BÀI HỌC THỨ HAI

I. Học tiếng một  (Những tiếng noms từ 3 nét đến 7 nét)

Chữ Hán

Đọc

Nghĩa

Xuyên

Sông ngòi

Địa

Đất

Điền

Ruộng

Hòa

Cây lúa

Mễ

Gạo

Qua

Dưa (các thứ)

Đậu

Đậu (các thứ)

Khuyển

Chó

Ngưu

Dương

Thỉ

Lợn, heo

Trảo

Móng; vuốt

Nha

Răng; nanh

Mao

Lông

Vũ, võ

Lông (nơi cánh)

Da

Nhục

Thịt

Giác, giốc

Sừng

Huyết

Máu

Cân

Khăn

Y

Áo

Xa

Xe

Chu, châu

Ghe, thuyền

Thân

Mình

Túc

Chưn

Nhĩ

Tai

Mục

Mắt

Thiệt

Lưỡi

Hình

Hình

Sắc

Sắc

    là tiếng kêu chung hết thảy các sông ngòi, nơi có nước rạch đất ra mà chảy thường. Vậy như những cái hồ (lac) dầu lớn mấy cũng không gọi là được.

    nguyên viết là  và  làm đầu bộ, cho nên khi muốn tra chữ   thì phải tìm ở bộ  (bộ Xuyên).

    khác với , hãy xem lại chữ nơi bài học thứ nhứt.

    là tiếng kêu chung các thứ dưa, và loại bầu bí cũng thuộc vào đó. (Khéo kẻo lầm lộn với chữ ).

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Khuyển. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra .

   , tục thường cắt nghĩa là trâu, là lầm. Theo sách cho đúng thì ; còn mới là trâu. Kêu , vì con trâu có đặc tánh giỏi lội nước.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Ngưu. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra .

    móng, khi chỉ về của người, như móng tay; là vuốt, khi chỉ về của vật, như vuốt cọp.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Trảo. Khi đứng trên đầu chữ, biến hình thành ra  .

    là lông nơi mình con thú, tiếng Pháp kêu là poil;  là lông nơi cánh con chim, tiếng Pháp là plume.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Nhục. Khi ở dưới chữ và bên tả chữ đều biến hình thành ra  . (Khéo kẻo lầm lộn với bộ ).

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Y. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra  , kêu bằng Y rách.

    cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Túc. Khi ở bên tả chữ, biến hình thành ra  , kêu bằng Túc xóc.

  II. Văn pháp  Nom kép và nom bình hành

  Tiếng nomđơnkép. Đơn là mỗi chữ một nghĩa, như sáu chục chữ trong hai bài học chúng ta đã học đây, mỗi chữ chỉ nghĩa một sự vật gì. Còn kép là nối hai chữ để chỉ ra một nghĩa,  hoặc có khi nối đến ba chữ.

   Khi nối hai nom làm một để chỉ ra một nghĩa thì phải kể như một chữ. Vì nó chỉ nghĩa một sự vật mà thôi. Như là thầy, là vua, là bà (madame), là con gái, là con gái có học... đều kể như một chữ cả.

   Người ta làm thành (former) những nom kép ấy bởi hai cách: một là theo thói quen từ đời xưa; một là dùng hai chữ có ý nghĩa quan hệ với nhau mà ráp lại.

   Như : chồng, con, chẳng có ý nghĩa gì dính dấp với một bậc người đáng tôn trọng mà ta kêu bằng thầy hết; nhưng từ xưa có thói quen kêu như vậy rồi dùng luôn đến bây giờ. Hoặc giả hồi đầu có ý nghĩa thế nào đó mà bây giờ mất hẳn đi, không truy ra được.

    cũng vậy, chồng, người, vốn chẳng có ý nghĩa gì về người đàn bà làm vợ hết; nhưng theo thói quen, đời xưa dùng chỉ về vợ quan lớn, đời nay dùng chỉ về vợ mọi người.

   Những chữ như vậy ít lắm; phần nhiều nom kép làm thành bởi cách thứ hai.

