1992

Tháng 2:

Ngày 3: tại Hà Nội, Nxb. Hà Nội ra thông báo Cuộc thi sáng tác văn học (tiểu thuyết và tập truyện ngắn) về đề tài Hà Nội, trong thời gian: 3.2.1992 – 10.10.1993[1];

Ngày 8: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s.5+6/1992, Tết Nhâm Thân (s.1673+11674):

Nghị luận: Hồ Ngọc Đại (Gia đình: lịch sử, còn tiếp);

Tạp văn: Phương Lựu (Đọc Đỗ Phủ nhớ Bác Hồ), Kiều Liên Sơn (Người ngâm thơ chúc tết của Bác), Hồ Mậu Đường (Những năm Thân, theo dòng văn học sử), Võ Văn Trực (Kể chuyện tí, sửu, dần, mão,…);

Mùa xuân – đất nước – con người: Tô Đức Chiêu (Vàng đen), Hồng Tú (Dê đi, Khỉ tới, con Gà ra sao?), Vũ Hậu Luật (Cảng Cái Rồng);

Ký: Nguyễn Quang Thân (Hạc về bồng lai); Nguyễn Văn Bổng (Với Tô Hoài), Đỗ Phượng (Tản mạn Bắc Kinh);

Truyện ngắn: Dạ Ngân (Trinh nữ muộn), Đỗ Trọng Khơi (Hồng y bảo ngọc);

Thơ: Hoàng Cầm (Vượt ngã ba sông), Mai Văn Phấn (Chân thật), Giang Nam (Mai sau), Huy Cận (Tạo hóa sinh em), Tế Hanh (Bức tranh, bản đàn), Phạm Tiến Duật (Tặng ngành hàng bao bì xuất khẩu), Lê Quang Trang (Giao thừa), La Quốc Tiến (Mỵ Nương ơi!), Diệp Minh Tuyền (Một chút tâm tư), Nguyễn Đức Mậu (Trước bàn thờ tiên tổ), Trúc Thông (Nhớ xa), Nguyễn Duy (Chợ), Lê Thị Mây (Lúa ở Cầu Hai), Nguyễn Bùi Vợi (Quan họ), Võ Thanh An (Ngắm ảnh mình), Tạ Hữu Yên (Sang mùa), Trần Lê Văn (Nhớ một chuyện tình), Vũ Đình Minh (Nhắn nhủ), Lê Thị Kim (Chiều xuân), Xuân Hoài (Ý khác), Khương Hữu Dụng (Chè Nghĩa Lộ), Gia Ninh (Gặp biển), Nguyễn Sĩ Đại (Thế mà hoa…), Điền Ngọc Phách (Không đề), Bế Kiến Quốc (Mai hoa mộng);

Văn học thiếu nhi: thơ Thanh Hào (Lời ru của bé), Hoàng Tá (Cây hoa lựu), Thanh Quế (Hai tiếng chim), Phạm Đức (Mua bụi), Phi Tuyết Ba (Đi cùng mẹ), Nguyễn Hoa (Ngôi nhà), Trần Quốc Thực (Nguyên nhân), Dương Thuấn (Bà mụ); truyện Trần Hoài Dương (Mỵ Nương), Trần Thiên Hương (Ngày xưa), Pierre Gamara, 1919-2009, Pháp (Một bông hồng, Vũ Đức Tâm dịch);

Phê bình (Đỗ Bạch Mai phỏng vấn): Lê Minh (Trong lòng vẫn còn nhiều ngọn lửa), Chu Văn (Không gì ấm áp hơn hai tiếng “hy vọng”), Nguyễn Khắc Trường (Mỗi quyển sách phải nói được điều gì), Ngô Thảo (Tôi tin ở sự có mặt bất ngờ của những tác phẩm văn học đích thực), Vũ Quần Phương (Sắp tới thơ chúng ta sẽ hay hơn lên), Hoàng Vũ Thuật (Nên có luật cho văn nghệ);

