1997

Tháng 1:

-- Ngày 1: tại Hà Nội, BCH Hội Nhà văn Việt Nam mừng thọ nhà thơ Khương Hữu Dụng nhân dịp ông tròn 90 tuổi [1].

-- Ngày 2: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM., s. 274:

Ký: Minh Hương (Huyền thoại về một loài hoa xuân);

Truyện ngắn: Lữ Quốc Văn (Một kết thúc tuyệt vời); Minh Hương (Ông cháu);

Hoa hàm tiếu” (cây bút mới): truyện: Đoàn Ngọc Đức (Dây xích rung), Thành Đoàn (Viết tự do: Mưa thu); Hoa Lan (Làm sao viết văn, Bài 11: Một cuộc chơi công bằng);

Thơ: Lê Đình Ty (Tháng giêng), Đặng Kim Liên (Lặng lẽ), Trần Thế Tuyển (Tự tình), Biển Hồ (Nụ tầm xuân), Ngọc Khương (Em và thơ), Trần Vạn Giã (Đoản khúc đầu năm ở quê), Lê Hoàng Anh (Trái chín), Nguyễn Văn Tăng (Bên mộ người); Lê Chí (bài hát ngập ngừng; Tự bạch của người con gái sa cơ);

Thơ Đường luật: Nguyên Khê (Vùng nhan sắc), Đông Huy (Tết rừng), Ngàn Thương (Xuân cảm), Như Hiên N.N.H. (Mừng xuân);

Phê bình: Nguyễn Hữu Sơn (Lời kết cho cuộc trao đổi về bài giảng Truyện Kiều trong sách giáo khoa); Trương Hoàng Minh (Hãy để cây đại thụ luôn luôn là đại thụ); Đông La (Đôi điều bàn luận về triết học, khoa học, văn học trong những bài viết của Đỗ Minh Tuấn gần đây);

Đọc sách: Lữ Kiến Đồng (Thích thú một sân chơi,- đọc tập thơ “Bút mới”);

Mỹ thuật: Trần Thanh Lâm (Nhóm 10 họa sĩ Tp.HCM. triển lãm tại Hà Nội);

Tin trong nước: L.D. (Báo “Giác ngộ” tổ chức thi truyện ngắn), H.T. (Triển lãm ảnh mang tên “Tổ quốc người lính”; Kỷ niệm 20 năm đoàn ca nhạc Bông Sen); Ph.T. (Kết thúc thi tiếng hát truyền hình 1996; Đêm thơ “Nhớ dáng thân yêu” nhân 22/12; Các phim truyền hình của VTV; “Thị Mầu lên chùa” lên sân khấu hài; Một ngôi trường mới cho trường múa Tp.HCM.);

Văn nghệ nước ngoài: Truyện ngắn: Ricardo Jaimes Freyre, 1868-1933, Argentine (Công lý của người da đỏ, Đoàn Đình Ca dịch). Nghiên cứu: Ng.Th. (Câu chuyện hội họa cận đại, 19: Henri Matiss, người làm đơn giản hội họa); Lan Anh (Chuyện tình ái của nàng Claire Bloom, nhân cuốn tự thuật “Sống trong nhà của một búp-bê”); Thảo Uyên (Nàng thơ mới của dòng nhạc soul: Fiona Apple); Tư liệu: Lê Hoa (Chuyện tào lao thế giới: Xẻ đất ra để nối thế giới lại,- về kênh đào Panama);

Tin ngoài nước: M.L. (Alice Munro với tập “Truyện chọn lọc”, được coi là Chekhov của Canada; “Cuộc đời khác của tôi”, cuốn sách thứ 20 của Paul Theroux, nằm ở đường biên giữa tự thuật và hư cấu);

Trang trào phúng: văn: Tê Giác (Tính số cuối năm); thơ: Dương Thanh Danh (Con bệnh), Tê Giác (Tội tình con hẻm), Tú Rua (Nhắn đôi lời);

-- Ngày 2: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM. quyết định tặng giải thưởng cho các tác phẩm đăng báo này trong năm 1996: truyện ngắn: 1/ Chuyện tình Dạ cổ hoài lang (Trọng Đạt, s. 253), 2/ Sự lừa dổi thánh thiện (Mãn Đường Hồng, s. 243), 3/ Di mộng (Trường Khánh, s. 246), 4/ Số mạng (Trần Huyền Ân, s. 259), 5/ Cậu Quýnh lấy vợ (Kim Chuông, s. 237); ký: 1/ Về miền cực lạc (Vĩnh Hòa, s. 242); 2/ Đề án bảo tồn khu di tích lịch sử Côn Đảo và các vấn đề còn đang tranh luận (Nguyễn Đình Thống, s. 233); dịch thuật: một số bài dịch của Nguyễn Thuyên; phê bình: Tư tưởng chống cộng tiếp tục gây nọc độc (Võ Huỳnh, s. 221). (2)

-- Ngày 4: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ s. 1/1997 (s. 1929):

Nghị luận: Đỗ Mười (Nâng cao trí tuệ dân tộc lên tầm thời đại); Lưu Vạn Kha (Cuba 96 – tiến trình không thể đảo ngược), Roberto, Cuba (Những điều bí ẩn, bản dịch);

Truyện ngắn: Thu Loan (Đêm trở lại đàn bà), Hoa Ngõ Hạnh (Rừng thẳm);

Ký: Lê Phú Khải (Rộn ràng trên sóc Bom Bo), Minh Chuyên (Vào chùa gặp lại…);

