1971

Tháng 1:

– Ngày 1: tuần báo Văn nghệ  s. 377:

P.V. (Đội ngũ văn nghệ đã sẵn sàng);

Thơ: R. F. Retamar, Cuba (Cô gái Vinh, bản dịch), Bùi Hồng Hải (La Habana);

Thơ các bạn viết trẻ: Quang Thụy (Tiếng bom ban đêm; Chiếc gương soi bên buồng lái; Tiếng còi xe chào mẹ), Huy Trụ (Trong tim tôi), Doãn Thị Thanh Hằng (Gặt lúa đêm trăng), Ngọc Oánh (Cây sung và tiếng kẻng; Giống ớt quê hương), Kiều Thị Minh Tơ (Cung đường rẻo cao; Cô bưu điện vùng cao), Vân Du (Sáng sớm);

Người Yêu Thơ (Tin thơ);  

Truyện ngắn: Nguyễn Tình (Tung Phin và người thợ trẻ), Thu Bồn, VNGP (Cái chum);

Bút ký: Ngô Ngọc Bội (Kỹ sư làm chủ nhiệm);

Trang thiếu nhi: truyện: Trần Hoài Dương (Qua đường; Hương vị của những trái cây); thơ: Sơn Kỳ (Viết hoa và không viết hoa), Chu Hồng Quý, 10 tuổi (Thầy và cha);

Đọc sách: Anh Tô (Mấy cảm nghĩ khi đọc ‘Đi suốt bài ca’, tập thơ Tế Hanh); Minh Hải (‘Đêm ra trận’, tập truyện ngắn Xuân Sách);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (4/ Từ quả chuông chùa Tây Phương đến Phan Huy Ích);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Theo voi hít bã mía…), Vũ Mộng Bảng, 80 tuổi (Ních-xơn tính sổ cuối năm);

Nghệ thuật: Trần Đức Hinh (Những con người bình dị làm nên thần thoại mới,- xem bộ phim tài liệu ‘Trận địa mặt đường’ của Xưởng phim Quân đội); Nguyễn Xinh (L. V. Beethoven, một người bạn của triệu con người); Hà Chân (Phòng tranh đầu tiên của chiến sĩ hậu cần); Trần Thi (‘Miền Nam Việt Nam, đất nước, con người’, các tập ký họa, tranh tờ rời, của Nxb. Giải phóng); Phan Thanh Nam (Xem đoàn văn công phòng không không quân);

 

– Ngày 8: tuần báo Văn nghệ  s. 378:

‘Đáp lời kêu gọi của TƯ Đảng và Chính phủ’: Tế Hanh (Đề tài chính vẫn là: đánh Mỹ và xây dựng CNXH), Vũ Thị Thường (Một cảm nghĩ trước tình hình mới);

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: văn: G. Gur-ni-ski, nhà văn Ba Lan (Mãi mãi ghi nhớ đất nước các bạn, T. L. dịch); thơ: Z. Mi-kun-ski, nhà thơ Ba Lan (Buổi chia tay những người bạn Việt Nam, Thanh Lê dịch);

Thơ: Hằng Phương (Về quê Bác; Thăm nơi Bác học vỡ lòng), Đinh Hoài Nam (Những tiếng sáng nay), Trần Mạnh Thường (Mẹ), Văn Lợi (Đêm động biển), Nguyễn Phan Hách (Gió bấc);

Truyện ngắn: Hoàng Tuyết Nhung (Hai cô giáo), Lê Minh (Buổi đầu);

Bút ký: Văn Lê (Chặt mía ở Cuba);

Tiểu luận: Nguyễn Đức Đàn (Đấu tranh trên mặt trận lý luận trong văn học miền Nam vùng tạm chiếm);

Đọc sách: Phương Thảo (Tấm lòng miền Nam đối với Bác Hồ,- đọc tập thơ ‘Bác còn sống mãi’, Nxb. Giải phóng);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (5/ Đi qua Văn Miếu nhớ Ngô Thì Nhậm);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Cao Nhị (Gặp Thế Lữ);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Ních dấm dúi…);

Thơ vui: Phan Sắc (Hữu danh vô thực);

Nghệ thuật: Phạm Tuyên (Những bài ca đấu tranh của tuổi trẻ ở các thành thị miền Nam); Phan Thanh Nam (Aleksandra Ablevich, nữ nghệ sĩ Ba Lan xuất sắc); Mạnh Việt (Phim tài liệu về đề tài tội ác đế quốc Mỹ); Đức Kôn (Xem vở kịch ‘Bản danh sách điệp viên’ của đội kịch Sở công an Hà Nội);

– Ngày 15: tuần báo Văn nghệ  s. 379:

K. Somonov, LX. (Trả lời phỏng vấn của báo ‘Văn nghệ’, P.H.G. dịch);

Truyện ngắn: Vi Hồng (Cọn nước Eng Nhàn), Lý Biên Cương (Khoảng không của đất);

Bút ký: Nguyễn Thành Long (Giữa khoảng trời xanh);

Thơ: Lê Huy Thông (Hương lúa), Nguyễn Nguyên (Bụi râm và con chim chài), Quyên Anh Ca (Vỗ bèo), Đào Xuân Ngà (Người bản Xá), Mai Thị Xuân (Sớm xuân);

Ca dao: Lê Văn Mân, Trần Lê Đệ, Văn Hanh;

Phê bình: Xuân Đài (Đọc ‘Đá trắng’, thơ Hồng Chinh Hiền);

Đọc sách: Quan San (‘Những chiếc cầu’, thơ Minh Hiệu, Ty VH Thanh Hóa xb.);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Phan Hồng Giang (Bước đường đi của Bùi Hiển);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (6/ Cuộc bút chiến về cảnh Hồ Tây);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Lái bia bắt bí…);

Trần Bích Quang (Triển lãm tranh đả kích đánh Mỹ xâm lược, đánh bè lũ bán nước);

Nghệ thuật: Thái Hanh (Miền Nam anh hùng trong nghệ thuật tạo hình cách mạng VN);

Khoa học-đời sống: Nguyễn Phúc Giác Hải (Năm lợn nói chuyện lợn);

– Ngày 22: tuần báo Văn nghệ  s. 380 (số Tết Tân Hợi):

Tôn Đức Thắng (Thư chúc mừng năm mới);

Tùy bút: Lưu Quý Kỳ (Cảm nghĩ đầu xuân);

F. P. Rodriguez, Cuba (Về tập thơ ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chủ tịch);

Thơ: Tố Hữu (Bài ca xuân 71), Thanh Hải (Thơ Bác), Bá Đàn, VNGP (Miền Nam có Bác đời đời), Tế Hanh (Pắc Bó), Huy Cận (Tráng ca ngắn về người Mèo), Nguyễn Đăng Chương (Một sáng xuân qua Tam Điệp), Nguyễn Đức Mậu (Anh Pa-thét Lào ngủ trong chum đá), Vương Trọng (Tung còn), Minh Hoài (Lợn tranh lợn trại);

Bình thơ: Hoài Thanh (Thơ chúc tết của Bác Hồ);

Ký: Ngọc Quỳnh (Tết Vĩnh Linh);

Ghi chép: Xuân Trình (Vào đông xuân);

Truyện ngắn: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Một trận phục kích), Huy Phương (Con cá);

Trang thiếu nhi: truyện thơ Tú Mỡ (Núi Gấu, cổ tích Krym, LX.), Nguyễn Hồng Kiên, lớp 4 (Chú lợn tết); văn: Trần Vọng Đức, lớp 6 (Thằng Lài bạn tôi và anh thương binh);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Tường Vy (Tôi hát,- tâm sự một diễn viên đơn ca);

Ngày xuân đọc sách (‘Những năm tháng không thể nào quên’, hồi ký Võ Nguyên Giáp, Hữu Mai ghi, Nxb. QĐND; ‘Thơ chọn lọc 1960-70’, Nxb. Giải phóng; ‘Thơ chữ Hán Cao Bá Quát’, Nxb. Văn học; ‘Mầm sống’, truyện ký Triệu Bôn, Nxb. QĐND;  ‘Tuyển tập truyện ngắn M. Gorki’, Nxb. Văn học);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (7/ Đôi câu đối nhiều nghĩa và pho tượng lạ);

Xích Điểu, Vũ Mộng Bảng (Câu đối);

Văn thơ đả kích: Chính Nghĩa (Tổng Ních buồn xuân), Khương Hữu Dụng (Câu đối), Hoàng Trung Thông (Câu đối dán ở Nhà Trắng);

Nghệ thuật: Anh Trứ (Năm lợn xem lợn tạo hình xưa);

– Ngày 29: tuần báo Văn nghệ  s. 381 (số Xuân Tân Hợi):

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Kim Yơng Chơl (Giương cao ngòi bút chính nghĩa, Nguyễn Phúc Bình dịch);

‘Bác Hồ của chúng ta’: Nguyễn Thúc Nghị (Làm nhà lưu niệm ở quê Bác,- Võ Trọng Canh ghi); thơ: Trần Trương (Từ vườn cây Bác trồng);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Lưu Trọng Lư (Tố Hữu);

Truyện ngắn: Ngô Văn Phú (Người trưởng phòng giao thông huyện), Thanh Hương (Rừng cây);

Phóng sự: Đào Ngọc Phong (Ở một nhà máy đường);

Thơ: Tú Mỡ (Khai bút xuân 71), Giao Dũng, VNGP (Chào người bạn gái Campuchia), Lưu Quang Hà, VNGP (Như một tổ ba người), Nông Quốc Chấn (Hoa núi Bạc), Trần Lê Văn (Những bếp lò), Hoàng Trung Thu (Anh đi), Đoàn Văn Cừ (Ngày xuân nghe chuyện quê mẹ);

Đọc sách: Khương Minh Ngọc (Một thành quả đáng phấn khởi, - đọc ‘Truyện ngắn chọn lọc 1960-70’ của Nxb. Giải phóng);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (8/ Sầm Nghi Đống treo cổ ở chỗ nào?);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Khá xấu, rất xấu…);

Thơ vui: Thợ Rèn (Bàn đến việc này);

Nghệ thuật: Từ Lương (Nghệ thuật cải lương qua vở ‘Nắng tháng Tám’); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: I. Nói chuyện về ca hát mới);

– Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 1/71 (s. 168):

Văn: Dương Đại Lâm kể (Ngày xuân Bác về Pắc Bó, Triệu Bôn ghi); Bùi Bình Thi (Hoa mận rừng, truyện ký); Hồ Phương (Quả vàng quả bạc, bút ký thăm Cuba); Xuân Thiều (Thôn ven đường, trích truyện dài); 

Thơ: Xuân Sách (Sẵn sàng), Phan Đức Chính (Bác về với mùa xuân), Duy Khán (Vượt cầu đêm giao thừa), Nguyễn Văn Chương (Lệnh lại bay lên), Vũ Ngàn Chi (Cơm chiều binh trạm), Vũ Tú Nam (Bạch đàn), Tạ Hữu Yên (Ru), Văn Thảo Nguyên (Tiếng chim tiếng em), Trần Mạnh Hảo (Cầu phao thị xã), Lữ Huy Nguyên (Mẹ đường trong), Ngô Văn Phú (Con đường sẽ đi qua), Đồ Thanh (Tết ở rừng); nhiều tác giả (Câu đối);

Nghiên cứu: Trần Đức Hinh (Những đóng góp tốt đẹp vào nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam); Mai Ngữ (Đọc ‘Mầm sống’ của Triệu Bôn); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

Tháng 2:

– Ngày 5: tuần báo Văn nghệ  s. 382:

Thơ: F. P. Rodriguez, Cuba (Một khúc ca tặng Tô Vĩnh Diện, Xuân Diệu dịch);

Truyện ngắn: Lê Hường (Những cây sao đen), Xuân Toàn (Con Đăng-đeng);

Bút ký: Nguyễn Văn Dinh (Bám rừng);

‘Người tốt-việc tốt’ (ký): Vũ Thái (Mầm xanh);

Thơ: Trần Công Tùng (Người vẫn về vui hội trồng cây), Vương Đình Trâm (Con gái lâm trường), Trinh Đường (Cây đước), Đoàn Tử Kế (Gỗ), Vũ Chấn Nam (Rừng);

Sổ tay người yêu thơ: Phương Lựu (Một bản nhạc trong thơ,- về bài ‘Tỳ bà hành’ của Bạch Cư Dị);

Tiểu luận: Xuân Diệu (Cao Bá Quát,- nhân kỷ niệm 160 năm sinh);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Khái Vinh (Nhà văn Tô Hoài);

Nghĩ về truyện ngắn: Tô Nhuận Vỹ, VNGP (Chiến trường cho tôi những trang viết);

Trang văn nghệ nước ngoài: truyện: Ergon Erwin Kisch, Czech (Nghĩa địa chó, trong tập ‘Thiên đường Mỹ’, bản dịch); thơ Tây-ban-nha: Vicente Aleixandre (Người lính vô danh, bản dịch), Angel Crespo (Với một cọng rơm, bản dịch), Jesus Lopez Pacheco (Những ngôi nhà ở Cudiero, bản dịch); thơ: Mohamed Abu (Bốn bài ca Palestin tặng thủ đô Hà Nội, bản dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Danh họa Ý hiện đại: Renato Guttuso); Trung Sơn (Trên đỉnh Thung Khe,- chuyện làm phim ‘Đường về quê mẹ’); Hồng Phi (Sức xuân trên sân khấu kịch);

– Ngày 12: tuần báo Văn nghệ  s. 383:

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Thu Thủy (Một tiếng nói mới chống Mỹ, [ca sĩ Dean Cyril Reed]);

Bút ký: Vũ Văn Bảo, miền Nam gửi ra (Khe Tre), Chí Linh, miền Nam gửi ra (Một vùng cát trắng);

Truyện ngắn: Văn Ngọc (Bên kia sông), Quế Lâm (Con nhà lính), Vũ Đình Bưởi (Ngôi sao lấp lánh);

‘Người tốt-việc tốt’ (ký): Minh Hải (Gắn bó với con đường);

Thơ: Giang Nam, VNGP (Đến với Lenin), Lưu Quang Hà, VNGP (Ánh trăng khôn ngoan), Nguyễn Hoa, VNGP (Bạn cùng ngõ), Trần Hữu Nam (Mùa gặt lúa xuân), Đinh Phạm Thái (Một đêm Nga);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Đức Quyền (‘Ta’ với ‘mình’ trong bài thơ ‘Việt Bắc’ của Tố Hữu);

Đọc sách: Thái Thành Đức Phổ (Đọc ‘Chiếc gùi đạn’, tập kịch ngắn của Vĩnh Hà, Nguyễn Tuyến Trung, Tùng Bách, Nxb. Giải phóng);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Xuân Tửu (Thơ Chính Hữu);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (9/ Bài thơ và bức ảnh vua Thanh tặng vua Quang Trung);

Văn thơ đả kích: Nguyễn Sao (Hãng thầu TKK), Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Logic kỳ quặc…), Ngô Linh Ngọc (Ních muốn ‘ních’ đòn);

Mấy bài thơ phản chiến của lính Mỹ ở VN (Các ngài đừng hòng; Tôi đã từng bị đói, Hồ Huy và X.N. dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Suy nghĩ về tranh tượng đề tài miền Nam); P.V. (Mười lăm năm xiếc Việt Nam); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: II. Phân loại các giọng hát);

 

 

– Ngày 19: tuần báo Văn nghệ  s. 384:

Truyện ngắn: Lê Điệp (Chỗ đứng người thuyền trưởng), Nguyễn Khắc Phục (Đêm phòng thủ);

Bút ký: Nguyễn Thị Như Trang (Ánh lửa từ chân sóng);

‘Người tốt-việc tốt’: Phạm Xuân (Tiếng loa ‘chú Gậy’);

Thơ: Xuân Diệu (Y Nao; Ta trao; Ngồi trước biển; Kẹo thơm mùi dứa; Vào thu; Chè Suối Giàng; Anh địa chất và những triệu năm), Nguyễn Xuân Thâm (Từ cái cầu tàu sơn hắc ín);

Tiểu luận: Nguyễn Đức Đàn (Tiếng nói phê phán và đấu tranh trong sáng tác văn học vùng tạm bị chiếm ở miền Nam); Nguyễn Lộc (Về sự phát triển của một nền thơ cách mạng,- đọc ‘’Thơ chọn lọc 1960-70’, Nxb. Giải phóng);

Phê bình: Định Nguyễn (Đọc ‘Đất nắng’, thơ Hoàng Hưng, Trang Nghị);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Giấu đầu lòi đuôi…);

Thơ: F. P. Rodriguez, Cuba (Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Phúc Linh (Đinh Đăng Định và những tấm ảnh giàu chất sống);

Nghệ thuật: Văn Lang (Thử tìm đặc trưng của kịch dân ca); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: III. Phát triển giọng hát);

– Ngày 26: tuần báo Văn nghệ  s. 385:

Truyện: Vi-lay Văn (Từ dòng Nậm Ngừn), Văn Linh (Người bản Tạt), Võ Huy Tâm (Hái đậu);

Thơ: Trần Đương (Chiềng Ly theo chân Bác), Hồng Chinh Hiền, VNGP (Y Ben cười), Trần Nhật Thu (Những cô gái làng biển; Say), Nguyễn Xuân Thọ (Cửa Gió), Lê Điệp (Lòng thợ mỏ Tràng Kênh; Lửa hàn xanh);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Duy Lập (Bước đường trưởng thành của một nhà văn trẻ,- tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Kiên);

Đọc sách: Phong Vũ (‘Truyện ngắn về công nhân’, Nxb. Lao động);

Giới thiệu: Tế Hanh (Thơ Trần Mai Ninh);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Tốc độ rùa bò…), Chính Nghĩa (Tắc tị…), Lê Tân (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Xấu xa bỉ ổi đang leo thang ở Mỹ);

Nghệ thuật: Từ Lương (‘Dấu chân người trước’, một thành công của sân khấu cải lương); Kim Thanh (Hội diễn ca múa nhạc 1970 đợt III); Trần Thanh (Qua hội diễn sân khấu không chuyên của Hà Nội năm 1970); Đại Nguyên (Những thước phim quay trên cao điểm Kô Ka Va); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: IV. Ý nghĩa và vị trí của hơi thở trong nghệ thuật hát); Anh Trứ (Một cuộc chưng bày lớn về tranh dân gian);

 

 

 

– Đầu năm 1971: tại Moskva, Liên Xô: cuộc gặp gỡ lần thứ 8 những người lãnh đạo Hội nhà văn các nước XHCN, nhằm: 1/ thông báo về hoạt động của Hội nhà văn từng nước, 2/ bàn biện pháp ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược, 3/ bàn việc dịch và giới thiệu các tác phẩm của các nền văn học XHCN, 4/ tổ chức những cuộc thảo luận về lý luận và kinh nghiệm sáng tác. Đoàn Việt Nam do tổng thư ký Hội nhà văn VN Nguyễn Đình Thi, với những phát biểu về tình hình VN và văn học VN những năm chống Mỹ cứu nước, đã được nhiệt liệt hoan nghênh. [1] 

– Trong tháng 2: tạp chí Tác phẩm mới  s. 11 (tháng 1&2/1971):

Truyện dài: Tô Hoài (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, tiếp);

Truyện ngắn: Đoàn Trúc Quỳnh (Chuyện không có trong thư);

Hồi ký: Hoàng Đạo Thúy (Theo Bác);

Thơ: Trần Lưu (Người thầy của tôi), Trần Hồng Thắng (Chị tôi và con đường), Thanh Tùng (Trước cửa lò), Đào Ngọc Vĩnh (Hạnh phúc giữa ngày bình thường), Quốc Thái (Những quả nén), Đào Cảng (Trận đấu không hòa), Công Thọ (Bài ca người thợ xẻ), Trần Bình Minh (Làm thủy lợi ở Giáp Khẩu; Khúc hát riêng của những người đào đất; Ở nơi ấy), Trần Đương (Trong màu xanh thảo nguyên; Mường Tè; Chi bộ người Mèo);

Thơ: K. Simonov, LX. (Từ tay người phóng viên, Trịnh Xuân Thành và Hoàng Trung Thông dịch), F. P. Rodriguez, Cuba (Những chiếc cầu Việt Nam, bản dịch);

Tiểu luận-phê bình: Chế Lan Viên (Thơ của thợ,- lời giới thiệu tập thơ ‘Từ nhà máy đến chiến hào’); Xuân Diệu (Cao Bá Quát), B. Polevoi (Bài tựa bản dịch ‘Vỡ bờ’, N.C. dịch);

Kinh nghiệm: Nguyễn Công Hoan (Hỏi chuyện Chu Văn);

Đọc sách: Nguyễn Xuân Nam (‘Thơ chọn lọc 1960-70’, Nxb. Giải phóng); Khái Vinh (Mười năm truyện ngắn miền Nam,- đọc ‘Truyện ngắn chọn lọc 1960-70’, Nxb. Giải phóng); Vũ Tú Nam (‘Ngày và đêm hậu phương’, truyện Nguyễn Kiên, Nxb. Văn học);

– Trong tháng 2: Tạp chí Văn học  s. 1 (s. 127) (tháng 1&2/1971):

Hồ Lãng (Để tìm hiểu về lịch sử tuồng);

Mịch Quang (Đào Tấn và vở tuồng ‘Cổ thành’);

Trần Việt Ngữ (Mấy suy nghĩ về vấn đề tiếp thu và phát triển nghệ thuật truyền thống để xây dựng chèo hiện đại);

Tất Thắng (Chủ đề của tác phẩm kịch);

Trần Vượng (mở rộng tìm tòi hình thức kịch để phản ánh chân thật cuộc sống mới);

Nguyễn Phúc (Về kịch phản ánh mâu thuẫn trong xã hội ta và cách giải quyết những mâu thuẫn đó);

Vũ Đức Phúc (Molière và việc sử dụng hài kịch làm một vũ khí đấu tranh trên mặt trận văn nghệ, bảo vệ và phát huy chủ nghĩa hiện thực);

Trần Trọng Đăng Đàn (Một vài vấn đề lý luận nảy ra nhân đọc ‘Bão biển’);

Trần Hiếu Minh (Trả lời phỏng vấn của ‘Tạp chí Văn học’);

Triêu Dương (Nên hiểu bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà như thế nào cho đúng?);

Đỗ Ngoạn (Bài ca ‘Ni-bê-lung-nghen’, một bản anh hùng ca lớn của dân tộc Đức);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Nhà văn Nguyễn Đình Thi nói chuyện về tiểu thuyết ‘Vỡ bờ’); Phương Tri (Kỷ niệm 160 năm sinh Cao Bá Quát, 100 năm sinh Tú Xương); Chí Kiên (Trưng bày văn học tại Giám,- Văn Miếu);

– Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 2/71 (s. 169):

Văn: Ma Văn Kháng (Mùa mận hậu, truyện ngắn); Phạm Thị Thanh Thủy (Bạn cùng quê, truyện ký); Phạm Minh Lợi (Mây đỉnh đèo, ghi chép); Huyền Dân (Sang sông, ghi chép); Hồ Phương (Người cùng nhà, trích truyện dài);