Văn học nước ngoài: tiểu luận Ozawa, Nhật Bản (Minh triết của hoa, Phạm Chi Lương lược dịch); truyện ngắn Najib Mahfouz, 1911-2006, Ai Cập (Thiên đường trẻ thơ, Hằng Minh dịch);

Qua sách báo nước ngoài: E. Svetlov (Thời hoa niên của Thích Ca Mâu Ni, Cao Văn Điềm trích dịch), Aleksandr Men (Người xưa, Cao Văn Điềm lược dịch), Đăng Bẩy (Trước cửa thiền);

Pérez de Cuéllar, 1920-, Tổng thư ký LHQ (Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, thư gửi sinh viên học sinh thế giới, Hồng Nga dịch);

Tạp văn: An Nguyệt Minh (Năm khỉ lai rai chuyện khỉ); Đăng Bẩy (Số phận một người mang lốt khỉ); Đông A (Hậu duệ Tôn Ngộ Không chúc tết); Thái Bá Tân (Năm mới nói chuyện thọ);

Nghệ thuật: Cao Hữu Lạng (Nguyễn Trãi, mùa xuân và hoa), Hồng Phi (Cõi vĩnh hằng của cái thiện); Thái Phiên, Chu Hùng, Nguyễn Hải Thảo (Gương mặt nghệ sĩ: Thanh Hằng; Thu Hà; Thùy Dung; Việt Trinh), Trịnh Thịnh kể, Trần Đắc ghi (Chuyến đóng phim từ Á sang Âu);

Ngày 15: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s.7/1992 (s.1675):

Nghị luận: Người quan sát (Bình luận thời sự đầu xuân);

Ký: Lê Liên, Trương Cộng Hòa (Sông Đà, bản anh hùng ca và nỗi băn khoăn tiến độ);

Tạp văn (mùa xuân – đất nước – con người): Phạm Tiến Duật (Bánh đậu, chè sen), Hải Như (Chả cá quê hương);

Truyện ngắn: Vũ Thị Hồng (Người đàn ông ở một mình), Trần Văn Tuấn (Ở nơi có ngôi miếu hoang), Trần Huy Quang (Em là hoa thủy tiên);

Thơ: Tố Hữu (Xuân đang ở đâu…; Hát trên giàn khoan dầu), Lê Đạt (Hạt xuân), Phạm Ngọc Cảnh (Đêm dài), Hoàng Yến (Cánh chim), Hoàng Trung Thông (Không đề), Ngô Thế Oanh (Đêm thức nhớ một nhà thơ Đường), Trần Mạnh Hảo (Ngày xuân viếng mộ Tú Xương);

Tiểu luận: Nguyễn Xuân Lạc (Có bao nhiêu từ “xuân” trong Truyện Kiều?);

Phê bình (cuộc thi truyện ngắn hay 1991 của Hội nhà văn Tp.HCM.): Nguyễn Quang Sáng (Điều mới lạ của cuộc thi), Lê Đình Kỵ (Cửa đã rộng mở cho sáng tạo);

Văn học và học văn: Lê Hùng Lâm (Nhớ về Quang Dũng), Vũ Thị Thu Hương (Phân tích bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng);

Văn học nước ngoài: truyện Bồ Tùng Linh, Trung Quốc (Vụ án bài thơ, La Yên dịch);

truyện ngắn John Reed, Mỹ (Một kiểu vô ơn, Hà Văn Thùy dịch);

Qua báo chí nước ngoài: T.T. (Ông chủ hiệu, nhà văn và nhà đạo diễn điện ảnh), V.N. (Các nhà khoa học Mỹ bi quan…);

Nghệ thuật: Hồng Phi (Một đạo diễn trẻ và bộ phim đầu tay: Canh bạc,- Lưu Trọng Ninh đạo diễn), Mai Văn Hiến (Nhân phòng tranh của Nguyễn Xuân Tiệp);

Ngày 22: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s.8/1992 (s.1676):

