1989


 

Tháng 6:


 

Ngày 3: tại Hà Nội, nhà thơ, NSND Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) qua đời (6/10/1907-3/6/1989)[1];

Ngày 2: tại Tp.HCM., báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 588:

[thiếu tư liệu];

Ngày 3: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s. 22/1989 (s. 1335):

Tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV: Hồ Phương (Đấy không phải là tự do phê bình, tự do phát biểu ý kiến,- về phụ trương Cánh én của Hội văn nghệ Phú Khánh); Nguyễn Văn (Xin đừng nhân danh đổi mới, dân chủ để chửi bới, xuyên tạc,- về phụ trương Cánh én của Hội văn nghệ Phú Khánh), Nguyễn Minh Tấn (Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới của văn học), Nguyễn Thị Như Trang (Cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ những nhà văn quân đội, trích);

Bút ký: Nhật Linh (Người chỉ huy công trường cũ và anh giám đốc mới);

Tiểu thuyết: Hoàng Văn Bổn (Phía sau vành móng ngựa, trích);

Truyện ngắn: Bùi Hiển (Sai phạm cuối đời);

Thơ: Văn Thanh (Gửi người trèo thông), Bùi Chí Vinh (Lời thỉnh cầu của gió), Nguyễn Vũ Tiềm (Thung lũng tình yêu), Nguyễn Thị Hồng Ngát (Tự do và ràng buộc), Trần Thị Thắng (Trường Sơn nghe nhạc Mô-da), Phan Vũ (Cho một mùa xuân);

Phê bình: Trần Lê Văn (Trần Huyền Trân, một cây đàn thơ bi tráng), Đào Thái Tôn (Lạm bàn về “lấy dân làm gốc”);

Đọc sách: Chu Huy (Trái chín mùa thu, truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nxb. Phụ nữ, 1988);

Văn học nước ngoài: truyện Astrid Lindgren, 1907-2002, Thụy Điển (Người lạ mặt áo choàng đen phấp phới, Nguyễn Thanh Chi dịch); thơ A-hai-ia, Ấn Độ (Vay; Tôi đã thấy, Nghiêm Huyền Vũ dịch);

Qua báo chí nước ngoài: N.V. (Tình hình xuất bản ở Liên Xô), P.V. (Bulgaria bước vào giai đoạn hai của đổi mới);

Nghệ thuật: Viễn Triều (Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ IV), Triều Dương (Gặp nhạc sĩ Ca Lê Thuần);

Ngày 7: tại Tp.HCM., Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Tp.HCM. tổ chức Hội nghị khoa học về Tản Đà, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 50 năm ngày mất nhà thơ (19/5/1889 – 7/6/1939)[2];

Ngày 8: tại Hà Nội, Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 60/HĐBT về quản lý hoạt động báo chí xuất bản[3];

Ngày 8: tại Hà Nội, Ban Bí thư (BCHTƯ đảng) ra Chỉ thị Đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học nghệ thuật, T/M BBT, Nguyễn Thanh Bình ký[4];

Ngày 8: tại Tp.HCM., Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ trần (1921 – 8/6/1989)[5];

Ngày 9: tại Tp.HCM., báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 589:

[thiếu tư liệu];

Ngày 10: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s. 23/1989 (s. 1336):

Tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV: Tạp chí Văn, cơ quan của Hội Văn nghệ Tp.HCM (Vì sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại); Bùi Công Hùng (Vài kiến nghị về công tác lý luận phê bình); Tào Mạt (Suy nghĩ về văn nghệ); P.V. (Định hướng hoạt động văn hóa văn nghệ trong tình hình mới, tóm lược Chỉ thị của Bộ Văn hóa);

Bút ký: Đức Ban (Giám đốc ở vùng rừng);

Truyện ngắn: Lê Đình Bảo (Họa thơ với cụ Nguyễn), Hòa Vang (Ôi! Maradona);

Thơ: Nguyễn Xuân Sanh (Tóc buông), Bùi Thị Trinh (Khi mẹ khóc…), Lương Quy Nhân (Hãy coi chừng; Khát vọng đời người), Thế Hùng (Tặng một nhà thơ; Mười phút với Nguyễn Tuân; Chuyện ở sân ga);

