1988


 

Tháng 11:

– Ngày 4: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 557:

Ký: Diệp Hồng Phương (Lộc Ninh xanh);

Truyện ngắn: Ung Ngọc Trí (Mảnh vàng sót lại);

Thơ: Thanh Vũ (Hạt sáng), Võ Minh Đường (Hương đêm), Trần Mai Sa (Nếu…), Lê Luynh [1] (Tình yêu như giọt nắng), Bùi Thạch Hãn (Tóc), Nguyễn Hải Thảo (Chút quà tháng 9), Trần Kim Chi (Mưa nhỏ);

Thảo luận: Nguyễn Duy, Vũ Thị Thường (Cuộc họp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Tp.HCM.,- tường thuật chi tiết cuộc họp ngày 7/10, còn tiếp); Hòa Lạc (Vài suy nghĩ về một cách nói,- về phát biểu của Phạm Tường Hạnh trong Cuộc họp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Tp.HCM., Văn nghệ Tp.HCM., s. 555/1988); L.N.Â. ghi (Nhật ký Đại hội /Hội Nhà văn lần thứ III, 1983/,- tư liệu bổ sung cho các ý kiến của Nguyễn Duy, Vũ Thị Thường, trích “Văn học trong giai đoạn cách mạng mới”, Nxb. Tác phẩm mới); Nguyễn Q. Thắng (Mấy nhận xét nhỏ về quyển “Địa chí văn hóa Tp.HCM.”, tập II: Văn học);

Truyện ngắn: Luigi Malerba, 1927-2008, Italia (Nhà dịch thuật, Trần Thanh Phong dịch);

Thơ: Edmond Tupja, Albania (Thời gian; Trên bàn viết; Ảnh chụp nhanh; Niềm vui của nhà thơ, Thanh Việt Thanh dịch);

Văn thơ trào phúng: Văn Kỳ Thanh (Bao giờ hết nạn quan liêu), Tư Xóm Chiếu (Tham gia thị trường), Kim Châm (Vì sao Trạng Trình đi ở ẩn?), Nhất Tiếu (Chuyện đời: Nếu Tư Mã Thiên sống lại);

Sân khấu: P.V. (Tin tức sân khấu trong ngoài nước);

– Ngày 5: tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam trao Giải thưởng báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tuần báo Văn nghệ được tặng 02 giải chính thức: 1/ Lời khai của bị can, phóng sự Trần Huy Quang; 2/ Tiếng hú của con tàu, phóng sự Nguyễn Thị Vân Anh; và, 01 giải khuyến khích: Anh hùng khi đã sa cơ, phóng sự Hoàng Minh Tường. [2]

– Ngày 5: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ, s. 45/1988 (s. 1305):

Nghị luận (Ý kiến chúng tôi): Lê Văn Thảo (Về những trang viết hôm nay);

Bút ký: Hoàng Minh Tường (Tháng mười ở sông Đà), Vũ Đình Minh (Dấu hiệu tàn phai);

Tiểu thuyết: Dạ Ngân (Ngày của một đời, trích);

Thơ: Giáng Vân (Với Akhmatova), Lâm Thị Mỹ Dạ (Nước Nga vừa xanh thì tôi đã xa), Nguyễn Văn Toại (Với sông Moskva), Vũ Duy Thông (Hai ngôi nhà), Nguyễn Duy (Giã từ Arokhovo; Ta chờ mùa hạ sang; Trước tượng đài Kiev; Trắng… và trắng);

Sổ tay thơ: Việt Mai (Người đàn bà ngồi đan,- thơ Ý Nhi);

Tiểu luận: Lã Nguyên (Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình), Phan Hồng Giang (Văn học Xô-viết và quá trình cải tổ: V. Dudintsev với tiểu thuyết “Không chỉ sống bằng bánh mỳ”);