Thơ ca: Nguyễn Xuân Sanh (Trăng đêm dài phẫn nộ), Long Chiểu (Đường phố mùa đông, đường phố mùa xuân), Phạm Đình Trọng (Đất), Phạm Hổ (Nhìn về Trường Sơn), Trần Nhật Thu (Trưa Cửa Tùng), Phạm Vũ (Động Nóc), Vũ Quần Phương (Những người sơn cầu), Xuân Hoàng (Câu chuyện nhỏ của người lái xe đêm), Quang Huy (Những điều giản dị), Bế Kiến Quốc (Tình bạn);

Nghiên cứu, phê bình: Vương Trí Nhàn (Những người đọc của chúng ta); Nguyễn Thiều Nam (Những ngòi bút những tấm lòng); Liên Hà (Ba tập sách chọn lọc của Nhà xuất bản Giải phóng); Xuân Sách (Đọc ‘Gió vịnh Cam Ranh’ của Nam Hà); Đắc Linh (Triển lãm tranh vẽ của bộ đội Hậu cần); Tiến Dũng (Đoàn văn công phòng không-không quân tại hội diễn ca múa nhạc toàn miền Bắc 1970); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

Tháng 3:

– Ngày 5: tuần báo Văn nghệ  s. 386:

Kateb Yacine, Algerie (Tiếng ca trước giờ xử bắn,- trích kịch ‘Người mang dép cao su’, Tế Hanh dịch);

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: T.X.L. (Người phụ nữ Việt Nam qua ý kiến một số văn nghệ sĩ thế giới);

Thơ: Lưu Trọng Lư (Người nữ sinh Huế), Bảo Định Giang (Mẹ; Du kích sông Lòng Tàu; Du kích U Minh; Nữ du kích sông Mao), Lưu Quang Hà, VNGP (Tên em), Tuấn Ngọc (Mùi hương); Kiều Thị Minh Tơ (Lên đường), Phạm Thúy Hường (Quê hương ơi quê hương), Thúy Bắc (Đêm vui sau trận đánh), Lý Phương Liên (Tâm sự bác thợ in), Hoàng Bình Trọng (Mẹ);

Truyện ngắn: Thu Bồn, VNGP (Thương), Hữu Anh (Ngọn lửa);

‘Người tốt-việc tốt’ (ký): Mai Vui (Một pháo thủ gái);

Ghi chép: Nguyễn Thị Trà Lý (Nhà máy yên tĩnh), Vũ Bão (Trên cánh đồng ngoại thành);

Đọc sách: Hoàng Ngân (‘Vẫn con đường ấy’, tập truyện Nguyễn Thọ Sơn, Hội VN và Thành Hội PN Hà Nội xb.), Quang Thịnh (‘Những năm học chống Mỹ’, Trường ĐHTH xb.), Hồng Cẩm (‘Như thép’, truyện Nguyễn Hải Trừng, Nxb. Phụ nữ);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Anh Hai gà rù…), Vĩnh Xương (Gỡ sa lầy hóa sa lầy gấp ba), Phú Sơn (Huân chương ‘đúp’);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Lệ Thanh (Điều tôi tâm đắc); Bàng Sĩ Nguyên (Một vài ghi nhận về chị Vân Đài);

Nghệ thuật: Lê Tri Kỷ (Phim ‘Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn’ và mấy suy nghĩ về loại phim phản gián Việt Nam); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: V. Vai trò của thanh đới trong nghệ thuật hát);

Khoa học-đời sống: Bs. Lê Thị Trinh (Thể dục với sức khỏe của phụ nữ);

– Ngày 9: Cuộc thi truyện ngắn 1970-71 của báo ‘Văn nghệ’  tính đến lúc này đã nhận  được 450 bản thảo của trên 400 người viết (44 công nhân, 42 nông dân, 55 bộ đội, 136 cán bộ các ngành, 22 học sinh sinh viên, 59 giáo viên, 56 bạn viết trẻ); ban sơ khảo đã chọn đăng báo VN gần 30 truyện; ban tổ chức cuộc thi quyết định gia hạn gửi bài tham gia cuộc thi đến 31/12/1971.[2]

– Ngày 12: tuần báo Văn nghệ  s. 387:

Thơ: Thu Bồn (Nghĩ suy về một dải chiến trường), Vũ Quần Phương (Những tên đất), Anh Thơ (Anh chết cho ai?), Hồng Chương (Bài ca đường 9);

Truyện ngắn: Tô Ngọc Hiến (Người kiểm tu);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Thiếu Mai (Thơ Hoàng Trung Thông);

Văn thơ đả kích: Vũ Tú Nam (Giấc mơ tên mũ nồi xanh, ‘thời sự địa ngục số 13’), Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Ăn đất chăng…), Chính Nghĩa (Lon Non khóc Đỗ Cao Trí), Trần Quốc Minh (Tấm biển cấm), Phú Xuân (Năm lần bịp bợm), Tú Mỡ (Nhắn nhủ anh em binh sĩ của ngụy quyền Sài Gòn);

“Các nhà thơ công xã Paris”, 1871  (Hoàng Trung Thông dịch, giới thiệu): V. Hugo (Trên một chiến lũy), Jean Baptiste Clémant (Ngài đội ‘đứng vào tường’), Eugène Pottier (Ở chỗ này công xã đã đi qua; Quốc tế ca), Louise Michel (Thất bại);

Kịch: Julles Vallès (Công xã Paris, Thái Thu Lan dịch và giới thiệu);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Danh họa hiện thực thời Công xã: Gustave Courbet); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: VI. Vấn đề nhả chữ trong ca hát); Khánh Cao (Vài nét về các đoàn văn công giải phóng miền trung Trung Bộ);

Dương Hoài (Ý kiến ngắn: Cần thận trọng việc trích dẫn);

– Ngày 16: tại trụ sở báo ‘Văn nghệ’: thảo luận về tiểu thuyết ‘Rừng U Minh’  của Trần Hiếu Minh (= Nguyễn Văn Bổng); một số nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, các biên tập viên một số nhà xuất bản, phóng viên văn nghệ, báo chí tham dự; các ý kiến khá nhất trí rằng đây là cuốn tiểu thuyết khá thành công về phong trào đồng khởi ở Nam Bộ. [3]

– Ngày 19: tuần báo Văn nghệ  s. 388:

Truyện ngắn: Nguyễn Thế Trường (Cái nút), Quỳnh Thanh (Ca đêm);

Bút ký: Ngô Ngọc Bội (Đại Xuân kê ruộng);

Thơ: Gia Ninh (Đi trên đê sông Hồng), Trọng Khoát (Tin lúa quê hương), Trần Tiến Như (Đoàn xe đi trong đêm; Yêu nhau), Vũ Đình Minh (Những toa tàu; Ở ngã ba sông);

Người Yêu Thơ (Tin thơ);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Lại Giang (Một vài nét về Anh Đức và những sáng tác của anh);

Phê bình: Trang Nghị (‘Nhà đồi’, bút ký Quang Dũng, quyển sách gợi nhiều cảm hứng);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Như đập đàn ruồi…), Bùi Năng (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Bị bóc lột đến kiệt sức);

E. Dolmatovski (Về tiểu thuyết ‘Vỡ bờ’ của Nguyễn Đình Thi, bản dịch xb. tại LX.);

Nghệ thuật: Nguyễn Xinh (Bài ‘Quốc tế ca’); Nguyễn Văn Thông (Suy nghĩ về phim ‘Chúng con nhớ Bác’); Trần Hiếu (Tìm hiểu nghệ thuật: VII. Dân ca đối với người hát mới); Thái Hanh (Xem phòng tranh của họa sĩ Linh Chi); Từ Lương (Tiết mục múa rối ‘Núi chăm chỉ’);

– Ngày 26: tuần báo Văn nghệ  s. 389:

Bộ chỉ huy tối cao QGPND Lào (Thông cáo đặc biệt, [về chiến thắng Đường 9 – Nam Lào]); Tường Vy, diễn viên đơn ca (Thư gửi chiến trường); Phạm Hổ (Chùm thơ gửi chiến trường: Khi mặt trời chênh chếch; Đạn pháo ta bay; Thít chặt cổ thù; Xe đi; Đường ra), Hồng Chinh Hiền, VNGP (Tình Việt-Lào);

Truyện ngắn: Xuân Cang (Gương mặt cuộc đời);

Bút ký: Quang Dũng (Trường bên sông Đà), Vũ Thị Miền (Nơi bắt đầu của những bức tranh);

Thơ: Lê Bảo (Cô gái miền Nam trong đoàn địa chất), Bằng Việt (Ghi chép ở đại đội), Nguyễn Hoa (Nơi thương nhất), Phan Thị Thanh Nhàn (Hội cấy mùa xuân), Thạch Quỳ (Tặng những cô gái đập đá bên đường không tên), Vũ Đình Vinh (Ca đêm), Bế Kiến Quốc (Nhà máy và dòng sông), Xuân Quỳnh (Cơn mưa của chúng tôi);

Sổ tay người yêu thơ: Vũ Quần Phương (Quá trình phát triển nội tâm trong một bài thơ);

Phê bình: Trần Minh (‘Người cầm súng’ của Lê Lựu);

Điểm sách: Người Đọc Sách (Sách của Nxb. Thanh niên: ‘Suốt đời vì Đảng’, hồi ức Nguyễn Phúc, Chu Văn Biên, Phan Thái Ất; ‘Bốn mươi năm đấu tranh cách mạng của Đoàn’; ‘Hồi ký về Đoàn, trước 1945’; ‘Đạp lên đầu thù’, hồi ức Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Tất Thắng (Quá trình viết kịch của Học Phi);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Cơ động hay Tào Tháo đuổi…), Lê Kim (Đòn đau nhớ đời), Nguyễn Đình (Con đường vừa thiếu vừa thừa), Lã Vọng (Thêm một ‘vận’), Lê Hoài (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Tình trạng những đoàn kịch, hát, múa ở Mỹ hiện nay);

Nghệ thuật: Quang Phòng (Xem tranh khắc gỗ của học sĩ Phạm Văn Đôn, một phòng tranh của mùa xuân);

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Lê Việt (Không ngừng đấu tranh vì Việt Nam);

– Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 3/70 (s. 170):

Văn: Lê Văn Thảo (Đồng chí, truyện ngắn); Văn Linh (Phim Pha, truyện ngắn); Vũ Thị Thường (Cái Khuyên, truyện ngắn); Mai Ngữ (Dòng sông phía trước, trích tiểu thuyết);

Thơ ca: Nguyễn Thiều Nam (A Bia), Thi Hoàng (Vượt đèo), Nguyễn Khắc Tơ (Đường ra trận), Châu La Việt (Em gái văn công), Trần Trung Hiếu (Đồi ba nhà), Nguyễn Khoa Điềm (Bếp lửa rừng), Hoàng Gia Điền (Buổi trưa thị trấn); 

Ca dao bộ đội công binh: Mai Thế Chính, Đinh Văn Bành, Trịnh Hoài Đức, Đức Cửu, Vũ Lộc, Phạm Đăng Sửu;

Nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Minh Châu (Trang sổ tay viết văn); Mộng Lục (Vài ý nghĩ về những tập sáng tác ‘phong trào quần chúng viết văn’); Nguyễn Minh (‘Chuyện người ra trận’, tập sách dành cho các chiến sĩ); Đại Đồng (Từ những đêm lửa trại đến sân khấu nhà hát thành phố); Nguyễn Hoàn Mi (Thành công bước đầu của kịch múa ‘Rừng thương núi nhớ’); Trọng Lanh (Múa ‘Tứ bình’, một điệu múa về đề tài lực lượng vũ trang); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

 

Tháng 4:

– Ngày 2: tuần báo Văn nghệ  s. 390:

Xã luận (Hướng về tiền tuyến anh hùng); Văn nghệ sĩ miền Bắc (Thư gửi các chiến sĩ mặt trận đường 9); thơ: Vĩnh Mai (Đây đường chín), Nguyễn Trình (Đai thép Khe Sanh), Trường Giang (Đường đêm);

Văn nghệ (Phỏng vấn nhà văn Đặng Thai Mai, ứng cử viên Quốc hội khóa IV);

Bút ký: Nguyễn Kiên (Vài nét Hungary), Lê Xuân Khoa (Trên Cao Sơn);

Truyện ngắn: Chu Văn Mười (Chuyến đi bè);

Thơ: Đào Xuân Quý (Anh giao thông trên đảo; Trưa; Ngọc của người), Vũ Đình Vinh (Nơi ở chúng tôi; Mưa), Bế Phu (Ruộng chân đồi);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Chu Nga (Nhà văn Nguyễn Đình Thi);

Phê bình: Mai Quốc Liên (Nguyên Hồng với ‘Bước đường viết văn’ của anh);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (1/ Cây đa làng Phú Thị);

Hữu Thu (Sưu tầm vốn cổ: ‘Họa trời’, ‘Họa nắng’, ‘Họa gió, ‘Họa mưa’’);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Từ vựng quân sự Huê Kỳ…), Ngô Linh Ngọc (Bố Mẽo dìm con), Chính Nghĩa (Ních quá lo Thiệu càng lo), Phú Xuân (Một cách chuồn), Phú Sơn (Điệu ‘van’ đường chín);

Thơ: J. Noneshvili, LX. (Thơ tặng chị Nguyễn Thị Định, Tế Hanh dịch);

Nghệ thuật: Xuân Thiêm (Mấy suy nghĩ về những bông hoa nghệ thuật ca múa nhạc nở rộ từ chiến hào); P.V. (Đại hội văn nghệ thủ đô Hà Nội lần thứ ba); Trung Sơn (Truyện ngắn ‘Chị Nhung’ lên phim); Lại Văn Dụ (Vài nét về lịch sử vô tuyến truyền hình);

– Ngày 9: tuần báo Văn nghệ  s. 391:

‘Thư gửi chiến trường’: Các nhạc sĩ Đài TNVN Phạm Tuyên, Lê Lôi, Hồ Bắc, Hoàng Hà, Văn Dung, Cầm Phong…(Những đóng góp nhỏ bé của chúng tôi), Lê Thiện, đoàn cải lương Nam Bộ (Tự hào với chiến công của các anh); thơ: Xuân Miễn (Thư Bản Đông);

Chính luận: Ma Văn Cường (Vài suy nghĩ nhân dịp bầu cử ĐBQH khóa IV);

Tường thuật: VNTTX. (Cùng đi với một mũi vào Bản Đông);

Truyện ngắn: Hoàng Trọng Kiệt (Bên cầu), Lê Văn Thảo, VNGP (Mận);

Bút ký: Trần Hoài Dương (Đêm cuối năm);

Sưu tầm: Trường Giang, Thành Duy (Một ít tục ngữ ca dao về giao thông vận tải);

Thơ về giao thông vận tải: Trần Nguyên Đào (Đèo Ngang), Trinh Đường (Bầu hoa đẹp), Vũ Đình Minh (Đoàn xe trâu lên đường), Trần Ninh Hồ (Em biết), Ngô Văn Phú (Mở đường lớn);

Đọc sách: Trần San (‘Trên những tuyến đường’, Nxb. Lao động,- bài ca giao thông vận tải bằng thơ);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Song Thành (Phan Tứ, từ ‘Về làng’ đến ‘Gia đình má Bảy’);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (2/ Thánh Quát);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Những phút điên rồ…), Nguyễn Đình (Phú bỏng thây);

Nụ cười: Trương Minh (Quần sợi phíp; Đẻ chưa?);

Nghệ thuật: Phạm Khắc (Ống kính theo anh giải phóng); Trung (Giới thiệu sách ‘Điện ảnh miền Nam, điện ảnh cách mạng’, Hội điện ảnh VN xb.);

– Ngày 13: Hội nghị BCH Hội nhà văn VN, kiểm điểm công tác năm 1970 và đề ra phương hướng công tác 1971. Bùi Hiển (Ủy viên thường trực BCH) báo cáo hoạt động của Hội trong năm 1970; Tô Hoài và Bùi Huy Phồn báo cáo về các cuộc vận động sáng tác đề tài công nhân, đề tài giao thông vận tải, lâm nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, thương binh liệt sĩ, về trường bồi dưỡng nhà văn trẻ, về các lớp và trại sáng tác ngắn hạn; Bảo Định Giang – về tình hình văn học miền Nam; Nông Quốc Chấn – về tình hình văn học các dân tộc thiểu số; Xuân Thiêm – về văn học trong quân đội; Xuân Trường – tình hình lý luận phê bình; Bùi Hiển – tình hình công tác xuất bản văn học; Tế Hanh – tình hình tạp chí ‘Tác phẩm mới’; Nguyễn Xuân Sanh – công tác đối ngoại của Hội; tổng thư ký Nguyễn Đình Thi trình bày đề án công tác 1971. Hội nghị quyết định đẩy mạnh vận động sáng tác với phương hướng chủ đề, đề tài theo tinh thần nghị quyết của hội nghị TƯ Đảng lần thứ 19 và của ban tuyên huấn TƯ Đảng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phê bình văn học. [4]

– Ngày 16: tuần báo Văn nghệ  s. 392:

Bộ chỉ huy QGP mặt trận Khe Sanh (Thông cáo);

Thơ: Phạm Hổ (Tên tội nhân lẩn mặt), Xuân Sách (Gửi về Bản Đông), Đoàn Văn Cừ (Tiếng hát Trường Sơn), Vũ Ngàn Chi (Miền Nam ở đường 9-Khe Sanh);

Trang thiếu nhi: truyện: Hoàng Tuyết Nhung (Tuổi thơ quê tôi); thơ: Minh Hoài (Xem voi trong vườn Bách thảo), Ngô Viết Dinh (Ngõ);

Bút ký: Hồ Phương (Giây lát ở Mạc Tư Khoa);

Truyện ngắn: Nguyễn Văn Đạc (Tấm ảnh);

Hình ảnh một số văn nghệ sĩ: Phan Trọng Luận (Hoài Thanh với chuyện sống và viết của một người phê bình);

Đọc sách: Đỗ Quang Hưng (Tuyển tập ‘Truyện ký Nghệ An’, Hội VN Nghệ An xb.);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (3/ Tài tử đa cùng);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Mẹo Thẹo…), Vĩnh Xương (Chỉ tại…nhỡ mồm), Lã Vọng (Khe Sanh…khe tử);

Các phi công vũ trụ LX. G. Titov, A. Nikolaev, v.v… (Anh là bất tử,- về Ju. Gagarin, Lê Đắc Thịnh dịch);

Văn: Z. Voskreszenskaya (Bản sonate ‘Ánh trăng’, Trần Khuyến dịch);

Thơ: Rasul Gamzatov (Thơ tám câu, Thúy Toàn dịch), M. Matusovski (Những người phu khuân vác ngủ; Hạnh phúc, Xuân Diệu dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Trọn bộ tranh tượng ‘Leniniana’ /= đề tài Lenin/ của nhà điêu khắc Xô-viêt N. A. Andreev); Doãn Hoàng Giang (Đoàn kịch nói Hải Phòng với vở diễn ‘Ma-sa’);

– Ngày 23: tuần báo Văn nghệ  s. 393:

Đại hội Hội văn nghệ Hà Nội lần 3 (Thư gửi chiến sĩ mặt trận đường 9); Quay phim QĐ (Những thước phim từ mặt trận đường 9);

Thơ: Hoài Anh (Thế trận Việt-Lào-Khơme), Nguyễn Đình Hồng (Đường 9 gọi em), Cảnh Trà (Căn hầm em ở), Trường Phước (Gửi người bạn gái ra đi), Văn Thảo Nguyên (Cái cầu trên trời, cái cầu dưới đất);

Truyện ngắn: Nguyễn Chơn (Phum Th’mây);

Phóng sự: Duy Lập (Trên con đường lên mười tấn);

Tiểu thuyết: Nguyễn Minh Châu (Dấu chân người lính, trích);

Lương An (Sưu tầm: Vè làm đường số 9);

Phê bình: Lữ Huy Nguyên, Huy Cừ (Về tập thơ ‘Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ’, Dương Hương Ly, Nxb. Giải phóng);

Đọc sách: Thành Ý (‘Đường chân trời’, truyện ngắn và ký, Huy Phương, Nxb. Thanh niên);

Tin: P.V. (Sinh hoạt phê bình: Xung quanh cuốn ‘Rừng U Minh’)

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (4/ Bài thơ cái gông và chiếc gậy hèo);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Ngụy chê Mỹ đần…), Phú Sơn (Đợi xem Mỹ-ngụy trổ tài);

Nghệ thuật: Phan Thanh Nam (Tuổi trẻ thành thị miền Nam ca hát); Hà Chân (Triển lãm tranh tượng và tượng gốc sắn của Trần Tuy, Tạ Tấn: Hai xúc cảm, hai cách lao động nghệ thuật); Doãn Hoàng Giang (Đoàn kịch nói Hải Phòng với vở diễn ‘Ma-sa’, tiếp, hết);

– Ngày 30: tuần báo Văn nghệ  s. 394:

Tiểu luận: Phong Hiền (Đế quốc Mỹ, kẻ hủy diệt văn hóa);

Truyện ngắn: Đoàn Trúc Quỳnh (Tạm biệt gò cây đa), Nguyễn Hồng Quang (Người trở về);

Ghi chép: Xuân Tửu (Sức sống);

Thơ: Trường Giang (Đường 9, xuân này), Gia Ninh (Bên đường 9 anh hùng), Hải Bằng (Rừng mây), Xuân Diệu (Tặng hợp tác xã Mạnh Chư), Nguyễn Sơn Hà (Vào lò), Thái Giang (Đêm lạc rừng), Anh Vũ (Tâm sự của người thợ rừng), Trọng Khoát (Đèo Gió), Hoàng Xuân Nhị (Đại học, trích);

Đọc sách: Võ Huy Tâm (Tôi thích những trang tả lao động trong ‘Ngày đầu bỡ ngỡ’, tập truyện công nhân, Nxb. Lao động); Phan Hà (‘Mũi thép’, tập truyện, nhiều tác giả, Nxb. Lao động);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (5/ Cũng là một chuyến đi);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Hai ngựa đá nhau…), Phú Sơn (Nhị súc mở màn tranh công); Vĩnh Xương (Chào đường 9, chào Khe Sanh, phú một vần);

Nghệ thuật: VN (Kết quả hội diễn ca múa nhạc năm 1970); Đức Kôn (Kịch dân ca Nùng ‘Về bản mới’); Phan Kế An (Đưa nghệ thuật tạo hình về xã Đường Lâm);

Nguyễn Long (Những tấm ảnh về trồng cây gây rừng);

Khoa học-đời sống: Nguyễn Lạc Thế (Con người, máy, và điều khiển học);

– Trong tháng 4: tạp chí Tác phẩm mới  s. 12 (tháng 3&4/1971):

BCHTƯ ĐLĐVN (Thư gửi Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh);

Truyện: Lê Văn Thảo (Đêm Tháp Mười), Nguyễn Địch Dũng (Người ở nhà), Phong Vũ (Mẹ Liễu), Vũ Thái Bình (Mực đỏ), Lê Điệp (Bên trong một ngôi nhà);

