1974

Tháng 1:

Ngày 1: tuần báo Văn nghệ, s. 531:

truyện ngắn: Trần Thanh Địch (Gặp gỡ);

tạp văn: Vũ Tú Nam (Một bài thơ Ba Lan);

bút ký: Trần Hoài Dương (Biển vàng);

thơ: Hoàng Bình Trọng (Lời từ biệt), Phan Trọng Bằng (Út), Vĩnh Mai (Với bác thợ già);

Tiểu luận: Đặng Thai Mai (Anh Tôn Quang Phiệt trong lòng tôi); Trần Quang Nhật (Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian ở miền Bắc nước ta);

Tư liệu văn học: Trương Chính (về thơ văn thời Lý-Trần: 6/ Mài kiếm dưới trăng);

Thơ văn đả kích: Chính Nghĩa (Năm Âu châu), qua báo chí Sài Gòn: Lang Thang (Đứng đầu, trích mục “Xôn xao làng xóm”, báo Điện tín, 6/12/1973);

Văn: Pôn Bruy-la (Bài báo đầu tiên của tôi,- hồi ức về lần gặp E. Zola, Phạm Ngọc Hải dịch);

chùm thơ Á-Phi (Tế Hanh dịch): Sembene Ousmane, Sénegal (Những ngón tay), Marselino Dos Santos, Mozambique (Gửi một em bé xứ tôi), Tawfik Ziyad, Palestine (Hãy chôn người chết và đứng lên);

Nghệ thuật: Tô Vũ (Đàn đá, trống đồng, khánh đá); Trần Đình Thọ (Một vườn hoa điêu khắc); Trần Bảng (‘Tình rừng’, một vở chèo mới); Đỗ Huân (Nhiếp ảnh trong những năm gần đây);

Ngày 18: tuần báo Văn nghệ, s. 532&533 (số Tết Giáp Dần):

Ký: Hồng Thanh (Ngày xuân càng nhớ Bác, Hồ Thị Thu kể), Nguyễn Văn Bổng (Giới tuyến bây giờ là đâu?), Nguyễn Minh Vỹ (Tết Việt Nam trên đất Pháp), Văn Linh (Tết ở bên kia Trường Sơn), Đoàn Quang Viễn (Vàng và nắng,- tết trên đất nước Ăng-ko), Đào Văn Tiến (Năm Dần nói chuyện hổ), Đoàn Minh Tuấn (Sổ tay ghi về hổ), Nguyễn Trân (Trâu húc hổ);

ghi chép: Trần Lê Văn (Ông già ở Thủy Tiên trang);

hồi ký: Vân Trang (Giò bánh tét sáng ba mươi tết,- về Mậu Thân 1968), Đoàn Giỏi (Đánh vào hang “cọp” Mỹ, Ba X. kể), Trung Sơn (Đào Nhật Tân, những lá cờ bạc trắng và cái tết Sài Gòn Quý Sửu);

thơ: Xuân Thủy (Mừng xuân thắng lợi; Nhìn cảnh nhớ quê), Chế Lan Viên (Tiếng mùa xuân), Xuân Diệu (Cây đời mãi mãi xanh tươi; Những tình người), Yến Lan (Tâm sự hồ Thác Bà), Huy Cận (Anh thợ hàn và những ngôi sao; Mặn mòi tiếng mẹ), Trúc Thông (Mùa xuân đi chợ Đồng Xuân), Tế Hanh (Một trò chơi trẻ con), Thạch Quỳ (Ngủ ngày), Hoàng Bình Trọng (Bài thơ bộc phá), Phạm Văn Ký, từ Paris gửi về (Bé thấy đủ…; Cô thợ giặt);

trang thiếu nhi: truyện Phạm Hổ (Lửa vàng lửa trắng,…), Oscar Wilde, Anh (Ông hoàng hạnh phúc, Hoài Minh dịch), thơ Tế Hanh (Một trò chơi trẻ con), Kim Chuông (Chị và em), Thanh Giang (Cây bầu lên giàn), Nguyễn Tấn Phong, 13 tuổi (Con trâu em chăm);

Phê bình: Hoài Thanh (‘Nước non ngàn dặm’, nước non muôn quý ngàn yêu);

Tiểu luận: Boris Polevoi, LX. (Siqueiros con người sôi động, Lê Thanh Đức dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Vinh quang của mùa xuân tạo hình); Hoàng Chương (Sân khấu tuồng Việt Nam, một nền nghệ thuật tuyệt diệu); T.L. (Những vở diễn ra mắt đầu xuân: ‘Thanh kiếm bà mẹ’, kịch Phan Vũ, đoàn kịch Nam Bộ; ‘Nghêu Sò Ốc Hến’, Đoàn Cải lương Nam Bộ chuyển dựng từ kịch bản tuồng; ‘Áo giáp thần kỳ’, kịch bản Việt Dung, đạo diễn Ngọc Dư, đoàn cải lương Kim Phụng; ‘Nguyễn Huệ’, đoàn cải lương Chuông Vàng; ‘Thạch Sanh’ kịch bản Hà Văn Cầu, đoàn tuồng trung ương; ‘An Tiêm’, kịch bản Hàn Thế Du, đoàn chèo trung ương);

Ngày 25: tuần báo Văn nghệ, s. 534:

Hồ Chí Minh (Thơ mừng xuân, 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1966, 1967, 1968, 1969);

truyện ngắn: Nguyễn Hồng Thủy (Bé đang lớn);

ký: Phan Quang (Những giờ cuối cùng những giờ đầu tiên);

bút ký: Quang Dũng (Ngày đêm và mùa xuân trên đại hồ);

tạp văn: Bàng Sỹ Nguyên (Vùng cao ăn tết);

thơ: Văn Thảo Nguyên (Thành phố của tôi), Băng Sơn (Tâm sự đêm xuân);

Tiểu luận: Xuân Diệu (Bàn về sự tương xứng trong ngôn từ thơ);

Tư liệu văn học: Trương Chính (Bức tranh xuân của Cao Bá Quát);

Thơ đả kích: Đặc Công (Ngày xuân Ních-xơn tự thán);

Nghệ thuật: Quang Phòng (Những bức tranh xuân); Đào Mộng Long (Tôi vào nhân vật nhanh); Sỹ Ngọc (Tranh đả kích và tranh châm biếm);

 

 

Trong tháng 1: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 1 (tháng 1/1974):

Truyện ngắn: Nguyễn Thành Vân (Giao thừa trên sóng nước), Dương Duy Ngữ (Đại đội trưởng của chúng tôi), Quang Dũng (Kỷ niệm về một ông chủ nhà), Vân An (Câu chuyện xảy ra trên đất Cam-pu-chia);

bút ký: Thanh Giang (Khi ngày vui đến);

ký sự: Nguyễn Hồng (Đêm cao điểm);

Thơ: Từ Ngọc Lang (Tấm hóa thạch của một loài chim), Lữ Huy Nguyên (Hoa Dương), Vương Trọng (Gặp lại quê hương), Lâm Thị Hồng Tú (Trường Sơn em qua), Văn Thảo Nguyên (Khi đôi ta nhìn biển; Đón; Nhớ và quên; Một chùm quả nhỏ), Anh Ngọc (Khoảng đất dưới võng), Tạ Vũ (Ở một công trình xây dựng), Nguyễn Đức Mậu (Những câu hát tản mạn của người đi rừng), Lê Thành Nghị (Rừng tràm cuối mùa đông);

Phê bình-nghiên cứu: Nhị Ca (Ý nghĩ phê bình văn học); Định Nguyễn (Thơ của một người sống và viết ở chiến trường,- đọc thơ Nguyễn Đức Mậu);

Tư liệu: Đào Xuân Quý (Thơ Mỹ da đen và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc);

Nghệ thuật: Tô Hải (Những bài hát không thể nào quên, giới thiệu “Đào công sự”, tập bài hát Nguyễn Đức Toàn, H., Nxb. Văn hóa); Nguyễn Trân (Từ phòng tranh của các chiến sĩ phòng không không quân); Lê Quốc Anh (Hoạt động của ngành làm phim quân đội);

Trong tháng 1: Tạp chí Văn nghệ quân đội quyết định trao tặng phẩm cho những tác phẩm đã đăng trên tạp chí trong năm 1973:

 Văn: Những người đồng chí (Triệu Bôn), Bức thư người mẹ (Cao Tiến Lê), Lòng cha (Thái Bá Lợi), Trận địa ven sông (Thanh Minh), Hai người lính (Lê Văn Thảo), Hướng phụ (Đào Thắng); Thơ: Tâm sự tiểu đội gác đường rừng; Bầu trời đỉnh dốc (Hoàng Nhuận Cầm),Vào hè; Vẫn có chiều này đây (Nguyễn Hoa), Bài hát về Giơ Rót (Nguyễn Khắc Phục), Cây số bốn; Tiếng tắc kè (Vũ Đình Văn), Trên thềm dòng sông cổ (Tạ Vũ); Nhạc: Tiếng hát buổi bình minh (Nguyễn Đức Toàn); Bình luận văn nghệ: Mười hai tuổi điện ảnh quân đội (Ban biên tập Xưởng phim quân đội); Người viết trẻ và cánh rừng già (Nguyễn Minh Châu), Là một khoa học, là một… (Lê Đình Kỵ), Giòng viết của Hồ Phương về anh hùng (Phong Lê); Tranh ảnh: Long Biên những ngày chống Mỹ, tranh in bìa (Văn Đa), Pháo bờ biển, tranh in bìa (Thế Hữu); minh họa Cửa ngõ mặt trận, Hướng phụ (Đặng Đức Sinh), minh họa Những người ở Rạch Gầm, Những người săn tôm (Quang Thọ);

Nêu cao cờ chiến thắng, Ven biển Triệu Phong, ảnh (Ngọc Thông), Những người chiến thắng, Những tay súng dân quân ngoại thành Hà Nội, ảnh (Đoàn Công Tính); (1)

 

Trong tháng 1: tạp chí Tác phẩm mới, s. 33 (tháng 1/1974):

Tiểu thuyết: Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm, trích) [nhân tác giả vừa mất]; Mạc Phi (Rừng động, trích);

truyện: Ngọc Bình (Đường đi tiếp);

tạp văn: Hoàng Đạo Thúy (‘Vui như tết’);

Thơ: Tôn Quang Phiệt, nhân tác giả vừa mất (Thơ về nhà tù; Viếng cảnh chùa; Ở xà-linh đề lao Vinh; Cầu Trường Tiền; Từ Ban Mê Thuật dời về Quảng Nam; Ở nhà lao Vinh), Sóng Hồng (Xuân đại thắng; Tặng bộ đội Trường Sơn; Đến Vĩnh Linh; Thăm Quảng Bình), Lê Điệp, miền Nam gửi ra (Kỷ niệm ở rừng; Bóng làng phía trước; Dưới những tầng hầm địa đạo Củ Chi), Ngô Thế Oanh, miền Nam gửi ra (Ghi vội ở Bảo An Đông), Trần Huyền Trân (Trên mấy tầng mây; Mây; Gặp Berlin rồi; Gặp tuyết nhớ Bác Hồ), Yến Lan (chùm tứ tuyệt: Mưa núi; Thư vội; Ơn suối; Ven Đà; Sắc màu Phong Thổ; Nghe sao; Uống rượu với bạn đồng hương);

Chùm thơ Hunggary: Peter Szabó (Hai thi sĩ Việt Nam /Chế Lan Viên và Nguyễn Viết Lãm/, Chế Lan Viên dịch), Andras Meizi (Khâm Thiên, Tế Hanh phỏng dịch), Gyogy Hars (Từ một mối căm thù chính đáng và một tình yêu đẹp, Nguyễn Viết Lãm dịch), Magda Szekely (Mưa, Nguyễn Viết Lãm dịch), Isvan Simon (Thư, Nguyễn Viết Lãm dịch), Gabor Garai (Những người làm xiếc, Nguyễn Viết Lãm dịch), Giula Illyes (Bi ca; Những con vịt trời; Tôi cùng tất cả những ai…; Khách, Phạm Hổ dịch);

Tiểu luận, phê bình: Lê Đình Kỵ (Cây bút lý luận phê bình Nguyễn Đình Thi); Ngô Thảo (Người chiến sĩ trong ‘Chiến sĩ’, tiểu thuyết Nguyễn Khải, Nxb. QĐND);

Vốn cổ: Trương Chính (Đội quân Nam tiến đầu tiên,- về Phạm Văn Nghị);

Tháng 2:

Ngày 1: tuần báo Văn nghệ, s. 535:

Nghị luận: Lê Duẩn (Hãy xứng đáng với Đảng quang vinh, dân tộc quang vinh của chúng ta, trích ‘Mấy vấn đề về cán bộ và tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa’);

truyện ngắn: Võ Quảng (Biến đổi), Vũ Tú Nam (Thả rồng);

ký sự: Hồng Phi (Hy vọng công trình);

thơ: Phạm Tiến Duật (Đọc ‘Gia đình thần thánh’), Trinh Đường (Trên gò Đống Đa), Trần Hữu Thung (Mẹ để lại), Trà Ly (Trái đất bước sang vòng quay mới);

Phê bình: Hà Minh Đức (Thơ tứ tuyệt của Hồ Chủ tịch);

Nói chuyện ngôn ngữ: Vi Quốc Bảo (Chính tả một số từ địa danh Tày Nùng);

Tư liệu văn học: Trương Chính (về thơ văn thời Lý-Trần: 7/ Một bài thơ bi tráng);

Văn thơ đả kích: Trần Quốc Vinh (Khi tinh thần Oa-tơ-ghết lan ra);

Nghệ thuật: Mịch Quang (Những tìm tòi nghệ thuật trong vở chèo ‘Tình rừng’); Nguyễn Long (Nghệ thuật nhiếp ảnh trước đòi hỏi của cuộc sống); Cao Nhị (‘Chúng tôi trở thành bộ đội’,- đạo diễn Trần Bảo, Xưởng phim Tài liệu thời sự trung ương, 1973); Văn Ký (Một thành quả của lao động nghệ thuật âm thanh);

Ngày 8: tuần báo Văn nghệ, s. 536:

tiểu thuyết: Mạc Phi (Rừng động, trích);

bút ký: Quang Khải (Công trường Thoong Gót);

thơ: Phạm Hổ (Bác đến nông trường), Trần Đăng Khoa (Cô Thị Mầu; Ru một mầm cây), Nông Quốc Chấn (Đường Xìn Hồ [Sìn Hồ]), Bùi Công Minh (Những tuyến đường quan họ), Bàng Sỹ Nguyên (Hồ Bai Can);

Sổ tay người yêu thơ: Phạm Đình Ân (Áo anh sứt chỉ đường tà); (a)

Ý kiến ngắn: Cần Mẫn  (Một nhầm lẫn cần chấm dứt,- đính chính các sai sót trong mục “Những mẩu chuyện trong làng thơ” Văn nghệ, s. 502 );

Đọc sách: Thu Văn (‘Những người mở đường’, truyện vừa Vũ Hữu Ái, Nxb. Thanh niên); Võ Hữu (‘Chuyến xe ra’, tập truyện ngắn Nguyễn Kiên, Nxb. Văn học); Hoàng Sỹ Tiếp, Nguyễn Xuân Lân (‘Đi xa’, thơ Phạm Hổ, Nxb. Văn học);

Văn thơ đả kích: Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Chết vì đưa cuộc sống lên màn ảnh), Đặc Công (Cái xe cút kít của Ních-xơn);

Châm biếm nội bộ: Xích Điểu (Động cơ lỗi thời);

Nghệ thuật: Nguyễn Thị Nhung (Vài vấn đề nghệ thuật của vở chèo ‘Tình rừng’); Mai Thúc Luân (Bộ phim tài liệu nghệ thuật ‘Lục địa bùng cháy’, của Roman Karmen, xưởng Mosfim, LX. 1972); Hải Đình (Trại sáng tác kịch bản phim truyện lần thứ 6 đã kết thúc tốt đẹp); H.C. (Nghệ nhân Nguyễn Văn Quận tạc tượng đồng Hồ Chủ tịch); Trần Quang Nhật (Tiếng ru con với việc giáo dưỡng trẻ thơ);

Ngày 15: tuần báo Văn nghệ, s. 537:

truyện ngắn: Nam Ninh (Trong phòng trung tâm);

bút ký: Huy Phương (Nhớ về một thành phố);

thơ: Nguyễn Khoa Điềm (Màu xanh lên đường);

Việt kiều khắp nơi hướng về tổ quốc: Tôn Nữ Quỳnh Tư (Nhớ lại một chuyến đi biểu diễn), Thu Trang (Cảm nghĩ đầu tiên); thơ Thu Trang (Trước tháp cao Ep-phen), Võ Quê (Vầng trăng tổ quốc), Đào Khắc Xuyên (Nói với con bò bản thân tôi), Nam Hà (Nhà bảo sinh, nhà xác);

Đọc sách: Phương Lựu (‘Đám cháy trước mặt’, Đỗ Chu, Nxb. Thanh niên, tiểu thuyết đầu tay của một cây bút truyện ngắn); Quan San (Tạp chí ‘Văn nghệ Trị-Thiên-Huế’ ra số đầu tiên);

Nói chuyện ngôn ngữ: Nguyễn Công Hoan (Chữ và nghĩa);

Thơ đả kích: Học Giới (Ních đổ liều!), Nguyễn Hiển (Chuyện Sài Gòn: Chiết tự);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Hà Nội - triển lãm ảnh nghệ thuật, dịp tết Giáp Dần của 5 nghệ sĩ Hội Văn nghệ Hà Nội: Đỗ Huân, Xuân Liễu, Mai Nam, Đinh Quang Thành, Đức Vân); Nhất Hiên (Bộ phim ‘Xiêng Khoảng chiến thắng’);

 

Ngày 18: Hội nghị tổng kết công tác văn hóa năm 1973 do Bộ Văn hóa tổ chức. ([1])

Ngày 22: tuần báo Văn nghệ, s. 538:

Nghị luận: Lê Duẩn (Lao động tập thể là nền tảng của đạo đức mới và những tình cảm mới,- bài nói tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần 3); Chế Lan Viên (Những thành tựu và thiếu sót của ngành văn nghệ chúng tôi,- tham luận tại Quốc hội Khóa IV, kỳ họp 4);

truyện ngắn: Ngô Ngọc Bội (Góp một tay súng);

tùy bút: Nguyễn Trung Thành (Đi tới);

thơ: Thủy Nguyên (Đèo Nai trưa thu; Viên gạch), Văn Đắc (Cây đào);

Sổ tay người yêu thơ: Lương Hồng (Một cách cấu trúc hay,- bài ‘Chặt gỗ đàn’ trong Kinh Thi);

Đọc sách: Phong Lan (‘Cây xanh đất lửa’, thơ Nguyễn Đức Mậu, Nxb. Văn học); T.T. (‘Hội chợ Áng Mò’, bút ký Chu Phú, H., Nxb. Lao động); Vũ Minh Tâm (‘Đường ta đi’, phê bình tiểu luận Nông Quốc Chấn, Nxb. Việt Bắc); Người Đọc Sách (Tạp chí ‘Văn nghệ Quân giải phóng’ miền Trung Trung Bộ, số 22, tháng 11/1973);

Văn thơ đả kích: Đồ Phồn (Lưu manh, thầy bói), Người Du Kích (“Nghệ thuật” sống sót), Ac-tơ Bu-sơ-oan (Trong “thế giới tự do”: Ngày và đêm liên miên, Vũ Tất Tiến dịch), Lã Vọng (Hoa Kỳ tăng tốc);

M.H. (những này cuối cùng của Pablo Neruda);

Nghệ thuật: Đình Quang (Trao đổi về vở ‘Tình rừng’: Từ cảm hứng đến thể hiện), Trần Huyền Trân (Vở ‘Tình rừng’: Một phong cách nghệ thuật chưa định hình); Nguyễn Trung (Bộ phim về Nguyễn Thái Bình, đạo diễn Kỳ Nam, Xưởng phim truyện Việt Nam, 1973);

Trong tháng 2:Tạp chí văn học, s. 1 (tháng 1&2/1974), chuyên đề văn học dân gian:

Nguyễn Khánh Toàn (Văn học dân gian Việt Nam, một biểu hiện độc đáo và xuất sắc sức sống mãnh liệt của dân tộc);

Nông Quốc Chấn (Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam trong mối quan hệ giữa các dân tộc);

Võ Quang Nhơn (Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam dưới con mắt của giới nghiên cứu thực dân);

Phan Đăng Nhật (So sánh một số truyền thuyết trong ‘Đẻ đất đẻ nước’ của người Mường với các truyền thuyết về thời dựng nước của người Việt);

Vũ Tố Hảo (Bà Triệu, qua một số tư liệu văn học dân gian sưu tầm ở Thanh Hóa);

Nguyễn Văn Hoàn (Thể lục bát, từ ca dao đến Truyện Kiều);

Trần Đức Các (Tục ngữ với truyền thuyết anh hùng);

Ninh Viết Giao (Tiếng nói đấu tranh giai cấp trong ‘Vè hào hộ’ ở Nghệ An);

Đọc sách: Hùng Nam Yến (“Về truyền thuyết thời Hùng Vương”, H., Văn Sử Địa xuất bản); Phương Anh (“Truyền thuyết cổ tích Lam Sơn”, Sở Văn hóa Thanh Hóa xuất bản), Trần Quang Nhật (Đọc ‘Lịch sử văn học, tập I: Văn học dân gian’, Đinh Gia Khánh-Chu Xuân Diên, H., Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp);  Nguyễn Quang Vinh (‘Hề chèo’ của Hà Văn Cầu);

Tư liệu: E.M. Meletinski (Về nguồn gốc sử thi anh hùng, Lê Sơn dịch);

Đỗ Văn Hỷ (Đọc bản phiên âm ‘Thiên Nam ngữ lục’);

Văn học hiện đại – phê bình: Phong Lê (Nghĩ về truyện ngắn nhân kết quả một cuộc thi viết);

Văn học nước ngoài: Tôn Gia Ngân (Một số quan điểm về hài kịch của Mô-li-e);

Pablo Neruda (Thơ văn, Đào Xuân Quý, Xuân Diệu, Lê Quốc Trung dịch);

Trong tháng 2: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 2 (tháng 2/1974):

Truyện Lâm Phương (Ấp vùng sâu);

Truyện ngắn: Nguyễn Ngọc Mộc (Bạn đường), Bùi Thị Trường (Bản đồ án bỏ dở); Nguyễn Khắc Quán (Niềm vui thầm lặng), Lê Văn Thảo (Kỷ niệm của người chiến sĩ);

Ký sự: Tô Đức Chiêu (Lật cánh);

Thơ: Vũ Siêu Thả (Lửa Điện Biên thắp trong điểm chốt), Mai Văn Hai (Vùng cát; Ngủ trên biển), Duy Khán (Ý nghĩ người đi), Bùi Trọng Cường (Cây), Vũ Từ Trang (Đừng quên), Phan Quế (Anh về), Ngô Văn Phú (Hát vì Ha-ra), Xuân Thiều (Màu xanh An-ma A-ta; Nắm tuyết), Trần Ninh Hồ (Nếu bây giờ…);

Phê bình-nghiên cứu: Nhìn lại một năm Văn nghệ quân đội: Mai Ngữ (Văn), Xuân Sách (Thơ), Nhị Ca (Bình luận văn nghệ); Vũ Quần Phương (‘Cát trắng’, thơ Nguyễn Duy, Nxb. Quân đội nhân dân); Thanh Nguyên (Mạn đàm về một vài vấn đề trong tiểu thuyết); Lê Thành Nghị (‘Phía trong’, tập truyện ngắn Cao Tiến Lê, Nxb. QĐND); Nguyễn Trung Thu (‘Mùa mưa đến sớm’, tập truyện ngắn Bùi Bình Thi, Nxb. Văn học); Nguyễn Huy Hoàng (Nhiếp ảnh khám phá và sáng tạo); Phạm Sĩ Lộc (Tập nhạc ‘Dáng đứng Ba Đình’, nhiều tác giả, Nxb. QĐND); Huy Chinh (Dư luận bạn viết ở thành phố cửa biển);

 Trong tháng 2: tạp chí Tác phẩm mới, s. 34 (tháng 2/1974):

truyện ngắn: Đỗ Chu (Từ bên kia sông Hồng);

hồi ký: Nông Văn Lạc (Ánh sáng đây rồi);

ký: Tô Hoài (Ông già ở Agra);

tạp văn: Nguyễn Khải (Nghĩ về anh L.M.);

Thơ: Xuân Diệu (Hoa cau), Thi Nhị (Xòe), Hoàng Vũ Thuật (Làng không nhà; Con chim ri rí), Cảnh Trà (Giọng nói trong nhà), Trúc Cương (Giàng A đi chợ Tết), Hoàng Cát (Ăn tết giữa đường hành quân; Hoa mộc), Trần Nhật Lam (Qua vùng quan họ; Thu; Cây táo ngoài vườn), Trần Lê Văn (Ông trạng), Thủy Nguyên (Mắt lưới; Đường phong lan; Mưa rừng địa chất), Trinh Đường (Trên đảo Biện Sơn);

Thơ xuân cổ (Chế Lan Viên giới thiệu, Khương Hữu Dụng dịch): Chu An (Xuân đán), Nguyễn Trãi (Mộ xuân tức sự), Nguyễn Du (Quỳnh Hải nguyên tiêu), Cao Bá Quát (Lập xuân hậu nhất tân tình; Nguyên nhật), Nguyễn Văn Siêu (Xuân nhật hiểu khởi), Nguyễn Như Đỗ (Xuân nhật tức sự), Đào Công Soạn (Xuân nhật phỏng hữu bất ngộ; Trừ tịch cảm hứng), Nguyễn Khuyến (Trừ tịch);

