1975

Tháng 1:

– Ngày 4: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 1/1975 (s. 583):

Chủ tịch Tô Đức Thắng (Chúc mừng năm mới);

Bút ký: Lữ Giang (Dòng sữa);

Truyện ngắn: Hải Lăng (Cầu vồng báo nắng);

Thơ: Trường Giang (Đôi nét thành Vinh), Vũ Chấn Nam (Những con đường), Trịnh Quang Quỳnh (Một đêm ở bản);

Tin thơ: Người Yêu Thơ (Thơ từ các công trường);

Trang thiếu nhi: thơ: Xuân Thơm (Thương bà), Nguyễn Công Dương (Lũy tre),

Veselin Hanchev, Bulgaria (Em học sinh giỏi nhất, Vũ Tú Nam dịch); truyện: Ngô Viết Dinh (Chùm lá trúc), G. Xư-phê-rốp (Một bí mật kỳ diệu của chú bé Mozart, bản dịch);

Phê bình: Thiếu Mai (Tiểu thuyết ‘Đất làng’ của Nguyễn Thị Ngọc Tú);   

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Con bệnh không thuốc chữa), Búa Tạ (Một bồ dao găm), Phú Sơn (Lẳng lặng mà xem);

Nghệ thuật: Quang Hải (Kỷ niệm 15 năm thành lập Dàn nhạc giao hưởng quốc gia và 10 năm thành lập Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch VN: Một chặng đường nghệ thuật); T. L. (Hợp tác xã Thăng Long /Kinh Môn, Hải Hưng/, lao động và ca hát);

– Ngày 11: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 2/1975 (s. 584):

Truyện ngắn: Trần Hiệp (Tâm tình một người chủ nhiệm cũ);

Tiểu thuyết: Võ Huy Tâm (Những bước đường đi lạc, trích);

Truyện ký: Thiều Văn Sơn (Bố con cô tổ trưởng tổ bèo dâu La Vân);

Thơ: Trịnh Văn Nhân (Bay trên quê hương), Vũ Đình Minh (Công nhân nông nghiệp), Lê Duy Phương (Đất), Yên Đức (Vào lò), Đào Ngọc Chung (Thăm chợ Đông Hà);

Tin thơ: H.T. (Thơ trên tháp pháo);

Phê bình: Bích Thu (‘Cái áo thằng hình rơm’, tiểu thuyết Nguyễn Sáng); Lê Tố (‘Tuyển tập thơ Quảng Ngãi’ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Phân hội VN Quảng Ngãi xb.);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Tổng Pho…tổng kết), Lâm Đồng (Trong ‘thế giới tự do’: Giải quyết mâu thuẫn);

Nghệ thuật: Phan Thanh Nam (Qua những buổi biểu diễn tại VN của 2 nghệ sĩ Mỹ Holly Near và Jeff Langlay); Lê Quốc Anh (Rạp chiếu bóng trên đường quân đi); Vũ Chi Lan (Nhân đợt biểu diễn tiết mục nghệ thuật quần chúng toàn quân: Gặt hái sau 10 năm phát triển phong trào); Phan Huy (Nhân khai mạc phòng tranh lớn về anh bộ đội Việt Nam);

– Ngày 18: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 3/1975 (s. 585):

Bút ký: Tuấn Vinh (Về thăm xứ đạo Từ Châu);

Truyện ngắn: Đặng Sỹ Hồng (Kỹ sư trưởng của tôi);

Tiểu thuyết: Võ Huy Tâm (Những bước đi lạc, trích, tiếp);

Thơ: Võ Thanh An (Anh thợ đốt lò), Nguyễn Phan Hách (Nhìn sao), Diệu Chi (Anh đi bắc tiếp nhịp cầu), Xuân Hoài (Gặp lại thành Vinh);

Sổ tay người yêu thơ: Vũ Tú Nam (Hòn than tình nghĩa);

Phê bình: Trần Hữu Tá (Đọc ‘Trại S.T. 18’, tiểu thuyết của Phan Tứ);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Thiệu lấn Thiệu vô phước), Ngô Linh Ngọc (‘Hảo’ mà bất hảo), A. Bu-sơ-oan, Mỹ (Đợi ông bác sĩ đến, P.H.C. dịch);

Nghệ thuật: Trần Văn Tân (Về những bức ảnh trong triển lãm ảnh nghệ thuật lần thứ 10); Nguyễn Trân (Xem triển lãm mỹ thuật về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân: Phong trào vẽ, nặn tượng không chuyên đang phát triển); Bành Lang (Xem cải lương của đoàn cải lương giải phóng);

Holly Near (Những ấn tượng về Việt Nam, bản dịch);

– Ngày 25: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 4/1975 (s. 586):

Truyện: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Ngược dòng Thạch Hãn);

Truyện ngắn: Phạm Hổ (Mười phút);

Phóng sự: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Về Trực Tĩnh);

Tiểu thuyết: Võ Huy Tâm (Những bước đi lạc, trích, tiếp, hết);

Thơ: Ngô Thế Oanh, VNGP (Người đánh mìn; Giọng hát em), Lưu Trọng Văn (Đổi chỗ), Triều Ân (Bàn đá; Hoa), Trần Quốc Minh (Vầng trăng nhớ Bác), Nguyễn Tùng Linh (Chiếc máy cày màu đỏ), Trần Tiến Như (Xuân đến tổng đài);

Phê bình: Phùng Văn Tửu (Những dòng thơ về chủ đề Cách mạng và sự hồi sinh của thơ);

Thơ đả kích: Búa Tạ (Máu găng-tơ);

Nghệ thuật: Việt Hà, VNGP (Triển lãm tranh mỹ thuật miền Nam VN tại Quảng Trị); Từ Lương (15 năm thành lập Đoàn tuồng Bắc); Mịch Quang (Mẫn Thu, diễn viên trẻ Đoàn tuồng Bắc); Nguyễn Trung (Về bộ phim ‘Em bé Hà Nội’);

 

– Trong tháng 1: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 1 (tháng 1/1975):

Ký: Thanh Giang (Ước mơ tuổi trẻ, - truyện AHQGP Nguyễn Thị Phúc); Hồ Phương (Hai bàn tay);

Truyện ngắn: Trần Ninh Hồ (Cảnh tượng cuối cùng);

Kịch phim: Tô Hoài (Mường Giơn);

Thơ: Nguyễn Hoa (Ngôi sao mang lửa), Nam Hà (Về khu Lê), Liên Nam (Tiếng nói những vết thương), Đỗ Anh Hãng (Chân dung người mở đường), Kim Chuông (Thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ), Nguyễn Trác (A Cui đi đánh giặc), Hồ Khải Đại (Đêm qua đèo Ăm Bun), Nguyễn Quang Tính (Trận đánh không rõ mặt người), Phác Văn (Ngọn lửa Bác Hồ cho), Phạm Ngọc Cảnh (Tiếng cười ngoài ruộng gặt);

Bình luận văn nghệ: Ngô Thảo (Ghi nhận sơ bộ về nhân vật chiến sĩ trong văn xuôi); Khắc Tuế (Chặng đường của những bài ca); Đào Ngọ (Về quá trình xây dựng và trưởng thành của đoàn kịch nói Tổng cục chính trị); (Những lứa tuổi khác nhau và một ít cảm nghĩ thống nhất);

Đời sống văn nghệ: V.H. (Đón mừng Đoàn văn công trung ương Mặt trận Lào yêu nước); Vĩnh Hoàng (Xem đoàn cải lương giải phóng); Vĩnh Nam (Thời sự văn nghệ);

Tháng 2:

– Đầu tháng 2: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 45&46 (tháng 1&2/1975):

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Thư chúc mừng năm mới);

Văn kiện Đảng về văn hóa văn nghệ (Đề cương văn hóa 1943; Thư BCH TƯ ĐLĐVN gửi ĐHVNTQ lần 2; Trích nghị quyết ĐH Đảng III về cách mạng văn hóa tư tưởng; Thư BCH TƯ ĐLĐVN gửi ĐHVNTQ lần 3; Thư BCH TƯ ĐLĐVN gửi ĐHVNTQ lần 4);

Ký: Sơn Tùng (Năm tháng tuổi thơ của Bác Hồ ở thành Huế);

Tùy bút: Xuân Diệu (Những suy nghĩ trong ngày Đảng ta 45 tuổi);

Bút ký: Tô Hoài (Đường quê), Nguyễn Kiên (Chuyện hôm nay);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Cửa biển nổi sóng, trích Khi đứa con ra đời), Lê Minh (Tiếng gió, trích), Nguyễn Quang Sáng (Mùa gió chướng, trích);

Thơ: Mireille Gansel, Pháp (Thăm hang Cốc Bó và làng Pác Bó, bản dịch), Anh Thơ (Mùa xuân đất nước đang xuân), Bằng Việt (Tâm sự người đảng viên trong mỏ sắt), Nguyễn Xuân Sanh (Ngày Đảng năm 1975), Xuân Quỳnh (Chùm thơ xuân cho 3 con nhỏ: 1/ Mùa xuân mừng con thêm một tuổi; 2/ Cắt nghĩa; 3/ Con chả biết được đâu), Cẩm Lai (Thăm mộ Lênin; Gagra), Xuân Diệu (Một buổi sáng xuân ở Hòn Gai), Băng Sơn (Hoa bưởi), Ngô Quân Miện (Con đường địa chất; Cái rét Lũng Pù; Mũi khoan trên đỉnh núi), Trần Quốc Minh (Thành phố và biển), Lữ Huy Nguyên (Đi chợ vùng cao), Vũ Quần Phương (Dựng nhà trên dãy Hoàng Liên; Lặng im đồng cỏ; Nắng trưa đồng muối), Trọng Khoát (Bắc cầu trên Trường Sơn), Hồ Khải Đại (Rừng khộp và tiếng cười), Hải Lê (Vui mùa rẫy), Ngân Vịnh (Ngồi trong tăng ra trận), Ngô Thế Oanh (Những bức tranh bày vội trong rừng);

Thơ xuân cổ (Khương Hữu Dụng dịch): Trần Quang Khải (Xuân nhật hữu cảm), Nguyễn Trãi (Đề ‘sơn điểu hô nhân’ đồ,- đề bức tranh ‘chim núi gọi người’), Cao Bá Quát (Tài mai, - trồng mai);

Tản văn: Chế Lan Viên (Đi giữa mùa xuân,- thuyết minh phim cùng tên của Xuân Chân, xưởng phim truyện Hà Nội);

Tiểu luận, phê bình: Phan Hồng Giang (Một số thu hoạch khi đọc cuốn ‘Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam’ của đồng chí Trường Chinh); Đinh Gia Khánh (Nhà văn và văn học dân gian); Tô Hoài (Đọc ‘Truyện và ký Thái Bình’);

Tạp văn: Ninh Viết Giao (Thơ bà Tú Ý); Mạc Phi (Hoa ban Tây Bắc);

– Ngày 1: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 5/1975 (s. 587):

Lời Hồ Chí Minh (Đảng ta vĩ đại thật!);

Xã luận: Văn nghệ (Tiến lên dưới lá cờ quang vinh của Đảng);

BCH Hội LHVHNTVN (Thư chúc mừng BCH TƯ ĐLĐVN nhân 45 năm ngày thành lập Đảng);

Nghị luận: Võ Nguyên Giáp (Đảng là gia đình của người cộng sản);

‘Những người cộng sản VN’: thơ Phạm Kiệt (Nhắn lũ giặc Tây; Tiễn bạn), Phạm Thị Trinh (Dời non lấp biển; Đến thăm anh Nguyễn Chánh), Nguyễn Chánh (Trong tù Ba Tơ);

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: Hoài Thanh (Pho thần thoại mới của chúng ta từ ngày có Đảng), Chế Lan Viên (Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi), Thế Lữ (Một vài tâm sự), Thép Mới (Ai mang nó trong từng giọt máu), Diệp Minh Châu (Nhớ lại một đoạn đường), Thanh Hải (Khối keo sơn quân thù không phá vỡ nổi), Ái Liên (Nỗi vui sướng của người nghệ sĩ mới);

Thơ: Anh Thơ (Vì một ý thơ), Nông Quốc Chấn (Trò chuyện dưới mái nhà cọ), Phạm Văn Ký, từ Paris gửi về (Dép cao su), Nguyễn Xuân Sanh (Tổ quốc rỡ ràng gương mặt), Phạm Hổ (Tâm sự);

Tiểu luận: Hoàng Xuân Nhị (‘Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam’, một tác phẩm lớn của đồng chí Trường Chinh);

– Ngày 8: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 6/1975 (s. 588):

Hồi ký Nguyễn Xuân Trường, bí thư tỉnh ủy Hà Tây (Ngày Tết trồng cây của Bác Hồ);

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: Nguyễn Văn Bổng (Chúng ta phải cố gắng để được xứng đáng), Thanh Tịnh (Tin vững vàng là làm ra sức), Trà Giang (Tôi sẽ cố gắng tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ về cuộc sống…);

‘Những người cộng sản VN’: (Bài ca kêu gọi dân nghèo làm cách mạng, còn gọi là ‘Bài ca Hoàng Phố’, 1925); thơ Phan Trọng Bình (Tưởng nhớ anh Nguyễn Sĩ Sách);

Thơ: Huy Cận (Mưa xuân), Bằng Việt (Đêm đầu xuân trên vùng cá), Minh Chuyên (Bàn tay), Đoàn Việt Bắc (Lá trung quân);

Bút ký: Anh Đức (Mấy kỷ niệm Tết ở chiến khu), Trần Hoài Dương (Đồng cỏ xanh non);

Trang thiếu nhi: thơ: Võ Quảng (Gió); truyện: Kim Viên (Hai chị em), Selmar Lagerlof, Thụy Điển (Đàn ngỗng trời và con cáo);

Văn thơ đả kích: Xích Điểu (Tranh ‘tam đa’ Hoa Kỳ), Đặc Công (Tết Mèo với Mẽo);

Nghệ thuật: Nguyễn Chí, VNGP (Làm phim về mùa xuân ở Quảng Trị); Công Thành (Tham dự ‘Tết hòa hợp’ của Việt kiều ở Paris); Hà Chân (Tranh Tết năm nay);

– Ngày 14: tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Đình qua đời. Nguyễn Đình sinh năm 1917 ở làng Bảo An huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, xuất thân làm nhà giáo, từng viết báo, làm thơ lãng mạn; sau tháng 9/1945 làm công tác bình dân học vụ ở Liên khu V, Trưởng ty Bình dân học vụ Đà Nẵng, soạn ‘Luật hỏi ngã’ và một số sách tập đọc tiếng Việt được coi là có tác dụng tốt; làm nhiều ca dao hò vè; từ 1954 tập kết ra Bắc, làm việc tại báo ‘Độc lập’  rồi báo‘Văn nghệ’, chuyên làm thơ đả kích đánh địch (chính quyền miền Nam, phe đế quốc); các tập thơ trào phúng đã xuất bản: Đánh mấy vần (1959), Những mũi tên nhọn (1961), Những tia chớp giật (1973).

– Ngày 15: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 7/1975 (s. 589):

P.V. (Tấm lòng chúng ta đối với Đảng kính yêu,- tường thuật mit-tinh của giới văn nghệ kỷ niệm 45 năm thành lập ĐLĐNV);

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: Anh Thơ (Một con đường đã mở), Hồ Phương (Tôi đã viết và tiếp tục viết dưới ánh sáng của Đảng ta), Can Trường, diễn viên kịch (Niềm mơ ước của tôi), Xuân Hoàng (Trên bước đường theo Đảng);

Ký: Triệu Bôn (Hơi ấm của rừng), Lê Bá Thuyên (Đường ra tiền tuyến mùa xuân);

Truyện ngắn: Nguyễn Đức Huệ (Độ lún);

Thơ: Nguyễn Đức Mậu (Lời tâm tình đầu năm từ một cánh rừng), Gia Ninh (Nét xuân trên một cụm nông trường), Trinh Đường (Quả đầu xuân), Xuân Quỳnh (Lịch mới), Quang Dũng (Sau mùa);

Tiểu luận: Hà Xuân Trường (Mãi mãi đi theo con đường văn nghệ của Đảng);

Bảo Định Giang (Vài ý kiến nhỏ về một bài báo trên ‘Tạp chí văn học’,- phản ứng lại bài của Đăng Đàn và bài của Vũ Đức Phúc trên ‘Tạp chí Văn học’ s. 6/74);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Khắc khô…khắc khoải);

Trào phúng nội bộ: Hạt Tiêu (Cần tránh);

Nghệ thuật: Hải Liên (Những tết trong tù,- hồi ức một diễn viên ở Trung Trung Bộ); VN. (30 năm nghệ thuật sơn mài, 30 năm thể nghiệm đề tài cách mạng);

– Ngày 20: tại Hà Nội, Ban chung khảo cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ  họp buổi đầu tiên; ban sơ khảo (tổ văn xuôi báo Văn nghệ) báo cáo quá trình làm việc kể từ khi mở cuộc thi; tính đến lúc này đã có 805 truyện gửi đến dự thi, đề cập nhiều đề tài, đã có 29 truyện được chọn đăng trên Văn nghệ; cuộc thi đang tiếp tục, ban chung khảo và sơ khảo mong nhận được thêm những truyện ngắn hay, gắn bó với đời sống đất nước trong năm 1975 này. [1]

– Ngày 22: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 8/1975 (s. 590):

Bút ký: Lữ Huy Nguyên (Đất rừng);

Nhà thơ Nguyễn Đình mất: Phó tổng thư ký Hội LHVHNTVN Bảo Định Giang (Điếu văn), Xích Điểu (Đánh địch đến bài thơ cuối cùng, - về bài Nguyễn Đình đả kích chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam, đăng ‘Nhân dân’ 24/10/74);

‘Những người cộng sản VN’: Vũ Tú Nam (Tưởng nhớ một người anh lớn,- về tướng Nguyễn Chí Thanh);

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: Bàn Tài Đoàn (…Đời người sung sướng nhờ có Đảng), Vũ Ngọc Phan (Cách mạng đã giải phóng cho ngòi bút tôi), Nguyễn Thị Kim (Bác Hồ và Đảng của chúng ta), Nguyễn Khải (Sự phấn đấu là mãi mãi), Nguyễn Viết Lãm (Kỷ niệm về Đảng);

Thơ: Đinh Lằm (Pí rạ), Đỗ Minh Dương (Chuyện vùng Dao), Vương Anh (Chuyện đã quen vẫn lạ), Hoàng Gia Điền (Gặp bạn);

Tin thơ: Người Yêu Thơ (Những câu thơ quý viết về rừng);

Truyện ngắn: Ma Văn Kháng (Làng Quang đêm nay có đám hát);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Giết người, lũ Thiệu sẽ bị giết), Lâm Đồng (Khu vườn văn nghệ Mỹ: Quả độc và hoa tàn);

Nghệ thuật: Đặng Trương (Nghệ thuật xiếc Lào); Từ Lương (Diễn viên-chiến sĩ,- nhân đoàn cải lương giải phóng ra thăm miền Bắc);

– Trong tháng 2: tại Hà Nội, Tạp chí Văn học  s. 1 (tháng 1&2/1975) (s.151):

Nguyễn Khánh Toàn (Văn học và thời đại,- kỷ niệm 45 năm ngày sinh của Đảng);

Hoàng Trinh (Đường lối văn nghệ của Đảng, kim chỉ nam tư tưởng và nguồn sức mạnh sáng tạo của văn nghệ chúng ta);

Trường Lưu (Những tiếng thơ của một tâm hồn phong phú, một cuộc đời đấu tranh liên tục,- về thơ Xuân Thủy);

Phong Lê (Đọc tiểu thuyết ‘Đất làng’);

Nguyễn Văn Hoàn (Thơ văn Lý-Trần và hào khí một thời đại anh hùng);

Bùi Văn Nguyên (Bàn về một khía cạnh trong thơ trữ tình thời Trần);

Đỗ Văn Hỷ (Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền);

Nguyễn Đình Bưu (Các mảng chuyện kể dân gian về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám lưu truyền trên đất Yên Thế);

Nguyễn Huệ Chi (Mấy dòng cùng tác giả ‘Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc của Phan Huy Ích’);

Huy Liên (Phong cách nghệ thuật của A. Fadeev qua tiểu thuyết ‘Đội cận vệ thanh niên’);

Nguyễn Đức Nam (Một khuynh hướng trong tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở châu Mỹ la-tinh: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo);

Phùng Văn Tửu (Pierre Abraham, người bạn của chúng ta);

Trao đổi ý kiến: Nguyễn Văn Hạnh (Bàn thêm về ý nghĩa bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà);

Đọc sách: Phạm Văn Sỹ (Một số ý kiến nhân đọc ‘Văn học, ngọn nguồn và sáng tạo’);

Ý kiến ngắn: Nguyễn Xuân Nam (Nhân đọc ‘Chuyện ông Gióng’ của Tô Hoài); Đăng Đàn (Trở lại những vấn đề căn bản);

Sinh hoạt văn học: Tất Thắng (Đoàn tuồng Bắc trung ương tròn 15 tuổi);

– Trong tháng 2: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 2 (tháng 2/1975):

Truyện-ký Nguyễn Ái Quốc (Vi hành; Những trò lố, hay là Varène và Phan Bội Châu; Đoàn kết giai cấp, bản dịch);

Hồi ký: Lê Quang Hòa (Tình đảng, lòng dân);

Truyện: Đắc Trung (Đường chân trời), Nguyễn Đình Tiên (Tiếng đàn);

Ký sự: Nguyễn Trí Huân (Phía Bắc mặt trận);

Thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Chi bộ Đảng vùng sâu), Vũ Chấn Nam (Ba mươi năm cây đa cột mốc), Võ Văn Trực (Máu, mồ hôi và sắt), Văn Thảo Nguyên (Nghĩ từ nơi đây; Chiếc khăn quàng đỏ), Duy Khán (Cờ bay), Nguyễn Đức Mậu (Trước ngôi sao trên tấm huân chương), Đông Ngàn (Niềm vui chiến sĩ), Lê Văn (Sao chiến thắng), Phạm Quang Bảo (Toàn quân lên tiếng hát), Phan Đức Chính (Lúa xuân), Lâm Huy Nhuận (Gửi em bài thơ phơi áo), Từ Ngọc Lang (Hò đêm kéo thuyền), Hoàng Nhuận Cầm (Mùi sắn nướng mùa đông), Lê Giang (Pháo đài thân yêu);

Bình luận văn nghệ: Trương Chính (Cảm nghĩ đọc ‘Truyện và ký’ của Bác); Nhị Ca (Những trang thơ hùng tráng và thiết thực); Nguyễn Trân (Xem tranh của Huỳnh Phương Đông); Vũ Quần Phương (Vượt lên những hạn chế của mình để phục vụ qua tiếng hát lời thơ); Vương Trọng (Giọng thơ mười năm); Vĩnh Nam (Thời sự văn nghệ);

Tháng 3:

– Ngày 1: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 9/1975 (s. 591):

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: thơ Lưu Trọng Lư (Nguyện một điều; Mãi đêm khuya; Trong tình xanh cuả biển; Người trợ thủ của pháo anh), Bùi Huy Phồn (Gửi mẹ); văn: Hữu Mai (Những ý nghĩ nhỏ từ một mùa xuân), Bằng Việt (Kỷ niệm và cảm nghĩ đầu năm);

Ký: Ngô Ngọc Bội (Mai Châu), Thu Trang, từ Paris gửi về (Những ngày xuân đẹp,- năm trước dịp Tết về Hà Nội);

Truyện ngắn: Đỗ Vĩnh Bảo (Chuyện ông Thẩm);

Tiểu thuyết: Học Phi (Cô hàng rau, trích ‘Ngọn lửa’);

Thơ: Nguyễn Thanh Châu (Cô gái ở nông trường cam), Lương Xuân Đoàn (Tấm thẻ đảng của tôi), Trần Trương (Màu xanh quê núi), Thanh Tùng (Mặt sông), Thanh Hải (Những bàn tay nhỏ), Nguyễn Viết Lãm (Lò vôi ven sông);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Quỷ ám tổng Pho), Huyền Thanh (Vịnh tổng Pho), Phú Sơn (Vả mồm thằng Thiệu);

Trào phúng nội bộ: Xuân Quang (Được vợ, được nợ), Hạt Tiêu (Trái mùa!);

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Việt Nam với họa sĩ xô-viết S.A. Torlopov); N.T. (Hai em bé đóng phim ‘Em bé Hà Nội’); Anay Nhoan, VNGP (Klong-pút, một nhạc cụ độc đáo);

– Ngày 8: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 10/1975 (s. 592):

Phùng Thị Cúc, nhà điêu khắc Việt kiều tại Pháp (Thư,- đề xuất đưa hội họa, điêu khắc vào việc ghi lại sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vừa qua);

‘Những người cộng sản VN’: hồi ký Phạm Kiệt (Ba Tơ khởi nghĩa);

Truyện ngắn: Nguyễn Hồng Duệ (Gió từ đất liền);

Tiểu thuyết: Học Phi (Cô hàng rau, trích ‘Ngọn lửa’, tiếp);

Thơ: Vân Trang (Trên quê bạn xứ hoa hồng), Ninh Thị Hồng Nhung (Bàn tay con gái), Ý Nhi (Lời người thủy thủ), Nguyễn Thị Hồng Ngát (Yêu con);

Trang thiếu nhi: truyện: T. Tê-xơ, LX. (Sao trên mái nhà ông cha ta, Phương Thảo dịch), Lê Ngọc Mai, HS lớp 6 (Cuộc thi đua thầm lặng); thơ: Định Hải (Quả và cây), Thạch Quỳ (Lửa);

Phê bình: Thiếu Mai (Hằng Phương với tập thơ ‘Hương đất nước’, Nxb. Văn học); Quan San (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua thơ bè bạn 5 châu, - về tập thơ ‘Với nụ cười chiến thắng’, Nxb. Phụ nữ);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Thêm ba trăm triệu việc này chẳng xong), Lâm Đồng (Trong ‘thế giới tự do’: Chuyện vặt có ý nghĩa sâu);

Trào phúng nội bộ: Quang Tuyến X. (Vía vía … van van!);

Thơ: Liliana Stefanova, Bulgaria (Có và không có, Vũ Tú Nam dịch);

Nghệ thuật: Vũ Hà (Bích Lân, diễn viên kịch của đất Cảng); Nguyễn Trân (Một phòng tranh phơi phới tâm hồn,- phòng tranh ‘Các em vẽ’);

 

– Ngày 13: tại Hà Nội, tòa soạn báo Văn nghệ  họp mặt với cộng tác viên trang văn nghệ thiếu nhi; [2]

– Ngày 15: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 11/1975 (s. 593):

Truyện ngắn: Vũ Cao Phan (Chuyện ở vùng giáp ranh);

Tiểu thuyết: Học Phi (Cô hàng rau, trích ‘Ngọn lửa’, tiếp);

Ghi chép: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Chuyện một diễn viên);

Chùm thơ Lê Đức Thọ (Những ngày đầu xuân Ất Mão 1975: Anh lái xe; Gửi anh bộ đội; Đông Hà; Đường với xe; Đài kỷ niệm; Nhớ mẹ; Qua đèo Ngang);

Thơ: Ngô Thế Oanh (Kỷ niệm ở Ba Đình), Hoàng Nhuận Cầm (Má và mẹ), Thanh Hải (Con gái người du kích);

Phê bình, tiểu luận: Vũ Quần Phương (Đọc tập thơ ‘Theo nhịp tháng ngày’ của Tế Hanh); Đào Duy Anh (Đính chính về sách ‘Từ điển Truyện Kiều’);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Miếng da lừa-voi);

Chính luận: Rudolf Rimmen, Estonia, LX. (Những tình cảm chân thành, Huỳnh Huy Phượng dịch);

Nghệ thuật: Bùi Ngọc Trác (Về vở kịch ‘Đại đội trưởng của tôi’, tác giả Đào Hồng Cẩm, Đoàn kịch nói trung ương và Đoàn kịch nói Quân khu 3 trình diễn); N.H. (Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III); Đại Đồng (Tiếng hát trải trên một phần tư thế kỷ);

– Ngày 22: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 12/1975 (s. 594):

Văn nghệ sĩ nghĩ về Đảng: Nông Quốc Chấn (Đàn lên dây, con cất cao tiếng hát);

Ký: Trần Xuân Liễn (Phá tan tuyến lửa trên sông);

Truyện ngắn: Lê Phương Liên (Bông hoa phấn trắng);

Tiểu thuyết: Học Phi (Cô hàng rau, trích ‘Ngọn lửa’, tiếp);

Thơ: Bảo Định Giang (Hẹn đến vành đai), Lê Đình Cánh (Trên cao nguyên Tả Phình; Hạt lúa trong ngôi mộ cổ), Ngô Văn Phú (Con đường làng; Bài ca về những người chăn vịt);

Phê bình: Hà Minh Đức (Người chiến sĩ cộng sản trong thơ ca cách mạng 1930-1945);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Lon Non kêu cứu), Lâm Đồng (Trong ‘thế giới tự do’: Nữ hoàng Anh và vua hề Charlot);

Trào phúng nội bộ: Xích Điểu (‘Mới’ này có nên?), Thợ Rèn (Cái bã tư sản phương Tây);

Nghệ thuật: Sỹ Ngọc (Nhân xem triển lãm nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang: Suy nghĩ về vẽ tranh và nặn tượng); Doãng Hoàng Giang (Đạo diễn Đình Quang và vở diễn ‘Đại đội trưởng của tôi’); Công Vũ (Nhân liên hoan phim VN lần III: Bước trưởng thành mới của điện ảnh dân tộc);

– Ngày 29: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 13/1975 (s. 595):

Truyện ngắn: Nguyễn Xuân Gát (Tình huống chưa dự kiến), Hải Lăng (Bài toán tìm chiều cao);

Thơ: Nguyễn Thị Hồng Ngát (Gửi Huế), Trúc Cương (Tiếng dội ở miền Nam), Phạm Hổ (Tiếng hát), Tế Hanh (Những tiếng Trường Sơn; Thăm khu kinh tế Tây Nguyên; Tin vui Quảng Trị; Bài thơ tặng các bạn Nam Bộ), Trần Nhương (Lá thư từ vùng kinh tế mới; Tâm sự người thợ máy bơm), Hoàng Nhuận Cầm (Nghe chính ủy hát sau trận đánh), Võ Thanh An (Xuống moong sâu vào nguồn than mới);

Tiểu luận: Chu Văn (Nghĩ về mảnh đất của ngòi bút);

Phê bình: Hữu Nhuận (Đọc ’60 ngày ở Sài Gòn’, nhật ký Thành Tín, Nxb. Văn học); Trần Hữu Tá (Ngục tù Mỹ-Thiệu dưới ngòi bút 2 bạn trẻ phương Tây,- đọc cuốn ‘Thoát khỏi ngục từ Sài Gòn, chúng tôi vạch tội’ của Jean Pierre Debris và André Menras, Nxb. Văn nghệ giải phóng);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Ba mươi sáu chước), Phú Sơn (Chiến lược hay), Đăng Khoa (Một kiểu mưu cầu danh lợi);  

Trào phúng nội bộ: Ớt Chỉ Thiên (Từ nay xin cạch), Xuân Quang (Ngộ chữ);

Truyện ngắn: Andor Gabor, Hungary (Người cảnh sát, Thúy Toàn dịch);

Nghệ thuật: Mai Thúc Luân (Xem bộ phim ‘Quê nhà’ của xưởng phim truyện);  Lê Hiệp Tâm (Xem phim ‘Điện Biên Phủ, mảnh đất chiến trường xưa’);  Hoàng Châu Ký (Về đạo diễn vở ‘Đại đội trưởng của tôi’ của đoàn kịch Quân khu 3);

– Trong tháng 3: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 47 (tháng 3/1975):

Nghị luận: Lê Duẩn (Diễn văn trong lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đảng, trích);

Ký: Bằng Việt (Tàu công trình trên các cửa sông), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Tháng mười ở Nam Đồng), Vũ Tuyến (Mẻ thép thí nghiệm);

Truyện ngắn: Nguyễn Văn (Hạt muối);

Tiểu thuyết: Học Phi (Ngọn lửa, trích);

Thơ: Xuân Miễn (Bài thơ gùi bệ gửi em), Vũ Ngọc Khôi (Ngủ trong mây), Huy Khoát (Trên đường biên giới), Quang Khải (Đêm trong mùa thi công), Hoa Lê (Đẹp hơn xưa), Khiếu Quang Bảo (Lên một công trường trung thủy nông), Xuân Đam (Lớp học ngoài khơi), Nguyễn Tùng Linh (Trọng điểm thành phố);