Thơ: Nguyễn Đức Mậu (Nấm mộ và cây trầm; Trận địa trên lưng rồng; Giấc mơ; Đêm ở cổng trời), Lữ Giang (Trường ca đường 9), Võ Văn Trực (Ông lão ở trại cá; Em có về Nhân Sơn; Cuộc hành quân 10 tấn thóc), Anh Chi (Đất; Tiếng đêm; Đêm chia tay người yêu), Xuân Miễn (Binh trạm trưởng; Đêm Nê-va);

Giới thiệu: Tế Hanh (Thơ Công xã Paris);

Thơ: P. Verlaine (Đứng dậy! Nguyễn Xuân Sanh dịch), A. Rimbaud (Dân lại về Paris, Nguyễn Xuân Sanh phỏng dịch), V. Hugo (Người mẹ bảo vệ con mình, Tế Hanh dịch), J. Vallès (Ngày 28/5, Tế Hanh dịch), J. B. Clémant (Mùa anh đào, Tế Hanh phỏng dịch; Tuần lễ máu, Tế Hanh dịch), Clô-vit Hu-gơ (Tặng công xã, Tế Hanh dịch), L. Michel (Hoa cẩm chướng đỏ I, II, Tế Hanh dịch; Kỷ niệm Tân Đảo, dưới cây tràm, Hoàng Trung Thông dịch), E. Pottier (Người khởi nghĩa; Quốc tế ca, Hoàng Trung Thông dịch);

Tiểu luận: Lev Ozerov (Sự tiết kiệm trong nghề thơ, V. M. dịch);

Đọc sách: Nguyễn Văn Hạnh (‘Vỡ bờ’ và nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi); Bùi Huy Phồn (‘Truyện ký Nghệ An’ và ‘Truyện ký Quảng Bình’ đánh Mỹ); Bằng Việt (Thơ Quảng Bình đánh Mỹ); Phan Hồng Giang (Thêm một tiếng nói mới của nền văn học miền Nam,- đọc tập ‘Ký và truyện Trị Thiên-Huế’, Chi hội VNGP Trị Thiên-Huế xb.);

Đời sống văn học: Nguyên Hồng (Khóa 4, trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ);

– Trong tháng 4: Tạp chí Văn học  s. 2 (tháng 3&4/1971) (s. 128):

Nam Mộc (Đọc tập tiểu luận của đồng chí Hà Huy Giáp ‘Hiện thực cách mạng và văn học nghệ thuật’);

Hoàng Trinh (Người cộng sản và vấn đề tìm tòi sáng tạo trong văn học);

Cao Huy Đỉnh (Thần thoại và sử ca dân gian thời cổ);

Vi Văn Hồng (Mấy nhận xét nhỏ về sự biến đổi của thơ ca dân gian Tày-Nùng);

Đỗ Văn Hỷ (Một vài ý kiến về việc dịch nghĩa, phiên âm và chú thích trong hai tập ‘Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi’ và ‘Quốc âm thi tập’);

Vũ Đình Liên (Nguyễn Du, một tâm hồn lạc loài trong xã hội phong kiến);

Tất Đạt (Sáng tác và phê bình kịch theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nghiêm túc);

Việt Dung (Tôi đã xác định chủ đề tư tưởng và tính cách nhân vật trong khi viết vở ca kịch ‘Trương Vương’ như thế nào?);

Đỗ Đức Hiểu (Văn học Công xã Paris, mầm mống xanh tốt của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa);

Thái Thu Lan (Julles Vallès, nhà văn lớn, người chiến sĩ kiên cường của Công xã Paris);

Đặng Thị Hạnh (Victor Hugo và Công xã Paris);

Sưu tầm: Nguyễn Huệ Chi (Mấy đoạn văn hay của Lê Hữu Trác);

Đọc sách: Nhị Hoàng (‘Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu’, Nxb. KHXH);

Sinh hoạt văn học: Phương Tri (Các nhà văn nhà thơ Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng nói chuyện tại Viện văn học); H.T. (Bàn việc hợp tác giữa Viện văn học và Khoa văn các trường ĐH); P.V. (TCVH tiễn đ/c Phan Nhân); Vọng Giang (Nhà văn Nguyễn Đình Thi trả lời phỏng vấn của ‘Báo Văn học’ LX.); Tin khoa Văn ĐHTH Hà Nội (Hội nghị khoa học về văn thơ Công xã Paris); P.V. (Tọa đàm tại Viện văn học về văn học công xã Paris và sự phát sinh, phát triển trào lưu hiện thực XHCN trên thế giới); BTT (Kết quả cuộc thi sưu tầm văn học dân gian);

– Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 4/71 (s. 171):

Nghị luận: VNQĐ (Chiến thắng oanh liệt trên đường số 9, niềm vui lớn của chúng ta); thơ: Xuân Sách (Chiến thắng Bản Đông);

Văn: Triệu Bôn (Nơi đầu gió, truyện); Hữu Mai (Vùng trời, trích tiểu thuyết);

Thơ: Văn Thảo Nguyên (Trở lại Bản Đông), Vũ Cao (Buổi sớm; Nơi xa), Trần Nhương (Ngọn đèn trong hang; Vầng trăng trên đèo Ba Pông), Bảo Định Giang (Đường giải phóng), Quang Chuyền (Nơi có nhiều ngã ba), Trúc Thông (Kỷ niệm về các o trực chiến), Lê Kim (Ngược);

Nghiên cứu-phê bình: Vũ Cao (Thơ Nguyễn Thành Vân); Xuân Thiêm, Ngô Văn Phú, Xuân Sách, Tạ Hữu Yên, Nguyễn Thiều Nam (Những suy nghĩ về thơ bộ đội); Bùi Duy Ly, Nguyễn Trân (Triển lãm ảnh bộ đội); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

 

 Tháng 5:

– Ngày 7: tuần báo Văn nghệ  s. 395:

Xã luận (Hăng hái đi vào những nơi mũi nhọn cuộc sống của nhân dân ta, không ngừng phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm văn nghệ có giá trị);

Ký: Ngô Ngọc Bội (Thư viết từ Quán Hàu), Hồng Phi (Ở một bến sông);

‘Cuộc sống-nghệ sĩ-tác phẩm’: Xuân Thiều (Những ấn tượng mạnh mẽ trong cuộc sống), Ma Văn Kháng (Cuộc sống miền núi và những trang viết của tôi);

Truyện ngắn: Lê Khánh (Vợ chồng xã đội), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Buổi sáng), Chu Hồng Hải (Tiếng cối xay);

Thơ: Khánh Chi (Xe ta lên tiền tuyến), Nguyễn Xuân Thâm (Đường đất đỏ);

Thông tin: Tường Linh (Từ những trang hồi ký tự thú nhận,- về cuốn ‘Điện Biên Phủ’ của Pierre Langlais, Pháp);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (6/ Tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát);

Văn thơ đả kích: Minh Hải (Những tờ báo và lính Mỹ chống chiến tranh), Phú Xuân (Vận cùng);

Nhân 9/5, ngày chiến thắng phát-xít Đức: Friedrich Wolf (Lilo Herman nữ sinh viên, thơ, Nguyễn Xuân Sanh dịch), Nguyễn Trân (Nhóm tượng đài chống phát-xít ở Bu-hen-van, Đức);

Nhân 9/5, quốc khánh Tiệp Khắc: J. Fucik (Những bức thư cuối cùng, bản dịch);

Cao Nhị (Gặp Ngọc Quỳnh, đạo diễn phim tài liệu);

– Ngày 14: tuần báo Văn nghệ  s. 396:

‘Bác Hồ của chúng ta’: thơ: Sub-hát Mu-kho-pát-hi-ai, Ấn Độ (Hát mừng Bác Hồ vĩ đại), Sát-uát Sa-hia, Ấn Độ (Kính tặng Việt Nam), Nguyễn Duy Hợp (Nơi Bác đi qua), Ngọc Châu (Gác đêm), Trần Bình Minh (Dân ca); văn: M. Zulawski, Ba Lan (Ba lần gặp Bác, Hồng Chu trích dịch), Vũ Năng An (Câu chuyện về quà tặng của Armenia và bức họa về Bác);

Truyện: Nguyễn Ái Quốc (Trò hề nhạt phèo hay Cuộc gặp gỡ giữa Varène và Phan Bội Châu, Tôn Quang Duyệt sưu tầm, dịch và giới thiệu);

Tiểu luận: Nguyễn Xuân Nam (Đoạn mở đầu của những điều kỳ diệu,- cảm nghĩ khi đọc ‘Lên án chủ nghĩa thực dân’ của Nguyễn Ái Quốc);

Đọc sách: Tế Hanh (Đọc tập thơ ‘Ơn Bác’, Nxb. Phụ nữ);

Truyện ngắn: Bút Ngữ (Hai lúa một màu), Nguyễn Kiên (Con đò bên kia sông);

Ký: Lê Điệp (Đầu nguồn);

Thơ: Vũ Tiến Kỳ (Khúc ngoặt dòng sông), Trần Lê Văn (Màu xanh Trường Sơn), Liên Nam (Bài thơ đường 9), Hải Bằng (Nhà hầm), Phan Duy Kha (Làng chân núi), Trang Nghị (Cô gái bắn tỉa);

Sổ tay người yêu thơ: Phạm Đình Ân (Đêm đánh Mỹ trong thơ);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Lý Biên Cương (Viết truyện về than); Đào Lê Bình, Nguyễn Hiếu (Kỷ niệm ngày 19/5 trên đất Vĩnh Linh);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Làng bẹp Hoa Kỳ…), Dzoãn Đông (Ních-xơn oán), Lê Ba (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Đánh đố, tắc tị, - về ‘thơ cụ thể’);

Nghệ thuật: Khương Huân (Bác Hồ vẽ); Tú Ngọc (Thử tìm hiểu phần âm nhạc trong bài ‘Ca đội tự vệ’ của Hồ Chủ tịch);

– Ngày 21: tuần báo Văn nghệ  s. 397 (số kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn TNLĐ HCM và Đội TNTP HCM, Đội nhi đồng HCM):

Văn: Đoàn Văn Luyện, dũng sĩ diệt Mỹ (Những lần được gặp Bác); Lê Phương Liên (Qua buổi duyệt Đội); Vũ Tú Nam (Những bài thơ tuổi thơ: Đêm hè; Mẹ; Cái trứng bọ ngựa);

Truyện ngắn: Võ Huy Tâm (Gánh chèo mảnh), Xuân Sách (Lá thư chưa đọc);

Kịch rối: Tô Hoài (Sua và Páo);

Thơ: Tú Mỡ (Con ‘em chị’), Ý Nhi (Suối Đôi), Tế Hanh (Những câu hỏi dưới đất), Xuân Tửu (Đường và chân);

Bút ký: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Ở trường mẫu giáo Mầm Non);

Thơ của trẻ em: Ngô Thị Bích Hiền, 5 tuổi (Mưa; Ông giăng; Hoa phong lan; Cầu Thê Húc; Gửi anh Trần Đăng Khoa), Trần Đăng Khoa (Nhớ anh; Hoa cau; Hoa bưởi; Chọc ếch; Mang biển về quê; Côn Sơn);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’:  Phạm Hổ (Đi và viết cho các em);

‘Đọc sách Kim Đồng’: Phan Huy (‘Sát Thát’, một tập tranh truyện lý thú và bổ ích), N.Đ.S. (‘Mẹ vắng nhà’, tập truyện Nguyễn Thi; ‘Điều kỳ diệu’, tập truyện Đỗ Chu);

Thơ đả kích: Phạm Thu Hằng, 11 tuổi (Gửi ông bộ trưởng Le-đờ);

Điện ảnh: Yên Nguyên (Khi những con rối ra trò);

Chuyện khoa học: P.H.Giang (Máy bay vỗ cánh);

– Ngày 28: tuần báo Văn nghệ  s. 398:

Truyện ngắn: Văn Tấn (Xe cày ra trận), Bùi Hiển (Hai giọt nước mắt của tiểu đội trưởng Bích Hường);

Phóng sự: Hà Linh (Phía nam);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Trang Nghị (Thu hoạch bước đầu);

Thơ: Vilay Kẻo-ma-ni, Lào (Đất nước này), Vương Anh (Chiến hào Long Chẹng), Trúc Thông (Gửi em Ý), Nguyễn Thiện Thuật (Nắng hè), Vương Trọng (Dọc đường hành quân; Tiếng đàn bầu trên trận địa);

Trang thiếu nhi: truyện: Xuân Quỳnh (Nhà gần), Võ Quảng (Cái mai rùa), Đào Vũ (Từ cái mầm xanh trên sân gạch); thơ: Lữ Huy Nguyên (Cái tàu điện), Vĩnh Mai (Bảo vệ cán bộ), Vũ Ngọc Bình (Chị đũa cả), Định Hải (Hoa);

Đọc sách Kim Đồng: Hồ Hoa (‘Chồng nụ chồng hoa’, thơ Định Hải, Nxb. Kim Đồng); N.Đ.S. (‘Cuộc sống và sự nghiệp’, truyện các nhà bác học, Phạm Ngọc Toàn, Lê Nguyên Long soạn; truyện khoa học, Viết Linh; ‘Câu chuyện một đội kịch’, tập truyện, Đỗ Nhật Minh, Phạm Như Anh, Lê Phương Liên);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (7/ Một thầy, một cô, một chó cái);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Dân Mỹ ngấy quá rồi…), Phú Sơn (Inh-Tai réo inh tai), Lã Vọng (‘Bão’, ‘mưa’ ở Washington);

Nghệ thuật: Nguyễn Đức Lộc (Xem vở tuồng ‘Dấu chân người trước’);

L.T.Đ. (Bạn có biết: Đế Thiên Đế Thích);

– Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 5/71 (s. 172):

Văn: Ngọc Châu (Những ngày được gần Bác, ghi theo lời kể của đ/c Lý); Hải Hồ (Thăm cảnh Hang Dơi, kịch), Hữu Mai (Vùng trời, trích tiểu thuyết);

Thơ: Phác Văn (Con tàu mang tên Hồ Chí Minh), Nguyễn Thành Vân (Nhận súng; Tiễn anh trinh sát lên đường), Ngô Văn Phú (Trận đánh), Xuân Quỳnh (Viết trên đường 20);

Nghiên cứu – phê bình: Vương Trí Nhàn (Hy vọng bắt đầu từ những chuyến đi); Thanh Nguyên (Từ ‘Họ sống và chiến đấu’ đến ‘Ra đảo’ của Nguyễn Khải); Phạm Sĩ Lộc (Tiếng hát về đường 9 anh hùng); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

Tháng 6:

 – Ngày 4: tuần báo Văn nghệ  s. 399:

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Minh Hải (Khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ được đưa lên sân khấu);

Truyện ngắn: Trần Phương Trà, VNGP (Của tin); 

Bút ký: Nguyễn Sĩ Thái, VNGP (Điểm chốt);

‘Những nét ghi nhanh’: Chu Hồng Hải (Trong đêm mưa), Trần Mạnh Thường (Chuyện bình thường), Trần Hữu Tòng (Đội trưởng và chiến sĩ);

Thơ: Hoài Anh (Trận hiệp đồng không gian thời gian), Dương Hương Ly (Tiếng cười), K. Ylăng (Hơ Lan đi học), Lê Hoài Đăng (Hai bên bờ một khúc sông Cam Lộ), Vĩnh Mai (Tiếng nói ấy), Lưu Trọng Lư (Đường em làm, đường em đi);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Đức Quyền (‘Bóng cây Kơ-nia’);

Phê bình: Trường Lưu (Giang Nam, nghệ sĩ-chiến sĩ);

Đọc sách: Nguyễn Kiên (‘Cửa thép’, ký sự, Nguyễn Khoa Điềm, Nxb. Giải phóng), Bùi Công Hùng (‘Thơ Hưởng Triều’, Nxb. Giải phóng);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Bồi thường cho… đồng minh…), Trần Ân (Đồng bệnh);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (26 năm nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ); Huy Liên (Sáng tác kịch và vấn đề phản ánh cuộc sống mới);

– Ngày 11: tuần báo Văn nghệ  s. 400:

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Madeleine Riffaud (Một sự hủy diệt tinh vi và xảo quyệt, Phương Thảo dịch);

‘Bác Hồ của chúng ta’: bút ký Komiama Mamodu, Nhật Bản (Về quê hương thứ hai, bản dịch); thơ: Ứng Duy Ninh (Tháng Năm);

Truyện: Bùi Bình Thi (Đuông Chăn, trích truyện dài Đường tới Cánh đồng Chum); Truyện ngắn: Trần Kim Thành (Vầng lửa);

Thơ: Bàng Sĩ Nguyên (Chuyện xuân ở Khuổi Sao; Âm thanh của cuộc sống), Ngô Văn Phú (Đèo Gió), Khuất Quang Thụy (Thông đường), Trần Nhương (Điều dễ hiểu), Văn Bình (‘Bắt con tép kho cà’);

Người Yêu Thơ (Tin thơ);

Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm: Văn Thảo Nguyên (Từ một tình yêu);

Phê bình: Mai Thúc Luân (Những con người chiến đấu trong ‘Ra đảo’);

Đọc sách: Trang Nghị (‘Đứng trên núi mẹ’, tập thơ, Ty VH Lạng Sơn xb.);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Chính khách tập kịch…), Lê Ba (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Quá cụ thể);

Thơ vui: Trần Ân (Bắt tay);

Thơ: Xôm-xi Đê-xa, Lào (Thắng lợi Bản Đông, chúc mừng năm mới, tác giả dịch từ tiếng Lào);

Nghệ thuật: Nguyễn Lộc (Kịch và đặc trưng của việc mở rộng khả năng nhận thức hiện thực trên sân khấu); Trương Qua (Cần phát huy hơn nữa sức tưởng tượng trong phim hoạt họa); Lê Quốc Lộc (Bước đường sáng tác của một nghệ nhân [Nguyễn Văn Quây]); Minh Trực (Vài nét về phong trào ‘Tiếng hát át tiếng bom’ trong ngành giao thông vận tải);

– Ngày 18: tuần báo Văn nghệ  s. 401:

QH (Thông cáo về kỳ họp thứ nhất QH nước VNDCCH khóa Bốn);

Thơ: Nguyễn Đăng Khoa (Lúa xuân Thái Bình), Thạch Quỳ (Sẽ đổi thay), Lương Hồng (Một buổi tối của cô Cuốn), Ngô Hoàng Anh (Trạm máy kéo vùng quê), Thủy Nguyên (Thành phố hôm nay), Văn Đắc (Dòng sông trong đêm), Trinh Đường (Mùa lạc trên đỉnh Trường Sơn);

Sổ tay người yêu thơ: Quốc Sĩ (Cái nhớ của người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật);

Ca dao: Nguyễn Thuần (Mong ước);

Truyện ngắn: Trần Quốc Khải (Cái máy bơm), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Ở nhà chị Mâu);

Bút ký: Võ Huy Tâm (Dòng sông chính), Chu Phú (Đầm Cút);

Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm: Nguyễn Ngọc Trìu (Người làm công tác văn nghệ phải là những chiến sĩ trung thành và dũng cảm trong cuộc đấu tranh cách mạng sôi sục hiện nay);

Đọc sách: Thiếu Mai (‘Văn nghệ Thái Bình 1965-1970’);

Tin: Bùi Công Bính (Thái Bình mở đại hội thành lập Hội văn nghệ tỉnh);

Phê bình: Lại Giang (‘Từ một làng ở Vĩnh Linh’, truyện và ký của Xuân Trình);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Ngài Bân mệt …), Vĩnh Xương (Bới bẩn, tranh dơ);

Mỹ thuật: Lê Chuyền (Từ thành phố Cảng … đến vùng mỏ);

 

– Ngày 22 đến 25: tại Hà Nội, Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ lần thứ hai; tham dự có hơn 80 cây bút trẻ về văn, thơ, kịch bản, phê bình, là bộ đội, thanh niên xung phong, nông dân xã viên, công nhân, cán bộ kỹ thuật, sinh viên, thầy giáo, thầy thuốc, cán bộ; số đông là các cây bút sáng tác (thơ, văn kịch…) như Ngô Văn Phú, Lê Lựu, Vương Anh, Vương Trọng, Hoàng Hạc, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Ma Văn Kháng, Hữu Thỉnh, Bùi Công Bính, Lý Phương Liên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Như Trang, Đỗ Chu, Lưu Nghiệp Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khắc Phê, Quang Huy, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Phạm Đức, Trần Bình Minh, Vũ Hữu Ái, Bế Kiến Quốc, v.v…; một số là các cây bút phê bình: Vương Trí Nhàn, Phong Lê, Chu Nga, Phan Hồng Giang; đến dự họp mặt với các cây bút trẻ là khá đông nhà văn lớp trước: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Anh Thơ, Xuân Trường, Bảo Định Giang, Nông Quốc Chấn, Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Khải, Thanh Tịnh, Vũ Tú Nam, v.v… Tổng thư ký Hội nhà văn VN Nguyễn Đình Thi khai mạc hội nghị, biểu dương những cống hiến về văn học của anh chị em viết trẻ, chỉ ra sự chuệch choạc non yếu của một số cây bút, nhắc nhở anh chị em tự tin, khiêm tốn học hỏi. Sau đó, hội nghị thảo luận ở tổ và tham luận ở các buổi họp chung; trên 30 tham luận và ý kiến phát biểu đề cập đến nhiều mặt: chọn chỗ đứng để nhìn thấy rõ và đúng cuộc sống anh hùng của dân tộc, làm thế nào để có vốn sống phong phú, học tập có hiệu quả, sáng tác tốt, v.v… Nhiều nhà văn lớp trước và cán bộ lãnh đạo đã nói chuyện với hội nghị; Ủy viên TƯĐLĐVN, bí thư đảng đoàn văn nghệ Hà Huy Giáp nói chuyện với hội nghị về nghị quyết 19 của BCH TƯ Đảng; bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn TNLĐ HCM Vũ Quang nói về nhiệm vụ và cống hiến của thế hệ trẻ, khuyên những người viết trẻ hòa vào nhịp sống của thanh niên thời đại mới để tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Các nhà văn lớp trước Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Bảo Định Giang, Xuân Diệu, Bùi Hiển, Thanh Tịnh, Vũ Tú Nam, Xuân Hoàng,… góp với các bạn viết trẻ những ý kiến thiết thực từ kinh nghiệm sống và viết của mỗi người. Nguyễn Đình Thi tổng kết hội nghị, nói rõ thêm những nhiệm vụ mới của cách mạng và những yêu cầu mới đối với những người viết trẻ. [5] 

 

 

 

– Ngày 25: tuần báo Văn nghệ  s. 402:

‘Bác Hồ của chúng ta’: Chế Lan Viên (Toàn Quốc hội hướng về Hồ Chủ tịch), Ngô Duy Đông (Bác về Thái Bình lần cuối), Hoàng Ngọc Phách (Hồ Chủ tịch đến thăm Đại hội văn nghệ);

Truyện ký: Đức Hậu (Người nhà máy); Minh Tuấn (Bác Trương);