Tiểu luận: Pablo Neruda (Lời giải thích cần thiết,- trích diễn văn về vai trò của thơ ca trong cách mạng); Xuân Diệu, Hoài Thanh, Tế Hanh, Huy Cận, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn (Về vai trò thơ ca trong cách mạng, nhân ý kiến Pablo Neruda);

Phê bình: Võ Quảng (Về một số quyển truyện viết cho thiếu nhi); Nguyễn Xuân Nam (“Chiến trường gần đến chiến trường xa”, thơ Huy Cận, Nxb. Thanh niên); Hoàng Trinh (Tìm hiểu vấn đề ký hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật);

M. Tkachev, LX. (Lời nói đầu tập ‘Một phần thơ hiện đại Việt Nam);

Vốn cổ: Mai Liên (Sứ Việt Nam qua lầu Hoàng Hạc);

Chuyện làng văn: Thợ Rèn (Một bài thơ chưa đăng của Nguyễn Bính; Một bài khác của Đoàn Văn Cừ), Bùi Hạnh Cẩn (Nguyễn Du và Hà Nội);

Tháng 3:

Ngày 1: báo Văn nghệ, s. 539:

truyện ngắn: Nguyễn Hồng Duệ (Góc trường thân yêu);

ký: Nguyễn An Định (Mùa cá nổi);

thơ: Văn Lợi (Làng mặt trận), Lê Văn Toàn (Các con lại về), Nguyễn Xuân Thâm (Bữa cơm với những người kéo giã);

Trang thiếu nhi: truyện: Minh Tâm (Hai con chim sâu), Sergey Mikhalkov, LX. (Húc nhau nào, Thúy Toàn dịch), A. Lơ-li-ép-rơ (Đặt tên cho thỏ con, Thúy Toàn dịch); thơ: Ngô Viết Dinh (Trường xanh), Ngọc Liễn (Con gà mái mơ), Nguyễn Phan Hách (Trăng);

Đọc sách: Thành Duy (‘Quán triệt tính Đảng trong mỹ học và nghệ thuật’, Như Thiết, Nxb. Khoa học xã hội); Thúy Toàn (Về tập thơ Việt Nam mới xuất bản ở Liên Xô,- cuốn ‘Rút ra từ thơ hiện đại Việt Nam’, Nxb.Tiến bộ, Moskva); Vũ Ngọc Bình (‘Từ không đến mười’ và ‘Những câu tục ngữ gặp nhau’, thơ Phạm Hổ); Nguyễn Văn Long (‘Hướng đi của một số người làm thơ trẻ’, nhân cuộc thi thơ 1973-74 trên báo ‘Văn nghệ’);

Nghệ thuật: Lộng Chương (Về những tìm tòi nghệ thuật), Huỳnh Văn Hoàng (Ý nghĩa, tác dụng của vở ‘Tình rừng’);

Nghị luận: Minh Hải (Một kẻ phản bội, chống chủ nghĩa xã hội đã bị vạch mặt,- về A. Solzhenitsyn),

Văn thơ đả kích: Đoàn Giỏi (Nghệ thuật.. ăn mày), A.T. (Văn nghệ trong thế giới tự do), Chính Nghĩa (Đủ, thiếu);

Châm biếm nội bộ: Phú Xuân (Rừng kêu cứu), Trinh Mỹ (Ruồi);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Truyền thống và điêu khắc hiện đại); Quý Dương (Về phong trào hát đơn ca không chuyên nghiệp ở Hà Nội); Trọng Anh (Đoàn ca kịch Huế - Trị - Thiên mười sáu tuổi thanh xuân);  Nguyệt Tú (Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ tư, khai mạc 4/3);

V.N. (Chúng tôi phỏng vấn phụ nữ về khẩu hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà, phấn đấu thực hiện man nữ bình đẳng”, nhân Đại hội phụ nữ);

Ngày 2: tại tòa soạn báo Văn nghệ họp cộng tác viên mảng các thể tài ký. ([2])

Ngày 8: báo Văn nghệ, s. 540 (chào mừng ĐH Hội phụ nữ Việt Nam lần 4):

Nghị luận: Lê Duẩn (Phấn đấu xây dựng gia đình mới, gia đình xã hội chủ nghĩa, trích bài nói tại ĐH Hội phụ nữ Việt Nam lần 4);

truyện ngắn: Hoàng Phương Nhâm (Mầu xanh bèo dâu);

truyện: Oóc-lin Vát-xi-lép (Một câu chuyện, Trần Nguyên dịch);

ký sự: Thái Bá Lợi (Quê hương, trích);

thơ: Huy Cận (Gửi chị trong ấy), Ý Nhi (Lời ru), Cẩm Lai (Cái giàn bầu), Thúy Bắc (Bên kia đèo), Hoa Lê (Người bạn tuổi thơ);

thơ Gabriela Mistral, Chile (Bài ca cay đắng, Bùi Hồng Hải dịch), Mireil Gansel (Gửi các anh; Số tù 424.9053; “Khoa học không lương tri chỉ là sự tàn phá tâm hồn”; Vịnh Hạ Long, Trương Đình Hưng dịch);

Phê bình: Thiếu Mai (Truyện ngắn Vũ Thị Thường);

Tư liệu văn học: Trương Chính (Đính chính bài “Vụ án Canh Tý”, Văn nghệ, s. 510);

Văn thơ đả kích: Nguyên Hồ (Tiếng máy đồng hồ; Mồm ơi; Đội người đội mình), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Câu chuyện về một bức tranh đắt tiền, Nghệ thuật và quảng cáo), Búa Tạ (Hoa Kỳ S.O.S);

Trần Trí (Về chuyện con hổ trên báo tết Giáp Dần,- chỉ ra một số sai sót);

Nghệ thuật: Vũ Trọng (Bộ phim truyện ‘Hoa thiên lý’, đạo diễn Bùi Đình Hạc, Xưởng phim truyện Việt Nam); Tất Thắng, Hoàng Trinh (Trao đổi ý kiến qua hai lần xem tuồng ‘Trưng nữ vương’,- ghi cuộc trao đổi với tác giả Tống Phước Phổ và đạo diễn Hoàng Chương); Quan San (Tập san “Văn nghệ Bến Tre”);

 

 

Ngày 9: khai mạc Triển lãm “nghệ thuật sách 1973” do Cục Xuất bản và Cục Mỹ thuật Bộ văn hóa tổ chức, mở đầu dự án chương trình triển lãm sách thường niên; UV BCT TƯ Đảng Trường Chinh tới dự. (2)

Ngày 15: tuần báo Văn nghệ, s. 541:

Nghị luận: Trường Chinh (Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội,- trích bài nói tại Hội nghị đại biểu Đoàn TNLĐHCM, 20-21/2/1974);

truyện ngắn: Nguyễn Chí Trung, VNGP (Hương cau);

bút ký: Triệu Bôn (Đêm ngủ ở làng cháy);

Thơ: Hoàng Trung Thông (Trước tượng Mác; Chúng ta không trần trụi nữa rồi), Văn Lợi (Truyền thuyết về một loài hoa), Lương Xuân Đoàn (Anh nuôi lên chốt; Cỏ trên sân bay);

sổ tay người yêu thơ: Thạch Quỳ (Vụng mà tinh tế);

Người sưu tầm (Một cụ già yêu thích ca dao, tục ngữ,- trích sổ tay cụ Nguyễn Khắc Toản, 87 tuổi ở Kim Anh, Vĩnh Phúc);

Phê bình: Trần Hữu Tá (Đâu là hình ảnh thực của người lính Sài Gòn?);

‘Công chúng với văn nghệ’: Nguyễn Quốc Toàn (Chúng tôi đọc ‘Thung lũng Cô Tan’);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 1/ Hồn thơ phảng phất bay về Hải Vân);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Cái nợ Oan-tơ…), A. Bu-sơ-oan (Giáo chủ Ních-xơn và các tín đồ Oa-tơ-ghết), Tú Ân An (Cú đá Mi-si-gân);

Châm biếm nội bộ: Nguyên Hồ (Máy người máy ta; Học và hành);

Truyện ngắn: D.H. Bác-bơ, Anh  (Tiếng tăm, Hoàng Kha dịch);

Nghệ thuật: Thái Hanh (Những tìm tòi và sáng tạo trong điêu khắc,- nhân xem Triển lãm 10 năm điêu khắc, 1963-73); Hoàng Văn Bổn (Phim tài liệu ‘Tiếng hát của những người chiến thắng’, Xưởng phim Quân giải phóng); Cát Vận (Hình ảnh phụ nữ Việt Nam trong ca khúc); Nguyễn Bắc (Về các đoàn nghệ thuật sân khấu Hà Nội);

Trong tháng 3: Báo Văn nghệ trao tặng phẩm cho các truyện ngắn và ký trong năm 1973: a/ Truyện: Trang mười bẩy (Nhật Tuấn), Ngã ba Thình Thình (Hoàng Tuyết Nhung), Chuyện xảy ra ở một ngôi nhà đông hộ (Lưu Loan), Tiếng gõ áp lực (Nguyễn Mạnh Tuấn), Con tôi đi học (Nguyễn Phan Hách); b/ Ký: G. I. Gâu-hôm (Nguyễn Văn Chương), Người tù chính trị năm tuổi (Đoàn Giỏi), Đi bên một vì sao (Bùi Nguyên Khiết); (3)

Ngày 16-17: Đại hội văn học nghệ thuật Hà Nội lần thứ IV. (4)   

Ngày 22: tuần báo Văn nghệ, s. 542:

truyện ngắn: Hoàng Tuyết Nhung (Đường lên Pao Ngàn), Tô Hải Vân (Suy nghĩ về chữ A);

thơ: Đào Nguyên Bảo (Đảo này xưa Bác đã về thăm; Trạm gác sông Lam), Phan Thị Thanh Nhàn (Ngựa biên phòng);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Hạnh (Về một số khuynh hướng phong cách trong phê bình văn học);

Tư liệu văn học: Trương Chính, Huỳnh Lý (về Phan Chu Trinh: 2/ Vì mấy đồng lương phải lụy mình!);

Văn thơ đả kích: Lã Vọng (Ông tổng Ních bán buôn…);

Trào phúng nội bộ: Đoàn Giỏi (Tri ân “xếp”);

Thơ: Alim Keshokov, LX. (Kim loại trong thơ, Xuân Diệu dịch; Trái tim trên lòng bàn tay, Tế Hanh dịch);

Vốn cổ: Thiên Sơn sưu tầm và dịch (“Hẹn gặp người yêu”, dân ca Dáy);

Nghệ thuật: Hoàng Châu Ký (Nghệ thuật cổ truyền: Hát giải); Sỹ Ngọc (Khả năng sáng tác mỹ thuật của phụ nữ); Nguyễn Hiếu (Những thước phim của điện ảnh công an nhân dân vũ trang); Vũ Hà (Xem vở kịch ‘Quán trúc đào’, đạo diễn Kim Sơn); Hoàng Chương (Để tiếp tục khai thác vốn tuồng cổ);

Ngày 28: Tuần báo Văn nghệ họp cộng tác viên ở Quảng Ninh; (5)

Ngày 29: Tuần báo Văn nghệ họp cộng tác viên ở Hải Phòng; (6)

Ngày 29: tuần báo Văn nghệ, s. 543:

truyện dài: Hoàng Lại Giang (Cửa Sa Va, trích);

truyện ngắn: Trần Thanh Địch (Chuyến máy bay thứ hai);

thơ: Nguyễn Tấn Việt (Búa và gươm ở Đền Hùng), Trần Hữu Thung (Gạch chịu lửa), Trần Ninh Hồ (Gửi cho con; Đến với tiếng cười; Chim), Thi Hoàng (Ở giữa cây và nền trời);

trang thiếu nhi: truyện: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Máy cày màu đỏ), Peter Hacks, CHDC Đức (Cái máy biết nghĩ, Bùi Hiển phỏng dịch); thơ: Vũ Ngọc Bình (Gấc; Quả bàng đen);

Phê bình, tiểu luận: Nguyễn Quỳnh (Những tiếng hát từ trong trại giam,- về phong trào học sinh sinh viên miền Nam); Minh Lý (Chân tướng của bọn đế quốc và tay sai,- chung quanh vụ A. Solzhenitsyn); Chế Lan Viên (Về một tập giảng văn,- Nxb. ĐH&THCN);

Tư liệu văn học: Trương Chính, Huỳnh Lý (về Phan Chu Trinh: 3/ Chạy khắp non sông lại chuyến này);

Nghệ thuật: Từ Lương (Một thể nghiệm mới của sân khấu chèo,- ý kiến của tổ Nghệ thuật báo ‘Văn nghệ’ về cuộc trao đổi xung quanh vở ‘Tình rừng’); Ngô Mạnh Lân (Hai bộ phim hoạt họa về đề tài giặc Mỹ: ‘Con khỉ lạc loài’ và ‘Rồng lửa Thăng Long’); Vân Anh (Bộ phim tài liệu của điện ảnh quân đội: ‘Khách Nô-en của Hin-tơn Hà Nội’, đạo diễn Nhật Hiển);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Ba cái lý do…), H.N. sưu tầm (Trong “thế giới tự do”: Điện ảnh Hoa Kỳ… quặc), Chính Nghĩa (Ông lì lợm);

Châm biếm nội bộ: Sĩ Dũng (Tổ tôm);

Trong tháng 3: đợt học tập trong 7 ngày cho văn nghệ sĩ nghiên cứu Nghị quyết 22 của Trung ương Đảng, do Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức; (7)   

Trong tháng 3: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 3 (tháng 3/1974):

tiểu thuyết: Hữu Mai (Vùng trời, trích);

truyện: Cao Cân (Mẹ tôi và anh tôi);

truyện ngắn: Trần Trọng Liên (Chiều dài con mương), Bút Ngữ (Nước triều), Hoàng Văn Lương (Tiếng kẻng);

Thơ: Ngọc Bái (Sân ga ở lại), Quang Truyền (Ánh sáng Thác Bà), Trịnh Công Lộc (Cánh buồm nâu), Phan Đức Chính (Tháng Chạp ở một trận địa tên lửa), Quốc Hưng (Mùa xuân thị xã), Huỳnh Phong Hải (Tiếng hát giao liên), Nguyễn Thái Sơn (Đường; Gió nồm gió bấc), Lữ Huy Nguyên (Cột dây cao thế), Hoàng Vũ Thuật (Một phía chiến trường), Phạm Ngọc Cảnh (Các o thuyết minh triển lãm ở Quảng Trị; Ca khúc I – Đường 9; Gửi đội cầu Hiền Lương);

Phê bình-nghiên cứu: Trần Cư (Một vài suy nghĩ về công tác phê bình và sáng tác văn học trong quân đội hiện nay, Ngô Thảo phỏng vấn); Nguyễn Đăng Mạnh (Nguyễn Khải và tiểu thuyết ‘Chiến sĩ’, Nxb. Quân đội nhân dân);

Tư liệu (Maiakovski làm thơ và nghĩ về nghề thơ, Hoàng Ngọc Hiến giới thiệu, dịch);

Nghệ thuật: Hồ Thanh Xuân, Trần Vĩnh Sa (Kỷ niệm trưởng thành,- về điện ảnh quân đội); Trần Thức (Mười năm nền điêu khắc Việt Nam trẻ tuổi); Tô Hải (Cái đẹp trong giai điệu Huy Du, giới thiệu tập nhạc ‘Anh vẫn hành quân’, Nxb. Văn hóa); L.N. (Lời ca điệu múa ở miền Tây);

Trong tháng 3: tạp chí Tác phẩm mới, s. 35 (tháng 3/1974):

truyện: Nguyễn Ái Quốc (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, bản dịch);

truyện ngắn: Bùi Hiển (Giản dị), Vũ Tú Nam (Cảm hứng), Hà Thị Cẩm Anh (Mùa rẫy đến sớm), Lưu Nghiệp Quỳnh (Truyện tôi không muốn đặt tên);

Thơ: Bàn Tài Đoàn (Người già tim không già; Gặp đồng chí Văn; Một nhà biết bay), Đỗ Nam Cao, miền Nam gửi ra (Hương đêm; Chiếc áo màu đà [đỏ tươi]; Hương sầu riêng; Đêm ngủ rừng; Bụi đỏ; Con sinh ở rừng), Lưu Trùng Dương, miền Nam gửi ra (Tiếng nhạc trên bờ xe nước; Bút ký ở đồng bằng), Huy Cận (Cây hoàng lan vườn tôi), Võ Văn Trực (Người thợ vẽ sơn mài), Bàng Sĩ Nguyên (Lên thăm Cáp-ca), Băng Sơn (Nghe quan họ), Nguyễn Hải Trừng (Những cháu bé thiên thần), Ngô Văn Phú (Trận địa mới; Sau giờ đánh địch; Hòm thư đầu làng; Hoa dứa; Trâu đồi; Làng cọ);

Chùm thơ: Alim Keshokov, LX. (Trên đỉnh núi cao; Cha ông chưa hề nói buông giữa gió…; Người bạn đường của tôi, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Bằng Việt dịch);

Đời sống văn học: T.P.M (Nhà thơ dân tộc Dao, Bàn Tài Đoàn 60 tuổi);

Đọc sách: Hoàng Lan [= Nguyễn Thị Minh Thái] (“Đối thoại mới” với Chế Lan Viên); Nguyễn Kiên (’Vườn hoa cổng ô’, tập truyện ngắn Trần Ninh Hồ, Nguyễn Phan Hách, Nxb. Văn học); Hoài Anh  (‘Câu chuyện quê hương’, thơ Tế Hanh, Nxb. Thanh niên);

Ý kiến ngắn: Phạm Khánh Cao (Đi tìm nhà văn,- chuyện những lần gặp Thế Lữ để tìm văn bản chính xác bài ‘Nhớ rừng’);

Vốn cổ: Trương Chính (Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh);

Tư liệu: Ngô Tất Tố (Không phải đánh bốc, đánh bài Tây đấy,- tiểu phẩm trước 1945); Ngũ Hàm Phân (Bàn về “đi”, Đỗ Văn Hỷ dịch);

Kinh nghiệm: Grigory Baklanov, LX. (Khi một cuốn sách ra đời…, P.H.G. dịch);

T.P.M. (Ý kiến về dự án giải thưởng văn học 1957-1972: tạp chí ‘Tác phẩm mới’ phỏng vấn Trinh Đường, Bùi Công Hùng, Phong Lê, Vũ Đức Phúc, Đào Xuân Quý, Hoàng Trinh);

Tháng 4:

Ngày 5: tuần báo Văn nghệ, s. 544:

truyện ngắn: Lê Dân (Tuổi đáng yêu), Lý Biên Cương (Đêm ấy vùng than ai thức);

thơ: Xuân Diệu (Em về; Đêm trăng đường Láng), Nguyễn Trọng Tạo (Cây), Kim Miền (Gửi bạn cùng làng là bộ đội), Vương Anh (Bắt đầu nói về luồng), Vân Long (Ở thành-phố-những-con-tàu), Chim Trắng (Đồng bằng tình yêu), Lưu Trùng Dương (Trái lê-ki-ma);

sổ tay người yêu thơ: Hoài Thanh (Thơ vui viếng bạn,- về bài thơ Tú Mỡ viếng sống Hoàng Ngọc Phách);

Phê bình: Nguyễn Đức Đàn (Ngô Tất Tố và thời đại,- nhân kỷ niệm 80 năm sinh và 20 năm mất nhà văn); Đỗ Ngọc Toại (Nhớ người bạn đã khuất núi,- về Ngô Tất Tố);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 4/ Bút, lưỡi muốn xoay dòng nước lũ);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Huê Tây kịch chiến), Đặc Công (Cai Lậy, xếp lạy);

Châm biếm nội bộ: Sĩ Dũng (Phán… ai?; Hỏi rằng);

Nghệ thuật: Chu Quang Trứ, Nguyễn Trân (Có một nền nghệ thuật đá Việt Nam); Bành Bảo (Đưa “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố lên phim);

Ngày 12: tuần báo Văn nghệ, s. 545:

Nghị luận: Nông Quốc Chấn (Cương lĩnh mới, hành động mới,- về nghị quyết 22 của TƯ Đảng);

truyện ngắn: Tô Ngọc Hiến (Cái phoi tiện màu xanh), Đỗ Trọng (Những người bạn), Nguyễn Phan Hách (Vợ chồng ông phó mộc);

thơ: Lâm Thị Mỹ Dạ (Tiếng trống đồng), Lê Vân (Đường), Nguyễn Tùng Linh (Thức giấc ở A3), Hoàng Hữu (Ngọn gió qua làng);

Đọc sách: Thạch Phương (‘Bút máu’, tập truyện ngắn đô thị miền Nam, Nxb. Giải phóng); Đào Xuân Quý (Kịch Ibsen ở Việt Nam);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 5/ Nam nhi há nhẽ sợ Côn Lôn);

Nói chuyện ngôn ngữ: Hồng Dân (Học từ và học văn);

Văn thơ đả kích: Đoàn Giỏi (Thần hộ mạng!), Nguyễn Đình (Thiệu nhớ tổ ghê!);

Châm biếm nội bộ: Hạt Tiêu (Những người có “vai vế”);

Nghệ thuật: Phan Ngọc Lê (Một nghệ sĩ của chiến trường, - về ca sĩ Thanh Đính); Lê Quốc Lộc (Nghệ nhân nặn tượng Đào Văn Can 80 tuổi); Hữu Tâm, Phong Phú (Ảnh về phụ nữ Việt Nam); Người xem phim (Điểm phim: ‘Chào Ma-ri-a’, xưởng Len-film LX., 1970); Người giới thiệu (Điểm phim: ‘Oa-téc-lô’, 2 tập màu, điện ảnh Xô-Ý cộng tác sx.);

P.H. (Giới thiệu tạp chí “Người vùng mỏ” của Hội văn nghệ Quảng Ninh);

Ngày 19: tuần báo Văn nghệ, s. 546:

truyện ngắn: Nguyễn Trí Huân, VNGP (Cửa biển);

phóng sự: Nguyễn Sinh (Năm ngoái, ngày 29 tháng 3 ở Tân Sơn Nhất);

thơ: Trần Huyền Trân (Kính viếng Lê-nin), Băng Sơn (Thủy triều; Cửa ô Hải Phòng), Trịnh Hoài Giang (Nói với con về cái dấu ngoặc đơn trên bản đồ thế giới), Tiến Kỳ (Tiếng ru của đồi), Nguyễn Xuân Sanh (Ta-lê con mắt của thung lũng; Thăm một vùng đỏ ở Trường Sơn), Thái Ngọc San (Những ngày tháng ấy những thành phố ấy, trích “Giai phẩm” tháng 12/1973 của sinh viên Huế);

tin thơ: Người yêu thơ (Tâm hồn người lao động);

Phê bình: Lại Nguyên Ân (Giới thiệu “Tiếng hát trong tù”, thơ các chiến sĩ cách mạng viết trong nhà tù đế quốc Pháp 1929-45, Nxb. Thanh niên); Quan San (Tập truyện ký mới từ Sài Gòn-Gia Định gửi ra,- ‘Niềm vui của đất’, Hội văn nghệ Sài Gòn-Gia Định xuất bản); Mai Nhi (Truyền thuyết về một bài thơ Pablo Neruda);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 6/ Sông Tho mấy dặm gầm căm sóng);

Văn thơ đả kích: Hạt Tiêu (Gửi ông “Cả Kêu”), Ngô Linh Ngọc (Cheng nên mổ lợn ăn mừng);

Nghệ thuật: Kim Oanh (Sổ tay nghệ thuật: Nhạy cảm và cảnh giác); Nguyễn Hồ (Cuộc gặp mặt giữa những người điện ảnh Việt Nam với nghệ sĩ Mỹ Jane Fonda); Lê Thanh Đức (Nhân xem triển lãm nghệ thuật sách); T.L. (‘Đôi mắt’, kịch bản Vũ Dũng Minh, đội kịch Hà Tây);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Tượng người Văn Điển);

  Ngày 25: tại Quảng Ninh, nhà viết kịch Vương Lan qua đời, thọ 45 tuổi.(1)

 Ngày 26: tuần báo Văn nghệ, s. 547:

tiểu thuyết: Lê Minh (Tiếng gió, trích);

truyện ngắn: Thái Thuyên (Đối thoại);

ký: Phạm Hữu Tùng (Chào anh, Thiếu Sơn!);

thơ: Tường Lan (Anh lái tàu thị xã than), Trần Đăng Khoa (Bãi Cháy), Thanh Tùng (Đón con), Bế Kiến Quốc (Chú bê lai và người công nhân già; Buổi trưa);

Sổ tay người yêu thơ: Văn Thiên (Từ thơ Đường đến ca dao);

trang thiếu nhi: văn: Vũ Minh Hoàng (Làm lành), Phan Thị Tú (Quả bóng bay); thơ: Phương Hoàng (Bài thơ con tàu; Ngoài biển có người không?);

Đọc sách: Thu Văn (‘Ca bình minh’, tập thơ công nhân, Nxb. Văn học); Hiền Phương (Nhân đọc bảy tập ‘Người vùng mỏ’, tập sáng tác của Hội Văn nghệ Quảng Ninh);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 7/ Trời Tây nay một con chèo);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Bỏ họp!), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Những nghề nghiệp lạ đời);

Trào phúng nội bộ: Sĩ Dũng (Tắc trách; Lãng phí);

Thơ: V. Ba-sép, Bulgaria (Thứ hai, Phạm Hổ dịch);

Nghệ thuật: Quốc Hương, nghệ sĩ đơn ca (Sổ tay nghệ thuật: Vài dòng tâm sự); Nguyễn Quang Chính (Nghệ thuật khảm trai); Hoa Cương (Về một cách nhìn trong bộ phim tài liệu ‘Thép của than’);

vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Con rồng thời Lý);

ý kiến ngắn: Văn Chữ (Phim ảnh Hà Nội với thiếu nhi);

H.P. (Tập san ‘Văn nghệ Quân khu Ba’);