Tiểu luận: Vương Anh (‘Đẻ đất đẻ nước’, hay là ‘Mo T’Lêu’, thiên sử thi trường thiên của dân tộc Mường);

Sử thi: Dân tộc Mường (Tìm cây chu đồng, - trích ‘Đẻ đất đẻ nước’);

Thơ: Attila Joseph, 1905-37 (Người nghèo bao giờ cũng nghèo hơn cả; Những người xã hội chủ nghĩa; Mẹ tôi; Lợi nhuận thuộc vào tay tư bản; Hòn đất với hòn đất; Hát ru, Xuân Diệu dịch);

Tiểu luận-phê bình-đọc sách: Xuân Diệu (Đọc thơ Attila Joseph, nhà thơ vô sản Hungary); Huỳnh Lý (Nhà thơ Nguyễn Đình); Phương Bắc (Đọc tập thơ ‘Từ trong ngục tối’, Nxb. Giải phóng); Ngô Thảo (Đọc ‘Trại S.T. 18’, tiểu thuyết Phan Tứ, Nxb. Thanh niên); Phong Vũ (Đọc truyện dài ‘Cái áo thằng hình rơm’ và một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng); Hoàng Mai (Đọc ‘Đất làng’, tiểu thuyết Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nxb. Văn học); Thúy Toàn (Ba tập thơ các tác giả nước ngoài viết về Việt Nam: ‘Tên Người là cả một niềm thơ’, Nxb. Thanh niên; ‘Với nụ cười phụ nữ’, Nxb. Phụ nữ; ‘Việt Nam hồn tôi’, Nxb. Văn học);

Tạp văn: C.M. (Tản Đà dịch thơ); Nông Trung (Những ngày xuân ở vùng dân tộc Mèo);

– Trong tháng 3: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 3 (tháng 3/1975):

Kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước (ký): Trần Duy Mạnh (Kỷ niệm về một người thợ), Phạm Trung Nhân (Những tàu lá đùng đình), Minh Chuyên (Mái tóc), Võ Trần Nhã (Bí mật xã T.);

Truyện ngắn: Phạm Hoa (Chỗ đặt cái lò gạch), Cao Tiến Lê (Người gác chợ), Đào Thắng (Tóc trắng);

Thơ: Nguyễn Trí Huân (Mặt trời ngày mai; Cát ơi), Nguyễn Quang Tính (Thư viện trên chốt), Y Phương (Người vùng cao sẽ chốt ở đây), Nguyễn Đức Mậu (Thơ người đi biển gửi người đi rừng), Trần Nhật Thu (Mùa bão và hoa muống biển), Lê Thành Nghị (Hiệu sách nơi biên giới), Đoàn Thị Ký (Người chính ủy trên đồng ruộng), Vương Trọng (Khơi luồng);

Bình luận văn nghệ: Xuân Thiêm (Mấy thu hoạch từ đợt biểu diễn); (Một vườn hoa thắm chào tuổi ba mươi); Trọng Loan (Vì cuộc sống mới đang nô nức hát ca), Hoàng Hà (Vài cảm nghĩ về biểu diễn ca khúc); Trọng Lanh (Sức hấp dẫn của những điệu múa); Hữu Quỳnh (Đoàn văn công Quân giải phóng Trung Trung Bộ); Trần Hải (Phim truyện 1974); Vĩnh Nam (Thời sự văn nghệ);  

Tháng 4:

– Ngày 3: tại Hà Nội, nhà nghiên cứu văn học Cao Huy Đỉnh qua đời. Cao Huy Đỉnh sinh 31/12/1927 tại xã Diễn Thịnh huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An; tốt nghiệp đại học sư phạm, giảng dạy và nghiên cứu văn học tại đại học ở Hà Nội, đi nghiên cứu tại Ấn Độ, từ 1959 làm nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện văn học. Là trưởng ban của một ban nghiên cứu khoa học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng thư ký Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; tác giả một số công trình đã in: Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn (1969), Người anh hùng làng Dóng (1969), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1971); [3]

– Ngày 5: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 14/1975 (s. 596):

Thơ: Xuân Thủy (Xông lên), Hoài Anh (Một phút này trả sạch nợ trăm năm), Nguyễn Xuân Sanh (Gửi Bình Định, Quy Nhơn chiến thắng), Nguyễn Bá, VNGP (Gặp những Hằng Nga đêm trăng vác súng; Ngôi sao; Gương mặt chiến trường; Gửi các anh tấm lòng sông Hậu), Nông Quốc Chấn (Những bài hát tháng ba), Huy Cận (Mã vũ), Thái Ngọc San (Gởi ngưỡng vọng tung bay lên đỉnh Phu Văn Lâu), Võ Quê (Nhớ Bửu Chỉ ở bên kia song sắt; Người nữ sinh Huế ở nhà tù Chí Hòa), Nguyễn Xuân Thâm (Huế giải phóng anh trở về Vỹ Dạ), Vân Long (Những đôi vai đất Cảng sáng xuân này), Bảo Định Giang (Cánh đồng của tôi; Quê anh và tiếng hát của anh; Nỗi vui hằng ngày);

Tạp văn: Minh Vỹ (Miền Nam hôm nay), Chế Lan Viên (Lòng ta muôn thuở biết ơn người), Vũ Tú Nam (Hướng về những thành phố thủy chung);

Truyện ngắn: Nguyễn Quang Hà (Ghi ở 815), Hồng Phú (N. 145);

Phê bình: Lại Nguyên Ân (‘Kể chuyện ăn cốm giữa sân’, trường ca của Nguyễn Khắc Phục, Nxb. Giải phóng);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Tỉ và tỉ), Phú Xuân (Chúng rằng);

Nghệ thuật: Từ Lương (Xem kịch ‘Người ven đô’, tự hào với nhân dân miền Nam); Hà Xuân Trường (Liên hoan phim lần thứ ba đạt kết quả tốt đẹp); P.V. (Hội phim trên đất Cảng);

– Ngày 10: buổi tối, tại thành phố Đà Nẵng, Hội văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ tổ chức gặp mặt với “những người sáng tác văn nghệ yêu nước” ở thành phố Đà Nẵng, trao đổi ý kiến về chương trình công tác văn hóa văn nghệ trong thành phố, phát động một phong trào sáng tác văn nghệ yêu nước. [4]

– Ngày 12: tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi thơ năm 1975 của tuần báo Văn nghệ quyết định kéo dài cuộc thi đến hết tháng 12/1975 và sẽ kết thúc vào tháng 5/1976.[5]

– Ngày 12: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 15/1975 (s. 597):

Ghi nhanh: Lê Quang Vinh (Huế ngày đầu giải phóng), Trần Hoài Dương (Hà Nội những ngày vui nghe miền Nam thắng lợi);

Thơ: Chế Lan Viên (Đến trẻ con cũng lưu đày ư, Nước Mỹ!), Nguyễn Viết Lãm (Quê ta giải phóng rồi), Thanh Tùng (Hải Phòng hôm nay), Yến Lan (Bài ca thế trận này), Lâm Thị Mỹ Dạ (Bài ca trở về), Lưu Trọng Lư (Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi), Trịnh Hoài Giang (Niềm vui hai cửa biển), Mã Giang Lân (Quảng Nam ơi), Tú Mỡ (Hoan hô miền Nam đại thắng), Nguyễn Phan Hách (Huế mùa xuân), Thọ Vân (Những ngày thành phố âm vang);

Truyện ký: Trang Nghị (Chiến lũy miền Đông);

Phê bình: Thái Thành Đức Phổ (‘Đất trong làng’, tiểu thuyết Đinh Quang Nhã, Nxb. Văn nghệ giải phóng);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Lon … chuồn), Phú Sơn (Thiệu tiễn Lon Non), Xuân Quang (Nay Lon, mai Thiệu), Thợ Rèn (Về với dân), Xích Điểu (Nhân nghĩa con chó sói);

Nghệ thuật: Nguyễn Long (Xem những bức ảnh từ miền Nam chiến thắng);

– Ngày 14: tại Huế, buổi tối, tại Viện Đại học Huế có cuộc họp mặt của giới văn nghệ sĩ tại thành phố Huế và văn nghệ sĩ giải phóng Thừa Thiên-Huế; Anh Lê Khắc Cầm thay mặt văn nghệ sĩ thành phố Huế nói những ý nghĩ về những năm sống dưới chế độ Mỹ-Thiệu và niềm phấn khởi trong những ngày giải phóng, sau đó nhiều văn nghệ sĩ khác của thành phố Huế và của Hội VNGP Thừa Thiên-Huế phát biểu những xúc cảm của mình, xác định nhiệm vụ của người văn nghệ sĩ là đem tài năng, sức lực phục vụ đất nước, xây dựng lại thành phố Huế; toàn thể văn nghệ sĩ có mặt đã thông qua danh sách Ban điều hành công tác văn nghệ thành phố Huế thời gian trước mắt gồm 7 người do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm trưởng ban. [6] 

– Ngày 18: tại Hà Nội, đợt học tập nghiên cứu tình hình nhiệm vụ mới cho trên 1.000 văn nghệ sĩ và diễn viên các đoàn nghệ thuật do Bộ văn hóa và Hội LHVHNTVN tổ chức; nhiều cán bộ cao cấp đã đến nói chuyện: Bí thư TƯ Đảng, trưởng ban tuyên huấn TƯ Tố Hữu, UV TƯ Đảng, thứ trưởng Bộ văn hóa Hà Huy Giáp, Trung tướng Trần Độ, phó ban tuyên huấn TƯ Hoàng Tùng; đợt nghiên cứu giúp văn nghệ sĩ, diễn viên nhận rõ tầm cỡ lớn của những thắng lợi vừa qua, nhiệm vụ của văn nghệ trong giai đoạn trước mắt; “Đạo quân văn học nghệ thuật cần có mặt ở khắp nơi… Chúc tất cả các đồng chí lên đường đi làm nhiệm vụ mới với tinh thần liên tục tiến công…” (lời Tố Hữu trong bài nói tại Nhà hát lớn Hà Nội 18/4/1975).[7]  

– Ngày 19: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 16/1975 (s. 598):

Phóng sự: Xuân Trình (Đường vào Huế), Hồng Phi (Những đường phố mùa xuân);

Tùy bút: Nguyễn Thành Long (Lời nói cả đời người);

Ký: Trần Thanh Giao (Cửa Nam Triệu cửa Bạch Đằng);

Thơ: Giang Nam (Khánh Hòa, Nha Trang ơi), Nguyễn Hải Trừng (Nam Bộ vùng lên), Xuân Hoàng (Gởi Huế, trong những ngày sôi động lớn), Mai Văn Tạo (Nắng U Minh), Khương Hữu Dụng (Tiễn con về quê mới giải phóng), Ngô Văn Phú (Các anh đang tiến về), Dương Thu Hương (Với Nha Trang), Huyền Kiêu (Chiến thắng ta giang cánh), Bàng Sĩ Nguyên (Huế tự do);

Phê bình, tiểu luận: Lương Duy Trung (Cảm nghĩ về ‘Việt Nam hồn tôi’, tập thơ thế giới chống Mỹ với VN, Nxb. Văn học); Vũ Ngọc Phan (Anh Cao Huy Đỉnh…); Mã Giang Lân (‘Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam’ của Cao Huy Đỉnh, một phác thảo sinh động về văn học dân gian VN);

Văn thơ đả kích: Lê Xung Kích (Lay…bay), Đồ Phồn (Pho ba bị), Trần Quốc Minh (Di tản độc tố), Đăng Khoa (Trong ‘thế giới tự do’: Giải thưởng và tâm hồn người nghệ sĩ chân chính);

Nghệ thuật: Văn Thành (‘Thanh gươm và bà mẹ’, kịch Phan Vũ, đoàn kịch nói Nam Bộ); Bành Bảo (Về việc làm phim ‘Đến hẹn lại lên’);

– Ngày 26: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 17/1975 (s. 599):

Ghi chép: Nguyễn Hồng Trung (Từ những ‘triệu mét’ vì miền Nam);

Phóng sự: Xuân Trình (Đường vào Huế, tiếp);

Ký: Mai Văn Tạo (Kính chào kỳ tích mới rực rỡ trên đất nước Campuchia), Lê Khánh (Từ phía tây Nông Pênh);

Thơ: Nguyễn Bá (Tới Nông Pênh), Huỳnh Huy Phượng (Chào mừng thành phố Nông Pênh), Nguyễn Bùi Vợi (Gửi anh khúc ca chiến thắng), Trần Nhuận Minh (Trên tầng cao 380; Vùng than quê hương tôi), Giang Nam (Đất mùa xuân, đất tiến quân), Lữ Huy Nguyên (Huế nổi dậy), Hoàng Minh Châu (Bài thơ hôm nay);

Phê bình: Lại Giang (Đọc ‘Xóm thợ Trường Thi’, tiểu thuyết Hoàng Ngọc Anh, Nxb. Lao động);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Pho ơi đừng có phiêu lưu nữa), Người Du Kích (Biết ra thì sự đã rồi), Tiêm Kích (Thiệu chuồn!!!);

Nghệ thuật: Thanh Trúc (Một chuyến đi nhiều kỷ niệm trên đất chùa tháp,- đoàn múa hát giải phóng MNVN sang Campuchia biểu diễn năm 1967); Ái Liên (Mừng thắng lợi của nhân dân Campuchia); Đoàn Quy, Nguyễn Hùng (Vẻ đẹp Angkor);

– Trong tháng 4: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 48 (tháng 4/1975):

Mặt trận DTGPMNVN và Chính phủ CMLTCHMNVN (Lời kêu gọi);

Mừng chiến thắng lớn ở miền Nam: thơ: Huy Cận (Hôm qua Huế, hôm nay Đà Nẵng…), Vũ Đình Liên (Gửi Tây Nguyên), Nguyễn Viết Lãm (Tây Nguyên mùa xuân này), Vinh Nguyễn (Huế ở trong ta), Xuân Tùng (Đà Nẵng, thành phố cửa biển tôi yêu), Võ Thanh An (Đà Nẵng giải phóng), Anh Thơ (Theo bước chân con, mẹ mở cờ), Bằng Việt (Nhớ về một dải chiến trường), Hoàng Minh Châu (Gửi người lính Sài Gòn); văn: Huy Phương (Từ một mùa xuân đến một mùa xuân), Nguyễn Quang Sáng (Quân ngụy với con đường tháo chạy), Xuân Huy (Mục tiêu: Xuân Lộc), Nông Quốc Chấn (Thư gửi bạn thơ Tây Nguyên);

Tiểu thuyết: Mạc Phi (Rừng động, II, trích);

Truyện: Nghiêm Đa Văn (Vùng điểm lúa);

Truyện ngắn: Lý Biên Cương (Những người bạn thợ);

Thơ: Nguyên Hồng (Victor Hara), Bế Kiến Quốc (Tấm ảnh), Võ Văn Trực (Xóm núi; Tiếng hát giữa rừng lê; Vào thăm vườn Nguyễn Du), Quang Chuyền (Qua khu rừng trắng; Buổi sáng ở A So; Tuần ngâu tháng sáu), Phạm Vũ (Sông quê hương), Lê Văn Vọng (Nỗi lòng chính ủy);

Chùm thơ Liên Xô và Đức, nhân 30 năm chiến thắng phát-xít: Stepan Schipachev (Tôi nghĩ đến Tổ quốc), U-nô La-tơ (Tất nhiên, hỡi em yêu, anh biết ca ngợi hoa), Maksim Tank (Trích đoạn một tiểu luận về thơ, Nhị Ca dịch qua tiếng Pháp), J. R. Becher (Câu chuyện về ba người), B. Brecht (Gửi những người lính ở miền Đông, Quang Chiến dịch), Erich Weinert (Dimitrov; Đâu là kẻ thù, Nguyễn Quân dịch);

Tiểu luận, phê bình: Hà Minh Đức (Thơ Xuân Thủy); Nguyễn Nghiệp (Đọc ‘Bài ca trăng sáng’, tập truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nxb. Văn học); Xuân Diệu (Một tác phẩm cổ điển Việt Nam dịch ở Liên Xô: ‘Truyền kỳ mạn lục’); Tú Mỡ (Thơ vui); P.V. (Tin văn nghệ);

– Trong tháng 4: tại Hà Nội, Tạp chí Văn học, s. 2 (tháng 3&4/1975) (s. 152):

Như Phong (Đọc lại bản báo cáo ‘Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam’);

Nguyễn Nghiệp (Thơ và chính trị, chính trị và thơ, - đọc ‘Thơ Sóng Hồng’);

Bùi Công Hùng (Nghệ thuật thơ của tập ‘Ra trận’);

Chu Nga (Phong cách trữ tình trong sáng tác Anh Đức);

Lê Thị Đức Hạnh (Phan Tứ, từ ‘Về làng’ đến ‘Mẫn và tôi’);

Phong Lê (Nguyễn Thi, qua ‘Truyện và ký’);

Tất Thắng (Ngòi bút chân thật Trần Hiếu Minh);

Vân Thanh (Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng);

Vũ Ngọc Phan (Vấn đề viết hay kể truyện cổ dân gian);

Bùi Thanh Ba (Chữ của Nguyễn Trãi nên trả về cho Nguyễn Trãi);

Bùi Duy Tân (Những năm ra hoạt động và về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm);

Lê Ngọc Cầu (Suy nghĩ về một điểm cơ bản trong cách xây dựng nhân vật tuồng);

Hà Minh Đức (Xuân Diệu và những chặng đường thơ cách mạng);

Đỗ Đức Hiểu (‘Như triệu vì sao’);

Hồng Dân Hoa (Thomas Mann, một niềm vinh dự của nền văn học Đức);

Trao đổi ý kiến: Nguyễn Trọng Minh (Nhân chuyện ‘gươm đàn’); Đoàn Ngọc Phan (Phải chăng ‘song viết’, ‘song kiết’ là ‘song cát’?);

Đọc sách: Lê Bá Hán (Qua cuốn ‘Bàn về phương pháp nghiên cứu văn học’ của Vũ Đức Phúc); Anh Phong (‘Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam’ của Nguyễn Đổng Chi);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Hội nghị học thuật về nghệ thuật tuồng); P.V. (Hội nghị văn nghệ dân gian dân tộc Thái ở Thanh Hóa);

– Trong tháng 4: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 4 (tháng 4/1975):

‘Hoan hô chiến thắng…’: thơ: Xuân Sách (Tiếng sấm tháng ba), Lê Văn (Nhớ về Quảng Trị), Ngô Huệ (Cờ bay trên thành Huế), Thu Bồn (Núi lửa, trường ca);

Truyện ngắn: Trần Ninh Hồ (Đại đội trưởng ở một xe tăng), Vũ Bão (Hạt muối đỏ), Lý Biên Cương (Bây giờ ta lại nói về nhau);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Đánh đồn, cướp tàu,- trích ‘Khi đứa con ra đời’);

Kịch vui: Ngọc Bái (Ở bếp anh hùng);

Thơ: Xuân Sách (Tiếng sấm tháng ba), Ngô Huệ (Cờ bay trên thành Huế), Lê Văn (Nhớ về Quảng Trị), Thu Bồn (Núi lửa), Trường Sinh (Lại vượt Trường Sơn; Đường ra tiền tuyến; Rừng thông cảnh đẹp), Kim Quốc Hoa (Cánh thép Trường Sơn), Cảnh Trà (Những ngọn đèn chai; Không đề), Khuất Quang Thụy (Máy cày lên trận địa cũ), Thạch Quỳ (Nó vẫn nằm đấy), Nguyễn Duy (Những người kéo rùng trên biển Biện Sơn), Trọng Khoát (Bếp quay đầu), Vân Long (Qua một vùng chiến công), Phạm Ngọc Cảnh (Ý nghĩ dọc đường chiều thị xã);

Bình luận văn nghệ: Xuân Sách (‘Ngày đẹp nhất’ của Nguyễn Thành Vân); Nguyễn Văn Long (Nguyễn Khoa Điềm với ‘Mặt đường khát vọng’); Trần Văn Cẩn (Một cuộc họp mặt lớn về một đề tài lớn); Thục Phi (Hình ảnh anh bộ đội); Nguyễn Kim Giao (Điểm qua các tác phẩm điêu khắc về đề tài lực lượng vũ trang); Đặng Hoàng (Thêm những ý kiến tản mạn về phòng tranh); Lê Thành Nghị (Bảy tập thơ mới từ bảy đơn vị), Lê Quốc Anh (Phim mới của xưởng phim quân đội);

 

 

 

 Tháng 5:

– Ngày 3: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 18/1975 (s. 600):

Nghị luận: Bảo Định Giang (Trong những giờ phút lịch sử mừng Sài Gòn giải phóng: Giở chồng sách cũ, tìm hiểu ông cha);

Trang thơ ‘Hoan hô Sài Gòn giải phóng’: Lê Anh Xuân (Mùa xuân Sài Gòn mùa xuân chiến thắng), Chim Trắng (Để có hôm nay và những chiếc hôn nồng), Nguyễn Bá (Cảm ơn Sài Gòn);

Thơ: Băng Sơn (Sài Gòn ơi), Viễn Phương (Thành phố Hồ Chí Minh), Anh Thơ (Giữa núi sông này thống nhất bóng cờ sao), Trần Quốc Minh (Gửi Đà Nẵng quê hương kết nghĩa), Lê Duy Hạnh (Quy Nhơn của mẹ), Nguyễn Bao (Hát cùng thành phố bốn mùa xuân), Vũ Từ Trang (Vũ khúc Campuchia), Giang Nam (Bạn thắng trận này), Tế Hanh (Tố cáo), Bảo Định Giang (Những trang sách quý; Cra-kốp);

Phóng sự: Xuân Trình (Đường vào Huế, tiếp, hết);

Bút ký: Vân Long (Những  người thợ lò nung xi-măng);

Tạp văn: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Lửa và lời ca,- dự cuộc họp mặt nhà văn các nước tại Tiệp Khắc, 8-14/9/1974);

Điểm thơ: Người Yêu Thơ (Những miền đất với những bài thơ chiến thắng);

Thơ đả kích: Đặc Công (Hương thề!);

Thơ: B. Brecht (Gửi Dimitrov khi anh chiến đấu trước tòa án phát-xít ở Leipzig, Nguyễn Quân dịch), Pê-xzac Bi-ne-ski, Ba Lan (Ơn một người hồng quân, Lý Trực Dũng dịch);

Nghệ thuật: Thụy Vân, diễn viên (Nhớ lại một chuyến đi,- đoàn điện ảnh VN thăm Campuchia năm 1966); Lý Thái Bảo (Đi quay phim giải phóng Đà Nẵng);

Võ Anh Ninh kể (Đường địa chất, Trung Sơn ghi);

– Ngày 9: ở Sài Gòn, tại trụ sở Hội văn nghệ giải phóng miền Nam VN diễn ra cuộc gặp gỡ giữa các văn nghệ sĩ giải phóng với đoàn văn nghệ sĩ miền Bắc;   đoàn miền Bắc gồm: Nguyễn Văn Bổng, Cù Huy Cận, Huy Du, Phan Huỳnh Điểu, Bảo Định Giang, Quang Hải, Hải Hồ, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Cẩm Lai, Vũ Tú Nam, Hữu Mai, Hồ Phương, Xuân Sách, Quang Thọ, Thanh Tâm, Huỳnh Văn Gấm; đoàn miền Nam gồm: Thu Bồn, Huỳnh Phương Đông, Cổ Tấn Long Châu, Trịnh Mai Diêm, Bùi Kinh Lăng, Võ Trần Nhã, Bình Minh, Lưu Hữu Phước, Lý Văn Sâm, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Chí Trung, Diệp Minh Tuyền, Hoài Vũ, Rum Bảo Việt, Phạm Võ. Ông Trần Bạch Đằng, UV Đoàn chủ tịch MTDTGPMNVN, Chủ tịch hội đồng văn học nghệ thuật miền Nam VN, nói chuyện với văn nghệ sĩ, nhấn mạnh nhiệm vụ phản ánh khí thế nhân dân miền Nam ở giai đoạn kháng chiến cuối cùng; ông cho rằng văn nghệ Nam Bắc một nhà là chân lý, là kết quả những nỗ lực phấn đấu lâu năm; ông hy vọng những thành tựu mới của văn nghệ. Các nhà văn Lý Văn Sâm, Hoài Vũ, Bình Minh, Bảo Định Giang phát biểu, nói lên quyết tâm của văn nghệ sĩ trong thời điểm lịch sử vừa diễn ra. [8]  

– Ngày 10: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 19&20/1975 (s. 601&602): [9]

Thơ: Tố Hữu (Toàn thắng về ta), Giang Nam (Với Sài Gòn, toàn thắng), Viễn Phương (Cửu Long Giang), Tú Mỡ (Bài thơ vui chiến thắng gửi các chiến sĩ giải phóng miền Nam), Hoàng Trung Thông (Tôi nhận ra anh), Trinh Đường (Toàn thắng), Vũ Đình Liên (Lớp lớp chân đi), Bằng Việt (Đêm 30/4/1975), Tế Hanh (Tháng 5, dâng Bác), Trang Nghị (Sài Gòn, trận đánh này xóa sạch hận trăm năm), Phan Thị Thanh Nhàn (Chân dung người chiến thắng), Vũ Quần Phương (Trước bản đồ tổ quốc), Chế Lan Viên (1975, năm vĩ đại và ngày vĩ đại), Xuân Quỳnh (Chiến thắng), Chim Trắng (Một mùa xuân rất đỗi yêu thương), Trần Hữu Thung (Trên đất Quỳnh Lưu đón tin chiến thắng), Nam Hà (Đà Lạt tiến công);

‘Mừng miền Nam toàn thắng’ (ký): Hồng Phi (Những giờ phút thiêng liêng), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Mùa xuân ở một nhà máy), Đức Ánh (Chuyện ông chủ nhiệm và đàn lợn giống), Định Hải (In ra tiếng nói tự hào), Nguyễn Anh Bình (Mẻ thép đầu trong ngày vui lớn);

Bút ký: Xuân Diệu (Chúng ta tới ‘thành phố rực rỡ tên vàng’);

Hồi ức: Nguyễn Phú Soại, nguyên trưởng đại diện CHMNVN tại miền Bắc (Những mùa xuân bên Bác, Hồng Phú ghi);

Tùy bút: Lê Văn Thảo (Kỷ niệm về Sài Gòn);

Nghị luận: Bảo Định Giang (Trong những giờ phút lịch sử mừng Sài Gòn giải phóng: Giở chồng sách cũ, tìm hiểu ông cha: Giành độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc là nguyện vọng thiêng liêng của mọi thế hệ); Bùi Ngọc Trác (Miền Nam với Bác trong thơ, - đọc một số bài thơ miền Nam viết về Hồ Chủ tịch);

‘Bắc Nam một nước, văn nghệ một nhà’ (ý kiến, cảm nghĩ): Nguyễn Công Hoan (Trong niềm vui lớn hẹn ngày gặp nhau), Nguyên Hồng (Những khắc giờ lịch sử thiêng liêng), Thế Lữ (Tin mừng), Nguyễn Xuân Khoát (Một mùa tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ xứng đáng nở rộ), Đoàn Giỏi (Ghi vội mấy dòng), Khương Minh Ngọc (Bao la như lòng mẹ), Ngọc Dư, Lệ Thanh (Ngày hội đã đến);

Phóng sự: Monika Warnenska, Ba Lan (Trên đường phố Sài Gòn, Dương Huỳnh Lập trích dịch); F.P. Rodriguez, Cuba (Ngôi nhà của chủ tịch Hồ Chí Minh, bản dịch);

Nghệ thuật: Trung Sơn (Theo chân các anh, vào Sài Gòn,- về một phim tư liệu cuộc tiến công tết Mậu thân 1968); Nguyễn Hồng Duệ (Hát cho đồng bào tôi nghe); Mai Lộc (Bác cho tôi chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời);

 

– Ngày 17: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 21/1975 (s. 603):

‘Văn nghệ sĩ thế giới mừng Việt Nam đại thắng’: điện mừng của tổ chức hoặc cá nhân nhà văn Cuba, Nhật Bản, Mông Cổ, Thụy Điển;

Nghị luận: Lê Duẩn (Trích diễn văn trong buổi mit-tinh mừng chiến thắng tại Hà Nội ngày 15/5/75), Nguyễn Hữu Thọ (Trích diễn văn trong buổi mit-tinh mừng chiến thắng ở Sài Gòn); tường thuật: Trang Nghị (Thủ đô, ngày hội chiến thắng);

‘Bắc Nam một nước, văn nghệ một nhà’ (ý kiến, cảm nghĩ): Diệp Minh Châu (Tôi mong được dựng tượng Bác ở Sài Gòn), Sỹ Tiến (Khi nghe tin Huế hoàn toàn giải phóng);

Hồi ức:  Trần Thị Nhâm tức Lý (Sống trong muôn tình thương của Bác);

Ký: Vũ Tú Nam (Ghi nhanh ở Huế);

Thơ: Lưu Trọng Lư (Muôn năm đất nước này), Nguyễn Trọng Tuất (Khúc ca chiến thắng mừng sinh nhật Bác), Đỗ Kha (Thành phố chiến thắng mang tên Hồ Chí Minh vĩ đại), Hoàng Kiều (Hát về Sài Gòn);

Phê bình: Trần Hữu Tá (Đọc cuốn ‘Tên Người là cả một niềm thơ’, thơ dịch của các tác giả nước ngoài viềt về Hồ Chí Minh); Trần Thanh (Cuốn ‘Ho’ của David Hanberstam, viết về Hồ Chí Minh, xuất bản ở Mỹ);   

Nghệ thuật: Nguyễn Trân (Tình cảm sâu đậm của giới tạo hình đối với Bác Hồ kính yêu);

– Ngày 24: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 22/1975 (s. 604):

Kỷ niệm 85 năm sinh Hồ Chí Minh: Phạm Văn Đồng (Diễn văn khai mạc mit-tinh), Trường Chinh (Diễn văn chính tại mit-tinh kỷ niệm 85 năm sinh Hồ Chí Minh);

Chính luận: Vũ Tú Nam (Điện Biên Phủ – Hồ Chí Minh, Sài Gòn – Hồ Chí Minh!), Hoàng Xuân Nhị (Bác Hồ trường sinh cùng với quân dân Sài Gòn, Nam Bộ, miền Nam, với quân dân cả nước ta, đại thắng);

Hồi ức: Võ Thị Thắng kể (La Habana mừng Việt Nam đại thắng, Huỳnh Huy Phượng ghi);

Ký: Phạm Hổ (Một buổi tối trong tầng ba nhà tập thể), Nguyễn Xuân Phầu (Sườn đồi phía Bắc);

Thơ: Nguyên Hồng (Côn Sơn giải phóng), Anh Thơ (Những tuyến đường xanh sẽ nối vô Nam), Thúc Hà (Huế đây rồi, mẹ ơi), Nguyễn Chí Hiếu (Vui từ trái tim);

Chùm thơ Lê Đức Thọ (Nhật ký đường ra tiền tuyến: 1/ Lời Anh dặn; 2/ Đồng lúa; 3/ Bụi Trường Sơn; 4/ Em gái công binh; 5/ Tin chiến thắng; 6/ Câu chuyện dọc đường; 7/ Tây Nguyên giải phóng; 8/ Mưa rơi; 9/ Mồ chiến sĩ không tên; 10/ Trận thắng cuối cùng);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Căn buồng lịch sử, Trung Sơn ghi); Hoàng Kim Đáng (Được chụp ảnh về Bác); Văn Ngạn (Quay phim vô tuyến [truyền hình] ở Huế và Đà Nẵng);

– Ngày 28: tại Sài Gòn, tờ Văn nghệ giải phóng, cơ quan của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam VN, lần đầu tiên xuất bản tại Sài Gòn trong thể tài tuần báo (kể từ số 49), trụ sở tòa soạn 190 Công Lý, Sài Gòn;

Văn nghệ giải phóng, năm thứ 15, s. 49:

Xã luận: Trần Quang (Kỷ nguyên toàn thịnh của nền văn học nghệ thuật chân chính bắt đầu);