Thơ: Khương Hữu Dụng (Tuổi chín mươi), Nguyễn Linh (Thầy giáo về hưu), Hải Bằng (Phía sau niềm tin), Lê Huy Quang (Quê), Trương Văn Thùy (Sáng thu), Nguyễn Khoa Như Ý (Trăng và quỳnh), Xuân Hoài (Đèo con ngày biển động), Nguyễn Đình Ảnh (Khúc ca về những chồi cây), Thu Nguyệt (Thời trăng cũ), Nguyễn Ngọc Quế (Nỗi buồn của bà), Lê Minh Quốc (Mùa xuân về nhà cũ), Hoàng Quý (Đi bên mùa lá rụng), Bùi Sim Sim (Em biết), Vĩnh Nguyên (Đêm Mỹ Tho), Nguyễn Bá Chung (Chùa quê), Anh Vũ (Canh hoa; Hoan đón Tết);

Phê bình: Minh Thư (Văn xuôi báo “Văn nghệ” 96 đang hay dần lên?), Bùi Việt Thắng (Bảy thế kỷ truyện ngắn dân tộc,- về bộ sách “Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc” dự kiến 8 tập, Nxb. Văn học); Lê Đạt (Một tiếng chim kêu sáng cả rừng,- nhà thơ Khương Hữu Dụng 90 tuổi); P.V. (Truyện ngắn hay tháng 12/ 1996: “Bán chữ” của Bùi Đức Ba); Lại Văn Anh (John Lanchester /1962-, nhà văn Anh/, trinh thám và… đầu bếp);

Đọc sách: Chu Giang (“Xuống đường”, tiểu thuyết Học Phi, Nxb. Văn học, 1995);

Ngôn ngữ: Trần Trọng (Đôi điều về ngôn ngữ, chữ nghĩa hiện nay);

Tin tức: P.V. (Trung tâm mỹ thuật Thăng Long; Viện Sân khấu tổ chức Hội thảo quốc tế về sân khấu Đông Nam Á, 26-27/12/1996; Tiến tới kỷ niệm 40 năm Hội nghệ sĩ sân khấu VN; Nhạc sĩ Trọng Bằng được thưởng Huân chương Độc lập; Những công trình mới của các thành viên Viện Văn học);

Vĩnh biệt Nguyên Quyền Chủ tịch nước, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10.7.1910- 24.12.1996): BCH Trung ương Đảng (Thông cáo đặc biệt), Trần Bạch Đằng (Cả nước tấn phong anh);

Nghệ thuật: P.V. (Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 1996), Huân Huyền (Mỹ thuật kháng chiến, mỹ thuật cách mạng);

Góc hài hước: thơ Dương Quang (Tội báo oan gia), Trường Văn (Xuân nay… dẹp quét); mẩu chuyện, Dương Quang st. (Giờ gày gáy; Bốn hồi – Ba đoạn nghỉ; Khoa học và vợ con);

-- Ngày 9: tại Tp.HCM., tuần báo Văn nghệ Tp.HCM. s. 275:

Vĩnh biệt Nguyên Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ (10.7.1910 - 24.12.1996): Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Điếu văn tại lễ truy điệu);

Truyện ngắn: Phong Điệp (Tình khúc), Bão Vũ (Túi da);

Ký: Trúc Chi (Trường bên kia cầu Chữ Y); Đoàn Minh Tuấn (Bác Ba Nghĩa,- Ng.Hữu Thọ);

Thơ: Từ Dạ Thảo (Viết giữa hai mùa), Đặng Thị Thanh Hương (Những mùa đông không nắng), Nguyễn Văn Phương (Ngọt ngào xuân ý), Phan Xuân Hạt (Xum vầy cháu con họ Mạc), Nguyễn Anh Thuấn (Chia tay mùa đông), Minh Quang (Xuân này con không về quê được), Nam Anh (Gặp bạn cũ);

Thơ Đường luật: Nguyễn Võ Song (Tự vịnh), Nguyễn Phùng Tao (Chữ Nhân), Tô Ca (Luyện gan già), Bích Hạnh (Tuổi nửa trăm);

Cây bút mới: Văn: Hoài Phương (Lời sau cuối); Hoa Lan (Làm sao viết văn, bài 12: Nhật ký của nhà văn);

Phê bình: Nguyễn Văn Kha (“Văn học phản tỉnh” hay “phương pháp phản tỉnh”, cũ hay mới?, trao đổi với bài của Đỗ Văn Khang); Hoàng Như Mai (Chủ tịch hội ngh.cứu&giảng dạy văn học Tp.HCM., Hội đồng biên soạn SGK văn học phổ thông trung học gửi Bộ trưởng Giáo dục Trần Hồng Quân về việc bộ sách giáo khoa bị Trần Mạnh Hảo phê phán đả kích);

Nghệ thuật: Hải Đăng (Phim truyện “Cha tôi và hai người đàn bà”, kịch bản Ng.Thị Hồng Ngát, đạo diễn Vũ Châu); P.V. (20 năm Đoàn ca múa Bông Sen);

Văn nghệ nước ngoài: Truyện ngắn: Guy de Maupassant, 1850-93, Pháp (Cuộc sống chìm nổi của một cô gái, Nguyễn Đình Diên dịch); Ngh.cứu: Ng.Th. (Câu chuyện hội họa cận đại: 20. H. Matisse, khả năng tiềm ẩn trong ngôn ngữ hội họa); Thông tin: Minh Luân (Mario Puzo, nhà tỷ phú của mafia,- dịch “Paris Match”); Thảo Uyên (Nàng diễn viên mới của “Baywtch”); Lan Anh (“Bữa tối cuối cùng”, film đầu tay của nữ đạo diễn Stacy Title, giải thưởng lớn LH film hình sự 1996); Lê Hoa (Chuyện tào lao thế giới: Tết của trâu);

Trang trào phúng: Văn: N.V.T. sưu tầm (Làm toán bằng thơ; Rafael trong hội họa; Thách đối, tự đối); Thơ: Lê Sỹ Tố (Lợi to), Đồ Ngông (Tết đỏ đen);

-- Ngày 11: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ s. 2/1997 (s. 1930):