Ngày 30: Lễ bế giảng khóa VI Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ; tham gia khoá này có 43 học viên (trong đó: 12 người từ các lực lượng vũ trang, 7 người từ ngành giáo dục, 7 học viên nữ…), một số cây bút được chú ý như Ma Văn Kháng, Tô Ngọc Hiến, Lê Minh Khuê, Tô Hoàng, Nguyễn Sơn Hà,…; qua hai đợt sáng tác và thực tập, học viên đã viết được 140 bài thơ, 50 truyện ngắn và ký; trong thời gian học ở trường, đã có 116 bài thơ, 26 truyện ngắn của học viên được các báo đăng tải. (2)

Trong tháng 4: Tuần báo Văn nghệ họp cộng tác viên thơ và vẽ tranh trào phúng, đả kích; (3)

Bộ Giáo dục mở Hội nghị bàn về nâng cac chất lượng giảng dạy văn học trong các trường phổ thông toàn miền Bắc; (4)

Trong tháng 4: Tạp chí văn học, s. 2 (tháng 3&4/1974):

Đặng Thai Mai (Về việc dạy văn trong nhà trường,- trả lời phỏng vấn Tổ Văn học thuộc Viện Khoa học giáo dục);

Bùi Công Hùng (Sự nghiệp giải phóng dân tộc và thơ trẻ ở miền Nam);

Phong Lê (Về phong cách trong phê bình);

Lê Trung Vũ (Tính cách của các nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ dân tộc Mèo);

Ý kiến ngắn: Lãng Bạc (“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”);

Kiều Thu Hoạch (Góp bàn về một bản ‘Kiều’ mới),

Nguyễn Tài Cẩn (Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ “song viết”);

Tiên Sơn (Nêu thêm mấy điều về tập ‘Hợp tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX’);

Ý kiến ngắn: Vũ Đức Phúc (Về bài thơ ‘Diễn Trận sơn’ của Ngô Thì Sĩ);

Nguyễn Nghiệp (‘Mẫn và tôi’, một bước phát triển mới của Phan Tứ);

Chu Nga (Đặc điểm hiện thực của ngòi bút Nguyễn Khải);

Trần Văn Giàu (Suy nghĩ về người trí thức ở thành thị miền Nam nhân đọc ‘Bọt biển và sóng ngầm’ của Lý Chánh Trung và ‘Cho cây rừng còn xanh lá’ của Nguyễn Ngọc Lan);

Trà Linh (Máy chém của chính quyền Sài Gòn đã hạ xuống cổ các nhà văn trong vùng họ kiểm soát);

Thạch Phương (Về “giải văn học nghệ thuật” Sài Gòn năm 1974);

B. L. Riftin (Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình, bản dịch);

Lê Sơn (Khi chiếc mặt nạ rơi xuống,- sự thật về con người và sáng tác của A. Solzhenitsyn);

Trong tháng 4: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 4 (tháng 4/1974):

truyện: Nguyễn Thành Vân (Kỷ niệm vùng ven);

truyện ngắn: Giang Nam (Giàn mướp hoa vàng), Khuất Quang Thụy (Ánh sao trong đêm), Dân Hồng (Người săn cá sấu), Hồng Nhu (Đường viền của thành phố), Vũ Thái Bình (Quê chồng), Phạm Khắc Phương (Chuyện trong ấp);

bút ký: Mai Phan (Nắng từ dòng sông);

ký sự: Hoàng Trần Cương (Vùng trời quê hương);

Thơ: Thanh Giang (Ngày vui nhớ mẹ), Nguyễn Khoa Điềm (Hình dung về Chê Ghê-va-ra), Thái Ngọc San (Lòng ngưỡng mộ), Nguyễn Quang Hà (Quê hương và tuổi trẻ), Trần Phá Nhạc (Mẹ phù sa), Chử Văn Long (Nước giếng khơi), Phạm Đức (Nặng và nhẹ; Qua những lỗ châu mai; Chỗ nằm anh Diện mùa xuân), Hải Bằng (Điểm chốt vùng đất đỏ, trích);

Phê bình-nghiên cứu: Trao đổi ý kiến về tiểu thuyết: Phan Tứ (Sức sống của tiểu thuyết), Xuân Thiều (Vài suy nghĩ về tiểu thuyết và nhà văn), Lê Phương (Chất lượng tư tưởng của tiểu thuyết), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Tại sao tôi viết tiểu thuyết?), Hà Ân (Về tiểu thuyết lịch sử); Phong Lê (Khó khăn và trưởng thành); Phan Cự Đệ (Suy nghĩ về đặc điểm cách tân của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Tranh cổ động chiến đấu và chiến thắng);

 

 

 

Trong tháng 4: tạp chí Tác phẩm mới, s. 36 (tháng 4/1974):

tiểu thuyết: Lê Lựu (Mở rừng, trích);

truyện ngắn: Lê Văn Điệp, miền Nam gửi ra (Vợ người lính bảo an), Nguyễn Thành Long (Trùng khơi);

Thơ: Thanh Thảo, miền Nam gửi ra, Chế Lan Viên giới thiệu (Mẹ Quảng Bình; Qua đường Chín; Trẻ con Lào; Gặp lá cơm nếp; Những ngôi sao của mẹ; Cây cụt ngọn; Bài ca ống cóng; Người mẹ Bàng Long; Những cánh rừng chưa tới; Những dấu chân qua trảng cỏ; Đêm trên cồn; Người xã đội trưởng vùng ven; Ghi chép tháng Mười: 1/ Trạm nổi, 2/ Hướng mũi xuồng, 3/ Màu bông điên điển, 4/ Những đường xuồng trong đêm, 5/ Ổ bàng trên lộ mới, 6/ Qua Ấp Bắc); Nguyễn Tùng Linh (Những người phá thủy lôi trên cửa biển); Xuân Miễn (Lá… thư; Phong lan); Lữ Huy Nguyên (Nghe quan họ trên đất cảng; Xem em diễn kịch); Trần Nhật Thu (Ý nghĩ; Những tầng lá nhọn); Nguyễn Văn Dinh (Lá ngụy trang; Dưới mặt đường; Cơm mới); Trần Tiếng Thu (chùm thơ viết trong lao tù Phú Quốc: Cơm biệt giam; Tên trưởng cai ngục; Đồng chí; Sắc hồng);

chùm thơ Cap-Vert /Guinea Bisou/ (Nguyễn Đình và Hoàng Túy dịch): Ovidio Martin (Kẻ bị dày vò bởi Gió Đông; Phiên tòa; Báo trước; Chống thoát ly; Hôm qua hôm nay ngày mai), Gabriel Mariano (Tư lệnh Ambrôxiô; Con đường dằng dặc), Onesmo Silveira (Bài thơ khác), Antonio Nune (Bài thơ của ngày mai);

Tiểu luận-phê bình-nghiên cứu: Lưu Quý Kỳ (Cảnh và người trong ‘Nước non ngàn dặm’, thơ Tố Hữu, Nxb. Giải phóng); Nguyễn Ánh Tuyết (Thử nghiên cứu về trí tưởng tượng trong thơ Trần Đăng Khoa); Nguyễn Văn Hạnh (Đọc thơ Bằng Việt);

Vốn cổ: Trương Chính (Vô địa khả mai…,- xung quanh câu đối: “Vô địa khả mai Cao Ngọc Lễ/ Hữu tiền nan mại Tống Duy Tân”);

Tạp văn: Hoài Thanh (Nhỏ to);

Tiểu luận: Hoàng Trinh (Tìm hiểu vấn đề ký hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật, tiếp, hết);

Tổ thơ T.P.M. (Trao đổi với các bạn cộng tác viên thơ của ‘Tác phẩm mới’);

T.P.M. (Ý kiến về dự án giải thưởng văn học 1957-1972: tạp chí ‘Tác phẩm mới’ phỏng vấn Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Hoàng Xuân Nhị, Bàng Sĩ Nguyên, Hằng Phương, Nguyễn Xuân Thâm);

Tháng 5:

Ngày 3: tuần báo Văn nghệ, s. 548 (kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ):

Jane Fonda (Thư gửi bạn đọc báo ‘Văn nghệ’, về chuyến thăm Việt Nam);

ký: Đoàn Minh Tuấn (Sự tích quanh thành Bản Phủ Điện Biên), Nguyễn Bắc (Điện Biên Phủ trong lòng Hà Nội), Hoàng Vân (Vài trang nhật ký sáng tác ở Điện Biên), Nguyễn Thụ (Nhật ký làm phim Điện Biên Phủ);

Henri Navarre (Những lời thú nhận, trích ‘Đông Dương hấp hối’, T.H. dịch),

Jean Haymare (Chuyện ngụ ngôn về các tướng Pháp, trích ‘Sự thật về Đông Dương’, T.H. dịch);

truyện ngắn: Đặng Quang Tình (Trên vành chảo Điện Biên);

thơ: Nguyễn Minh Đức (Bài thơ Điện Biên), Ngô Văn Phú (Hoa lá móng, trích);

Tin thơ: V.Q.P. (Tung và hứng; Chất liệu đời sống);

Đọc sách: Phan Cự Đệ (Nguyễn Khải và hình tượng người ‘Chiến sĩ’); Bùi Công Hùng (Đọc ‘Đèo trúc’, thơ Vũ Cao, Nxb. QĐND);

Tư liệu văn học: Trương Chính, Huỳnh Lý (về Phan Chu Trinh: 8/ Ước những chuông đều trống nhịp);

vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Chùa Phật Tích và dãy tượng mười con thú);

Nghệ thuật: Hồ Sĩ Vịnh, Văn Thành (‘Những người mở bến’ của Đoàn kịch Hải Phòng);

Ngày 10: tuần báo Văn nghệ, s. 549 (chào mừng bước thắng lợi mới của Lào):

truyện ngắn: Nguyễn Thị Tĩnh (Chuyện thường gặp), Nguyễn Đức Huệ (Những người thợ xây), Khăm-na Phôm Coong (Vượt sông Mè Khoỏng);

thơ: Phu-mi Vông-vi-chít (Đất nước Lào giàu đẹp, trích), Xổm-xi Đê-xa (Lào Việt vui chung), Thoong In (Ba anh em trên bán đảo Đông Dương);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Đức Quyền (‘Lời quê’ của Hồ Vi);

Phê bình: Nguyễn Chính (Chặng đường mới của một nền văn học anh em); Hiền Phương (‘Phim-pha’ và ‘Tiểu đoàn 2’ - truyện ngắn và truyện phim của Văn Linh);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Tượng vàng… sáu xu?), Đặc Công (Ma tinh – tinh ma), Nguyễn Văn Dân (Trong “thế giới tự do”: Nghệ-thuật-đồ-vật, trích dịch “Tia lửa”, Rumania, 20/02/1974);

Tư liệu văn học: Huỳnh Lý, Trương Chính (về Phan Chu Trinh: 9/ Trước thời cơ mới nỡ riêng đường);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Tượng Phật tích chùa Phật tích);

Nghệ thuật: Mạc Phi (Nhớ về một bài hát tiến quân); Tất Thắng (Về vở chèo ‘Sợi tơ vàng’, Trần Hoạt, Văn Chi đạo diễn, Đoàn chèo Hà Nội); Hồng Thao (Người quan họ hát quan họ trên sân khấu thủ đô);

Ngày 17: tuần báo Văn nghệ, s. 550:

Hồi ức: Nguyễn Đăng Bảy (Nhớ Bác), Vương Văn Long kể, Hồng Long ghi (Tấm lòng thương yêu vô bờ bến);

truyện ngắn: Nhật Tuấn (Gạch nối), Nguyễn Khải (Người mơ mộng);

thơ: Lâm Quý (Tiếng chiêng xa với Boóc Hồ), Vĩnh Mai (Đêm kể chuyện Bác Hồ), Bàng Sĩ Nguyên (Hoa lan ngọc), Trang Nghị (Gỗ quý miền Nam ra xây lăng Bác), Nguyễn Đức Mậu (Chuyện ngược đời ở một vùng rừng nước mặn; Khúc hát của người lính xe thồ miền Đông; Thư những ngày xa);

sổ tay người yêu thơ: Đặng Ngọc Hà (Chòm sao đưa nguyệt);

Phê bình: Hoài Thanh (‘Nhật ký trong tù’, một sự kiện lớn trong đời sống văn học);

Thợ Rèn (Việc làng, việc văn);

Văn thơ đả kích: Ngô Linh Ngọc (“Xổng cạn pay!”), Lâm Đồng (Sáng tác giật lùi),

A.T. (Trong ‘thế giới tự do’: Phất to nhờ thị hiếu tầm thường);

Trần Hoàng Nguyên, Hà Quảng (Nhìn lại một năm sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn);

Trung Sơn (‘Vượt độ dốc’, đạo diễn Lê Đăng Thực, Xưởng phim truyện Việt Nam, 1973);

Ngày 23: Chi hội văn nghệ dân gian Trường Đại học sư phạm Hà Nội I họp Hội nghị khoa học thường niên; ([3])

Ngày 25: tuần báo Văn nghệ, s. 551:

truyện ngắn: Nguyễn Phúc Lai (Chuyện từ cái cối xay), Huy Liệu (Đường rãnh dầu);

ký: Văn Đệ (Tìm cá);

thơ: Văn Đắc (Em ơi, thành phố; Thăm đền An Dương Vương), Tế Hanh (Mùa vải chín), Yến Lan (Tháng năm), Võ Văn Trực (Nhà vắng; Cảm xúc về màu sắc), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Bây giờ dưới chân đê);

Đọc sách: Lê Đình Kỵ (‘Cát trắng’, thơ Nguyễn Duy, Nxb. QĐND);

Thợ Rèn (Việc làng việc văn: Giả mạo và lạm phát giá trị);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Pi-nô-chê Pi-nô-chết);

Trào phúng nội bộ: X. Quang (Nhớ, quên?), Hạt Tiêu (Tiếng “nhưng” của ông),

truyện Ác-tơ Bu-sơ-oan (Ông phải trả bảy lăm đô la!);

Thơ: Elisaveta Bagriana, Bulgaria (Đất của tôi; Đối khúc, Vũ Tú Nam dịch);

‘Qua báo chí Sài Gòn’: Dân Bụi Đời (Đào ao nuôi cá sấu,- trích báo “Điện tín”, 23/3/1974);

Nghệ thuật: N.H. (Sổ tay nghệ thuật: Câu chuyện về một diễn viên vào vai điện ảnh,- về Như Quỳnh); Văn Khang (Sự phản ánh hiện thực trong điêu khắc cổ của dân tộc); Vũ Quý (Những phát hiện mới về khảo cổ học ở Lai Châu);

Ngày 30: Trao đổi về thể loại truyện ngắn tại tòa soạn báo Văn nghệ; ([4])

 

Ngày 31: báo Văn nghệ, s. 552 (mừng ngày Quốc tế thiếu nhi):

truyện ngắn: Hoàng Cát (Cây táo ông Lành), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Trên đồng cỏ xa xôi…), Vũ Lê Mai (Buổi chiều trở gió), Nguyễn Thế Hội (Con chuồn chuồn nước);

truyện cổ: Vũ Tú Nam kể (Từ Thức);

ghi chép: Phạm Hổ (Bé Trỗi sang Việt Nam), Kim Viên (Cách chờ mẹ tốt nhất);

Xuân Sách (Điều khó nhất);

Thơ: Định Hải (Hươu cao cổ; Chú mèo con), Thanh Châu (Ông mặt trời), Đào Cảng (Hoa mướp), Trần Mạnh Hảo (Cây; Hoa phượng; Trái), Thạch Quỳ (Me ò me ọ…; Mè hoa lượn sóng; Quạt cho bà ngủ), Trần Đăng Khoa (Những khúc hát về người anh hùng, trích);

Truyện: Arkady Gaidar, LX. (Câu chuyện thần thoại về bí mật quân sự, về bé Ki-ban-trích và lời nguyền bất khuất của em, Hoàng Anh dịch); G. Vi-e-ru (Quên, Thúy Toàn dịch); P. Vô-rôn-kô (Mèo con đi học, Thúy Toàn dịch);

Nghệ thuật: Phan Thanh Nam (Một vài suy nghĩ về viết bài hát cho các em);  N.N. (Đồ chơi của các cháu); Thẩm Đức Tụ (Tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam trong các triển lãm tranh thiếu nhi quốc tế); Trần Văn Nghĩa (Nghệ thuật múa rối và tinh thần hữu nghị Tiệp Khắc-Việt Nam);

Trong tháng 5: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 5 (tháng 5/1974):

truyện: Xuân Huy (Đến với gia đình lớn), Thái Bá Lợi (Thung lũng thử thách, trích);

truyện ngắn: Thạch Cương (Mùa nắng), Tùng Điển (Những ô cửa màu nâu), Phạm Thị Thanh Hẹn (Đêm cuối cùng);

bút ký: Hữu Mai (Kết thúc và khởi đầu);

Thơ: Xuân Sách (Nhìn lại Điện Biên), Gia Ninh (Gió về kể mãi; Liên tưởng hai thời), Văn Thảo Nguyên (Hai mươi năm điệu xòe), Phạm Ngọc Cảnh (Chuyện cũ viết lại), Nguyễn Xuân Sanh (Màu sắc nơi đây; Gió Quảng Trị), Yến Lan (Đuốc lau; Hoa công trường), Nguyễn Quang Tính (Ngủ võng ba tầng; Dấu vết của bếp Hoàng Cầm), Nguyễn Thái Sơn (Một trận đánh), Bằng Việt (Trên đường mang tên Bác);

Phê bình-tiểu luận: Trao đổi ý kiến về tiểu thuyết: Nguyễn Thế Phương (Mấy điều tâm sự của một người viết tiểu thuyết), Hồ Phương (Những niềm hy vọng), Vũ Tú Nam (Về chất lượng truyện dài); Vương Trí Nhàn (Một cách hình dung về nhân vật tiểu thuyết);

Đọc sách: Vũ Quần Phương (‘Đi từ giữa một mùa sen’, truyện thơ Thanh Tịnh), Anh Quân (‘Uống nước nhớ nguồn’,- tập ký về Bác Hồ và các lực lượng vũ trang); Lê Thành Nghị (Đọc lại một số tác phẩm văn học viết về Điện Biên Phủ);

Đỗ Nhuận (Vài mẩu chuyện về sáng tác ca khúc trong chiến dịch Điện Biên Phủ);

Nhật Hiền (Chúng tôi làm phim ‘Khách nô-en của Hin-tơn Hà Nội’); Nguyễn Long (Những bức ảnh từ Trường Sơn); Hoàng Hà (Tổ khúc hát múa ‘Tiếng hát Trường Sơn’, nhạc Huy Thục, thơ Đặng Tính, Phạm Khoát, Phạm Tiến Duật, Hải Như); Vũ Chinh (Công tác bảo tàng trong hoàn cảnh mới);

Trong tháng 5: tạp chí Tác phẩm mới, s. 37 (tháng 5/1974):

truyện: Nguyễn Văn Chuông (Vào vụ);

ghi chép: Đặng Hiếu Trưng (Sống lại,- ghi chép của một bác sĩ quân y về chiến thắng Điện Biên Phủ);

hồi ký: Nguyễn Công Hoan (Nhớ gì ghi nấy);

Kịch: Nguyễn Đình Thi (Hoa và Ngần, trích), Nguyễn Khải (Đối mặt);

Thơ: Nông Quốc Chấn (Xem chợ vùng cao), Huyền Kiêu (Từ Cung Điện Mới đi ra; Bể cá và hố bom), Bằng Việt (Trên đường mang tên Bác, trích ký sự thơ), Hoàng Trung Thủy (Lên nông trường dâu đồi; Mùa dưa chín; Thảo nguyên tháng Ba), Vũ Từ Trang (Về vùng quan họ), Vũ Ngọc Phác (Đồng màu; Lò gạch giữa đồng chiêm), Văn Đắc (Đồng cỏ), Võ Thanh An (Đêm ở Ba Vì), Nguyễn Thái Vận (Muỗm Yên Châu), Văn Lợi (Chè xanh; Đồi hồ tiêu), Tường Lan (Rừng thông đất mỏ), Nguyễn Xuân Phầu (Nhớ mỏ; Chiều cao và tiếng nói), Tô Hà (Một ngày giản dị; Phòng bảo tàng mở cửa), Phạm Đình Ân (Hương bưởi; Nước hoa (cất từ) than đá), Bế Kiến Quốc (Hải Phòng trước ban mai; Trên Ba Vì cao; Đêm trăng; Gặp thiên nhiên; Mưa xuân);

Thơ: Lỗ Tấn (Ai Phạm quân; Vô đề; Quán vu trường dạ; Tự trào, Hoàng Trung Thông dịch và giới thiệu);

Thơ: Mireille Gansel (Những bài thơ viết trên đất nước Việt Nam: Ở phía nam của đất; Trận đói 1944-1945; Tặng D; Cái đẹp của sự thật; Những lời trần trụi; Vịnh Hạ Long; Chùm thơ rời, Xuân Diệu, Tế Hanh, Anh Thơ dịch);

Tiểu luận-phê bình-nghiên cứu: Hoàng Chương (Gặp những nghệ sĩ-chiến sĩ); Lê Đình Kỵ (Hải Triều - Những bước xung kích); Thiếu Mai (Đọc ‘Thúy’, tiểu thuyết Hà Khánh Linh, Nxb. Giải phóng);

Hoài Thanh (Nhỏ to);

Vốn cổ: Mai Liên (Một nhà thơ thi sĩ đời Trần: Huyền Quang);

Nguyễn Văn Bách dịch và giới thiệu (“Đàm ni thân thế khẩu thuật”, thơ của Ngô Ngọc Du, một tác giả thời Tây Sơn);

Tháng 6:

Ngày 3 đến ngày 8: Hội Nhà văn tổ chức nghe báo cáo chuyên đề về công nghiệp; Chủ tịch Tổng công đoàn Hoàng Quốc Việt, Tổng thư ký Tổng công đoàn Nguyễn Đức Thuận đến nói chuyện, lãnh đạo các ngành công nghiệp, chuyên viên các cơ quan nghiên cứu đến báo cáo về tình hình phát triển công nghiệp, công tác quản lý xí nghiệp, công tác khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và chiến đấu, v.v… ([5])

 

Ngày 7: tuần báo Văn nghệ, s. 553:

truyện: Lâm Quang Ngọc (Ông già bến Vũng);

phóng sự: Đào Ngọc Chung (Lớp học ở vùng giải phóng);

trang thơ Chi hội văn nghệ giải phóng Sài Gòn – Gia Định: Lê Điệp (Người dẫn đường vùng ven; Tiễn em về đồng bằng; Con đò), Nguyễn Khắc Thuần (Về một vườn sầu riêng; Khẩu súng người để lại), Trần Văn Tuấn (Khoảng cách), Khuynh Diệp (Mùa chim gáy);

sổ tay người yêu thơ: Hoài Thanh (Nụ cười Võ Thị Thắng trong thơ);

Phê bình: Lữ Phương (Văn học nghệ thuật các thành thị miền Nam và con đường phát triển của nó); Thiếu Mai (‘Sống trong mồ’, truyện thơ Nguyễn Dân Trung, Nxb. Văn học);

Chuyện làng chuyện văn: Hiển Vi (Từ văn chương đến nhuận bút);

Văn thơ đả kích: Bút Lông (Nhẹ mình), Lê Xung Kích (Nợ máu), Hoài Anh (Ngu hơn ngựa);

Trào phúng nội bộ: Bút Châm (Lão phù thủy và “nhà khoa học”);

Nghệ thuật: Lê Lam (Cái dấu mộc đỏ); Lê Hy (Những cô gái ấy trên chiến trường Tây Nguyên);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Chùa Giạm và cột đá chạm rồng);

Ngày 14: tuần báo Văn nghệ, s. 554:

kịch bản: Tô Hoài (Sự tích Thăng Long, kịch rối), Văn Biển (Cô bé và lọ hoa, kịch bản phim hoạt họa);

thơ: Lâm Huy Nhuận (Bầy ong vàng; Tắc kè);

Phê bình: Lữ Phương (Văn học nghệ thuật các thành thị miền Nam và con đường phát triển của nó, tiếp);

Trương Qua (Bước đường trưởng thành của hoạt họa Việt Nam); Nguyễn Kiên (Nghiêm túc và phóng khoáng,- về Xưởng phim hoạt họa Việt Nam); Phạm Hổ (Yêu hoạt họa nghĩ về hoạt họa); P.V. (Những người tạo sự sống cho hoạt họa); Mai Long (Họa sĩ và phim hoạt họa); N.H. (Phim búp bê, Phim cắt giấy); Hoàng Sùng (Hoạt họa vô tuyến truyền hình thế giới); Ngô Mạnh Lân (Bước đi của hoạt họa thế giới); Nguyễn Xuân Khoát (Nghĩ về phim hoạt họa ‘Những luồng gió’);

Văn thơ đả kích: Hoàng Nguyên (Nhà vô địch Ních-xơn), Trần Quốc Minh (Vì sao Cô-li được tha?), Đặc Công (Nghè mẽo Kít-xinh-gơ);

Châm biếm nội bộ: Hạt Tiêu (Ông nghĩ ông nói ông làm);

Ngày 15: Hội đồng Văn hóa nghệ thuật miền Nam họp về việc chấm giải văn học nghệ thuật lần II. (2)  

Ngày 20: Hội đồng Chính phủ ra nghị quyết về chế độ nhuận bút; (3)

Ngày 21: tuần báo Văn nghệ, s. 555:

truyện ngắn: Lê Tri Kỷ (Gửi một người chơi tem);

kịch: Vương Lan (Ngoài giới hạn);

thơ: Hải Lê (Sợi dây và cây gậy; Về thăm), Phan Quế (Lời nước kể);

Phê bình: Lữ Phương (Văn học nghệ thuật các thành thị miền Nam và con đường phát triển của nó, tiếp, hết); Vũ Quần Phương (Về một chặng đường thơ Bằng Việt);