Truyện ngắn: Hoàng Tuyết Nhung (Bà và mẹ), Nguyễn Văn Chuông (Đảo xa);

Thơ: Nguyễn Thiều Nam, VNGP (Nghĩ về con), Vũ Quần Phương (Phố ngoài đê; Hoa phượng; Giữ cho con), Vân Long (Gặp bạn; Ra khơi);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Xuân Quỳnh (Cả đời người là một chuyến đi xa);

Phê bình: Mai Ngữ (Đọc ‘Ngày và đên hậu phương’ của Nguyễn Kiên);

Sưu tầm: Bùi Văn Cường (Vốn cổ: Hoa);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Báo cáo mật…mất mật…), Chính Nghĩa (Lộ mật, mất mật);

Kỷ niệm 50 năm thành lập ĐCSTQ: thơ của các liệt sĩ cách mạng T.Q. (Thiên Nam dịch và giới thiệu): Hà Cẩm Trai (‘Tầng tầng lước sắt giặc bao vây’..), Thái Cẩn Hoành (Thơ), Lưu Thiệu Nam (Tráng liệt ca), Hùng Hanh Hãn (Vong mệnh; Giữa đường);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Tưởng Triệu Hòa, cây bút quốc họa hiện đại nổi tiếng Trung Quốc); Công Vũ (Mấy suy nghĩ về phim tài liệu trong năm qua); Sơn Ca (Giới thiệu tập bài hát thiếu nhi “Mùa hoa phượng nở’); Đỗ Minh (Những tấm ảnh tốt của nhóm sáng tác ảnh Nam Hà);

– Ngày 28: Hội nghị tổng kết cuộc vận động sáng tác văn nghệ về đề tài các dân tộc thiểu số VN trong 2 năm 1969-70, do UB dân tộc trung ương và Hội LHVHNTVN tổ chức; Tổng thư ký Hội LH VHNTVN Nguyễn Đình Thi khai mạc, phó tổng thư ký Hội LHVHNTVN, thứ trưởng Văn hóa Nông Quốc Chấn báo cáo tổng kết cuộc vận động, chủ nhiệm UBDT TƯ Lê Quảng Ba, bí thư Đảng đoàn văn nghệ Hà Huy Giáp phát biểu ý kiến chỉ đạo; hội đồng xét giải thưởng cuộc vận động công bố danh sách những tác giả và tác phẩm được tặng thưởng và biểu dương. Cụ thể: Biểu dương các văn nghệ sĩ từ lâu đã có những sáng tác có giá trị cho văn nghệ VN và cho đồng bào các dân tộc như Tô Hoài, Bàn Tài Đoàn, Nguyên Ngọc, v.v… Tuyên dương và tặng thưởng những tác giả người các dận tộc thiểu số: 1/ Hoàng Hạc (dt. Tày, viết văn xuôi từ 1960) thời gian 1969-70 có truyện ngắn Ké Nàm, tập bút ký Đường về Khau Nghiêm. 2/ Hoàng Trung Thu (dt. Tày) truyện ngắn Bèo dâu lên núi. 3/ Vi Thị Kim Bình (dt. Tày, viết văn xuôi từ 1958, từng có truyện ngắn Bông huệ trắng), thời gian 1969-70 có truyện ngắn Niềm vui. 4/ Nông Viết Toại (dt. Tày, làm thơ từ 1955) thời gian 1969-70 có truyện ngắn Hăt (tiếng Tày). 5/ Mã Thế Vinh (dt.Nùng, làm thơ từ 1955) thời gian 1969-70 có bài Đứng trên núi mẹ. 6/ Lò Văn E (dt. Thái, làm thơ từ 1958) thời gian 1969-70 có bài thơ Đường về Mường. 7/ Vương Anh (dt. Mường) có bài Hoa trong Mường. 8/ Prekimala Mak (dt. Châu Ro, làm thơ) thời gian 1969-70 có bài Thanh đoản kiếm lưu truyền. 9/ Nông Đình Tuấn (dt. Tày, viết kịch, đạo diễn) thời gian 1969-70 có vở Về bản mới bằng tiếng Tày. 10/ Nông Ích Đạt (dt. Tày, viết kịch bản, đạo diễn phim, đã dựng phim Kim Đồng) thời gian 1969-70 viết kịch bản và đạo diễn phim truyện Cô giáo vùng cao. 11/ Vương Hùng (dt. Tày) thời gian 1969-70 có vở kịch Cây bơ-ren Trường Sơn. 12/ Lê Minh (dt. Thái, quay phim, đạo diễn) thời gian 1969-70 đã dựng phim tài liệu Đường hạnh phúc (kịch bản Phạm Thành Liên). 13/ Nông Tú Tưởng (dt. Tày, Hà Giang, nhiếp ảnh) với tác phẩm Nắng xuân trên bản Mèo.   14/ Hà Té (dt. Giáy, nữ, sáng tác nhạc) có ca khúc Suối Lê-nin. 15/ Vương Thao, Lê Khình (dt. Nùng, biên đạo múa) thời gian 1969-70 có tác phẩm múa Những ngày đầu nói về khởi nghĩa Bắc Sơn. 16/ Hà Cắm Dì (dt. Nùng, nữ họa sĩ) có tranh bột màu Gặt lúa. 17/ Đinh Rú (dt. Ba-na, điêu khắc) thời gian 1969-70 có tượng Hũ gạo nuôi quân. Ngoài 17 văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số nói trên, Hội đồng xét thưởng còn tuyên dương 10 văn nghệ sĩ người Kinh có đóng góp về đề tài dân tộc thiểu số trong 2 năm 1969-70.[6]

– Trong tháng 6: tạp chí Tác phẩm mới  s. 13 (tháng 5 & 6 /1971):

Hồ Chí Minh (Thơ viết về thiếu nhi);

Truyện: Lê Lựu (Người về đồng cói), Nguyễn Minh Châu (Dấu chân người lính, trích truyện dài), Bùi Hiển (Hoa và thép), Đinh Phong Nhã (Đồng tro), Vũ Mai (Em Phương);

Chuyện kể: Nhiều tác giả (Những mẩu chuyện về Bác Hồ);

Thơ: Lưu Trọng Lư (Chốt; Lặng thầm), Bàn Tài Đoàn (Khuổi Sao; Đường lên Đồng Văn), Bàng Sĩ Nguyên (Qua một ngụm chè đậm; Lên Tả Khoan), Vũ Quần Phương (Lại về Vinh; Một đêm trên đảo đèn Long Châu), Trần Nhật Thu (Tiếng cười trong bão cát; Cách xa);

Thơ cho thiếu nhi: Khương Hữu Dụng (Nhớ Bác), Phan Thị Thanh Nhàn (Bé Ly), Phạm Hổ (Tôi yêu em tôi);

Thơ dịch: V. Nezval, Czech (Người khách đêm, Dương Tất Từ dịch);

Tiểu luận: F. P. Rodriguez, Cuba (Tựa ‘Nhật ký trong tù’, Mạnh Tứ dịch); Hồng Chương (Mấy cảm nghĩ nhân đọc hai truyện ngắn của Hồ Chủ tịch);

Phê bình-đọc sách: Xuân Diệu (Một em nhỏ làm thơ); Phạm Hổ (Xung quanh vấn đề các em làm thơ); Tô Hoài (‘Măng tre’, tập thơ, Võ Quảng, Nxb. Kim Đồng); Hoàng Trung Nho (‘Mầm sống’, truyện ký, Triệu Bôn, Nxb. QĐND); Nhật Quang (‘Trong lửa đạn’, tập thơ, Lê Hoài Đăng, Ngô Bằng Vũ, Nxb. Giải phóng);

 

 

 

– Trong tháng 6: Tạp chí Văn học  s. 3 (tháng 5 & 6 / 1971) (s. 129):

Hoàng Xuân Nhị (Tìm hiểu tính đảng trong thơ Hồ Chủ tịch); 

Hồng Chương (Phê phán quan điểm văn nghệ của Roger Garaudy);

Lê Bá Hán (Nhân đọc cuốn ‘Mấy vấn đề lý luận văn học’);

Hoàng Tuệ (Ngữ pháp ‘Truyện Kiều’);

Tiên Sơn (Sự chuyển biến của tư tưởng Tản Đà trong những năm 1925-1930);

Trao đổi ý kiến: Đinh Gia Khánh (Thử đặt lại một số vấn đề trong việc nghiên cứu tác gia, tác phẩm xưa); Nguyễn Đăng Mạnh (Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng);

Lê Hồng Sâm (Louise Michel, nhà thơ chiến sĩ, người con gái quang vinh của Công xã Paris);

Nguyễn Xuân Sanh (Thơ Rimbaud, Verlaine trong bão táp cách mạng Công xã Paris);

Ý kiến ngắn: Vũ Đức Phúc (Muốn đánh giá đúng tác phẩm cần phải hiểu rõ nó về mọi phương diện);

Đọc sách: Phong Châu (‘Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám’ của Đinh Gia Khánh); Nguyễn Văn Hoàn (‘Người anh hùng làng Dóng’ của Cao Huy Đỉnh); Cao Huy Đỉnh (‘Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du’ của Lê Đình Kỵ);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Các cuộc hội nghị về cuốn ‘Lịch sử văn học Việt Nam’ đang biên soạn), P.V. (Thành lập Ban Hán Nôm trực thuộc UB khoa học xã hội VN), P.V. (Trao đổi ý kiến về ‘cái anh hùng’);

– Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 6/71 (s. 173):

Văn: Hồ Phương (Số phận lữ dù 3 Sài Gòn, phóng sự-truyện); Trương Nguyên Tuệ (Chiến sĩ pháo binh, ký sự); Chu Văn (Hò lìa trâu, truyện ngắn);

Thơ: Vũ Ngàn Chi (Chào Nông Pênh nổ súng), Trọng Khoát (Mở đường qua cao điểm), Xuân Nguyên (Giữ chốt), Trần Hậu Quỳ (Vào mùa mưa), Lữ Huy Nguyên (Que diêm; Trưa trên đồi thông), Trần Anh Trang (Những vòm trời đồng vọng), Phạm Bá Sĩ (Trận địa miền Tây);

Ca dao bộ đội pháo binh: Bùi Xuân Lâm, Xuân Vực, Danh Hồ, Sĩ Bá, Thái Hoàng Giang;

Nghiên cứu-phê bình: Nhị Ca (Vũ khí của tiếng nói); Vũ Quần Phương (‘Trong lửa đạn’, tập thơ của người chiến sĩ); Tào Mạt (Bước đầu học viết chèo phục vụ bộ đội); Tường Vy (Tâm sự một diễn viên đơn ca); Đoàn Công Tính (Chụp ảnh tại mặt trận đường 9 – Nam Lào);

 

 

Tháng 7:

– Ngày 2: tuần báo Văn nghệ  s. 403:

Hồi ức: Nguyễn Ưng Gia kể (Pháo đài Láng, Phùng Luận ghi);

Truyện ký: Siêu Hải (Voi đi đánh Mỹ);

Truyện ngắn: Chu Văn Mười (Thơm), Trương Nguyên Tuệ (Bản quê phía trước);

Thơ: Nguyễn Nguyên (Bão lửa mùa xuân), Mã Giang Lân (Mùa gió), Trịnh Bằng (Ngày mùa), Gia Ninh (Mãi mãi bên ta);

Ca dao pháo binh: Thùy Anh (Nhẹ tênh), Hạnh Cẩn (Một trăm dãy núi);

Người Yêu Thơ (Tin thơ);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Phan Tứ, VNGP (Một bài học);

Phê bình: Bàng Sĩ Nguyên (Từ cảm tính, tình cảm đến nghề nghiệp,- đọc ‘Hương đất biển’, tập thơ Xuân Hoàng);

Đọc sách: Mai Nguyên (‘Đây là tình yêu’, tập thơ Trần Bình Minh, Hội VN Quảng Ninh xb.);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Lỗ thủng trong túi nói dối…), Ngô Linh Ngọc (Lính viễn chinh ‘nghiền’);

Trang thơ Bulgaria (Xuân Diệu dịch): Ch. Botev (Tặng tình yêu thứ nhất của tôi), B. Dimitrova (Tốc độ), E. Bagriana (Cây hoa phượng), V. Petrov (Chiếc lá say);

Nghệ thuật: Thái Hanh (Học sinh mỹ thuật hệ cao đẳng tại chức tốt nghiệp khóa đầu); Hồng Trâm (Bé Kim Dung đóng phim);

– Ngày 9: tuần báo Văn nghệ  s. 404:

Tường thuật: Khái Vinh (Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ lần thứ hai);

Truyện ngắn: Nguyễn Quang Thân (Đào Liễu), Vi Hồng (Nhầm ma);

Thơ: Anh Vũ (Bài học đi nghề; Thước đo tuổi mười hai), Trần Tiến Như (Kỷ niệm sáng rực), Trường Giang (Những người cắm tuyến; Đôi nét Trường Sơn), Đinh Kỳ Thành (Dòng sông qua thành phố);

Phê bình: Trương Chính (Tức nước vỡ bờ, - đọc ‘Vỡ bờ’ của Nguyễn Đình Thi);

Nhân quốc khánh Mông Cổ 11/7: Cao Huy Đỉnh (Cảm nghĩ về nước Mông Cổ anh em); trích tiểu thuyết Đôn-rốp Nam-đa-gơ (Những đòn tra tấn mỗi ngày thêm ác liệt, Thúy Toàn dịch);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Bành Châu (Những băn khoăn của một người viết truyện phim);

Trao đổi: nhà văn Nguyễn Công Hoan (Tiếng ‘đánh’ của ta);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Những tiếng nức nở…), Lê Ba (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Các nghệ sĩ Mỹ nói về nghệ thuật Mỹ);

Thơ vui: Trần Ân (Hại con);

Nghệ thuật: Ngô Mạnh Lân (Xem phòng tranh của Mai Long và Nguyễn Bích); Hạnh Nhã (Cần có nhiều kịch cho thiếu nhi như ‘Hai cây phong’);

 

 

– Ngày 16: tuần báo Văn nghệ  s. 405:

Xã luận (Nhiệt liệt chào mừng Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam tròn 10 tuổi);

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Minh Hải (Không bao giờ ngớt những tiếng nói nghệ thuật chống Mỹ);

Thơ: Nguyễn Khoa Điềm (Nghĩ về một nhãn hiệu; Tiếng hát mùa xuân Trị Thiên), Tế Hanh (Ông lão trồng cây), Sơn Phong, VNGP (Bông sen Đồng Tháp), Liên Nam, VNGP (Tây Nguyên ngày mai, trích trường ca Núi rừng mở cánh) ;

Sổ tay người yêu thơ: Vĩnh Mai (‘Mẹ Việt Nam’ của Dương Hương Ly);

Truyện ngắn: Trần Mai Hạnh, VNGP (Rạng đông), Lê Điệp (Hướng nổ của trái mìn);

Tiểu thuyết: Phan Tứ (Mẫn và tôi, trích);

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Nhân 10 năm Hội VNGPMN: Sứ mạng cao cả, chặng đường vinh quang);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Loạn xạ …), Trần Quốc Minh (Chiếc xe xâm lược);

Thơ: Broniewski, Ba Lan (Gửi người đồng chí tù nhân; Thơ, Hồng Chu dịch từ tiếng Ba Lan);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Xem tranh các học sĩ miền Trung Trung Bộ: Yêu nhớ vô cùng quê hương bất khuất); Lam Lương, VNGP (Đoàn văn công QGP miền Trung Trung Bộ); Trung Sơn (Phim ‘Đường ra phía trước’ của điện ảnh GPMN);

– Ngày 23: tuần báo Văn nghệ  s. 406:

Bút ký: Đoàn Minh Tuấn (Vân Đồn cảng cũ ngày mới);

Tiểu luận: Xuân Diệu (Lòng Bác Hồ đối với liệt sĩ và thương binh);

Thơ: Lý Anh Minh (Ngọn đèn dầu mù u), Hồ Anh Tuấn (Người đã khuất muốn ta cao giọng hát), Vũ Từ Trang (Tiếng đàn bầu vùng hỏa tuyến; Qua những ngả đường), Hoài Vũ (Nàng Thơm), Phạm Thủy Hường (Ru con);

Truyện ngắn: Lê Hữu Thuấn (Gieo vãi);

Tiểu thuyết: Phan Tứ (Mẫn và tôi, trích);

Phê bình: Khái Vinh (Thêm một vài khía cạnh trong việc đánh giá tiểu thuyết ‘Vỡ bờ’);

Đọc sách: Võ Hữu (‘Những người con trung hiếu’, Nxb. Phổ thông);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Khai tử nó đi…), Búa Tạ (Tổng Ních…buồn trông);

Thơ vui: Linh Kha (Ai tài bằng ông?);

Nghệ thuật: Huy Quang, VNGP Trung Trung Bộ (Tiếng hát của Thanh Đính); Bùi Ngọc Trác (Nguyễn Vũ và những vở kịch ngắn của anh); Phan Huy (Bộ đội pháo binh vẽ tranh);

Khoa học-đời sống: Đào Văn Tiến (Con người và thiên nhiên);

 

 

– Ngày 30: tuần báo Văn nghệ  s. 407:

Xã luận (Vì tình nghĩa Bắc Nam, vì sự nghiệp văn nghệ cách mạng);

Nhân 10 năm ngày thành lập Hội VNGPMNVN 20/7/1961: Thư (Văn nghệ sĩ miền Nam gởi văn nghệ sĩ miền Bắc); mit-tinh (Tràn trề tình cảm ‘Bắc Nam một nước, văn nghệ một nhà’,- Trang Nghị tường thuật); phát biểu: Hà Huy Giáp (Văn nghệ sĩ chúng ta hãy hăng hái tiến lên với một ý chí kiên cường, một niềm tin sắt đá, một khí phách anh hùng tràn đầy trong tâm hồn và tác phẩm), Chế Lan Viên (Nich-xơn chớ vội say trong ma túy của học thuyết mình), Nguyễn Phú Soại, quyền trưởng đoàn đại diện CHMNVN tại VNDCCH (Nguyện xứng đáng với lòng tin cậy của đồng bào và anh chị em văn nghệ miền Bắc ruột thịt);

Thơ: Phạm Tiến Duật (Người ơi người ở; Lửa và súng ở quả đồi cháy), Nguyễn Văn Dinh (Quán cơm Trường Sơn), Xuân Hoàng (Chùm thơ nhớ Trường Sơn: Chiều thác Cóc; Cầu Long Đại II; Vọng gác đường 10; Đèo Cẩm Vân; Đường suối; Dỡ hàng);

Truyện ngắn: Hoài Vũ, VNGP (Vườn ổi), Ngô Ngọc Bội (Núi Mã Yên);

Ký: Trần Hoài Dương (Nhật ký thanh niên xung phong);

Trang thiếu nhi: truyện: Lê Minh (Tổ chim), Nguyễn Sơn Hà (Kính thần), Nguyễn Từ Thức, 10 tuổi (Đi câu); thơ: Thanh Giang (Bập bênh), Biển Hồ (Con), Thúy Giang (Con lợn con gà);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Sửng sốt, phát sốt…), Ngô Linh Ngọc (Ních đành hóc mãi);

Nghệ thuật: Hồng Phi (Đội văn nghệ võ trang Gio Cam);

– Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 7/71 (s. 174):

Truyện ngắn: Lê Văn Thảo (Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ); Nguyễn Khắc Phục (Cô kỹ sư nông hóa của tôi); Ngô Văn Phú (Chim biển); Bùi Hiển (Bãi bồi);

Tiểu thuyết: Phan Tứ (Mẫn và tôi, trích);

Bút ký: Nguyễn Thị Như Trang (Làng ven biển);

Thơ: Dương Hương Ly (Vùng Đông mình), Thanh Quế (Chúng ta cày), Xuân Sách (Đôi mắt), Vũ Cao (Về một người con trai và một người con gái), Bàng Sĩ Nguyên (Trời hè), Trần Minh Thái (Cái chung trên trận địa), Anh Vũ (Thời sự trong rừng sâu), Trần Mạnh Thường (Miền Trung);

Nghiên cứu-phê bình: V.N.Q.Đ. (Mười năm phấn đấu, mười năm thắng lợi); Mai Ngữ (Lê Văn Thảo, cây bút gắn bó với lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam); Nguyễn Minh Châu (‘Cửa thép’ của Nguyễn Khoa Điềm); Lê Văn Đạm (Gặp một số đồng chí quay phim ở mặt trận đường 9 – Nam Lào); P.V. (Cuộc họp những người viết trẻ);

 

 

Tháng 8:

– Ngày 6: tuần báo Văn nghệ  s. 408:

Phát biểu nhân 10 năm thành lập Hội văn nghệ giải phóng MNVN: Diệp Minh Châu (Tranh của các bạn là những điểm son của tâm hồn người nghệ sĩ mới), Lưu Trọng Lư (Tự hào về những tác phẩm của các bạn), Phan Tứ (Nghĩ dưới nhà hầm), Lý Văn Sâm (Mười năm chiến đấu và chiến thắng vang dội);

Truyện ngắn: Nguyễn Phúc Lai (Những tiếng sấm mùa hạ), Hoài Vũ (Vườn ổi, tiếp, hết);

Tùy bút: Hồng Phi (Từ con tàu chìm làm nơi cá ở);

Thơ: Vũ Cảnh Khanh (Buổi trưa kén tằm), Tường Lan (Tiếng hát trên đồi 28), Phạm Hổ (Phía trước), Nguyễn Hoa, VNGP (Mưa Trường Sơn);

Người Yêu Thơ (Tin thơ: Thơ…tùy tiện);

Phê bình: Xuân Tửu (‘Trên đất nắng’, tập thơ Trần Nguyên Đào, Nguyễn Đình Hồng, Nxb. Thanh niên);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ ngụy: Ranh ma quỷ quái…), Vĩnh Xương (Xã hội Hoa Kỳ và gã Ních-xơn), Lê Ba (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Điện ảnh Nhật có gì lạ?);

Truyện ngắn: E. Caldwell, Mỹ (Hoa dại, Đắc Lê dịch);

Nguyễn Trân (Danh họa hiện thực Mỹ Rockwell Kent);

Từ Lương (Tiếng hát trên một đoạn đường Trường Sơn);

– Ngày 13: tuần báo Văn nghệ  s. 409:

Tin (Hội nghị tổng kết cuộc vận động sáng tác văn nghệ về đề tài văn học ít người trong 2 năm 1969-1970);

Nghị luận: Nông Quốc Chấn (Phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay hơn nữa về đề tài dân tộc ít người,- báo cáo đọc 28/6/1971 tại hội nghị tổng kết cuộc vận động sáng tác về đề tài dân tộc ít người 2 năm 1969-70);

10 năm Hội VNGPMNVN: Lữ Phương (Lần thứ hai, trong vùng giải phóng), Xuân Hồng (Từ những nét nhạc đầu tiên…)

Truyện: Ma Văn Kháng (Khúc hát Mèo), Xuân Nguyên (Mùa hoa đi-ô-kheng), Tô Hoài (Phố);