Bạn đọc viết: Nguyễn Khắc Viện (Bạn đọc phải giúp nuôi tờ báo), Đoàn Minh Phong (Nhân đọc lại một bài trên báo Văn nghệ,- về “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu), Dạ Ngân (Sợi xanh-tuya của của nhà phê bình,- trao đổi với Nguyễn Hiếu về bài “Bước đầu như vậy là khởi sắc, tuy nhiên…”, Nhân dân, số ra ngày 29.5.1988);

Hồi ức: Rasul Gamzatov, 1923-2003, Nga, LX. (Trên và dưới cánh đại bàng, Đào Minh Hiệp trích dịch);

Thơ: Vladimir Vysotsky, 1938-80, Nga, LX. (Cuộc săn sói, Hoàng Hưng dịch);

Chính luận: M. Gorbachev, LX. (Cần phải tăng cường vai trò của báo chí,- trích phát biểu tại buổi họp mặt giới lãnh đạo thông tin đại chúng LX., 23/9/1988, Hồng Trung dịch);

Văn thơ trào phúng: Sĩ Giang (Các loài ma);

Nghệ thuật: Lê Lôi (Bàn về chức năng của âm nhạc);

Tin: P.V. (Trong tình cảm tin yêu chân thành, tường thuật cuộc họp cộng tác viên báo Văn nghệ, tại Tp.HCM., ngày 11/10/1988); Như Kim (Nhà văn Ai Cập đầu tiên được giải Nobel văn học 1988, Naguib Mahfouz, 1911-2006);

– Ngày 7: tại Hà Nội, Nxb. Văn học họp Hội đồng xuất bản mở rộng, chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập. Các thành viên Hội đồng có mặt gồm: Hà Xuân Trường, Nông Quốc Chấn, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyên Ngọc, Cù Huy Cận, Bùi Hiển, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Đinh Gia Khánh, Hồ Tôn Trinh, Nguyễn Đức Phiên. Các vị khách tham dự: Trần Độ, UV TƯ Đảng, Trưởng ban VHVN TƯ; Trần Văn Phác, UV TƯ Đảng, Bộ trưởng Văn hóa; Phan Hiền, Thứ trưởng Bộ Thông tin; Nguyễn Thái Ninh, Phó ban Tuyên giáo TƯ.[3]

– Ngày 11: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 558:

Ký: Huỳnh Dũng Nhân (Lễ và hình);

Thơ: Nguyễn Đông Nhật (Đi qua những con đường gặp một căn nhà), Trần Anh Tài (Về nông trường Phạm Văn Hai), Đông La (Ký ức; Không đề nhớ lại), Lâm Xuân Thi (Nàng), Lê Nhược Thủy (Dáng mây qua), Trúc Linh Lan (Trở lại Sài Gòn), Kiều Hạnh (Chuyến đò đêm), Hưng Văn (Những buổi chiều Sông Bé; Đêm Cà Mau; Dọc đường miền Trung; Ngọn đèn nhỏ; Quy Nhơn);

Hồi ức: Bảo Định Giang (Mấy việc nho nhỏ của anh Năm còn đọng lại mãi mãi trong lòng tôi,- về Trường Chinh);

Phê bình: Hồ Thiện Ngôn, Thu Bồn, Ý Nhi, Nguyễn Khải, Lê Giang, Đinh Quang Nhã, Xuân Miễn (Cuộc họp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Tp.HCM.,- tường thuật chi tiết cuộc họp ngày 7/10, tiếp, hết); Thanh Việt Thanh (Đọc Naguib Mahfouz, Ai Cập, giải Nobel Văn chương 1988); Lê Đình Kỵ (Bài học từ L. Tolstoi,- nhân 160 năm sinh);

Truyện ngắn: Karina Zdrabova, LX. (Đồng hồ mặt trời, Bích Hạnh dịch);

Văn thơ trào phúng: Văn Kỳ Thanh (Hàng mã), Rum (Ca dao mới), BRùm (Nhất xứ!!), Nhất Tiếu (Chuyện đời: Về bài “chủ nghĩa lút-cả-làng”);