Truyện ngắn: Chu Văn Mười (Quá khứ đón đợi), Nguyễn Quang Lập (Đợi đến mùa hoa phượng);

Ký: Phạm Tiến Duật (Từ một bút ký), Lê Thọ (Năm ấy, đánh về gần Hà Nội), Nguyễn Bảo Chân (Israel, có một gương mặt khác), Nguyễn Ngọc Phú (Biển ơi!), Nguyễn Uyển, Cảnh Tuấn (Nơi để sống hết mình);

Thơ: Nguyễn Thị Bích (Bão), Trần Đình Thắng (Thông), Nguyễn Đình Di (Nguyên Hồng và Văn Cao), Trần Hải (Đánh thức bác Nam Cao), Mạnh Đông (Không đề), Trần Minh Thái (Mười ba tiếng chuông), Võ Hà Sa (Bây giờ em ở đâu?), Phạm Xuân Tâm (Chiều), Bùi Văn Điền (Biển), Triệu Nguyễn (Hạ Long), Yên Đức (Gửi chúng tôi), Trương Thiếu Huyền (Hải Phòng của tôi), Trần Hữu Nghiễm (Dưới hiên chùa), Nguyễn Bùi Vợi (Với người gieo hạt), Vũ Duy Thông (Dốc sỏi của đời tôi), Ngô Văn Phú (Cánh sen bên rào), Vũ Đình Minh (Ẩn dấu), Vũ Phán (Nhớ thầy học cũ), Bùi Đăng Sinh (Chí Phèo), Nguyễn Bách (Từ bên đền Thượng);

Phê bình: Nguyễn Việt Chiến, Bế Kiến Quốc (Thơ trên báo Văn nghệ ‘96: Một sự điềm tĩnh mới), Đào Thái Tôn (Một tác phẩm thơ Nôm quý hiếm thời Lê vừa được công bố: “Thiên Nam minh giám”), Mai Hạnh (“Khoảng trời thầm”, thơ Phùng Ngọc Hùng, Nxb. Văn học, 1996);

Dọn vườn: Người dọn vườn (Khi xin lỗi lại phạm thêm lỗi);

Thông tin: Văn nghệ (Tặng thưởng các bài đăng Văn nghệ 1996); Hội nhà văn VN (Tặng thưởng văn học đề tài công nhân lần thứ 6); Đ.S.M. (Mừng nhà thơ Khương Hữu Dụng 90 tuổi); P.V. (Đoàn nhà văn Việt Nam đi thăm Mỹ; Họp mặt các nhà thơ trào phúng; Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Phần Lan); P.V. (Quảng Bình trao giải thưởng Lưu Trọng Lư lần thứ nhất; Giải thưởng văn học-nghệ thuật Quảng Nam-Đà Nẵng 1995-96);

Thảo luận: Nguyễn Xuân Tấn (Không học thêm đố vào Đại học), Phạm Việt Hưng (“Hoan hô thầy Cương”);

Nghệ thuật: P.V. (Giải thưởng Âm nhạc 1996 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam), P.V. (Giải thưởng Điện ảnh 1996 của Hội Điện ảnh Việt Nam); P.V. (Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Cặp vợ chồng họa sĩ Nguyễn Anh Vũ, Vũ Kim Dung triển lãm chung; Hội thảo về âm nhạc trên sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam);

Văn nghệ nước ngoài: Nguyễn Quang Thiều (Cõi lòng của một nhà văn Thụy Điển,- hỏi chuyện Bodil Malmsten, 1944-), Valentin Rasputin, 1937-2015, Nga (Dẫu khó khăn vẫn còn nhiều cây bút trẻ tài năng, Đặng Yên Hòa trích dịch);

-- Ngày 16: tại Tp.HCM.: tuần báo Văn nghệ Tp.HCM. s. 276:

Truyện ngắn: Trần Mộng Tú (Tan theo cùng nắng); Hoàng Hoa (Nụ hôn lơ lửng);

Ký: Việt Hòa (Tây balô với tết ta); Lê Chí (Cách đây 60 năm, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai là một nhà báo,- Phan Ngọc Hiển); Lữ Quốc Văn (Người bỏ đời hư,- về một cuộc gặp nhiều bạn văn nghệ sĩ đầu 1996 tại nhà cụ Vương Hồng Sển);

Thơ: Phạm Thái Quỳnh (Trong đó hồn tôi), Vũ Ngọc Quyến (Hành trang người lính), Nguyễn Bao (Tận cùng; Với một nụ hoa; Trải nghiệm mưa nắng; Và lá cứ xanh; Ánh mắt em, nắng ấm và…; Tiếng vàng), Phạm Hữu Quang (Đếm tuổi; Theo người), Từ Kế Tường (Người ở lại sân ga);

Thơ Đường luật: Sĩ Trung (Tiễn bạn), Lan Cao (Thuyền xa), Xuân Giá (Mơ về chim cánh trắng), Trần Việt Nhân (Nhạc ngựa);

Cây bút mới: văn: Mãn Đường Hồng (Văn & đời); Quốc Sinh (Những kỷ niệm với sách thời niên thiếu của tôi);

Phê bình: Phạm Hữu Cường (Cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều và chiều sâu tư tưởng trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc); Nguyễn Văn Hạnh (Văn hóa và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa); Nguyễn Hà (Một lối phê bình không trung thực,- Trần Mạnh Hảo); Đặng Minh Hân (Ai đúng ai sai?- bàn với Trần Mạnh Hảo, Vu Gia, Đoàn Xuân Mỹ); Trúc Chi (“Thương xuân”, thơ của một thiền sư); Phan Xương Hải (Màu xuân,- bài thơ Huyền Quang về hoa mai);

Giai thoại: Thành Hưng (Cam tiến làng Giàng và bài thơ Bác Hồ “Cảm ơn người tặng cam”);

