LỜI DẪN CHUNGKhoảng năm 2006, tôi đi tìm đọc lại và ghi chép hệ thống những tài liệu liên quan đến việc thành lập Hội Nhà Văn Việt Nam, nhằm tiến tới biên soạn một cuốn sách mang tính văn học sử về đời sống văn học ở miền Bắc VN từ sau kháng chiến 9 năm (1946-1954). Sau gần 1 năm làm việc theo hướng ấy, tôi làm được một tổng mục các bài đăng trên các ấn phẩm dạng báo chí xuất bản ở miền Bắc trong 5 năm, từ 1954 đến 1958.

Năm 2008, khi tôi nhận lời soạn bộ “Biên niên hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam”, tôi đã đề ra một cách viết khác, chứ không dùng bộ thư mục tư liệu ghi chép hồi 2006 nữa. Tuy vậy, kinh nghiệm ghi chép tập Thư mục kia cũng đã giúp tôi khá nhiều để biên soạn cuốn “Biên niên…” này.

Hiện nay cuốc “Biên niên…” đã ra mắt tập 1 (bản in giấy “Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập 1: 1957-1975”, mỗi cuốn dày 1120 trang khổ 16x24 cm, Hội nhà Văn VN in 1.000 cuốn, in xong và phát hành tháng 12/2013).

Tuy vậy, tôi nghĩ tập thư mục này vẫn có ích cho những ai quan tâm. Khi đi tìm đọc một khu vực tài liệu nào đó, nếu ta có được ai đó chỉ cho một vài dữ kiện, ta sẽ thấy như có được một vài thứ làm vốn ban đầu, mặc dù về sau, khi đã thành chuyên gia về khu vực này, ta sẽ thấy mấy chứng từ kia chỉ là những cái rất nhỏ.

Bởi vậy, tôi quyết định công bố lên mạng thư mục ghi chép hồi 2006, tạm đặt tên là “Đời sống văn nghệ ở miền Bắc Việt Nam qua báo chí đương thời”. Việc ghi chép ở dạng thư mục này tất nhiên còn thiếu thốn rất nhiều. Song chắc hẳn sẽ có ích dù nhiều dù ít.   

Hà Nội, 12/8/2014

LẠI NGUYÊN ÂN

 

Thư mục

 

1954

Ngày

Ấn phẩm Tác giả Tên bài
Tháng 03. 1954

Sinh hoạt văn nghệ.[1] Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ

----------------------------

[1]  Loại ấn phẩm nhan đề “Sinh hoạt văn nghệ” này do Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân xuất bản, từ tháng 01/1953 đến tháng 12/1954; khổ nhỏ (12x18 cm), trên thực tế là một ấn phẩm đều kỳ; mỗi cuốn đều mang tên“Sinh hoạt văn nghệ” ghi kèm thời gian xuất bản (ví dụ: tháng 1/1953), cạnh đó lại có tên “loại sách” (ví dụ 3 kỳ đầu năm 1953 đều thuộc “Loại sách Chiến thắng Tây Bắc”, từ tháng 6 đến 9/1953 đều thuộc “Loại sách Phát động quần chúng”, từ tháng 3 đến 7/1954 đều thuộc “Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ”, v.v…); ngoài ra, mỗi cuốn còn có thêm tên một tác phẩm (thường là tác phẩm dài nhất trong cuốn đó) được in chữ lớn ở bìa 1 làm tên sách (ví dụ kỳ ra tháng 11/1953 có nhan đề “Diệt chúng nó để trả thù”, là tên truyện của Vũ Cao; kỳ ra tháng 5/1954 mang tên “Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng” là tên bài ký của Đồng chí Trần viết về gương hy sinh của Phan Đình Giót, v.v…). Theo sưu tập còn lại, mỗi năm (1953, 1954) đều có 12 kỳ (có tháng ra 2 kỳ, có tháng không có kỳ nào).

            Sang năm 1955, “Sinh hoạt văn nghệ”  do Phòng văn nghệ quân đội (Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị QĐNDVN) tổ chức việc biên tập và xuất bản, nhưng các tác giả tham gia vẫn chủ yếu là những cây bút quân nhân từng gắn với ấn phẩm này như trước. Chưa rõ “Sinh hoạt văn nghệ”  dưới dạng bán nguyệt san từ đầu 1955 được đánh số ra sao, chỉ biết kỳ xuất bản ngày 15/3/1955 được đánh số 35; số “Sinh hoạt văn nghệ”  sau cùng là số 40 ra ngày 01/06/1955. Hơn 4 tháng sau, từ 15/10/1955 xuất hiện tờ bán nguyệt san “Văn nghệ quân đội”, được coi là ấn phẩm thay thế tờ“Sinh hoạt văn nghệ”;  từ đầu năm 1957, “Văn nghệ quân đội”  chuyển sang dạng nguyệt san.

 

 Tú Nam

- Mấy ý kiến về viết truyện chiến đấu (tr. 29-32)

- Kinh nghiệm: Kể chuyện là một cách sử dụng tốt sách báo văn nghệ (tr. 33-34)

 

Tháng 04. 1954

Sinh hoạt văn nghệ. Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin Đại hội liên hoan văn công 1954 (tr. 34-36)
Tháng 05. 1954 Sinh hoạt văn nghệ. Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ Nhuận, Xương, Tiến Nhật ký tổ văn công hỏa tuyến (tr. 28-35)
Hoàng Cầm Trong cuộc vận động liên hoan văn công toàn quốc, các chiến sĩ phải làm gì? (tr. 36-41)
  Tin văn nghệ (tr. 42-43)
Tháng 06. 1954

Sinh hoạt văn nghệ. Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ:

Vạch mặt Pháp-Mỹ, thơ trào phúng của bộ đội:

Từ Bích Hoàng Có nên gây thành một phong trào kể chuyện ở đơn vị không? (tr. 43-48)
Xuân Thiêm, Tống Trọng, v.v… Góp ý kiến xây dựng cho báo “Sinh hoạt văn nghệ” (tr. 49-53)
Tháng 07. 1954

Sinh hoạt văn nghệ. Loại sách Chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Đỗ Nhuận, Mạnh Thắng Hòn đá  (Kịch vui)
Xuân Cang Truyện kinh nghiệm: Tờ báo liếp (tr. 35-37)
Phạm Thanh Tâm Chung quanh vấn đề vận động vốn cũ dân tộc (tr. 46-50) (trích báo cáo của Tuyên huấn liên khu Việt Bắc)
Đẩy mạnh phê bình và tự phê bình trong văn nghệ quân đội (tr. 51-55)
Từ Bích Hoàng (dịch Bằng Kiến Nam, T.Q.) Vấn đề sáng tạo nhân vật trong “Thượng Cam Lĩnh” (tr. 56-65)
Cáo phó

 

Ngô Tất Tố mất 20/4/1954 sau một thời gian đau ốm; Tô Ngọc Vân hy sinh 17/6/1954 vì bom địch trên đường công tác từ Điện Biên Phủ về (tr. 66)
Tháng 08. 1954

Sinh hoạt văn nghệ. Số đặc biệt: Đại hội văn công toàn quân.

                   “Hướng về bộ đội, phục vụ chiến sĩ”:

Trường Chinh Thư của đồng chí Trường Chinh gửi Đại hội (tr. 1)
Vũ Cao Đại hội liên hoan văn công toàn quân lần thứ nhất, 21/6/1954 (tr. 3-19)
Võ Hồng Cương (Anh Chấn chấp bút) Vinh quang của người làm công tác văn nghệ (tr. 19-27)
Nguyễn Đức Toàn Vận động liên hoan dân tộc ở một đại đội thí điểm (tr. 27-45)
Trúc Lâm Vài ý kiến về vấn đề vận động phong trào văn nghệ bộ đội (tr. 46-54)
Tử Phác Điểm qua các tiết mục biểu diễn ở Đại hội (tr. 54-69)
Trước nhiệm vụ mới của văn nghệ bộ đội (tr. 70-75)
Hoàng Cầm Hồ Chủ tịch săn sóc văn công (tr. 75-80)
Tổng cục chính trị Công tác tuyên truyền, thông tin, báo chí văn nghệ trước tình hình nhiệm vụ mới (tr. 80-87)
Tháng 09. 1954 Sinh hoạt văn nghệ Hoàng Tích Linh

Luyện chắc tay súng (kịch ngắn)

Tiết Oa, Dương Tử Đào, Nguyễn Văn Huân dịch Giới thiệu hoạt động văn nghệ của QGP Trung Quốc: Tổ chức “dạ hội quê hương” như thế nào? (tr. 32-35)
Tử Phác Đại hội liên hoan văn công toàn quân đón tiếp đồng chí Vương Lực (tr. 36-47)
  Tin văn nghệ (tr. 48-50)
Tháng 10. 1954 Sinh hoạt văn nghệ Trần Dần

Nằm quân y (trích tiểu thuyết “Người người lớp lớp” )

  Kinh nghiệm Đại hội văn công toàn quân: Việc học tập và áp dụng vốn cũ dân tộc còn mắc nhiều sai lầm (tr. 50-56)
Tử Phác Cuộc vận động liên hoan văn nghệ dân tộc đang tiến hành sôi nổi trong toàn quân (tr. 57-69)
  Tin tức văn nghệ (tr. 70-77)
01. 11. 1954 (báo) Văn nghệ, s 57 Nguyễn Tuân Mặt trận văn nghệ
Nguyễn Hữu Đang Nhớ tiếc Tô Ngọc Vân
Lê Đại Thanh

Hoạt động văn nghệ ở thủ đô [12/10/54 Hội VNVN họp mặt với trên 100 văn nghệ sĩ tại thủ đô; ngành họa họp mặt; ngành văn họp mặt 19/10, bàn tự do ngôn luận và viết gì trong giải đoạn mới; 22/10 ngành sân khấu họp mặt; 25/10 ngành nhạc họp mặt; 26/10 liên đoàn xẩm tới trụ sở Hội VNVN tỏ ý sẵn sàng tuyên truyền chính sách…]

Nguyễn Sĩ Ngọc Triển lãm chào mừng thủ đô giải phóng
Anh Nguyện Hiệu sách nhân dân bắt đầu mở cửa 
 

Thông báo về [việc xét] giải thưởng năm 1954 của Hội Văn nghệ VN [1/ giải về văn gồm 1 giải về thơ ca hò vè; 1 giải về truyện ký sự, bút ký, phóng sự; 2/ giải về phiên dịch (sáng tác, lý luận văn nghệ nước ngoài); 3/ giải về phê bình, lý luận văn nghệ; 4/ giải về bài hát; 5/ giải về sân khấu gồm: 1 giải cho sáng tác, 1 giải cho biểu diễn; 6/ giải về hội họa; 7/ giải về điện, nhiếp ảnh; hạn gửi tác phẩm: 31/12/1954; gửi về Ban thường vụ Hội VNVN]

Tháng 11. 1954 Sinh hoạt văn nghệ Tử Phác Trở về quê cũ (kịch hát)
An Bá Đảm Có nên gây thành một phong trào kể chuyện ở đơn vị không? (tr. 80-86)
Trịnh Văn Hải (tình nguyện quân ở Lào) Đẩy mạnh phong trào phê bình văn nghệ
Tú Nam Mấy ý kiến về cuốn “Giành lấy tương lai”  (tr. 87-91)
15. 11. 1954 (báo) Văn nghệ, s 58 Nguyễn Huy Tưởng Ý thức chủ nhân đất nước của người Hà Nội
Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc 8 năm hội họa kháng chiến
P.V. Khai mạc phòng triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1954; Hội nghị Ban thường vụ mở rộng Hội VNVN sáng 9/11/54
01. 12. 1954 (báo) Văn nghệ, s 59 Lưu Trọng Lư Đại hội liên hoan văn công toàn quốc (tr. 1, 11)
  Sắp phát hành một tác phẩm lớn: “Việt Bắc”, tập thơ của Tố Hữu (tr. 2)
Quang Dũng Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1954, một thắng lợi lớn của chúng ta (tr. 5)
Nguyễn Văn Sáng Sáng tác bức tranh “Giặc đốt làng tôi” (tr. 5)
Trần Văn Cẩn Những bài học sâu sắc của phòng triển lãm (tr. 7)
Sỹ Tốt Tôi vẽ Bế Văn Đàn (tr. 7)
  Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1954 bế mạc: 2 giải lớn: Tô Ngọc Vân và Nguyễn Hiêm (tr. 6)
15. 12. 1954 (báo) Văn nghệ, s 60 Nguyễn Huy Tưởng Văn công toàn quốc họp đại hội: để chuẩn bị xuất phát (tr. 1, 2)
Đặng Đình Hưng Tình yêu đất nước trong các điệu múa dân tộc (tr. 1, 8)
Tế Hanh Giới thiệu tuồng “Chị Ngộ” (tr. 3)
Quang Dũng Văn nghệ quân đội khai thác vốn cũ dân tộc (tr. 6)
Anh Nguyện Đội văn công cải cách ruộng đất (tr. 6)
Huy Phương Thi đua với dân công sông Lam sông Chu, chúng tôi đi dự đại hội (tr. 6-7)
Nắng Hồng Đoàn tuyển của đồng bằng (tr. 7)
Tháng 12. 1954 Sinh hoạt văn nghệ Từ Bích Hoàng Trở về
Bức thư ngỏ (tr. 132-135)
Phan Ngọc (34 - D 548) Nhận xét về bài thơ “Bố con đi giết giặc” của Tú Nam (tr. 122-124)
Huy Phương (tư lệnh LK Việt Bắc) Vài ý kiến về cuốn chuyện “Phan Đình Giót” của Phác Văn (tr. 125-126)
Phòng VNQĐ Cần tiến tới một cuộc họp mặt các anh chị em sáng tác văn thơ trong bộ đội. Trích thư: Xuân Thiêm (F. 320), Nguyễn Khải (LK3), Phan Huỳnh (E 48), Trần Độ, Nguyễn Phúc Nghiệp (đoàn lính đồng bằng), An Bá Đảm (TCCT), Lý Đăng Cao (cao xạ pháo) (tr. 127-131)

 

 

1955

Ngày

Ấn phẩm Tác giả Tên bài
01. 01. 1955 (báo) Văn nghệ, s 61 Nguyễn Hữu Đang Tin tưởng và quyết tâm (tr. 1)
Nguyễn Hiêm, họa sĩ của nhân dân (tr. 7)
Tố Hữu Văn nghệ sĩ yêu nước chúng ta đã tỏ ra xứng đáng với dân tộc vĩ đại của mình (trích diễn văn khai mạc đại hội văn công toàn quốc)  (tr. 8)
Thanh Châu Người diễn viên trong chế độ mới (tr. 8, 15)
Nguyễn Cao Luyện Dựng nhà hát nhân dân (tr. 9)
Chuẩn bị tổng kết đại hội văn công toàn quốc (tr. 10-13):
Nguyễn Huy Tưởng Tiếp tục đề cao tinh thần phục vụ không điều kiện
Nguyễn Xuân Khoát Vài nhận xét về nhạc trong đại hội
Quang Lộc Hà Nội những ngày đại hội văn công
Bửu Tiến, Anh Nguyện Lòng dân
Bửu Tiến, Thanh Tịnh Tấm Điền
Hữu Loan Nhạc cảnh “Ra đi”
Tử Phác Nhảy sạp
Nguyễn Đình Thi Ảnh hưởng văn học Liên Xô trong kháng chiến Việt Nam (tr. 14)
Tô Hoài Chúng ta mất Nam Cao (tr. 14)
15. 01. 1955 (báo) Văn nghệ, s 62 (số mùa xuân) C.B. Đại hội văn công (tr. 1)
Lưu Trọng Lư Sau đại hội văn công toàn quốc, chúng ta phải làm gì? (tr. 1, 2)
Nguyễn Huy Tưởng Vững bước tiến lên (tr. 2)
  Giải thưởng đại hội văn công (tr. 5)
Anh Hòa Đọc sách “Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua” (tr. 8, 11)
Tú Mỡ Đời sống tươi đẹp của văn nghệ sĩ Liên Xô (tr. 9)
Nguyễn Tiến Lợi Chúng tôi quay phim “Điện Biên Phủ” (Nắng Mai Hồng ghi) (tr. 9)
Nguyễn Hữu Đang Nguyễn Hiêm, họa sĩ của nhân dân (tiếp) (tr. 11)
24. 01. 1955 (báo) Nhân dân số Tết ất mùi Xuân Trường Vài ý nghĩ sau khi đọc tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
15. 02. 1955 (báo) Văn nghệ  s 63 Tố Hữu Đại hội văn công, một thành công lớn của văn nghệ dân tộc (báo cáo đọc trong lễ bế mạc) (tr. 1)
Nguyễn Đình Thi Gặp các bạn văn nghệ Liên Xô (tr. 2)
Xuân Diệu Đọc tập thơ “Việt Bắc”
Nguyễn Hữu Đang Nguyễn Hiêm, họa sĩ của nhân dân (tiếp, hết) (tr. 9)
  Tin văn hóa (tr. 10) [hoạt động của các đoàn văn công sau đại hội liên hoan; Các ban của Hội VNVN đã được thành lập; thường trực: ban Văn: Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu; ban Ca vũ nhạc: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Tạ Phước; ban Kịch: Thế Lữ, Chu Ngọc, Bửu Tiến, Nguyễn Tuân; ban Mỹ thuật và kiến trúc: Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Gấm, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Cao Luyện; hội những người yêu kịch tại thủ đô với ban vận động lâm thời gồm: Phan Tại, Trần Huyền Trân, Hồ Dzếnh, Ngọc Đĩnh, Trần Hạnh, Sỹ Tiến, Cẩm Vân, Nguyễn Uyển Diễm, Phạm Quang Hòa; hội nghị thống nhất văn tự Thái Tây Bắc,…]
28. 02. 1955 (báo) Văn nghệ  s 64 Xuân Diệu Đọc tập thơ “Việt Bắc” (tiếp, hết) (tr. 5, 6)
Hội Văn nghệ VN Tuyên bố về lập lại quan hệ Bắc Nam (tr. 2)
Bửu Tiến Chuyển hướng mới trên sân khấu thủ đô (tr. 6)
  Tin văn hóa (tr. 7) [Trao đổi báo chí văn nghệ hai miền; cuộc thi ca dao chống Mỹ; cuộc họp mặt anh em văn nghệ miền Nam; phong trào văn nghệ nhân dân Hà Nội]
11. 03. 1955 (báo) Văn nghệ  s 65 Hoàng Yến Tập thơ “Việt Bắc” có hiện thực không ?
A.T. Hai cuộc thảo luận về tập “Việt Bắc” và “Vượt Côn Đảo”    [do Phòng Văn nghệ quân đội tổ chức, tối 4/3/56 và chiều 5/3/55]
Xuân Diệu Thi sĩ Huy Thông, chiến sĩ của hòa bình (tr. 1, 8)
Nguyễn Thị Kim Đi xem một xưởng điêu khắc ở Mạc-Tư-Khoa (tr. 2
Nguyễn Xuân Khoát Học tập dân ca (tr. 3)
  Tin văn hóa (tr. 7) [Hội nghị liên hoan văn nghệ LK5; Khánh thành đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan; Thành lập Đoàn ca vũ nhạc Hà Nội (BCH lâm thời: Lưu Quang Duyệt, Tạ Phươc, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Cầu, vũ Tuấn Đức, Ái Liên, Quang Khải, Đoàn Chuẩn), Trường Sư phạm TƯ có nhiều thàng tích trong việc giới thiệu các tác phẩm văn học Lien Xô với sinh viên, “Les Étudiants” của Triphonov được hoan nghênh nhất, sẽ được dịch; 3 cuộc nói chuyện tại CLB Đoàn Kết: chiều 26/2/55 Hoài Thanh nói về sự tiếp xúc với đồng bào miền Nam mới đây của đoàn cán bộ từ Bắc đi vào; tôi 26/2/55 Xuân Diệu nói về “Địch và Ta trong thơ Tố Hữu”; 6/3/55 Hồ Đắc Điềm, Đỗ Xuân Sảng, Vũ Thị Hiền nói về họi nghị luật gia châu Á tại Calquitta, Ấn Độ]
15. 03. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 35 Trần Dần /Chuyển hướng viết văn như thế nào?/ Người viết văn chuyển hướng thế nào? Khô và ướt (tr. 3-5)
Hoàng Yến Đọc thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (tr….)
 Thúc Đại, Nguyễn Ứng, Lê Quang Khải, Bạch Hải, Thế Châu, Ninh Quỳ Mấy ý kiến phê bình truyện “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán (tr. 26-29)
Tử Phác Chủ nghĩa tự nhiên và việc sáng tác nhảy múa của bộ đội (tr. ..)
23. 03. 1955 (báo) Văn nghệ  s 66 Minh Tranh Tình yêu trong tập thơ “Việt Bắc” (tr. 2)
Tô Vũ Học tập hiện thực xã hội chủ nghĩa trong âm nhạc (tr. 3)
Nguyễn Văn Tỵ Sự chuyển hướng của trường Mỹ thuật và khóa học Tô Ngọc Vân (tr. 4)
01. 04. 1955 (báo) Văn nghệ  s 67 Văn nghệ Việc thành lập các khu tự trị và triển vọng văn hóa dân tộc (tr. 1)
Xuân Diệu Quốc hội khóa thứ IV (tr. 1)
Tranh luận về tập thơ “Việt Bắc”:
Vũ Đức Phúc Hoàng Yến chưa nắm vững vấn đề hiện thực  (tr. 3)
Hoàng Cầm Tập thơ “Việt Bắc” thiếu chất sống thực tế. (tr. 3)
Hiện Thực Chính trị và văn nghệ trong thơ Tố Hữu (tr. 6)
Quang Dũng Một buổi họp mặt quan trọng ở CLB nhạc cổ thủ đô (tr. 9)
01. 04. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 36 Chu Dương (Phan Khôi dịch) Đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực (tr. 3-6)
Tử Phác Chủ nghĩa tự nhiên và việc sáng tác nhảy múa của bộ đội (tiếp): Tính chất chiến đấu trong nghệ thuật dân tộc (tr. 6-7, 34)
  Sinh hoạt văn nghệ: Hai buổi phê bình “Vượt Côn Đảo”. Một buổi thảo luận về thơ Tố Hữu (tr. 25, 31)
Trần Dần Bạn đã đọc kỹ “Vượt Côn Đảo” chưa? (tr. 26-30)
03. 04. 1955 (báo) Nhân dân   Tin ngắn văn nghệ: Cuộc họp thứ nhất (tối 31.3.1955) thảo luận về tập thơ “Việt Bắc tại trụ sở  Hội Văn nghệ Việt Nam
Hoàng Yến Đọc thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (tr… )
04. 04. 1955 (báo) Nhân dân Hoàng Yến Đọc thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (tiếp) (tr…)
05. 04. 1955 (báo) Nhân dân Hoàng Yến Đọc thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (tiếp, hết) (tr…)
08. 04. 1955 (tuần báo) Nói thật  s 4   Tập thơ “Việt Bắc”của Tố Hữu có thiếu chất sống thực tế không?
10. 04. 1955 (báo) Nhân dân   Bình luận: Đẩy mạnh phong trào phê bình văn nghệ.
11. 04. 1955 (báo) Nhân dân   Tin: Cuộc hội nghị phê bình tập thơ “Việt Bắc” lần thứ hai: sôi nổi và tiến bộ rõ rệt [ở Hội Văn nghệ Việt Nam, tối 7/4/55]
11. 04. 1955 (báo) Văn nghệ  s 68 V.N. Văn nghệ và thổ cải (tr. 1)
Tranh luận về tập thơ Việt Bắc:
Vũ Đức Phúc Phản đối cái buồn của Hoàng Cầm khi  đọc thơ Tố Hữu (tr. 3, 7, 10)
Lê Đạt Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu (tr. 5, 8)
Hiện Thực Sổ tay văn nghệ” [chỉnh sửa một ý trong bài của Hoàng Yến]
  Tin văn hóa (tr. 10): [Mấy cuốn sách đang được đọc nhiều nhất (“Con đường hòa bình”, “Tám năm kháng chiến thắng lợi” của Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Tám”, “Thực hiện cải cách ruộng đất” của Trường Chinh, “Sửa đổi lối làm việc” của XYZ; “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, “Người người lớp lớp” của Trần Dần); Hai cuộc nói chuyện về thơ Tố Hữu cho sinh viên của Xuân Diệu, tối 5/4/55 và tối 8/4/55;  Các đoàn văn công đi phục vụ tại Nam Bộ và LK5; Giải thưởng hòa bình quốc tế Stalin 1954; Nói chuyện về “vấn đề Việt Nam” tại Pháp]
14. 04. 1955 (báo) Nhân dân Nhân Hồng Nhân dịp kỷ niệm ngày thi sĩ Mai-a-kốp-ski từ trần: Chúng ta tiếp thu di sản của nhà thơ Xô-viết vĩ đại như thế nào?
15. 04. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 37 Trần Dần Vài nét về thi sĩ Mai-a-kốp-ki (tr. 3, 5)
Tử Phác Chủ nghĩa tự nhiên và việc sáng tác nhảy múa của bộ đội (tiếp): Sáng tạo theo hình thái tự nhiên của đời sống; Mấy ý kiến về phương châm phát triển phong trào hiện nay (tr. 6-8, 25-26)
Chu Dương (Phan Khôi dịch) Đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực (tiếp, hết) (tr. 28-29
Hoàng Tuấn Nhã Góp ý kiến phê bình tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán (tr. 35-37)
17. 04. 1955 (báo) Nhân dân  

Tin: Cuộc họp thảo luận thứ ba về tập thơ “Việt Bắc” [tối 14/4/55 tại Hội Văn nghệ Việt Nam

20. 04. 1955 (báo) Tổ quốc số 9 Phan Cự Đệ (sinh viên văn khoa) Đọc tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu :  Tình cảm chưa theo kịp ý thức con người.
21. 04. 1955 (báo) Văn nghệ số 69 “Tranh luận về tập thơ “ Việt Bắc”:
Nguyễn Văn Phú Vài điểm non yếu trong nghệ thuật tập thơ “Việt Bắc” (tr. 3, 7)
Hoài Việt Không đồng ý với Hoàng Yến và Hoàng Cầm (tr. 5)
Lê Đạt Học tập Maiakovski, phát huy sức sống mới của thi ca Việt Nam (tr. 4)
  Tin văn hóa (tr. 10): [Các cuộc họp phê bình tập thơ “Việt Bắc” tối 7/4 và  14/4/55; Một cuộc thi ca dao chớp nhoáng; Tiễn Nguyễn Xuân Khoát và Văn Chung đi dự đại hội âm nhạc mùa xuân ở Praha; văn công đi dự đại hội liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Vác-xô-vi; kỷ niệm Maiakovski]
21. 04. 1955 (báo) Nhân dân Lê Quang Thành Góp ý kiến thảo luận về tập thơ “Việt Bắc” của   Tố Hữu
22. 04. 1955 (báo) Nhân dân Lê Quang Thành Góp ý kiến thảo luận về tập thơ “Việt Bắc” của   Tố Hữu (tiếp, hết)
23. 04. 1955 (báo) Độc lập  s. 96 Nguyễn Viết Lãm Góp ý kiến về tập thơ “Việt Bắc”: Tư tưởng và tình cảm trong tập thơ “Việt Bắc” có hiện thực không?
27. 04. 1955 (báo) Nhân dân Nhân Hồng Vấn đề phê bình văn nghệ ở Liên Xô
28. 04. 1955 (báo) Nhân dân Nhân Hồng Vấn đề phê bình văn nghệ ở Liên Xô (tiếp, hết)
30. 04. 1955 (báo) Độc lập  s. 97 Thẩm Lăng “Việt Bắc” và Tố Hữu
01. 05. 1955

(báo) Văn nghệ  s. 70

Hoàng Cầm Bổ sung ý kiến của tôi về tập thơ “Việt Bắc”

Lê Đạt

Học tập Maiakovski, phát huy sức sống mới của thi ca Việt   Nam (tiếp, hết )

Đông Hoài Góp ý kiến về tập thơ “Việt Bắc”
Hiện Thực “Sổ tay văn nghệ” [nêu ý kiến uốn nắn sự sùng bái hình thức thơ leo thang]
Chu Dương (Trung Quốc) Vài ý kiến về phê bình văn nghệ (trích dịch)
  Tin văn hóa (tr. 10): [Nguyễn Tuân đi dự Đại hội hòa bình thế giới ở Helsinki; Tô Vũ nói chuyện về chèo cổ, có Diệu Hương, Cả Tam, Năm Ngũ diễn minh họa; cuộc họp văn nghệ Bắc Nam; thảo luận ở ngành họa; liên hoan ca kịch nghiệp dư; văn nghệ chuẩn bị tham gia tiếp quản Hải Phòng]
01. 05. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 38   Kinh nghiệm Trung Quốc: Trần Nghi: Lãnh đạo việc sáng tác của chiến sĩ hiện nay như thế nào? (tr. 16-27) (Nguyễn Ninh dịch “Văn nghệ Giải phóng quân” s. 6/1953)
  Cuốn “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán và bài phê bình nó của Trần Dần (tr. 30-36) [ý kiến Tòa soạn; Nguyễn Hảo, Nguyễn Đức Hách, Nguyễn Như, Khắc Thuận, Bắc Thôn, Đoàn Hợp]
05. 05. 1955 (báo) Nhân dân   Ý kiến bạn đọc” [một số ý kiến phản ứng với một số nhận xét trong cuộc phê bình tập “Việt Bắc”]
07. 05. 1955 (báo) Độc lập  s. 98 Nguyễn Viết Lãm Đặc tính sáng tạo trong tập thơ “Việt Bắc” của  Tố Hữu
08. 05. 1955 (báo) Nhân dân Hồng Giao Cuộc phê phán tư tưởng Hồ Thích ở Trung Quốc.
10. 05. 1955 (báo) Văn nghệ  s. 71   Chung quanh tập thơ “Việt Bắc”: Bạn đọc góp ý kiến [các ý kiến     của Lê Bá Suý, Ngô Linh Ngọc, Đức Minh, Lê Bạch Sơn]
Vũ Đức Phúc Thư bạn đọc
  Vài ý kiến về phê bình văn học [trích dịch xã luận tạp chí “Người  cộng sản”, Liên Xô]
Xuân Diệu Ma-đơ-len Ri-phô, một nữ thi sĩ Pháp đấu tranh cho Việt Nam (tr. 2)
Nguyễn Văn Đồng Cảm tưởng một cụ cố nông sau khi xem phim “Bạch mao nữ” (tr. 5)
14. 05. 1955 (báo) Độc lập  s. 99 Nguyễn Viết Lãm Góp ý kiến về tập thơ “Việt Bắc”: Những nhược điểm  của tập thơ “Việt Bắc”
19. 05. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 39 Đỗ Nhuận Bàn về đặc tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (tr. 20-23)
Lê Đạt, Phạm Thụ Phê bình “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán (tr. 30-32, 40-41)
Cao Nhị Xem kịch “Ánh sáng Hà Nội” của Hoàng Tích Linh (tr. 33-34)
21. 05. 1955 (báo) Văn nghệ  s. 72 Trần Độ

“Chung quanh tập thơ “Việt Bắc”: Vài cảm tưởng của một độc giả thông thường (tr. 3)

 

Bạn đọc góp ý kiến về tập thơ  “Việt Bắc”: Nguyễn Văn Sáng,   Xuân Sách

 

Tin văn hóa (tr. 9): [Văn công Việt Nam biểu diễn ở Bắc Kinh; Nói chuyện và biểu diễn nhạc ở Tiệp Khắc; hội nghị toàn quốc các nhà văn Đức; lễ trao giải thưởng hòa bình quốc tế Stalin cho ô. Bôn-na, Gs. ĐH Lô-dan, Áo]

01. 06. 1955 (báo) Văn nghệ  s. 73   Nhiệm vụ công tác văn nghệ năm nay (trích báo cáo của Tổng bí  TƯ ĐLĐVN tại hội nghị 7 BCH TƯ Đảng) (tr. 1)
Trương Chính Chung quanh tập thơ “Việt Bắc”: Ý kiến các bạn văn nghệ
  Tòa soạn báo Văn Nghệ tự phê bình về 2 mục “Chữ với nghĩa” và “Sống cũ sống mới” (tr. 8)
 

Tin văn hóa (tr. 9) [Những hoạt động văn nghệ ở Hải Phòng; Hội VNVN tổ chức 2 đoàn công tác tại Hải Phòng, Hồng Gai; đoàn văn công chi hội văn nghệ LK IV hoạt động trên giới tuyến; Thi sĩ Phạm Huy Thông vừa được trả tự do ở Hải Phòng nói chuyện tại CLB Đoàn Kết về phong trào hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn]

01. 06. 1955 (bán nguyệt san) Sinh hoạt văn nghệ, s. 40 Đỗ Nhuận Bàn về đặc tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (tiếp, hết) (tr. 22-24)
Tiến tới kết thúc cuộc tranh luận về cuốn “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán:
Trần Độ Góp ý kiến phê bình “Vượt Côn Đảo” (tr. 28-30)
Băng Huyền Vai trò lãnh đạo của Đảng trong “Vượt Côn Đảo” (tr. 30-32)
Nguyễn Văn Khỏa Người thực việc thực (tr. 32-33)
Hà Thúc Chỉ Việc thực và tiểu thuyết (tr. 33-34)
04. 06. 1955 (báo) Nhân dân   Tin: Toà soạn báo “Văn nghệ” tự phê bình [về mục “Chữ và nghĩa” đã được bạn đọc báo “Nhân dân” (5/5/55) góp ý]
05. 06. 1955 (báo) Tổ quốc  s. 12 Vũ Đình Liên Mối tình dân tộc trong tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
10. 06. 1955 (báo) Văn nghệ  s. 74 Hoài Thanh Tình yêu quê hương đất nước trong tập thơ “Việt Bắc”  (tr. 3, 4)
Phan Khôi Kỷ niệm sinh nhật 60 tuổi của Lý Cơ Vĩnh, nhà sáng lập văn học hiện đại Triều Tiên (tr. 2)
  Ý kiến anh chị em văn nghệ sĩ tham gia phát động quần chúng: Nguyễn Công Hoan (tr. 2)
Xuân Diệu Đọc “Dặn con”, thơ Trần Hữu Thung (tr. 7)
Hữu Loan Xem diễn kịch “Chị Hòa” (tr. 6, 8)
  Tin văn hóa (tr. 9): [Tập san “Đại học sư phạm” ra số 1, tháng 5/55 (Ban biên tập gồm hội đồng giáo sư phụ trách 2 trường ĐHSP văn học và ĐHSP khoa học; thư ký tòa soạn: Trần Đức Thảo, các ủy viên thường trực: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị, Lê Văn Thiêm); một số đoàn văn công biểu diễn ở LK5 trước khi ra Bắc; 29/5/1955 khánh thành chùa Một Cột mới xây dựng lại; B. Brecht được giải thưởng hòa bình quốc tế Stalin; ủy viên hội đồng Liên hiệp Pháp F. Mitterand nói đến sự thiết tha của Việt Nam với văn hóa Pháp; hội nghị những nhà văn hòa bình ở Berlin]
20. 06. 1955 báo Văn nghệ  s. 75 Tô Ngọc Vân Ý kiến trí thức, văn nghệ sĩ tham gia phát động quần chúng: Tô Ngọc Vân : Vẽ địa chủ (bài viết 10/3/54)
Tú Mỡ Góp ý kiến về tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (tr. 3)
Sỹ Ngọc Trang trí trang phục vở kịch “Chị Hòa” (tr. 5)
Chu Ngọc Vở “Chị Hòa” (tr. 5)
03. 07. 1955 (báo) Nhân dân Ngô Điền Nhân dân Trung Quốc vạch mặt và đòi trừng trị tên phản cách mạng Hồ Phong
05. 07. 1955 (báo) Tổ quốc  s. 14 Đặng Thai Mai Hồ Thích, từ tư tưởng mại bản đến chỗ phản quốc
07. 07. 1955 (báo) Văn nghệ  s. 76 Đặng Thai Mai Văn nghệ hiện thực là văn nghệ đấu tranh cho thống nhất tổ quốc (tr. 3)
Thụ Nhân Lỗ Tấn và người dịch văn Lỗ Tấn [phản ứng với việc báo Nói thật số 11 và 12 đăng bài dịch văn Lỗ Tấn: Bước đường chia tay giữa văn nghệ và chính trị]
14. 07. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 77 Nguyễn Đình Thi Thơ Tố Hữu đi vào thực tế quần chúng (tr. 3)
Gặp A-ra-gông (tr. 1, 7)
Thái Thị Liên Sống với nông dân (tr. 1, 2)
Học Phi Chỉnh đốn các đội văn công: kiên quyết đi vào quần chúng (tr. 1, 5)
  Tin văn hóa (tr. 9) [Triển lãm hội họa ở Hải Phòng; Trần Huy Liệu nói chuyện tối 6/7 tại CLB đảng xã hội về “Việt Nam thống nhất qua những quá trình cách mạng”; Nguyễn Đình Thi nói chuyện tối 9/7 về đại hội nhà văn Liên Xô; 8/7 bộ Truyên truyền ra nghị định lập trường nhạc trung cấp khóa 1955; triển lãm văn nghệ Việt Nam tại Belorusia; Hội LH văn nghệ sĩ TQ và Liên đoàn nhà văn TQ mở hội nghị liên tịch để khai trừ Hồ Phong]
21. 07. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 78 Nguyễn Huy Tưởng Một năm văn nghệ trong hòa bình (tr. 1, 2)
Nguyễn Đình Thi Đọc tập thơ “Việt Bắc”: Lập trường giai cấp và đảng tính. Vấn đề hiện thực và lãng mạn (tr. 3)
 

Tin văn hóa (tr. 7) [Việt kiều ở Pháp ra tập các tập “Sức sống đang lên”, có thơ văn trong nước; 16/7 ký hợp đồng trao đổi giữa QD chiếu bóng VN và Cty Phát hành phim TQ; tối 18/7 Xuân Diệu nói chuyện về Nguyễn Đình Chiểu; tối 19/7 Nguyễn Đình Thi nói chuyện về văn học Liên Xô tại giảng đường trường mỹ thuật]

28. 07. 1955 (báo) Văn nghệ,  s. 79 Đặng Thai Mai (giám đốc ĐHSP văn khoa) Nêu vấn đề học tập văn nghệ Trung Quốc (tr. 1, 2)
Nguyễn Đình Thi Đọc tập thơ “Việt Bắc”: Nhà thơ lớn lên với thời đại (tr. 3, 7)
Xuân Diệu Kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu (tr. 5, 7)
Vũ Mạnh (bộ đội) Không được xuyên tạc nói xấu bộ đội (phê phán truyện dài “Tình bạn và tình yêu” của Hoàng Công Khanh trên báo “Nói thật”)
  Tin văn hóa (tr. 7) [xưởng phim tài liệu trung ương vừa quay xong phim “Đoàn đại biểu chính phủ VN tại Liên Xô”; 20/7 Ca Văn Thỉnh nói chuyện về tính chất chiến đấu và ý chí thống nhất của văn nghệ Nam Bộ]
04. 08. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 80 P.V. Lớp nghiên cứu của văn nghệ sĩ thủ đô (tr. 2) [lớp học cho các văn nghệ sĩ sống trong thành thời Pháp tạm chiếm, trong số những người dự lớp có nêu tên:  Nam Sơn, Nam Ký, Lưu Quang Duyệt, Mộng Sơn, Nguyễn Đình Vượng, Hoàng Lập Ngôn…]
Hiện Thực Sổ tay văn nghệ [về việc báo “Nói thật” buộc phải ngừng đăng truyện “Tình bạn và tình yêu”]
  Tin văn hóa (tr. 7) [văn nghệ nhân dân phát triển ở những nơi  giảm tô và cải cách ruộng đất, các đoàn ủy CCRĐ Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình… đã phát hành những tập “Thơ ca phát động”, “Văn nghệ CCRĐ”; văn công tả ngạn sông Hồng hoàn thành chỉnh huấn cho anh em trong đoàn; hội nghị kịch quốc tế ở London]
05. 08. 1955 (báo) Nhân dân Trọng Anh Đồng bào miền Nam với thơ Tố Hữu
05. 08. 1955 (báo) Tổ quốc,  s. 16 Đặng Thai Mai Hồ Thích, từ tư tưởng mại bản đến chỗ phản quốc  (tiếp, hết)
11. 08. 1955 (báo) Nhân dân Hoàng Trung Thông

Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ “Việt Bắc”

11. 08. 1955 (báo) Văn nghệ,  s. 81 Hoàng Trung Thông Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ “Việt Bắc”  (tr. 3, 7)
  “Văn nghệ” phỏng vấn văn nghệ sĩ về mười năm văn nghệ (diễn viên Thúy Ngần, nhạc sĩ Tạ Phước, họa sĩ Bùi Xuân Phái) (tr. 2)
Mộng Sơn, Hoàng Lập Ngôn, Hoàng Giác, Lan Sơn

Tôi đã học được gì trong lớp nghiên cứu của văn nghệ sĩ thủ đô (tr. 2)

12. 08. 1955 (báo) Nhân dân Hoàng Trung Thông Ý kiến kết thúc cuộc thảo luận về tập thơ “Việt Bắc” (tiếp, hết)
18. 08. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 82   Phỏng vấn văn nghệ sĩ về “Mười năm văn nghệ” (1945-55): Gs. âm nhạc Lưu Quang Duyệt, Gs. Trương Tửu, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nghệ sĩ Ái Liên (tr. 1, 3)
  Thông cáo về giải thưởng Hội VNVN 1954 (tr. 7) [đã sơ khảo xong, ban giám khảo đã được thành lập, dự kiến công bố kết quả vào tháng 10/55]
  Tin văn hóa (tr. 7) [ 13/8 Phòng sách do hội hữu nghị Việt Xô và Việt Hoa tổ chức; 15/8 Xuân Diệu và Tạ Phước đi Hungary dự kỷ niệm 10 năm cách mạng VN ở Budapet]
25. 08. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 83   Phỏng vấn “Mười năm văn nghệ”: Nguyễn Tiến Chung, Sao Mai, Bùi Hiển, Nguyễn Văn Tỵ, Tú Mỡ (tr. 2)
Phan Huỳnh Điểu Một vài khuyết điểm của phong trào nhạc gần đây (tr. 5) [thảo luận tại ban nhạc vũ của Hội VNVN chều 9/8 sau khi học tập 2 tài liệu: “Bàn về văn học nghệ thuật” của Mao Trạch Đông và “Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa” của Đa-nốp (= Zhdanov)]
01. 09. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 84   Phỏng vấn “Mười năm văn nghệ”: Nguyễn Thị Kim (nhà điêu khắc), Phạm Huy Thông (nhà văn), Lương Ngọc (nhạc sĩ) (tr. 2)
Hồ Chí Minh Thư gửi các họa sĩ (1951) (tr. 1); : 
Trường Chinh Mấy vấn đề thắc mắc trong văn nghệ (1948) (tr. 3)
Đề cương văn hóa 1943 của ĐCSĐD (tr. 3)
Phan Khôi Thư ngỏ trả lời cho người bạn nhà nho miền Nam về việc “tố cộng” (tr. 5)
08. 09. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 85 Đặng Thai Mai Hoan nghênh đoàn nghệ thuật Trung Quốc (tr. 1)
Nguyễn Tuân Phấn khỏi chào mừng chế độ ta chẵn mười tuổi (tr. 1, 2)
  Tin văn hóa: (tr.8) [một tuyển thơ VN được xuất bản bằng tiếng Nga tại Moskva do A. Sofronov đề tựa; 40 đĩa hát VN được sản xuất tại Thượng Hải, TQ, để kỷ niệm 10 năm thành lập nước VNDCCH]
15. 09. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 86 Nguyễn Văn Tỵ Tranh và tượng phục vụ cải cách ruộng đất (tr. 1, 7)
Tú Mỡ Nhận xét của Tú Mỡ về chủ nghĩa cộng sản và người cộng sản (tr. 2)
Trương Chính, Đào Vũ, Lê Đạt Chống tư tưởng phản động của Hồ Phong (tr. 3)
Nguyên Hồng Hai tập thơ về miền Nam (“Gửi người vợ miền Nam” của Nguyễn Bính; “Lòng miền Nam” của Tế Hanh)
19. 09. 1955 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 71   Thông cáo của Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội về kê khai hộ khẩu (tr. 1)
20. 09. 1955 (báo) Tổ quốc  s. 19 Đặng Thai Mai Thanh trừ tư tưởng Hồ Phong và tập đoàn phản động của y
22. 09. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 87 Trần Duy Người trí thức qua 10 năm Dân chủ cộng hòa (qua phòng triển lãm văn hóa xã hội) (tr. 2)
Vũ Tú Nam Một số ý kiến tham gia kết thúc cuộc tranh luận: Phê bình cuốn “Vượt Côn Đảo” (tr. 3)
29. 09. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 88 & 89 Mao Trạch Đông (VN. dịch) Văn nghệ chúng ta mưu lợi ích cho ai? (tr. 1. 2)
Trần Độ Học tập kinh nghiệm Trung Quốc: Vị trí nhà văn là ở tiền tuyến (tr. 3)
Hoàng Xuân Nhị Kỷ niệm 190 năm sinh Nguyễn Du: Chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Thúy Kiều” (tr. 5)
Nguyễn Chiến Sĩ Những thay đổi lớn lao trong đời sống văn hóa của nhân dân Đức (tr. 6)
Trần Cư Thơ với cuộc đấu tranh thống nhất (tr. 7)
13. 10. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 90 Sỹ Ngọc Tranh và tượng năm nay (triển lãm mỹ thuật 1955) (tr. 5, 7)
  Tin văn hóa (tr. 8) [họp mặt văn nghệ sĩ, trí thức thủ đô nhân kỷ niệm 1 năm giải phóng Hà Nội; 3/10 Hội VNVN tổ chức cho văn nghệ sĩ đi tham quan cải cách ruộng đất; 4/10 Hội VNVN tổ chức học tập cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc]
15. 10. 1955 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 1 (tức Sinh hoạt văn nghệ đổi tên) Lê Chưởng Hướng mọi hoạt động văn nghệ vào việc xây dựng một quân đội hùng mạnh (tr. 3, 15)
Lương Ngọc Tích cực giúp đỡ chiến sĩ văn nghệ đẩy mạnh sáng tác (tr. 4-5)
Phùng Quán Tự phê bình về “Vượt Côn Đảo” (tr. 32-34)
20. 10. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 91 Nguyễn Văn Tỵ Tranh vẽ cải cách ruộng đất (triển lãm mỹ thuật 1955 sắp tới) (tr. 1, 2)
Bửu Tiến Nhiệm vụ khẩn cấp của sân khấu (tr. 5)
27. 10. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 92 I-lya Ê-ren-bua (Nguyễn Xuân Trâm dịch) Sứ mệnh của nhà văn (tr. 1)
Phan Khôi Sự đấu tranh về văn học của Lỗ Tấn (tr. 3, 6)
Nguyễn Khắc Dực Vở kịch “Máu thắm đồng Nọc Nạn” (tr. 4)
Đặng Đình Hưng Nghe bài hát “Quanh quanh bờ hồ” của Nguyễn Xuân Khoát (tr. 5)
Nguyên Hồng Hai tập sách miền Nam (“Giữ đất” cuả Minh Lộc; “Chiến sĩ Tây Nguyên”) (tr. 6, 7)
01. 11. 1955 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 112   Tin: Lễ kỷ niệm nhà đại văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn (1881-1936) tại thủ đô Hà Nội (tr. 1, 2)
01. 11. 1955 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 2 Văn Phác

Nhìn lại phong trào văn nghệ trong tình hình và nhiệm vụ vừa qua (tr. 3-4)