Nghệ thuật: Hồ Trường (Gặp đạo diễn Khương Minh Tuyền), P.V. (Tin tức điện ảnh trong ngoài nước); Vũ Duy Giang (Nhóm nhạc Pop Country Tiệp Khắc Plavci: những tiếng hát đẹp không còn biên giới);

– Ngày 12: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ, s. 46/1988 (s. 1306):

Truyện ngắn: Nguyễn Văn Đệ (Tiếng hát người đi khơi), Nguyễn Hiếu (Chuyện quan trọng về bà cả Đào);

Tiểu thuyết: Dạ Ngân (Ngày của một đời, trích, tiếp, hết);

Thơ: Khương Hữu Dụng (Tiễn đưa anh), Phan Xuân Hạt (Thơ tặng bạn), Lê Kim Giao (Giữa trưa), Nguyễn Chơn Thành (Tiễn em đi dạy học ở vùng sâu), Phạm Thị Quý (Có thể nào), Trần Mai Phương (Nỗi nhớ), Vương Trọng (Khóc giữa chiêm bao; Tự nhủ; Bên lều chợ);

Sổ tay thơ: Vân Long (Quang Dũng nhà thơ xứ Đoài);

Đại hội Mặt trận TQVN lần III: T.N.H. (Đại hội Mặt trận TQ VN lần thứ III, đoàn kết và đổi mới), Hồng Chương (Nhiệm vụ hàng đầu của mặt trận là đấu tranh cho quyền dân chủ của nhân dân, trích tham luận), Huỳnh Trung Đồng (Tấm lòng của bà con xa tổ quốc, trích tham luận), Marius Gicineky, Trưởng đoàn ĐB Ba Lan (Kinh nghiệm của chúng tôi);

Tiểu luận: Trần Độ (Văn nghệ cần tiếp tục đổi mới);

Tiểu thuyết: Vasily Grossman, 1905-64, Nga, LX. (Cuộc đời và số phận, Nguyễn Hữu Dật trích dịch);

Văn thơ trào phúng: Quang Anh (Ông khen);

Nghệ thuật: Cao Nhị (Những thước phim có ích);

Bạn đọc viết: Như Kim (Thư từ Damas, Syrie, gửi báo Văn nghệ: Những bức tranh vẽ sau song sắt nhà tù);

Tin: P.V. (Giải thưởng báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng, ngày 5/11);

– Ngày 17-18: tại tỉnh Tiền Giang, Ban Tuyên huấn tỉnh ủy và Nxb. Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh, có trên 30 tham luận. [4]


 

– Ngày 18: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 559:

Ký: Mai Lộc (Lần tiếp xúc cuối cùng với đồng chí Trường Chinh), Võ Phi Hùng (Bông hồng cho bọn nhóc kiếm sống);

Truyện ngắn: Bùi Đông Anh (Thầy tôi bị tù);

Thơ: Đoàn Vy (Một ngày bình thường), Nguyễn Thái Sơn (Tiếng đàn), Hồ Thanh Điền (Nói chuyện với mình), Khuất Thanh Chiểu (Không đề), Phạm Sỹ Sáu (Trở lại Tây Bắc);

Phê bình: Phạm Tường Hạnh (Tiếp chuyện bạn Hòa Lạc,- trao đổi về bài “Vài suy nghĩ về một cách nói” của Hòa Lạc, Văn nghệ Tp.HCM., s. 557/1988);

Thông tin: Vương Trí Nhàn (Thư từ Moskva: Hai lần thương khó,- về chủ nghĩa quan liêu trong văn học Xô-viết dưới ánh sáng cải tổ);

Truyện ngắn: Mark Twain, 1835-1910, Mỹ (Những sự kiện về chuyện tôi mới thôi việc, Trương Võ Anh Giang dịch);

