”, Như Đinh). (1)

− Ngày 14: báo Văn nghệ số 142:

Về kết quả cuộc thi văn, thơ 1965 báo Văn nghệ: Tô Hoài (Nhân đọc một số sáng tác văn xuôi được chọn vào chung khảo), Xuân Diệu (Vài ý kiến chung quanh một chùm thơ);

Truyện ngắn: Đoàn Giỏi (Tiếng súng), Phan Cung Việt (Con thuyền), Kiều Nguyên, miền Nam gửi ra (Bắn cu li);

Tiểu thuyết: Tô Hoài (Trên miền Tây, tiếp, hết);

Thơ: Ngô Văn Phú (Trong mưa mùa đông), Xuân Hoàng (Người con gái đồng chua), Quách Liêu (Cô gái Mèo);

Ca dao: Trần Hữu Thung (Hai ông bà), Nguyễn Công Danh (Cái máy là cái máy cày);

Phê bình, tiểu luận: Hồ Phương (Văn nghệ và vấn đề phản ánh hiện thực chống Mỹ, cứu nước hiện nay), Xuân Trình (Xem vở kịch ‘Anh Trỗi’ của Lưu Trọng Lư, Đình Quang, Vũ Khiêu);

Đọc sách: Lê Nhuệ Giang (Đọc tập ‘Mùa cày’ của Huyền Kiêu);

Thơ văn đả kích: Lê Xung Kích (Vạch mặt chúng nó; Kể cũng có tài), Búa Đanh (Bù nhìn lo… Tết!);

Thơ vui: Trần Thắng (Tham ô biến tướng);

Nghệ thuật: Hoàng Tư Trai (Giới nghệ thuật nhiếp ảnh chúng ta cần có một sự chuyển biến mạnh và sâu sắc); Hoàng Thanh (Phim Lá cờ chuẩn”), Việt Hồ (Ánh sáng với sân khấu);…

Văn nghệ nước ngoài: Các sáng tác nhân hội nghị đoàn kết nhân dân Á−Phi−Mỹ la tinh lần thứ nhất: thơ Chum Narith, Campuchia (Nguyễn Văn Trỗi, anh hùng bất tử, Vĩnh Mai dịch), F. Mê-đen-đê-dơ, Venezuela (Bình minh dậy, Đào Anh Kha dịch), R.T. Re-ta-ma, Cuba (Đề mồ một tên xâm lược Mỹ, Tế Hanh phỏng dịch); truyện ngắn Lu-ăng-đi-nô Vi-ây-ra, Ăngôla (Ma-tơ, Quê Hương dịch);

− Ngày 20: tại xã Công Lý huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam (đương thời thuộc tỉnh Nam Hà), nhà thơ Nguyễn Bính qua đời. Sinh năm 1918 tại quê: xã Thiện Vịnh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định; từ 13 tuổi biết làm thơ; 1937 được Tự Lực văn đoàn trao giải thưởng với tập thơ “Tâm hồn tôi”; khoảng 1943-45 vào Sài Gòn, đi đến các tỉnh miền tây Nam Kỳ, tại đây, khoảng 1947 tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sáng tác cổ động kháng chiến; 1955 là cán bộ miền Nam tập kết ra miền Bắc, làm việc tại nhà xuất bản Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam ở Hà Nội; sau đó tham gia làm báo tư nhân “Trăm hoa” do anh trai Nguyễn Mạnh Phác (nhà viết kích Trúc Đường) là chủ nhiệm; rồi chính Nguyễn Bính làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ “Trăm hoa” tục bản (từ 20/10/1956 đến sau Tết Đinh Dậu, 1957; ra được 11 số thường và 2 số Xuân); sau cuộc đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm, từ khoảng 1958, Nguyễn Bính phải về sống ở Nam Định đến tận cuối đời, làm việc hợp đồng với Ty Văn hóa tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính là nhà thơ xuất sắc, tác giả các tập thơ “Lỡ bước sang ngang” (1940), “Tâm hồn tôi” (1941), “Hương cố nhân” (1941), “Một nghìn cửa sổ” (1941), “Người con gái ở lầu hoa” (1942), “Mười hai bến nước” (1942), “Mây Tần” (1942), “Truyện tỳ bà” (1944), “Sóng biển cỏ” (1947), “Ông lão mài gươm” (1947), “Đồng Tháp Mười” (1955), “Trả ta về” (1955), “Gửi người vợ miền Nam” (1955), “Trông bóng cờ bay” (1957), “Tiếng trống đêm xuân” (1958), “Đêm sao sáng” (1962); sinh thời tác giả Nguyễn Bính đã tự soạn một sơ tuyển thơ trước 1945 của mình (“Nước giếng thơi”, Nxb. Hội nhà văn, 1957); Nguyễn Bính còn là tác gia nhiều kịch bản chèo: “Cô Son” (1961), “Người lái đò sông Vỵ” (1964); cũng là tác giả một số tập truyện văn xuôi: “Ngậm miệng” (1940), “Không nhan sắc” (1942).   

− Ngày 21: báo Văn nghệ số 143:

Truyện ngắn: Bùi Hiển (Những tiếng hát hậu phương), Nguyễn Thành Long (Màu xanh);

Thơ: Chế Lan Viên (Hoa những ngày thường), Tân Trà (Đêm giao thừa nghe thơ Bác), Lưu Trùng Dương (Giao thừa này, Báu ở đâu?), Đoàn Văn Cừ (Mùa xuân), Tế Hanh (Thơ vui tặng con nhỏ), Vũ Quần Phương (Xuân năm nay), Lưu Trọng Lư (Việt Nam, hai chữ…), Lê Anh Xuân, từ miền Nam gửi ra (Gặp nhau), Thanh Minh, từ miền Nam gửi ra (Em là giải phóng quân);

Phóng sự: Đỗ Quang Tiến (Các cô gái sông Chu);

Phỏng vấn văn nghệ sĩ đầu năm 1966: Nguyễn Đình Thi, Nông Quốc Chấn, Thụy Vân, Kim Anh, Đào Hồng Cẩm, Thanh Hương, Nguyễn Cao Luyện, Thanh Đậu, Nguyễn Cao Thương;

Tùy bút: Nguyễn Tuân (Tờ hoa);

Kịch một hồi: Nguyễn Vũ (Mỹ cút đi!);

Ca dao: Xuân Long (Bức tranh xuân mới);

Điểm sách: Người Đọc Sách (‘Hương cỏ mật’, tập truyện, Trúc Hà, Văn Ngữ, Đỗ Chu, Nxb. Văn học, 1966; ‘Chúng nó vào, chúng nó ra’…, Nxb. Quân đội nhân dân; ‘Chiến thắng’, tập thơ, nhiều tác giả, Nxb. Văn học, 1966; ‘Thần hoàng đánh giặc’, Nxb. Quân đội nhân dân; ‘Giai thoại văn học Việt Nam’, Nxb. Văn học, 1966; ‘Suối thép’, tiểu thuyết, A.Xê-ra-phi-mô-vích, Nga, LX. bản dịch, Nxb. Văn học, 1966; ‘Đất quê hương’, tập truyện, Thủy Thủ, Nxb. Văn học, 1966; ‘Đàn chim gáy’, tập truyện thiếu nhi, Tô Hoài, Nxb. Kim Đồng; ‘Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam’, tập bút ký, Thép Mới, Nxb. Văn học, 1966);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Những cánh thiếp năm mới), Búa Đanh (Kẻ cướp la làng…);

Thơ vui: Đồ Phồn (Lẳng lặng mà nghe ta chúc ta!);

Nghệ thuật: Nguyễn Xuân Khoát (Quyết tâm sáng tác phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta); Thanh Lộc (Sân khấu mùa xuân); Nguyễn Văn Tỵ (Chuyện về những con ngựa tạo hình Việt Nam); Trung Sơn (Ngày Tết nói chuyện phim ‘Biển lửa’);

− Ngày 28: báo Văn nghệ số 144:

Truyện ngắn: Vũ Tuyến (Đường qua đồng cỏ), Võ Văn Tòng (Giữa đêm ba mươi), Thanh Chiêu, từ miền Nam gửi ra (Chuyến hỏa tốc), Nguyễn Trân (Ngày xuân đi thăm một số xưởng vẽ), Vũ Thị Thường (Xung khắc);

Tùy bút: Nguyễn Thi (Dòng kinh quê hương);

Thơ: Bằng Việt (Em tròn mười sáu tuổi), Khắc Lương (Xuân), Hoàng Văn Lương (Tiếng gọi), Hồ Thiện Ngôn (Trồng những mùa xuân), Trần Dịu (Mùa xuân trên sông Đà), Phạm Hổ (Áo xuân xanh), Hoài Anh (Bức tranh gà), Trang Nghị (Hoa mùa xuân);

Ca dao: Nguyên Hồ (Vượt ngày vượt tháng; Hái lộc);

Nghị luận: Nguyên Hồng (Lửa của ý chí, của lòng dân, của căm thù đang bốc cháy trong chúng tôi, tham luận tại Hội nghị trí thức Việt Nam chống Mỹ cứu nước, 4 − 6/1/1966); Tô Hoài (Những tiếng xuân,- Bài nói với binh sĩ ngụy quyền miền Nam nhân Tết Nguyên đán);

Phỏng vấn văn nghệ sĩ đầu năm 1966: Cẩm Lai, Kỳ Nam, Trọng Bằng, Nguyễn Nho Túy, Giáng Hương, Văn Đồng, Hà Văn Trọng, Bích Liên, Tâm Chính, Tú Lệ (tiếp, hết);

Đọc sách, điểm sách: Mai Ngữ (‘Hương cỏ mật’ có những truyện ngắn hay);

Thơ văn đả kích: Bút Chiến (Nói với tổng thống Giôn-xơn), Văn Giang (Hòa bình kiểu tổng cướp Giôn), Huyền Thanh (Mỗi lần xuân tới);

Thơ vui: Vũ Mạnh Trí (Tài ăn); Dũng Hiệp (Ô hô cái vần A);

Nghệ thuật: Lã Vĩnh Quyên (Ca múa và sức khỏe); Nguyễn Trân (Ngày xuân, đi thăm một số xưởng vẽ); Xuân Trình (Vở ‘Anh còn sống mãi’, một bước tiến mới của đoàn kịch nói Hải Phòng), Trọng Đức (Phim “Đá đỏ” một thành công mới của điện ảnh Trung Quốc);…

− Trong tháng 1: Tạp chí Văn học số 1/1966 (s. 73):

Hoàng Trinh (Kịch và những nhân vật kiểu mới trong cao trào chống Mỹ cứu nước),

Chu Xuân Diên (Nhà văn và sáng tác dân gian),

Nguyễn Phan Ngọc (Hai chị em, bước tiến mới của Vũ Thị Thường),

Vũ Đức Phúc (Như Phong và công tác phê bình văn học),

Nguyễn Văn Hạnh (Tác dụng phức tạp của thế giới quan đối với quá trình sáng tác văn học),

Lãng Bạc (Những vấn đề văn học trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp, 1946 −1954),

Đỗ Đức Dục (Về cái chết của Từ Hải),

Đào Thản (Đi tìm một vài đặc điểm của ngôn ngữ ‘Truyện Kiều’),

Hoàng Văn Hành (Từ nhiều nghĩa trong ‘Truyện Kiều’, một biểu hiện phong phú về vốn từ vựng của Nguyễn Du),

Thanh Lê (Tiếng nói thân tình của người đồng chí phương xa),

Trần Trọng Đăng Đàn (Tổ quốc quyết chiến và quyết thắng − về văn chính luận của A. Tôn-xtôi trong chiến tranh chống phát xít),

Sưu tầm: Sơn Tùng (Góp ý kiến với các đồng chí Vũ Đức Phúc và Võ Quyết về một số bài thơ của Nguyễn Thường Khanh, tức Trần Mai Ninh, Mạc Đỗ),

Đọc sách: Thanh Nguyên (“Một năm trên biên giới Việt-Trung”), Hoàng Thị Đậu (“Dân ca Mường”), Văn Phát (“Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng”), Nam Trường (“Ngữ pháp”);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Kỷ niệm Nguyễn Du trong vùng giải phóng; Kỷ niệm Nguyễn Du rộng rãi trên miền Bắc);

− Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1/1966 (s. 109):

Truyện ký: Hữu Mai (Ngày xuân bắt đầu);

Truyện ngắn: Từ Bích Hoàng (Cái đèn chao), Nguyễn Minh Châu (Những lá thư vui), Ngô Quân Miện (Một cuộc chia tay), Lê Tấn (Chuyến thư tết), Nguyễn Hảo (Trên bản Mèo), Đỗ Chu (Tâm sự người ở lại);

Kịch: Sỹ Hanh (Anh bộ đội);

Bút ký: Dương Thị Xuân Quý (Đêm yên tĩnh);

Thơ ca: Tế Hanh (Bài thơ tặng người anh hùng), Nguyễn Trọng Oánh (Đưa anh thủy thủ ra đảo), Phạm Tiến Duật (Mùa cam trên đất Nghệ), Xuân Miễn (Vui đón tin xuân), Hoàng Thị Minh Khanh (Nhớ), Chính Hữu (Ra trận), Cảnh Trà (Nhớ Cù Bai), Xuân Thiều (Hành quân qua quê), Lưu Quang Vũ (Gửi tới các anh), Nguyễn Xuân Lâm (Trên trận địa chúng ta);

Hoạt cảnh: Hoài Giao (Chúc Tết);

Ca dao-lẩy Kiều-câu đối Tết: Nguyễn Đình Ảnh (Anh cầm tấm bánh), Xuân Phó (Lời ru), Cảnh Dương (Quản Chi; Qua Trường), Nguyễn Chới (Quân về, quân đi), Võ Văn Trực (Chui ra đằng nào?), Nguyễn Thi (Táo quân), Phạm Kinh Nghĩa (Yêu người, yêu pháo, càng yêu bầu trời);

Nghiên cứu−giới thiệu: Nhị Ca (Những dòng thơ của tuổi xuân chiến đấu), Doãn Trung (Phim mới ngày Tết);

Tháng 2:

−Ngày 4: báo Văn nghệ số 145:

Truyện ngắn: Trần Thông (Hai bố người thợ), Lê Minh (Ngày mai sắp đến…);

Hồi ký: Chu Văn Tấn (Một lòng theo Bác);

Phóng sự: Trang Nghị (Tia sáng đỏ);

Thơ: Nguyễn Bính (Bài thơ quê hương), Nguyễn Xuân Thâm (Cây đèn biển), Thanh Giang (Bài thơ về chú ngựa thồ), Lữ Giang (Điện về xã), Ngọc Toàn (Cứu xe), Chế Lan Viên (Nghĩ về Đảng);

Ca dao: Phạm Văn Khuyến (Bằng ba vụ mùa), Văn Sửu (Ánh đèn quê hương);

Đọc sách, điểm sách: Lưu Văn Bổng (Nhân đọc tập hồi ký ‘Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng’ của Song Hào, Hồ Phương ghi), Phạm Hà (‘Câu chuyện trên tầng cao’, Nxb. Lao động, 1965),Trần Sang (‘Dân quân làng Triều’ của Nguyên Hồ, Nxb. Phổ thông, 1965), Chu Thúy (‘Phụ nữ miền Nam bất khuất’, tập III và IV, nhiều tác giả, Nxb. Phụ nữ, 1964-1965);

Thơ văn đả kích: Đức Loan (Nghĩ sao?), Tinh Binh (Gục đầu tổng Mỹ trốn vào đâu?), Bút Tiến Công (Hề bịp tổng Giôn);

Thơ vui: Trần Hậu (Nghĩ sao?);

Nghệ thuật: Hoàng Trinh (Vấn đề thể hiện nhân vật địch trên sân khấu hiện nay), Hoàng Như Tiếp (Hà Nội thêm kiến trúc mới), Tam Nhiên (Xem vở cải lương ‘Bất tử’), Ân Thi (Phim tài liệu ‘Tuổi hai mươi’), Nguyễn Huy Hoàng (Qua ống kính của những nghệ sĩ nhiếp ảnh yêu nước Nhật Bản);…

− Ngày 8: Hội nghị Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp tại trụ sở Hội, gồm đại biểu các Chi hội Văn nghệ Hải Phòng, Việt Bắc, các đại biểu Sở Văn hóa Hà Nội, Ty Văn hóa Thanh Hóa, Hà Tây, đại biểu Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Đình Thi đọc báo cáo công tác năm 1965 của Hội Nhà văn và chương trình công tác 1966. Hội nghị đã thống nhất đánh giá ưu điểm của phong trào sáng tác văn học chống Mỹ cứu nước năm 1965 về các mặt bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ, công tác lý luận phê bình, đối ngoại của Hội. Hội quyết định trong năm 1966 tiếp tục đẩy mạnh sáng tác, lý luận phê bình, trao đổi với miền Nam, cử các nhà văn đi vào thực tế chiến đấu sản xuất, các ngành quan trọng, mở hội nghị những người viết văn trẻ, biên soạn tài liệu hướng dẫn sáng tác, giúp các địa phương thành lập Chi hội (Quảng Ninh, Tây Bắc, Nghệ An), lập nhóm, tổ sáng tác văn học ở các nơi khác. Hội nghị quyết định bổ sung Nguyễn Khải vào Ban Thường vụ. (2)

− Ngày 7 và 10: Hội nghị bàn về việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam” do Hội Nhà văn và Viện Văn học tổ chức tại Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm cùng 50 nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học đến dự. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh ba vấn đề: Tiếng Việt của chúng ta trong sáng như thế nào?; Tình hình hiện nay; Chúng ta phải làm gì và ai làm? (3)

− Ngày 10, đoàn nhà văn gồm Tô Hoài, Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn, các nhà thơ Yến Lan, Bùi Hạnh Cẩn, Thợ Rèn cùng nhà soạn kịch Trúc Đường về thôn Thiện Vịnh (Vụ Bản, Nam Định) viếng mộ nhà thơ Nguyễn Bính; nhân dịp này, nhà xuất bản Văn học quyết định sớm hoàn thành một tuyển tập thơ gồm những bài xuất sắc nhất của Nguyễn Bính trong tất cả các giai đoạn sáng tác của ông. (4)

− Ngày 11: báo Văn nghệ số 146:

Truyện ngắn: Đặng Mạnh Thường (Trung đội pháo và em bé), Nguyễn Lai (Dưới chân núi nghệ);

Ký sự: Xuân Vũ (Những pháo thủ không số);

Phóng sự: Vương Hồng (Đường tìm quặng);

Thơ: Khương Hữu Dụng (Quê ong), Nguyễn Quang Nguyên (Kén mùa xuân), Nghiêm Đa Văn (Đàn trâu Nghệ); Trinh Đường (Những tổ săn máy bay quanh cầu Hàm Rồng), Xuân Tửu (Bài thơ về cây), Xuân Quỳnh (Bé tập nói), Thu Bồn (Giữ đất miền Tây);

Ca dao: Thanh Khầm (Nhớ), Nguyễn Văn Cường (Khen đủ mọi lời);

Phê bình: Trần Quang (Nhiệm vụ tập trung lớn nhất của nhà văn), Như Thiết (Hình tượng người anh hùng qua một số truyện ngắn miền Nam);

Trao đổi: Tô Hoài (Trả lời bạn đọc);

Điểm sách: Vũ Mai (‘Từ không đến có’, tập hồi ký, nhiều tác giả, Nxb. Lao động), Vịnh Thi (‘Đảng là ánh nắng mùa xuân vô tận’, tập thơ văn, Nxb. Quân đội nhân dân);

Thơ văn đả kích: Nguyễn Quốc Văn (Ước gì…), Lê Xung Kích (Xuất tướng… cướp), Người Lính Gác (Một cái vả vào mồm bọn Tổng Giôn);

Thơ vui: Nguyễn Quốc Mỹ (Ước gì…);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Vẽ tranh cổ động), Nguyễn Viết Thanh (Sức mạnh của tranh cổ động), Quang Phòng (Cái mới trong nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi rút ra từ thực tế cuộc sống), Tú Ngọc (Nâng cao chất lượng ca khúc chống Mỹ), Dương Bản (Quay phim ‘Biển lửa’);…

− Trong tháng 2: Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu do Hội đồng nghệ thuật miền Nam (5) thuộc UBTƯ Mặt trận DTGP MNVN xét duyệt và công bố, gồm 54 tác phẩm và sáng tác ở miền Nam được tặng giải.

Giải đặc biệt gồm: Từ tuyến đầu Tổ quốc (thư, nhiều tác giả), Sống như Anh (Phan Thị Quyên kể, Trần Đình Vân ghi);

Giải chính thức: 08 tập ghi chép, hồi ký, bút ký, truyện ngắn: Những ngày gian khổ (nhiều tác giả), Cửu Long cuộn sóng (Trần Hiếu Minh), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Bức thư Cà Mau (Anh Đức), Về làng (Phan Tứ), Trường Sơn hùng tráng (nhiều tác giả), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), 1 tập truyện ngắn của nhiều tác giả; 01 truyện dài (Hòn đất của Anh Đức); 04 tập thơ: Quê hương  (Giang Nam), Bài ca chim Chơ-rao (Thu Bồn), Những người đồng chí trung kiên  (Thanh Hải) và 01 tập thơ (của nhiều tác giả); 02 tập kịch: Đâu có giặc là ta cứ đi  (Nguyễn Vũ), Bài ca người thợ trẻ (Nguyễn Vũ); 13 bài hát, 01 bài ca có chọn lọc, 07 bộ phim thời sự; Giải Khuyến khích: 02 vở ca kịch cải lương ngắn Tía má ơi ở lại; Anh sui chị sui (của Trần Ngọc); 04 tập truyện anh hùng và tập tranh phóng sự Đồng Xoài của Phòng Hội họa Giải phóng. (6)

− Ngày 18: báo Văn nghệ số 147:

Truyện ngắn: Khánh Hữu (Dọc đường), Hoàng Nghĩa Thư (Cô gái trẻ và viên nhựa đường);

Kịch một màn: Nguyễn Văn Niêm (Trạm 12);

Ký: Đinh Ngọc Lân (Đường lên cung trăng), Quê Hương (Cầu đường chiến lũy), Nông Quốc Chấn (Luyện nghề);

Thơ: Nguyễn Vũ Tiềm (Đêm hành quân), Lê Tâm (Ga tuyến lửa), Võ Văn Trực (Nhớ những con đường); Nhật Minh (Những chiến sĩ bảo vệ màu xanh);

Ca dao: Thanh Khầm (Nhớ), Phạm Văn Khuyến (Đò em);

Phê bình: Xuân Trường (Một bước mới);

Điểm sách: Thôi Yên (‘Người da đen cầm súng’ của Rô-bớt Uy-li-am, Hoàng Lê dịch, Nxb. Lao động, 1965), Doãn Ngọc Hải (‘Nước sông La’, tập thơ của nhiều tác giả, Ty Văn hóa thông tin Hà Tĩnh xuất bản, 1965);

Thơ văn đả kích: Phùng Lê (Mỹ vận), Linh Ngọc (Cái mép ‘cao bồi’);

Thơ vui: Phạm Quang Minh (Hỡi cô bán vé xe hàng);

Thơ: Man-pho-ret H. Smit (Các chiến sĩ đập Suối Hai, Thúy Toàn và Đỗ Châu trích dịch);

Nghệ thuật: Quang Viễn (Mấy ý kiến về vở kịch ‘Bước theo anh’); Bùi Quang Nam (Vấn đề chất sống trong tranh của họa sĩ Lưu Công Nhân); Xuân Thương (Mấy suy nghĩ nhân xem một số phim chiến đấu của điện ảnh quân đội); Sĩ Vinh (Không phải không phắc được!)…

− Ngày 25: báo Văn nghệ số 148:

P.V. (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam,- tường thuật cuộc họp tại trụ sở Hội LHVHNTVN ngày 7 - 10/2/1966 và bài nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại đây);

Truyện ngắn: Mạc Phi (Phát súng kíp đầu tiên), Hoài Vũ (Méc Tho);

Tiểu thuyết: Anh Đức (Hòn đất, trích);

Phóng sự: Ngô Văn Phú (Cánh đồng kỹ thuật);

Ký: Hoàng Hạc (Quanh nghĩa địa máy bay Mỹ ở Yên Bái);

Thơ: Nông Minh Châu (Tiểu đội nữ Quang Lang), Nông Quốc Chấn (Chiến lược chiến sĩ và chiếc bật lửa diễn viên), Vương Trung (Cầu ngòi Thia), Mô-Lô-Y-Choi, dân tộc Ê-đê (Em gái), Vũ Thiêm (Các anh lên), Hoài Giang (Đêm chuyển pháo), Nguyễn Bá (Cánh buồm Phú Quốc);

Ca dao: Nguyễn Huy Kính (Lá cây và máy bay Mỹ; Bắt phi công Mỹ);

Phê bình: Hà Minh Đức (Nhân đọc một số bút ký ‘chống Mỹ, cứu nước’ trong năm qua), Tô Hoài (Tâm sự về một khía cạnh chữ nghĩa);

Trao đổi: Như  Phong trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Trọng Đức (‘Người cán bộ Đảng’, tập truyện vừa của nhà văn vô sản Nhật), Vương Mỹ (‘Say Bla’ của Nông Trung, dân tộc Nhắng, Nxb. Phụ nữ);

Thơ văn đả kích: Tố Mỹ (‘Về quê thăm cháu’), Búa Đanh (‘Bình định” gì hả ông?), Lê Xung Kích (Lại thò vòi bạch tuộc), Bút Tiến Công (Nhàm tai lắm rồi), Lã Vọng (Huy chương Hoa Kỳ);

Thơ vui: Tô Mỹ (Về quê thăm cháu);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Những bông hoa nghệ thuật của các dân tộc anh em), Hồ Ngọc (Một vài ý kiến về vở ‘Lửa hậu phương’), Ngọc Hải (‘Từ tuyến đầu Tổ quốc’ trên sân khấu Nhật Bản), Lường Tiến, Đình Chanh (Múa Tây Bắc)…

− Chiều 25: Đại diện Bộ Văn hóa, Viện Văn học, Hội Nhà văn, các ngành điện ảnh, sân khấu, các nhà xuất bản, các báo và tạp chí ở Trung ương và Hà Nội họp tại trụ sở Hội LHVHNTVN, thảo luận kế hoạch giới thiệu những tác phẩm được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu để nhân dân hai miền Nam-Bắc thưởng thức và noi theo những tấm gương sáng trong các tác phẩm đó.  (7)

− Trong tháng 2: Tạp chí Văn học số 2/1966 (s. 74):

Nguyễn Minh (Vài nét về tình hình sáng tác văn học 1965),

Nam Mộc (Nhìn lại những tác phẩm văn học chống Mỹ cứu nước miền Nam xuất bản ở miền Bắc năm 1965),

Đỗ Đức Dục (Giấc mơ đầu thế kỷ của Giắc Lơn-đơn),

Lê Sơn (Tinh thần cách mạng của một người Mỹ và cuốn “Mười ngày rung chuyển thế giới”),

Đặng Thế Bính (Theodore Dreiser, nhà văn hiện thực vĩ đại của nhân dân Mỹ);

Nguyễn Năm (Đọc một ít thơ văn của người Mỹ da đen),

Cao Huy Đỉnh (Michael Gold viết về hai nước Mỹ),

Michael Gold (Van-zét-ti trong khám tử hình; Nhà văn ở Mỹ),

Hồ Ngọc (‘Lý Gia Hoa’, một bước tiến mới của sân khấu nghiệp dư chống Mỹ cứu nước);

Hoàng Ngọc Hiến (Triết lý ‘Truyện Kiều’);

Nguyễn Công Hoan (Nhân việc trao đổi ý kiến về Tản Đà);

Đọc tác phẩm: Xuân Tửu (‘Nắng sớm’ của Võ Quảng), Nguyễn Mai (‘Gang ra’ của Nguyễn Thành Long)….

− Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ Quân đội  số 2/1966 (s. 110):

Thanh Tịnh (Bắt đầu từ một mùa xuân);

Truyện ngắn: Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng), Phạm Gia Thanh (Những người chiến đấu không cầm súng), Từ Bích Hoàng (Hoa núi), Lý Biên Cương (Hạt thóc quê nhà),

Truyện vừa: Đào Vũ (Người cửa sông, trích);

Bút ký: Lê Quốc Minh (Một ngày ở làng Phú), Vũ Cao (Câu chuyện trong một gia đình),

Những đoạn văn ngắn: Lưu Đức Trung (), Minh Hồ (), Phạm Như Hà ();

Thơ ca: Võ Văn Trực (Tiểu đoàn Nghệ An đỏ), Phạm Đức (Gửi anh Nguyễn Đức Cảnh), Phạm Thành (Thăm pháo đài xưa), Huy Chinh (Xe ta bon thẳng hướng tiền phương), Trương Đức Chính (Đại hội nghĩa binh), Xuân Sách (Bến phà), Phạm Ngọc Cảnh (Bài ca pháo thủ), Nguyễn Văn Sách (Tiếng trống trường), Phạm Hùng (Chào hải cảng), Quốc Duyệt (Anh lính thợ, độc tấu), Phùng Lê (Vận chiến bào, thơ đả kích), Nguyễn Ái Mộ (Chùm ca dao nuôi quân);

Cao dao: Nguyễn Sĩ Bỉnh (Xe đêm), Nguyễn Văn Dinh (Chiếc áo), Lê Quang Bạn (Nước chè xanh), Xuân Nguyên (Xóm cũ), Mạnh Phúc (Trưởng thành), Phạm Như Hà (Trên đỉnh Trường Sơn), Phạm Bá Sĩ (Biết bao nhiêu tình);

Nghiên cứu-trao đổi: Phạm Hồng Cư (Đọc sách: ‘Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng’);

Tháng 3:

− Ngày 3: Đại hội Văn nghệ Khu tự trị Việt Bắc khai mạc tại Thái Nguyên, các văn nghệ sĩ đại diện cho các dân tộc đã về dự đông đảo; Thượng tướng Chu Văn Tấn, Ủy viên TƯ ĐLĐVN tham dự; nhà thơ Nông Quốc Chấn đọc báo cáo tổng kết phong trào văn nghệ trong Khu tự trị Việt Bắc 5 năm qua và nêu ra phương hướng mới cho hoạt động sắp tới. (8)

− Ngày 4: báo Văn nghệ số 149:

Truyện ngắn: Dương Thị Xuân Quý (Chuyện nhà), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Làng cát); Mộng Sơn (Lại về chỗ mới);

Tiểu thuyết: Anh Đức (Hòn đất, tiếp);

Ký: Lưu Quý Kỳ (Đại bàng Gu-Ru-Đa sẽ vượt qua mọi bão táp);

Thơ: Phan Thị Bé (Mắt Bác Hồ nhìn khắp bản ta), Thúy Bắc (Chiếc ba lô), Vũ Quần Phương (Ru con), Phan Thị Thanh Nhàn (Tình yêu lớn nhất), Lưu Trọng Lư (Vườn mẹ), Lý Thị Trung (Nhớ mãi Hơ-mơi);

Ca dao: Lương Sĩ Cầm (Chụp chung), Tuấn Ngọc (Nhớ hôm);

Phê bình: Đào Xuân Quý (Vài nét về phong trào sáng tác văn học ở Việt Bắc trong mấy năm qua);

Điểm sách: Hoàng Ngân (‘Cô Mười, người con gái Đồng Tháp’, Nxb. Phụ nữ), Hoàng Trần Vũ (‘Truyện cổ Ba Na’, tập I và II, Nxb. Văn học, 1966), Mai Chi (‘Đã có em thay’, Nxb. Phụ nữ), Minh Hải (‘Ta sẽ về hái hoa trường thọ’ của Jăng La-fit, Nxb. Văn học, 1965);

Thơ văn đả kích: Lã Vọng (Kiến và chuột), Bút Tiến Công (Hoa Kỳ đấm gió, đấm mây);

Châm biếm nội bộ: Xuân Bính (‘Cái’ chồng em; Ba bà), Võ Công (Ngốc nhất);

Nghệ thuật: Lê Anh Trà (Sân khấu chống Mỹ cứu nước một năm qua), Văn Đức (Những sứ giả của tình hữu nghị Việt-Trung), Phương Trung (‘Giấy thông hành vào đời’−một mốc trong lịch sử điện ảnh Xô-viết), Thục Phi (Tiếng nói ‘chống Mỹ, cứu nước’ của chị em chúng ta), Ống Kính (Quay cảnh sân bay), Hà Chân (Các loại tranh trong nghệ thuật), Hoàng Văn Nhiên (Cần chú ý quảng cáo cho phim tài liệu)…

− Ngày 11: báo Văn nghệ số 150:

Truyện ngắn: Nguyễn Thành Long (Thủy chung), Nguyễn Thị Ngọc Hải (Phần việc của người đi vắng);

Tiểu thuyết: Anh Đức (Hòn đất, tiếp, hết);

Bút ký: Xuân Diệu (Thành phố Lênin anh hùng);

Thơ: Nho Liêm (Đan dày thêm lưới lửa), Văn Chương (Khúc hát trời xanh), Bùi Hạnh Cẩn (Lên với núi), Văn Thảo Nguyên (Qua đò Châu Tử), Hoàng Minh Châu (Nhớ về vùng điện vùng than), Trương Đức Chính (Bên chiến hào Hà Nội vẫn trồng hoa);

Ca dao: Hoàng Tuấn Hiệp (Năm cô gái làng), La Vân (Rồi sẽ thành ra chín ngàn);

Phê bình: Vũ Đức Phúc (Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Rô-manh  Rô-lăng), Chế Lan Viên (Ngôn ngữ của quần chúng và nhà văn);

Trao đổi: Lưu Trọng Lư trả lời;

Điểm sách: Hương Trà (‘Bên bờ sông Mã’, tập truyện, nhiều tác giả, Nxb. Y học và Thể dục thể thao), Văn Hồng (Hai tập sách ‘Năm thứ nhất’ và ‘Xã viên mới’ của Minh Giang, Nxb. Kim Đồng);

Thơ văn đả kích: Phú Sơn (Huê Kỳ giết nhiều Huê Kỳ), Điện Quang (Tổng Mỹ tịt trò rêu rao);

Thơ vui: Hàm Minh (Bao giờ ông nói…);

Nghệ thuật: Trần Đức Hinh (Điện ảnh 1965 với chủ nghĩa anh hùng cách mạng), Phạm Gia Thọ (Mấy ý kiến về tình hình sáng tác múa trong năm qua), Huy Thu (Những hình ảnh của tình hữu nghị Việt-Xô), Ngô Tôn Đệ (Tranh tượng ‘một năm chống Mỹ cứu nước’ của Trường Mỹ thuật Việt Nam), Nguyễn Văn Tỵ (Màu sắc trong tranh); Vũ Lân (Xem ‘Ngọn lửa’ và ‘Cô gái đáng yêu’, hai tiết mục cải lương của Đoàn ca kịch thanh niên Hà Nội); Trọng Bằng (Bản tổ khúc giao hưởng ‘Miền Nam, tuyến đầu của Tổ quốc’)…

− Ngày 18: báo Văn nghệ  số 151:

Phóng sự: Bùi Minh Quốc (Như núi Phu Luông hùng vĩ);

Ký: Lê Văn Thảo, miền Nam gửi ra (Những người đang chiến đấu);

Thơ: Huy Cận (Ôi Cuba, Cuba!), Lam Uyên (Gọi tiếng gà), Bằng Việt (Lời chào từ Việt Nam 1966), Nguyễn Hải Trừng (Tiếng trống Madagasca);

Ca dao: Phạm Văn Khuyến (Kể chi; Giặc càng thua to);

Phê bình: Tế Hanh (Những dòng thơ sôi nổi khắp năm châu), Huỳnh Huy Phượng (Vài nét về nền văn học cách mạng Indonesia trong 20 năm qua), Xuân Thiêm (Trong tuyến lửa, văn nghệ quân đội càng thêm sức sống);

Đọc sách, điểm sách: Vũ Minh (‘Việt Nam chiến đấu’, Nxb. Văn học, 1966);

Thơ văn đả kích: Người Lính Gác (Huê Kỳ tài cũng lạ kỳ), Bút Tiến Công (Oét chủ động nướng quân);

Nghệ thuật: Hà Chân (Những lời bàn chân thành và thẳng thắn); Trương Qua (Mấy suy nghĩ về ba bộ phận phim mới của xưởng phim hoạt họa); Đinh Quang Thành (Xem triển lãm ‘Quân dân Nam Hà sản xuất và chiến đấu’)…

Văn nghệ nước ngoài: truyện ngắn: Các-lốt Ác-tua-rô Tơ-ru-ke, Côlumbia (‘Các đồng chí muôn năm’, Lưu Liên dịch), phóng sự: Ngụy Nguy, Trung Quốc (Phản lực Mỹ sợ dân quân, Doãn Thiều và Tô Thi trích dịch), thơ: Van Pi-ni, Campuchia (Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai đã cùng đường, Vĩnh Mai dịch), thơ Dora Teitelboim (Ngọn đuốc sống, Tế Hanh phỏng dịch), thơ B. Kô-tơ-la-rốp, LX. (Qua những bức ảnh, Hướng Minh dịch), ký  Joris Ivens, Hà Lan (Sức mạnh của một dân tộc, Phan Hiền Giang lược dịch);

− Ngày 21: tại Nhà hát TP. Hà Nội, cuộc họp mặt giới văn nghệ thủ đô do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức để hoan nghênh những tác phẩm văn nghệ cách mạng ở miền Nam đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965); nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Trường Chinh, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp… đến dự; thay mặt BCH Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hoài Thanh đọc diễn văn khẳng định: “Nền văn nghệ cách mạng miền Nam phát triển rực rỡ như ngày nay rõ ràng là một sự lớn mạnh nhanh chóng phi thường song song với sự lớn mạnh phi thường của cách mạng miền Nam”.(9)   

− Tối ngày 24: tại Câu lạc bộ Đoàn kết, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Việt−Pháp hữu nghị tổ chức lễ kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh nhà văn Pháp, danh nhân văn hóa thế giới Romain Rolland (1866-1944).(10)  

− Ngày 25: báo Văn nghệ  số 152:

Truyện ngắn: Vũ Tú Nam (Ngôi nhà bên đường), Nguyễn Phan Hách (Hai phía cầu Lừng);

Phóng sự: Nguyễn Hải Trừng (Những người chủ trẻ tuổi của cuộc sống);

Thơ: Xuân Diệu (Tiễn biệt), Tô Hà (Bàn tay của liệt sĩ Lê Tiến Qua), Nguyễn Nhã (Cây hoàng lan), Nguyễn Văn Tâm (Đọc ‘Sống như anh’), Phạm Ngọc Cảnh (Kỷ niệm miền Tây), Nguyễn Nguyễn (Lên đường);

Ca dao: Minh Nho (Hội xuân), Sằn (Quay… quay…);

Nghị luận: Nguyễn Tiên Phong (Tích cực phát huy vai trò to lớn của văn học nghệ thuật trong việc bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thanh niên ta);

Phê bình, tiểu luận: Nhị Ca (Cái mới, cái mạnh của những vần thơ chống Mỹ), Nguyễn Ngọc Lượng (Thomas Mann);

Trao đổi: Nhà văn Hữu Mai trả lời;

Tô Hoài (Những phát triển mới);

Điểm sách: Hoa Hồng (Tiếng hát từ hỏa tuyến, Nxb. Thanh niên), Hồ Minh Phượng (‘Tuổi trẻ anh hùng’, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên);

Thơ văn đả kích: Lê Xung Kích (Ổn định đâu được), Người Lính Gác (Nhật ký của một sĩ quan ngụy hay số phận bi thảm của tên lính đánh thuê), Huyền Thanh (Ổn định làm sao cái lũ bay?);

Thơ vui: Linh Kha (Còn gì là bem), Hàm Minh (Đâu phải chuyện khôi hài);

Nghệ thuật: Phạm Văn Khoa (Những con người trong phim ‘Lửa rừng’), Ân Thi (Bài ca về anh lính thổi kèn),…

Văn nghệ nước ngoài: Từ Hoài Trung, Mã Chân Hoạch, Tùng Thâm, Lý Mân, Trung Quốc (Người con gái bất khuất, phóng tác “Từ tuyến đầu tổ quốc”); thơ: Na-bô-ri, Cuba (Ngợi ca Nguyễn Văn Trỗi, Mạnh Tứ và Bàng Sĩ Nguyên dịch); một nữ sinh viên trường cao đẳng địa hạt Ô-i-ta (Anh thanh niên Nguyễn Văn Trỗi đã mở mắt cho tôi);

− Trong tháng 3: Tạp chí Văn học số 3/1966 (s. 75):

Phạm Văn Đồng (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt);

Nguyễn Văn Huyên (Nhà trường và thầy giáo có nhiệm vụ chăm lo giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt);

Xuân Diệu (Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ);

Nguyễn Tuân (Về tiếng ta),

Chế Lan Viên (Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển),

Nam Trường và Hoàng Lê (Nghĩ và viết),

Đào Thản (Bài học về sử dụng ngôn ngữ trong ‘Sống như Anh’),

Hoàng Văn Hành (Tìm hiểu những ý kiến của Hồ Chủ tịch về việc mượn và dùng từ gốc Hán),

Mai Quốc Liên (Dòng bác học và dòng bình dân trong ngôn ngữ ‘Truyện Kiều’),

Hồng Dân (Vài nét về tình hình ngôn ngữ trong nhà trường hiện nay,- điều tra),

Hoàng Trinh (Nhân kỷ niệm ngày sinh của Đảng, đọc tập hồi ký ‘Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng’ của đồng chí Song Hào),

Nam Chi (Người nông dân trong ‘Truyện ngắn miền Nam’),

Trần Nghĩa (Thái độ Tản Đà đối với thực dân Pháp,- trao đổi ý kiến về Tản Đà);

Sưu tầm: Nguyễn Tranh (Đính chính lại bài thơ ‘Tương tư’ và giới thiệu thêm một số bài thơ cách mạng khác của Nguyễn Thường Khanh),

Đọc tác phẩm: Lê Xuân Thại (‘Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt’, tập 1), Trung Nam (‘Đất quê hương’), Chu Nga (‘Những người thay áo cho rừng’),

Sinh hoạt văn học: P.V. (Tọa đàm về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt…);

− Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/1966 (s. 111):

Truyện ngắn: Thao Bun Lịn (Bàn tay Mỹ), Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng), Ma Văn Kháng (Tên phỉ cuối cùng ở Phìn Nậm), Ngô Quân Miện (Nhà chú tôi);

Truyện vừa: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Làng Cát);

Bút ký: Nguyễn Trọng Oánh (Trận địa trên sông); Hà Bắc (Một chuyến xe đi Tây Bắc),

Kịch: Đào Hồng Cẩm−Nguyễn Vượng−Vũ Minh (Bước theo anh),

Những đoạn văn ngắn: Huy Bảo (), Từ Bích Hoàng (), Nguyễn Vịnh (),

Thơ ca: Hoàng Trung Thông (Bên bờ sông Bạch Đằng), Chim Trắng (Đón anh), Liên Nam (Nhớ mãi cực Nam), Lương Sĩ Cầm (Tôi mến tôi yêu), Nguyễn Thụ (Đoàn công nhân đặt đường tàu), Xuân Lộc (Gió Than Uyên), Nguyễn Xuân Lâm (Bài ca thành phố Hải Phòng), Đoàn Văn Cừ (Tiếng hát Hồ Tây);

Thơ đả kích: Lê Mạnh Truy (Bầy chiến hữu của Cao Cầy), Phùng Lê (Chó sống chó chết);

Ca dao: Ngọc Minh (Nối mạch đôi bờ), Võ Văn Trực (Thằng Mỹ ơi), Nguyễn Sĩ Bỉnh (Khao nồi cơm ngon), Trần Vân (Tiếng hát đêm thâu), Vũ Ngọc Phác (Đêm mưa), Võ Ngọc (Quê ta sẵn sàng), Nguyễn Quốc Văn (Cô dâu thôn Đoài), Phương Liêu (Đêm tuần tra);

Nghiên cứu−trao đổi: Thanh Nguyên (Đọc ‘Họ đã sống và chiến đấu’ của Nguyễn Khải, suy nghĩ về con người Cồn Cỏ), Chương Dương (Thêm một sáng tác mới về người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi);

Tháng 4:

− Ngày 1: báo Văn nghệ  số 153:

Xã luận của tạp chí “Văn nghệ Giải phóng” (Một sự cổ võ đầy ý nghĩa, một niềm tự hào xứng đáng);

Truyện ngắn, miền Nam gửi ra: Nguyễn Thi (Mùa xuân), Anh Thi (Con đường A-ma-tắc);

Kịch một hồi: Nguyễn Vũ (Chứng chỉ sức khỏe);

Phóng sự: Định Phong (Nắng trên sông Cửu Long);

Thơ, miền Nam gửi ra: Thanh Giang (Bài ca Bình Giã), Giang Nam (Đội du kích anh hùng), Mạc Quyên (Thư Tân Phước Tây), Nguyễn Hà (Ánh trăng), Thanh Chi (Đón anh về);

Ca dao: Nguyễn Huấn (Mùa nào cũng thắng), Thanh Tòng (Đếm sao), Chim Khuyên (Chiếc áo), T.N. (Bình Giã không hiền!), Lê Minh (Gặp gỡ);

Nghị luận: Hoài Thanh (Nhiệt liệt chào mừng Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu); P.V. (Hoa tặng văn nghệ miền Nam);

Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Thế Lữ, Đỗ Nhuận, Bảo Định Giang (Về nền văn nghệ yêu nước và cách mạng ở miền Nam nước ta);

Tiểu luận, phê bình: Phan Cự Đệ (Tính cách điển hình anh hùng trong ‘Người mẹ cầm súng’ của Nguyễn Thi, Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu); Hoàng Hà (Bảo trẻ thơ ôm con rắn độc, thơ Nhất Hạnh đầy nọc độc);

Điểm sách: Vinh Thi (‘Chim đầu đàn’ của Anh Đức, miền Nam gửi ra, Nxb. QĐND), Trần Diệu Hương (‘Giữ đất’ của Lê Anh Xuân, từ miền Nam gửi ra. Nxb. QĐND);

Thơ văn đả kích, miền Nam gửi ra: Búa Tạ (Kỵ binh bò), Tô Liên Bửu (Ném trứng thúi vào mũi Giôn-xơn), Nhi Nam (Ngài cố vấn cũng ăn tết a?)...

Nghệ thuật: Trịnh Mai Diêm (Những bộ phim tài liệu giá trị của thời đại), Vân Đông, Hồ Thắm (Một nền âm nhạc đầy khí thế cách mạng), Học Phi, Lộng Chương (Nguồn sinh lực vô tận của nghệ thuật sân khấu);

 

− Ngày 8: báo Văn nghệ số 154:

Truyện ngắn: Lê Văn Thảo (Đêm hành quân), Vũ Phạm Chính (Lửa đêm), Nguyễn Văn Chuông (Người cha và người con);

Ký: Nguyễn Tuân (Thú vị Ô-đét-xa),

Thơ: Khuyết danh, miền Nam gửi ra (Nói với em), Nguyễn Mỹ (Chào Bình Định), Tế Hanh (Thất bại-tội ác), Phan Trác Hiệu (Đường qua dốc mỏ), Xích Điểu (Mỹ tục), Nguyễn Đình (Cụ phó ủn ỉn), Tú Mỡ (Nguyễn Cao Cầy lên lớp);

Ca dao: Minh Sơn (Mày phá, choa bắc; Trường kỳ, dẻo dai);

Đọc sách, điểm sách: Thành Duy (Đọc ‘Họ đã sống và chiến đấu’ của Nguyễn Khải), Phạm Hổ (Tấm lòng của ‘Cô Tím’);

Thơ văn đả kích: Người Lính Gác (Chính phủ Mỹ nói dối, Và rút ngay);

Thơ vui: Lã Vọng (Yêng hùng), Tố Mỹ (Tiết mục… mục rồi);

Nghệ thuật: Mai Văn Hiến, Nguyễn Trân (Một năm vẽ tranh, nặn tượng chống Mỹ cứu nước); P.V. (Hội diễn sân khấu chống Mỹ cứu nước đợt hai đã thành công); Hoàng Châu Ký (Tuồng với cuộc sống mới, con người mới), Hoàng Em (Đánh dấu những bước chuyển mới của sân khấu cải lương), Việt Ngữ (Mấy ý kiến nhân xem những tiết mục chèo), Bùi Ngọc Trác (Về những vở kịch nói), Nguyễn Trung (‘Phải bảo vệ mực đỏ như bảo vệ máu’)…

Văn nghệ nước ngoài: thơ: Lát-lô Ba-la-xy, Hung-ga-ri (Bài ca mùa xuân, Khương Hữu Dụng dịch); phóng sự: I-li-a Phô-nhi-a-cốp, LX. (Sự yên lặng ở Thanh Hóa, Trần Minh dịch); nghị luận: Phê-lin-xi-an Ô-li-van, Tây Ban Nha (Nhìn tư thế của nhân dân Việt Nam, tôi thấy rạng động của một thế giới mới, Đào Anh Kha dịch);

− Ngày 15: báo Văn nghệ  số 155:

Truyện ngắn: Gia Phong (Tiếng còi);

Bút ký: Huy Phương (Tiếng gọi của đất);

Phóng sự: Văn Ngọc (Kênh Thạnh Phú);

Thơ: Anh Thơ (Những con chỉ đỏ), Hoàng Tố Nguyên (Ru), Ngô Viết Dinh (Mầm bé), Mai Ngọc Thanh (Kể chuyện chị đội trưởng thủy lợi), Đào Xuân Quý (Bác xã viên già), Ngô Thị Bích Dung (Cô gái đất đỏ, trích), Nguyễn Bài (‘Bơm Trụ lưu’), Đoàn Thị Lê (Lá thư của em gái nhỏ);

Ca dao: Dũng Hiệp (Để dành), Minh Nho (Đẹp tựa bức tranh; Đã nghe hương lúa), Phan Văn Khuyến (Nhắc lại hôm nào);

Trao đổi: Nguyễn Kiên trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Trịnh Xuân An (Hải Triều: một cây bút lý luận-phê bình văn học xuất sắc), Trung Sơn (‘Người chiến sĩ trẻ’, truyện phim, Hải Hồ, Nxb. Văn hóa nghệ thuật), Hiền Phương (‘Những lá thư từ thôn Bùi’, Kiều Kim Trùy và Hoài Giao. Nxb. QĐND);

Thơ văn đả kích: Búa Đanh (Đám rước), Phú Xuân (Tiếng cú mèo và quân bài xì), Người lính gác (Tớ thầy cùng nghe chửi), Bút Tiến Công (Hoa Kỳ đang sa lầy đến tận cổ), Gậy Tầm Vông (Xiếc Mỹ);

Thơ vui: Lưu Loan (Nhắn bạn phụ trách tăng gia);

Nghệ thuật: Đỗ Nhuận (Điểm qua một năm sáng tác những bài hát chống Mỹ cứu nước), Lê Nguyên (Cần thể hiện sâu sắc con người trong phim tài liệu), Doãn Hoàng Giang (Đoàn kịch nói Nam Bộ trong những ngày biểu diễn ở khu bốn), Vũ Lan (Những mẩu tâm tình), Nguyễn Dương (Vài mẩu chuyện làm phim ‘Lửa rừng’);….