   Như chỉ nghĩa vua, có ý nói vua là con của Trời, tỏ ra là tôn quý lại thân thiết với Trời nữa.

    : chữ chỉ nghĩa con (enfant), còn chữ chỉ nghĩa gái để phân biệt với trai.

    : chữ chỉ nghĩa người có học, nhưng nó thường chỉ riêng về bên nam mà thôi, nay muốn chỉ rõ là người con gái có học nên để lên trên nó một chữ  .

   Ba nom kép mới kể đó đều làm thành theo cách thứ hai: lấy hai chữ có ý nghĩa quan hệ với nhau mà ráp lại.

   Cũng có khi hai nom đi liền nhau mà không phải nom kép, vì nó mỗi chữ có một nghĩa chớ không phải hai chữ cùng một nghĩa.

   Muốn biện biệt nom kép và không phải nom kép, hãy chú ý điều này:

   Khi gặp hai nom đi liền nhau mà cắt xuôi theo, không có nghĩa, ấy là nom kép: như , nếu nói là trời con, , nếu nói là chồng người, thì thật không có nghĩa gì hết. Còn cắt xuôi theo mà có nghĩa: như cha, mẹ, non, nước, tay, chưn, ấy là không phải nom kép.

   Những nom nầy gọi là nom bình hành (parallèle), vì nó đi song song với nhau, không những hai chữ mà có khi đến ba bốn chữ nữa.

   Người ta làm thành những nom bình hành theo ba ý: một là hai chữ nào đối với nhau; hai là hai chữ nào đồng loại với nhau, ba là hai chữ nào nghịch nhau. Ý thứ nhứt như chữ (đối nhau); ý thứ nhì như chữ (đồng loại với nhau); ý thứ ba như chữ (nghịch nhau).

   Trong tiếng Pháp, khi hai nom ghép thành một (nom composé), thường có cái ngang nối (trait d'union) ở giữa; còn khi hai nom đi liền nhau mà nghĩa rời ra, phải có dấu phết (virgule) ngăn ra. Nhưng trong Hán văn không có như vậy, cho nên sự phân biệt nom kép và không phải nom kép là rất cần.

   III. Học tiếng đôi

   a) Theo bài văn pháp trên đó, đã biết nom kép là gì rồi, vậy nay hãy học thêm cho biết một ít nom kép ấy, mà cũng lấy ra từ sáu chục chữ đã học rồi kia. Kêu bằng học tiếng đôi vì nom kép ghép bởi hai tiếng.

    : Người bạn.

    : Công việc đàn bà con gái làm.

    : Núi lửa. (Núi có phun ra lửa).

    : Chỗ miếng đất trống thấy trời nơi hai cái lầu − lầu trước và lầu sau − cách nhau. (Chú ý: không cắt nghĩa là cái "giếng trời" được).

    : Chị (Anh gái tức là chị).

    : Khăn tay (khăn cầm tay).

    : Việc làm bằng tay.

    : Người có sức mạnh.

    : Theo nghĩa nguyên là người học giỏi, có tài riêng về văn chương. Còn theo nghĩa người mình hiểu thì là người có tài đặc biệt về nghề gì, như nghề đờn.

    : Thợ trời. Chỉ nghĩa là Trời tạo thành muôn vật một cách tinh xảo cũng như tay thợ vậy.

    : Ruộng có những đá sỏi, không cày cấy được.

    : Con sứa.

    : Khăn đầu rìu (Bịt khăn cho hai đầu mối xừng lên như hai cái sừng, nên gọi là ).

    : Ruộng có nước; ruộng sâu.

    : Cái chưn con gái để tự nhiên. (Phụ nữ Tàu thuở trước đều bó chưn; bây giờ không bó, để tự nhiên, kêu cái chưn tự nhiên là ).

   b) Theo bài Văn pháp trên đó, lại cũng đã biết có khi hai nom đi liền nhau mà không phải nom kép; và muốn đặt ra một cái danh từ cho dễ nhớ, chúng ta đã gọi là nom bình hành. Mà nom bình hành cũng là tiếng đôi, ta phải học qua một ít cho biết.