Vĩnh biệt nhà thơ, nghệ sĩ sân khấu Thế Lữ: V.N. (Tin buồn), Phạm Văn Đôn (Thế Lữ và Ban kịch Thế Lữ, trích hồi ký), Tế Hanh (Tiếc thương nhà thơ Thế Lữ), Hữu Nhuận (Sổ tay thơ: Tâm sự với Thế Lữ), Tú Mỡ (Tâm sự với Thế Lữ);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Naguib Mahfouz, 1911-2006, Ai Cập, Nobel Văn học 1988 (Những câu chuyện thành cổ Cairo, Từ Đức Hòa dịch từ tiếng Ba Lan);

Nghệ thuật: Hồng Phi (Đối thoại với tác giả và đạo diễn sân khấu Doãn Hoàng Giang), Tô Thi (Điện ảnh và truyền hình hôm nay và ngày mai);

Ngày 16: tại Tp.HCM., báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 590:

Bút ký: Hồ Thi Ca (Chút lãng mạn Văn Thánh);

Truyện ngắn: Nguyễn Thái Sơn (Mỗi độ thu sang);

Thơ: Lê Minh Quốc (Những mùa khô trong trí nhớ), Nghiêm Huyền Vũ (Bài thơ chưa viết), Trần Thế Vinh (Để tang cho một bài thơ), Trần Phương Lang (Chút riêng tư), Khuynh Diệp (Với Phật cô đơn), Đoàn Vy (Lãng mạn miền Đông), Lê Trung Hiệp (Những kẻ bán hàng rong);

VN Tp.HCM. (Tin buồn, Nhà thơ, nghệ sĩ sân khấu Thế Lữ từ trần, 6.10.1907 – 3.6.1989), P.V. (Lễ tang NSND Thế Lữ), Bảo Định Giang (Điếu văn); VN Tp.HCM. (Tin buồn, Giáo sư, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từ trần, 1921 – 8.6.1989);

Tiểu luận: Bằng Giang (Một tờ báo quốc ngữ của tư nhân xuất bản sớm nhất ở Sài Gòn: Thông loại khóa trình (1888-1889));

Phê bình: VN Tp.HCM. (Tạm sơ kết cuộc trao đổi về Phan Thanh Giản,[- tiếp sau cuộc trao đổi về Hồ Biểu Chánh]);

Văn thơ trào phúng: phú Bút Thép (Can anh bợm nhậu), thơ Dương Huy (Chất lượng), truyện Nhất Tiếu (Lợi gặp răng);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Katherine Anne Porter, 1890-1980, Mỹ (Dây thừng, Trương Võ Anh Giang dịch), thơ Nikos Kazantzakis, 1883-1957, Hy Lạp (Mặt trời, Tổ ong trong sọ người, Nhật Chiêu dịch, giới thiệu);

Giai thoại: Nam Xuân Thọ (Tản Đà với làng báo miền Nam);

Ngôn ngữ: Phan Kim Huệ (Bánh sáp bánh qui là gì trong câu “Bánh sáp đi bánh qui lại”);

Nghệ thuật: Tường Quyên (Dục tình, những lời dối trá và băng hình video,- phim được Cành Cọ vàng tại Cannes lần 42, của đạo diễn Steven Soderbergh); Tin: T.T. (Ngày hội âm thanh của các dân tộc Việt Nam), M.N. (Trại sáng tác sân khấu quần chúng quận Tân Bình);

Ngày 17: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s. 24/1989 (s. 1337):

Tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV: Lê Quang Kiểm (Bạn đọc viết: Mong muốn của chúng tôi), Nguyễn Xuân Thâm (Nhà văn và tác phẩm);

Truyện ngắn: Nguyễn Quốc Toản (Nghịch lý một đời người), Lý Kim Lân (Câu quăng), Phạm Thanh Quang (Xế chiều), Phạm Uyên Nguyên (Lâu đài trên cát);

Thơ: Yến Lan (Nhớ hoa hồng nhà cũ tại Hà Nội; Mùa chim di cư; Trước giàn trầu; Dậy trưa), Bàng Sỹ Nguyên (Đêm sao Đà Lạt), Nông Quốc Chấn (Từ rừng xuống biển), Nguyễn Gia Nùng (Dòng sông và những chiếc cầu), Nguyễn Ngọc San (Những đồng tiền xu), Văn Anh (Lời cây buồm), Nguyễn Bình Phương (Chống chếnh mùa thu; Thức với đêm rằm), Trần Nhuận Minh (Chiêm bao; Cháu Thủy);