Văn thơ đả kích: Huyền Thanh (Nuốt cũng không trôi khạc chẳng ra…), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Tranh thật, tranh giả);

Trào phúng nội bộ: Phan Sắc (Nhắn chàng “thi sĩ”);

Truyện: R. Rít-xơ (Noi gương vĩ nhân, Nguyễn Trấn Uy dịch);

Thơ: Nazim Hikmet, 1902-63 (một số bài thơ sau cùng: Đầu tóc tôi vàng; Các bạn ơi; Người ta sẽ lên mặt trăng; Tôi gieo lời tôi, Tế Hanh dịch);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Chùa bà Tấm và con sư tử);

Nghệ thuật: Tô Hải (Đưa nhạc vào phim hoạt họa); Vũ Tự Lân (Cuộc thi quốc tế âm nhạc Chaikovski); Trần Việt Ngữ (Xem diễn ‘Cô Son’, Đoàn chèo Hà Nội);

Tổ bạn đọc báo Văn nghệ: (Chỉ cần một sơ xuất nhỏ, về bài ‘Từ văn chương đến nhuận bút’, Văn nghệ, s. 553);

Ngày 27 đến 29: tại Thanh Hóa, Đại hội thành lập Hội văn nghệ tỉnh Thanh Hóa. (4)  

Ngày 28: tuần báo Văn nghệ, s. 556:

truyện dài: Lê Lựu (Mở rừng, trích);

tùy bút: Chế Lan Viên (Khi con đường mang danh hiệu của Người);

ghi chép: Trần Hoài Dương (Cá lên rừng, cá về xuôi);

thơ: Vũ Ân Thi (Bác của chúng ta), Hoài Vũ (Xanh thắm Trường Sơn), Nguyễn Thị Phương Nga (Con đường), Tăng Phiệt (Ngủ trên đỉnh núi), Ma-ti (Ngưỡng mộ);

Đọc sách: Lý Xuân Lân (Đọc ‘Hương thầm’, thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Nxb. Văn học);

Nói chuyện ngôn ngữ: Hoàng Tuệ (Bộ óc, hay chỉ là trí nhớ);

Văn thơ đả kích: Đoàn Giỏi (Tướng tinh của Mác-tin), Lưỡi Lê (Gửi tổng Ních);

Nghệ thuật: Văn Giáo (Vẽ và triển lãm lưu động ở Trường Sơn); Vương Như Chiêm (Cuộc tọa đàm về điêu khắc đá cổ); Anh Chính (Phim ‘Trường Sơn - mở đường mà tiến, đánh địch mà đi’, Cục hậu cần Tổng cục Chính trị sản xuất); Hữu Tâm (Những bức ảnh mang khí thế mới của miền Nam); N.P.H. (Báo ‘Trường Sơn’, số 170, số báo kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tuyến đường Trường Sơn); 

 Trong tháng 6: tuần báo Văn nghệ tổ chức tọa đàm với bạn đọc tại Đại học Bách khoa, Hà Nội.(5)  

Trong tháng 6: tuần báo Văn nghệ, Hội Mỹ thuật và Nhà xuất bản Kim Đồng mở tọa đàm về minh họa sách báo nhân Triển lãm tranh minh họa sách báo (24/5 đến 23/6).(6)  

Trong tháng 6: Tạp chí văn học, s. 3 (tháng 5&6/1974):

Hoàng Trinh (Tình cảm trong sáng tác văn học);

Hoàng Tùng Anh (Ý kiến nhỏ về truyện thơ);

Hồ Sĩ Vịnh (Nghĩ về ‘Suy nghĩ và bình luận’ của Chế Lan Viên);

Vũ Đức Phúc (‘Hoàng Lê nhất thống chí’ và sự thật lịch sử chung quang việc Quang Trung phá quân Thanh);

Trần Khuê (Gươm đàn hay gươm cung?);

Nhiều tác giả (Một số tư liệu mới tìm thấy về Hồ Xuân Hương);

Trần Lê Sáng (Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật);

Phạm Huy Thông (Nghệ thuật viết văn của Hồ Chủ tịch qua ‘Truyện và ký’);

Hà Minh Đức (‘Truyện và ký’ của Hồ Chủ tịch, tác phẩm lớn mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản);

Nguyễn Xuân Nam (Những chặng đường của thơ Huy Cận);

Lê Thị Đức Hạnh (Sáng tác của Vũ Thị Thường);

Trần Trọng Đăng Đàn (Từ ‘Dấu chân người lính’ nghĩ đến những cuốn tiểu thuyết lớn xứng đáng với dân tộc và thời đại);

N.I. Nikulin (Đồng chí Hồ Chí Minh, sự ra đời của văn học cách mạng Việt Nam và đề tài Việt Nam trong văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX, bản dịch);

Đỗ Ngoạn (Chủ đề Việt Nam trong thơ Cộng hòa dân chủ Đức);

Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 6 (tháng 6/1974):

truyện dài: Nguyễn Đình Chính (Xưởng máy nhỏ vất vả của tôi);

truyện ngắn: Tô Đức Chiêu (Chân trời xa), Trần Đức Lợi (Phà dọc), Nguyễn Văn Chương (Tổ điện đài dũng cảm), I. Gia-ri-kốp (Đêm cuối cùng, Nguyễn Hồng Thịnh dịch);

kịch: Đinh Hải Vũ (Khoảng cách mười giây);

Thơ: Y Phương (Phía mặt trời mọc), Đoàn Thị Ký (Nỗi nhớ một miền quê), Trường Giang (Gần biển), Dương Huy (Ngọn lửa lò vôi), Đào Nguyên Bảo (Tiếng mìn trên đảo đá), Anh Thơ (Người chiến sĩ), Trần Ninh Hồ (Nhà dân bên binh trạm), Nguyễn Trung Thu (Chiếc rễ cây lưng dốc), Nguyễn Thanh Hùng (Về bức tranh em bé ngủ trong áo bộ đội), Từ Ngọc Lang (Các cô Tấm trong Nhà hát lớn), Hoàng Trung Thủy (Trước bờ bãi sông Hồng);

Phê bình-nghiên cứu: Lê Đình Kỵ (Sự cổ vũ vô giá); Hà Minh Đức (Mấy suy nghĩ về những cuốn tiểu thuyết dài gần đây); Lý Biên Cương (Một truyện ngắn ra đời); Vĩnh Hoàng (Từ trong lao tù,- về tập thơ ‘Sống trong mồ’ của Nguyễn Dân Trung và bộ phim ‘Tiếng hát của những người chiến thắng’);

Tư liệu: Bertolt Brecht (Những yêu cầu của nghệ thuật, Dương Đức Niệm dịch);

Trong tháng 6: tạp chí Tác phẩm mới, s. 38 (tháng 6/1974):

truyện: Lâm Quang Ngọc (Hoa lưỡi long);

truyện ngắn: Nguyễn Phan Hách (Tổ chim sẻ), Lê Minh Khuê (Bình minh ven biển), Sỹ Hồng (Bốn bề gió thổi);

nhật ký: Tô Ngọc Vân (Nhật ký tháng 8 - tháng 9/1953, trích, Xuân Diệu giới thiệu);

thơ: Diệp Minh Tuyền (Tiếng hát tiếng đàn và những cây nạng gỗ; Xem triển lãm ký họa ở Lộc Ninh; Thung lũng đêm), Võ Quê, miền Nam gửi ra (Chùm thơ viết từ Côn Đảo), Lưu Trùng Dương, miền Nam gửi ra (Bữa cơm ở Chỉ huy sở mặt trận; Dựng nhà; Trò chuyện với cây dừa sau 18 năm xa cách; Ở chiến trường nhận được tin vợ sắp đẻ), Thái Ngọc San, miền Nam gửi ra (Ở một thành phố tạm chiếm mùa hè 1973), Thanh Hải, miền Nam gửi ra (Ca khúc Cửa Việt), Trọng Khoát (Ăn đi anh; Đất rừng), Nguyễn Văn Khải (Đồng chí), Nguyễn Gia Bào (Nghĩ đầu mùa hạ), Nguyễn Vũ Tiềm (Hàng ngày con bóc lịch; Cây sầu đông), Lê Thành Nghị (Con cá có vệt đen), Ngô Viết Dinh (Đảo Hạ Long), Tô Hà (Bóng hoa của bé), Nguyễn Công Dương (Hẹn với mặt trời), Hoàng Vũ Thuật (Gió ngủ trưa hè; Cây rơm; Nấm đi);

thơ Ba Lan (Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu dịch): Wladyslaw Broniewski (Magnitogorsk hay là trò chuyện với Jean; Thư trong tù; Cắm lưỡi lê đầu súng; Ngôi một một người cách mạng; Ma-zốp-xe), Konstanty Ildefons Galczinski (Những người làm việc phụ), Jaroslaw Iwaszkiewicz (Xin cho những ngày còn lại của tôi), Léopold Staff (Buổi đi dạo đầu tiên), Julian Tuwin (Bài ca tòa nhà trong trắng);

Đời sống văn học: Tế Hanh (Thương tiếc Pièrre Abraham, người bạn quý của Việt Nam); X.T. (Khóa VI Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ);

Nguyên Hồng (Vài nhận xét và ý kiến về những bài thơ cuối khóa,- về Khóa VI Trường bồi dưỡng viết văn);

Tiểu luận, phê bình: Hồ Sĩ Vịnh (Đọc ‘Vì một nền văn nghệ mới Việt Nam’, tiểu luận phê bình của Xuân Trường, Nxb. Văn học); Hoàng Trinh (Tìm hiểu vấn đề ký hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật, tiếp);

Tạp văn: Hoài Thanh (Nhỏ to);

Vốn cổ: Trương Chính (Những bài thơ của ông Quế Hiên về Nguyễn Du);

Tháng 7:

Ngày 1: Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu; (1)

Ngày 5: tuần báo Văn nghệ, s. 557:

Ký: Nguyễn Quỳnh (Bông sen núi);

truyện ngắn: Nguyễn Quốc Uy (Tôi… kiểm tra điện), Đặng Ái (Hồi ức mùa thi);

thơ: Nguyễn Thị Thu Hương (Cánh đồng lúa chín), Vũ Quần Phương (Làng vườn Thuận Vi), Vân Long (Cô gái trên đài khí tượng), Trúc Chi (Người thợ đóng tàu ra đi), Nguyễn Phan Hách (Hội làng quan họ);

Phê bình: Nông Quốc Chấn (Thơ Vương Anh từ ‘Hoa trong mường’ đến ‘Trăng mắc võng’); Thái Thành Đức Phổ (Đọc ‘Người tị nạn’ của Lê Vĩnh Hòa, Nxb. Giải phóng);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Nước mắt phù thủy), Đặc Công (Pi-nô-chê tuyên thệ);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Con hổ ở lăng Trần Thủ Độ);

Văn hóa, nghệ thuật: Đào Phương, Thanh Mai (Đàm Liên với nhân vật Trưng Trắc, trong vở ‘Trưng nữ vương’); Vũ Ngọc Phan (Lại nói về dân ca quan họ Bắc Ninh trên sân khấu thủ đô); Trần Khôi (Về một lời ca quan họ); Võ Hoàng Thanh (Phim hoạt họa ở vùng giải phóng); Vũ Huy Sinh (Sách văn hóa nghệ thuật phục vụ đông đảo quần chúng); Mã Giang Lân (Tập san ‘Văn nghệ Thanh Hóa’);

Ngày 12: tuần báo Văn nghệ, s. 558:

truyện ngắn: Nguyễn Anh Bình (Gia đình ông Đằng);

ký: Bút Ngữ (Rừng chè);

thơ: Trần Hòa Bình (Gặp ở nông trường), Nguyễn Tuệ (Những bức tranh bày vội trong rừng);

trang thiếu nhi: văn: Nguyễn Khắc Viện (Giấc mộng ngày hè); thơ: Nguyễn Trọng Tạo (Cây trong vườn), Nguyễn Văn Chương (Sao bố sao con);

Phê bình: Triêu Dương (Suy nghĩ khi đọc ‘Trên đường học tập và nghiên cứu’, tập III, tiểu luận phê bình của Đặng Thai Mai, Nxb. Văn học); Hà Minh Đức (Thơ Huy Cận trong những năm chống Mỹ); Mai Liên (‘Đất tôi yêu’, thơ Trần Nhật Lam, Nxb. Lao động);

Nói chuyện ngôn ngữ: Hồng Dân (Tìm hiểu về câu);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Tỉ phú chớ lo), Ngô Linh Ngọc (Bài từ… chức tặng Ních-xơn);

Trào phúng nội bộ: Huyền Thanh (Bao giờ cho hết vấn vương), Sĩ Dũng (Cái chuyện trên tàu);

Thơ: Pablo Neruda (Tôi lại sống; Di chúc I, Mạnh Tứ dịch);

Nghệ thuật: Võ Quảng (Điều chủ yếu trong phim hoạt họa); Mai Nhi (Về cuốn phim ‘Nền cộng hòa đã chết ở Điện Biên Phủ’ của điện ảnh Pháp,- tổng thuật từ báo L’ Humanité); H.P. (‘Chiếc áo giáp thần kỳ’, vở diễn của đoàn Kim Phụng, Ngọc Dư đạo diễn);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Bia chùa Hàn);

Ngày 19: tuần báo Văn nghệ, s. 559:

truyện ngắn: Bút Ngữ (Ông là người dễ tính);

bút ký: Lê Bá Thuyên (Những cánh chim tự do);

thơ: Hà Phương Mỹ (Đoàn xe muối về buôn giải phóng), Trần Mạnh Hảo (Sóc Bom-bo);

30 năm Quốc khánh Ba Lan: văn: Nguyễn Huy Đình (Một người bạn Ba Lan); thơ: J. Tuwim (Ngọn cờ), K. I. Ga-chun-ski (Vác-xa-va, Tạ Minh Châu dịch);

Phê bình: Hoài Thanh (Một câu chuyện ấm áp nghĩa tình và sáng ngời dũng khí trong bóng tối của mồ sâu,- về ‘Sống trong mồ’, truyện thơ Nguyễn Dân Trung, Nxb. Văn học); Nguyễn Văn Long (‘Tuổi hai mươi’, tập thơ Hoàng Nhuận Cầm và Vũ Đình Văn, Nxb. QĐND);

Văn thơ đả kích: Búa Tạ (Chung quy một chước), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Henri Miller và xã hội Mỹ);

Nghệ thuật: Nguyễn Huy Hồng (Nghệ thuật múa rối đang lớn mạnh); Vũ Thanh (Tiếng hát từ Thụy Điển,- về hai đĩa hát ví Việt Nam do Mặt trận dân tộc giải phóng của Thụy Điển hoạt động vì VN in và phát hành); Nguyễn Huy Hoàng (Xem ảnh Hà Nam, nhân triển lãm ảnh các tác giả Hà Nam tại Hà Nội đầu năm 1974);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Bia Vĩnh Lăng);

Công chúng với văn nghệ: Ý kiến người xem phòng triển lãm minh họa sách báo;

Ngày 26: tuần báo Văn nghệ, s. 560:

truyện ngắn: Hạnh Nguyễn (Sóng lừng);

ký: Như Thành (Như cánh chim Kơ-vây);

kịch: Đào Hồng Cẩm (Đại đội trưởng của tôi, trích);

thơ: Huy Cận (Thôn ca mới: 1/ Gieo mạ, 2/ Gié lúa vàng mùa thu, 3/ Con nghé đẻ sáng tinh mơ), Trọng Khoát (Từ một ngã ba người em dũng sĩ), Trinh Đường (Tiếng hát của em), Bằng Việt (Mở đất);

tin thơ: Nguyễn Phan Hách (Một số ý kiến về thơ, sưu tầm);

Đọc sách: Hà Vinh (Tiểu thuyết ‘Trước lửa’ của Xuân Cang, Nxb. Văn học); Trang Nghị (Thơ Hà Tây 1965-72);

Ban Biên tập tuần báo Văn nghệ (Điểm lại văn xuôi trên ‘Văn nghệ’ sáu tháng đầu năm 1974);

Văn thơ đả kích: Linh Kha (E muốn lật nhào);

Nghệ thuật: N.H., Phạm Thành Nghị (Những bộ phim mới về miền Nam: ‘Bên bờ sông Thạch Hãn’; ‘Trung Hải những ngày đầu giải phóng’; ‘Chào mừng đoàn đại biểu phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam’; ‘Lá cờ thần kỳ’); Ba Kỳ (Từ tiền tuyến trở về); Vũ Năng An (Phim truyện tuổi mười lăm);

Vốn nghệ thuật dân tộc: Anh Trứ, Hà Chân (Những bức trạm trên lan can chùa Bút Tháp);

T. S. (Về cuộc vận động sáng tác văn học 27/7); 

Trong tháng 7: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 7 (tháng 7/1974):

truyện: Nguyễn Trí Huân (Cát trắng), Minh Phương (Anh em rể), Triệu Bôn (Tên tù binh thứ năm);

truyện ngắn: Nguyễn Bảo (Kỷ niệm về một người bạn), Nguyễn Mạnh Tuấn (Chính uỷ công nghiệp), Cao Tiến Lê (Một vùng không xa);

tùy bút: Nguyễn Chí Trung (Khi dòng sông ra đến cửa biển);

thơ: Nguyễn Thành Vân (Một ngày trên đồng lúa), Dương Hương Ly (Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi con đâu), Lê Thành Nghị (Hát trong đêm hội Lim), Vương Trọng (Mưa ở Dốc Miếu), Lưu Trùng Dương (Chép lời một người cha nói với con), Bế Kiến Quốc (Phòng trong và phòng ngoài), Hoàng Nhuận Cầm (Người thi sĩ mà không làm thơ), Nguyễn Đức Mậu (Nhạc rừng);

phê bình-nghiên cứu: Nhị Ca (Thực tiễn và chỉ đạo); Bùi Công Hùng (Từ ‘Bài ca chim Chơ-rao’ đến ‘Chớp trắng’, -về thơ văn Thu Bồn); Ngô Thảo (Trách nhiệm của ngòi bút,- nhân đọc ‘Bút máu’, tuyển truyện ngắn đô thị miền Nam, và ‘Người tị nạn’ của Lê Vĩnh Hòa, Nxb. Giải phóng);

Ngọc Liễn (Đọc ‘Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước’, nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích, Nxb. QĐND); Phạm Ngọc Cảnh (Tản mạn quanh công việc của một diễn viên kịch); Vũ Minh (Tâm sự của một người đạo diễn); Vương Trí Nhàn (Khi nghệ thuật được hình thành từ một chương trình đào tạo cơ bản,- nhân một lớp múa mới tốt nghiệp trường nghệ thuật quân đội); Phạm Sĩ Lộc (Những bàn chân không nghỉ);

Tư liệu: N. Pogodin (Nhà viết kịch và cuộc sống, Lê Sơn dịch);

Trong tháng 7: tạp chí Tác phẩm mới, s. 39 (tháng 7/1974):

truyện ngắn: Lê Văn Điệp, miền Nam gửi ra (Làng), Ma Văn Kháng (Vĩnh Linh đất đỏ), Trịnh Thanh Sơn (Hải);

hồi ký: Song Kim (Cuộc đời sân khấu của chúng tôi);

thơ: Lê Đại Thanh (Anh bộ đội và sông Mã), Thủy Nguyên (Thơ đỉnh Trường Sơn; Lưới đèn), Nguyễn Xuân Thâm (Ghi chép Thác Bà: Thăm nhà những người đánh cá; Dòng cũ của sông Chảy; Ngủ hồ; Một đoạn hồ), Triệu Nguyễn (Kính tặng ông lão chuyên nghề câu cá đuối), Phạm Đức (Lối đi; Cò trắng; Bữa cơm), Ý Nhi (Mưa dạo tháng mười), Chử Văn Long (Cha bồng con lên);

chùm thơ: Mỹ da đen (Khương Hữu Dụng giới thiệu và dịch): Langston Hughes (Cấm công bố), Countee Cullen (Sự cố), Waring Cuney (Không hình ảnh), Robert Hayden (Diễn từ), Ray Durem (James Meredith ở bang Mississipi), Marie Evans (Anh đi đâu?), Raymond Richard Patterson (Thời kỳ khủng hoảng);

thơ: Nazim Hikmet (Ngày 9 tháng 10 năm 1945; Vài lời khuyên đối với người sẽ vào tù; Xứ sở ấy là xứ chúng tôi; Con người của tình yêu vĩ đại; Nói với Vladimia Ilich về Lênin; Trước lúc ra đi, Bế Kiến Quốc dịch);

Đời sống văn học: VN. (Nhà văn Miguel Angel Asturias /1899-1974/); Đoàn Giỏi (Nhận xét về sáng tác văn xuôi của Khóa VI Trường bồi dưỡng viết văn);

Tiểu luận, phê bình: Nguyễn Nghiệp (Truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc mở ra một giai đoạn mới trong văn học yêu nước và cách mạng); Thiếu Mai (Bộ truyện mới của Đào Vũ,- đọc bộ ba ‘Lưu lạc’, ‘Hoa lửa’, ‘Dải lụa’, Nxb. Phụ nữ); Mai Liên (Thơ Vũ Cao);

Tạp văn: Hoài Thanh (Nhỏ to);

Vốn cổ: Trương Chính (Di tích về Nguyễn Công Trứ);

Ý kiến ngắn: Phạm Khánh Cao (Bàn về dạy văn cổ trong nhà trường);

Tháng 8:

Ngày 2: tuần báo Văn nghệ, s. 561:

Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (Ý kiến về văn hóa văn nghệ);

Ký: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Ngày mùa ở Hải Ninh);

ghi chép: Ngô Văn Phú (Mùa hoa bạch đàn);

kịch: Đào Hồng Cẩm (Đại đội trưởng của tôi, tiếp);

thơ: Nguyễn Xuân Thâm (Trạm nổi), Trần Nhuận Minh (Em về vùng mỏ), Phạm Doanh (Đáy hút bom nhìn lên);

Tin thơ: Người yêu thơ (Vẻ đẹp Trường Sơn);

Phê bình: Trần Quang Nhật (Có nên “hiện đại hóa” như vậy không?,- đọc ‘Truyện cổ Tày Nùng’, Hoàng Quyết sưu tầm, biên soạn, chú thích, Nxb. Văn hóa); Tế Hanh (Neruda và thơ Neruda,- phát biểu trong Lễ kỷ niệm 70 năm ngày sinh Pablo Neruda tại Hà Nội, 12/7);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Oa… oa… oa… tớ ghét), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: “Oa-tơ-ghết” diễn nghĩa);

Thơ: Kô-mô-ri Ky-ô-kô, Nhật Bản (Các bạn đang nhìn vào tay anh, Hoàng Nhận dịch);

Nói chuyện ngôn ngữ: Hoàng Tuệ (Văn là một bộ môn toàn diện);

Nghệ thuật: Lê Thanh Đức (Về minh họa sách báo); Chế Lan Viên (Múa rối và thơ); Văn My (Diễn viên rối);

Ngày 9: tuần báo Văn nghệ, s. 562:

truyện ngắn: Lý Biên Cương (Ô vuông than);

15 năm điện ảnh Việt Nam: Hà Xuân Trường, Chủ tịch Hội Điện ảnh VN (Niềm tự hào và trách nhiệm), Phạm Kỳ Nam (Về bộ phim truyện đầu tiên, ‘Chung một dòng sông’), Danh Tấn (Chúng tôi nhớ mãi, kỷ niệm làm phim ‘Chung một dòng sông’), Võ Hoàng Thanh (Trên những nẻo đường giải phóng quê hương), Tô Hoài (Viết kịch phim), H.T. (Chuyện làm phim), Phạm Văn Khoa (Cần tăng thêm sức cho đội ngũ viết kịch bản);

Trần Đắc (Sổ tay đạo diễn: Từ một dòng chữ sang một cảnh phim); Nhữ Đình Nguyên (Hóa trang điện ảnh); Trung Sơn (Với chiếc máy quay phim của tôi);

Trà Giang (Mong được thể hiện sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam); Trịnh Thịnh (Đóng phim với các cháu); Thanh Tú (Từ sân khấu sang màn ảnh);

Như Giao (Biểu hiện thời gian và không gian trong phim ‘Không nơi ẩn nấp’); Bùi Đình Hạc (Bước đi ban đầu);

Nguyễn Sáng (Xem lại ‘Chị Nhung’ trên màn ảnh); Ống Kính (Cảnh quay trước màn ảnh ‘suốt’);

Phạm Ngọc Trương (Bộ mặt thật của điện ảnh Sài Gòn; Phim Mỹ và ‘tự do’ ở Mỹ);

Ngày 10: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ họp cộng tác viên lý luận phê bình; ([6])

Ngày 16: tuần báo Văn nghệ, s. 563:

tiểu thuyết: Nguyễn Trung Thành (Đất Quảng, trích);

ghi chép: Nguyễn Phước Sanh (Chúng tôi về Tân Trào);

ký: Hồng Phi (Muối sinh);

thơ: Tế Hanh (Ông lão đánh cá; Cây vối), Võ Thanh An (Ở cùng anh thợ điện đường dây), Tống Khắc Hải (Hạt thóc mùa này Quảng Trị);

tin thơ: Người yêu thơ (Về cái thật trong thơ);

trang thiếu nhi: văn: Trần Thị Minh Tâm (Chú bò mũ trắng); thơ: Vũ Ngọc Khiêm (Mưa), Phong Lan (Thêu áo cho con), Nguyễn Tấn Việt (Cô giáo);

Tiểu luận: Trần Hiếu Minh (Nguyễn Trung Thành);

Đọc sách: Trường Lưu (‘Câu chuyện quê hương’, thơ Tế Hanh, Nxb. Thanh niên);

Tường thuật: H.N. (Nâng cao hơn nữa tính chiến đấu của công tác lý luận phê bình,- tường thuật cuộc họp cộng tác viên lý luận phê bình tại tòa soạn báo Văn nghệ ngày 10/8);