Đỗ Nhuận Đề cao phong cách quân nhân trong âm nhạc dân tộc (tr. 14)
Mai Văn Hiến (thay mặt anh em họa sĩ ở phòng VNQĐ) Tự phê bình về những tranh vẽ in gần đây (tr. 26-27)
02. 11. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 93 Nguyễn Đình Thi Mấy vấn đề nghệ thuật trong Đại hội lần 2 các nhà văn Liên Xô (tr. 3)
Sỹ Ngọc Tranh và tượng về thống nhất (tr. 4)
Trần Công Bước tiến vĩ đại của điện ảnh Liên Xô từ CMT10: Phim “Thiết giáp hạm Pô-tăm-kin” (tr. 5)
08. 11. 1955 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 119   Thông cáo về lưu chiểu văn hóa phẩm (tr. 4)
10. 11. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 94 Nguyễn Văn Tỵ Giới thiệu nội dung Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1955 (tr. 4, 5)
Huy Phương Trang CCRĐ: Ngày mới trong thôn Bùi (tr. 6)
Lê Đại Thanh Trang CCRĐ:  Hôm nay con thấy mẹ cười (thơ) (tr. 6)
15. 11. 1955 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 3 Văn Phác Vấn đề nội dung sáng tác văn nghệ trong học tập xây dựng chính quy (tr. 3-4)
17. 11. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 95 Phạm Hổ Hai điểm thu hoạch qua tọa đàm với các đồng chí trong đoàn nghệ thuật Trung Quốc (tr. 3, 7
Phạm Văn Đôn Tranh truyện trong kháng chiến và hòa bình (tr. 5)
24. 11. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 96 Sỹ Ngọc Xem tranh (tr. 1, 7)
Nguyễn Văn Tỵ Mấy khuynh hướng vẽ tranh (tr. 4)
Văn Cao Sơn mài (tr. 5)
Đặng Đình Hưng Tiếng hát của những danh ca (tr. 6)
30. 11. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 97 Văn Cao Một số ý kiến về tượng (tr. 4)
Nguyễn Xuân Khoát Vấn đề ca hát trong các trường (tr. 4)
  Tin: Cuộc thi sáng tác văn nghệ phục vụ cải cách ruộng đất (tr. 7)
01. 12. 1955 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 4 Văn Phác Cần phát động mạnh mẽ phong trào thi đua văn nghệ trong chỉnh huấn (tr. 3-4)
Trần Quý, Doãn Nho Một vài kinh nghiệm sáng tác bài hát anh hùng (tr. 2, 18)
05. 12. 1955 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 145   Tin: Nhà xuất bản Minh Đức-Thời Đại tổng kết 1 năm hoạt động (tr. 4)
08. 12. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 98 Nguyễn Văn Tỵ Quần chúng xem tranh (tr. 1, 2)
Tống Văn Công Bạn đọc phê bình “Đất chuyển” (truyện Nguyễn Khắc Thứ, Nxb. Văn nghệ) (tr. 5)
15. 12. 1955 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 5 Văn Phác Ba hình thức hát, múa, kịch trong cuộc thi đua văn nghệ hiện nay (tr. 3-4)
16. 12. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 99 Bửu Tiến Đẩy mạnh truyền thống văn công (tr. 1, 2)
Tạ Mỹ Duật Kiến trúc phấn đấu cho hòa bình (tr. 5)
Sỹ Ngọc Bài học của phòng triển lãm 1955 (tr. 5, 7)
Trịnh Tư, Lê Trung Hải Bạn đọc phê bình “Đất chuyển” (tr. 6)

Tin văn hóa (tr. 7) [2 – 5/12: hội nghị văn nghệ toàn khu Tả ngạn; 10/12 CLB Đoàn Kết, Gs. Nguyễn Mạnh Tường nói chuyện tại lễ kỷ niệm 380 năm xuất bản tiểu thuyết “Don Quichotte”;  15/12: hội nghị các nhà thơ khu tự trị Thái Mèo; 11/12 đã thành lập Ban chung khảo Giải thưởng văn nghệ VN 1954-55 gồm: Đặng Thai Mai, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh, Trương Tửu, Hoàng Xuân Nhị, Thế Lữ, Phan Khôi, Nguyễn Huy Tưởng; phụ trách chung: trưởng ban: Nguyễn Tuân, các phó trưởng ban: Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu; vào chung khảo có: 14 tp. truyện, ký sự; 11 tp. thơ; 11 tp. kịch; 12 tp. dịch thuật; ban chung khảo về nhạc sẽ do Nguyễn Xuân Khoát phối hợp cùng ban nhạc thành lập sau]

22. 12. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 100 Xuân Diệu Đọc một số thơ kháng chiến của công nhân (tr. 1, 2)
Lưu Trọng Lư Thu hoạch của đoàn ca vũ nhân dân trung ương: vấn đề biểu hiện tình cảm (tr. 3)
Trần Công Những bước đầu của điện ảnh Việt Nam: điện ảnh Nam Bộ (tr. 5, 6)
Quang Phòng Thể hiện sự thực trên tranh (tr. 5)
 

Tin văn hóa (tr. 8) [11/12 bế mạc phòng triển lãm mỹ thuật 1955; 15/12 ban mỹ thuật làm lễ xuất phát cho đoàn họa sĩ đi Đông Bắc và Tây Bắc; 18 – 20/12 LK3 triệu tập hội nghị văn nghệ đẩy mạnh hoạt động văn nghệ phục vụ CCRĐ]

29. 12. 1955 (báo) Văn nghệ, s. 101   Giải thưởng mỹ thuật toàn quốc 1955 (tr. 3)
Xuân Diệu Đọc một số thơ kháng chiến của công nhân (tiếp, hết) (tr. 3)
Bùi Hiển Phê bình tiểu thuyết “Đất chuyển” (tr. 5, 6)
Văn Phác Vài nét về hoạt động văn nghệ quân đội (tr. 6)
 

Tin văn hóa (tr. 7) [trao giải thưởng mỹ thuật; văn công Nam Bộ biểu diễn ở Thanh Hóa; sách báo phục vụ CCRĐ]

 

1956

 

Ngày

Ấn phẩm Tác giả Tên bài
01. 01. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 6 Trọng Loan Học tập kinh nghiệm Trung Quốc, đề cao việc tu dưỡng nghệ thuật (tr. 6-7)
Vũ Tú Nam Gặp đồng chí Ngụy Nguy, nhà văn trong bộ đội Trung Quốc (tr. 13-15)
05. 01. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 102 Lưu Trọng Lư Thành lập ban nhạc (của Hội VNVN) (tr. 1, 2)
Xuân Diệu Uyt-man, nhà thi hào tiến bộ của nhân dân Mỹ (tr. 1, 3)
Điền Châu Bạn đọc phê bình “Dòng sông” (tiểu thuyết của Nguyễn Châu, Nxb. Văn nghệ) (tr. 5, 6)
  Tin văn hóa (tr. 8) [20 – 24/12/55 hội nghị phát hành sách báo; 29/12/55 đoàn họa sĩ đi sáng tác đợt 2; kết quả cuộc thi sáng tác của chi hội văn nghệ LK IV]
05. 01. 1956 (báo) Thời mới, s. 438   Tin: Trong khí thế phấn khởi đầu năm mới, khóa học đầu tiên của Trường đại học nhân dân đã bế mạc (tr. 1, 4)
12. 01. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 103 Nguyễn Công Hoan Gặp nhà văn Triệu Thụ Lý (tr. 1, 2)
Tế Hanh Giới thiệu một số thơ ca CCRĐ ngoại thành (tr. 3)
  Tin văn hóa (tr. 8) [hoạt động của liên đoàn ca kịch thủ đô; 20  văn công nội thành chuẩn bị về các xã ngoại thành phục vụ những ngày cắm thẻ nhận ruộng]
14. 01. 1956 (báo) Độc lập, s. 152 Xuân Diệu Những tâm hồn đổi mới (bút ký về đại học nhân dân) (tr. 6 -7)
15. 01. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 7 Văn Phác Cần nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau khi phát động phong trào văn nghệ (tr. 3-4)
19. 01. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 104 Vũ Tú Nam Gặp Ngụy Nguy (tr. 3)
Việt Lam Vấn đề nhà văn trẻ (trích dịch “Báo Văn học” LX) (tr. 3, 6)
Hoàng Châu Ký Văn nghệ nông thôn (tr. 4, 6)
  Tin văn hóa (tr. 8) [sách báo phục vụ công trường đào kênh; đoàn văn công TƯ đặt kế hoạch phục vụ đợt 5 CCRĐ; ban nhạc Hội VNVN tổ chức nói chuyện về âm nhạc Tiệp Khắc, Nguyễn Xuân Khoát và Văn Chung trình bày]
20. 01. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 27 Trần Bá Xá *[*Trần Bá Xá: bút danh của Trần Dần]

Anh cò Lấm (truyện cải cách ruộng đất) (tr. 27-30)           

26. 01. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 105 Mộng Lục Đoàn ca vũ T.Ư. đi phục vụ khu tự trị Thái Mèo (tr. 1)
Xuân Diệu Gặp nhà thi hào I-li-ét nước Hung (tr. 1, 2)
Hoàng Trung Thông Bồi dưỡng các nhà văn trẻ ở Trung Quốc (tr. 3)
Nguyễn Tuân Đọc tập “Biến đổi ở thôn Đèo Hoa” (của Đỗ Quang Tiến) (tr. 5, 7)
Trương Dương Tình giai cấp (việc quân đội tham gia CCRĐ) (tr. 7)
28. 01. 1956 (báo) Nhân dân Hồ Viết Thắng Tình hình cải cách ruộng đất đợt 5 (tr. 2)
29. 01. 1956 (báo) Nhân dân Hoài Thanh Nhìn lại hoạt động văn nghệ một năm qua (tr. 3)
06. 02. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 8 Thế Thông Góp ý kiến về sơ kết phong trào văn nghệ trong dịp Tết (tr. 3-4)
Xuân Thiêm Tình cảm của bộ đội qua một số thơ ca gần đây (tr. 13-14, 23)
15. 02. 1956 (báo) Nhân dân   Đại hội lần thứ 20 của ĐCS Liên Xô khai mạc (tr. 1)
16. 02. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 108 Hoàng Trung Thông Các nhà văn Trung Quốc với việc nâng cao đảng tính trong văn học (tr. 4)
Huy Phương Chúng tôi học tập kế hoạch nhà nước (tr. 5, 6)
  Tin văn hóa (tr. 8) [văn công Tổng cục chính trị nhận huân chương; Minh Tranh, đi LX dự kỷ niệm 50 năm CMT10 về, nói chuyện về ý nghĩa và ảnh hưởng quốc tế của CMT10; hội nghị văn hóa Hà Nội; hội nghị văn nghệ khu Hồng Quảng]
17. 02. 1958 (báo) Nhân dân Lưu Trọng Lư Làm thế nào cho công tác nghệ thuật thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân? (tr. 3)
20. 02. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Đồng chí Trường Chinh thay mặt ĐLĐ VN chào mừng ĐH lần thứ 20 ĐCS LX (tr. 1)
20. 02. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 29 Nguyễn Gia Phương Góp ý kiến về cuốn phê bình Hồ Xuân Hương của ông Văn Tân (tr. 15-18)
21. 02. 1956 (báo) Nhân dân   Lời đồng chí Trường Chinh chào mừng ĐH lần thứ 20 ĐCSLX (tr. 1)
22. 02. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 109 Tú Ngọc Cuộc múa hát dài 7 cây số (văn công CCRĐ trên công trường chống hạn Thuận Thành) (tr. 1, 2)
Hoàng Trung Thông Nói chuyện với nhà thơ Lý Quý (tr. 3, 7)
Trần Công Một bước tiến của phim thời sự VN: Phim chống hạn (tr. 5)
Hoàng Tố Nguyên Hội nghị các nhà thơ khu tự trị Thái Mèo (tr. 7)
24. 02. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 231   Bình luận: Đại hội ĐCSLX lần thứ 20 làm cho nhân loại thêm vững tin ở ngày mai (tr. 1, 4)
28. 02. 1956 (báo) Nhân dân   Xã luận: Đại hội lần thứ 20 của ĐCSLX đã thành công rực rỡ (tr. 1)
Tháng 02. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 3   1 tháng trên thế giới và trong nước (tr. 75) (Tin về ĐH 20 ĐCSLX, đoàn đại biểu ĐLĐVN dự ĐH này)
Tháng 02. 1956

Giai phẩm mùa xuân 1956, Minh Đức xuất bản (bị tịch thu và cấm phát hành sau khi xuất bản)

Lê Đạt Làm thơ (thơ)
Hoàng Cầm Mùa xuân đến rồi đây (thơ)
Văn Cao Anh có nghe thấy không? (thơ)
Trần Dần Nhất định thắng (thơ)
Tô Vũ Trên đường giữa mùa xuân (bài hát)
Phùng Quán Thi sĩ và công nhân (thơ)
Lê Đạt Mới (thơ)
Nguyễn Sáng Hoa đào vẫn nở (thơ)
Hoàng Cầm Thơ qua đài phát thanh (thơ)
Lê Đạt Mỗi ngày mỗi lớn (thơ)
Tử Phác, Văn Cao Mưa xuân (nhạc)
Sỹ Ngọc Sổ tay
Trần Dần (kể), Lê Đạt (ghi) Lão Rồng
01. 03. 1956 (báo) Văn nghệ, s.110 Hoài Thanh Vạch tính chất phản động của bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần. (tr. 2)
H.P. Buổi họp nhận định bài thơ “Nhất định thắng”  (tr. 4)
(Xuân Diệu dịch) Vai trò lãnh đạo của Đảng (trích văn kiện Đại hội XX ĐCS LX) (tr. 3)
Cao Nhị Phim ảnh phục vụ CCRĐ: cắm thẻ nhận ruộng (tr. 5)
01. 03. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 9 Khải Điểm lại các truyện ngắn trong thời gian qua (tr. 30-31)
05. 03. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 30 Ban BT tạp chí Tổ quốc Tự phê bình (tr. 26) (về việc đã đăng “Anh cò Lấm”)
Lê Huy Vân Vạch mặt tính chất phản động bài “Anh cò Lấm” (tr. 26-28, 30)
06. 03. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 234   Xã luận: Kỷ niệm Đại nguyên soái Sta-lin từ trần: Thấm nhuần những lời giáo huấn của Sta-lin, đẩy mạnh học tập xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh (tr. 1, 4)
  Bình luận: Sự thành công rực rỡ của ĐH lần thứ 20 ĐCSLX đã củng cố niềm hy vọng và lòng tin của quần chúng nhân dân vào ngày mai (tr. 1, 4)
08. 03. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 111 Tân Huyền Đi học tập dân ca quan họ Bắc Ninh (tr. 4)
Phạm Văn Đôn Đợt sáng tác hội họa đầu năm (tr. 5, 7)
14. 03. 1956 (báo) Thời mới, s. 506 Hồng Minh Bài trừ văn hóa nô dịch (tr. 2) [tường thuật cuộc nói chuyện tối 12/3/56, về tình hình sách báo cũ còn để lại ở thủ đô: G.đốc sở Giáo dục Hà Nội Nguyễn Đình Du nói rằng đây là “Một thứ tay sai bằng tinh thần của nền văn học phản động, nô dịch, lạc hậu…, chúng ta phải giác ngộ mọi người để bài trừ nó”; G.đốc sở Văn hóa Hà Nội Nguyễn Bắc chia sách báo cũ thành 4 loại: 1/ loại phản động trắng trợn, dâm ô rõ rệt; 2/ loại lạc hậu, ít nhiều phản động, lãng mạn; 3/ loại giáo khoa và sách chuyện cổ tích; 4/ loại tiến bộ cần phải bảo tồn; theo Ng. Bắc, đối tượng đả kích là loại 1]
15. 03. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 112   Kết quả giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-55. Thông cáo của Ban giám khảo (tr. 1, 2)
  Danh sách các tác phẩm được giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-55 (tr. 1)
(Vũ Thông dịch) Văn học là sự nghiệp của nhân dân (bài của báo Văn học Liên Xô về tình hình văn nghệ Hung-ga-ry) (tr. 2)
Tú Mỡ Kết thúc cuộc họa thơ vịnh Ngô Đình Diệm (tr. 3)
Phạm Văn Đôn Vài nhận xét về phòng triển lãm ký họa và mẫu tranh phổ biến (tr. 5)
Thạch Hãn “Văn nghệ” đọc báo [phê bình báo “Nói thật” số tết có các bài trong đó quy thành phần “tay sai trung thành của bọn phong kiến” cho Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Trứ] (tr. 7)
15. 03. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 10 Văn Phác Vài nhận xét sau đợt liên hoan sơ kết Tết: Đừng làm trở ngại cho chỉnh huấn hại phong trào và oan cho chiến sĩ (tr. 2-3)
Xuân Thiêm Mấy ý kiến nhận xét về thơ ca bộ đội gần đây (tr. 24-25)
16. 03. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 237 Lê Chưởng Góp ý kiến vận dụng phương châm giáo dục chính trị: Nâng cao tư tưởng vô sản, đấu tranh chống các tư tưởng sai lầm (tr. 3)
17. 03. 1956 (báo) Nhân dân   Kết quả giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-55 (tr. 3)
  Thông cáo của Ban Giám khảo (tr.3)
  Danh sách các tác phẩm được giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-55 (tr. 3)
22. 03. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 113 Lê Đại Thanh Nói chuyện với Nguyên Ngọc [tác giả được giải nhất tiểu thuyết giải thưởng văn học Hội VNVN 54-55] (tr. 3)
Văn Chung Hoạt động đầu năm của ngành nhạc (tr. 1, 2)
Phạm Văn Chừng Địa vị nhạc khí dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (tr. 5)
  Tin văn hóa (tr. 8) [trường trung cấp âm nhạc làm lễ ra trường cho khóa đầu; văn công CCRĐ khu tả ngạn về biểu diễn ở Kiến An và Hải Dương; chiều 22/2 Nguyễn Đình Thi nói chuyện với sinh viên khu học xá TƯ về văn nghệ Liên Xô và tư tưởng văn nghệ Việt Nam]
23. 03. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 239 Lưu Thiếu Kỳ (QĐND dịch) Nâng cao tư tưởng vô sản, đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm: Bàn về hưởng thụ và hưởng lạc (tr. 3)
29. 03. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 114 Lê Đại Thanh Vài ý kiến về giải thưởng văn học 1954-55 [ghi ý kiến Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Huy Cận, v. v… ] (tr. 3, 7)
Xuốc-cốp (Mạnh Hồng dịch) Tham luận về vấn đề văn nghệ tại ĐH 20 ĐCSLX (tiếp) (tr. 1, 2)
Nguyễn Đình Phúc Tính chất đúng đắn, tập thể của quan họ (tr. 5)
30. 03. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 241 QĐND Nâng cao cảnh giác hơn nữa trước âm mưu phá hoại của giai cấp địa chủ (tr. 1, 8)
Hà Minh Tuân Cần chấn chỉnh những nhận thức sai lầm về câu lạc bộ (tr. 7)
01. 04. 1956 (báo) Nhân dân   Vì sao sùng bái cá nhân lại trái với tinh thần chủ nghĩa Mác – Lê-nin? (dịch báo “Sự thật” LX, 28/3/56) (tr. 1, 4)
01. 04. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 11 Thế Thông, Trường Kha, Trọng, Ngọc Minh Đẩy mạnh phong trào văn nghệ đơn vị tiến lên những bước mới (tr. 2-3, 29)
  Tin: 7 tác phẩm của bộ đội đã được giải thưởng văn học Hội Văn nghệ VN 1954-1955 (tr. 23) [Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Cái lu của Trần Kim Trắc, Thơ chiến sĩ của Hồ Khải Đại, Ánh sáng Hà Nội của Hoàng Tích Linh, Thơ và ca dao của Nguyễn Hiêm, Hai thái độ của Bàng Sĩ Nguyên]
05. 04. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 115 Lê Đại Thanh Phỏng vấn các bạn được giải thưởng: Tú Mỡ, Hồ Khải Đại, Trần Kim Trắc, Hồng Hà, Phạm Sinh và Đào Vũ, Nguyễn Khắc Dực (tr. 2)
Xuốc-cốp (Mạnh Hồng dịch) Tham luận về vấn đề văn nghệ tại ĐH 20 ĐCSLX (tiếp, hết) (tr. 4)
Xuân Diệu Vài hình ảnh văn học Hung-ga-ry (tr. 3)
05. 04. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 32 Hoàng Xuân Nhị Giới trí thức trong xã hội và đối với cách mạng (tr. 13-15, 38)
08. 04. 1956 (báo) Nhân dân   Kinh nghiệm lịch sử về chuyên chính vô sản (dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” TQ 5/4/56) (tr. 2)
12. 04. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 116 Nguyễn Công Hoan Đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (tr. 1, 2)
  Cảm tình của các bạn văn nghệ Việt Nam với Liên Xô: Kim Xuân, Trọng Bằng, Đào Vũ, Nguyễn Bính, Nguyễn Huy Tưởng (tr. 3)
Nguyễn Đình Phúc Các giọng quan họ (tr. 4)
15. 04. 1956 (báo) Nhân dân Mô-ri-xơ Tô-rê Một vài vấn đề chủ yếu nêu ra trong ĐH lần thứ 20 của ĐCSLX  (dịch báo “Nhân đạo” Pháp) (tr. 1, 4)
15. 04. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 12 Trần Cư Học tập nhà văn Xô-viết Bô-rít Pô-lê-vôi (tr. 8-11)
Nguyên Ngọc Tôi viết “Đất nước đứng lên” (tr. 29-31)
19. 04. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 117 Nguyễn Đình Thi Những sai lầm về tư tưởng trong tập sách “Giai phẩm” (tr. 1, 3)
Hoàng Xuân Nhị Một số cảm tưởng đọc “Truyện anh Lục” (tr. 1, 2)
  Tin văn hóa (tr. 8) [14/4 thứ trưởng bộ văn hóa Đỗ Đức Dục nói chuyện về vai trò của phát triển văn hóa trong kế hoạch nhà nước 5 năm; 6/4 ban nghiên cứu nghệ thuật sân khấu thuộc vụ nghệ thuật tổ chức báo cáo điển hình về ngành tuồng cổ]
26. 04. 1956 (báo) Nhân dân Nguyên Ngọc Tôi viết “Đất nước đứng lên” (tr. 3)
26. 04. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 118: N. Lê-xuy-sép-ski (Việt Lam trích dịch) Nguyên tắc của chủ nghĩa Lê-nin về Đảng tính trong văn học (tr. 1, 2)
Nguyễn Đình Thi Những sai lầm về tư tưởng trong tập sách “Giai phẩm”  (tiếp) (tr. 3, 9)
Nguyễn Dậu Vài ý kiến về phim “Cây tre” (tr. 4)
Nguyễn Khắc Dực Nhân xem ca kịch “Tấm Cám”: lấy chuyện cổ tích soạn thành ca kịch (tr. 5)
M. Sô-lô-khốp (Mạnh Hồng dịch) Phát biểu ý kiến về văn học của nhà văn Sô-lô-khốp ở ĐH 20 ĐCS LX (tr. 6)
27. 04. 1956 (báo) Nhân dân   Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ ĐLĐVN lần thứ 9 (mở rộng) từ 19 đến 24/4/56 (tr. 1)
30. 04. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo về giải thưởng ca nhạc 1953-55 (tr. 3)
  Danh sách giải thưởng ca nhạc 1953-55 (tr. 3)
Tháng 04. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 5   Thông cáo ngày 31/3/1956 của Bộ chính trị trung ương ĐLĐVN (tr. 15) [về việc nghe Trường Chinh và Lê Đức Thọ báo cáo về ĐH20 ĐCSLX]
01. 05. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 13 Trần Kim Trắc Tôi học viết (tr. 9-20)
P.V. Xem phim “Cây tre Việt Nam” (tr. 26)
03. 05. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 119   Giải thưởng ca nhạc 1953-55 của Hội Văn nghệ Việt Nam (tr. 1)
Nguyễn Đình Thi Những sai lầm về tư tưởng trong tập sách “Giai phẩm” (tiếp theo, hết) (tr. 2)
M. Sô-lô-khốp (Mạnh Hồng dịch) Phát biểu ý kiến về văn học của nhà văn Sô-lô-khốp ở ĐH 20 ĐCS LX (tiếp, hết) (tr. 3)
10. 05. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 120 BCH Hội VNVN Tiến tới Đại hội Văn nghệ toàn quốc 1956 (tr. 1, 2)
BCH Hội VNVN Báo cáo nhận xét về giải thưởng văn học Hội VNVN 1954-55 (tr. 6)
Huỳnh Văn Cát Chúng tôi đã xây dựng 2 vở kịch múa rối như thế nào? (tr. 4)
Quang Phòng Nhìn lại con đường vừa qua (tr. 5)
Lê Đại Thanh Ý kiến một số nhạc sĩ được giải thưởng: Đỗ Nhuận, Văn Chung, Hoàng Việt (tr. 5)
12. 05. 1956 (báo) Nhân dân   Tiến tới Đại hội văn nghệ toàn quốc 1956 (BCH Hội VNVN gửi anh chị em văn nghệ trong toàn quốc) (tr. 3)
15. 05. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 14 Văn Phác Tiến tới tổng kết phong trào thi đua văn nghệ phục vụ chỉnh huấn (tr. 2)
Đỗ Nhuận Trưởng thành với quần chúng (tr. 10, 30)
Hồ Khải Đại Tôi học làm thơ (tr. 22-23)
      Tin: Hội Văn nghệ VN trao giải văn học và ca nhạc tối 19/4/56; quân đội được 7 giải về nhạc [Đỗ Nhuận giải nhất về toàn bộ tác phẩm; Hoàng Vân giải nhì về “Hò kéo pháo”; Hoàng Việt giải ba về “Lúa chín vàng”; Nguyễn Thành giải ba về “Tiến vào Tây Bắc”; Trần Quý giải khuyến khích về “Anh hùng Núp”; Nhật Lai giải riêng về sưu tầm dân ca Tây Nguyên; Văn Thịnh giải riếng về phối khí nhạc dân tộc]
17. 05. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 121   Hội VNVN chia buồn về việc nhà văn Pha-đê-ép từ trần (tr. 1)
Xuân Diệu Đọc “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”  (tr. 1, 2)
Tô Hoài Tôi viết “Truyện Tây Bắc” (tr. 3)
Tế Hanh Một quyển sách luôn luôn mới: “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc” (tr. 3)
BCH Hội VNVN Báo cáo nhận xét về giải thưởng văn học Hội VNVN 1954-55 (tiếp, hết) (tr. 6)
19. 05. 1956 (báo) Tiền phong, s. 102 Stơ-ren-ni-kốp (dịch) Vị chủ tịch của nhân dân (tr. 1, 4) [dịch bài trên báo “Sự thật đoàn Komsomol”,  Moskva, 12/7/55]
Thanh Tân Tự giác tôn kính và tín nhiệm lãnh tụ khác với sùng bái cá nhân như thế nào? (tr. 3, 4)
20. 05. 1956 (báo) Nhân dân   Ý kiến của nhà văn Sô-lô-khốp về văn học Liên Xô tại ĐH 20 ĐCS LX (tr. 3)
  Buổi họp nghe báo cáo về đại hội kịch nói Trung Quốc (do Bửu Tiến trình bày) (tr. 3)
20. 05. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 35 Vũ Đình Liên Chống sùng bái cá nhân nhưng tôn kính lãnh tụ (tr. 8-9)
21. 05. 1956 (báo) Nhân dân   Ý kiến của nhà văn Sô-lô-khốp về văn học Liên Xô tại ĐH 20 ĐCS LX (tiếp, hết) (tr. 3)
24. 05. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 122   Thông báo của Ban trù bị Đại hội Văn nghệ toàn quốc (tr. 1)
Hoài Thanh Một vài ý kiến về tập “Ngôi sao” của Xuân Diệu (tr. 2)
  Đề án chuẩn bị Đại hội Văn nghệ toàn quốc (tr. 3)
  Phỏng vấn của báo “Văn nghệ” (tiến tới ĐHVNTQ): Lưu Trọng Lư, Lê Lôi (tr. 3, 7)
Văn Cao (trong Ban chấm giải) Nhận xét về giải thưởng ca nhạc 1953-55 (tr. 6)
Sỹ Ngọc Đi vẽ nông thôn (tr. 4)
Hàn Thế Du Vài nét về vở kịch nông thôn tươi sáng (tr. 4)
Trần Dần Đời đẹp lắm (thơ) (tr. 5)
29. 05. 1956 (báo) Nhân dân   Xã luận: Hoàn thành tốt công tác chỉnh đốn tổ chức ở xã trong đợt 5 CCRĐ (tr. 1, 4)
31. 05. 1956 (báo) Nhân dân Chiến Hữu /Nghiên cứu văn kiện ĐH20 ĐCS LX/ Chung sống hòa bình (tr. 3)
31. 05. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 123   Phỏng vấn của báo “Văn nghệ” (tiến tới ĐHVNTQ): Trúc Quỳnh, Trần Hữu Thung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Cảnh Em (tr. 3)
Phạm Văn Đôn Triển lãm trường mỹ thuật (tr. 4-5)
Lê Đại Thanh Thăm hai CLB Thống nhất và Lao động (tr. 5)
Tháng 05. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 6   Nghị quyết của Hội nghị BCH TƯ ĐLĐVN lần thứ 9 (mở rộng) (từ 19 đến 24/4/1956) (tr. 7- 9)
  Lời Hồ Chủ tịch bế mạc Hội nghị BCH TƯ ĐLĐVN lần thứ 9 (mở rộng) (tr. 10-11)
Trường Chinh Một cuộc đại hội có ý nghĩa lịch sử trọng đại (tr. 12- 40) [chú ý mục IV. Vấn đề Đảng (tr. 33 – 39) có các mục nhỏ: 1/Chống sùng bái cá nhân (tr. 34 – 37), 2/ Thực hành tập thể lãnh đạo (tr. 37 – 38), 3/ Công tác tư tưởng (tr. 38 – 39) ]
01. 06. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 15   Tiến tới Đại hội văn nghệ toàn quốc 1956 (Lời kêu gọi của BCH Hội VNVN) (tr. 3, 31)
05. 06. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 261 Xuân Miễn Giới thiệu “Đất nước đứng lên” (sách do Hội VNVN xb.) (tr. 3)
07. 06. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 124 (Quang Đạm dịch của I-va-nốp) Đảng tính trong văn học (tr. 2)
  Phỏng vấn của báo “Văn nghệ” (tiến tới ĐHVNTQ): Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Ngọc Cung, Sao Mai (tr. 3)
12. 06. 1956 (báo) Nhân dân   Tin:Trường đại học nhân dân khai giảng lớp nghiên cứu chính trị cho hơn 700 trí thức và viên chức Hà Nội, Hải Phòng (tr. 1)
12. 06. 1956 (báo) Thời mới, s. 595   Tin: Sáng hôm qua, tại trường sở mới trường đại học nhân dân, lớp nghiên cứu chính trị do chính phủ trung ương mở cho công chức và trí thức đã khai mạc, thủ tướng Phạm Văn Đồng kiêm hiệu trưởng danh dự đã chủ tọa buổi lễ khai mạc và huấn thị (tr. 1, 2)
14. 06. 1956 (báo) Nhân dân Chiến Hữu /Nghiên cứu văn kiện ĐH20 ĐCS LX/ Nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng là lãnh đạo tập thể (tr. 3)
14. 06. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 125 Sỹ Ngọc Những trở ngại cho sáng tác  (I) (tr. 4, 5)
Nguyễn Công Giới thiệu cuốn “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan (tr. 4-5)
  Tiến tới ĐHVNTQ, phỏng vấn của báo “Văn nghệ”  (tr. 7-8):
Nguyễn Cao Luyện Chúng ta phải biết quý báu và giữ gìn những công trình kiến trúc của dân tộc”;
Trần Công Cần bồi dưỡng tư tưởng nghệ thuật cho anh em công tác điện ảnh”
Nguyễn Bính Hội cần phải mạnh dạn tự phê bình”;
Hoài Giang “Cần có chính sách giúp anh chị em các tỉnh sáng tác”;
Vũ Tú Nam Nhà văn phải nhận lấy vị trí của mình trong đội ngũ chiến đấu”
X. X. Lượm lặt gần xa [một nhận xét của nhà văn CHDC Đức Erwin Strittmater cho rằng viết về thực tế nên có cả khen lẫn chê; một tin về nhà văn Pháp André Stil bị đảng viên và công nhân phê bình vì đã xây dựng một nhân vật công nhân dao động, lừng chừng] (tr. 4)
17. 06. 1956 (báo) Nhân dân Nguyễn Văn Bổng Đọc “Đất nước đứng lên” (tiểu thuyết của Nguyên Ngọc, giải nhất giải thưởng văn học Hội VNVN 1954-55) (tr. 3)
18. 06. 1956 (báo) Nhân dân Hoàng Xuân Nhị Gooc-ki và tiểu thuyết “Người mẹ” (tr. 3)
19. 06. 1956 (báo) Nhân dân   Kỷ niệm 20 năm mất đại văn hào M. Gooc-ki (tr. 3)
21. 06. 1956 (báo) Nhân dân Trần Thanh Mại Thư gửi vào Nam (tr. 3)
21. 06. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 126 Huy Phương Phát biểu về tập thơ “Ngôi sao” của Xuân Diệu (tr. 2, 9)
(Quang Đạm dịch của I-va-nốp) Đảng tính trong văn học (tiếp, hết) (tr. 3)
Sỹ Ngọc Những trở ngại cho sáng tác  (II) (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ, phỏng vấn của báo “Văn nghệ”: Trần Thanh Mại (nhà văn, nhà phê bình); Phạm Huy Khuê (Hà Nội); Phan Thị Nga (viết báo); Nguyễn Quang Vinh (giáo viên cấp 3 ở Hà Nội); Một công nhân đốt lò; Hoàng Việt (nhạc sĩ Nam Bộ) (tr. 6, 7)
21. 06. 1956 (báo) Thời mới, s. 604

[* Lưu ý: Người lập thư mục chưa khảo sát được báo Thời mới các số từ 1/7/1956 đến 30/9/1956, vì sưu tập ở các thư viện tại Hà Nội hiện thiếu các số này]

  Ý kiến các bạn công chức và trí thức đối với việc tham dự khóa nghiên cứu chính trị dành riêng cho giới trí thức: ý kiến giáo sư Nguyễn Tường Phượng, trung học Chu Văn An (tr. 1, 2)
24. 06. 1956 (báo) Nhân dân Nguyễn Đình Thi Gooc-ki với chúng ta (tr. 3)
27. 06. 1956 (báo) Nhân dân

28. 06. 1956: (báo) Văn nghệ, s. 127

  Xã luận: Hoàn thành tốt, tổng kết tốt CCRĐ đợt 5 (tr. 1)
Trần Thanh Mại Đọc “Đồng quê hoa nở”, tiểu thuyết của Hoàng Trung Nho (tr. 2)
(Hữu Loan dịch) Mấy vấn đề văn nghệ ở Hung-ga-ry (tr. 3)
B. Pô-lê-vôi Thư gửi một nhà văn Việt Nam (tr. 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ, phỏng vấn của báo “Văn nghệ: Thế Lữ, đạo diễn sâu khấu; Lưu Hữu Đức, nhạc sĩ Hải Phòng; Đặng Đình Hưng, nhạc sĩ; Phạm Văn Đôn, họa sĩ; Lê Tám, cán bộ thanh niên; Tô Hải, cán bộ văn công quân đội; Lan Sơn, nhà văn; Sỹ Ngọc, họa sĩ (tr. 5-6)
Sỹ Ngọc Những trở ngại cho sáng tác  (III) (tr. 7)
Lê Đại Thanh Thăm các sân khấu thủ đô (tr. 10, 9)
29. 06. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Hội nghị Ủy ban CCRĐ trung ương lần thứ 9 (tr. 1)
29. 06. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 268 Văn Phác Mấy vấn đề về phong trào văn nghệ (tr. 3)
31. 06. 1956 (báo) Nhân dân Sỹ Tiến Sân khấu cải lương dưới chế độ mới (tr. 3)
Tháng 06. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 7 Nguyễn Chương Thực hiện lãnh đạo tập thể, phản đối lãnh đạo cá nhân (tr. 54-67)
03. 07. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: BCH TƯ ĐCS LX ra nghị quyết chống sùng bái cá nhân (tr. 1)
05. 07. 1956 (báo) Nhân dân   Tóm tắt nghị quyết của BCH TƯ ĐCS LX về vấn đề chống sùng bái cá nhân (tr. 3-4)
05. 07. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 128   Thông báo của Ban trù bị ĐHVNTQ lần thứ hai (tr. 1)
Chu Ngọc Một vài ý nghĩ nhỏ về những vở kịch được giải văn học 1954-55 (tr. 3)
L. A-ra-gông (Huy Phương trích dịch) Mấy vấn đề đảng tính trong văn học Pháp (tr. 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ, phỏng vấn của báo “Văn nghệ: Nguyễn Vượng (văn công TCCT); Thụy An (Hà Nội); Trương Qua (học sinh trường mỹ thuật); Hoài Tân (giáo viên, Quảng Yên); Kim Ngọc (văn công QĐ); Trần Kim Trắc (nhà văn QĐ); Huy Thông (phòng chính trị đoàn X.) (tr. 5-6)
  Nhận xét của Ban trù bị Đại hội về những thắc mắc đã phát hiện (tr. 6)
06. 07. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Ban trù bị ĐHVNTQ lần thứ hai mời đại biểu văn nghệ miền Nam ra dự đại hội (tr. 1, 4)
10. 07. 1956 (báo) Nhân dân   Xã luận: Hoan nghênh nghị quyết của BCH TƯ ĐCS LX về vấn đề chống sùng bái cá nhân (tr. 1)
12. 07. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 129 Giô-han-nét Bê-se (Nguyễn Đình Thi dịch) Trách nhiệm xây dựng văn học dân tộc (tr. 3)
W. Stơ-rit-ma-te (dịch) Sổ tay của người sáng tác (tr. 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Tranh luận về các vấn đề văn nghệ: Báo “Văn nghệ” nêu các vấn đề. Văn Chung (nhạc sĩ); Vĩnh Mai (nhà thơ); Huy Toàn (học sinh mỹ thuật) (tr. 6)
Chu Ngọc Một vài ý nghĩ nhỏ về những vở kịch được giải văn học 1954-55 (tiếp, hết) (tr. 7)
Lê Đại Thanh Thăm các sân khấu ca kịch thủ đô (tr. 8)
13. 07. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 272 Nguyễn Chí Thanh Vài kinh nghiệm về lãnh đạo tư tưởng: Ăn cơm mới nói chuyện cũ (tr. 1, 4)
19. 07. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 130 Chu Dương (Hồ Huy Chiểu dịch) Mấy vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn học Trung Quốc (tr. 2)
Lê-ô-nit Lê-ô-nốp Sổ tay của người sáng tác (dịch) (tr. 2)
Hữu Loan Đọc “Cá bống mú” của Đoàn Giỏi (tr. 3, 5)
Trần Công Bàn về làm phim chuyện: Vấn đề đạo diễn và diễn viên (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Tranh luận về các vấn đề văn nghệ:  Nguyễn Trọng Hợp: Người làm nghề vẽ phải được vẽ là chính (tr. 5); Trần Lê Văn: “Chủ nghĩa sự vụ hẹp hòi là một trở ngại cho việc làm thơ” (tr. 5); Vũ Tuấn Đức:“Hình ảnh của nhạc dân tộc như bức tranh thủy mạc (tr. 5, 6); Quang Phòng: “Vài ý kiến về bản sắc dân tộc của hội họa Việt Nam” (tr. 6); Nguyễn Thị Kim: “Phải đào tạo lớp cán bộ trẻ ngành điêu khắc” (tr. 6)
20. 07. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 274 Lê Vinh Quốc Những người máy (thơ) (tr. 2)
26. 07. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 131   Hai năm nỗ lực lớn lao (báo cáo trong cuộc họp văn nghệ sĩ miền Nam tại CLB Thống nhất 18/7/56) (tr. 1, 3)
  Mấy vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn học Trung Quốc (tr. 2)
Hữu Loan Sổ tay của người sáng tác (tr. 2) [về phát huy cá tính]
Trần Thanh Mại Đọc sách “Mấy vấn đề văn học” của Nguyễn Đình Thi (tr. 3, 9)
Quỳnh Hồ Đọc sách “Mùa bông điệp” (tr. 3)
Phạm Văn Khoa Xung quanh vấn đề làm phim chuyện (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Tranh luận về các vấn đề văn nghệ: Lưu Cầu: “Phục vụ kịp thời là rất đúng” (tr. 5); Phạm Văn Đôn: Hội họa Việt Nam trong cách mạng và kháng chiến có bản sắc dân tộc không? (tr. 5); Tổ kiến trúc trong tiểu ban mỹ thuật: “Mấy vấn đề công tác kiến trúc” (tr. 6); Văn Trọng (tập san “Giáo dục nhân dân”): “Có lập trường không đủ, phải có cá tính”  (tr. 6)
Lê Đại Thanh Sau buổi diễn vở “Trương Viên” (tr. 7)
27. 07. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 276   Trả lời bạn đọc: Để hiểu rõ thêm vụ rối loạn ở Pô-dơ-nan (tr. 4)
31. 07. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 277 V.H. Ý kiến về bài thơ “Những người máy” (tr. 2)
Tháng 07. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 8 Hồ Viết Thắng Nhận xét về CCRĐ đợt 5 (tr. 7-14)
Lê Văn Lương Mấy bài học trong công tác chỉnh đốn tổ chức của Đảng (tr. 15-22)
02. 08. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 132 Quang Dũng Giới thiệu một ít vốn cổ mỹ thuật Việt Nam (tr. 1)
Trương Chính Đọc sách “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng (tr. 2)
Phan Khôi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính của miền Nam (tr. 3)
Phạm Ngọc Trương Vở cải lương “Phụng nghi đình” của đội văn công Nam Bộ (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Văn Bình: “Khai thác và áp dụng vốn cổ như thế nào?” (tr. 5); Đỗ Quang Tiến: “Góp ý kiến về vấn đề viết về nông thôn” (tr. 5); Nguyễn Văn Hạnh: “Thư Mạc-tư-khoa” (tr. 6); Phan Vũ: “Mấy nhận xét về kịch” (tr. 6)
Châu Giang Nhân bài phê bình “Mấy vấn đề văn học” của ông Trần Thanh Mại (tr. 7)
Phạm Văn Khoa Xung quanh vấn đề làm phim chuyện (tiếp, hết) (tr. 7)
03. 08. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Hội Văn nghệ VN mở lớp nghiên cứu lý luận văn nghệ (tr. 3)
03.08. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 278 P.V. Hội nghị văn nghệ toàn quân kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm (tr. 1)
05. 08. 1956 (báo) Nhân dân Lê Hào Thư Bắc Kinh: “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” (tr. 3) [ngày 26/5/56 Lục Định Nhất nói chuyện về chính sách này của giới lãnh đạo TQ]
07. 08. 1956 (báo) Nhân dân:   Xã luận: Đẩy mạnh phê bình và tự phê bình (tr. 1)
09. 08. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 133:   Hội nghị sơ kết phong trào văn nghệ quân đội (tr. 1)
Bùi Hiển Sổ tay người sáng tác (tr. 2)
Phan Khôi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính của miền Nam (tiếp, hết) (tr. 3)
Lưu Hữu Phước “Trăm hoa đua nở” (về buổi diễn của văn công khu tự trị Thái Mèo) (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Trần Huyền Trân: “Nghiên cứu và phát triển chèo như thế nào?” (tr. 5); Vũ Cao: “Viết về bộ đội trong hòa bình hiện nay như thế nào?” (tr. 5); Hoàng Kiệt: “Mấy ý kiến về các tác phẩm hội họa” (tr. 6); Trần Thiếu Bảo (Nxb Minh Đức): “Trong văn nghệ, việc xuất bản là một việc quan trọng” (tr. 6)
10. 08. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 280 Lê Vinh Quốc Ý kiến về bài thơ “Những người máy” (tr. 3)
12. 08. 1956 (báo) Nhân dân Xuân Trường Đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Nxb. Văn nghệ tái bản lần thứ hai, tháng1/1956) (tr. 3)
13. 08. 1956 (báo) Nhân dân Lưu Hữu Phước Ngô Đình Diệm không có phép hát bài “Tiếng gọi thanh niên” (tr. 3)
16. 08. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 134 Nguyễn Tuân Tô Hoài và “Truyện Tây Bắc” (tr. 2)
Lục Định Nhất (VN trích dịch Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng (tr. 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Hà Văn Thư: “Đẩy mạnh việc phát triển văn nghệ dân tộc thiểu số” (tr. 7); Mạnh Thường: “Phải chú ý nâng cao tính khoa học của nhạc (tr. 7); Sỹ Ngọc: “Vốn cổ về mỹ thuật của Việt Nam như thế nào?” (tr. 8); Hoàng Huế: Phục vụ kịp thời là đúng nhưng không nên quan niệm máy móc (tr. 8)
23. 08. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 135   Lời kêu gọi các nhà văn châu Á (tr. 1) [nhân hội nghị nhà văn châu Á họp tại Ấn Độ từ 28 đến 30/7/56]
Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan (trong đoàn nhà văn VN) Hoan nghênh các nhà văn châu Á (tr. 1, 2)
Hạ Diễn (Phùng Hãng lược dịch) Trí thức chính là sức mạnh (tr. 2)
Huy Phương Trần Hữu Thung, một nhà thơ trẻ (tr. 2)
Tế Hanh Sổ tay của người sáng tác (tr. 3)
Lê Quốc Lộc Sơn mài có khả năng thực hiện tác phẩm lớn không? (tr. 4)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Sỹ Ngọc: “Áp dụng vốn cổ vào tranh như thế nào?” (tr. 8); Hồ Phương: “Viết về bộ đội” (tr. 8); Vũ Thư Hiên: “Góp ý kiến về phê bình văn học (thư Mạc-tư-khoa) (tr. 7); Bùi Quang Đoài: “Ý kiến về vấn đề phục vụ chính sách và vấn đề phê bình” (tr. 7); Hoàng Tuyết: “Văn học với thanh thiếu niên” (tr. 7)
P.V. Lớp nghiên cứu lý luận văn nghệ [do Hội VNVN tổ chức cho trên 200 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa từ 1 đến 18/8/56 tại Hà Nội] (tr. 8)
29. 08. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 285 Trần Dần Cách mạng tháng Tám (thơ) (tr. 5)
29. 08. 1956 Giai phẩm mùa thu 1956, tập I, Minh Đức xb.