Thơ: Jacques Prévert, 1900-77, Pháp (Ngày đầu; Rắn đầu; Sông; Nẻo ngay; Bài hát người cai ngục, Hoàng Hưng dịch);

Thông tin: Cao Thụy (Chép lại từ “Sổ tay văn học” của nhà thơ Nikolay Gribachyov, 1910-92);

Văn thơ trào phúng: Bút Thép (Thiếu hay dư?), Trần Kỳ Đăng (Đèn sáng), Nguyễn Hữu Đức (Chuyện ngụ ngôn về những con kiến);

Nghệ thuật: Thy Ngọc (Góc của người vẽ sách, báo: “Cái áo ngoài”… hấp dẫn), P.V. (Tin mỹ thuật trong ngoài nước); Thuận Thảo (Lời thề cháy bỏng của người lính, về kịch “Lời thề thứ chín” của Đoàn kịch Quân đội);

Văn nghệ Tp.HCM. (Đính chính, về một số chi tiết trên Văn nghệ Tp.HCM., s. 557/1988);

– Ngày 19: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ, s. 47/1988 (s. 1307):

Bút ký: Hà Nam (Chuyện đảo yến);

Phóng sự: Hoàng Dạ Vũ (Buôn bán là một nghề gay lắm);

Truyện ngắn: Hoàng Văn Lương (Chị em tôi);

Thơ: Trần Ninh Hồ (Trích ghi chép thơ “Những câu hỏi trên tuyết”: Thuyền và bến; Đổi mùa; Tuyết và băng; Ca dao trên tuyết; Trích nhật ký tình yêu của một thanh niên phương Tây 1988; Trích nhật ký tình yêu của một thanh niên phương Đông 1988);

Dự thi sáng tác và tuyển chọn mẩu chuyện giáo dục và đạo đức (phát động từ 5/6/1988, Nxb. Giáo dục và báo Văn nghệ tổ chức): truyện Đồng Xuân Lan (Ba chú khỉ và những chiếc vòng; Ngôi nhà và tấm tranh; Con chuột hóm hỉnh), Phong Thu (Loài vượn có nghĩa; Bát canh riêu);

Tiểu luận: Nguyễn Xuân Lạc (Đi đến một cách nhìn toàn diện và khoa học về dạy, học văn ở trường phổ thông), Hoàng Đạo Thúy (Xin góp ý về luân lý và đạo đức);

Phê bình: Nguyễn Phương Thảo (Do nhầm lẫn, một tác giả bị quên lãng: nhà văn Nguyễn Văn Vinh);

Bạn đọc viết: Lê Sùng (Những nỗi thao thức của người thầy), Nguyễn Văn Lưu (Nói người ngẫm ta…,- trao đổi với Nguyễn Hiếu về bài “Bước đầu như vậy là khởi sắc, tuy nhiên…”, Nhân dân, 29.5.1988);

Đọc sách: Ngọc Thu (Em muốn học giỏi văn, Nhiều tác giả, Nxb. Giáo dục, 1988), Vũ Ngọc Bình (Vẫn có ông trăng khác, truyện Xuân Quỳnh, Nxb. Kim Đồng, 1988);

Ngôn ngữ: Hoàng Tuệ (Ngữ pháp có nói hết không?);

Tiểu thuyết: Vasily Grossman, 1905-64, Nga, LX. (Cuộc đời và số phận, Nguyễn Hữu Dật trích dịch, tiếp, hết);

Truyện vui: Mikhail Zadornov, 1948-, Nga, LX. (Tôi không hiểu, Hồ Quốc Vỹ dịch);

Tiểu luận: Feliks Kuznetsov, 1931-, LX. (Những nhận xét về văn học Xô-viết hôm nay,- P.V. dịch);

Tin: P.H.G. (Họp hội đồng xuất bản, chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thành lập Nxb. Văn học, ngày 7/11);