Văn thơ đả kích: Ngô Linh Ngọc, Nguyễn Đình (Ô hô! tổng nhục!), Phú Sơn (Một tấm gương tày liếp), Đặc Công (Kít-xing-gơ khóc Ních-xơn), Búa Tạ (Tổng Thiệu gửi tổng Ních);

Nghệ thuật: Nguyễn Trung (Dựng phim,- tiếng nói của điện ảnh); Nguyễn Long (Ảnh Việt Nam trên thế giới); P.V. (Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh 70 tuổi);

Ngày 23: tuần báo Văn nghệ, s. 564:

tiểu thuyết: Nguyễn Trung Thành (Đất Quảng, tiếp);

ghi chép: Phù Ninh (Hương bay vùng sả);

ký: Đoàn Quân Tiến (Hát trong làn khói đạn,- về phong trào học sinh sinh viên miền Nam);

thơ: Phạm Khoa Văn (Mùa hạ của người đánh cá), Trúc Cương (Cầu qua sông Hồng), Hồ Minh Hà (Nét vẽ… mầu men…);

Phê bình, tiểu luận: Quế Lâm (Giới thiệu những câu ca dao đầy tính chiến đấu và tình nhân ái trên đất Thừa Thiên-Huế); Huỳnh Lý (Giới thiệu tỉnh kết nghĩa ở miền Nam: về tỉnh Quảng Nam, qua hai tập sách ‘Cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam’ và ‘Quảng Nam: địa lý, lịch sử, nhân vật’); Nguyễn Xuân Sanh (Kỷ niệm 175 năm ngày sinh đại thi hào Pushkin);

Thơ văn đả kích: Xích Điểu (Tổng Pho tuyên thệ), Vĩnh Xương (Tống tiễn Ních-xơn);

truyện: Istvan Astalos, Rumani (Con chuột lúi, Hồng Ngọc dịch);

chùm thơ châu Phi: bài ca du kích Gunea Bissau (Kháng chiến, Tế Hanh dịch), J. Rê-bê-lô, Mozambique (Bài thơ một người chiến đấu, Tế Hanh dịch), Agostinho Neto, Angola (Lời tạm biệt trước lúc lên đường, Phạm Hổ dịch), An-bai-cai Ux-man (Khi bạn thấy…, Vũ Tú Nam dịch);

Nghệ thuật: Trung Thiện (Những thước phim về một trận đánh du kích); Bành Bảo (M. Gorki với những bước đầu của điện ảnh);

 Ngày 30: tuần báo Văn nghệ, s. 565:

Tùy bút: Xuân Diệu (Cái thuở ban đầu dân quốc ấy);

tiểu thuyết: Nguyễn Trung Thành (Đất Quảng, tiếp);

truyện ngắn: Bùi Nguyên Khiết (Người du kích trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê);

ký: Thiên Giang (Cái lắc đầu của nữ sinh Sài Gòn); Nguyễn Văn Bổng (Nắng trên tuyết);

thơ: Hoài Anh (Vần điệu mới ở công trường), Đào Cảng (Bài ca đập lúa), Huy Cận (Con sông chảy tới), Phạm Văn Ký, từ Paris gửi về (Xưởng dệt), Lâm Huy Nhuận (Lũ làng bản Nậm Hiêng);

Nghệ thuật: Phạm Văn Khoa (Bác Hồ trong tâm khảm những nhà điện ảnh Xô-viết); Lê Quốc Lộc (Triển lãm quốc tế về thủ công mỹ thuật tại Éc-phuốc); Nguyễn Văn Thương (Kết quả bước đầu đầy ý nghĩa,- về việc Việt Nam tham gia cuộc thi âm nhạc quốc tế Chaikovski);  

Trong tháng 8: Tạp chí văn học, s. 4 (tháng 7&8/1974):

Hồng Chương (Nhân đọc mấy bài viết về văn nghệ của bạn Lê Đình Kỵ);

Nguyễn Đổng Chi (Văn học quá khứ và việc bình luận, chú thích, đề từ);

Bùi Công Hùng (Những ý kiến sai trái về thơ của Nguyễn Văn Thi);

Vũ Ngọc Khánh (Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam);

Tô Ngọc Thanh (Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc);

Trọng Văn (Góp ý kiến về phần dân ca Hà Nam trong cuốn ‘Hợp tuyển văn học dân gian Việt Nam’);

Trần Nghĩa (Hồ Nguyên Trừng mà cũng “quyến luyến quê hương”, “không quên tổ quốc” ư?);

Nguyễn Đình Chú (Nghĩa tình Bắc Trung Nam qua một số thơ văn thế kỷ XIX);

Trao đổi ý kiến: Bùi Văn Nguyên (Tìm hiểu thêm về bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà); Tưởng Đăng Trữ (Ý nghĩa hình tượng “non nước” trong bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà);

Nguyễn Sáng (Ý nghĩ nhỏ về truyện ngắn miền Nam);

Nguyễn Ngọc Thiện (Chỗ mạnh và chỗ yếu của thơ Phạm Tiến Duật);

Tôn Phương Lan (Từ ‘Cửa sông’ đến ‘Dấu chân người lính’,- về sáng tác của Nguyễn Minh Châu);

Đoàn Thị Hương (Đọc ‘Tổ quốc kêu gọi’, suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử);

Vân Thanh (Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại);

Thạch Phương (Một chặng đường khởi sắc của thơ yêu nước tiến bộ ở các đô thị miền Nam);

Phan Đắc Lập (Đồi trụy, một đặc điểm của văn học thực dân mới ở miền Nam Việt Nam);

Đọc sách: Duy Lập (‘Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1975’, chuyên luận, Phong Lê, Nxb. Khoa học xã hội);

Trao đổi ý kiến: Đỗ Văn Hỷ (Mấy ý kiến sau khi đọc bài ‘Viên Mai và lý luận thơ cổ Trung Hoa’ của Phương Lựu);

Ý kiến ngắn: Lưu Liên (Sách văn học dịch);

Trong tháng 8: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 8 (tháng 8/1974):

tiểu thuyết: Võ Trần Nhã (Những người ở Rạch Gầm, trích);

truyện: Nguyễn Đăng Kỳ (Trai núi Ấn), Trần Quốc Khải (Con đường đi lên của La Tiến), Phạm Đình Trọng (Màu xanh của rừng);

truyện ngắn: Đắc Trung (Chuyện tình cờ), Cao Tiến Lê (Tầm nhìn);

Thơ: Ngô Thế Oanh (Mùa hạ 1974), Nguyễn Thành Vân (Anh nghĩ về em), Nguyễn Thế Duyên (Sông Pô Cô), Anh Chi (Người đi tìm hoa hồng), Hoàng Vũ Thuật (Nghĩ từ đất này), Phạm Ngọc Toàn (Về một thị xã miền Trung), Phan Đức Chính (Ở làng tên lửa);

Phê bình-nghiên cứu: Minh Giang (‘Tuổi hai mươi’, tập thơ Vũ Đình Văn và Hoàng Nhuận Cầm, Nxb. QĐND); Lê Thành Nghị (‘Khúc sông’, truyện Nguyễn Thiều Nam, Nxb. Giải phóng); Ngọc Canh (Tìm hiểu ngôn ngữ múa); Hoàng Hà (Xem múa và suy nghĩ về múa); Trọng Lanh (Điểm lại một vài kinh nghiệm cải biên múa dân gian của sân khấu múa đương đại); Quế Loan (Công tác thiết kế phục trang cho múa); Quốc Bảo (Một vài ý kiến về phong trào biểu diễn nghệ thuật quần chúng ở các đơn vị);

Trong tháng 8: tạp chí Tác phẩm mới, s. 40 (tháng 8/1974):

tiểu thuyết: Nguyễn Quang Sáng (Mùa gió chướng, trích);

truyện ngắn: Lê Văn Điệp, miền Nam gửi ra (Bến cũ), Lạc Biên Cương (Về bản mới);

thơ: Huy Cận (Thăm nhà máy phục hồi sản xuất; Thăm lò chum; Tâm sự với con; Chiều sau trận bão; Đất mát vào thu; Thềm lục địa; Nhớ Neruda), Gia Ninh (Qua vùng đèo Tam Điệp), Cảnh Trà (Nắng miền Trung), Hương Trầm (Suối nứa; Đôi đũa gỗ mun), Phan Thị Thanh Nhàn (Rau muống biển), Phạm Như Hà (Ở vùng đá), Vương Trung (Cầu Nôi; Núi, mây và đàn bò,- tác giả dịch từ tiếng Thái), Trúc Cương (Rừng khôộc cuối mùa xuân; Qua dốc Chà Vằn);

Thơ (Đào Xuân Quý, Tế Hanh, Xuân Diệu, Bằng Việt, Nguyễn Như Cương dịch): Pablo Neruda (Tôi không hề muốn đuổi hành tinh; Tôi đòi hỏi sự lặng im; Thành phố; Phải, đồng chí ơi…; Trong bao sao sáng); Rafael Alberti (Chi-lê trong trái tim), Miguel Asturias (Neruda còn sống), Gabriela Mistral (Ru; Sợ; Chú thợ tí hon; Ngọt ngào; Người mẹ âu lo; Giọt sương; Tiếng hát mà anh đã từng yêu…);

Tiểu luận-phê bình: Tác phẩm mới (Hãy xứng đáng với thời kỳ lịch sử vẻ vang nhất); Lê Đình Kỵ (Bài học lớn từ những lời dạy và từ sáng tác của Bác); Blaga Dimitrova (Chìa khóa cho câu trả lời Việt Nam,- lời tựa tuyển tập thơ Việt Nam xuất bản ở Bulgaria, Hồ Xô Viết dịch); Nông Quốc Chấn (Đọc lại những bài thơ Bàn Tài Đoàn); Hoàng Trinh (Tìm hiểu vấn đề ký hiệu và thông tin trong văn học nghệ thuật, tiếp, hết);

Vốn cổ: Trương Chính (Bên dòng sông Châu Giang);

Hoài Thanh (Nhỏ to);

Nghệ thuật: Trần Văn Cẩn (David Alvaro Siqueiros, nhà họa sĩ-chiến sĩ cách mạng);

Tháng 9:

Ngày 6: tuần báo Văn nghệ, s. 566:

truyện ngắn: Nguyễn Xuân Phầu (Giấc trở);

tiểu thuyết: Nguyễn Trung Thành (Đất Quảng, tiếp, hết);

‘Trên các miền đất nước’ (ký): Nam Ninh (Ở nhà máy điện của tôi), Nguyễn Đức Mậu (Từ vùng đất ấy);

Thơ: Yến Lan (Trở về; Cỏ non);

Phê bình: Nguyễn Đức Đàn (Đọc ‘Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta’, tuyển tập nghị luận của Tố Hữu, Nxb. Văn học); Hiền Phương (Đọc các tập ‘Sáng tác văn nghệ Thái Bình’); 

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Từ “Ai” đến “Pho”… còn là tắc tị), Chính Nghĩa (Pho nói mạnh);

Thơ văn Bulgaria (Vũ Tú Nam và Vĩnh dịch): truyện ngắn Orlin Vasiliev (Sự trả miếng của người cộng sản), thơ O. Cóc-li-nốp (Một người Bulgaria), G. Dzhagarov (Nước Bulgaria của tôi), Dora Gabe (Hãy chờ nhé, mặt trời!);

Nghệ thuật: Nguyễn Trung (Phim ảnh của đất nước hoa hồng); Từ Lương (Những tìm tòi mới trong sân khấu cải lương,- nhân xem ‘Nghêu Sò Ốc Hến’ của Đoàn cải lương Nam Bộ);

Ngày 13: tuần báo Văn nghệ, s. 567:

truyện ngắn: Trần Hiệp (Ông giám đốc mới được đề bạt);

‘Trên khắp miền đất nước’ (ký): Bút Ngữ (Đời sống của quần chúng xác định giá trị của trang viết…), Nguyễn Sơn Hà (Suy nghĩ từ vùng than);

Nhân 70 năm sinh Pablo Neruda: thơ Bằng Việt (Xứ sở của niềm hy vọng chỗ tận cùng); tiểu luận Xuân Diệu (Pablô Nêruđa! Có mặt! - bài nói ở Lễ kỷ niệm 70 năm sinh Pablo Neruda tại Hà Nội, 12/7); hồi ức Roman Karmen, LX. (Lục địa bùng cháy, trích dịch);

Văn thơ đả kích: Trần Quốc Minh (Đề cương hồi ký của Ri-sớt Ních-xơn), Lâm Đồng (Trong “thế giới tự do”: Hồi ký “Em là Nô-ma Lê-vi”);

truyện: Miguel Angel Asturias, Guatemala (Hội múa bò rừng, Nguyễn Thành Long dịch);

hồi ức: Jane Fonda (Hồi ký về Việt Nam, Q.P. trích dịch);

thơ: Châng Mun Hiêng, Triều Tiên (Chim bay về rừng, Trần Văn Hiếu dịch);

thơ: Pablo Neruda (Chân dung trên đá, Thúy Toàn dịch; Không đề, Bằng Việt dịch), Felix Pita Rodriguez (Cây đàn ghi-ta, Chu Huy Sơn dịch);

Thông tin: Duy Minh (Một người bạn, một một đồng chí, một chiến sĩ!,- về họa sĩ Cuba Rene des Lanuez vừa sang thăm Việt Nam); Quang Hưng (‘Oan-ta-na-mê-ra’, ca khúc cách mạng và trữ tình Cuba);

Ngày 20: tuần báo Văn nghệ, s. 568 (kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9):

văn nghệ từ miền Nam gửi ra: tiểu thuyết: Anh Đức (Đứa con của đất, trích); truyện: Hiểu Trường (Mẩu chuyện về mấy cô gái điếm); ký: Thanh Minh (Cô gái trinh sát);

thơ: Giang Nam (Bởi ngày mai giặc đến…), Lưu Trùng Dương (Chuồng bồ câu), Thái Ngọc San (Ở một căn nhà vùng ngoại ô Sài Gòn);

tin thơ: Người yêu thơ (Chùm thơ của một người lính lái máy bay);

‘Trên các miền đất nước’: Lê Văn Điệp (Viết ở một vùng đất mới), Trần Hoàng Sơn (Một chuyến đi về);

Phê bình: Nguyễn Xuân Nam (‘Mặt đường khát vọng’, tiếng hát xuống đường của thanh niên sinh viên các đô thị miền Nam); Thiếu Sơn (Nhớ Dương Tử Giang);

Văn thơ đả kích: Dũng Hiệp (Ôi thầy ơi!), Đặc Công (Phập phồng Pho sợ);

Nghệ thuật: Trung Sơn (Kỷ niệm 80 năm sinh A. Dovzhenko nhà thơ-điện ảnh Liên Xô); Ngô Sơn (Tranh đả kích đầu năm 1974 trên báo ‘Văn nghệ’);

VNTTX (Tin: Giới văn nghệ sĩ miền Nam sôi sục chống Thiệu);

Ngày 27: buổi tối, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm sinh nhà văn Nikolai Alekseevich Ostrovski (1904-36), tác giả tiểu thuyết ‘Thép đã tôi’. ([7])

Ngày 27: tuần báo Văn nghệ, s. 569:

truyện ngắn: Nguyễn Tình (Ma Ly đến trường), Nguyễn Kim Loan, HS lớp 9 (Bài hình số 6);

tùy bút: Nguyễn Tuân (Cái bánh dẻo tròn);

tiểu thuyết: Anh Đức (Đứa con của đất, trích, tiếp);

thơ: Tế Hanh (Bầy chim), Ngô Thị Bích Hiền, 8 tuổi (Bước vào khai giảng; Mùa hè; Hồ Gươm; Che nắng), Phạm Hổ (“Từ không đến mười”), Định Hải (Cái võng; Chim non tập chuyền); Xuân Thơm (Giúp nhau), Vương Trọng (Ba lô của bố), Nguyễn Đức Mậu (Đôi giày), Xuân Quỳnh (Cây bàng), Ngọc Chính (Quả), Lê Thọ (Chiều chiều đón con), Nguyễn Thanh Liêm (Một bài thơ trung thu), Thanh Hào (Đèn ông sao; Ngô);

Đọc sách: Nguyễn Văn Long (‘Văn miêu tả-kể chuyện chọn lọc’, Nxb. Giáo dục, một cuốn sách cần cho việc dạy và học văn trong nhà trường); Hoàng Văn (‘Chuyền một, chuyền đôi’, tập bài hát, Nxb. Văn hóa);

Thơ Trung Quốc (Võ Văn Trực dịch): Hạ Cẩm Trai (Lãng đào sa), Âu Dương Mai Sinh (Cảm hứng), Cao Quân Vũ (Không đề); truyện dân gian T.Q. (Bản thông cáo của Hồng quân, Đào Bích Nguyên dịch);

Nghệ thuật: N.H. (‘Ca ngợi sông Long’, phim kinh kịch hiện đại, Xưởng phim Bắc Kinh sx.); V.N. (Tìm thấy sách cổ thất truyền một, hai ngàn năm nay; Mỹ nghệ Trung Quốc, một nền mỹ nghệ tinh xảo); Thẩm Đức Tụ (Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội bồi dưỡng năng khiếu vẽ);

  Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 9 (tháng 9/1974):

tiểu thuyết: Thao Trường (Miền đất bão, trích);

truyện: Lâm Quang Ngọc (Nổi lửa lên em), Lê Đức Tuân (Vết xích thân yêu);

truyện ngắn: Phạm Gia Bình (Chuyện xảy ra trong nhà người lính trẻ), Hoàng Minh Tường (Chuyện riêng của ông chủ nhiệm), Tạ Hữu Đỉnh (Chuyện sau một đám cưới);

ký sự: Vũ Bão (Dốc Thơm);

Thơ: Nam Hà (Pô Cô), Võ Văn Trực (Gương mặt quê hương), Chu Nghi (Y Dơn với đường xe), Duy Nhiệm (Sau những tiếng nổ), Phan Quế (Vuông khăn), Từ Quốc Hoài (Khúc hát những con đường), Lâm Huy Nhuận (Gặp nhau; Bữa cơm trong rừng đêm), Nguyễn Thái Sơn (Mưa), Phạm Tiến Duật (Áo của hôm nào người của hôm nay);

Phê bình-nghiên cứu: Định Nguyễn (Gặp tác giả tiểu thuyết ‘Những điểm cao’,- phỏng vấn Hồ Phương); Phan Hòe (Đọc ‘Trên đất thép’, ký sự Nam Hà, Nxb. Giải phóng); Cát Vận (Một vài suy nghĩ về ca khúc của Vũ Trọng Hối); Nguyễn Long (Bùi Duy Ly và những tấm ảnh về người chiến sĩ); Phạm Thanh Tâm (Mấy ý kiến về tranh minh họa sách báo); Văn Ngữ (Những bộ phim mới của Xưởng phim quân giải phóng); Tô Đức Chiêu, Xuân Đức (Vài nét về xây dựng tiết mục và biểu diễn ở Đoàn văn công quân khu Bốn); Phạm Chùy (Tình sâu nghĩa nặng trên vùng giáp ranh);

Trong tháng 9: tạp chí Tác phẩm mới, s. 41 (tháng 9/1974):

Truyện: Trần Kim Thành (Chuyện kể về những người bạn);

truyện ngắn: Thanh Quế, miền Nam gửi ra (Những người du kích Gò Nổi), Nguyễn Thành Long (Dưới chân núi Cánh Diều), Từ Ngọc Lang (Bài toán vận trù), Cao Minh Trai (Người câu tôm);

ghi chép: Trịnh Duy Sơn (Tiểu đội tôi giữ chốt);

tạp văn: Lưu Quý Kỳ (Lớn lên và lớn lên);

Thơ: Hải Lê (Anh vẫn cứ muốn nhắc em), Phạm Văn Ký, từ Paris gửi về (Đất; Đũa), Nguyễn Xuân Sanh (Nhân thăm nhà nhỏ Sin-le ở ngày xưa; Quán Gớt), Hoàng Minh Châu (Tinh hoa hồng và thơ; Ở một vòi nước khoáng; Tìm hiểu chủ đề phim; Mới cũ ở một thành phố), Nguyễn Trọng Tạo (Nhà binh trạm; Dòng sông mặc áo), Nguyễn Thái Vận (Đường Phú Thọ-Tuyên Quang tôi qua), Vương Anh (Bọc mây), Vân Long (Truyện kể về một vùng biển nóng);

chùm thơ mùa thu cổ (Nguyễn Văn Bách dịch): Chu An (Thanh Lương giang; Linh Sơn tạp hứng), Phan Bội Châu (Thu dạ đối nguyệt);

Thơ: Taki Ikuko (Đánh, Xuân Diệu dịch theo bản dịch tiếng Nhật của Hoàng Nhuận), Johannes Becher (Cái chết của Brecht; Màu trắng kỳ diệu; Chúng ta đều là người Đức; Mỗi buổi chiều; Lênin ở Munchen; Một chút mệt mỏi, Nguyễn Xuân Sanh và Bằng Việt dịch);

Tiểu luận-phê bình: Tô Hoài (Con người nông dân mới trong sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa); Hà Minh Đức (Những bài học lớn và sự cổ vũ chân tình,- đọc ‘Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta’, tiểu luận phê bình của Tố Hữu, Nxb. Văn học); Hồ Sĩ Vịnh (Nhân đọc những ý kiến về thơ trong ‘Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta’, tiểu luận phê bình của Tố Hữu, Nxb. Văn học); Vương Trí Nhàn (Bước đi mới, đòi hỏi mới, -đọc ‘Đám cháy trước mặt’, tiểu thuyết Đỗ Chu, Nxb. Thanh niên); Hoàng Trinh (Nikolai Ostrovski: con người “đã tôi”, nghệ thuật “đã tôi”);

Vốn cổ: Trương Chính (Chùm thơ kinh lý vùng biên ải của Nguyễn Trãi);

Hoài Thanh (Nhỏ to);

Tháng 10:

Ngày 4: tuần báo Văn nghệ, s. 570:

truyện ngắn: Nhật Tuấn (Ngôi nhà đang lên tầng);

tiểu thuyết: Anh Đức (Đứa con của đất, trích, tiếp);

thơ: Huy Cận (Ngôi nhà chúng ta xây), Trúc Cương (Khúc hát ở công trường xây dựng khách sạn Thắng Lợi), Phan Thị Thanh Nhàn (Thành phố và tôi), Lê Duy Phương (Cái gì đây), Nguyễn Xuân Sanh (Trại Bu-khen-van);

Nghệ thuật: Người Xem Phim (Tác phẩm ‘Những người chết còn trẻ mãi’ của Anna Seghers lên màn ảnh); Phan Thanh Nam (Để cho tiếng nhạc mãi vang bên bờ sông Hồng, - về những nhạc cụ Đức tặng giới âm nhạc Việt Nam); Tạ Mỹ Duật (Thủ đô với những dấu ấn lịch sử); Tất Thắng (Trên sân khấu thủ đô,- về 2 nghệ sĩ Hoa Tâm, Lệ Thanh); H.T. (Sổ tay quay phim về Hà Nội chiến thắng);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Thư khẩn cấp của cai Thiệu gửi tổng Pho);

Ngày 11: tuần báo Văn nghệ, s. 571:

Nghị luận: Lê Duẩn (Trích bài nói tại Hội nghị nông nghiệp đồng bằng và trung du, tổ chức ở Thái Bình tháng 8/1974);

truyện ngắn: Đức Hậu (Sau ba mùa lúa);

tạp văn: Vũ Tú Nam (Trên đất Thái Bình);

ký: Nguyễn Phan Hách (Đồng Hải của Thái Bình);

tiểu thuyết: Anh Đức (Đứa con của đất, trích, tiếp, hết);

‘Trên các miền đất nước’ (ký): Trần Hữu Thung (Với cuộc sống);

thơ: Nguyễn Bùi Vợi (Từ cánh đồng năm tấn quê tôi), Trần Quang Vân (Khúc hát người bủa lưới cá đèn), Nguyễn Hà (Tiếng trống hội Lào);

Đọc sách: Đào Thản (Nguyễn Xuân Thâm với tập thơ ‘Tiếng ong bay’, Nxb. Văn học);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Ngựa lo sốt vó);

Thơ: Xi-xa-na Xi-xan, Lào (Tình nghĩa Việt Lào), Nguyễn Hà (Tiếng trống hội Lào);

Nghệ thuật: Trần Hữu Du (Vài nét sinh hoạt nghệ thuật dân tộc Lào Xủng); Trang Nghị (Ghi nhanh buổi đón tiếp Đoàn múa hát giải phóng Lào thăm miền Bắc);

Ngày 18: tuần báo Văn nghệ, s. 572:

Nghị luận: Phạm Văn Đồng (Trích bài nói tại Hội nghị nông nghiệp đồng bằng và trung du, tổ chức ở Thái Bình, tháng 8/1974);

truyện ngắn: Hoàng Thị Dung (Dấu cộng đỏ);

ghi chép: Nguyễn Văn (Từ con đường ấy);

ký: Ngô Ngọc Bội (Mùa ngô ở Nà Sản);

thơ: Vĩnh Mai (Màu xanh Thái Bình), Nguyễn Trọng Tạo (Người ơi, mùa lúa…), Vương Anh (Giọng em), Hoài Vũ (Gót chàng), Thúy Bắc (Những đốm sáng trên rừng đêm cao su);

tin thơ: Người yêu thơ (Người làm thơ và cảm xúc trẻ thơ);

‘Trên các miền đất nước’: Nguyễn Ngọc Trìu (Nếu đi sâu vào đời sống nông thôn hiện nay chắc các đồng chí sẽ thấy được nhiều điều lý thú,- trao đổi của Phó bí thư tỉnh ủy Thái Bình với ban biên tập báo “Văn nghệ”);