Nghị luận (tiếng nói nhà văn): Hồ Ngọc Đại (Gia đình: quan hệ tính giao), Minh Quân (Nghề hay tệ nạn);

Ký: Đinh Xuân Hiển (Nội Bài, nơi bay);

Truyện ngắn: Nguyễn Khải (Năm tháng đã qua đi), Nguyễn Huy Thiệp (Sang sông), Ngô Văn Phú (Thần hoàng làng);

Thơ: Anh Ngọc (Tứ bình cho tuổi tứ tuần), Viễn Phương (Hạt sương), Thu Bồn (Thơ nhờ em đặt tên), Thanh Thảo (Cảm đề), Thạch Quỳ (Lời nghìn năm);

Phê bình: Phạm Hổ (Nhân đọc lại “Những giọt lệ” của Hàn Mặc Tử);

Văn học và học văn: Bùi Hiển (Chớ nên quá ám ảnh vì mấy chữ “thà”,- trao đổi thêm về bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm), Lan Chi (Về sách báo dùng trong nhà trường), Đỗ Đức Hiểu (Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên), Hoàng Thiệu Khang (Văn chương và tiềm thức);

Văn học nước ngoài: truyện khuyết danh Trung Quốc (Còn lại pho tượng Ngọc quan âm, còn tiếp, Mai Ngọc Thanh dịch);

Qua báo chí nước ngoài: N.V. (Lại nói về “Scalett”, một áp-phe văn chương,- về “Scalett” /1991/ của Alexandra Ripley);

Nghệ thuật: Học Phi (Giải thưởng đầu tiên về kịch bản sân khấu), H.N. (Giải thưởng văn nghệ 1951-1952);

Giai thoại văn học: Thái Doãn Hiểu (Một minh triết hiền: thế à!), Phương Lan (Bỗng chốc thành triệu phú);

Nguyên Hưng (Thư phía Nam: Tp.HCM. những ngày giáp tết Nhâm Thân);

V.N. (Thông báo, điều chỉnh giá báo, từ s.8 giá báo là 1.200đ/số);

Ngày 24: tại Hà Nội, Ban sáng tác và Hội đồng thơ Hội Nhà văn, báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, Viện Văn học, Trung tâm văn hóa Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo về thơ[2];

Ngày 29: tại Hà Nội, báo Văn nghệ, s.9/1992 (s.1677):

Nghị luận (tiếng nói nhà văn): Phạm Tiến Duật (Về văn học nghệ thuật,- góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp), Hồ Ngọc Đại (Gia đình: quan hệ tính giao ngoài hôn nhân), Xuân Tùng (Tham nhũng văn chương);

Bút ký: Vũ Đình Minh (Lặng lẽ những toa tầu hàng);

Truyện ngắn: Nguyễn Kiên (Thuế làm người sang trọng), Hoàng Ngọc Sơn (Sáng ra em đi hái chè), Trần Kỳ Trung (Lầm lẫn);

Thơ: Trần Trung Hiếu (Lặng yên chiều; Gửi “vàng mùa thu”; Trên Tiền Giang), Hoài Vũ (Gởi lòng theo ngọn trúc đào), Đỗ Nam Cao (Thế là vắng), Trương Ngọc Lan (Chiều; Nỗi niềm), Lương Vĩnh (Mắt mùa xuân; Đường ca dao);

Tiểu luận: Thu Trang (Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc ở Paris);

Phê bình: Khương Hữu Dụng (Trao đổi thêm về bài “Hạt xuân”, của Lê Đạt, Văn nghệ tết Nhâm Thân), Hoàng Tấn (Thanh minh cho cụ Nguyễn Khuyến);

Đọc sách: Nguyễn Hữu Sơn (Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, chuyên khảo nhiều tác giả, Nxb. Văn học, 1990), Phan Xuân (Họ vẫn cùng chung sống, tiểu thuyết Trần Dũng Tiến, Nxb. Thanh niên, 1991), Trần Bảo Hưng (Bất hạnh của quyền uy, tiểu thuyết Lê Quốc Minh, Nxb. Đồng Nai, 1990);