‘Đất nước giải phóng và tiếng nói văn nghệ sĩ’ (cảm nghĩ): Lưu Hữu Phước (Đoàn kết vươn lên), Lý Văn Sâm (Muôn dặm non sông thu phục lại), Thanh Nghị (Tương lai vô cùng xán lạn), Nguyễn Hữu Ba (Nguồn mỹ cảm trào dâng), Thuần Phong (Liệu sức góp công), Á Nam Trần Tuấn Khải (Đem hết tài năng của mình ra phục vụ cách mạng), Nguyễn Công Hoan (Trong niềm vui lớn hẹn ngày gặp nhau), Thế Lữ (Tin mừng), Nguyễn Xuân Khoát (Một mùa tác phẩm văn học nghệ thuật xứng đáng sẽ nở rộ), Tú Mỡ (Bài thơ vui chiến thắng gửi các chiến sĩ giải phóng miền Nam);

Thơ: Tố Hữu (Toàn thắng về ta), Giang Nam (Với Sài Gòn toàn thắng), Thu Bồn (Chùm sao khát vọng), Chim Trắng (Để có hôm nay và những chiếc hôn nồng), Nguyễn Bá (Cảm ơn Sài Gòn), Diệp Minh Tuyền (Như một giấc chiêm bao), Huy Cận (Huế lừng ca chiến thắng), Nguyễn Thành Vân [Nguyễn Trọng Oánh] (Thành phố Hồ Chí Minh, 1/5/75), Chế Lan Viên (1975, năm vĩ đại và ngày vĩ đại), Xuân Sách (Hà Nội-Sài Gòn), Ý Nhi (Mặt trời tháng tư), Cẩm Lai (Gặp gỡ Sài Gòn);

Bút ký: Nguyễn Văn Bổng (Vào Sài Gòn), Thép Mới (Nổi dậy ở Côn Đảo), Phan Tứ (Trận càn quét cuối cùng của quân ngụy ở Đà Nẵng);

Tùy bút: Nguyễn Trung Thành [Nguyên Ngọc] (Từ hôm nay, từ tháng năm lịch sử này);

Truyện ngắn: Nguyễn Ái Quốc (Incognito, Hồng Chương dịch); 8 bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh (bản dịch: Cảm tưởng đọc ‘Thiên gia thi’; Học đánh cờ; Không ngủ được; Bốn tháng rồi; Ngắm trăng; Mới ra tù tập leo núi; Trời hửng; Rằm tháng giêng);

Nghệ thuật: P.V. (Tiếng hát quần chúng Sài Gòn những ngày đầu giải phóng); Thanh Đính (Những bài ca tuổi trẻ thành thị miền Nam trên đất nước anh em);

– Ngày 31: tại Sài Gòn, tuần báo Văn nghệ giải phóng, s. 50:

Ký: Trần Đình Vân (Người cháu của anh Trỗi);

Truyện: Nguyễn Sáng (Bông cẩm thạch);

Thơ: Lê Đức Thọ (Nhật ký đường ra tiền tuyến: Lời Anh dặn; Bụi Trường Sơn; Em gái công binh; Tin chiến thắng; Câu chuyện dọc đường; Mưa rơi), Xuân Diệu (Báo Giải phóng ở miền Nam), Phạm Tiến Duật (Huế đêm không ngủ), Nguyễn Xuân Thâm (Một Việt Nam toàn vẹn về ta), Lê Hà (Sáng Mỹ Tho);

Trang thiếu nhi nhân ngày 1/6: hoạt cảnh: Hải Hồ (Lời hứa), thơ: Trần Đăng Khoa (Gửi theo các chú bộ đội; Đêm Côn Sơn), Cẩm Thơ (Viết cho bé Giang; Em học; Chú giải phóng của em), Hoàng Hiếu Nhân (Em làm bộ đội; Thằng Ních-xơn);

‘Đất nước giải phóng và tiếng nói văn nghệ sĩ’ (cảm nghĩ): Giang Nam, phó tổng thư ký Hội VNGPMNVN (Sài Gòn những ngày lịch sử), Bích Lâm, đạo diễn sân khấu (Xin có mặt), Hồng Chi, [Nguyễn Hồng Sến] đạo diễn điện ảnh (Một sự cuốn hút kỳ lạ), Thu Bồn (Vòng hoa chiến thắng, khúc hát tự do), Vũ Hạnh (Một vài cảm nghĩ nhân ngày cách mạng thành công), Thế Nguyên, nhà văn (Thực tâm yêu nước thì thế nào cũng gặp cách mạng, gặp Bác Hồ), Phong Sơn, nhà thơ (Người làm thơ tiến bộ đang có sức sống vươn lên);

‘Những bông hoa nghệ thuật hai miền đất nước trên sân khấu TP.HCM’: Minh Hiến, đoàn ca múa NDTƯ (Tất cả cho chuyến đi này), Phùng Nhạn (Về điệu múa ‘Dệt một niềm tin’), Bích Liên (Từ lời căn dặn của Bác Hồ lần ấy), Trần Hiếu (Hát những bài vui trong lòng Sài Gòn giải phóng), Mai Khanh (Mang đến một niềm tin yêu ấm áp), Thúy Quỳnh (Muốn đưa hết nhiệt tình ca ngợi miền Nam), Gia Khánh (Tôi hát trên sân khấu Sài Gòn);

Hội VNGPMNVN (Thông báo về đợt vận động sáng tác ‘Mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc’);

– Trong tháng 5: tại Hà Nội: tạp chí Tác phẩm mới  s. 49 (tháng 5/1975):

Tạp văn: Xuân Diệu (Chúng ta tới ‘Thành phố rực rỡ tên vàng’), Thế Lữ (Mấy dòng cảm nghĩ), Chế Lan Viên (Thảm kịch của đế quốc), Lê Minh (Chó sói Hoa Kỳ);

Hồi ký: Đặng Văn Cáp (Con đường dẫn tôi đến con đường của Bác, trích), Cao Hồng Lãnh (Mãi mãi đi theo bước đường của Người);

Truyện: Nguyễn Thành Long (Truyện kể sau ngày chiến thắng);

Tiểu thuyết: Hà Khánh Linh (Khuôn mặt, trích);

Thơ: Nguyên Hồng (Lại một mùa xuân), Anh Thơ (Nam Bắc một nhà, thế giới cũng vui chung), Băng Sơn (Tự hào mang tên Bác), Xuân Hoàng (Thăm gia đình lão đồng chí Dương Kim Đao), Nguyễn Xuân Sanh (Một kỷ niệm thiêng liêng), Triều Ân (Chùm thơ Pác Bó), Cẩm Lai (Kỷ niệm), Thu Trang (Theo dấu Bác), Ewan McColl, Anh (Bài ca về Hồ Chí Minh, Chu Huy Sơn dịch qua tiếng Tây-ban-nha), Regina Trommer, CHDC Đức (Gặp lại Bác Hồ, Lĩnh Thứ dịch), E. Nadereau Maceo, Cuba (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chu Huy Sơn dịch), Nông Quốc Chấn (Ghi chép trên đỉnh Mẫu Sơn; Đàn ba dây; Từ trên núi xuống nghe hát quan họ), Yên Giang (Ngược Nậm Tè; Thăm Chiềng Ve với nông trường), Huy Cận (Đội thuyền Trà Cổ; Đêm về với biển; Gởi em chiếc võng), Nguyễn Viết Lãm (Thuyền qua biển thủy lôi), Tế Hanh (Trăng rừng), Vinh Nguyễn (Chuyện người mẹ Đại Nại), Tạ Hữu Yên (Mùa lúa Cà Mau);

Những bài thơ Bulgaria: Christo Botev (Cuộc xử giảo Vassilevsky), Pentcho Slaveikov (Khi mà người ta còn trẻ, Xuân Diệu dịch), Elisaveta Bagriana (Giếng, Vũ Tú Nam dịch), Nicolas Vaptzarov (Mùa xuân, Xuân Diệu dịch), Dobris Jotev (Người thợ mỏ), Georgy Djagarov (Sau cuộc hỏi cung, Vũ Tú Nam dịch), Blaga Dimitrova (Vòng tay ôm), Vladimir Bachev (Những dây ăng-ten, Xuân Diệu dịch), D. Damianev (Bác nông dân), Nicolas Injov (Không đề, Vũ Tú Nam dịch);

Tiểu luận, phê bình: Trương Chính (Những năm tháng Bác bị giam giữ ở Quảng Tây); Bùi Thanh Ba (Một bài thơ Nguyễn Đình Chiểu); Vũ Quần Phương (Đọc ‘Thơ Trường Sơn 1969-73’, Cục chính trị Bộ tư lệnh Trường Sơn xb.); Thúy Toàn (Thêm một quyển sách về Việt Nam xuất bản tại Liên Xô: ‘Đoàn kết’, tập hợp thơ văn những văn nghệ sĩ đã sang Việt Nam);

– Trong tháng 5: tại Hà Nội: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 5 (tháng 5/1975):

Văn: ‘Kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước’:  Nguyễn Sinh Thoán (Bác về thăm quê), Sơn Tùng (Tấm huy hiệu Bác Hồ), Vũ Bá Nhĩ (Kỷ niệm về người thợ lặn), Nguyễn Ngọc Mộc (Dũng cảm), Ngô Doãn Hanh (Sang sông);

nhật ký chiến tranh: Vsevolod Vishnevski, LX. (Berlin đầu hàng, Lê Phong dịch);

Thơ: Thành Ngọc Chi (Đường về Sài Gòn), Ngọc Bái (Sài Gòn ngày đẹp nhất), Nam Hà (Chào thành phố Hồ Chí Minh quang vinh đại thắng), Văn Thảo Nguyên (Ở hai vùng đất), Hoàng Nhuận Cầm (Buổi sáng trên chốt), Phạm Ngọc Cảnh (Ca khúc: Phu Văn Lâu), Xuân Sách (Cô tự vệ thành Huế), Lưu Trùng Dương (Nơi giặc vừa tháo chạy), Xuân Thiêm (Một lần bắn trúng), Đông Ngàn (Hát theo những bàn chân thần tốc), Duy Khán (Đi giữa đoàn quân đại thắng), Lữ Huy Nguyên (Ghi ở Tân Trào), Xuân Hoàng (Ngã tư Đôn Chương; Khúc ca ra đi từ ký ức Đông Khê), Đỗ Ngọc Thạch (Đọc thơ Bác Hồ);

Bình luận văn nghệ: Vương Trí Nhàn (Thêm những ý kiến thu hoạch sau khi đọc ‘Truyện và ký’ của Bác); Trần Thức (Bác Hồ và những tác phẩm về Bác); Nhị Ca (Một dòng văn học về chiến tranh); Vĩnh Hoàng (Người con của đất rừng Tây Nguyên); Vũ Ngàn Chi (Người hát dân ca quê hương); Phạm Ngọc Cảnh (Chung quanh vở kịch mới của Đào Hồng Cẩm); Cát Vận (Những tiếng hát hướng về Nam);    

– Ngày 30: tại Hà Nội: Lễ bế giảng khóa 7 trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội nhà văn VN; nhiều nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Hoàng Trung Thông, Vũ Đình Liên, Anh Thơ, Đoàn Giỏi, Đỗ Quang Tiến, Mộng Sơn… đã tới dự; Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Sanh báo cáo tổng kết khóa học: trong 6 tháng, các học viên đã học về đường lối văn nghệ của Đảng LĐVN, triết học, mỹ học Mác-Lenin, nghe kinh nghiệm sáng tác của các nhà văn lớp trước, học thêm ngoại ngữ, đi thực tế và sáng tác thực tập. Các nhà văn Tô Hoài, Hoàng Trung Thông nói chuyện thân mật với học viên; các học viện Triều Ân, Lý Biên Cương, Phong Thu, Lưu Nghiệp Quỳnh, Thạch Quỳ, Nguyễn Thị Hồng Ngát phát biểu cảm tưởng, cảm ơn nhà trường và Hội nhà văn, hứa sẽ đem hết nhiệt tình phục vụ nhân dân khi trở về đơn vị. [10]

Tháng 6:

– Ngày 7: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 23/1975 (s. 605):

Tôn Đức Thắng, chủ tịch nước (Thư gửi thiếu nhi nhân ngày 1/6);

Ký: Trần Công Tấn (Nắng trên đường vào); Thu Trang, từ Paris (Việt kiều ở Paris đón tin chiến thắng);

Truyện ngắn: Lưu Nghiệp Quỳnh (Tốc độ);  

Thơ: Thu Bồn (Thành phố mặt trời), Thanh Hải (Trên dòng Hương), Chế Lan Viên (Thơ bổ sung);

Phê bình: Mai Liên (Thơ Trần Quang Long); Hoàng Như Mai (Đọc ‘Những năm tháng không thể nào quên’, hồi ký Võ Nguyên Giáp, Hữu Mai ghi, Nxb. QĐND);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Cấm vận gì Pho, cấm khẩu thôi), Đăng Khoa (Trong ‘thế giới tư do’: Vấn đề Việt Nam và giải Oscar ở Mỹ năm 1975);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Ngôi nhà số 3 phố Marchet des Patriache, Trung Sơn ghi); Xuân Hồng (Nhớ Hoàng Việt); Lê Quốc Lộc (Nhân trưng bày 30 năm nghệ thuật sơn mài tại Bảo tàng mỹ thuật: Gặp nghệ nhân sơn mài cao tuổi Đinh Văn Thành);

– Ngày 7: tại TP. HCM., tuần báo Văn nghệ giải phóng, s. 51: 

Nghị luận: Trần Quang (Văn nghệ và tự do);

Hồi ký: Giang Nam (Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam VN 6/6/1969: Một Tân Trào của thời đại đánh Mỹ);

Ký: Xuân Diệu (Đi trên Rạch Rập, -về thăm Cà Mau);

Truyện ngắn: Nguyễn Thi (Mùa xuân);

Thơ: Lê Anh Xuân (Mùa xuân giải phóng, mùa xuân chiến thắng [1968]), Huy Cận (Chùm ca dao đi thăm Cà Mau), Kim Tinh (Cô tự vệ bến phà Rạch Miễu), Văn Lê (Trận đánh cuối cùng ở vùng cánh cung), Ngô Thế Oanh (Thành phố trái tim ta);

Tiểu luận: Phạm Văn Sĩ (Văn học cách mạng miền Nam, một nền văn học chiến đấu);

‘Đất nước giải phóng và tiếng nói văn nghệ sĩ’: Anh Đức (Nghĩ về chiến thắng, nghĩ về đời lên trên trang bản thảo), Huỳnh Phương Đông (Cho thành phố chúng ta tươi đẹp), Viễn Phương (Trong hào quang của Bác), Ba Vân (Bước khởi đầu), Phương Đài (Lòng người mở hội hoa xuân);

Nghệ thuật: Phạm Kim Thành (Đón một chương trình phim đặc biệt);

Tư liệu (Thành tựu huy hoàng của nền điện ảnh giải phóng);

– Ngày 14: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 24/1975 (s. 606):

Văn nghệ sĩ thế giới mừng Việt Nam đại thắng’: điện mừng của tổ chức hoặc cá nhân nhà văn Liên Xô, Thụy Điển, Hà Lan, CHDC Đức, v.v…

Tùy bút: Nguyễn Trung Thành (Từ hôm nay, từ tháng Năm lịch sử này…);

Ký: Nguyễn Kiên (Đêm ở trại nuôi bò);

Truyện ngắn: Hào Minh (Câu chuyện nâng bậc);

Thơ: Diệp Minh Tuyền (Như một giấc chiêm bao), Vĩnh Mai (Bên dòng sông quê hương), Lưu Quang Vũ (Ga quê Bác), Trần Thị Mỹ Hạnh (Như cùng em đến Sài Gòn), Lâm Huy Nhuận (Ngọn đèn hạt đỗ), Đỗ Hoàng (Ngày vùng cao; Trong rừng);

Tiểu luận: Đỗ Ngoạn (Nhân 100 năm sinh Thomas Mann: ‘Những quyển sách về sự cáo chung’);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Than ôi, thời ‘sen đầm’ xưa, nay còn đâu), Lâm Đồng (Trong ‘thế giới tự do’: Bộ phim ‘Trái tim và trí óc’);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Những kỷ niệm về Bác Hồ của đồng chí Jaques Duclos, Trung Sơn ghi); Sỹ Ngọc (Mùa xuân của tranh cổ động); Trúc Cương (Đoàn văn công Tây Nguyên: Từ nhạc cảnh ‘Ra đi’ đến ‘ngày hội đón cờ’);

– Ngày 14: tại Tp. HCM., tuần báo Văn nghệ giải phóng, s. 52: 

Truyện ngắn: Anh Đức (Đất);

Tản văn: Duy Khán (Suốt đường tan hết mây mù);

Tùy bút: Nguyễn Trung Thành (Đường chúng ta đi…);

Thơ: Xuân Thủy (Việt Nam toàn thắng), Hưởng Triều (Khám phá), Xuân Diệu (Xoài Thanh Ca Bình Định), Tế Hanh (Ra biển đánh cá sau ngày giải phóng), Vương Trọng (Tiếng ve trưa ấy), Lê Chí (Hành quân hôm nay);

‘Đất nước giải phóng và tiếng nói văn nghệ sĩ’: Nguyễn Thành Vân [Nguyễn Trọng Oánh] (Nghĩ về chiến thắng), Phạm Ngọc Truyền (Một niềm tin vững chắc), Thu Bồn (Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp tục), Nguyễn Phụng, nhạc sĩ (Tích cực hòa mình với trào lưu cách mạng của dân tộc), Thu An, soạn giả cải lương (Làm cho tròn bổn phận người con của tổ quốc anh hùng);

Phê bình: Hà Minh Đức (Truyện ngắn miền Nam trên đà phát triển của cách mạng);

– Ngày 17: tại Sài Gòn, ‘Hội nghị các nhà văn giải phóng lần thứ nhất’ để chuẩn bị Đại hội các nhà văn Giải phóng; 500 người tham dự, gồm trên 200  nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình nghiên cứu văn học thuộc lực lượng văn nghệ giải phóng (gồm những người như Lưu Hữu Phước, Thanh Nghị, Giang Nam, Lý Văn Sâm, Rum Bảo Việt, Trần Hướng Nam, Trương Bỉnh Tòng, Hoài Vũ, Anh Đức, Viễn Phương, Nguyễn Trung Thành, Lê Văn Thảo, Thu Bồn, Chim Trắng, v.v…), thành phần thứ hai là những người trong giới nghệ thuật ở thành thị miền Nam (như Trần Tuấn Khải, Mặc Khải, Vũ Hạnh, Nguyễn Trọng Văn, Sơn Nam, Lưu Nghi, Võ Đình Cường, Hoàng Trọng Miên, Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bảo Hóa, Vĩnh Điền, Thu An, Hàn Song Thanh, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Bình Nguyên Lộc, Ái Lan, Phương Đài, Hợp Phố, Hà Huy Hà, Tô Nguyệt Đình, Thuần Phong, Thế Nguyên, Thái Bạch, Phong Sơn, Ngọc Linh, Nguyễn Xuân Hoàng, Kim Cương, v.v…); ngoài ra còn có một số nhà văn nhà báo từ miền Bắc (như Chế Lan Viên, Xuân Diệu đại diện Hội nhà văn VN và các nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu Ca Văn Thỉnh, Phạm Thiều, Thép Mới, Nguyễn Thành Lê, Chính Hữu, Vũ Khiêu, Hoàng Trinh, Võ Huy Tâm, Cẩm Thạnh, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Xuân Thiêm, Huy Phương, Đỗ Chu, Vũ Quần Phương, Bằng Việt,…). Mục đích hội nghị, theo những người chủ trì, là “để cùng nhau nhận định về thắng lợi chung vĩ đại của dân tộc, nhớ ơn Hồ Chủ tịch và Đảng Lao động VN đã lãnh đạo toàn dân ta tới thắng lợi đó, ôn lại quá khứ, nhìn lại hiện tại, xác định đúng vị trí, đường hướng nhiệm vụ trước mắt, hoàn thành tốt vai trò một ‘chiến sĩ nghệ thuật’ trong giai đoạn xây dựng lại nước nhà”. Giang Nam khai mạc, Anh Đức đọc báo cáo của Ban vận động thành lập Hội nhà văn giải phóng, nêu thành tựu 20 năm văn học giải phóng, nêu yêu cầu bắt kịp cuộc sống để sáng tác phục vụ nhu cầu công chúng. Một số tham luận của Thép Mới, Hoàng Trinh, sau đó là phát biểu tổng kết của Trần Bạch Đằng, UVTƯ MTDTGPMNVN, Trưởng ban văn hóa tư tưởng của Mặt trận. Tổng thư ký Hội VNGP Lý Văn Sâm công bố quyết định thành lập Ban trù bị cho Đại hội nhà văn giải phóng gồm 23 ủy viên do Giang Nam làm trưởng ban, và các thành viên: Anh Đức, Nguyễn Trung Thành, Thanh Hải, Viễn Phương, Thu Bồn, Hải Lê, Lý Thuận Khanh, Phan Tứ, Phan Minh Đạo, Nguyễn Thành Vân, Hoài Vũ, Nguyễn Sáng, Nam Hà, Nguyễn Vũ, Phạm Ngọc Truyền, Minh Khoa, Nguyễn Bá, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Trần Nhã, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Nguyễn Trọng Văn; bộ phận thường trực gồm trưởng ban Giang Nam, các phó trưởng ban Anh Đức, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thành Vân, Viễn Phương, và 2 ủy viên Hoài Vũ, Vũ Hạnh. [11]       

– Ngày 21: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 25/1975 (s. 607):

Phóng sự: Ngô Văn Phú (Cảng Đà Nẵng);

Bút ký: Vũ Tú Nam (Đường trung du);

Truyện ngắn: Đặng Văn Xường (Chúng tôi);

Thơ: Phạm Xuân Vực (Lửa hàn), Nguyễn Phan Hách (Chuyện trên đồi chốt; Nhớ về em; Hát vực nghé trên đồng giải phóng), Nông Quốc Chấn (Quê hương màu xanh);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Hạnh (Phục vụ nhân dân là mục đích của văn nghệ ta, - tìm hiểu ý kiến Hồ Chí Minh về văn nghệ);

Thơ đả kích: Búa Tạ (Ha-bíp…bịp);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Đại hội Tours, Trung Sơn ghi); Cao Nhị (Những thước phim về Huế – Đà Nẵng – Sài Gòn); Hoàng Chương (Vở tuồng ‘Thiếu niên anh hùng họp mặt’); Hà Chân (Vẽ về Tây Nguyên);

– Ngày 21: tại Tp. HCM., tuần báo Văn nghệ giải phóng, s. 53: 

Nghị luận: Trần Quang (Văn nghệ và chánh trị);

Truyện ngắn: Lê Vĩnh Hòa (Người tỵ nạn), Phan Tứ (Tiếng trống);

Tùy bút: Nguyễn Thi (Dòng kinh quê hương);

Tản văn: Duy Khán (Suốt đường tan hết mây mù, tiếp, hết);

Tác giả thơ VNGP: Lê Anh Xuân, 1940-69 (Việt Nam ôi, Việt Nam [1965]; Không đâu như ở miền Nam [1965]; Mặt trời thân yêu [1967]);

Thơ: Thanh Hải (Trên dòng Hương), Nam Hà (Đà Lạt tiến công), Văn Thảo Nguyên (Về với Năm Căn);

‘Đất nước giải phóng và tiếng nói văn nghệ sĩ’: Nguyễn Trung Thành [Nguyên Ngọc] (Biết ơn vô hạn), Phan Tứ [Lê Khâm] (Nguyện hết sức cố gắng trên chặng đường trước mắt), Nam Hà (Cách đền đáp tốt nhất của người cầm bút), Mặc Khải, nhà thơ (Mừng ngày giang sơn đổi mới), Hoàng Trọng Miên (Anh em về rồi!), Thẩm Thệ Hà, nhà văn (‘Nay ở trong thơ nên có thép’);

Phê bình: Hà Minh Đức (Truyện ngắn miền Nam trên đà phát triển của cách mạng, tiếp, hết);

Thơ về VN: Gérard Guillaume, Pháp (Việt Nam hồn tôi, bản dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Trần Dương (Gặp các diễn viên đoàn ca múa nhân dân miền Nam);

– Ngày 28: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 26/1975 (s. 608):[12]

Truyện ngắn: Nguyễn Cường (Bà và cháu), Quang Dũng (Mùa gặt đến);

Bút ký: Trần Hoài Dương (Dưới chân núi Pi-a U-oắc);

Thơ: Đặng Văn Ký (Bác thợ nề thành Vinh), Hoàng Nhuận Cầm (Cho anh khất lễ đâm trâu; Người mẹ và lá cờ), Duy Phi (Trên nông trường mía; Điện về làng), Bùi Trọng Cường (Làng; Những cánh rừng đồng đội), Như Mạo (Vợ chồng người quét rác);

Phê bình: Nguyễn Văn Long (Đọc ‘Vùng quê yên tĩnh’, tiểu thuyết Nguyễn Kiên, Nxb. Thanh niên);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (‘Tị nạn’ lâm nạn!), Lâm Đồng (Trong ‘thế giứo tự do’: Ngành điện ảnh gây khiếp sợ);

Thơ: A. Andritoiu, Rumania, (Vườn hoa Thống Nhất; Bài học lịch sử,  Nguyễn Xuân Sanh dịch)

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Những kỷ niệm xưa của bà Éliane Bloncourt, Trung Sơn ghi); K.G., báo ‘Sài Gòn giải phóng’ (Giải phóng sân khấu, giải thoát khán giả); Hoàng Minh Phương (Ba đêm xem ca múa, trích báo ‘Sài Gòn giải phóng’); Sỹ Tiến (Vở ca kịch lịch sử ‘Nghĩa quân Lam Sơn’);

– Ngày 28: tại Tp. HCM., tuần báo Văn nghệ giải phóng, s. 54: 

Nghị luận: Phạm Văn Đồng (Chúng tôi kính dâng lên Bác bông hoa của chiến thắng);

P.V. (Hội nghị các nhà văn giải phóng lần thứ nhất, 17-18/6/1975, một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ miền Nam); Giang Nam (Lời khai mạc); Anh Đức (Về nhiệm vụ, phương hướng và hoạt động văn học trong tình hình mới); Trần Bạch Đằng (Sứ mạng mới của nhà văn); Hội nghị các nhà văn giải phóng lần thứ nhất (Điện gởi Hội nhà văn VN, Hà Nội); 

Ký: Thép Mới (Một thành phố nhìn ra phía trước,- về Đà Lạt);

Truyện ngắn: Lê Văn Thảo (Đồng chí [1970]);

Thơ: Lê Đức Thọ (Trận thắng cuối cùng), Chế Lan Viên (Thơ bổ sung);

Tác giả thơ VNGP: Giang Nam, s. 1929 (Quê hương [1960]; Nghe em vào đại học [1961]; Tiếng xa quay; Đêm qua làng [1962]; Những chuyến ra đi [1966]);

Thơ về VN: Jac-Le, Iran (Việt Nam chiến thắng, Trần Lệ Thu dịch từ tiếng Nga);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tỵ (Giữa TP. HCM. triển lãm mỹ thuật chào mừng chiến thắng);

– Ngày 30: tại Thái Bình nhà thơ Hoàng Tố Nguyên qua đời. Hoàng Tố Nguyên sinh 30/9/1929 tại Sài Gòn; trong kháng chiến chống Pháp là ủy viên thường trực BCH phân hội văn nghệ liên tỉnh Thủ Biên, biên tập viên báo ‘Cứu quốc’ (Nam Bộ), báo ‘Vì Chúa vì Tổ quốc’ (Nam Bộ); 1954 tập kết ra Bắc, làm biên tập viên báo ‘Văn nghệ’, báo‘Độc lập’, sau đó nhận công tác tại Ty văn hóa tỉnh Hà Tây, rồi Hội văn nghệ tỉnh Thái Bình; đã cho in các tập thơ ‘Từ nhớ đến thương’, ‘Đất nước’, ‘Đổi đời’, ‘Cô gái bần nông sông Hồng’, ‘Gò Me’, ‘Quê chung’, ‘Gửi chiến trường chống Mỹ’. [13]

– Trong tháng 6: tạp chí Tác phẩm mới  s. 50 (tháng 6/1975):

Phạm Văn Đồng (Trích báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội khóa V, kỳ họp I);

Bút ký: Vĩnh Mai (Trên nền nhà cũ), Bùi Nguyên Khiết (Diên Sanh, một địa ngục trên động cát được giải phóng); Thiên Giang (Hồi ký của một người sống lại);

Truyện ngắn: Nguyễn Văn (Ông và cháu);

Thơ: Hoàng Trung Thông (Như đi trong mơ), Tú Mỡ (Phú ‘Chính nghĩa thắng bạo tàn’), Nguyễn Xuân Thâm (Việt Nam toàn vẹn của ta), Mai Văn Tạo (Đường về quê mẹ), Hà Phương Mỹ (Về Đắc Lắc; Dốc Cọp), Trần Tấn Hoài (Về trên mảnh đất không đổi tên), Diệp Minh Tuyền (Trên tháp pháo xe tăng), Huy Cận (Thằng cu soi gương; Bố ngồi bố đọc…; Cây nghe hoa thở…);

Thơ trẻ em Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha (Chu Huy Sơn dịch từ tạp chí ‘Cách mạng văn hóa’ , Cuba): Fernando Bras, 8 tuổi (Thơ gửi một người chết trong nhà lao; Chim trong lồng), Victor Figuerero, 9 tuổi (Thơ tặng cô giáo);

Đời sống văn học-nghệ thuật: Vũ Ngọc Phan (Cảm nghĩ về Sài Gòn giải phóng, về toàn bộ miền Nam VN giải phóng); Lê Kim (Thư Sài Gòn); Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Cuộc sống mới làm con người trẻ mãi); Xuân Diệu (Những bài thơ thế giới viết về Bác Hồ); Vũ Quần Phương (Đọc ‘Mặt đường khát vọng’ của Nguyễn Khoa Điềm); Sĩ Ngọc (Renato Guttuso, nhà họa sĩ hiện thực cách mạng hiện đại); Trọng Đức (Cách mạng khoa học kỹ thuật với Văn học nghệ thuật); Triêu Dương (Bài phú ‘Thất thủ Gia Định’);

– Trong tháng 6: tại Hà Nội, Tạp chí Văn học  s. 3 (tháng 5&6/1975) (s. 153):

Đặng Thai Mai (Suy nghĩ về yếu tố tinh thần trong ‘Ngục trung nhật ký’);

Đỗ Đức Hiểu (Hồ Chủ tịch, người sáng tạo những điển hình văn học);

Đào Anh Kha (Vài suy nghĩ qua một số ý kiến phát biểu của người nước ngoài về Bác Hồ);

Hà Minh Đức (Những bài thơ của Bác viết về tuổi thọ);

Đinh Xuân Dũng (Tìm thêm một vẻ đẹp trong thơ của Bác Hồ);

Bùi Văn Nguyên (Vẻ đẹp hùng tráng và nên thơ trong trường ca Tây Nguyên);

Ngạc Xuyên (Ý nghĩa về văn học sử Nam Bộ và mối quan hệ Bắc-Nam);

Trương Chính (Tìm hiểu Bùi Huy Bích);

Đinh Xuân Lâm (Tư tưởng yêu nước, tư tưởng chủ đạo trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn);

Phan Cự Đệ (Xây dựng một nền văn nghệ lớn dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng);

Trần Trọng Đăng Đàn (Hiện thực mới ở nông thôn trong tiểu thuyết);

Tất Thắng (Vở kịch ‘Đại đội trưởng của tôi’ và sân khấu về đề tài quân đội);

Trao đổi ý kiến: Ba Khê, Hồng Kiều (‘Gươm đàn’ hay ‘gươm cung’?);

Đọc sách: Trần Quang Nhật (‘Truyện cổ Vân Kiều’); Quốc Nhật (Một tập lý luận phê bình viết về văn học công nhân);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Đoàn đại biểu Viện trung tâm lịch sử văn học CHDC Đức thăm Viện văn học); P.V. (Tin văn học miền Nam); T.C.V.H. (Kỷ nguyên mới trong lịch sử văn học);

– Trong tháng 6: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 6 (tháng 6/1975):

Tùy bút: Nguyễn Trung Thành (Từ hôm nay, từ tháng Năm lịch sử);

Ghi chép: Nguyễn Hồng Duệ (Chân dung chiến sĩ), Võ Trần Nhã (Đà Nẵng mùa xuân), Nguyễn Dân (Bệ phóng của rừng);

Truyện ký: Lê Minh (Người chị, - truyện về Nguyễn Thị Minh Khai);