[phụ bản Nghỉ trưa của Nguyễn Tư Nghiêm, in tại nhà in Quảng Nghi; bìa của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Minh Đức; ruột sách in tại nhà in Xuân Thu, Hà Nội, 64 tr. 16x24cm, số in: 318, số xuất bản: 48, in xong ngày 29/08/56, nộp lưu chiểu tháng 9/56 tại Hà Nội]

  Lời nhà xuất bản (tr. 1)
Phan Khôi Phê bình lãnh đạo văn nghệ (tr. 3-16)
Hoàng Cầm Những đoạn thơ tình (thơ) (tr. 17-21)
Hoàng Yến Bài hát cái thuyền (thơ) (tr. 22-23)
Hoàng Yến Nguyên vẹn một lời (thơ) (tr. 24-26)
Hữu Loan Đêm (thơ) (tr. 27-29)
Huy Phương Nhật ký đêm hè (thơ) (tr. 30-33)
Quang Dũng Trên đường chiều thứ bảy (thơ) (tr. 34-39)
Trần Lê Văn Bức thư gửi một người bạn cũ (tr. 40-47)
Nguyễn Bính Tỉnh giấc chiêm bao (thơ) (tr. 48-49)
Trần Duy Ốc sên không cánh mà bay cao (biếm họa) (tr. 50)
Lê Đại Thanh Núi sông đẹp búp hoa quỳ (thơ) (tr. 51-52)
Phác Văn Tuổi hai mươi (thơ) (tr. 53)
Trần Duy Tiếng sáo tiền kiếp (truyện ngắn) (tr. 54-63)
30. 08. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 136 Đỗ Quang Tiến Đọc truyện “Đôi mắt” của Nam Cao (tr. 2)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Nguyễn Văn Tý: ”Nắm thực tế như thế nào?”  (tr. 8); Trần Công: “Mấy ý kiến về vấn đề lãnh đạo của phòng văn nghệ quân đội” (tr. 8, 11); Sỹ Ngọc: “Hội họa cách mạng và kháng chiến có bản sắc dân tộc không?”  (tr. 9); Trần Lê Văn: “Cần mở rộng phê bình để đẩy văn nghệ tiến lên”  (tr. 9, 11)
06. 09. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 137 Nguyễn Công Hoan Cuộc họp trù bị cho Hội nghị các nhà văn châu Á (tr. 1)
Trần Thanh Mại Đọc “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc (tr. 2, 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956:
Sỹ Ngọc “Hội họa cách mạng và kháng chiến có bản sắc dân tộc không?” (tiếp) (tr.7)
Quang Dũng “Mấy ý nghĩ về thơ” (tr.7)
Phạm Năng Cường (ĐH Y khoa) "Vài ý kiến ngỏ cùng các nhà văn” (tr. 8)
Trúc Lâm (xưởng phim VN) “Cần phải có tiếng nói điện ảnh trong ĐHVNTQ sắp tới” (tr. 8)
Nguyễn Hữu Hiếu (nhạc sĩ) Nâng cao biểu diễn là một nhiệm vụ cấp bách (tr. 8)
07. 09. 1956 (báo) Nhân dân Trần Đức Thảo Lại một trò hề của bọn Mỹ - Diệm: Triết học duy linh (tr. 3)
08. 09. 1956 (báo) Tiền phong, s. 118   Báo “Tiền phong” mở cuộc thảo luận về tiền đồ của thanh niên (tr. 1)
  Đâu là tiền đồ của thanh niên? (thư của nhóm thanh niên cơ quan X.) (tr. 5)
08. 09. 1956 (báo) Độc lập, s. 218 Dương Đức Hiền Chính quyền miền Nam không thể bôi nhọ được bài “Tiếng gọi thanh niên” (tr. 4)
12. 09. 1956 (báo) Độc lập, s. 219 Trần Thanh Mại Góp thêm ý kiến về bài “Khai thác truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa” (tr. 7)
13. 09. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 138:   Văn nghệ: [BCH Hội tự phê bình: đã có thái độ không đúng, làm tổn hại tình đoàn kết giữa văn nghệ sĩ] (tr. 1)  [xã luận không có nhan đề]
  Vấn đề điển hình trong văn học nghệ thuật (Nguyễn Văn Sỹ dịch từ tạp chí “Văn học Xô-viết”) (tr. 2, 9)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956:
Quang Dũng Mấy ý nghĩ về thơ (tiếp) (tr. 8)
Lý Đăng Cao Mấy ý nghĩ về vấn đề chống công thức (tr. 8)
Quang Phòng, Đức Nùng Vấn đề bản sắc dân tộc của hội họa Việt Nam (tr. 7)
Phạm Quang Trăn Sáng tác tuyên truyền thời sự có phải là hạ thấp mức sáng tác không? (trao đổi với ý kiến Hoàng Huế ở VN số 134) (tr. 7)
16. 09. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Ban nghiên cứu lịch sử, văn học và địa lý VN thuộc Bộ giáo dục được Phủ Thủ tướng ra nghị định thành lập; nhà sử học Trần Huy Liệu được cử làm trưởng ban) (tr. 1)
19. 09. 1956 (báo) Độc lập, s. 221 Viết Phượng Qua lớp nghiên cứu chính trị, người trí thức nghĩ gì? (phóng sự) (tr. 3, 7)
Nguyễn Đình Nhân ngày khai giảng các trường trong niên khóa 1956-57: Góp ý về sáng tác cho thiếu nhi (tr. 7)
20. 09. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 139 Hoài Thanh Tôi đã sai lầm như thế nào trong việc phê bình bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần (tr. 2)
Yến Lan Một vài sự thật chung quanh vụ giải thưởng văn học 1954-55 (tr. 3)
Hoàng Huế Hai chữ “kịp thời” (tr. 8)
Quang Dũng Mấy ý nghĩ về thơ (tiếp, hết) (tr. 8)
20. 09. 1956

(báo) Nhân văn,  s. 1 (báo văn hóa xã hội; Chủ nhiệm Phan Khôi, Thư ký tòa soạn Trần Duy, trụ sở: 27 Hàng Khay, Hà Nội; in tại nhà in Xuân Thu; 6 trang khổ 42x54cm, giá bán mỗi số: 300đ)

Nhân văn Lời ra mắt (tr. 1)
Phan Khôi Trả lời một tờ báo ở Sài Gòn (tr. 1)
  Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề tự do dân chủ: Ý kiến của luật sư Nguyễn Mạnh Tường (tr. 1, 5)
Trích X.Y.Z. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng (tr. 1)
Nguyễn Sáng Khi trăng lên (sơn mài) (ảnh:Lúa Vàng, bản kẽm: Tham) (tr. 1)
Tổ Ba Người Chuyện có lý: Đây mới là thủ phạm (tr. 2)
  Hà Phi Tử: Ôn cũ biết mới: Tường đổ (tr. 2)
Hoàng Cầm

Tiến tới xét lại một vụ án văn học: Con người Trần Dần (hồi ký) (tr. 2, 4)

Nguyễn Sáng Chân dung Trần Dần (ký họa)
Lê Đạt Nhân câu chuyện mấy người tự tử (thơ) (tr. 3)
Hoàng Huế Phê bình: Một cuốn sách chụp mũ (tr. 5)
  Địa ngục miền Nam (tr. 5)
Trần Duy Hậu trường sân khấu “tố cộng” ở miền Nam (biếm   họa) (tr. 5)
Hà Bá Chưa đẹp (tr. 5)
Trần Công Chống bè phái trong văn nghệ (tr. 6)
Người Quan Sát

Chuẩn bị Đại hội văn nghệ toàn quốc: Một đợt học tập và đấu tranh (tr. 6, 5)

 
Trúc Lâm Không phải truyện cười: Cửa hàng bán giấy; Trọng lễ  không nên thất lễ; Giấy mời (tr. 6)
23. 09. 1956 (báo) Cứu quốc, s. 2779 Bùi Huy Phồn Thái độ phê bình của ông Phan Khôi trong bài “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” (tr. 7)
25. 09. 1956 (báo) Nhân dân Nguyễn Chương Mấy điểm sai lầm chủ yếu trong báo “Nhân văn” và tập “Giai phẩm mùa thu” (tr. 4)
26. 09. 1956 (báo) Nhân dân Xuân Trường Một thái độ phê bình không đúng. Một quan niệm sai lầm về nghệ thuật (tr. 4)
27. 09. 1956 (báo) Nhân dân Thúc Đại Vài ý kiến nhân đọc “Giai phẩm mùa thu” tập I (tr. 4)
27. 09. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 140 Trương Tửu Chủ nghĩa nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du (tr. 1, 5)
Nguyễn Tuân Về giải thưởng văn học 1954-55 (tr. 2, 6)
Nguyễn Đình Thi Một vài sai lầm khuyết điểm trong sự lãnh đạo văn nghệ (còn nữa) (tr. 3, 6)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956:
Tế Hanh “Gắn liền với thời đại chúng ta” (một ít kinh nghiệm làm thơ) (tr. 7)
Văn Bình “Có hay không có bản sắc dân tộc?” (tr. 8)
Trung Vũ: "Vấn đề học tập cho diễn viên” (tr. 8)
28. 09. 1956 (báo) Nhân dân   Đồng chí Chu Dương đọc tham luận về vấn đề văn học nghệ thuật tại Đại hội 8 ĐCS Trung Quốc (tr. 4)
29. 09. 1956 (báo) Nhân dân Nguyễn Hữu Thọ Mấy ý kiến phê bình bài thơ “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” trong báo “Nhân văn”  (tr. 3)
29. 09. 1956 (báo) Tiền phong, s. 121 Trần Việt Đọc bài phê bình “Một chuyện tuyệt giao” của Hoàng Huế trong báo “Nhân văn” số 1: Sách chụp mũ hay chụp mũ sách? (tr. 1, 6)
29. 09. 1956 (báo) Độc lập, s. 224 Lê Văn Nhàn Đặt vấn đề phê bình lãnh đạo văn nghệ như thế nào cho đúng đắn? (tr. 4)
30. 09. 1956 (báo) Cứu quốc, s. 2780 Tú Mỡ Bác Phan Khôi thiếu thành thật và thiếu thẳng thắn trong phê bình (tr. 7)
30. 09. 1956 (báo) Nhân dân (Vũ Tuất Việt dịch của Lục Định Nhất) Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng (tr. 3- 4)
30. 09. 1956

(báo) Nhân văn,  s. 2 (báo văn hóa xã hội; Chủ nhiệm Phan Khôi, Thư ký tòa soạn Trần Duy, trụ sở: 43 Tràng Tiền, Hà Nội; in tại nhà in Xuân Thu, 6 trang khổ 42x54cm, giá bán mỗi số: 300đ)

Trần Duy Phấn đấu cho trăm hoa đua nở (tr. 1, 2)
Trần Lê Văn Không sợ địch lợi dụng (tr. 1, 5)
  Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề tự do dân chủ: Ý kiến của Ô. Đào Duy Anh, nhà sử học (tr. 1, 2)
Sỹ Ngọc Đi đấu tranh (tranh sơn mài, ảnh Lúa Vàng, bản kẽm Tham) (tr. 1)
  Bạn đọc phát biểu về những bài phê bình báo “Nhân văn” số 1 (ý kiến Nguyễn Tuân, sinh viên đại học văn khoa; Quang Phòng, họa sĩ) (tr. 1, 2)
Trần Y Du Địa ngục miền Nam (tr. 2)
Phan Vũ Xem phim “Anh gắng nuôi con” (tr. 2)
Hoàng Tích Linh Xem mặt vợ (kịch ngắn một hồi) (tr. 3, 4)
Pha Y [bị chụp mũ] (tranh châm biếm) (tr. 3)
En-xa Tơ-ri-ô-lê (Tử Phác dịch) A-lếch-xăng Fa-đê-ép (tr. 4)
Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy Trả lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân dân: Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị (tr. 1, 6, 5)
Lã Tử Thật giả khó phân (trích Cổ học tinh hoa) (tr. 5)
Trần Công Chống bè phái trong văn nghệ (tiếp, hết) (tr. 6)
Trúc Lâm, Y Du Không phải truyện cười (tr. 6)
Sỹ Ngọc Hoài Thanh – Trần Dần (biếm họa)
30. 09. 1956

Giai phẩm mùa thu, tập II, Minh Đức xb.; [phụ bản Trong hầm mỏ, tranh khắc gỗ của Bùi Xuân Phái, in tại nhà in Quảng Nghi; bìa của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Minh Đức; ruột sách in tại nhà in Sông Lô, Hà Nội, 72 tr. 16x24cm, số in: 318, số xuất bản: 49, in xong ngày 30/09/56, nộp lưu chiểu tháng 9/56 tại Hà Nội]

 
  Lời nhà xuất bản (tr. 1)
Trương Tửu Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ (tr. 3-14)
Hoàng Cầm Em lên sáu tuổi (thơ) (tr. 15-19)
Trần Lê Văn Một đêm không ngủ (truyện ngắn) (tr. 20-26)
Quang Dũng Những cô hàng xén (thơ) (tr. 27-29)
Phan Khôi Ông bình vôi (tạp văn) (tr. 30-31)
Trần Duy Những người khổng lồ (tr. 32-38)
Bùi Xuân Phái Trong hầm mỏ (tranh khắc gỗ) (phụ bản)
Phùng Quán Thơ cái chổi: Chống tham ô lãng phí (tr. 39-42)
Tô Vũ Giấc mộng cây đa (bài hát) (tr. 43-44)
Trần Công Một vài ý nghĩ (thơ) (tr. 45-48)
Lê Đại Thanh Cuốn sổ tay (ghi chép) (tr. 49-56)
K. Tìm ưu điểm (ngụ ngôn) (tr. 57)
Hồng Lực Tiếng nói của tình yêu (thơ) (tr. 38)
Hữu Loan Cùng những thằng nịnh hót (thơ) (tr. 59-62)
Hoàng Huế Một bản đề án về Đại hội văn nghệ lần thứ hai (tr. 63-70)
01. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 703 Thời Mới Vấn đề phê bình lãnh đạo để xây dựng một chính sách văn nghệ phù hợp với cách mạng, lợi ích cho nhân dân (tr. 2)
  Lời phát biểu của luật sư Vũ Thị Hiển trong buổi bế mạc khóa nghiên cứu chính trị dành cho trí thức do trường đại học nhân dân tổ chức (tr. 1, 4)
02. 10. 1956

(báo) Nhân dân

 
  Cảm tưởng của một số bạn trí thức trong buổi bế mạc lớp nghiên cứu chính trị trường Đại học nhân dân [luật sư Vũ Thị Hiển, kỹ sư Đào Trọng Kim] (tr. 3)
02. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 704 Bắc Dân Ngành xuất bản đã được chiếu cố (tr. 2) [về việc ngày 01/10/56 sở thuế trung ương thông cáo miễn thuế doanh nghiệp và lợi tức doanh nghiệp cho ngành xuất bản]
03. 10. 1956 (báo) Nhân dân Ngô Tiểu Lộ, Nguyễn Quý Tảo, Hoàng Ước Bạn đọc viết: Nhận xét một số bài thơ trong báo “Nhân văn” và “Giai phẩm mùa thu” tập I   (tr. 3)
03. 10. 1956 (báo) Tiền phong, s. 122 Thế Hồ Ý kiến bạn đọc: Quanh quyển “Một chuyện tuyệt giao” (tr. 4)
03. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 225 Nhất Hiên /Bạn đọc viết/ Thái độ phê bình trong bài thơ “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” của Lê Đạt trong số 1 báo “Nhân văn” 20/9  (tr. 4-5)
04. 10. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 141   Thông cáo ngày 2/10/1956 của Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam [1/ về việc phê bình bài “Nhất định thắng”; 2/ Về giải thưởng văn học 1954-55] (tr. 3)
  Vấn đề điển hình trong văn học nghệ thuật (Nguyễn Văn Sỹ dịch từ tạp chí “Văn học Xô-viết”) (tiếp, hết) (tr. 2, 9)
Lê Quang Đọc “Nhân văn” số 1 (tr. 7)
Chu Thiên Phê bình “Giai phẩm mùa thu” tập I (tr. 7, 8)
Nguyên Hồng Đọc “Truyện anh Lục” (tr. 3, 9)
04. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 706   Thời mới: Điểm báo: Báo “Nhân văn” do ông Phan Khôi chủ trương (tr. 2)
05. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Các trí thức dự lớp nghiên cứu chính trị trường đại học nhân dân VN tỏ lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐLĐVN, Hồ Chủ tịch và Chính phủ (tin VNTTX) (tr. 1)
05. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 707   Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam nhận rõ một số khuyết điểm trong công tác (tr. 1, 4) [về thông cáo của Ban TV Hội VNVN ngày 2/10/56]
Ng. Quỳnh (Đoàn TNLĐ cơ quan TƯ) Mấy ý kiến về bài phê bình “Một chuyện tuyệt giao”  của Hoàng Huế trong báo “Nhân văn” (tr. 2)
05. 10. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 44 Thanh Hao Một cuộc tranh luận (tr. 28-29) [về báo Nhân văn]
  Chúng tôi phỏng vấn (nhà giáo Hoàng Ngọc Phách, họa sĩ Trần Mạnh Tuyên) (tr. 30-31) [về báo Nhân văn số 1]
  Sinh hoạt trí thức: Thái Hà: Kết quả lớp nghiên cứu chính trị; Nguyễn Văn Ba: Buổi họp mặt anh chị em trí thức ở Pháp về ; VĐL: Nhóm Văn Sử Địa hoạt động ; Hoạt động câu lạc bộ (tr.31-33)
06. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo ngày 2/10/1956 của Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam [1/ về việc phê bình bài “Nhất định thắng”; 2/ Về giải thưởng văn học 1954-55] (tr. 3)
06. 10. 1956 (báo) Tiền phong, s. 123 Nguyễn Phan Thái độ chụp mũ trong bài “Một cuốn sách chụp mũ” của Hoàng Huế, “Nhân văn” số 1 ngày 20/9/56 (tr. 4)
06. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 708 Nguyễn Văn Đức, Trương Quang Tồn (thuế vụ Hà Nội) Những nhận xét về vấn đề phê bình văn nghệ và thái độ phê bình (tr. 2)
07. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Giáo sư Giô-li-ô Quy-ri nói về vấn đề phê bình tự phê bình và vấn đề tự do (Hoàng Tuấn Nhã dịch từ báo “Nhân đạo” Pháp) (tr. 3)
07. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 709 Nguyễn Văn Đức, Trương Quang Tồn (thuế vụ Hà Nội) Những nhận xét về vấn đề phê bình văn nghệ và thái độ phê bình (tr. 2) (tiếp, hết)
08. 10. 1956

Giai phẩm mùa xuân 1956, Minh Đức xuất bản (in lần thứ hai; phụ bản Lúa chín của Nguyễn Sáng, in tại nhà in Tiến Hưng, Hà Nội; bìa của Sỹ Ngọc, Văn Cao; ruột sách in tại nhà in Sông Lô, Hà Nội, 54 tr. 16x24cm, số in: …, số xuất bản: 50; hoàn thành ngày 8/10/56; nộp lưu chiểu tháng 10/1956 tại Hà Nội)

  Lời nói đầu (tr. 2)
Lê Đạt Làm thơ (thơ) (tr. 3-4)
Hoàng Cầm Mùa xuân đến rồi đây (thơ) (tr. 5-9)
Văn Cao Anh có nghe thấy không? (thơ) (tr. 10-11)
 

Trích Thông cáo của Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam ngày 2/10/56 về vấn đề phê bình bài thơ “Nhất định thắng” của Trần   Dần (tr. 12)

Trần Dần Nhất định thắng (thơ) (tr. 13-27)
Tô Vũ Trên đường giữa mùa xuân (bài hát) (tr. 28)
Phùng Quán Thi sĩ và công nhân (thơ) (tr. 29)
Lê Đạt Mới (thơ) (tr. 30-31)
Nguyễn Sáng Hoa đào vẫn nở (thơ) (tr. 32-33)
Hoàng Cầm Thơ qua đài phát thanh (thơ) (tr. 34-36)
Lê Đạt Mỗi ngày mỗi lớn (thơ) (tr. 37-38)
Tử Phác, Văn Cao Mưa xuân (nhạc) (tr. 39-44)
Sỹ Ngọc Sổ tay (tr. 45-46)
Trần Dần (kể), Lê Đạt (ghi) Lão Rồng (tr. 47-49)
10. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 227 Ngô Quân Miện /Góp ý kiến vào Đại hội văn nghệ toàn quốc/ Văn nghệ của ta cần có tính chất toàn dân (tr. 6)
11. 10. 1956 (báo) Văn nghệ , s. 142 Nguyên Hồng Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của anh (tr. 1, 9)
Hữu Loan Phê bình “Thơ chiến sĩ” của Hồ Khải Đại (tr. 3)
Thụy An Nhân xem phim “Anh gắng nuôi con”, đặt lại vấn đề “tân hiện thực” (tr. 4-5, 9)
Huy Phương Phê bình đả kích, một mặt của chủ nghĩa hiện thực xã hội (tr. 7, 9)
Lê Văn Hải Đọc bài “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ (Giai phẩm mùa thu, tập II) (tr. 8)
12. 10. 1956 (báo) Nhân dân Trọng Anh Một thứ nghệ thuật tách rời cuộc sống (Về “Tiếng sáo tiền kiếp”, “Những người khổng lồ” của Trần Duy trong “Giai phẩm mùa thu” tập I) (tr. 3)
13. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 228: Trương Chính /Đọc sách/ Một vài nhận xét về “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng (tr. 6-7)
14. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Lời phát biểu ngày 12/10/1956 của Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về bài “Con người Trần Dần” đăng trên “Nhân văn” số 1 (tr. 4)
14. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 716   Lời phát biểu của Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị về bài “Con người Trần Dần” đăng trên “Nhân văn” số 1 (tr. 1)
15. 10. 1956

(báo) Nhân văn,  s. 3 (báo văn hóa xã hội; Chủ nhiệm Phan Khôi, Thư ký tòa soạn Trần Duy, trụ sở: 43 Tràng Tiền, Hà Nội; in tại nhà in Xuân Thu, 6 trang khổ 42x54cm, giá bán mỗi số: 300đ)

 
Trần Đức Thảo Nỗ lực phát triển tự do dân chủ (tr. 1, 5)
Đặng Văn Ngữ Bác sĩ Đặng Văn Ngữ trả lời về mở rộng tự do và dân chủ (tr. 1, 6)
Sỹ Ngọc Vũ Trọng Phụng (đồ họa chân dung) (tr. 1)
Trần Công, Trần Thịnh Đã tiến được một bước, cần tiến thêm bước nữa (tr. 1, 6)
Nhân văn Thờ ơ với Vũ Trọng Phụng là khuyết điểm lớn (tr. 2)
  Kỷ niệm ngày Vũ Trọng Phụng tạ thế (13-10-1939) - Một bài bút chiến của Vũ Trọng Phụng: Để trả lời báo Ngày nay: “Dâm hay là không dâm” (tr. 2)
Trần Bái, Phùng Bảo Kim Ý kiến bạn đọc: Về mấy bài phê bình báo “Nhân văn” (tr. 2)
  Quảng cáo cho báo Trăm hoa số 1 ra ngày 18/10/56 (tr. 2)
Hoàng Cầm Đọc lại “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng (tr. 3)
Hữu Tâm, Thanh Bình Phê bình bài Tự phê bình của ông Hoài Thanh (tr. 3, 5)
Trần Phương Coi trọng ý kiến và con người anh chị em biểu diễn nghệ thuật (tr. 3)
Thơ Mai-a-kốp-ski (Trần Dần dịch và chú thích) Nói lớn (tr. 4)
Chu Ngọc Quần chúng đã chán ghét lối “chặn họng” ấy rồi (tr. 5)
Nhân văn Mấy lời chân tình gửi bạn đọc: Về dư luận xung quanh Nhân văn (tr. 5)
Hà Bá Chưa đẹp mắt: Trang trí và Trật tự (tr. 5)
Y Du Địa ngục miền Nam : Quốc hồn quốc túy (tr. 6)
Hàn Phi Tử Ngọc bích họ Hoà (Cổ học tinh hoa) (tr. 6)
  Danh sách những người góp tiền ra báo (tr. 6)
  Thông báo: Tại sao Nhân văn bán 300 đ? (tr. 6)
  Thông báo của Phan Khôi (tr. 6)
16. 10. 1956 (báo) Nhân dân Hoàng Xuân Nhị Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta (tr. 3)
17. 10. 1956 (báo) Nhân dân Hoàng Xuân Nhị

Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta (tiếp, hết) (tr. 3)

18. 10. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 143 Đặng Thai Mai Lỗ Tấn, gương tranh đấu (tr. 1, 2)
Lỗ Tấn (Phan Khôi dịch) AQ chính truyện (tr. 3)
Lâm Quang Huyên Lời một bạn đọc gửi các bạn văn nghệ sĩ [nhận xét thơ văn cải cách ruộng đất] (tr. 4)
  Lời phát biểu ngày 12/10/1956 của Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về bài “Con người Trần Dần” đăng trên “Nhân văn” số 1 (tr. 7)
Xuân Thiêm Mấy ý kiến về lãnh đạo sáng tác trong quân đội (nhân đọc bài cuả Trần Công) (tr. 7, 8)
  Tin: [đoàn nhà văn VN đi TQ dự kỷ niệm 20 năm mất Lỗ Tấn gồm Phan Khôi và Tế Hanh đã lên đường 16/10/56]
20. 10. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày thứ bảy; chủ nhiệm kiêm chủ bút : Nguyễn Bính ; tòa báo : 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội ; in tại nhà in Trần Hữu Tích, 59 Phan Thanh Giản, Hà Nội ; 8 trang 42x29cm ; giá 300 đồng), s. 1  Trăm Hoa Hoa lại nở (lời ra mắt)
Tê Hát Tú Mỡ không chịu ở chung một bị với Hoài Thanh, Ng. Đ. Thi (biếm họa)
Nguyễn Bính Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ Giải thưởng văn học 1954-1955 (tr.2-3)
Tr.H. Kỷ niệm ngày nhà văn Vũ Trọng Phụng từ trần, 13-10-1939
Vũ Trọng Phụng Số đỏ, tiểu thuyết, trích (tr. 3, 7)
Tê Hát Da ngựa bọc thây (biếm họa về lời Yến Lan)
  ‟Tầm vông vạt nhọn” : Sơn Nhân (Văn minh Hoa kỳ đã mang vào miền Nam nhiều thứ hoa ... kỳ)
  ‟Việc làng việc nước” : Trăm Hoa (Tin mừng ; Lại miễn thuế ; Ông bình vôi ; Ông Phan Khôi có nói xấu chế độ ta không ?)
Người Hà Nộ (Chúng tôi đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu)
Tê Hát Trương Tửu khấn 5 vị để đả tệ sùng bái cá nhân (biếm họa)
Hữu Loan Màu tím hoa sim, thơ
Sê-cốp (A. Tchekhov) 

Cái hắt hơi (truyện ngắn, Triêu Dương dịch)

 

 

“Chuyện vặt hàng tuần” : Diêm Thống nhất giá ao không thống nhất – Đại tiền môn sao lại ra cửa sau – Báo Trăm Hoa ra câu đối

“Hoa cười”: Lê Thị Thảo (Đừng khóc thế) ; Lân (Em đừng sợ) ; Ngô Hòa (Kiểu cách không phải lối ; Khó gì ; Thất chính trị) ; Lê Tiến (Tiện quá) ; Vũ Hoàng (Hao tài tốn của ; Thầy số mới ; Ma ngoan cố) ;

 

20. 10. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 45 Vũ Đình Liên Những tác phẩm chữ Hán trong nền văn học Việt Nam (tr. 21-22)
Song Bân /Tư tưởng và sinh hoạt/ Nhân một cuộc tranh luận (tr. 23-25)
Lỗ Tấn Phi công (Trần Văn Tấn dịch) (tr. 26-29)
  Lời phát biểu của Cục Tuyên huấn về bài ‘Con người Trần Dần’ đăng trên báo ‘Nhân văn’ số 1 (tr. 30)
24. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 231   Xã luận: Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc trong việc sửa chữa sai lầm (tr. 1)
25. 10. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 144 Lê Trung Thực Phê bình bài “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ” của ông Trương Tửu  (tr. 7, 8)
Anh Tuấn Góp ý kiến viết về công nhân  (tr. 8)
Thanh Tâm Tổ chức một câu lạc bộ đúng với nghĩa của nó (tr. 8)
  Tin: lễ kỷ niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng do Hội VNVN và Nxb  Minh Đức tổ chức tại nhà hát lớn (tr. 3); Nxb Văn nghệ sắp phát hành “Thơ Việt Nam 1945-56” và “Tuyển tập văn 1945-56” (tr. 9)
  Một bài thơ thách họa: “Đả đảo ông quan liêu” (bài xướng của Trần Văn Quát) (tr. 9)
27. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 232   Xã luận: Một nguyên nhân sai lầm: tư tưởng tả khuynh (tr. 1)
Lê Công Định /Nhân dịp hội nghị UBTW MTTQVN/ Mặt trận và vấn đề sửa sai (tr. 5)
28. 10. 1956 (báo) Nhân dân Đào Anh Kha Gặp các bạn trí thức và viên chức (tr. 3)
28. 10. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật ; chủ nhiệm kiêm chủ bút : Nguyễn Bính ; tòa báo : 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội ; in tại nhà in Trần Hữu Tích, 59 Phan Thanh Giản, Hà Nội ; 8 trang 42x29cm ; giá 300 đồng), s. 2  Nguyễn Bính

(Câu chuyện anh Tố tức Thiết Vũ đến sinh sự tại trụ sở báo  “Trăm Hoa”  chiều thứ hai 22-10-1956)

Vương Cầm Thi (Tay lại cầm tay, thơ)
Nguyễn Bính Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ Giải thưởng văn học 1954-1955 (tiếp, hết)
Hương Mai (Bức tranh ở viện bảo tàng, về buổi diễn của đoàn Chim Sơn Ca, Romania tại Nhà hát nhân dân Hà Nội)
  Trại Hàng Hoa (Nhặt sâu hoa)
 

“Chuyện thời xưa”: Xuân Thu ()Đồ vật cũ, trích “Đông Chu liệt quốc”

  ‟Tầm vông vạt nhọn” : Sơn Nhân (Quân dịch hay ôn dịch ?)
  “Chuyện vặt hàng tuần” : Trường An (Diêm Thống nhất giá đã thống nhất ; Hoài Minh (Chuyện đôi đũa)
 

‟Việc làng việc nước” : Hàm Tiếu (Ông Phan Khôi có nói xấu chế độ không ?) ; Vũ Y, Khả Phượng, Lân (Hai thái độ thô bạo đối với tình yêu của thanh niên) ; Mộ Thanh (Phải tôn trọng quyền tự do luyến ái và hôn nhân của thanh niên)

Pha Y

(Thiên hạ đua nhau chụp mũ sằng, biếm họa)

Yến Lan

(Tái bút, thơ)

Nguyễn Thành Long

(Gặp lại, truyện ngắn)

29. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Tin: Lễ kỷ niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng tại Nhà hát Lớn Hà Nội (tr. 1)
Đào Anh Kha Gặp các bạn trí thức và viên chức (tiếp, hết) (tr. 3)
29. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 726   Tin: Tối 27/10 tại Nhà hát Thành phố: Kỷ niệm nhà văn Vũ Trọng Phụng: nhà văn được cách mạng cảm ơn! (tr. 1)
30. 10. 1956

Giai phẩm mùa thu, tập III, Minh Đức xb.; [bìa của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Minh Đức; ruột sách in tại nhà in Xuân Thu, 89 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, in 3200 cuốn 68 tr. 16x24cm, số in: 330, số xuất bản: 51, in xong ngày 30/10/56, nộp lưu chiểu tháng 5/11/56 tại Hà Nội]

Trương Tửu Văn nghệ và chính trị (tr. 3-18)
Mai Hanh Những cánh cửa đời (thơ) (tr. 19-21)
Nguyễn Mạnh Tường Vừa khóc vừa cười (tr. 22-25)
Phùng Quán Người dũng sĩ trên sông Bồ (trích truyện ký) (tr. 26-32)
Đào Duy Anh Muốn phát triển học thuật (tr. 38-46)
Phan Khôi Ba bài thơ ngắn: Hồng gai, Hớt tóc trong bệnh viện quân y , Nắng chiều (tr. 47)
Chu Ngọc Chúng ta gắng nuôi con (hoạt cảnh) (tr. 48-56)
Jovan Djordjevic (Bùi Quang Đoài dịch, Nguyễn Mạnh Tường viết lời dẫn) Chủ nghĩa xã hội và nhà nước. Tổ chức chính trị của Nam Tư (tr. 57-67)
30. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) của BCH TƯ ĐLĐVN (tr. 1, 4)
  Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) của BCH TƯ ĐLĐVN về việc cử lại Tổng bí thư BCHTƯ (tr. 1)
  Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của BCH TƯ ĐLĐVN về việc thi hành kỷ luật đối với những ủy viên trung ương phạm sai lầm trong việc chỉ đạo công tác CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (tr. 1)
30. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 727   Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) của BCH TƯ ĐLĐVN về việc cử lại Tổng bí thư BCHTƯ (tr. 1)
  Những nhận định của Hội nghị lần thứ 10 của BCH TƯ ĐLĐVN (tr. 1, 4)
  Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của BCH TƯ ĐLĐVN về việc thi hành kỷ luật đối với những đồng chí ủy viên trung ương phạm sai lầm trong việc chỉ đạo công tác CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (tr. 1)
31. 10. 1956 (báo) Nhân dân   Bài nói chuyện của Đồng chí Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ chính trị TƯ ĐLĐVN về NQ của Hội nghị TƯ lần thứ 10 tại cuộc mít tinh  29/10/1956 của nhân dân thủ đô (tr. 1, 2-3, 4)
31. 10. 1956 (báo) Thời mới, s. 728   Một vạn đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô đã họp mặt để nghe nói chuyện về Nghị quyết của Hội nghị TƯ ĐLĐVN lần thứ 10 (tr. 1, 4)
  Trích bài nói chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ủy viên BCT TƯ ĐLĐVN, tại nhà hát nhân dân tối 29/10/56 (tr. 1, 4)
31. 10. 1956 (báo) Độc lập, s. 233 Đỗ Đức Dục Mở rộng dân chủ (tr. 1)
Trương Chánh Hân /Bạn đọc viết/ Phải bảo đảm quyền tự do dân chủ (tr. 5, 8)
Tháng 10. 1956 (tạp chí) Học tập, s. 10   Xã luận: Phấn đấu thực hiện Nghị quyết của Hội nghị TƯ lần thứ 10 (mở rộng) (tr. 3 - 5)
  Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) của BCH TƯ ĐLĐVN (tr. 6 -12)
Minh Nghĩa Nguồn gốc tư tưởng của những sai lầm trong CCRĐ và CĐTC (tr. 13- 22)
Nguyễn Duy Trinh Phát triển chế độ dân chủ nhân dân và bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân (tr. 23-32)
Hồng Chương Chính trị và văn nghệ (tr. 33-47)
01. 11. 1956 (báo) Nhân dân   Xã luận: Thành khẩn thừa nhận sai lầm để kiên quyết sửa chữa (tr. 1)
01. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 729   Tin: Hồ Chủ tịch đã tự nhận trách nhiệm trong việc sai lầm vì toàn Đảng đã giao trách nhiệm cho Trung ương Đảng trong đó có Hồ Chủ tịch chịu trách nhiệm chung, và đã kêu gọi đoàn kết sửa chữa sai lầm (tr. 1, 4) [tường thuật Hồ chủ tịch đến thăm hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp về nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 10]
  Trích bài nói chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 12 điểm chính sách để sửa chữa sai lầm CCRĐ ở nông thôn (tr. 1, 4)
02. 11. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo của Hội đồng chính phủ (tr. 1, 4) [về CCRĐ: cách chức các ông Hồ Viết Thắng, Lê Văn Lương; trả tự do cho những người bị bắt, bị xử trí oan, sai, v.v…]
02. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 730   Tin: HĐCP đã quyết định một số biện pháp theo khả năng tài chính nhà nước để giảm bớt khó khăn và cố gắng cải thiện đời sống một phần sinh hoạt của cán bộ viên chức, công nhân và bộ đội… và HĐCP đã nghị quyết đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân và tăng cường chế độ pháp trị dân chủ (tr. 1, 4)
  Bình luận: Nhận định mới của Đảng về việc mở rộng và bảo đảm tự do dân chủ cho nhân dân hết sức phù hợp với tình hình miền Bắc (tr. 1, 2)
  Trích bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Mở rộng tự do dân chủ như tự do cá nhân, đi lại, hội họp, ngôn luận; báo chí phải sửa chữa lối viết công thức và phải phản ánh sự thực mà quần chúng mong đợi (tr. 1, 4)
02. 11. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 145 Nguyễn Hữu Đang Từ Pờ-rô-lê-kuyn đến “Trăm hoa đua nở” (tr. 2, 11)
K. Si-mô-nốp (Nguyễn Văn Sỹ dịch) Truyền thống Mai-a-kốp-ski (tr. 3)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Văn nghệ: Hoàn thành việc chuẩn bị ĐHVNTQ (tr. 5); Trần Lê Văn: Chúng ta đã bàn tới những vấn đề gì trong trang Đại hội? (tr. 5, 11); Mạnh Phú Tư: Sự cố gắng chủ quan của nhà văn (tr. 6, 7); Sỹ Ngọc: Mấy ý kiến về việc thành lập Hội các nhà điêu khắc và họa sĩ Việt Nam (tr. 6)
  Lời phát biểu của cụ Phan Khôi trong buổi khai mạc đại hội kỷ niệm hai mươi năm ngày Lỗ Tấn từ trần tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) (tr. 10)
03. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 731   Tin: Hội nghị UBTƯMTTQVN hoan nghênh tinh thần của TƯ Đảng đã nghiêm khắc kiểm thảo những khuyết điểm của mình về lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện CCRĐ (tr. 1, 2)
  Trích bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đi đôi với tăng cường, cần phải giữ vững giá hàng, có kế hoạch cung cấp hàng hóa, đấu tranh chống tham ô lãng phí và phải chăm nom đời sống của công nhân, cán bộ viên chức (tr. 1, 4)
03. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 234 Hoàng Văn Đức Đảng Dân chủ Việt Nam trước những khuyết điểm sai lầm… (tr. 1, 5)
Nam Trân Hát bội, một môn nghệ thuật cần phát triển (tr. 6)
04. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 732 Hoàng Văn Đức (UVTƯ đảng Dân chủ VN) Nguyên nhân vì sao tiếng nói của nhân dân không đến Đảng? Nguyên nhân vì sao TƯ Đảng chỉ tin vào báo cáo và dựa vào quan điểm của bộ phận phụ trách mà không chú ý đến tiếng nói và ý kiến của nhân dân? (tr. 1, 4)
04. 11. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in Trần Hữu Tích, 59 Phan Thanh Giản, Hà Nội ; 8 trang 42x29cm ; giá 300 đồng), s. 3  Phạm Tường Hạnh (Một vài ý kiến về bài Giải thưởng văn học 54-55 của Nguyễn Tuân, báo « Văn nghệ » s. 140
Pha Y (biếm họa : lấy tư cách cán bộ khi hỏi mua thuốc lá, lấy tư cách cá nhân khi hành hung dân)
Hồng Cầu (Lê-nin hết sức chú ý đến văn học)
Tr.H. (Một bông hoa bị vùi dập : bài thơ « Chiếc lược »)
Thụy An (Chiếc lược, thơ)
  ‟Tầm vông vạt nhọn”: Sơn Nhân (Vợ bắt thói chồng)
  ‟Việc làng việc nước”: Trần Nguyên (Những bản thông cáo quan trọng của BCH TƯ Đảng Lao động VN)
  Trăm Hoa (Việc làng báo)
  ‟Thi họa thơ”: Trần Văn Quát (Cảnh giác !!!)
  ‟Chúng tôi đề nghị”: Trần Văn Huy (Cần phải thực hiện tinh thần bác ái nhân đạo, tôn trọng con người trong chính sách y tế của Đảng và Chính phủ)
  Đỗ Văn (Bài thơ  ‟Mùa thu đến‟, truyện)
  ‟Cuộc thi câu đối‟: giải nhất : Lê Kim
  ‟Chuyện thời xưa‟: Xuân Thu (Bổ óc chữa bệnh, trích Tam quốc chí)
  ‟Hoa cười‟: Nguyễn Thưởng (Chuyển hướng); Trần Huyền (Hai bố con)
  Phạm Long (Nhấm nháp cho vui)
  Thọ Cao (Đường)
  Thu Tâm (Câu chuyện tiền đồ)
  Sơn Giao (Gả cho ai)
  Lương Gia Minh (Không phải kim đâm)
  Hát Ca (Bệnh giấy tờ)
05. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 733   Tin: ĐH ĐB Đoàn TNCQVN sau 10 ngày làm việc đã thành công và bế mạc (tr. 1, 4)
  Hungary đang chìm trong tình trạng rối ren vô chính phủ (tr. 1, 3)
  Tin sau cùng: Im-rê Nát-giơ đã bị sụp đổ, chính phủ công nông cách mạng do ông Janos Kadar làm thủ tướng đã thành lập và ra một bản hiệu triệu với nhân dân (tr. 1, 4)
05. 11. 1956

(báo) Nhân văn,  s. 4 (báo văn hóa xã hội; Chủ nhiệm Phan Khôi, Thư ký tòa soạn Trần Duy, trụ sở: 43 Tràng Tiền, Hà Nội; in tại nhà in Xuân Thu, 6 trang khổ 42x54cm, giá bán mỗi số: 300đ)

Nguyễn Hữu Đang Cần phải chính quy hơn nữa (tr. 1, 5)
Người quan sát Sự thật về vụ xúc phạm thi sĩ Nguyễn Bính và báo Trăm hoa (tr. 1, 6)
  Nhân văn: Hoan nghênh Trung ương Đảng lắng nghe cán bộ và quần  chúng (tr. 1)
Trần Công Nửa tháng Liên hoan phim Liên Xô: Ô-ten-lô, một thành công của điện ảnh (tr. 1, 6)
  Nhân văn: Phản đối đế quốc Mỹ đem quân đội xâm nhập miền Nam Việt Nam (tr. 1, 5)
Trần Duy Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ (tr. 2)
  Tranh châm biếm (tr. 2)
  Quảng cáo cho Đất mới, Sáng tạo
  Quảng cáo ủng hộ báo Nhân văn
  Thông báo: Tại sao Nhân văn ra chậm và vẫn phải bán 300 đ?
L.H. Địa ngục miền Nam: Cô nhi viện: thiên đường hay địa ngục (tr. 2)
Tử Phác Tiếng nói của tâm hồn và trái tim (tr. 2)
Phùng Cung Con ngựa già của chúa Trịnh (truyện ngắn, minh hoạ  của Bùi Xuân Phái)
Trần Duy Nhân xem phòng triển lãm nghệ thuật dân gian Ru-ma-ni: nghệ thuật và thực dụng (tr. 4)
Văn Cao Những ngày báo hiệu mùa xuân (thơ) (tr. 4)
Bùi Quang Đoài Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị (tr. 5)
Thanh Châu Mua hàng mậu dịch (phóng sự) (tr. 6, 5)
Trúc Lâm, H.S. Không phải chuyện cười: Chung quanh tờ Nhân văn (tr. 6)
05. 11. 1956

(báo) Sáng tạo, s. 1 (“tờ báo của các bạn yêu điện ảnh sân khấu”; chủ nhiệm Trần Thịnh; thư ký tòa soạn Cao Nhị; ban biên tập: Hoàng Tích Linh, Trần Công, Cao Nhị, Thanh Châu, Nắng Mai Hồng, Trúc Lâm, Phan Vũ, Phan Tại, Nguyễn Đình Phúc, Sỹ Ngọc, Kỳ Nam, Trung Sơn, Vũ Phạm Từ, Anh Tâm, Lửa Mới, Nguyễn Sáng; khổ báo: 27x35 cm)

  Lời ra mắt
Trần Công Tiến tới thành lập Hội những người công tác điện ảnh
Nắng Mai Hồng Cần xét lại quan niệm của những người lãnh đạo nghệ thuật điện ảnh
P.V. Kỷ niệm Vũ Trọng Phụng
Tạ Hữu Thiện, Linh Phi Phỏng vấn về bộ phim truyện đầu tiên
Thanh Châu Thiếu tướng Nguyễn Sơn, người bạn của sân khấu, của văn nghệ sĩ
Kỳ Nam Góp thêm ý kiến với đồng chí Ni-cô-lai
Trúc Quỳnh Cảm ơn Phồn Y
Phan Vũ Tiếng nói của kịch nói
Cao Nhị Phim Liên Xô khắp nơi: Hai mẹ con; Thư cho bạn; Hay nhất dở nhất; Đại náo
Thanh Châu Giới thiệu nhà viết kịch nổi tiếng Ba Lan: Jerzy Szaniawsky
Trung Sơn “Bài học đường đời”, phim Liên Xô
Cao Nhị Bạn thấy phim Liên Xô thế nào?
P.V. Tin tức sân khấu điện ảnh
Triêu Dương Một nhà báo Mỹ nói về điện ảnh Mỹ
S.T. Cuộc thi đánh giá phim của báo “Sáng tạo”
Vũ Trọng Phụng Không một tiếng vang, trích đoạn
05. 11. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 46   Tổ quốc: Kiên quyết sửa sai để bảo vệ và phát triển chế độ của chúng ta (tr. 1-2)
Lê Thước-Vũ Đình Liên /Giới thiệu những tác phẩm chữ Hán của văn học Việt Nam/ Trương Hán Siêu (tr. 18-19)
Ninh Viết Giao Vũ Trọng Phụng, một nhà văn lỗi lạc (tr. 24-26)
07. 11. 1956

(báo) Nhân dân

  Nghị quyết của Hội đồng chính phủ về mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức  (tr. 1, 2)
07. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 735   Nghị quyết của Hội đồng chính phủ về mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức  (tr. 1, 4)
08. 11. 1956 (báo) Nhân dân   Trích nghị quyết của HĐCP về việc chấp hành chính sách cụ thể đối với phú nông, đối với những người bị vạch là thành phần bóc lột khác và những người có ít ruộng đất phát canh hoặc thuê người làm (tr. 1, 4)
  Chính sách đối với địa chủ sau CCRĐ (tr. 1, 4)
09. 11. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo ngày 8/11/1956 của Sở Báo chí trung ương về việc thi hành kỷ luật báo “Nhân văn” (tr. 4)
09. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 737   Đại biểu TƯ Đảng LĐVN trả lời các nhà báo ở thủ đô về vấn đề chung của bản thông cáo của Hội nghị TƯ lần thứ 10 (mở rộng) (tr. 1, 4) [Nguyễn Duy Trinh trả lời]
  Chính sách đối với địa chủ sau CCRĐ (tr. 3)
  Thông cáo về việc thi hành kỷ luận báo “Nhân văn” (tr. 4)
09. 11. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 146 (Xuân Diệu dịch M. Gorki) Nói về con người cũ và con người mới (tr. 2)
Tú Mỡ Giọng hót lạc điệu của “trạng mẹo” Phạm Duy Khiêm (tr. 2)
Trần Lê Văn, Thanh Tâm, Sỹ Ngọc Diễn đàn ĐHVNTQ: Trần Lê Văn: Chúng ta đã bàn tới những vấn đề gì trong trang Đại hội? (tiếp, hết) (tr. 5); Dự thảo chế độ công tác và sáng tác của ngành văn thơ (tr. 6); Thanh Tâm: Thư viện văn nghệ sẽ phải làm gì? (tr. 6); Sỹ Ngọc: Như thế nào là một họa sĩ và một nhà điêu khắc chuyên nghiệp? (tr. 7)
Hồ Dzếnh Nhớ Nguyễn Sơn (bút ký) (tr. 10, 11)
10. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 738   Hungary trước sau ngày sóng gió: Nguyên nhân nào đưa đến hỗn loạn ở Hungary? (tr. 1)
Đặng Quân Sơn (đảng DCVN, Hà Nội) Do việc chấp hành chính sách đăng ký và quản lý hộ khẩu cộng với ảnh hưởng CCRĐ ngoại thành: Giới công thương trí thức thủ đô khi liên hệ bản thân một số đông cho rằng: tư sản cũng bị coi như địa chủ, lo lắng cho tương lai, nghi ngờ các chính sách (tham luận tại hội nghị UBTƯ MTTQVN) (tr. 1, 3)
  Bá cáo của báo “Nhân văn” (tr. 4)
10. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 236   Xã luận: Thái độ của chúng ta (tr. 1) [trước các vụ Pô-zơ-nan ở Ba-lan, tình hình Hung-ga-ri]
Nguyễn Trung Khiêm (dịch theo tư liệu Trung Quốc) Tại sao ĐCSTQ đề ra phương châm ĐCS và các đảng phái dân chủ cùng nhau tồn tại lâu dài, giám sát lẫn nhau? (tr. 2)
Công Minh Cuộc thảo luận của cán bộ và trí thức để góp ý kiến xây dựng chính sách (tr. 4)
11. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 739   Bình luận: Chỉ có thực sự dân chủ mới triệt để chuyên chính được (tr. 1, 4)
  Tin ảnh: Nhà văn Phan Khôi nói chuyện trong buổi lễ kỷ niệm Lỗ Tấn tổ chức tại Bắc Kinh ngày 19/11/56 (tr. 1) [Ghi chú ảnh có thể có sai sót về thời điểm? 19 tháng Mười chứ không phải Mười Một?]
11. 11. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in Trần Hữu Tích, 59 Phan Thanh Giản, Hà Nội ; 8 trang 42x29cm ; giá 300 đồng), s. 4  Thanh Châu  Chỉ có kẻ nào yêu tha thiết mới có quyền trách móc và sửa đổi, thư gửi “Trăm Hoa”
Bích Lục

 Nặng về “thành phần chủ nghĩa” nên đã có những sai lầm lệch lạc trong chấm giải cuộc thi sáng tác văn nghệ, do Ty Văn hóa Nam Định tổ chức năm 1956?

Lưu Thủy

 Nhân đọc bài thơ “Chiếc lược”: Chẳng cứ gì một bông hoa đó bị vùi dập!