Văn học học văn: Trần Đình Sử (“Việt Bắc”, sự hoài niệm và niềm mơ ước), Nguyễn Thanh Hùng (Sống với “đôi mắt” mở,- truyện ngắn Nam Cao);

Văn học nước ngoài: truyện khuyết danh Trung Quốc (Còn lại pho tượng Ngọc quan âm, tiếp, hết, Mai Ngọc Thanh dịch);

Qua báo chí nước ngoài: V.N. (Phim “Người tình” ra mắt khán giả Paris), Nhiều tác giả (Tình hình văn hóa, công nghệ thế giới);

Tư liệu văn học: Chế Lan Viên (Tựa Điêu tàn);

Văn hóa – khoa học – nghệ thuật: Thế Hùng (Ảnh nghệ thuật của Masao Igari, Nhật Bản), Trịnh Mai Diêm (Về bộ phim “Người sót lại của rừng Cười”, Trần Phương đạo diễn), Lê Quang Vinh (“Ngũ động Thi Sơn” bừng tỉnh);

Trong tháng 2: tại Hà Nội, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội trao giải thưởng văn học Hà Nội 1986-1990. Về thơ: 1/ loại A: Vào thu (Vân Long), 2/ loại B: Em ra đi (Nguyễn Thị Hồng), Cơn giông Hồ Gươm (Vũ Xuân Hoát). Về văn xuôi: 1/ loại A: Con bụi (Trần Chiến), 2/ loại B: Thời gian không đợi (Vũ Bão), Mối tình hoang dã (Trần Huy Quang)[3];


 


 


 


 

Trong tháng 2: tại Hà Nội, Văn nghệ quân đội, s.2 (tháng 2/1992):

Ký: Viễn Phương (Đường về thành phố,- kỷ niệm Tổng tấn công Mậu Thân 1968);

truyện ngắn: Chu Lai (Người cha nhu nhược), Nguyễn Quốc Trí (Bán chỗ ở), Tô Hoàng (Trăng mọc về sáng), Từ Nguyên Tĩnh (Người vợ của biển cả), Mạc Văn Chung (Thung lũng mây mù);

Thơ: Ngô Văn Phú (Huệ), Đặng Bá Tiến (Vạt cỏ), Nguyễn Sĩ Đại (Nhớ em người lính cũ), Xuân Hoàng (Lời đêm), Dương Kỳ Anh (Quê mình), Đoàn Việt Bắc (Chinh chiêng), Nguyễn Huy Dung (Để lại nhớ phía bắc), Đỗ Quang Vinh (Sau cơn bão), Vân Long (Qua bãi Tự Nhiên), Trần Quang Đạo (Trên đường một chiều), Lê Thành Nghị (Thị xã tên người khắc trên cây), Nguyễn Bảo Chân (Biến tấu), Nguyễn Thị Trà Giang (Nếu biết trước bây giờ anh lãng quên);

Nhạc: An Thuyên (Nhớ về nhà máy chúng tôi Lôtaba);

Văn học nước ngoài: truyện khoa học viễn tưởng: R. A. Heinlein, 1907-88, Mỹ (Máy đo đường đời, Nguyễn Văn Long dịch);

tiểu luận: Lê Thành Nghị (Cảm giác không bình yên), Nguyễn Xuân Nam (Đọc mấy bài thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên),

phê bình: Anh Nga (Ấn tượng về “Thân phận của tình yêu”,- tiểu thuyết Bảo Ninh, Nxb. Hội Nhà văn, 1990);

đọc sách: Hà Nam Ninh (Luân khúc, thơ Trần Quang Đạo, Nxb. Quân đội nhân dân, 1991), Hà Phạm Phú (Số phận nghiệt ngã, tiểu thuyết Trần Anh Thái, Nxb. Quân đội nhân dân, 1991), Phạm Hoa (Chuyện tình ngõ lỗ thủng, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, Nxb. Phụ nữ, 1990);

mỗi tháng một chuyện: Trọng Quỳnh (Đừng coi là chuyện vặt);