Thơ: Võ Văn Trực (Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng), Cảnh Trà (Trận đánh xuất kích từ đầm sen), Nguyễn Thành Vân (Thành phố Hồ Chí Minh 1/5/1975), Thu Bồn (Mẹ sông Hàn), Xuân Miễn (Gác Huế thơ), Xuân Huy (Đường Hồ Chí Minh), Vương Anh (Tiếng chày ngày hội lớn), Kim Chuông (Ý nghĩa mùa xuân), Anh Chi (Nhắn dòng sông ước muốn), Khương Hữu Dụng (Nhân; Bài thơ tháng ba), Nguyễn Đức Mậu (Thi khúc về Huế; Ý nghĩ khi qua đèo Hải Vân), Hà Phương Mỹ (Trận đánh hôm nay; Chuyện vui sau trận đánh), Phạm Ngọc Cảnh (Bóng dáng mọi triều vua; Trên thành cổ; Trước một dòng sông đẹp);

Bình luận văn nghệ: Nhị Ca (Tưởng nhớ Bác Hồ trong những ngày đầu mới giành chính quyền); Vương Trí Nhàn (Gặp Nguyễn Trung Thành); Phạm Ngọc Cảnh (Thơ trong những ngày đại thắng);

Đọc sách: Nguyễn Lê (‘Trên vành đai Bình Đức’, ký của Võ Trần Nhã, Nxb. Giải phóng); Lê Thành Nghị (‘Kể chuyện ăn cốm giữa sân’, trường ca, Nguyễn Khắc Phục, Nxb. Văn nghệ giải phóng);

Vĩnh Nam (Thời sự văn nghệ); Vũ Chính (Từ chiến trường xưa tại Điện Biên mở rộng tầm nhìn công tác bảo tồn di tích quân sự); Vĩnh Hoàng (Theo những cánh bay);

Tháng 7:

– Ngày 5: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 27/1975 (s. 609): [14]

Truyện ngắn: Lê Minh (Biển mây), Bùi Nguyên Khiết (Bóng dáng thân yêu);

Thơ: Phạm Thị Nguyên Lý (Xuân về trên lưng núi; Giếng nước vùng cao), Lai Vu (Bài hát của người thợ xây), Trần Ngọc Tảo (Ánh lửa);

Trang thiếu nhi: thơ: Trần Nguyên Đào (Đọc sách), Hoàng Tá (Hoa gạo; Em làm giàn bầu), Phan Cung Việt (Đôi bạn chăm học), Kiều Việt Ân (Bèo dâu), Nguyễn Công Dương (Gió), Trần Mạnh Hảo (Bữa ăn của cây), truyện: Linh Hiền, HS lớp 9 (Mùa măng mọc); 

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Nhân kỷ niệm 153 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu 1.7.1822: Một tâm hồn cao thượng, một tấm gương yêu nước lớn);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Cam kết lũ Mẽo, cam cút thôi!), Ph.T. (Trong ‘thế giới tự do’: Thám hiểm);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Về một buổi sáng của năm 1919, Trung Sơn ghi); Nguyễn Trân (Ngày hội tranh, tượng của thiếu nhi thủ đô);

‘Cảm nghĩ của khán giả Sài Gòn về nghệ thuật cách mạng’: Hà Huy Hà (Nghệ thuật cách mạng làm đẹp con người và dân tộc VN anh hùng), Bút Sài Gòn (Từ món hàng nhảy múa của Mỹ-ngụy đến nghệ thuật ca múa cách mạng), Ngân Hà (Nêu cao tình nghĩa Bắc Nam ruột thịt); 

– Ngày 5: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 55:

Nghị luận: Phạm Văn Đồng (Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ cuả dân tộc), Trần Quang (Thành đạt ước ao của nhà thơ lớn);

Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc);

Truyện ngắn: Lê Văn Điệp (Tín hiệu màu xanh);

Ký: Thép Mới (Một thành phố nhìn ra phía trước, tiếp);

Thơ: Ngô Văn Phú (Tiền Giang Hậu Giang), Nguyễn Chí Hiếu (Vui từ trái tim), Tứ Sen (Gió nam), Khuất Quang Thụy (Trên cầu Đà Rằng);

Thơ về VN: Lisandro Otero, Cuba (Bác Hồ, Lê Xuân Quỳnh dịch);

Nghệ thuật: P.V. (Hội nghị lần thứ nhất ngành âm nhạc giải phóng thành công tốt đẹp); Xuân Hồng (Phấn đấu xây dựng một nền âm nhạc dân tộc, dân chủ, tiến bộ và lành mạnh để phục vụ đắc lực cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới,- báo cáo của Ban vận động thành lập Hội âm nhạc giải phóng tại Hội nghị);

– Ngày 12: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 28/1975 (s. 610): [15]

‘Hội nghị nhà văn giải phóng lần thứ nhất’: Giang Nam (Lời khai mạc), Anh Đức (Về nhiệm vụ, phương hướng và hoạt động văn học trong tình hình mới);

Bút ký: Trần Hữu Thung (Nhịp đi);

Truyện ngắn: Nguyễn Sơn Hà (Chuyện kể về một người vợ);

Thơ: Nguyễn Đức Mậu (Đường thư), Phan Quế (Tiếng tính đêm Đồng Mỏ; Hoa tên gì anh ơi), Nguyễn Thụy Kha (Mùa hè ta đi rừng), Đăng Linh (Nắm cơm trận địa), Nguyễn Xuân Phầu (Nhớ anh giữa mùa cánh kiến đỏ), Trúc Chi (Thức với người thợ đốt lò), Hải Kỳ (Đêm làng Đất, làng Nước);

Văn thơ đả kích: Hoa Vôi (Mỹ dùng va-ly đỡ đạn);

Truyện ngắn: Ban-van Gác-ghi, Ấn Độ (Cuộc chạy một trăm dặm, bản dịch);

Nghệ thuật: Lê Quốc Lộc (Một số ý kiến về sơn mài Việt Nam); Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Nơi bến cũ, Trung Sơn ghi);

– Ngày 12: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 56:

Nghị luận: Trần Quang (Văn nghệ và giáo dục);

Truyện ngắn: Đinh Quang Nhã (Đồng tro);

Ký: Thép Mới (Một thành phố nhìn ra phía trước, tiếp, hết);

Tác giả thơ VNGP: Thanh Hải (Mồ anh hoa nở; Cháu nhớ Bác Hồ; Tổ khúc mùa xuân đất Huế: 1/ Xuất quân, 2/ Vào thành phố, 3/ Những ngày lịch sử, 4/ Lời thề [1968]);

Thơ: Lý Minh Văn (Đường về Sài Gòn), Hoàng Vũ Thuật (Những người làm ra ánh sáng), Nguyễn Khắc Quán (Tiếng chim bót-boong), Minh Thùy (Bài thơ hôm nay);

Thơ về VN: M.N. Martino, Chile (Bài ca gởi Việt Nam, Bùi Hồng Hải dịch);

Nghệ thuật: P.V. (Hội nghị lần thứ nhất ngành mỹ thuật giải phóng, hội nghị đoàn kết và hành động); Huỳnh Phương Đông (Nhiệm vụ, phương hướng và hoạt động mỹ thuật trong tình hình mới,- báo cáo của Ban vận động thành lập Hội mỹ thuật giải phóng tại hội nghị); Phúc Minh (Nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch và vũ kịch Việt Nam đến với thành phố HCM.).

– Ngày 19: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 29/1975 (s. 611): [16]

Truyện ngắn: Trần Dũng (Anh Sĩ);

Phóng sự: Chu Văn Mười (Về Phục Lễ);

Thơ: Tế Hanh (Thư gửi con), Nguyễn Mạnh Cường (Đò ơi), Tường Lan (Đồng đất quê anh), Lương Xuân Đoàn (Đinh Banh và con đường rừng ấy), Xuân Hoàng (Về An Cựu), Trúc Thông (Qua bản Văn), Vân Long (Chỉ một màu lửa ấy);

Phê bình: Hoài Thanh (Nhân đọc một số bài thơ về Việt Nam và Bác Hồ của F. P. Rodriguez); Vũ Quần Phương (Đọc ‘Quê xanh’, tập thơ Nguyễn Bùi Vợi, Văn nghệ Vĩnh Phú xb.); Lê Bá Hán (Về cuốn ‘Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại’ của Hà Minh Đức, Nxb. KHXH);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Văn hóa Mẽo, văn hóa gì!), Vũ Lang (‘Tong’), A. Bu-sơ-van, Mỹ (Địa chỉ: gốc cây anh đào, Quế Sơn trích dịch);

Nghệ thuật: Phạm Thanh Tâm, họa sĩ QĐ (Chuyến đi nghìn năm có một); Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Cảnh phố Marseille, Trung Sơn ghi);

‘Cảm nghĩ của khán giả Sài Gòn về nghệ thuật cách mạng’: Bút Sài Gòn (Làm sáng danh ngành hát chèo Việt Nam), Huy Hà (Sân khấu múa rối giải thoát thiếu nhi);

– Ngày 19: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 57:

Nghị luận: Trần Quang (Văn nghệ phải hay);

Tùy bút: Chế Lan Viên (Bay theo đường dân tộc đang bay,- phát biểu tại Hội nghị lần I các nhà văn giải phóng miền Nam);

Bút ký: Trần Hoài Dương (Nguồn sáng);

Truyện ngắn: Nguyễn Trung Thành (Chiện), Đỗ Tiến Khải (Thím Tư Ngà);

Thơ: Nguyễn Khắc Thuần (Chuyện một đêm trú quân), Phan Văn Từ (Nhớ bạn), Duy Khán (Gọi đồng), Thanh Thản (Niềm vui đổi mới); 

Tác giả thơ VNGP: Viễn Phương, s. 1928 (Đám cưới giữa mùa xuân [1965]; Mắt sáng học trò [1968]; Tiếng hát dưới gầm cầu [1968]);

Thơ về VN: Bô-khin Ba-ác, Mông Cổ (Đất nước Việt Nam ở gần, Trần Lệ Thu dịch từ tiếng Nga);

Nghệ thuật: VNGP (Những bông hoa mùa đầu của ngành nhiếp ảnh giải phóng); Lâm Tấn Tài (Về bức ảnh ‘Tải đạn’ của Lê Chí Hải được Huy chương vàng cuộc thi ảnh báo chí quốc tế Praha 1970);

Tin: P.V. (Nữ văn sĩ Ba Lan Monika Warnenska đến thăm cơ quan Hội nhà văn giải phóng MNVN);

– Ngày 26: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 30/1975 (s. 612): [17]

Ký: Trần Lê Văn (Câu chuyện về một người thương binh hỏng mắt);

Truyện ngắn: Võ Huy Tâm (Nhím biển);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Trong những ngày bốc lửa,- trích ‘Khi đứa con ra đời’);

Thơ: Nguyễn Thanh Châu (Tiếng đàn mở hội; Anh về quê em miền Đông), Thi Nhị (Mùa hội cá), Đào Ngọc Hùng (Đêm nông trường), Lê Thị Mây (Hội mùa);

Phê bình: Phương Lựu (Đọc cuốn ‘Văn học giải phóng miền Nam’ của Phạm Văn Sĩ, Nxb. ĐH&THCN), Tuấn Vinh (Thêm một cây bút thợ,- đọc ‘Giới hạn của biển’, tập truyện ngắn Trần Dũng, Nxb. Lao động);

Văn thơ đả kích: Hoa Vôi (Áo chống đạn của Mỹ), A. Bu-sơ-oan, Mỹ (Tiểu phẩm: Không còn ai cười, Ph.Th. sưu tầm và dịch), Lâm Đồng (Trong ‘thế giới tự do’: Nền điện ảnh Mỹ);

Nghệ thuật: P.V. (Hội nghị lần thứ nhất ngành âm nhạc giải phóng,- trích báo ‘Sài Gòn giải phóng’ 5/7/1975); Xuân Hồng (Phấn đấu xây dựng một nền âm nhạc dân tộc, dân chủ, tiến bộ và lành mạnh để phục vụ đắc lực cho cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới,- báo cáo của Ban vận động thành lập Hội âm nhạc giải phóng tại Hội nghị); Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Trên mảnh đất phía Bắc, Trung Sơn ghi); Ngô Mạnh Lân (Phim hoạt họa trước chặng đường mới); Nguyễn Văn Thành (Một vở kịch viết về người thợ mỏ,- ‘Những người bóc đá’ của Hồng Phi);

– Ngày 26: tại Tp. HCM.: báo Văn nghệ giải phóng  s. 58:

Nghị luận: Trần Quang (Phổ cập và nâng cao);

P.V. (Lễ kỷ niệm lần thứ 14 ngày thành lập Hội văn nghệ giải phóng miền Nam VN., 20/7/1961); Lý Văn Sâm (Mười bốn tuổi Văn nghệ cách mạng miền Nam,- diễn văn tại lễ kỷ niệm);

Truyện ngắn: Nguyễn Quang Sáng (Chiếc lược ngà, [1966]);

Ký: Minh Diện (Về một khu phố nhỏ);

Thơ: Kim Đoài (Mở màn), Trường Giang (Lời chào cập bến), Phạm Ngọc Minh (Thăm miệt vườn), Lam Giang (Một góc ngoại ô);

Tác gia thơ VNGP: Thu Bồn, s. 1934 (Bài ca chim chơ-rao, trích [1964]; Gởi lòng con đến cùng cha [1969]);

Thơ về VN: Faiz Ahmad Faiz, Pakistan (Việt Nam, Việt Nam của tôi, Nguyễn Chí Thành dịch từ tiếng Bulgaria);

Nghệ thuật: P.V. (Hội nghị lần thứ nhất ngành nghệ thuật sân khấu giải phóng thành công tốt đẹp, 22-23/7/1975); Phạm Ngọc Truyền (Tình hình nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của ngành nghệ thuật sân khấu giải phóng,- báo cáo của Ban vận động thành lập Hội nghệ sĩ sân khấu giải phóng tại hội nghị); Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ (Nghệ thuật cách mạng trên các sân khấu giải phóng);

– Trong tháng 7: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 51 (tháng 7/1975):

Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng (Cuộc tổng tiến công và nối dậy đại thắng mùa xuân năm 1975);

Thơ: Giang Nam (Mẹ Củ Chi; Qua Bến Súc; Cầu trên sông), Nguyễn Bá (Màu xanh Việt Nam; Đất Viên An), Thu Hương (Đất chính là anh), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Chợt nghĩ về chiến khu xanh thẳm), Hà Linh Chi (Thành phố cửa sông mùa nước nổi), Nguyễn Đình Thi (Em gái Trường Sơn), Tế Hanh (Trở lại con sông quê hương), Pierre Gamara (Buổi chiều đầu ở Hà Nội, Tế Hanh dịch);

Ký: Ngô Quang Thiết (Cuộc tháo chạy hoảng loạn trên đường số 7), Xuân Thu (Cảnh và người Đà Lạt), Tôn Thất Tùng (Trở về quê mẹ), Lưu Trọng Lư (Đường về, theo chân pháo), Phan Tứ (Trận càn quét cuối cùng của quân ngụy ở Đà Nẵng), Thép Mới (Sài Gòn hừng đông của ngày mới), Nguyễn Văn Bổng (Vào Sài Gòn), Nguyễn Trung Thành (Từ hôm nay, từ tháng Năm lịch sử này), Thanh Vệ (Sài Gòn nỗi đau cũ, niềm vui mới), Thái Anh Cầm (Trở lại kho xăng Nhà Bè), Mạnh Hùng (Vũng Tàu, những điều chứng kiến), Minh Hương (Nhật ký Mỹ Tho), Nguyễn Linh (Giải phóng Cần Thơ), Xuân Diệu (Đi trên Rạch Rập), Mạnh Hùng, Anh Ngọc (Thăm Côn Đảo);

Ký (bản dịch): Mác-ta Rô-hát, Cuba (Cảm ơn Nam Việt Nam…), Henrie Martin, Pháp (Nước Việt Nam tự do muôn năm), Taki Okuko, Nhật (Gửi lòng ta đến Sài Gòn);

Tin phương Tây nói về cuộc tổng tiến công và nối dậy đại thắng mùa xuân năm 1975 (bản dịch): AP. 2/5/75 (Huế và Đà Nẵng), AP. 14/3 (Giết và cướp); giáo viên Lê Cầm kể, Nguyễn Xuân Soạn phóng viên TTXGP ghi (Xác người trên bãi cát); Peter Arnett (Giờ phút hấp hối của quân ngụy Sài Gòn); ‘Times’, 19/5 (Sài Gòn: một tuần lễ yên ổn dưới chủ nghĩa cộng sản); báo Anh ‘Người quan sát’ (Những ngày cuối cùng của chế độ trước ở Sài Gòn); Joel Luguern, báo Pháp L’ Unité 30/5 (Tháng Năm của Thành phố Hồ Chí Minh);

– Trong tháng 7: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 7 (tháng 7/1975):

Tùy bút: Nguyễn Trung Thành (Đà Nẵng trái tim son);

Ghi chép: Thao Trường (Từ nay tung cánh);

Bút ký: Ngô Thảo (Một ngày với đại đội 3);

Truyện ngắn: Nguyễn Trí Trung (Làng hôm nay), Nguyễn Trí Huân (Mặt cát);

‘Kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước’: Hồ Viết Đa (Chuyện gặp trong đêm);

Thơ: Trúc Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Trinh Đường (Ngày Việt Nam toàn thắng trên gò Đống Đa), Khuất Quang Thụy (Kỷ niệm một tuần trăng), Lê Thành Nghị (Nhật ký vùng ‘tam giác sắt’), Anh Ngọc (Chuyện hai người đêm vượt lộ), Lam Giang (Từ lát cuốc hôm nay; Trường mới các em), Nguyễn Thị Hồng Ngát (Những đứa trẻ chăn bò ngày trước), Thanh Thản (Anh lái trẻ ngủ trong ca-bin), Quang Chuyền (Ánh sao ‘đường cô bé’), Nguyễn Quang Tính (Lời mẹ trong đêm), Trần Mạnh Hảo (Con chim bắt tép kho cà); 

Bình luận văn nghệ: Hoàng Ngọc Trì (Thêm một bước tiến của thơ Trần Đăng Khoa); Xuân Thiều (Cuộc sống chiến đấu và những trang sách); Triệu Bôn (Sau một chuyến đi); Nguyễn Long (Đội ngũ nhiếp ảnh cả nước trong chiến dịch lịch sử 1975);

Tháng 8:

– Ngày 2: tại Hà Nội: báo Văn nghệ  s. 31/1975 (s. 613): [18]

Bút ký: Trần Hoài Dương (Nguồn sáng);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Trong những ngày bốc lửa, - trích ‘Khi đứa con ra đời’);

Truyện ngắn: Nguyễn Duy Thinh (Tầng đất quý);

Thơ: Vũ Từ Trang (Chợ miền cao), Nguyễn Cảnh Tuấn (Mùa bổ cau; Hội cày), Ngô Xuân Hội (Gió Cửa Lò), Vĩnh Quang Lê (Chuyện kể ở rừng);

Phê bình: Bàng Sỹ Nguyên (Đọc ‘Khúc hát người anh hùng’ của Trần Đăng Khoa, Nxb. Phụ nữ);

Thơ đả kích: Đặc Công (Tên Mẽo Xôn-giê-nít-xin muốn gì; Kít và C.I.A.);

Thơ: Pièrre Gamara, Pháp (Vì một bó hoa, Tế Hanh dịch);

Nghệ thuật: Hội nghị lần thứ nhất ngành mỹ thuật giải phóng (Nhiệm vụ, phương hướng và hoạt động mỹ thuật trong tình hình mới,- trích báo cáo); Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Câu chuyện về người phụ bếp ở Luân-đôn, Trung Sơn ghi); P.V. (Giới thiệu trường múa Việt Nam); Nguyễn Tích, Trần Chu Thường (Phim hoạt họa vô tuyến truyền hình); Trung Phượng (Liên hoan quốc tế phim chống phát-xít ở Volgagrad); Tuấn Khanh (Những con rối và những tên phát-xít);

 

– Ngày 2: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 59:

Nghị luận: Trần Quang (Nói thêm về phổ cập và nâng cao);

Truyện ngắn: Chu Cẩm Phong (Rét tháng giêng);

Bút ký: Ngô Văn Phú (Sức làng), Phùng Đức Thắng (Đêm trăng trên dòng kinh);

Thơ: Giang Nam (Biển miền Trung), Khuynh Diệp (Bài thơ gởi người ở lại), Lê Giang (Mặt nước), Phan Đức Chính (Chia muối);

Tác giả thơ VNGP: Nguyễn Khoa Điềm, s. 1940 (Đất ngoại ô; Con gà đất, cây kèn và khẩu súng; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ [1971]);

Thơ về VN: Barbara y Flamand, Bỉ (Những con người ánh sáng, Xuân diệu dịch);

Nghệ thuật: Trần Văn Cẩn (Nhìn lại một đoạn đường,- phát biểu tại hội nghị lần I ngành mỹ thuật giải phóng); Nguyễn Quang Lê (‘Đời cô Lựu’ của soạn giả Trần Hữu Trang trên sân khấu Tp. HCM. sau ngày giải phóng); Phùng Há, nữ nghệ sĩ (Nguyện xứng đáng là nghệ sĩ của một dân tộc anh hùng);

– Ngày 9: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 32/1975 (s. 614):

Bút ký: Bùi Nguyên Khiết (Trên đồng dứa vụ đông);

Tiểu thuyết: Nguyên Hồng (Trong những ngày bốc lửa, - trích ‘Khi đứa con ra đời’, tiếp);

Hồi ức: Ngô Thị Tuyết kể (Những giây phút thiêng liêng,- một chiến sĩ ra Bắc chữa bệnh được nhiều lần gặp Bác Hồ,  Hồng Thanh ghi);

Thơ: Mã Giang Lân (Đất bãi), Nguyễn Tuấn (Tre tuổi thơ), Hoàng Tố Nguyên (Tặng người lấn biển), Gia Ninh (Bám biển);

Phê bình: Vũ Minh Tâm (Đọc ‘Nắng ngàn’, tập thơ Triều Ân, Nxb. Văn học);

Văn thơ đả kích: Người Du Kích (Chi bằng ngậm miệng làm thinh);

Tạp văn: Stefan Prodev, Bulgaria (Tốt lắm Việt Nam! Thanh Mai dịch);

Thơ: S. Petofi, Hungary (Đi xe lửa, Vũ Tú Nam dịch);

Nghệ thuật: Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Tại nơi đặt mộ chí Các Mác và công viên Hay-đơ, Trung Sơn ghi); Nguyễn Văn Tỵ (Giữa thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm mỹ thuật chào mừng chiến thắng); Bút Sài Gòn (Xem đoàn ca múa thủ đô Hà Nội với kịch múa ‘Bà mẹ miền Nam’);

– Ngày 9: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 60:

Nghị luận: Nguyễn Khánh Toàn (Hồ Chủ tịch và văn học), Trần Quang (Phương hướng biểu diễn cải lương hiện nay), Hà Xuân Trường (Vươn lên đạt những thành tựu mới,- trích cuốn ‘Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí, trí tuệ, ánh sáng’);

Ký: Hồng Việt (Thành phố cửa biển,- về Vũng Tàu), Lê Quang Phương (Người chia cơm);

Truyện ngắn: Tô Nhuận Vỹ (Chuyến tuần tra đầu tiên);

Thơ: Song Hai (Nhớ sư đoàn), Lê Chí (Đêm Huế), Hải Lê (Đất gọi);

Tác giả thơ VNGP: Nguyễn Bá, s. 1936 (Tổ quốc gọi nơi nào tôi có mặt [1968]; Qua Đầm; Cánh buồm Phú Quốc [1964]);

Thơ về VN: I. Pruszkowski, Ba Lan (Tặng người anh em Việt Nam, Phan Minh dịch);

– Ngày 15: tại Hà Nội; tổng kết 4 năm cuộc vận động sáng tác 27/7 và phát động tiếp đợt mới. Thay mặt ban chỉ đạo cuộc vận động, nhà văn Bùi Huy Phồn đọc báo cáo tổng kết. Trong 4 năm qua, Ban chỉ đạo cuộc vận động đã nhận được 600 tác phẩm văn xuôi (trong đó có trên 30 truyện dài, tiểu thuyết), gần 3.000 tác phẩm thơ (trong đó có trên 40 trường ca, truyện thơ), trên 200 kịch bản sân khấu và kịch bản phim; các tác phẩm này đã được phổ biến tới công chúng qua sách báo và sân khấu. Các ý kiến tham luận của Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Chính Hữu, Xuân Sách, Vũ Thị Thường, Bút Ngữ… đều cho rằng cần tiếp tục phát động các đợt sáng tác về thương binh liệt sĩ. Ban vận động đã quyết định phát động đợt III, sẽ kết thúc vào ngày thương binh liệt sĩ lần thứ 30 (27/7/1977).[19]

– Ngày 15: Các tác phẩm được giải thưởng trong đợt II cuộc vận động sáng tác về ngày 27/7: Văn: giải Chính thức: 1/ Thủy chung của Dương Đình Hy; 2/ Một buổi chấm thi – Tô Hải Vân; 3/ Nắng sông Lam – Bá Dũng; 4/ Chính ủy công nghiệp – Nguyễn Mạnh Tuấn; 5/ Hai em bé và chú thương binh – Vũ Thị Thường; 6/ Vụ đông – Bút Ngữ; giải Khuyến khích: 1/ Đường chân trời  của Đắc Trung; 2/ Chỗ đứng là đây – Mai An; 3/ Anh em rể –  Minh Phương; 4/ Về núi – Lê Văn Duy; Khuyến khích về thể loại: 5 tập Những người con trung hiếu, và tập Vào trận mới  của Nxb. Phổ thông. Thơ: giải Chính thức: 1/ Khúc hát người anh hùng  của Trần Đăng Khoa; giải Khuyến khích: 1/ Hoa lá móng – Ngô Văn Phú; 2/ Hàng cây – Thái Giang; 3/ Ở nhà một liệt sĩ – Nguyễn Hoàng Sơn; 4/ Màu áo –  Vũ Thành Chung; 5/ Tình yêu vẫn là mới – Nguyễn Bùi Vợi; 6/ Đưa anh về trạm – Cảnh Trà; 7/ Nỗi nhớ – Đặng Hữu Ngoãn; 8/ Những bài toán – Nguyễn Hữu Phách; 9/ Đại đội phó của tôi – Lương Xuân Đoàn; 10/ Dấu chân cô gái ấy – Dương Thu Hương; 11/ Cây sáo trúc – Định Hải; 12/ Bông hoa – Trần Nguyên Đào; Khuyến khích thể loại: 1/ Trọn nghĩa trọn tình, diễn ca Cao Viết Tuân; 2/ Món quà nhỏ, hoạt cảnh thơ Quản Tập; 3/ Tập thơ của Hội phụ lão Hải Hưng.

Kịch bản điện ảnh và sân khấu: giải Chính thức: 1/ Ngoài giới hạn  của Vương Lan; 2/ Cánh bèo – Thanh Đạm; 3/ Đất quê hương  – Bùi Minh Đức; giải Khuyến khích: 1/ Trận tuyến mới – Trần Quốc Khải; 2/ Dải than chìm  Phương Văn; 3/ Hương ngâu – Nguyễn Đức Thuyết; 4/ Sau những lớp sơn – Ngọc Thạc; 5/ Dàn trầu chung thủy – Hoàng Nam; 6/ Cái gốc –  Bùi Tiến; 7/ Thước đo người thợ – Mỵ Lan; Khuyến khích thể loại: 1/ Trận tuyến mới, kịch bản phim tài liệu Ba Kỳ; 2/ Tấm lòng hậu phương, kịch bản phim tài liệu  Vũ Lê Mai.[20]

– Ngày 16: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 33/1975 (s. 615):

Bút ký: Lữ Huy Nguyên (Về Tân Trào);

Phóng sự: Phượng Vũ (Chuyện làng Ngái);

Ký: Ngô Ngọc Bội (Chuyện nuôi gà);

Truyện: Trần Chí Thọ (Câu chuyện trước lúc rạng đông);

Thơ: Đỗ Thịnh (Trở lại Tân Trào), Nguyễn Xuân Sanh (Mênh mông tiếng hát, màu xanh), Nguyễn Hồng Hà (Anh bộ đội và đứa con; Bài thơ viết ở nhà mình);

Thơ: Dos Santos, Mozambique (Xa-gan-na đứa con nghèo khổ; Giấc mơ của bà mẹ đen, Hoàng Trung Thông dịch);

Nghệ thuật: Phạm Ngọc Truyền (Tình hình nhiệm vụ và phương hướng hoạt động,- Báo cáo của Ban vận động thành lập Hội nghệ sĩ sân khấu giải phóng tại hội nghị lần 1 ngành nghệ thuât sân khấu giải phóng, Tp. HCM, 22-23/7/1975); Kỳ Nam kể (Đi làm phim về những ngày Bác Hồ ở Tây Âu: Sương mù và món xúp đỗ ca-sô-la ở Milano, Trung Sơn ghi);

“15 năm Điện ảnh QĐ” (tháng 8/1960 – th. 8/1975): Trích sổ tay (Chiếc máy quay phim làm vũ khí); Đinh Lang (Bác Hồ xem phim ‘Dưới cờ quyết thắng’); Trần Nhật Hà (Theo một mũi quân tiến vào Sài Gòn);

– Ngày 16: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 61:

Phạm Văn Đồng (Con người cuả Bác, đời sống của Bác,- trích bài nói, 1970);

Thơ Hồ Chí Minh (Tặng toàn quyền Đờ-cu [1942]; Đi thuyền trên sông Đáy [1949]; Tặng các cụ phụ lão [1960]; Ngắm Thiên San [1959]; Không đề [1968]; Khen 11 cháu dân quân gái Huế [1968]);

Truyện ngắn: Dương Thị Minh Hương (Hoa rừng);

Bút ký: Vũ Quần Phương (Tâm tình dọc đất nước); Huỳnh Minh Nhật (Một góc đồng bằng sông Hậu);

Thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Trước một dòng sông đẹp), Trang Nghị (Tâm sự Sài Gòn), Lê Điệp (Màu vàng bông điên điển), Nguyễn Lượng (Em gái Khu Lê);

Tác giả thơ VNGP: Hưởng Triều (Đường về Tân Phú [1944]; Gởi Hà Nội [1972]; Làm thơ [1973]; Trả em Bù Đốp [1973]);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Hạnh (Hình ảnh Bác Hồ qua các chặng đường thơ của Tố Hữu);

Thơ về VN: Kơ-li-to Phun-đô, Albania (Bài thơ ca ngợi Việt Nam, Huỳnh Huy Phượng dịch);

Tin: P.V. (Nhà văn Pierre Gamara đến thăm cơ quan Hội nhà văn giải phóng miền Nam VN);

– Ngày 23: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 34&35 /1975 (s. 616&617) kỷ niệm 30 năm Quốc khánh nước VNDCCH:

Xã luận: Văn nghệ (Phấn khởi và tự hào bước vào giai đoạn mới của cách mạng);

Nghị luận: Tú Mỡ (Mừng nước VNDCCH 30 tuổi), nữ nghệ sĩ Kim Cương, Sài Gòn (Nghệ thuật và người nghệ sĩ được hoàn toàn giải phóng), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trị Thiên-Huế (Tổ quốc ta là vĩnh viễn, Đảng ta là vô địch), Phan Tứ (Quãng đời theo Đảng), Hoàng Trọng Miên, Sài Gòn (Vui sướng và tự hào);  

Truyện ngắn: Nguyễn Thị Ngọc Tú (Phù sa trẻ), Nguyễn Hoàng Huy (Khoảng trời);

Bút ký: Quang Dũng (Nước non Cao Bằng), Nguyễn Văn Bổng (Đà Lạt sương tan), Nguyễn Xuân Phầu (Người quê Bác);

Thơ: Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ; Sông núi), Xuân Diệu (Hương bắp ở Tuyên Đức), Huy Cận (Những ngày tháng Tám,- thơ-hồi ký), Thanh Hải (Mùa thu về ở Huế), Giang Nam (Trên chuyến bay rời Hà Nội), Tế Hanh (Hoa trái quê hương: 1/ Vườn Lái Thiêu, 2/ Hoa Đà Lạt, 3/ Mai nở hai lần), Sóng Hồng (Sài Gòn giải phóng; Trận Đà Nẵng), Xuân Thủy (Huế; Nguyễn Trung Kiên);

Sổ tay người yêu thơ: (‘Pắc Bó hùng vĩ’ của Hồ Chí Minh); 