Văn nghệ nước ngoài: thơ  Eduard Claudius, CHDC Đức (Tình ca Việt Nam 1966, Lê Thủy Nguyên dịch), truyện An-be Man-đơ, Mỹ (Một trò chơi, Nguyễn Phúc dịch);

− Ngày 22: báo Văn nghệ số 156:

Truyện ngắn: Lâm Hải Hồng (Ngày hè), Công Tạo, miền Nam gửi ra (Trên đường tòng quân);

Phóng sự: Xuân Trình (Cá và những con bờ vùng Hồng Thái);

Thơ: Thúy Bắc (Nhớ bạn), Trần Nguyên Đào (Số phận một cánh tay xâm lược), Tô Hà (Chuyện không có trong thư), Nhật Minh (Lá thư gửi mẹ), Phạm Ngọc Cảnh (Sư đoàn), Thùy Dương (Tổ quốc tôi), Đào Ngọc Phong (Núi Voi), Vũ Quần Phương (Qua đèo Ngang), Hoàng Hưng (Nhớ tiền phương), Thạch Quỳ (Đất Đô Lương), Minh Hoàng (Cô gái thủy sản);

Ca dao: Đồng Bằng (Mà đàng hoàng; Nhắn);

Phê bình: Trọng Đức (Cervantes, người sáng tạo ra tiểu thuyết hiện thực), Nông Quốc Chấn (Sự quan hệ giữa tiếng Kinh và tiếng các dân tộc thiểu số), Anh Thơ (Nhớ chị,- giới thiệu tập ‘Mùa hái quả’, tuyển thơ Vân Đài);

Điểm sách: Mai Chi (‘Quê hương chiến thắng’, tập thơ, nhiều tác giả, Nxb. QĐND);

Trang Thanh Hóa: phóng sự Đỗ Trọng Kỳ (Bức tranh lụa); thơ Quế Anh (Lòng cha, trích ‘Người bạn văn hóa’);

Thơ văn đả kích: Lê Xung Kích (Ảo tưởng mong manh), Búa Đanh (Kiếp ‘Cầy’ khôn thoát), Người Lính Gác (Hài kịch kỳ quái), Tú Mỡ (Nhất);

Thơ vui: Thanh Huyền (Cưới nợ);

Nghệ thuật: Trần Đức Hinh (Vài ý nghĩ về làm phim truyện ngắn), Trần Hữu Chất (Các mẩu giấy hoa đầu tiên của đồ sứ), Nguyễn Đức Lộc (Chất thơ trong sân khấu qua vở chèo ‘Đường về trận địa’), Văn Phú, Nguyễn Huy Hoàng (Những tấm ảnh của chúng ta), Nguyễn Quan Chiêm (Hãy giữ cho màn ảnh trong sáng);…

− Ngày 29: báo Văn nghệ số 157:

Thúy Nga (Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Bungari Petko Slaveikov);

Truyện ngắn: Võ Huy Tâm (Chiếc xe mưa), An Giang (Những người thợ gò);

phóng sự: Quê Hương (Người kĩ sư trẻ), Trúc Chi, miền Nam gửi ra (Chiến sĩ); Nguyễn Dậu (Điện về đồng);

Thơ: Nguyễn Quang Thuyên (Câu chuyện bất ngờ về viên cuội nhỏ), Bàng Sĩ Nguyên (Một nét sinh hoạt), Xuân Thiêm (Anh đọc tên em), Hoài Anh (Lò vôi), Thi Hoàng (Tiếng xe đêm), Yến Lan (Bước trở về);

Ca dao: Nguyễn Văn Dinh (Diêm Nhật Lệ; Xà phòng sông Gianh; Đồ sứ Quảng Bình);

Nghị luận: Nguyễn Đình Thi (Anh chị em văn nghệ sĩ với cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, tham luận tại Quốc hội khóa III);

Trao đổi: nhà điện ảnh Phạm Kỳ Nam trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Huyền Kiêu (Những rung động của một tâm hồn tha thiết trong truyện ‘Đất quê hương’ của Thủy Thủ, Nxb. Văn học, 1966), Khái Vinh (Bản cáo trạng còn nóng hổi, đọc ‘Nhà tù xanh’ của R. A. Amađô, bản dịch của Nguyễn Vân, Nxb. Văn học, 1966);

Thơ văn đả kích: Phú Sơn (Nồi súp-de), Xích Điểu (Tưởng phu nhân hăng máu… phỉ), Bút Chiến (Ô hô… Hô nô lu lu!), Trần Quốc Minh (Lính thủy… đánh bộ);

Thơ vui: Hồ Tiêu (Vì sao lúa xấu);

Nghệ thuật: Trung Phương (Phim ‘Con chim vàng khuyên’ ở Tây Đức), Trần Phác (Chụp ảnh công nghiệp), Hồ Ngọc (Xem ‘Trong phòng trực chiến’, kịch nói của Tào Mạt), Phạm Gia Thọ (Ra sức nâng cao nghệ thuật biểu diễn múa);…

Văn nghệ nước ngoài: phóng sự Marta Rojas, Cuba (Cái ‘Yên hùng’ của những tên Mỹ xâm lược ở miền Nam Việt Nam, N.M.T. trích dịch);

− Trong tháng 4: báo Văn nghệ họp với các đại diện của Ty Bưu điện phát hành các tỉnh thành trên miền Bắc, các anh chị em bán báo lẻ tại Hà Nội, trao đổi về đẩy mạnh công tác phát hành, hướng đến bạn đọc nông thôn. Sau cuộc họp này, tòa soạn Văn nghệ cử một số cán bộ biên tập và quản trị về Hải Phòng, Thái Bình, để tiếp xúc với công nhân, nông dân các cơ quan đoàn thể, các bạn viết trẻ, nói chuyện về các vấn đề văn nghệ, về nội dung và hình thức của báo Văn nghệ và đặt quan hệ quan hệ rộng rãi giữa báo Văn nghệ với các độc giả ở cơ sở. (11)    

−Trong tháng 4: Tạp chí Văn học số 4/1966 (s. 76):

Hoài Thanh (Nhiệt liệt chào mừng Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu),

Xã luận tạp chí ‘Văn nghệ giải phóng’ (Một sự cổ võ đầy ý nghĩa, một niềm tin tự hào xứng đáng);

Hà Huy Giáp (Bốc cao ngọn lửa anh hùng cách mạng trên sân khấu chống Mỹ cứu nước);

Nguyễn Nghiệp (Từ truyện kể “Sống như Anh” đến vở kịch về anh Trỗi);

Hữu Hồng (Quá trình phát triển của tuồng và chèo từ sau Cách mạng tháng Tám, 1954 −1960);

Kính Dân (Viết người thật việc thật trên sân khấu);

Vương Lan (Cái ‘khó’ trong sáng tác kịch nói hiện nay);

Nguyễn Bắc (Về vấn đề kịch phản ánh mâu thuẫn nội bộ nhân dân);

Quang Đạm (Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với những người viết báo Việt Nam);

Nguyễn Băng Hồ (Về cách phát âm trên sân khấu kịch nói);

Vũ Bá Hùng (Một số vấn đề ngôn ngữ trong phim truyện của ta hiện nay);

Hoàng Trinh (‘Con người ấy là Rô-manh Rô-lăng…’);

Tư liệu tham khảo: Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm (Về nguồn gốc và lịch sử của Tuồng, Chèo Việt Nam)….

− Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội số 4/1966 (s. 112):

Truyện ngắn: Xuân Thiều (Lớp người trẻ tuổi), Lê Anh Xuân (Nguyễn Kim, người chiến sĩ thép), Phan Thiện (Khẩu súng của Triệu Kim);

Ký sự: Lê Văn Thảo (Những người đang chiến đấu), Nguyễn Trọng Oánh (Trận địa trên sông);

Nhật ký: Thao L. (Một đoạn đường vùng tiền duyên);

Những đoạn văn ngắn: Vũ Ngọc Hải (), Phan Như Hà (), Nhất Tuấn ();

Thơ ca: Thanh Tịnh (Cảm ơn anh), Nam Hà (Bà mẹ Việt Nam), Duyên Hải (Bình Định đau thương, Bình Định anh hùng), Trinh Đường (Trong một cơn bão biển ở vĩ tuyến 17), Xuân Thiêm (Tiếng thét), Khánh Vân (Bức thư quê hương), Nguyễn Đình Ảnh (Ta yêu), Lưu Quang Vũ (Lá bưởi lá chanh), Vũ Quần Phương (Tiếng các anh), Ngọc Điều (Người con trai Kim Động, độc tấu), Huyền Thanh (‘Quỵ binh’ ngâm, thơ đả kích);

Ca dao: Phan Văn Khuyến (Kể chi; Mẹ cũng mang theo súng này), Quang Huy (Nét xuân; Tiếng hót), Lương Sĩ Cầm (Hương chè), Nguyễn Ái Mộ (Để khi; Hay là?);

Nghiên cứu−trao đổi: Nhị Ca (Hình ảnh người chiến sĩ các lực lượng vũ trang qua một số tác phẩm văn học miền Nam), Minh Cương (‘Người mẹ cầm súng’, một tác phẩm rất thành công), Doãn Triều (Một vài cảm nhận sau khi xem một số bộ phim được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu), Thúc Đan (Một phòng tranh dồi dào sức sống và chiến đấu);

Tháng 5:

− Ngày 6: báo Văn nghệ số 158:

Truyện ngắn: Lê Quang Trọng (Người đưa thư trên đảo Cồn Cỏ);

Truyện vừa: Mai Ngữ (Xóm Bến Cầu, trích);

Ký: Xuân Trình (Chiếc thư một nghìn), Trang Nghị (Trên đồn lũy Đề Thám ngày xưa), Nguyễn Tuân (Truyện một nghìn lẻ một máy bay);

Thơ: Nông Quốc Chấn (Chiến công quê hương, chiến công đất nước), Thanh Hải (Các anh bay lên rồi), Bùi Hạnh Cẩn (Em còn đếm nữa nghe em), Thi Nhị (Bài lịch sử giảng trêm hầm Đờ-Cát), Nguyễn Văn Toại (Hạ ‘Thần sấm’ Mỹ’), Vân Long (Ngày hội 1.000), Kim Nguyệt (Trước một bảng tin);

Ca dao: Thanh Liêm (Thôi bay lộn lại Huê Kỳ lợi hơn!), Huyền Hồ (1.000 máy bay rơi);

Phê bình: Hà Minh Đức (‘Vào lửa’, tập truyện đầu tiên về cao xạ pháo), Phạm Hổ (A. Z. Xa-giúp-pi, một nhà thơ lớn, một tấm lòng yêu nước lớn);

Trao đổi: nhà văn Tô Hoài trả lời;

Điểm sách: Trần Sang (‘Quê ta anh hùng’, Nxb. QĐND), Phạm Hà (Quật ngã ‘Thần sấm sét’, Cục Chính trị Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân xuất bản);

Thơ văn đả kích: Bút Chiến (1.000), Chu Hà (Văn ‘tế’ phi công Mỹ), Như Tùng (Chuyện thằng ‘Giôn’ và lũ Thần sấm), Chính Nghĩa (Bấy giờ Giôn mới hết leo);

Nghệ thuật: Nguyễn Đức Kôn (Ca Huế với vở ‘Con gà chân chì’);

Văn nghệ nước ngoài: On-va Nô-va-cô-va, Tiệp Khắc (Việt Nam trong con mắt bạn bè), Nguyễn Quý Quý dịch (Đại hội âm nhạc chống Mỹ xâm lược Việt Nam tại Nhật Bản);…

− Ngày 13: báo Văn nghệ số 159:

Truyện ngắn: Trần Khuyến (Em Dần), Phạm Hổ (Bé Hà và bé Dân);

Hồi ký: Nguyễn Thị Định (Không còn đường nào khác, Trần Hương Nam ghi);

Phóng sự: Lê Tam (Đại đội thanh nhiên xung phong người dân tộc);

Kịch phim hoạt họa: Tô Hoài (Trâu húc);

Thơ: Tế Hanh (Miếng vá trên áo anh), Xuân Diệu (Xã Nhân Mỹ làm đường đồng chiêm), Nguyễn Đình Hồng (Đêm Vĩnh Linh), Trần Lê Văn (Du kích Tuy Lai), Trần Đình Tuấn (Nhận được thư con), Nguyễn Văn Giáp (Đoạn đường em nuôi), Nghiêm Đa Văn (Lớp học phòng không), Trương Đức Chính (Hoa sĩ);

Ca dao: Văn Hùng (Nhớ ra), Kim Quý (Chung);

Nghị luận: Huy Cận (Không ngừng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của tuổi trẻ), Nông Quốc Chấn (Công tác văn hóa văn nghệ của các dân tộc thiểu số trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, trích tham luận đại biểu Quốc hội khóa III), Phạm Hổ (Viết gì cho các em trong cao trào chống Mỹ, cứu nước hiện nay?), Kỳ Phong (Bằng con đường tình cảm, bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ);

Điểm sách: Hiền Phương (Hai tập sách ‘Chiếc huy hiệu Bác Hồ’ và ‘Bạn cùng lớp’), Tế Hanh (‘Đàn chim gáy’, truyện, Tô Hoài, Nxb. Kim Đồng);

Thơ văn đả kích: Huyền Thanh (Giặc trời gần đất xa trời), Học Giới (Nhân dân Mỹ trả lời), Lê Xung Kích (Còn nhiều hơn nữa);

Thơ vui: Vũ Nhâm (Vén tay mở khóa động đào);

Nghệ thuật: Văn Giáo (Một sự cổ vũ lớn đối với chúng ta), Ngọc Cầu (Nắm vững đặc trưng của Tuồng trong việc thể hiện con người mới), Hoàng Thanh (Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại);

Văn nghệ nước ngoài: A-tơ Sai-đo, Mỹ (‘Anh hùng’ giả và Anh hùng thật), Be-môt-xte-nhe Bô-te-dơ, Rumani (Đảng, Nguyễn Trân dịch), M.R. Praxki Vesko, Rumani (Từ đất nước xa xôi, Hồ Tư Trực dịch);

− Ngày 20: báo Văn nghệ số 160:

Truyện ngắn: Thảo Châu (Một bài thi khó chấm), Chu Văn (Câu chuyện một anh lính trẻ);

Hồi ký: Nguyễn Thị Định (Không còn đường nào khác, Trần Hương Nam ghi, tiếp, hết);

Nhật ký: Mai Thị Hồng Nhân (Lúa tháng Năm);

Phóng sự: Văn Ngọc (Phương Trù hôm nay);

Thơ: Đào Ngọc Phong (Vầng trăng theo Bác), Huy Cận (Một chiều Thượng Hải), Nguyễn Thanh Toàn (Chia tay), Trần Cẩn (Vững bước con đi), Lữ Huy Nguyên (Qua một ngôi trường);

Ca dao: Minh Sơn (Uống nước nhớ nguồn), Xuân Thơm (Nhớ lời Bác dạy);

Nghị luận: Tạ Mỹ Duật (Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hiện nay, chúng ta còn phải đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho việc xây dựng sau này khi ta chiến thắng, tham luận tại Quốc hội khóa III);

Trao đổi: nhà văn Tô Hoài trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Xuân Tửu (Một cuốn sách tốt, những bài học quý,- đọc cuốn ‘Hồ Chí Minh và một vài vấn đề văn hóa văn nghệcủa đồng chí Hà Huy Giáp, Nxb. Sự thật, 1965), Vịnh Thi (‘Một lòng theo Bác’, hồi ký, nhiều tác giả, Nxb. Văn học, 1966), Vương Mỹ (Chúng ta có Bác Hồ, tập 1, Nxb. Lao động), Vũ Mai (‘Lớn lên với Điện Biên’, tập hồi ký, Phan Văn Tùng kể, Văn Phan ghi, Nxb. Quân đội nhân dân),

Thơ văn đả kích: Bút Tiến Công (Giôn càng cay, Giôn càng ngụp), Phú Sơn (Oét mong mã hồi), Nguyễn Dương (Mắc Na-ma-ra nhận quà nước Ý);

Thơ vui: Lâm Lộc (Nói và làm);

Nghệ thuật: Phi Hoanh (Tranh lịch sử), Trọng Đức (Suy nghĩ về việc thể hiện nhân vật anh hùng qua một số phim truyện), Chương Dương (Những nét mới trong nghệ thuật Xiếc)…

Văn nghệ nước ngoài: thơ Ê-oan Mác Côn, Ixraen (Hồ Chí Minh, Đào Anh Kha dịch);

− Ngày 27: báo Văn nghệ số 161:

Truyện ngắn: Nguyễn Thế Phương (Bầu trời yên tĩnh);

Bút ký: Linh Giang, miền Nam gửi ra (Em Thanh);

Thơ: Giang Nam, miền Nam gửi ra (Hát trên đất anh hùng), Hoàng Minh Châu (Dựng xây thêm và giữ chặt nơi này), Quốc Anh (Ngôi sao nhỏ), Lâm Quang Ngọc (Bàng quê hương), Gia Lộc (Mùa táo quê hương);

Ca dao: Minh Hiệu (Liên hệ), Minh Nho (Mấy phen thắng trời), Hải Lộc (Đứng trên Đèo Khế);

Nghị luận: Phan Văn Hai (Các bộ môn ca kịch dân tộc còn có thể góp phần tích cực hơn nữa cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tham luận tại Quốc hội khóa III), Phê bình: Mai Quốc Liên (Một vài nhận xét nhân đọc ‘Người mẹ cầm súng’);

Trao đổi: Huyền Kiêu trả lời;

Điểm sách: Ngô Quốc Anh (‘Tiếng gọi ba sẵn sàng’, Sở Văn hóa Hà Nội xb., 1966);

“Từ Hồ Gươm đến bên cầu Sông Cái”: phóng sự: Nguyễn Thành Long (Chim gọi nắng), Thời Hương (Y tế khối 71 sẵn sàng…), Trần Sang (Tự vệ), Nguyễn Tiêu Ảnh (Ở một trường đại học), Nguyễn Trân (Phần thưởng quý giá), Ngô Văn Phú (Cánh đồng và ụ súng), Sĩ Tâm (Câu chuyện bên bệ phóng tên lửa), Song Yên (Vì nhân dân phục vụ); thơ: Nguyễn Vũ Tiềm (Chị tự vệ Thủ đô), Thanh Phong (Ông lão đào công sự), Nguyễn Đình (Hà Nội vẫn sẵn sàng);

Thơ văn đả kích: Lê Xung Kích (Vẫn là nó), Tinh Binh (Cái lò quay), Thu Hà (Ngọt mật chết… Mỹ);

Thơ vui: Đ.N (Bệnh gì);

Nghệ thuật: Trung Ngôn (Xem vở kịch ‘Hà Nội đầu năm 46’), Tú Ngọc (Mấy suy nghĩ về phổ cập và nâng cao), Hoàng Thanh (Phim tài liệu ‘Theo chân người địa chất’);

− Ngày 31: Tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Ban thường vụ Hội Nhà văn và Nxb. Văn học tổ chức cuộc gặp mặt với các nhà văn, nhà thơ, nhà báo để thảo luận về đợt viết về các anh hùng chiến sĩ thi đua sắp tới; nhiều cây bút thể hiện tình cảm, suy nghĩ hào hứng của mình khi viết về “người anh hùng, việc anh hùng”. (12)  

− Trong tháng 5, Hội Nhà văn tổ chức cho những người viết văn trẻ khóa 2 “về các cơ sở chiến đấu và sản xuất, viết về những người đang phấn đầu ở các vị trí tiền tiêu”.(13)   

− Trong tháng 5: Tạp chí Văn học số 5/1966 (s. 77):

Xuân Diệu (Yêu thơ Bác),

Trần Cư (Người mẹ cầm súng, người mẹ anh hùng),

Nhị Ca (Các chiến sĩ Cồn Cỏ qua ngòi bút Nguyễn Khải),

Phong Lê (Qua những truyện, ký về anh hùng chiến sĩ),

Cao Huy Đỉnh (Vài vấn đề văn học ở các nước Á-Phi hiện nay),

Lưu Liên (Jorjơ Amađô, nhà văn ưu tú của Braxin),

Đỗ Đức Dục (Văn học yêu nước Angiêri),

Trường Lưu (Qua một số bài thơ cách mạng châu Phi),

Nguyễn Văn Hoàn (Nhân dân thế giới kỷ niệm 200 năm sinh nhà thơ Nguyễn Du của chúng ta),

Đọc tác phẩm: Hồ Sĩ Vịnh (‘Băng qua bão lửa’), Thanh Lê (‘Ê-ten và Ju-li-út’), Phan Hồng Giang (‘Mẻ gang đầu’), Ly Yên (‘Người miền Nam’);

Tin tức: P.V. (Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về vấn đề người thật việc thật trên sân khấu); P.V. (‘Tạp chí Văn học’ mở cuộc trao đổi ý kiến về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật);

− Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội số 5/1966 (s. 113):

Truyện ngắn: Tô Hoài (Một mình), Hoài Thọ (Qua sông), Trần Kim Thành (Trong đêm), Mai Thế Chính (Khối đá đai);

Truyện vừa: Nguyễn Minh Châu (Cửa sông);

Bút ký: Nam Hà (Về dinh điền Bù Na giải phóng);

Tản văn: Thanh Tịnh (Gửi Huế thân yêu);

Hồi ức: Hữu Mai (Những linh hồn được cứu vớt);

Đoạn văn ngắn: Tô Hoàng (),

Thơ ca: Chính Hữu (Trang giấy học trò), Huy Cận (Xem dân quân Trường Sa tập bắn; Sau khi xem điệu múa ‘Ong vò vẽ’), Phạm Ngọc Cảnh (Ngói đỏ), Trần Minh Thái (Tiếng gà trên trận địa), Vũ Đình Minh (Cây đa Ba mươi), Nguyễn Văn Toại (Thảo nguyên), Lê Anh Xuân (Trở về quê nội), Xuân Hoàng (Bài thơ về năm con sông quê hương), Từ Ngôn (Thế cờ bí, thơ đả kích), TH. T. (1000 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc − hò miền Trung);

Ca dao: Minh Tiến (Hẹn!), Lâm Uyên (Gặp nhau; Hỏi), Lương Sơn (Một bi-đông nước), Nguyễn Giang (Tìm em), Xuân Mai (Nhớ);

Nghiên cứu−trao đổi: Phương Nam (Giới thiệu tập ký sự ‘Chiến thắng Điện Biên Phủ’), Huy Chinh (Một vài ý kiến trao đổi về thơ);

 

Tháng 6:

− Ngày 3: báo Văn nghệ số 162:

Truyện ngắn: Ngô Văn Phú (Một vụ lúa), Bích Thuận (Những bông hồng buổi sớm), Đỗ Quang Tiến (Mùa gặt, trích truyện ‘Nóng gió tây’);

Ký: Tô Hoài (Mùa khô và mùa mưa, bốn mùa đều của chúng ta);

Phóng sự: Văn Ngọc (Tiếng máy trong làng);

Thơ: Tô Hoàng (Thư hậu phương), Nguyễn Xuân Thâm (Dưới sắc trời xanh), Lương Thái Khoan (Gặt), Chính Hữu (Qua Xi-bê-ri), Nguyễn Hoàn (Lúa), Nguyễn Xuân Lâm (Đồng Văn), Hoàng Tố Nguyên (Khúc hát người thợ chữa đường ray), Phạm Hổ (Gà ấp), Ngô Viết Dinh (Dây bìm bìm, Dây bìm bìm);

Ca dao: Đồng Bằng (Cánh diều; Một cây khoai nước ven đường; Đợi tôi đi cùng; Chúng mình nuôi nó; Mùa này; Hỏi rằng; Món gì);

Trao đổi: diễn viên Song Kim trả lời;

Đọc sách: Kiều Nhị (‘Mỹ cút đi’, tập thơ đả kích, nhiều tác giả, Nxb. Văn học, 1966), Hoa Hồng (‘Giờ cao điểm’, tập bút ký của nhiều tác giả, Sở Văn hóa thông tin Hà Nội xb., 1966);

Điểm sách Kim Đồng: Người Đọc Sách (‘Chiếc ống nhòm’, tập thơ chống Mỹ của nhiều tác giả; ‘Thôn Tiểu Bắc Đẩu’ của A. Mu-xa-rôp, Liên Xô; ‘Ở công xã’, tập truyện thiếu nhi Trung Quốc; ‘Cha con người du kích’ của Xuân Tường; ‘Đôi lợn ai mua?’ kịch một màn của Đặng Minh Lương);

Thơ văn đả kích: Người Lính Gác (Gánh nặng đối với nền kinh tế Mỹ; Vai trò nước lớn đã đến lúc sụp đổ), Bút Tiến Công (Chán ngấy Tổng Giôn), Phú Sơn (Tấn kịch), Lê Kim (Lại nhầm), Quốc Trinh (Thèm vào chết thuê), R.M. (Cái món lăn quay);

Thơ vui: Hồ Tiêu (Bảo thủ!);

Nghệ thuật: Tam Nhiên (Hội diễn mùa xuân của Hà Nội có gì mới lạ?), Vi Kiến Minh (Vài nét về nghệ thuật trang trí của các dân tộc thiểu số), P. N. (Trò chuyện quanh ‘Lửa rừng’),…

− Ngày 9: báo Văn nghệ tổ chức tọa đàm về những vấn đề của phong trào thơ chống Mỹ hiện nay. Các ý kiến phát biểu trong tọa đàm xoay quanh những bước tiến của thơ chống Mỹ hơn một năm qua, những điểm mạnh và điểm yếu của nó, những vấn đề mới đặt ra cho những người làm thơ trong việc ca ngợi và biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay.(14)   

− Ngày 10: báo Văn nghệ số 163:

Truyện ngắn: Võ Trần Nhã, miền Nam gửi ra (Gái đèn), Võ Văn Tống (Tiếng sấm);

Bút ký: Thủy Thủ (Du kích làng biển);

Tùy bút: Đoàn Giỏi (Giôn Xơn không còn có thể cười);

Thơ: Huyền Kiêu (Gửi người đi; Chấn động Trường Sơn), Nghiêm Đa Văn (Bài ca đâm lê), Hoàng Hưng (Mùa mưa), Nguyễn Thị Bích Dung (Giữ dòng sữa nóng), Trần Nhật Lam (Đất nước đêm nay), Ngọc Anh (Điện từ mặt trận), Hoài Vũ (Vàm Cỏ Đông);

Ca dao: Mạnh Chinh (Chuyến tàu), Văn Sửu (Đi trận về trận), Tạ Hữu Yên (Quyết tâm);

Phê bình: Học Phi (‘Con gà chân chì’, một vở kịch ngắn hay);

Điểm sách: Tử Kỳ (‘Người sông Gianh’, truyện vừa, Lê Phương, Nxb. Lao động, 1965), Trần Diệu Hương (‘Tiếng gọi’, tập truyện, Nguyễn Thành Long, Nxb. Phụ nữ, 1966), Trần Minh (‘Gia đình’, tiểu thuyết, Zsigmond Móricz, bản dịch Nguyễn Văn Sỹ, Nxb. Văn học, 1966);

“Mit-tinh phản đối chính phủ Xa-tô, Nhật Bản, không cho đoàn nghệ thuật hát múa Việt Nam vào Nhật Bản”: Nguyễn Xuân Khoát (Lời khai mạc), Đỗ Nhuận (Đó là biểu hiện của một chính quyền hoàn toàn lệ thuộc vào đế quốc Mỹ), Nguyễn Thị Bích (Không gì ngăn cản nổi những lời ca điệu hát của Việt Nam đến với nhân dân Nhật Bản);

Thơ văn đả kích: Người Lính Gác (Các quan Mỹ … bi quan; Gỡ sao nổi;  Sai lầm cơ bản của Tổng Giôn), Xích Điểu (Hận mưa rơi), Tú Mỡ (Tính quẩn), Đề Nhi (Sai rắn giết Mỹ);

Thơ vui: Trần Thắng (Như không);

Nghệ thuật: Đoàn Đức (Một vài suy nghĩ về công tác đạo diễn qua ba vở kịch nói viết về anh Trỗi), Đào Trọng Từ (Vài ý kiến qua hội diễn ca múa chống Mỹ toàn miền Bắc), (Những tờ tranh cổ động chiến đấu từ miền Nam gửi ra);

Văn nghệ nước ngoài: truyện ngắn Demx Tu-éc-béc, Mỹ (Người ta tuyển tôi vào quân đội USA như thế nào, Thúy Toàn dịch), thơ E. Dolmatovski, Liên Xô (Việt Nam, Huỳnh Huy Phượng dịch);

− Ngày 16: tại Nhà hát thành phố Hà Nội, Hội LHVHNTVN tổ chức mít tinh hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân và giới văn hóa nghệ thuật Nhật Bản phản đối chính phủ Sa-tô (Nhật Bản) không cho đoàn nghệ thuật múa nước ta sang thăm và biểu diễn ở Nhật.(15)   

− Ngày 17: báo Văn nghệ số 164:

Truyện ngắn: Lê Quang Sưởng (Người ở nhà), Lâm Quang Ngọc (Thảo), Lê Tam (Trong rừng cà-phê), Xuân Trình (Đêm sông Gianh);

Ký: Trang Nghị (Thử thách), Nguyễn Thành Long (Nông trường Tam Đảo);

Phóng sự: Minh Hải (Đến với những người chăn nuôi);

Thơ: Lữ Giang (Làng mới), Vĩnh Mai (Đôi bờ sông Hiếu), Trúc Thông (Người lên đường), Trần Bình Minh (Gửi Rạch Giá), Lưu Quang Vũ (Qua sông Thương), Lê Điệp (Bài thơ tình giữa ngày đánh Mỹ), Nguyễn Xuân Lâm (Cửa Đáy);

Ca dao: Hoàng Hoa Hoàng (Giống cha, Hỏi ông), Tạ Hữu Yên (Thông xe), Lưu Trang (Hóa ra);

Trao đổi: nhà thơ Nguyễn Đình trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Lê Nhuệ Giang (“Một khối hồng”, tập thơ, Xuân Diệu, Nxb. Văn học, 1964), Hải Thạch (‘Dân ca Thanh Hóa’, Nxb. Văn học, 1966), T.H (‘Chú bé sông Yên’, truyện, Vũ Cận, Nxb. Kim Đồng), Như Thiết (‘Miền Trung’, tập thơ, Xuân Hoàng, Nxb. Văn học, 1965);

Thơ văn đả kích: Học Giới (Cú, dơi khiếp vía), Người Lính Gác (Không ngại bán linh hồn cho ma quỷ), Bút Tiến Công (Tổng Giôn dùng sai bản đồ), Phú Sơn (Chuyện… Cầy);

Thơ vui: Trần Quê (Hôm nào… Hôm nay);

Nghệ thuật: Yên Phương (Mấy ý kiến về nhạc trong phim ‘Biển lửa’), Hoài Nhân (Giới sân khấu với vấn đề người thật, việc thật), Nguyễn Văn Tỵ (Thể loại và chất liệu tranh vẽ), A. D. (Mẫu đồ chơi trẻ em)…

Văn nghệ nước ngoài: (Cụ Béc-tơ-răng Rút-xen nghiêm khắc lên án bọn tội phạm chiến tranh Giôn-xơn, tỏ rõ sự đoàn kết hoàn toàn với Hồ Chủ tịch và nhân dân Việt Nam); Felician Olivian, Tây Ban Nha (Nhất định nhân dân Việt Nam sẽ toàn thắng); Zếc-dơ Pút-ra-măng, Ba Lan (Chúng ta sẽ không chấp nhận điều đó), Ê-ri-ka Lăng-giơ, Đức (Em bé Việt Nam, Nguyễn Minh Luân dịch);

− Ngày 19: Đoàn Đại biểu Nhà văn Việt Nam lên đường đi dự Hội nghị nhà văn Á−Phi ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, sẽ họp tại Bắc Kinh; đoàn gồm Hà Xuân Trường, Hoàng Trung Thông, Hồng Chương.(16)   

− Ngày 24: báo Văn nghệ số 165:

Truyện ngắn: Nguyễn Văn Luận (Một chuyến xe đêm);

Ký sự: Nguyễn Kiên (Về một ông chủ nhiệm), Đinh Công Chấn (Trận Bắc Cầu thứ 125);

Phóng sự: Nguyễn Dậu (Con người và dòng sông);

Thơ: Nguyên Hồ (Không chóng thì chày), Huy Cận (Đêm nay em múa…), Khánh Vân (Gan góc), Trang Nghị (Thung lũng xanh), Đào Ngọc Chung (Lá ngụy trang), Cẩm Lai (Mây du kích);

Ca dao: Nguyễn Huy Kính (Thế mà…), Nguyễn Văn San (Bão nào cũng thua), Hồng Quốc (Phà đêm);

Nghị luận: Tô Hoài (Quyền lực thiêng liêng của lương tri con người đã cất tiếng), Phê bình: Hoàng Như Mai (‘Những ngày nổi giận’, tập bút ký Chế Lan Viên, Nxb. Văn học, 1966);

Trao đổi: Xuân Thiêm trả lời;

Điểm sách: Bông Trang (‘Đèo lửa’, tập hồi ức về thanh niên xung phong, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên), Minh Hải (‘Thần thoại Hy Lạp’, Nhữ Thành biên soạn, Nxb. Văn học, 1966);

Trang Hà Tĩnh: truyện ngắn: An Mạnh Huy (Đêm thu yên tĩnh), thơ: Diệu Chi (Chiến thắng);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Giôn-xơn ăn rễ chuối), Phùng Lê (Ti-tô lại ti toe), Người Lính Gác (Tổng Giôn trước vành móng ngựa…)

Thơ vui: Đông Phương (Thiến);

Nghệ thuật: Phạm Gia Thọ (Sáng tác múa), Phạm Thanh Tâm (Thấy lại màu xanh của khu bốn), Lộng Chương (Bàn về phương pháp tự sự trong sáng tác Chèo), Trương Qua (Đặc tính của phim hoạt họa)…

− Ngày 26, buổi tối: Đoàn đại biểu nhà văn miền Nam Việt Nam dự Hội nghị bất thường các nhà văn Á−Phi ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ do Trần Đình Vân dẫn đầu đến Bắc Kinh. (17)  

− Trong tháng 6: Tạp chí Văn học số 6/1966 (s. 78):

Về văn học các dân tộc thiểu số:

Chu Văn Tấn (Những vấn đề về văn học dân tộc miền núi),

Hà Văn Thư (Vài nhận định về văn học các dân tộc thiểu số từ Cách mạng tháng Tám đến nay),

Trần Văn Giàu (Tấm lòng của các dân tộc thiểu số đối với Bác Hồ),

Nông Quốc Chấn (Nghĩ về bản sắc dân tộc trong thơ dân tộc Tày),

Cầm Biêu (Một vài ý kiến về văn học Thái Tây Bắc),

Bài Tài Đoàn (Sống và làm thơ trong lòng dân tộc),

Prékimalamak (Những suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng về nghề nghiệp của một người mới học viết),

Nông Viết Toại (Cái cười trong thơ ca trào phúng miền núi),

Nông Quang Sin (Người Giáy chúng tôi cần văn học như cần cơm ăn nước uống),

Bế Dôn (Mấy ý kiến về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng anh chị em viết kịch ở địa phương),

Trúc Thủy (Thơ Bàn Tài Đoàn),

Nông Minh Châu (Vài suy nghĩ về văn xuôi Tày−Nùng ở Việt Bắc),

Vân Thanh (Mấy ý kiến về sáng tác văn học cho thiếu nhi trong năm 1965),

Trao đổi ý kiến: Trương Chính (Góp ý về bản ‘Truyện Kiều’ mới),

Sưu tầm: Ngọc Tố (Tào-hủn-lu Nang-ông-piềm, trường ca dân tộc Thái)…

− Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ Quân đội số 6/1966 (s. 114):

Truyện ngắn: Phạm Minh Hoa (Đứa con của những người anh hùng), Hải Hồ (Rừng mọc đinh);

Truyện vừa: Nguyễn Minh Châu (Cửa sông);

Hồi ký: Nguyễn thị Định (Không còn đường nào khác, Trần Hương Nam ghi);

Tùy bút: Thanh Tịnh (Mùa khô, mùa chôn giặc Mỹ);

Ghi chép: Nguyễn Trọng Oánh (Cô bán vé phà), Hoàng Hồ (Anh công binh);

Kịch: sáng tác tập thể (Trận đầu tung cánh);

Đoạn văn ngắn: Lâm Quang Ngọc, Ngọc Đoàn, Tô Hoàng;

Thơ ca: Giang Nam (Đi giữa chúng tôi), Xuân Tùng (Bài thơ gửi Đà Nẵng), Xuân Thiều (Gửi em gái xe thồ), Tạ Hữu Yên (Dòng sông trầm lặng), Trần Nguyên Đào (Người lọc âm thanh), Phạm Tiến Duật (Ra đảo), Phạm Hổ (Ông em), Trương Đức Chính (Em bé đi chăn trâu), Hồ Thu (Cô gái đưa đường);

Thơ đả kích: Từ Ngôn (Hai thằng chết đuối), Sơn Lâm (Cháy nhà mới ra mặt… Cầy);

Ca dao: Phong Thu (Thần sấm, Lá xanh), Phạm Bá Sĩ (Niềm vui trận địa công trường), Xuân Nguyên (Trên cao), Đào Quang Thắng (Giã từ), Anh Thép (Chế);

Nghiên cứu−trao đổi: Phương Nam (Gửi các bạn văn), Đức Quang (Đọc sách ‘Một lòng theo Bác’), Nguyễn Đức Toàn (Mấy ý nghĩ về sáng tác bài hát trong bộ đội hiện nay);

Tháng 7:

− Ngày 1: báo Văn nghệ số 166:

Truyện ngắn: Vũ Phong Hải (Đứa em trai), Văn Linh (Câu chuyện Viêng Chăn);

Ký: Bùi Hiển (Trường làng), Đặng Thai Mai (Bước tiến mới của Trung Quốc, trích), Sao Mai (Đuốc suối);

Thơ: Nông Quốc Chấn (Chiếc đàn ‘tính’ và tiếng hát người nghệ sĩ mù), Phan Hữu Hưởng (Gặt cả chiến công), Băng Sơn (Trên sân thượng), Trần Anh Trang (Gặp rừng), Gia Lộc (Gặp các anh), Thi Hoàng (Đám tang người cá);

Ca dao: Dư Văn Nghị (Giữ đê là giữ xóm làng), Thành Duy (Thương anh), Nguyễn Văn Dinh (Muối phơi trắng đồng);

Nghị luận: Tôn Quang Phiệt (Tìm hiểu thơ và từ của Mao Chủ tịch),

Trao đổi: nhà văn Đỗ Quang Tiến trả lời;

Thơ văn đả kích: Hồ Đàm (Trắng, đen), Quốc Trinh (Đây mùa mưa tới!), Người Lính Gác (Dân Mỹ bí, Tổng Giôn bực…), Lê Xung Kích (Nguyên nhân mới);

Thơ vui: Nguyễn Quốc Văn (Thả bèo trên giấy),…

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Giữ gìn và phát triển nghệ thuật khắc gỗ dân gian của chúng ta); Bùi Quang Nam (Về những bức tranh khắc gỗ mới), Nguyễn Đức Lộc (Bàn về tính chân thật trong diễn xuất);

Văn nghệ nước ngoài: Diệp Huệ, Trung Quốc (Tôi quay phim ở miền Nam Việt Nam, N.T. dịch);

− Ngày 4: Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 2 của Hội Nhà văn Việt Nam bế giảng, trên 40 học viên vừa tiếp thu lý luận, kinh nghiệm vừa đi thực tế các cơ sở và hỏa tuyến để sáng tác. Trước khi lên đường về địa phương của mình, các học viên đã được nghe nhà văn Nguyên Hồng, thay mặt Ban Giám hiệu căn dặn về những nhận thức cơ bản của người cầm bút đối với nhân dân, đất nước, không ngừng trau dồi kiến thức chính trị, nghiệp vụ văn nghệ.(18)

− Ngày 8: báo Văn nghệ số 167:

Hồ Chí Minh (Điện mừng gửi Hội nghị nhà văn Á-Phi họp tại Bắc Kinh);

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (Điện chào mừng gửi Hội nghị nhà văn Á-Phi);

Truyện ngắn: Mai Ngữ (Ngọn lửa);

Phóng sự: Lý Biên Cương (Lũng Phầy), Nguyễn Văn Phụng (Bản Chang);

Thư: Dũng Hiệp (Một tấm gương học nghề tận tụy),…

Thơ: Xuân Diệu (Những đêm hành quân), Lam Uyên (Ta đi em), Nguyễn Thanh Phóng (Hoa đại), Vĩnh Mai (Miếng vá của chị Ba), Hữu Hưởng (Bờ đê ta), Đào Ngọc Phương (Sông Hồng, sông Cấm);

Ca dao: Thành Duy (Nuôi con thì vẫn nuôi con);

Nghị luận: Xuân Trường (Nhân dân cả nước Việt Nam kiên quyết chống bọn xâm lược Mỹ cho đến thắng lợi hoàn toàn), Trần Đình Vân (Chúng tôi đã chiến đấu liên tục với đế quốc Mỹ trên mọi lĩnh vực…và đã đánh thắng chúng nhiều trận vẻ vang);

Trao đổi: nhạc sĩ Đỗ Nhuận trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Lê Đình Kỵ (Mùa thơ chống Mỹ,- đọcNgọn đèn đứng gác’, Nxb. Văn học, 1966); Phạm Hà (‘Ngàn năm có một’, Nguyên Hồ, Nxb. Phổ thông, 1965, tái bản có bổ sung, 1966); Thanh Lộc (‘Băng qua bão lửa’, tập truyện Pathét Lào: Bun X.K., Thao Bun Lịn, Bun Nửa, bản dịch Trúc Hà, Văn Linh, Minh Bắc, Nxb Quân đội nhân dân, 1965);

Trang miền núi: truyện: Huy Bảo (Ông già Xá thi đua với con), Tu Tếch (Ông già sáng đi săn trên đồng cỏ); thơ: Vương Trung (Chở xác máy bay), Nguyễn Tri Tâm (Tiếng hát trên núi cao);

Thơ văn đả kích: Xích Điểu (Nước cờ tướng Mỹ), Bút Chiến (Ước mong tuyệt vọng), Người Lính Gác (‘Cả bầu trời tuôn đạn vào tôi’; Na-ma-ra nhai rẻ rách), Búa Tạ (Gan… gàn), Dũng Hiệp (Hai bài học);

Nghệ thuật: Yên Nguyễn (Mấy suy nghĩ nhỏ về tính chân thực trong phim tài liệu); Nguyễn Xuân Khoát (Cảm nghĩ về ca múa sau buổi đi xem vở ca kịch ‘Con gà chân chì’ của đoàn ca kịch Bình Trị Thiên’), Phạm Vũ Thực (Cần có nhiều ảnh đặc tả con người trong công nghiệp), Phi Hoanh (Làm tốt hơn nữa việc chọn in tranh phổ biến);

Văn nghệ nước ngoài: thơ Đ. Xen-ghe, Mông Cổ (Cuộc đời mới, Huỳnh Huy Phượng dịch);

− Ngày 15: báo Văn nghệ số 168:

Nghị quyết của Hội nghị bất thường nhà văn Á−Phi (Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam);

Truyện ngắn: Lê Vĩnh Hòa, miền Nam gửi ra (Người tỵ nạn);

Truyện dài: Phan Tứ, miền Nam gửi ra (Máy Bảy, trích);

Ký: Nguyễn Thành Long (Vết đen sỉ nhục của nước Mỹ), Thủy Thủ, miền Nam gửi ra (Bộ đội nhân dân), Nguyễn Tuân (Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội);

Thơ: Tường Lê (Nghe tiếng ve kêu), Chim Trắng, miền Nam gửi ra (Đường quê hương), Trúc Thông (Những tiếng thơ miền Nam kháng chiến đầu tiên), Tế Hanh (Buồn riêng−vui chung−vui riêng), Nguyễn Thị Bích Dung (Cây súng hai thế hệ), Bằng Việt (Bi kịch ở Lui-đi-a-na), Nguyễn Xuân Thâm (Phôt-pho trắng phôt-pho đỏ), Nguyễn Quang Nguyên (Kiểu lò cao cho miền Nam), Lê Anh Xuân (Qua cầu);

Ca dao: Nguyên Hồ (Chạy đâu cho thoát), Giang Quân (Biết tay anh hùng), Liên Nguyễn (Xuống hầm), Trần Quốc Minh (Trong ấy thắng to);

Nghị luận: Tế Hanh (Chào mừng mùa đầu thắng lợi của văn nghệ miền Nam);

Trao đổi: nhà thơ Lưu Trọng Lư trả lời;

Đọc sách: Khái Vinh (‘Liên khu 5 bất khuất’, tập bút ký, Thanh Nghĩa, từ miền Nam gửi ra);

Thơ văn đả kích: Xích Điểu (Không lực… con lừa), Lê Xung Kích (Bi… bí… bị), Người Lính Gác (Nhà trắng hứa hão…), Lã Vọng (Uy-lem Rô-bớt kỳ đà);

Thơ vui: Bùi Nguyên Ngọc (Nỗi này tại ai?);

Nghệ thuật: Học Phi (Sân khấu với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước), Hà Mậu Nhai (Một bộ phim tài liệu mới của xưởng phim giải phóng: “Quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược”), Quý Dương (‘Việt Nam−Cuba sát vai nhau chiến đấu’);

Văn nghệ nước ngoài: Nguyễn Văn Sỹ dịch (Lời tựa của nhà văn Ý Carl Levi trong tập tranh về Việt Nam), thơ Dumitru Corbea (Các bạn Việt Nam anh hùng);

− Ngày 20: tại căn cứ trong vùng giải phóng, Hội Văn nghệ Giải phóng kỷ niệm 5 năm ngày thành lập; dự lễ có Trần Bạch Đằng, Ủy viên Chủ tịch đoàn UB Trung ương mặt trận dân tộc giải phóng, Trưởng ban thông tin văn hóa, giáo dục miền Nam; Lý Văn Sâm, Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng, nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng, Phó Chủ tịch Hội.(19)

− Ngày 22: báo Văn nghệ số 169:

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lời kêu gọi);

Hội nghị “Văn nghệ chống Mỹ cứu nước”: Đặng Thai Mai (Diễn văn khai mạc hội nghị ); Hội nghị (Thư quyết tâm của những người hoạt động văn hóa văn nghệ toàn miền Bắc chấp hành Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch); Đỗ Nhuận, Tế Hanh, Xuân Diệu, Nguyễn Cao Luyện, Trần Văn Cẩn (Giới văn nghệ hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch);

Truyện ngắn: Xuân Trình (Một ngày trở lại);

Tiểu thuyết: Phan Tứ, miền Nam gửi ra (Má Bảy, trích, tiếp);

Kịch: Nguyễn Văn Niêm (Bạn đường);

Bút ký: Thủy Thủ, miền Nam gửi ra (Màu xanh của lá);