Sổ tay thơ: Phạm Khải (“Bên mộ cụ Nguyễn Du” của Vương Trọng);

Vĩnh biệt giáo sư, nhạc sĩ, viện sĩ Lưu Hữu Phước: Vũ Khắc Liên (Điếu văn), Nguyễn Xuân Khoát (Anh Phước ơi!);

Phê bình: Phong Lê (Kiến nghị từ cái thiếu của thị trường sách báo), Nguyễn Xuân Lạc (Tính chất văn học và tính chất sư phạm của cuốn “Đề thi tuyển sinh môn Văn”), Thu Loan (Vẻ đẹp văn chương: “Ngày đẹp trời”, đọc một áng văn hay,- truyện ngắn Hòa Vang);

Đọc sách: Phan Văn Các (Một nửa đàn ông là đàn bà, tiểu thuyết Trương Hiền Lượng, Trung Quốc, Nxb. Lao động và Nxb. Trẻ, 1989), Nguyễn Trọng Hoàn (Sóng gió, tiểu thuyết Kiều Vượng, Nxb. Giao thông vận tải, 1988), Ngô Vĩnh Bình (Em ở nơi đâu, tiểu thuyết Trần Tự, Nxb. Thanh niên, 1989);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Sylvia Towen Waner, Anh (Chim phượng hoàng, Trần Quốc Việt dịch); thơ Shuntarō Tanikawa, 1931-, Nhật Bản (Một nghìn con hạc giấy; Thơ tặng phụ nữ; Nhân quả, Nguyễn Việt Giang dịch);

Qua báo chí nước ngoài: Thái Hà (Người Nhật ngày nay đọc gì?);

Văn thơ trào phúng: Trần Nam Quan (Vịnh tờ giấy bạc);

P.V. (Hội đồng bộ trưởng ra quyết định về quản lý hoạt động báo chí xuất bản);

Ngày 19: tại Tp.HCM, nhà thơ Chế Lan Viên qua đời (14.1.1920-19.6.1989)[6];

Ngày 22: tại Tp.HCM., họp mặt vận động thi viết “Đổi mới, cuộc chiến đấu đang tiếp diễn”, do báo Sài Gòn giải phóng tổ chức, Bí thư thành phố Võ Trần Chí dự, phát biểu[7];

Ngày 23: tại Tp.HCM., báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 591:

Ký: Phạm Kỉnh (Nhật ký về một đoạn đường, kỷ niệm 30 năm thành lập Đoàn 559, đơn vị vận tải chiến lược đường Trường Sơn);

Truyện ngắn: Quang Thái (Kẻ thay tim);

Thơ: Nguyễn Thái Sơn (Một thời đã qua một thời chưa tới), Huỳnh Kim (Một góc hè 89; Dọc đường chuyển viện), Nguyễn Đông Nhật (Phác họa một chân dung), Thu Lan (Mưa đầu mùa), Lê Vân (Không đề; Giận hờn), Trần Duy Khánh Hội (Duy nhất);

Tiểu luận: Nguyễn Phong Nam (Luận từ phong dao Tản Đà);

Nhân ngày báo chí Việt Nam 21/6: Nguyễn Nguyên (Tô Nguyệt Đình, một chiến sĩ, một nhà báo, một nhà văn), H.L.U (Chuyện vui nghề báo: Cái lợi khi được... bị chửi), Thanh Việt Thanh (Thơ tình Bùi Chí Vinh);

VN Tp.HCM. (Lễ tang giáo sư, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được tổ chức trọng thể tại Tp.HCM.), Trần Văn Phác (Lời điếu), Ca Lê Thuần (Lời điếu), Lý Văn Sâm (Người xưa đâu tá?);

VN Tp.HCM. (Tin buồn, nhà thơ Chế Lan Viên qua đời, 14.1.1920-19.6.1989);

Văn thơ trào phúng: thơ Thanh Việt Thanh (Tản mạn sau một phiên tòa), truyện Nhất Tiếu (Sổ tay thơ thần), Nguyễn Hữu Đức (Bài tập làm văn);

Văn học nước ngoài: Tầm Vu (Rousseau, ánh sáng riêng biệt trong thế kỷ ánh sáng, nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1789), thơ Vladimir Vytsosky, 1938-80, LX. (Tiếng vọng bị xử bắn; Lên ngọn, Hoàng Hưng dịch), Diên San (Thế kỷ Stanislavski: cuộc tìm kiếm không bao giờ kết thúc), Hiền Lương (Super Biton, tiếng hát quyến rũ của Mali);