Minh Văn (Theo “Dấu chân người lính” đi tìm bản thảo các nhà văn);

Nghệ thuật: Hồ Thị Hải Âu (Vở kịch “Quán vắng”, nỗi đau tình đời, Tạ Xuyên đạo diễn);

Nhiều tác giả (Giai thoại làng văn nghệ);

Trong tháng 2: Tặng thưởng 1991 của tạp chí Văn nghệ quân đội:

Về văn: 1/ Lê Minh Khuê (Thảm kịch nhỏ, truyện ngắn, s.1), 2/ Lê Tri Kỷ (Giấy chứng nhận cho quỷ dữ, truyện ngắn, s.6), 3/ Phạm Thanh Phong (Nêrô hiền dịu, truyện ngắn, s.10), 4/ Nguyễn Văn Văn (Nửa vòng trái đất, truyện ngắn, s.7). Về thơ: 1/ Phùng Khắc Bắc (Về một người cha; Thăm mộ em trai ở nghĩa địa Hà Lầm; Quê hương miền đồi, s.6), 2/ Hoàng Đình Quang (Nói thầm, s.1), 3/ Hồng Thanh Quang (Tình khúc, s.11). Về lý luận phê bình: 1/ Hoàng Nhân (Ảnh hưởng của phê bình văn học Pháp đối với phê bình văn học Việt Nam, s.11), 2/ Thanh Nhãn (Đêm mặt trời mọc, thơ Nguyễn Quốc Chánh, Nxb. Trẻ, 1990, s.4), 3/ Phạm Đình Ân (Nhữ Đình Nguyên, nghệ sĩ hóa trang nhân vật Bác Hồ, s.6 và một số bài tạp văn khác).

Về dịch thuật văn học nước ngoài: 1/ Nguyễn Ngọc Chi với bản dịch Ánh đèn trước mặt, truyện ngắn Luigi Pirandello, Italia, 2/ Nghiêm Huyền Vũ với bản dịch Tiếng chuông ở Roma, thơ Margarita Aliger, Liên Xô và Không đề, thơ Alekxandr Tvardovsky, Liên Xô.

Về nghệ thuật: 1/ Trường Sơn (Đối thoại, tranh sơn dầu, in bìa s.5), 2/ Trần Khánh Chương (Cánh diều tuổi thơ, khắc gỗ, phụ bản s.6), 3/ Trần Tử Thành (minh họa trên nhiều số VNQĐ), 4/ Minh Quang (Chiếc lá cỏ, ca khúc);

Trong tháng 2: tại Hà Nội, Tác phẩm mới, s.1 (tháng 1+2/1992):

[thiếu tài liệu]

Trong tháng 2: tại Hà Nội, Tạp chí Văn học, s.1 (s.253, tháng 1+2/1992):

Đặng Thanh Lê (Nghiên cứu văn học cổ-trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực);

Bùi Duy Tân (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: tiếp nhận, cách tân, sáng tạo);

Nguyễn Huệ Chi (Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực);

Đỗ Đức Hiểu (Tiếng thu, thơ nhạc của Lưu Trọng Lư);

Vương Trí Nhàn (Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945);

Pham Diễm Phương (Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao);

Nguyễn Tri Niên (Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo không say, hay là ngôn ngữ tài hoa của Nam Cao);

Lại Nguyên Ân (Nam Cao và cuộc canh tân văn học đầu thế kỷ XX);

Phạm Tú Châu (Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ);

Đào Tuấn Ảnh (Tchekhov và Nam Cao, một sáng tác hiện thực kiểu mới);

Phong Lê (Nam Cao, năm 1991);

Hoàng Văn Trụ (Vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học dân gian qua việc nghiên cứu giới thiệu truyện Trạng Quỳnh);

Trần Minh Sơn (Văn học mới Trung Quốc qua một truyện được giải: “Lý Thuận Đại làm nhà” của Cao Hiểu Thanh);

