BÀI HỌC THỨ NHỨT

I. Học tiếng một  (Những tiếng noms từ 2 nét đến 5 nét)

Chữ Hán

Âm

Nghĩa

Nhân (Nhơn)

Người ta; người

Phụ

Cha

Mẫu

Mẹ

Huynh

Anh

Hữu

Bạn

Phu

Chồng

Tử

Con

Nữ

Gái

Kẻ sĩ (học trò)

Công

Thợ

Thiên

Trời

Thổ

Đất

Thủy

Nước

Mộc

Cây

Hỏa

Lửa

Sơn

Núi

Thạch

Đá

Tỉnh

Giếng

Nhật (Nhựt)

Măt trời; ngày

Nguyệt (Ngoạt)

Mặt trăng; tháng

Đán

Buổi sáng

Tịch

Buổi chiều

Tâm

Trái tim; lòng

Khẩu

Miệng

Thủ

Tay

Tài

Tài (sự hay, giỏi)

Lực

Sức (mạnh)

Đao

Dao

Xích

Thước

Cung

Cung (để bắn)

 

II. Cắt nghĩa thêm

    , người ta, có ý đối với các giống động vật khác mà nói; người, có ý đối với mình mà nói: bởi vậy mới chia hai nghĩa khác nhau.

    là chữ đứng đầu bộ, kêu bằng bộ Nhân. Khi nó đứng bên tả chữ, biến hình thành ra , thì kêu bằng bộ Nhân đứng.

    , nghĩa là mẹ, 5 nét, không nên lầm với chữ (, nghĩa là chớ, đừng) chỉ có 4 nét.

    nghĩa là con, có khi gồm cả con trai con gái mà nói, có khi nói riêng về con trai mà thôi.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Tử. Khi đứng bên tả chữ thì biến hình thành  .

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Nữ. Khi đứng bên tả chữ, biến hình thành ra .

    nghĩa là đất mà khác với địa sẽ học sau nầy nghĩa cũng là đất. nói về cả trái đất; còn nói về chất đất hay một ít đất. Vậy như trong câu "đất nầy không dẻo" hay là "cầm cục đất ném con chim" thì phải dùng chữ , không dùng chữ  được.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Thổ. Khi đứng bên tả chữ, biến hình thành ra  , kêu bằng bộ thổ xóc.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Thủy. Khi ấy, nếu nó ở dưới chữ, có một đôi khi biến hình thành ra , và nếu ở bên tả chữ, luôn luôn biến hình thành ra . Tục thường kêu   bằng bộ chấm thủy.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Mộc. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra *.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Hoả. Khi ở  bên tả chữ, biến hình thành ra  ; còn ở dưới chữ, biến hình thành ra  * .

    nghĩa là mặt trời nhưng cũng có nghĩa là ngày. Vì từ mặt trời mọc lên cho đến lặn là giáp một ngày.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Nhựt.

    nghĩa là mặt trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Vì mỗi lần mặt trăng tròn là giáp một tháng.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Nguyệt. Nhưng hãy chú ý, khéo kẻo lầm lộn với bộ Nhục   sẽ học sau nầy.

    nghĩa là trái tim, chỉ về trái tim ở nơi ngực chúng ta; còn nghĩa là lòng, chỉ về một bộ phận vô hình trong người ta, mà cho rằng những sự tri giác là do ở đó cả.

    cũng làm đầu bộ, kêu là bộ Tâm. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra , kêu bằng bộ Tâm đứng.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Thủ. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra , kêu bằng bộ Thủ xóc. (Tục quen kêu là bộ Tài xóc, vì thấy giống với nên kêu sai, đừng theo).

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Đao. Khi ở bên hữu chữ, biến hình thành ra   . (Vậy hễ khi thấy chữ nào có    ở bên hữu, khắc biết chữ ấy thuộc về bộ Đao).

III. Phép đếm nét

   Về bài học tiếng một trên đây, có nói "những chữ từ 2 nét đến 5 nét"; vậy "nét" là gì? Thế nào gọi là một nét? Và biết nó, có ích gì không?

   Ta hãy trả lời trước câu hỏi cuối cùng đó rằng có ích lắm. Vì sách tự điển chữ Tàu lấy số nét của mỗi chữ mà sắp thứ lớp trước sau, cho nên phải học cho biết đếm nét trước rồi sau mới tra tự điển được.

   Cứ từ khi đặt ngòi bút xuống giấy đưa đi một lần rồi giở lên, thì kể là một nét.

   Vậy chữ có 2 nét; chữ  có 4 nét.