Nguyễn Ngọc Lượng (“Quang Trung, hoàng đế của tình yêu”, về vở cải lương của Thế Châu, Anh Kiệt);

Ngày 24: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s. 25/1989 (s. 1338):

Tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV: P.V. (Chỉ thị của Ban bí thư trung ương Đảng: Đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học nghệ thuật), Lê Chí Dũng (Suy nghĩ về nhân vật tích cực trong văn học), Võ Huy Tâm (Đem lại cái đẹp cho cuộc sống), Lê Văn Thảo (Công việc của chúng ta, những nhà văn);

Bút ký: Trần Quang Trạch (Chuyện hài hước nước lên tầng);

Truyện ngắn: Phạm Thanh Phong (Bến nước), Đỗ Ngọc Thạch (Trái tim Đan-cô);

Thơ: Thạch Quỳ (Tôi; Viết bên mộ cụ Nguyễn Du), Lê Kim Giao (Dịu dàng), Nhật Minh (Nghệ sĩ ve), Vĩnh Quang Lê (Năm viên đá đỏ; Sự chia ly gọi ta; Đọc “Ông già và biển cả”);

Sổ tay thơ: Vũ Quần Phương (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, thơ Nguyễn Khoa Điềm);

Tiểu luận: Nguyễn Xuân Kính (Thi pháp học đang mở ra những chân trời rộng lớn cho ngành nghiên cứu văn học dân gian), Phương Lựu (“Lôi vũ”, đọc lại và nghĩ thêm);

Văn học nước ngoài: truyện Khô-xrôi Sa-kha-ni, Iran (Anh chồng số đen; Chăm sóc chồng thế nào, Vũ Đình Bình dịch); thơ Li-ốt Cốt-xắc, Hungary (Chân dung một công nhân, Tô Tưởng dịch), Eva Strittmatter, 1930-2011, CHDC Đức, (Thú nhận với cây, Nguyễn Quân dịch);

Văn thơ trào phúng: Lê Khả Sỹ (Làm dốt chê thông);

Ý kiến ngắn: Hồng Ba (Cuộc sống lành mạnh và yên bình, một nhu cầu dân chủ);

Nghệ thuật: Tô Hoàng (Để phim ảnh trở thành một mặt hàng xuất khẩu);

Ngày 30: tại Tp.HCM., báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 592:

Hồi ký: Lưu Hữu Phước (Một đoạn hồi tưởng), Võ Nguyên Giáp (Thư,- khi nghe tin Lưu Hữu Phước từ trần);

Truyện ngắn: Đinh Quang Nhã (Đêm hôm qua);

Thơ: Nguyễn Đăng Phúc (Tôi muốn làm bài thơ), Võ Minh Đường (Quê hương màu đỏ), Nguyễn Đông Nhật (Đôi mắt quê hương; Trăng; Phúc âm; Cửa chiều; Di vật; Trang sử cũ; Cảnh 1; Lại cảnh 1; Phút giây; Cuộc hò hẹn muộn màng; Mộ khúc), Nguyễn Đình Bổn (Chút luyến tiếc), Lê Tú Lệ (Đêm màu trắng), Huỳnh Thanh Trà (Đò ơi), Vương Trung Nghĩa (Khúc cuối), Nguyễn Thị Thanh Ngọc (Lời tỏ tình), Trần Sĩ Tuấn (Nỗi nhớ);

Thương tiếc nhà thơ Chế Lan Viên: Bảo Định Giang (Điếu văn), Anh Đức (Chế Lan Viên, nhà thơ, con người), Nhật Chiêu (Nhớ về anh Chế Lan Viên), VN Tp.HCM. (Những tác phẩm chủ yếu của Chế Lan Viên);

Phê bình: Lê Tiến Dũng lược ghi (Hội nghị khoa học về Tản Đà,- Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Tp.HCM. tổ chức, ngày 7/6).