Lê Cẩm Hồ  Chiều, (thơ)
Trần Lê Văn

 Rang thóc, (thơ ngày kháng chiến)

Bùi Xuân Phái  biếm họa: Hậu quả của những cuộc “chụp mũ”
Nguyễn Thị Đông, Lưu Văn Vinh “Việc làng việc nước”: Nguyễn Thị Đông (Lệch lạc đấy); Lưu Văn Vinh (Quốc doanh rượu nhiều lãi quá!)
Văn Trào “Dự thi họa thơ”: Văn Trào (Cảnh giác)
Trần Nguyên “Chúng tôi đề nghị”: Trần Nguyên (Trừng trị kịp thời đúng mức những hành động vi phạm pháp luật /Hoan nghênh bản thông cáo của TƯ Đảng v/v thi hành kỷ luật trong sai lầm cải cách ruộng đất/)
Sơn Nhân “Tầm vông vạt nhọn”: Sơn Nhân (Loạn gái lầu xanh)
Sê-cốp (A. Tchekhov)

Con chó (truyện ngắn, Triêu Dương lược dịch)

Thanh Châu  Đêm Kiếp Bạc, (phóng sự ngắn)
  Trăm Hoa (Tại sao báo “Nhân Văn” bị cảnh cáo – Chúng tôi xin có lời khen Sở báo chí)
  “Hoa cười”: Phạm Anh Việt (Bị chỉnh); Sơn Giao (Rét; Ngã mất); Tiếu Tâm (Chiếu điện toàn phần); V.Đ. (Rào đón); Cao Sơn (Không sợ nữa); Nhật Thanh (Kén vợ); Lương Gia Ninh (Bổ sung); Thọ Cao (Tâm sự);
  Trạn Hàng Hoa (“Nhặt sâu hoa”)
14. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 742   Tin: UBHC Hà Nội đã sửa đổi điều lệ tạm thời quản lý hộ khẩu (tr. 1, 4)
  Đại biểu ĐLĐVN trả lời các nhà báo ở thủ đô: Cần mở rộng phê bình và tự phê bình trên báo chí (thuật lời ô. Nguyễn Duy Trinh trong cuộc họp mặt với các nhà báo thủ đô để trao bản thông cáo Hội nghị TƯ 10) (tr. 1, 4)
14. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 237)   Xã luận: Để bảo vệ có hiệu lực chế độ của chúng ta (tr. 1)
Mai Hồ Hung-ga-ri vẫn đứng vững trong khối xã hội chủ nghĩa (tr. 4)
Tháng 11&12 1956 (tạp chí) Học tập, s. 11 Trường Chinh Sửa sai và tiến lên (tr. 9-23)
Trần Công Tường và Hữu Trọng Ra sức gìn giữ và phát triển nền dân chủ nhân dân của ta (tr. 24-37)
Hồng Chương Thử bàn về tự do sáng tác (tr. 38-48)
16. 11. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 147 Trung Anh Suy nghĩ về vấn đề viết về những sai lầm trong cải cách ruộng đất (tr. 1, 7)
Nguyễn Hữu Đang Từ Pờ-rô-lê-kun đến “Trăm hoa đua nở” (tiếp) (tr. 3)
Bửu Tiến Dân tộc tính và nhân dân tính của hát bội (tr. 4)
Thanh Châu, Sỹ Ngọc, Tử Phác Diễn đàn ĐHVNTQ:  Thanh Châu: Sống và viết (tr. 5, 6); Sỹ Ngọc: Như thế nào là trình độ nghề nghiệp vững vàng và có căn bản? (tr. 5); Tử Phác: Tư tưởng và nghệ thuật (tr. 6)
Stơ-rít-mát-tơ (Thụy An dịch) Tinh-kô (truyện ngắn) (tr. 9)
17. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 238 Đặng Quân Sơn (Phó bí thư thành ủy Đảng Dân chủ VN TP. Hà Nội) Tham luận tại Hội nghị MTTQ thành phố các ngày 5, 6, 7/11/56 về vấn đề tự do dân chủ, kinh tế tài chính, và vấn đề trí thức (tr. 2)
20. 11. 1956 (báo) Nhân văn,  s. 5 (báo văn hóa xã hội; Chủ nhiệm Phan Khôi, Thư ký tòa soạn Trần Duy, trụ sở: 43 Tràng Tiền, Hà Nội; in tại nhà in Xuân Thu, 6 trang khổ 42x54cm, giá bán mỗi số: 300đ)

Nguyễn Hữu Đang

Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? (tr. 1, 2)
Người quan sát Bài học Ba Lan và Hung-ga-ri (tr. 1, 5)
Trần Duy Góp ý kiến về phần tự do dân chủ trong Nghị quyết TƯ lần thứ mười (1, 5)
Chu Ngọc Nguyễn Sơn, người đi đầu trong đuờng lối văn nghệ rộng rãi (tr. 1, 5)
H. L. Không có lý gì mà không tán thành trăm hoa đua nở (tr. 1, 5)
T. Duy Tranh châm biếm (tr. 1)
  Việc Sở Báo chí trung ương thi hành kỷ luật báo Nhân văn là bất hợp pháp (tr. 2)
  Tin ngắn: Nhiệt liệt chào mừng thủ tướng Chu Ân Lai sang thăm Việt Nam (tr. 2)
  Ý kiến bạn đọc:  X. M. và L. N. về việc báo Nhân dân phê bình báo Nhân văn (tr. 2)
Hàn Phi Tử Yêu nên tốt, ghét nên xấu (Ôn cũ biết mới) (tr. 2)
  Quảng cáo: Báo Nhân văn cần thêm nhiều đại lý ở các tỉnh (tr. 2)
Châm Văn Biếm Thi sĩ máy (truyện vui) (minh họa của Trần Duy) (tr. 3, 4)
Trần Dần Tôi đứng mênh mông chỉ mặt "ngài" Ngô (thơ) (tr. 4)
Hoàng Tố Nguyên Tiếng hát quê hương (thơ) (tr. 4)
  Quảng cáo cho tập thơ Cửa biểnNhân văn số 6 (tr. 4)
Trần Duy Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ (tiếp) (tr. 6, 5)
Cao Nhị Nửa tháng liên hoan phim Liên Xô: Mấy bộ phim dở (tr. 6, 5)
Thanh Tình và Bút Chì Không phải chuyện cười (tr. 6)
  Quảng cáo cho Đất mới tập 1 (tr. 6)
Tr. Hải An Tranh châm biếm của Tr. Hải An (tr. 6)
20. 11. 1956 (báo) Sáng tạo, s. 2: (tuần báo của nhóm ‘Sáng tạo’; chủ nhiệm Trần Thịnh; thư ký tòa soạn Cao Nhị; khổ báo: 27x35 cm) Nắng Mai Hồng Cần xét lại quan niệm của những người lãnh đạo nghệ thuật điện ảnh (tiếp theo)
Vũ Phạm Từ Có hiện tượng sùng bái phim Liên Xô không?
Kỳ Nam

/Điểm phim/: ‘Câu chuyện bỏ dở’, ‘Họ là những người đầu tiên’

  [thiếu tài liệu]
20. 11. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 47   Loạn đàn tạp ký (Hồ Lãng dịch theo ‘Tân quan sát’ TQ. 16/11/56)  (tr. 22-24)
Giang Nam Nhân bài của ông Song Bân bàn về văn nghệ (tr. 24, 33)
21. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 239 Nguyễn Ngọc Mở rộng dân chủ thực sự, đề phòng tự do bừa bãi (tr. 5)
23. 11. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 148 Chu Dương (Vũ Tuất Việt lược dịch) Phát huy tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật trong công cuộc kiến thiết XHCN vĩ đại (tr. 1, 2) [tham luận trong ĐH ĐCS TQ lần 8]
    Nguyễn Hữu Đang Từ Pờ-rô-lê-kun đến “Trăm hoa đua nở” (tiếp, hết) (tr. 3)
    Hoàng Trung Nho, Trần Lê Văn, Nguyễn Thành Long, Trần Công, Phạm Tuyên, Thanh Bình Diễn đàn ĐHVNTQ: Báo “Văn nghệ” phỏng vấn về “Tiêu chuẩn nhà văn” : Hoàng Trung Nho, Trần Lê Văn, Nguyễn Thành Long (tr. 5);Trần Công: Viết gì cho kịch bản phim chuyện? (tr. 6); Phạm Tuyên: Các bạn nhạc sĩ hãy sáng tác nhiều nữa cho các em thiếu nhi (tr. 6); Thanh Bình: Hội nghị văn nghệ sĩ Nam Bộ (tr. 7)
24. 11. 1956 (báo) Tiền phong, s. 137 Hoàng Lân (sinh viên SP văn khoa) Ý kiến bạn đọc: Đọc “Đất mới” (tr. 3)
24. 11. 1956 (báo) Độc lập, s. 240   Xã luận: Để có một chính sách đúng đắn đối với trí thức (tr. 1, 8)
25. 11. 1956 (báo) Nhân dân Văn Chu Có phải như vậy là dân chủ không? [trao đổi với ông Trương Chánh Hân, ở báo “Độc lập” số 233, đã yêu cầu cho mọi đảng phái, tổ chức, kể cả đối lập chính phủ, được thành lập] (tr. 3)
25. 11. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật ; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in Trần Hữu Tích, 59 Phan Thanh Giản, Hà Nội ; 8 trang 42x29cm ; giá 300 đồng), s. 5 Thạch Lựu Tiếng nói
Tê Hát

Biếm họa: Nỗi vui anh chồng từ nay đêm về ngủ nhà với vợ khỏi lo trình hộ khẩu

  Trăm Hoa (Một vấn đề chính trị trọng yếu: Toàn Đảng toàn dân đoàn kết là yếu tố quyết định sửa chữa sai lầm trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức)
Xuân Thu, “Chuyện thời xưa”: Xuân Thu (Dùng người hiền, trích Đông Chu liệt quốc)
Hà Nhật, Hồ Thiện Ngôn Hà Nhật (Mưa Huế, thơ), Hồ Thiện Ngôn (Chiếc chăn hoa, thơ)
Trần Nguyên, Trăm Hoa, Tường Vy, Tần Hoài, Người Hà Nội “Việc làng việc nước”: Trần Nguyên (Biến Hỏa Lò thành trường học); Trăm Hoa (Báo “Nhân văn” kháng cáo); Tường Vy (Mạc Tư Khoa, Ma-scơ-va); Tần Hoài (Đi Liên Xô); Người Hà Nội (Một việc được đổi mới)
  “Chúng tôi đề nghị”: Nguyễn Văn Điều (Sở thuế trung ương xét lại bản lề thuế xuất lợi tức đối với hộ nhỏ)
Thụy An Thụy An (Chuyện Bố, Mẹ, Bé và con búp bê, truyện ngắn)
Mai Sinh “Chuyện vặt hàng tuần”: Mai Sinh (Thuốc lá đắt, thuốc lào cũng đắt)
Sơn Nhân “Tầm vông vạt nhọn”: Sơn Nhân (Đại Sở khanh)

“Hoa cười”: Hoàng Lê (Con nhà vô phúc); Tiếu Tâm (Sao không thấy; Chí công vô tư); Thảo (Thành phần tiểu tư sản); D.L. (Khó tính quá); Trân Huyền (Đi vào thực tế)

  Cuộc thi xướng họa: Trần Văn Quát (Bài xướng); Dương Hiệp, Long Thu, Yên Sơn (Các bài họa có hy vọng vào chung khảo)
26. 11. 1956 (báo) Thời mới, s. 754 T.M. Nhân việc Sở báo chí trung ương thi hành kỷ luật báo “Nhân văn” về vấn đề nộp lưu chiểu (tr. 4)
27. 11. 1956 (báo) Quân đội nhân dân, s. 301 Lê Liêm Một vài ý kiến góp với bạn đọc (tr. 3, 4, 5) [về thái độ đối với báo Nhân văn]
28. 11. 1956 (báo) Tiền phong, s. 138 Nhóm nữ sinh viên SP văn khoa Nhân đọc “Lịch sử một câu chuyện tình” của anh Quang Đoài trong “Đất mới” (tr. 3)
28. 11. 1956

Giai phẩm mùa đông, tập I, Minh Đức xb.; [bìa của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Quảng Nghi và Minh Đức; ruột sách in tại nhà in Sông Lô, 18 Trường Thi, Hà Nội, in 3.100 cuốn 72 tr. 16x24cm, số in: 414, số xuất bản: 53, in xong ngày 28/11/56, nộp lưu chiểu tháng 12/56 tại Hà Nội]

Trương Tửu Văn nghệ và chính trị (tiếp theo): Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bôn-sê-vích (tr. 3-10, 63-72)
Trần Dần (dịch) Một cuộc kỳ ngộ của Mai-a-côp-ski ở thôn quê  mùa hè (tr. 11-14)
Trần Đức Thảo Nội dung xã hội và hình thức tự do (tr. 15-21)
Tử Phác (soạn) Qua cầu gió bay (tổ khúc quan họ) (tr. 22-23)
Tử Phác Lời bàn thêm nhân bài “Qua cầu gió bay” (tr. 24-26)
Sỹ Ngọc Làm cho hoa nở bốn mùa (tr. 27-33)
Trúc Lâm Ngọn đèn (thơ) (tr. 34-35)
Hữu Loan Lộn sòng (truyện ngắn) (tr. 36-44)
Trần Công Nói chuyện với em bé (thơ) (tr. 45-48)
Nguyển Mạnh Tường (kể) Hai câu chuyện (tr. 49-52)
Hoàng Cầm Hướng đi lên Bắc (trích kịch thơ) (tr. 53-61)
30. 11. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 149 Chu Dương (Vũ Tuất Việt lược dịch) Phát huy tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật trong công cuộc kiến thiết XHCN vĩ đại (tiếp, hết) (tr. 1, 2) [tham luận trong ĐH ĐCS TQ lần 8]
  Diễn đàn ĐHVNTQ: Báo “Văn nghệ” phỏng vấn về “Tiêu chuẩn nhà văn” : Như Mai; Đoàn Phú Tứ; Nguyên Hồng (tr. 5)
Hồng Vân Xung quanh nhóm Pơ-rô-lê-cun và các quyết nghị về văn học của Đảng (tr. 6)
Bích Lâm Cải lương có phải là một hình thức nghệ thuật dân tộc không? (tr. 7)
02. 12. 1956 (báo) Cứu quốc, s. 2789 Phan Cự Đệ: Sinh viên đại học: Vài nhận xét về tập “Đất mới” của nhóm sinh viên (tr. 3)
02. 12. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật ; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 6 Thạch Lựu Thạch Lựu (Nói để xây dựng)
T.H.

T.H. (Đầu đuôi câu chuyện “Bài thơ chiếc lược” và bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch)

  Trăm Hoa (Để phát triển chế độ ta, phải bảo đảm cho nhân dân được tham gia quản lý kiểm soát tích cực mọi công việc của nhà nước)
Tạ Hữu Thiện Thơ: Tạ Hữu Thiện (Xem lá thư tình của Bích)
Nguyễn Bính Dịch thơ Đường: Nguyễn Bính (Nửa đêm cái hẹn sai rồi…)
Nguyễn Ngọc Tấn Ca dao kháng chiến: Nguyễn Ngọc Tấn (Chén cơm)
Trần Nguyên “Nói gần nói xa”: Trần Nguyên (Kết 7 năm tù còn nhẹ quá, về vụ tên Đỗ Văn Long cướp của)
Sơn Nhân “Tầm vông vạt nhọn”: Sơn Nhân (Hiến pháp hay hiến… Mỹ)
Tường Vi “Việc làng ta”: Tường Vi (Số phận giải thưởng ấy ra sao?)
Ta TH (Nhận định của Thủ tướng về việc sở báo chí TƯ thi hành kỷ luật báo “Nhân văn”)
Đỗ Văn Đỗ Văn (Một bài tính sai, truyện ngắn)
Hải Đường “Học người xưa”: Hải Đường (Vì lợi nước bỏ thù riêng)
Vương Duy, Cao Chi, Lê Năng Cảnh, Cao Thị Minh Châu Thơ họa: Vương Duy, Cao Chi, Lê Năng Cảnh, Cao Thị Minh Châu
Lương Gia Ninh, Thọ Cao, Thuần Tăng, Đ., Đặng Sư Đạo, Bình “Hoa cười”: Lương Gia Ninh (Trong phòng chụp ảnh; Tính cẩn thận); Thọ Cao (Cụt hứng); Thuần Tăng (Bình luận sư); Đ. (Sửa sai); Đặng Sư Đạo (Tự do); Bình (Hũ nút… nút hũ)
05. 12. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 48 Trần Huyền Trân Một vài đặc điểm của nghệ thuật chèo (tr. 23-24)
07. 12. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 150 Xuân Diệu Nhà thơ Na-dim Hít-mét (tr. 1, 2, 3)
Nguyễn Công Hoan Dưới thời Pháp thuộc: nhà văn với tự do sáng tác (tr. 2)
Hoàng Minh Châu Góp ý kiến về “Tuyển tập Thơ Việt Nam” (tr. 3)
Hồng Vân Xung quanh nhóm Pơ-rô-lê-cun và các quyết nghị về văn học của Đảng (tiếp, hết) (tr. 6)
  Diễn đàn ĐHVNTQ: Báo “Văn nghệ” phỏng vấn về Tiêu chuẩn Hội viên: Nguyễn Đình Phúc, Lộng Chương, Bửu Tiến, Anh Thơ, Hoàng Huế, Huyền Kiêu (tr. 7); Trần Công: Góp ý kiến về cách viết kịch bản điện ảnh (tr. 8)
Tú Mỡ Tổng kết cuộc thi họa thơ “Đả đảo ông quan liêu” (tr. 10)
09. 12. 1956 (báo) Cứu quốc, s. 2790 Bùi Huy Phồn Một vài ý kiến về báo “Nhân văn” (tr. 6)
09. 12. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 7 Thạch Lựu Nói để xây dựng
V. Tôn Biếm họa: như trúng phong do chen mua hàng mậu dịch
Trăm Hoa  Để phát triển chế độ ta, phải bảo đảm cho nhân dân được tham gia quản lý kiểm soát tích cực mọi công việc của nhà nước, (tiếp)
Sơn Nhân “Tầm vông vạt nhọn”: Sơn Nhân (Hung tinh chiếu mệnh)
  Thơ: Nguyễn Bính (Tỉnh giấc chiêm bao)
Nguyễn Bính “Việc làng ta”: Lưu Thủy (Một vài nhận xét về “Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1956”)
  N.H.L. (Cần sửa lại một số chữ dùng sai)
  “Nói gần nói xa”: Mai Sinh (Chuyện rượu, thuốc lào, thuốc lá)
  Truyện dịch: Quách Mạt Nhược (Tư Mã Thiên bất mãn, Đỗ Quyên dịch)
  Thơ dịch: Tường Vi (Dịch bài thơ Đường “Quân tri thiếp hữu phu…”)
  “Hoa cười”: Trần Văn Lý (Tranh luận nhiều rồi), Nguyễn Khuê (Tiểu tư sản; Mất lập trường; Trăm nhà đua tiếng), Trọng Điều (Bệnh gì), Trọng Khôi (Hai bức thư), Đặng Văn Nhậm (Mấy gánh)
10. 12. 1956 (báo) Nhân dân Xuân Trường

Chống vu khống và xuyên tạc [về 5 số “Nhân văn” và các tập “Giai phẩm”] (tr. 4)

11. 12. 1956 (báo) Nhân dân Quang Đạm Giữ vững những nguyên tắc dân chủ của chúng ta (tr. 3)
13. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Điểm báo: Các báo Hà Nội tỏ thái độ đối với báo “Nhân văn”  (tr. 3)
  Hưởng ứng công nhân ngành in Hà Nội: Hiệu đoàn trường Nguyễn Trãi kiến nghị chống tuyên truyền vu khống xuyên tạc  (tr. 4)
13. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 771 Trần Chi (Đài TNVN) /Chung quanh vấn đề dân chủ và chuyên chính/ Vài ý kiến về báo “Nhân văn” (tr. 3)
14. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Hưởng ứng công nhân ngành in Hà Nội: Hàng nghìn bức thư của nhân dân Hà Nội phản đối báo “Nhân văn” (tr. 1, 4)
  Ý kiến bạn đọc: Ngô Thông: Ban biên tập báo “Nhân văn” và vấn đề trách nhiệm của người làm báo (tr. 3)
14. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 772 Lê Quang /Thái độ quần chúng đối với báo “Nhân văn”/ Dưới chế độ chúng ta tự do là của mọi người nhưng mọi người cũng có đủ thẩm quyền hợp pháp để tự do chặn đứng lại tất cả những loại tư tưởng nào có tác hại cho lợi ích chung của nhân dân (tr. 1, 4)
  Dư luận nhân dân, thư, ý kiến của các cơ quan đoàn thể đối với thái độ của 5 số báo “Nhân văn” (tr. 4)
14. 12. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 151   V.N.: Phát huy truyền thống văn nghệ kháng chiến (tr. 1, 2)
  “Thấy tất cả sự thật” (trích báo Văn học Liên Xô) (tr. 3) [thư ngỏ một nhà văn LX gửi các nhà văn Pháp có tên trong tuyên bố phản đối sự can thiệt Xô-viết vào Hung-ga-ry]
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Báo “Văn nghệ” phỏng vấn: Tiêu chuẩn hội viên: Lan Sơn, Thanh Châu, Nguyễn Viết Lãm (tr. 8)
  Thư gửi các bạn họa sĩ và điêu khắc (của ban phụ trách lâm thời ngành họa và điêu khắc) (tr. 9)
15. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Sắc lệnh của Chủ tịch nước VNDCCH về chế độ báo chí (tr. 1)
  Xã luận: Nghĩa vụ và quyền lợi của báo chí ta (tr. 1)
  Tuyên bố của một số nhà trí thức về báo “Nhân văn” (tr. 1, 4)
  Ý kiến bạn đọc về báo “Nhân văn”: Nguyễn Mạnh Hào: Kiên quyết bảo vệ niềm tin (tr. 3)
  Các bản ý kiến phát biểu về vấn đề báo “Nhân văn” của các đơn vị và các nhóm gửi tới báo “Nhân dân” (tr. 3)
15. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 773   Chủ tịch nước VNDCCH đã ra sắc lệnh quy định chế độ báo chí. Sắc lệnh này nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn chặn những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của nước nhà (tr. 1, 4)
  Về sắc lệnh của Chủ tịch nước VNDCCH quy định chế độ báo chí mới ban hành (tr. 1)
  Làn sóng thư và đề nghị của nhiều cơ quan, đoàn thể, cá nhân vẫn liên tiếp lên tiếng phản đối thái độ của báo “Nhân văn” (tr. 1, 4)
Phi Thước (số 4 Hàng Bông Thợ Nhuộm) Bức thư ngỏ gửi ông Phan Khôi chủ nhiệm báo “Nhân văn”: Báo “Nhân văn” đã góp gì cho việc củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (tr. 3)
15. 12. 1956 (báo) Tiền phong, s. 143   Thanh niên công nhân và học sinh đòi đình chỉ báo “Nhân văn” (tr. 1, 3)
Nguyễn Hữu Nguyên Ý kiến bạn đọc: Xung quanh “Đất mới” (tr. 3)
  Các bài phản đối báo “Nhân văn” (tr. 3)
  Sự thật về Hung-ga-ry (tr. 4)
16. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Các nhà văn nhà báo phản đối báo “Nhân văn” (tr. 1)
Phượng Kim Ý nghĩa một phong trào quần chúng (tr. 3)
16. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 774   Các văn nghệ sĩ, kịch sĩ miền Nam, Liên khu V và miền Bắc lên tiếng tỏ thái độ với báo “Nhân văn”, bên cạnh hàng trăm thư phản đối khác của hầu hết các ngành, kịch liệt phản đối luận điệu xấu của “Nhân văn” (tr. 1, 4)
Trọng Hứa (Phòng văn học kịch Đài TNVN) Bớt đi một tờ báo là điều thiệt cho báo chí nói chung, nhưng nếu thái độ như tờ báo “Nhân văn” và tác hại của nó thì không nên có tờ báo đó bất cứ ở đâu (tr. 3)
16. 12. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 8 Thạch Lựu Báo “Nhân văn” nên thành khẩn tự phê
V. Tôn biếm họa: cùng đẩy con rùa “chính sách cán bộ”, chính sách y tế, v.v..
  Ban chấm thi (Kết quả cuộc thi họa thơ “Cảnh giác”)
Sê-cốp /A. Tchekhov/ Truyện dịch: Sách dạy gửi thư theo lối mới, (Triêu Dương dịch)
Hữu Loan Thơ:  Tâm sự thủ đô
  Trăm Hoa (Phải làm gì để cải thiện đời sống nhân dân?)
Mai Sinh Thơ vui:   Thuốc /lá/ Trung Quốc
  “Nói gần nói xa”: Đồng Ký (Kiến nghị của Công đoàn vụ tổ chức Bộ Thương nghiệp về báo “Nhân Văn”)
Nguyễn Bính Thơ ngày kháng chiến:  Phá đồn giặc, /1949/
Trúc Đường Truyện ngắn:  Sẵn sàng tha thứ cho em
Hải Đường “Học người xưa”:  Trò chơi nguy hiểm
Sơn Nhân “Tầm vông vạt nhọn”:  Người hay thú
  “Hoa cười”: Búa Tạ (Phải xét lại; Nổi tiếng rồi), Ngô Quốc Kiệm (Khuyết điểm trầm trọng; À ra thế; Mưu Gia Cát), H.M. (Như của mình)
17. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Giới trí thức và nghệ thuật phản đối báo “Nhân văn” (tr. 1)
  Thư ngỏ của anh chị em công nhân nhà in Xuân Thu (tr. 1)
Minh Phi Cần phân biệt phê bình có tính chất xây dựng và phê bình có tính chất phá hoại (tr. 3)
17. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 775   Các nhà văn nghệ, trí thức, quân đội, học sinh tỏ thái độ với những khuynh hướng xấu của “Nhân văn” có tác hại cho cuộc đấu tranh cách mạng của ta (tr. 1, 4)
  Trích một số ý kiến của quần chúng đối với thái độ xấu của “Nhân văn” (tr. 4)
  Ý kiến của Sở xe điện: Bài thơ “Người không tên tuổi” của Tạ Hữu Thiện đăng trong báo “Văn nghệ” số 150 là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt (tr. 2)
18. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Báo “Nhân văn” đã bị đình bản và cấm lưu hành (tr. 1)
Quang Đạm Quang vinh và gian khổ trên con đường đấu tranh cho dân chủ (tr. 3)
  Các bản ý kiến phát biểu về vấn đề báo “Nhân văn” của các đơn vị và các nhóm gửi tới báo “Nhân dân” (tr. 3)
18. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 776   Báo “Nhân văn” đã bị đình bản (tr. 1) [quyết định số 610-QD-HN ngày 15/12/1956 do chủ tịch UBHC TP Hà Nội Trần Duy Hưng ký]
  Trich một số ý kiến quần chúng đối với thái độ của báo “Nhân văn” (tr. 1, 4)
19. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Quyết định ngày 15/12/1956 của UBHC Hà Nội về việc đình bản và cấm lưu hành báo “Nhân văn” (tr. 1)
  Phản đối báo “Nhân văn” [tuyên bố của Hội y học VN, của văn nghệ sĩ trong quân đội, của cán bộ văn nghệ LK5] (tr. 4)
19. 12. 1956 (báo) Tiền phong, s. 144   Xã luận: Hoan nghênh bản sắc lệnh về chế độ báo chí của chính phủ (tr. 1)
  Một nhóm sinh viên là đảng viên vạch trần luận điệu vu khống và xuyên tạc của tập văn “Đất mới”  (tr. 3)
Hoàng Tiến Tựu Tác dụng và bản chất báo “Nhân văn” (tr. 3)
  Bài báo, thư, kiến nghị của bạn đọc và các tổ chức thanh niên phản đối báo “Nhân văn” (tr. 3)
  Ý kiến ông Ngụy Như Kontum về báo “Nhân văn” (tr. 4)
20. 12. 1956 (báo) Nhân dân   Thông cáo ngày 18/12/1956 của Ban Thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam [về việc báo “Nhân văn” lợi dụng việc mở rộng tự do dân chủ…] (tr. 1, 4)
Đỗ Văn Cang (luật sư) Mấy ý kiến về pháp luật và chế độ pháp trị [về ý kiến luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong buổi nói chuyện tối 5/12/1956 tại CLB Đoàn Kết] (tr. 3)
20. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 778   Tóm tắt ý kiến bạn đọc “Thời mới” đối với báo “Nhân văn” từ một tuần lễ nay (tr. 1, 4)
Lê Anh Một nữ sinh viên lên tiếng về tập “Đất mới” (chuyện sinh viên) (tr. 3)
20. 12. 1956 (tạp chí) Tổ quốc, s. 49 Lê Văn Chất Hiện tượng Nhân văn (tr.6-9)
21. 12. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 152   Thông cáo ngày 18/12/1956 của Ban Thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam [về việc báo “Nhân văn” lợi dụng việc mở rộng tự do dân chủ…] (tr. 1)
Nguyên Hồng Viết sự thực và trách nhiệm của ngòi bút (tr. 1, 2)
  Đời sống và văn học (V. T. trích dịch xã luận “Báo Văn học” LX) (tr. 3, 8)
  Diễn đàn ĐH : Thu Dung: “Cần chú ý những khó khăn của phụ nữ trong ngành họa”; Phùng Bảo Kim: “Cần nâng đỡ và bồi dưỡng những cây bút trẻ” (tr. 5)
  Báo “Văn nghệ” phỏng vấn về tiêu chuẩn hội viên: Trần Công, Hà Văn Thư, Tô Vũ (tr. 6)
21. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 779   Thông cáo ngày 18/12/1956 của Ban Thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam [về việc báo “Nhân văn” lợi dụng việc mở rộng tự do dân chủ…] (tr. 2)
  Lời phát biểu của BCH chi hội sinh viên sư phạm văn khoa về tập “Đất mới” (tập I) (tr. 2)
22. 12. 1956 (báo) Tiền phong, s. 145   Một nhóm sinh viên là đảng viên vạch trần luận điệu vu khống và xuyên tạc của tập văn “Đất mới” (tiếp, hết) (tr. 4)
23. 12. 1956 (báo) Nhân dân Đào Anh Kha Anh chị em sinh viên đoàn kết đấu tranh chống “Đất mới” (tr. 2)
Hồ Thị Minh Bồi dưỡng trí thức của chúng ta (tr. 3)
23. 12. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 9 Thạch Lựu Thạch Lựu (Nói và làm)
  Biếm họa: Trích báo Trung Quốc (Nói và làm; Phê và tự phê)
Trần Nguyên Đọc sách báo: Trần Nguyên (Phê bình “Đất Mới” tập 1, Nxb. Minh Đức, 1956)
Võng Xuyên, Nguyễn Bính Thơ: Võng Xuyên (Bút tung hoành); Nguyễn Bính (Chim thêu)
  Trăm Hoa (Phải làm gì để cải thiện đời sống nhân dân?, tiếp)
Tùng Quân Thơ vui: Tùng Quân (Tự thán: Thuốc lào đắt)
  “Nói gần nói xa”: Những kiến nghị và thư phản đối báo Nhân Văn: (Tuyên bố của các nhà báo ở Hà Nội; Tuyên bố của anh chị em công tác văn nghệ LK5; Bản tuyên bố của các bạn văn nghệ Nam Bộ)
  Tin (Báo “Nhân Văn” đã bị đình bản và cấm lưu hành)
Trúc Đường Truyện ngắn: Trúc Đường (Sẵn sàng tha thứ cho em, tiếp)
Tú Sụn, Lê Năng Cảnh, Ngô Thụy Khánh Thơ họa dự thi “Cảnh giác”: Tú Sụn (Bài họa giải nhì), Lê Năng Cảnh (Bài họa giải nhì), Ngô Thụy Khánh (Bài họa giải ba)
Trần Quang, Lê Hòa “Hoa cười”: Trần Quang (Tự lực cánh sinh), Lê Hòa (Khoét sâu; Vừa đủ)
24. 12. 1956 (báo) Nhân dân Trần Đình Trúc Bàn về tự do dân chủ (tr. 3)
  Trách nhiệm của các nhà văn Hung-ga-ry (theo đài Moskva) [lên án những nhà văn đối lập với đảng] (tr. 4)
25. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 783   Bạn đọc phê bình sách báo: Trường Giang (trường PT cấp 3 Hà Nội): “Anh bí thư chi bộ Đảng” qua “Đất mới” và “Giai phẩm mùa đông” (tập I) (tr. 3)
26. 12. 1956 (báo) Thời mới, s. 784   Bạn đọc phê bình sách báo: Trường Giang (trường PT cấp 3 Hà Nội): “Anh bí thư chi bộ Đảng” qua “Đất mới” và “Giai phẩm mùa đông” (tập I) (tr. 3) (tiếp, hết)
26. 12. 1956 (báo) Độc lập, s. 249 Nam Hải Đọc sách/ Tiến tới Đại hội văn nghệ: “Thơ văn tuyển tập” (tr 6)
27. 12. 1956 (báo) Văn nghệ, s. 153   Văn nghệ: Quốc hội họp khóa thứ VI (tr. 1, 2)
Xuân Diệu Các nhà văn châu Á hội họp (tr. 1, 2)
Hoàng Xuân Nhị Về bài báo của Lê-nin năm 1905 vạch ra nguyên lý của nền văn học có tính đảng (tr. 2-3, 11)
Võ Huy Tâm Nọc độc của báo “Nhân văn” (tr. 5)
  Tiến tới ĐHVNTQ: Báo “Văn nghệ” phỏng vấn về chế độ sáng tác và xuất bản: Lưu Quang Thuận, Hồng Lực (tr. 6)
  Phỏng vấn của báo “Văn nghệ” về vấn đề văn nghệ đấu tranh cho thống nhất: Phan Thao, Lưu Quý Kỳ (tr. 7)
28. 12. 1956 (báo) Nhân dân   1.415 bạn đọc đã viết bài phê phán báo “Nhân văn”  (tr. 3)
29. 12. 1956 (báo) Nhân dân   1.415 bạn đọc đã viết bài phê phán báo “Nhân văn”  (tiếp) (tr. 3)
29. 12. 1956 (báo) Độc lập, s. 250 Tân Thái Bạn đọc viết/ Góp ý kiến về chính sách đối với trí thức (tr. 2)
Lộng Chương Mùa kịch năm nay với vở “Khiếp sợ” (tr. 7)
30. 12. 1956 (báo) Nhân dân   1.415 bạn đọc đã viết bài phê phán báo “Nhân văn”  (tiếp, hết) (tr. 3)
30. 12. 1956 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 10 Thạch Lựu Thạch Lựu (Nguyện vọng thiết tha, chân chính)
Trần Hưởng, V. Tôn Biếm họa: Trần Hưởng, V. Tôn (Quái thai nịnh trên nạt dưới)
  Trăm Hoa (Phải làm gì để cải thiện đời sống nhân dân?, tiếp, hết)
Nguyên Thủy, Phác Văn Thơ: Nguyên Thủy (Xuống trần); Phác Văn (Cây giang xanh vỏ; Gác đêm; Nếu cần em cứ gọi)
Trần Nguyên “Nói gần nói xa”: Trần Nguyên (Quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí đã được sắc lệnh đảm bảo /về sắc lệnh 282 ngày 14/12/11956 của Chủ tịch nước VNDCCH/)
Hoàng Đình Kính Bạn đọc phê bình Đất Mới: Hoàng Đình Kính (Độc giả vui lòng hoan nghênh nếu các bạn thành thực nhận khuyết điểm)
Thái Lang Thơ vui: Thái Lang (Họa bài “Thuốc lào đắt”)
  Truyện dịch: Lu-i A-sơ-kê-na-si /Ashkenazi, Tiệp Khắc/ (Chiếc hôn đầu, Mai Thúc Luân dịch)
Tùng Quân “Hoa cười”: Tùng Quân (Được cái áo mất cái quần)

 

1957

 

Ngày

Ấn phẩm Tác giả Tên bài
01. 01. 1957 (báo) Nhân dân Canh Sinh Để làm trọn nhiệm vụ báo chí Cách mạng/: Nhận rõ bản chất báo chí tư sản và báo chí vô sản (tiếp) (tr. 3)
01. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 529 Văn Chính Nhân khóa họp 6 của Quốc hội, bàn thêm với 2 bạn Trương Chánh Hân và Văn Chu về vấn đề đảng phái “đối lập” (tr. 2)
01. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 790   Thời Mới: Có nên biến Quốc Hội thành một cơ quan lập pháp không? (tr. 1, 4)
02. 01. 1957 (báo) Nhân dân Canh Sinh Để làm trọn nhiệm vụ báo chí Cách mạng/: Nhận rõ bản chất báo chí tư sản và báo chí vô sản (tiếp) (tr. 3)
Luật sư Trần Văn Khương Thực chất của chế độ đại nghị tư sản (tr. 3)
02. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 791 Vũ Đức Chiểu (thẩm phán) Vài ý kiến về vấn đề pháp trị (nhân đọc bài của luật sư Đỗ Xuân Sảng trên báo Nhân dân) (tr. 1, 3)
02. 01. 1957 (báo) Độc lập, s. 251 Trương Chính Đọc một cuốn sách kháng chiến: “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi (tr. 6)
03. 01. 1957 (báo) Nhân dân Canh Sinh Để làm trọn nhiệm vụ báo chí Cách mạng/: Nhận rõ bản chất báo chí tư sản và báo chí vô sản (tiếp) (tr. 3)
03. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 531   Tài liệu tham khảo: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về tự do [bài của Rô-giê Ga-rô-đy, ủy viên Bộ chính trị TƯ ĐCS Pháp, Nguyễn Lệ dịch, tạp chí “Học tập” s. 11] (tr. 2) [1/ trong mọi xã hội có giai cấp, mọi “lý luận” về tự do chỉ là bàn suông, nhằm biện hộ cho giai cấp nắm tư liệu sản xuất; 2/ tự do thật sự chỉ có thể là kết quả của xã hội không có giai cấp]
03. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 792 Vũ Đức Chiểu (thẩm phán) Vài ý kiến về vấn đề pháp trị (nhân đọc bài của luật sư Đỗ Xuân Sảng trên báo Nhân dân) (tiếp, hết) (tr. 1, 3)
04. 01. 1957 (báo) Nhân dân Canh Sinh Để làm trọn nhiệm vụ báo chí Cách mạng/: Nhận rõ bản chất báo chí tư sản và báo chí vô sản (tiếp) (tr. 3)
04. 01. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 154 Nguyễn Tuân Dostoievski (tr. 1, 4)
Mai-a-kốp-ski (Hoàng Trung Thông dịch) Bọn đặt điều nói nhảm (tr. 1)
Tô Hoài Đọc một số thơ gần đây (tr. 2, 10)
Mao Thuẫn (VN dịch) Bồi dưỡng lực lượng mới, mở rộng hàng ngũ văn học (tr. 3, 11)
  Tiến tới ĐHVNTQ 1956: Phỏng vấn của báo “Văn nghệ”: Về chế độ sáng tác và vấn đề xuất bản: Trần Huyền Trân, Trần Hoàn; Về vấn đề văn nghệ đấu tranh cho thống nhất: Đoàn Giỏi, Hoàng Châu Ký (tr. 7)
05. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 534 Văn Chính Bàn thêm về vấn đề đoàn kết giữa các đảng phái và việc lãnh đạo cách mạng (tr. 2)
05. 01. 1957 (tạp chí) Tổ quốc, s. 50 Lê Văn Chất Quyền tự do báo chí (tr. 10-12) [về sắc lệnh ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí]
06. 01. 1957 (báo) Nhân dân Xuân Trường

Cần xác định quan niệm tự do của văn nghệ sĩ (tr. 3)

06. 01. 1957 (tuần báo) Trăm hoa (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 8 trang 42x29cm; giá 300 đồng), s. 11   Báo cáo của Ban Thường trực QH khóa /=kỳ họp/ thứ 6 (do ô. Tôn Quang Phiệt đọc sáng 29/12/1956)
  P.V. (Hồ Chủ tịch chào mừng Quốc hội)
Hoàng Yến, Tạ Hữu Thiện Thơ: Hoàng Yến (Mưa rừng); Tạ Hữu Thiện (Tôi tìm em)
Đỗ Văn Truyện ngắn: Đỗ Văn (Nhớ nhà)
Lý bạch (Thanh Hương dịch) Thơ dịch: Thanh Hương (Dịch “Đọc tọa Kính Đình sơn” của Lý Bạch)
Mai Sinh, Hà Thị “Hoa cười”: Mai Sinh (Năm đợi mười chờ); Hà Thị (Giờ lại thối rồi)
07. 01. 1957 (báo) Nhân dân Xuân Trường

Cần xác định quan niệm tự do của văn nghệ sĩ (tiếp) (tr. 3)

  Kết thúc cuộc thảo luận góp ý kiến xây dựng chính sách đối với trí thức (tr. 3)
07. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 796 Trường Giang: Diễn đàn chung trí thức: Góp ý kiến cùng GS Trần Đức Thảo chung quanh vấn đề tự do (tr. 3, 4)
08. 01. 1957 (báo) Nhân dân Xuân Trường

Cần xác định quan niệm tự do của văn nghệ sĩ (tiếp, hết) (tr. 3)

08. 01. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 316 Nguyễn Chí Thanh Dân chủ và chuyên chính (tr. 3, 4)
08. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 536 Thiều Quang Quan niệm không thực tế về “tự do phê bình” của ông Trần Đức Thảo (tr. 2)
09. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 798 Đỗ Xuân Sảng Bàn về một số vấn đề pháp trị (trả lời ông Vũ Đức Chiểu) (tr. 1, 4)
09. 01. 1957 (báo) Độc lập, s. 253   Nhân dịp QH khóa 6 họp: Phỏng vấn về vấn đề nhất trí và đối lập (ô. Nguyễn Đức Quỳ, ĐB Hà Đông; ô. Hồ Đắc Điềm, luật gia, ủy viên UBTƯ MTTQVN) (tr. 2, 4)
Huỳnh Phúc Loan Nhân sắc lệnh về báo chí 14/12/56: Vài ý kiến về “một chiều và hai chiều” trên báo chí (tr. 7)
10. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 799 Đỗ Xuân Sảng Bàn về một số vấn đề pháp trị (trả lời ông Vũ Đức Chiểu) (tiếp, hết) (tr. 1, 3)
11. 01. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 155   (không ký tên tác giả) Vài ý kiến với ông Nguyễn Hữu Đang về vấn đề “trăm hoa đua nở” (tr. 2-3)
12. 01. 1957 (báo) Nhân dân Trần Thanh Mại Quan điểm và lập trường của một người tự xưng là mác-xit – lê-ni-nít. Một bài báo nguy hại đăng trong “Giai phẩm mùa đông” (tr. 3)
12. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 540 Phùng Văn Chính Nhân bài báo của ông Đỗ Xuân Sảng: Cần nói rõ thêm về vấn đề trường đại học pháp lý (tr. 2)
12. 01. 1957 (báo) Độc lập, s. 254   Phỏng vấn các nghị sĩ QH về nhất trí và đối lập: ý kiến ô. Bồ Xuân Luật, ĐB Hưng Yên (tr. 2)
13. 01. 1957 (báo) Nhân dân Trần Thanh Mại Quan điểm và lập trường của một người tự xưng là mác-xit – lê-ni-nít. Một bài báo nguy hại đăng trong “Giai phẩm mùa đông” (tiếp) (tr. 3)
14. 01. 1957 (báo) Nhân dân Trần Thanh Mại Quan điểm và lập trường của một người tự xưng là mác-xit – lê-ni-nít. Một bài báo nguy hại đăng trong “Giai phẩm mùa đông” (tiếp, hết) (tr. 3)
14. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 803 Lê Quang Góp ý về sắc lệnh báo chí: Nâng cao ngọn cờ vinh quang của báo chí phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa (tr. 2, 4)
15. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 543 Triêu Dương Tình cảm dân tộc trong thơ Trần Tế Xương (tr. 4)
15. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 804 Lê Quang Góp ý về sắc lệnh báo chí: Nâng cao ngọn cờ vinh quang của báo chí phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa (tiếp) (tr. 3, 4)
16. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 544 Văn Chính Lao động trí óc có phải là một lực lượng cách mạng không? (tr. 2)
16. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 805 Lê Quang Góp ý về sắc lệnh báo chí: Nâng cao ngọn cờ vinh quang của báo chí phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa (tiếp, hết) (tr. 4)
17. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 545 Ngọc Tân Qua đợt biểu diễn nghệ thuật, thử nhìn nhận về vài thiếu sót của tư tưởng lãnh đạo trong năm qua (tr. 2)
18. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 546 Trần Văn Thuận Cần điểm qua một số “tự do dân chủ” để thấy rõ thực chất tự do dân chủ là như thế nào? (tr. 2)
19. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 547 Trần Văn Thuận Cần điểm qua một số “tự do dân chủ” để thấy rõ thực chất tự do dân chủ là như thế nào? (tiếp) (tr. 2)
20. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 809   Tin: Kết quả cuộc thi sáng tác văn nghệ do Bộ văn hóa tổ chức (tr. 3)
20. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 548 Trần Văn Thuận Cần điểm qua một số “tự do dân chủ” để thấy rõ thực chất tự do dân chủ là như thế nào? (tiếp, hết) (tr. 2)
Nguyễn Trọng Thụ Nhân đọc “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long trong tập “Xuân 1957” của Nxb. Văn nghệ (tr. 2)
20. 01. 1957 (tạp chí) Tổ quốc, s. 53 Nguyễn Tuân Nhân dịp ĐHVNTQ họp lần thứ hai (tr. 23-24)
21. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 549 Vũ Đức Chiểu Vài ý kiến với luật sư Đỗ Xuân Sảng về chế định luật sư (tr. 2)
21. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 550 Vũ Đức Chiểu Vài ý kiến với luật sư Đỗ Xuân Sảng về chế định luật sư (tiếp, hết) (tr. 2)
22. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 811 Vũ Đức Chiểu Bàn về tăng cường pháp trị dân chủ. Cần thống nhất nhận định về: 1/ Bản chất pháp lý tư sản; 2/ Chuyển hướng tư pháp năm 1950 (tr. 4)
23. 01. 1957

(báo) Thời mới, s. 811:[1]

[1] Lưu ý: Cả 2 ngày 22/01/57 và 23/01/57 báo “Thời mới” đều đánh số 811.