Mỹ thuật: Trần Thanh Lâm (“Cảm xúc 1996”, một phòng tranh đẹp), Viên Huy (Triển lãm tranh tượng của giảng viên ĐH Mỹ thuật Hà Nội tại Tp.HCM.);

Tin trong nước: P.V. (Sách “Làm sao nhận biết và ngăn chặn con em bị nghiện ma túy” “Kiến thức ngày nay: & Nxb. Trẻ, 1997), Ph.T. (LH film truyền hình toàn quốc 1997; sách “Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn”, Nxb. Lao động; “Những người thích đùa”, chương trình sân khấu hài; Ban nhạc Air Supply biểu diễn tại sân vận động Hà Nội, đêm 26/1/97; Đoàn xiếc Tp.HCM: 10 năm 1878 xuất diễn);

Tin ngoài nước: Th.H. (Nữ sĩ Lisa Bresner 25 tuổi in 6 tiểu thuyết, gần nhất: “Cuộc sống bên Trung Quốc của Marianne Péché”; Ban nhạc Rolling stones làm xiếc; Tiếp thị: Bán sách tặng băng);

Trào phúng: văn: Nhất Tiếu (Không lạ); thơ: Nguyễn Đức Kỳ (Đon xuân Đinh Sửu), Út Trùm (Bàn giao), Chung Sơn (Tiếng chuông cảnh báo);

-- Ngày 17: tại Hà Nội, nhà thơ Trần Dần qua đời. Sinh 23.8.1926 tại Nam Định, học hết Thành chung, lên Hà Nội học tiếp, đỗ Tú tài phần II. Năm 1946 cùng Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch lập nhóm thơ, xuất bản Dạ đài số 1 với “Bản tuyên ngôn tượng trưng”. Tham gia kháng chiến (1945), hoạt động văn nghệ trong quân đội. 1955-57 đăng bài trong “Giai phẩm mùa xuân”, tham gia biên tập báo Nhân văn, bị kỷ luật, có lúc bị bắt giam. 1957 vào Hội nhà văn VN, 1958 bị khai trừ, 1989 được khôi phục hội tịch. Những năm 1957-1990 sáng tác nhiều nhưng bị cấm công bố. Tác phẩm đã in: Lên đường (1954, truyện ngắn, in chung), Người người lớp lớp (1955, tiểu thuyết, tb. 2004, 2009), Thơ V. Maiakovski (1957, dịch chung), Bài thơ Việt Bắc (1990, thơ), Cổng tỉnh (1994, tiểu thuyết thơ), Những người chân đất (1962, tb. 1994, dịch tiểu thuyết, Zaharia Stancu, 1902-74, Romania), Chú bé, Cậu Tú (1974, dịch, tập 1 và 2 bộ truyện tự thuật Jacques Vingtras, của Jules Vallès, 1832-85, Pháp), Chú nhóc đen (1982, dịch tiểu thuyết Black Boy, của Richard Wright, 1908-60, Mỹ), Cái chết là nghề của tôi (1987, dịch tiểu thuyết La mort est mon métier, của Robert Merle, 1908-2004, Pháp). In sau khi mất: Mùa sạch (1998, thơ), Trần Dần ghi 1954-1960 (2001, sổ tay), Đi! Đây Việt Bắc (2009, hùng ca-lụa), Những ngã tư và những cột đèn (2011, tiểu thuyết), Đêm núm sen (2017, tiểu thuyết). Được truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007).

-- Ngày 18 : tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ s. 3/1997 (s.1931):

Truyện ngắn: Nguyễn Hữu Nhàn (Lão Thật), Từ Thiện (Mùa trăng), Lưu Cẩm Vân (Mai sau);

Ký: Vũ Mai Hoa Sơn (Câu lạc bộ các tỷ phú), Lê Thành Chơn (Gặp lại màu da cam);

Thơ: Lê Thị Mây (Kim chỉ; Cốc nước cam; Hiên trăng; Bài hát; Hồi ức chào đời), Thế Chính (Gió mùa đông; Khi vợ vắng nhà), Bằng Vũ (Chiếc nơm tre; Tuổi xuân anh), Nguyễn Thanh Kim (Không đề; Con cuốc kêu hoài), Phạm Thành Anh (Thu tím; Đi đâu về đâu?), Khánh Nguyên (Lá vàng; Gửi cô Tấm), Vũ Thị Lành (Cánh én; Sông xanh), Nguyễn Diệu (Phải chăng mình đã yêu nhau);

Phê bình: Hồ Sĩ Vịnh (Di sản lý luận của Trường Chinh, những bài học);

Đọc sách: Vũ Nho (“Thủy hỏa đạo tặc”, tiểu thuyết Hoàng Minh Tường, Nxb. Văn học, 1996), Nguyễn Thị Minh Thái (“Nhật ký đọc Kiều”, Lưu Trọng Lư, Nxb. Hội Nhà văn, 1995), Nguyễn Quang Thiều (“Đám mây màu vảy cá”, thơ, Nguyễn Ngọc Phú, Nxb. Lao động, 1995);

Ý kiến nhà văn: Đào Vũ (Tìm và trị những kẻ hành hung rùa Hồ Gươm);

Tưởng niệm họa sĩ Lê Huy Hòa (1931-10.1.1997): Tuấn Vinh (Có một con đường), Nguyễn Trọng Tạo (Người hóa thân vào cõi đẹp); thơ: Nguyễn Thụy Kha (Tháng chạp vừa trở lại), Tạ Vũ (Ngã ba Đồng Lộc);

Thơ trào phúng: Ngũ Liên Tùng (Xà xẻo), Lê Khả Sĩ (Leo thang);