Giai thoại văn học: Nam Xuân Thọ (Tú Chánh, Tiến sĩ Đạo cảnh cáo bọn dua nịnh Tổng đốc Lộc);

Văn thơ trào phúng: thơ Bút Thép (Chữ ký; Lệnh miệng, xin can!), Trần Thanh Phong (Mọi chuyện đều tốt đẹp), truyện Nguyễn Hữu Đức (Cửa hàng trở thành... thiên đường), thơ vui, T.O.P dịch: Valentin Lagôđa, Liên Xô (Đảo lộn đại từ), Yuri Blagốp, Liên Xô (Lời khuyên dành cho cấp dưới);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Lỗ Tấn, Trung Quốc (Con diều, Vương Trung Hiếu dịch), Giang Tân (Chung quanh những bí ẩn trong cuộc sống đầy sôi động của Jack London);

Tin: P.V. (Cuộc họp mặt vận động thi viết “Đổi mới, cuộc chiến đấu đang tiếp diễn”, do báo Sài Gòn giải phóng tổ chức, ngày 22.6);

Trong tháng 6, tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội, s. 6 (tháng 6/1989):

Bút ký: Nguyễn Bảo (Quà tặng tuổi thơ);

Truyện ngắn: Sỹ Hồng (Khoảng trống sau chiến tranh), Nguyễn Hữu Phần (Cái chết của Thị Màu), Vương Trọng (Người lính dù mới nhất), Bùi Hu Hiệp (Lão đồng nát), Trần Đức Tiến (Làng cũ);

Thơ: Nguyễn Quang Thiều (Trong chiều nghĩa trang; Ngôi nhà), Lê Thị Hằng (Trong đêm; Nỗi nhớ), Nguyễn Trường Sơn (Nụ hôn; Không đợi), Nguyễn Thị Mai (Tâm sự với anh), Nguyễn Viết Hưng (Tiếng ve lạc mùa), Kim Anh (Kỷ niệm ngày hè), Tấn Phong (Chí Phèo), Lý Hoài Xuân (Trong chiều heo may), Nguyễn Linh Khiếu (Sông Thương), Phạm Hổ (Tuổi thơ ở làng), Trúc Thông (Viết tại công ty cao su mới, Tây Nguyên);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Álvaro Yunque, 1889-1982, Argentina (Hoa hồng tặng cô giáo lớp hai, Lê Thanh Hương dịch từ tiếng Nga); thơ Anna Akhmatova, 1889-1966, LX. (Nàng thơ; Không đề, Nguyễn Việt Long dịch);

Phê bình (Đề tài chiến tranh trong văn học,- giới thiệu tham luận Hội thảo Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Hội đồng văn học về đề tài lực lượng vũ trang Hội Nhà văn tổ chức, ngày 12.4.1989: Hà Nam Phương (Một đề tài lớn, một lực lượng quý), Hồ Phương (Trước những đòi hỏi mới); Mai Văn Hai (Về vấn đề phản ánh cái xấu trong văn học nghệ thuật); Lê Quang Trang (Chiến tranh và con người trong “Huế mùa mai đỏ”, tiểu thuyết Xuân Thiều, tập 1);

Tin sách: Ngô Hoàng (Tấc đất biên cương, truyện Lê Chấn, Nxb. Quân đội nhân dân, 1987), Ngô Vĩnh Bình (Khoảng trời có những ngôi sao, truyện dài Văn Lê, Nxb. Phụ nữ, 1987), Tô Đức Chiêu (Trong mắt người lính trẻ, Nhiều tác giả, Nxb. Quân đội nhân dân, 1988);

Chân dung nghệ sĩ: Lương Ngọc Trác (Trần Chất, người nghệ sĩ chiến sĩ);

Thuận Yến (Chủ đề người chiến sĩ trên sân khấu quân đội – sức hấp dẫn lớn công chúng,- nhân Đại hội các nghệ sĩ sân khấu lần thứ III);

Trong tháng 6, tại Hà Nội, Tạp chí văn học, s. 3 (s. 237 – tháng 5+6/1989):

Nhân 100 năm sinh Tản Đà: Tầm Dương (Hữu – vô tương tác trong thi pháp Tản Đà), Trần Đình Hượu (Quan niệm văn học của Tản Đà), Nguyễn Khắc Xương (Quan hệ giữa thân thế và tác phẩm trong thơ văn Tản Đà);

Đặng Thanh Lê (Về hình tượng “bằng hữu” trong “Ngục trung nhật ký”người nghệ sĩ sáng tạo và nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh);

Vân Thanh (Phạm Hổ với tuổi thơ);

Vương Anh Tuấn (Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp);

Lê Hồng Sâm (Tình yêu và người phụ nữ trong tiểu thuyết Standhal);