 
Vũ Đức Chiểu Bàn về tăng cường pháp trị dân chủ. Cần thống nhất nhận định về: 1/ Bản chất pháp lý tư sản; 2/ Chuyển hướng tư pháp năm 1950 (tiếp) (tr. 3)
23. 01. 1957 (tuần báo) Trăm hoa Xuân Đinh Dậu (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in Ngô Viết Viễn, 58 Hàng Trống, Hà Nội; 24 trang 42x29cm; giá 1.000 đồng), s. 12+13+14 Thạch Lựu Mùa xuân năm nay
Tường Vi Đầu năm xông các báo, hay là một giấc mơ xuân
  Trăm Hoa (Cùng bạn đọc thân mến /Trăm Hoa sẽ đổi mới/)
Nguyễn Bính, Yến Lan, Văn Tôn Thơ: Nguyễn Bính (Tình quê; Mùa xuân xanh /1941/); Yến Lan (Bên đường chiến khu /1948/); Văn Tôn (Tình lũy tre xanh)
Tô Hoài Bút ký: Tô Hoài (Cùng lứa tuổi /1947/)
  T.H. (“Trăm Hoa” sẽ đăng “Hồng lâu mộng”)
Đặng Thai Mai Đặng Thai Mai (Nếu không xem hết “Hồng lâu mộng”, xem hết thi thư cũng uổng công)
Tùng Quân, Minh Sính, Đông Hoa, Huyền Thanh Thơ vui: Tùng Quân (Khấn Táo quân); Minh Sính (Tờ tấu của Táo quân); Đông Hoa (Họa thơ “Thuốc lào đắt”); Huyền Thanh (Họa thơ “Thuốc lào đắt”)
Z.Z., Nguyễn Khuê, Ngọc Uẩn “Hoa cười”: Z.Z. (Xếp xó), Nguyễn Khuê (Căm thù), Ngọc Uẩn (Tú gì?)
Đoàn Giỏi Theo thời
  Thơ dịch: Vân Thanh (Dịch thơ Đường “Nhất áp xuân giao vạn lý tình…”)
Trúc Đường Chấp một xe
24. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 552 Đặng Linh Thêm vài ý kiến về truyện “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long (tr. 2)
24. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 812 Vũ Đức Chiểu Bàn về tăng cường pháp trị dân chủ. Cần thống nhất nhận định về: 1/ Bản chất pháp lý tư sản; 2/ Chuyển hướng tư pháp năm 1950 (tiếp) (tr. 3)
25. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 553 Phan Tất Liêm “Một trò chơi nguy hiểm” hay là thái độ thiếu trách nhiệm của một nhà văn (tr. 2, 3)
26. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 554 Ngọc Truyền Ý kiến về bài “Thoáng xem vở kịch ‘Chị Hòa’ theo tiêu chuẩn nghệ thuật” của Trần Vượng (tr. 2)
26. 01. 1957 (báo) Thời mới, s. 814 Vũ Đức Chiểu Bàn về tăng cường pháp trị dân chủ. Cần thống nhất nhận định về: 1/ Bản chất pháp lý tư sản; 2/ Chuyển hướng tư pháp năm 1950 (tiếp, hết) (tr. 3)
27. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 555 Xuân Vũ Thế nào là văn học của Đảng và thế nào là thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng (phê bình bài của Trương Tửu trong “Giai phẩm mùa đông”) (tr. 2, 3)
28. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 556 Xuân Vũ Thế nào là văn học của Đảng và thế nào là thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng (phê bình bài của Trương Tửu trong “Giai phẩm mùa đông”) (tiếp, hết) (tr. 2)
29. 01. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 557 Vũ Đức Chiểu Vài ý kiến với luật sư Đỗ Xuân Sảng về vấn đề giảng dạy pháp lý (tr. 2)
Vũ Thị Mai Phi ngựa xem hoa tất niên (điểm báo tết 1957) (tr. 4)
Tháng 01.1957 (báo) Thời mới, số xuân Đinh Dậu Tô Đào Điểm qua một năm văn học và triển vọng năm 1957 (tr. 11, 31)
Tháng 01.1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 1/57   Tuyên bố của các văn nghệ sĩ trong quân đội về báo “Nhân văn” (tr. 65)
  Xã luận: Hưởng ứng Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tr. 63-65)
Tháng 01. 1957 Sách Tết 1957, Minh Đức xb., (32 trang khổ 27x39cm; giá bán mỗi quyển: 2.000 đ; tranh bìa của Bùi Xuân Phái; bìa in tại nhà in Ngọc Đĩnh; ruột sách in tại nhà in Xuân Thu. In 3.000 quyển; phát hành trong dịp Tết đinh dậu 1957) Quang Dũng Có nhớ về đất Bắc (thơ) (tr. 1)
Trần Lê Văn Viết bài báo Tết (truyện ngắn) (2 minh họa của Bùi Xuân Phái)  (tr. 2-3, 26)
Huy Phương Đêm cuối năm của nhà thơ họ Đỗ (truyện ngắn) (2 minh họa của Bùi Xuân Phái) (tr. 4-5, 6)
Lê Đại Thanh Gốc đào xưa vẫn chờ tôi (thơ) (tr. 6)
Hoàng Tích Linh Mùa xuân ngoài cửa sổ (kịch) (minh họa của Bùi Xuân Phái) (tr. 7-9, 16)
Tô Vũ (nhạc), Tử Phác (lời) Ý xuân (tr. 9)
Thanh Châu Áo tết (truyện ngắn) (minh họa của Bùi Xuân Phái) (tr. 10-11, 26)
Tử Phác Hai bài thơ tình: Mưa bóng mây; Một đời một tuần (tr. 11)
Hữu Loan Đánh đồn đêm 30 Tết (truyện ngắn) (minh họa của Bùi Xuân Phái)  (tr. 12-13)
Lưu Quang Thuận Kiếp sau (thơ) (tr. 14)
Trần Công Khi ấy xuân sắp về (truyện ngắn) (minh họa của N.) (tr. 15, 28)
Trần Dần Hai giòng chữ; Nhớ (thơ) (tr. 16)
Hồng Lực Hạnh phúc (truyện ngắn) (1 minh họa của Dương Bích Liên, 1 minh họa của N.) (tr. 17-18)
Trần Thịnh Pa-ri, một đêm tết lạnh (bút ký) (minh họa của N.) (tr. 19)
Trúc Lâm Diệm xài…Tết (thơ đả kích) (tr. 19)
Tạ Hữu Thiện Đôi găng trắng (thơ) (tr. 20)
Bút Mớ iCâu đối Tết (tr. 20)
Lộng Chương Phố phường (truyện) (minh họa của Bùi Xuân Phái) (tr. 20-21)
Hoàng Huế Bài thơ mai sau (tr. 21)
Lý Bạch (Phan Khôi dịch) Ông già Đỗ Lăng (tr. 22)
Sỹ Ngọc Tán tranh Tết (minh họa của Hoàng Lập Ngôn) (tr. 22)
Cao Nhị Đầu năm xem phim “Tôi khát” (tr. 23, 27)
Trần Huyền Trân Đi dưới mưa xuân (thơ) (tr. 23)
Nguyễn Hữu Đang (kể) Cổ tích: Vừng khoai lang; Hoa gạo, cỏ may; Chồng cũ chồng mới (minh họa của Bùi Xuân Phái) (tr. 24)
Nguyễn Khắc Dực Cái đầu ăn Tết (truyện ngắn) (minh họa của Nguyễn Sáng) (tr. 25, 26)
Nguyễn Sáng Hai bàn tay (thơ) (tr. 26)
Hoàng Cầm Con thú bị săn (thơ trào phúng) (tr. 27)
Tháng 01. 1957 Phụ san phê bình, tập 1 (phụ san của báo ‘Hà Nội hàng ngày’) Thiều Quang Phê bình “Con người Trần Dần”, hồi ký của Hoàng Cầm, báo “Nhân văn” số 1 (tr. 6-9)
Thiều Quang

Nhân “Câu chuyện mấy người tự tử” thơ của Lê Đạt, báo “Nhân văn” số 1 (tr. 10-14)

Thiều Quang

Xét lại giá trị bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần (tr. 14-17)

Lê Xuân Vũ Vài ý kiến với ông Nguyễn Hữu Đang về vấn đề trăm hoa đua nở (tr. 18-25)
01. 02. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 158 Nguyễn Đình Thi Mấy việc làm để xây dựng nền văn hóa văn nghệ của nhân dân ta (phát biểu tại Quốc hội, 18/1/1957) (tr. 1, 2)
Trần Thanh Mại Chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương (tr. 3, 10)
Khắc Nhĩ Ý kiến về truyện “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long (trong tập “Xuân 1957” của Nxb. Văn nghệ) (tr. 11)
04. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 558 Nắng Mai Hồng Nhân đi tìm thơ Hồ Xuân Hương (tr. 2, 3)
05. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 559 Chu Thiên Thực đơn số Xuân 57 “Hà Nội hàng ngày” nhiều món nhạt (tr. 2, 3)
05. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 820 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tr. 1, 4)
06. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 560 Chính Tâm Nghị quyết về “chính sách văn học của Đảng” và dụng tâm xuyên tạc của Trương Tửu (tr. 3)
06. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 821 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tiếp) (tr. 1, 4)
07. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 561 Chính Tâm Nghị quyết về “chính sách văn học của Đảng” và dụng tâm xuyên tạc của Trương Tửu (tiếp, hết) (tr. 3, 2)
07. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 822 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tiếp) (tr. 1, 2)
08. 02. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 159   Ban trù bị ĐHVNTQ gửi các bạn văn nghệ ở miền Nam (tr. 1, 2)
Cu-zơ-nhét-xốp U-lu-ki Tự do sáng tác trong văn nghệ (Huy Vân dịch của “Người cộng sản” LX, số ra ngày 15/10.1956) (tr. 3, 6)
Nông Quốc Chấn Các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số rất phấn khởi chào mừng ĐHVNTQ (tr. 5)
  Quy định của Bộ văn hóa về chế độ bồi dưỡng diễn viên văn công (tr. 5)
  Bạn Nguyễn Thành Long nói về “Một trò chơi nguy hiểm” (tr. 8)
08. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 823 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tiếp) (tr. 1, 4)
08. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 562 Chu Thiên Số tết báo “Nhân dân” chưa hẳn ‘hòa’ với tết của nhân dân (tr. 2)
09. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 824 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tiếp) (tr. 1, 4)
10. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 564 Chu Thiên Số tết báo “Văn nghệ” còn có những chỗ chưa văn nghệ (tr. 2)
10. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 825 Lê Văn Chất Vài ý kiến về quyền bào chữa (bàn với thẩm phán Vũ Đức Chiểu về một số điểm chủ yếu về pháp lý cần phải được thảo luận kỹ lưỡng) (tiếp, hết) (tr. 1, 3)
11. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 565 Chu Thiên Số xuân “Thời mới” nhiều chỗ chưa thật mới thật xuân (tr. 2)
12. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 566 Thiều Quang Tính chất con người của thi sĩ già họ Đỗ (truyện của Huy Phương, “Sách Tết 1957” Minh Đức) (tr. 2)
14. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 568 Văn Chính Bàn với bạn Nguyễn Thành Long về bài “Một trò chơi nguy hiểm”: Tưởng tượng trong sáng tác có giới hạn không? (tr. 2)
15. 02. 1957 (báo) Nhân dân Dĩ Quần (Trần Thái Hòa dịch) Thế giới quan và sáng tác văn nghệ (dịch từ “Học tập văn nghệ” của Trung Quốc) (tr. 3)
15. 02. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 318   Xã luận: Phát huy dân chủ thế nào cho đúng? (tr. 1)
15. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 569 Thiều Quang Một khuynh hướng văn nghệ lỗi thời ở Trần Lê Văn qua bài “Viết bài báo tết” (sách Tết của Minh Đức) (tr. 2)
15. 02. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 160 Tú Mỡ Các nhà văn châu Á nói với chúng ta (tr. 2, 3)
Tế Hanh Tám tháng chuẩn bị Đại hội của báo “Văn nghệ” (tr. 3)
16. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 570 Nguyễn Văn Kiêm Nhân đọc bài của anh Lê Văn Chất trao đổi với anh Vũ Đức Chiểu: Vài ý kiến về nội dung trường luật học Hà Nội và chế định luật sư (tr. 2, 3)
17. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 571 Quang Hải Tạp bút “Ông mác-xit lê-nin-nít”  (tr. 3)
  Tài liệu lý luận văn nghệ: Lãng mạn tư sản và lãng mạn xã hội chủ nghĩa khác nhau thế nào (Nguyễn Chung Thủy dịch) (tr. 3)
17. 02. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2799 Hoài Thanh Vấn đề xây dựng Mặt trận văn nghệ (nhân dịp Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần II) (tr. 1, 6)
18. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 572 Thiều Quang Hưởng ứng ĐHVNTQ: Góp ý với bạn Nguyễn Đình Thi về công tác dịch thuật và sáng tác dân gian (tr. 2)
Quang Hải Tạp bút “Ông mác-xit lê-nin-nít”  (tiếp, hết) (tr. 3)
18. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 833   Tin: Chỉ 48 giờ nữa, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ II. Khoảng 500 đại biểu văn nghệ sĩ các ngành, thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, từ miền Núi đến miền Bể, từ Nam đến Bắc, từ già đến trẻ sẽ cùng họp mặt ở ĐH (tr. 4)
Vân Phong Cần rút được những bài học lớn của phong trào văn nghệ, nêu lên và phê phán thích đáng những khuynh hướng sai lầm (tr. 4, 6)
19. 02. 1957 (báo) Nhân dân Phan Nhân Bản chất hiện thực của văn nghệ và mấy vấn đề sáng tác văn nghệ (tr. 3)
19. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 573 Vũ Đức Chiểu Trả lời luật sư Lê Văn Chất về một số vấn đề pháp lý (tr. 2)
Thiều Quang Hưởng ứng ĐHVNTQ: Góp ý với bạn Nguyễn Đình Thi về “Mấy vấn đề văn nghệ” (tr. 3)
20. 02. 1957

(báo) Nhân dân

Phan Nhân Bản chất hiện thực của văn nghệ và mấy vấn đề sáng tác văn nghệ (tiếp, hết) (tr. 3)
20. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 574 Vũ Đức Chiểu Trả lời luật sư Lê Văn Chất về một số vấn đề pháp lý (tiếp, hết) (tr. 2)
20. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 835 T.M. Chúc Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai thành công tốt đẹp (tr. 1, 4)
21. 02. 1957 (báo) Nhân dân   Thư của BCH TƯ Đảng LĐVN gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tr. 1, 4)
Nguyễn Đình Thi Văn học và nghệ thuật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (trích báo cáo của BCH Hội Văn nghệ VN tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 3, 4)
21. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 575   Tin: Tại nhà hát lớn Hà Nội sáng hôm qua đã khai mạc ĐHVNTQ lần thứ hai. [Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 170 tân khách và đại biểu dự thính đã tới dự; hội nghị làm việc trong 7 ngày] (tr. 1, 4)
21. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 836   Tin: ĐHVNTQ lần thứ hai đã khai mạc hồi 7g30 sáng qua…(tr. 1, 4)
22. 02. 1957 (báo) Nhân dân   Dự thảo về tổ chức Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (tr. 1, 4)
Nguyễn Đình Thi Cuộc đấu tranh tư tưởng hiện thời trong văn nghệ (trích báo cáo của BCH Hội Văn nghệ VN tại ĐH VN TQ lần II) (tr. 3)
22. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 576   Tin: Đại hội VNTQ họp phiên toàn thể thứ hai (tr. 1, 4)
Phùng Văn Chính Góp ý với luật sư Lê Văn Chất về một số vấn đề pháp trị (tr. 2)
22. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 837   Tin: ĐHVNTQ lần thứ hai: Ngày thứ hai của ĐH giành cho các báo cáo bổ xung… (tr. 1, 4)
T.M. Ý chúng tôi: Mở rộng dân chủ đề cao phê bình, góp phần vào việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân của chúng ta (tr. 1, 4)
22. 02. 1957

(báo) Văn nghệ, s. 161

  Thư của BCH TƯ Đảng LĐVN gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tr. 5)
  Diễn văn khai mạc của ông Nguyễn Tuân, Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam (tr. 3)
Nguyễn Đình Thi Văn học và nghệ thuật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (báo cáo của BCH Hội Văn nghệ VN tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 1, 2, 3)
Huyền Kiêu (tường thuật) ĐHVNTQ lần thứ hai khai mạc giữa thủ đô Hà Nội (tr. 6, 7)
  Phấn đấu để bảo vệ sự thống nhất (Tham luận của đại biểu miền Nam) (tr. 12, 10)
  Truyền thống văn nghệ các dân tộc thiểu số (tham luận của đại biểu dân tộc thiểu số) (tr. 12, 11)
23. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 577 Thiều Quang Vài ý kiến góp thêm vào báo cáo của ô. Nguyễn Xuân Sanh về dự án tổ chức Hội Văn nghệ (tr. 1, 4)
Phùng Văn Chính Góp ý với luật sư Lê Văn Chất về một số vấn đề pháp trị (tiếp, hết) (tr. 2)
23. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 838   Tin: Trước ĐHVNTQ lần thứ hai: Ông Lưu Quý Kỳ đã đưa ra một số đề nghị để bước đầu thực hiện việc trao đổi văn nghệ giữa hai miền Nam và Bắc (tr. 1, 4)
23. 02. 1957 (báo) Độc lập, s. 265 Vũ Thư Hiên Vài ý kiến nhỏ chung quanh vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa (tr. 6-7)
24. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 578   Tin: Đại hội VNTQ tiếp tục họp toàn thể và bắt đầu đi vào phần tham luận (tr. 1, 4)
24. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 839   Tin: Nhiều bản tham luận và phát biểu ý kiến đã được đọc tại ĐHVNTQ ngày hôm qua 23/2 trong phiên họp toàn thể (tr. 1)
T. Huy (Hải Phòng) Chung quanh ĐHVNTQ: Mấy nét sổ tay (tr. 1)
25. 02. 1957 (báo) Hà nội hàng ngày, s. 579 P.V. Tại ĐHVNTQ, sáng hôm qua ô. Trường Chinh đã nói chuyện với anh chị em trong ĐH về một số vấn đề văn nghệ (tr. 1)
Alexandre Dementiev (Triêu Dương dịch) Tài liệu lý luận văn nghệ: Tranh luận ở Ba-lan về tệ sùng bái cá nhân trong văn học Liên Xô (tr. 3)
25. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 840   Tin: Sáng chủ nhật 24/2, tại ĐHVNTQ lần thứ II, ông Trường Chinh đã tới nói chuyện với ĐH và được nhiệt liệt hoan nghênh. Nhiều vấn đề về văn học nghệ thuật quan trọng được đề cập (tr. 1)
Nguyễn Uyển Diễm Ý kiến của một văn nghệ sĩ thủ đô: Góp ý xây dựng ĐHVNTQ lần thứ hai và đề nghị thảo luận bổ xung mấy vấn đề (tr. 4)
26. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 580   Tin: ĐHVNTQ lần thứ II tiếp tục họp phiên toàn thể và bắt đầu nghe phần tham luận về kinh nghiệm sáng tác (tr. 1, 4)
Phùng Văn Chính Góp thêm ý kiến với bạn Nguyễn Phúc Loan và báo “Thời mới” về vấn đề mở rộng dân chủ, đề cao phê bình (tr. 2)
26. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 841   Tin: ĐHVNTQ lần thứ II tiếp tục làm việc; ba tiểu ban đã được thành lập sáng 25/2 (tr. 1, 4)
Thanh Huyền Vài nét tình hình văn nghệ dưới chế độ Diệm ở miền Nam (tr. 1, 4)
27. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 581   Tin: Đã bắt đầu tham luận về đấu tranh tư tưởng và phê bình trong ĐHVN TQ lần thứ II (tr. 1, 4)
Xuân Nhã Đọc bài thơ “Tôi sợ lắm” của bạn Hoàng Châu Ký (tr. 2)
27. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 842   Tin: Tại ĐHVNTQ lần thứ II đang họp: Nhiều bản tham luận sôi nổi đã đọc trong ngày 26/2 vừa qua về các vấn đề văn, nhạc, họa… (tr. 1)
27. 02. 1957 (báo) Độc lập, s. 266   Những phương hướng mới của sự sáng tác (trích báo cáo của BCH Hội VNVN tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 7)
27. 02. 1957 (báo) Tiền phong, s. 163 Hồ Trúc Vấn đề sáng tác cho thanh niên và thiếu niên, nhi đồng (trích tham luận tại ĐHVNTQ lần thứ II, đọc 25/2/57) (tr. 1, 2)
28. 02. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 582   Tin: Ngày thứ 8 của ĐHVN: hội nghị bắt đầu đi vào phần thảo luận về chính sách và tổ chức (tr. 1, 4)
Vũ Đức Chiểu Pháp luật dân chủ nhân dân Việt Nam khác pháp luật của thực dân và phong kiến ở chỗ nào? (tr. 2)
28. 02. 1957 (báo) Thời mới, s. 843   Tin ĐHVNTQ lần thứ II: Nhiều bản tham luận sôi nổi và cảm động đã được trình bày trong những ngày cuối của ĐH. Nếu không có thay đổi, hôm nay ĐH sẽ bầu BCH Hội Liên hiệp Văn nghệ Việt Nam trước khi ĐH bế mạc (tr. 1, 4)
Trong tháng 02. 1957 (tạp chí) Học tập, s. 2/1957   Thư của BCH TƯ Đảng LĐVN gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tr. 7-11)
Phương Sơn Cần tiếp tục đấu tranh chống những tư tưởng lý luận và tiêu cực trong văn nghệ. Phê bình sách báo Tết Đinh Dậu (tr. 55-59)
Trong tháng 02. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 2/57 Đỗ Nhuận Sổ tay người công tác văn nghệ: Vài ý kiến về tự do sáng tác và sáng tác kịp thời (tr. 62-66)
Trong tháng 02. 1957 (tuần báo) Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân (loại mới, ra ngày chủ nhật; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nguyễn Bính; tòa báo: 17 Lê Văn Hưu, Hà Nội; in tại nhà in riêng Trăm Hoa; 16 trang 42x29cm; giá 600 đồng)   Trăm Hoa (Kính cáo bạn đọc /”Trăm Hoa” sẽ chuyển thành tạp chí từ đầu tháng 4/1957/)
Nguyễn Bính Xuân nhớ (thơ)
Tạ Hữu Thiện Mỗi khi vò trang lịch (thơ)
Yến Lan Chiếc quả sơn (thơ)
Tường Vi Thơ (dịch thơ Đường) “Xuân miên bất giác hiểu…
Phùng Cung Quản Thổi (truyện ngắn)
Trúc Đường Lên xe xuống ngựa (truyện ngắn)
Nghè Bùn Câu đối: Nghè Bùn (Mừng báo “Nhân dân”; Mừng báo “Nói thật”; Mừng Nxb. Minh Đức; Mừng báo “Độc lập”; Mừng Sở báo chí TƯ)
Đoàn Văn Nhĩ “Họa thơ”: Đoàn Văn Nhĩ (Thuốc lào đắt)
Hải Đường “Chuyện thời xưa”: Hải Đường (Bệnh đa nghi)
Nguyễn Bính  Lời thanh minh: Tôi không dự, không ứng cử BCH Hội Liên hiệp văn nghệ
I. Ê-ren-bua, Ilya Ehrenburg Truyện dịch: I. Ê-ren-bua /Ilya Ehrenburg/ (Cô đào hát)
Tùng Quân “Hoa cười”: Tùng Quân (Di chúc của Ngô Đình Diệm)
  Trăm Hoa: Cuộc thi câu đố và câu đối ngày xuân còn hạn nộp bài
01. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 583   Tin: Buổi họp cuối cùng của ĐHVNTQ: ĐH thông qua nghị quyết, thông qua điều lệ và bầu BCHTW Hội Liên hiệp Văn nghệ Việt Nam (tr.1, 4)
Vũ Đức Chiểu Pháp luật dân chủ nhân dân Việt Nam khác pháp luật của thực dân và phong kiến ở chỗ nào? (tiếp) (tr. 2)
01. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 844   Tin: ĐHVNTQ đã bế mạc đêm qua. Hồ Chủ tịch đã tới thăm ĐH. BCH Hội LHVN đã được bầu với 45 vị. Nhiều phiếu nhất là ông Tú Mỡ (379 phiếu trong số 406 phiếu); các ông Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh đều được tái cử. Ông Hồ Dzếnh (tổ văn Hà Nội) được 227 phiếu. BCH mới có nhiệm kỳ 3 năm (tr. 1, 4)
01. 03. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 322 Nguyễn Chí Thanh Sáng tác về đề tài quân đội (tr. 4) (phát biểu tại ĐHVNTQ lần 2)
01. 03. 1957 (báo) Văn nghệ, s. 162 Nguyễn Đình Thi Văn học và nghệ thuật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. (báo cáo của BCH Hội Văn nghệ VN tại ĐHVNTQ lần II) (tiếp, hết) (tr. 1, 2, 3)
Tố Hữu Diễn văn bế mạc ĐHVNTQ lần thứ II (tr. 8, 9)
  Dự thảo báo cáo về tổ chức văn nghệ (tr. 16)
  Nghị quyết ĐHVNTQ lần thứ II (tr. 10)
  Thư của ĐHVNTQ lần thứ II gửi BCHTƯ Đảng LĐ VN (tr. 11)
Xuân Diệu Vài ý kiến về bệnh sơ lược (tr. 14)
Đỗ Nhuận Tự do sáng tác  (tr. 15)
02. 03. 1957 (báo) Nhân dân   Xã luận: Đoàn kết phấn đấu tiến lên xây dựng một nền văn nghệ dân tộc phong phú (tr. 1, 4)
Nguyễn Công Hoan Một vài ý nghĩ về sáng tác (tr. 3)
02. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 584   Nhân 3/3 kỷ niệm ngày thành lập ĐLĐVN: “Hà Nội hàng ngày” mời bạn Vũ Đức Chiểu phát biểu ý kiến về: 1/ Tác dụng lãnh đạo của Đảng; 2/ Bác bỏ luận điệu “đảng trị” vô căn cứ (tr. 1, 4)
Vũ Đức Chiểu Pháp luật dân chủ nhân dân Việt Nam khác pháp luật của thực dân và phong kiến ở chỗ nào? (tiếp, hết) (tr. 2)
03. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 846   Tin: 8 giờ sáng qua 2/3/57, Hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc lần thứ 2 đã khai mạc (tr. 1)
03. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 585   Nhân 3/3 kỷ niệm ngày thành lập ĐLĐVN: “Hà Nội hàng ngày” mời bạn Vũ Đức Chiểu phát biểu ý kiến về: 1/ Tác dụng lãnh đạo của Đảng; 2/ Bác bỏ luận điệu “đảng trị” vô căn cứ (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
Thiều Quang Vài ý kiến về một phong trào phê bình (tr. 2)
03. 03. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2801 Lưu Trọng Lư Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ II: Đại hội đấu tranh và đoàn kết (tr. 3, 6)
04. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 586 Thiều Quang Vài ý kiến về một phong trào phê bình (tiếp, hết) (tr. 2)
05. 03. 1957 (báo) Nhân dân   Thư của ĐHVNTQ lần thứ II gửi BCHTƯ Đảng LĐ VN (tr. 1, 4)
  Nghị quyết ĐHVNTQ lần thứ II (tr. 3)
05. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 587 Thiều Quang Câu chuyện “tô hồng” và “bôi đen” trong sáng tác (tr. 2)
05. 03. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 323 Trịnh Hoàng Đĩnh Sinh hoạt đảng: Cần sửa chữa thái độ tự do chủ nghĩa, buông lỏng đấu tranh với các tư tưởng sai lầm (tr. 5)
05. 03. 1957 (tạp chí) Tổ quốc, s. 54 Nguyễn Cao Luyện Nghĩ về kiến trúc (trích tham luận tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 12-14)
06. 03. 1957

(báo) Nhân dân

Đỗ Nhuận Tự do sáng tác (trích tham luận tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 3)
06. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 588 Chu Thiên Mấy ý kiến về sáng tác (tr. 30)
06. 03. 1957 (báo) Độc lập, s. 268   Tiếng nói của các văn nghệ sĩ về kết quả Đại hội văn nghệ (Hoàng Ngọc Phách, Thy Thy Tống Ngọc, Mộng Sơn, Bài Tài Đoàn, Vũ Tú Nam) (tr. 6)
07. 03. 1957

(báo) Nhân dân

  Đại hội VN TQ lần thứ II kêu gọi toàn thể văn nghệ sĩ Việt Nam (tr. 1, 4)
Phan Thao Vài ý nghĩ về vấn đề văn nghệ phục vụ cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà (tr. 3)
07. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 589   Tin: Những vấn đề: nhà văn hóa, văn nghệ quần chúng, công tác phát hành sách báo và điện ảnh đang được thảo luận sôi nổi trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (tr. 1)
Thiều Quang Câu chuyện “hoa nở” trong văn nghệ (tr. 2)
08. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 590 Văn Chính Vai trò quần chúng trong việc phê bình văn nghệ (tr. 2)
Thiều Quang Trả lời thư của một bạn đọc (tr. 2)
09. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 852 Lê Văn Chất Nhân cuộc thảo luận về quyền bào chữa, luật sư Lê Văn Chất nói về một số vấn đề mấu chốt: 1/ Về pháp lý tư sản; 2/ Về tổ chức luật sư; 3/ Về thủ tục, về việc bảo đảm quyền của bị can, vai trò của luật sư, … (tr. 4)
09. 03. 1957 (báo) Độc lập, s. 269   Tiếng nói của các văn nghệ sĩ về kết quả Đại hội văn nghệ (Nguyễn Công Hoan, Trần Hoàn, Thúy Ngần, Vân Đài, I Dơn, Trinh Đường, Nguyễn Nho Túy, Huỳnh Văn Cát, Bà Liễu, Lê Vinh) (tr. 6-7)
10. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 853: Lê Văn Chất Nhân cuộc thảo luận về quyền bào chữa, luật sư Lê Văn Chất nói về một số vấn đề mấu chốt: 1/ Về pháp lý tư sản; 2/ Về tổ chức luật sư; 3/ Về thủ tục, về việc bảo đảm quyền của bị can, vai trò của luật sư, … (tiếp) (tr.3)
15. 03. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 326   Phỏng vấn của báo QĐND nhân cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến do Tổng cục chính trị tổ chức: Tô Hoài (nhà văn), Tô Vũ (nhạc sĩ), Sỹ Ngọc (họa sĩ) (tr. 5)
15. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 856 Lê Văn Chất Nhân cuộc thảo luận về quyền bào chữa, luật sư Lê Văn Chất nói về một số vấn đề mấu chốt: 1/ Về pháp lý tư sản; 2/ Về tổ chức luật sư; 3/ Về thủ tục, về việc bảo đảm quyền của bị can, vai trò của luật sư, … (tiếp, hết) (tr. 4)
16. 03. 1957 (báo) Độc lập, s. 270 Phan Lương Xây dựng nền văn hóa mới trên cơ sở phát huy vốn cũ dân tộc (tr. 1) [nhân hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc, 2 - 9/3/57]
17. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 599 Triêu Dương Góp ý kiến với ông Trần Thanh Mại về 2 bài báo trên “Văn nghệ” và “Giáo dục nhân dân”: Đừng gán cho Tú Xương những gì không phải của Tú Xương! (tr. 3, 2)
Chu Thiên Bàn về “sự thực toàn diện” trong tác phẩm nghệ thuật (tr. 3, 4)
18. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 600 Nguyễn Văn Chúc Góp ý kiến về vấn đề Đảng trị (tr. 2)
19. 03. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 327 Trần Hoàn Chung quanh vấn đề sửa thành phần quy sai (tr. 6)
19. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 601 Nguyễn Văn Chúc Góp ý kiến về vấn đề Đảng trị (tiếp, hết) (tr. 2)
20. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 602 Chu Thiên Bàn thêm về “sự thực toàn diện” qua mấy tác phẩm gần đây (tr. 2)
20. 03. 1957 (báo) Độc lập, s. 272 Trần Thanh Mại Góp ý kiến về bài “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” (tr. 6 - 7)
22. 03. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 326 Trần Hoàn Một vài điểm cụ thể về sửa thành phần đối với gia đình quân nhân bị quy sai (tr. 3)
  Phỏng vấn của báo QĐND nhân cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến do Tổng cục chính trị tổ chức: Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn), Lê Lam (họa sĩ), Lưu Quý Kỳ (nhà văn miền Nam) (tr. 4)
23. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 605 Chi Chi Hai ý kiến nhỏ về tiểu thuyết “Tranh tối tranh sáng” của   Nguyễn Công Hoan (tr. 2)
24. 03. 1957 (báo) Nhân dân Hoàng Quyết Mấy ý kiến về vấn đề phê bình văn nghệ (tr. 2)
24. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 606 Triêu Dương Mấy vấn đề văn nghệ cần thảo luận kỹ: Nhân vật “tiêu cực”  và nhân vật “tích cực” trong sáng tác (tr. 3, 4)
Quốc Lang Giới thiệu tập “Thơ miền núi” (Nxb. Văn nghệ) (tr. 3)
25. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 869 Vũ Văn Tỉnh (vụ Dân chính bộ Nội vụ) Quyền bào chữa của bị can và vai trò của bào chữa viên (nhân bài báo của Ls. Lê Văn Chất) (tr. 1, 2)
25. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 607 Triêu Dương Mấy vấn đề văn nghệ cần thảo luận kỹ: Nhân vật “tiêu cực”  và nhân vật “tích cực” trong sáng tác (tiếp) (tr. 3, 2)
26. 03. 1957 (báo) Thời mới, s. 870   Tin: Đại hội lần II Hội luật gia Việt Nam khai mạc sáng 25/3 tại CLB Đoàn Kết (tr. 1, 4)
26. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 608 Triêu Dương Mấy vấn đề văn nghệ cần thảo luận kỹ: Nhân vật “tiêu cực”  và nhân vật “tích cực” trong sáng tác (tiếp, hết) (tr. 3)
27. 03. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 609   Tin: Lần đầu tiên trong lịch sử, giới mỹ thuật Việt Nam họp hội nghị thành lập Hội mỹ thuật Việt Nam (tr. 1)
Triêu Dương Một số ý kiến góp với hội nghị ngành văn sắp họp: Viết tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết trinh thám, kiếm hiệp (tr. 3)
Tháng 03. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 3/1957   Thư của BCHTƯ ĐLĐVN gửi Đại hội VN toàn quốc lần thứ hai (tr. 1-2, 73)
Tháng 03. 1956

Phụ san phê bình, t. 2 (phụ san của báo ‘Hà Nội hàng ngày’) Những khuynh hướng tư tưởng lỗi thời

Thiều Quang Đều bước tiến trên con đường đấu tranh tư tưởng (tr. 3-4)
Thiều Quang Vang bóng một dĩ vãng qua “Tiếng sáo tiền kiếp” của Trần Duy, “Giai phẩm mùa thu” tập 1 (tr. 5-9)
Thiều Quang Cách nhìn lệch lạc của Chu Ngọc về ‘con người’ của nhà tướng Nguyễn Sơn, bài trên “Nhân văn” số 5 (tr. 9-10)
Thiều Quang Tính chất con người của thi sĩ già họ Đỗ, trong truyện của Huy Phương, “Sách tết Minh Đức” (tr. 11-12)
Thiều Quang Một khuynh hướng văn nghệ lỗi thời ở Trần Lê Văn qua “Viết bài báo tết” “Sách tết Minh Đức”  (tr. 13-15)
Thiều Quang Quan niệm sùng bái cá nhân và cách chống sùng bái cá nhân của ông Trương Tửu, “Giai phẩm mùa thu” tập 2  (tr. 15-18). [*]

 [*]  Được biết, trong năm 1957, Phụ san phê bình còn ra các tập từ 3/1957 đến tập 6/1957, nhưng các tập này hiện không có trong lưu trữ Thư viện Quốc gia, cũng chưa tìm thấy ở các nơi khác – L.N.Â.

01. 04. 1957 (báo) Thời mới, s. 876 Trương Uyên Về việc thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (tr. 4)
02. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 615   Tin: Hội nghị ngành văn đã khai mạc. Một số chính sách được thảo luận: chế độ sáng tác, nhà sáng tác, giải thưởng văn học, quỹ văn học, chế độ xuất bản và bản quyền (tr. 1, 3)
02. 04. 1957 (báo) Thời mới, s. 877   Tin: Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam đã khai mạc sáng hôm qua 1/4 với sự tham gia của ngót 300 đại biểu (tr. 2)
03. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 616   Tin: Hai vấn đề được thảo luận trong hội nghị ngành văn: đào tạo và bồi dưỡng các nhà văn trẻ; có những điều kiện gì thì được công nhận là hội viên hội nhà văn (tr. 3)
05. 04. 1957 (tạo chí) Tổ quốc, s. 56 Sỹ Tiến Mấy nét lịch sử của nghệ thuật cải lương (tham luận tại ĐHVNTQ lần II) (tr. 12-13, 26)
06. 04. 1957 (báo) Thời mới, s. 881   Tin: Hội nhà văn Việt Nam đã thành lập (tr. 1)
07. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 620 Phan Xuân Hoàng Nhân bài phê bình phim “Tiểu thư Mê-ri”, xác định cách đánh giá những tác phảm cổ điển (trao đổi với bài của Đào Anh Kha trên báo “Nhân dân” 29/3/57) (tr. 2)
Triêu Dương Một số thơ hay và thơ dở gần đây (tr. 3)
08. 04. 1957 (báo) Nhân dân Trần Hoàn

Lực lượng văn nghệ trẻ (tham luận tại ĐHVNTQ) (tr. 3)

08. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 621   Những nhiệm vụ chính của Hội nhà văn Việt Nam trong chương trình công tác 3 năm (tr. 1, 4)
09. 04. 1957

(báo) Nhân dân

Nguyễn Xuân Sanh Các nhà văn nguyện đoàn kết, phấn đấu, sáng tạo (tr. 3)
09. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 622   - Những nhiệm vụ chính của Hội nhà văn Việt Nam trong chương trình công tác 3 năm (tiếp, hết) (tr. 3)
10. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 623 Trần Thanh Mại Trả lời bài báo về Tú Xương (tr. 3)
11. 04. 1957 (báo) Nhân dân Phan Nhân Đọc sách: ‘Những ngày bão táp’ của Hữu Mai, Nxb. Văn nghệ
18. 04. 1957 (báo) Nhân dân Nguyễn Khải Vấn đề biểu hiện thực tế trong sáng tác văn học (phát biểu tại hội nghị thành lập Hội nhà văn VN) (tr. 3)
19. 04. 1957 (báo) Thời mới, s. 894   Tin: Ban nghiên cứu văn sử địa đang nghiên cứu về các phong trào Tự Lực văn đoàn, Hàn Thuyên, v.v…, sau khi đã biên soạn và phát hành 10 cuốn sách về văn học; nhiều nhà nghiên cứu triết học, văn học, sử học đang tiến hành biên soạn những bộ sách lớn (tr. 1, 4)
20. 04. 1957 (tạp chí) Tổ quốc, s. 57 Nguyễn Tuân Con hồ thủ đô (tùy bút) (tr. 16- 19, 31)
21. 04. 1957 (báo) Nhân dân Xuân Diệu Vài ý kiến về vấn đề viết sự thật (tr. 3)
25. 04. 1957 (báo) Nhân dân   Báo chí Ba-lan trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tr. 3
30. 04. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 640 Thiều Quang Phê bình “Những ngày bão táp” của Hữu Mai (tr. 2)
30. 04. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 339   Tin: Hội nghị văn hóa toàn quân lần thứ nhất đã đạt được kết quả tốt (tr. 1, 6)
Tháng 04. 1956 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 4/1957 Hồng Cương Quán triệt đường lối văn nghệ của Đảng vào công tác văn nghệ quân đội (tr. 1-2, 78-80)
Nguyễn Chí Thanh Sáng tác về đề tài bộ đội (tham luận tại ĐHVNTQ lần 2) (tr. 3-5)
Trần Độ Sổ tay người công tác văn nghệ: Viết về con người bộ đội (tr. 74-76)
04. 05. 1957 (báo) Độc lập, s. 285 Thuần Tăng, Hoài Lam Ý kiến bạn đọc về “Tranh tối tranh sáng” của Nguyễn Công Hoan (tr. 7)
05. 05. 1957 (tạp chí) Tổ quốc, s. 58 Nguyễn Tuân Cây Hà Nội (tùy bút) (tr. 6-8, 28-29)
06. 05. 1957 (báo) Nhân dân   Tin: Trung ương Đảng CS Trung Quốc ra chỉ thị về vận động chỉnh phong (tr. 1)
06. 05. 1957 (báo) Thời mới, s. 910   Tin: Một số tài liệu của nhà văn cổ điển Nguyễn Trãi đã được gửi sang giới thiệu ở Liên Xô cùng với tài liệu của nhà văn hiện đại Nguyễn Công Hoan (tr. 1) [để trưng bày ở khu vực giới thiệu các văn hào thế giới trong triển lãm hàng năm của VHL nông nghiệp LX]
08. 05. 1957 (báo) Nhân dân   Tin: Thành lập Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (tr. 1)
10. 05. 1957 (báo) Nhân dân   Tin: Báo “Hải Phòng kiến thiết” mở cuộc thảo luận về vấn đề: Lao động có vinh quang hay không? (tr. 3)
10. 05. 1957 (báo) Văn, s. 1 Nguyễn Tuân Phở (tùy bút) (tr. 4-5)
Trương Chính Phê bình “Những ngày bão táp” của Hữu Mai (Văn nghệ xb., 1957)
12. 05. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 650 Thiều Quang Giới thiệu: Tạp chí “Văn nghệ quân đội” số 5, số đầu tiên ra mắt nhân dân (tr. 3)
17. 05. 1957 (báo) Văn, s. 2 Nguyễn Tuân Phở (tùy bút) (tiếp, hết) (tr. 6)
Thụy An Bích-xu-ra (truyện ngắn) (tr. 8, 7)
21. 05. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 345 Mai Luân Phim “Người thứ 41” do Su-khơ-rai đạo diễn, một thành công lớn của điện ảnh Liên Xô (tr. 3, 6)
  Học tập vấn đề giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (Nguyễn Hải dịch xã luận “Giải phóng quân báo” TQ 27/4/57) (tr. 5)
24. 05. 1957 (báo) Văn, s. 3 Huy Châu Góp thêm mấy ý kiến về “Những ngày bão táp” (tr. 3)
Xuân Diệu Gió (thơ)
Nguyễn Hồng Điện Căn nhà hạnh phúc (truyện ngắn) (tr. 8, 7)
25. 05. 1957 (báo) Nhân dân   Xã luận: Nhận rõ ý nghĩa của việc học tập quan điểm lao động mới (tr. 1)
25. 05. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 661 Nhật Minh Hô-li-út và tiểu thuyết “Một người Mỹ thâm trầm” (tr. 3)
28. 05. 1957 (báo) Nhân dân Quang Đạm Học tập quan điểm lao động: Ý nghiã chuyển biến tư tưởng (tr. 3)
28. 05. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 663   Tin: Hội nghị thành lập Hội nhạc sĩ sáng tác đã khai mạc (tr. 1, 4)
28. 05. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 347   Tin: Cuộc chỉnh huấn chính trị của quân đội ta năm nay đã bắt đầu. Lớp chỉnh huấn đầu tiên của các cán bộ trung và cao cấp đã thu được thắng lợi (tr. 1, 2)
30. 05. 1957 (báo) Thời mới, s. 934   Tin: Hội nhạc sĩ sáng tác âm nhạc Việt Nam đã được thành lập (tr. 1. 3)
Tháng 05. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 5/57   Biểu hiện thực tế như thế nào? Nguyễn Khải: Mấy ý kiến về bôi đen, tô hồng và thái độ của nhà văn (tr. 6-8)
Phùng Quán Bài thơ làm theo yêu cầu của Đảng (tr. 32-34)
04. 06. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 349 Nguyễn Chí Thanh

Chống chủ nghĩa cá nhân (bài nói tại hội nghị chỉnh huấn các bộ trung cao quân đội, 12/5/57) (tr. 1, 5, 6)

[chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của các phương thức sản xuất lấy tư hữu tư liệu sản xuất làm cơ sở…; chủ nghĩa cá nhân không phải là tư tưởng của một giai cấp nào thuần túy, mà là sản phẩm của chế độ tư hữu và chủ yếu là của giai cấp bóc lột;… đó là nguồn gốc giai cấp sâu xa, là bản chất cố hữu của chủ nghĩa cá nhân…]

07. 06. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 350 Lê Quang Đạo Mấy ý kiến về phê bình và tự phê bình trong chỉnh huấn lần này (tr. 1, 6)
10. 06. 1957

(báo) Tổ quốc, s. 59

Từ số 59, tạp chí Tổ Quốc đổi thành tuần báo, mỗi số 16 trang 32x22cm

Đinh Gia Trinh Đọc ‘Tranh tối tranh sáng’ của Nguyễn Công Hoan (tr. 10-11)
11. 06. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 351   Nhận thức và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (Nguyễn Hải dịch bài của “Giải phóng quân báo” TQ) (tr. 3, 4)
12. 06. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 675 Phan Cự Đệ (sư phạm văn khoa) Góp ý kiến về việc tái bản “Tiêu Sơn tráng sĩ” (tr. 3)
16. 06. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Chung quanh cuộc thảo luận về một tác phẩm văn học ở Liên Xô (tr. 3) (về cuốn “Không phải chỉ bằng bánh mì” của Dudintzev)
18. 06. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 680 Ngũ Lang Đi xem kịch: “Bến nước Ngũ Bồ” với thời đại lịch sử (tr. 2) [vở của Hoàng Công Khanh, đoàn Sông Nhị diễn tại nhà hát lớn tối 13/6/57]
18. 06. 1957 (báo) Tổ quốc, s. 60 Hoài Nam Cuộc vận động chỉnh phong của ĐCS Trung Quốc (tr. 10)
Nguyễn Xuân Nam Có nên để các em đọc Vũ Trọng Phụng không? (tr. 11)
21. 06. 1957 (báo) Nhân dân   Chủ tịch nước VNDCCH ra sắc luật về chế độ tự do xuất bản (tr. 1, 2)
21. 06. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 683   Chủ tịch nước VNDCCH ra sắc luật quy định tính chất, nhiệm vụ, điều kiện hoạt động của các nhà xuất bản (tr. 1, 4)
21. 06. 1957 (báo) Thời mới, s. 956   Tin: Hồ Chủ tịch ban bố sắc luật về quyền tự do xuất bản. Hoạt động xuất bản phải nhằm phục vụ quyền lợi của tổ quốc, của nhân dân, xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân (tr. 1, 4)
21. 06. 1957 (báo) Văn, s. 7 Hoài Thanh Sáng tác văn thơ và vấn đề nâng cao ý thức lao động (tr. 1, 2)
Hương Nhu Xem “Bến nước Ngũ Bồ” (tr. 3)
Quang Dũng Xiếc khỉ (tr. 4, 7)
22. 06. 1957 (báo) Thời mới, s. 957 T.M. Nhà xuất bản, nhà in và những người cầm bút đều có trách nhiệm trước nhân dân (tr. 1, 4)
23. 06. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 685 Chu Thiên Phê bình văn học có phải là chuyện yêu nên tốt ghét nên xấu? (tr. 3, 2)
23. 06. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2817 Bùi Huy Phồn Trách nhiệm của nhà xuất bản trong công tác phát triển văn hóa (tr. 2)
24. 06. 1957 (báo) Thời mới, s. 959   Tin: Trung ương các đảng phái dân chủ Trung Quốc nhóm họp phê phán nghiêm khắc những luận điệu chống cộng và chống lại chủ nghĩa xã hội (tr. 1, 4)
29. 06. 1957 (báo) Tiền phong, s. 198 Minh Tranh Đọc sách: ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’, những kẻ mưu toan đi ngược dòng lịch sử (tr. 3)
30. 06. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 691 Tích Giang Thiếu nhi với tiểu thuyết cũ (tr. 3)
Tháng 06.1957 (tạp chí) Học tập, s. 6/1957 Hồng Chương Mấy ý kiến về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (tr. 29-37)
Tháng 06.1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 1 Trường Chinh Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội (tr. 3-21)
Huy Phương Xung quanh vấn đề biểu hiện cái xấu (tr. 96-102)
Mạnh Phú Tư: Biểu hiện cái xấu như thế nào? (tr. 103-106)
Tháng 06. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 6/57   Biểu hiện thực tế như thế nào? Hồ Phương: Viết về cái xấu và phê bình loại văn đó thế nào? (tr. 60-61) Ngô Thông: Tại sao lại có những nhân vật giả tạo trong sáng tác? (tr. 62-63)
  Một số ý kiến phê bình truyện “Đẹp” (của Xuân Cang, đăng VNQĐ s. 4/57) (ý kiến Quang Hùng, Thanh Hóa; Liên Tâm, bộ đội miền Nam; Đoàn Hợp, bộ Y tế; Thành Nhân, Nghệ An) (tr. 64-68)
01. 07. 1957 (báo) Nhân dân   Nhân dân Trung Quốc chống những phần tử phái hữu (dịch) (ý kiến Tống Khánh Linh, Lý Tế Thâm, v.v…) (tr. 3)
02. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 967   Bản sắc luật về tự do xuất bản đã gây một niềm phấn khởi trong giới hoạt động xuất bản (tr. 1, 4) [phỏng vấn ô. Phạm Nhất Hân chủ nhiệm Nxb. Kuy Sơn, ô. Đào Văn Ngọc, giám đốc Nxb. Xây dựng]
  Chung quanh việc phê phán những luận điệu của phái hữu ở Trung Quốc: Chương Bá Quân tự kiểm thảo, nhận phạm những sai lầm về chính trị (tr. 4)
03. 07. 1957 (báo) Nhân dân Lê Chưởng Các lớp chỉnh huấn cán bộ trung cấp trong toàn quân đã kết thúc (tr. 3)
Trọng Anh Con người thời đại trong “Bến nước Ngũ Bồ” (phê bình vở diễn của đoàn Sáng Tạo) (tr. 3)
03. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 968   Các đảng phái dân chủ Trung Quốc tuyên bố kiên quyết đi theo chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ (tr. 1, 4)
  Trung ương ĐCSTQ và chính phủ TQ quyết định xử trí một số cán bộ mắc khuyết điểm lớn trong việc phòng chống thiên tai đầu năm 1956 ở Quảng Tây (tr. 4)
03. 07. 1957 (báo) Tiền phong, s. 199 Minh Tranh Đọc sách: ‘Tiêu Sơn tráng sĩ’, những kẻ mưu toan đi ngược dòng lịch sử (tiếp, hết) (tr. 3)
04. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 969   Chung quanh phong trào chỉnh phong ở Trung Quốc: Các giới tiếp tục phê phán những luận điệu chống nhân dân chống CNXH của phái hữu. Ô. Lý Tế Thâm chỉ trích luận điệu sai lầm của Long Vân (tr. 1, 4)
05. 07. 1957 (báo) Nhân dân Phan Nhân Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phiên dịch (tr. 3)
05. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 970   Tin: Để củng cố sự thống nhất của Đảng, Hội nghị BCH TƯ ĐCS LX đã quyết định kỷ luật các ông Ma-len-cốp, Ca-ga-nô-vích, Mô-lô-tốp, Sê-pi-lốp vì đã có những hoạt động bè phái không phù hợp với những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, những người mắc sai lầm đã thừa nhận tính chất nguy hại của hoạt động bè phái và nguyện tuân theo những nghị quyết của Đảng (tr. 1, 3)
06. 07. 1957: (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 696   Sự đoàn kết nhất trí của ĐCSLX. Những hành động bè phái chống Đảng của Ma-len-cốp, Ca-ga-nô-vich, Mô-lô-tốp có thể là ngẫu nhiên, sai lầm nghiêm trọng nhưng tạm thời chăng? (câu chuyện của Đài Mạc Tư Khoa tối 4/7/57) (tr. 1, 4)
07. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 972   Tin: Tại CLB Hội nhà văn (tr. 1, 3) [Tối 5/7, tại CLB Đoàn Kết, ô. A.V. Ca-li-ét-ni-cốp, GS LX hiện công tác tại VN, nói chuyện với trên 200 văn nghệ sĩ về “Mấy vấn đề sự phát triển văn học Xô-viết”]
09. 07. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 698 P.V. Mấy ý kiến về tình hình báo chỉ ở miền Bắc hiện nay (tr. 1, 4) [hiện cả miền Bắc có 134 thứ báo chí, tin tức, tập san chứ không phải con số 125 như một bạn đọc nói; Chính phủ đang giao UB Kế hoạch nhà nước giải quyết, sao cho đảm bảo yêu cầu của nhân dân, của lãnh đạo, nhưng phải chấm dứt lãng phí, dẫm chân nhau]
Phan Cảnh Tùng Phần con người trong kịch thơ “Bến nước Ngũ Bồ” (tr. 3)
09. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 359 Xuân Thiêm Dưới ánh sáng của Nghị quyết TƯ lần thứ 12 (tr. 5)
10. 07. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 699 Lê Hào Mục đích ý nghĩa và đặc điểm của phong trào chỉnh phong của Trung Quốc. Cuộc đấu tranh để đánh lui một thiểu số phần tử phái hữu (tr. 3)
12. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 360 Chiến Kỳ Đọc sách báo: Bài thơ làm sai chứ không phải theo  cầu của Đảng (tr. 4) (về “Bài thơ làm theo yêu cầu của Đảng” của Phùng Quán ở “Văn nghệ quân đội” s. 5/57)
15. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 980   Tin: Chủ tịch nước VNDCCH đã ban bố luật về quyền tự do hội họp và quyền tự do lập hội (tr. 1)
16. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 361   Bộ biên tập báo QĐND: Mời các đồng chí và các bạn thảo luận về  đồ của người quân nhân cách mạng (tr. 1)
16. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 981   Tin: Thủ tướng ra nghị định về việc thi hành luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân (tr. 1)
17. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 982   Tin: Thủ tướng CP đã ra nghị định quy định chế độ và quyền lợi những người làm công tác báo chí chuyên nghiệp. Trong khi làm nhiệm vụ: − người làm công tác báo chí được hoạt động nghiệp vụ trên toàn lãnh thổ nước VNDCCH trừ những khu vực đã có lệnh cấm; − Trong khi xử dụng quyền tự do ngôn luận của báo chí, bài vở không phải chịu sự kiểm duyệt của bất cứ một cơ quan chính quyền nào (tr. 1, 4)
19. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 362   Thảo luận về tiền đồ quân nhân (tr. 1, 6)
20. 07. 1957 (báo) Điện ảnh, s.1 (cơ quan của Cục điện ảnh Việt Nam) Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng Kịch bản cho phim chuyện Việt Nam (tr. 15)
21. 07. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 709 Thiều Quang Góp ý kiến với ông Văn Tân xét về những cái “dâm” trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (đọc “Văn Sử Địa” số 29) (tr. 3)
23. 07. 1957