Thư: Hà Phương, miền Nam gửi ra (Thư Huế), Sa Thạch (Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà);

Thơ: Nguyên Khánh (Mỗi bước ta đi), Chim Trắng (Tiếng hát mười năm), Nguyễn Mỹ (Thôn chài), Trương Đức Chính (Gió thổi thành bão táp), Ama Hồng (Niềm tin);

Ca dao: Phạm Văn Khuyến (Đều thua phụ nữ), Trần Lê Đệ (Như thường);

Đọc sách, điểm sách: Trần Diệu Hương (‘Việt Nam trong lòng tôi’, tập bút ký, Monika Warnenska, Ba Lan);

Nghị luận: Vũ Ngọc Phan (Tinh thần đấu tranh chống Mỹ, cứu nước qua ca dao dân ca ở Phú Thọ),

Thơ văn đả kích: Xích Điểu (Thằng Giôn hai mồm);

Nghệ thuật: Huy Thành (Chuyển vở kịch nói ‘Nổi gió’ thành phim truyện), Hồ Thắm (Nhân những ngày tháng Bảy năm 1966, vài cảm nghĩ về ca nhạc miền Nam);

Văn nghệ nước ngoài: thơ W. Broniewski, Ba Lan (Cầu Pô-nia-tốp-xki, Thanh Lê dịch);

− Ngày 26: Sau khi dự Hội nghị nhà văn Á−Phi ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ họp tại Bắc Kinh, đoàn Đại biểu Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam do nhà văn Trần Đình Vân làm trưởng đoàn về thăm miền Bắc.(20)

− Tối 27: Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức buổi họp mặt thân mật với Đoàn đại biểu Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam; đông đảo những người làm công tác trong các ngành văn thơ, nhạc, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu… đã đến dự. (21)   

− Ngày 29: báo Văn nghệ số 170:

Truyện ngắn: Văn Thiên (Ông lão gác máy bay);

Tiểu thuyết: Phan Tứ (Má Bảy, trích, tiếp);

Nguyễn Đình Thi, Nông Quốc Chấn, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Đức Toàn, Đào Mộng Long, Bích Thu, Quý Dương (Giới văn nghệ hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch);

Sáng tác văn nghệ hưởng ứng Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: thơ: Phạm Hổ (Lời Bác), Nguyễn Xuân Thâm (Đất nước), Hoàng Hưng (Tôi xin lĩnh phần đạn), Trọng Hứa (Hà Nội, tháng Bảy không quên);

Ca dao: Nguyễn Xuân Tính (Quen), Trần Quốc Minh (Thù này), Nguyễn Thái Huyền (Xe ơi, Rừng xanh đón mừng);

Phê bình, tiểu luận: Chế Lan Viên, Vĩnh Mai, Thái Giang (Mấy vấn đề thơ ca chống Mỹ, cứu nước hiện nay);

Trao đổi: họa sĩ Nguyễn Bích trả lời;

Điểm sách: Vịnh Thi (Một sự chỉ trích cần thiết,- nhân đọc tập bút ký ‘Cô pháo thủ’ của Trần Công Tấn, Nxb. Phụ nữ), Hà Minh (‘Nữ tu sĩ’, truyện, Đ. Đi-đơ-rô, bản dịch, Nxb. Văn học, 1966);

Trang ‘Hà Nội đáp lại lời Bác kêu gọi’: phóng sự: Trang Nghị (Những cô xã viên tay cày tay súng), Ngô Văn Phú (Tuổi trẻ trước độc lập và tự do); thơ: Anh Thơ (Kẻo tùng), Phác Văn (Tiếng sáo trên đảo Cồn Cỏ), Minh Huệ (Loạt đạn mẹ Hiền);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Chó Mỹ lại cắn trộm), Búa Đanh (Đúng phường vô sỉ), Búa Tạ (Cha con đồng nghề đồng nghiệp);

Thơ vui: Quốc Trinh (Cũng là… đắp đê);

Nghệ thuật: Đình Nam (Hai bộ phim tài liệu mới: ‘Bám biển’ và ‘Thăm các trường Thanh Hóa’), Nguyễn Trân (Tranh cổ động, một vũ khí sắc bén trong công tác tuyên truyền chống Mỹ cứu nước), Phạm Văn Chừng (Nâng cao chất lượng biểu diễn nhạc cụ dân tộc);

Văn nghệ nước ngoài: thơ N. Guillen, Cuba (Dòng máu, Nguyễn An Hảo, Từ Quốc Hoài dịch);

− Trong tháng 7: Tạp chí Văn học số 7/1966 (s. 79):

Bảo Định Giang (Từ tuyên ngôn của Hội văn nghệ Giải phóng đến Giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu),

Trần Quang (Nhiệm vụ tập trung lớn nhất của nhà văn),

Nguyễn Văn Hạnh (Suy nghĩ về truyện ngắn, nhân đọc một số truyện ngắn từ miền Nam gửi ra),

Miễn Trai (Tìm hiểu chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện trong văn học miền Nam);

Chung quanh tác phẩm ‘Người mẹ cầm súng’: Hoài Thanh (Sức hấp dẫn lạ lùng của ‘Người mẹ cầm súng’), Vũ Ngọc Phan (Phong cách dân gian của ‘Người mẹ cầm súng’), Vũ Đức Phúc (Tính cách toàn vẹn của nhân vật anh hùng trong tác phẩm của Nguyễn Thi);

Lê Đình Kỵ (Thơ ca miền Nam theo đà tiến lên của cách mạng);

Phan Nhân (Suy nghĩ về khả năng của thể ký, qua một số bút ký, ghi chép, hồi ký của miền Nam);

Chu Nga (‘Rừng xà nu’, một hình ảnh rất đẹp của Tây Nguyên chiến đấu),

Thạch Phương (Một số nét về thơ ca quần chúng chống Mỹ ở miền Nam),

Diệp Minh Tuyền (Anh Đức và những truyện ngắn, bút ký xuất sắc của anh),

Hoàng Như Mai (‘Những dòng thơ lửa cháy’ trong mười năm qua),

Phạm Ngọc Trương (Một nền nghệ thuật điện ảnh sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng),

Hà Mậu Nhai (Những độc tố trong thứ văn học phục vụ chiến tranh tâm lý của Mỹ và tai say ở miền Nam);

Ý kiến bạn đọc về tác phẩm văn học miền Nam: Đại đội 1 pháo binh cao xạ, đơn vị quyết thắng (Anh Trỗi ơi, anh là linh hồn cuộc sống chúng tôi), Lê Thị Sửu (Hãy làm việc và chiến đấu như các bạn trẻ miền Nam), Nguyễn Quang Sán (Văn học cách mạng miền Nam đối với học sinh phổ thông cấp 3); Những con số, những việc làm, những lời nói chí tình….

− Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội số 7/1966 (s. 115):

Văn: Hữu Mai (Bão lửa);

Truyện ngắn: Nguyễn Thi (Những đứa con trong gia đình), Cao Nham (Người chiến sĩ quan sát trên đảo Cồn Cỏ), Xuân Sách (Đêm ra trận), Phạm Như Hà (Nắng);

Truyện vừa: Nguyễn Minh Châu (Cửa sông);

Bút ký: Nguyễn Trung Thành (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc), Nam Hà (Sài Gòn 101 ki lô mét);

Những đoạn văn ngắn: Mai Lâm, Mai Vũ, Vũ Phạm Chánh, Nguyễn Kế Nghiệp;

Thơ ca: Tế Hanh (Đi tìm mùa xuân), Thanh Hải (Gặp anh giữa mùa chiến dịch), Thu Bồn (Khiêng pháo qua đèo), Liên Nam (Tre), Đỗ Minh Tiến (Anh công binh bên cầu ngầm), Chính Hữu (Bắc cầu), Xuân Miễn (Chú ve), Lưu Trọng Hải (Em bé Hương Khê), Vương Anh (Bài thơ rừng), Duy Khán (Gà gáy), Chu Tam Thanh (Bắt ma, độc tấu), Huyền Thanh (Ai bạn với phường xỏ lá, thơ đả kích);

Ca dao: Đào  Mai Anh (Chiến sĩ giao thông), Trần Hữu Nam (Thèm), Kim Nguyên (Đường giây ai rải qua rừng), Vũ Ngọc (Làng chiến đấu), Đàm Quang Khải (Đọc báo), Anh Thép (Sao);

Nghiên cứu−trao đổi: Nhị Ca (‘Vào lửa’, cuốn tiểu thuyết ghi lại một năm đánh Mỹ trên miền Bắc); Nguyễn Khải (Một cách chuẩn bị tài liệu của người viết); Thành Nghĩa (Hoạt động văn công, chiếu phim của Quân giải phóng);

Tháng 8:

− Ngày 5: báo Văn nghệ số 171:

P.V. (Đón những người hằng thương hằng nhớ);

Truyện ngắn: Lê Vĩnh Hòa (Chiếc phái), Lâm Quang Ngọc (Chiến sĩ);

Ghi chép: Lê Minh (Chuyện xảy ra ở khu X);

Bút ký: Nguyễn Thế Phương (Một năm);

Thơ: Lưu Trùng Dương (‘Nhằm thẳng quân thù’), Ngọc Điều (Ánh sáng đường băng), Thi Nhị (Quê hương chúng ta), Xuân Diệu (Các cháu đi sơ tán), Chế Lan Viên (Suy nghĩ 1966), Hải Bằng (Phố biển);

Phê bình: Tế Hanh, Hoàng Minh Châu, Phạm Hổ, Bằng Việt (Mấy vấn đề thơ ca chống Mỹ cứu nước);

Trao đổi: nhà thơ Nguyên Hồ trả lời;

Ca dao: Lâm Quang Ngọc (Nhớ ai), Minh Sơn (Con gái đời nay), Linh Kha (Có ngôi sao nhỏ);

Thơ văn đả kích: Lã Vọng (Thằng nào cũng nhất…), Ngòi Chông (Miệng lưỡi giặc Mỹ), Người Lính Gác (Thòng lọng thít cổ Tổng Giôn…), Đào Ngọc Phong (Câu chuyện Mỹ ở Pa-na-ma);

Thơ vui: Đình Liệu (Ngại chi?);

Nghệ thuật: Thục Phi (Một vài ý nghĩ về tranh cổ động tuyên truyền); Ngô Mạnh Lân (Vài suy nghĩ về tạo hình qua phim hoạt họa ‘Mèo con’); Hoàng Châu Ký (Tăng cường ‘tính tuồng’ cho những vở tuồng đề tài mới); Nguyễn Văn Tiên, D. Xuân Huỳnh, Lê Trung Ngôn, Đỗ Như Ích, Vô Xứng (Đồng bào và cán bộ miền Bắc đối với cuộc triển lãm văn nghệ chống Mỹ cứu nước miền Nam Việt Nam);

− Ngày 12 báo Văn nghệ số 172:

Ban chấp hành Hội văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam (Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội);

Truyện ngắn: Lý Biên Cương (Than con gái), Dương Thị Xuân Quý (Chuyện cô Duyền);

Bút ký: Thủy Thủ (Pháo đài trong vườn dừa);

Phóng sự: Bạch Liên (Đến thành phố dệt);

Hồi ký: P.V. (Cùng đến với hai anh);

Thơ: Chí Cao (Khi mùa thu đến), Phạm Ngọc Cảnh (Bờ vui), Vũ Quốc Ái (Gửi sông Hồng), Lê Khắc Thiền (Đường Trường Sơn 1948), Lưu Trọng Lư (Yêu sao!);

Ca dao: Vũ Dự (Yêu sao sức sống quê ta), Xuân Long (Thêm đẹp thêm vui), Nguyễn Đức Mậu (Hành quân qua bản);

Phê bình tiểu luận: Xuân Diệu, Phạm Ngọc Cảnh (Mấy vấn đề thơ ca chống Mỹ cứu nước hiện nay);

Trao đổi: nhà văn Bùi Hiển trả lời;

Thơ văn đả kích: Ngòi Chông (Vẫn miệng lưỡi giặc Mỹ), Người Lính Gác (Lin-đơn Giôn-xơn tên tội phạm số 1; Về vấn đề Việt Nam…), Trần Quốc Minh (Vòng vây… bò);

Thơ vui: Ngọc Tỉnh (Phòng không hay không phòng);

Nghệ thuật: Hà Nghị (Miền Bắc Việt Nam qua ống kính của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Hisaya Konishi); Cù Huy Cận (Nhất định không để cho thời hiện đại hiện nay tuột khỏi bàn tay nghệ thuật của chúng ta); Bùi Duy Ly (Cần có nhiều ảnh chiến đấu tốt);

− Ngày 19: báo Văn nghệ số 173:

Truyện: Vũ Tuyến (Một người thợ đường dây), Thanh Hương (Hương sen), Nguyễn Hải Trừng (Đường dây không dứt);

Phóng sự: Xuân Trình (Tội ác và căm giận),…

Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn (Tiếng hát trên đê), Phạm Tiến Duật (Chuyện lạ gặp trên đường hành quân), Trần Đình Tuấn (Thằng em út), Nguyễn Lê (Mẹ), Trường Giang (Chuyện cũ Lũng Phẩy), Tạ Vũ (Trưa thị xã), Tô Hà (Thư đêm);

Ca dao: Phạm Hiển (Làm theo tiền tiến), Nguyễn Chới (Vẫn là em), Văn Hoài (Lòng thêm căm thù);

Phê bình: Trịnh Xuân An (Một vài suy nghĩ nhân đọc cuốn ‘Phê bình và tiểu luận’ tập 2 của Hoài Thanh);

Thơ văn đả kích: Quốc Trinh (Chúng nó ‘lạc quan’???), Lê Dân (Quà Mỹ, bụng Giôn), Như Đinh (Có khôn tí nào?), Người Lính Gác (Mỹ không thắng bằng không quân);

Nghệ thuật: Xuân Trình (Cất cao tiếng hát sản xuất chiến đấu chống Mỹ cứu nước); Nguyễn Văn Tỵ (Vẽ tranh có chủ đề); Trịnh Mai Diêm (Bước tiến của phim truyện Việt Nam);

Vốn cổ: Tú Nam ghi (Bài ca trăm hoa);

Văn nghệ nước ngoài: thơ: Mác-xen Bơ-rít-la-du, Rumania (Bảng chữ cái cho một trường học buổi chiều, Yến Lan dịch);

− Ngày 24: Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 350 ngày mất nhà văn Tây Ban Nha: Miguel de Cervantes /1547-1616/ tại Hà Nội; nhà văn Đặng Thai Mai Chủ tịch Hội LHVHNTVN, Viện trưởng Viện Văn học, nói chuyện về thân thế và sự nghiệp nhà văn Cervantes.(22)     

− Ngày 26: báo Văn nghệ số 174:

Truyện: Xuân Toàn (Người con gái Bảo Ninh), Nguyễn Lai (‘Người cha’);

Phóng sự: Huỳnh Ngọc Lý (Biển gọi);

Bút ký: Mai Ngữ (Đồng cá);

Thơ: Hữu Thỉnh (Bài thơ về một khúc sông), Công Tạo (Mặt trời), Nhật Minh (Cô tự vệ thủ đô), Hoàng Mai (Cô giáo La Xuyên), Phạm Phú Thang (Hai nhà), Nguyễn Trọng Định (Thăm nhà), Trần Anh Trang (Tình biển cả);

Ca dao: Minh Hiếu (‘Cố gắng’ của tổng Giôn; Giôn chạy đằng nào), Mai Ngọc Thanh (Thuyền em), Lương Thái Khoan (Bốn mùa);

Phê bình, tiểu luận: Nguyễn Hoàng (Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Rumani George Coşbuc, 1866-1918), Huyền Kiêu (Đọc thơ của các bạn thơ trẻ ngành đường sắt), T. Đ. (Cái gọi là “khủng hoảng của tiểu thuyết” trong văn học phương Tây);

Trao đổi: nhà thơ Xuân Miễn trả lời;…

Điểm sách: Vũ Mai (‘Đêm tàn Bạch ốc’, tập thơ ca tấu chống Mỹ, nhiều tác giả, Sở Văn hóa Hà Nội xb.), Thái Ly (‘Thêu cờ chiến thắng’, tập thơ, ca dao, Cục Chính trị quân khu Tây Bắc xb., 1966);

Thơ văn đả kích: Phú Sơn (Hội gật), Nguyễn Truy Kích (Họ ‘đế’ Hoa Kỳ muôn vẻ), Người Lính Gác (Chế độ Sài Gòn tiến gần đến thảm họa; Cố làm ra vẻ dân chủ…), Hàm Minh (Mồm ngang lưỡi ngược);

Thơ vui: Pháo Thủ (Thương thay cho chiếc xe công);

Nghệ thuật: Nguyễn Đức Côn (Múa và hát là linh hồn của nghệ thuật chèo), Quang Huy (Những thước phim tài liệu chống Mỹ cứu nước), Phi Hoanh (Thể hiện người anh hùng chiến sĩ trong tranh tượng);

Văn nghệ nước ngoài: thơ Iosif Noneshvili, Gruzia, LX. (Bài hát ca ngợi Nguyễn Thị Định, Thúy Toàn dịch);

− Trong tháng 8: Tạp chí Văn học số 8/1966 (s. 80):

Tầm Vu (Sự phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam qua ba áng văn: “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”);

Phan Hồng Giang (Chế Lan Viên với tập “Những ngày nổi giận”);

Trao đổi ý kiến về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật: Tô Hoài (Bước phát triển mới của thể ký), Trần Cư (Ký có cần hư cấu như truyện không?), Chế Lan Viên (Hãy xây dựng một nền văn học cân đối và toàn diện), Vũ Đúc Phúc (Bàn về thể ký trong văn học từ Cách mạng tháng Tám đến nay);

Hội nghị bất thường nhà văn Á-Phi (Nghị quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam);

Đỗ Đức Dục (Đông-ky-sốt bất hủ);

Hồ Sĩ Vịnh (Mấy đặc điểm về nghệ thuật bút ký đả kích của M. Gorki trong ‘Những cuộc phỏng vấn của tôi và ở Mỹ’…);

Tư liệu tham khảo (Về thể ký);

Đọc tác phẩm: Trúc Thủy (“Mỹ cút đi”), Diệp Minh Tuyền (“Tiếng gà gáy”), Nguyễn Mai (“Chiến thắng”), Hoàng Liên (“Fô-ma Go-rơ-đê-ép”);

P.V. (Các bạn viết trẻ ở Hải Phòng bàn về thể ký);

− Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 8/1966 (s. 116):

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lời kêu gọi);

Truyện ngắn: Bùi Hiển (Trận mở đầu), Từ Bích Hoàng (Người con gái Châu Yên), Chu Văn Mười (Trận địa hậu phương), Anh Hoàng (Cuộc chiến đấu còn tiếp tục);

Bút ký: Nguyễn Trọng Oánh (Dưới một góc trời Hà Nội), Nguyễn Chí Trung (Đánh tăng), Lê Tấn (Hàm rồng);

Ghi chép: Nam Hà (Chuyện của ký ức);

Những đoạn văn ngắn: Nguyễn Vịnh, Ngọc Đoàn, Mai Lâm;

Thơ ca: Thanh Tịnh (Tổ quốc đã ra lệnh!), Nguyễn Xuân Sanh (Đường lên bát ngát Cha Lo), Lưu Trùng Dương (Bài hát của Trường Sơn), thơ ca dân tộc Kha-tu (A Vuôi, T.N.T. phỏng dịch), Xuân Diệu (Phá ngụy quyền), Khánh Vân (Nhịp cầu tôi yêu), Lương Sĩ Cầm (Lại thắng đêm nay), Hải Bình (Tổng Giôn lẩy Kiều);

Ca dao: Phan Văn Quý (Lúa), Phạm Hùng (Về thăm thầy giáo), Nguyễn Văn Dinh (Cô Tấm ngày nay), Phan Sĩ Đản (Ruộng bèo), Nguyễn Chương (Đường về nhà em), Lê Hồ Bạn (Giấc ngủ bên rừng), Nguyễn Công Dân (Bầu sai);

Nghiên cứu-phê bình: Hồ Phương (Vài ý kiến về viết người thật việc thật); Nhị Ca (‘Những ngày nổi giận’ của Chế Lan Viên, tập bút ký giàu sức chiến đấu); Hoàng Thanh (‘Nổi gió’, bước tiến mới của ngành phim truyện);

Truyện dài: Kim Kính Mại, T.Q. (Bàng đỏ núi Nam Nhạc, bản dịch);

Tháng 9:

− Ngày 2: báo Văn nghệ số 175:

P.V. (Nhà văn Trần Đình Vân, trưởng đoàn đại biểu Hội văn nghệ giải phóng miền Nam đến thăm Viện Văn học);

Truyện ngắn: Hoài Vũ (Chim quyên), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Khuê), Vũ Thị Thường (Vợ chồng chị đội trưởng);

Ký sự: Vũ Hữu Ái (Lá rừng);

Thơ: Sóng Hồng (Đi xe nước; Tin chiến thắng; Ở căn cứ địa Việt Bắc; Đi họp; Đọc thơ Ức Trai; Thăm khu gang thép Thái Nguyên), Tế Hanh (Bay lên), Đào Ngọc Phong (Trên đường Trần Phú), Bài Tài Đoàn (Nơi đất anh hùng), Lò Văn Cậy (Hạt tình);

Ca dao: Minh Sơn (Mời thăm quê anh), Huyền Tâm (Đòn đầu; Trả lời sao đây);

Nghị luận: Sóng Hồng (Một vài ý nghĩ về thơ);

Trao đổi: Đắc Nhẫn trả lời;

Thơ văn đả kích: Phùng Lê (Trò hề bầu ma), Phú Sơn (Kỷ lục mới), Ngòi Chông (Ngài tổng Giôn hay là lão thầy bói sáng), Người Lính Gác (Bí rì rì; Cái tài của Oét…) Phú Xuân (Thử nghề du côn);

Thơ vui: Định Thị Huyền (Hỏi khờ hay khôn);

Nghệ thuật: Nguyễn Vân Trang (Tượng nhỏ trang trí bằng gốc sắn), Chân Quốc Kỳ (Ảo thuật có nội dung), Trung Sơn (Xem phim ‘Bình mình trên rẻo cao’),…

Văn nghệ nước ngoài: thơ Ben-đi-li Mô-lô-chu, Nigiêria (Gửi đến mặt trời năm mới, Nguyễn Trân dịch);

− Ngày 9: báo Văn nghệ  số 176:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: P.V. (Họp mặt lớn giữa những ngày chiến đấu, tường thuật), Đặng Thai Mai (Văn nghệ cả nước hãy siết chặt đội ngũ, nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, ra sức góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược,- báo cáo); Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam (Tuyên bố);

Truyện ngắn: Huyền Kiêu (Ông cố 94 và O cháu gái), Đoàn Giỏi (Tràng súng ngắn);

Truyện vừa: Nguyễn Minh Châu (Còn tàu sắp ra khơi, trích Cửa sông);

Ký sự: Vũ Bão (Muối Hải Thịnh);

Thơ: Xuân Thi (Vườn mẹ), Lữ Huy Nguyên (Tiếng đàn), Nguyễn Xuân Lâm (Tôi là pháo thủ), Võ Văn Trực (Phố vắng), Nguyễn Đình Hồng (Trên đèo Mụ Giạ), Xuân Niên (Anh trắc địa);

Ca dao: Minh Hiệu (Gan gà, gan Mỹ), Huy Tá (Anh đến thăm nhà), Phạm Văn Khuyến (Cha con);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Không lực USA bất lực rồi), Lã Vọng (…Còn được mở mang!), Bút Tiến Công (Lý sự của thằng kẻ cướp), La Vân (Thiếu niên du kích);

Thơ vui: Linh Kha (E ‘tong’ có ngày);

Nghệ thuật: Xuân Thương (Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong phim tài liệu của quân đội), Nguyễn Phước Sanh (Dựng tượng trong thời chiến),…

Văn nghệ nước ngoài: thơ Y-li-a Ban-đô-gi-ép, Bun-ga-ri (Lời tuyên bố, Đình Côn phỏng dịch), Min Iuen Tsun, Triều Tiên (Gửi Việt Nam chiến đấu, Thúy Toàn dịch);

− Ngày 16: báo Văn nghệ số 177:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Trình Đình Vân (Nhân dân miền Nam anh hùng đang làm nên những sự việc long trời lở đất, tạo ra những chất liệu phong phú nhất để văn nghệ sĩ chúng tôi xây dựng nên tác phẩm của mình,- tham luận), Nông Quốc Chấn (Để có nhiều tác phẩm và văn nghệ sĩ các dân tộc trong công cuộc chống Mỹ cứu nước,- tham luận), Xuân Thiêm (Cần có nhiều tác phẩm xứng đáng hơn nữa với quân đội nhân dân anh hùng chúng ta,- tham luận), Đặng Thai Mai (Văn nghệ cả nước hãy siết chặt đội ngũ, nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thiêng liên của Hồ Chủ tịch, ra sức góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tiếp);