Văn nghệ nước ngoài: Truyện ngắn Risto Trifkovic, Nam Tư (Một ngày ảm đạm của Gavril Popadits, Cao Giang dịch); Thông tin: Từ Đức Hòa (Việt Nam trong sách giáo khoa văn học Ba Lan,-về một bài thơ của nhà thơ nữ Ba Lan Wislawa Szymborska), Mai Hương (Khi danh nhân bị hậu thế sửa,- con tem có hình A. Malraux bị xóa điếu thuốc lá ngậm trên miệng), Lỗ Văn (Bí mật của đứa trẻ hoang dã);

-- Ngày 20: Hội nghị lần 9 BCH Hội Nhà văn VN khóa V (họp các ngày 18 và 20/1/1997) ra Thông báo, cho biết giải thưởng văn học 1996: Loại A: không có; Loại B: Gọi nhau qua vách núi (trường ca) của Thi Hoàng; Luận chiến văn chương (tập tiểu luận phê bình) của Nguyễn Văn Lưu; Thơ phản thơ (tập phê bình văn học) của Trần Mạnh Hảo. Tặng thưởng: Thơ và trường ca của Trần Vũ Mai; Những mảng vỡ (tập truyện ngắn) của Nguyễn Kiên; Tư Thiên (tiểu thuyết) của Xuân Thiều; Tình yêu thời thổ tả (bản dịch tiểu thuyết G. Marquez) của Nguyễn Trung Đức; Thơ Baudelaire (bản dịch thơ của nhà thơ quá cố Vũ Đình Liên). (1)

-- Ngày 20: Hội nghị lần 9 BCH Hội Nhà văn VN khóa V (họp các ngày 18 và 20/1/1997) ra Thông báo cho biết, BCH Hội đã quyết định công nhận 46 tác giả là hội viên mới: THƠ: 1/ Phạm Quốc Ca, 2/ Nguyễn Văn Chương, 3/ Lương Định, 4/ Xuân Mai, 5/ Đỗ Bạch Mai, 6/ Vĩnh Nguyên, 7/ Văn Lợi, 8/ Trần Thị Mỹ Hạnh, 9/ Vũ Xuân Hoát, 10/ Vương Tâm, 11/ Hà Đức Toàn, 12/ Trần Ngọc Tảo, 13/ Nguyễn Linh Khiếu, 14/ Từ Ngàn Phố, 15/ Mai Văn Phấn, 16/ Nguyễn Thành Phong, 17/ Mai Ngọc Uyển, 18/ Triệu Kim Văn; VĂN XUÔI: 1/ Sa Phong Ba, 2/ Nguyễn Trí Công, 3/ Lê Thành Chơn, 4/ Linh Nga Niêk-đam, 5/ Nguyễn Hữu Đạt, 6/ Tạ Nghi Lễ, 7/ Bảo Ninh, 8/ Phan Tường Niệm, 9/ Hà Bình Nhưỡng, 10/ Hồng Hà, 11/ Võ Thị Hảo, 12/ Phạm Ngọc Tiến, 13/ Phạm Thị Minh Thư, 14/ Vân Thảo, 15/ Nguyễn Trường Thanh, 16/ Phạm Đình Trọng, 17/Cao Duy Sơn, 18/ Hiền Phương (Tp.HCM.), 19/ Hữu Phương, 20/ Cao Linh Quân, 21/ Lam Giang; LÝ LUẬN PHÊ BÌNH: 1/ Lâm Tiến, 2/ Nguyễn Ngọc Thiện, 3/ Phan Trọng Thưởng, 4/ Phạm Quang Trung; VĂN HỌC DỊCH: 1/ Triệu Lam Châu, 2/ Nguyễn Văn Dân, 3/ Bùi Việt Hoa. (2)

-- Ngày 22: tại Tp.HCM.: tuần báo Văn nghệ Tp.HCM. s. 277&278 (Xuân Đinh Sửu 1997):

Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Thư đầu xuân);

Thơ: Chế Lan Viên (Trích “Di cảo thơ”: Say; Nai; Mây thay đổi; Thơ nhà Nguyễn; Yên ổn; Học xiếc); Phạm Nguyên Thạch (Không đề), Đoàn Vị Thượng (Buổi chiều đẹp nhất trong năm), Hồ Thanh Điền (Mưa xuân), Võ Tấn Cường (Mưa tháng giêng), Trịnh Bửu Hoài (Tết ở Hà Tiên), Bùi Đức Long (Thơ ơi), Trần Ngọc Tuấn (Uống rượu ở Tây Nguyên), Đoàn Vy (Huyền), Lê Minh Quốc (Sông Hàn), Trương Nam Hương (Tứ quý), Lệ Bình (Nỗi nhớ), Lưu Thị Lương (Cây đàn), Phan Trọng Hiền (Chớm xuân), Nguyễn Thái Dương (Trôi theo dòng lục bát), Bùi Chí Vinh (Sao cũng được), Ung Ngọc Trí (Tuổi ngoài bốn mươi), Hải Từ (Thanh minh), Đàm Chu Văn (Xuân Đà Lạt), Trúc Thanh Tâm (Lộc xuân), Trần Thế Vinh (Lá xuân), Vương Sỹ Ca (Trả về bến xưa), Phạm Minh Dũng (Trước thềm xuân), Phù Sa Lộc (Hoa hồng), Phan Trác Hiệu (Trâu và ta), Bùi Công Bính (), Phan Hoàng (Ông lão miệt vườn), Trúc Chi (Xuân đến), Hoàng Xuân Huy (Ước), Phong Sơn (Xuân cảm 97); Hoài Tường Phong (Chốn xuân), Nguyễn Trung Bình (Em), Phạm Thị Quý (Mùa xanh), Ngô Thị Ý Nhi (Đôi mắt tháng giêng), Thu Lan (Hoa tình nhân); Lê Tú Lệ (Giao thừa), Nguyễn Đạt (Vào lúc ấy, mùa xuân), Trần Hữu Dũng (Tín hiệu mùa xuân), Thanh Nguyên (Tứ tuyệt); Bảo Định Giang (Biển lặng sông trong), Lam Giang (Bí ẩn mùa xuân), Trang Nghị (Người Vân Kiều), Diệp Minh Tuyền (Dư âm chiến tranh), Nguyễn Trọng Tín (Ghi nhớ sông Hồng), Chim Trắng (Thay Xuân), Thy Ngọc (Màu xanh vùng đất mới), Viễn Phương (Rừng ơi), Lê Chí (Quê tôi), Lê Giang (Trước lăng vua), Võ Văn Trực (Cuối đông); P.N. Thường Đoan (Mùa xuân chúc mẹ), Đông La (Gặp lại giao thừa), Lê Xuân Đố (Chờ xuân), Cao Xuân Sơn (Viết giữa những hồi chuông điện thoại), Tôn Nữ Thu Thủy (Ngày đến), Vũ Ngọc Giao (Tháng giêng), Nguyễn Đông Nhật (Mùa xuân trong thành phố), Nguyễn Văn Dinh (Thời gian), Phan Thị Nguyệt Hồng (Điệp khúc bốn mùa); Hồ Thi Ca (Mai thầm), Nguyễn Hoài Nhơn (Mưa gió tháng giêng), Hà Thiên Sơn (Đêm cuối năm), Nguyễn Viện (Những bông hoa lặng lẽ), Nguyễn Lương Vy (Không đề cho quê hương), Lương Định (Người dung gặp gỡ ngày xuân), Nguyễn Liên Châu (Cố xứ quạnh xuân), Thai Sắc (Biền biệt hoa), Bùi Hoàng Tám (Tặng người ngồi chép thơ xuân), Phan Từ Đăng (Hoa đĩa), Nguyễn Lương Hiệu (Tháng giêng); Sơn Thu (Trăng và quỳnh);