(báo) Nhân dân

Hoàng Quyết Phương hướng công tác văn nghệ trong giai đoạn mới (tr. 3)
23. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 363   Thảo luận về tiền đồ quân nhân (tr. 5)
24. 07. 1957 (báo) Nhân dân   Nghị định của Bộ văn hóa: Các nhà in phải đăng ký (tr. 2)
Hoàng Quyết Phương hướng công tác văn nghệ trong giai đoạn mới (tiếp, hết) (tr. 3)
24. 07. 1957 (báo) Thời mới, s. 989   Tin: Ban nghiên cứu văn sử địa đã mở cuộc tọa đàm với nhà nghiên cứu sử học Pháp, ô. Set-snô (J. Chesneaux) (tr. 1)
26. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 364   Thảo luận về tiền đồ quân nhân (tr. 1)
Lê Quang Đạo Học tập cách xem xét vấn đề đúng đắn (tr. 3)
30. 07. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 716 Vũ Đức Chiểu Mục đích ý nghĩa, tinh thần và nội dung của 3 đạo luật về tự do dân chủ (tr. 2) [ba đạo luật về quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền tự do thân thể, bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, được Quốc hội biểu quyết thông qua và đã được ban hành]
30. 07. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 365   Thảo luận về tiền đồ quân nhân: Cao Minh: Cá nhân hoàn toàn không có lợi; Anh Cang: Có nên tính toán được mất hay không? (tr. 1, 4)
Lê Quang Đạo Học tập cách xem xét vấn đề đúng đắn (tiếp, hết) (tr. 3)
Tháng 07.1957 (tạp chí) Học tập, s. 7/1957 Hồng Chương Mấy ý kiến về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (tiếp, hết) (tr. 33-42)
    Thế Toàn Tuần báo “Văn” và con người thời đại (tr. 63-68)
Tháng 07.1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 2 Trường Chinh Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội (tiếp, hết) (tr. 3-21)
Bàng Sĩ Nguyên Nhà văn với thực tế (tr. 48-50)
Trinh Đường Góp ý về vấn đề biểu hiện thực tế hiện nay (tr. 50-52)
Tháng 07. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 7/1957 Nguyễn Thụy Ứng (dịch) Vì nguyên tắc tính Đảng, vì sự thống nhất của lực lượng văn học (hội nghị BCH Hội nhà văn Liên Xô) (tr. 3-4, 68-70)
Phạm Minh Trí Sổ tay người công tác văn nghệ. Một số ý kiến nhỏ về xây dựng nhân vật (tr. 64-65)
  V.N.Q.Đ.: Ý kiến của tòa soạn nhân một số phê bình của bạn đọc về truyện “Đẹp” (tr. 66-67)
02. 08. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 366   Thảo luận về tiền đồ quân nhân: Hy sinh hay thiệt thòi? (tr. 5, 6)
04. 08. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Thể hiện cái xấu trong một tác phẩm văn học Xô-viết (về “Những ngày làm việc ở huyện” của A-vết-sơ-kin) (tr. 3) [tức là cuốn “Rayonnye budni” (1952-56) của Valentin Vladimirovich Ovechkin (1904-68) sau này, vào những năm 1980, được dịch là “Chuyện thường ngày ở huyện”]
05. 08. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 2 Hoàng Cầm Ý kiến về Kịch bản cho phim chuyện Việt Nam (tr. 10-11)
06. 08. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 367   Thảo luận về tiền đồ quân nhân: Thế Minh, Đỗ Xuân Nùng, Võ Doãn Tiến (tr. 3)
  Để góp vào cuộc thảo luận về tiền đồ quân nhân: Thế nào là quan điểm đạo đức cộng sản? (tr. 5) [trích ý kiến Lênin, Stalin]
09. 08. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 725   Phát hiện nhóm chống lại Đảng Đinh Linh – Trần Xí Hà trong Hội Liên hiệp các nhà văn Trung Quốc (tr. 1, 4)
09. 08. 1957 (báo) Thời mới, s. 1005   Tin: Tại Trung Quốc, phát hiện nhóm chống lại Đảng trong Hội Liên hiệp các nhà văn, do Đinh Linh và Trần Xí Hà cầm đầu; Đinh Linh và Trần Xí Hà là đảng viên cộng sản đã bị kỷ luật theo điều lệ của Đảng (tr. 1, 4)
09. 08. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 368   Tin chỉnh huấn: Qua một ngày tranh luận “được, mất”, tại đơn vị đột phá chỉnh huấn chiến sĩ, anh em thấy: Cách mạng đã giải phóng cho mình và đem lại những quyền lợi thiết thực nhất” (tr. 1, 6)
10. 08. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 726 Nguyễn Chi Mô Góp ý kiến với tác giả bài “Tuần báo ‘Văn’ và con người thời đại (tr. 2, 4)
11. 08. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 727 Trần Duy Ngọc Đọc bài ‘Phở’ của Nguyễn Tuân (tr. 3, 2)
13. 08. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 369   Tin: Chế độ quân hàm đang được tích cực chuẩn bị thực hiện trong quân đội ta (tr. 1, 5)
15. 08. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 730 Vũ Tá Lân Sau khi nghe các đạo luật về tự do dân chủ được ban bố: Vài ý kiến về quyền tự do hội họp (tr. 2)
19. 08. 1957 (báo) Thời mới, s. 1015 Hồng Minh Những rung cảm mới trong tâm hồn thi nhân Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (tr. 2, 5)
20. 08. 1957 (báo) Nhân dân   Đồng chí Lục Định Nhất nói về cuộc đấu tranh chống những phần tử phái hữu ở Trung Quốc (dịch theo “Nhân dân nhật báo” TQ 18/8/57) (tr. 4)
20. 08. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 3 Nguyễn Dậu Trao đổi về điển hình và bản chất xã hội trong phim   ‘Cây tre Việt Nam’ (tr. 7)
Đỗ An, Duy Cương Kịch bản cho phim chuyện Việt Nam (tr. 15)
22. 08. 1957 (báo) Nhân dân   Các lớp chỉnh huấn đợt 1 cho cán bộ sơ cấp trong quân đội đã thu được kết quả tốt (tr. 1)
  Thủ tướng Chính phủ ra nghị định về chế độ tự do xuất bản (tr. 3)
23. 08. 1957 (báo) Nhân dân Thanh Tịnh Tại sao tôi nhớ công ơn cách mạng (tr. 2)
26. 08. 1957 (báo) Nhân dân   Giới văn nghệ Trung Quốc kiên quyết đấu tranh chống nhóm Đinh Linh – Trần Xí Hà (Nguyễn Đại trích dịch “Nhân dân nhật báo” TQ, 7.8.57) (tr. 3)
29. 08. 1957 (báo) Nhân dân   Chính sách của Đảng LĐVN đối với trí thức (tr. 2)
30. 08. 1957 (báo) Nhân dân Dương Bạch Mai Trí thức Việt Nam đối với cách mạng (tr. 2)
31. 08. 1957

(báo) Nhân dân

Dương Bạch Mai Trí thức Việt Nam đối với cách mạng (tiếp, hết), (tr. 2)
Tháng 08.1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 3 Văn Cao Một vài ý nghĩ về thơ (tr. 61-63)
Trần Thanh Mại Thế nào là quan điểm lịch sử trong văn học? (chung quanh việc tái bản “Tiêu Sơn tráng sĩ”) (tr. 64-78)
Hoài Thanh Đánh giá nhân sinh quan “Tiêu Sơn tráng sĩ” (tr. 79-85)
Hữu Mai Trở lại một số ý kiến về biểu hiện thực tế (góp ý với Huy Phương) (tr. 100-103)
Nguyễn Hồng Võ Xung quanh việc in lại tác phẩm cũ (tr. 103-106)
Tháng 08.1957 (tạp chí) Học tập, s. 8/57 Hồng Chương và Trịnh Xuân An Phải thấu suốt đường lối văn nghệ của Đảng. Bút ký sau khi đọc cuốn “Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Trường Chinh (tr. 73-81)
Tháng 08. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 8/57 Ngô Linh Ngọc Sổ tay người công tác văn nghệ. Nhân đọc những ý kiến về tô hồng và bôi đen của Nguyễn Khải (tr. 72-74)
05. 09. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 4 Nguyễn Xuân Sanh Kịch bản cho phim chuyện Việt Nam (tr. 3)
06. 09. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 376   Đồng chí Khơ-rút-sốp phát biểu về vấn đề văn học nghệ thuật (tr. 6)
07. 09. 1957 (báo) Thời mới, s. 1033 Nguyễn Phương Xem kịch “Những người ở lại”. II: Những vai khác trong vở kịch (tr. 4) [Ghi chú: chưa tìm thấy kỳ I bài viết này, có thể nằm ở một số báo đã bị mất trong bộ sưu tập “Thời mới” còn lại]
08. 09. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 751 Cao Nhị Trở lại vấn đề bao giờ có phim chuyện Việt Nam? (tr. 3, 2)
09. 09. 1957 (báo) Thời mới, s. 1035 Luật gia Phạm Trường Giang Vấn đề miền Nam xin gia nhập Liên Hợp Quốc (tr. 1, 4)
10. 09. 1957 (báo) Nhân dân   Khai mạc khóa 3 lớp nghiên cứu chính trị của trí thức (tr. 1)
10. 09. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 376   Đồng chí Khơ-rút-sốp phát biểu về vấn đề văn học nghệ thuật (ghi theo Đài Mat-xcơ-va) (tiếp, hết) (tr. 4)
15. 09. 1957 (báo) Nhân dân   Đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ xã hội chủ nghĩa (Tuệ Quỳnh dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” TQ, 01/9/57) (tr. 3, 4)
15. 09. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 757   Vài nét phân tích đường lối xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ (tr. 3, 2) [trích dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh TQ]
18. 09. 1957 (báo) Nhân dân   Khơ-rút-sốp: Văn học nghệ thuật phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân (Huy Vân trích dịch) (tr. 3)
20. 09. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 380 Trần Độ Góp ý kiến về vấn đề phương pháp tư tưởng (tr. 5)
20. 09. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 5   Phỏng vấn thứ trưởng Bộ văn hóa Đỗ Đức Dục về vấn đề phim chuyện Việt Nam (tr. 3-4)
21. 09. 1957 (báo) Tiền phong, s. 222 Mộ Thanh Chúng ta sẽ đi tới đâu? Tổng kết cuộc thảo luận “Có thật bất kỳ lao động nào cũng vẻ vang?” (tr. 3)
22. 09. 1957 (báo) Thời mới, s. 1048   Giải đáp pháp luật: về viết sách và xuất bản (tr. 4) [Trả lời bạn Ng. V. X. ở Hải Dương: Về viết sách: nhân dân được tự do viết sách, tự do sáng tác. Luật lệ không quy định phải có trình độ văn hóa nhất định nào hoặc một bằng cấp nào mới được viết sách. Nội dung sách không được: tuyên truyền vận động chống pháp luật, chính sách, sự nghiệp củng cố hòa bình; tuyên truyền phá hoại đoàn kết; tuyên truyền chủ nghĩa đế quốc; tiết lộ bí mật quốc gia; tuyên truyền dâm ô trụy lạc, đồi phong bại tục. Về xuất bản: Hiện nay các xuất bản phẩm không phải kiểm duyệt, nhưng tác giả, người xuất bản phải liên đới chịu trách nhiệm nội dung sách xuất bản. Muốn xuất bản, có thể giao cho một NXB chuyên nghiệp, có thể tự xuất bản lấy, nhưng phải được bộ văn hóa cho phép về “hoạt động xuất bản nhất thời” này.]
24. 09. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 380 Trần Độ Góp ý kiến về vấn đề phương pháp tư tưởng (tiếp, hết) (tr. 5)
25. 09. 1957 (báo) Tiền phong, s. 223 Mộ Thanh Chúng ta sẽ đi tới đâu? Tổng kết cuộc thảo luận “Có thật bất kỳ lao động nào cũng vẻ vang?” (tiếp) (tr. 3)
27. 09. 1957 (báo) Nhân dân Đông Hoài Con người mới, cuộc sống mới là nội dung chủ yếu của nền văn nghệ cách mạng (tr. 3)
28. 09. 1957 (báo) Nhân dân Đông Hoài Hai điều kiện của sự thành công trong sáng tác văn nghệ (tr. 3)
28. 09. 1957 (báo) Tiền phong, s. 224 Mộ Thanh Chúng ta sẽ đi tới đâu? Tổng kết cuộc thảo luận “Có thật bất kỳ lao động nào cũng vẻ vang?” (tiếp, hết) (tr. 3)
Tháng 09.1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 4 Xuân Diệu Thế nào là cái mới? (tr. 70-80)
Vũ Đức Phúc Một quan niệm về tiểu thuyết lịch sử (về bài ở số trước của Trần Thanh Mại) (tr. 81-86)
Chu Thiên Lịch sử tính trong văn học (tr. 87-89)
Kỳ Ân Giới văn nghệ Trung Quốc mở rộng cuộc đấu tranh chống hữu phái: Âm mưu chống Đảng của tập đoàn Đinh Linh -Trần Xí Hà đã bại lộ (tr. 114-119)
(Nguyễn Mạnh Hào thuật) Hiện thực XHCN không chết (L. A-ra-gông giới thiệu tiểu thuyết “Vàng” của B. Polevoi trên tuần báo “Văn học Pháp” tháng 6.1957) (tr. 119-122)
Tháng 09. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 9/57 Nguyễn Thụy Ứng Qua sách báo nước ngoài: Những ý kiến bàn quanh cuốn “Đâu phải chỉ bằng bánh mỳ” (lược thuật dư luận ở Liên Xô) (tr. 61-65)
Trần Vân Đọc cuốn“Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Trường Chinh (tr. 68-71)
05. 10. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 6 Bút Mới Tổ làm phim ‘Biển động’ (tr. 6)
Xuân Tùng Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh (tr.10 -11)
06. 10. 1957 (báo) Nhân dân   Goóc-ki nói mấy nét về Lê-nin đối với văn nghệ (tr. 2)
10. 10. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 386   QĐND: Đã đến lúc có thể kết thúc cuộc thảo luận của chúng ta về tiền đồ quân nhân (tr. 5)
14. 10. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Đọc chín số tạp chí “Văn nghệ quân đội” (tr. 3)
21. 10. 1957 (báo) Nhân dân   Giới văn nghệ Trung Quốc đã đánh bại nhóm Đinh Linh – Trần Xí Hà  (Tuệ Quỳnh lược dịch “Nhân dân nhật báo” TQ, 27.9.57) (tr. 3)
22. 10. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 389   Tài liệu giúp vào việc tổng kết cuộc thảo luận về tiền đồ quân nhân: Ngụy Nguy (Nguyễn Hải dịch): “Tùy bút ngày xuân”  (tr. 5)
23. 10. 1957 (báo) Nhân dân Canh Sinh Đảng và Chính phủ Ba-lan kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tr. 3)
  Báo “Diễn đàn nhân dân” của Ba-lan nói về việc cấm tờ báo “Nói thẳng” /Po Prostu/ (tr. 3)
27. 10. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2835 Nguyễn Ngọc Kha Cuộc đấu tranh chống phái hữu ở Trung Quốc (tr. 2)
29. 10. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 391   Tài liệu giúp vào việc tổng kết cuộc thảo luận về tiền đồ quân nhân: Ngụy Nguy: “Mất” và “cách mạng” (tiếp) (tr. 5)
Tháng 10. 1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 5 Nguyễn Tuân Đọc Sê-khốp (tr. 28-44)
Nguyễn Văn Bổng “Thao thức”, một hình ảnh không chân thật về đồng bào miền Nam giữa những hình ảnh đồng bào miền Nam yêu quý trong tập “Bóng dừa xanh” (tr. 92-100)
Nguyễn Đình Thi Tuần báo “Văn” với phương hướng sáng tác và phê bình hiện nay (tr. 113-136)
Tháng 10. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 10/1957 N. Khơ-rút-sốp (Nguyễn Thụy Ứng dịch) Đấu tranh cho văn học và nghệ thuật liên hệ chặt chẽ với nhân dân (dịch tạp chí “Người cộng sản”, LX. (tr. 65-71)
P.V. Tạp chí Văn nghệ quân đội kiểm điểm (tr. 71-73, 74)
01. 11. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 392   Tài liệu giúp vào việc tổng kết cuộc thảo luận về tiền đồ quân nhân: Ngụy Nguy: Hai mặt của nguyên nhân (tiếp, hết) (tr. 5)
03. 11. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2836  

Nguyễn Ngọc Kha: Cuộc đấu tranh chống phái hữu ở Trung Quốc   (tiếp) (tr. 7)

05. 11. 1957 (báo) Điện ảnh, s. 7 và 8 (số kỷ niệm CMT Mười Nga) Bùi Phú Màn ảnh Liên Xô với vấn đề tình yêu (tr. 11-12)
Mai Hiền Đi tìm con người mới trong phim (tr. 14-15)
Vũ Trọng Phim Liên Xô và vấn đề chủng tộc (tr. 16-17)
Hà Văn Vài ý nghĩ của một người xem phim Liên Xô (tr. 34-35)
Bảo Kính Phim Liên Xô có hợp với khán giả Việt Nam không? (tr. 33, 36)
10. 11. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2837 Nguyễn Ngọc Kha

Cuộc đấu tranh chống phái hữu ở Trung Quốc (tiếp) (tr. 6)

11. 11. 1957 (báo) Nhân dân Chiến Hữu Sự lãnh đạo của Đảng (tr. 2)
12. 11. 1957 (báo) Nhân dân Chiến Hữu Sự lãnh đạo của Đảng (tiếp)  (tr. 2)
13. 11. 1957 (báo) Nhân dân Chiến Hữu Sự lãnh đạo của Đảng (tiếp)  (tr. 2)
14. 11. 1957 (báo) Nhân dân Chiến Hữu Sự lãnh đạo của Đảng (tiếp, hết)  (tr. 2)
22. 11. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 398 L.L.N. Vẫn những chuyện xung quanh phim “Người thứ 41” (tr. 4)
24. 11. 1957 (báo) Nhân dân Trúc Chi “Lời mẹ dặn” thật hay không? (tr. 2)
26. 11. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Mấy vấn đề trong cuộc đấu tranh tư tưởng gần đây của văn học Xô-viết (tr. 3)
27. 11. 1957 (báo) Nhân dân   Hội nhà văn VN phản đối chính quyền miền Nam muốn “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” (tr. 4)
30. 11. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Mấy vấn đề trong cuộc đấu tranh tư tưởng gần đây của văn học Xô-viết  (tiếp),  (tr. 3)
30. 11. 1957 (báo) Tổ quốc, s. 83 Ngô Linh Ngọc Người Hà Nội đọc gì?  (tr. 10-11)
Tháng 11. 1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 6 M. Goóc-ki (Hoài Thanh dịch) Văn học Xô-viết. Báo cáo trước Đại hội nhà văn Liên-xô lần thứ I (tr. 11- )
Phan Khôi dịch Lỗ Tấn Chúng ta không bị lừa lần nữa đâu (tr. 95-96)
Xuân Diệu Những bước đường tư tưởng của tôi (tr. 103-120)
01. 12. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2840 Nguyễn Ngọc Kha

Cuộc đấu tranh chống phái hữu ở Trung Quốc (tiếp, hết) (tr. 2)

    Bùi Huy Phồn

Những sách truyện nào nên và không nên in lại (tr. 4- 5)

01. 12. 1957 (báo) Nhân dân Đào Viên Hát ả đầu (thơ trào phúng) (tr. 3)
02. 12. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Mấy vấn đề trong cuộc đấu tranh tư tưởng gần đây của văn học Xô-viết (tiếp), (tr. 3)
03. 12. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Mấy vấn đề trong cuộc đấu tranh tư tưởng gần đây của văn học Xô-viết (tiếp), (tr. 3)
06. 12. 1957 (báo) Nhân dân Huy Vân Mấy vấn đề trong cuộc đấu tranh tư tưởng gần đây của văn học Xô-viết (tiếp, hết) (tr. 3)
07. 12. 1957 (báo) Tổ quốc, s. 84 Ngô Linh Ngọc Người Hà Nội đọc gì? (tiếp) (tr. 12-13, 15)
08. 12. 1957 (báo) Nhân dân Phượng Kim Về một bức tranh đả kích [biếm họa “Phương pháp xây dựng văn nghệ” của Trần Duy trên báo “Văn” số 30] (tr. 3)
14. 12. 1957 (báo) Tổ quốc, s. 85 Ngô Linh Ngọc Người Hà Nội đọc gì? (tiếp) (tr. 12-13)
15. 12. 1957 (báo) Nhân dân Mai Hiên Tôi tự kiểm thảo (thơ trào phúng) (tr. 3)
16. 12. 1957 (báo) Nhân dân Xuốc-cốp Đấu tranh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là sứ mệnh của chúng ta (Huy Vân dịch báo “Sự thật” LX, 01.12.57)
17. 12. 1957 (báo) Quân đội nhân dân, s. 405 Nguyễn Chí Thanh và Văn Doãn Nắm vững đường lối giai cấp của Đảng trong việc xây dựng quân đội của chúng ta (tr. 1, 6)
22. 12. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, loại mới,[1] s. 1

[1] Theo sách “Sơ thảo lịch sử báo chí Hà Nội 1905-2000” (Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 2000) thì ban đầu là tờ “Giang sơn” (4.4.1950 – 11.8.1954) rồi đổi thành tờ “Sông Hồng” (14.8.1954 – 7.1955) rồi đổi thành “Hà Nội hàng ngày” (số 1 ra ngày 10/7/1955; đến số 758 ngày 17/9/1957 chấm dứt loại cũ; một tuần sau ra tiếp loại mới, đánh lại số 1 từ 22/12/1957, ra tiếp đến 10/12/1958) sau lại sáp nhập với tờ “Thủ đô” (thành tờ “Thủ đô Hà Nội”, từ 01/01/1958), đến hết 1967 tờ “Thủ đô Hà Nội”  này lại hợp nhất với tờ “Thời mới”  thành tờ “Hà Nội mới” .

Thiều Quang Một quan điểm thiên lệch của một số nhà thơ Việt Nam về thi sĩ Mai-a-cốp-ski (tr. 3)
28. 12. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, loại mới, s. 7 Hồng Lưu Nhân xem “Kim tiền” ở nhà hát lớn: Về thái độ của một số người xem kịch (tr. 3)
28. 12. 1957 (báo) Tổ quốc, s. 87 Phi Trưởng Trí thức Hà Nội đọc gì? (phóng sự) kỳ 1: Nhà văn đọc gì (hỏi Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Trần Dần, Anh Thơ, Vân Đài, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Trương Chính) (tr. 10-11)
29. 12. 1957 (báo) Cứu quốc, s. 2844 Bùi Huy Phồn Đọc “Chống quan điểm phi vô sản về văn nghệ và chính trị” (sách của Văn Tân và Nguyễn Hồng Phong, Nxb. Sự thật) (tr. 3)
30. 12. 1957 (báo) Thời mới, s. 1146 Nguyễn Phương Kịch “Thày Tú” trước mắt khán giả thủ đô (tr. 4)
30. 12. 1957 (báo) Thủ đô, s. 68 Quốc Phong Sân khấu Hà Nội: “Kim tiền” và “Thầy Tú” (tr. 3)
31. 12. 1957 (báo) Hà Nội hàng ngày, loại mới, s. 10 Thiều Quang Đọc “Tuyển tập Thạch Lam” (Nxb. Hội nhà văn) (tr. 3)
Tháng 12. 1957 Tạp chí Văn nghệ, s. 7 Vũ Đức Phúc Trách nhiệm một nhà văn cách mạng (nhân đọc “Một ngày chủ nhật” của Nguyễn Huy Tưởng) (tr. 42-53)
Tháng 12. 1957 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 12/1957   Ban văn t/c VNQĐ: Đọc một số tác phẩm của các đồng chí ở đơn vị hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài kháng chiến (tr. 63-65)
  VNQĐ: Những ý kiến của bạn đọc phê bình truyện “Mất hết” (tr. 72-73)
Tháng 12. 1957

(sách) Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay /Phê bình và tiểu luận của Nguyễn Đình Thi/ Hà Nội: Nxb. Văn hóa (Cục Xuất bản – Bộ Văn hóa), 1957, 128 tr. 13x19 cm, in 2 580 bản tại nhà in Tân Dân, 93 phố Hàng Bông, Hà Nội, xong ngày 18.12.57. Số XB 18, số in 146. Nộp lưu chiểu tháng 12/57

  [ Gồm những bài đã in báo được tập hợp lại, có sửa hoặc chú thích thêm; cụ thể: Những vấn đề của một nền văn học lớn, tr. 5-20, về Đại hội Nhà văn LX lần II; Một bước đi lạc nguy hiểm: Tập sách “Giai phẩm mùa xuân”, tr. 21-53; là bài đã đăng báo Văn nghệ từ s. 117 đến s. 119, được đổi tên và có sửa; Tuần báo Văn với phương hướng sáng tác và phê bình hiện nay, tr. 55-94; bài đã đăng Tạp chí Văn nghệ s. 5, tháng 10.1957, có sửa chữa; Cuộc đấu tranh tư tưởng hiện thời trong văn nghệ, tr. 95-112; Tiến lên những nhiệm vụ mới, tr. 113-127; hai bài cuối này đều trích từ báo cáo đọc tại ĐHVNTQ lần II, đã đăng 2 số báo Văn nghệ 161 và 162]

 

1958

 

Ngày

Ấn phẩm Tác giả Tên bài
01. 01. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 9 Trần Đức Hinh Một năm phim ảnh phục vụ nhân dân (tr. 3, 4)
Yên Thế Vài điều nên nói nhân dịp ‘Ô-ten-lô’ lại về Hà Nội (tr. 6-7, 10)
02. 01. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Chương Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS & CN/ Nỗ lực học tập và tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, chống chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều (tr. 2, 3)
04. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 73 Nguyễn Thanh Kỳ Sân khấu thủ đô: Chèo 1957 (tr. 3)
05. 01. 1958 (báo) Nhân dân Bửu Tiến Hai vở kịch, một vấn đề (Từ “Tô-pa-dơ” của Mác-xen Pa-nhôn đến “Kim tiền” của Vi Huyền Đắc) (tr. 2, 3)
10. 01. 1958 (báo) Nhân dân Giang Minh Về hai vở kịch “Kim tiền” và Thầy Tú” (tr. 3, 4)
11. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1158 Nguyễn Phương Xem chèo “Vân dại” của đoàn Cổ Phong (tr. 4)
11. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 80 Kỳ Ân Vài nét giới thiệu “Hồng lâu mộng”: Cuộc tranh luận sôi nổi (tr. 3, 4)
11. 01. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 89(b) Minh Tâm Chủ nghĩa xét lại (tr. 10-11)
Luyện Cương Trí thức Hà Nội đọc gì (điều tra) (tr. 13)
12. 01. 1958 (báo) Nhân dân Đặng Phò “Đống máy”, một truyện ngắn có nhiều lệch lạc (tr. 2)
Đào Viên Các mẩu chuyện cười (tr. 2) [phê phán mục “Nói hay đừng” trên báo ‘Văn” ký Nói tức Nguyễn Công Hoan]
Phan Nhân Những dấu hiệu tốt trong sáng tác văn học hiện nay (tr. 3)
12. 01. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2846 Đông Hoài Nhân đọc tập truyện ngắn dịch của Sê-khốp (Nxb. Hội Nhà Văn) (tr. 4- 5, 7)
12. 01. 1958 (báo) Thống nhất, s. 33 T.N. Về một mẩu tin văn học trên tuần báo “Văn”  (tr. 9)
13. 01. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Xung Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/ Nội dung của thời đại chúng ta là sự quá độ từ CNTB lên CNXH (tr. 2)
13. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1160 Hà Nhân Tôi đã tìm thấy ông Phan Khôi trong … ông Năm Chuột (tr. 1, 4)
14. 01. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Xung Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/  Nội dung của thời đại chúng ta là sự quá độ từ CNTB lên CNXH (tiếp, hết) (tr. 2)
14. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1161 Hà Nhân Tôi đã tìm thấy ông Phan Khôi trong … ông Năm Chuột (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
15. 01. 1958 (báo) Nhân dân Trần Lực Lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay (tr. 3)
15. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1162   Một tài liệu của nước bạn cần nghiên cứu: “Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ” – bài của La Tôn, dịch: Cao Nguyên (tr. 1, 3)
15. 01. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 10 Phan Trọng Quang Năm 1958 chúng ta sẽ được xem phim chuyện Việt Nam (tr. 3)
Bùi Phú Khán giả thích hay không thích phim tài liệu? (tr. 6)
16. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 85 Huyền Tâm Xem chèo “Vân dại” (đoàn SK Cổ Phong diễn ra mắt tối 11/1/58) (tr. 3, 4)
16. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1163   Một tài liệu của nước bạn cần nghiên cứu: “Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ” – bài của La Tôn, dịch: Cao Nguyên (tiếp) (tr. 1, 3)
17. 01. 1958 (báo) Nhân dân   Một bức thư anh em từ Sài Gòn gửi cho chúng ta: D và T.: Chúng tôi không đồng ý với báo Văn (tr. 3)
17. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1164   Một tài liệu của nước bạn cần nghiên cứu: “Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ” – bài của La Tôn, dịch: Cao Nguyên (tiếp) [L.N.A. ghi chú: kỳ báo này hiện tôi chưa tìm thấy văn bản]
18. 01. 1958 (báo) Nhân dân   Một bức thư anh em từ Sài Gòn gửi cho chúng ta: D và T.: Chúng tôi không đồng ý với báo Văn (tiếp, hết) (tr. 3)
18. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1165   Một tài liệu của nước bạn cần nghiên cứu: “Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ” – bài của La Tôn, dịch: Cao Nguyên (tiếp) (tr. 1, 4)
18. 01. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 90 Luyện Cương

Trí thức Hà Nội đọc gì (điều tra) (tiếp) (tr. 13)

N.L.N. Nhà thơ Xuân Diệu nói chuyện tại Thư viện Quốc gia ngày 9/1/58 về cái mới trong văn học Việt Nam (tr. 10)
19. 01. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2847   Bạn đọc viết: xung quanh vấn đề tái bản những tác phẩm văn học cũ (ý kiến Lê Đức Định, Phạm Tường Hạnh, Nguyễn Mạnh Hào, Lê Hưng Châu) (tr. 4-5, 7)
19. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1166   Một tài liệu của nước bạn cần nghiên cứu: “Kiên quyết chống những quan điểm của phái hữu trong vấn đề văn nghệ” – bài của La Tôn, dịch: Cao Nguyên (tiếp, hết) (tr. 1, 3)
20. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1167 Hà Nhân Nhân mấy bài phê phán “Ông Năm Chuột”: Mong ông Trần Thanh Mại xét xem ai đã hỗn xược và sai lệch? (tr. 1, 4)
21. 01. 1958 (báo) Nhân dân Tân Chi Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/  Thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế vô sản để chiến thắng chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô-vanh (tr. 2)
21. 01. 1958 (báo) Quân đội nhân dân, s. 415 Chiến Kỳ Chặn ngay những quan điểm nghệ thuật của nhóm “Nhân văn” đang định sống lại trên báo “Văn” (tr. 6)
21. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1168 Hà Nhân Nhân mấy bài phê phán “Ông Năm Chuột”: Mong ông Trần Thanh Mại xét xem ai đã hỗn xược và sai lệch? (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
21. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 90 Văn Hữu Nhân xem vở kịch “Thầy Tú”: Tác dụng của kịch (tr. 3, 4)
22. 01. 1958 (báo) Nhân dân Tân Chi Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/  Thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế vô sản để chiến thắng chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô-vanh (tiếp) (tr. 2)
22. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1169   Tin: Hội nhà văn Bun-ga-ri tổ chức hội nghị phê phán những quan điểm về chủ nghĩa xét lại trong một số nhà văn đảng viên (tr. 1, 4)
Phương Chi Ý kiến bạn đọc/: Góp thêm với tuần báo “Văn” (tr. 4)
23. 01. 1958

(báo) Nhân dân

Tân Chi Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/  Thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế vô sản để chiến thắng chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô-vanh (tiếp, hết) (tr. 2)
23. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1170 Hồng Quảng Ông Phan Khôi lại trở lại con đường cũ (tr. 4)
23. 01. 1958 (báo) Độc lập, s. 343 Bình Lục Cần thận trọng khi in lại tác phẩm cũ (tr. 3, 5)
24. 01. 1958 (báo) Quân đội nhân dân, s. 416 Chiến Kỳ Chặn ngay những quan điểm nghệ thuật của nhóm “Nhân văn” đang định sống lại trên báo “Văn” (tiếp, hết) (tr. 4)
24. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 93 Nguyễn Văn Năm Vở kịch “Thầy Tú” là một vở kịch có hại (tr. 3)
25. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1172 Hồng Quảng Ông Phan Khôi lại trở lại con đường cũ (tiếp) (tr. 4)
25. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 94 Chu Thiên Nhân xem diễn kịch “Thầy Tú”: Người trí thức trong kịch (tr. 3)
25. 01. 1958 (báo) Tiền phong, s. 258 Phong Thu (Ty Giáo dục Hòa Bình) Tôi muốn phát biểu về báo “Văn” (tr. 3)
25. 01. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 91 Tổ Quốc Rèn luyện ý thức xã hội chủ nghĩa (tr. 1)
Hoàng Minh Giám Công tác văn hóa trong năm qua (tr. 2-3)
Nguyễn Minh Nhân đọc bức thư của 2 bạn miền Nam (tr. 8-9) [thư D. và T. trên báo Nhân dân phê bình báo Văn]
Bảo Nguyên Trí thức Hà Nội đọc gì? Sinh viên đọc gì? (tr. 13)
26. 01. 1958

(báo) Nhân dân

Phượng Kim Đúng là một vở kịch hai mặt (tr. 3)
Tuấn Cường Trách nhiệm của người cầm bút giới thiệu phim ảnh (tr. 3, 4)
Nguyễn Đức Quỳ Mấy nhận xét về các nhà xuất bản tư (tr. 2, 3)
26. 01. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2848 Thạch Vân Góp ý kiến với tuần báo Văn: tiếp thụ phê bình, sửa chữa sai lệch (tr. 4-5, 7)
26. 01. 1958 (báo) Thống nhất, s. 35 X.V. Những lời tha thiết gửi các văn nghệ sĩ miền Bắc (tr. 9) [về báo “Văn”]
27. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1174 Hồng Quảng Ông Phan Khôi lại trở lại con đường cũ (tiếp, hết) (tr. 4)
28. 01. 1958 (báo) Nhân dân   Xã luận: Thời kỳ mới, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng mới (tr. 1)
28. 01. 1958 (báo) Thời mới, s. 1175   Người trí thức với việc nghiên cứu chính trị: Nữ bác sĩ Nguyễn Thị Trúc: Tôi đã qua một đoạn đường đáng ghi nhớ (tr. 1, 4) [nữ bác sĩ Trúc dự lớp nghiên cứu chính trị khóa 3, từ 9/9/57 đến lúc này chưa kết thúc, có 500 người tham dự]
29. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 98 Lý Đăng Cao Điểm thơ chống hạn của bạn đọc: Nhịp gầu, tiếng cuốc (tr. 3)
29. 01. 1958 (báo) Tiền phong, s. 259 Người Xem Kịch Vở kịch ‘Thày Tú’ , một “thành công” của nghệ thuật tư sản (tr.3)
30. 01. 1958 (báo) Độc lập, s. 344 Nguyễn Mạnh Hào Góp ý kiến với báo “Văn” về vấn đề in lại tác phẩm cũ (tr. 3, 4)
31. 01. 1958 (báo) Thủ đô, s. 100 C. L. Giới thiệu “Hồng lâu mộng”: Tính chất hiện thực của “Hồng lâu mộng” (tr. 3, 4)
Tháng 01. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 8 Xuân Diệu Cái mới của văn học chúng ta (tr. 83-97)
Mạnh Phú Tư Góp thêm một số ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ (tr. 98-101)
Tháng 01. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 1/58 Trần Kỳ Thông (Doãn Trung dịch) Phản đối những phần tử phái hữu phỉ báng công tác văn nghệ quân đội (dịch của “Báo Hí kịch” TQ) (tr. 63-67)
Hồng Cương Mấy điểm cần nắm vững trong việc xây dựng văn công quân khu (tr. 67-69)
Tháng 01. 1958

Tập san Phê bình, nghị luận văn học, ra hàng tháng; năm thứ hai, s. 1  (chủ nhiệm Thiều Quang, tòa soạn 64 Bạch Mai, Hà Nội)

Duy Thanh Góp ý kiến với ông Văn Hữu về bài trả lời ông Thế Toàn (tr. 1-3);[đáp lại bài của Văn Hữu trên Tập san phê bình số 6/1957]
T.S.P.B. Từ chủ trương ‘chống quan điểm phi vô sản về văn nghệ và chính trị’ đến vấn đề cần xét lại những khuynh hướng tư sản từ báo “Nhân văn” đến báo “Văn” (tr. 4-5, 8)
Bảo Trâm Quan tâm đến công tác xuất bản sách phổ thông là thiết thực góp phần xây dựng một nền văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động (tr. 6-8)
Vũ Uy Góp ý kiến về vấn đề tại sao chúng ta chưa có tác phẩm lớn (tr. 9-10)
Thiều Quang Trao đổi ý kiến: nhìn “hồng” hay “đen” là xuất phát từ tư tưởng (tr. 11-12)
Đông Lâm “Đống máy”, một điển hình của khuynh hướng bôi đen thực tế (tr. 13-15)
01. 02. 1958

(báo) Nhân dân

 
Trần Lực Cán bộ trí thức đi cày ruộng có phải lãng phí không? (tr. 3) [kinh nghiệm Trung Quốc]
01. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1179 Lê Thành “Đâu là ánh sáng” – một cách đánh giá đồng tiền khác hẳn “Thày Tú” (tr. 4) [“Đâu là ánh sáng” - vở ca kịch của đoàn cải lương nhân dân trung ương, do Nguyễn Phương viết theo tinh thần vở “Vó ngựa truy phong” của Năm Châu cộng tác với Năm Nở, Tư Trang 20 năm trước]
01. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 101 Vũ Hải Nhân việc phê bình một số quan điểm sai lầm của tuần báo “Văn”: Một vài ý kiến về vấn đề tự do sáng tác (tr. 2-3)
01. 02. 1958 (báo) Tiền phong, s. 260 Người Xem Kịch Vở kịch ‘Thày Tú’ , một “thành công” của nghệ thuật tư sản (tiếp, hết) (tr.3)
01. 02. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 92 Thái Mạc Nhân đọc những bài phê bình báo ‘Văn’ (tr. 12)
02. 02. 1958 (báo) Nhân dân Vũ Đức Phúc Từ “Con người Trần Dần” đến “Đống máy” (tr. 2)
02. 02. 1958 (báo) Thống nhất, s. 36 Lưu Quang Thuận Vở kịch “Thầy Tú” đã dựng lên một thầy giáo không có ở nước ta (tr. 10, 13)
03. 02. 1958

(báo) Nhân dân

Vũ Đức Phúc Từ “Con người Trần Dần” đến “Đống máy” (tiếp, hết) (tr. 2)
03. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1181   Người trí thức với việc nghiên cứu chính trị: GS. Tạ Duyệt: Phương pháp học tập khoa học đã giúp chúng tôi phân biệt đúng sai (tr. 1, 3)
03. 02. 195  (báo) Thủ đô, s. 103 Lý Đăng Cao Góp ý kiến với tuần báo “Văn” (tr. 3)
04. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 104 Lý Đăng Cao Góp ý kiến với tuần báo “Văn” (tiếp) (tr. 3)
05. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1183 Chiêu Vũ Bạn đọc góp ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ: Trở lại một quan điểm sai lầm trên tuần báo “Văn” (tr. 4)
05. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 105 Lý Đăng Cao Góp ý kiến với tuần báo “Văn” (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
06. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1184 Chiêu Vũ Bạn đọc góp ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ: Trở lại một quan điểm sai lầm trên tuần báo “Văn” (tiếp) (tr. 4)
06. 02. 1958 (báo) Độc lập, s. 345 Minh Tụng Công tác văn hóa qua ba năm hòa bình (tr. 1, 5)
07. 02. 1958 (báo) Nhân dân Canh Sinh Vấn đề thông tin thời sự và phản ánh tình hình trên báo chí (tr. 3)
07. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1185 Chiêu Vũ Bạn đọc góp ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ: Trở lại một quan điểm sai lầm trên tuần báo “Văn” (tiếp) (tr. 4)
08. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1186 Chiêu Vũ Bạn đọc góp ý kiến về vấn đề in lại tác phẩm cũ: Trở lại một quan điểm sai lầm trên tuần báo “Văn” (tiếp, hết) (tr. 4)
08. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 108 Bình Thành Góp ý kiến với tuần báo “Văn”: Những khuynh hướng xấu đã ảnh hưởng vào báo “Văn” (tr. 3)
09. 02. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Góp ý kiến với các đồng chí có trách nhiệm ở báo “Văn”: - Báo “Văn” có làm tròn trách nhiệm chăng? (tr. 2)
  Ý kiến bạn đọc: Thơ “đấu tranh” hay “anh hùng” ca của báo “Văn” ( Lê Đoan, cán bộ phụ nữ: Ý kiến một người mẹ;  Hải Vũ, Hà Nội: “Hãy đi mãi” đến đâu?) (tr. 3)
09. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 109 Bình Thành Góp ý kiến với tuần báo “Văn”: Những khuynh hướng xấu đã ảnh hưởng vào báo “Văn”  (tiếp, hết) (tr. 2 - 3)
10. 02. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Góp ý kiến với các đồng chí có trách nhiệm ở báo “Văn”: - Những sáng tác xa rời thực tế và bôi đen thực tế  (tr. 3)
10. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 110 Văn Hữu Góp ý vào việc chấn chỉnh báo “Văn”: Trách nhiệm (tr. 3, 4)
10. 02. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 10 (Xuân Mậu Tuất) Đ.A. Năm mới, báo ‘Điện ảnh’ tự kiểm điểm cùng bạn đọc (tr. 3, 35)
11. 02. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Góp ý kiến với các đồng chí có trách nhiệm ở báo “Văn”: - Báo “Văn” đã chỉ đạo sáng tác như thế nào? (tr. 3)
11. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 111 Văn Hữu Góp ý vào việc chấn chỉnh báo “Văn”: Trách nhiệm (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
12. 02. 1958

(báo) Nhân dân

Như Phong Góp ý kiến với các đồng chí có trách nhiệm ở báo “Văn”: - Tại sao có những sai lầm ấy? (tr. 3)
12. 02. 1958 (báo) Tiền phong, s. 264 Huy Hiền Thanh niên với tuần báo ‘Văn’. Lá thư gửi anh T. (tr. 3)
14. 02. 1958 (báo) Nhân dân   Thu hoạch của anh chị em trí thức trong lớp nghiên cứu chính trị khóa 3: Người trí thức yêu nước yêu nhân dân phải đóng góp cho cách mạng (ý kiến bác sĩ Nguyễn Thị Trúc, viên chức thuế vụ Trương Văn Trình) (tr. 3)
15. 02. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2849 Thạch Vân Phong trào xuống xã, lên núi ở Trung Quốc (tr. 2)
Nguyễn Mạnh Hào Một lối giới thiệu thơ viết tựa sai lệch (tr. 7, 8)
15. 02. 1958 (báo) Tiền phong, s. 265 Nguyễn Thúc Nhường, Phạm Văn Lang Thanh niên với tuần báo ‘Văn’.  (tr. 3)
16. 02. 1958 (báo) Nhân dân Đặng Thai Mai Nhìn lại phong trào văn nghệ năm qua: Căn bản vẫn là vấn đề lập trường tư tưởng (tr. 2)
17. 02. 1958 (báo) Nhân dân Đặng Thai Mai Nhìn lại phong trào văn nghệ năm qua: Căn bản vẫn là vấn đề lập trường tư tưởng (tiếp, hết) (tr. 2, 3)
22. 02. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2850 Tô Văn Hòa “Về nhà”, một bài văn bôi xấu tinh thần yêu nước của đồng bào miền Nam (nói về một truyện của Nguyễn Thành Long) (tr. 4-5, 7)
23. 02. 1958 (báo) Thủ đô, s. 119   Tin: Các nhà công tác văn nghệ Trung Quốc và Liên Xô nhấn mạnh về nhiệm vụ phục vụ công nông binh và vai trò của Đảng trong sự phát triển văn học (tr. 4)
26. 02. 1958 (báo) Nhân dân Đào Duy Tùng Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/ Nhận thức rõ về chuyên chính vô sản (tr. 2)
26. 02. 1958 (báo) Tiền phong, s. 266 Nguyễn Mạnh Bằng Một bức thư đáng để các nhà văn suy nghĩ (tr. 3, 4)
27. 02. 1958 (báo) Nhân dân Đào Duy Tùng Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/ Nhận thức rõ về chuyên chính vô sản (tiếp) (tr. 2)
27. 02. 1958 (báo) Độc lập, s. 348 Ngô Quân Miện Vài ý nghĩ về vấn đề tư tưởng và sáng tác (tr. 2, 5)
28. 02. 1958 (báo) Nhân dân Đào Duy Tùng Nghiên cứu những văn kiện Hội nghị các ĐCS&CN/ Nhận thức rõ về chuyên chính vô sản (tiếp, hết) (tr. 2)
Hoàng Minh Giám Công tác văn hóa trong ba năm qua và nhiệm vụ văn hóa năm 1958 (tr. 3)
28. 02. 1958 (báo) Thời mới, s. 1202 Nguyễn Phương Góp ý về chủ đề của vở “Lưu Bình – Dương Lễ” (tr. 4)
Tháng 02. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 9 Xuân Diệu Đi với giòng người  (thơ) (tr. 80-81)
Trần Thanh Mại Vấn đề nhân tính và giai cấp tính trong văn học (tr. 82-92)
Huyền Kiêu