    : Núi (và) sông.

    : Ruộng (và) đất. (Theo ta, đất thấp, cấy được gọi là ; đất cao để gieo gọi là  ).

    : Thuyền (và) xe. Đồ dùng về việc giao thông.

    : Chỉ về việc kiến trúc, việc làm nhà. Bởi trong việc ấy cần dùng nhứt là đất và cây gỗ nên lấy hai chữ để chỉ nghĩa nó. (Chú ý: Không cắt nghĩa là đất và cây được; tiếng ta cũng phải nói: việc thổ mộc).

    : Cha (và) anh. Chỉ nghĩa là những người bề trên trong nhà.

    : Nước (và) lửa. Khi thì chỉ nghĩa là vật cần dùng hằng ngày, khi thì là sự xung khắc nhau, khi thì là sự tai hại: tùy câu mà hiểu.

    : Con dao (và) cái thước. Chỉ nghĩa việc may vá, việc chế ra y phục. Con dao (hay cái kéo) cái thước là công cụ của thợ may, nên lấy để đại biểu cho nghề may.

    : Buổi sáng (và) buổi chiều. Chỉ nghĩa trong một ngày.

    : Tay (và) chưn. Thường dùng để ví dụ với anh em. Như nói: (đệ) (như) : anh em như tay chưn.

    : Tài (và) sức.

    : Miệng (và) lưỡi. Khi thì chỉ nghĩa là khéo nói, khi thì chỉ nghĩa là rầy lộn với ai, khi thì chỉ nghĩa là mang tiếng chịu lời: tùy câu mà hiểu.

    : Vuốt (và) nanh. Chỉ nghĩa những người phò tá cho ai mà đắc lực lắm, như làm cái vuốt cái nanh cho con thú dữ.

    : Áo (và) khăn.

    : Nói phiếm về đất, chớ không chỉ rõ ra đất nào. Như ta nói đất đai.

    : Tai (và) mắt. Khi thì chỉ nghĩa làm kẻ nghe ngó giùm cho người khác, khi thì chỉ nghĩa bị người khác nghe ngó vào mình: tùy câu mà hiểu.

 

 Cách học bài thứ hai nầy

 Bài nầy đại khái cũng học như cách học bài thứ nhứt. Ba chục chữ đó cũng phải theo phép đếm nét và phép viết như đã dạy trong bài trước mà học cho thuộc lòng.

   Hôm nay duy có bài Văn pháp là trọng yếu hơn hết. Không cần đọc thuộc lòng, nhưng phải hiểu thật đúng và nhớ gắt lấy những cái đại cương. Bởi vì những bài Văn pháp trước sau liên lạc với nhau, có hiểu và nhớ bài trước thì bài sau mới dễ học.

   Muốn cho nhớ gắt, hãy làm theo cách nầy:

   Sau khi đọc đi đọc lại (không những coi, mà phải đọc, vì có đọc lên mới vỡ nghĩa) bài Văn pháp nầy và hiểu thật lung rồi, thì xếp tập báo lại rồi tự mình theo đó mà làm thành một bổn đề cương (Résumé), chép vào cuốn sổ tay của mình. Đoạn lại mở ra mà so sánh, nếu có sai thì sửa. Khi nào bổn đề cương được hoàn toàn thì cứ nhớ nội đó là đủ.

   Hôm nay thêm học tiếng đôi, cũng ba chục tiếng mà thành ra đến sáu chục chữ. Tuy vậy đều là chữ học rồi hết, không khó sự nhớ chữ, chỉ lo nhớ nghĩa mà thôi.

   Trong khi học tiếng đôi cũng cần phải tập viết hoài cho càng nhớ gắt mặt chữ hơn nữa.

   PHAN KHÔI 

Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s. 165 (25. 8. 1932)

 

 

 

© Copyright Lại Nguyên Ân