   Nhưng chữ cũng chỉ có 5 nét mà thôi. Vì cái   và cái  mỗi cái tuy có hai chiều, song khi viết cũng đưa ngòi bút đi chỉ có một lần, cho nên cũng kể là một nét.

   Trong chữ , cái   có hai chiều, và cái    có đến bốn chiều, nhưng khi viết đưa ngòi bút đi một lần, cũng kể là một nét, nên chữ cũng chỉ có 3 nét.

   Hãy nhớ rằng tuy có mấy chiều mặc dầu mà hễ đưa ngòi bút đi một lần, thì cũng kể là một nét.

   Tiện đây cũng kể luôn những nét bút có những danh hiệu gì:

     chấm ; ngang; sổ ;    phết mác: ấy là những nét đơn, có một chiều.

* sổ đá;  sổ xóc ;   quai vác;   mấu;  giằng;  khum  bạt;    ngúc ngoắc: ấy là những nét kép, có hai chiều.

*       mấu đá;    mấu lật;    lưỡi câu; liễu leo: ấy là những nét có ba chiều.

      cổ cò ;   cổ ngựa: ấy là những nét có bốn chiều.

 

 

IV. Phép viết

   Mới tập viết chữ Hán, có một điều rất khó, là nếu không có người chỉ cho là hay lộn nét trước nét sau.

   Có người lại tưởng cứ viết cho thành chữ thì thôi, lộn nét trước nét sau cũng vô hại. Ấy là tưởng quấy. Sự viết lộn như thế tỏ ra mình là tay học trò nhà quê đã đành, còn có hại nữa: hại vì hễ lộn nét trước nét sau thì không khi nào viết tốt và viết mau được. Vậy nên buộc phải viết cho đúng phép.

   Muốn viết đúng phép, hãy cứ theo những nguyên tắc (principe) nầy:

   1. Tả trước hữu sau.− Hễ chữ nào có hai bộ phận, mà hai bộ phận chia làm tả hữu thì tả trước hữu sau. Như chữ , viết cái phết    trước rồi cái mác   sau.

   2. Trên trước dưới sau. − Hễ chữ nào có hai bộ phận, mà hai bộ phận chia làm trên dưới thì trên trước dưới sau. Như chữ  , cái  ở trên thì viết trước, cái ở dưới thì viết sau. (Nhớ trong khi viết  và cũng phải giữ nguyên tắc tả trước hữu sau.

   3. Ngang trước sổ sau hay là ngang trước phết sau. − Mỗi khi gặp cái ngang và cái sổ giao nhau như , hay là cái ngang cái phết giao nhau, như  thì viết cái ngang trước. Vậy như chữ , theo luật ấy mà viết cái rồi thì lại theo luật trên trước dưới sau viết cái ngang ở dưới, mà thành ra chữ . Lại như chữ , theo luật ấy mà viết cái   rồi cũng lại theo luật trên trước dưới sau và tả trước hữu sau viết thêm cái nữa mà thành ra chữ .

   Ấy là nói khi cái ngang cái sổ hoặc cái ngang cái phết giao nhau. Nhưng khi hai cái không giao nhau là như  hay  cũng vậy. Vậy chữ  chữ  cũng theo luật ấy.

   Luật ngang trước sổ sau hay là ngang trước phết sau cũng cai trị luôn đến những chữ nhiều ngang giao nhau với sổ hoặc phết nữa. Nghĩa là phải viết trước những cái ngang ấy cho hết đã rồi mới đến sổ hoặc phết. Vậy như chữ  , chữ  , chữ  , chữ đều phải viết cái sổ và cái phết sau những cái ngang.

   4. Giữa trước, hai bên sau. − Chữ nào có ba bộ phận (kể theo chiều đứng) thì viết bộ phận giữa trước. Vậy như chữ , chữ thì viết cái   và cái trước rồi lại theo luật tả trước hữu sau mà viết tiếp.

   5. Ngoài trước trong sau. − Chữ nào có hình khuôn ở ngoài thì cái khuôn ấy viết trước. Vậy như chữ , chữ , hãy viết cái   và cái   trước rồi mới theo luật trên trước dưới sau mà viết hai cái ngang vắn ở trong.

   Ngoại trừ. − Trong bài học tiếng một trên đó có vài chữ không khép vào nguyên tắc nào được thì phải theo lời dặn riêng.

   Như chữ , viết cái  trước rồi cái sau; chữ  , cái chấm bên tả trước rồi đến cái  , rồi đến hai chấm, thành ra  .