Thơ: Bùi Nhi Lê (Tiếng chim chia mùa), Vương Anh (Nương rẫy), Tùng Lâm (Đứng trên đèo Mã Yên em hát), Nguyễn Thái Vận (Bản mới);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Vĩnh Mai (Sống và viết);

Đọc sách: Vương Trí Nhàn (‘Trong lửa đạn’, tập thơ Lê Hoài Đăng, Ngô Bằng Vũ);

Sổ tay người yêu thơ: Trang Nghị (‘Bài thơ báng súng’ của Hoàng Trung Thông);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Thiệu Kỳ tranh ghế tổng kềnh), Thôi Sơn (Ních-xơn và hai cái hố);

Nghệ thuật: Hồng Thao (Âm nhạc với đời sống của người Mèo); Yên Thế (Phim truyện 1970 phản ánh hiện thực và phục vụ các nhiệm vụ chính trị);

 

– Ngày 20: tuần báo Văn nghệ  s. 410:

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: E. Dolmatovski (Máu đọng sau mỗi dòng chữ, Phương Thảo dịch);

Bút ký: Bùi Huy Phồn (Ý nghĩ dọc đường);

Thơ: Lương Sĩ Cầm (Người trinh sát), Trần Nhật Thu (Gửi lại Ta Lê; Đoạn đường con gái), Nguyễn Tùng Linh (Trên đảo xa);

Ca dao: Trần Yên (Dấu chân);

Ngọc Bích (Giới thiệu: Chiến sĩ công an làm thơ);

Người Yêu Thơ (Tin thơ: Vì sao?);

Truyện ngắn: Lê Tri Kỷ (Đêm Văn Miếu), Văn Ngọc (Một chuyến đi), Tô Hoài (Phố, tiếp);

Phê bình: Quan San (Võ Quảng với tập thơ ‘Măng tre’);

Thơ đả kích: Vĩnh Xương (Cú vọ sợ ánh sáng);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Lưu Công Nhân (Sức mạnh của thực tế mới);

Nghệ thuật: Nguyễn Long (Ảnh nghệ thuật Hà Bắc); Nghiêm Phú Mỹ (Quay bộ phim ‘Bên sông Trà’); Nguyễn Trân (Gửi các em thiếu nhi Vac-sa-va vẽ tranh về VN); Lưu Quang Thuận (Xem tập vở chèo ‘Hương thiên lý’ của Công an Hải Hưng);

– Ngày 27: tuần báo Văn nghệ  s. 411:

Xã luận (Con đường tất thắng vẻ vang);

‘Bác Hồ của chúng ta’: Đặng Văn Cáp kể (Bác về Pác Bó, Đỗ Đức Thuật ghi), thơ Lý Vinh Quang (Kỷ niệm về vườn cây Bác), bút ký Nguyễn Văn Long (Dòng suối và những kỷ niệm);

Thơ: Thanh Hồng, VNGP (Cu Hận; ‘Đây! Đài phát thanh giải phóng’), Phạm Tiến Duật (Những vùng rừng không dân: 1- Đi trong rừng; 1- Những cánh rừng và những cánh quân; 3- Vùng làng);

Truyện ngắn: Bùi Bình Thi (Mùa mưa đến sớm);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Xuân Hoàng (Vấn đề hàng đầu vẫn là tự rèn luyện mình trong cuộc sống lớn lao của quần chúng);

Phê bình: Lại Giang (Đọc một số truyện và ký của anh chị em viết trẻ gần đây);

Đọc sách: Xuân Tùng (‘Đoàn quân vào trận lớn’, tập thơ, nhiều tác giả, Nxb. Thanh niên);

Thông tin: Uyển Giang (Việt kiều ở Canada hướng về tổ quốc,- giới thiệu tờ ‘Tiền phong’ s. 6, tháng 4&5/1971 của Hội Việt kiều yêu nước ở Canada);

Văn thơ đả kích: Vũ Tú Nam (Trong giờ làm việc của Nich-xơn), Lê Ba (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Khi tác phẩm nghệ thuật trở thành hàng hóa); Người Du kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Phó Râu chơi ác…), Phạm Công (Vỡ nợ… vỗ nợ), Trung Ngôn (Tổng Thiệu rao hàng);

Nghệ thuật: Phương Nam (Thêm những hình ảnh về miền Nam đánh Mỹ qua bộ phim ‘Những người săn thú trên núi Dak Sao’); Thái Hanh (Vùng cao mở triển lãm tranh); Đoàn Đức (‘Gia đình má Bảy’, vở diễn của sân khấu đạo diễn);

– Trong tháng 8: tạp chí Tác phẩm mới  s. 14 (tháng 7&8/1971):

Truyện: Vũ Hữu Ái (Đường ra trận); Bích Thuận (Mùa dưa hấu); Khái Hùng (Ông Năm Trường);

Bút ký: Blaga Dimitrova (Việt Nam hôm nay, Phan Hồng Giang dịch và giới thiệu);

Thơ bộ đội: Phan Đức Chính (Những khán giả trong hầm), Hoàng Cát (Cây bộ-đội-qua-đường), Nguyễn Hoa (Xe ta đi ban ngày), Duy Khán (Bài thơ viết ở đồi không tên);

Thơ: Bảo Định Giang (Nhớ Nguyễn Chí Thanh; Chiếc gậy mây), Thái Giang (Tiếng gà đêm châu thổ; Trong rừng cao su; Bình Ngọc), Bằng Việt (Chia tay với tiểu đội sông Hương; Trước Cửa Tùng), Ngô Văn Phú (Xê-băng-hiêng), Đỗ Quang Hưng (Câu chuyện của người lái xe; Phố của anh), Tế Hanh (Câu chuyện quê hương);

Phê bình: Trần Hiếu Minh (Chặng đường mười năm [Hội VNGPMNVN]); Thiếu Mai (‘Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ’, tập thơ Dương Hương Ly); Đào Xuân Quý (‘Nhân dân tuyến lửa’, tập thơ Quảng Bình-Vĩnh Linh);

Hoạt động văn học: P.V. (Họp lần thứ hai những người viết trẻ); Nguyễn Đình Thi (Lực lượng văn học trẻ của ta ngày càng lớn mạnh); Xuân Diệu (Câu chuyện nhỏ trước các bạn viết văn trẻ); Nguyên Hồng (Sức mới của những cây bút trẻ ấy); Nguyễn Gia Nùng, Bùi Công Bính, Phạm Đức, Hữu Thỉnh, Phong Thu, Trần Ninh Hồ, Lý Phương Liên, Ý Nhi, Vương Anh, Thạch Quỳ (Những ý nghĩ, những tâm tình, - trích phát biểu);

– Trong tháng 8: Tạp chí Văn học  s. 4 (tháng 7&8/1971) (s. 130):

Đỗ Đức Hiểu (Tác phẩm ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ của Hồ Chủ tịch và văn học hiện đại);

Phong Lê (Con đường lớn của văn xuôi cách mạng miền Nam);

Phan Cự Đệ (Hiện thực và lý tưởng, hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại);

Đào Thái Tôn (Hồ Xuân Hương có quan hệ họ hàng gì với Nguyễn Huệ không?);

Đông Hoài (Tưởng nhớ người xưa… Suy nghĩ về mấy vấn đề văn học hôm nay);

Hoàng Trung Thông (Những vần thơ yêu nước của Lục Du, nhà thơ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc);

Nguyễn Năm (Vài nét về văn học yêu nước, cách mạng Lào);

Trao đổi ý kiến: Nguyễn Văn Hạnh (Ý kiến của Lenin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống);

Đỗ Đức Dục (Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam);

Hoàng Tiến Tựu (Mấy suy nghĩ bước đầu về phương pháp nghiên cứu văn học dân gian);

Đọc sách: Diệu Linh (‘Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn’, Vụ văn hóa quần chúng xb.);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Hội nghị về Vũ Trọng Phụng, 6/6/1971, và hội nghị về Tự Lực văn đoàn, 12/6/1971 tại Viện văn học); P.V. (Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn miền Bắc lần thứ hai, 22-25/7/1971); P.V. (Hội nghị khoa học chuyên đề ‘Quan hệ giữa các nền văn học’ tại ĐHSP Hà Nội, 11-12/6/1971);

– Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 8/71 (s. 175):

Truyện: Hoài Vũ (Ngọc); Hoàng Văn Lượng (Ngãi);

Truyện phim: Mai Ngữ (Trận đánh trên đồi Không Tên);

Truyện ký: Mai Phương Thảo (Mở đường chiến dịch);

Thơ: Phạm Tiến Duật (Những mảnh tàn lá), Vương Trọng (Đồng chí quay phim), Nguyễn Khoa Điềm (Tôi lại đi đường này), Ý Nhi (Trái tim con gái hạt giao thông; Chiếc ô tô trước cửa hàng may mặc thiếu nhi), Đào Thắng (Trong rừng), Nguyễn Khoa Đăng (Hái cây cau);

Nghiên cứu-phê bình: Hồ Phương (Một chặng đường đã đi qua và những chặng đường nối tiếp); Hữu Mai (Cuộc giao lưu đầu tiên), Lê Văn Đạm (Chung quanh một vở kịch mới); Đắc Linh (Triển lãm tranh vẽ của bộ đội pháo binh); Trần Hợi (167 bức tranh của chiến sĩ Quân khu Bốn); P.V. (Tin văn nghệ);

Tháng 9:

– Ngày 3: tuần báo Văn nghệ  s. 412:

‘Bác Hồ của chúng ta’: Hoài Thanh (Ôn lại một số lời dạy của Bác về công tác văn hóa văn nghệ, - đọc cuốn: Hồ Chí Minh: ‘Về công tác văn hóa văn nghệ’, Nxb. Sự thật); thơ: N. Guillen, Cuba (Hồ Chí Minh, Lê Xuân Quỳnh dịch); Alphonso Sastre, Tây-ban-nha (Hồ Chí Minh, Bùi Hồng Hải dịch); Bùi Công Bính (Không lúc nào vắng Bác); Đoàn Minh Tuấn ghi (Bác Hồ và luật sư Loseby);

Tiểu luận: Nguyễn Xuân Nam (‘Vi hành’, thiên truyện ngắn phản phong phản đế đầu tiên trong văn học Việt Nam);

Truyện ngắn: Nguyễn Đức Huệ (Chuyện bé Nhật), Vũ Hoàng Lâm (Chiều sâu vết mổ);

Ghi chép: Trần Hoài Dương (Đỉnh lũ);

Thơ: Nông Quốc Chấn (Hành động; Măng trúc), Phạm Hổ (Mặt trận lớn trên hai bờ sông Hồng), Trịnh Ngọc Dự (Trên bến Xuân Sơn), Lý Vinh Quang (Qua dốc Năm Thang);

Sổ tay người yêu thơ: Thái Kiến Nam (Một hình tượng thơ trọn vẹn,- ‘Một lá thư nhà’, thơ Chính Hữu);

Trang văn nghệ thiếu nhi: thơ: Trần Nguyên Đào (Vực nghé), Lâm Thị Mỹ Dạ (Chị đèn), kịch bản hoạt họa: Nguyễn Kiên (Con bướm con ong và con kiến),

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Vô cùng mong manh…), Búa Tạ (Một mà hai), Phúc Tân (Bân-cơ bâng quơ!), Châm Ngôn (Đô-la … đô lả);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Phan Thanh Nam (Âm thanh vang lên từ cuộc sống);

Nghệ thuật: Văn Giáo (Vẽ và triển lãm ở quê Bác); Hiếu Trung (Bác Hồ với điện ảnh);

Chính luận: Phillip Bonosky, Mỹ (Nước Mỹ, thời đại dối trá, thời đại tỉnh ngộ, Phương Thảo dịch);

– Ngày 10: tuần báo Văn nghệ  s. 413:

‘Bác Hồ của chung ta’: Khái Vinh (Mãi mãi mang hình ảnh Bác Hồ trong trái tim,- tường thuật lễ tưởng niệm Hồ Chủ tịch của giới văn nghệ); Nguyễn Đức Vân (Nhớ lại ngày Bác đến thăm triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật lần thứ IV);

Bút ký: Tô Hoài (Những làng Dao trên Viễn Sơn), Hồng Phi (Những người đem cói về Thái Thụy), Ngô Ngọc Bội (Mùa vịt), Trà Lý (Màu xanh lại kín cánh đồng);

Truyện ngắn: Lăng Thị Khâu (Người Đồng Quan);

Thơ: Trinh Đường (Trong một cửa hàng dã chiến), Phan Văn Từ (Một tập thể sáu người), Xuân Quỳnh (Tình yêu một vùng cửa sông), Vũ Quần Phương (Bài thơ người đi sông), Trần Nhương (Qua cầu phao);

Phê bình: Định Nguyễn (Vài suy nghĩ nhân đọc tập thơ ‘Hoa đất’ của Nguyễn Hải Trừng);

Đọc sách: Người Đọc Sách (‘Từ những cánh đồng chiêm bao’, tập văn, Sở VH và Sở thương nghiệp Hà Nội xb.; ‘Đêm tháng sáu’, tập truyện ký, nhiều tác giả, Nxb. Lao động; ‘Người nội trợ của xã hội’, Phòng tuyên truyền Bộ nội thương xb.);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Kỳ gầm…), Châm Ngôn (Quyền dân … chủ nắm);

Thơ vui: Nguyễn Đình (Ông Thích đã thích lắm rồi);

Tiểu luận: R. Depestre (Nghệ thuật vì cuộc sống, - về thơ Tố Hữu, Nguyễn Khắc Thìn dịch);

Mỹ thuật: Dương Đăng Cẩn (Mỹ thuật trong triển lãm ‘Một số hình ảnh về các chiến trường Đông Dương’);

– Ngày 17: tuần báo Văn nghệ  s. 414:

Ký: Huy Thành (Điều quan trọng nhất), Đặng Nhật Minh (Một ngày cuối mùa khô), Xuân Việt (Vĩnh Tường trong những ngày sóng nước), Nguyễn Trọng Đắc (Màu xanh);

Truyện ngắn: Hoàng Thụy (Chuyện nhỏ ở Vĩnh Linh), Nguyễn Thành Long (Con chim bã trầu);

Thơ: Nguyễn Khoa Điềm, VNGP (Thưa mẹ, con đi), Diệp Minh Tuyền, VNGP (Bài học chiến trường), Bảo Định Giang (Tuổi anh, tuổi em), Vương Trọng (Đất trên mui xe), Nguyễn Xuân Thâm (Mở hành lang vào Khe Sanh);

Phê bình: Phan Cự Đệ (Mấy suy nghĩ nhân đọc ‘Qua những chặng đường văn nghệ’ của Đông Hoài);

Đọc sách: Trần Bảo Hưng (‘Truyện ký Hà Nội 1971’, Hội VN Hà Nội xb.);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Ăn gian nói dối…), Thôi Sơn (Nhắn tổng …độc Thiệu), Châm Ngôn (Bánh đúc có xương);

Thơ: P.Neruda (Gỗ, Tế Hanh phỏng dịch);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Hoàng Vân (Sự phong phú vô tận của thế giới âm thanh trong cuộc sống);

Nghệ thuật: Yên Thế (Điện ảnh thế giới chống đế quốc Mỹ); Nguyễn Trân (Họa sĩ Mexico Diego Rivera, 1886-1957); Nguyễn Đức Lộc (Lớp tập huấn cải lương diễn vở ‘Đời cô Lựu’);

– Ngày 24: tuần báo Văn nghệ  s. 415:

Giới thiệu: Thiết Vũ (Về vở kịch viết về VN, về Bác Hồ: ‘Người đi dép cao-su’ của Kateb Yacine, Algérie);

Truyện ngắn: Nguyễn Sơn Hà (Dòng nước), Huy Phương (Chim lửa), Nam Ninh (Trong một gia đình);

Ký: Nguyễn Thiệu (Nhà máy chân đê), Xuân Tùng (Ở một kho Trường Sơn);

Thơ: Trần Bình Minh (Thăm hang đầu gỗ; Hoa trứng gà), Chử Văn Long (Cây thông), Đào Ngọc Vĩnh (Cẩm Phả của tôi);

‘Sổ tay người yêu thơ’: Nguyễn Đức Quyền (‘Em là con gái châu Yên’, dân ca Thái, Cầm Giang sưu tầm và dịch);

Phê bình: Ngọc Liễn (Đọc ‘Tiếng hát’, tập thơ Vĩnh Mai);

Đọc sách: Hà Chân (‘Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh’, t. 1: ‘Chữ nét trơn’ của Nguyễn Viết Châu);

Văn thơ đả kích: Xạ Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Bịp, bịp…), Xích Điểu (Bầu bán theo ‘mỹ tục’), Phúc Tân (Thằng tung đứa hứng);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Đào Mộng Long (Làm thế nào để vai kịch luôn luôn có thanh xuân?);

Nghệ thuật: Trần Ngọc Liu (Điện ảnh VN tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 7, tháng 7/1971); VN. (Tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Phi Hoanh);

– Trong tháng 9: Ban thường trực cuộc vận động ghi chép về đề tài chiến đấu chống Mỹ cứu nước (do Tổng cục chính trị QĐNDVN tổ chức) họp tổng kết đợt đầu cuộc vận động 3 năm 1968-70 và quyết định giải thưởng cho những sáng tác chọn lọc. Kết quả: giải Nhất: không có; giải Nhì: Mầm sống (Triệu Bôn); giải Ba: Trận địa giữa làng ven (Nguyễn Chí Trung, QGPMN), Theo Bác đi chiến dịch (Ngọc Châu), Những ngôi sao tháng năm (Vũ Sơn); giải Khuyến khích: Cập bến (Phạm Thị Thanh Thủy), Phút giây im lặng (Thế Kỷ), Người trạm giữa (Tô Hoàng), Trận địa đang chiếm lĩnh (Cao Tiến Lê); ngoài ra còn tặng thưởng các đơn vị hoạt động xuất sắc trong cuộc vận động này. [7]

– Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 9/71 (s. 176):

Văn: truyện ngắn: Tô Nhuận Vỹ (Phút yên tĩnh nhất của trận đánh), Bút Ngữ (Bước ngoặt), Ma Văn Kháng (Dòng suối nhỏ), Phạm Khắc Vinh (Chỗ hẹp dòng suối), Lê Điệp (Buổi tối ngày mưa), Cao Cân (Giành kiềng), Chu Văn Mười (Lá cờ trên biển); Trần Huy Quang (Nhật ký hành quân);

Thơ: Hoàng Hưng (Em ở trọng điểm; Cô trinh sát số 13), Võ Văn Trực (Đầm sen), Xuân Nam (Trên đỉnh đồi), Phạm Đức (Mùa chim; Muối; Suối và biển), Trần Trung Hiếu (Tự nhủ), Minh Hiệu (Nghĩ về quê đồng đội), Trường Giang (Đêm chèo tuyến lửa);

Nghiên cứu-phê bình: Nhị Ca (Những chiến sĩ trên một mặt trận); Mai Ngữ, Vương Trí Nhàn, Xuân Sách (Trao đổi ý kiến về văn xuôi); Huy Chinh (Hình dáng sắc màu trên đất giữa miền Trung); V.N.Q.Đ. (Giải thưởng ba năm cuộc vận động ghi chép về đề tài chống Mỹ cứu nước); P.V. (Tin văn nghệ);

Tháng 10:

– Ngày 1: tuần báo Văn nghệ  s. 416:

Thơ: Quế Lâm, VNGP (Màu đỏ), Ý Nhi (Leo dốc), Vũ Châu Phối (Nghé cười), Trần Đăng Khoa (Bắt ông rừng nộp củi,- trích truyện thơ ‘Cái phích hoa’);

Ký: Hoài An (Một trận thắng lịch sử);

Truyện ngắn: Huy Phương (Chim lửa, tiếp, hết);

Điểm sách Nxb. Kim Đồng: Hồ Hoa (‘Mặt trời quê hương’, truyện, Xuân Sách), (‘Nối dây cho diều’, tập thơ văn của các cây bút thiếu nhi), Vũ Ngọc Bình (‘Cây lá đỏ’, những mẩu chuyện, Trần Hoài Dương), Khái Vinh (‘Bên kia sông’, tập truyện, Nguyễn Lai);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Thị Duy Nhất (‘Chim đi đánh trận’, bài hát dân ca);

Trang trung thu: truyện ngắn: Khiếu Quang Bảo (Cánh Bắc yêu dấu), Lưu Loan (Tầm cao), Vũ Hương Giang, 14 tuổi ();

Phê bình: Phương Lựu (‘Đất Quảng’, thiên tùy bút ‘Đường chúng ta đi’ trong tiểu thuyết);

Văn thơ đả kích: Vũ Lang (Chuyện Mỹ-ngụy: Những con vịt nằm buồn nản…), báo Mỹ (Miễn là đừng bắt trâu của tôi đi!), Châm Ngôn (Sóng), Huyền Kiêu (Ứng cử viên trơ trẽn);

 ‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Nguyễn Văn Tỵ (Màu sắc và ánh sáng đất nước chúng ta);

Nghệ thuật: Đinh Đăng Định (Con người, đất nước, mùa xuân); Thế Kỷ (Hội diễn sân khấu kịch nói Hà Tĩnh);

– Ngày 8: tuần báo Văn nghệ  s. 417:

Ký: Trần Công Tấn (Những người du kích bản Nà Típ);

Hồi ký: Phạm Huy Thông (Thắng lợi đầu,- về phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn 1954-55);

‘Những nét ghi nhanh’: Trần Đình Chung (Người canh máy bay), Duy Hạnh (Chiếc rìu đá), Nguyễn Phan Hách (Chiếc phao), Nguyễn Khắc Thiệu (Cái nồi cơm), Nguyễn Mạnh Tuấn (Gạo trắng);

Thơ: Trang Nghị (Thành phố kỳ diệu), Xuân Diệu (Những đóa hồng), Trần Hữu Thung (Gặp gỡ);

Giới thiệu: Bùi Khánh Thế, Hồ Đức Liên (Vào bông hoa nhỏ trong vườn dân ca Lào);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Trần Mai Hạnh, VNGP (Tia nắng);

Đọc sách: Minh Hải (‘Từ thế cao’, ký sự Lê Văn Thảo), Triều Dương (‘Hà Nội thơ’, Hội VN Hà Nội xb.);

Văn thơ đả kích: Vũ Lang (Chuyện Mỹ-ngụy), Búa Tạ (Đã chó mực thì đen);

Thơ vui: Linh Kha (Mấy giờ?);

Thơ: K. Simonov (Không đề, Hoàng Trung Thông dịch), Lát-xa Mí, Lào (Như con sông Xê-băng-hiêng, Trần Thạch dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Nữ nghệ sĩ điêu khắc Xô-viết Vera Mukhina); Nguyễn Văn (Giới thiệu tập nhạc ‘Tiếng hát chống Mỹ cứu nước’); Trung Sơn (Đi làm phim ‘Nàng Ngà’, theo lời kể của đạo diễn Hoàng Sùng);

– Ngày 15: tuần báo Văn nghệ  s. 418:

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: K. Simonov (Những câu hỏi và những câu trả lời, P.T. dịch);