Truyện ngắn: Đoàn Giỏi (Tràng súng ngắn, tiếp);

Bút ký: Trần Lê Văn (Đồng làng Thón Mật), Ngô Quân Miện (Đắp trận địa), Nguyễn Hải Trừng (Chiến thắng xong, ta xây lại những lâu đài);

Ký sự: Trần Ngọc Thanh (Ở một kho thóc);

Phóng sự: Hồng Vũ (Bọn giết người sẽ phải đền tội);

Thơ: Nguyễn Hữu Phách (Chiến thắng bệnh lúa vàng lụi), Tân Trà (Bác xã viên và con gà sống), Ngô Văn Phú (Người ở lại), Xuân Hoàng (Miền Tây Quảng Bình);

Đọc sách: Lưu Văn Bổng (Nhân vật anh hùng trong ‘Lòng bạn’); Vương Trí Nhàn (‘Anh có về thăm’, tập thơ của Hoàng Minh Châu, Nxb. Văn học, 1966);

Trao đổi: Đinh Đăng Định trả lời;

Thơ văn đả kích: Vũ Mộng Bảng (Tiếng than của tổng cướp), Lê Xung Kích (Cái mồ và thằng kẻ cướp), Người Lính Gác (Sự nghiệp tan ra mây khói; Kẻ nào là tội phạm…),

Thơ vui: Nguyễn Quốc Văn (Có cầu đi bương);

Nghệ thuật: Nguyễn Huy Hoàng (Suy nghĩ về việc thể hiện con người mới trong ảnh), Yên Nguyên (Phim Việt Nam ở nước ngoài)…

Văn nghệ nước ngoài: Ac-măng Gat-ti, Pháp (Những tiếng nói bạn bè);

− Ngày 23: báo Văn nghệ số 178:

Hội nghị mở rộng của Ủy ban liên lạc với các nhà văn Á−Phi của Liên Xô ra Tuyên bố về Việt Nam;

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Trần Văn Cẩn (Vào sâu cuộc sống vẽ nên những hình tượng đẹp đẽ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta,- tham luận), Học Phi (Viết về những anh hùng của chúng ta,- tham luận);

Truyện ngắn: Lê Vĩnh Hòa (Những người cùng xóm), Nguyễn Kế Nghiệp (Người lái ca nô);

Ký sự: Lê Thị Bi (Những người phụ nữ trên Côn Đảo);

Hồi ức: Nguyễn Văn Mười (Những hình ảnh hãy còn nhớ mãi);

Thơ: Chim Trắng (Tên em rực rỡ vô cùng), Thanh Quế (Đôi bạn ấy), Chu Thăng (Người tuần đường đêm), Thủy Nguyên (Bước đầu tiên), Lương Sĩ Cầm (Tiếng hát cây mù u), Đào Ngọc Chung (Hồ chứa nước Suối Hai);

Ca dao: Phan Hữu Hưỡng (Mùa khô… mùa bại), Nguyễn Đình Căn (Nhầm);

Phê bình: Tô Hoài (Quanh vấn đề viết cho thiếu nhi hiện nay);

Điểm sách: Hoàng Trần Vũ (‘Đội thiếu nhiên bí mật’, truyện, Nguyễn Lộc, Nxb. Kim Đồng);

Trang thiếu nhi: thơ: Võ Quang Thiều (Chú cháu), Định Hải (Cây đa), Dương Lan Hai (Khói); truyện ngắn: Văn Thiên (Giấc ngủ);

Thơ văn đả kích: Nguyễn Đình (Trăm năm chưa thấm vào đâu), Búa Đanh (Văn điếu sư đoàn ‘không vận’ Mỹ), Bút Tiến Công (Bạn đồng minh mới của lũ cướp hiện đại), Người Lính Gác (Lộ tẩy cái trò quỷ thuật), Phú Xuân (Một buổi chiếu phim đặc biệt);

Thơ vui: Trần Chiến Thắng (Túi ‘Phòng không’);

Nghệ thuật: Tú Ngọc (Những bài hát chống Mỹ của Đỗ Nhuận), Chương Dương (Về sự chuyển hướng sân khấu múa rối), Quốc Châu (Béc-cơ với những buổi tập kịch),…

Văn nghệ nước ngoài: Boris Polevoi, LX. (Cuốn truyện ra đời trong khói lửa);

− Ngày 28: Cuộc họp của Ủy ban Nhi đồng trung ương và Hội LHVHNTVN mở cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật cho thiếu nhi; ban chỉ đạo cuộc vận động sáng tác do Nguyễn Khánh Toàn làm Trưởng ban.(23) 

− Ngày 30: báo Văn nghệ số 179:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Đỗ Nhuận (Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đang và sẽ đóng góp xứng đáng với thời đại anh hùng của chúng ta,- tham luận), Nguyễn Cao Luyện (Phục vụ kịp thời nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất, chuẩn bị cho công cuộc xây dựng mai sau,- tham luận);

Truyện ngắn: Vi Thị Kim Bình (Đêm giao thừa), Đinh Phong Nhã (Những cánh rừng chưa tới), Đỗ Chu (Đường qua nhà);

Bút ký: Bá Dũng (Bom nổ chậm);

Ký sự: Lê Lựu (Những người đi nối mạch cầu);

Thơ: Xuân Diệu (Cung đường 31), Nắng Hồng (Gửi bạn Bắc Kinh), Hà Quảng (Bài học ngoài trời), Phạm Tiến Duật (Chú Lư phố Khách), Trúc Chi (Một đêm ở Khu du kích Thanh Hóa), Thanh Giang (Nhớ), Triều Ân (Cô gái Tây trên bản Mèo);

Đọc sách: Nguyễn Viết Duệ (‘Lời sông núi’, một tập thơ mang nhiều rung động của Hải Phòng), Hoa Hồng (‘Những cô gái mở đường chiến thắng’ của Hoàng Trọng Kiệt, Nxb. Phổ thông), Hiền Phương (‘Mở đường’, bút ký của nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Con đà điểu Giôn-xơn), Ngòi Chông (Lừa bịp bịp lừa), Người Lính Gác (Từ tủ kính Huê Kỳ đến cửa kính Mỹ), Trần Anh Vinh (Lỗ to);

Thơ vui: Vũ Mộng Bảng (Khó mong có nhà);

Nghệ thuật: Văn Giáo (Về với các chiến sĩ cao xạ pháo), N.T. (Thiếu niên miền Nam), Nguyễn Kim (Bộ phim nghệ thuật màu sử thi ca, múa, nhạc ‘Đông Phương hồng’), Nguyễn Trọng Oánh (Nghĩ về thơ), Ống Kính (Ngôn ngữ điện ảnh: Cảnh ước lệ cỡ to nhỏ của đối tượng được quay phim);

Văn nghệ nước ngoài: thơ Lan-Bốt-San, Tiệp Khắc (Hạnh phúc của ta, Kim Thư dịch);

− Trong tháng 9: Tạp chí Văn học số 9/1966 (s. 81):

Vũ Ngọc Phan (Tinh thần chống xâm lăng của người phụ nữ qua ca dao Việt Nam xưa và nay),

Cao Huy Đỉnh (Đối đáp trong ca dao trữ tình),

Hà Châu (Cách so sánh trong ca dao ngày này),

Đặng Văn Lung (Những người sáng tác ca dao ở nông thôn hiện nay),

Thạch Phương (Đọc “Dân ca miền Nam Trung Bộ”),

Thành Duy (Mấy suy nghĩ nhân đọc ‘Vào lửa’ của Nguyễn Đình Thi),

Vũ Đức Phúc (Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn),

Nguyễn Đức Đàn (Bàn về một số đặc trưng của khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Việt Nam trước Cách mạng);

Trao đổi ý kiến về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật: Hồ Ngọc (Mấy suy nghĩ về việc viết kịch về người thật việc thật), Phan Hồng Giang (Góp ý kiến về vấn đề nâng cao chất lượng ghi chép hồi ký);

Trần Nghĩa (Để hiểu thêm Từ Hải hay từ Từ Hải trong lịch sử đến Từ Hải trong văn học);

Tư liệu tham khảo về thể ký: Lục Hạo, TQ. (Vài suy nghĩ về văn học báo cáo, bản dịch);

Sưu tầm (Trường ca Y Thoa của dân tộc Ê đê);

Tin tức: P.V. (Ban vận động thành lập Hội văn nghệ dân gian Việt Nam họp phiên đầu tiên); 

− Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội số 9/1966 (s. 117):

Truyện ngắn: Giang Nam (Trái lựu đạn da láng), Hồng Hạnh (Mùa thi), Vũ Cao (Từ một trận địa), Bùi Bình Thi (Những người thân yêu);

Bút ký: Thủy Thủ (Lúa xanh cánh đồng Ấp Bắc), Xuân Sách (Hải Phòng hậu phương − Hải Phòng tiền tuyến);

Ký sự: Xuân Thiều (Gặp những người con gái quê hương);

Những đoạn văn ngắn: Lương Sơn (), Lang Rừng ();

Thơ ca: Sóng Hồng (Diệt phát xít; Tin chiến thắng; Chiến thắng Đông Khê), Huy Thông (Cái Én), Nguyễn Trọng Oánh (Anh chính trị viên), Võ Văn Trực (Cửa tam quan), Nguyễn Trọng Định (Nước vối quê hương), Lữ Huy Nguyên (Kỷ niệm về cành ngụy trang), Phùng Lê (Cao Cầy mách nước, thơ đả kích);

Ca dao: Hải Bằng (Chiếc võng rừng), Thu Sơn (Ta vẫn hợp đồng), Nguyễn Văn Chương (Xong trận đánh), Nghiêm Đa Văn (Hoa sen), Phạm Quang Minh (Hoa trận địa), Bùi Kim (Qua sông);

Nghiên cứu−trao đổi: Bội Lan (Xem phòng triển lãm ‘Văn nghệ chống Mỹ cứu nước miền Nam Việt Nam’); Xuân Thương (Hình tượng những chiến sĩ ‘Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược’ trong phim tài liệu của xưởng phim Quân đội), Thanh Tịnh (Tờ báo Sống);

Tháng 10:

− Ngày 1: Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam VN, soạn giả ca kịch cải lương Trần Hữu Trang qua đời tại Suối Cây vùng Sa Mát, Nam Bộ, sau một trận ném bom của máy bay Mỹ.

− Ngày 7: báo Văn nghệ số 180:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Tô Hoài (Thực sự, mỗi người viết là một người chiến đấu,- tham luận), Nguyễn Văn Nghĩa (Làm tốt việc giáo dục thiếu niên nhi đồng là một biểu hiện tính hơn hẳn của chế độ ta,- tham luận), Đinh Đăng Định (Cần phát triển phong trào nhiếp ảnh không chuyên nghiệp thật rộng rãi,- tham luận);

Truyện ngắn: Võ Bá Trí (Giọt máu);

Chèo một màn: Trần Huyền Trân (Lửa Hà Nội);

Phóng sự: Bùi Minh Quốc (Một đại đội pháo ở Phu Luông);

Ký: Nguyễn Tuân (Một quan hai Mỹ chết hụt vì mù lòa dốt địa lý Việt Nam);

Thơ: Tạ Vũ (Người pháo thủ không số của Thủ đô), Trang Nghị (Chiều Thủ đô), Lưu Quang Vũ (Phố huyện), Quốc Anh (Cam đầu mùa), Hoàng Minh Châu (Người trực chiến);

Ca dao: Nguyễn Huy Kính (Đêm chống lụt), Nguyễn Uyển (Nước reo), Vũ Dự (Anh công nhân đường dây);

Phê bình: Thúy Toàn (Shota Rustaveli và ‘Chàng dũng sĩ khoác da hổ’,- nhân kỷ niệm 800 năm sinh Shota Rustaveli, 1172-1216, nhà thơ Gruzia);

Trao đổi: nhà văn Hồ Phương trả lời;

Điểm sách địa phương: Người Đọc Sách (‘Những người dũng cảm thắng Mỹ’, tập 1, Ty Văn hóa, Ban vận động thành lập chi hội Văn nghệ Nghệ An xb.; ‘Bông hoa hai giỏi’, Hội sáng tác văn nghệ, Ty thông tin Quảng Bình xb.; ‘Pháo đài Hà Nội’, Sở Văn hóa Hà Nội xb.; ‘Chuyện một người mẹ’‘Con đường sống duy nhất’, hồi ký cách mạng, Chi hội văn học nghệ thuật Hải Phòng xb.; ‘Con người quê ta’, 2 tập, Ty Văn hóa Hà Tĩnh xb.);

Thơ văn đả kích: Lã Vọng (Giôn hộc máu mồm; Lính ‘Tầu vét’), Bút Tiến Công (Tổng Giôn bí, tổng Giôn vấn kế), Người Lính Gác (Phong bì mới nhưng chẳng có gì mới; Thằng nọ vá mồm thằng kia,…);

Thơ vui: Trần Hoan (Ông ‘thời chiến’), Thu Hà (Một phát năm tên);

Nghệ thuật: Phạm Viết Song (Bước tiến mạnh của phong trào vẽ tranh không chuyên nghiệp), Vũ Năng An (Phim Việt Nam và vấn đề Việt Nam trong phim)….

Văn nghệ nước ngoài: thơ Éc-hác Séc-nô, Đức (Một bài ca của lính thủy đánh bộ Mỹ, Đỗ Quyên phỏng dịch), Vi-lay Kẻo-ma-ni, Lào (Hai anh em sinh đôi, Ngô Thế Oanh dịch);

− Ngày 10: Thành lập Chi hội văn học nghệ thuật thành phố Hà Nội.(24)

− Ngày 14: báo Văn nghệ số 181:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Trà Giang (Quyết tâm mạnh mẽ của toàn thể những người làm công tác điện ảnh Việt Nam,- tham luận);

Truyện ngắn: Mạc Tấn (Nhìn thẳng), Mạc Phi (Bông sen trắng), Lê Vân (Viên đạn);

Chèo: Trần Huyền Trân (Lửa Hà Nội, tiếp, hết);

Phóng sự: Ngô Văn Phú (Trực chiến);

Trang thơ: Đỗ Thị Lan (Nhớ ơn cán bộ A Tê Hồ), Nguyễn Thái Vận (Lá thư gửi anh), Quế Anh (Người con gái đó là ai), Khánh Vân (Em là huệ trắng), Xuân Quỳnh (Lòng yêu Hà Nội), Nguyễn Viết Lãm (Hai năm), Lâm Quang Ngọc (Chúng tôi lên đường);

Ca dao: Linh Kha (Biết còn sánh kịp), Phan Văn Khuyên (Sao đành), Liên Giang (Lại vừa lòng nhau), Nguyễn Ái Mộ (Bây giờ), Mạnh Chinh (Tôi đâu có già);

Giới thiệu: Đào Xuân Quý (Đọc thơ Pushkin trong tiếng Việt);

Điểm sách: Bông Trang (‘Bên bếp lửa’ của Xuân Toàn, Nxb. Lao động), Hoài Hương (‘Cô hoa nụ’, Sở văn hóa Hà Nội xb.), Vũ Mai (‘Xóm nhà thờ’ của Đào Vũ, Nxb. Phổ thông);

Trao đổi: nhà thơ Nông Quốc Chấn trả lời;

Thơ văn đả kích: VN. (Bước sa đọa của Steinbech, văn sĩ Mỹ), Bảo Xuyên (Một chị bắn tỉa khiếp vía Mỹ một sư);

Thơ vui: Nguyễn Quốc Văn (Bao giờ);

Nghệ thuật: Bùi Quang Nam (Vài ý kiến về tranh, tượng công nhân), Trương Qua (Bước phát triển của phim hoạt họa Việt Nam), Ống Kính (Di động máy quay phim: Lia)…

Văn nghệ nước ngoài: M.D.K. dịch (Lời kêu gọi của 3.000 nhà hoạt động văn hóa Mỹ, Phải tẩy chay chính phủ Mỹ, Hành động của người Mỹ ở Việt Nam hiện nay không khác hành động của bọn Hít-le); thơ Blaga Dimitrova, Bulgaria (Đứa con gái của mẹ, Xuân Diệu dịch);

− Ngày 21: báo Văn nghệ  số 182:

Hội nghị BCH mở rộng Hội LHVHNT Việt Nam: Phạm Ngọc Thuần (Văn nghệ và công tác tuyên truyền ra nước ngoài,- tham luận);

Truyện ngắn: Nguyễn Minh Lang (Một chuyện của Sài Gòn), Lê Đại Thanh (Anh bộ đội và trời sao), Hoàng Bình Trọng (Luồn rừng), Nguyễn Thị Ngọc Hải (Tiếng gọi);

Bút ký: Trang Nghị (Sáng thu ở xưởng đóng tàu), Huỳnh Ngọc Lý (Hải Phòng chiến thắng);

Ký sự: Nguyễn Thọ Sơn (Trong rừng cống hang);

Phóng sự: Hoàng Thượng Khanh (Ngôi sao trên biển);

Thơ: Vĩnh Mai (Thời lời Bác gọi), Tế Hanh (Cái chết Nguyễn Văn Bé), Trần Đình Tuấn (Nhớ ngày tháng Tám), Vân Long (Đọ sức), Trịnh Hoài Giang (Trên bến phà Rừng);

Ca dao: Minh Hiệu (Ngoan), Bùi Xuân Thu (Trưa hè);

Đọc sách, điểm sách: Ly Yên (‘Quê hương chiến thắng’, tập thơ, ca dao, nhiều tác giả, Hội sáng tác văn nghệ Quảng Bình), Vương Mỹ (‘Giữ đẹp trời quê ta’, tập thơ, nhiều tác giả, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh phòng không và không quân nhân dân Việt Nam xb.);

Thơ văn đả kích: Đức Quang (Kết quả hai năm leo thang), Búa Đanh (Cờ tàn, tốt lụi, phới mau thôi!...’), Ngòi Chông (Một chuyến viễn du và một hội nghị);

Nghệ thuật: Nguyễn Đức Kôn (Xem ‘Đêm kịch công nhân’ của đoàn kịch nói Hà Nội), Nguyễn Trân (Một cây bút vẽ tranh cổ động có triển vọng);…

Văn nghệ nước ngoài: tạp văn Lỗ Tấn, TQ. (Quen với đêm trường, Tự giễu mình, Hoàng Trung Thông dịch);

− Ngày 28: báo Văn nghệ số 183:

Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội LHVHNT Việt Nam (Phát biểu nhân dịp thành lập Chi hội văn nghệ Hà Nội, 10/10/1966);

Kịch một màn: Bế Dôn (Bố con ông Khoàn và cây súng);

Ký sự: Tô Hà (Đường về đơn vị), Xuân Toàn (Đường tiến quân);

Bút ký: Xuân Diệu (Hòa bình gắn với độc lập tự do), Thanh Châu (Quế Thường Xuân);

Thơ: Lạc Dương (Bắc Thái anh hùng), Triều Ân (Người xã viên gái), Ngô Bá Tụ (Đường vào chợ), Lê Hường (Nhớ rừng), Thạch Quỳ (Đất), Quế Anh (Đến tân trường), Vũ Thiêm (Tiễn con lên đường),

Ca dao: Vũ Mộng Bảng (Đổ đi), Hoàng Thân (Có ta có mình), Nguyễn Đình Để (Ước gì);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Hội nghị ma-ni), Lã Vọng (Găng-tơ ‘cầu nguyện’), Bút Tiến Công (Treo đầu dê bán thịt chó), Người Lính Gác (Tổng Giôn viễn du ký), Điện Quang (Một mạng hy sinh đổi trăm quân địch);

Thơ vui: Trần Quốc Minh (Trái mùa);

Phê bình: Hồng Chương (Vài ý kiến về con người trong thơ Sóng Hồng);

Trao đổi: Văn Ký trả lời;

Nghệ thuật: P.V. (Ký họa miền Nam tâm tình miền Bắc); Nậm Lây (Một trăm ngày đi thực tế vào Tây Bắc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định); Ống Kính (Ngôn ngữ điện ảnh: Các loại cảnh),…

Văn nghệ nước ngoài: Sara Lidman, Thụy Điển (Việt Nam là trái tim của chúng ta, trái tim nhức nhối), Leon Ferari, Argentine (Nghệ thuật giúp tôi phỉ nhổ chính sách bạo tàn của Hoa-Thịnh-Đốn);

− Trong tháng 10: Tạp chí Văn học số 10/1966 (s. 82):

P.V. (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam quyết định phương hướng nhiệm vụ mới);

Trần Đình Vân (Quá trình viết “Sống như Anh”),

Nguyễn Văn Hạnh (Mấy ý kiến về tập tiểu luận ‘Công việc của người viết tiểu thuyết’ của Nguyễn Đình Thi);

Mai Quốc Liên (Trời xanh biếc nơi đầu tuyến lửa);

Nguyễn Đăng Mạnh (Vài nét giới thiệu văn thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh);

Đặng Thai Mai (Về thành tích của sân khấu Trung Quốc mấy năm qua);

Trao đổi về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật: Kim Kỷ (Thêm một vài ý nhỏ về thể ký), Nguyễn Kim Hoa (‘Hư’ và  ‘thực’ với giá trị của thể ký),

Đọc tác phẩm: Diệp Minh Tuyền (‘Quê hương chiến thắng’), Phúc Hà (‘Nhà tù xanh’),

Tin tức: P.V. (Nhà văn Trần Đình Vân, trưởng đoàn đại biểu Hội văn nghệ giải phóng miền Nam đến thăm Viện Văn học);

− Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1966 (s. 118):

Truyện ngắn: Phạm Minh Hòa (Con rít), Vũ Quý Vinh (Số phận một sĩ quan ngụy quân miền Nam), Vũ Cao (Từ một trận địa), Vũ Mạnh Đoan (Tôi đi bộ đội);

Truyện phim: Phù Thăng, Mai Diêm (Ngọn đèn);

Bút ký: Lê Quốc Minh (Trên chòi cao), Xuân Sách (Vùng chân cầu);

Những đoạn văn ngắn: Mai Vũ (Bến đò), Ngô Quang Tôn (Người học trò cũ), Bùi Hải Đăng (Chiến sĩ biên cương);

Thơ: Chính Hữu (Trận địa Hà Nội), Phạm Đức (Đất), Lưu Quang Vũ (Áo), Lê Anh Xuân (Em gái đưa đò), Giang Tâm (Đêm rừng nghe tin chiến thắng), Kim Nguyên (Mây), Nguyễn Văn Dinh (Qua mộ Nguyễn Viết Xuân), Phạm Hà (Quê em);

Thơ đả kích: Từ Ngôn (Rắc vả mồm Mắc), Huyền Thanh (Cứu tinh của tổng Giôn);

Ca dao: Đào Văn Thắng (Cô văn công), Phạm Bá Sĩ (Quê hương), Xuân Nguyên (Tàu đi), Vũ Ngọc Phác (Hộ đê),Trần Nhương (Gặp em), Huỳnh Đường (Đánh tan giặc Mỹ), Trần Nguyên Đào (Như trăng; Năm canh; Nếu có tấm lòng);

Nghiên cứu-phê bình: Sóng Hồng (Tựa tập ‘Thơ’), Doãn Triều (Nguyễn Văn Trỗi trong lòng các nhà văn nhà thơ thế giới), Xuân Thiêm (Qua một số thơ, văn của các bạn viết trẻ các đơn vị), UB thiếu niên nhi đồng TƯ (Thông báo về cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi);

Văn học nước ngoài: thơ Trung Quốc: Điền Gian (Bài hát ca ngợi tuổi trẻ, Khương Hữu Dụng dịch), Tang Khắc Gia (Việt Nam, ôi đất nước anh hùng, Trường Linh dịch); truyện: Thao-khăm Phôn-vi-hản, Lào (Say-sa-nạ, Thế Nhương dịch);

Tháng 11:

− Ngày 4: báo Văn nghệ số 184:

Truyện ngắn: Tế Nhị Cẩn (Ngã ba đường làng), Phượng Vũ (Đêm về làng);

Ký: Phùng Nhân (Đêm hành quân), Hùng Tấn (Chặng đường gian khổ);

Trần Ngọc Thanh (Tiếng gọi xé lòng), Xuân Trình (Giận xé ruột);

Thơ: Xuân Diệu (Bài thơ tre−bạch dương), Trần Hữu Thung (Bác gọi);

Giới thiệu: Đông Hoài (Vài suy nghĩ tiểu thuyết ‘Người mẹ’ của Maxim Gorki);