Cách học "Bài học thứ nhứt" nầy

   Bài học thứ nhứt hôm nay đây, như trên đó, một bài mà thành bốn.

   I. - Học tiếng một, toàn những chữ thuộc về nom cả, là để cho dễ hiểu; toàn những chữ ít nét cả, là để cho dễ nhớ.

   Hết thảy có ba chục chữ, trong một tuần lễ, mỗi ngày học năm chữ, như thế là vừa. Xin chớ bảo rằng ít, bởi vì cứ học như vậy luôn bốn năm tuần lễ, chữ đến dư trăm, rồi lại sợ nhớ không hết.

   Bên tả kể qua: hàng đầu là nguyên văn chữ Hán; hàng giữa là tiếng đọc chữ ấy (prononciation) (có khi đến hai tiếng, như nhân, nhơn, là theo giọng đọc của người mình có nơi khác nhau, nhưng tiếng trước đúng vận hơn); hàng cuối cùng là nghĩa của chữ ấy (vì muốn cho tiện sự sơ học nên mỗi chữ dầu có nhiều nghĩa mấy đi nữa cũng chỉ lấy hai nghĩa là cùng).

   Phải học 30 chữ nầy trong một tuần lễ cho thuộc nhập tâm cả chữ lẫn nghĩa. Điều đó xin người học phải chú ý lắm mới được, vì trong những bài học sau nầy gặp những chữ nào trước đã có rồi thì không còn chua âm và nghĩa nữa đâu. Như thế, nếu không thuộc lòng thì sẽ thấy bất tiện cho mình lắm.

   Học cách nào cho thuộc lòng được, dưới đây sẽ nói rõ.

   II. - Cắt nghĩa thêm, sự nầy là nhằm những điều nào người học cần phải biết hơn hết mà nói đến; và nhứt là điều nào mà sau nầy sẽ dạy trong những bài học thì bây giờ bảo trước đi cho khỏi ngớ nghết về sau. Như sự chỉ chữ nào làm đầu bộ đó, cốt tập quen hầu sau có dạy cho cách tra tự điển, là một sự hệ trọng lắm.

   Chúng ta học một mình, không có thầy, như vầy, thì sự tra tự điển là sự rất cần cho ta trong lúc học đã khá; vậy bây giờ phải lo dự bị để sau đủ sức làm việc ấy.

   Đầu bộ là gì?

   Chữ Hán có hết thảy là 214 bộ, cũng như a, b, c, d là chữ cái của chữ tây, rồi mấy ngàn mấy vạn chữ khác đều do đó mà ra. Và một bộ thì có một chữ hoặc một nét hoặc nhiều nét làm đầu bộ.

   Trong khi ta học tiếng một, gặp chữ nào làm đầu bộ thì chỉ ra, ấy là một sự ích lợi và cần yếu lắm. Tuy vậy, không phải hễ chữ làm đầu bộ thì đều chỉ ra cả đâu, như chữ   , chữ  , chữ   cũng làm đầu bộ lại không nói đến. Là vì những chữ ấy không có cái gì đặc biệt đáng ghi nhớ nên không nói đến cũng được. Ở đây, khi chỉ ra những chữ nào làm đầu bộ, là khi những chữ ấy có sự biến hình.

   Như biến hình làm  , biến hình làm  , biến hình làm  , biến hình làm  *  v.v.... thì mới cần chỉ ra cho biết.

   III. - Phép đếm nét để cho biết mà tra tự điển sau nầy, đành rồi; song còn có một sự ích lợi nữa là hễ biết chữ nào mấy nét thì viết sẽ khỏi quấy.

   Vậy người học hãy cứ theo phép đếm nầy mà đếm 30 chữ đã học rồi đó cho quen. Cứ tay vừa viết, miệng vừa đếm, làm hoài nhiều lần như vậy cũng sẽ giúp cho sự nhớ mặt chữ nữa.

   IV. - Phép viết là sự dạy rất hệ trọng trong bài học nầy.

   Muốn cho nhớ thuộc lòng 30 chữ đã học đó, người học phải theo phép viết đây mà viết đi viết lại 30 chữ ấy. Trong khi viết cũng dùng luôn phép đếm nét, tay viết miệng đếm, như vừa nói ở trên. Viết bằng bút chì hay bằng phấn cũng được, miễn cho thành chữ. Cứ tập hoài như vậy, kỳ cho đến khi ngó vào sách nào bất luận, thấy những chữ học rồi thì đọc được liền, kêu tên và biết nghĩa nó được liền, ấy là thuộc lòng đó.