Hồi ký: Phạm Huy Thông (Thắng lợi đầu,- về phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn 1954-55, tiếp);

Truyện ngắn: Vũ Thị Miền (Con sáo nhỏ của tôi), Trần Thị Minh Tâm (Ông đò Bến Phượng), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Hai mẹ con);

Thơ: Thanh Hồng, VNGP (Chiếc nhà sàn), Anh Thơ (Từ quê xưa ánh sáng quê nay), Cẩm Lai (Bến vui), Phương Thúy (Về Nghệ An), Lâm Thị Mỹ Dạ (Đi trong đêm màu trắng);

Ca dao: Phạm Lê Văn (Vượt mọi khó khăn);

Sổ tay người yêu thơ: Phong Lan (Vẻ đẹp của một bài ca dao);

Phê bình: Quan San (Hình tượng người phụ nữ trong thơ,- nhân đọc ‘Từ khi có Đảng’, tập thơ, Nxb. Phụ nữ);

Giới thiệu: Trần Hữu Tá (Tiếng thơ đấu tranh của tuổi trẻ thành thị miền Nam);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Chợ chiều…), Đặc Công (Mở thùng), Nguyễn Đình (Mỹ sợ đốt xe);

Thơ vui: Thanh Long (Cái bụng cong, con mắt gỉ);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Kính Dân (Cuộc sống và tâm hồn người viết);

Mỹ thuật: Nguyễn Trân (Xem tranh của hai họa sĩ quân đội Phạm Thanh Tâm và Huỳnh Biếc);

– Ngày 22: tuần báo Văn nghệ  s. 419:

Truyện ký: Lại Giang (Ở một điểm cao), Vũ Bão (Đồng hương);

Hồi ký: Phạm Huy Thông (Thắng lợi đầu,- về phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn 1954-55, tiếp, hết);

Truyện ngắn: Xuân Toàn (Tầng li-be);

Thơ: Nguyễn Đình Ảnh (Vẻ đẹp Việt Nam), Thu Trang, Việt kiều ở Pháp (Ủng hộ Việt Nam),

Thơ cán bộ chiến sĩ đoàn B, đường 9 (Hoài Thanh giới thiệu): Nguyễn Văn Chương (Thung lũng đỏ; Đêm qua sông), Nguyễn Viết Sơn (Chiến trường), Nguyễn Hồng Hà (Hương tóc; Con đom đóm);

Người Yêu Thơ (Tin thơ);

Đọc sách: Bích Tiên (‘Mặt trận phía sau’, tập thơ văn Quảng Bình);

Điểm sách về anh hùng dũng sĩ: Người Đọc Sách (‘Cánh tay dũng sĩ’, Nxb. QĐND; ‘Gương chiến đấu thanh niên miền Nam’, Nxb. Thanh niên; ‘Khe Tre’, ký sự Vũ Bão, Nxb. QĐND);

‘Cuộc sống – nghệ sĩ – tác phẩm’: Phan Cự Đệ (Vốn sống của người viết tiểu thuyết);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Lý sự Hoa Kỳ…), Trần Quốc Minh (Một cuộc nhận sách);

‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Minh Hải (Đề tài Việt Nam trong một số loại hình nghệ thuật ở các nước);

‘Ý kiến ngắn’: Nguyễn Bình (Trong phong trào văn nghệ quần chúng);

Nghệ thuật: Vi Kiến Minh (15 năm hoạt động mỹ thuật của Việt Bắc); Đoàn Đức (Về mối quan hệ giữa người viết và người dựng kịch bản sân khấu);

– Ngày 29: tuần báo Văn nghệ  s. 420:

Ký: Minh Hải (Hai con người, một lý tưởng,- George Jackson và Angela Davis);

Truyện ngắn: Trần Mai Hạnh, VNGP (Anh Đấu), Hồng Phi (Đứng trên lều canh bom), Tô Minh Nguyệt (Hạnh phúc của mẹ);

Thơ: Nguyễn Đức Mậu (Câu chuyện về ‘cây rau trinh sát’; Bàn tay biết đi; Tiểu đội bộ binh trên chốt mùa mưa), Lương Xuân Đoàn (Chuyện ở hang công binh; Đại đội phó của chúng tôi), Nguyễn Xuân Sanh (Xe đạp thồ, con ngựa thồ, chiếc máy kéo; Nghe tiếng rừng; Lá thư; Trên đồi Plovdiv);

Sổ tay người yêu thơ: Vũ Tú Nam (Tưởng tượng và chân lý);

Phê bình: Vương Trí Nhàn (Một người viết mới, những nhân vật mới,- nhân đọc một ít truyện ngắn Triệu Bôn);

Công chúng với văn nghệ: Đặng Minh Hân, bộ đội GP (Mấy cảm nghĩ về tập ‘Thơ chống mỹ cứu nước’);

Nguyễn Sao (Qua báo chí Sài Gòn: Thơ đả kích, thơ thời sự);

Thơ đả kích: Ngô Linh Ngọc (Giấy vàng vàng giấy);

Nghệ thuật: Nguyễn Xuân Khoát (Nhạc sĩ Liên Xô V.G. Ferrer, người bạn chí tình của nhân dân Việt Nam); Doãn Hoàng Giang (Diễn viên với kịch bản); Lê Thanh Đức (Vài suy nghĩ về sáng tác đồ họa của Ngô Mạnh Lân);

– Trong tháng 10: tạp chí Tác phẩm mới  s. 15 (tháng 9&10/1971):

Truyện: Nguyễn Khải (Chủ tịch huyện, trích); Chu Văn (Đồng chí); Lê Minh Khuê (Những ngôi sao xa xôi); Tô Nhuận Vỹ (Suối đêm); Nguyên Hồng (Thời kỳ đen tối, trích truyện dài);

Thơ: Dương Hương Ly (Người đi dép một chân), Tú Mỡ (‘Mùa thu con gái’ ở Irkut; Hồ Baikal và chuyện cô gái ngang tàng; Thăm trường ngoại ngữ Hồ Chí Minh), Huyền Kiêu (Mỏm cao bình thường; Ghi cùng vết lửa; Tấm áo), Trinh Đường (Trận đánh ngầm), Hoàng Hưng (Trở lại mùa hè; Ở nhà chị Khiu), Tạ Vũ (Đêm tắm trăng trên sông Thái Bình; Một chiếc cầu đã ra khơi), Vũ Duy Thông (Vang khơi; Căn nhà người thợ lò);

Thơ dịch: Tiêu On, Campuchia (Đế quốc Mỹ tự thiêu trong lửa, Thế Thành dịch), Phu-mi Vông-vi-chit, Lào (Đất nước Lào giàu đẹp, Nguyễn Xuân Sanh dịch);

Tiểu luận-phê bình: Nguyễn Đăng Mạnh (Mong manh áo vải hồn muôn trượng); Nguyễn Đức Quyền (Bác Hồ viết ngắn); Xuân Diệu (Nguyễn Khuyến, nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam); Bùi Huy Phồn (‘Bóng nước hồ Gươm’, tiểu thuyết Chu Thiên); Bằng Việt (‘Trên đất nắng’, tập thơ Trần Nguyên Đào, Nguyễn Đình Hồng); Hoàng Như Mai (Một số nhận xét về kịch Nguyễn Vũ);

Tư liệu tham khảo: Jury Olesha, LX. (Những ghi chép của nhà viết kịch, Phan Hồng Giang dịch);

– Trong tháng 10: Tạp chí Văn học  s. 5 (tháng 9&10/1971) (s. 131):

Ninh Viết Giao (Trên đường đi tìm ‘Nhật ký chìm tầu’ của Hồ Chủ tịch);

Nguyễn Minh (Sáng tác văn học và sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc);

Tế Hanh, Khái Vinh (Thơ miền Nam, tiếng hát của quê hương);

Tất Thắng (Tuồng hiện đại);

Hà Châu (Từ nhân vật truyện cổ tích thần kỳ đến nhân vật truyện cười);

Vũ Ngọc Phan (Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca quan họ Bắc Ninh);

Trần Nghĩa (Trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Văn Xung về câu chuyện ‘say mê’, hay đánh giá lại cuộc đời Phạm Thái);

Đặng Thanh Lê (Tái hồi Kim Trọng, ước mơ và bi kịch);

Vi-lay Kẻo-ma-ni, Lào (Văn học Lào hôm qua và hôm nay);

Trao đổi ý kiến: Sơn Tùng (Đời sống, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc, - nhân đọc bài ‘Ý kiến của Lenin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống’ của đồng chí Nguyễn Văn Hạnh);

Sưu tầm: Ban VHVN Viện VH (Về việc nghiên cứu văn học Lý-Trần);

Hồ Lãng (Về bài thơ ‘Thị bách quan’);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Trao đổi ý kiến về công tác sưu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số);

– Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 10/71 (s. 177):

Truyện ngắn: Thao Trường (Đêm xanh), Ngô Văn Phú (Từ một ngọn đồi), Hồng Nhu (Tiếng nói chìm sâu), Lý Biên Cương (Mùa lũ);

Ký sự: Dương Duy Ngữ (Vùng lửa);

Bút ký: Nguyễn Thị Như Trang (Đêm vùng biển);

Thơ: Xuân Hoàng (Sông Lê), Thiếu Sơn (Ngõ nhỏ), Quang Chuyền (Lửa), Vũ Ngàn Chi (Câu mái đẩy hò trên suối nguồn), Thanh Quế (Kha), Khuất Quang Thụy (Qua cầu treo), Thế Mạc (Thu), Quang Hà (Lá cơm xôi);

Nghiên cứu-phê bình: Nguyễn Minh Châu (Trang sổ tay viết văn II); Vũ Tú Nam (Nhân đọc một số cây bút văn xuôi trẻ trong quân đội); Mộng Lục (Đọc ‘Huế trở lại mùa xuân’); Nguyễn Minh (Thêm một quyển sách viết về đường 9 lịch sử); Bích Đào (Người diễn viên múa trên chiến trường Trung Trung Bộ); P.V. (Tin văn nghệ);

Tháng 11:

– Ngày 5: tuần báo Văn nghệ  s. 421:

Thơ: Ý Nhi (Chuyện của bầy tui; Đi qua cuộc đời chúng mình), Thu Nhiễu (Trên đồng cỏ);

Hồi ức: Mai Văn Tạo (Kỷ niệm Campuchia); (Một ít phương ngôn ngạn ngữ Campuchia, Mai Nhi sưu tầm và dịch);

Truyện ngắn: Nguyễn Văn (Anh đội phó và ông bác họ), Nguyễn Chơn (À Tút);

Phê bình: Hà Minh Đức (Về một hướng đi trong thơ,- nhân đọc ‘Tôi giàu đôi mắt’, tập thơ Xuân Diệu);

Đọc sách:  Vũ Mai (‘Lê Mã Lương và lý tưởng chiến đấu’, Khánh Vân, Nxb. Thanh niên), Nguyễn Huy Hoàng (‘Ảnh nghệ thuật Việt Nam’, Nxb. Mỹ thuật-âm nhạc, một cuốn sách ảnh đẹp), Hà Vinh (‘Ba người bạn’, tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, Nxb. Thanh niên);

Công chúng với văn nghệ: Thế Đạt (‘Đất Quảng’, một quyển tiểu thuyết tốt);

Sưu tầm: Chương Thâu (Mấy bài thơ của một chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh Hoàng Lạc: Ru con; Khuyên em; Con vạc mồi);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Chiếc ghế hai chân…), Đặc Công (Rạp Thiệu khai trương), Phú Xuân (Hoảng loạn), Sông Ba (Năm canh của Tưởng);

Nghệ thuật: Nguyễn Xinh (D.D. Shostakovich và những chủ đề cách mạng trong nhạc giao hưởng của ông); Ngọc Cầu (Nghệ sĩ Nguyễn Quang Tốn trong vai tuồng mật thám Tây); Phạm Viết Song (Triển lãm mỹ thuật Hà Nội 1971, một phòng tranh tượng khỏe và trẻ);

– Ngày 12: tuần báo Văn nghệ  s. 422:

Truyện ngắn: Tô Hoài (Câu chuyện bờ đầm sen của miếu Đồng Cổ), Thanh Hương (Niềm vui), Hồ Thủy Giang (Cô bánh xích);

Ký: Trang Nghị (Dân công hỏa tuyến);

Thơ: Hoàng Minh Châu (Đọc thơ một bạn sinh viên Sài Gòn), Trần Lê Văn (Khai trường), Đào Ngọc Chung (Lớp học Trường Sơn), Giang Khôi (Lớp học bản Phăng), Trần Nguyên Đào (Chùm thơ mẫu giáo: Tập hát; Tập đếm; Con nghé);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Đức Quyền (‘Ngắm trăng’, trong ‘Nhật ký trong tù’ của Hồ Chí Minh);

Phê bình: Lê Xuân Vũ (Xuân Trường với tập ‘Vì một nền văn nghệ mới Việt Nam’);

Công chúng với văn nghệ: Dương Vương Bình (‘Nơi giáp mặt’, nơi có lửa và thơ,- về tập thơ của Cảnh Trà, Trần Nhật Thu, Quang Huy);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Yên nghỉ trong phòng lưu trữ…), Đặc Công (Nhắn Ních-xơn), Bút Chông (Vợ Thiệu khóc Diệm);

Thơ vui: Xuân Long (Giá mà);

Nghệ thuật: Tú Ngọc (‘Người tạc tượng’, vở nhạc kịch thứ hai của Đỗ Nhuận); Quốc Bảo, Anh Hai (Về các bài thi tốt nghiệp khóa 10 Trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam); Cao Nhị (Bộ phim tài liệu ‘Chúng tôi vào đại học chống Mỹ’);

Khoa học-đời sống: Vũ Đình Cự (‘Cánh đồng’ năng suất cao của vật lý học);

– Ngày 19: tuần báo Văn nghệ  s. 423:

Thơ: Nguyễn Khoa Điềm (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ), Lê Thị Chiêu Huyền (Trên đất quan họ; Đi cứu máy), Nguyễn Quang Nguyên (Thơ tiễn một người bạn kiến trúc sư ra mặt trận), Biển Hồ (Bên trong những túp lều tranh), Lý Toàn Thắng (Trong cơn mưa thành phố);

Truyện ngắn: Triều Dương (Mắt bão), Tô Hoài (Câu chuyện bờ đầm sen của miếu Đồng Cổ, tiếp, hết);

Nhật ký: Xuân Trình (Sức nước sức dân, trích);

Bút ký: Nguyễn Phúc Lai (Màu nắng);

Phê bình: Song Thành (Võ Huy Tâm với ‘Đi lên đi’); Nguyễn Pha (Đọc ‘Khẩu súng hành quân’, nghĩ về mười năm thơ Liên Nam);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Thằng Tôm láu cá…), Đặc Công (Rút);

Thơ vui: Thế Long (Hay gì);

Thơ: Robert Stevenson, 1850-94, Anh (Gió; Gương mặt em như một cái tàu thủy, Đắc Lê dịch);

Truyện ngắn: Jack London, Mỹ (Miếng bít-tết, Đắc Lê dịch);

Nghệ thuật: Hà Văn Cầu (Bác Cả Tam); Nguyễn Trân (Danh họa hiện thực Nhật Bản Hokusai Katsushika, 1760-1849); Phan Quang, Nguyễn Hiếu, Khắc Tuế (Xem vở nhạc kịch ‘Người tạc tượng’);

– Ngày 26: tuần báo Văn nghệ  s. 424:

Truyện ngắn: Xuân Cang (Phía trước còn hầm ngầm);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Thời kỳ đen tối, trích);

Bút ký: Ngô Ngọc Bội (Lê Trí Trung và đồng nghiệp), Từ Lương (Đến với các chiến sĩ lái xe);

Thơ: Đặng Hấn (Thương nhớ; Tính), Vĩnh Mai (Chiều Pác Bó), Hoàng Cát (Chiếc lá);

Giới thiệu: Nguyễn Đức Nam (Khuynh hướng tư liệu nghệ thuật trong văn học tiến bộ ngày nay trên thế giới);

Đọc sách: Xuân Tùng (“Thơ Ninh Bình”,- đọc tập thơ 4 năm 1965-68), Vũ Mai (‘Những tia nắng đầu tiên’, tập truyện Lê Phương Liên, Nxb. Kim Đồng);

Sổ tay người yêu thơ: Quốc Sĩ (Nhạc họa trong thơ: ‘Đi họp’ của Sóng Hồng);

Thơ đả kích: Sông Ba (Ních nghe tin mất Rum Luông), Nhạc Chông (Thiệu Thiệu thiều thiêu), Đặc Công (7 điều kinh tế của Thiệu), Châm Ngôn (Ca dao… nhọn);

Thơ vui: Bút Châm (Lang thang vơ vẩn);

Công chúng với văn nghệ: Lê Văn Đức, Trần Minh Thư, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Nhủy, Ngọc Tuyền, Xuân Hoài, Lô Giang, Đỗ Om, Thân Ngọc Thúy (Bạn đọc góp ý báo ‘Văn nghệ’);

Nghệ thuật: Việt Hoàng (Nghệ thuật múa rối cổ truyền Bảo Hà); Phạm Ngọc Trương (Đằng sau bộ mặt ồn ào của điện ảnh Sài Gòn); Khương Huân (Trần Mai Ninh còn là một họa sĩ);

– Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 11/71 (s. 178):

Ký: Khuất Quang Thụy (Lửa và thép); Trần Quang Khải (Chốt 351 sớm nay, ghi chép);

Truyện: Nguyễn Duy Thanh (Hương bưởi rừng);

Thơ: Phạm Vũ (Tượng Bác trên đỉnh Trường Sơn), Hải Như (Màu xanh mới), Phương Bắc (Nhật ký rừng xanh), Tống Khắc Hài (Đường 9 trong than), Xuân Nguyên (Đèo Cẩm Vân), Nguyễn Hoa (Chiến thắng), Trần Nhật Thu (Đi qua biển lửa);

Nghiên cứu-phê bình: Nhị Ca (Trở lại câu chuyện về một thể loại); Mai Ngữ (Bắt đầu từ những chiến hào); Quốc Bảo (Vài nét về ca khúc của chiến sĩ ta); Đại Đồng (Về kết quả một đợt vận động sáng tác văn học quần chúng); Khắc Tuế (Ngọc Minh với điệu múa ‘Những cô gái Pako trên đường tiếp vận’); Phạm Ngọc Trương (Sức mạnh chân thực trong phim giải phóng); Tuấn Việt (Đời sống văn hóa văn nghệ); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

Tháng 12:

– Ngày 3: tuần báo Văn nghệ  s. 425:

Nguyễn Văn Vỹ (Tiếng nói nghệ thuật: tiếng nói hữu nghị, cách mạng,- về hoạt động nghệ thuật tại Sanchiago, Chile, cuối tháng 8 đầu tháng 9/1971: Gặp mặt thanh niên Mỹ la-tinh và Bắc Mỹ đoàn kết với VN, Lào, Campuchia);

Truyện ngắn: Bùi Hiển (Cái mũ), Đặng Anh Đào (Lá thư gửi bố);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Thời kỳ đen tối, trích, tiếp);

Bút ký: Duy Lập (Màu xanh mới);

Thơ: Trinh Đường (Nghe tiếng gà; Lán hầm xóm chài; Dời bản), Hoàng Hữu (Đêm ven sông), Trúc Thông (Khoảnh khắc Hải Phòng);

Trang thiếu nhi: truyện: Hà Nhung (Chim họa mi và chú mèo hoa); thơ: Đại Ngọc (Khuông nhạc của em), Ngọc Oánh (Gieo cà chua);

Phê bình: Nguyễn Đức Đàn (Suy nghĩ về sự sáng tạo và tính chân thật lịch sử nhân đọc ‘Bóng nước hồ Gươm’ của Chu Thiên);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (1/ Về Tiên Điền);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Nạn ma túy vì sao mê mẩn…), Đặc Công (Cái giá của Thiệu), Phú Xuân (Lại làm ma xứ người);

Thơ vui: Bút Châm (Nghiện tổ tôm);

Công chúng với văn nghệ: Bạn đọc góp ý báo ‘Văn nghệ’;

– Ngày 10: tuần báo Văn nghệ  s. 426:

Truyện ngắn: Chu Văn Mười (Bèo giống), Triệu Báo (Bước ngoặt của con đường rừng);

Bút ký: Nguyễn Gia Nùng (Cô Tô đảo ngọc), Nguyễn Tình (Bám vùng);

Thơ: Trần Tiến Như (Ở rừng), Huyền Kiêu (Dũng sĩ đường sông), Anh Vũ (Khoảng rừng quay theo bánh xe trâu), Xuân Hoàng (Ở biển), Nghiêm Sĩ Luyện (Điện và trăng; Đồi cây ơn Bác; Gặp nhau);

N.Y.T. (Tin thơ: Những câu thơ đáng quý ở những bài bạn đọc gửi đến không đăng);

Phê bình: Thành Duy (‘Nhà văn và tác phẩm’, phê bình tiểu luận, Hà Minh Đức);

Công chúng và văn nghệ: Nguyễn Xuân Lâm, Đào Vinh, Bùi Doãn Hồng, viện thiết kế thủy lợi-thủy điện (Chúng tôi yêu thích tiểu thuyết ‘Vỡ bờ’);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (2/ Về Hoa Thiều quê ngoại Nguyễn Du);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Nằm lỳ dưới boong-ke…), Sông Ba (Từ ‘nốc-ao’ đến ‘Ních ao’), Đặc Công (Ních và Xia), Nguyễn Đình (Thiệu ngụp ‘ao nhà’), Hoa Lục Bình (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Kịch ‘tình lẩm cẩm’ ở Sài Gòn);

Thơ vui: Bút Châm (Tệ móc ngoặc);

Nghệ thuật: Hoàng Châu Ký (Sân khấu ca kịch vì sao chưa có kịch bản hay?); Nguyễn Trân (Một ngôi sao điêu khắc Xô-viết vừa lặn,- về S. Konenkov); Yên Thế (Góp ý về hai khâu quan trọng trong nghệ thuật phim truyện); Từ Lương (Giới thiệu sách ‘Hướng dẫn sử dụng một số nhạc cụ dân tộc’ của Đinh Lạn-Sỹ Tiến, Vụ VHQC&TV, Bộ VH xb.);

– Ngày 17: tuần báo Văn nghệ  s. 427:

Truyện ngắn: Văn Đạt (Nắng trong sân bay), Bùi Bình Thi (Bức tranh gà);

Thơ: Trần Phú Sơn (Lời chào ra trận), Hồ Ánh Kỷ, VNGP (Quà; Trách), Khắc Phục, VNGP (Nàng Hơ Dơn áo đỏ), Xuân Diệu (Nhớ Thái Ninh), Gia Dũng (Tiếng cười trong hầm chỉ huy sở trung đoàn; Chờ em dốc Quế);

Sổ tay người yêu thơ: Văn Thiên (Câu chuyện về một sự tích anh hùng trong một bài thơ, - bài ‘Đại đội phó của chúng tôi’ của Lương Xuân Đoàn);