Tiểu luận: Trần Hữu Tá (Nhìn lại một chặng đường tranh đấu,- 20 năm phát triển của văn nghệ yêu nước và tiến bộ vùng thành thị miền Nam); Phan Cự Đệ (30 năm đấy tranh cách mạng, 30 năm được mùa văn xuôi);

Văn: Pièrre Gamara, Pháp (Hạt muối của nhân dân, bản dịch);

Nghệ thuật: Ng. (Gặp gỡ một số nhà mỹ thuật VN: Nguyễn Đỗ Cung, Lê Thị Lựu); Trung Sơn (Bộ phim tài liệu lịch sử ‘Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh’); Hồi ức: Phạm Văn Khoa (Chúng tôi làm lễ đài ngày 2/9/1945); Nguyễn Văn Thương (Ngành quân nhạc 30 năm qua); Hoài Anh (Ba mươi năm ấy…,- hỏi chuyện nghệ sĩ Tám Danh, Ái Liên, Hoa Tâm);

– Ngày 23: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 62:

Nghị luận: Trần Quang (Trở lại vấn đề văn nghệ phục vụ quần chúng);

’30 năm văn học cách mạng VN’: thơ Tố Hữu (Ta đi tới [1954]), truyện Nam Cao (Đôi mắt, [1948]);

Tác giả thơ VNGP: Dương Hương Ly (Bài thơ về hạnh phúc [1969]; Đất quê ta mênh mông [19…]; Giấc ngủ của nàng tiên dũng sĩ [19…]);

Phóng sự: Phạm Hổ (Cách xa và gặp lại);

Thơ: Nguyễn Thái Sơn (Suy nghĩ sau giờ chiến thắng), Vũ Ân Thy (Trong thị xã Cà Mau);

Tiểu luận: Vũ Hạnh (Mấy suy nghĩ về văn học yêu nước và tiến bộ trong lòng thành thị miền Nam trước đây);

Thơ về VN: N. Kunaev, LX. (Con người bất chấp thời gian, Thúy Toàn dịch);

Nghệ thuật: VNGP (Chào đón tháng liên hoan phim Việt Nam);

– Ngày 30: tại Tp. HCM.: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 63:

Nghị luận: Trần Quang (Niềm tự hào của nền văn nghệ tròn 30 tuổi cách mạng), Vũ Khiêu (Ba mươi năm giải phóng vĩ đại của con người và nghệ thuật);

’30 năm văn học cách mạng VN’: ĐLĐVN (Trích văn kiện Đảng về văn học nghệ thuật); truyện ngắn Kim Lân (Vợ nhặt [1957]); thơ Tố Hữu (Bầm ơi [1948]), Chế Lan Viên (Người đi tìm hình của Nước [1960]), Nguyễn Đình Thi (Đất nước [1948-55]), Hồng Nguyên (Nhớ [1948]);

Truyện ngắn: Nguyễn Thi (Chuyện xóm tôi), Nguyễn Ngọc Hiến (Chuyện ở một trạm giao bưu hỏa tốc);

Thơ: Nguyễn Thành Vân (Phía ấy mặt trời lên), Nguyễn Chí Hiếu (Tiếng sóng đất), Diệp Minh Tuyền (Qua thị xã Bà Rịa), Chim Trắng (Nói với Sài Gòn);

Thơ về VN: Mê-néc-cơ-lau Lu-đê-mit, Hy Lạp (Tạm biệt Việt Nam, Phan Văn Các dịch từ tiếng Anh);

‘Cuộc sống và tác phẩm’ (tiểu luận): Trần Hướng Nam, nhà văn QĐ (Nguồn cảm hứng vô tận của sáng tác văn học); Phạm Thiều (Hãy truyền hào khí của ông cha vào thơ ca, truyện ký); Nguyễn Trung Thành (Hãy làm hiện rõ hơn nữa khuôn mặt thân yêu và tráng lệ của con người Việt Nam trên trang sáng tác); Thái Hà, họa sĩ (Say mê đi vào cuộc sống để ghi chép cuộc sống); Nguyễn Đồng Nai, nhạc sĩ (Phấn đấu xây dựng một nền âm nhạc dân tộc và hiện đại); Viễn Phương (Ngòi bút của tôi được tự do ca ngợi đất nước anh hùng); Sơn Nam (Tôi ước mơ làm một người lao động chân chính);

– Trong tháng 8: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 52 (tháng 8/1975): Chuyên đề Thơ Việt Nam 1945-1975 (tuyển): Hồ Chí Minh (Cảnh rừng Việt Bắc; Cảnh khuya; Nguyên tiêu; Báo tiệp; Đối nguyệt; Đăng sơn); Sóng Hồng (Đi họp); Lê Đức Thọ (Lời Anh dặn); Xuân Thủy (Huế); Tố Hữu (Việt Bắc; Theo chân Bác); Võ Liêm Sơn (Tặng chiến sĩ sông Lô); Vân Đài (Ngày về); Nguyễn Bính (Chiều thu); Thâm Tâm (Chiều mưa đường số 5); Huy Cận (Trò chuyện với Kim tự tháp); Xuân Diệu (Anh địa chất và những triệu năm); Khương Hữu Dụng (Quê ong); Xích Điểu (Ngụ ngôn lộn ngược); Tế Hanh (Những câu hỏi dưới đất); Nguyên Hồng (Cửu Long giang ta ơi); Huyền Kiêu (Hoàng Liên Sơn); Phạm Văn Ký (Đường về nước); Yến Lan (Uống rượu với bạn đồng hương); Vũ Đình Liên (Mắt tôi); Tú Mỡ (Thập thò mà lo chẳng chết); Đồ Phồn (Dạ thưa anh); Hằng Phương (Thăm lăng Ngô Quyền); Nguyễn Xuân Sanh (Buổi sáng); Thanh Tịnh (Trăm năm nhớ một chuyến đò); Nguyễn Đình Thi (Chị huyện ủy đến thăm sân bay); Anh Thơ (Phép thiêng); Trần Huyền Trân (Mây); Chế Lan Viên (Làm Hamlet ở Việt Nam); Lưu Trọng Lư (Bạn đồng hành); [21]  Nguyễn Đình (Ký giả đi ăn mày); Hoàng Tố Nguyên (Mảnh vườn quê ngoại); Vũ Cao (Bóng hai người); Hoàng Minh Châu (Khói lam chiều); Nông Quốc Chấn (Xem quan đi kinh lý); Lưu Trùng Dương (Mây biên giới); Bàn Tài Đoàn (Gương mặt cuộc đời); Trinh Đường (Núi Ngọc); Bảo Định Giang (Tình Tháp Mười); Xuân Hoàng (Về làng); Phạm Hổ (Những ngọn cây cao); Minh Huệ (Tự hào); Chính Hữu (Thư nhà); Cẩm Lai (Gương nhỏ); Nguyễn Viết Lãm (Tiễn con chuyến cuối); Phạm Lượng (Không chết); Vĩnh Mai (Theo lời Bác gọi); Xuân Miễn (Em cực lắm anh ơi); Bàng Sĩ Nguyên (Khuổi Sao); Hải Như (Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi); Gia Ninh (Tiếng chim xuân trên biên giới); Võ Quảng (Ngàn sao); Đào Xuân Quý (Buổi sáng trong làng Mèo); Thợ Rèn (Cái cổng thần kỳ); Hoàng Trung Thông (Chợ Cô Sầu); Trần Hữu Thung (Tiếng hát thì thầm); Nguyễn Hải Trừng (Về thăm quê Bác); Trần Lê Văn (Từ góc ao làng); Lê Anh Xuân (Trở về quê nội); Nguyễn Bá (Đất Viên An); Thu Bồn (Bài ca chim Chơ Rao); Nguyễn Khoa Điềm (Mẹ ra trận có gì); Thanh Hải (Cháu nhớ Bác Hồ); Hải Lê (Anh vẫn cứ muốn nhắc em); Dương Hương Ly (Bài thơ về hạnh phúc); Hà Phương Mỹ (Dốc Cọp); Giang Nam (Nghe em vào đại học); Viễn Phương (Tiếng hát dưới gầm cầu); Thanh Thảo (Những dấu chân qua trảng cỏ); Hưởng Triều (Trong tổng tấn công đọc Lục Vân Tiên); Diệp Minh Tuyền (Gia tài chiến sĩ); Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tôi đi trên những con đường cũ); Nguyễn Thành Vân (Về làng); Khuyết danh (Trại 2 thăm trại 1); Kim Hùng (Người hành khất nhỏ cao nguyên); Tạ Hoàng Liên (Chiều vĩnh biệt người đồng chí); Nguyễn Dân Trung (Tiếng thét hờn căm từ địa ngục chín hầm); Hoàng Nhuận Cầm (Anh bộ đội và tiếng nhạc la); Phạm Tiến Duật (Đi trong rừng); Nguyễn Duy (Hơi ấm ổ rơm); Lê Điệp (Vác gạo qua dốc Khỉ); Yên Đức (Thung lũng than); Thái Giang (Sóng đất); Trường Giang (Ngược sông Đà); Trần Nhật Lam (Về một chiếc gương); Mã Giang Lân (Trụ cầu Hàm Rồng); Chử Văn Long (Cây thông); Nguyễn Đức Mậu (Đôi mắt); Anh Ngọc (Cây xấu hổ); Văn Thảo Nguyên (Con đê làng); Lâm Huy Nhuận (Thung lũng tiếng chim); Ngô Văn Phú (Làng cọ); Vũ Quần Phương (Từ biệt vùng quê sơ tán); Bế Kiến Quốc (Những dòng sông); Nguyễn Xuân Thâm (Chiến hạm không bao giờ đắm); Vũ Duy Thông (Bè xuôi sông La); Trần Nhật Thu (Một đêm ở làng biển); Cảnh Trà (Tất cả như là trong báo yên); Vương Trọng (Bài thơ nằm võng); Võ Văn Trực (Máy cày về trên vùng chiêm trũng); Bằng Việt (Nhớ về một dải chiến trường); Lưu Quang Vũ (Phố huyện); Tạ Vũ (Hàm Rồng); Trần Thị Việt Anh (Đêm thời chiến); Thúy Bắc (Mỗi bận ra đi); Lâm Thị Mỹ Dạ (Anh đừng khen em); Lê Giang, Nam Bộ (Trong mỗi chiếc bồng); Trần Thị Mỹ Hạnh (Tổ làm đường dưới núi Ngọc Mỹ Nhân); Dương Thu Hương (Những người bám trụ); Hoàng Thị Minh Khanh (Nhớ); Lý Phương Liên (Ca bình minh); Nguyễn Thị Hồng Ngát (Theo anh vào Trường Sơn); Phan Thị Thanh Nhàn (Xóm đê); Ý Nhi (Mưa dạo tháng Mười); Xuân Quỳnh (Tuổi thơ của con); Vương Anh (Tình còn tình chiêng); Triều Ân (Quê ta anh biết chăng); Prékimalamak (Thanh đoản kiếm lưu truyền); Vương Trung (Ing Éng); Trần Đăng Khoa (Hương nhãn); Cẩm Thơ (Tía em); Bổ sung chuyên đề thơ: Lưu Trọng Lư (Bạn đồng hành);

– Trong tháng 8: Tạp chí Văn học  s. 4 (tháng 7&8/1975) (s. 154):

Mai Hương (Ý kiến của Tố Hữu về thơ);

Đặng Quốc Nhật (Qua những bài thơ viết trên lá vàng và giấy vụn);

Lại Nguyên Ân (Mấy suy nghĩ về thể loại trường ca);

Vân Thanh (Võ Quảng, nhà văn quen biết của tuổi nhỏ);

Nguyễn Ngọc Thiện (Hữu Mai và tiểu thuyết ‘Vùng trời’);

Trần Đức Các (Về những hình thức sinh hoạt ca dao của bộ đội trong cuộc sống mới);

Phan Đăng Nhật (Những vết tích của ‘Vần và khụ Cún’ tìm thấy ở Cao Phong, Hòa Bình);

Ninh Viết Giao, Phương Tri (Về một cuốn ‘Truyện Thị Kính’ phát hiện được ở Nghệ An);

Trần Nghĩa (Một số tác phẩm mới phát hiện có liên quan đến dòng văn học viết bằng chữ Hán của người Việt thời Bắc thuộc);

Thanh Xuân (Vài ý kiến nhỏ về bản phiên âm ‘Hồng Đức quốc âm thi tập’);

Băng Thanh (Một bản dịch ‘Tỳ bà hành’ mới tìm được);

Hoàng Hựu (Góp thêm một vài điểm về Nguyễn Trung Ngạn và ‘Giới Hiên thi tập’);

Phạm Thị Tú (‘Đăng khoa lục sưu giảng’ và việc ghi nhận Ngô Thì Nhậm là tác giả ‘Hoàng Lê nhất thống chí’);

Triêu Dương (Con người Việt Nam qua thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX);

Trọng Đức (Hình ảnh công xã Paris qua tiểu thuyết ‘Người khởi nghĩa’);

Trao đổi ý kiến: Trần Yên Hưng (Hình tượng ‘non nước’ trong thơ ca Việt Nam và cách hiểu bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà);

Đọc sách: Đặng Văn Lung (Về cuốn ‘Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam’); Trần Lê Sáng (‘Thơ văn trào phúng Việt Nam’);

– Trong tháng 8: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 8 (tháng 8/1975):

Ký: Dương Duy Ngữ (Cửa mở cuối cùng), Hải Hồ (Bình minh Sài Gòn);

Truyện ký: Hồ Phương (Những nụ cười tươi cho Huế);

Truyện ngắn: Đắc Trung (Anh lính lái xe và cô gái làm đường), Nguyễn Kiên (Khuôn mặt), Trần Ninh Hồ (Bạn chiến đấu);

Thơ: Phạm Khoa Văn (Đêm thắp lửa), Lê Điệp (Về giữa Sài Gòn giải phóng), Lâm Huy Nhuận (Xem phim thời sự), Vương Trọng (Lá cờ và người chiến sĩ; Bảy ngã tư rẽ trái), Vinh Nguyễn (Ghi ở con tàu mang tên Bác), Nguyễn Thành Vân (Đoàn xe đi), Thu Bồn (Cô gái may cờ; Chào ngôi sao biển);

Bình luận văn nghệ: Lê Đình Kỵ (Cách mạng kháng chiến với thơ ca buổi đầu); Ngô Thảo (‘Sao mai’ và một số vấn đề tiểu thuyết); S. Smirnov (Ba giai đoạn làm việc của một người viết ký sự); Quang Vũ (Trở lại những ngày làm phim ‘Dưới cờ quyết thắng’); L. Ô. A. (Xưởng phim quân đội chặng đường 15 năm); Vương Trí Nhàn (Chúng tôi hoạt động văn nghệ ở Côn Đào);

Tháng 9:

– Ngày 6: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 36/1975 (s. 618):

Nghị luận: Lê Duẩn (Diễn văn khánh thành lăng Hồ Chí Minh, 29/8/1975);

Kỷ niệm công an nhân dân với Bác Hồ: Vương Văn Long kể (Chặng đường bên Bác, Trương Thi ghi), Phan Văn Xoài kể (‘Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ chung’, Phan Thẩm ghi);

Ký: Thu Lê, Việt kiều ở Pháp (Ba mươi năm nhớ Bác); Nguyễn Văn Bổng (Phan Rang rực nắng);

Thơ: Tố Hữu (Vui thế hôm nay), Vĩnh Mai (Đêm hội hoa đăng), Huyền Kiêu (Thu Pắc Bó; Suối Lênin; Sáo gốc trúc), Nguyễn Viết Lãm (Đêm thơ trên vườn hoa Nguyễn Du);

Tiểu luận: Vũ Ngọc Phan (Ba mươi năm sưu tập nghiên cứu văn nghệ dân gian),

Hà Minh Đức (Lòng biết ơn sâu sắc);

Nghệ thuật: Vương Quốc Mỹ, PTs. kiến trúc (Lăng Hồ Chủ tịch); Cao Nhị (‘Đường chúng ta đi’,- hỏi chuyện Huy Du); M. H. (Nữ họa sĩ Trần Liên Hằng; Họa sĩ Nguyễn Thụ);

– Ngày 6: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 64:

Thơ: Hưởng Triều (Cả nước lại gặp Người);

Ký: Xuân Tửu (Thăm nơi Bác Hồ dạy học);

Hải Cúc ghi (Vài mẩu chuyện về sinh hoạt của Bác Hồ);

’30 năm văn học cách mạng’: ký Trần Đăng (Một lần tới thủ đô  [1946]), thơ Tế Hanh (Nhớ con sông quê hương [1956]);

Tác giả thơ VNGP: Vũ Ngàn Chi [Phạm Ngọc Cảnh], s. 1934 (Đêm Quảng Trị [1967]; Con nghê đá và tiếng trống [1971]; Sông Pơ-Lin rất xanh [1970]);

Truyện ngắn: Thanh Giang (Con những người đi xa);

Bút ký: Xuân Diệu (Qua một cuộc gieo trồng 30 năm, trái độc lập thống nhất mới chín trên cây);

Thơ: Lê Văn Vọng (Nỗi lòng chính ủy), Lê Hà (Ông cháu và cánh hồng), Trần Mạnh Hảo (Trong tiếng kêu chim sẻ), Khuất Quang Thụy (Kỷ niệm mùa mưa);

Thơ về VN: Elvio Romero, Paraguay (Ca khúc);

Nghệ thuật: Trần Hải (Hai bộ phim quý chiếu trong dịp 2/9: ‘Ngày độc lập 2/9’ và ‘Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh’);

– Ngày 12: tại Tp.HCM., đường Xô viết Nghệ Tĩnh, rạp Olympic, gần 1.000 văn nghệ sĩ họp mit-tinh hưởng ứng chủ trương của Chính phủ CMLT CHMNVN bài trừ tư sản mại bản, nhiều văn nghệ sĩ lên tiếng tố cáo tư sản mại bản câu kết Mỹ-ngụy gieo rắc đau thương cho đồng bào, bày tỏ quyết tâm cùng toàn dân bài trừ tư sản mại bản; cuộc mit-tinh thông qua tuyên bố ủng hộ chủ trương của chính phủ CMLT CHMNVN bài trừ tư sản mại bản. [22]

– Ngày 13: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 37 /1975 (s. 619):

Tường thuật: P.V. (Cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa,- đoàn văn sĩ trí thức miền Nam thăm miền Bắc);

Truyện ngắn: Nguyễn Quang Thân (En-xi);

Ký: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Ánh sáng Ba Đình); Thanh Nghị (Trận B.52 đầu tiên: cung cách mình đánh Mỹ);

Thơ: Vĩnh Quang Lê (Chuyện làng trinh sát; Bà; Hội lúa), Vương Linh (Suy nghĩ về một khoảnh ruộng đang cày), Hà Phương (Ở vùng ven), Á Nam Trần Tuấn Khải (Mừng anh Khóa về);

Sổ tay người yêu thơ: Nguyễn Đức Quyền (‘Đêm nay Bác không ngủ’ của Minh Huệ);

Tiểu luận: Hà Minh Đức (Thơ ca những năm đầu Cách mạng tháng Tám);

Văn thơ đả kích: Sĩ Hồ (Nhận mề-đay), N.V. (Trong ‘thế giới tự do’: Bí quyết của một ‘nhà văn’ ăn khách);

Nghệ thuật: Sỹ Ngọc (1945-1975: Một chặng đường đi của nghệ thuật tạo hình Việt Nam); P.V. (Tấm lòng của điện ảnh Cuba với VN,- các bộ phim tư liệu ’79 mùa xuân’, ‘Việt Nam tháng tư trong năm Ất Mão’); Ngô Đức Mậu, Nguyễn Huy Hoàng (Nghệ thuật nhiếp ảnh 30 năm qua);

– Ngày 13: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 65:

Lãnh đạo Đảng nói về văn hóa văn nghệ (trích lời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu);

Thơ: Tố Hữu (Vui thế hôm nay);

Nghị luận: Trần Quang (Văn nghệ và thời sự);

Ký: Nguyễn Tuân (Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào);

Truyện ngắn: Thái Vượng (Vợ chồng Tư Đùm);

Thơ: Xuân Hoàng (Bài thơ Đà Lạt), Phan Văn Từ (Ý nghĩ đến bên sông Sài Gòn), Hoàng Vũ Thuật (Trở lại một dòng sông);

Tác giả thơ VNGP: Lê Chí s. 1938 (Cô phó chủ tịch ủy ban giải phóng [1968]; Về thăm Phụ Tử [1970]; Gác đêm [1972]);

Thơ về VN: Leon Pasternak, Ba Lan (Việt Nam kêu gọi tôi, bản dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Trần Dương (Tiếng hát quần chúng TP.HCM giữa những ngày hội lớn); Nguyễn Văn Mười (Phòng tranh cổ động đầu tiên của anh chị em họa sĩ hai miền Nam Bắc tại TP.HCM)

– Ngày 20: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 38 /1975 (s. 620):

Tôn Đức Thắng (Thư gửi thiếu nhi nhân tết trung thu 1975);

Hồ Chí Minh (Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, tháng 9/1945; Nói chuyện với thiếu nhi đêm trung thu 1945);

Tường thuật: P.V. (Những ngày sống bên nhau,- gặp gỡ văn nghệ sĩ Nam Bắc tại Hội LHVHNTVN ở Hà Nội);

Hồi ức: Ngô Huy Giao (Nhớ lại trung thu độc lập đầu tiên);

Phóng sự: Phạm Hổ (Tấm ảnh của người cha);

Truyện: Nguyễn Quỳnh (Đàn cuốc), Tạ Nguyên Thọ (Trang vở đầu tiên), Trần Hoài Dương (Quê gần quê xa), Lê Minh Hồng, HS lớp 9 (Vòng tròn lượng giác), Wolf Brennecke, CHDC Đức (Những người vô hình tốt bụng, Minh Đăng Khánh dịch);

Thơ: Thanh Hào (Tiếng trống trung thu), Định Hải (Rủ nhau), Hằng Phương (Tấm lòng thiếu nhi đối với Bác Hồ), Nguyễn Đức Bảo (Máy khâu), Xuân Quỳnh (Cái ngoan của Mí), Vũ Ngọc Bình (Mưa; Cây sấu), Trần Mạnh Hảo (Hoa vừa đi vừa nở; Cây bưởi); Vàng Anh, 6 tuổi rưỡi (Mưa; Tàu điện; Mèo con), Nguyến Thị Thanh Tâm, 7 tuổi (Thư chú; Cây dọc dáy; Cô thợ quét vôi);

Tiểu luận: Vũ Ngọc Bình (Nhìn qua 30 năm văn học thiếu nhi);

Nghệ thuật: Trần Ngọc Thanh (Viết kịch bản phim hoạt họa); Xuân Đào (Câu chuyện về xiếc); Nguyễn Trung (Câu chuyện về những hộp phim xinh xắn,- về phim đèn chiếu);

– Ngày 20: tại Tp.HCM: báo Văn nghệ giải phóng  s. 66:

Hồ Chí Minh (Thư trung thu 1952);

Nghị luận: Trần Quang (Chất lượng mới của cuộc sống, chất lượng mới của văn nghệ);

Hội VNGP Tp. HCM (Tuyên bố về việc bài trừ bọn tư sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường);

Ký: Phạm Tường Hạnh (Mùa thu rồi ngày 23 năm ấy…);

Truyện ngắn: Nguyễn Khắc Viện (Bé Trâu đanh Cọp), Trần Ninh Hồ (Trên thành phố của tuổi thơ);

Thơ: Thanh Thản (Chiến công của bé), Lam Giang (Bài hát của em), Xuân Quỳnh (Lời ru trên mặt đất), Yên Lữ (Hãy dậy thật sớm);

Thơ của tuổi thơ: Trần Đăng Khoa (Đám ma bác giun [1967, 9 tuổi]; Trăng ơi từ đâu đến [1968, 10 tuổi), Cẩm Thơ (Chú giải phóng quân của em [1968, 9 tuổi]; Tiếng đàn bầu và đêm trăng [1972, 14 tuổi]); Chu Hồng Quý, 14 tuổi (Mặt trăng 16 với đàn rô ron);

Tiểu luận: Nguyễn Quang Lê (Một số suy nghĩ về văn học dành cho thiếu nhi ở các thành thị miền Nam trước ngày giải phóng), Vũ Ngọc Bình (‘Đất trời sáng lắm hôm nay’,- về thế giới thơ của các em);

Thơ về VN: Carlos Augussto Leon, Venezuela (Một em bé của Việt Nam);

– Ngày 26: tại Hà Nội, kết thúc cuộc thi truyện ngắn 1974-75 của tuần báo Văn nghệ. Từ 1/1/1974 đến 19/5/1975 đã nhận  được 930 truyện của 792 tác giả tham dự. Ban sơ khảo đã chọn đăng 43 truyện trên tuần báo Văn nghệ. Ban chung khảo đã chọn 13 truyện để tặng thưởng. Giải Nhất: 1/ Tốc độ của Lưu Nghiệp Quỳnh; 2/ Chuyện thường gặp ‒ Nguyễn Thị Tĩnh; 3/ Trên vành chảo Điện Biên ‒ Đặng Quang Tình; Giải Nhì: 1/ Những tia hồ quang êm dịu ‒ Trần Tự; 2/ Đêm ấy vùng than ai thức ‒ Lý Biên Cương; 3/ Ngôi nhà đang lên tầng ‒ Nhật Tuấn; Giải Ba: 1/ Độ lún ‒ Nguyễn Đức Huệ; 2/ Chuyện ở vùng giáp ranh ‒ Vũ Cao Phan; 3/ Ông giám độc mới được đề bạt ‒ Trần Hiệp; Giải Khuyến khích: 1/ Chúng tôi ‒ Đặng Văn Xương; 2/ Giấc trở ‒ Nguyễn Xuân Phầu; 3/ Chuyện ông Thầm ‒ Đỗ Vĩnh Bảo; 4/ Bông hoa phấn trắng ‒ Lê Phương Liên.[23]

– Ngày 27: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 39 /1975 (s. 621):

Ký: Monika Warnenska (Bắc-Nam một nhà, Ninh Văn Hợp dịch);

Truyện ngắn: Nguyễn Tố Hiệu (Ánh trăng đầu tháng), Thế Nguyên (Tiết học đầu tiên);

Bút ký: Trần Lê Văn (Trồng cây quanh lăng Bác), Trần Thùy Mai, SV Huế (Ngày hội), Mai Văn Tạo (Cà Mau, quê hương cây đước cây tràm);

Thơ: Nguyễn Xuân Sanh (Cheo leo trong mây), Bế Kiến Quốc (Tâm tình tháng bảy; Thủy điện), Ánh Hồng (Đêm ngủ ở nhà mẹ Thái Văn A), Lê Giang (Mặt nước; Sa mưa), Trần Văn Tuấn (Ở vùng giải phóng ban ngày; Chuyện một cây vú sữa), Anh Động (Muỗi);

Tiểu luận: Vũ Hạnh (Mấy suy nghĩ về văn học yêu nước và tiến bộ trong lòng thành thị miền Nam trước đây);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Pho đi vận động tuyển cử), Hà Nhân (Trong ‘thế giới tự do’: Nạn ô nhiễm và các ông chủ công ty);

Hồi ức: Bùi Đình Hạc (Được gặp Bác);

Nghệ thuật: Trần Thức (Triển lãm nghệ thuật tạo hình Việt Nam tại thành phố Huế); Thế Lữ (Niềm lạc quan và bước tiến của sân khấu chúng ta);

– Ngày 27: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 67:

Tùy bút: Trần Quang (Từ thuở vác tầm vông giữ cõi…);

Nghị luận: Trần Văn Giàu (Nguyễn Trãi, một chính khách vĩ đại, một văn hào xuất sắc, một nhà tư tưởng uyên thâm);

Tác giả thơ VNGP: Nguyễn Thành Vân [Nguyễn Trọng Oánh], s. 1929 (Chiều liên hoan [1967]; Buổi chiều trên đỉnh Trường Sơn; Ra quân trên chiến trường miền Đông [1969]);

Truyện ngắn: Nguyễn Thị Việt (Lọn tóc mai);

Thơ: Lê Điệp (Hãy trả về ta giá những giọt mồ hôi), Vũ Ân Thy (Hành khúc đoàn biểu tình nhân dân), Vũ Quần Phương (Trước bản đồ tổ quốc);

Tiểu luận: Phan Tứ (Mấy ý kiến về tiểu thuyết cách mạng miền Nam);

Bút ký: Maxim Gorki (Một trong những ông vua của nước cộng hòa [1906], bản dịch);

Thơ về VN: E. Evtushenko (Cái nghèo kiêu hãnh, bản dịch);

Nghệ thuật: Phùng Đức (Mùa thu và tiếng hát của thế hệ măng non đất nước);

– Ngày 27: tại Huế, lễ ra mắt Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế; nhạc sĩ Trần Hoàn khai mạc, nhà thơ Thanh Hải báo cáo về việc thành lập Ban vận động, phó bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch UBNDCM tỉnh nói về đường lối văn nghệ của Đảng, nhắc văn nghệ sĩ học tập và rèn luyện trong tình hình mới; họa sĩ Phạm Đăng Trí, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhiều văn nghệ sĩ khác phát biểu hoan nghênh việc thành lập Ban vận động; Ban này gồm 19 người do Trần Hoàn là chủ tịch, Thanh Hải là tổng thư ký, trong số các ủy viên thường vụ có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, họa sĩ Vĩnh Phối, v.v… [24]     

 

 

 

– Trong tháng 9: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 53 (tháng 9/1975): Chuyên đề (tuyển) truyện ngắn 1945-1875, tập I:

Nguyên Hồng (Tiếng nói); Kim Lân (Vợ nhặt); Nguyễn Huy Tưởng (Hai cha con); Nam Cao (Đôi mắt); Hồ Thị Bi (Nỗi lòng người mẹ); Vũ Linh (Hành quân chiến đấu); Nhật ký pháo binh (Rét không thể tả được); An (Bến Tắm cháy); Báo Quân Bạch Đằng (Dưới bèo); Phạm Quát (Ảnh Đức Bà); Nguyễn Trinh Cơ (Em Ngọc); Thiên Tâm (Tiếng sáo bên sông); Lê Tam Ánh (Củ sắn); Ngô Tất Tố (Buổi chợ trung du); Nguyễn Tuân (Những con đò danh dự); Trần Đăng (Một cuộc chuẩn bị); Nguyễn Đình Thi (Đại đội trưởng Còm); Hồ Phương (Thư nhà); Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ); Hữu Mai (Người thợ chữa đồng hồ tại đường hầm số 1); Nguyễn Khải (Đứa con nuôi);  

– Trong tháng 9: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 9 (tháng 9/1975):

Bút ký: Nguyễn Trí Huân (Cập bến), Duy Khán (Suốt đường tan hết mây mù), Nguyễn Thành Vân (Nhật ký chiến dịch);

Truyện ngắn: Đinh Kỳ Thanh (Lóng lánh màu men);

Thơ: Nguyễn Trọng Tạo (Cuộc diễu binh), Mai Ngọc Thanh (Gặp lại xã đội phó vùng biển), Mã Đại Chương (Mùa gặt ở Phú Yên), Lam Giang (Qua trảng Chà Giơ), Gia Ninh (Những ngôi nhà, những cánh đồng), Phạm Đức (Từ những chốt vô danh), Nguyễn Duy (Dấu chân và con đường);

Bình luận văn nghệ: Nguyễn Nguyên Trứ (Những lời thấm dạ mát lòng); Ngô Thảo (Cho hôm nay và cho mai sau); Vương Trí Nhàn (Một thể loại giàu sức chiến đấu); Mộng Lục (Vài suy nghĩ về ký sự lịch sử); Cát Vận (Điểm qua những sáng tác âm nhạc viết về Cách mạng tháng 8); Trần Hải (Từ những thước phim nóng hổi khí thế chiến đấu);

Tháng 10:

– Ngày 1: tại Hà Nội, nhà nghiên cứu văn học Lê Thước qua đời. Sinh 13/4/1891 ở làng Lạc Thiện huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh trong gia đình một nhà nho, Lê Thước học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp; 1918 đỗ Giải nguyên trường Nghệ An khoa thi Nho học cuối cùng, 1921 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Nội; 1921-23 dạy trường Quốc học Vinh, 1923-27 hiệu trưởng trường Tiểu học Vinh, 1927 đổi ra Hà Nội dạy Việt văn tại trường trung học Albert Sarraut, sau 1945 hoạt động trong Mặt trận Liên Việt, từ 1955 làm việc tại Ban tu thư Bộ giáo dục, vụ Bảo tồn bảo tàng Bộ văn hóa. Là soạn giả những cuốn giáo khoa ‘Hán văn tân giáo khoa thư’ (soạn cùng Nguyễn Hiệt Chi, xb. những năm 1928-30), biên khảo văn học, sử học: ‘Truyện cụ Nguyễn Du’  (đồng soạn giả, 1924), ‘Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ’ (1928), ‘Văn thơ Nguyễn Khuyến’ (đồng soạn giả, 1957), ‘Niên biểu Việt Nam’ (1963), ‘Nhận xét một số di tích và hiện vật gốc về thời Tây Sơn’ (1964), ‘Thơ chữ Hán Nguyễn Du’ (đồng soạn giả, 1965); Lê Thước là người có công phát hiện (vào năm 1926) văn bản gốc ‘Văn tế thập loại chúng sinh’ (còn gọi ‘Văn chiêu hồn’) của Nguyễn Du. [25]

– Ngày 4: tại Hà Nội: báo Văn nghệ  s. 40 /1975 (s. 622):

Truyện ngắn: Đinh Công Diệp (Gió vào Cửa Bầu), Nguyễn Công Hoan (Trên chuyến xe lam);

Phóng sự: Phạm Hổ (Cách xa và gặp lại);

Thơ: Dương Trọng Dật (Ghi trong đêm vận tải), Nguyễn Hữu Hà (Bàn tay lính pháo), Tạ Vũ (Mẻ thép đầu), Xuân Diệu (Về thăm chị Bốn), Ngô Văn Phú (Sư đoàn đồng bằng), Xuân Sách (Về xã Hòa Hải), Nông Quốc Chấn (Khúc ca khải hoàn), Đỗ Minh Tuấn (Chiếc nón em trao), Thanh Hải (Tình ca viết bên bờ sông Hương);

Phê bình: Nguyễn Văn Long (‘Ngày hằng sống, ngày hằng thơ’ của Huy Cận);

Ban chung khảo VN (Vài nhận xét về truyện ngắn 1974-1975);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Seato vỡ tổ), N.V. (Trong ‘thế giới tự do’: ‘Viên dinh dưỡng xanh’, một bộ phim bế tắc);

Thơ: Regina Trommer, CHDC Đức (Hoa hồng dâng Bác; Bốn nghìn, Lĩnh Thứ dịch); Egito Gonsalvez, Bồ Đào Nha (Bạn về miền Nam);

Nghệ thuật: Hoài Anh (Những binh đoàn văn nghệ);

– Ngày 4: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 68:

Thơ: Xuân Thủy (Ba mươi năm ấy);

Nghị luận: Hà Huy Giáp (Nắm vững vốn dân tộc, học tập tinh hoa thế giới để xây dựng một nền âm nhạc hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam);

Tác giả thơ VNGP: Hồng Chinh Hiền (Người con gái Xê-đăng [1968); Bàn tay Y Úi; Tiếng nhạc lễ đâm trâu);

Truyện ngắn: Lê Văn Diệp (Tiếng chuông);

Ký: Khuynh Diệp (Trở lại phía tây thành phố);

Truyện ký: Văn Lê (Điều sẽ đến);

Thơ: Viễn Phương (Gặp gỡ), Nguyễn Đình Thụ (Suối không tên), Trần Văn Tuấn (Ru bạn), Minh Hà (Qua bản em sau ngày toàn thắng);

Bút ký: Monika Warnenska (Bắc Nam một nhà, Ninh Văn Hợp dịch);

Thơ về VN: Trần Quốc Bình, TQ. (Rừng tre ở miền Nam Việt Nam);

– Ngày 11: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 41 /1975 (s. 623):

Truyện ngắn: Văn Linh (Người dắt ngựa trên đỉnh đèo);

Bút ký: Nguyễn Thế Nghiệp (Màu trắng hoa ban), Hồng Phú (Về thăm quê ngoại Bác Hồ), Trần Hoài Dương (Một thành phố không yên tĩnh);

Thơ: Đào Nguyên Bảo (Đêm hội lăm), Nguyễn Trọng Tạo (Mưa rừng nghe được), Trúc Cương (Đêm hội rông-chiêng), Mai Văn Hai (Buổi trưa rừng quế rừng hồi; Biển bạc thử thách), Nguyễn Tùng Linh (Khúc ca của những người thợ đào móng), Vương Trọng (Gặp đất), Phạm Như Hà (Khúc hát tặng nhau), Bút Ngữ (Đêm làng mới);

Học giả Lê Thước mất (1/10/1975): Đặng Thai Mai (Thương tiếc cụ Lê Thước,- điếu văn tại tang lễ, ngày 2/10/1975);

Tiểu luận: Đinh Việt Anh (Mấy nét về tình nghĩa Việt-Lào qua một số truyện cổ của hai nước);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Trơ trọi trên bàn ‘chống’), N.V. (Trong ‘thế giới tự do’: ‘Phát triển’ và ‘kém phát triển’);

Thơ: Xu-văn-na-ra Xay-nha-vông, Lào (Nhớ mãi tên người anh hùng, Hùng Phi phỏng dịch);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Thành (Về vở ‘Bão táp’, kịch bản Nguyễn Bắc, Tô Hoài, đoàn kịch nói Hà Nội); Nguyễn Đức Vân (Ảnh báo quốc tế 75);

– Ngày 11: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 69:

Bút ký: Vũ Hạnh (Về làng,- về chuyến ra thăm miền Bắc);

Truyện ngắn: Lê Văn Thảo (Chuyện chị Lành), Huỳnh Ngọc Hơn (Bầy nghé lên rừng), Hào Vũ (Bảy cà nhắc);

Thơ: Phương Đài (Mơ về Hà Nội), Giang Nam (Trên chuyến bay rời Hà Nội), Lê Giang (Những ‘nhà ga’ ban đêm), Vũ Quần Phương (Qua cầu Công Lý);

Tác giả thơ VNGP: Hải Lê [Vương Linh] (Bữa cơm vùng căn cứ [1966]; Đôi vai [1968]; Gió vùng sâu [1968]);

Nguyễn Quang Sáng (Lá thư dành khi con trở về,- phát biểu tại hội nghị lần I các nhà văn giải phóng);

Thơ về VN: Yannis Ritsos, Hy Lạp (Nguyễn Văn Trỗi, Minh Đăng Khánh dịch qua tiếng Nga);

Nghệ thuật: Trương Bỉnh Tòng (Triển vọng tốt đẹp của phong trào văn nghệ quần chúng);

– Ngày 14-15: tại TP. HCM.: Hội nghị lần thứ 2 Hội văn nghệ giải phóng TP. HCM; 

Rum Bảo Việt khai mạc, Viễn Phương báo cáo về quá trình hoạt động của văn nghệ giải phóng khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định; 7 tác giả tham luận: Vũ Hạnh (văn), Ngọc Sương (thơ), Ba Vân (kịch), Phạm Trọng Cầu, Nguyễn Hữu Ba, Tôn Thất Lập (nhạc), Lê Dân (điện ảnh), Hà Phương (văn nghệ giải phóng); chiều 25/10 Ban chấp hành Hội làm lễ ra mắt, gồm: Đoàn cố vấn (cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, cụ Mặc Khải, bà Ái Lan, kịch sĩ Bảy Nhiêu), chủ tịch (Viễn Phương), 3 phó chủ tịch (Trương Bỉnh Tòng, Ba Vân, Nguyễn Hữu An), tổng thư ký (Vũ Hạnh), 3 phó tổng thư ký và 25 ủy viên.[26]

– Ngày 18: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 42 /1975 (s. 624):

Ký: Lê Minh (Mảnh đất thân quen), Thu Lê (Những bước đi lên của một niềm tin), Vũ Từ Trang (Mùa hạ công trường);

Truyện ngắn: Viết Linh (Một thành công);

Thơ: Hưởng Triều (Nhật ký hành hương: Cất cánh; Dọc theo đỉnh núi; Thỏ thẻ với chùa Hương), Hoàng Việt Hằng (Những chiếc xe than vùng mỏ; Bạn thợ), Ngô Thế Oanh (Viết trong mùa thu 1975: Nhánh bạch đàn hương; Những ngọn sóng; Và những cánh rừng; Tháng năm; Cho những niềm hy vọng; Ánh sáng tháng chín), Nguyễn Phan Hách (Trồng cây làng giải phóng), Tuấn Lan, Việt kiều ở Pháp (Làng Việt Nam), Trần Ninh Hồ (Giấc mơ người trinh sát vùng sâu);

Phê bình: Phan Thị Thanh Nhàn (Một tập thơ của 4 nữ tác giả: Việt Anh, Mỹ Hạnh, Lý Phương Liên, Hồng Ngát, Hội VN Hà Nội xb.);

Văn thơ đả kích: Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: Chúng nó tặng nhau ‘huân chương’);

 Lê Phương (Vài nét về Nhà xuất bản Phụ Nữ nhân 45 năm ngày thành lập Hội LHPNVN);

Nghệ thuật: Ngô Ngọc Yêng (Nghĩ về việc phát triển ngành xiếc Việt Nam); Giáng Hương (Chặng đường hoạt động nghệ thuật của tôi);

– Ngày 18: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 70:

P.V. (Hội nghị văn nghệ TP.HCM lần thứ 2 thành công tốt đẹp), Viễn Phương (Đẩy mạnh sáng tác phục vụ nhiệm vụ mới của cách mạng,- trích bài phát biểu tại hội nghị);

Thanh Nghị (Người về Hà Nội,- cảm tưởng sau chuyến thăm miền Bắc);

Truyện ngắn: Tô Nhuận Vỹ (Khoảng trời màu xanh);

Ký: Gia Dũng (Khoảng sáng một tâm hồn rực cháy);

Thơ: Việt Vân Thu (Tiếng hát cháu hôm nay), Trương Công Lộc (Khúc hát thành phố HCM), Trương Ven (Pháo hoa đại thắng), Vương Trọng (Trên đường phố Sài Gòn), Phan Cung Việt (Xe tăng Việt Nam và cô gái Sài Gòn);

Tác giả thơ VNGP: Nam Hà, s. 1935 (Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi [1966]; Gởi Hà Nội);

P.V. (Gặp Lưu Trọng Lư);

Thơ về VN: E. Evtushenko (Con đường số Một, Tế Hanh dịch);

Nghệ thuật: VNGP (Đoàn xiếc nhân dân Lào);

– Ngày 25: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 43 /1975 (s. 625):

Truyện ngắn: Lê Xuân Khoa (Thung lũng xanh);

Bút ký: Nguyễn Duy Thinh (Ánh lửa màu da cam);

Kịch: Học Phi (Ni cô Đàm Vân);

Thơ: Giang Nam (Qua phà Rạch Miễu), Chim Trắng (Tiếng chim trong rừng ấy), Đỗ Quang Hưng (Ghi ở Vinh, ngày hội chiến thắng), Văn Đắc (Hạt phù sa), Hoài Anh (Người phi công về nhà), Xuân Tùng (Tâm tình anh địa chất), Võ Văn Trực (Đêm Thậm Thình), Từ Ngọc Lang (Người về mỏ đá), Hà Phạm Phú (Mưa), Thanh Tùng (Cày đêm), Nguyễn Khắc Thuần (Khẩu súng người để lại);

Tiểu luận: Nguyễn Đình Chú (Quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Bi kịch bao vây hạ màn), Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tư do’: Súng ống và văn hóa phẩm);

Nghệ thuật: Đặng Hữu Phát (Đoàn múa rồi trung ương và những mầm non nghệ thuật múa rối Sài Gòn); Mạnh Thường (Tập ảnh ‘Hà Nội’, một công trình sáng tạo tập thể); Vĩnh Hanh (Chuyện sửa chữa tác phẩm mỹ thuật bị hư hỏng: những tác phẩm cũ sống lại, - sưu tầm và dịch);

– Ngày 25: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 71:

Thơ: Tố Hữu (Bài ca quê hương), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ; Sông núi), Hải Bằng (Miền Trung), Minh Hà (Người đồng đội, cây đàn và khẩu súng), Bùi Kỳ Anh (Tiếng nhạc từ mái nhà rông), Thanh Hải (Tình ca viết bên bờ sông Hương);

Bút ký: Chế Lan Viên (Giờ của số thành);

Truyện ngắn: Năng Hóa (Mầm trăng), Nguyễn Thanh (Ông già bá đỏ);

Tác giả thơ VNGP: Liên Nam (Chiều An Ninh; Trên đỉnh Chóp Chài; Trên rừng núi A Bia [1968]; Chiếc dép [1969]);

Nghệ thuật: VNGP (Tưởng niệm ngày mất nghệ sĩ Trần Hữu Trang, cố chủ tịch Hội VNGPMNVN, 20/10/1966); Lý Văn Sâm (Trần Hữu Trang, 1906-1966, con người, cuộc đời, tác phẩm,- diễn văn đọc trong lễ tưởng niệm chiều 20/10/75); Phùng Há (Rất tiếc là khi diễn lại vở ‘Đời cô Lựu’ thì anh Tư Trang không còn nữa); Hồng Chi (Những suy nghĩ khi thực hiện bộ phim ‘Bông sen Đồng Tháp’);

Thơ về VN: B. Dimitrova (Cái nón Việt Nam, bản dịch);

– Trong tháng 10: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới  s. 54 (tháng 10/1975): Chuyên đề (tuyển) truyện ngắn 1945-1875, tập II:

Xuân Cang (Gương mặt cuộc đời); Nguyễn Minh Châu (Mảnh trăng cuối rừng); Đỗ Chu (Chiến sĩ quân bưu); Bùi Hiển (Ngày công đầu của cu Tý); Nguyễn Công Hoan (Cây mít); Nguyễn Kiên (Anh Keng); Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ Sa Pa); Vũ Tú Nam (Ông Bồng); Mộng Sơn (Mười ba tuổi); Vũ Thị Thường (Câu chuyện xảy ra không tránh khỏi); Chu Văn (Con trâu bạc); Lê Vĩnh Hòa (Người tỵ nạn); Dương Thị Minh Hương (Hoa rừng); Nguyễn Thi (Chuyện xóm tôi); Anh Đức (Đất); Nguyễn Sáng (Chị xã đội trưởng); Nguyễn Trung Thành (Chiện); Lê Văn Thảo (Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ); Phan Tứ (Về làng); Hoài Vũ (Tiếng sáo trúc);  

Đời sống văn nghệ: Đặng Thai Mai (Thương tiếc cụ Lê Thước); Tế Hanh (Tạp chí ‘Châu Âu’ Europe với văn học Việt Nam);

– Trong tháng 10: Tạp chí Văn học  s. 5 (tháng 9&10/1975) (s. 155), số đặc biệt kỷ niệm lần thứ 30 CM Tháng Tám và ngày thành lập nước VNDCCH:

Như Phong (Vài nét về chính sách văn hóa của Pháp và Nhật ở nước ta trong thời kỳ 1930-1945);

Phan Cự Đệ (Mấy vấn đề lý luận của nền văn xuôi cách mạng ba mươi năm qua);

Nông Quốc Chấn (Ba mươi năm xây dựng văn học cách mạng các dân tộc thiểu số);

Vân Thanh (Bước đi lên của văn học thiếu nhi Việt Nam);

Tất Thắng (Đề tài của nền kịch cách mạng ba mươi năm qua);

Vũ Tuấn Anh (Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc);

Nguyễn Quang Vinh (Ý nghĩa chiến đấu của những công trình nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam);

Vũ Ngọc Khánh (Qua một số ý kiến của Bác Hồ, nghĩ về việc sử dụng vốn truyền thống văn nghệ dân gian);

Đỗ Đức Hiểu (Những bài thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân đọc ‘Thơ Sóng Hồng’);

Lê Bá Hán (Từ những bài viết về văn học của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn);

Lê Thị Đức Hạnh (Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan);

Trọng Văn (Một số lầm lẫn về thơ văn Nguyễn Khuyến);

Đỗ Ngoạn (Một người bạn văn chương của Marx và Engels);

Đọc sách: Phan Nhật (Kỷ yếu Hội nghị chuyên đề ‘Đẻ đất đẻ nước’);

Sưu tầm: Đoàn Ngọc Phan (Ai là tác giả bài thơ ‘Điếu Nguyễn Tri Phương’?);

Sinh hoạt văn học: P.V. (Hội nghị tổng kết sưu tầm văn nghệ dân gian); P.V. (Về cuộc thi kịch bản sân khấu 1973-74);

– Trong tháng 10: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 10 (tháng 10/1975):

Truyện ngắn: Nguyễn Thanh Hồng (Đại đội trưởng của tôi), Nguyễn Duy Thinh (Khoảng cách thời gian), Lê Hường (Hoa tím);

Ký: Nguyễn Thành Vân (Nhật ký chiến dịch);

Truyện ký: Tô Đức Chiêu (Giấc mơ vàng);

‘Kỷ niệm chống Mỹ cứu nước’: Q. B. (Một kỷ niệm vui buồn);

Thơ: Liên Nam (Chiều Cửa Thuận; Mắt mẹ Tuy Hòa), Nguyễn Khắc Thuần (Chuyện người đánh cầu Bình Dương), Phan Văn Từ (Tiếng gõ cửa; Qua cầu), Trọng Khoát (Qua Hóc Môn), Hữu Thỉnh (Nghe tiếng chim bồ chao), Vũ Từ Trang (Câu thơ cũ, mắt người nay), Trần Ninh Hồ (Trái ấy đầu mùa; Người em gái ấy), Vũ Huế (Nắng xóm tôi), Nguyễn Quang Tính (Lời của dòng sông);

Bình luận văn nghệ: Phương Lựu (Ba ngọn nguồn tư tưởng văn nghệ Hồ Chủ tịch); Nguyễn Linh (Nhìn lại 4 năm cuộc vận động sáng tác văn học 27/7);

Đọc sách: Trần Minh (‘Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam’, Nxb. QĐND); Hoàng Ngọc Trì (‘Bến sông Son’, truyện Dân Hồng, Nxb. QĐND); Đặng Nhật Minh (Đạo diễn Juri Ozerov và những suy nghĩ của ông khi xây dựng bộ phim ‘Giải phóng’); Bình Long (Đi xem tranh cổ động); Lê Văn Đạm (Qua phòng tranh của bộ đội hải quân); Vĩnh Hoàng (bộ phim ‘Ngày độc lập 2/9/1945’, một tư liệu quý giá);

Tháng 11:

– Ngày 1: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 44 /1975 (s. 626):

Thơ: Hữu Thỉnh (Sức bền của đất; Chuyến đò đêm giáp ranh), Phạm Thế Mỹ (Mừng sinh nhật Sài Gòn), Nhất Uyên, Việt kiều ở Pháp (Một trái tim hồng, vũ khí anh,- tưởng niệm Nguyễn Thái Bình);

Truyện ngắn: Nguyễn Hồi Thủ, Việt kiều ở Pháp (Đất làng);

Bút ký: Trần Hiệp (Biển lặng);

Kịch: Học Phi (Ni cô Đàm Vân, tiếp);

Trang thiếu nhi: thơ: Quang Huy (Những chiếc lá gặp nhau), truyện: Voronkova (Những quả dâu đất, Nam Cường dịch), Ivan Turghenev (Con sẻ, Vũ Ngọc Bình dịch), A. Gaidar (Vasili Krukov, Vũ Văn Tôn dịch), S. Baruzdin (Khi Aliosha chán học, Vũ Phượng Ngọc dịch);

Tiểu luận: Phương Lựu (Bảy mươi năm trước, Lenin viết ‘Tổ chức đảng và văn học có tính đảng’);

Văn thơ đả kích: Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: Nhớ lại một bộ phim Tây Ban Nha);

Nghệ thuật: Cát Vận (30 năm âm nhạc Cách mạng VN: Một chặng đường của hành khúc cách mạng); Phạm Ngọc Thanh (Hải Phòng triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật mừng Việt Nam đại thắng);

– Ngày 1: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 72:

Truyện ngắn: Nguyễn Ái Quốc (Những trò lố hay là Varène và Phan Bội Châu, bản dịch);

Nghị luận: Ca Văn Thỉnh (Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng nông dân nồng nàn yêu nước trí dõng song toàn,- phát biểu trong lễ kỷ niệm 107 năm ngày Nguyễn Trung Trực hy sinh, 27/10/1868); Mai Quốc Liên (Tưởng niệm Phan Bội Châu,- kỷ niệm 35 năm mất PBC, 29/10/1940);

Thơ: Phan Bội Châu (Cảm tác trong nhà tù Quảng Đông; Xuất dương lưu biệt, Tôn Quang Phiệt dịch);

’30 năm văn học cách mạng’: truyện ngắn Hồ Phương (Thư nhà [1949]);

Tác giả thơ VNGP: Diệp Minh Tuyền, s. 1941 (Gia tài chiến sĩ [1970]; Ngày mai em về hướng bom rơi [1972]; Bên tháp pháo xe tăng [1973]; Thung lũng đêm [1973]);

Thơ: Hưởng Triều (Thỏ thẻ với chùa Hương), Lê Văn Vọng (Biển Hà Tiên), Mai Quỳnh Nam (Nghe chim hót trong khu rừng xanh lại), Văn Lê (Tầm vóc một cây cầu), Lê Hà (Khi ta mang tên Bác);

Truyện ngắn: Thụy Anh (Hạnh);

Thơ về VN: Nyerges Andras, Hungary (Một bức ảnh của Việt Nam, Xuân Diệu dịch);

Nghệ thuật: Phạm Ngọc Truyền (Mấy suy nghĩ nhân xem một số vở kịch được diễn lại gần đây);

– Ngày 8: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 45 /1975 (s. 627):

Truyện ngắn: Tô Ngọc Hiến (Những con đường đi xa), Lữ Huy Nguyên (Lá thư);

Phóng sự: Ngô Văn Phú (Làng bên sân bay);

Thơ: Bảo Định Giang (Về quê cũ; Qua Phan Thiết nhớ nhà thơ Nguyễn Thông; Gặp Huế; Hội Ba Đình; Gắn bó), Anh Ngọc (Sóng Côn Đảo), Bùi Nguyên Ngọc (Ngọn đèn trên trán thợ), Từ Ninh (Rơm), Giang Nam (Trong căn cứ Đồng Tâm), Nguyễn Hải Trừng (Đọc thư con);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Bổng (Sóng vẫn đập vào bờ biển Nha Trang, hay Tuổi trẻ cầm bút chống đối địch trong các đô thị bị chiếm ở miền Nam trước đây);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Kít trở mặt), Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: nhân chuyện 23 triệu người Mỹ mù chữ);

Nghệ thuật: Võ Hoàng Thanh (Đội chiếu phim vùng đất thép); Vũ Trường Thành (Tập ảnh tài liệu về Việt Nam mới xuất bản ở Budapest, Hungary);

– Ngày 8: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 73:

Nghị luận: Maxim Gorki (Về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, Cao Xuân Hạo dịch);

Truyện: Boris Polevoi, LX. (Người Xô-viết chúng tôi, Vũ Ngọc Phan dịch);

Thơ: Tố Hữu (Với Lênin [1958]);

Tác giả thơ VNGP: Nguyễn Chí Hiếu, s. 1941 (Ngọn đèn kháng chiến [1968]; Kỷ niệm mùa mưa [1970-71]; Đường ra suối [1973]);

Truyện ngắn: Triệu Bôn (Mặc cảm);

Thơ: Hoàng Minh Châu (Một chuyến về Nam: 1/ Nhịp sống đô thành; 2/ Không đề; 3/ Đến Bạc Liêu), Hà Phương Mỹ (Thành phố Trường Sơn), Phan Đức Chính (Đêm chờ cá đẻ), Văn Đắc (Sài Gòn những ngày đầu tiên), Tấn Hoài (Về Hà Tiên);

Thơ: K. Simonov, LX. (Đợi anh về, Tố Hữu dịch [1948]; Tặng đồng chí Tố Hữu [1975] Hoàng Trung Thông dịch);

Nghệ thuật: VNGP (Giới thiệu phim LX. ‘Lenin trong cách mạng tháng Mười’); Thanh Hậu (Đoàn kịch nói Nam Bộ với vở kịch LX. ‘Đồng hồ chuông điện Kremli’);

– Ngày 15: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 46 /1975 (s. 628):

Nghị luận: Chế Lan Viên (Thống nhất là ngôn ngữ chính thống của đất nước này);

Phóng sự: Ngô Văn Phú (Làng bên sân bay, tiếp, hết);

Truyện ngắn: Đặng Ái (Người phía trước đường đời tôi), Hoàng Thủy Giang (Hoa phượng);

Thơ: Hưởng Triều (Chất chứa Việt Nam), Thành Chương (Người thợ trồng rừng), Thạch Quỳ (Mưa trên đồng nuôi cá), Dương Hương Ly (Chính ủy; Những người tôi chưa kịp biết tên), Phạm Hổ (Về làng; Cây thông con Đà Lạt);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Bổng (Sóng vẫn đập vào bờ biển Nha Trang, hay Tuổi trẻ cầm bút chống đối địch trong các đô thị bị chiếm ở miền Nam trước đây, tiếp, hết); Trọng Đức (Từ văn học nghệ thuật suy đồi đến văn học nghệ thuật ‘tiêu dùng’);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Thương (Về công tác đào tạo của trường âm nhạc Việt Nam);

– Ngày 15: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 74:

Thơ: Nguyên Hồng (Cửu Long giang ta ơi);

Tác giả thơ VNGP: Lê Giang, s. 1930 (Chiếc sào phơi [1971]; Sa mưa [1973]; ‘Biệt thự’ hành lang [1974]; Qua cửa Tam Giang [1974]);

Hồi ức: Diệp Minh Châu (Về bức tranh vẽ bằng máu của tôi, - bức vẽ Hồ Chủ tịch);

Ký: Anh Đức (Hãy hát mừng Việt Nam ta lại liền một giải);

Truyện ngắn: Bùi Kim (Dòng máu);

Truyện ký: Đông Đức (Đặt lại tên con);

Thơ: Cảnh Trà (Đưa dâu qua cầu Bến Hải), Trần Vàng Sao (Bài thơ của một người yêu nước mình [1967]), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Đêm biển về), Dương Trọng Dật (Khúc hát về một miền đất), Nguyễn Viết Lãm (Thu An);

Tiểu luận: Đinh Gia Khánh (Bốn nghìn năm huyết thống thấm suốt hai miền đất nước); Mai Quốc Liên (Phạm Văn Nghị và ý chí giữ gìn bờ cõi của nước Việt Nam thống nhất);

Thơ về VN: Mê-nê-la-ốt Lu-đê-mit, Hy Lạp (Lời từ giã Việt Nam, Hoàng Trung Thông dịch);

– Ngày 18: tại Tp.HCM., hội trường số 272 đường Võ Thị Sáu, gần 200 văn nghệ sĩ thuộc Hội VNGP họp mit-tinh chào mừng Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc đang diễn ra tại Tp. HCM.[27]

– Ngày 22: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 47 /1975 (s. 629):

Hội LHVHNTVN (Tuyên bố hưởng ứng sự kiện thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước);

Bút ký: Duy Lập (Nhà máy trứng);

Truyện ngắn: Ông Văn Tùng (Vào làng), Nguyễn Phúc Lai (Vùng đay);

Thơ: Lam Giang (Cháu đi học; Qua trảng Chà Giơ), Yên Giang (Tiếng chim trên đồi dứa), Nguyễn Hà (Thăm chùa Hương), Nguyễn Xuân Sanh (Một góc văn học của Leningrad);

Tiểu luận: Hoài Thanh (Cao Huy Đỉnh, một nhà nghiên cứu xuất sắc về văn học dân gian);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Cả chuồng lục đục), Người Du Kích (Lại chuyện Hoa Kỳ …quặc), Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: Phim Mỹ và xã hội Mỹ);

Thơ: E. Esenin (1895-1925), Nga (Con chó mẹ; Cây bạch dương trẻ; và trích một số câu thơ đẹp của Esenin, Tế Hanh dịch);

Nghệ thuật: 500 năm sinh Michel Ange: Mắc-Pôn Phu-sê (Nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà kiến trúc và nhà thơ, V.N. dịch); Thanh Thủy (Một gia đình nghệ thuật xiếc);

– Ngày 22: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 75:

P.V. (Văn nghệ sĩ miền Nam VN nhiệt liệt chào mừng và hưởng ứng Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc), Hội VNGPMNVN (Phát biểu về vấn đề hiệp thương chánh trị thống nhất tổ quốc), văn nghệ sĩ và cán bộ nhân viên Hội VNGPMNVN (Điện gởi Hội nghị hiệp thương chánh trị thống nhất tổ quốc);

Tùy bút: Chế Lan Viên (Thống nhất là ngôn ngữ chính thống của đất nước này), Giang Nam (Thống nhất: tiếng gọi từ trái tim), Trần Quang (Một nền văn nghệ phát triển hết đà và trọng vẹn);

Ký: Vĩnh Mai (Trên nền nhà cũ);

Truyện ngắn: Nguyễn Ngọc Tấn (Trăng sáng [1960]);

Thơ: Hưởng Triều (Nhật ký hành hương: 1/ Đến; 2/ Màu xanh Hà Nội; 3/ Nói với thủ đô; 4/ Nghỉ ở khu Giảng Võ; 5/ Với Bác; 6/ Thăm Anh; 7/ Nơi nuôi con lớn; 8/ Ở Văn Miếu; 9/ Bài ca Hòa Xá), Lê Điệp (Những tháng năm …hôm nay), Diệp Minh Tuyền (Ngày ta hằng mong), Vũ Ân Thy (Tiếng đàn bầu trong mùa thu nầy dân gian), Nguyễn Chí Hiếu (Tình yêu nơi cuối đất), Trần Nhật Thu (Những bông hoa nầy đã hát);

‘Vốn cổ’: Trương Nguyên (Bài thơ Nguyễn Tư Giản tiễn Nguyễn Thông về Nam);

– Ngày 29: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 48 /1975 (s. 630):

Hưởng ứng sự kiện thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước: Chế Lan Viên (Ngôi sao thống nhất dẫn đường), Nguyễn Văn Tỵ (Nhớ cái đau chia cắt ngày trước mới thấy hết cái vui thống nhất ngày nay), Nguyễn Nho Túy (‘Thống nhất rồi, Bác Hồ nói chi là có nấy’,- Hồ Huy ghi);

Thơ: Lê Quang Vịnh (Bên lăng Bác, trích), Lương An (Đất đỏ xứ Cùa), Võ Quê (Ngược dòng Hương em lên vùng kinh tế mới), Thanh Hải (Trên bờ biển giải phóng), Xuân Hoàng (Chiều sâu của Huế);

Bút ký: Lê Bá Sinh (Bích La Đông), Trần Phương Trà (Về giữa làng quê);

Truyện ngắn: Ngọc Lam ();

Trang thiếu nhi: thơ: Trần Mạnh Hảo (Cây cau; Ông nghe bé nghe; Trái; Nghe mẹ kể sao), Xuân Tửu (Phà), Vũ Ngọc Bình (Cái vỉ biết đi), truyện ngắn: Vũ Hương Giang (Từ thành phố Hồ Chí Minh);

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Một số thơ văn ở Trung, Bắc viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX);

Thơ văn đả kích: Đặc Công (Hết đời phát-xít Franco), Thu Hà (‘Chúng nó cùm xích cả hoa’, kịch của Arabal chống chế độ Franco);

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Niêm (Qua cuộc thi sáng tác kịch bản 1973-74: Tác giả, tác phẩm và các thể loại kịch bản sân khấu); N.T. (Trường âm nhạc Huế khai giảng năm học mới);

– Ngày 29: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 76:

Tùy bút: Vũ Ngọc Phan (Nam Bắc một nhà), Trịnh Công Sơn (Hạnh phúc);

Truyện ngắn: Trần Ninh Hồ (Trước và sau);

Ghi nhanh: Nguyễn Thanh (Hòn Khoai);

Thơ: Kim Tinh (Từ trong ký ức tuổi thơ), Hà Phương Mỹ (Đường về Cà Mau), Trang Nghị (Rừng đước), Như Mạo (Ngày chị về), Nguyễn Trọng Tạo (Lá thư và tên người con gái);

Tiểu luận: Hoàng Lại Giang (Vài suy nghĩ về việc dạy văn học trong nhà trường phổ thông);

‘Vốn cổ’: Trương Nguyên (Nguyễn Du và ‘Gia Định tam thi’);

Thơ về VN: Armand Monjo, Pháp (Bài ca bốn trời gió nổi, Xuân Diệu dịch);