Tư liệu tham khảo: Vladimir Solovyev, Nga (Freud có phải là nhà văn vĩ đại không, Ngân Xuyên dịch);

Văn học và nhà trường: Nguyễn Thị Thanh Hương (Về một cách tiếp cận văn bản văn chương trên phương diện các phạm trù ý);

Đọc sách: Nguyễn Hữu Sơn (Chữ nghĩa Truyện Kiều, nghiên cứu, Nguyễn Quảng Tuân, Nxb. Khoa học xã hội, 1991);

Trong tháng 2: tại Huế, tạp chí Sông Hương, s.1 (tháng 1+2/1992), xuân Nhâm Thân:

Ký: Bùi Hiển (Thừa Thiên một thuở), Trung Sơn (Hạt giống mới đã được nhân ra);

Bút ký: Nguyễn Quang Hà (“Con gà, cái chai và hạt bắp”), Dương Phước Thu (Làng vàng của xứ Đàng Trong);

Truyện ngắn: Trần Lê Tuấn (Chuyện không có tên gọi), Nguyễn Lộc Thái Hòa (Kẻ ăn mày), Hoàng Thái Sơn (Trò chuyện với Thạch Sanh);

Thơ: Đỗ Văn Khoái (Viết dưới trời xuân), Hải Bằng (Ca khúc mới), Nguyễn Man Nhiên (Thơ đầy tuổi con), Trần Ninh Hồ (Áo), Hữu Kim (Qua đèo Hải Vân), Vĩnh Nguyên (Son-nê), Nguyễn Hồng Hạnh (Tình yêu), Võ Văn Trực (Trước trang thơ Nguyễn Du), Nguyễn Khắc Thạch (Sám hối), Vương Sơn (Em đã bảo), Ngô Minh (Ga hoang), Lương Lan (Đừng trách em), Nguyễn Văn Phương (Nguyệt cầm), Hoàng Kim Dung (Nói với mùa xuân), Bửu Đông (Ngụy trang), Văn Lợi (Nhắn bạn);

Trang viết đầu tay: thơ Đặng Thành (Không đề), Trần Đình Xuân Dũng (Bài thơ tình đánh mất);

Tiểu luận: Ngọc Trai (Lý luận phê bình và đổi mới), Nguyễn Thạch Giang (Văn học cổ - một trong những nền tảng ban đầu có tác dụng to lớn đào luyện con người mới xã hội chủ nghĩa), Đỗ Lai Thúy (Đọc xuôi một bài ca dao nói ngược), Lê Tiến Dũng (Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích), Lê Quang Thái (Thân này lại nhớ thân xưa,- về Nguyễn Khoa Vy);

Phê bình: Nguyễn Trọng Tạo (Tản mạn về giải thưởng thơ và thơ giải thưởng);

Văn học nước ngoài: truyện ngắn Vạn Chi, Trung Quốc (Mưa tuyết mịt mùng, Phan Văn Các dịch),

Andrey Gorbunov, Nga (Săn kỳ lân khám phá thêm một điều bí ẩn trong tác phẩm của Shakespeare);

Diễn đàn văn nghệ và cuộc sống: Trần Đình Sử (Bàn thêm về câu “lấy dân làm gốc”), Huy Tập (Phỏng vấn ca sĩ opera Hoàng Nguyễn);

Lê Văn Thuyên (Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đang làm gì?: Gốm mỹ thuật của Đỗ Kỳ Huy);

Người Sông Hương (Đôi lời dặn dò,- về sự trở lại của Sông Hương)

1[] Văn nghệ quân đội, s.5/1992, tr.119

2[] Tác phẩm mới, s.3 (tháng 5+6/1992), tr.7; Văn nghệ s.11/1991 (s.1679), tr.3; Lê Quang Trang, Vươn tới sự sang trọng gần gũi của thơ // Sông Hương, s.3 (tháng 5+6/1992), tr.58-60.

3[] Văn nghệ quân đội, s.3/1992, tr.120-121


 

 

.