Đọc sách: Lê Ngọc Mai, HS lớp 5 (Đọc ‘Góc sân và khoảng trời’, thơ Trần Đăng Khoa);

tạp văn: Valentin Ovechkin, LX. (Một sự tuyên truyền mạnh mẽ nhất, - ý kiến về thể ký sự và về lao động nhà văn);

thông tin: A.T. (Thêm những điểm mới về sáng tác của Pablo Neruda,-thông tin về chuyến thăm Liên Xô của bà quả phụ Mathilda Neruda);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Hội họa Việt Nam ở châu Âu xã hội chủ nghĩa); Phan Thanh Nam (Qua buổi biểu diễn của Đoàn múa hát giải phóng); Nguyễn Long (Vài nét về nghệ thuật nhiếp ảnh Hà Nội qua chặng đường 20 năm); N.H. (Thêm một bộ phim mới của điện ảnh Hà Nội,- phim tài liệu ‘Giang Biên đổi mới’);

 Ngày 25: tuần báo Văn nghệ, s. 573:

truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Người khách ở Liên Sơn);

ghi chép: Hoài An (Minh Sinh, chiếc chìa khóa mở kho vàng);

thơ: Hoàng Trung Thủy (Đồng quê yêu dấu), Vũ Ngọc Phác (Thổi cơm);

ghi chép: Trang Nghị (Nồng nàn tình ruột thịt Bắc Nam, về đoàn văn hóa miền Nam thăm miền Bắc);

‘Trên khắp miền đất nước’ (kinh nghiệm sáng tác): Lý Biên Cương (Từ ‘Đêm mưa’ đến ‘Đêm ấy vùng than ai thức?’);

trang thiếu nhi: thơ: Đỗ Phú Nhuận (Trước gương), S. Marshak (Vài lời với các nhà “nghệ sĩ”, Trà Lê dịch), truyện: Trần Hoài Dương (Con đường nhỏ của bê khoang), Selma Layerlof (Gấu và nhà máy gang thép, Phương Nguyên dịch);  

Phê bình: Lại Nguyên Ân (Nhân đọc mấy tập truyện của ba cây bút trẻ vùng mỏ, -về Tô Ngọc Hiến, Lý Biên Cương, Nguyễn Sơn Hà); Vũ Ngọc Bình (‘Mặt trời xanh’, tập thơ cho thiếu nhi, nhiều tác giả,  Nxb. Kim đồng);

Văn thơ đả kích: Xích Điểu (Đa số và thiểu số, thầm lặng và ồn ào), Đặc Công (Bệnh lậu Huê Kỳ);

Thơ: Bôn-gít Kôn-gia, Algerie (Việt Nam, Tế Hanh phỏng dịch);

Nghệ thuật: N.T. (Vài nét về điện ảnh An-giê-ri); N.V.V. (‘Bài ca ra trận’ trên màn ảnh An-giê);  Nguyễn Phan Thọ (Phim truyện ‘Bài ca ra trận’, dựa trên cuộc đời anh hùng Lê Mã Lương, đạo diễn Trần Đắc); Bùi Gia Tường (Pablo Kazan, một nghệ sĩ lớn của thế kỷ XX);

 Trong tháng 10: Họp cộng tác viên báo Văn nghệ ở Thái Bình; ([8])

 Trong tháng 10: Tạp chí văn học, s. 5 (tháng 9&10/1974):

Hà Xuân Trường (Vươn lên đạt thành tựu mới trong văn học nghệ thuật);

Nguyễn Nghiệp (Chủ đề và cách thể hiện rõ ràng là một biểu hiện của tính Đảng);

Bùi Công Hùng (Vấn đề nâng cao tầm tư tưởng trong thơ);

Tất Thắng (Từ kịch bản đến nhà hát);

Phan Đăng Nhật (Văn học cổ truyền dùng trong tín ngưỡng của các dân tộc);

Mai Trường Thanh (Một số thơ văn cổ được giới thiệu gần đây);

Trần Tường (Những lầm lẫn từ lâu cần đính chính lại);

Trao đổi: Quang Đạm (Nhạc cụ hay là vũ khí?- quanh từ ngữ “gươm đàn” trong Truyện Kiều), Đỗ Văn Hỷ (Cung kiếm với gươm đàn); Nguyễn Công Hoan (“Song viết” hay “song kiết”, “song biết”);

Sưu tầm: Đoàn Ngọc Phan (Thêm một số thơ văn yêu nước chống Pháp);

Văn học hiện đại-phê bình: Vũ Tuấn Anh (Thơ đánh Mỹ của Chế Lan Viên);

Trường Lưu (Một quá trình sáng tác đặc biệt, một hiện thực nhà tù đặc biệt);

Chu Nga (Lê Vĩnh Hòa, vị trí của anh trong nền văn xuôi cách mạng miền Nam);

Lưu Liên (Quê hương chiến đấu trong lòng người xa quê);

Lữ Phương (Mấy suy nghĩ về một chiều hướng phát triển mới trong văn học thành thị miền Nam);

Lương Duy Thứ (Hiểu Lỗ Tấn qua hình tượng “người kể chuyện”),

Đinh Việt Anh (Vài nhận xét về chất anh hùng ca trong truyện cổ Lào);

 Trong tháng 10: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 10 (tháng 10/1974):

truyện: Tô Kim Thu, Quang Tuấn (Trận tuyến đường dây), Lam Giang (Kỷ niệm về một người con gái);

truyện ngắn: Tùng Điển (Nhà số một), Trần Vũ Mai (Dắt đèn), Sỹ Hồng (Chuyện sau tay lái), Đinh Kỳ Thanh (Một niềm vui), Bùi Thị Chiến (Người vùng sâu);

Thơ: Xuân Hoàng (Ngã ba lùm bùm), Lê Giang (Ngoài dốc cầu), Nguyễn Quang Tính (Tiểu đội trinh sát và tiếng chim rừng), Nguyễn Quang Hà (Giữa Trường Sơn), Chử Văn Long (Dáng đèo Ngang), Phạm Đức (Tiếng chuông im lặng; Truyền thuyết về người thợ đèn biển Long Châu), Gia Dũng (Mũi thọc sâu), Lê Tất Cứ (Những điều tôi thấy), Văn Thảo Nguyên (Về một dòng sông), Phạm Ngọc Cảnh (Xe tôi qua Lũng Phầy), Lữ Huy Nguyên (Mở sóng), Quang Chuyền (Đồng bằng của núi);

Phê bình-nghiên cứu: Nhị Ca (Văn học trong hiệp đồng chiến đấu); Xuân Sách (Qua những bài thơ viết từ chiến trường); Vương Trí Nhàn (Tinh thần trách nhiệm và ý thức về công việc); Văn Thảo Nguyên (Đọc thơ chọn lọc của miền Trung Trung Bộ);

Tư liệu: Nguyễn Hải Hà (Thêm những tài liệu về N. Ostrovski và tác phẩm ‘Thép đã tôi thế đấy’);

Nghệ thuật: Trọng Loan (Vài ‎ý nghĩ về nghe ca nhạc); Vĩnh Hoàng (Giới thiệu Đoàn văn công giải phóng Tây Nguyên);

 Trong tháng 10: tạp chí Tác phẩm mới, s. 42 (tháng 10/1974):

truyện: Võ Huy Tâm (Chuyện mới về nông thôn), Bùi Bình Thi (Trận đánh sẽ bắt đầu vào đêm mai);

truyện ngắn: Huy Anh (Mưa không thể ngập);

ký: Nguyễn Thái Vận (Dâu lên đồi);

Thơ: Nguyễn Văn Khải (Bãi Khách), Mai Văn Tạo (Mai), Xuân Hoàng (Ngủ đêm ở Trung Hải; Sóng ở Cửa Tùng 74; Khuya làng biển; Mưa ngoi nam ở Cửa Việt), Vũ Từ Trang (Nắng óng trên công trường…), Thanh Giang (Nói với em về viên đá thường; Ghi chép trên một hành trình địa chất), Nguyễn Viết Lãm (Bút ký về một chuyến phà Bến Thủy; Đồng chiêm), Phạm Hổ (Bốn mùa ong đi làm mật; Cụ già giặt áo bên sông Hiếu), Nguyễn Xuân Sanh (Thị trấn giếng cần), Xuân Diệu (Mùa thu vàng sáng; Ở đầu dây nói; Tạo thần tiên), Dương Thu Hương (Mùa thu con gái), Lê Thị Mây (Chiếc nón Trường Sơn), Kim Thoa (Gửi người bạn đồng nghiệp chưa quen), Thúy Bắc (Một ngày với con; Tiễn em về), Xuân Quỳnh (Theo lên; Bố);

Thơ chiến đấu của một số nước châu Phi (Tế Hanh dịch): (Gửi bọn thực dân Bồ Đào Nha,- bài ca du kích của Guinea Bissau), Kalungano (Phải trồng), Antonio Jacinto (Người làm xâu), Thomas Mederos (Điệu hát múa tặng Nicolas Guillen), Antonio Nunes (Bài thơ ngày mai);

Thơ Cuba (Bùi Hồng Hải dịch): Nicolas Guillen (Ý định; Đồng hồ; Hai đứa bé; Gua-đa-lu-pơ; Pôn Ê-lu-a; Mảnh đất của những dãy núi màu xanh);

Tiểu luận-phê bình: Thúy Toàn (Một người bạn tốt của chúng ta: Maia Kasen); Phương Lựu (Đọc ‘Người ở nhà’, tiểu thuyết Nguyễn Địch Dũng, Nxb. Văn học); Phong Vũ (Truyện ngắn của ba cây bút vùng mỏ, - về Lý Biên Cương, Nguyễn Sơn Hà, Tô Ngọc Hiến);

Tạp văn: Hoài Thanh (Nhỏ to);

Sưu tầm: Vương Anh (Từ nôi mo “tlêu”…);

Tư liệu, những hồi ký về Lênin (các bản dịch): N.K. Krupskaia (Ilích thích gì trong văn học nghệ thuật), M. Gorki (V.I. Lênin), I. I. Brodski (Tôi đã vẽ V.I. Lênin như thế nào), N.I. Anman (Chân dung điêu khắc Lênin đầu tiên), Clara Zetkin (Hồi ức về Lênin, trích), I. V. Zholtovsky (Năm 1918);

Tháng 11:

 Ngày 1: tuần báo Văn nghệ, s. 574:

truyện ngắn: Ngô Văn Phú (Vụ đông năm trước); Đức Ánh (Người nặn chum);

thơ: Huy Cận (Đàn Tơ-rưng), Phạm Hổ (Lúa và những điều tâm sự mới), Xuân Diệu (Sự thành lập liên bang Xô-viết);

Tiểu luận: Lê Sơn (Cuộc đời là những chiến công,- kỷ niệm 70 năm sinh N. A. Ostrovski);

Nói chuyện ngôn ngữ: Lê Huyền Trang (Vấn đề sử dụng ngôn ngữ khi viết về các dân tộc ít người);

Văn thơ đả kích: Xuân Quang (Số nhàn!), Xích Điểu (Mẹo gian hùng), Đặc Công (Cải tổ cải tang);

Thơ: A. Tvardovski  (Trên đất Đức, 1945…, Bằng Việt dịch), R. Rozhdestvenski  (Một giây, Thúy Toàn dịch);

Tiểu luận: Nikolai Tikhonov (Con đường đấu tranh và thắng lợi vẻ vang, trích báo cáo tại hội nghị kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Nhà văn Liên Xô), hồi ký Bôn Sanh-xép (Một ngày nhớ mãi, Nguyễn Chấn Uy dịch);

Nghệ thuật: Trần Đình Thọ (Giai đoạn mới, đòi hỏi mới,- ý kiến Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật); Triệu Thúc Đan (Nhìn lại quá trình xây dựng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam);

 Ngày 1: tại Hà Nội, giới báo chí miền Bắc mít-tinh ủng hộ cuộc đấu tranh của giới báo chí và đồng bào miền Nam chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; ([9])  

 Ngày 8: tuần báo Văn nghệ, s. 575:

bút ký: Bùi Công Bính (Cói ven biển);

kịch: Vũ Dũng Minh (Nhật ký người mẹ, trích);

thơ: Trần Trương (Âm thanh trên đồng), Vũ Siêu Thả (Đồng bằng ơi!), Nguyễn Đức Mậu (Đêm ở Đồng Tháp Mười), Vũ Ân Thi (Căn hầm);

nhân quốc khánh Campuchia: Lê Khánh (Đường ven,- thư gửi bạn Camphuchia);

Phê bình: Thành Duy (Những bài học cũ và thành tựu mới, đọc ‘Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta’, sách tiểu luận phê bình của Tố Hữu); Mai Liên (Thơ miền Trung: thơ chọn lọc 1960 - 1973);

Văn thơ đả kích: Xích Điểu (Một cuộc “công du” cụt hứng), Đặc Công (Bịp phơi mặt bịp);

Nghệ thuật: Vũ Tự Lân (Nhớ tiếc người nghệ sĩ lỗi lạc, về nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc David Oistrakh); Nguyễn Trân (Tượng đài V.I. Lênin); Cát Vận (Nhạc sĩ Xô-viết với chủ đề Việt Nam); Doãn Hoàng Giang (Xem ‘Ngôi sao ban ngày’, kịch Thanh Hương, Đoàn kịch nói Hà Nội);

Ngày 15: tuần báo Văn nghệ, s. 576:

truyện ngắn: Xuân Cang (Vùng lò rạn nứt), Nguyễn Văn Chuông (Chuyện về một chiếc xe hỏng);

bút ký: Hồng Phi (Đèo Nai);

thơ: Cao Lượng (Than và thợ mỏ), Bùi Công Minh (Ở giữa biển và trời đất mỏ), Băng Sơn (Năm tầng), Vũ Đình Minh (Ánh mắt thoáng qua), Lê Đại Thanh (Nắng trưa);

Phê bình: Hoài Thanh (Thơ Xuân Thủy); Phạm Hổ (‘Cát trắng’, thơ Nguyễn Duy, Nxb. Quân đội nhân dân);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Giu-đa Thiệu phải đền mạng);

Nghệ thuật: Lê Nguyên (Sức bật mới “Từ 24 vạn tấn than”, phim tài liệu, đạo diễn Tuyết Phụng); Nguyễn Trân (Mỹ nghệ hiện đại Việt Nam nên hướng về đâu?); Hoài Phương, Lưu Văn Trường, Đỗ Gia Hựu, Nguyễn Nguyệt Hằng (Ý kiến nhân xem kịch ‘Nhật ký người mẹ’, đạo diễn Đoàn Bá, Đoàn kịch Hải Phòng);

Ngày 16: tại Hà Nội, trí thức miền Bắc tổ chức mít-tinh ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam; (2)

Ngày 22: tuần báo Văn nghệ, s. 577:

Chính luận: Hội LHVHNTVN (Giới văn học nghệ thuật miền Bắc hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân và văn nghệ sĩ miền Nam); Nguyễn Văn Bổng (Cơn lốc các đô thị miền Nam); Tô Hoài (Anh đương trong dòng người đông đảo cùng các giới đô thị miền Nam đứng lên đòi lật bỏ bù nhìn Thiệu);

thơ: Tế Hanh (Bút xuống đường), Hoàng Trung Thông (Bài ca nổi dậy), Trang Nghị (Khi Sài Gòn xuống đường);

tiểu luận: Phan Đắc Lập (Đi ăn mày… đi vào thơ, - về một số bài thơ trên báo ‘Điện tín’, Sài Gòn);

Trích báo Sài Gòn: Lý Chánh Trung (Hàng hàng lớp lớp, trích ‘Điện tín’, Sài Gòn, 16/10/1974); Thái Thị Tuyết Mai (Bài ca cho Sài Gòn bất diệt: thành phố đầu đàn, trích ‘Đại đoàn kết’, Sài Gòn, 24/10/1974); Vô Danh (Ký giả ăn mày cho nước cho dân, trích ‘Điện tín’, Sài Gòn, 10/10/1974); N.V. (Tình trạng bế tắc của văn nghệ Sài Gòn); P.V. (Phỏng vấn nữ sĩ Vân Trang);

Truyện ngắn: Khánh Cao (Người lái xe lam), Trần Ninh Hồ (Bà lão hàng xóm ông Tư Thơi);

Văn thơ đả kích: Xích Điểu (Bàn về bản chất của một con người), Đặc Công (Nhân dân đã phán);

Thông tin: Minh Nghĩa (Anbani: đất nước, con người…, qua một số truyện cổ);

truyện: Pi-tơ-rô Man-kô (Những dấu chân còn mãi, Nguyễn Đại dịch);

thơ: Ismail Kadare, Albania (Bài thơ về những khẩu cao xạ, Đào Xuân Quý dịch), A-gim Sê-đu (Bánh mì vùng cao, Đào Xuân Quý dịch);

Nghệ thuật: Văn Lang (Đêm ca Huế về Trị - Thiên);

 

Ngày 29: tuần báo Văn nghệ, s. 578:

tiểu thuyết: Huy Phương (Nơi anh sẽ đến, trích);

phóng sự: Trần Hoài Dương (Những tấm lòng nhân hậu);

thơ: Hà Phương Mỹ (Về Đắc Lắc; Thành phố Trường Sơn);

trang thiếu nhi: truyện: Lê Thu Thảo, HS lớp 9 (Nhà “tài tử”), E. Moskovskaya (Chuyện một cây cột điện, Vũ Tường Anh dịch); thơ: Trần Thị Thùy Trang, HS lớp 6 (Vỏ sò và ngọn gió), Hải Lưu (Nắng), Thanh Châu (Gió);

‘Tiến tới những tác phẩm văn học xứng đáng với thời đại chúng ta’: Tô Hoài (Đi và viết trong giai đoạn mới), Nguyễn Văn Bổng (Chuyện cũ trong tình hình mới);

Kỷ niệm ngày tuyên ngôn lập nước Mông Cổ: Huỳnh Vạn Lý (Đa-khan, viên ngọc của thảo nguyên), Văn Chung (Từ cây đàn đầu ngựa đến phong trào ca nhạc Mông Cổ);

Phê bình: Nguyễn Bùi Vợi (Đọc ‘Thơ Quảng Bình 1969-1972’);

Văn thơ đả kích: Xích Điểu (Úm ba la! Ba ta cùng bị!), Đặc Công (Tổng Pho tổng nhục), Búa Tạ (Khổ sao mà khổ);

Nghệ thuật: Phan Thanh Nam (Bác-ba-ra Đên, một người bạn của Việt Nam,- về chuyến thăm Việt Nam của danh ca người Mỹ); Từ Lương (Mấy ý kiến về vở kịch ‘Nhật ký người mẹ’);

Trong tháng 11: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 11 (tháng 11/1974):

truyện: Lâm Phương (Chiếc còng số 8), Nguyễn Hồng Duệ (Sau khúc hát ru);

truyện ngắn: Nam Hà (Chuyện kể hàng ngày);

kịch: Nguyễn Vượng (Phía trước, trích);

trường ca: Trần Đăng Khoa (Khúc hát người anh hùng);

Phê bình-nghiên cứu: Phương Lựu (Hải Hồ và ‘Những người cùng tuyến’, tiểu thuyết, Nxb. QĐND); Nguyễn Huệ Chi (Đọc ‘Tổ quốc kêu gọi’, tiểu thuyết lịch sử của Hà Ân, Nxb. QĐND);

Tháng 12:

Ngày 2: tại Hà Nội, Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khai giảng khóa VII; ([10])

Ngày 6: tuần báo Văn nghệ, s. 579:

tiểu thuyết: Huy Phương (Nơi anh sẽ đến, tiếp, hết);

bút ký: Đức Ánh (Mỗ Lao vào mùa gặt);

hồi ký: Đinh Hải Vũ (Mùa xuân năm ấy);

thơ: Xuân Hoàng (Lúc bấy giờ đã có cảng đâu), Hữu Thỉnh (Chiều sông Thương), Kim Chuông (Đồng Hải và khúc hát một vùng quê), Võ Văn Trực (Mùa lúa vàng dâng Đảng), Xuân Quỳnh (Khúc hát những người anh);

Tin thơ: Người yêu thơ (Niềm vui của đồng ruộng);

‘Tiến tới những tác phẩm xứng đáng’: Tế Hanh (Thơ của thực tế và thực tế của thơ), Võ Huy Tâm (Nghĩ về việc tìm kiếm thăm dò), Nguyễn Quang Sáng (Từ ‘Đất lửa’);

Đọc sách: Hoàng Xuân Nhị (‘Truyện và ký’ của Hồ Chủ tịch);

Văn thơ đả kích: Huyền Thanh (Tớ hoảng, thầy điên);

Nghệ thuật: Nguyễn Ngọc Trung, Trần Hải (Bác Hồ về thăm trường điện ảnh); Trần Ngọc Ưu (15 năm trường điện ảnh); Lưu Xuân Thư (Những thước phim vào nghề); Lê Đăng Thục (Đi tuyển diễn viên); P.V. (Bước đi ban đầu);

Ngày 13: tuần báo Văn nghệ, s. 580:

truyện ngắn: Trần Tự (Chuyện một người thuyền trưởng);

ký: Trang Nghị (130 ngày đêm giữ chốt);

hồi ký: Mai Vui (Những cô pháo thủ đồng tâm), Nguyễn Bá Khoản (Hà Nội những ngày đầu kháng chiến), Quang Hưng (Trên đỉnh Tây Côn Lĩnh,- nhớ về một tập thể văn công anh hùng);

thơ: Lâm Huy Nhuận (Áo gai), Yến Lan (Bên bếp lửa đêm nay), Vương Trọng (Dấu chân của một người cha);

sổ tay người yêu thơ: (Vài hình ảnh quen thuộc và mến thương trong ca dao kháng chiến chống Pháp);

Phê bình: Phùng Văn Tửu (‘Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại’, Tập I, chuyên luận, Phan Cự Đệ, Nxb. ĐH và THCN); Hữu Nhuận (Đọc ‘Vườn hoa cổng ô’, tập truyện ngắn Nguyễn Phan Hách, Trần Ninh Hồ, Nxb. Văn học);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Nó sẽ chìm…), Phú Sơn (Nguội điện);

Thơ: Roberto Fernández Retamar, Cuba (Tổ quốc, Hoài Thương dịch);

Nghệ thuật: P.V. (Giới thiệu Đoàn cải lương giải phóng); Văn Thịnh (Qua triển lãm ảnh nghệ thuật Hải Phòng lần thứ 8);

Ngày 20: tuần báo Văn nghệ, s. 581:

truyện: Như Hương (Cuộc chạy tiếp sức), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Bác sĩ mặt trận);

ký sự: Võ Trần Nhã (Những người du kích đường 4);

thơ: Hữu Thỉnh (Luống rau truy kích), Nguyễn Đức Mậu (Tổng đài năm ba), Trần Ninh Hồ, miền Nam gửi ra (Một truyền thuyết có thật; Nữ chiến sĩ biệt động);

tin thơ: Người yêu thơ (Một số câu thơ của những người đang đánh giặc);

Phê bình, tiểu luận: Xuân Thiêm (Vài kỷ niệm về phong trào chiến sĩ làm thơ và thơ và lớp người cầm súng); Nguyễn Đức Toàn, Huy Du, Trọng Loan, Trọng Lanh, Vân An (Cố gắng biểu hiện cái hùng cái mạnh cái đẹp cái tươi của bộ đội ta);

Nghệ thuật: Nguyễn Trung (‘Trên một chặng đường phía sau’, phim phóng sự, đạo diễn Phan Thắng, Xưởng phim Quân giải phóng); P.V. (Những bộ phim chào mừng quân đội ta 30 tuổi);

Ngày 27: tuần báo Văn nghệ, s. 582:

Trích thơ: Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Xuân Thủy, Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Thanh Hải, Trần Đăng Khoa (Về những con người đáng yêu nhất của chúng ta,- trích thơ viết về người lính cách mạng);

truyện ngắn: Trần Tự (Tia hồ quang êm dịu), Nguyễn Phan Hách (Chuyện làm ăn);

hồi ký: Tường Vi (Rèn luyện giọng hát để phục vụ chiến sĩ), Mạnh Hiếu (Theo một mũi tiến công);

thơ: Xuân Thủy (Trở lại Pari), Trần Đăng Khoa (Âm điệu của lúa);

‘Tiến tới những tác phẩm xứng đáng…’: Nguyễn Kiên (Cuộc vận động “tổ chức lại sản xuất” và người viết văn), Sỹ Ngọc (Vẽ về nông thôn), Trịnh Xuân An (Lý tưởng và nhà văn);

nhân quốc khánh Cuba: hồi ký: Ernesto Che Guevara (Trận chiến đấu bên bờ sông bạc, V.P. trích dịch); thơ: Trịnh Hải (Cuba), F. P. Rodriguez (Marti - Hồ Chí Minh), N. Guillen (Tôi có, Chu Huy Sơn dịch);

Văn thơ đả kích: Lâm Đồng (Người máy và nắng xanh), Xích Điểu (Từ “nổi” đến “chìm”), Đặc Công (Kít… quỵt);

Nghệ thuật: Hoàng Chương (Tiếng trống tuồng trên đất Yên Phong);

Trong tháng 12: Tạp chí văn học, s. 6 (tháng 11&12/1974): số thơ văn Lý- Trần:

Vũ Đức Phúc (Thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để đường lối văn học nghệ thuật của Đảng,- nhân tái bản ‘Chủ nghĩa Mác và và văn hóa Việt Nam’ của Trường Chinh);

Ý kiến ngắn: Nguyễn Lê Mai (Về tranh luận học thuật), Đăng Đàn (Về vấn đề đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng);

Nguyễn Quang Vinh (Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân gian Không Lộ);

Đặng Văn Lung (Hát múa Lý Liên thời Lý);

Vũ Ngọc Khánh (Phải chăng những trò diễn dân gian này đã xuất hiện từ thời Lý - Trần?);

Đặng Thai Mai (Mấy điều tâm đắc trong khi đọc lại văn học của một thời đại);

Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu (Vài nét về văn thơ bang giao đi sứ thời Trần trong giai đoạn giao thiệp với nhà Nguyên);

Trần Nghĩa (Quan niệm văn học thời Lý-Trần);

Đào Duy Anh (Chữ Nôm ở thời Lý-Trần);

Nguyễn Huệ Chi (Trên đường đi tìm một văn bản cổ ‘Lĩnh Nam trích quái’);

Trần Lê Sáng (Tìm hiểu văn phú thời kỳ Trần-Hồ);

Phạm Thị Tú (Về bài từ đầu tiên và tác giả của nó: Sư Khuông Việt);

Trần Trọng Đăng Đàn (Chặng đường gập ghềnh trong sáng tác của Nguyễn Khải: Từ tiểu thuyết ‘Chiến sĩ’ đến kịch ‘Đối mặt’);

Đọc sách: Anh Nhật (Thơ ca cách mạng 1925 - 1945);

Huỳnh Vân (Về cái gọi là “phê bình cơ cấu” ở Sài Gòn);

Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 12 (tháng 12/1974):

hồi ký: Võ Nguyên Giáp (Những năm tháng không thể nào quên, trích);

truyện: Phùng Khắc Bắc (Một ngày giữ chốt), Nguyễn Văn Anh (Người chỉ huy trẻ), Thu Bồn (Dưới tro);

truyện ngắn: Cao Tiến Lê (Trung đoàn trưởng mới), Lý Biên Cương (Mắt và sóng);

thơ: Xuân Sách (Nghĩ về ngày kỷ niệm), Vương Trọng (Bức tượng quyết tử quân), Nguyễn Đức Mậu (Người con của biển), Văn Thảo Nguyên (Suy nghĩ khi vẽ chân dung một anh hùng), Liên Nam (Như cánh chim trời), Văn Lê (Những người ở rừng Sát), Ngô Thế Oanh (Một chiều chờ vượt đường), Nguyễn Quang Hà (Niềm kiêu hãnh của chúng con), Hoàng Phụng Sơn (Quê biển), Phan Đức Chính (Qua cầu độc mộc);

phê bình-nghiên cứu: Hữu Mai (Những chặng đường, những chiến công và những mùa gặt mới); Thu Bồn (Sống và viết ở chiến hào), Nguyễn Đức Mậu (Tâm sự dọc đường); Anh Thụ, Hoàng Hưng (Bước bắt đầu của những kỷ niệm chiến thắng); Lê Nhật (Tiếng hát chiến sĩ); Lê Thành Nghị (Vài nét về Xưởng phim quân đội);

Trong tháng 12: tạp chí Tác phẩm mới, s. 43&44 (tháng 11&12/1974):

tiểu thuyết: Nguyễn Văn Bổng (Xung quanh một cuộc bình định, trích), Hữu Mai (Vùng trời, trích);

ký sự: Hữu Thỉnh (Mũi đột kích phía Nam, trích), Siêu Hải (Voi đi);

truyện phim: Hoàng Tích Chỉ, Hải Ninh, Vương Đan Hoàn (Em bé Hà Nội);

Thơ viết về bộ đội (1944-1974): chống Pháp: Khuyết danh (Ba bài ca theo thể lục bát: Ca nông thủ thỉ; Diệt Đại Bục, Đại Phác), Lê Kim (Nửa đêm), Minh Tiệp (Bức tranh sinh hoạt), Tố Hữu (Cá nước), Nông Quốc Chấn (Bộ đội ông Cụ), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Hồng Nguyên (Nhớ), Hồng Chương (Đội biệt động, trích), Khương Hữu Dụng (Một cuộc hành quân), Xuân Miễn (Nhớ miền Đông), Nguyễn Đình Thi (Quê hương Việt Bắc), Minh Huệ (Đêm nay bác không ngủ), Trần Hữu Thung (Thăm lúa), Vân Đài (Tết giữa rừng xuân), Tố Hữu (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên), Chính Hữu (Giá từng thước đất), Vũ Cao (Núi Đôi), Hoàng Trung Thông (Trên biển, trích). Chống Mỹ: Quỳnh Lâm, Trần Xuân, Nguyễn Trọng Lân, Thanh Giao (Ca dao chống Mỹ); Sóng Hồng (Mây bay), Chế Lan Viên (Sao chiến thắng), Yến Lan (Vạn Tường ơi), Tế Hanh (Gửi đồng chí Bi Năng Tắc), Huy Cận (Cô khẩu đội trưởng pháo dân quân thổi sáo hay ở vùng biển An Thụy), Anh Thơ (Cảm ơn anh, người lính trẻ), Văn Thảo Nguyên (Đường lên Bản Muốn), Nguyễn Văn Dinh (Anh thương binh trên võng cáng), Nguyễn Mỹ (Cuộc chia ly màu đỏ), Trần Đăng Khoa (Gửi theo các chú bộ đội), Lê Chưởng (Quạt lửa), Đặng Tính (Qua đèo 700; Xe đi trên Trường Sơn; Đêm lịch sử), Phạm Tiến Duật (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây), Nguyễn Đức Mậu (Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc), Nguyễn Duy (Bầu trời vuông), Hoàng Nhuận Cầm (Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu), Lâm Huy Nhuận (Thung lũng tiếng chim), Giang Nam (Quê hương), Thu Bồn (Nếp thơm), Nguyễn Khoa Điềm (Từ những gì các anh trao), Lê Anh Xuân (Dáng đứng Việt Nam);

Chùm thơ nội chiến Tây Ban Nha (Khương Hữu Dụng dịch): I. Lope Pacheco (Đặt tay lên đất mẹ Tây Ban Nha), Rafael Alberti (Tôi, lính trung đoàn Năm), Juan Ramon Himenez (Tổ quốc), Jose Herera Peter (Khúc hát của ngọn gió Ancaria);

Chùm thơ kháng chiến Pháp chống phát-xít Hitler (Khương Hữu Dụng dịch): Êrích Vainớc (Bài hát ru con), Dadu-Krixtian Đơle (Bài hát người du kích), Côrôtsca (Bài hát của quê hương), Môtsê Sunxtai (Hai người bạn);

Chùm thơ chiến tranh vệ quốc Liên Xô (Bằng Việt và Nguyễn Văn Sỹ dịch): Boris Chakovski (Trước ngọn gió giữ), Leonid Reshednikov (Tấn công đêm), Mark Sobol (Buổi hòa nhạc; Mạc-tư-khoa; Cô gái áo choàng đen,…), Olga Bergholtz (Nhật ký tháng Hai), Semion Gudzenko (Không đề), Mikhail Isakovski (Trong cánh rừng kề mặt trận), Vladimir Kapreko (2-5-1945, Berlin), Holly Near (Bài ca hôn lễ);

Tiểu luận-phê bình: Xuân Diệu (Đọc những bài thơ viết về bộ đội 1944-1974); Phong Lan (Đọc ‘Theo nhịp tháng ngày’, thơ Tế Hanh); Định Nguyễn (Đọc tập ‘Trái tim nỗi nhớ’, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và Ý Nhi);

Tạp văn: Hoài Thanh (Nhỏ to);

Vốn cổ: Trương Chính (Nhân đọc bài ‘Ký mộng’ của Nguyễn Du);

Tư liệu (Bước đầu tìm hiểu nền văn nghệ cách mạng Lào);

Trong năm 1974 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

Bài ca trăng sáng (truyện ngắn) Ma Văn Kháng (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Bên khung cửa sổ  (tập truyện ngắn) Sơn Tùng (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Bên suối Đô Tê Riên (truyện ngắn) Trần Công Tấn, Phạm Mè, Trần Trọng Liên, ... (Quảng Bình: Hội Văn nghệ Quảng Bình xb., 1974)

Bến sông Son (truyện) Dân Hồng (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

Bình minh hậu phương (truyện) Huy Phương, Nguyễn Kiên, … (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Buổi trưa Trường Sơn ấy  (tập truyện) Lê Hoài Nam, Hoàng Cát, Trần Vinh, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Cánh rừng phía tây (tập truyện) Trần Kim Thành (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Chiều dài của một ngày (tập truyện ngắn) Tô Hải Vân (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Chuyện làng Gành (tập truyện) Nguyễn Hữu Nhàn (Vĩnh Phú: Ban vận động thành lập Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Phú xb., 1974)

Dòng sông phẳng lặng, t. 1 (tiểu thuyết) Tô Nhuận Vỹ (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Đất làng (tiểu thuyết) Nguyễn Thị Ngọc Tú (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Đất trong làng (tiểu thuyết) Đinh Quang Nhã (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Đêm trắng rừng chè (tập truyện ngắn) Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Đường rãnh dầu (tập truyện ngắn) Huy Liệu, Chu Hải, Văn Chuông, ... (Hải Phòng: Hội văn nghệ Hải Phòng xb., 1974)

Gió tươi  (tập truyện ngắn) Nguyễn Sơn Hà (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Giới hạn của biển  (truyện ngắn) Trần Dũng (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Hoa lửa (tiểu thuyết) Đào Vũ (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Hoa núi  (truyện) Đỗ Quảng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Khúc sông (tập truyện) Nguyễn Thiều Nam (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Lửa chân sóng  (truyện) Ngô Thực (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Một truyện tâm tình (tập truyện ngắn) Vân An (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Mùa lạc (tập truyện ngắn) Nguyễn Khải.- In lần 2, có sửa chữa và bổ sung (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Nắng sông Lam  (truyện) Bá Dũng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Ngã ba (truyện) Huy Phương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Ngãi  (tập truyện ngắn) Hoàng Văn Lương (Quảng Ninh: Hội Văn nghệ Quảng Ninh, 1974)

Ngày bình thường  (tập truyện ngắn) Giang Trung Học (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Ngày mới (tập truyện ngắn) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Ngọn đèn Lão Cốc (tập truyện) Hồ Lưu, Nguyễn Xuân Luật, Đinh Tiến Anh, ...  (Ninh Bình: Ty văn hoá Ninh Bình xb., 1974)

Người cha và cô con gái (truyện ngắn) tác giả? (Thanh Hoá: Hội văn nghệ Thanh Hoá, 1974)

Người đi xa (tập truyện) Sỹ Hồng (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Người kiểm tu (tập truyện ngắn) Tô Ngọc Hiến (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Người ở nhà (tiểu thuyết) Nguyễn Địch Dũng (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Người tôi yêu mến (truyện ngắn) Lý Biên Cương (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Những ngọn lửa nhỏ (truyện) Nguyễn Cường (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Sao mai  (tiểu thuyết) Dũng Hà (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

Suối tiên (tập truyện ngắn) Định Công Diệp, Phù Ninh (Tuyên Quang: Ty thông tin văn hoá Tuyên Quang xb., 1974)

Thảm rượu mật (tập truyện ngắn) Tạ Kim Hùng (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh, 1974)

Trại S.T.18: Nhật ký của một cán bộ miền Nam (tiểu thuyết) Phan Tứ (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Trăng lưỡi liềm  (tập truyện về giao thông vận tải) Cao Tiến Lê, Thao Trường, Trần Thanh Giao... (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Tuổi thơ vẫy gọi (truyện) Nguyễn Phương Nghi (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Vụ mùa chưa gặt (tập truyện ngắn) Nguyễn Kiên.- In lần 2, có sửa chữa bổ sung (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Vùng nước xoáy (truyện ngắn) Sỹ Hồng (Quảng Ninh: Sở thương binh xã hội và Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

Vùng quê yên tĩnh (tiểu thuyết) Nguyễn Kiên (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Vùng trời, t. 2 (tiểu thuyết) Hữu Mai (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Ánh sáng và niềm tin (nhật ký thanh niên xung phong) Nguyễn Thị Tâm, Hạnh Hồng Sinh, Lê Xuân Điều, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Bạn tôi  (tập truyện ký) Hồng Đức, Nghiêm Đa Văn, Trần Ngọc Thanh, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Bên dòng sông Thao (tập truyện ký) Lê Hữu Thuấn, Đức Hậu, Hà Ân, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Bình minh hậu phương (tập truyện ký) Huy Phương, Nguyễn Kiên, Nguyễn Gia Nùng, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Chặng đường chiến công: 12/1944 22/12/1944 (ký, tư liệu) Lê Lựu, Văn Nghĩa, Thu Hường, ...; chụp ảnh: Trần Phong (Hải Phòng: Sở văn hoá Hải Phòng xb., 1974)

Chỉ một con đường (hồi ký cách mạng) Dân Tôn Tử, Hồng Thanh, Trần Thị Nhượng, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Chiến sĩ biên phòng trên đất cảng (truyện ký) Nhiều tác giả  (Hải Phòng: Công an nhân dân vũ trang; Sở văn hoá thông tin Hải Phòng xb., 1974)

Dưới bóng toà Đại sứ Mỹ (ký) Thành Nam (Kđ: Nxb. Giải phóng, 1974)

Đằng sau phía trước (truyện ký) Hoàng Minh Châu (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Đồng cỏ mùa lụt  (truyện ký) Hữu Tâm, Ngô Ngọc Bội, Minh Tâm, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Gái đảm Nam (tập ký) Chu Văn, Hồng Trung, Văn Đốc, ... (Nam Hà: Tỉnh hội phụ nữ và Sở văn hoá Nam Hà xb., 1974)

Giỏi việc nước đảm việc nhà (truyện ký) Trần Xuân Nhất, Hải Bình, Hoàng Lương, ... (Thái Bình: Hội liên hiệp phụ nữ Thái Bình xb., 1974)

Hoa núi  (truyện ký) Đỗ Quảng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Lửa chân sóng (truyện đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang xã Kỳ Phương) Ngô Thực (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Mạch sống đầu nguồn (tập ký) Lăng Phước, Quốc Bảo, Đức Lưu, ... (Nghệ An: Ban miền núi Nghệ An xb., 1974)

Ngọn đèn Lão Cốc (tập truyện) Hồ Lưu, Nguyễn Xuân Luật, Đinh Tiến Anh, ...  (Ninh Bình: Sở văn hoá Ninh Bình xb., 1974)

Nguồn vui duy nhất (hồi ký) Đường Thị Ân kể, Ngọc Tự ghi (H.: Nxb.  Phụ nữ, 1974)

Như cánh chim Kơvây (tập truyện và ký về Tây Nguyên) Chu Văn Tấn, Đoàn Minh Tuấn, Y-Hing, ... (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Những bóng dáng yêu thương  (truyện ký) Bá Dũng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Những ngày cách mạng tháng tám, T. 1 (hồi ký) nhiều tác giả (Vĩnh Phú: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Vĩnh Phú xb., 1974)

Những người cộng sản trẻ tuổi (hồi ký về những thanh niên hoạt động cách mạng trong giai đoạn 1930-1941) Tái bản có bổ sung (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Thái Bình, Nghĩa Lộ, Lai Châu (ký, phóng sự) nhiều tác giả (Thái Bình: Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1974)

Tiếng hát những con thoi (truyện anh hùng lao động Cù Thị Hậu) Đoàn Trúc Quỳnh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Trung dũng đảm đang, t. 2 (những tấm gương “3 đảm đang” trong phong trào phụ nữ) Nhiều tác giả (Hải Phòng: Thành hội phụ nữ Hải Phòng. Sở văn hoá thông tin Hải Phòng xb., 1974)

Tuổi thơ vẫy gọi  (truyện ký) Nguyễn Phương Nhi (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Từ tiếng hát chèo năm ấy (truyện) Nguyễn Thị Nhung, Xuân Thu, Lê Hoàng, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

60 ngày ở Sài Gòn  (nhật ký) Thành Tín (H.: Nxb. Văn học, 1974)

KỊCH BẢN

Bà mẹ sông Hồng (ca kịch cải lương) Hoàng Luyện (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Cái gốc  (tập kịch chèo) nhiều tác giả (Vĩnh Phú: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 Vĩnh Phú xb., 1974)

Chiếc cần câu (chèo một màn) Trần Quang Phú (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Chung bước lên đường (tập hát chèo) Trần Phúc Khải, Xuân Chản, Nhuệ Giang, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1974)

Chuyến hàng tới đích (chèo một màn) Xuân Vụ (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Chuyến tầu qua trọng điểm (chèo một màn) Hoàng Nam (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Diễn tích chèo xưa (chèo một màn) nhiều tác giả (Hải Hưng: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 Hải Hưng xb., 1974)

Dòng sông quê hương (chèo một màn) Nguyễn Đức Ê (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Đám cưới cô Thân (chèo một màn) Hiền Thị Huê (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Đôi bạn Trường Sơn (chèo) Đồng Bằng (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Đường về (chèo một màn) tác giả (Hải Hưng: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 Hải Hưng xb., 1974)

Đường xe rực lửa (chèo) Văn Vẻ, Yên Giang, Xuân Chiểu (Hà Tây: Sở văn hoá Hà Tây xb., 1974)

Em bé từ bờ sông bên kia (tập truyện phim) Vũ Lê Mai (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Gà trống choai (tập kịch thiếu nhi) Trần Anh Đào, Hoàng Xuân Hiến, Giang Phong (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà xb., 1974)

Hai cha con (tập chèo ngắn) Vũ Dũng Minh, Nguyễn Đức Thuyết, Hồng Dương, ... (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Khóm tre non (chèo một màn) Hồng Châu (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Kịch Việt Bắc  (tuyển tập) nhiều tác giả (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Mầm xanh và tội ác (tập kịch ngắn) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Mẻ gạch ra lò (chèo một màn) Hoàng Nam (Hải Hưng, Ban vận động sáng tác văn học 27-7 tỉnh Hải Hưng xb., 1974)

Miếu âm hồn (chèo) Giang Đông (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Ngã ba đường (tập kịch chèo) Hồng Vũ, Đa Thăng, Giang Phong, ... (Nam Hà: Sở văn hoá Nam Hà xb., 1974)

Ngày lễ thánh (truyện phim, theo tiểu thuyết “Bão biển” của Chu Văn) Bạch Diệp (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Ngoài giới hạn  (kịch hai phần tám cảnh) Vương Lan (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Người con gái sông Cấm  (chèo) Phan Tất Quang (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Người làng tôi (tập kịch ngắn) Thanh Đạm (Quảng Ninh: Hội Văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

Người trở về  (chèo một màn hai cảnh) Đặng Mưu (Hải Hưng: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 Hải Hưng xb., 1974)

Người trở về (tập chèo) Hà Tùng, Ngọc Cương, Văn Xuyên (Ninh Bình: Ty thương binh xã hội và Ty văn hoá Ninh Bình xb., 1974)

Người vợ trẻ  (chèo một màn) Bá Đề (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Nhằm trúng đích (kịch) Từ Lâm Hàn, Văn Biển (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Những đứa con (kịch bản) Võ Tuân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Rừng xanh bắt giặc (kịch bản tuồng) Thanh Hoàng, Lê Sinh; chuyển thể cải lương: Thanh Hồng (Thanh Hoá: Sở văn hoá Thanh Hoá xb., 1974)

Suối mát hoa thơm (chèo hai cảnh) Lê Thế Thái (Hải Hưng: Ban vận động sáng tác văn học 27/7 Hải Hưng xb., 1974)

Tập kịch ngắn (sưu tập) Kính Dân, Hồ Ngọc Anh, Nguyễn Vũ, ... (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Tấu (sưu tập) nhiều tác giả (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Thơ Sli  (kịch thơ) Mai Bình (Thanh Hoá: Hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1974)

Tiếng hát quê ta (tấu, chèo, cải lương) nhiều tác giả (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Tiếng khèn trên núi  (kịch ngắn chọn lọc) nhiều tác giả (Bắc Thái: Sở văn hoá Bắc Thái xb., 1974)

Tiếng sáo trên trọng điểm (hoạt cảnh chèo) Đồng Bằng (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Tiết mục sân khấu tham dự hội diễn tỉnh năm 1973 (tập kịch) Ngọc Lương, Thanh Vân, Hữu Thức, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1974)

Tiết mục văn nghệ, T. 5 (tập chèo) Xuân Bằng, Đinh Dần, Trường Thịnh, ... (Quảng Ninh: Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh xb., 1974) 

Trần Quốc Toản ra quân (kịch bản chèo) Hoài Giao, Kim Hùng (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Trận tuyến phía sau (chèo hai hồi) Hồng Đức (Hải Hưng: Ban vận động sáng tác văn học 27-7 Hải Hưng xb., 1974)

Trước ngày cưới (chèo một màn) Phạm Phố (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

Về hội mừng công (chèo 2 cảnh) Đồng Bằng (Hải Hưng: Sở văn hoá Hải Hưng xb., 1974)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Bài ca lao động,  T. 1 (thơ ca) Nguyễn Đình Quý, Anh Ngọc, Võ Quang Ứng, ... (Quảng Bình: Ty văn hoá Quảng Bình xb., 1974)

Bài ca xây dựng (tập thơ của thanh niên công nhân sáng tác trong chống Mỹ cứu nước và trong xây dựng CNXH) nhiều tác giả (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Bài thơ báng súng  (tập thơ) nhiều tác giả (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

Bốn mùa hoa (tập thơ) Triều Ân (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Cành xanh lá xanh, T. 2 (ca dao chống Mỹ) Trần Lê Đệ, Minh Nho, Nguyễn Văn Thơi, Duy Thảo (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1974)

Chị em mình đảm đang chung thuỷ (thơ) Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Mỹ Hạnh, Lý Phương Liên,... (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Chuyền lửa (tập thơ) Khánh Hải, Nguyễn Bốn, Đỗ Cường, ... (Hà Bắc: Ban vận động sáng tác văn học đề tài 27/7 Hà Bắc xb., 1974)

Chuyện lớn... chuyện nhỏ..., t. 3 (thơ trào phúng, đả kích) Thợ Rèn (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Cói biếc đay xanh (tập thơ ca) Nguyễn Trọng Thắng, Yên Để, Lê Thuỳ Dương, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1974)

Con đường với chúng tôi (thơ) Hoàng Việt Thanh, Vũ Hải, Nguyễn Dinh, ... (Lạng Sơn: Ty thông tin và ty giao thông vận tải Lạng Sơn xb., 1974)

Con mắt thức (thơ) Mai Ngọc Thanh (Thanh Hoá: Hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1974)

Con suối mặt gương (thơ) Xuân Sách (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

Dòng sông trong xanh (thơ) Nguyễn Đình Thi (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Dòng suối yêu thương (trường ca. Giải thưởng chính thức sáng tác đề tài 27-7 của tỉnh Lào Cai) Huyền Sâm (Lao Cai: Sở văn hoá và Hội văn nghệ Lao Cai xb., 1974)

Đẹp tay nghề (tập thơ ca) Duy Hằng, Tố Anh, Song Lăng, ... (Nam Hà: Ban liên hiệp HTX thủ công nghiệp Nam Hà xb., 1974)

Đồng tiền tiết kiệm, T. 2 (thơ ca, tấu) Thái Võ, Huy Thiêm, Nguyễn Trọng Thắng, Tô kim Tuyền, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá và Chi cục tiết kiệm Thái Bình xb., 1974)

Gió Lào cát trắng (thơ) Xuân Quỳnh (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Gương mặt những người con (tập thơ) Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, … (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Hương đất nước  (thơ) Hằng Phương (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Kể chuyện ăn cốm giữa sân (trường ca) Nguyễn Khắc Phục (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Khúc ca xây dựng (tập thơ công nhân viết và viết về công nhân) Mạc Kính Dương, Định Hoài Nam, Tạ Ngọc Hoán,... (Ninh Bình: Ty văn hoá Ninh Bình xb., 1974)

Khúc hát người anh hùng (trường ca) Trần Đăng Khoa (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Lời của lúa (thơ) Trần Hữu Thung, Trường Lam, Huy Huyền, ... (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1974)

Mảnh đất yêu thương (thơ) Phạm Vĩnh (Ninh Bình: Sở văn hoá Ninh Bình xb., 1974)

Mặt đường khát vọng (trường ca) Nguyễn Khoa Điềm (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Một góc quê hương  (thơ) nhiều tác giả (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Mùa quả Sơn La (thơ) Nhuệ Giang, Bế Kiến Quốc, Yên Giang (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1974)

Mùa xuân màu xanh (thơ 1967-1973) Anh Thơ (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Nà Phiêu đánh Mỹ (truyện thơ) Cầm Giang (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Nắng ngàn (thơ) Triều Ân (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Ngày đẹp nhất  (thơ) Nguyễn Thành Vân [= Nguyễn Trọng Oánh] (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Những cánh bèo xinh (thơ) nhiều tác giả (Thanh Hoá: Ty văn hoá Thanh Hoá xb., 1974)

Những cánh chim trời  (thơ) Tạ Vũ (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Những khúc ca (ca Huế, dân ca Trị Thiên) Vi Tha, Vinh Bàn, Từ Mai, ... (Vĩnh Linh: Ty văn hoá Vĩnh Linh xb., 1974)

Những người mẹ, những người vợ (tập thơ) Huy Cận  (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Quê xanh (thơ) Nguyễn Bùi Vợi (Vĩnh Phú: Hội văn nghệ Vĩnh Phú xb., 1974)

Sa Pa (thơ) Vương Anh, Cầm Biên, Đào Cảng, Trúc Cương, ... (Lào Cai: Hội văn học nghệ thuật Lào Cai xb., 1974)

Sáng lòng  (tập thơ, kỷ niệm 15 năm thành lập trường sư phạm Vinh) Nguyễn Ngọc Quế, Dương Tuấn Hùng, Ninh Thị Hồng Nhung, ... (Vinh: Trường đại học sư phạm Vinh, 1974)

Tảng đá và một nhành cây (thơ) Thạch Quỳ (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1974)

Tháng Năm  (thơ ca) nhiều tác giả (Bắc Thái: Ty văn hoá thông tin Bắc Thái xb., 1974)

Theo nhịp tháng ngày (thơ) Tế Hanh (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Thơ giải thưởng báo Văn nghệ 1972-73 (sưu tập) nhiều tác giả (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Tình yêu sáng sớm (thơ) Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quốc Anh (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1974)