Trang thiếu nhi: thơ: Ngô Viết Dinh (Cái loa), Phạm Phú Thang (Về thăm quê bố), truyện ngắn: Huy Khoát (Mười cái kẹo);

Thơ văn đả kích: Lê Quyết Thắng (Tổng Giôn còn là méo mặt), Phùng Lê (Quỷ Giôn khoác áo cà sa), Người Lính Gác (Tổng Giôn viễn du ký; Gánh xiếc Mỹ kiếm… tiền đồ), Bảo Xuyên (Một cuộc đi chơi khá Mỹ);

Thơ vui: Pháo Thủ (A ha! Thực là tế là đây);

Nghệ thuật: Bích Lâm (Đoàn kịch nói Nam Bộ và những ngày phục vụ ở Quảng Bình), Kim Liên (Hoàn cảnh nào cũng diễn), Hà Chân (Về bức tượng đài ‘Cứu quốc quân Bắc Sơn’ của Diệp Minh Châu)…

Văn nghệ nước ngoài: thơ: V. Ki-rin-lốp, LX. (Lênin đến), ký: I. An-đrô-nốp, LX. (Ở Phát Diệm);

− Ngày 11: báo Văn nghệ số 185:

Truyện ngắn: Thụy Vinh (Đất nghịch);

Bút ký: Xuân Trình (Những ngày trả nghĩa cho đất);

Phóng sự: Triều Dương (Xóm nhỏ), Văn Ngọc (Câu chuyện nuôi bê), Lê Tam (Hạt thóc hạt vàng);

Thơ: Dương Tử Giang (Con đường), Thi Nhị (Những hạt giống vui), Đào Xuân Quý (Câu chuyện của đồng chí Đậu), Hoàng Kim Thành (Được mùa), Thế Minh (Những cánh bèo xanh), Đỗ Văn Tín (Mùa về), Thanh Giang (Vào mùa), Bàng Sĩ Nguyên (Cô gái dệt Mường Vang), Hà Quảng (Trăng làng), Tô Văn Giang (Cau), Nguyễn Xuân Thâm, miền Nam gửi ra (Thiên đàng của giặc Mỹ);

Ca dao: Đức Tru (Được mùa), Văn Thường (Thăm bạn cũ), Minh Sơn (Chuẩn bị vụ mùa),

Trao đổi: nhà thơ Anh Thơ trả lời;

Điểm sách: Ng. H. (‘Ngọn cờ Yên Phong’, Nxb. Phổ thông), Trần Văn Gia (‘Những ngôi sao trên đất thành đồng’, Nxb. Kim Đồng);

Thơ văn đả kích: Búa Đanh (Những tiếng sét nổ trên đầu khỉ đột), Lê Quyết Thắng (Tổng Giôn còn là thất điên bát đảo), Đức Loan (Nên công trạng gì), Lê Xung Kích (Đúng giọng yêng hùng… khuyển), Người Lính Gác (Thành phố bị bao vây; Ngụy đả lẫn nhau là điều thường xuyên…), Điện Quang (Cuốc khánh cuốc khẹc, Mỹ mẹt no đòn);

Thơ vui: Đức Loan (Nên công trạng gì?);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Làm nhiều tranh và tượng chống Mỹ cứu nước), Tô Hải (Xiếc Việt Nam được hoan nghênh ở Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ); Xuân Trường (Thương tiếc nghệ sĩ lão thành Tạ Duy Hiển);

Văn nghệ nước ngoài: Joris Ivens, Hà Lan; Cuốc Ste-rân, Đức (‘Các bạn nhất định thắng’);

− Ngày 12: Ban Chấp hành Chi hội văn nghệ Hà Nội họp buổi đầu tiên sau Đại hội thành lập Chi hội để thảo luận về phương hướng, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 1966 và năm 1967; Hội nghị quyết định trong thời gian tới tổ chức nhiều cuộc đi thực tế để tìm hiểu tình hình, đồng thời bố trí một số cây bút cắm sâu vào một số nơi điển hình để viết.(24) 

 

− Ngày 18: báo Văn nghệ  số 186:

Truyện ngắn: Hoài Vũ (Rừng dừa xào xạc);

Bút ký: Trần Hữu Thung (Đạp lửa tiến lên);

Thơ: Quốc Tấn (Gửi em giải phóng quân Ba Tơ), Vân Long (Tiếng nổ chuyền), Chu Điền (Trước lúc hành hình), Văn Đạt (Đếm tàu), Thanh Hoàng (Giữa mùa vui chiến thắng);

Đọc sách: Hoàng Như Mai (‘Bức thư Cà Mau’ của Anh Đức);

Trao đổi: nhà thơ Phạm Hổ trả lời;

Đọc sách, điểm sách: Danh Bình (‘Nhân dân với cách mạng’, Nxb. Phổ thông, 1966), Bông Trang (‘Đường lên’, tập truyện ký, nhiều tác giả, Nxb. Lao động), Vũ Mai (‘Trên những trận tuyến khác nhau’, tập truyện ký, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên);

Trang Nghệ An: ký sự: Quang Huy (Thuyền trưởng thuyền số 6); phóng sự: Văn Thiên (Bắt giặc Mỹ lái máy bay trên mặt biển); thơ: Thạch Quỳ (Gạch vụn thành Vinh), Nguyễn Bùi Vợi (Gửi quê mẹ anh hùng);

Thơ văn đả kích: Tú Mỡ (Cái mặt Giôn-xơn vỡ toác rồi), Lê Quyết Thắng (Lừa, voi tranh ghế; ‘Cuốc hè’ lên gân), Hàm Minh (Tổng Giôn sưng bụng loét hầu), Lê Xung Kích (Cái trò lục đục), Người Lính Gác (Vì và vì; Khó và khó; Mỹ hóa) Tinh Binh (Bố và con);

Thơ vui: Trần Bất Túy (Ông nằm ông nghĩ);

Nghệ thuật: Nguyễn Huy Hoàng (Cần có nhiều ảnh tố cáo tội ác giặc Mỹ); Nguyễn Ngọc (Trường Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam với những bài thi khóa IV, 1962 − 1966), Minh Hiến (Vài ý kiến nhân xem một số điệu múa chống Mỹ);

− Ngày 25: báo Văn nghệ số 187:

Lễ truy điệu nghệ sĩ Trần Hữu Trang: Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội LHVHNT Việt Nam (Điếu văn); nghệ sĩ Nguyễn Phương Danh (Điếu văn); nữ nghệ sĩ Kim Xuân (Điếu văn);

Truyện ngắn: Nguyễn Thành Long (Đêm Mai Châu);

Bút ký: Thủy Thủ (Ba ngày trên vành đai diệt Mỹ);

Phóng sự: Vũ Bão (Một ki-lô-mét vuông);

Thơ: Huy Cận (Chọn giống; Đất liền), Đào Ngọc Chung (Hạt thóc);

Ca dao: Nhân (Vật làm tin), Minh Nho (Năm cô);

Trao đổi: nhà văn Tô Hoài trả lời;

Đọc sách: Anh Tiểu (‘Cây sáo nàng Tane’ của Đ. Sutêriki, An-ba-ni);

Thơ văn đả kích: Minh Hiệu (Chúng dại quanh năm), Lê Quyết Thắng (Mấy cái bi cái bí của tổng Giôn), Bút Chiến (Lốt... lép), Xuân Tùng (Nộm rơm diệt Mỹ);

Thơ vui: Trần Quê (Úi chà!);

Nghệ thuật: Trần Vượng (Thử nghĩ về đặc thù nghệ thuật), Tất Đạt (Phải có mâu thuẫn mới thành kịch); Nguyễn Duyên Hà (Thêm một phòng tranh của các họa sĩ trẻ), Phạm Ngọc Trương (‘Nổi gió’ từ kịch đến phim);

Truyện ngắn: Sidney Du Broff, Anh (Một ‘yêng hùng’ của nước Mỹ, bản dịch); thơ Nê-sét Ka-xô, An-ba-ni (Chào các đồng chí Việt Nam, Huỳnh Huy Phượng dịch);

− Ngày 30: tại Hà Nội, Hội nhà văn VN tổ chức cuộc gặp gỡ nhà thơ Felix Pita Rodriguez, Phó Chủ tích Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Cuba, Chủ nhiệm ban Văn học của Hội Nhà văn Cuba; dự cuộc gặp có: Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Bùi Huy Phồn, Anh Thơ.(25)   

 

 

 

− Trong tháng 11: Tạp chí Văn học số 11/1966 (s. 83):

Đinh Xuân Dũng (Tìm hiểu luận điểm Gorki: ‘Thời đại anh hùng đòi hỏi nghệ thuật anh hùng’);

Hoàng Trinh (Từ bi kịch thời trước đến kịch anh hùng thời nay);

Trương Chính (Nhân đọc cuốn “Phê bình và tiểu luận” tập 2, bàn về cách phê bình của Hoài Thanh);

Nguyễn Bắc (Hãy sáng tác nhiều về Hà Nội, về thủ đô yêu dấu của chúng ta);

Trao đổi về thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật: Nguyễn Huy (Về vị trí của thể ký trong nền văn học của chúng ta);

Đỗ Huy, Phùng Hưng (Quan niệm của chúng tôi về người thật việc thật);

Hoàng Tuấn Phổ (Ký không cần hư cấu);

Nguyễn Đức Đàn (Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển của Nam Cao);

Tầm Dương (Sắp xếp Tú Xương vào giai đoạn văn học nào cho chính xác?);

Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch (Tìm hiểu giá trị hiện thực của “Hoàng Lê nhất thống chí”, một tác phẩm văn xuôi cổ điển);

Đinh Gia Khánh (Cần xác định rõ hơn nữa về giá trị của vè, một thể loại văn học dân gian đầy tính chiến đấu);

Mai Thúc Luân (Kịch của M. Gorki trước Cách mạng tháng Mười và vấn đề hình thành phương pháo hiện thực xã hội chủ nghĩa);

Đọc tác phẩm: Hồ Sĩ Vịnh (‘Xa Mạc Tư Khoa’), Thanh Nguyên (‘Người sông Gianh’)….

− Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội số 11/1966 (s. 119):

Ký: Võ Trần Nhã (Ký sự mặt trận),

Truyện ngắn: I-ri-na Lép-tren-cô, LX. (Tên những người vô danh, bản dịch), Mai Vui (Con gà mái lông sẻ), Tô Hoàng (Câu chuyện ở ga xép), Trung Thảo (Cầu qua sông);

Bút ký: Giang Nam (Đất lửa);

Kịch bản phim: Hữu Mai (Én bạc);

Những đoạn văn ngắn: Trần Chi, Văn Đạt, Nguyễn Đỗ Phú;

Thơ ca: Thanh Tịnh (Nhớ Anh), Trần Nguyên Vấn (Tiếng mìn Nguyễn Văn Bé), Lê Anh Xuân (Về đi anh), Xuân Thiều (Bài ca trên đường ra trận), Phạm Văn Quý (Tiếng em kêu gọi trả thù), Ngọc Điều (Đêm quê hương), Ngô Văn Phú (Người xóm nhỏ), Vũ Quần Phương (Sau giờ trực chiến), Ngọc Minh (Người Xá xuống núi cứu nước), Phạm Ngọc Cảnh (Những đường bay), Cảnh Trà (Những bức ký họa), Thụy Chương (Giặc đến là giặc thua), Phùng Lê (Tổng lừa), Nguyễn Văn Quân (Tổng Giôn tế ‘vong hồn không lực Huê Kỳ’);

Ca dao: Nguyễn Văn Chương (Tài), Phạm Hùng (Mỗi lần ăn trái dừa chiêm), Nguyễn Đức Mậu (Nắng), Xuân Niêm (Chiếc cầu thắng Mỹ), Đàm Quang Khải (Nhớ A Ba), A Phiều (Nhắn);

Nghiên cứu−trao đổi: Vũ An (Chiến sĩ hát và chiến sĩ làm bài hát), Đức Quang (Đọc tập nhật ký thơ ‘Quê biển’), Vương Trí Nhàn (Điểm qua một số bài thơ gây căm thù);

Tháng 12:

− Ngày 2: báo Văn nghệ số 188:

Truyện ngắn: Thượng Văn (Niềm vui thiêng liêng), Ma Văn Kháng (Lá thư người chiến sĩ), Hữu Thành (Đánh giặc lửa), Duy Cương (Hương hoa cam);

Bút ký: Lại Giang (Đêm hành quân), Vĩnh Mai (Diên Hồng của thế kỷ hai mươi);

Thơ: Tế Hanh (Nguyền rủa giặc Mỹ), Nguyễn Thái Vận (Cô giáo bản Mèo), Bùi Thị Ánh Tuyết (Thư anh đến), Nghiêm Đa Văn (Qua trường cũ), Nguyễn Sĩ Chung (Đường liên hợp);

Ca dao: Phan Văn Khuyến (Nghĩa nặng tình sâu), Hoàng Thân (Trường làng);

Phê bình: Khái Vinh (Đọc một số ca dao chống Mỹ);

Điểm sách: Lê Minh Quyến (‘Bài ca chống Mỹ’, tập ca dao, Nxb. Phổ thông); Hồng Diệp (‘Đội du kích thiếu niên Đình Bảng’, truyện, Xuân Sách, Nxb. Kim đồng);

Trao đổi: họa sĩ Phan Kế An trả lời;

Thơ văn đả kích: Lê Xung Kích (Treo ảnh gì?), Người Lính Gác (Theo Giôn, Giôn hộc máu mồm), Phú Sơn (Kết nghĩa ba que), Lê Quyết Thắng (Kế hoạch tự sát của tổng Giôn);

Thơ vui: Văn Khoai (Ông ‘xã’ cảm hàn);

Nghệ thuật: Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận (Xúc cảm chân thực là một yếu tố quan trọng của sáng tác mỹ thuật); Phan Trọng Bằng (Lời ca điệu múa bám sát chiến hào);

Văn nghệ nước ngoài: Phác Tán Vân, Triều Tiên (Gửi sông Thanh Khê, Lê Tiến dịch);

− Ngày 9: báo Văn nghệ  số 189:

P.V. (Hà Nội gọi, cả nước đáp lời);

Đặng Thai Mai (Diễn văn khai mạc Đại hội thành lập Hội văn nghệ dân gian Việt Nam);

Truyện ngắn: Vũ Thị Thường (Truyện chị Ngà), Cao Năm (Câu chuyện về một dòng mương),

Kịch một hồi: Nguyễn Vũ (Đất);

Thơ: Huy Cận (Chung trái tim nhiệt đới; Bài hát đi cấy), Hoàng Vượng (Trên chòi cao), Trương Đức Chính (Ngọn đèn), Nguyễn Văn Chương (Qua nhà gửi trẻ), Đinh Văn Chớ (Mặc áo trắng đẹp hơn mơ);

Ca dao: Nguyễn Hải Lộc (Cái hạn), Nguyễn Hữu Phách (Anh chủ tịch xã);

Phê bình tiểu luận: Hoài Thanh (Việc sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian từ Cách mạng tháng Tám đến nay);

Điểm sách: Hoài Hương (‘Mạch máu’, tập truyện ký của nhiều tác giả, Nxb. Phổ thông), Ng. H. (‘Trái lựu đạn da láng’ của Giang Nam và Phạm Minh Hoa, Nxb. Kim đồng);

Thơ văn đả kích: Lê Quyết Thắng (Giôn cay, Giôn gỡ, Giôn sa lầy), Trắc Bách Diệp (Chum sành chẳng cứu ‘quan ông’);

Nghệ thuật: Hoàng Châu Ký (Vài ý kiến về công tác đạo diễn sân khấu không chuyên nghiệp), Phạm Viết Song (Xem phòng tranh của xí nghiệp Điện Thông), Trần Mộ Đức (Nhóm bảy họa sĩ vẽ tranh đánh Mỹ);

Văn nghệ nước ngoài: F. P. Rodriguez, Cuba (Những người du kích đến, Huy Cận dịch), bút ký Áp-tê-cơ, Mỹ (Hà Nội thấy tận mắt, N.V.V. dịch);

− Ngày 16: báo Văn nghệ số 190:

Truyện: Thế Kỷ (Dương Chí Uyển);

Tiểu thuyết: Nguyễn Thế Phương (Sớm mai, cuộc chiến đấu lại bắt đầu…, trích);

Kịch một hồi: Nguyễn Vũ (Nước);

Bút ký: Nguyễn Trân (Vẽ những người mà ta hằng yêu thương, quý trọng);

Thơ: Chim Trắng (Cù lao anh hùng), Lê Anh Xuân (Dừa ơi), Vũ Quần Phương (Ánh điện Hồ Xá), Khánh Hữu (Ở Việt Nam Tổ quốc chúng tôi);

Ca dao: Như Nhãn (Tre già măng mọc), Phạm Văn Khuyến (Đều là được khen);

Phê bình: Hà Minh Đức (Qua những nhân vật trong truyện và ký của văn học cách mạng miền Nam);

Trao đổi: nhà văn Vũ Tú Nam trả lời;

Điểm sách: B.T. (‘Sài Gòn rực lửa’, tập truyện của nhiều tác giả, Nxb. Lao động), Thanh Phong (‘Người Hà Nội chiến thắng’, tập 1, nhiều tác giả, Sở Văn hóa Hà Nội xb.);

Thơ văn đả kích: Văn Huệ (Còn khá nhiều ngàn chiếc rơi), Lê Quyết Thắng (Hoa Kỳ đi vào ngõ cụt), Lê Dân (Chủ xích cổ đô đô);

Thơ vui: Vỵ Hương (Mời các ông đi đi thôi);

Nghệ thuật: Quang Viễn (Sân khấu Hà Nội và vở cải lương ‘Những người quyết tử’); Hoàng Thanh (Phim ‘Thắng lợi đang chờ’ một biểu hiện của tìnhh hữu nghị chiến đấu Việt-Trung)…

Văn nghệ nước ngoài: thơ: F. P. Rodriguez, Cuba (Những tấm ảnh của Việt Nam là những hình ảnh của thế giới, Xuân Diệu dịch), thơ V. Tru-ma-cốp, LX. (Gửi bạn Việt Nam);

− Ngày 23: báo Văn nghệ số 191:

Truyện: Đinh Phong Nhã (Đầt liền trong kia)

Tiểu thuyết: Nguyễn Thế Phương (Sớm mai, cuộc chiến đấu lại bắt đầu, trích);

Bút ký: Nguyễn Khắc Phê (Ngọn lửa);

Phóng sự: Xuân Trình (Trước mặt tội ác);

Thơ: Nguyễn Nhã (Hoa Liên binh), Nguyễn Thị Bích Dung (Mầm lúa mới), Phạm Ngọc Cảnh (Ông cháu), Lương Sĩ Cầm (Đợi anh lên), Nguyễn Sách (Mười tám cô gái bảo dưỡng đường);

Ca dao: Phạm Phú Thang (Qua làng), Nguyễn Chơi (Không ngờ lại em), Thu Hà (Những o thợ cấy);

Nghị luận: Y Ngông (Cần tăng cường công tác sưu tập, giới thiệu, nghiên cứu văn nghệ dân gian Tây Nguyên hơn nữa, tham luận tại Đại hội thành lập Hội văn nghệ dân gian Việt Nam);

Điểm sách quân đội: Người Đọc Sách (“Từ cây Mút nhét”, Phan Thị Châu Thủy, Nxb. Quân đội nhân dân; “Tiếng hát pháo binh”, tập thơ, nhiều tác giả, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh pháo binh xb.; “Thủ đô chiến thắng”, tập 1, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô xb.; “Thơ ca bộ đội Quân khu bốn”, Cục Chính trị QK bốn xb.; “Hàm Rồng nổi lửa”, tập văn ngắn, nhiều tác giả, Cục Chính trị QK ba xb.; “Trung với Đảng, hiếu với dân”, Nxb. QĐND.; “Chiến sĩ giao liên trên tuyến đầu Tổ quốc”, tập truyện ngắn, Phòng Chính trị Cục thông tin liên lạc xb.);

Trao đổi: nhà văn Bùi Hiển trả lời;

Thơ văn đả kích: Chính Nghĩa (Ác quỷ tụng kinh), Trần Xuân Bạt (Lốt về Huê), Lê Quyết Thắng (Tổng Giôn diễn trò giấu voi đụn rạ), Phú Xuân (Bẫy đánh… trực thăng);

Thơ vui: Xuân Thơm (Đáng phê);

Nghệ thuật: Văn Chung (Ba tháng đi xây dựng phong trào của Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ nhạc), Trung Sơn (Những thước phim về những con người chiến thắng),….

− Ngày 30: báo Văn nghệ số 192:

Văn nghệ (Chào 1967);

Truyện: Nguyễn Kiên (Chân sóng), Đỗ Chu (Phù sa), Huy Phương (Bàn tay và ánh sáng);

Ghi nhanh: Bút Ngữ (Câu chuyện bảy tấn), Tô Hà (Cảm nghĩ về chuyến đi thực tế ở Hải Phòng);

Thơ văn đả kích: Huyền Thanh (Thủ tướng Úc xơi ục), Quốc Trinh (Lữ đoàn 196: Trò hề quân sự!), Lê Xung Kích (Một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng);

Điểm sách: Trần Kỳ (‘Đang đứng trên đầu thù’), Hà Nhân (‘Hà Nội khởi nghĩa’), Hoàng Như Mai (Đọc ‘Tuyến lửa’);

Thơ: Lê Anh Xuân (Đắp pháo đài), Trí Dũng (Lời từ biệt), Nguyễn Hải Trừng (Một chiếc lá cũng góp phần đánh Mỹ), Tế Hanh (Giữa đường công tác gặp em), Hữu Ngơi (Người Vân Kiều không sợ), Nguyễn Viết Lãm (Những cánh chim thơ của đất nước hoa hồng), Thanh Quỳ (Thanh sắc trời ra);

Nghị luận: Trần Bảng (Đã đến lúc đặt vấn đề);

Nghệ thuật: L.N. (Những thước phim từ mạch máu giao thông của Tổ quốc), Xuân Thanh (Triển lãm tranh, tượng của Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam),…

Văn nghệ nước ngoài: thơ Blaga Dimitrova, Bulgaria (Vây giữa tình yêu; Yên tĩnh; Trong đám tro; Đất và trời; Đêm, Xuân Diệu dịch); văn: Peter Weiss, Đức (Luận án về Việt Nam);

− Trong tháng 12: Tạp chí Văn học số 12/1966 (s. 84):  

Lưu Liên (Một vài nét về sự phát triển của bút ký Xô Viết),

Châu Giang, Kỳ Thanh (Ký không được bịa đặt, nhưng được hư cấu),

Trần Mạnh Cường (Người đọc yêu cầu người viết phải tuyệt đối trung thực với người thật việc thật),

Lưu Trọng Lư (Thơ Sóng Hồng);

Nam Mộc (Năm 1965, những nhà thơ Việt Nam đi chống Mỹ),

Hồ Ngọc (‘Đường về trận địa’, một thành công mới của sân khấu chống Mỹ cứu nước),

Hoài Thanh (Một cây bút trẻ nhiều triển vọng),

Vân Thanh (Đọc ‘Thơ ca mẫu giáo’),

Tuấn Nghi (Để đi tới một cái nhìn nhất trí về Tản Đà),

Đỗ Văn Hỷ (Mấy ý kiến về bản dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du),

Lê Sơn (Kỷ niệm 800 năm sinh Shota Rustaveli: Sức sống của một thiên tài);

− Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/1966 (s. 120):

Truyện ngắn: Trần Công Tấn (Ngọn đèn xanh), Nguyễn Duy Thinh (Một đoạn đường chiến tranh), Xuân Thiều (Cửa rừng), Huy Bảo (Ngày hội hằng năm), Nguyễn Văn Khoa (Đồng chí giao liên);

Bút ký: Nam Hà (Bút ký);

Hồi ký: Phạm Ngọc Mậu (Voi đi chiến dịch);

Ghi chép: Thanh Giang (Đơn vị anh Bảy);

Kịch ngắn: Nguyễn Vũ (Nàng bắn lén);

Những đoạn văn ngắn: Thanh Sơn, Phạm Như Hà, Trần Chi;

Thơ ca: Lê Anh Xuân (Ta lại đi chân đất), Xuân Bình (Đôi mắt anh), Nguyễn Xuân Sanh (Một tiếng trống), Canh Trà (Cô gái bản Xa La), Kim Thoa (Thư đêm), Thạch Quỳ (Ông lão khăn đỏ thủ rìu), Trần Bình Minh (Nhãn), Quốc Duyệt (Tâm sự tổ dây trần, thơ độc tấu),

Thơ đả kích: Huyền Thanh (Tổng Giôn leo… leo xuống âm cung), Từ Ngôn (Thập loại chư hầu);