Thơ Đường luật: Ngọc Bảo (Xuân), Huyền Viêm (Xuân cảm), Nguyễn Hải Phương (Tạ tình thi hữu), Nguyễn Phi Nguyện (Xuân tình), Song Nguyên (Lộc), Mạc Vị Nhân (Mùa xuân hóa dế rong chơi), Nguyễn Thị Khánh Minh (Bước xuân), Nghiêm Phái Thư Linh (Xuân hỡi đừng trôi);

Truyện ngắn: Lê Văn Nghĩa (Thi nhập tịch), Võ Phi Hùng (Chuyện tình lá cải), Trần Công Tấn (Tượng đài trên cầu Rạch Chiếc);

Ký: Bùi Văn Quảng (Chọi trâu);

Hoa hàm tiếu”: Truyện ngắn Trần Nhã Thụy (Lặng lẽ rừng mai), Nguyễn Phạm Đình Thảo (Đồi xuân);

Tiểu luận-phê bình: Việt Chung (Hình ảnh con trâu qua ca dao và dân ca); Trần Văn Thưởng (Về bài thơ “Xuân từ” trong huyền thoại văn học Việt Nam /tương truyền bài thơ là của Ngô Chi Lan);

Tạp văn: Ý Nhi (Bày tỏ,- về Câu lạc bộ thơ nữ); Phạm Đình Trọng (Nhà văn viết báo ăn tết); Trường Khánh (1996, năm của những đổi thay); Từ Văn Hà (Trâu ơi!);

Giai thoại: Trần Trọng Trí (Miếu thờ trâu nghĩa dũng ở Bảy Núi); Văn Trọng (Giai thoại văn chương quanh con trâu: Hát bội trách người đánh chầu ít; Đọc Kiều dạy trâu; Trâu già và cá gáy; Mượn trâu lỡm cụ Thiếu); Trương Võ (Dương Tử Giang tắm gà); Bạch Bích s.t. (Tristan Bernard trốn môn hình học; G.K. Chesterton xỏ ngọt);

Vui cười: Bùi Công Bính (Ngôn ngữ bé đi; May quá; Trên xe bus); Diên San (Chuyện như đùa: Chỉ vì muốn nổi tiếng); Nhất Tiếu (Lời cảnh báo của trâu);

Thơ vui: Tú Rua (Tâm sự con trâu), Nghè Dinh (Trâu tế trần), Cao Đăng Tống (Chuyện năm trâu), Trí Nhân (Coi chừng trâu đánh);

Nghệ thuật: Tam Tam (Dọc đường văn nghệ: Một chặng đường dài); Trần Thanh Lâm (Nghĩ suy ven những sắc màu); Danh Văn (Những người gom sắc hương xuân,- về nghệ nhân trồng cây kiểng bonsai); Lâm Tấn Tài (Năm 1996, năm mùa xuân của nhiếp ảnh), Thọ Vân (Con trâu trong tranh dân gian đầu thế kỷ XX); Đào Hoa Nữ (Hải Âu, một chặng đường chưa dừng cánh,- về CLB nhiếp ảnh nữ Hải Âu); Phạm Thái Hồ (Âm nhạc hàn lâm khởi sắc);

Truyện ngắn: Gabriel Garcia Marquez, Colombia (Thánh Bà, bản dịch: Nguyễn Trung Đức);

Tạp văn: E. Hemingway (Một cảm giác như đói giữa mùa xuân nghịch tiết, Trang Thế Hy dịch qua bản tiếng Pháp);

Nghệ thuật: Cao Thụy (Từ “Đêm giao thừa” đến “Sân ga dành cho hai người”,- về nữ diễn viên Ludmila Gurtchenko); Françoise Sagan, Pháp (Catherine Deneuve, nỗi trăn trở tóc vàng, Nguyễn Văn Tường dịch);

Văn hóa: Lê Hoa (Chuyện tào lao thế giới: Tục lệ ăn tết của các dân tộc Á Đông);

Ý kiến bạn đọc: Trương Hoàng Minh (Xin được làm cơn gió thoảng…);

-- Ngày 25: tại Hà Nội, tuần báo Văn nghệ s. 4/ (s.1932):