– Ngày 25: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 560:

Ký: Lê Dụng (Ông giám đốc ra tòa);

Truyện ngắn: Nguyễn Quốc Chánh (Những ngã rẽ);

Thơ: Lưu Ngọc Vang (Bài thơ không nơi đăng tải), Trần Khánh Hội (Phố nhỏ; Trung thu này, vắng bố…; Người đàn bà mang thai; Người yêu của người yêu tôi; Nấm mồ…; Chàng trai và ông cụ…), Ung Ngọc Trí (Thì thầm với thời gian), Nguyễn Thạnh (Một chút triết lý về tình yêu), Hồng Dương (Không phải…; Với biển), Châu Thị Tâm (Đề tài của em; Với anh);

Phê bình: Thanh Việt Thanh (Thêm mấy ý kiến cần nêu về một số chương trong cuốn “Địa chí văn hóa Tp.HCM., tập II: văn học” – có cần thiết viết hẳn một bài đính chính?), Tấn Phước (Hình ảnh người thầy trong thơ Nguyễn Thái Dương), Trần Ngọc Danh (Góp ý về một số lầm lẫn trong quyển “Người thợ máy Tôn Đức Thắng”,- truyện Lê Minh, Nxb. Thanh niên, in lần 2, 1987);

Truyện ngắn: Karel Čapek, 1890-1938, Czech (Promete bị trừng phạt, Nguyễn Quang Thọ dịch);

Thông tin: Hồ Sĩ Hiệp (Một số tác phẩm văn xuôi Trung Quốc những năm gần đây);

Văn thơ trào phúng: Bút Thép (Quan hết thời), Nguyễn Hữu Đức (Lời trần tình của cái bàn giấy), Nguyễn Hoài Thanh (Bỏ thói “làm ít giỏi bàn”), Nhất Tiếu (Chuyện đời: Chuyện làng văn xưa và nay);

Nghệ thuật: P.V. (Tin sân khấu, điện ảnh trong và ngoài nước);

Tin: P.V. (Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh,- Ban Tuyên huấn tỉnh ủy và Nxb. Tiền Giang tổ chức, ngày 17 – 18.11);

– Ngày 26: tại Huế, Đêm thơ Trần Vàng Sao, do Câu lạc bộ Thanh niên Huế, Hội VHNT Huế tổ chức. [5]

– Ngày 26: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ, s. 48/1988 (s. 1308):

Bút ký: Lê Đình Cánh (Bay lên Điện Biên), Mai Văn Tạo (An Giang mùa này);

Truyện ngắn: Đỗ Vĩnh Hà (Làng xa);

Thơ: Đỗ Minh Tuấn (“Hãy lo việc của mình”), Nguyễn Bùi Vợi (Thơ ơi!), Trần Mạnh Hưởng (Lúa đã chín rồi), Trúc Cương (Trẻ nhỏ và mưa; Nghịch lý);

Sổ tay thơ: Nguyễn Phong Nam (Đẹp và thơ);

Tiểu luận: Tế Hanh (Đôi cảm nghĩ về nhà thơ Phạm Huy Thông, 1918-1988);

Phê bình: Văn Tâm (“Đọc” Nguyễn Huy Thiệp), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nguyễn Quang Lập, người thuốc thang cho vết thương chiến tranh);

Đọc sách: Xuân Tửu (Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, chuyên luận Trương Bá Cần, Nxb. Tp.HCM.), Nam Hồng (Trái tim chó, tiểu thuyết M. Bulgakov, LX., bản dịch Đoàn tử Huyến, Nxb. Văn học, 1988);

Tư liệu văn học: Đỗ Tất Lợi (Một số điều tôi biết về nhà văn Vũ Trọng Phụng);

Ý kiến ngắn: Văn Như Cương (“Dân là gốc” và “lấy dân làm gốc”), Đinh Trí Dũng (Thầy giáo đại học – tiếng chuông báo động khẩn thiết);