Ca dao: Phạm Thành (Trăng đường quê), Võ Văn Trực (Nhớ người đi xa), Quang Chuyền (Vợ chồng cu gáy),…

Nghiên cứu−trao đổi: P.V. (Chúng tôi viết cuốn ký sự ‘Đại đoàn quân tiên phong’); Văn Đa (Những ký họa từ tiền tuyến lớn);

Trong năm 1966 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Ba đảm đang (tập truyện) Bùi Hiển, Trung Sơn, Đỗ Quảng, Phạm Thanh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1966)

Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện) Nguyễn Quang Sáng (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Cất vó (truyện phản gián) của Đặng Thanh (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Đôi lợn ai mua? (truyện ngắn) của Đặng Minh Lương (H., Nxb. Kim đồng, 1966)

Hòn Đất (tiểu thuyết) Anh Đức (H., Nxb. Văn học, 1966)

Mạch máu (truyện ký) của Văn Huy, Vũ Phạm Chánh, Bàng Thúc Long (H.: Nxb. Phổ thông, 1966)

Người cửa sông (truyện) Đào Vũ (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Người hậu phương (truyện ngắn) của Nguyễn Thị Ngọc Tú (H., Nxb. Văn học, 1966)

Người sông Gianh (tiểu thuyết) của Lê Phương (H., Nxb. Lao động, 1966)

Những người con của Bãi Sậy (truyện) của Trần Dũng Tiến (Hưng Yên, Ty văn hoá Hưng Yên, 1966)

− Phía trước là mặt trận (truyện, ký) Hữu Mai (H., Nxb. Văn học, 1966)

Sài Gòn rực lửa (tập truyện) Thanh Hoài, Hà Ân, Trung Sơn, Hồng Sinh, K.N., Phương Nam (H., Nxb. Lao động, 1966)

− Tiếng gọi (truyện ngắn) của Nguyễn Thành Long (H., Nxb. Phụ nữ, 1966)   

Vào lửa (tiểu thuyết) Nguyễn Đình Thi (H., Nxb. Văn học, 1966)

Xóm nhà thờ (truyện) của Đào Vũ (H.: Nxb. Phổ thông, 1966)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Búa và súng (truyện ký) Hoàng Quốc Việt, Trần Danh Tuyên, Xuân Cang, Hồng Kỳ, Đinh Chương (H., Nxb. Lao động, 1966)

− Bút ký miền Nam (sưu tập) nhiều tác giả (H., Nxb. Văn học, 1966)

Chiến thắng (tập truyện ngắn và ký sự) Huy Phương, Đỗ Quang Tiến, Xuân Khánh, Phương Anh, Xuân Mai, Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Lao động, 1966)

Chim đầu đàn (truyện anh hùng quân đội giải phóng miền Nam Bi Năng Tắc) Anh Đức (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Chúng tôi ở Cồn Cỏ (ký sự) Hồ Phương (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Chuyện một người Mẹ  (hồi ký cách mạng) Lê Minh (Hải Phòng: Chi hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng xb., 1966)

Cô pháp thủ (tập truyện kí về phụ nữ Quảng Bình) Trần Công Tấn (H.: Nxb. Phụ nữ, 1966)

Đèo lửa (hồi ký) nhiều tác giả (H., Nxb. Thanh niên, 1966)

Đường lên (tập truyện ký về 10 phân xưởng lao động XHCN) Nguyễn Hoàng, Hà Ân, Thanh Tùng, Nguyễn Khoát, Xuân Mai, Xuân Toàn (H., Nxb. Lao động, 1966)

Họ sống và chiến đấu (ký sự) Nguyễn Khải (H., Nxb. Văn học, 1966)

Liên khu 5 bất khuất (bút ký) của Thành Nghĩa (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Một lòng theo Bác (hồi ký cách mạng) Chu Văn Tấn, La Văn Cầu, Nông Thị Trưng, Trương Nam Hiến, Việt Dũng (H., Nxb. Văn học, 1966)

Mở đồng (tập truyện ký, bút ký) của Nguyễn Kiên, Thuý Bắc, Hoàng Kiệt, Hoài An, Hoàng Kiệt, Quang Dũng (H.: Nxb. Thanh niên, 1966)

Người con gái Bến Tre (truyện) Phan Thị Như Băng (H.: Nxb. Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Người mẹ cầm súng (truyện anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út) Nguyễn Thi (H.: Nxb. Phụ nữ, Tái bản có sửa chữa, 1966)

Người trinh sát trí dũng song toàn (truyện) Minh Văn (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Nhân dân với cách mạng (hồi ký) Nguyễn Chí Thành, Hữu Mai, Ngọc Tự, Bàng Thúc Long, Xuân Tửu (H.: Nxb. Phổ thông, 1966)

− Những chặng đường chiến thắng (tập ký sự) Văn Lâm, Vũ Phạm Chánh, Trần Hiệp, Minh Chính, Thanh Tùng (H., Nxb. Lao động, 1966)

Những dũng sĩ diệt Mỹ trên núi Thành (tập truyện) Trọng Nghĩa (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

− Những ngày nổi giận (bút ký) Chế Lan Viên (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Những ngày sống gần Bác (hồi ký) Phùng Lê (H., Nxb. Dân tộc Việt Bắc, 1966)

Những ngày sống gần Bác (hồi ký) Nông Thị Trưng (Việt Bắc: Nxb. Dân tộc Việt Bắc, 1966)

Những người đang chiến đấu (bút ký) Giang Nam, Hồng Châu, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Nguyễn Chí Trung, Đinh Phong (H., Nxb. Văn học, 1966)

Tiếng hát từ hỏa tuyến (bút ký) của nhiều tác giả (H., Nxb. Thanh Niên, 1966)

−Tìm đất (ký sự) Sao Mai (H.: Nxb. Văn học, 1966)

− Trên những trận tuyến khác nhau (bút ký, truyện) của Trần Thanh Giao, Lê Thanh Minh, Chu Phú, Mai Thanh, Phạm Minh Thu, Tô Ngọc Quang (H.: Nxb. Thanh niên, 1966)

Tuổi trẻ anh hùng (truyện) Thép Mới, Văn Tùng, Hồng Giang, Nguyễn Đức Sỹ, Trung Chính (H., Nxb. Thanh niên, 1966)

−Tuyến lửa (bút ký, ký sự) Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Đình Thi, Cẩm Thạnh (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Từ không đến có (hồi ký) nhiều tác giả (H., Nxb. Lao động, 1966)

KỊCH BẢN 

Ba cân thóc (kịch nói một màn) Sĩ Thiện (Hà Tĩnh: Ty Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh, 1966)

−Đêm công trường (tập kịch ngắn) Trần Quốc Đông, Đào Sỹ Hưởng, Đỗ Thị Thanh, Huỳnh Công Thức, Kiều Liên Sơn (H.: Sở Văn hoá Hà Nội, 1966)

Kim Đồng  (kịch nói 4 màn; Giải thưởng khuyến khích cuộc thi kịch bản của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 1962) Nguyễn Ánh, Nguyễn Thành (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Ngọn đèn chỉ đường (tập kịch ngắn) Từ Thanh Liên, Thế Kỷ (Hà Tĩnh, Ty văn hoá Hà Tĩnh, 1966)

Người chiến sĩ trẻ (truyện phim) Hải Hồ (H., Nxb. Văn hóa nghệ thuật, 1966)

Trên trận địa (tập kịch, chèo, tuồng, tấu) Văn Hảo, Văn Hồng, Minh Đức, Nguyên Suý, Triệu Sức, Vũ Đảo (Nam Hà: Ty văn hoá thông tin Nam Hà xb., 1966)

THƠ, TRUYỆN THƠ

    −  Anh có về thăm (tập thơ) Hoàng Minh Châu (H., Nxb. Văn học, 1966)

Bút chông (tập thơ đả kích Mỹ) Chu Hà, Lã Vọng, Tú Mỡ, Huyền Thanh, Lê Kim, Song Phi (H., Nxb. Phổ thông, 1966)

Đầu súng trăng treo (thơ) Chính Hữu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Độc lập tự do (thơ) Nguyễn Đình Quý, Nguyễn Khắc Thiện, Mạc Kính Dương, Dương Văn Tấn, Phạm Ngọc Định, Phạm Văn Hy (Ninh Bình: Ty văn hoá Ninh Bình, 1966)

Đứng trên đầu thù (thơ) của Tố Hữu, Nguyễn Trọng Oánh, Thái Giang, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Viết Lãm, Trúc Chi (H., Nxb. Thanh niên, 1966)

Gió từ cánh rừng (thơ) Thái Giang (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Gửi chiến trường chống Mỹ (thơ) Hoàng Tố Nguyên (H.,Nxb. Văn học, 1966)

Hạt giống (thơ) Trinh Đường (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Hãy nhớ lấy lời tôi (tập thơ) của Tố Hữu, Tế Hanh, Xuân Diệu, Giang Nam, Thanh Hải, Vũ Cao (H., Thanh niên, 1966)

Khúc ca mới (thơ) của Tế Hanh (H.,Nxb. Văn học, 1966)

     Mỹ cút đi! (thơ đả kích Mỹ-ngụy) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Ngọn cờ Yên Phong  (diễn ca) Trần Quê (H.: Nxb. Phổ thông, 1966)

Ngọn đèn đứng gác (tập thơ chào mừng chiến công vẻ vang của quân dân miền Bắc) Chính Hữu, Thanh Tịnh, Lưu Trùng Dương,…  (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Người con gái sông Giang (thơ) của Lưu Trọng Lư (H.,Nxb. Văn học, 1966)

Những cô gái kiên cường (thơ, ca, vè chọn lọc) Trần Hoài Nam, Nguyễn Thị Quyên, Trần Hậu Tân, Trần Nhu, Đoàn Thị Hạnh (Hà Tĩnh: Tỉnh hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh xb., 1966)

Quê biển (nhật ký thơ) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Quê hương chiến thắng (thơ, ca dao) của nhiều tác giả (Hội sáng tác văn nghệ Quảng Bình, 1966)

Quê ta anh hùng (thơ ca) của Tố Hữu, Thạch Qùy, Vũ Cao, Nguyễn Thanh Việt, Phạm Hùng (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

− Thêu cờ chiến thắng (thơ, ca dao) của nhiều tác giả (Cục Chính trị quân khu Tây Bắc xuất bản, 1966)

Thơ (sơ tuyển) Sóng Hồng (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Thù muôn đời muôn kiếp không tan (tập thơ căm thù) Tố Hữu, Giang Nam, Tế Hanh, Nguyễn Minh Trung, Chính Hữu, Cao Phương (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Trên mảnh đất của tình thương (thơ) Bàng Sĩ Nguyên (H.: Nxb. Văn học, 1966)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Bí mật con số 5 (tập truyện) Văn Hồng, Lê Phi Hùng, Nguyễn Nhật Tỉnh... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Cậu bé Côn Đu  (truyện, từ miền Nam gửi ra) Trọng Nghĩa (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Chiếc ca-nô (tập truyện) Phong Thu, Phạm Thị Thanh Tú, Dương Thị Xuân Quý, Dương Đình Hy (H.: Nxb. Kim đồng, 1966)

Chiếc huy hiệu Bác Hồ (chuyện kể) Nguyễn Hoài Giang, Văn Hồng, Thanh Tùng... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Chiếc ống nhòm (tập thơ chống Mỹ) Anh Vũ, Trương Đức Chính, Ngô Viết Dinh... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Chiến công đầu (tập truyện) Hoàng Hoan, Văn Hồng, Lê Trân… (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Chuyện người lái xe lửa (tập truyện) Văn Hồng, Nhật Tỉnh, Trần Đình Thuỳ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Cồn Cỏ anh hùng  (truyện dựa theo ký sự "Họ sống và chiến đấu") Nguyễn Khải  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Cơn bão số 4 (truyện) Nguyễn Quỳnh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Dũng sĩ tí hon (truyện Đoàn Văn Luyện, dũng sĩ diệt Mỹ 14 tuổi, huân chương chiến công giải phóng hạng nhì) truyện: Sông Danh; tranh: Đào Thế (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966

Đất rừng phương Nam, T. 2 (tiểu thuyết) Đoàn Giỏi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Đội thiêu niên bí mật (truyện) Nguyễn Lộc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Em bé sông Yên (truyện liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc) Vũ Cận  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Hạt giống đỏ (những mẩu chuyện về gương chiến đấu của thiếu nhi miền Nam do các anh chị trong đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng võ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc kể) Phương Nam ghi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Hoa mùa xuân (tập truyện) Nguyễn Thắng Vu, Định Hải (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Hoa phù dung núi (truyện) Phạm Hữu Tòng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Kể chuyện nông thôn (truyện) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Kim đồng, 1966)

Lớn lên trong đấu tranh (tập hồi ký từ miền Nam gửi ra) Minh Hồng, Hoàng Tùng, Nguyễn Xuân Bắc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Một trận hoả mù (truyện) Viết Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Ngày hội hoa (tập truyện) Trần Ngọc Thanh, Phong Thu, Phạm Lâm... (H.: Nxb. Kim đồng, 1966)

Nguyễn Viết Xuân (truyện ngắn) Văn Ngữ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Những ngôi sao trên đất thành đồng (chuyện kể) Hữu Ái, Nguyễn Thắng Vu, Phương Nam... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Tấm Cám  (cổ tích dân gian VN) Vũ Ngọc Phan kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Thằng Mỹ (trích tập ‘Bức thư Cà Mau’) Anh Đức (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Tiếng máy trên đồng quê (truyện) Hoài Phương (H.: Nxb. Kim đồng, 1966)

Trái lựu đạn da láng (tập truyện ngắn từ miền Nam gửi ra) Giang Nam, Phạm Minh Hoà (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Trận đầu (truyện về trận không chiến đầu tiên của biên đội phi công Trần Hanh) Lê Vân, Huy Toàn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Trong đám mía (tập truyện) Phan Tứ, Võ Trần Nhã (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

***

A Mi Gô (truyện, Vera, Cơ-ban-xơ Kny Xân-Mai-Xte, Đức) Nguyễn Bạch Bích dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Không gia đình, T. 1 - 2 (1878, truyện, Hector Malot, 1830-1907, Pháp) dịch: Huỳnh Lý (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

Vương Kiệt người chiến sĩ ưu tú của giải phóng quân Trung Quốc (truyện và tranh trích ở báo "Nhi đồng thời đại", TQ. số 22-1965)  lời dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1966)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Hô-nô-rê đơ Ban-zăc, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực (chuyên luận) Đỗ Đức Dục (H.: Nxb. Khoa học, 1966)

Nguyễn Huy Tưởng (chuyên luận) Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Nguyễn Trãi (chuyên luận) Trần Huy Liệu (H.: Nxb. Khoa học, 1966)

Phong trào thơ mới (chuyên luận) Phan Cự Đệ (H.: Nxb. Khoa học, 1966)

Thi hào dân tộc Nguyễn Du (tập tiểu luận) của Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Trên đường học tập và nghiên cứu (phê bình, tiểu luận) Đặng Thai Mai (H.: Nxb. Văn học, 1966)

 

 

 

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

− Đảng là ánh nắng mùa xuân vô tận (tập thơ văn) của nhiều tác giả (H., Nxb. Quân đội nhân dân, 1966)

Gái Quảng Bình (tập thơ văn) Tố Hữu, Lê Công Khai, Nguyễn Đình Hồng... (Quảng Bình: Chi hội văn nghệ; Hội phụ nữ Quảng Bình xb., 1966)

Văn nghệ kỷ niệm 26 năm khởi nghĩa Bắc Sơn 1940-1966 (tập thơ văn) Hoàng Văn Thụ, Sóng Hồng, Trần Độ, Chu Văn Tấn, Châu Trường Sơn, Kỳ Tân (Lạng Sơn: Ty văn hoá Lạng Sơn xb., 1966)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Đại Nam quốc sử diễn ca (1870, tác phẩm Nôm, Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái) Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên phiên âm, hiệu đính, chú thích, giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Mùa hái quả (tuyển thơ, Vân Đài, 1903-1964) Anh Thơ giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Thơ miền Nam (các tác phẩm được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu) nhiều tác giả  (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Truyện cổ Ka-tu (sưu tập) nhóm Bùi Văn Nguyên biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Truyện Kiều: Đoạn trường tân thanh (truyện thơ, Nguyễn Du, 1765-1820) Viện văn học biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Truyện ngắn miền Nam, tập 2 (sưu tập) nhiều tác giả (H., Nxb. Văn học, 1966)

Truyện viết cho thiếu nhi  (sưu tập) Nguyễn Huy Tưởng (H., Nxb. Văn học, 1966)

Truyện và ký kháng chiến 1946 − 1954 (sưu tập) Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Bùi Hiển, Minh Lộc, Nguyễn Văn Bổng; Hoàng Như Mai giới thiệu (H., Nxb. Giáo dục, 1966)

−Tuyển tập thơ văn yêu nước chống phong kiến xâm lược. Từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX (biên soạn, dịch thuật) nhóm Đinh Gia Khánh biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1966)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

− Ai là người đáng yêu nhất (bút ký, Ngụy Ngụy, Trung Quốc) Đào Vũ dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Cây sáo nàng Tane (tập truyện, Đ. Sutêriki, Anbani) Hồng Giang dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Chiều trong rừng rậm (truyện ngắn, nhiều tác giả, Mỹ), nhiều người dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Đất cũ người mới (tập truyện, tác giả Đức: Willi Bredel, Fran-xơ Fin-man, Kac-lơ Mun-đxtốc,…) bản dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Đoàn tàu bọc sắt 14 − 69 (kịch bốn hồi tám cảnh, Vơxêvôlốt Ivanốp, Liên xô) Nguyễn Nam dịch (H.: Vụ Nghệ thuật sân khấu, 1966)

Đội cận vệ thanh niên (tiểu thuyết của A. Phađêep, Liên Xô) Bùi Hiển, Nguyễn Văn Sỹ dịch; Trần Thanh Đạm giới thiệu, chú thích (H., Nxb. Giáo dục, 1966)

Hải Yến (truyện, nhiều tác giả, Trung Quốc) Lê Sơn Hinh dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

− Iliat (anh hùng ca cổ của Hômerơ, Hy Lạp) Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Kịch của Ac-tơ Mi-lơ (kịch, Arthur Miler, 1915-2005, Mỹ) người dịch: Trần Đông, Nguyễn Lan (H.: Vụ nghệ thuật sân khấu xb., 1966)

− Người mẹ (tiểu thuyết, M. Gorki, Liên Xô), Phan Thao dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Những người cầm cờ, tập 1 (tiểu thuyết của O. Gôntsar, Liên xô), Vũ Anh dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Những niềm tin (thơ, Bualem Khanfa, Angiêri) Lê Kỳ Anh dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Nữ tu sĩ (tiểu thuyết, Đơ-ni Đi-đơ-rô, Pháp) Nguyễn Ngọc Ban dịch, Tôn Gia Ngân cộng tác (H.: Nxb. Văn học, 1966)

− Ôđixê  (anh hùng ca cổ của Hômerơ, Hy Lạp) Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Sợi xích trắng (tập truyện chống Mỹ cứu nước của Minakami Chưtômu, Harukasu Têchư Ô, Nixinô Tachưkichi, Handa Yôsiyuki, Nhật Bản) Trương Chính, Hồng Dân Hoa dịch (H., Nxb. Lao động, 1966)

− Sự biến tháng 7 (tập truyện của Erskine Caldwell, Mỹ), Lộc Hiền Ngư, Bùi Trinh Vũ dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Thần thoại Hy Lạp  (biên khảo) Nhữ Thành biên soạn (H., Nxb. Văn học, 1966)

− Trái tim chúng tôi bên cạnh Việt Nam (tập thơ của nhiều tác giả), nhiều người dịch, Tế Hanh tuyển thơ, giới thiệu (H., Nxb. Văn học, 1966)

− Thơ trữ tình và hai truyện thơ “Người tù Kapkaz”, “Đoàn người Tsigan” (thơ, truyện thơ, A. Pushkin thơ Nga), Hoàng Trung Thông, Thúy Toàn, Hoàng Yến dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

− Tuyết đầu mùa (truyện của nhiều tác giả, Triều Tiên), Thiên Lý dịch (H., Nxb. Văn học, 1966)

Truyện kỳ lạ trong phòng khách (kịch của G.H. Laoxơn, Mỹ) Nguyễn Nam dịch (H., Vụ Nghệ thuật sân khấu, 1966)

− Viết dưới giá treo cổ (ký của J. Fuxich, Tiệp Khắc) Phạm Hồng Sơn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Việt Nam chiến đấu (bút ký, phóng sự của các tác giả LX.: A. Te Grigorian, Iu. Jukôp, Iu. Iukhananốp, V. Kaxxix, V.Sarapôp, I. Sêđrôp) Hồng Giang, Chu Nga, Nguyễn Vĩnh, Đỗ Quyên, Minh Hải, Đào Tấn Anh dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Việt Nam trong lòng tôi (bút ký, Monika Warnenska, Ba Lan) Hồng Toàn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Vinhem Tell (1804, kịch, Friedrich Schiller, 1759-1805, Đức) Thế Lữ dịch (H.: Nxb. Văn học, 1966)

Vương Kiệt: Một tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (thông tin) Đào Dậu dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1966)


 

(1) Thông báo về kết quả cuộc thi // Văn nghệ, Hà Nội, số 142  ngày 14/01/1966, tr.3

(2) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ số 146 ngày 11/02/1966, tr.19

(3) P.V.: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tường thuật cuộc họp của một số nhà văn, nhà báo, nhà giáo, cán bộ nghiên cứu văn học, tại trụ sở Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 7 và 10 và bài nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại cuộc họp này) // Văn nghệ, H., s. 148 (25/2/1966), tr. 2.

(4) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ,  H., số 147 ngày 18/02/1966, tr. 19

(5) Hội đồng văn học nghệ thuật miền Nam - giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu bao gồm: Trần Bạch Đằng, Ủy viên Chủ tịch đoàn UBTƯMTDTGP, đặc trách công tác thông tin, văn hóa, giáo dục, làm Chủ tịch; các ủy viên: Trần Quốc Vinh, Chủ nhiệm Cục Chính trị Bộ chỉ huy quân giải phóng; nhà soạn kịch Trần Hữu Trang, Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng; nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng; nhà văn Trần Hiếu Minh, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ giải phóng; nhà văn Trần Hướng Nam; nhà văn Lý Văn Sâm, Tổng Thư kí BCH Hội văn nghệ giải phóng; nhà thơ Giang Nam, Phó Thư ký BCH Hội văn nghệ giải phóng; nhà điện ảnh Võ Hiền Mai; họa sĩ Nguyễn Minh Sơn; nhà văn Nguyễn Thi, nhà văn Nguyễn Trung Thành.

(6) Tin: 54 tác phẩm và sáng tác ở miền Nam được trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu // Văn nghệ, H., s. 147 (18/2/1966), tr. 2.

(7) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 149, ngày 04/3/1966, tr. 19

(8) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 150 ngày 11/3/1966, tr. 19

(9) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 154, ngày 08/4/1966, tr. 19

(10) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 154, ngày 08/4/1966, tr. 19

(11) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 159,  ngày 13/5/1966, tr. 19

(12) Văn nghệ khắp nơi //  Văn nghệ, H., số 158, ngày 06/5/1966, tr. 19

(13) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., số 158, ngày 06/5/1966, tr. 19

(14) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., s. 164, ngày 17/6/1966, tr. 19

(15) Phản đối chính phủ Xa-tô, Nhật Bản, không cho đoàn nghệ thuật hát múa Việt Nam vào Nhật Bản // Văn nghệ, Hà Nội, s. 163 (10. 6. 1966), tr. 17-19.

(16) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, H., s. 165 (24. 6. 1966), tr. 19

(17) Văn nghệ khắp nơi //  Văn nghệ, H., s. 166 (01. 7. 1966), tr. 19.

(18) Văn nghệ khắp nơi //  Văn nghệ, H., số 168 (15. 7. 1966, tr. 19.

(19) Văn nghệ khắp nơi //  Văn nghệ, H., số 171 (05. 8. 1966), tr. 19

(20) Văn nghệ khắp nơi //  Văn nghệ, Hà Nội, s. 170 (29. 07. 1966), tr. 19

(21) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 171 (05. 08. 1966), tr. 19

(22) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 175 (02. 09. 1966), tr. 19

(23) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 180 (07. 10. 1966), tr. 19

(24) Đặng Thai Mai: Phát biểu nhân dịp thành lập Chi hội văn nghệ Hà Nội // Văn nghệ, Hà Nội, s. 183 (28.10.1966)

(24) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 187  (25. 11. 1966), tr. 19

(25) Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 189 (9. 12. 1966), tr. 19