Công chúng với văn nghệ: Quốc Sĩ (Thơ Phạm Tiến Duật);

Phê bình: Hồ Sĩ Vịnh (Những kỷ niệm khó quên trong ‘Chuyện chép trên đường kháng chiến’, truyện và ký Hoài An);

Đọc sách: Phan Huy (‘Tập tranh của thiếu nhi thủ đô’);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (3/ Về Hải An quê vợ Nguyễn Du);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: J. Fonda oai thật…), Thôi Sơn (Chen…a la de), Hoa Lục Bình (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Kịch chống cộng quặt quẹo);

Thơ vui: Bút Châm (Ông trưởng và ông phó);

Giới thiệu: Lê Sơn (Đọc ‘Sống lại’ của L. Tolstoi);

 ‘Thế giới ủng hộ chúng ta’: Trang Nghị (Những trang tiểu thuyết về Việt Nam);

Truyện: Harry Thürk, CHDC Đức (Sau những rừng đước, trích tiểu thuyết Cái chết và mưa, Phước Thuận dịch qua tiếng Nga);

Nghệ thuật: Công Vũ (‘Làng nhỏ bên sông Trà’, phim tài liệu của Xưởng phim Giải phóng);

 

– Ngày 24: tuần báo Văn nghệ  s. 428:

Truyện ngắn: Cao Tiến Lê (Mùi thơm dây cháy chậm), Văn Tấn (Cái ‘tẹc’ dầu của ông chủ nhiệm);

Bút ký: Xuân Diệu (Ý nghĩ trên đất hoa hồng);

Thơ Đinh Kỳ Thanh (Cô gái chăn cừu), Trần Đình Tuấn (Đường thư anh), Văn Thinh (Trên thuyền cá lưới đèn);

Phê bình: Trần Minh (‘Một đêm đi’, tập truyện ngắn, Lê Khánh); Đỗ Quang Hưng (Đọc ‘Mùa xuân của một thiên tài’, về tuổi trẻ F. Engels, Cẩm Tiêu, Trần Khuyến dịch, Nxb. Thanh niên);

Tư liệu văn học: Lê Thước, Trương Chính (4/ Thơ Hồ Xuân Hương gửi Nguyễn DuH);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Những tiểu đoàn giấy…), Phú Xuân (Đề ảnh 4 giặc lái Mỹ vừa bị bắt), Đặc Công (Còn tra khảo gì), Sông Ba (Thả đỉa bà ba…), Hoa Lục Bình (Văn nghệ trong ‘thế giới tự do’: Kịch pha vũ sexy);

Thơ vui: Bút Châm (Cái ô);

Thơ: E. Evtushenko, LX. (Con đường số một, Tế Hanh dịch), N. Nekrasov, Nga (Bài ca muối; Khúc hát người kéo thuyền; Ma-sa, Hoàng Trung Thông giới thiệu và dịch);

Nhật ký: F. Dostoievski (Gặp Bielinski lần đầu, Bùi Hiển dịch);

Truyện ngắn: Lỗ Tấn, TQ. (Cố hương, Trương Chính dịch);

Nghệ thuật: Lê Đình Quỳ kể (Mẫu tượng đài kỷ niệm Du kích Ngọc Trạo, Hồ Nguyên Cát ghi); Quốc Nhàn, xưởng phim QĐ (Lao theo một mũi tiến công);

– Ngày 31: tuần báo Văn nghệ  s. 429:

Hoài Thanh (Nhìn lại bước đường phấn đấu 10 năm qua, ra sức giành những thành công mới, - tham luận của đoàn ĐB Hội LHVHNTVN tại ĐH 3 MTTQVN);

Thơ: Nguyễn Đình Thi (Lá thư xa gửi các bạn Nhật Bản), Xuân Diệu (Bài thơ của những đồ hộp hoa quả), Diệp Minh Tuyền (Nhớ về huyện biển; Sau trận bom B. 52);

Truyện ngắn: Lê Hữu Thuấn (Cái tiếng), Tô Nhuận Vỹ, VNGP (Chuyện của tui);

‘Những nét ghi nhanh’: Nguyễn Hải Sa (Hội nghị trên mặt nước), Sa Phong Ba (Hồng), Hữu Anh (Vợ chồng anh đội trưởng);

Tạp văn: Đặng Thai Mai (Chuyện phiếm văn nghệ: Định luật Gresham và thị trường văn nghệ)

Giới thiệu: Trần Quốc Vượng (4.000 năm chiến đấu và chiến thắng, vì độc lập tự do, - về cuốn ‘Lịch sử Việt Nam’ tập I, do UBKHXHVN tổ chức biên soạn);

Sưu tầm vốn cổ: Đinh Chi (Thời tiết trong một năm);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chuyện Mỹ-ngụy: Cải tiến giơ tay…), Đặc Công (Mắng Nich-xơn), Quý Yến (Bốn ta cùng nhào);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Danh họa Pablo Picaso với hình ảnh những con chim bồ câu); Từ Lương (Xiếc Việt Nam);

– Trong tháng 12: tạp chí Tác phẩm mới  s. 16 (tháng 11&12/1971):

Hồi ký: Tô Hoài (Một quãng đường);

Tiểu thuyết: Nguyễn Văn Bổng (Áo trắng, trích);

Thơ: Nguyễn Khoa Điềm (Cây cọ lửa; Đẹp), Cẩm Lai (Đường từ Phan-xi-păng), Lệ Thu (Mường Khương), Phương Thúy (Thăm Hà Bắc), Nguyễn Thị Tuyết Mai (Gặp nhau), Hoa Lê (Ngôi sao đêm), Nguyễn Viết Lãm (Những khúc ca về một dòng sông), Tân Trà (Chiều Tuyên Quang; Đêm Sơn Dương), Phạm Đức (Rừng và nhà; Hái rau chua), Trần Quốc Minh (Chiến hào và tình yêu), Nguyễn Đình Hồng (Đi mở đường than; Đất lúa đất điện), S.H.V. (Mỹ Lai, máu, nước mắt và uất hận);

Kỷ niệm danh nhân: F. Dostoievski (Hồi sinh, trích ‘Tội ác và hình phạt’, Cao Xuân Hạo dịch); N. Nekrasov (thơ: Ruộng bỏ không gặt; Năm mất mùa; Bà mẹ Nga; Tiếng hát của Liuka; ‘Sáng hôm qua vào lúc 6 giờ…’; Nữ công tước Vonkolskaya, Hoàng Trung Thông dịch và giới thiệu);

Tiểu luận-phê bình: Hoài Thanh (Trân trọng vốn xưa); Nguyễn Văn Hạnh (Truyện ngắn Đỗ Chu); Vương Trí Nhàn (Con người Nguyễn Ngọc Tấn qua tập ‘Trăng sáng’);

– Trong tháng 12: Tạp chí Văn học  s. 6 (tháng 11&12/1971) (s. 132):

Thành Duy (Vấn đề văn học phản ánh nông thôn hợp tác hóa);

Chu Nga (Đọc lại một số tác phẩm của Nguyên Hồng);

Lê Thị Đức Hạnh (Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau cách mạng);

Cao Huy Đỉnh (Tiếng gọi cứu nước cứu dân trong vè cận đại);

Nguyễn Đổng Chi (Qua việc khoanh vùng sưu tầm văn học dân gian tại một xã thí điểm);

Lê Thước, Trương Chính (Tìm hiểu dòng văn học tiến bộ thời Tây Sơn);

Phương Lựu (Vài nét về lý luận văn học, mỹ học cổ điển Trung Quốc);

Hồ Sĩ Vịnh (Mấy ý kiến về sáng tác của M. Gorki từ giai đoạn đầu tiên đến Cách mạng 1905-1907, và sự hình thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa);

Hoàng Xuân Nhị (Mấy vấn đề lý luận cần chú ý khi nghiên cứu tính dân tộc);

Trao đổi ý kiến: Phùng Văn Tửu (Ý nghĩa khách quan của tác phẩm văn học);

Sưu tầm: Ban Văn học VN Viện văn học (Thơ văn Lý-Trần);

– Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 12/71 (s. 179):

Bút ký: Hồng Phi (Những người đánh tàu);

Truyện ngắn: Bùi Bình Thi (Chuyện một tổ trinh sát), Chu Ngọc Chung (Phía súng nổ);

Kịch: Nguyễn Vũ (Bước chân);

Thơ: Nguyễn Đình Ảnh (Vẻ đẹp Việt Nam), Vương Trọng (Thơ Bác ở chiến trường), Ngô Văn Phú (Mùa mưa), Tạ Hữu Yên (Bình yên), Kim Chuông (Sắc cầu vồng), Đinh Xuân Hường (Đứng giữa đỉnh đèo), Bích Thảo Am (Hãy trả em về), Nguyễn Đình Hồng (Thành phố của em), Nguyễn Đức Mậu (Những cô gái mở đường và bầy chim núi);

Nghiên cứu-phê bình: Xuân Thiêm (Những mối quan hệ không ghi thành văn bản); Vương Trí Nhàn (Một cách nhìn lại những tập truyên ngắn gần đây); Nhật Quang (Đọc tập truyện ngắn ‘Một đêm đi’ của Lê Khánh); Trần Hữu Chất (Qua một phòng tranh); Phạm Sĩ Lộc (Tiếng hát hùng tráng lạc quan); Dạ Nhật Hồng (Ghi trong gặp gỡ); P.V. (Tin văn nghệ quân đội);

Trong năm 1971 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Ba người bạn (tập truyện ngắn) Nguyễn Quang Thân (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

– Bước đi ban đầu (truyện) Ngọc Thạch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

Cái tiếng  (tập truyện ngắn) Lê Hữu Thuấn (Thanh Hoá: Ty văn hoá và Ban vận động thành lập hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1971)

Chiếc lược ngà  (tập truyện ngắn) Nguyễn Sáng (Kđ: Nxb Giải phóng, 1971)

– Chuyện chép trên đường kháng chiến (truyện và ký) Hoài An (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Chuyện nhỏ giữa rừng (tập truyện ngắn) Hải Hồ (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Con đường mòn ấy  (tiểu thuyết) Đào Vũ (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Đất đỏ  (tập truyện) Huy Phương  (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

Đất Quảng, Phần 1 (tiểu thuyết) Nguyễn Trung Thành (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971); (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Đi giữ nước (tập truyện ngắn) Anh Đức, Trúc Chi, Lê Vĩnh Hoà, Cửu Long, Đoàn Xoa, Võ Trần Nhã  (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971)

– Đi lên đi (tiểu thuyết) Võ Huy Tâm (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Đi xa vẫn nhớ (truyện ngắn) Trần Ngọc Chương, Cao Xuân Kiệm, Nguyễn Ngọc, ... (Bắc Thái: Nxb. Việt Bắc, 1971)

Giáp trận  (tiểu thuyết) Nguyễn Thế Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

– Gió qua thung lũng (tập truyện ngắn) Đỗ Chu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa) Nguyễn Khải (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Hương cau hoa lim (tập truyện ngắn) Chu Văn (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Khoảng không của đất (tập truyện ngắn) Lý Biên Cương (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

– Màu vôi mới  (tập truyện ngắn) Trần Hoàng Bách (H.: Hội văn nghệ Hà Nội xb., 1971)

Mặt giáp mặt  (truyện phản gián) Lê Tuấn  (H.: Nxb. Lao động, 1971)

Một chặng đường (truyện) Đỗ Quảng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

– Một đêm đi (tập truyện ngắn) Lê Khánh (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Mùa chim én  (tập truyện) Chu Văn, Đắc Trung, Nguyễn Hữu Hữu,... (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà, 1971)

Mùa dưa hấu (tập truyện ngắn) Bích Thuận (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Mũi thép (tập truyện) Đào Tuấn Việt, Nhật Tuấn, Tạ Hữu Đính, Xuân Đài (H.: Nxb. Lao động, 1971)

Ngày đầu bỡ ngỡ  (tập truyện ngắn công nhân) Đỗ Bảo Châu, Tô Ngọc Hiến, Nguyễn Hồng Quang,...  (H.: Nxb. Lao động, 1971)

Người đàn bà Tháp Mười (truyện) Nguyễn Sáng (Kđ.: Nxb. Giải phóng, loại phát hành cho các lực lượng võ trang nhân dân, 1971)

Người tiền tuyến, T. 2 (tập truyện ngắn) Trần Ninh Hồ, Anh Hoàng, Bùi Thế Căn, Nguyễn Phan Hách,… (Hà Bắc: Ty văn hoá Hà Bắc xb., 1971)

Người ươm hạt (truyện) Trần Ngọc Thanh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

Nhóm "rắn lục"  (truyện chống gián điệp) Văn Phan (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Những chuyến xe vào (tập truyện ngắn) Trần Công Nghị (H.: Nxb. Lao động, 1971)

Những ngày này đẹp lắm (tập truyện) nhiều tác giả (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Những vẻ đẹp khác nhau (tập truyện ngắn) Xuân Cang (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Nước nguồn (truyện) Lê Khắc Đường (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Tiếng gọi  (tập truyện ngắn) của Bá Dũng (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Tiếng thoi (truyện) Tống Văn (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

– Tiếng kèn lá bên đường 9 (tập truyện) Triệu Bôn (Việt Bắc: Nxb Việt Bắc, 1971)

– Thử thách thầm lặng (truyện) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Trên mặt sóng (truyện) Trần Kim Thành (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Truyện chị Ngà  (tập truyện ngắn) Vũ Thị Thường, Bút Ngữ, Hoàng Tuấn Nhã (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ  (tiểu thuyết) Tô Hoài (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Cầm súng (truyện và ký) Nguyễn Chí Trung, Lê Văn Thảo (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, Loại Phát hành cho các lực lượng võ trang nhân dân, 1971)

Chiến công người thương binh (tập truyện ký) nhiều tác giả (Thái Bình: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 tỉnh xb., 1971)

Cô gái Rạch Gầm (chuyện liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Lê Thị Hồng Gấm) Triệu Cơ, Đặng Văn Nhưng (Quảng Ninh: Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh xb., 1971)

Cửa thép  (ký sự) Nguyễn Khoa Điềm (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971)

Đạp lên đầu thù (hồi ký cách mạng) Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực (H.: Thanh niên, 1971)

Đất rừng gió biển (ký, tạp văn) Xuân Hoàng, Hoàng Vũ Thuật, Trúc Hương, ... (Quảng Bình: Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Bình xb., 1971)

Đồng lúa xuân (truyện, ký) Lê Hoài Nam, Lê Nghi, Nhất Tuấn, Nghiêm Đa Văn, Thanh Hồ (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1971)

Đời viết văn của tôi (hồi ký) Nguyễn Công Hoan (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Đường chúng ta đi (tryện ngắn và ký) Nguyên Ngọc (Kđ: Nxb. Giải Phóng, loại phát hành cho các lực lượng vũ trang nhân dân, 1971)

Đường ra trận (truyện và ký) Đồng Lực, Trần Công Tấn, Nguyễn Sinh, ... (Quảng Bình: Hội văn nghệ và Ty giao thông vận tải Quảng Bình xb., 1971)

Huế trở lại mùa xuân (ký) Hồ Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Hồi ký về Đoàn: Trước năm 1945 (hồi ký) Lê Mạnh Trinh, Đào Gia Lưu, Văn Tùng, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Khe Tre (ký sự) Vũ Bảo (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Kỷ niệm trận địa  (tập truyện ngắn và ký) Tô Hoàng, Nguyễn Trí Huân (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

– Ký sự Xiêng Khoảng  (ký sự) Bùi Bình Thi (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

– Lẽ sống  (kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội)Trần Độ, Duy Đức, Trần Trọng Quỳnh,... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, In lần thứ 3 có sửa chữa bổ sung, 1971)

Lê Mã Lương và lý tưởng chiến đấu (truyện ký) Khánh Vân (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Lớn lên từ cuộc sống (truyện ký) Huy Phương, Phùng Văn Ong, Nguyễn Kim, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Lớp trước (tập hồi ký của công nhân) Nguyễn Công Hoà, Lý Văn Khoáng, Đinh Văn Thụ, Nguyễn Đình Thăng (H.: Nxb. Lao động, 1971) 

Mẹ và con  (truyện về mẹ và con Anh hùng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út tức Út Tịch) Nguyễn Thi (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Mũi nhọn đột kích (tập truyện dũng sĩ đường số 9, in lại của Nxb. Quân giải phóng) (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (ký sự) Hoàng Phủ Ngọc Tường (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1971)

Những ngày ở mỏ (hồi ký) Đinh Tiến Toán, Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai,... (Quảng Ninh: Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh xb., 1971)

Nơi đầu gió  (tập truyện và ký) Triệu Bôn, Nguyễn Chí Trung, Phạm Minh Lợi....  (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Pháo đài trong vườn dừa (ký và truyện) Thuỷ Thủ (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971)

Sa lưới  (tập truyện cảnh giác chống gián điệp) Thanh Châu, Dương Hữu Chỉnh, Nghị Xuyên (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Sóng hòn Mê  (ký sự) Hoàng Văn Bổn (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Số phận lữ dù 3 Sài Gòn (phóng sự-truyện) Hồ Phương (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Sức mạnh của lòng dân (tập mẩu chuyện nhân dân và du kích miền Nam đánh bại "kế hoạch bình định" của địch) Toàn Thắng, Huệ An (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Thắng lũ (tập truyện người tốt việc tốt trên mặt trận chống lũ lụt) nhiều tác giả (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Theo những đoàn xe ra trận (ký sự) Khánh Vân (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971) 

Tiếng gọi ngày "N" (hồi ký) Phạm Hồi (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Tiếng sét mở đầu (truyện và ký) Trần Hiếu Minh, Hoài Vũ, Giang Nam, ... (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, Loại Phát hành cho các lực lượng võ trang nhân dân, 1971)

Trên đỉnh cao người thợ (truyện ký) Sỹ Hồng, Xuân Đài, Mạnh Trử, ...  (Quảng Ninh: Liên hiệp công đoàn hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Võ Thị Sáu (truyện anh hùng) Vũ Lê (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Vùng cao (truyện ký) Đỗ Quang Tiến (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

KỊCH BẢN 

Bên gốc đa làng (tập kịch) Tường Lan, Nguyễn Thuần, Đức Nhuận, ... (Thái Bình : Ty văn hoá Thái Bình xb., 1971)

Chèo: Tiết mục sân khấu 1965-1970 (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Chiếc bánh kỳ lạ  (kịch) Đặng Minh Lương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Dũng sĩ 13 tuổi (kịch) Trần Thanh Địch (H. : Nxb. Kim Đồng, 1971)

Đêm cửa biển  (tập kịch) Hào Vị Côi, Xuân Đài, Thanh Đạm, Tống Khắc Hài, Vương Lan,...  (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

– Đi Trường Sơn (tập kịch chèo) Tất Đạt, Xuân Trình, Nguyễn Đức Thuyết (H.: Hội nghệ sĩ sân khấu VN xb., 1971)

Ga xép (tập kịch ngắn) Nguyễn Văn Niêm, Lê Hữu Cung, Lê Đình Loan,...  (H.: Nxb. Lao động, 1971)

Hạt thóc vàng (6 vở chèo ngắn) Văn Sử, Nguyễn Vượng, Phạm Danh Tử, Huy Khảo, Nguyễn Đức Ê, Vũ Hoàn (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1971)

Hiện vật quý (tập kịch ngắn) Nguyễn Trung Giáp, Hoàng Công Khanh, Nguyễn Văn Du, ... (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1971)

Hoa pháo. Búp trên cành  (tập kịch) Trần Vượng, Nguyễn Văn Niêm (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Mùa xuân trên quê hương dâu tằm (tập kịch và chèo) Nhuệ Giang, Nguyễn Quang Lý (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Tập kịch chèo (kịch bản) Trâm Anh, Quản Trung Cần, Ma Văn Kháng,...  (Lao Cai: Ty văn hoá thông tin Lao Cai xb. , 1971)

Tập kịch ngắn  (kịch bản) Vũ Hữu, Đỗ Tin Trường, Bá Minh,... (H.: Sở văn hoá thông tin Hà Nội xb., 1971)

Tuần Ty đào lúa  (chèo) không ghi tác giả (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Bài ca đông xuân (thơ, ca dao) nhiều tác giả (Lai Châu: Ty thông tin văn hoá Lai Châu xb., 1971)

Bài ca xây dựng  (tập thơ ca tấu) Phạm Minh Thông, Ngô Thanh Bình, Văn Táo, Bành Thông, Minh Vũ  (H.: Sở văn hoá thông tin Hà Nội xb., 1971)

Bên bờ sông Hậu  (tập thơ) Nguyễn Bá, Lê Chí (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1971) 

Bông nắng (thơ) Phạm Như Hà, Nguyễn Hữu Tình, La Thượng Sỹ, ... (Nam Hà:  Ty văn hoá Nam Hà xb., 1971)

Bông tầm xuân (thơ ca) Trần Huyền Thanh, Nguyễn Văn Khải, Tô Kim Tuyền, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1971)

Ca dao chống Mỹ, t. 2  (sưu tập) Chung Thuỷ, Hồng Thanh, Nguyễn Hải, ... (H. : Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Ca dao miền Nam chống Mỹ, T. 1 (sưu tập) Hữu Ngữ, Lê Thị Hiền, Hậu Giang, ... (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1971)

Câu chuyện đội tôi  (thơ) Nguyên Hồ (H.: Nxb. Phổ thông, 1971)

– Chặng đường hành quân (tập thơ) Xuân Miễn (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Chị Cả Khương  (truyện thơ) Hoàng Anh Vân (Quảng Ninh: Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh xb., 1971)

Cướp cũ cướp mới (thơ đả kích) Xích Điểu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Đất nước ghi ơn (thơ) Xuân Hoàng, Nguyễn Nguyễn, Trà Nhi, Dương Thu Hương, Văn Lợi, ... (Quảng Bình: Ty văn hoá và Ban thương binh Quảng Bình xb., 1971)

Đất quê mình  tập thơ) Trần Hữu Thung (Nghệ An: Hội VN Nghệ An xb., 1971)

Đất trắng  (tập thơ) Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Hồng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971, bản in Ronéo)

Đây là tình yêu  (thơ) Trần Bình Minh [= Trần Nhuận Minh] (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Đoàn quân vào trận lớn (tập thơ) Lưu Trùng Dương, Phương Thuý, Trần Đương, ...  (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

– Đường 9 (tập thơ) nhiều tác giả (H. : Nxb. Văn học, 1971)

Gửi về đường 9 (thơ) Trinh Đường, Trần Xuân Kỳ, Thanh Bình, ... (Vĩnh Linh: Ty văn hoá thông tin Vĩnh Linh xb., 1971)

Hà Nội thơ (tập thơ) Ánh Hồng, Bằng Việt, Bế Kiến Quốc, Hoài Anh, Đỗ Quang Hưng  (H. : Hội văn nghệ Hà Nội xb. , 1971)

Hoa đầu súng (tập thơ) Lê Anh Xuân, Giang Minh, Thanh Hải, Thu Bồn (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971)