Những ngọn đèn chập choạng (về thơ Yến Lan) (tr. 96 -105)

Vũ Đức Phúc Những xu hướng sai lầm nghiêm trọng cuả tuần báo ‘Văn’ gần đây (tr. 105-111)
Tháng 02. 1958

Phê bình, Tập san nghị luận văn học, xã hội; năm thứ hai, s. 2: (chủ nhiệm Thiều Quang, tòa soạn 64 Bạch Mai, Hà Nội)

T.S.P.B. Đẩy mạnh phong trào phê bình cải lương về mặt tinh  thần và tác dụng của vở  (tr. 1-2)
Sỹ Tiến Góp ý kiến với ông Ái Sơn về vở Tống Trân-Cúc Hoa (tr. 3-9)
Thiều Quang Nhân đọc bài phát biểu của ông Nguyễn Đình Thi tại Quốc hội khóa 6 (tr. 12-13, 16); [đúng ra: Q.H. khóa I kỳ họp thứ 6]
Thiều Quang Vấn đề sáng tác dân gian (tr. 14)
Ng. Đan Ngành sản xuất đồ chơi trẻ em với công cuộc giáo dục nhi đồng (tr. 15-16)
01. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 66 (bộ mới) Trào Tiếu Một buổi nghe chuyện chèo, xem múa chèo và nghe hát chèo (tr. 3)
01. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 267 Trần Lực Cần công kiệm học (tr. 1)
Hồng Chương Chung sức đẩy mạnh công tác lý luận và phê bình văn nghệ (Nhân đọc cuốn ‘Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay” của Nguyễn Đình Thi, Nxb. Văn hóa) (tr. 3)
02. 03. 1958 (báo) Nhân dân   Các đồng chí ở báo “Văn” đã bắt đầu tự phê bình: Nguyên Hồng: Những khuyết điểm và sai lệch của tôi trong công tác tuần báo “Văn” (tr. 3, 4)
03. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tr. 2)
03. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 68 Văn Giáo Góp thêm ý kiến về phòng triển lãm mỹ thuật mùa xuân: Những tiến bộ và vướng mắc của anh em họa sĩ trẻ tuổi (tr. 3)
03. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 127 Văn Thanh Nhân xem một số vở kịch nói trên sân khấu Hà Nội: Nên đặt vấn đề “Việt Nam hóa” những vở kịch nước ngoài như thế nào? (tr. 3)
04. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tiếp) (tr. 2)
05. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tiếp) (tr. 2)
05. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 268 Hồng Chương Chung sức đẩy mạnh công tác lý luận và phê bình văn nghệ (Nhân đọc cuốn ‘Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay” của Nguyễn Đình Thi, Nxb. Văn hóa) (tiếp, hết) (tr. 3)
05. 03. 1958 (tạp chí) Phụ nữ Việt Nam, s. 55 Nguyệt Tú Phê bình báo “Văn”: Những khuynh hướng xấu trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Hội nhà văn (tr. 18-19)
06. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tiếp) (tr. 2)
06. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1208 Nguyễn Văn Nhân bài tự phê bình của bạn Nguyên Hồng đăng trên báo “Nhân dân”: Đặt lại một số vấn đề cần tiếp tục phê phán cho sâu sắc (tr. 4)
06. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 71 Thiện Sỹ Xung quanh vấn đề khai thác vốn cũ dân tộc: “Tấm Điền”, “Lọ nước thần”, và “Ai mua hành tôi” – ba vở chèo, một kinh nghiệm (tr. 3)
06. 03. 1958 (báo) Độc lập, s. 349 Mạnh Phú Tư Nhân đọc lại Thạch Lam: Kiên quyết chống những quan điểm lỗi thời (tr. 3, 4)
07. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tiếp) (tr. 2, 3)
08. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/ Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại (tiếp) (tr. 2)
08. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 269 Phi Hà Thực chất cuộc đấu tranh văn nghệ hiện nay (tr. 3)
08. 03. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 97 Lê Huy Vân Để kết thúc một thiên phóng sự: Cần chú ý hơn nữa đến việc đọc sách của con em chúng ta (tr. 10-11)
09. 03. 1958 (báo) Nhân dân N.D. Để chuẩn bị một thời kỳ văn học nghệ thuật phát triển tươi tốt hơn nữa (tr. 3)
09. 03. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2852 Nguyễn Kiến Giang Vài ý kiến về văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng (tr. 2, 6)
09. 03. 1958 (báo) Thống nhất, s. 40 Trịnh Xuân An Đọc lại những văn thơ phục vụ cuộc đấu tranh cho thống nhất (tr. 10)
10. 03. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Kiến Giang Nghiên cứu những nghị quyết của Hội nghị các ĐCS&CN/Liên Xô lãnh đạo phe XHCN là một tất yếu lịch sử (tr. 2)
10. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 75 Xuân Chương Nhà trường với việc giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh (tr. 3)
11. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1213   Trích một số ý kiến của bạn đọc đối với những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (Bằng Vân, Ngọc Lan, Thuận Đức) (tr. 4)
12. 03. 1958 (báo) Nhân dân Tô Hoài Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác (tr. 3)
12. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1214   Trích một số ý kiến của bạn đọc đối với những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (Lê Nhị Hà, Ng. Hữu Trấn) (tr. 4)
12. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 270 Phi Hà Phân rõ tư tưởng của ta và tư tưởng chống lại ta trong văn nghệ (tr. 3, 4)
13. 03. 1958 (báo) Độc lập, s. 350 Mạnh Phú Tư Kiên trì phấn đấu cho hiện thực xã hội chủ nghĩa (tr. 3, 4)
14. 03. 1958 (báo) Nhân dân Tế Hanh Quan niệm siêu giai cấp của tôi về nhân tính và con người mới (tr. 3)
14. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1216 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tr. 4)
15. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tr. 2)
15. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1217 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tiếp) (tr. 4)
15. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 138 Nguyễn Bắc Cần kiên quyết tiếp tục quét sạch tư tưởng “Nhân văn” (tr. 3)
15. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 271 Phi Hà Phân rõ tư tưởng của ta và tư tưởng chống lại ta trong văn nghệ (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
15. 03. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 98 Thiếu Khanh Cần trở lại một vấn đề (tr. 10-11)
16. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
Chu Dương Đánh giá thành tựu văn học xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Đại dịch theo “Nhân dân nhật báo” TQ) (tr. 2)
Trần Hà Ý kiến bạn đọc: Bảo vệ nền văn nghệ cách mạng của chúng ta (tr. 3)
Dương Cung “Lời mẹ dặn” ở đâu ra? (tr. 3)
16. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 81 Phùng Bảo Thạch Phải kiên trì chống nọc độc tư tưởng của báo “Nhân văn” và các tập “Giai phẩm”: Hãy làm sạch cỏ để trồng hoa (tr. 1, 4)
16. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 139 Nguyễn Bắc Cần kiên quyết tiếp tục quét sạch tư tưởng “Nhân văn” (tiếp) (tr. 3)
16. 03. 1958 (báo) Thống nhất, s. 41 Hồng Chương Phản đối thủ đoạn dùng văn thơ để bôi nhọ công cuộc xây dựng miền Bắc (tr. 9, 10)
Tổ Văn báo Thống nhất Thiếu sót của chúng tôi trong khi đăng mấy đoạn văn “Đi trong mưa” của Nguyễn Thành Long (tr. 11)
17. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1219 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tiếp) (tr. 4)
17. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 82 Trần Duy Ngọc Cần phơi trần tư tưởng đối lập với Đảng lãnh đạo, đối lập với xã hội chủ nghĩa của Trương Tửu (tr. 3)
17. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 140 Nguyễn Bắc Cần kiên quyết tiếp tục quét sạch tư tưởng “Nhân văn” (tiếp) (tr. 3)
18. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
18. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1120 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tiếp) (tr. 4)
18. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 83 Trần Duy Ngọc Cần phơi trần tư tưởng đối lập với Đảng lãnh đạo, đối lập với xã hội chủ nghĩa của Trương Tửu (tiếp) (tr. 3)
18. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 141 Nguyễn Bắc Cần kiên quyết tiếp tục quét sạch tư tưởng “Nhân văn” (tiếp, hết) (tr. 3)
19. 03. 1958

(báo) Nhân dân

Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
19. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1221 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tiếp) [kỳ đăng này chưa tìm thấy, vì bộ sưu tập “Thời mới” tôi dùng để khảo sát bị mất số này - LNA]
19. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 84 Trần Duy Ngọc Cần phơi trần tư tưởng đối lập với Đảng lãnh đạo, đối lập với xã hội chủ nghĩa của Trương Tửu (tiếp, hết) (tr. 3)
19. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 272 Tạ Mạnh Tường Một vài ý kiến của sinh viên chúng tôi đối với cuộc đấu tranh trong văn nghệ hiện nay (tr. 3)
20. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
20. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1222 Hoàng Quân Góp vài ý kiến phê phán những khuynh hướng sai lầm trong văn nghệ (tiếp, hết) (tr. 4)
21. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
21. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 86   Tin: Ổ gián điệp 14 tên của đế quốc Mỹ có cơ sở hoạt động và âm mưu phá hoại tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòn gai, Cửa Ông bị bắt toàn bộ và đưa ra tòa án. Tên trùm Nguyễn Quang Hải bị kết án tử hình (tr. 1, 4)
21. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 144 Nguyễn Kim Thản Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đập tan tư tưởng phản động cuả Trương Tửu (tr. 3)
22. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp) (tr. 2)
22. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 87 Dê-môt-sten-bô-tê (nhà văn Ru-ma-ni) Sức mạnh của thực tế (tr. 1, 3) [ý: Đảng CS giúp đỡ nhà văn, tạo điều kiện cho sự phát triển văn học]
22. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 145 Nguyễn Kim Thản Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đập tan tư tưởng phản động cuả Trương Tửu (tiếp) (tr. 3)
22. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 273 Hồng Chương Nói thêm về vấn đề phân rõ địch ta, vạch rõ ranh giới tư tưởng (tr. 3)
22. 03. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 99 Thiếu Khanh Vài ý nghĩ về ý nghĩa cuộc đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ của ta hiện nay (tr. 3-4)
Bảo Nguyên Mấy ý kiến về vai trò của văn nghệ và văn nghệ sĩ (tr. 5-6, 14)
Ngô Đức Phong (TQ., Tảo Trang dịch Đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (tr. 10-11, 15) (dịch bài nói trên Đài Bắc Kinh 19/10/58)
23. 03. 1958 (báo) Nhân dân Quang Đạm Đập cho nát chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tiếp, hết) (tr. 2)
23. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 88 Thuần Đức Đọc sách, giới thiệu/ “Văn nghệ là gì?” một tài liệu lý luận văn nghệ có giá trị (tr. 1, 3) [sách Nxb. Sự Thật, dịch của nữ nhà văn LX Nikolaeva]
23. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 146 Nguyễn Kim Thản Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đập tan tư tưởng phản động cuả Trương Tửu (tiếp, hết) (tr. 3)
23. 03. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2854 Đặng Vũ Khiêu Văn nghệ và sự thực (tr. 6)
23. 03. 1958 (báo) Thống nhất, s. 42 Vũ Đức Phúc Bóc trần khuynh hướng đổi trắng thay đen trong văn học (tr. 9, 15)
24. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 89 Vũ Hải Những nọc độc của Trương Tửu trong một số vấn đề về lý luận văn nghệ (tr. 3)
24. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 147 Lê Tám Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Lê Đạt, đừng làm con nhặng xanh bên bánh xe lịch sử! (tr. 3)
25. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 90 Xuân Chương Học sinh phổ thông đặt chuyện yêu đương như thế nào cho đúng? (tr. 3)
25. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 148 Lê Tám Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Lê Đạt, đừng làm con nhặng xanh bên bánh xe lịch sử!! (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
26. 03. 1958 (báo) Nhân dân Hoài Thanh Một kẻ nghịch về tư tưởng: Trương Tửu. Tư tưởng đối địch với Đảng của Trương Tửu trong các tập “Giai phẩm” (tr. 3)
26. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 91 Xuân Chương Học sinh phổ thông đặt chuyện yêu đương như thế nào cho đúng? (tiếp, hết) (tr. 3)
26. 03. 1958 (báo)Tiền phong, s. 274 Hồng Chương Nói thêm về vấn đề phân rõ địch ta, vạch rõ ranh giới tư tưởng (tiếp, hết) (tr. 3)
27. 03. 1958 (báo) Nhân dân Hoài Thanh Một kẻ nghịch về tư tưởng: Trương Tửu. Tư tưởng đối địch với Đảng của Trương Tửu trong các tập “Giai phẩm” (tiếp, hết) (tr. 3)
27. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 92 Nguyễn Xiển Người trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng (tham luận tại hội nghị UBTƯ MTTQVN) (tr. 1, 4)
27. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 150 Nguyễn Kiến Giang Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Bẻ gãy ngọn cờ dân chủ tư sản bịp bợm của nhóm Nhân văn (tr. 3)
27. 03. 1958 (báo) Độc lập, s. 352 Mạnh Phú Tư Tự do sáng tác với tình cảm người văn nghệ sĩ (tr. 3, 4)
28. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1230 Nguyễn Phương Xem kịch “Quan khâm sai” (tr. 4) [vở hài kịch “Revizor” = “Quan thanh tra” /1835/ của nhà văn Nga N. Gogol, bản dịch của Vũ Đức Phúc]
28. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 151 Nguyễn Kiến Giang Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Bẻ gãy ngọn cờ dân chủ tư sản bịp bợm của nhóm Nhân văn (tiếp, hết) (tr. 3)
29. 03. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 94 Phùng Bảo Thạch Trương Tửu đã xuyên tạc lịch sử để đưa ra những luận điểm nghịch với chế độ (tr. 3)
29. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 152 T. Đ. Hoạt (công nhân xe lửa Hà Nội) Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Vứt bỏ cái “tự do” kiển Nhân văn – Giai phẩm ấy đi! (tr. 3)
29. 03. 1958 (báo) Tiền phong, s. 275 Tạ Đình Đồng “Nhân văn”, một cơn gió độc (tr. 3)
29. 03. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 100 Thái Mạc Người trí thức cần trí thức hơn nữa (tr. 9-10)
    Ngô Linh Ngọc Vạch mặt vài luận điệu xuyên tạc của nhóm Nhân văn về tự do của văn nghệ sĩ (tr. 10-11)
30. 03. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2855 Đặng Vũ Khiêu Văn nghệ và sự thực (tiếp, hết) (tr. 6-7)
30. 03. 1958 (báo) Thống nhất, s. 43 Ý kiến bạn đọc Trừ tiệt tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm, đem ngòi bút phục vụ sự nghiệp củng cố miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà (tr. 9, 14)
Nguyễn Mạnh Hào Đọc sách: “Những ngọn đèn”, tập thơ Yến Lan (tr. 11)
31. 03. 1958 (báo) Thời mới, s. 1233 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa. I (tr. 4)
31. 03. 1958 (báo) Thủ đô, s. 154 Chu Thiên Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Phan Khôi bên đường lịch sử (tr. 3)
Tháng 03. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 10 Đặng Thai Mai Căn bản vẫn là vấn đề lập trường tư tưởng (tr. 43-47)
Xuân Diệu Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong thơ (tr. 58-70)
Hồng Chương Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ (tr. 71-89)
Tô Hoài Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác (tr. 90-93)
Tin văn nghệ Hội nghị văn nghệ Đảng cuối tháng 1/1958 (tr. 116)
Tháng 03. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 3/58   Xã luận: Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng LĐVN 3/3/58: Đi đúng đường lối văn nghệ của Đảng (tr. 3)
  Tin văn nghệ: Qua cuộc hội nghị văn nghệ Đảng (tr. 63)
Trần Độ Nhân đọc báo “Văn” và một số sáng tác gần đây: Vài ý nghĩ nhỏ về vấn đề biểu hiện thực tế  (tr. 64-68
Lý Vệ (Doãn Trung dịch) Người làm công tác văn nghệ bộ đội trước những đúng và sai lớn (trích dịch “Văn nghệ giải phóng quân”, TQ, s. tháng 10/57) (tr. 68-73)
Tháng 03. 1958

Phê bình, Tập văn nghị luận văn học, xã hội, năm thứ hai, t. 3 (chủ biên Thiều Quang, tòa soạn 64 Bạch Mai, Hà Nội. Biên tập số này: Lê Xuân Vũ, Chu Thiên, Phùng Văn Chính, Thiều Quang, Tân Thanh, Văn Hữu, N.K.T., Quốc Lang, Hoa Tiêu, Trần Chân Dung)

Lê Xuân Vũ Mấy ý kiến về vấn đề phê bình hiện nay (tr. 3-6)
Quốc Lang Cũng học người xưa (tr. 6)
Chân Dung Đã đến lúc phát triển nghệ thuật lồng tiếng trong phim ngoại quốc (tr. 7)
Phùng Văn Chính Vai trò quần chúng trong công tác phê bình (tr. 8-10)
Thiều Quang Phát biểu ý kiến (tr. 11)
Văn Hữu Đọc báo ‘Văn’ của Hội nhà văn Việt Nam  (tr. 12)
Chu Thiên Bàn về sự thực toàn diện trong tác phẩm văn nghệ (tr. 13-15)
Tân Thanh Nhân xem chuyện phim “Chiếc đu quay’” (tr. 15-16)
bạn đọc N.K.T. (Hà Nội) Bức thư phê bình (tr. 17-18)
01. 04. 1958 (báo) Nhân dân Phan Nhân Thực chất cái gọi là “đi tìm cái mới” của nhóm Trần Dần, Lê Đạt (tr. 3)
  Đồng chí Chu Dương nói về vấn đề đẩy mạnh nền văn học nghệ thuật của Trung Quốc (tr. 4)
01. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1234 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa. II (tiếp) (tr. 4)
01. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 155 Chu Thiên Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Phan Khôi bên đường lịch sử (tiếp, hết) (tr. 3)
02. 04. 1958 (báo) Nhân dân Phan Nhân Thực chất cái gọi là “đi tìm cái mới” của nhóm Trần Dần, Lê Đạt (tiếp, hết) (tr. 3)
02. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1235 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa. III (tiếp) (tr. 4)
02. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 156 Lê Vinh Quốc Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: “Hãy đi mãi” đến đâu? (tr. 3) [về Trần Dần]
02. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 276 Tạ Đình Hồng “Nhân văn”, một cơn gió độc (tiếp, hết) (tr. 3)
03. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Đồng chí Lê Duẩn đến thăm và nói chuyện với anh chị em văn nghệ sĩ trong lớp học nghiên cứu hai văn kiện (tr. 1, 4)
Đào Duy Tùng Nâng cao tư tưởng cho kịp với sự chuyển biến của cách mạng (tr. 2)
03. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1236 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa. IV (tiếp) (tr. 4)
03. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 99 Chiến Kỳ Cái “mới” rất cũ của Lê Đạt trong “Bài thơ trên ghế đá” (tr. 3)
03. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 157 Trần Anh Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đâu là nhân văn? (tr. 3, 4) [về Trần Duy]
03. 04. 1958 (báo) Độc lập, s. 353 Hoàng Châu Ký Mắt (tr. 3, 4)
04. 04. 1958 (báo) Nhân dân Tạ Vũ Thơ Trần Dần “tìm tòi, sáng tạo” hay là đánh xoáy? (tr. 3)
Đào Duy Tùng Nâng cao tư tưởng cho kịp với sự chuyển biến của cách mạng (tiếp, hết) (tr. 2)
04. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 158 Trần Anh Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đâu là nhân văn? (tiếp) (tr. 3)
04. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 100 Chiến Kỳ Cái “mới” rất cũ của Lê Đạt trong “Bài thơ trên ghế đá” (tiếp, hết) (tr. 3)
05. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1238 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa. V (tiếp) (tr. 4)
05. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 159 Trần Anh Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Đâu là nhân văn? (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
05. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 277 Phan Ngân Giang Thanh niên công nhân chúng tôi mong các nhà văn có tinh thần trách nhiệm hơn nữa (tr. 3)
05. 04. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 101 Thiếu Khanh Mấy ý kiến về cái “sự thật” của nhóm Nhân văn-Giai phẩm (tr. 10-11, 14)
06. 04. 1958 (báo) Nhân dân Hoài Thanh Đối với văn nghệ trước cách mạng, tiếp thu phải có phê phán (tr. 2)
Dương Cung Cái chủ nghĩa “vỗ vai” ấy có tự bao giờ? (tr. 2) [về Phan Khôi]
  Nguyễn Kim Thản: Những luận điệu xuyên tạc, phiến động của Trương Tửu (tr. 3)
06. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 102 Hồ Nam Đọc sách, giới thiệu/ “Văn học và nghệ thuật phải liên hệ chặt chẽ với đời sống nhân dân” (tr. 1, 3) [về bài của Khơ-rút-sốp]
06. 04. 1958 (báo) Thống nhất, s. 44 Lưu Quý Kỳ Nhân việc địch xuyên tạc cuộc đấu tranh của ta chống sai lầm trong văn nghệ: Dừng lại, dốc nguy hiểm (tr. 11, 12)
07. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1240 Vũ Lân Để đón mừng một mùa xuân văn nghệ xã hội chủ nghĩa VI (tiếp, hết) (tr. 4)
07. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 161 Hồ Duy Bình Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm: Những luận điệu và hành động có hại cho công cuộc thống nhất tổ quốc (tr. 3, 4)
08. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 162 Lê Đông Hải Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm:Bạn đọc với việc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ/ Kính gửi báo Thủ đô (tr. 3)
09. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 278 Hồng Chương Truyện ‘Bích-xu-ra’, một lối sỉ nhục các dân tộc bị áp bức (tr. 3)
10. 04. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Mạnh Tường Một giai đoạn mới bắt đầu trong đời tôi (tr. 2)
10. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 164 Đồ Tân Tiếp tục quét sạch tư tưởng phản động của nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Họa thơ tự thọ của Phan Khôi (tr. 3)
10. 04. 1958 (báo) Độc lập, s. 354 Phan Cự Đệ, Ngô Thế Thinh Bạn đọc viết: Đập tan nọc độc nguy hiểm của Trương Tửu: Phan Cự Đệ: Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu (tr. 3); Ngô Thế Thinh: Những luận điểm của chủ nghĩa xét lại trong con người Trương Tửu (tr. 3, 4)
11. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Bạn đọc tỏ thái độ đối với bọn Nhân văn – Giai phẩm: Bọn phá hoại nhất định sẽ bị làn sóng cách mạng cuốn phăng đi (ý kiến Minh Tuấn, - Lạng Sơn; Văn Thinh, - bộ đội) (tr. 3)
11. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1244 Phúc Quảng Xem vở cải lương “Mẫu đơn tiên” (tr. 4)
11. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 107 Thiều Quang Tác hại và tội ác của nhóm Nhân văn trong hai năm qua (tr. 3)
11. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 165 Công Tạo, Nguyễn Ngọc Thọ, Hoàng Dân, Bạch Mai, Lê Sơn, Lê Mậu Hãn, Vũ Lương, Thành Duy, Như Việt Tiếp tục quét sạch tư tưởng phản động của nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Hưởng ứng của bạn đọc (tr. 3, 4)
12. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Bạn đọc tỏ thái độ đối với bọn Nhân văn – Giai phẩm: Phản đối nhân sinh quan đồi bại của Trương Tửu, Trần Đức Thảo và công ty “Nhân văn – Giai phẩm” (Phùng Văn Mỹ,- cán bộ giảng dạy ĐHBK; Thanh Thiên,- Hà Nội; Lê Văn Thọ, - Thanh Hóa; Phạm Quốc Minh, - trường cấp 2 Hạ Hòa, Phú Thọ)
12. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1245 Lê Hương Liệu Lão thành cách mạng hay là phản cách mạng? (tr. 4) [về Phan Khôi]
12. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 108 Nguyễn Mạnh Hào Những thủ đoạn xảo quyệt, phản phúc trong sáng tác của nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3)
12. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 166 Hoài, Nguyễn Thanh Hà, Văn Cẩm, Xương Tiếp tục vạch mặt nhóm phản động Nhân văn – Giai phẩm: (trích thư hưởng ứng của bạn đọc) (tr. 3)
12. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 279 Hồng Chương Truyện ‘Bích-xu-ra’, một lối sỉ nhục các dân tộc bị áp bức (tiếp, hết) (tr. 3)
12. 04. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 102 Phi Trưởng “Trái tim” của nhóm Nhân văn-Giai phẩm (tr. 10-11)
13. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Xã luận: Vạch mặt nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm, quét sạch tư tưởng thù địch trong giới văn nghệ (tr. 1, 4)
  Đính chính của ông Nguyễn Mạnh Tường (tr. 2)
13. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1246 Hoàng Quân Đây, người “yêng hùng” của nhóm Nhân văn – Giai phẩm phá hoại (tr. 4, 3) [về Phan Khôi]
13. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 109 Nguyễn Văn Lộc Mấy nét về con người Phan Khôi (tr. 3)
13. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 167 Minh Phương Vạch mặt nhóm phá hoại nhân văn – Giai phẩm: “Anh làm tể tướng, tôi làm vua” (tr. 3, 4)
13. 04. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2857 Nguyễn Lân Ngọn gió chính nghĩa (tr. 4-5, 6)
Tú Mỡ Lật tẩy cái “tiết tháo” của Phan Khôi (tr. 5)
14. 04. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Bộ mặt thật của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3, 4)
Hoàng Văn Đức Quá trình cải tạo XHCN là một quá trình đấu tranh gian khổ (tr. 2)
14. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 110 Trường Giang Thụy An, nhân viên tác động tinh thần của nhóm phản động Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3)
14. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 168 Lưu Trùng Dương Vạch mặt nhóm phá hoại nhân văn – Giai phẩm: Không phải vì chân lý, vì tự do mà chính là vì những dục vọng cá nhân bỉ ổi (tr. 3)
15. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Lớp học chính trị thứ hai của ngành văn nghệ đã thành công lớn (tr. 1)
Canh Sinh Nhìn lại lai lịch của chủ nghĩa tơ-rốt-kít (tr. 2)
Mạnh Phú Tư Nguyễn Hữu Đang, một tên phá hoại đầu sỏ (tr. 3)
15. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 169 Xuân Ba Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại nhân văn – Giai phẩm: Trần Thiếu Bảo, một tên buôn văn đầu cơ chính trị (tr. 3)
16. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1249 Hưng Việt Một vài ý nghĩ: Con người Mạnh Thường Quân (tr. 1, 4) [về Trần Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Đức -Thời Đại]
16. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 280 Nguyễn Chính Vạch trần bộ mặt thối tha của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm (tr. 3)
17. 04. 1958 (báo) Nhân dân Canh Sinh Nhìn lại lai lịch của chủ nghĩa tơ-rốt-kít (tiếp, hết) (tr. 2)
Hoàng Châu Ký Bộ mặt thật của Phan Khôi (tr. 3)
17. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1250 Thủy Nguyên Sở dĩ hôm nay Phan Khôi kịch liệt chống chủ nghĩa xã hội vì hôm qua Khôi đã hết sức bảo vệ chế độ thực dân (tr. 4)
17. 04. 1958 (báo) Độc lập, s. 355 Trương Chính Con người và văn chương (tr. 3, 4)
    Nguyễn Trịnh Nghiên cứu hai văn kiện lịch sử ở Hội nghị các ĐCS và CN ở Mat-scơ-va: Vấn đề chuyên chính (tr. 5)
18. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1251 Thủ tướng Phạm Văn Đồng Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội (báo cáo đọc tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội VNDCCH) (tr. 3-6)
Trương Uyên Bọn Nguyễn Hữu Đang đã có âm mưu gì đối với báo ‘Thời mới’? (tr. 8)
18. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 114 Phạm Văn Đồng Phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa (trích báo cáo tại Quốc hội 16/4/58) (tr. 3)
18. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 172 Thế Khánh Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Trương Tửu, một tên hiện hành phá hoại cách mạng (tr. 3, 4)
19. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 115   Tin: Bọn Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Minh Đức đã bị bắt (tr. 3)
Thiều Quang Nguyễn Hữu Đang, một tay lợi hại cầm đầu, tổ chức trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3, 4)
19. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 173 Đình Khắc Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Bộ mặt thực của tên phá hoại cách mạng Nguyễn Hữu Đang (tr. 3)
19. 04. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 103 Tổ quốc Trí thức chân chính và những người không xứng đáng là trí thức (tr. )
Ngô Linh Ngọc Nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm là kỹ sư tâm hồn cho ai? (tr. 11, 14-15)
Thiếu Khanh Chặn bàn tay phá hoại của chúng lại (tr. 12-13)
20. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 116 Thiều Quang Những thủ đoạn của Nguyễn Hữu Đang. Thủ thuật kích động quần chúng bằng khẩu hiệu (tr. 3)
20. 04. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2858 Bùi Huy Phồn Phá hoại đoàn kết, phản bội dân tộc, đó là chân tướng của nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tr. 8)
20. 04. 1958 (báo) Thống nhất, s. 46 Mạnh Phú Tư Bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm, vật chướng ngại trên con đường xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất của dân tộc ta (tr. 11, 13)
Lê Tâm Nhân câu chuyện “mề-đay” anh dũng (tr. 11)
21. 04. 1958 (báo) Nhân dân Thế Lữ Phan Khôi đi kháng chiến như thế nào? (tr. 3)
21. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1254 Sỹ Tiến Vạch mặt bất lương và phản phúc của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 4)
21. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 117 Quân Thụy Qua chương trình hội diễn mùa xuân năm nay (tr. 3)
22. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Phản đối bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (ý kiến Trần Thị Quất, giáo viên dân lập Ái Mộ, Gia Lâm; Phan Ngân Giang, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo; Việt Hồng, cán bộ miền Nam, UBKH Hải Dương; Xuân Tâm, UBKH nhà nước) (tr. 3)
  Danh sách và địa chỉ các bạn đọc đã gửi bài về tòa soạn báo Nhân dân tham gia cuộc đấu tranh chống bọn Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3)
22. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 118 Phùng Bảo Thạch Thêm một trang vào cái “tiểu sử tiết tháo” của Phan Khôi (tr. 3, 4)
22. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 176 Phùng Thiện Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Thêm vài chi tiết về hoạt động phá hoại của Trần Dần, Lê Đạt (tr. 3, 4)
23. 04. 1958 (báo) Nhân dân Phạm Văn Khoa Tên phản bội Nguyễn Hữu Đang (tr. 3)
  Danh sách và địa chỉ các bạn đọc đã gửi bài về tòa soạn báo Nhân dân tham gia cuộc đấu tranh chống bọn Nhân văn – Giai phẩm (tiếp) (tr. 3)
23. 04. 1958 (báo) Thời mới, s. 1256 Hà Nhân Vạch mặt phá hoại và bịp bợm của nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Ở trong còn lắm điều … dơ! (kỳ I) (tr. 4)
23. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 119 Phùng Bảo Thạch Thêm một trang vào cái “tiểu sử tiết tháo” của Phan Khôi (tiếp, hết) (tr. 3)
23. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 177 Xuân Dung Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Một con phù thủy tác động tinh thần (tr. 3) [về Thụy An]
23. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 282 Bàng Sỹ Nguyên Hệ thống ý thức chính trị phản động của Trương Tửu (tr. 3, 4)
24. 04. 1958 (báo) Nhân dân Huy Vân Chân tướng của cái gọi là “con người Trần Dần” (tr. 3)
24. 04. 1958 (báo) Độc lập, s. 356 Mạnh Phú Tư Bộ mặt thật của tên phản cách mạng Nguyễn Hữu Đang (tr. 2, 5)
Nguyễn Trịnh Nghiên cứu hai văn kiện lịch sử ở Hội nghị các ĐCS và CN ở Mat-scơ-va: Nhiệm vụ chuyên chính hiện nay và vị trí của người tư sản dân tộc  (tr. 5)
25. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 179 Đặng Ngọc Lân, Phan Khắc Thiềm Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Bạn đọc phát biểu (tr. 3)
26. 04. 1958 (báo) Nhân dân Chính Hữu Lê Đạt là một phần tử phá hoại ngoan cố, một kẻ thối tha, nhơ nhớp (tr. 3)
26. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 122 Thiều Quang Vai trò Nguyễn Hữu Đang với thủ đoạn phối hợp chiến trường giữa báo Nhân văn và Nhà xuất bản Minh Đức (tr. 3)
26. 04. 1958 (báo) Thủ đô, s. 180 Nguyễn Văn Tiến, Vũ Hồng Quang, Lâm Vạch mặt phản động của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Trắng đen quá rõ rệt rồi  (tr. 3)
26. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 283 Nguyễn Khắc Phi Tư tưởng phản động của Trương Tửu trong công tác giảng dạy ở đại học (tr. 3, 4)
26. 04. 1958 (báo) Tổ quốc, s. 104 Thiếu Khanh Nhóm Nhân văn-Giai phẩm chống chủ nghĩa xã hội là chống lại tổ quốc (tr. 12-13)
27. 04. 1958 (báo) Nhân dân Tơ-ri-phô-nô-va (nhà văn LX, bài viết riêng cho báo ND) Nền nghệ thuật của chân lý và của đấu tranh (về văn học Xô-viết) (tr. 2)
27. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 123 Thanh Chí Qua 5 vở kịch nói của phong trào văn nghệ quần chúng Hà Nội (tr. 3)
27. 04. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2859 Chính Yên Thắng lợi mới trên Mặt trận tư tưởng (tr. 7)
28. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Phản đối bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (ý kiến bạn đọc: Nguyễn Bá Khán,- Hà Nội; Nguyễn Tiến Đạm,- Thẩm phán TAND Phú Thọ; Nguyễn Mông và Lê Văn Tiến,- Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) (tr. 3)
28. 04. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 124   Nhẹ nhàng thì cũng tiến lên chủ nghĩa xã hội (trích 3 tham luận tại phiên họp toàn thể Quốc hội 26/4/58 về vấn đề miền Bắc tiến lên CNXH) (tr. 3) [Nguyễn Xiển: Cuộc cách mạng XHCN sẽ mở cho anh chị em trí thức một chân trời mới bao la; Dương Đức Hiền: Đối với người tư sản dân tộc, chỉ có tiếp thu cải tạo XHCN mới tiến bộ được; Trần Danh Tuyên: Nhẹ nhàng thì cũng lên CNXH; nếu trong hoàn cảnh bắt buộc phải dùng những biện pháp mạnh thì chúng ta cũng nhất định tiến lên CNXH]
29. 04. 1958 (báo) Nhân dân   Phản đối bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (ý kiến bạn đọc: Phan Trọng Luận, giáo viên PT3 Hà Nội; Đỗ Minh Ngọc, nữ sinh Nam Định) (tr. 3)
30. 04. 1958 (báo) Tiền phong, s. 284 Phạm Hổ Nhóm ‘Nhân văn’ với cái gọi là ‘góp phần giáo dục các em’ (tr. 3)
Tháng 04. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 11 Văn nghệ Phải quét sạch khuynh hướng tư tưởng tư sản phản động của Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1-3)
  Ý kiến đồng chí Trường Chinh về Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3)
Hồng Quảng Tính chất Phan Khôi hay là: ngựa quen đường cũ (tr. 4 -14)
Hoài Thanh Thực chất tư tưởng Trương Tửu (tr. 15-25)
Hồng Vân Lê-nin-nít hay Tờ-rốt-kít? (tr. 26-43)
Trần Anh Chân tướng của Phan Khôi (tr. 44-55)
Vũ Đức Phúc Ngôn luận và sáng tác của Trần Duy (tr. 56-62)
Lê Tuấn Việt, Mạc Phi, Cầm Biêu Kiên quyết chống tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm (tr. 63-68)
Xuân Hoàng Thực chất tư tưởng chống Đảng trong thơ Lê Đạt (tr. 69-74)
Huyền Kiêu “Con người Trần Dần”, một thủ đoạn chính trị bất lương của nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tr. 75-86)
Phó Biên Cương Chính họ là những con ngựa già của tư tưởng tư sản phản động (87-90)
Lê Kim Dã tâm chống Đảng của bài “Thi sĩ máy” (tr. 91-95)
Học Phi Những luồng gió độc trong ngành kịch nói (tr. 96-104)
Lưu Hữu Phước Một số sai lầm trong giới âm nhạc (tr. 105-113)
Tháng 04. 1958 (tạp chí) Phụ nữ Việt Nam, s. 56 Nguyệt Tú Tư tưởng phản động của Thụy An trong bài “Bốn bát gạo, ba bộ áo” (tr. 16-17)
Tháng 04. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 4/58 Văn Phác Quét sạch những tư tưởng chống Đảng, chống chế độ trong văn nghệ hiện nay (tr. 1-3)
Vũ Tú Nam, Vũ Cao, Nguyên Ngọc Đấu tranh phê bình: Vũ Tú Nam: Sự thực về con người Trần Dần (tr. 49-57); Vũ Cao: Ý thức phá hoại và tư tưởng đồi trụy của Hoàng Cầm (tr. 58-66); Nguyên Ngọc: Con đường đi của Phùng Quán, con đường sai lầm điển hình của một người viết văn trẻ (tr. 66-73)
Tháng 04. 1958

Phê bình, Tập san nghị luận văn học, xã hội, năm thứ hai, s. 4 (chủ nhiệm Thiều Quang, tòa soạn 64 Bạch Mai, Hà Nội)

T.S.P.B. Góp ý kiến với tạp chí “Văn nghệ” về một số vấn đề văn nghệ hiện giờ (tr. 3-6)
Văn Hữu Nhân đọc truyện ngắn “Bích-xu-ra” của Thụy An, tuần báo “Văn” (tr. 7-9)
Tân Thanh Giới thiệu sách “Tập truyện Liên Xô” và “Tinh-kô” (tr. 10)
Văn Chính Quan điểm quần chúng đối với “đời tư” của người văn nghệ (tr. 11-12)
Trần Chân Dung Nhân phong trào phê bình xung quanh tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng (tr. 13-14)
Thiều Quang Một giai thoại về đời văn của Vũ Trọng Phụng (tr. 15-20)
01. 05. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Đình Thi Nhà văn với quần chúng lao động (tr. 3)
01. 05. 1958 (báo) Độc lập, s. 357 Tế Hanh Phan Khôi đi Trung Quốc (tr. 3)
Nguyễn Trung Khiêm Nhắn Phan Khôi (thơ) (tr. 3)
01. 05. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 14 Trần Đức Hinh Tẩy sạch nọc độc của chủ nghĩa xét lại trong việc giới thiệu, phê bình phim ảnh (tr. 3, 18)
03. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Phản đối bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (ý kiến bạn đọc: Lê Quý Hiệp, cán bộ giáo dục Hà Nội: “Đập tan tư tưởng phiến động trong bài hát của Tử Phác”; Đỗ Văn Tiến,- Hà Nội: “Đề nghị các văn nghệ sĩ, các cán bộ văn hóa hãy vạch trần những tư tưởng phản động trong tất cả các tác phẩm của nhóm NV-GP” ) (tr. 3)
03. 05. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 128 Triêu Dương “Cửa hàng Lê Đạt”, một cửa hàng lậu nguy hiểm, buôn toàn những thứ có hại cho nhân dân (tr. 3)
03. 05. 1958 (báo) Tiền phong, s. 285 Nam Huy, Phong Thu Thanh niên khắp nơi lên tiếng kịch liệt phản đối nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm (tr. 3)
04. 05. 1958 (báo) Nhân dân Phạm Huy Thông Mặt thật của Trần Đức Thảo (tr. 2)
04. 05. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 129 Triêu Dương “Cửa hàng Lê Đạt”, một cửa hàng lậu nguy hiểm, buôn toàn những thứ có hại cho nhân dân (tiếp, hết) (tr. 3)
04. 05. 1958 (báo) Thống nhất, s. 48 Lê Xuân Vũ Một cuộc đấu tranh vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp thống nhất tổ quốc (tr. 10-11)
05. 05. 1958 (báo) Nhân dân Phạm Huy Thông Mặt thật của Trần Đức Thảo (tiếp, hết) (tr. 2)
07. 05. 1958 (báo) Tiền phong, s. 286 Tạ Đình Dân, Anh Vũ, Đào Viết Thành Thanh niên khắp nơi kịch liệt phản đối nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm (tr. 3)
08. 05. 1958 (báo) Độc lập, s. 358 Như Mai Sinh viên với vấn đề học tập và tu dưỡng (tr. 6)
11. 05. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 3)
Văn Trọng Nắng mới của một người sinh viên (tr. 3)
12. 05. 1958 (báo) Nhân dân Như Phong Vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tiếp, hết) (tr. 3)
14. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Bạn đọc vẫn tiếp tục vạch tội bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm. Truy kích đến cùng tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm (Lê Vinh,- cán bộ công đoàn; Kim Hùng,- chi sở PHS Nghệ An) (tr. 3)
15. 05. 1958 (báo) Độc lập, s. 359 Lê Kim Phan Khôi 5 lần phản quốc (tr. 3)
Đinh Xuân Khoa Nhắn Phan Khôi (họa thơ Nguyễn Trung Khiêm) (tr. 3)
Mai Phương Nhắn Phan Khôi (thơ) (tr. 3)
15. 05. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 15 Bùi Văn Mạnh Bạn đọc viết/ Bùi Văn Mạnh: Quần chúng đòi vạch mặt bọn chúng (tr. 16)
Cao Nhị Tôi đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc giới thiệu phê bình phim ảnh (tr. 20-22)
16. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1278 Trịnh Mai Diêm Những nọc độc của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm trong ngành điện ảnh của ta (kỳ 1) (tr. 4)
  Những vai kịch động vật của Phan Khôi (tranh Lê Văn Hiệp và Vũ Thanh Tú, bản kẽm Tham) (tr. 4)
17. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Bạn đọc tiếp tục vạch tội bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm. (Thái Hoằng,- giáo viên cấp 3 Hà Tĩnh; Nguyễn Công Bằng,- bộ đội; Vũ Duy Tiến, cán bộ miền Nam tập kết, CĐ xây dựng cơ bản VN)
17. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1279 Trịnh Mai Diêm Những nọc độc của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm trong ngành điện ảnh của ta (kỳ 2) (tiếp) (tr. 4)
  Biếm họa: Ng. Hữu Đang – Thụy An – Trần Thiếu Bảo (tranh Phạm Hảo, bản kẽm Tham) (tr. 4)
17. 05. 1958 (báo) Tiền phong, s. 289 Nguyễn Vĩnh Qua cuộc đấu tranh chống bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, chúng ta đã nhận thức được những gì, rút ra những bài học gì? (tr. 3, 4)
18. 05. 1958 (báo) Nhân dân Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước, Nguyễn Lân

Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Những người trí thức trung thực đã lên tiếng. Bác sĩ Hồ Đắc Di: “Bảo vệ sự trong sáng của tinh thần yêu nước chân chính xã hội chủ nghĩa”; GS Trần Hữu Tước: “Nhóm Nhân văn – Giai phẩm thật bỉ ổi và nguy hiểm”; GS Nguyễn Lân: “Trường ĐHSP đã nhổ được hai cái gai” (tr. 3)

18. 05. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2862 Bùi Huy Phồn Nhìn chung lại cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn Giai phẩm (tr. 3)
18. 05. 1958 (báo) Thống nhất, s. 50   Nghệ sĩ Nguyễn Nho Túy nói về đời hoạt động nghệ thuật của mình qua hai chế độ (tr. 11, 14)
19. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Đào Duy Anh tự kiểm thảo (tr. 3)
20. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Đào Duy Anh tự kiểm thảo (tiếp) (tr. 3)
20. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1282 Trịnh Mai Diêm Những nọc độc của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm trong ngành điện ảnh của ta. Những tư tưởng thù địch đối với phim Liên Xô (tiếp, kỳ 3) (tr. 4)
  Biếm họa của Quang Trường: Cái “mới” của bọn Nhân văn – Giai phẩm trong thời đại vệ tinh nhân tạo (tr. 4)
21. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Đào Duy Anh tự kiểm thảo (tiếp, hết) (tr. 3)
21. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1283 Trịnh Mai Diêm Những nọc độc của nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm trong ngành điện ảnh của ta. Những tư tưởng thù địch đối với phim Liên Xô (tiếp, hết, kỳ 4) (tr. 4)
21. 05. 1958 (báo) Tiền phong, s. 290 Nguyễn Vĩnh Qua cuộc đấu tranh chống bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, chúng ta đã nhận thức được những gì, rút ra những bài học gì? (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
22. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo (tr. 3)
22. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1285 Huỳnh Chinh Nhân hội diễn mùa xuân sắp bế mạc: Chúng ta đã thấy nhiều cái mới! (tr. 4)
22. 05. 1958 (báo) Độc lập, s. 360 Ngô Quân Miện Bài học về lòng tin (tr. 3, 5) [những cảm tưởng và ý nghĩ sau khi theo học lớp chính trị của Tiểu ban văn nghệ TƯ mở cho trên 300 văn nghệ sĩ]
Mạc Quynh Vạch mặt chúng nó (vè) (tr. 3)
Lộng Chương Vấn đề khai thác vốn cũ qua hội diễn mùa xuân 1958 (tr. 3, 5)
23. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo (tiếp) (tr. 3)
24. 05. 1958 (báo) Nhân dân   Một kết quả bước đầu của đợt học tập hai văn kiện Mat-scơ-va ở trường đại học: Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo (tiếp, hết) (tr. 3)
24. 05. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 149   Những lời tự bộc lộ về “nghề nghiệp” của thày bói, thày cúng, cô đồng, phù thủy (sau khi dự lớp học cho người làm nghề mê tín dị đoan, mở tại Quận 8) (tr. 3)
25. 05. 1958 (báo) Nhân dân Lê Văn Thiêm, Ngụy Như Kontum Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại Nhân văn – Giai phẩm: Những người trí thức trung thực đã lên tiếng. GS Lê Văn Thiêm: “Nhóm Nhân văn – Giai phẩm ở trường đại học phải thấy hết tội lỗi của họ”; GS Ngụy Như Kontum: “Qua cuộc đấu tranh này, hàng ngũ ta đã mạnh thêm lên…” (tr. 2)
Nguyễn Đình Thi Phải trở lại con đường ngay thẳng (tr. 3)
25. 05. 1958 (báo) Văn học,  s. 1 Văn học Tiến lên, nhằm hướng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội (tr. 1)
Tú Mỡ Khẩu khí Phan Khôi (tr. 2)
  Nọc độc trong sáng tác của nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Trần Dần: “Sáng tác của tôi là lời xúc xiểm phiến nghịch; nó có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ”; Lê Đạt: “Mỗi bài thơ của tôi là một hành động phản bội” (tr. 2 -3)
Chế Lan Viên Chân thành của nhà văn (tr. 3)
Hoàng Châu Ký Tuồng có khả năng phục vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa không? (tr. 4)
25. 05. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2863 Trần Phong Chống chủ nghĩa tự do vô chính phủ, giữ vững lập trường một người trí thức cách mạng chân chính (tr. 6)
25. 05. 1958 (báo) Thống nhất, s. 51 Tế Hanh Những tiếng nói bạn bè gửi các văn nghệ sĩ miền Nam Trung Bộ (tr. 12 – 13)
28. 05. 1958 (báo) Nhân dân  