Nghệ thuật: N.P. (Nói chuyện với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước);

– Trong tháng 11: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới s. 55&56 (tháng 11&12/1975):

Chào mừng Hội nghị chính trị hiệp thương thống nhất tổ quốc về mặt nhà nước và Hưởng ứng năm Quốc tế Phụ nữ 1975:

Tạp văn: Chế Lan Viên (Tổ quốc đã rằm); Vũ Ngọc Phan (Nước Việt Nam là một, - qua ca dao);

Ký: Nguyễn Văn Bổng (Thị trấn cao su); Nguyễn Từ (Hà Nội-Huế-Sài Gòn); Vũ Quần Phương (Tâm tình dọc đất nước); Nguyễn Công Hoan (Nỗi ray rứt của một đại tá tỉnh trưởng ngụy quyền);

Ký: Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Những đứa con); Hoàng Xuân Sính (Những cô giáo); Thương Huyền (Những chặng đường của một giọng hát); Thái Thị Liên (50 năm gắn bó với âm nhạc); Điềm Phùng Thị (Tâm sự một người làm điêu khắc); Cô Bảy Nam (Những nỗi điêu linh của một gánh hát cải lương ngày trước);

Đỗ Chu (Người và quặng); Thu Hương (Những ngôi nhà trong ký ức); Võ Văn Trực (Màu xanh Phủ Quỳ);

Thơ: Thích Nữ Huỳnh Liên (Phụ nữ Việt Nam; Khai bịnh; Anh hùng rơm; Cảm niệm), Thanh Thảo (Ghi trên đường số Một), Hoàng Minh Châu (Kênh lạch miền Nam; Thư từ Bạc Liêu; Tới mũi Cà Mau), Tế Hanh (Mẹ), Xuân Hoàng (Chuyện nhỏ trên cánh đồng khoai; Gian phòng san hô), Bằng Việt (Buổi chiều ở Tam Quan; Hoa phượng, lăng vua, phố chợ), Trần Ninh Hồ (Chiến sĩ và chim rừng; Đêm rừng), Bế Kiến Quốc (Trăng đất Phong Châu; Đầu thu ở chùa Hương), Quang Dũng (Mười hai cô gái trồng cây; Vải rừng);

Chùm thơ phụ nữ thế giới: O. Bergholtz, LX. (Ngôi nhà cũ của tôi; Chiếc móng ngựa ở Khec-xon-net, Bằng Việt dịch), Zulfia, LX. (Những người thân thuộc của tôi, Xuân Diệu dịch) M. Aliger, LX. (Hai đoạn thơ tình, Bằng Việt dịch), W. Szymborska, Ba Lan (Bốn giờ sáng, Bằng Việt dịch), M. Banus, Rumania (Chẳng bao giờ; Tòa thủ tướng phủ của Đức quốc xã, Xuân Diệu dịch), Otilva Cazimir, Rumania (Bài hát hòa bình, Anh Thơ-Hoàng Thị Đậu dịch), Varnai Zseni, Hungary (Gửi cho con trai ta đi lính ngụy, Anh Thơ-Hoàng Thị Đậu dịch), B. Dimitrova, Bulgaria (Tưởng nhớ nhà thơ cách mạng N. Vapzarov bị xử bắn tháng 7/1942; Cây dừa đã nói gì với tôi, Xuân Diệu dịch), Mary Howitt, Anh (Bài hát về sự học, Cẩm Lai-Hoàng Thị Đậu dịch), Edith Sodegran, Phần Lan (Bà chúa đêm, Hoàng Thị Đậu-Hằng Huân dịch), Ada Negri, Ý (Nhựa, Anh Thơ-Hoàng Thị Đậu dịch), Victoria Theodorou, Hy Lạp (Biển, Tế Hanh dịch), Angèle Vannier, Pháp (Bài thơ của một nữ thi sĩ mù, Tế Hanh dịch), Marie Evans, Mỹ (Tôi là người phụ nữ da đen, Đào Xuân Quý dịch), Muriel Rukeyser, Mỹ (Nơi tôi bay đến: Hà Nội, Tế Hanh dịch), Madeleine Riffaud, Pháp (Chín viên đạn; Gửi Việt Nam; Những con ve; Các mùa; B.52, Xuân Diệu dịch);

Văn Liliana Mikhailova, Bulgaria (Tôi kể cho nghe…, Thúy Toàn dịch);

Đời sống văn nghệ (tiểu luận): Giáng Hương (Suy nghĩ về tranh lụa); Vân Đài (‘Trà Vinh thương nhớ’ và nữ sĩ Vân Đài); Thu Lê (Câu chuyện phiên dịch); Xuân Diệu (Madeleine Riffaud và tập thơ ‘Con ngựa hồng’); Nguyễn Văn Tỵ (Cách mạng và nghệ thuật tạo hình Việt Nam); Nguyễn Cao Luyện (Cái nhà tranh truyền thống);  Nguyên Hồng (Chuyện với các bạn viết trẻ); Hoàng Trung Thông (Cha ông ta bàn về văn thơ); Trần Lê Văn (Tưởng nhớ bà Đoàn Thị Điểm trên quê hương ông Nguyễn Kiều); Lê Duy Lương (Văn học Lào xưa và nay);

– Trong tháng 11: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 11 (tháng 11/1975):

Ghi chép: Hữu Thỉnh (Kỷ niệm Đắc Pét);

Ký: Minh Điền (Về một khu phố nhỏ);

‘Kỷ niệm chống Mỹ cứu nước’: Nguyễn Xuân Tắc (Thường);

Truyện ký: Lê Văn Vọng (Pháo đài Tây Bắc);

Truyện ngắn: Khuất Quang Thụy (Hạnh), Thiều Văn Sơn (Chuyện nhỏ về bạn của tôi), Vũ Xuân Hưng (Hoa dành dành);

Thơ: Ngô Văn Phú (Làng), Trần Trung Bộ (Nhà bạt), Ngô Viết Dinh (A Vui), Nguyễn Đức Mậu (Người gỡ mìn), Trần Mạnh Hảo (Mở cửa vào mùa hạ);

Bình luận văn nghệ: Tú Ngọc (Ca khúc chiến sĩ, một thành tựu của âm nhạc cách mạng); Lê Thành Nghị (Qua hai tập ‘Mầm sống’ và ‘Cửa ngõ mặt trận’ của Triệu Bôn); Tràng Dương (‘Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh’, một bộ phim tài liệu lịch sử quý);

Nghệ thuật: Đỗ Huyền (Theo một mũi xe tăng vào Huế); Văn Ngữ (Làm phim ở sở chỉ huy Quân đoàn 1 Ngụy); Minh Lợi (Theo chân xung kích trong thị xã Quy Nhơn); Phương Mai (Theo một mũi tiến quân vào Bộ tổng tham mưu ngụy); Quang Vũ (Những bộ phim mới của Xưởng phim quân đội);  

Tháng 12:

– Ngày 6: tại Hà Nội: tuần báo Văn nghệ  s. 49 /1975 (s. 631):

Hưởng ứng sự kiện thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước: Tú Mỡ (Thống nhất là chuyện phải có…nhưng cần phải tiếp tục chống Mỹ); Tế Hanh (Xung quanh một con sông quê), ca sĩ Bích Liên (Tôi đang dựng một bài hát về anh Nguyễn Thái Bình);

Thơ: Vương Anh (Múa quanh cây bông mừng thống nhất), Dương Đức Quảng (Tắm đêm trên sông Thu Bồn), Ca Duy Thảo (Quy Nhơn), Trần Nhuận Minh (Đi tìm bãi cá; Đêm cưới cô vẫy đầu đường lấy anh lái xe bò tót), Bùi Ngọc (Bài hát ru của người mẹ thợ xây), Vũ Đình Minh (Những em bé sinh ra từ địa đạo Vĩnh Linh), Lưu Trọng Lư (Lại tiễn con), Đào Xuân Quý (Đi trên đường phố quê hương);

Ghi chép: Ngô Thị Kim Cúc (Đà Nẵng những ngày cuối);

Bút ký: Bá Dũng (Sơn Mỹ sau ngày giải phóng);

Truyện ngắn: Khánh Vân (Người học trò của tôi);

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Một số thơ văn ở Trung, Bắc viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, tiếp, hết);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Cảnh cáo lũ côn đồ Thái Lan), Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: Tiến lên…’ thời tiền sử’);

Nghệ thuật: Hà Chân (Vài nét về Bảo tàng Đà Nẵng); Trương Đình Quang (Đọc ‘Dân ca Việt Nam’, Nxb. Văn hóa);

– Ngày 6: tại Tp.HCM: báo Văn nghệ giải phóng  s. 77:

Nghị luận: Trần Quang (Khi ta qua con sông Hiền Lương);

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Một số thơ văn ở Trung Bắc viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ, nửa sau thế kỷ XIX);

’30 năm văn học cách mạng’: truyện ngắn Bùi Hiển (Một câu chuyện trong chiến tranh [1960]); 

Tác giả thơ VNGP: Hoàng Phủ Ngọc Tường, s. 1937 (Ngủ dưới sao [1971]; Tôi đi trên những con đường rừng cũ; Chợt nghĩ về chiến khu xanh thắm [1975]);

Ký: Nguyễn Hoàng Thu (Những bước đổi đời);

Thơ: Nguyễn Xuân Sanh (Niềm vui họp mặt; Khúc hát biển quê hương; Tuổi trẻ và ngọn lửa), Nguyễn Loan (Đường sắt xuyên Việt), Thủy Nguyên (Ngày mơ ước), Băng Sơn (Con đường thống nhất);

Tiểu luận: Lưu Trọng Lư (Nhân 2 bài thơ về 2 con sông của Hưởng Triều); thơ Hưởng Triều (Lại vượt Cửu Long [1972]; Nghe chuyện An Phú Đông [1972]);

Kim Chi (Vài suy nghĩ nhỏ về sân khấu múa);

– Ngày 9 đến 12: tại Moskva, LX.: hội nghị bàn về hình tượng con người đương thời trên sân khấu xã hội chủ nghĩa, thành phần: những người hoạt động sân khấu tại các nước XHCN; đoàn VNDCCH có Đình Quang, Lộng Chương; trưởng đoàn Đình Quang đọc tham luận về sân khấu VN trong đó trình bày con người đương thời là con người tiên tiến, con người anh hùng.[28]

– Ngày 13: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 50 /1975 (s. 632):

Xã luận: Bảo Định Giang (Chào mừng nước Cộng hòa DCND Lào);

Bút ký: Đặng Nhật Minh (Sài Gòn, những gương mặt tháng 5), Hồng Phi (Mưa tháng chín), Hoàng Minh Châu (Đi vào…đi xa; Theo chân anh biệt động thành), Chim Trắng (Nói với Sài Gòn, trích trường ca);

Truyện ngắn: Bùi Kim Trung (Lượng nổ mạnh);

Thơ: Lê Văn Vọng (Chiếc áo màu xanh), Nguyễn Tấn Việt (Giấc ngủ), Như Mạo (Gửi Bằng Giang), Hà Phương (Chúng tôi trên Trường Sơn; Chuyện vui ở mặt trận), Tế Hanh (Dọc Trường Sơn);

Tiểu luận: Nguyễn Trác (Anh bộ đội cụ Hồ);

Nghệ thuật: Hồng Chi (Những suy nghĩ khi thực hiện bộ phim ‘Bông sen Đồng Tháp’); Trương Bỉnh Tòng (Qua các hội diễn nghệ thuật quần chúng TP. HCM.: Triển vọng tốt đẹp của phong trào văn nghệ quần chúng);

– Ngày 13: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 78:

Thơ: Phu-mi Vong-vi-chit (Tình hữu nghị Lào-Việt, Thanh Sơn dịch);

Tiểu luận: Vi-lay Kẻo-ma-ni (Phu-mi Vong-vi-chit và Xôm-xi Đê-xa, hai nhà thơ lớn nhất của đất nước Lào); Trần Hữu Du (Âm nhạc cách mạng Lào);

‘Chùm thơ gởi đất nước triệu voi’: Trần Mạnh Hảo (Chào đất nước Lào tự do), Lê Điệp (Chia tay anh dạo ấy), Trần Ninh Hồ (Ghi ở biên giới Việt-Lào: Ban đầu; Ba lô chí nguyện quân; Dòng suối; Cô giao liên Lào và khúc dân ca);

Truyện ký: Ngô Thị Kim Cúc (Những ngày sấm dậy);

Bút ký: Nguyễn Hải Trừng (Trở về trên tàu Thống nhất);

Thơ: Võ Quê (Ghi chép ở rừng Cúc Phương: Hạ Long nổi; Động người xưa; Cây chò ngàn năm; Bướm Cúc Phương; Cây thuốc; Thú lạ; Đêm  Cúc Phương; Bản mường), Hà Linh Chi (Trước dòng sông sau cơn lũ);

‘Văn nghệ sĩ với thống nhất tổ quốc’: Nguyễn Quang Sáng (Từ nỗi đau đến niềm vui), Huỳnh Phương Đông (Sự nghiệp của mỗi người không thể tách rời những ngày vui mừng này của đất nước), Thái Hà, họa sĩ (Ngày mơ ước đó nay đã đến), Lê Văn Thảo (Nghĩ về ngày thống nhứt);

Tiểu luận: Bảo Định Giang (Một số thơ văn ở Trung Bắc viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ, nửa sau thế kỷ XIX, tiếp);

Nghị luận: Trần Quang (Đẩy mạnh hơn nữa phong trào văn nghệ quần chúng);

Nghệ thuật: Phước Sanh (Vài nét về phòng tranh tượng của phụ nữ);

Điểm sách: Nguyễn Quang Lê (Đọc ‘Bài ca lâm trận’, tập thơ của Trần Trọng Tấn, Nxb. Văn nghệ giải phóng);

– Ngày 20: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ  s. 51 /1975 (s. 633): [28]

‘Kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước’ (ký): Nguyễn Cường (Tôi đã hiểu rồi);

Ghi chép: Hà Bình Nhưỡng (Phi đội quyết thắng);

Bút ký: Nguyễn Kiên (Một ngày trên sông rạch miền Tây);

Thơ: Vũ Hùng (Anh thợ pháo và chú gà con; Sợi khói thuốc rê trên đồi chốt), Nguyễn Quang Tính (Điều bắt đầu từ bốn bức tranh), Yên Đức (Nhà máy của chúng tôi), Phạm Ngọc Cảnh (Bài hát về nhịp trống), Trần Nhật Lam (Bên tháp Bình Sơn);

Sổ tay người yêu thơ: Phạm Hổ (Về công việc làm ăn của nhà nông xưa);

Văn thơ đả kích: Đặc Công (Diễn văn mới của Pho), Người Du Kích (Lạy ông, tôi ở bụi này), Nguyễn Vĩnh (Trong ‘thế giới tự do’: Giải thưởng văn học với kinh doanh);

Tiểu luận: Jaques Gaucheron, Pháp (Con đường của Tố Hữu,- về tập thơ ‘Máu và hoa’ xb. ở Pháp, Phương Thảo dịch);

Thơ: Madeleine Riffaud, Pháp (Ca khúc; Ba bài hát cho một em bé Algerie; Ở phía đằng kia, Xuân Diệu dịch);

Thông tin: Mai Nhi (Phim của Roman Karmen ‘Lựu đạn, lựu đạn của tôi’ và cuộc đấu tranh của nhân dân Tây ban nha); [29] 

Nghệ thuật: Nguyễn Văn Thành (‘Đoàn tàu đi về phương Nam’, kịch Hà Đăng Ấn, vở diễn của Đoàn kịch nói đường sắt); Hoàng Kim Đáng (Những tấm ảnh ‘ghi nhanh’ đẹp,- về ảnh thời sự nghệ thuật trong tổng tấn công xuân 1975); Văn Ngữ (Những người làm phim quân đội,- về Hoàng Văn Bổn, Lê Lâm, Nguyễn Kha, Vương Đức Cừ, Hà Tài); Phan Huy (Tập tranh ‘Về lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam’, Nxb. QĐND);

– Ngày 20: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 79:

Nghị luận: Lê Duẩn (Phải nắm vững và vận dụng cho được những quy luật riêng của tư tưởng, trích [1962]); Trần Quang (Nhìn sau ngó trước…);

Tác giả thơ VNGP: Thanh Giang, s. 1930 (Leo núi [1961]; Gởi Hàm Luông yêu thương [1968]; Bông súng [1969]);

Truyện ký: Ngô Thị Kim Cúc (Những ngày sấm dậy, tiếp, hết);

Truyện ngắn: Phạm Minh Hà (Gặp lại);

Thơ: Phạm Ngọc Cảnh (Bây giờ nhìn lên), Chí Thành (Bước quân đi), Trần Xuân An (Ruộng đất yêu dấu), Nguyễn Quang Tính (Điệu chèo cũ hát ở vùng đất mới), Hoàng Liên (Chiếc khăn thêu ngoài đảo);

Tiểu luận: Lữ Phương (Chống văn hóa đồi trụy và vấn đề cải tạo văn hóa cũ);

 ‘Văn nghệ sĩ với thống nhất tổ quốc’: Hoàng Hiệp (Từ một bài hát bên bờ Hiền Lương), Phạm Ngọc Truyền (Một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc thống nhất), Nguyễn Ngọc Bạch (Ngày về);

Thơ về VN: Felix Pita Rodriguez, Cuba (Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ, Tế Hanh dịch);

Nghệ thuật: Minh Trường (Anh bộ đội với những người làm công tác nhiếp ảnh);

– Ngày 27: tại Tp.HCM: tuần báo Văn nghệ giải phóng  s. 80:

Nghị luận: Trường Chinh (Thể hiện một cách chân thật và hùng hồn cuộc sống mới và con người mới, trích [1962]);

Truyện ngắn: Văn Lê (Trước lúc hừng đông);

Truyện ký: Đỗ Tiến Khải (Tổ chốt thép);

Ký: Trần Thị Thắng (Xóm mũi);

Thơ: Quang Chuyền (Trưa ven biển), Nguyễn Xuân Ngạc (Tàu đi), Mai Văn Tạo (Đường qua bến lạ bến yêu, trích), Cẩm Lai (Hòn Khoai), Lê Thánh Thư (Mưa về ấm ngọt đất quê),Trần Quang Quý (Tình đất với người);

‘Văn nghệ sĩ với thống nhất tổ quốc’: Lưu Hữu Phước (Đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ càng đậm đà tính dân tộc), Lý Văn Sâm (Ở tại đại hội thống nhất này…), Thanh Hải (Đã thống nhất rồi càng thống nhất cao hơn), Vũ Hạnh (Tiến về tương lai tươi sáng);

Tiểu luận: Nguyễn Văn Ái (Tiếng Việt, biểu hiện mạnh mẽ của sự thống nhất dân tộc);

– Trong tháng 12: tại Hà Nội,Tạp chí Văn học  s. 6 (tháng 11&12/1975) (s. 156):

Đặng Thai Mai (Tiến bộ của kỹ thuật đang mở ra cho văn học nghệ thuật những chân trời mới);

Trần Bạch Đằng (Sứ mạng mới của nhà văn);

Hoàng Xuân Nhị (Văn hóa văn nghệ Việt Nam nhất định phát triển rực rỡ);

Thành Duy (Văn học và những chuyển biến mới của nông thôn miền Bắc);

Nguyễn Minh Tấn (Nguồn cảm hứng quan trọng bậc nhất của sáng tạo nghệ thuật);

Lê Chí Quế (Việc phân loại dân ca các dân tộc ở miền Bắc nước ta);

Trương Chính (Tìm hiểu Nguyễn Tư Giản);

Đinh Gia Khánh (Về nghiên cứu lịch sử tư tưởng);

Nguyễn Công Hoan (Suy nghĩ về ‘Những năm tháng không thể nào quên’);

Đoàn Hương (Đề tài công nghiệp với các cây bút trẻ trong hàng ngũ công nhân);

Bùi Công Hùng (Hình ảnh Sài Gòn đấu tranh trong thơ Hưởng Triều);

Nguyễn Trung Đức (Tiếng nói tự do dân chủ trong thơ Tây Ban Nha chiến đấu);

Trao đổi ý kiến: Nguyễn Tài Cẩn (Bàn thêm về ‘song viết’ ? ‘song biết’ ? ‘song kiết’ ?); Nguyễn Khắc Xương (Về bài thơ ‘Thề non nước’ của Tản Đà);

Ý kiến ngắn: Trọng Khiêm (Tiến tới tuyển chọn đến kỳ những tác phẩm và công trình văn học tiêu biểu trong tình hình mới);

Sinh hoạt văn học: PV. (Đoàn trí thức miền Nam thăm Viện văn học và Tạp chí văn học); PV. (Nhà văn Pièrre  Gamara thăm Viện văn học và Tạp chí văn học);

– Trong tháng 12: tạp chí Văn nghệ quân đội  s. 12 (tháng 12/1975):

Ký: Bùi Cát Vũ (Nhật ký chiến đấu); Khuất Quang Thụy (Vào chiến dịch);

‘Kỷ niệm chống Mỹ cứu nước’: Vũ Lãm (Đôi bàn tay), Nguyễn Văn Lân (Trước ngày tấn công Bộ tổng tham mưu ngụy);

Truyện ngắn: Trần Ninh Hồ (Trên thành phố của tuổi thơ), Bùi Quang Nhự (Cô họa sĩ và tiểu đội sửa chữa xe tăng), Thái Bá Lợi (Đồng đội của Phú), Nguyễn Cường (Nắng biển), Thái Vượng (Vợ chồng Tư Đùm);

Thơ: Văn Lê (Người chiến đấu và chốt giữ), Hữu Thỉnh (Chiến sĩ lái xe tăng và chiếc tăng mình; Bữa cơm chiều trong dinh Độc Lập), Văn Thảo Nguyên (Về với Năm Căn), Lê Thành Nghị (Đêm vượt sông Bé);

Bình luận văn nghệ: Trao đổi ý kiến về viết kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước: Đại Đồng (Thời điểm tốt nhất cho những truyện kỷ niệm sâu sắc); Ngô Thảo (Kỷ niệm trong cuộc đời chiến sĩ); Mộng Lục (Tổ chức những lớp trại viết); Lương Hiền (Kể về trại viết của tiểu đoàn chúng tôi);

 

Trong năm 1975 đã xuất bản:

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN

‒ Ao làng (tiểu thuyết) Ngô Ngọc Bội (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Bạch đàn  (tiểu thuyết) Lê Phương (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Bình minh trên biển (truyện) Khâm Đức (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Bốn bề gió thổi (tập truyện ngắn) Sĩ Hồng (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Bông điệp đỏ  (tập truyện ngắn) Mai Văn Tạo (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Bức ký hoạ  (tập truyện ngắn) Nguyễn Văn Toại, Phùng Thái, Phan Hà, .... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Cửa ngõ mặt trận (tập truyện ngắn) Triệu Bôn (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1975)

Dưới đám mây màu cánh vạc, t. 2 (tiểu thuyết) Thu Bồn (H. : Nxb. Thanh niên, 1975)

Đất mặn, t. 1 – 2 (tiểu thuyết 2 tập) Chu Văn (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Đêm mưa sao (tập truyện ngắn viết về công nhân) Xuân Cang, Nguyễn Anh Bình, Nguyễn Hải Lưu.... (Việt Bắc : Nxb. Việt Bắc, 1975)

‒ Đêm Tháp Mười  (truyện và ký) Lê Văn Thảo (K.đ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Đỉnh Ngọc  (tập truyện ngắn) Đặng Ái (Thanh Hoá: Hội văn nghệ Thanh Hoá xb., 1975)

‒ Đứa con của đất (tiểu thuyết) Anh Đức (Sài Gòn: Nxb. Văn học giải phóng, 1975)

Đường về cánh đồng Chum  (truyện) Bùi Bình Thi (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Giữa lòng thành phố  (truyện và ký) Thanh Giang (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Gương xanh  (truyện dài) Nghiêm Văn Tân (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Hoa hồng trắng  (truyện tình báo) Nguyễn Sơn Tùng (H.: Nxb. Lao động, 1975)

‒ Hương tóc  (tập truyện ngắn) Huy Thành (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Mẫn và tôi  (tiểu thuyết) Phan Tứ; In lần 2 có sửa chữa (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

‒ Mùa gió chướng (tiểu thuyết) Nguyễn Quang Sáng (Tp.HCM.: Nxb. Văn học giải phóng, 1975)

Nắng Thu Bồn  (tập truyện và ký) Trần Mai Hạnh (Kđ.: Nxb. Văn nghệ Giải phóng, 1975)

Nhãn đầu mùa (tiểu thuyết) Xuân Tùng, Trần Thanh. - In lần 4 có sửa chữa (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Những người áo trắng (tập truyện ký) Bích Thuận, Hồng Lê, Nguyễn Gia Nùng,.... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Những ô cửa màu nâu  (tập truyện ngắn) Tùng Điển (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Nơi anh sẽ đến  (tiểu thuyết) Huy Phương (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Pả Sua  (tiểu thuyết) Văn Linh (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

‒ Rừng động, t. 1 (tiểu thuyết) Mạc Phi (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Sự tích nhà sàn (tập truyện) Hoàng Quyết, Bàng Quảng Châu, Lương Bèn, ... (Bắc Thái: Ty văn hoá thông tin Bắc Thái xb., 1975)

Thời điểm ấy (truyện ký) Nguyễn Xuân Thái, Lê Văn Xiêm, Nguyễn Hữu Lịch, ... (H.: Cục chính trị. Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang xb., 1975)

Tia hồ quang (tập truyện và ký) Lý Biên Cương, Trần Tự, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Đức Huệ (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Trăng bão (tập truyện ngắn) Võ Huy Tâm (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Trận đánh bắt đầu từ hôm nay (tập truyện ngắn, tùy bút) Nguyễn Trung Thành (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Trong rừng dẻ hương (tập truyện) Trầm Thanh, Trần Phương Trà, Thanh Giang, Trần Hương Nam (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Vùng cao (truyện) Đỗ Quang Tiến. - In lần 2 có sửa chữa (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

‒ Vùng quê  (tập truyện) Lâm Quang Ngọc (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Xẻ núi  (truyện) Nguyễn Việt Phương (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Xóm thợ Trường Thi  (tiểu thuyết) Hoàng Ngọc Anh (H.: Nxb. Lao động, 1975)

TÁC PHẨM THỂ KÝ

Anh bộ đội (tập tuỳ bút) Trần Độ (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

‒ Bão lớn  (tập truyện và ký) Nguyễn Chí Trung, Anh Đức, Nguyễn Y Thu, ... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Bông sen ngọc (tập truyện, ký) Nguyễn Hải Trừng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Câu chuyện tình yêu  (truyện ký) Đỗ Quảng (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

‒ Chuyện hôm nay (tập bút ký) Nguyễn Kiên, Bùi Công Bính, Ngô Ngọc Bội, Ma Văn Kháng, Nguyễn Phan Hách, Đức Ánh (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Con đường đẹp nhất  (truyện ký) Trần Truyền (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Dòng suối quê hương (tập truyện ngắn) Kim Chung, Hồ Thuỷ Giang, Thái Dương, Bế Dôn, Phù Ninh, ... (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1975)

Đất và nước (tập ký) Nguyễn Trung Thành, Hồng Phú, Lâm Phương, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Quang Sáng, Thành Nam (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Đầu nguồn (tập hồi ký về Hồ Chí Minh) Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Đêm mưa sao (tập truyện ngắn viết về công nhân) Xuân Cang, Nguyễn Anh Bình, Nguyễn Hải Lưu, ... (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1975)

Đêm về sáng  (truyện ký) Bút Ngữ  (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Đường qua kỷ niệm (tập truyện, ký) Quang Chuyền, Ma Trường Nguyên, Phan Quế, Đoàn Thị Ký (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1975)

‒ Đường vào Sài Gòn (tập ký) Lưu Quý Kỳ, Xích Điểu, Tôn Thất Tùng, Lưu Trọng Lư, Phan Tứ, Trần Công Tấn (H.: Nxb. Văn học, 1975) 

‒  Giản dị (tập truyện và ký) Bùi Hiển (Nghệ An: Hội Văn nghệ xb., 1975)

‒ Kỷ niệm thời thơ ấu (hồi ký, Hoàng Thị Thế con gái Hoàng Hoa Thám) bản dịch tiếng Việt: Lê Kỳ Anh   (Hà Bắc: Ty Văn hóa xb., 1975)

Mạch máu quê hương (hồi ký) Vũ Tất Đắc (Ninh Bình: Ty Văn hoá Ninh Bình xb., 1975)

Mặt trận hậu phương  (tập truyện và ký) Trần Quốc Khải (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Mẹ Liễu  (truyện ký) Hoàng Tuấn Nhã (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Ngọn cờ Bến Thuỷ (hồi ký Xô viết Nghệ Tĩnh; viết theo lời kể của đồng chí Nguyễn Phúc)  Minh Huệ  (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Người bên cầu  (truyện ký) Nguyễn Thọ Sơn  (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Người đồng chí (tập truyện kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước) Vân Thảo, Trần Nhương, Hồng Liên,... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Những dòng suối nhỏ (tập truyện ký về phụ nữ Hà Nội) Huỳnh Tâm Chí, Tô Hoài, Lê Minh,... (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Những người con trung hiếu, t. 5 (Loại sách người tốt việc tốt) Phạm Thanh, Minh Sơn, Phạm Nguyên... (H.: Nxb. Phổ thông, 1975)

‒ Những vì sao đất nước, t. 1 - 3 (truyện danh nhân lịch sử; Loại sách danh nhân Việt Nam) Quỳnh Cư, Nguyễn Anh, Văn Lang (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Nổi dậy của Nguyễn Thái Bình (sưu tập) Phượng Kim, Việt Thái Bình, Nguyễn Thái Bình,...  (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Nước về biển cả  (ký, tiểu luận) Lưu Quý Kỳ. - In lần 2 có sửa chữa và bổ sung (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Sài Gòn những ngày chờ đợi (tập bút ký) Vân Trang (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Sao sáng sông Trà (truyện các liệt sĩ yêu nước và cách mạng Quảng Ngãi) nhiều tác giả (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Thép lửa  (chuyện kể về quân giới) Trần Hà (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Vòng quanh Sài Gòn (ký sự) Ba Hồng, Phạm Hồng (Kđ.: Nxb. Văn nghệ Giải phóng, 1975)

Vươn lên phía trước  (tập truyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) Thân Như Thơ, Mai Hiền, Khánh Toàn, ... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

KỊCH BẢN

Ba mươi năm đất nước nở hoa (tập chèo, cải lương) Hoà Phong, Hoài Phương, Đinh Thảo, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Chào mừng chiến thắng (tập bài hát chèo) Hoàng Nam, Thái Thuệ, Đồng Bằng, … (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1975)

Chọn người đi học (tập kịch) Nguyễn Thanh Cù, Lê Quang San, Nguyễn Xuân Thu,...  (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Con mèo lười (kịch loài vật) Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Cô Son (chèo 3 hồi 6 cảnh; Giải thưởng chính thức Hội văn nghệ Hà Nội 1973-1974) Nguyễn Bính, Xuân Bình (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

Dũng sĩ Rạch Gầm  (truyện anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Bé: chèo sử thi) Lộng Chương (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

Đêm nay...ngày mai  (tập kịch ngắn chống Mỹ cứu nước) Nguyễn Vũ, Sĩ Hanh, Đồng Văn Thuyết, ... (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

Đồng ruộng vào xuân (chèo, tấu) Hoàng Nam, Giang Thuỷ, Quang Đạo,... (Hải Phòng: Sở văn hoá thông tin Hải Phòng xb., 1975)

Hoa và Ngần  (kịch 4 hồi 8 cảnh) Nguyễn Đình Thi. (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

Khói ngầm (kịch công nhân) Nguyễn Tường Lân, Văn Huệ, Nguyễn Anh Võ, ... (Nghệ An: Liên hiệp công đoàn Nghệ An; Hội Văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Ngôi nhà trong thành phố  (kịch sinh hoạt đường phố những năm 1967-68) Xuân Trình (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

‒ Người ven đô (kịch nói 2 hồi) Minh Khoa (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Rực lửa Diên Hồng  (chèo) Mai Bình (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

‒ Soi bóng  (tập kịch ngắn) Huỳnh Chinh, Chu Ngọc, Trương Cẩm Tâm,...  (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

Thạch Sanh  (chèo 3 hồi 10 cảnh) Việt Dung (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

‒ Vật vô giá ; Ô hô "Di tản" hay thảm cảnh bù nhìn (tập tiết mục ghi nhanh) Đào Xuân Hinh, Bành Thông (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