Hồi ký: Haing Ngor, Campuchia (Odyssey Campuchia, Nguyễn Vĩnh dịch);

Tiểu luận: Igor Dedkov, 1934-94, Nga, LX. (Văn học và tư duy mới, T.T. dịch từ tiếng Pháp);

Tin: P.V. (Hoạt động sân khấu ở Tp.HCM.), Trần Mỹ Quỳnh Anh (Lập lại trật tự - một vấn đề cấp bách của Tp.HCM.);

– Trong tháng 11: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 11 (tháng 11/1988):

Ký: Thao Trường (Ghi chép một vùng quê);

Truyện ngắn: Vũ Đình Minh (Một giờ làm quan), Mạc Văn Chung (Cô gái và hội đồng hương), Bùi Việt Sĩ (Chuyện của một nhà báo), Nguyễn Quang Hà (Tượng đài bà mẹ và cánh cò);

Thơ: Bùi Việt Phong (Phía trái là làng), Nguyễn Thụy Kha (Nỗi niềm đồng đội), Nguyễn Huy Dung (Quảng Ngãi), Tấn Phong (Tượng trắng), Bế Thành Long (Gặp lại; Tiếng ngỗng trời), Hữu Thỉnh (Tôi bước vào thành phố; Một ngày), Phạm Ngọc Cảnh (Tản mạn đêm rừng; Ngày về), Nguyễn Hoa (Mùa thu tôi nhìn lên cây; Với bông hồng), Thái Thăng Long (Ảo ảnh; Xa quê);

Thảo luận (chung quanh vấn đề đổi mới tư duy trong văn học, lý luận phê bình): Hà Minh Đức (Cần xem xét lại giá trị của một số tác phẩm văn học), Nguyễn Văn Lưu (Lại chuyện lý luận phê bình), Hồng Diệu (Chuyện văn, chuyện đổi mới trong văn học);

Phê bình: Đỗ Văn Khang (Sự “mơ mộng” và sự “nghiêm khắc” trong truyện ngắn “Phẩm tiết”, của Nguyễn Huy Thiệp);

Truyện: Zoya Chernycheva, Nga, LX. (Câu chuyện khó bắt đầu, Lê Thanh Hương dịch);

Thơ (Thái Bá Tân dịch): Robert Rozhdestvensky, 1932-94, Nga, LX. (Mưa mọc từ mây), Juan R. Jiménez, 1881-1958, Tây Ban Nha (Tháng mười);

Chính luận: Yu. Bondarev, H. Borovich, G. Baklanov, LX. (Chung quanh việc đổi mới,- phát biểu trong Hội nghị Đảng viên toàn Liên Xô lần thứ XIX, Lê Thành Nghị, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Quỳnh Anh dịch);

Thảo luận: Trang Vũ (Bàn thêm về sự đổi mới,- trao đổi với Ngô Thảo, tác giả bài “Nên chăng”, Văn nghệ, s. 35+36/1988);

Tin: V.N.Q.D. (Thông báo cuộc thi truyện ngắn và thơ Văn nghệ quân đội, 1989-1990);

1[] Tác giả bài thơ này, Văn nghệ Tp.HCM., số này ghi là Lê Huy, đến s. 557 sẽ đính chính là Lê Luynh.

2[] P.V.: Giải thưởng báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực // Văn nghệ, Hà Nội, s. 46/1988 (12. 11. 1988), tr. 16.

3[] P.H.G.: Họp hội đồng xuất bản // Văn nghệ, Hà Nội, s. 47/1988 (19. 11. 1988), tr. 6.

4[] P.V.: Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh // Văn nghệ Tp.HCM., Tp.HCM., s. 560 (25. 11. 1988), tr. 2.

5[] [P.V.]: Đêm thơ Trần Vàng Sao // Sông Hương, Huế, s. 35 (tháng 1+2/1989), tr. 103.

 

 

.