Những vấn đề mà văn nghệ hiện nay cần phải tích cực giải quyết. Nguyễn Khải: Học tập và đi vào thực tế (tr. 3)

28. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1290   Tin: Chiều qua, tòa án nhân dân Hà Nội đã xử vụ Hoàng Cầm xin ly hôn (tr. 3)
29. 05. 1958 (báo) Độc lập, s. 361 Tú Mỡ Nếu chúng nó lãnh đạo (thơ) (tr. 3)
29. 05. 1958 (báo) Thời mới, s. 1291   Tin: Đại hội ĐCS Trung Quốc nhận định: cần phải kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm sai lầm của tập đoàn lãnh đạo Liên đoàn những người CS Nam Tư vì những quan điểm đó phù hợp với chính sách của đế quốc do Mỹ cầm đầu chống CNCS, chống LX, chống phe XHCN (tr. 1, 2)
29. 05. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 154 Thiều Quang Chân tướng những con người “Nhân văn” trước pháp lý: con người Hoàng Cầm (tr. 3) [cảm tưởng sau phiên tòa xử vụ Hoàng Cầm xin bỏ vợ]
30. 05. 1958 (báo) Nhân dân  

Những vấn đề mà văn nghệ hiện nay cần phải tích cực giải quyết. Học tập và đi vào thực tế. Huyền Kiêu: “Cái ‘mới’ của thực tế chúng ta” (tr. 3)

Tháng 05. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 12 Văn nghệ Vạch mặt nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1-3)
Nguyễn Công Hoan Hành động và tư tưởng phản động của Phan Khôi cho đến thời kỳ toàn quốc kháng chiến (tr. 4-15)
Đào Vũ Tính cách vô lại và bộ mặt chính trị nhơ nhớp của Phan Khôi ngày nay (tr. 16-31)
Bùi Huy Phồn Trương Tửu, một tên phản cách mạng đội lốt mác-xít (tr. 32-37)
Vũ Đức Phúc Mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc (38-42)
Hồng Vân Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang (tr. 43-51)
Đỗ Nhuận Bộ mặt thực của Trần Dần trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (52-58)
Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán Những lời thú nhận bước đầu của một số phần tử Nhân văn – Giai phẩm: Trần Dần (tr. 60-68), Hoàng Cầm (tr. 69-74), Lê Đạt (tr. 74-81), Phùng Quán (tr. 81-86)
  Ý kiến văn nghệ sĩ phản đối Nhân văn – Giai phẩm: Thư của 304 văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa (tr. 87), Tú Mỡ (tr. 88-90), Hằng Phương (tr. 91-92), Đoàn Văn Cừ (tr. 92-93), Trần Văn Cẩn (tr. 93-94), Hoàng Xuân Nhị (tr. 94-95), Tạ Phước (tr. 95-96), Trọng Loan, Văn An, Tô Hải, Cao Sơn, Xuân Thịnh, Trần Dư (96-97), Phạm Văn Chừng, Dzoãn Mẫn, Phạm Ngữ, Hoàng Dương …(tr. 98-99), Thế Lữ (98-99), Bửu Tiến: Những con người bội bạc (tr. 100-101), Thanh Hương (tr. 102)
  Một số nhà văn tự phê bình: Nguyễn Tuân: Nhìn rõ sai lầm (tr. 103-107), Nguyễn Huy Tưởng: Thấy lại phương hướng của Đảng (tr. 107-111), Kim Lân: Tôi đã viết “Ông lão hàng xóm” trong tình trạng tư tưởng nào? (tr. 111-116), Đoàn Giỏi: Một cách nhìn và phản ánh thực tế đen tối (tr. 116-121, về “Thao thức”)
Tháng 05. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 5/58 Nguyễn Khải Những bài học của đấu tranh cách mạng (tr. 49-53)
Lương Ngọc Trác Lời nói và việc làm của Tử Phác (tr. 53-57)
Hữu Mai Để rõ thêm chân tướng phản động của Trần Dần (tr. 57-62)
Từ Bích Hoàng Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số cầm đầu trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 63-69)
Tháng 05. 1958 (tập san) Văn sử địa, s. 40 Trần Huy Liệu Chủ nghĩa nhân văn với người cộng sản (tr. 1-3)
Tháng 05. 1958 (tạp chí) Phụ nữ Việt Nam, s. 57 Bích Thuận Quan niệm “tự do luyến ái” của Nhân văn – Giai phẩm (tr. 14-15)
Tháng 05. 1958

Phê bình, Tập san nghị luận văn học, xã hội; năm thứ hai, s. 5 (chủ nhiệm Thiều Quang, trụ sở 64 Bạch Mai, Hà Nội)

T.S.P.B. Cần phát triển phong trào tranh luận và bút chiến rộng rãi trên báo chí  (tr. 3-5)
  Phan Cự Đệ Bàn với ông Trần Thanh Mại về quan điểm lịch sử trong văn học  (tr. 6-10)
Đường Trường “Tranh tối tranh sáng”, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan  (tr. 10 -14)
Quang Văn Một ý kiến với nhà xuất bản Quân đội nhân dân về tác phẩm “Đợt xung kích cuối cùng” (tr. 15-17)
Nguyễn Dậu Mạnh dạn phát hành một số phim ảnh tiến bộ ngoài khối xã hội chủ nghĩa (tr. 17-19)
Tháng 05. 1958 (sách) Xuân Diệu

(sách) Những bước đường tư tưởng của tôi, tiểu luận phê bình văn học của Xuân Diệu, Nxb. Văn hóa (Cục XB - Bộ Văn hóa) in 2605 cuốn tại nhà in Tương Lai, 142 phố Huế, Hà Nội, xong ngày 8/5/58, gửi lưu chiểu tháng 5/58

 
01. 06. 1958 (báo) Thống nhất, s. 52 Hoài Thanh Tại sao họ có thể đi vào con đường sa đọa nhanh chóng? (Thư gửi một người bạn miền Nam) (tr. 12 – 13, 14)
01. 06. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 16 Trần Quốc Phi Nhân cuộc họp họi nghị tổng kết công tác phát hành phim và chiếu bóng (tr. 3-4, 14)
02. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1294   Tin: Ông Trường Chinh, Uv BCT, đã nói về cuộc đấu tranh chống phát-xít của nhân dân Pháp hiện nay. Ông Lê Duẩn, Uv BCT, đã nghiêm khắc phê phán bản dự thảo cương lĩnh Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư (tr. 1, 4)
03. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Bạn đọc tham gia đấu tranh chống bọn Nhân văn – Giai phẩm: Nguyễn Công Hoành (giáo viên trường học sinh miền Nam): Ông Trần Đức Thảo tự kiểm thảo chưa thành khẩn … (tr. 3)
04. 06. 1958 (báo) Nhân dân Nh. P. Về những bản tự kiểm thảo của mấy phần tử Nhân văn – Giai phẩm: Bào chữa quanh co chẳng ích gì! (tr. 3)
05. 06. 1958 (báo) Văn học, s. 2 Văn học Phấn khởi đi vào quần chúng công nông binh (tr. 1, 2)
  Nọc độc trong sáng tác của nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Hoàng Cầm: “Tôi đã là ‘sứ giả’ của tư sản phản động khoác áo ‘đòi tự do, nhân phẩm’”; Trần Lê Văn: “Bài ‘Không sợ địch lợi dụng’ thực chất là một bài xã luận chính trị phản động”;  Sỹ Ngọc: “Bức tranh đả kích anh Hoài Thanh là một dã tâm ác độc, xuyên tạc sự thật”; Chu Ngọc: “Trong khi viết là lúc lòng tôi đen tối nhất, tôi cũng đã thấy là xuyên tạc rồi”; Tử Phác: “Tôi từ cuộc đời cũ đi vào cách mạng và kháng chiến như một giấc mộng” (tr. 2 - 3)
A Châu Chuyện anh Lách anh Luồn (tr. 3)
Trần Bảng Nhân xem vở “Lưu Bình – Dương Lễ” (tr. 4)
05. 06. 1958 (báo) Độc lập, s. 362 Hải Nam (cử Nghệ) Cùng một ruộc (họa thơ Nguyễn Trung Khiêm) (tr. 3)
06. 06. 1958 (báo) Nhân dân Trên 1. 000 nhà công tác văn nghệ, văn hóa dự tổng kết cuộc đấu tranh thắng lợi chống Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1, 4)
  Nghị quyết của tám trăm văn nghệ sĩ trong cuộc họp ngày 5.6.1958 tại Hà Nội nghe BCH Hội LHVHNTVN báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh trong văn nghệ vừa qua (tr. 1)
Tố Hữu Tổng kết đấu tranh trong văn nghệ. Mấy bài học lớn  (tr. 3)
06. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1298 Gs. Nguyễn Hoán Trần Đức Thảo vẫn che dấu chân tướng bằng những luận điệu lừa bịp quanh co (tr. 1, 4)
06. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 162 Trần Thanh Lý Bài tự kiểm thảo của ông Đào Duy Anh viết dài mà chưa nói được hết ý (tr. 3)
07. 06. 1958 (báo) Nhân dân Tố Hữu Tổng kết đấu tranh trong văn nghệ. Mấy bài học lớn (tiếp, hết) (tr. 3)
07. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1299   Nghị quyết của BCH Hội LHVHNT VN về cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1, 2)
    Gs. Nguyễn Hoán Trần Đức Thảo vẫn che dấu chân tướng bằng những luận điệu lừa bịp quanh co (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
07. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 163 Thiều Quang Bài tự kiểm thảo của Trần Đức Thảo chưa thỏa mãn dư luận quần chúng nhân dân (tr. 3)
08. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Xã luận: Tiến lên giành thắng lợi mới trên mặt trận văn nghệ và tư tưởng (tr. 1)
08. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1300   Nghị quyết của BCH Hội LHVHNT VN về cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
08. 06. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2865 Bùi Huy Phồn Học tập và đi vào thực tế: công tác trước mắt của người văn nghệ hiện nay (tr. 2)
09. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1301 Xuân Chuyên Đợt phim chống Mỹ được tổ chức tại các thành phố thị trấn toàn miền Bắc (tr. 4)
09. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 165   Lời bộc bạch của cụ tư Bói (tr. 1, 4)
Nguyễn Văn Bảo Trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa chung của dân tộc (tr. 3)
10. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1302   Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, Uvdk. BCT TƯ ĐCSTQ, Tổng BT, tc. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) (tr. 4)
11. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Học tập và đi vào thực tế. Nguyên Ngọc: Trả các nhà văn trẻ trở về với cơ sở sản xuất và công tác của họ (tr. 3)
11. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1303   Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, Uvdk. BCT TƯ ĐCSTQ, Tổng BT, tc. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) (tiếp) (tr. 4)
11. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 167   Luận điểm sai lầm về vấn đề Việt Nam trong dự án cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư (tr. 1, 4)
12. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1304   Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, UVdk. TƯ ĐCSTQ, Tổng Biên tập t.c. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) (tiếp) (tr. 4)
12. 06. 1958 (báo) Độc lập, s. 363 Hàm Minh Gián điệp Thụy An (họa Nguyễn Trung Khiêm) (tr. 4)
13. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Học tập và đi vào thực tế. Vũ Tú Nam: Văn nghệ chúng ta cần tiến cho kịp với tình hình (tr. 3)
13. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1305   Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, UVdk. TƯ ĐCSTQ, Tổng BT, tc. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) (tiếp) (tr. 4)
14. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1306   Chủ nghĩa xét lại ở Nam Tư là một sản phẩm của chính sách đế quốc (dịch bài của Trần Bá Đạt, UVdk. TƯ ĐCSTQ, Tổng BT, tc. “Hồng kỳ” TQ, 1/6/58) (tiếp, hết) (tr. 4)
15. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Hội nghị cán bộ văn hóa toàn miền Bắc đã bế mạc. Phó Thủ tướng Trường Chinh: “Công tác văn hóa phải có Đảng tính. Văn hóa phải phục tùng chính trị, phục vụ công nông binh”  (tr. 1, 4)
Người yêu đời Câu chuyện một ngày chủ nhật (tr. 2)
15. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1306:[1]

[1] Ghi chú: Báo “Thời mới” ngày 15/6/58 đánh số lặp lại số 1306 của ngày hôm trước 14/6/58

  Phải đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh 4/6/58) (tr. 1, 4)
15. 06. 1958 (báo) Văn học,  s. 3   Nghị quyết của Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tr. 1, 3)
Tố Hữu Tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm: Ba năm đấu tranh, ba năm thử thách (tr. 1, 4)
  Những ý kiến phát biểu trong cuộc tổng kết: Bs. Hồ Đắc Di: “Phân biệt trắng đen, bảo vệ chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa vô cùng cao quý”; Văn Phác, chủ nhiệm Tc. Văn nghệ quân đội: “Đấu tranh tư tưởng phải triệt để và nắm vững nguyên tắc tổ chức” (tr. 3); Tự kiểm thảo của nhạc sĩ Văn Cao (tr. 3)
Huyền Kiêu Một ngày vui thắng lợi (tường thuật) (tr. 7, 10)
Bửu Tiến Kịch nước ngoài trên sân khấu ta trong 3 năm qua (tr. 7)
  Một nghị quyết mới về âm nhạc của Trung ương Đảng CS Liên Xô (tin VNTTX) (tr. 10)
15. 06. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2866 Nguyễn Lân Nhân cuộc kiểm thảo của mấy giáo sư đại học: Góp ý kiến về vấn đề người trí thức tự cải tạo (tr. 1, 2)
15. 06. 1958 (báo) Thống nhất, s. 54   Nhà thơ Tố Hữu báo cáo tổng kết về cuộc đấu tranh trong văn nghệ (tr. 9)
15. 06. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 17 Nguyễn Trung Vài nét về đại hội điện ảnh Can-nơ (tr. 18-19)
    Bảo Kính Luận điệu phản động và âm mưu nguy hiểm của những phần tử Nhân văn - Giai phẩm về vấn đề tính chất và lãnh đạo sản xuất phim ảnh (tr. 20-22)
16. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1307   Phải đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh 4/6/58) (tiếp) (tr. 1, 3)
17. 06. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Kim Thản Cần vạch rõ thực chất tư tưởng của Trương Tửu (tr. 3)
17. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1308   Phải đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh 4/6/58) (tiếp) (tr. 1, 4)
18. 06. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Kim Thản Cần vạch rõ thực chất tư tưởng của Trương Tửu (tiếp, hết) (tr. 3)
18. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1309   Phải đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa xét lại hiện đại (dịch xã luận “Nhân dân nhật báo” Bắc Kinh 4/6/58) (tiếp, hết) (tr. 1, 4)
18. 06. 1958 (báo) Tiền phong, s. 298 Chu Thiên Trần Đức Thảo cần nhận rõ tội lỗi của mình (tr. 3, 4)
Lê Dân Nhắn Trần Đức Thảo (họa Nguyễn Trung Khiêm) (tr. 3)
21. 06. 1958 (báo) Tiền phong, s. 299 Ngô Vi Luật Trần Đức Thảo chưa bộc lộ hết tội lỗi (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
22. 06. 1958 (báo) Nhân dân   Văn nghệ học tập và đi vào thực tế. Võ Huy Tâm: Mời các bạn ra vùng mỏ (tr. 3)
23. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 179 Thiều Quang Đọc sách, giới thiệu/ “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” Q. I, “Văn sử địa” xuất bản (tr. 3)
25. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1315 Vương Hoàng Tuyên (Đại học Tổng hợp) Ông Đào Duy Anh chưa thành khẩn kiểm thảo (tr. 3)
25. 06. 1958 (báo) Văn học, s. 4 Lê Lôi Vấn đề tình yêu trong sáng tác âm nhạc gần đây (tr. 5)
Nguyễn Lân Tuất Cuộc đấu tranh chống “âm nhạc màu vàng” ở Trung Quốc (tr. 5, 11)
26. 06. 1958 (báo) Nhân dân D. và T. (từ miền Nam gửi ra) Văn nghệ sĩ miền Bắc góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà như thế nào? (tr. 3)
28. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1318   “Thằng Tây tin ở mảnh bằng; chúng ta tin ở khả năng thợ thuyền” (về chiến sĩ thi đua Nguyễn Văn Thường, công binh) (tr. 1)
29. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1319 Vạn Lý Một cuộc đấu tranh vĩ đại chinh phục tự nhiên của nhân dân Trung Quốc (về phong trào 4 diệt: ruồi, muỗi, chuột, chim sẻ) (tr. 3)
30. 06. 1958 (báo) Thời mới, s. 1320   Nghị quyết của HĐCP về việc hoàn thành công tác sửa chữa sai lầm trong CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (tr. 1, 4)
30. 06. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 186 Chu Thiên Nhân xem phòng chưng bày di tích lịch sử danh thắng thủ đô (tr. 3)
Tháng 06. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 13 Tố Hữu Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1-26)
  Nghị quyết BCH Hội LHVHNTVN (tr. 27-32)
Xuân Diệu Những biến hóa của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt (tr. 33-45)
Tháng 06. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 6/58 Hồng Cương Cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn nghệ hiện nay (tr. 34-52)
Nguyên Ngọc Viết về người bộ đội trong hòa bình, một hình ảnh tiêu biểu của con người mới (tr. 53-61)
Vũ Tú Nam Vài nhận xét về cuốn “Người người lớp lớp” của Trần Dần (tr. 62-68)
Tháng 06. 1958

Tập san phê bình, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, đời sống và con người

Thiều Quang Chút ít tài liệu về Vũ Trọng Phụng: I. Đời sống và con người (tr. 2-8); II. Một giai thoại (tr. 8-13); III. Dư luận về vấn đề cái ‘dâm’ ở Vũ Trọng Phụng (tr. 13-15); IV. Trở lại vấn đề ‘dâm’ với bạn Văn Tâm, tác giả “Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện đại” (tr. 16-20); V. Tiếp tục một số vấn đề khác về nhà văn Vũ Trọng Phụng (tr. 20-24).
01. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 187 Chu Thiên Một giai thoại về bia Văn Miếu (tr. 3)
01. 07. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 18 Vũ Được (dịch Hàn Thế Phong, TQ) Bàn về cải biên (tr. 6-7, 22)
Lê Phát Quanh đại hội Can-nơ (tr. 8-9)
Nguyễn Duy Cẩn Cần bóc trần âm mưu bôi nhọ lãnh đạo của một số người viết báo ‘Sáng tạo’ (tr. 16-17)
01. 07. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 106:[*]

[*] Từ số 106, báo ‘Tổ quốc’ trở về thể tài tạp chí ra 2 kỳ/tháng vào 1 và 16

Nguyễn Bao Đọc sách “Những bước đường tư tưởng của tôi” của Xuân Diệu (Nxb. Văn hóa, 1958) (tr. 23)
02. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 188   Tin: Ô. Giám đốc Nha GDPT cho biết: năm tới hướng GDPT chủ yếu dựa vào dân, nhất là cấp 1 và cấp 2; một trong những công tác chủ chốt là bồi dưỡng cải tạo tư tưởng cho cán bộ giáo viên (tr. 1, 4)
03. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 189 P.V. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua: Trên đường tiến lên CNXH, một trong những nhiệm vụ công tác văn hóa của Hà Nội là cải tạo về căn bản những cơ sở văn hóa của tư nhân: các nhà xuất bản, nhà in, rạp chiếu bóng, trường nhạc, lớp vẽ, hiệu sách, hiệu ảnh (tr. 1, 4)
05. 07. 1958 (báo) Văn học, s. 5 Văn học Tích cực phát triển thắng lợi của cuộc đấu tranh trong văn nghệ (tr. 1)
  Hội nghị Ban chấp hành Hội nhà văn lần thứ 4 (tr. 5, 11)
Nguyễn Văn Bổng Các anh các chị sửa soạn lên đường (tr. 2)
06. 07. 1958 (báo) Nhân dân   [Bình luận]: Chấn chỉnh tổ chức các hội văn học nghệ thuật để đảm bảo cho hàng ngũ văn nghệ của ta được trong sạch (tr. 2)
07. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 193 Phạm Quang Tiến (giáo viên tư thục) Góp ý kiến về việc chấn chỉnh trường tư và sắp xếp giáo viên cho đúng chỗ (tr. 1, 4)
08. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 194   Ý kiến ô. Ng. Trọng Hợp về việc chấn chỉnh các trường tư hiện nay (tr. 1, 4)
  Vấn đề tìm hiểu, “xây dựng” của thanh niên Xô-viết (Hoàng Văn   Yên trích dịch Ivan Smirnov, “Tin tức Moskva”) (tr. 3) [“xây dựng” = hôn nhân]
09. 07. 1958 (báo) Nhân dân   Tin VNTTX: Các hội văn học nghệ thuật tiến hành việc chấn chỉnh tổ chức (tr. 2)
09. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 195   Tin: Ban chấp hành các hội văn học nghệ thuật họp hội nghị chấn chỉnh các Ban chấp hành và thảo luận về công tác sắp đến. Thi hành kỷ luật một số người trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm (tr. 1, 4)
10. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 196 Nguyễn Trung Kiên (giáo viên trường tư) Chấn chỉnh trường tư hiện nay là một điều cần thiết và cấp bách (tr. 1, 4)
  Vấn đề tìm hiểu, “xây dựng” của thanh niên Xô-viết (Hoàng Văn   Yên trích dịch Ivan Smirnov, “Tin tức Moskva”) (tiếp, hết) (tr. 3) [“xây dựng” = hôn nhân]
10. 07. 1958 (báo) Độc lập, s. 367 T. Đ. Đồng ruộng, nhà máy đang chờ các văn nghệ sĩ (tr. 5)
13. 07. 1958 (báo) Nhân dân   [Bình luận]: Yêu cầu cấp thiết của văn nghệ sĩ hiện nay là học tập chính trị và đi vào thực tế (tr. 2)
14. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 200 Hàn Vũ Vài ý kiến bàn về việc khoa học hóa Đông y (tr. 1, 4)
15. 07. 1958 (báo) Hà nội hàng ngày, s. 201   Tin: Đợt đầu tiên 53 văn nghệ sĩ đi vào thực tế đời sống công nông binh. Ông Trường Chinh khuyên anh chị em gần gụi học tập nhân dân lao động để cải tạo tư tưởng và chuẩn bị cho những sáng tác tốt (tr. 1, 4)
    Hàn Vũ Vài ý kiến bàn về việc khoa học hóa Đông y (tiếp) (tr. 3)
15. 07. 1958 (báo) Văn học, s. 6   Danh sách chiến sĩ ngành văn nghệ dự Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ công nông binh lần thứ 2  (tr. 3)
Hà Minh Tuân Đồng chí Trường Chinh nói chuyện về cách mạng văn hóa và cách mạng tư tưởng (tại CLB Quân nhân, tối 29/6 và tối 6/7/58) (tr. 7)
Hương Nhu Những lá tâm thư trước mặt (tr. 8) [một số quyết tâm thư của văn nghệ sĩ trước khi lên đường đi thực tế]
15. 07. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 19 Đ.A. Nhiệt tình của bạn đọc (tr. 1,2)
Vũ Năng An Tờ báo của chúng ta (tr. 4-5)
Vũ Phạm Từ Tôi đã phạm sai lầm nghiêm trọng đối với Đảng (tr. 20-21, 9)
16. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 202 Hàn Vũ Vài ý kiến bàn về việc khoa học hóa Đông y (tiếp, hết) (tr. 3)
16. 07. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 107 Đào Hoài Nam Mấy ý kiến về tính chất cuộc cách mạng văn hóa và cách mạng tư tưởng hiện nay (tr. 8-9, 20-21)
Chiêm Tế Tôi đã học tập được gì trong phong trào đấu tranh tư tưởng ở trường đại học (tr. 11-12)
Nguyễn Bao Đọc sách “Bên kia biên giới” của Lê Khâm (tr. 21)
17. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 203 Thiều Quang Qua các hàng bán sách và cho thuê sách cũ (tr. 3)
18. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 204 Phấn Đấu Nhân câu chuyện khoa học hóa Đông y: Đi gặp thày lang S. nổi tiếng…Hoa Đà (tr. 3)
19. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 205 Phấn Đấu Nhân câu chuyện khoa học hóa Đông y: Đi gặp thày lang S. nổi tiếng…Hoa Đà (tiếp, hết) (tr. 3)
22. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 208 Trần Quảng (Bát Đàn, Hà Nội) Góp ý với ô. Hàn Vũ về việc khoa học hóa Đông y: Tận dụng khả năng của Đông y (tr. 3)
23. 07. 1958 (báo) Thời mới, s. 1343   Tin: 148 cán bộ ngành văn hóa sẽ xuống trực tiếp lao động ở các cơ sở sản xuất; các ông thứ trưởng Cù Huy Cận, Đỗ Đức Dục cũng tham gia đợt đi này (tr. 4)
24. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 210 Lộc Hà (Ngô Văn Lân) Vài ý kiến với ô. Hàn Vũ về việc khoa học hóa Đông y (tr. 3)
24. 07. 1958 (báo) Độc lập, s. 369 Hàm Minh Vài ý nghĩ về thơ ca đấu tranh thống nhất (tr. 3) [đọc “Gửi miền Bắc” của Tế Hanh, Nxb. Hội nhà văn, “Thầy nào tớ ấy” của nhiều tác giả, Nxb Phổ Thông]
Chu Thiên Học tập chính trị là tự cầm lấy đuốc soi thực tế (tr. 3, 4)
25. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 211 Lộc Hà (Ngô Văn Lân) Vài ý kiến với ô. Hàn Vũ về việc khoa học hóa Đông y (tiếp, hết) (tr. 3)
25. 07. 1958 (báo) Văn học, s. 7 Hương Nhu Ý nghĩa một cuộc tiễn đưa (tr. 3) [tường thuật cuộc họp mặt tiễn đưa một đợt văn nghệ sĩ đi thực tế đời sống công nông binh]
  Tin: từ 17 đến 21/7 thêm gần 60 văn nghệ sĩ đi thực tế (tr. 3)
28. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 214 Lê Xuân Khôi Góp thêm ý kiến về bài “Khoa học hóa Đông y” của ông Hàn Vũ (tr. 3)
31. 07. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 217 Lê Mười (Tập đoàn Đông y miền Nam) Góp ý kiến bàn thêm về khoa học hóa Đông y (tr. 3)
31. 07. 1958 (báo) Độc lập, s. 370   Trước giờ lên đường (báo ĐL phỏng vấn một số văn nghệ sĩ sắp  thực tế): nhạc sĩ Trần Kiết Tường; nhà thơ Trinh Đường; nhà văn Mộng Sơn; nhà văn Nguyễn Huy Tưởng; nhà văn Bùi Hiển (tr. 3, 5)
Ngô Quân Miện Trường học lao động (hỏi chuyện mọt số sinh viên đại học đi làm quen với lao động tại xã Mễ Trì) (tr. 6)
Tháng 07. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 14 Tố Hữu Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm (tiếp, hết) (tr. 1-25)
Nguyễn Văn Bổng Đi sâu vào đời sống công nông binh, – con đường của văn nghệ chúng ta (tr. 56-66)
Xuân Diệu Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao (tr. 67-76)
Trần Dũng Tiến Một số sáng tác của Nguyễn Thành Long (tr. 101-106)
Lê Văn Kiều Đọc André Stil: Nhà văn cách mạng viết theo đường lối của Đảng như thế nào? (tr. 116- )
Tháng 07. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 7/58 VNQĐ Nắm chắc lấy vũ khí chiến đấu của chúng ta (tr. 4-5)
Trần Độ Tính chất giả tạo sống sượng của những nhân vật trong “Người người lớp lớp” và nội dung tư tưởng lạc hậu của tác giả (tr. 58-62)
Xuân Thiêm Cái mới trong con người bộ đội hiện nay (tr. 63-66)
Bửu Tiến Về vở kịch “Đầu sóng ngọn gió” (tr. 67-71)
Tháng 07. 1958 Phê bình, số 6, tập san nghị luận văn học, xã hội (chủ nhiệm Thiều Quang, tòa báo 64 Bạch Mai, Hà Nội) Văn Hữu Trả lời ông Thế Toàn trên báo “Học tập” về bài phê bình “Bích-xu-ra” của Thụy An (tr. 1-4)
Nguyễn Dậu

Sêch-xpia với nền nghệ thuật phim Liên Xô (tr. 5-8);- Trần Văn Bính: Đi tìm cái mới trong sáng tác (tr. 9-12)

Trần Văn Bính Đi tìm cái mới trong sáng tác (tr. 9-12)
Trần Lanh Phê bình sách dịch: “Truyện người trạm trưởng máy kéo và cô kỹ sư nông nghiệp” của Ga-li-na Ni-cô-la-ê-va (Tâm Hương và Lê Xuân Vũ dịch, Nxb. Thanh niên) (tr. 13-16)
01. 08. 1958 (báo) Điện ảnh, s. 20 Nắng Mai Hồng Đảng đã thức tỉnh tôi (trích bài tự phê bình) (tr. 18-19)
01. 08. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 108 Nguyễn Văn Long Khách hàng của chủ nghĩa xét lại (tr. 13, 18)
Nguyễn Bao Gặp những nhà văn đi vào thực tế (Nguyễn Xuân Sanh, Bùi Hiển, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huy Tưởng, Đào Vũ, Nguyên Hồng) (tr. 21, 25)
02. 08. 1958 (báo) Thời mới, s. 1353   Chọc thủng màn mê (bài của Phạm Văn Lan, t/c “Hồng kỳ” TQ., Phùng Vân lược dịch) (tr. 1, 3) [chống mê tín dị đoan, khẳng định niềm tin vào tư tưởng vô sản]
02. 08. 1958 (báo) Tiền phong, s. 311 Thanh Bình ‘Sắp cưới’, một cuốn tiểu thuyết xuyên tạc cải cách ruộng đất (tr. 3, 4)
03. 08. 1958 (báo) Thời mới, s. 1354   Chọc thủng màn mê (bài của Phạm Văn Lan, t/c “Hồng kỳ” TQ., Phùng Vân lược dịch) (tiếp) (tr. 1, 3)
04. 08. 1958 (báo) Thời mới, s. 1355   Chọc thủng màn mê (bài của Phạm Văn Lan, t/c “Hồng kỳ” TQ., Phùng Vân lược dịch) (tiếp) (tr. 1, 3)
05. 08. 1958 (báo) Thời mới, s. 1356   Chọc thủng màn mê (bài của Phạm Văn Lan, t/c “Hồng kỳ” TQ., Phùng Vân lược dịch) (tiếp, hết) (tr. 1, 2)
05. 08. 1958 (báo) Văn học, s. 8 Tô Hoài Một số ý nghĩ quanh vấn đề đi vào thực tế (tr. 3)
06. 08. 1958 (báo) Nhân dân Mạnh Phú Tư Đọc lại “Sắp cưới” của Vũ Bão, một tác phẩm có tính chất phá hoại (tr. 3)
06. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 223 Bs. Ngũ Văn Đoàn kết Tây y và Đông y để xây dựng một nền y học dân tộc, khoa học và đại chúng (tr. 3)
06. 08. 1958 (báo) Tiền phong, s. 312 Thanh Bình ‘Sắp cưới’, một cuốn tiểu thuyết xuyên tạc cải cách ruộng đất (tiếp, hết) (tr. 3, 4)
07. 08. 1958 (báo) Độc lập, s. 371 T.D. Những cửa hàng sách cũ (tr. 5) [các hiệu sách trước việc phải loại bỏ nhiều loại sách cũ không được bán]
09. 08. 1958 (báo) Tiền phong, s. 313   Tác giả cuốn ‘Biển động’ tự phê bình (tr. 3, 4)
10. 08. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2874 Tú Mỡ Lão ấy không điên (về dư luận Việt kiều với bài trước Tú Mỡ viết về Phan Khôi) (tr. 4)
11. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 228 Quang Đào Góp thêm ý kiến về vấn đề “thày tốt thì trò tốt”: Chưa có tư tưởng tốt có thật sự đảm bảo được phần kiến thức văn hóa hay không? (tr. 3)
12. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 229 Quang Đào Góp thêm ý kiến về vấn đề “thày tốt thì trò tốt”: Chưa có tư tưởng tốt có thật sự đảm bảo được phần kiến thức văn hóa hay không? (tiếp, hết) (tr. 3)
13. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 230 Trịnh Mai Diêm Nhân hội nghị thuyết minh, tuyên truyền điện ảnh toàn miền Bắc: Những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng (tr. 3)
14. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 231   Tin: Các giáo viên tư thục Hà Nội đã họp hội nghị để bàn việc chấn chỉnh trường tư. Ba điểm chính được đưa ra thảo luận: điều chỉnh trường lớp; quy định nguyên tắc quản lý; sắp xếp điều chỉnh giám hiệu, giáo viên (tr. 1, 4)
15. 08. 1958 (báo) Văn học, s. 9 Nguyễn Văn Bổng Con đường phát triển phong trào sáng tác của chúng ta (tr. 1, 9)
Vũ Đức Phúc Tiểu thuyết “Sắp cưới” xuyên tạc sự thực ở nông thôn (tr. 3, 4)
Tô Hoài Về những lần đi thực tế trước đây (tr. 4)
  Thư từ nông thôn xí nghiệp gửi về: Ngô Quang Thắng, Lê Minh, Yến Lan, Hoàng Chương (tr. 3, 6)
16. 08. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 109 Vũ Thư Hiên Gửi một người bạn chưa đổi thay (tr. 16-17)
  Chúng tôi phỏng vấn ô. Đào Duy Kỳ [về bảo vệ di sản văn hóa] ô. Sỹ Tiến [về hướng đi lên của nghệ sĩ cải lương] (tr. 17-18)
21. 08. 1958 (báo) Độc lập, s. 373 Ngô Đoài Đọc sách: Nọc độc của tiểu thuyết “Sắp cưới” (tr. 3)
25. 08. 1958 (báo) Văn học, s. 10 Văn học Nâng cao hơn nữa nhiệt tình phục vụ tổ quốc, nhân dân, chủ nghĩa xã hội (tr. 1)
  Những lời chân thành biết ơn Đảng và Cách mạng: Hoài Thanh, Thanh Hương (văn công Nam Bộ), Trần Văn Cẩn, Nông Quốc Chấn, Ngọc Cung, Đỗ Nhuận, Thanh Tịnh (tr. 3, 10)
Vũ Đức Phúc Dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một nền văn nghệ phong phú và nhân đạo nhất (tr. 5)
Thạch Hãn Phê bình “Những bước đường tư tưởng của tôi” (của Xuân Diệu, Nxb. Văn hóa) (tr. 10)
Trần Lực Mấy kinh nghiệm của cán bộ trí thức Trung Quốc tham gia lao động chân tay (trích báo Nhân dân 20/8) (tr. 11)
  Thư từ các vùng nông thôn xí nghiệp gửi về: Nguyễn Tuân, Hồ Dzếnh, Trinh Đường (tr. 11)
28. 08. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 245 Thiều Quang Đọc sách, giới thiệu/: “Từ điển triết học” (Nxb. Sự thật, 1958) (tr. 3)
Tháng 08. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 15 Xuân Diệu Tháng Tám xã hội chủ nghĩa (tr. 1-5)
Lưu Hữu Phước, Phan Thanh Nam Tác hại của tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm trong ngành nhạc (tr. 44-54)
Lê Xuân Vũ Chống xuyên tạc Lỗ Tấn (tr. 86-91)
Đoàn Giỏi Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi (tr. 91-99)
Tháng 08. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 8/58 Trần Độ Thư ngỏ gửi anh Tô Hoài: “Mười năm” và những con người trước cách mạng tháng 8 (tr. 58-63)
  Tin văn nghệ: Văn nghệ đi thực tế Công Nông Binh (tr. 74)
02. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 250 Lưu Hồng Phương Một kỷ niệm về nhà thơ cách mạng Nguyễn Văn Trạch tức Hồng Quang: Khi văn thơ đã đi sâu vào đại chúng (tr. 5)
06. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 253   Tin: Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói chuyện thân mật với 500 viên chức trí thức dự lớp nghiên cứu chính trị khóa 4 khai mạc sáng hôm qua tại Hà Nội (tr. 1)
08. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 255 Tổ văn xã báo HNHN Trích ý kiến bạn đọc về vấn đề hôn nhân: Nên giải quyết thế nào đối với những gia đình đa thê hiện nay? (tr. 3)
10. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 257 Vân An (phiên dịch, bộ GD), Trần Nhất Hà, Trần Thành Lâm (lớp đào tạo giáo viên Nga văn bộ GD) Nhân việc trường “Cao đẳng tư thục Nga văn”, góp ý kiến với sở GD Hà Nội về việc lãnh đạo chuyên môn các trường tư thục các ngành (tr. 3)
11. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 258 Quang Đào Một số vấn đề về việc xây dựng hệ thống giáo dục dân lập: Nền GD nhân dân có cả hai hệ thống quốc lập và dân lập mới tiến bước vững chãi (tr. 3)
14. 09. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2879 Mai Trân Một vấn đề cấp thiết hiện nay: tăng cường thành phần công nông trong các trường đại học (tr. 1, 7)
16. 09. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 111 Nguyễn Văn Long Làm cách nào giúp đỡ đồng chí Nguyễn Mạnh Tường cải tạo có kết quả (tr. 21)
16. 09. 1958 (báo) Nhân dân Trần Lực Đánh tan phái hữu (tr. 3) [kinh nghiệm Trung Quốc]
16. 09. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 263 Thiều Quang Đọc sách, giới thiệu/ “Những bước đường tư tưởng của tôi” (tác giả Xuân Diệu, Nxb. Văn hóa) (tr. 3)
25. 09. 1958 (báo) Văn học, s. 13 Nguyễn Huy Tưởng Thư từ rừng núi hoa ban gửi về (tr. 3, 11)
Vĩnh An Mời các anh về với bộ đội chúng tôi (tr. 3)
Vũ Đức Phúc Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu : Lợi dụng văn học để chống lại cách mạng, chống lại chế độ (tr. 4)
28.09. 1958 (báo) Nhân dân Trần Quốc Phi (PGĐ. QD chiếu bóng và phát hành phim) Chúng tôi tiếp thu sự phê bình của báo Đảng về công tác chiếu bóng (tr. 2)
Tháng 9. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 16 Nguyễn Khắc Viện Câu chuyện Nhân văn – Giai phẩm và vấn đề trí thức trong cuộc cách mạng ngày nay (tr. 56-67)
Vũ Tú Nam “Sắp cưới”, một cuốn sách trắng trợn xuyên tạc sự thật (tr. 104-109)
Tháng 9. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 9/58 Nguyễn Khải Trách nhiệm của người viết qua cuốn “Sắp cưới” của Vũ Bão (tr. 65-68)
Tháng 9. 1958 (tập san) Văn sử địa, s. 44 Văn Tân ‘Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam’ của Trương Tửu hay là một lối xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin (tr. 24-38)
02. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 279 Thiện Sỹ Trao đổi ý kiến về sân khấu cải lương: Phải nâng sân khấu cải lương lên một trình độ cao hơn nữa (tr. 3)
05. 10. 1958 (báo) Văn học, s. 14 Nguyễn Kiến Giang Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu :Tuyên truyền thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ, cách mạng trong lý luận và sáng tác văn học  (tr. 3)
Người Yêu Người Bảo nhau: Nên quét sạch những loại sách phản động, lạc hậu của thời tạm chiếm hay trước kia còn sót lại (tr. 2)
15. 10. 1958 (báo) Văn học, s. 15   Bảo nhau: Ca kịch cần thích ứng với giai đoạn hiện nay; Những xã có nhiều đội văn công cần thống nhất lại (tr. 2)
Nguyễn Kiến Giang Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu (tiếp, hết): Tuyên truyền thế giới quan duy tâm và phủ nhận thế giới quan tiến bộ, cách mạng trong lý luận và sáng tác văn học  (tr. 3)
Xuân Lê Không được xuyên tạc Lỗ Tấn (tr. 9) [phê phán Phan Khôi]
16. 10. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 113 Y. Pu-khốp Đu-đanh-xép sai ở chỗ nào? [dịch bài nói về “Không phải chỉ bằng bánh mỳ” của nhà văn Nga Dudintsev] (tr. 17-18, 26)
Ng.T. Nhớ lại bài học đã qua (tr. 20-22) [kể về đấu tranh ở trường đại học]
23. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 300 Lưu Hồng Phương Góp ý về vấn đề phóng tác: Kịch “Lôi vũ” của Tào Ngu đã được phóng tác sang cải lương như thế nào? (tr. 3)
24. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 301 Lưu Hồng Phương Góp ý về vấn đề phóng tác: Kịch “Lôi vũ” của Tào Ngu đã được phóng tác sang cải lương như thế nào? (tiếp, hết) (tr. 3)
25. 10. 1958 (báo) Văn học, s. 16 Bùi Hiển Đi nhiều, đi sâu hơn nữa vào thực tế (tr. 1, 3, 11)
  Các nhà văn Trung Quốc đã đi thực tế như thế nào? (tr. 3, 11)
Đỗ Nhuận Bài trừ âm nhạc màu vàng (tr. 5)
Hồng Quảng Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu : Quan điểm chính trị và học thuật của Trương Tửu về văn học cận đại và hiện đại Việt Nam (tr. 9)
26. 10. 1958 (báo) Nhân dân Nguyễn Văn Bổng Qua ba tháng đi vào thực tế (tr. 3)
28. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 305 Thiện Sỹ “Thạch Sanh” đã được biểu hiện như thế nào trong một vở chèo và một vở cải lương trên sân khấu hiện nay? (tr. 3)
30. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 307 Bảo Thạch Nhân ngày sinh nhật ngành kịch nói VN: Thử tìm xem tại sao kịch nói của ta còn non yếu? (tr. 3)
31. 10. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 308 Bảo Thạch Nhân ngày sinh nhật ngành kịch nói VN: Thử tìm xem tại sao kịch nói của ta còn non yếu? (tiếp) (tr. 3)
Tháng 10. 1958 Tạp chí Văn nghệ, s. 17 Trần Đức Hinh Tiếp tục quét sạch tư tưởng Nhân văn – Giai phẩm trong công tác điện ảnh (tr. 98-106)
Tháng 10. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 10/58 Nguyên Ngọc Nhân đọc mấy quyển sách gần đây (tr. 54-60) [“Kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội”, “Mười năm”, “Nhật ký người mẹ”, “Phá đám”]
Nguyễn Khải Một vài cảm tưởng sau khi đọc tập truyện “Bên bờ sông Lô” của Nguyễn Đình Thi (tr. 61-62)
Tháng 10. 1958 (tập san) Văn sử địa, s. 45 Văn Tân Bộ mặt phản động của Trương Tửu trong quyển ‘Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam’ (tr. 26-46)
Phạm Mai Trương Tửu đầu cơ văn học khi phê phán Truyện Kiều (tr. 76-88)
01. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 309 Bảo Thạch Nhân ngày sinh nhật ngành kịch nói VN: Hãy tìm sức sống cho kịch nói của chúng ta (tr. 3)
01. 11. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 114 Bùi Công Trừng Cải tạo xã hội chủ nghĩa cũng là nhiệm vụ của văn nghệ sĩ (tr. 19-21)
05. 11. 1958 (báo) Văn học, s. 17 Tô Hoài Ý nghĩ về đợt đi thực tế đang phát triển trong ba tháng trước mắt (tr. 4)
Hồng Quảng Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu (tiếp): Nội dung tư tưởng của văn học cận đại Việt Nam có phải căn bản là tư tưởng tư sản không? (tr. 9-10)
10. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 318 Phong Điền Tại sao cải lương và vọng cổ vẫn còn trong thời kỳ ấu trĩ và thấp kém: Cần chú trọng đến vấn đề lãnh đạo sân khấu cải lương hơn nữa (tr. 3)
11. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 319 Phong Điền Tại sao cải lương và vọng cổ vẫn còn trong thời kỳ ấu trĩ và thấp kém: Về những sai lầm của người viết cải lương và làm những bài hát vọng cổ (tr. 3)
13. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 321 Tư Kính Trắng Góp ý kiến về bài của bạn Phong Điền: Cần đánh giá đúng nghệ thuật cải lương (tr. 3)
15. 11. 1958 (báo) Văn học, s. 18 Người Yêu Người Bảo nhau: “Có lề có lối mới văn chương” (tr. 2) [cảnh cáo việc dạy văn Tản Đà, Vũ Trọng Phụng trong nhà trường]
Hồng Quảng Phê phán “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” của Trương Tửu (tiếp, hết): Từ 1930 đến 1945 có xu hướng văn học của giai cấp công nhân không? (tr. 9)
19. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 327 Thiện Sỹ Góp thêm ý kiến với bạn Tư Kính Trắng: Đánh giá đúng nghệ thuật sân khấu cải lương mới tìm được lẽ tồn vong của nó (tr. 3)
22. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 330 Trương Quân Thụy Thêm ý kiến với bạn Phong Điền về vấn đề lãnh đạo sân khấu cải lương hiện nay (tr. 3)
25. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 333 Sỹ Tiến Góp ý kiến chung quanh vấn đề sân khấu cải lương (tr. 3)
25. 11. 1958 (báo) Văn học, s. 19   Văn nghệ sĩ đi thực tế: Trần Vượng: Một vài chuyển biến bước đầu trong tư tưởng chúng tôi (tr. 3, 11)
26. 11. 1958 (báo) Hà Nội hàng ngày, s. 334 Nguyễn Ngọc Bạch Trả lời ông Thiện Sỹ: Cải lương có phải là một   nghệ thuật dân tộc hay không? (tr. 3)
27. 11. 1958 Hà Nội hàng ngày, s. 335 Phấn Đấu: Ngành kịch nói VN trên bước đầu học tập tiến lên chính quy: Sân khấu VN bắt đầu làm quen với thể hệ Sta-ni-láp-ski trong vở kịch thực tập 4 hồi 7 cảnh (tr. 3)
Tháng 11. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 11/58 Nguyễn Thụy Ứng Mai-a-cốp-xư-ki, người đầu tiên gắn liền thơ với chủ nghĩa cộng sản (tr. 60-65)
Xuân Bình Sổ tay văn nghệ: Đi vào thực tế là con đường sống duy nhất của người công tác văn nghệ (tr. 68-69)
01. 12. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 116 Chiêm Tế, Vũ Đình Liên, Nguyễn Tất Thứ Những lá thư từ trong lao động thực tế gửi về (tr. 14-15)
05. 12. 1958 (báo) Văn học, s. 20 Hồng Cương Đi sâu vào đời sống của nhân dân lao động là cách chuẩn bị biểu diễn tốt nhất (tr. 5)
Phan Thao Những giọng lưỡi tuyên truyền dơ bẩn chung quanh một quyển sách dơ bẩn (tr. 9) [về dư luận phương Tây xung quanh tiểu thuyết “Bác sĩ Ji-va-gô” của Pa-xtec-nac]
06. 12. 1958 (báo) Tiền phong, s. 347 Lưu Bạch Vũ (Trung Quốc, Cao Năm dịch) Đâu là con đường của những thanh niên muốn trở thành nhà văn? (tr. 3)
07. 12. 1958 (báo) Cứu quốc, s. 2891 Hùng Sơn Phim “Khi đàn sếu bay qua” không vạch rõ hướng hành động để ngăn cản chiến tranh (tr. 4-5, 7)
10. 12. 1958 (báo) Tiền phong, s. 348 Lưu Bạch Vũ (Trung Quốc, Cao Năm dịch) Đâu là con đường của những thanh niên muốn trở thành nhà văn? (tiếp, hết) (tr. 3)
15. 12. 1958 (báo) Văn học, s. 21 Người Yêu Người Bảo nhau: Những điều phải bảo (tr. 2) [cảnh cáo hiện tượng những cuốn sách không hợp thời còn bày bán ngoài phố]
Vũ Ngọc Phan Phấn khởi đi theo con đường của Đảng (tr. 9)
16. 12. 1958 (tạp chí) Tổ quốc, s. 117 Nguyễn Văn Long Vấn đề cải tạo tư tưởng trong việc thực hiện kế hoạch 3 năm (tr. 6-7, 26)
25. 12. 1958 (báo) Văn học, s. 22   Thư của văn nghệ sĩ đi thực tế gửi về: Hoàng Châu Ký (nông trường Chí Linh), Nguyễn Tuân (Điện Biên), Vân Đài, Mộng Sơn (tr. 3)
Tế Hanh Nói chuyện thơ. Chung quanh việc sáng tác kịp thời (tr. 4)
Tháng 12. 1958 (tạp chí) Văn nghệ quân đội, s. 12/58 Văn Phác "Mùa hoa dẻ” giúp ích hay làm hại cho việc xây dựng con người? (tr. 90-97)