Thơ Sóng Hồng (thơ) Sóng Hồng (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Thơ tôi bây giờ (thơ) của các tác giả ở thành thị miền Nam (Kđ.: Văn nghệ giải phóng, 1974)

Thơ Xuân Thủy (thơ 1938-1943) Xuân Thuỷ (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Thưa mẹ trái tim (thơ) Trần Quang Long (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Trách nhiệm. Chuyện lớn ...chuyện nhỏ  (thơ trào phúng) Thợ Rèn (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Trái tim nỗi nhớ  (thơ) Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Trong vầng sáng  (thơ) Thuỷ Nguyên (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Trường Sơn của bé (thơ) Trần Mạnh Hảo (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Tuổi hai mươi (thơ) Vũ Đình Văn, Hoàng Nhuận Cầm (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1974)

Từ trong ngục tối (thơ) Nguyễn Dân Trung, Đỗ Nguyên, Hải Liên, Võ Đức Bằng, ... (Kđ.:  Knxb., Văn nghệ giải phóng, 1974)

Vào mùa (thơ) Trịnh Minh Tập, Mai Văn Lễ, Trần Văn Tuyên, ... (Thái Bình: Sở văn hoá Thái Bình xb., 1974)

Về Thanh  (thơ) Trinh Đường (Thanh Hoá: Hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1974)

Với nụ cười chiến thắng  (thơ) nhiều tác giả (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Xanh rừng xanh biển (thơ) Hữu Lịch, Triệu Nguyên Cường, Hoàng Tân, ... (Quảng Ninh: Ban chính trị công an vũ trang, Ty văn hoá-thông tin Quảng Ninh xb., 1974)

Xứ đầu tiên (thơ) Phạm Doanh (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Ba chị em xóm vườn (truyện) Trần Truyền (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Biển san hô (tập truyện) Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Viết Bình, Nguyễn Trình, ... (H. : Nxb. Kim Đồng, 1974)

Bồng chanh đỏ (truyện ngắn) Đỗ Chu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chị Nhung (truyện) Nguyễn Sáng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chiếc đèn đỏ  (truyện) Văn Biển (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chiếc khăn quàng đỏ (tập truyện) Nghiêm Văn Đa, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Văn Hoan, ... (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Chim mùa (truyện ngắn) Vũ Hùng  (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chinh phục mặt trời (truyện) Phan Hồng Thanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện chép ở Bình Nguyên (truyện) Trần Kim Thành (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện hoa chuyện quả (truyện cổ tích) Phạm Hổ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện một người cùng quê (truyện) Anh Đức (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện nhà chị Thảo (kinh nghiệm giáo dục gia đình) Nghiêm Đa Văn, Phùng Xuân Bích (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện ông Gióng (truyền thuyết) Tô Hoài kể; Mai Long vẽ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Có một cô bé (truyện) Bích Thuận (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Con chim khuyên (truyện) Nguyễn Bùi Vợi, Phong Thu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Con ngựa sang sông (truyện) Hữu Mai (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Cô hàng giải khát (truyện thiếu nhi) Công Huấn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Cưỡi ngựa loong coong (truyện thơ) Võ Văn Trực sưu tầm (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Dậy sớm (truyện) Trần Nguyên Đào (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đảo dưa đỏ (truyện thơ) Nguyễn Xuân Sanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đáp số của bài toán (truyện thiếu nhi) Nguyễn Văn Tập H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đẻ đất đẻ nước (truyền thuyết dân tộc Mường) Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Trần Đản kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đích-ken (kể chuyện danh nhân) Lê Hồng Mai biên soạn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đốc cọp (truyện) Mộng Lục (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Đôi bạn nhỏ và chú thương binh (truyện) Vũ Thị Thường (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Gánh chéo mảnh (truyện) Võ Huy Tâm (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Kể chuyện các loại chim (chuyện thiếu nhi) Hoàng Mạnh Trí, Bùi Đình Hội (H.: Nxb. Giáo dục, 1974)

Khói đất (truyện) Việt Tâm (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Kim Đồng (truyện) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Lời hứa (tập truyện "làm theo 5 điều Bác Hồ dạy") tuyển chọn và giới thiệu: Phan Lê Giang (H.: Nxb. Giáo dục, 1974)

Mặt trời xanh (thơ cho thiếu nhi) Nguyễn Viết Bình, Phạm Tiến Duật, Ngô Viết Dinh, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Mầm bé  (thơ) Ngô Viết Dinh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Nàng tiên muối (tập truyện viết cho thiếu nhi) Vi Quốc Bảng, Vi Hồng, Võ Nhu,... (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Nguyễn Dũng (truyện) Vân An (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Nỗi băn khoăn của bé Dạ Hương (truyện) Văn Biển (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Ô cửa sổ (truyện ngắn) Lê Minh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Ở vùng quê em (tập thơ văn cho thiếu nhi) nhiều tác giả (Yên Bái: Sở văn hoá Yên Bái xb., 1974)

Sự tích một khẩu súng hơi (truyện) Huy Phương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Thắm (tập truyện ngắn miền Nam) Nguyễn Đắc Xuân, Cao Tiến Lê, Thái Thành Đức Phổ, ...  (H.: nxb. Kim Đồng, 1974)

Theo cánh chim thư (truyện) Viết Linh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Thơ viết cho con (thơ) Tế Hanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Tiếng gà gáy (truyện dân gian) Nguyễn Hữu Thu kể; Nguyễn Bích minh hoạ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Trận đầu (truyện thiếu nhi) Vũ Tú Nam (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Trong rừng dẻ gai (truyện) Nguyễn Thị Ngọc Tú (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Từ giã tuổi thơ (truyện) Nguyễn Minh Châu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Xóm trại thân yêu (truyện) Vũ Lê Mai (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

***

Chiếc gậy cứu mạng (truyện, V. Xu-chê-ep, LX.) Đặng Ngọc Long dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chiếc hài cườm pha lê (cổ tích, Charles Perrault, 1628-1703, Pháp) Hồ Nhật Hồng dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Chuyện Pêtồ béo, béo tròn và Xim mảnh dẻ, dáng thon thon (truyện tranh, Vladimir Maiakovsky, LX.) Hoàng Ngọc Hiến dịch; minh hoạ: Nguyễn Bích (H.: Nxb. Kim Đồng, 1974)

Những tấm lòng cao cả (1886, truyện, Edmondo De Amicis, 1846-1908, Italia) Lê Thị Nghiên, Lê Quang Huy dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Bài ca Đồng Hải (thơ ca tấu chèo) Yên Đễ, Bút Ngữ, Lê Bính, Hồng Dương, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1974)

Bước tiếp (tập văn thơ) Tất Ứng, Nguyễn Đoan Trang, Trần Quốc Đô, ... (Vĩnh Phú: Sở thương binh xã hội và Sở văn hoá Vĩnh Phú xb., 1974)

Chùa cỏ  (thơ, truyện) Thanh Tịnh (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Chuyện mùa xuân (thơ, ca, chèo) Hiệu Đức, Nguyễn Văn Nông, Đặng Hấn, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1974)

Cửa rừng (tập thơ văn) nhiều tác giả (Yên Bái: Sở văn hoá Yên Bái xb., 1974)

Giếng trong giữa rừng (tập thơ văn) Quang Thuần, Nguyễn Ngọc San, Lê Thị Hồng Hạnh, ... (Hải Hưng, K.nxb., 1974)

Gương sáng: số 1 năm 1974 (truyện ký người tốt việc tốt) nhiều tác giả (Lạng Sơn: Ty thông tin Lạng Sơn xb., 1974)

Khen chê (thơ văn) Hoàng Quốc Khang, Nguyễn Thị Kim Thanh, Vũ Khang, ...  (Lạng Sơn: Chi hội văn nghệ Lạng Sơn xb., 1974)

Khúc ca từ những mái trường Thanh Hoá, T. 1 (tập thơ văn giới thiệu một số tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động viết về thầy giáo và nhà trường trong tỉnh) Minh Hiệu, Lê Văn Sự, Huy Văn, ... (Thanh Hoá: Ty Giáo dục, công đoàn giáo dục và hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1974)

Năm học mới (thơ văn) Nguyễn Thái Vận, Bế Kiến Quốc, Vân Long, ... (Hà Tây: Sở giáo dục Hà Tây xb., 1974)

Thơ văn công nhân Lai Châu (tập thơ văn) nhiều tác giả (Liên hiệp công đoàn và Ty thông tin văn hoá Lai Châu xb., 1974)

Tiếng đồng hồ tích tắc của tôi (thơ văn, truyện ký) Trần Thị Thuý Giang, Tạ Kim Hùng, Thanh Châu, ... (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

Tiếng hát quê ta (thơ, ca dao, tấu, hoạt cảnh về hợp tác xã nông nghiệp) nhiều tác giả (H.: Sở văn hoá Hà Nội xb., 1974)

Trên đất mới  (tập văn xuôi và thơ của nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về vùng Quảng Trị giải phóng) Tôn Thất Dương Kỵ, Lê Văn Hảo, Đoàn Minh Tuấn, ... (Knxb: Văn nghệ giải phóng, 1974)

Trường học chiến hào (tập thơ văn viết về thầy giáo và nhà trường trong những năm chống Mỹ) Thanh Châu, Lê Việt Chiến, Chính Cương, ... (Quảng Ninh: Sở và công đoàn giáo dục tỉnh Quảng Ninh xb., 1974)

Từ đất mẹ (tập thơ văn kịch) Cao Xuân Thứ, Lê Lợi, Xuân Cung, ... (Bắc Thái: Sở văn hoá thông tin Bắc Thái xb., 1974)

Từ những mái trường (thơ văn) Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn Xuân Hải, Trần Quốc Dũng (Hoà Bình: Sở văn hoá thông tin Hoà Bình và Sở giáo dục Hoà Bình xb., 1974)

Văn hoá thông tin Bắc Thái. Xuân Giáp Dần 1974 (thơ văn) nhiều tác giả (Bắc Thái: Sở Văn hoá Bắc Thái xb., 1974)

Vẫn sống tự do (tập truyện, ký, thơ về tù chính trị) Tế Hanh, Thân Như Thơ, Hoàng Trung Thông, ... (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1974)

Vinh ngày và đêm (tập thơ văn) Trần Hữu Thung, Phạm Tiến Duật, Trường Lam, ... (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1974)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Chùa Keo: Thần Quảng Tự (biên khảo) Đỗ Văn Ninh, Trịnh Cao Tưởng (Thái Bình: Ty Thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1974)

Danh nhân quê hương, T. 2 (biên khảo) Hà Kỉnh, Phan Đại Doãn, Trương Chính Hoa Bằng, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1974)

Dưới ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng (tiểu luận, phê bình) Phan Nhân (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Đạo đức mới (chuyên đề) Vũ Khiêu chủ biên (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Địa chí tỉnh Vĩnh Phú, T. 1 (biên khảo) Nguyễn Xuân Lân (Vĩnh Phú: Ty văn hoá Vĩnh Phú xb., 1974)

Hùng Vương dựng nước, t. IV (kỷ yếu của Hội nghị nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương lần thứ 4, tháng 4/1971) Nguyễn Khánh Toàn, Phạm Huy Thông, Nguyễn Duy Tý, ... (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Ngây thơ  (tùy bút tâm lý và giáo dục trẻ em) Nguyễn Khắc Viện (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Những bức thư văn học (tiểu luận, phê bình) Lê Bá Hán (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1974)

Ngô Thì Nhậm con người và sự nghiệp (sưu tập nghiên cứu) Văn Tân, Văn Sang, Lê Sĩ Thắng, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1974)

Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (tài liệu tham khảo dùng trong các trường sư phạm 10+3) giáo khoa (Nam Hà: Trường sư phạm 10+3 Nam Hà xb., 1974)

Phương pháp sân khấu tự sự của Bertolt Brecht (tài liệu tham khảo) Đình Quang (H.: Bộ Văn hoá. Trường lý luận nghiệp vụ xb., 1974)

Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (chuyên luận) Hà Minh Đức; lời tựa của Chế Lan Viên (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, t. 1 (chuyên luận) Phan Cự Đệ (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1974)

Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (chuyên luận) Cao Huy Đỉnh (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử (biên khảo) Đỗ Văn Ninh. - In lần 2, bổ sung và sửa chữa (Quảng Ninh: Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh xb., 1974)

Từ điển Truyện Kiều (từ điển tác phẩm) Đào Duy Anh (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX /1900-1925/ (chuyên luận, sơ tuyển) Đặng Thai Mai. In lần 3 có sửa lại (H.: Nxb. Văn học, 1974)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

Ca dao, tục ngữ Nam Hà trước cách mạng 1945 (sưu tập) B.s: Bùi Văn Cường, Vũ Quốc Ái, Đỗ Nguyên Hạnh, ... (Nam Hà: Ty Văn hoá Nam Hà xb., 1974)

Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam, T. 1 – 2 (sưu tập) Nguyễn Đổng Chi. - In lần 5, có sửa chữa và bổ sung (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Khoá hư lục. Phụ: Thơ của Tuệ Trung thượng sĩ (tác phẩm của Trần Thái Tông, T.k. XII) Đào Duy Anh giới thiệu, phiên dịch, chú giải (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1974)

Ký Quảng Ninh 1964-1974 (sơ tuyển) Lý Biên Cương, Xuân Đài, Tạ Hữu Đỉnh, ...  (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

Phê bình văn học Nghệ An (sưu tập) MinH Huệ, Đỗ Quang Hưng, Trần Đình Sử, ... (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1974)

Thơ ca Hồ Chí Minh (Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường)  Hồ Chí Minh (K.đ.: Nxb. Giáo dục giải phóng, 1974)

Thơ ca Kháng chiến 1946-1954 (tác phẩm chọn lọc, dùng trong nhà trường) Tố Hữu, Minh Huệ, Nguyễn Đình Thi, ... (Kđ: Nxb. Giáo dục giải phóng, 1974)

Thơ ca Tày Nùng (sưu tập)  (Thái Nguyên: Phòng xuất bản sách giáo khoa Việt Bắc, 1974)

Thơ Quảng Bình 1969-1972 (sơ tuyển) Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Dinh, Hải Bằng, ... (Quảng Bình: Hội văn nghệ Quảng Bình xb., 1974)

Thơ Quân khu bốn 1965-1972 (sơ tuyển) Hồ Khải Đại, Vũ Thuộc, Đào Nguyên Bão, ... (Kđ.: Cục chính trị QK, 1974)

Thơ Tố Hữu (tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường)  Tố Hữu (K.đ.: Nxb. Giáo dục giải phóng, 1974)

Thơ văn trào phúng Việt Nam: Phần văn viết từ thế kỷ XIII đến 1945 (sưu tập) Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, biên soạn; Xích Điểu hiệu đính và đề tựa (H.: Nxb. Văn học, 1974)

‒ Thường rang, bọ mạng (dân ca Mường) Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch; Mai Văn Trí chỉnh lý (Hòa Bình: Ty văn hóa thông tin, 1974)

Truyện cổ Vân Kiều (sưu tập) Mai Văn Tấn sưu tầm, biên soạn, giới thiệu (H.: Nxb. Văn hoá, 1974)

Truyện cổ Việt Bắc, t. 2 (sưu tập) Hoàng Quyết sưu tầm, biên soạn (Thái Nguyên: Nxb. Việt Bắc, 1974)

Truyện dân gian Lai Châu (sưu tập) sưu tầm và biên soạn: Kim Sơn, Hoàng Tam Khọi, Nguyễn Tri Tâm, ... (Lai Châu: Ty thông tin văn hoá Lai Châu xb., 1974)

Truyện ký cách mạng miền Nam (tác phẩm chọn lọc, dùng trong nhà trường)  Trần Đình Vân, Lê Văn Thảo, Nguyễn Thi,... (K.đ: Nxb. Giáo dục giải phóng, 1974)

Truyện ngắn Quảng Ninh (sơ tuyển) Khiếu Quang Bảo, Lý Biên Cương, Tạ Hữu Đỉnh, ... (Quảng Ninh: Hội văn nghệ Quảng Ninh xb., 1974)

Truyện ngắn chọn lọc, t. 2 (sơ tuyển) Nguyễn Công Hoan (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Truyện và Ký (sưu tập tác phẩm chữ Pháp, Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, 1890-1969) Phạm Huy Thông dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Văn thơ yêu nước và cách mạng Hà Tĩnh (sưu tập) Trần Văn Kính biên soạn (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1974)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Bút ký người đi săn (1852, tập truyện ngắn, I. S. Turgenev, 1818-1883, Nga)  Phạm Mạnh Hùng dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Chị em (tiểu thuyết, As-ca Múc-ta) Lê Văn Quý dịch (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Chị Hà (truyện Hạo Nhiên; Minh hoạ: Đồng Thần Sinh), dịch: Trần Ngọc Tiên (Bắc Kinh: Nxb. Ngoại văn, 1974)

Con đường đau khổ, t. 2 (1928, tiểu thuyết, Aleksey Nikolayevich Tolstoy, 1882-1945, Nga, LX) Cao Xuân Hạo dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Cô ve sầu  (kịch vui 4 màn, M. Baratashvili, LX.) dịch: Mai Hồ (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Gôn-bơ-rô, t. 1 (1953, Goldsborough, tiểu thuyết, Stefan Heym, 1913-2001, CHDC Đức) Thuận Hà dịch (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Đến bờ bến mới, t. 1 - 2 (1952, tiểu thuyết, Vilis Lacis, 1904-1966, Latvia, LX.)  Phương Văn dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Đường đến nguồn nước  (tiểu thuyết, Hirôtsưđa Cadưrô, Nhật Bản) Xuân Bích dịch (H.: Nxb. Lao động, 1974)

Jăc Vanh-trax, T. 1. Chú bé; T. 2. Cậu tú (1879, 1881, bộ ba tự truyện, Jules Vallès, 1832-1885, Pháp) Trọng Đức dịch, giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Kịch Becton Brêcht: Người mẹ. Vòng phấn Kapkazơ. Mẹ can đảm và bầy con. Súng của bác Cara (kịch, Bertolt Brecht, 1898-1956, Đức) nhiều người dịch, Đình Quang giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Li-lia (truyện nữ anh hùng tình báo Liên Xô, Igor Golosovsky, LX.) Trịnh Thanh Thuỷ dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Mẹ và con (tập truyện ngắn một số nước Á-Phi; S. Gia-man, P.A. Tua, A.U.P. I-đơ-li-pơ, ...) Lê Sơn Hinh dịch qua Trung văn (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Một số phận vinh quang và cay đắng (truyện nhà nữ toán học Nga Sofia Vasilyevna Kovalevskaya; tác giả: L. Vô-rôn-xô-va, LX.) bản dịch: Hằng Nga, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Người lính Ca-dắc-xtan (truyện ngắn, Ga-bit Mu-xrê-pốp, LX.) bản dịch tiếng Việt  (Matxcơva: Nxb. Tiến bộ, 1974)

Nhật ký người mẹ (tập truyện ngắn Liên Xô, I. P. Klyuchaeva, Kamin Faizulin)  Trần Thị Nhâm, Diệp Tùng dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Sở từ (tác phẩm của Khuất Nguyên, 340-278 tr.CN, Trung Hoa cổ đại) Đào Duy Anh, Nguyễn Sử Lâm dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Tên người là cả một niềm thơ (tập thơ thế giới nói về Hồ Chí Minh) dịch: Tố Hữu, Xuân Diệu, Tế Hanh, ... (H.: Nxb. Thanh niên, 1974)

Thằng Tactuyf. Anh chàng ghét đời (1664, 1667, kịch Molière, 1622-1673, Pháp) Tuấn Đô dịch (H.: Nxb. Giáo dục, 1974)

Thơ Nezval  (tác phẩm thơ,  Vitezslav Nezval, 1900-1958, Czech) Dương Tất Từ, Thuý Toàn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Thơ Pablô Nêruđa (tác phẩm thơ, Pablo Neruda, 1904-1973, Chile) Đào Xuân Quý dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Tiểu đoàn bốn người (truyện ngắn, Leonid Sergeevich Sobolev, 1898-1971, Nga, LX.) Nguyễn Việt Nga dịch (Matxcơva:  Nxb. Tiến bộ, 1974)

Truyện cổ Gösta Berlings (1891, truyện, Selmar Lagerlöf, 1858-1940, Thụy Điển) Hoàng Thiếu Sơn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Valentina Têrêcôva (truyện nữ phi công vũ trụ Liên Xô Valentina Vladimirovna Tereshkova, 1937-) Đặng Ngọc Long dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1974)

Xi-măng (1925, tiểu thuyết, Fedor Gladkov, 1883-1958, Nga, LX.) Nguyễn Hoàng, Anh Tuấn dịch (H.: Nxb. Văn học, 1974)

Việt Nam hồn tôi (thơ thế giới chống Mỹ với Việt Nam: 156 bài, 99 tác giả, 50 nước) Xuân Diệu dịch và giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1974)


 

(1) Văn nghệ quân đội, Hà Nội, s. 1 (tháng 1/1974), tr. 143

(a) Ghi chú: ở  VN số 536 bài này ghi là của Nguyễn Đức Quyền; VN số 538 (22/2/1974) đính chính bài là của Phạm Đình Ân. – N.B.S.   

([1]) Hội nghị tổng kết văn hóa năm 1973 // Văn nghệ, H., s. 539 (1. 3. 1974), tr. 2

([2]) Cuộc họp về ký của tuần báo ‘Văn nghệ’ // Văn nghệ, s. 541 (15. 3. 1974), tr. 2

(2) Đồng chí Trường Chinh xem triển lãm nghệ thuật sách 1973 // Văn nghệ, s. 543 (29. 3. 1974), tr. 2

(3) Báo ‘Văn nghệ’ trao tặng phẩm cho những truyện ngắn và những bài ký trong năm 1973 // Văn nghệ, H.,  s. 541 (15. 3. 1974), tr. 2.

(4) P.V.: Đại hội văn nghệ Hà Nội lần thứ IV // Văn nghệ, H., s. 542 (22. 3. 1974), tr. 2

(5) Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 544 (5. 4. 1974), tr. 2

(6) Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 544 (5. 4. 1974), tr. 2

(7) Văn nghệ sĩ nghiên cứu nghị quyết 22 của Trung ương Đảng // Văn nghệ, H., s. 542 (22. 3. 1974), tr. 2

(1) Cáo phó của Nhà xuất bản Văn học, Hội nghệ sĩ sân khấu VN, Cục biểu diễn nghệ thuật và thân nhân gia đình // Văn nghệ, H., s. 548 (3/5/1974), tr. 2. 

(2) Tin: Khoá VI trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ làm lễ bế giảng // Văn nghệ, H., s. 549 (10/5/1974), tr. 2; X. T.: Khoá 6 trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ // Tác phẩm mới, H., s. 38 (tháng 6/1974), tr. 82; Nguyên Hồng: Vài nhận xét và ý kiến về những bài thơ cuối khoá // Tác phẩm mới, H., s. 38 (tháng 6/1974), tr. 83-87.

(3) Văn nghệ, H., s. 547 (26. 4. 1974), tr. 2

(4) Hội nghị bàn về nâng cao chất lượng giảng dạy văn học // Văn nghệ, H., s. 546 (19. 4. 1974), tr. 2

([3]) Tin văn nghệ // Văn nghệ, s. 553 (7. 6. 1974), tr. 2

([4]) H.P.: Trao đổi về thể loại truyện ngắn // Văn nghệ, s. 555 (21. 6. 1974), tr. 6-7

([5]) Hội nhà văn tổ chức nghe báo cáo chuyên đề công nghiệp // Văn nghệ, H., s. 555 (21. 6. 1974), tr. 2.

(2) Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 557 (5. 7. 1974), tr. 2

(3) Hội đồng chính phủ ra nghị quyết về chế độ nhuận bút // Văn nghệ, H., s. 556 (28. 6. 1974), tr. 2

(4) Đại hội thành lập Hội văn nghệ Thanh Hoá thành công tốt đẹp // Văn nghệ, H., s. 557 (5. 7. 1974), tr. 3

(5) Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 554 (14. 6. 1974), tr. 2

(6)  Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 558 (12. 7. 1974), tr. 2

(1) Tổng kết có 96 kịch bản ngắn và 92 kịch bản dài, sẽ công bố kết quả vào đầu 1975. Xem: Văn nghệ, s. 576 (15. 11. 1974), tr. 2

([6]) H.N.: Nâng cao hơn nữa tính chiến đấu của công tác lý luận phê bình // Văn nghệ, Hà Nội, s. 563 (16. 8. 1974), tr. 2

([7]) Tin văn nghệ // Văn nghệ, s. 571 (11. 10. 1974), tr. 2; Tạp chí Văn học, s. 5 (tháng 9-10/1974), tr. 154-155

([8])  Tin văn nghệ // Văn nghệ, H., s. 574 (01. 11. 1974), tr. 2

([9]) Các nguồn: 1/ Giới báo chí và văn nghệ sĩ Sài Gòn đấu tranh chống Thiệu độc tài, phát xít // Văn nghệ, H., s. 575 (8. 11. 1974), tr. 2; 2/ Tẩy chay giải “văn học” của Thiệu: Hội chủ báo Việt Nam (Sài Gòn) tố cáo Thiệu dùng hình thức đóng cửa nhà in để giết chết báo chí // Văn nghệ, H., s. 576 (15. 11. 1974), tr. 2

(2) Giới báo chí miền Nam tiếp tục đấu tranh mạnh; - Việt kiều tại Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào đô thị miền Nam // Văn nghệ, s. 578 (29. 11. 1974), tr. 2

([10]) Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khai giảng khóa VII // Tác phẩm mới, H., s. 43&44 (tháng 11&12/1974), tr. 185; P.V.: Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khai giảng khóa VII // Văn nghệ, H., s. 579 (6. 12. 1974), tr. 2