‒ Vườn thầy Năm (kịch nói một màn) Nguyễn Khắc Phục (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

THƠ, TRUYỆN THƠ

Áo trận  (tập thơ) Nguyễn Đức Mậu (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Âm vang chiến hào  (tập thơ) Hữu Thỉnh, Lâm Huy Nhuận (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Bài ca giải phóng (thơ) Bút Ngữ, Bùi Công Bính, Lê Bính, Hà Văn Thùy, Kim Chuông, Võ Bá Cường, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá và Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1975)

Bình minh biển (thơ) Xuân Nguyễn, Phạm Ngọc Cảnh, Đinh Kỳ Thanh, ... (Hải Phòng: Hội văn nghệ Hải Phòng xb., 1975)

Bình minh và tiếng súng (tập thơ) Mã Giang Lân (Thanh Hóa: Hội Văn nghệ Thanh Hóa xb., 1975)

‒ Cành mận trắng  (tập thơ) Cảnh Trà (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Chân lý bắt đầu từ Đảng (thơ) Phan Trọng Bình, Hồ Văn Ninh, Nguyễn Huy Lung, ... (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Chiến công dâng Bác (thơ) Võ Bá Cường, Vũ Siêu Thả, Mai Lâm, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1975)

Cỏ mật. Nhịp cầu (thơ) Thái Kim Đỉnh (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Dâng Bác (thơ ca) Nhật Lệ, Xuân Hoàng, Hải Bằng, Hoàng Vũ Thuật, Lê Hạch, Văn Lợi, ... (Quảng Bình: Ty văn hoá Quảng Bình xb., 1975)

Gương trong mặt nước (thơ) Diệu Chi (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Hai tiếng Việt Nam (tập thơ) Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Xuân Thủy, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Hoa dừa (tập thơ) Lê Anh Xuân (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

‒ Hoa trăm miền (tập thơ năm 1975) Vương Anh, Trúc Cương, Nguyễn Văn Anh, Lữ Giang, Trịnh Hoài Giang, Tô Hà (H.: Nxb. Văn học, 1975) [t. 1]

Huế mùa xuân  (tập thơ) Thanh Hải (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Lên xanh (thơ) Lê Duy Phương (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Lúa thơ (tập thơ) Nguyễn Thái Ât, Trần Hoà Bình, Đào Ngọc Chung, Quang Dũng (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Mẹ để lại (tập thơ ca) Trần Hữu Thung, Nguyễn Văn Giáp, Vương Long, ... (Nghệ An: Ty văn hoá Nghệ An xb., 1975)

Một đôi vần (thơ) Hoàng Văn Hoan (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1975)

Mùa gieo hạt  (tập thơ) Vũ Ân Thy (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Mùa xuân Hồ Chí Minh (tập thơ) Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Huy Cận, Tế Hanh (H.: Nxb. Văn học)

Ngày hằng sống ngày hằng thơ (tập thơ) Huy Cận (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Ngày toàn thắng (tập thơ) nhiều tác giả (Tp.HCM.: Văn nghệ Quân giải phóng xb., 1975)

Nghe tiếng gà trên điểm chốt  (tập thơ) Nguyễn Quang Hà (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Nhật ký đường ra tiền tuyến (tập thơ) Lê Đức Thọ (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Niềm vui trọn vẹn (tập thơ) nhiều tác giả (Lạng Sơn: Chi hội văn nghệ Lạng Sơn xb., 1975)

Nỗi nhớ màu xanh (tập thơ) Lưu Trùng Dương (K.đ.: Chi hội Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ xb., 1975)

Sáng cả hai miền (tập thơ) Bàn Tài Đoàn (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Tháng năm đất nước (tập thơ) Minh Huệ, Phạm Đình Nguyên, Quang Huy, ...  (Nghệ An: Ty văn hoá Nghệ An; Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Thơ bộ đội Hà Tĩnh (thơ) Hà Huy Hân, Quốc Anh, Lê Phương Hoa, ... (Hà Tĩnh: Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh xb., 1975)

Tiếng chim đồng (tập thơ) Trần Hữu Thung (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Tiếng chim vườn (thơ) Xuân Hoài (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Tiếng ve sầu sau vòm lá (tập truyện thơ) Hồng Nhu, Nguyễn Trọng Tuất, Ngọc Dương, ... (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Tình yêu mùa gặt (thơ) Kim Chuông, Tường Lan (Thái Bình: Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1975)

Viết tự đáy lòng, T. 3  (thơ) Trần Thế Nghị, Đức Ban, Trịnh Minh Hoài (Hà Tĩnh: Ban vận động sáng tác văn học 27/7, Ty thương binh xã hội Hà Tĩnh xb., 1975)

Việt Bắc nhớ Bác Hồ (thơ) Văn Anh, Triều Ân, Đoàn Diện Ât, ... (Việt Bắc: Nxb. Việt Bắc, 1975)

Vùng đất yêu thương  (tập thơ) Lê Điệp (Kđ.: Nxb. Văn nghệ giải phóng, 1975)

Vừng sen Hàm Rồng  (trường ca) Tạ Vũ (H.: Nxb. Lao động, 1975)

VĂN HỌC CHO THIẾU NHI

Ai-cum và Ai cơ-loóc (truyện cổ dân gian Vân Kiều) Mai Văn Tấn kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

An-be Anh-xtanh (truyện danh nhân Albert Einstein) Vũ Hùng (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Ba lần gặp Bác (theo Hồ Thị Thu, dũng sĩ diệt Mỹ miền Nam) Văn Biển kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Bài ca trên vách núi (truyện) Nguyễn Hoài Giang (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Bàn Quý và ngựa con (truyện tranh) lời: Tô Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Bản cửu chương (truyện tranh) truyện: Trần Ngọc Thanh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Bao giờ con lớn (truyện tranh) lời: Xuân Quỳnh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Bốn cây hoa Chăm-pa (truyện dân gian Lào) Võ Quang Nhơn kể (H.: Nxb. Kim đồng, 1975)

Cá đuôi cờ  (truyện) Nguyễn Thị Vân Anh (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Cái túi thị (truyện tranh) Hồng Nhu, Ngô Quân Miện, Việt Tân, … (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Chim Nộc thua (tập truyện) Quang Huy, Văn Hồng, Phan Lê Phương, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Chú bé Gio Linh (tập truyện) Thy Ngọc, Trần Hải Đức, Phan Lê Phương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Chú bé ống nước (truyện) Phong Thu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Chú chim khuyên trên thành cổ (truyện tranh) lời: Cửu Thọ (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Con sáo của ông tôi (tập truyện thiếu nhi) Viết Linh, Ngọc Vũ, Thanh Bình, ...  (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Cuộc phiêu lưu của những con chữ (truyện tranh) lời: Trần Hoài Dương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đi tìm lòng dũng cảm (truyện) Văn Biển (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đi xa thành phố (truyện) Xuân Sách (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đôi tai mèo (thơ) Trần Thanh Địch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đội trinh sát tí hon (tập truyện thiếu nhi) Kim Mã, Kim Ngọc Diệu, Nguyễn Ngọc Ký, ... (Nam Hà: Ty văn hoá Nam Hà xb., 1975)

Đứa con của mơ (truyện) Nguyễn Trí Tình (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đường rừng (truyện Anh hùng quân giải phóng Ngô Văn Trạch) Mai Văn Tạo (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Giữa rừng Cô-pi (truyện) Mai Văn Tấn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Góc sân và khoảng trời (thơ) Trần Đăng Khoa (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Hoa mơ (thơ) Quang Huy, Tạ Hữu Yên, Tô Hà, Hải Bằng, Ngô Quân Miện, ... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Làng hầm (tập truyện ngắn) Ma Văn Kháng, Nghiêm Đa Văn (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Lật đật và phồng phềnh (truyện) Hoàng Anh Đường (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Lý Thường Kiệt (truyện tranh) lời: Quốc Việt (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Mắt chúng em xanh (thơ thiếu nhi) Ngô Bích Hồng, Thuý Giang, Lê Anh Dương, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Thúy Giang, Trần Kim Dũng,... (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Môlie  (truyện danh nhân về nhà viết kịch Molière) Tôn Gia Ngân kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Mượn búa thần sét (truyện cổ dân gian Việt Nam) Phạm Chính Lan kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Na A đánh lại trời  (tập truyện dân gian) Vũ Tú Nam viết lại (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Nàng tiên đảo Ngọc (truyện) Lý Biên Cương (H.: Nxb. Kim đồng, 1975)

Ngõ nhà chúng tôi (truyện) Xuân Quốc (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Nhật ký rễ con (truyện) Văn Biển (H.: Nxb. Kim Đồng, 197)

Núi xanh xanh (thơ văn cho thiếu nhi) Tô Hoài, Văn Lừng, Thế Mạc, .... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Quê nội (truyện) Võ Quảng, In lần 2 có sửa chữa (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Thoang thoảng hoa cam (truyện) Đỗ Chu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Trăng nước Chương Dương (truyện lịch sử) Hà Ân (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Trận chung kết (truyện) Khánh Hoài (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Trận địa tuổi thơ (truyện) Văn Biển (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Trâu lá đa (thơ) Lữ Huy Nguyên (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Út Tám (truyện Võ Thiếu Trung, "dũng sĩ diệt Mỹ") Ngô Thông (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Vích-to Huy-gô (truyện danh nhân, về nhà văn Victor Hugo) Đặng Hồng Lan kể (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

***

Chú dê con biết đếm đến mười (truyện, An-phơ Pi-ri-ô-cơ-xen, A. Le-li-ep-rơ, Xec-gây Mi-khal-cốp, ...) bản dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Chú dế sau lò sưởi (truyện, G. Xư-phe-rốp, LX.) dịch : Nam Cường (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Đời Lênin, T. 1 – 2  (truyện ký, M. Prilezhaeva, LX.) dịch: Trần Khuyến (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Gu-li-vơ du ký (Gulliver's Travels, 1726, truyện giả tưởng, Jonathan Swift,  1667-1745, Anh) người dịch: Đỗ Đức Hiểu (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Hai vạn dặm dưới biển, T. 1 (1869, truyện giả tưởng, Jules Verne, 1828-1905, Pháp) Lê Anh dịch (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

Những cuộc phiêu lưu của Mác-xim Go-rki (tuổi trẻ của nhà văn Maxim Gorki, truyện: I. Gruzdev, LX.) dịch: Bạch Dương (H.: Nxb. Kim Đồng, 1975)

PHÊ BÌNH, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU

Ánh sáng và mùa xuân trí tuệ  (cảm tưởng, phê bình, tiểu luận... kỷ niệm 1975)  Ban thư ký bộ môn ngữ văn của các trường đại học b.s. (H.: Knxb., 1975)

Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (lý luận) Trường Chinh, In lần 3 có xem lại và sửa (H.: Nxb. Sự thật, 1975)

Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (chuyên khảo) Đào Duy Anh (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1975)

Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí, trí tuệ, ánh sáng (tiểu luận, phê bình) Hà Xuân Trường (H.: Nxb. Sự thật, 1975)

Giáo trình phương pháp giảng dạy văn học: Phần đại cương  (H.: Trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội xb., 1975; Tủ sách đại học sư phạm)

Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng - từ ghép - đoản ngữ (chuyên luận) Nguyễn Tài Cẩn (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1975)

Những bức thư của Ban chấp hành trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ (văn kiện Đảng) (H.: Nxb. Sự thật, 1975)

Tập nghị luận và phê bình văn học chọn lọc, t. 2 (gồm 15 bài của Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Hoài Thanh, Tú Mỡ, Văn Tân, Xuân Diệu,…) Đỗ Quang Lưu tuyển chọn, giới thiệu (H.: Nxb. Giáo dục, 1975)

Thơ Đỗ Phủ  (tư liệu về tác gia, chọn dịch và chú giải một số tác phẩm) Trần Xuân Đề (H.: Nxb. Giáo dục, 1975)

Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, t. 2 (chuyên đề lý luận và văn học sử) Phan Cự Đệ (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1975)

Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại: Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (chuyên đề) Hoàng Xuân Nhị (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Tìm hiểu thơ Hồ Chủ Tịch  (chuyên đề) Hoàng Xuân Nhị (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1975)

‒  Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (chuyên luận) Nguyễn Tài Cẩn (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1975)

‒  Văn học giải phóng Miền Nam 1954-1970 (chuyên luận văn học sử) Phạm Văn Sĩ  (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1975)

SÁCH TẬP HỢP NHIỀU THỂ TÀI

Bếp lửa hồng (tập văn thơ) Bùi Lực, Đông Quan, Yên Để, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình; Công ty ăn uống phục vụ Thái Bình xb., 1975)

Cây Bác trồng xanh suốt tương lai  (tập văn thơ) Đỗ Hoàng, Lương Biên, Bình Sơn,.... (Kđ. : Cục Chính trị quân khu Ba xb., 1975)

Chuyện mùa này (văn, thơ, tấu, chèo) Giang Minh, Cao Vinh, Võ Bá Cường, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1975)

Đường rộng mở (tập sáng tác về truyền thống 10 năm của ngành giao thông vận tải 1964-1974) Nguyễn Thanh Kim, Lê Vân, Lê Thanh, ... (Hà Bắc: Ty giao thông vận tải Hà Bắc xb., 1975)

Gái đảm Lai Châu (tập thơ văn) nhiều tác giả (Lai Châu: Tỉnh hội phụ nữ Lai Châu xb., 1975)

Luống cày mới (tập sáng tác) Chu Văn Mười, Trịnh Hoài Giang, Đào Cảng, ... (Hải Phòng: Hội văn nghệ Hải Phòng xb., 1975)

Một mùa xuân thần kỳ  (tập thơ, văn, tiết mục sân khấu) Đoàn Văn Cừ, Kim Ngọc Diệu, Đỗ Phú Nhuận,...  (Nam Hà : Ty văn hoá Nam Hà xb., 1975)

Mùa thu mới (thơ, chèo) Nguyễn Thanh Phương, Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Trại, ... (Thái Bình: Ty thông tin văn hoá Thái Bình xb., 1975)

Mừng Phú Yên giải phóng (bài hát, chèo, dân ca) Hoàng Nam, Đồng Bằng, Hồ Tăng Ấn (Hải Hưng: Ty văn hoá Hải Hưng xb., 1975)

Niềm vui đến (thơ văn) Trần Hữu Thung, Quang Huy, Thế Bính, ... (Nghệ An: Ty văn hoá, Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Sắc hoa phượng vĩ (văn, thơ, kịch) Phạm Đức Huân, Nguyễn Hồng Vân, Xuân Đạm, ... (Thái Bình: Ty giáo dục, Công đoàn giáo dục; Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1975)

Trai bản lên đường (thơ, truyện) Khánh Vân, Hoàng Quốc Hoan, Nông Thị Xây, ... (Lạng Sơn: Chi hội văn nghệ Lạng Sơn xb., 1975)

Trận tuyến mới, T. 3 (tập sáng tác) nhiều tác giả (Lao Cai: Ty Thương binh xã hội Lao Cai; Hội Văn nghệ Lao Cai xb., 1975)

Tuổi cao trí càng cao (tập văn) Nguyễn Như Tiêu, Duy Lân, Cao Cự Cùng, ... (Lao Cai: Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Lao Cai; Ty văn hoá thông tin Lao Cai xb., 1975)

TUYỂN TẬP, SƯU TẬP

‒  Ca dao chiến sĩ, t. 5 (sưu tập) Trần Thanh Tuấn, Hoàng Tân, Phạm Lương,... (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Chùa Hương (tập thơ) Trịnh Sâm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, ... (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Dân ca Lô Lô (sưu tập) Lê Trung Vũ sưu tầm, biên soạn; Lùng Sùng Páo, Thàng Thị Giàng...dịch (H.: Nxb. Văn hoá, 1975)

‒ Đẻ đất đẻ nước (sử thi dân tộc Mường) Vương Anh, Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch, chú thích, với sự giúp đỡ của nhiều nghệ nhân và cộng tác viên; Nông Quốc Chấn giới thiệu (Thanh Hóa: Ty Văn hóa, Tiểu ban Văn nghệ dân gian, 1975)

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, T. 4 (sưu tập) Nguyễn Đổng Chi. - In lần 5, có sửa chữa và bổ sung (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1975)

Lịch triều tạp kỷ, t. 1 – 2  (nguyên tác chữ Hán, Cao Lãng biên soạn) Hoa Bằng dịch và chú giải (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1975; Loại sách nghiên cứu tham khảo)

Lời hát then (sơ lược về nguồn gốc, chức năng, lề lối hát then, nguyên văn tiếng Tày lời các bài hát then đã sưu tầm) Tài liệu lưu hành nội bộ (Việt Bắc: Sở Văn hoá Thông tin Khu tự trị Việt Bắc, 1975)

Ngô Tất Tố tác phẩm, t. 1  (tuyển một số tác phẩm) Phan Cự Đệ sưu tầm, biên soạn (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Sự tích nhà sàn (tập truyện cổ tích) Hoàng Quyết, Bàng Quảng Châu, Lương Bèn, Bàn Sinh Tiên, Bá Tước sưu tầm và kể (Bắc Thái: Ty VHTT xb., 1975)

Sự tích núi Thiên Cầm, T. 2  (truyện dân gian sưu tầm ở Nghệ Tĩnh) Thái Kim Đỉnh biên soạn (Hà Tĩnh: Hội văn nghệ Hà Tĩnh xb., 1975)

Tác phẩm Nam Cao, t. 1 (sưu tập gồm 2 tập) Hà Minh Đức biên soạn, giới thiệu (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Thơ Bác Hồ  (tập thơ Hồ Chí Minh) bản biên soạn của Nxb (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Thơ Hải Hưng 1965-1975 (tuyển, 153 bài, 86 tác giả) Ngô Hoàng Anh, Văn Anh, Đồng Bằng, … (Hải Hưng: Ty VH xb., 1975)

Thơ, phú, câu đối chữ Hán Phan Bội Châu (sưu tập) Tôn Quang Phiệt sưu tầm, biên soạn (H. : Nxb. Văn học, 1975)

Thơ Tố Hữu  (sơ tuyển) bản biên soạn của Nxb (H.: Nxb. Quân đội nhân dân, 1975)

Thơ văn yêu nước và cách mạng Quảng Ngãi 1885-1945 (sưu tập) Nguyễn Văn Cung, Lê Trung Đình, Nguyễn Bá Loan, ...; sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Hồng Sinh (Nghệ An: Hội văn nghệ Nghệ An xb., 1975)

Truyền thuyết Sơn Tinh (sưu tập, biên khảo) Hà Kỉnh, Đoàn Công Hoạt; lời bạt: Đinh Gia Khánh; In lần 2, có bổ sung (Hà Tây: Ty văn hoá thông tin Hà Tây xb., 1975)

Truyền thuyết Trưng Vương (sưu tập) Trần Quốc Phi, Nguyễn Văn Mao, Lê Đức Đồng, ... (Vĩnh Phú: Chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phú xb., 1975)

Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, t. 1 (sưu tập) Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn, Y Điêng chọn lọc (H.: Nxb. Văn hóa, 1975)

Truyện cổ dân tộc Mèo Hà Giang, T. 1 (sưu tập) Lê Trung Vũ sưu tầm, biên soạn (Hà Giang: Ty thông tin văn hoá Hà Giang xb., 1975)

Truyện Lục Vân Tiên (tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu) Hà Huy Giáp giới thiệu; Nguyễn Thạch Giang khảo đính, chú thích (H.: Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1975)

Truyện Nghệ Tĩnh (1965-1975), t. 1 (sưu tập) nhiều tác giả: Nguyễn Thành Tích, Bá Dũng, Bùi Hiển,.... (Nghệ Tĩnh: Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh xb., 1975)

Truyện và ký Thái Bình 1970-1973 (sưu tập) Đỗ Vĩnh Bảo, Bùi Công Bính, Vũ Thái Bình, Đức Hậu, Nguyễn Khoa Đăng, ... (Thái Bình: Hội văn nghệ Thái Bình xb., 1975)

Tục ngữ Việt Nam (sưu tập) Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri biên soạn  (H.: Nxb. Khoa học xã hội, 1975)

DỊCH THUẬT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

‒ Ánh sáng trên trái đất, t. 1 (1949-50, tiểu thuyết 2 tập, Semion Petrovich Babaevski, 1909-2000, Nga, LX.) Ngọc Thanh, Thanh Bình dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Con đường đau khổ, t. 3:  Buổi sáng ảm đạm (1940-41, tiểu thuyết, Aleksei Nikolaevich Tolstoi, 1882-1945, Nga, LX.) Cao Xuân Hạo dịch (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Cuộc hành quân táo bạo (truyện, Georgy Sviridov) Đức Thuần dịch (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Đi-tê con của người đời, t. 12 (1917-21, tiểu thuyết, Martin Andersen Nexo, 1869-1954, Đan Mạch) Phương Văn dịch (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Gia đình Buddenbrooks, t. 1 (1901, tiểu thuyết, Thomas Mann, 1875-1955, Đức) Hồng Dân Hoa dịch (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Jenny Marx (1962, truyện, Louise Dorneman) Trần Khuyến dịch (H.: Phụ nữ, 1975)

‒  Jacques Vingtras, t. 3: Người khởi nghĩa (1886, tiểu thuyết, Jules Vallès, 1832-85, Pháp) Trọng Đức dịch (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Khoảng cách cuối cùng (tập truyện ngắn nước ngoài, của J. Aldridge,  M. R. Anand, H. Sienkiewicz, ...)  Cao Thanh, Cao Đắc Cường, Võ Khánh,… dịch (H.: Nxb. Lao động, 1975)

Ngày phán xử cuối cùng (tiểu thuyết du ký, Blaga Dimitrova, 1922-2003, Bulgaria) Phan Hồng Giang dịch (Kđ.: Nxb. Giải phóng, 1975)

Ngôi nhà trái tim tan vỡ. Nữ thánh Jane. Chiếc xe táo (kịch, George Bernard Shaw, 1856-1950, Anh) người dịch: Bùi Ý, Nguyễn Vĩnh, Nhữ Thành (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Người kỹ sư tâm hồn (truyện, Boris Tartakovski) người dịch: Phạm Đăng Quế, Lê Khánh Trường (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

‒ Những người con gái của Marx (1967, O.B. Vorobieva, I. M. Sinelnikova, LX.) Trịnh Xuân Hoành dịch (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

‒  Sông Tha-mi trong xanh (1962-67, tiểu thuyết, Lodoidamba Chadraavalyn, 1917-70, Mông Cổ) Nguyễn Thập dịch, Thúy Toàn và Lê Khánh hiệu đính (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Thép chảy (1955, tiểu thuyết, Vladimir Fedorovich Popov, s. 1907, LX.) Nguyễn Thị Minh Hiền, Trần Phú Thuyết dịch (H.: Nxb. Lao Động, 1975)

Tôi hát... (tập thơ nước ngoài: Margarita Aligher,  Raisa Khmatova, Lưu Lê Quyên,...) Hoàng Thị Đậu, Xuân Diệu, Anh Thơ,... dịch. (H.: Nxb. Phụ nữ, 1975)

"Trông chết... cười ngạo nghễ"  (1967, truyện, Vladislav Andreevich Titov,  1934-, Nga, LX.) Người dịch: Lê Nga (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

‒ Tuyển tập kịch Korneichuk (tác phẩm kịch, A. E. Korneichuk, 1905-72, Ukraina, LX.) Đặng Trần Cần dịch từ nguyên bản tiếng Nga (H.: Nxb. Văn học, 1975)

‒ Tuyển tập kịch A. Musset (các vở ‘Lorenzaccio’, 1833, ‘Fantasio’  1834, ‘Không đùa với tình yêu’, 1834, ‘Barberine’, 1835, của Alfred de Musset, 1810-57, Pháp) Tuấn Đô dịch (H.: Nxb. Văn học, 1975)

Tuổi trẻ Các Mác  (1964, truyện, Elena Iliina, 1901-64, LX.) Trần Khuyến, Nhữ Thành, Cao Xuân Hạo dịch (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

Viết dưới giá treo cổ (1942, phóng sự,  Julius Fučík, 1903-1943, Czechoslovakia) Phạm Hồng Sơn, Dương Tất Từ dịch. In lần 3 có sửa chữa (H.: Nxb. Thanh niên, 1975)

 

***

 

‒ Nghệ thuật phương Tây hiện đại. Phê phán nghệ thuật tư sản phương Tây, t. 1 (gồm các bài của các tác giả Xô-viết: G.A. Nedoshivin, B. I. Zingerman, V. G. I. Bozhovich, D. V. Zhitomirski, V. V. Turova) nhiều người dịch (H.: Viện nghệ thuật, Bộ Văn hóa xb., 1975)


 

[1] P.V.: Ban chung khảo cuộc thi truyện ngắn 1974-1975 do tuần báo ‘Văn nghệ’ tổ chức họp buổi đầu tiên // Văn nghệ, Hà Nội, s. 10 (7. 3. 1975), tr. 2.

[2] P.V.: Báo ‘Văn nghệ’ họp mặt với cộng tác viên ‘Trang của các em’ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 12 (22. 3. 1975), tr. 2.

[3] Viện văn học: Vô cùng thương tiếc đồng chí Cao Huy Đỉnh // Tạp chí Văn học, Hà Nội, s. 2 (th. 3&4 /1975), tr. 158.

[4] Tin: Họp mặt những người sáng tác văn nghệ yêu nước ở Đà Nẵng // Văn nghệ, Hà Nội, s. 17 (26. 04. 1975), tr. 2.

[5] Thông báo về cuộc thi thơ của tuần báo ‘Văn nghệ’ năm 1975 // Văn nghệ, Hà Nội, s. 15 (12. 4. 1975), tr. 15.

[6] Tin: Văn nghệ sĩ thành phố Huế tổ chức họp mặt thân mật // Văn nghệ, Hà Nội, s. 17 (26. 04. 1975), tr. 2.

[7] Tin: Về đợt nghiên cứu tình hình nhiệm vụ mới của anh chị em văn nghệ sĩ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 17 (26. 04. 1975), tr. 8-9. Lưu ý: Bài tường thuật không nêu rõ ngày mở đầu và ngày kết thúc đợt nghiên cứu này, chỉ có cuộc nói chuyện của Tố Hữu là được ghi rõ ngày tháng, nên ở đây tạm lấy đấy làm mốc thời gian cho sự việc (L.N.Â).

[8] Tin văn nghệ: Cuộc gặp gỡ thắm tình ruột thịt giữa văn nghệ sĩ hai miền Nam Bắc // Văn nghệ giải phóng, S.G., s. 49 (28. 5. 1975), tr. 23.

[9] Số ‘Văn nghệ’  này gồm 32 trang, trên thực tế là số kép 19&20/1975 (số 601&602), tuy chỉ đánh số 19 (601); điều này được thông báo rõ ở VN s. 21 (s. 603) ngày 17/5/1975, tr. 15.

[10] Tin: Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ tổ chức lễ bế giảng khóa 7 // Văn nghệ, Hà Nội, s. 24 (14. 6. 1975), tr. 2.

[11] Nguồn: a/ P.V.: Hội nghị các nhà văn giải phóng lần thứ nhất, một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ miền Nam // Văn nghệ giải phóng, TP.HCM., s. 54 (28. 6. 1975), tr. 3; b/ Tin cúa báo ‘Sài Gòn giải phóng’ 19/6/75:  500 nhà văn nhà thơ họp mặt xác định vai trò của người chiến sĩ cầm bút // Văn nghệ, Hà Nội, s. 26 (5. 7. 1975), tr. 3; c/ Danh sách Ban trù bị Đại hội các nhà văn giải phóng miền Nam VN // Văn nghệ giải phóng, TP.HCM., s. 54 (28. 6. 1975), tr. 22.

[12] Số Văn nghệ này tòa soạn đánh số thứ tự trong năm là s. 25 (sai), tuy đánh số thứ tự tính từ gốc (s. 608) thì đúng. 

[13] Theo ‘Tin buồn’ trên tạp chí ‘Tác phẩm mới’, Hà Nội, s. 51 (tháng 7/1975), tr. 116.

[14] Số Văn nghệ kỳ này, tòa soạn đánh số trong năm là s. 26 (sai);

[15] Số Văn nghệ này tòa soạn đánh số trong năm là s. 27 (sai).

[16] Báo Văn nghệ kỳ này tòa soạn đánh số thứ tự trong năm là s. 28 (sai);

[17] Số VN này tòa soạn đánh số thứ tự trong năm là s. 28 (sai);

[18] Báo Văn nghệ kỳ này, tòa soạn đánh số thứ tự trong năm là s. 29 (sai, đúng ra là s. 31). Từ số tiếp theo (ra ngày 9/8/1975) cả hai loại số (số thứ tự trong năm và số liên tục tính từ khi sáp nhập Tạp chí Văn nghệ với tuần báo Văn học, từ 3. 5. 1963) mới lại được đánh số đúng.

[19] Đắc Trung: Tổng kết 4 năm cuộc vận động sáng tác văn học 27/7 // Văn nghệ, Hà Nội, s. 36 (6. 9. 1975), tr. 14.

[20] Các tác phẩm được giải thưởng trong đợt II cuộc vận động sáng tác 27-7 // Văn nghệ, Hà Nội, s. 36 (6. 9. 1975), tr. 14.

[21] Tác giả Lưu Trọng Lư, có lẽ do tòa soạn sơ ý, đã bị bỏ sót ở ‘Tác phẩm mới’ s. 52, và đã được bổ sung ở ‘Tác phẩm mới’ s. 53. – N. B.S.

[22] Tin: Văn nghệ sĩ TP.HCM họp mit-tinh, ra tuyên bố hưởng ứng chủ trương của chính phủ bài trừ tư sản mại bản // Văn nghệ giải phóng, TP.HCM, s. 66 (20. 9. 1975), tr. 2.

[23] Thông báo về cuộc thi truyện ngắn 1974-75 của tuần báo ‘Văn nghệ’ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 39 (27. 9. 1975), tr. 2; Tin: Cuộc họp mặt trao giải thưởng truyện ngắn của tuần báo ‘Văn nghệ’ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 40 (4.10. 1975), tr. 2.

[24] Tin: Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế làm lễ ra mắt // Văn nghệ, Hà Nội, s. 42 (18. 10. 1975), tr. 2.

[25] Theo: 1/ Đặng Thai Mai: Thương tiếc cụ Lê Thước // Văn nghệ, Hà Nội, s. 41 (11. 10. 1975), tr. 6; 2/ Mục từ ‘Lê Thước’ (Trần Hải Yến soạn) trong ‘Từ điển văn học, bộ mới’, Hà Nội-Tp.HCM.: Nxb. Thế giới, 2004, tr. 836-837.

[26] Tin: Hội nghị lần thứ hai Hội Văn nghệ giải phóng thành phố Hồ Chí Minh // Văn nghệ, Hà Nội, s. 43 (25. 10. 1975), tr. 2.

[27] P.V.: Văn nghệ sĩ miền Nam VN nhiệt liệt chào mừng và hưởng ứng Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc (tường thuật) // Văn nghệ giải phóng, Tp. HCM., s. 75 (22. 11. 1975), tr. 12-13.

[28] Tin: Hội nghị bàn về con người đương thời trên sân khấu xã hội chủ nghĩa // Văn nghệ, Hà Nội, s. 10/1976 (s. 643) (28. 2. 1976), tr. 2.

[28] Đây là số cuối cùng được tính cho báo Văn nghệ năm 1975; Văn nghệ số tiếp theo, ra vào ngày thứ bảy 27/12/1975, được tòa soạn đánh số 1/1976. – N.B.S.

[29] Tên phim ở đây bị dịch sai, thật ra là ‘Grenade, Grenade của tôi’, (Grenade, tên một hòn đảo trong vùng biển Caribe, thuộc địa vương quốc Anh từ 1783, trở thành quốc gia độc lập từ tháng 2/1974). Vì tên riêng này đồng âm với từ ‘grenade’ nghĩa là trái lựu đạn, nên người dịch đã lầm lẫn. Về sau báo VN đã đăng ý kiến Bằng Việt ‘dọn vườn’ việc dịch sai này (Văn nghệ số ra ngày 3/1/1976, tr. 7) và cho biết thêm: nhà điện ảnh R. Karmen đặt tên phim bằng câu thơ mượn trong bài thơ Grenade (1926) của nhà thơ Ukraina M.A. Svetlov (1903-64) bày tỏ ý tưởng muốn đến sát cánh với dân xứ này chống thực dân Tây Ban Nha. – N.B.S.