Trương Chính (Nhìn lại văn học Ngũ Tứ của Trung Quốc);

Lương Duy Thứ (Kim Bình Mai – một tác phẩm hiện thực phê phán có giá trị);

Tư liệu tham khảo: D.S. Likhachev, 1906-99, LX. (Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học, La Khắc Hòa dịch);

Chân dung văn học: Xuân Thiều (Với Nguyễn Minh Châu);

Đọc sách: Trần Cương (Tuổi thơ dữ dội, tiểu thuyết Phùng Quán), Lã Nguyên (Một hướng nghiên cứu có triển vọng,- về Thi pháp thơ Tố Hữu, chuyên luận Trần Đình Sử, Nxb. Tác phẩm mới, 1987);

Trong tháng 6, tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm văn học, s. 3 (tháng 5+6/1989):

Tự truyện: Tịnh Hà (Đi hoang, trích);

Thơ: Trần Huyền Trân (Với Tản Đà, Tế Hanh giới thiệu), Đoàn Thị Lam Luyến (Huyền thoại), Quách Ngọc Thiên (Thúy Cải), Văn Thảnh (Cá mòi), Vương Linh (Những bài thơ hai câu);

Văn học thiếu nhi (nhân ngày 1.6): thơ Xuân Quỳnh (Con yêu mẹ), Vũ Ngọc Bình (Say chuyện; Tách; Nghe mưa), Nguyễn Thị Hường Lý (Ngày giỗ ba), Ngô Quân Miện (Gà mái ấp), Trần Lê Văn (Hơi nắng), Võ Quảng (Tiếng em thích nhất); truyện Vũ Tú Nam (Thỏ thẻ trẻ thơ), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (Cái bát thần; Châu chấu đá xe), Nguyễn Kiên (Tũn và Tĩn); truyện ngắn: Nguyễn Hào Hải (Một chuyến đi); tiểu thuyết: Đoàn Giỏi (Săn cá sấu; Sân chim,- trích Đất rừng phương Nam);

Văn học nước ngoài: hồi ký Phổ Nghi (Nửa đời trước của tôi, Lê Tư Vinh, Đào Quân trích dịch);

Tư liệu: tản văn Tản Đà (Lúc đi xa để lại cho vườn hoa; Luận Hai Bà Trưng; Tài không bao giờ bỏ; Luận tục khao thọ; Bài văn đưa ông thánh Tản đồi núi; Thằng kéo ngồi xe, Nguyễn Đăng Na sưu tầm);

Đọc sách: Cảo Thơm (Không phải trò đùa, tiểu thuyết Khuất Quang Thụy, Nxb. Tác phẩm mới, 1988; Khoảng đời không cách biệt, truyện vừa Nguyễn Đình Chính, Nxb.Quân đội nhân dân, 1988; Bây giờ nên xử sự thế nào?, tiểu thuyết Cao Tiến Lê, Nxb. Hà Nội, 1988);

Tế Hanh (Phát biểu về thơ), Phạm Hổ (Sự “phức tạp” trong tâm hồn trẻ thơ);

1[] Vô cùng thương tiếc nhà thơ lớn, nghệ sĩ nhân dân Thế Lữ // Văn nghệ, Hà Nội, s. 23/1989 (10. 6. 1989), tr. 7.

2[] Lê Tiến Dũng lược ghi: Hội nghị khoa học về Tản Đà // Văn nghệ Tp.HCM., Tp.HCM., s. 592 (30. 6. 1989), tr. 4.

3[] TTXVN.: Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định về quản lý hoạt động báo chí xuất bản // Văn nghệ, Hà Nội, s. 24/1989 (17. 6. 1989), tr.7, 15.

4[] Chỉ thị của BBT trung ương Đảng về Đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học nghệ thuật // Văn nghệ, Hà Nội, s. 25/1989 (24. 6. 1989), tr. 3.

5[] VN Tp.HCM.: Tin buồn // Văn nghệ Tp.HCM., Tp.HCM., s. 590 (16. 6. 1989), tr. 2.

6[] Tin buồn // Văn nghệ, Hà Nội, s. 25/1989 (24. 6. 1989), tr. 2.

7[] P.V.: Cuộc họp mặt vận động thi viết “Đổi mới – cuộc chiến đấu đang tiếp diễn” // Văn nghệ Tp.HCM., Tp.HCM., s. 593 (30. 6. 1989), tr. 12.

 

 

.