Hương xuân (tập thơ ca về lúa xuân) Trần Nhật Thu, Hải Bằng, Nguyễn Nguyễn, Thái Sinh, Văn Lợi, … (Quảng Bình: Ty văn hoá Quảng Bình xb., 1971)

Khúc hát một dòng sông  (tập thơ) Nguyễn Thành Vân (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971)

Lúa bình minh (diễn ca) Trần Lê Văn (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ  (tập thơ) Dương Hương Ly (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1971) 

Mũ tai bèo (tập thơ) Ngô Văn Phú, Khánh Vân, Lưu Quang Hà,...  (H.: Nxb. QĐND, 1971) 

Mùa thu (thơ ca) Thanh Long, Bùi Công Bính, Nguyễn Quỳnh,... (Thái Bình: Ty Thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1971)

Ngợi ca những người trung hiếu (tập thơ ca) Trần Lê Văn, Lai Vu, Nguyễn Thị Anh Sáng, Bế Kiến Quốc, Nguyên Hương, Rạng Đông, ... (Hà Tây: Ban thương binh xã hội tỉnh Hà Tây xb., 1971)

Người trong trận (tập thơ 1965-70) Hoàng Minh Châu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Nhân dân tuyến lửa: Thơ ca Quảng Bình, Vĩnh Linh (tập thơ) Đoàn Bo, Nguyễn Banh, Lâm Úy, Quang Tính, Trần Đức Trực,…; Chế Lan Viên giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Nơi giáp mặt (tập thơ) Cảnh Trà, Trần Nhật Thu, Quang Huy (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Ơn Bác  (tập thơ) Thuý Bắc, Đỗ Thị Bình, Tuyết Bông, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

Phía trước những con đường (thơ) nhiều tác giả (Quảng Bình: Hội văn nghệ Quảng Bình xb., 1971)

– Sáng thơ (tập thơ) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Tiễn anh (thơ ca) Nguyễn Thị Bạch Hồng, Tường Lan, Hà Văn Thuỳ, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1971)

Tiếng hát (thơ) Vĩnh Mai (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Tình sâu nghĩa nặng (tập thơ) Lê Hiền, Hoàng Trung Thu, Quốc Hoan, ... (Lạng Sơn: Ban thương binh xã hội; Chi hội văn nghệ Lạng Sơn xb., 1971)

Trần Hưng Đạo anh hùng dân tộc (sử ca) Đoàn Văn Cừ (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà, In lần hai, 1971)

Trên đất nắng (tập thơ) Trần Nguyên Đào, Nguyễn Đình Hồng (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

– Trong gió lửa (tập thơ) Hoàng Trung Thông (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Trong lửa đạn (tập thơ) Lê Hoài Đăng, Ngô Bằng Vũ (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1971) 

– Trường Sơn - Phu Luông  (tập thơ) Lưu Trùng Dương, Nguyễn Đức Mậu, Lê Văn,.... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

– Từ đất này (tập thơ) Lưu Trọng Lư (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Từ nhà máy đến chiến hào  (tập thơ công nhân) Trần Lưu, Thanh Tùng, Trần Hồng Thắng, Đào Ngọc Vĩnh, .... (H.: Nxb. Lao động, 1971)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Bánh chưng bánh dầy (truyện tranh; truyện dân gian Việt Nam) Tranh vẽ Tạ Thúc Bình (H.: Nxb. Kim đồng, 1971)

Bên kia sông (truyện) Nguyễn Lai (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Câu chuyện về một đội kịch (tập truyện) Đỗ Nhật Minh, Phạm Như Anh, Lê Phương Liên (H.: Nxb. Kim đồng, 1971)

Cây lá đỏ  (truyện) Trần Hoài Dương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971) 

Chép con trong ruộng lúa (truyện) Nguyễn Quỳnh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Chồng nụ chồng hoa  (thơ) Định Hải (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Chú bé làng Gióng (truyền thuyết dân gian vùng trung châu miền Bắc) Cao Huy Đỉnh viết lại (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Chú công nhân dũng cảm (truyện tranh) lời: Trần Thọ; tranh: Hữu Đức (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Chú liên lạc đội xích vệ (truyện) Võ Văn Trực (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Chuyện em bé cười ra đồng tiền (truyện thơ) Tế Hanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Cuốn sổ tay màu đỏ (truyện và thơ cho thiếu nhi) Thi Nhị, Vũ Dương Quỹ, Nguyễn Văn Chữ, ... (Sơn La: Ty văn hoá Sơn La xb., 1971)

Cửa hàng trên đỉnh núi (truyện anh hùng lao động ngành thương nghiệp Lê Văn Phú) Minh Ngọc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Dòng tin nóng hổi (truyện) Vũ Văn Bảo (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Dũng sĩ diệt ác ôn (truyện tranh) lời: Quốc Anh; tranh: Huy Oánh (H.: Nxb. Kim đồng, 1971)

Đi nữa chú ơi (tập thơ của thiếu nhi) Hoàng Hiếu Nhân, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Kiên (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Điều kỳ diệu (ký sự và tuỳ bút) Đỗ Chu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Đường ra trận (truyện) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Em bé làng đảo (truyện) Tô Nhuận Vỹ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Em kể chuyện này (tập thơ thiếu nhi) Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Trần Đăng Khoa, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Hai mẹ con con mối (tập truyện) Xuân Quỳnh, Đỗ Thị Tứ, Nguyễn Thị Ngọc Tú, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Hoa đỏ Trường Sơn (tập thơ cho thiếu nhi) Nguyễn Bao, Trần Nguyên Đào (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Măng non đất thép (truyện ký) Nguyễn Trung Đông (H.: Nxb. Phụ nữ, 1971)

  Măng tre  (thơ cho thiếu nhi) Võ Quảng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Mặt trời quê hương (truyện) Xuân Sách (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Mầm xanh (tập thơ văn cho thiếu nhi) nhiều tác giả (Ninh Bình: Ty văn hoá Ninh Bình xb., 1971)

Mẹ vắng nhà (truyện) Nguyễn Thi (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Mùa săn trên núi (truyện) Vũ Hùng (H.: Nxb. Kim đồng, In lần thứ 2 có sửa chữa, 1971)

Người con trai Nà Mạ (truyện) Thái Hoàng Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Những tia nắng đầu tiên (truyện) Lê Phương Liên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Nối dây cho diều (tập thơ, văn, tranh của thiếu nhi) Trần Thị Thuý Giang, Nguyễn Thanh Vân, Vũ Thuý Hằng, Diệu Khánh, Bế Thị Minh Hoa  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Ông nhỏ (truyện Lý Tự Trọng) Ái Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Quyển vở thật thà (tập truyện) Nghiêm Đa Văn, Phong Thu, Nguyễn Thế Hội (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Sao trên đồng muối (truyện) Cửu Thọ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Sát Thát (truyện) Lê Vân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Thạch Sanh (truyện dân gian) Lê Vĩnh Tuy (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Trăng rằm (tập thơ, văn, tranh do thiếu nhi viết, vẽ (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Xã viên mới (truyện) Minh Giang (H.: Nxb. Kim Đồng, In lần thứ 2 có sửa chữa,  1971)

Xin gửi về Nam (tập truyện) Thanh Tùng, Vệ Giang, Văn Hồng, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

***

Khu nhà mới (truyện, Sergey Baruzdin, 1926-91, Nga, LX.) người dịch: Đinh Tùng, Mộng Lân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Ma-ru-txia đi học (truyện, E. Shvarts, LX.) bản dịch  (H.: Nxb. Kim đồng, 1971)

Nối gót Ti-mua (truyện, A. Va-lep-xki, LX.) người dịch: Minh Đăng Khánh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Túp lều bác Tôm, T. 1 – 2  (1852, truyện, Harriet Beecher Stowe, 1811-96, Mỹ) bản dịch Đỗ Đức Hiểu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

Vi-chia Ma-lê-ép ở nhà và ở trường (1951, truyện, Nikolay Nosov, 1908-76, Ukraina, LX.) Hoàng Anh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1971)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 1930-1945 (chuyên luận) Vũ Đức Phúc (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1971)

Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (chuyên đề) Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1971, In lần thứ 2, có bổ sung, sửa chữa)

– Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (phê bình tiểu luận 1957-70) Phan Cự Đệ (H. : Nxb. Văn học, 1971)

– Lịch sử văn học Trung Quốc, t. 1 (Văn học trước Tần, Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường, Ngũ đại, Tống) Trương Chính, Trần Xuân Đề, Nguyễn Khắc Phi (H.: Nxb. Giáo dục, 1971, Tủ sách đại học sư phạm)

Lịch sử văn học Trung Quốc, t. 2  (văn học Nguyên-Minh-Thanh và văn học hiện đại, văn học xã hội chủ nghĩa) Biên soạn: Trương Chính, Lương Duy Thứ, Bùi Văn Ba (H. : Nxb. Giáo dục, 1971, Tủ sách đại học sư phạm)

Lịch sử văn học Việt Nam, t. 4 A  (Văn học viết. Thời kỳ thứ 2. Giai đoạn 1: 1858 đầu thế kỷ XX) biên soạn: Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú,.... (H.: Nxb. Giáo dục, 1971, In lần 3 có sửa chữa, Tủ sách đại học sư phạm)
– Lược truyện các tác gia Việt
Nam, t. 1: Tác gia các sách Hán, Nôm (từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX)  Biên soạn: Trần Văn Giáp (chủ biên), Tạ Phong Châu, Nguyễn Văn Phú... (H.: Nxb. Khoa học xã hội, In lần thứ 2 có sửa chữa bổ sung, 1971)
– Mãi mãi đi theo đường lối văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (phê bình tiểu luận) Hồng Chương (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Nhà văn và tác phẩm (phê bình tiểu luận) Hà Minh Đức (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Phê bình và tiểu luận, t. 3 (1965-70) Hoài Thanh (H. Nxb. Văn học, 1971)

Phương Tây - văn học và con người, t. 2 (chuyên luận) Hoàng Trinh (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1971)

– Suy nghĩ và bình luận (phê bình tiểu luận 1962-70) Chế Lan Viên (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Thời đại mới văn học mới (phê bình tiểu luận) Trịnh Xuân An (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, t. 1 (chuyên đề thư mục học)  Trần Văn Giáp (H.: Thư viện quốc gia xb., 1971)

– Và cây đời mãi mãi xanh tươi (tạp văn, tiểu luận) Xuân Diệu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX  (sách dùng cho sinh viên ngữ văn Đại học tổng hợp) Nguyễn Lộc biên soạn (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1971)

Văn kiện đại hội văn nghệ Thái Bình, lần thứ nhất (kỷ yếu) nhiều tác giả (Thái Bình: Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1971)

Vì một nền văn nghệ mới Việt Nam (phê bình tiểu luận) Xuân Trường (H.: Nxb. Văn học, 1971)

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

– Bài ca Thác Bà (tập thơ văn) Anh Thơ, Nguyễn Thành Long, Bàng Sĩ Nguyên, Hoàng Hạc, … (Yên Bái: Ty VH xb., 1971)

Bài ca tháng năm (ca dao, dân ca, chèo, hát văn…) Nhuệ Giang, Minh Nhượng, Thanh Kỳ, Bích Thủy, Hoàng Lộc, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Bàn tay thợ  (tập thơ văn, về một số đơn vị, cá nhân tiên tiến trong phong trào thi đua 5 nhất của Liên hiệp công đoàn tỉnh Lao Cai) Xuân Nguyên, Phạm Gia Thanh, Cao Cự Củng, ... (Lao Cai: Liên hiệp công đoàn Lao Cai xb., 1971)

Búp hồng (thơ, văn) Hoàng Triều Cống, Hoàng Trọng, Xuân Khánh, ... (Yên Bái: Ty văn hoá Yên Bái xb., 1971)

Chào đường chín anh hùng (thơ, ca, tấu) Kim Mã, Vũ Minh Am, Phạm Trường, ... (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà xb., 1971)

Công trường Hà Nội  (tập thơ văn) Mai Ngữ, Đỗ Bảo Châu, Nguyễn Chí Tình,...  (H.: Hội văn nghệ Hà Nội xb., 1971)

Cửa gió (tập thơ văn) Đà Giang, Hoàng Trung Thu, Phan Lạc Tước, ... (Lạng Sơn: Chi hội văn nghệ - Ty văn hoá Lạng Sơn xb., 1971)

Cửa tầng (tập sáng tác thơ văn) Thanh Sỹ, Tô Ngọc Hiến, Đào Tuấn Việt, ...  (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

–  Đồng ta vào vụ (tập thơ văn chèo, phục vụ đông xuân 1971) Hữu Anh, Hà Nam Ninh, Hoàng Mạnh Thường, ... (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà xb., 1971)

Đồng tiền chống Mỹ, T. 1 (ca dao, độc tấu, mẩu chuyện) nhiều tác giả (Hải Phòng: Ngân hàng thành phố Hải Phòng; Sở VHTT Hải Phòng xb., 1971)

Mùa sen nở (tập sáng tác thơ văn) nhiều tác giả (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Mùa xuân Vĩnh Phú (tập thơ văn) Nguyễn Chí Vượng, Nguyễn Kim Trạch, Nguyễn Từ Thức, ... (Vĩnh Phú: Ty văn hoá Vĩnh Phú xb., 1971)

Ngọn cờ tháng Tám (tập thơ văn) nhiều tác giả (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Nhớ người vì nước vì dân (truyện, thơ, chèo, tấu) nhiều tác giả (Hải Phòng: Sở văn hoá Hải Phòng; Ban thương binh xã hội Hải Phòng xb., 1971)

Những bông hoa tháng bảy, T. 1 (tập thơ văn) Võ Thị Yến, Quang Ngọc, Nguyễn Tô Hiệu, ... (Hải Hưng: Ty văn hoá và Ban thương binh xã hội Hải Hưng xb., 1971)

Sáng tác Hà Nội (tập thơ văn) Huy Lăng, Phạm Đức, Yên Thao, ... (H.: Hội văn nghệ Hà Nội xb., 1971)

Thơ văn Lai Châu (tập thơ văn) Vũ Mộng Bảng, Giang Châu, Quang Ân, ... (Lai Châu: Ty thông tin văn hoá Lai Châu xb., 1971)

Tiến về thành phố (tập thơ văn) Phan Hiền, Nguyễn Hoàng, Vân Long, ... (Hải Phòng: Chi hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng xb., 1971)

Trăng thu (tập sáng tác thơ văn kịch) Khiếu Quang Bảo, Văn Chủ, Tống Khắc Hài, ... (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Trận địa mới (tập thơ văn) Chu Văn, Phạm Hồng Cơ, Hữu Anh, ... (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà xb., 1971)

Trở lại màu xanh (tập thơ, văn, tiết mục sân khấu) Nguyễn Hùng Việt, Nguyễn Tất Luyện, Huy Tự (Hà Bắc: Ty văn hoá Hà Bắc xb., 1971)

Tuổi xuân (tập thơ văn) nhiều tác giả (Lào Cai: Ty văn hoá thông tin và tỉnh đoàn thanh niên LĐHCM tỉnh Lào Cai xb., 1971)

Vào đông xuân (tập thơ văn) Võ Hồng Tân, Khánh Linh, Thanh Xuân, Tống Khắc Hài, ... (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1971)

Vào mùa (thơ, ca, kịch, chèo; phục vụ phong trào Hà Tây phấn đấu giành mục tiêu 5 tấn) Bùi Thuỳ, Nhuệ Giang, Đào Ngọc Chung, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1971)

Văn nghệ Thái Bình, 1965-1970 (tập thơ văn) Ngô Duy Đông, Đỗ Đạo, Đỗ Tiến Lộc, ...  (Thái Bình: Ban vận động thành lập hội văn nghệ Thái Bình xb., 1971)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Ca dao và vè kháng chiến chống Pháp Nam Hà (sưu tập) Nguyễn Duy My, Trần Xuân Hảo, Lê Thị Tuyết Hoà, ... (Nam Hà: Ty văn hoá thông tin Nam Hà xb., 1971)

Chiến thắng Điện Biên Phủ  (sưu tập các bút ký, ký sự) Biên soạn: Trần Độ (chủ biên), Mai Trọng Thường, Trần Cư, .... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

Thơ ca miền Nam 1955-1970 (sưu tập) Tế Hanh giới thiệu; Quốc Tuý gợi ý phân tích (H.: Nxb. Giáo dục, Tác phẩm chọn lọc trong nhà trường, 1971) 

– Thơ Bác Hồ (sưu tập sáng tác thơ ca Hồ Chí Minh, 1890-1969) bản biên soạn của Nxb. (H.: Nxb. QĐND, 1971)

Thơ Lục Du  (thơ Lục Du, 1125-1209, T.Q.) bản dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Thơ Tố Hữu (tuyển thơ Tố Hữu và bài viết về thơ Tố Hữu) Hoàng Như Mai, Nguyễn Quốc Tuý chọn lọc và gợi ý phân tích; Chế Lan Viên giới thiệu (H.: Nxb. Giáo dục, 1971)

– Thơ Tú Mỡ (tuyển thơ Tú Mỡ) Xuân Diệu giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, in lần 2 có bổ sung, 1971)

– Thơ văn Nguyễn Khuyến (sưu tập, Nguyễn Khuyến, 1935-1909) Nguyễn Văn Tú, Đỗ Ngọc Toại, Hoàng Tạo, Nguyễn Văn Hoàn tuyển phần thơ chữ Hán; dịch thơ: Nguyễn Văn Tú, Đỗ Ngọc Toại, Hoàng Tạo, Vũ Mộng Hùng, Khương Hữu Dụng, Đặng Đức Tô, Hoàng Mậu Lâm, Dương Xuân Đàm, Lê Tư Thực, Nguyễn Văn Khoa; Hồ Như Sơn chú thích; Xuân Diệu giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh (sưu tập) Ninh Viết Giao sưu tầm và giới thiệu (Nghệ An: Chi hội văn nghệ Nghệ An xb., 1971)

Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX: 1858-1900 (tuyển tập) (H. Nxb. Văn học, 1971)

Truyện Thạch Sanh (truyện Nôm, biên khảo) Huỳnh Lý, Nguyễn Xuân Lân giới thiệu, hiệu đính (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Trùng Quang tâm sử (truyện chữ Hán, Phan Bội Châu) Nguyễn Văn Bách dịch; Tôn Quang Phiệt hiệu đính, Đặng Thai Mai giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Về công tác văn hoá văn nghệ  (sưu tập các bài nói bài viết của Hồ Chí Minh, 1890-1969) biên soạn: BBT của NXB (H.: Nxb. Sự thật, 1971)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

– Bức chân dung (tập truyện ngắn N. V. Gogol, 1809-52, Nga) Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Đỏ và đen (1831, tiểu thuyết, Stendhal, 1783-1842, Pháp) Tuấn Đô dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Kiếm sống  (1916, tự truyện, M. Gorki, Nga, LX.) Thanh Nam, Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch (H.: Nxb. Văn học, In lần 2 có sửa chữa, 1971)

– Mùa hè kỳ lạ, t. 1 - 2 (1947-48, tiểu thuyết, K. A. Fedin, Nga, LX.) Huy Liên, Đỗ Thanh, Lưu Ly dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Mùa xuân của một thiên tài: Tuổi trẻ F. Engels (truyện, Stefan Prodev, Bulgaria) Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

Nhật ký Leningrad (1946, Vera Inber, 1890-1972, Nga, LX.) Hồng Kỳ, Mai Thúc Luân dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1971)

– Nhớ lại và suy nghĩ, t. 1 (hồi ký, G. K. Zhukov, 1896-1974, danh tướng LX.) Lê Tùng Ba dịch; Hồ Thiện hiệu đính (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1971)

– Những trường đại học của tôi (1923, tự truyện của M. Gorki, Nga, LX.) Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch (H.: Nxb. Văn học, in lần 2 có sửa chữa, 1971)

– Pi-e đệ Nhất, t. 1 - 2 (1929-45, tiểu thuyết lịch sử, A. N. Tolstoi, Nga, LX.) Nguyễn Xuân Thảo, Trịnh Như Lương dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

Sống lại  (1889-99, tiểu thuyết, L. Tolstoi, Nga) Phùng Uông, Nguyễn Nam, Ngọc Ân, .... dịch  (H.: Nxb. Văn học, Tủ sách nghiên cứu, 1971)

– Sử ký, t. 1 – 2 (tác phẩm của Tư Mã Thiên, kh.145/135 – 86 tr. CN, Trung Quốc) Phan Võ, Nhữ Thành dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Thơ Lỗ Tấn (tác phẩm thơ, Lố Tấn, 1881-1936, T.Q.) Phí Trọng Hậu dịch và giới thiệu (H.: Trường bổ túc văn hóa, 1971) [bản đánh máy]

– Thơ Lục Du (chọn dịch 130 bài thơ của Lục Du, 1125-1209, T.Q.) nhiều người dịch, Hoàng Trung Thông giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Thời thơ ấu (1913-14, tự truyện, M. Gorki, Nga, LX) Trần Khuyến, Cẩm Tiêu dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)

– Tuyển tập truyện ngắn  M. Gorki, t. 2  (truyện ngắn M. Gorki, 1868-1936) Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thụy Ứng dịch (H.: Nxb. Văn học, Tủ sách nghiên cứu, 1971)

– Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn (tác phẩm, Lỗ Tấn, 1881-1936, T.Q.) Trương Chính dịch (H.: Nxb. Văn học, 1971)



 


 

[1] Tin: Cuộc gặp gỡ lần thứ tám của những người lãnh đạo Hội nhà văn các nước xã hội chủ nghĩa // Văn nghệ, Hà Nội, s. 388 (19. 03. 1971), tr. 2. (Lưu ý: Bản tin không nêu ngày tháng xác định của sự kiện – L.N.Â.)

[2] Ban tổ chức cuộc thi: Sơ kết cuộc thi truyện ngắn 1970-71 của tuần báo ‘Văn Nghệ’ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 389 (26. 03. 1971), tr. 3.

[3] P.V.: Sinh hoạt phê bình: Xung quanh cuốn ‘Rừng U Minh’ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 393 (23. 4. 1971), tr. 7.

[4] Văn nghệ khắp nơi // Văn nghệ, Hà Nội, s. 393 (23/ 04/ 1971), tr. 15; P.V.: Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam họp hội nghị toàn thể // Tác phẩm mới, Hà Nội, s. 12 (tháng 3&4/1971), tr. 107.

[5] Khái Vinh: Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ lần thứ hai // Văn nghệ, Hà Nội, s. 404 (9. 7. 1971), tr. 1, 11.

[6] Danh sách những tác giả và tác phẩm được tuyên dương trong cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài miền núi và dân tộc ít người hai năm 1969-1970 // Văn nghệ, Hà Nội, s. 409 (13. 08. 1971), tr. 2.

[7] Giải thưởng 3 năm cuộc vận động ghi chép về đề tài chống Mỹ cứu nước // Văn nghệ quân đội, Hà Nội, s. 9 (tháng 9/1971), tr. 128; Giải thưởng 3 năm cuộc vận động ghi chép về đề tài chiến đấu chống Mỹ cứu nước do Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức // Tác phẩm mới, Hà Nội, s. 15 (tháng 9&10/1971), tr. 112.