Truyện ngắn: Lê Minh Khuê (Số phận), Đỗ Kim Cuông (Người đàn bà xóm núi);

Ký: Minh Huệ (Thương nhớ một người anh; Một chuyến ngược rừng), Minh Chuyên (Bác Đỗ Mười với quê tôi), Lê Văn Công (Người dò kim đáy biển);

Thơ: Phạm Tiến Duật (Một trái tim không thể nào già, -tặng bác Đỗ Mười), Hồ Phi Phục (Bên tháp Piza; Đôi bờ), Dương Kiều Minh (Hương Sơn vọng khí; Chiều xuống), Mai Hồng Niên (Bến xuôi; Điều em chưa nói), Văn Chừng (Nhớ cây đại thọ xóm Vườn), Kiều Văn (Thạch Sanh; Hoa hồng hoang), Nguyễn Xuân Thâm (Tuy Lý vương phủ; Tôi yêu Hà Nội; Kỷ niệm Hy Lạp; Tháng năm ở làng);

Vĩnh biệt nhà văn Trần Dần (23.8.1926 - 17.1.1997): Văn nghệ (Tin buồn); Hữu Thỉnh (Lời chia buồn của BCH Hội Nhà văn Việt Nam), Lê Đạt (Lời tiễn), Hoàng Cầm (Trọn đời vì thơ), Vân Long (Một chút về Trần Dần, trích hồi ký biên tập); thơ: Nguyễn Trọng Tạo (Bao giờ anh trở lại), Khương Hữu Dụng (Anh Trần Dần), Nguyễn Hoàng Sơn (Vĩnh biệt một nhà thơ); thơ Trần Dần (Việt Bắc, trích);

Thông tin: Phạm Đình Ân lược thuật (Cố vấn Phạm Văn Đồng tiếp Gs.Ts. Nikulin); Nguyễn Khoa Điềm ký (Thông báo Hội nghị BCH Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 9, Khóa V); P.V. (Giải thưởng 1996 Hội nghệ sĩ múa; Giải thưởng 1996 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNTVN; Tạp chí “Văn học nước ngoài” trao giải thưởng và họp cộng tác viên, 22.1.1997)

Nghệ thuật: Quang Phòng (Nguyễn Đức Nùng, họa sĩ của đồng quê), Lê Quốc Bảo (Nhịp cầu nối những bờ vui,- về triển lãm mỹ thuật của ĐH mỹ thuật Tp.HCM. tại Hà Nội);

Văn nghệ nước ngoài: Truyện ngắn: Etgar Keret, 1967-, Israel (Một kịch bản vĩ đại, Tô Đức Huy dịch; Mổ lợn đất, Hoàng Thị Vinh dịch); bút ký: Harrison S. Sallisbury, Mỹ (Nhà thơ có tâm hồn một con rồng,- về Hồ Chí Minh, Nhật Khanh dịch);

Trào phúng: thơ Hồ Văn Khuê (Ma túy vào trường học), Sĩ Hồ (Ông trời có hay), Đỗ Quang Lưu (Vuốt đuôi), D.Q. sưu tầm (Trên một chuyến tàu; Không phải trả tiền; Đơn thuốc chung);

Trong tháng 1: tại Hà Nội, tạp chí Tác phẩm mới s. 1 (tháng 1/1997):

Nghiên cứu-phê bình: Bùi Hiển, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Văn Lưu, Ngô Văn Phú, Ngô Thế Oanh, Hoàng Quốc Hải, Cao Tiến Lê (Gặp gỡ đầu năm, nhận xét tình hình văn học); Ma Văn Kháng (Sáng tác và giải thưởng văn học hai năm 1995-1996);

Truyện ngắn: Trịnh Đình Khôi (Lời bất tử), Văn Vinh (Những bông tuyết bay), Thanh Quế (Ông Tư Khùng), Nhật Tuấn (Ru con), Hoàng Quốc Hải (Truyện về Trần Anh Tông), Nguyễn Gia Nùng (Trường hợp đặc biệt); Trần Quốc Tiến (Anh Đúc về làng), Dương Duy Ngữ (Tích thiện);

Ký: Hải Thoại (Nhớ một thời khói lửa);

Phóng sự: Tùng Điển (Đầu năm đến với liên doanh), Hoàng Hiếu (Thăm Chinfon Hải Phòng);

Tạp văn: Đoàn Lê (Nhàn sự);

Thơ: Xuân Hoàng (Những con tàu vẫn đợi; Viết lúc tinh mơ; Nhớ mùa đông miền Bắc), Trinh Đường (Mưa xuân; Nghe chiền chiện hót; Vẽ), Hồng Chinh Hiền (Bài hát xoan ghẹo; Nhầm cơn mưa), Đông Trình (Nuối; Xa và gần; Mất và tìm), Nguyễn Văn Huy (Không đề; Ấm áo lời ru), Phạm Văn Đoan (Chiều xưa; Làng Nga);

Chân dung nhà văn: Ngô Thảo (Người chân đất đi vào tương lai,- về Nguyễn Bính, 1918-69); Phan Văn Tường (Nam Cao với nghề văn, nhà văn);

Văn học nước ngoài: Shūgorō Yamamoto, 1903-67, Nhật Bản (Đêm trên bãi sậy, bản dịch: Hải Yến);

-- Trong tháng 1: tại Hà Nội, tạp chí Văn nghệ quân đội s. 1/ (tháng 11997): kỷ niệm 40 năm thành lập tạp chí VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI:

TBT TƯ Đảng Đỗ Mười (Thư chúc mừng nhân 40 năm thành lập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội);

Đối thoại tháng Giêng”: Khuất Quang Thụy (Những cuộc đối thoại ở Trung đoàn Thủ đô: 1. Bộ trưởng Đoàn Khuê – Trung úy Nguyễn Xuân Quý; 2. P.V. với 3 sĩ quan; 3. P.V. với cựu binh Hoàng Đức Nghi, trưởng ban chính trị đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô);