   Người học phải chịu khó và bền chí luyện tập như vậy trong vài tháng thì đã quen, rồi mỗi ngày một dễ; chớ đừng mong dùng phương pháp nào khác dễ nhớ chữ cho khoẻ hơn, vì chúng tôi lịch nghiệm cả rồi, thật không có phương pháp nào hơn nữa.

   Như trong bài học thứ sáu, có chữ (đọc là vị), nguyên đọc là vi, nghĩa là làm, nhưng ở đó phải đọc là vị, nghĩa là vì. (Sự biến âm nầy có theo một cái luật riêng, đợi khi biết nhiều chữ sẽ dạy; bây giờ chỉ nên cứ nhớ như thế).

   V. – Văn pháp  Verbe passif

   Cũng như tiếng Pháp, trong chữ Hán, bao nhiêu verbe actif đều làm thành verbe possif  được cả.

   Ta hãy nhắc lại cách đặt câu bằng verbe actif: Như nói , sujet, verbe, complément,(*) vậy là nghĩa nó xuôi một mạch.

   Cũng lấy theo ý câu đó mà đặt bằng verbe passif thì lại đảo lộn sujet và complément đi, cũng như tiếng Pháp.

   Người ta dùng hai cách mà làm thành verbe passif: một là đặt với chữ (vi)  ; một là đặt với chữ .

   Cách trên: để sujet trước hết, rồi đến chữ , rồi đến complément, rồi đến chữ , rồi đến verbe; vậy hãy nói:    .

   Cách dưới: để sujet trước hết, rồi đến chữ , rồi đến verbe, rồi đến chữ , rồi đến complément; vậy hãy nói:      .

   Thế thì, khi nào đọc sách gặp những câu có cái hình thức (forme) như thế, thì cứ việc nhận ngay nó là verbe passif đi; và,    hay là    cũng đều cho nó là một cái verbe, như être aimé.

   Chữ nghĩa là làm, chữ nghĩa là thấy, nhưng trong khi một hiệp với chữ , một hiệp với chữ mà làm thành verbe passif thì cái nghĩa nguyên ấy đã mất rồi, đừng theo nghĩa cũ nó nữa, chỉ nên cắt nghĩa nó là được hay bị. (Verbe passif của tiếng An Nam có hai cách đặt, một là đặt với chữ được, một là đặt với chữ bị).

IV. - Những thành ngữ dùng vào quốc văn

    = Ái ốc cập ô: Yêu (tiếc) cái nhà kịp đến con quạ. Con quạ đậu trên nóc nhà, muốn ném nó, song sợ bể nóc nhà không ném. Ví với vì một kẻ nào mà khoan dung cho một kẻ nào.

    = Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ. (, đọc là bán, nghĩa là nửa).

    = Nhân khí ngã thủ: Người bỏ, ta lấy. Cái vật người khác bỏ, mình lại lấy, ý nói mình biết lợi dụng.

    = Sanh ký tử qui: Sống gởi thác về. Người ta do sự hư không mà sanh ra, chết đi lại về với sự hư không; nhìn cho hư không là quê hương của người ta, cho nên nói như vậy; đọc là , nghĩa là gởi.

    = Đắc thất tham bán: Đặng mất xen nửa. Chỉ về việc gì không lưỡng toàn, đặng nửa, mất nửa. ( đọc là tham, đây nghĩa là xen).

    = Dưỡng hổ di hoạn: Nuôi cọp để sự lo. Ví với khoan dung kẻ ác rồi sau bị nó hại (, hổ là cọp; di là để lại về sau; , hoạn là sự lo).

V. Tập đặt

 Làm 5 câu nầy thành ra verbe passif với chữ : 1. Tôi ghét nó. - 2. Người ta cười tôi. - 3. Gió thổi áo tôi. - 4. Cha tôi ngờ anh tôi. - 5. Con cọp ăn còn bò.

   Làm 5 câu nầy thành ra verbe passif với chữ : 1. Chồng bỏ vợ. - 2. Mẹ tôi yêu em tôi. - 3. Nó cười tôi. - 4. Người ta tin tôi. - 5. Cha tôi nuôi nó.

   Làm xong rồi coi dưới nầy mà sửa nếu thấy mình làm trật:

   1. . 2. . 3. . 4. . 5. .

   1. . 2. . 3. . 4. . 5. .

   PHAN KHÔI

Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s. 164 (18. 8. 1932) 


 

(*) verbe actif = động từ chủ động; verbe possif = động từ bị động; sujet = chủ ngữ; complément = bổ ngữ.

 

 

© Copyright Lại Nguyên Ân