Truyện ngắn: Thu Trang (Đêm mưa), Lê Lương Ngọc (Lời nói dối ngọt ngào), Nguyễn Minh Ngọc (Bay đêm), Phan Cao Toại (Bài hát biệt ly), Vũ Hồng (Móng tay hình trăng khuyết), Quý Thể (Sự may mắn lạ thường), Trần Huỳnh Hoàng Vũ (Lời trần tình của người cha),

Ký: Nguyễn Đức Thừa (Những người lính phòng không vùng gió cát)

Thơ: Mai Liễu (Ghi ở Đồng Văn), Nguyễn Thị Mai (Về với Bát Tràng), Nguyễn Trọng Văn (Thông reo), Lê Minh Hoài (Không đề), Hà Chí Đạt (Bến cũ), Nguyễn Đức Hạnh (Bên mộ liệt sĩ vô danh), Trần Thị Thắng (Người nữ anh hùng), Hữu Kim (Gửi người sông Mã; Ngọn lửa rừng đêm), Phạm Quốc Ca (Viết ở nhà mình; Về quê), Lam Giang (Mùa xuân ra thăm chị; Bóng cha), Trần Chấn Uy (Giã từ thành phố), Đào Phụng (Cúc trắng),

Trầm Hương (Con được sinh ra), Nguyễn Ngọc Khánh (Sinh năm 1975), Nghiêm Thị Hằng (Em tìm mộ anh), Mai Thìn (Vũ trụ), Phan Cung Việt (Đê sông La), Phạm Ngọc Cảnh (Chợ Giát còn phiên);

Văn học nước ngoài: chùm truyện ngắn Trung Quốc (Vũ Công Hoan dịch): Lý Bản Thâm (Tấm bia lớn), Lưu Nham Tùng (Chương đầu cuốn hồi ký), Đặng Khai Thiện (Tấm bia);

Hồi ức (40 năm V.N.Q.Đ.): Văn Phác (Buổi đầu của tạp chí “Văn nghệ quân đội”), Nam Hà (Tôi về “Văn nghệ quân đội”), Lê Thành Nghị (Có một cỗ xe tứ mã,- /4 nhà văn tuổi Ngọ 1930: Hồ Phương, Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Nguyễn Minh Châu/); Ngô Vĩnh Bình (“Văn nghệ quân đội” trong con mắt bạn bè);

Tư liệu: Nguyễn Quốc Trung (Trần Mai Ninh, nhà văn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp);

Đời sống văn nghệ: VNQĐ (Thông báo về cuộc thi Truyện ngắn và Thơ 1996 của Tạp chí Văn nghệ quân đội), Vương Trọng (Trại sáng tác văn học Nha Trang);

Nghệ thuật: Văn Họa (Xem phim “Thương nhớ đồng quê”); VNQĐ (Tin tức văn nghệ);



 

-- Trong tháng 1: tại Hà Nội, Tạp chí Văn học s. 1 (299, tháng 1/1997):

Huy Cận, Tô Hoài, Tế Hanh, Hoàng Trinh, Đinh Gia Khánh (Giải thưởng Hồ Chí Minh, sự đánh giá cao của Đảng và Nhà nước về thành tựu khoa học và văn nghệ nửa thế kỷ qua, Hữu Sơn ghi);

Hoàng Trinh (Từ hỗn mang đến trật tự. Vai trò liên ngành của ký hiệu học),

Nguyễn Xuân Nam (Ảnh hưởng của thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên),

Đỗ Đức Hiểu (Đọc “Đôi bạn” của Nhất Linh),

Bùi Mạnh Nhị (Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao, dân ca trữ tình),

Tôn Thảo Miên (Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn),

Nguyễn Đắc Diệu Lam (Thi pháp ca dao với bài ca “Ru con Nam Bộ”),

Lê Hoài Nam (Ngô Ngọc Du, nhà thơ độc đáo thời Tây Sơn),

Nguyễn Thúy Hồng (Việc sử dụng điển cố Hán học trong “Chinh phụ ngâm”),

Vân Long (Sau 10 năm: đọc lại “Mây đầu ô” của Quang Dũng),

Vũ Văn Sĩ (Yếu tố sự kiện trong thơ trữ tình),

Lại Nguyên Ân (Các thể tài chức năng trong văn học Trung đại Việt Nam),

Trao đổi ý kiến: VươngTrí Nhàn (Những vốn quý không nên để phí phạm); Đỗ Văn Khang (Cận văn học là Văn học thế kỷ XXI);

Tư liệu: Octavio Paz, 1914-98, Mexico (Thi pháp đồng hiện trong thơ Apollnaire, Nguyễn Trung Đức dịch);

Nguyễn Tử Cường (Nghĩ lại lịch sử Phật giáo Việt Nam: “Thiền uyển tập anh” có phải là văn bản truyền đăng không? Ngân Xuyên dịch);

Tin tức: P.V. (Hội thảo khoa học về kinh Dịch; Hội nghị các nhà viết tiểu phẩm khu vực Asean; Hội thảo tân thư lần thứ hai); Phong Lan (Đoàn cán bộ Viện Văn học đi thăm Trung Quốc).

1() Đ.B.M.: Tin văn nghệ //Văn nghệ, Hà Nội, s. 2 (11.1.1997), tr.15

(2) Danh sách tác phẩm tác giả được tặng phẩm của t.b. Văn nghệ Tp.HCM. 1996 // Văn nghệ Tp.HCM., s. 274 (2.1.1997), tr. 2.

(1) Thông báo Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 9 khóa V // Văn nghệ, s. 4 (25.1.1997), tr. 2.

(2) Thông báo Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 9 khóa V // Văn nghệ, s. 4 (25.1.1997), tr. 2.