BÀI HỌC THỨ HAI MƯƠI

I. Những câu vấn đáp

1. (khoángmỏ, mine) ? − Nghĩa: Khoáng vật (vật ở mỏ) chia làm mấy loại?

: , (ngânbạc), (đồng), 鐵,錫 (tíchthiết) (môithan đá), (diêmmuối), (ngọc), . − Nghĩa: Khoáng vật chia làm hai loài: những thứ như vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc là "loài kim"; những thứ như than đá, muối (muối ở mỏ), ngọc, đá là "loài phi kim".

 2. 屬,其 在? Nghĩa: Loài kim cùng loài phi kim, cái tánh chất của nó chẳng đồng nhau là ở chỗ nào?

    (tíchchia rẽ) (cựcrất) (nhưngvẫn) (dungnấu cho chảy ra) 使 (hiệp); (nụygiòn) (tổi bể vụn ra), : . − Nghĩa: Loài kim dầu chia nó ra rất nhỏ, vẫn còn có thể nấu cho chảy ra mà khiến nó hiệp lại; chớ còn loài phi kim, tánh nó giòn, dễ bể vụn, đã bể vụn ra rồi thì không có thể hiệp lại được. Ấy là chỗ nó chẳng đồng nhau ở đó.

3. , (quý), (tiện)? − Nghĩa: Trong loài kim, vật gì là mắc giá, vật gì là rẻ giá?

  , 貫,銀 之,鐵 . 貴,僅 (cẩn chỉn) (tiền) (tệ) (trang) (sức) ; (giá) (liêm rẽ) : (nông) (khí đồ) . − Nghĩa: Trong loài kim, vàng rất mắc giá, bạc thứ đó, sắt là hạng bét. Có điều vàng bạc tuy mắc giá, chỉn dùng làm tiền tệ và đồ trang sức mà thôi; đến như sắt thì giá rẻ, mà sự dùng rộng: những đồ lề của người làm ruộng và người làm thợ, cần dùng sắt rất nhiều.

   4. , (thái lấy ra) (ức hay là) 工,而 ? − Nghĩa: Những vật như vàng bạc, lấy ra từ trong núi, liền đã dùng được rồi; hay là phải tua lấy nhân công thêm vào, rồi mới dùng được?

  中,常 (sa cát) , 時,質 (thuần ròng rặt), (luyện chuyên) : . − Nghĩa: Vàng bạc ở trong mỏ, thường lộn với cát và đá, khi lấy ra, chất nó phần nhiều không được ròng rặt, cho nên phải chuyên đó mà sau mới dùng được: dáng vật ấy tuy ra bởi sự tự nhiên mà phải lấy nhân công thêm vào vậy.

 5. (hóa)? − Nghĩa: than đá là bởi vật gì hóa ra?

(sum rậm) (lâm rừng) 多,後 (cầu) (thiên dời), (nhân lấp) (một chìm) 中,與 沙,石,泥 ( bùn) (gián xen), : . − Nghĩa: Đời xưa rừng rậm rất nhiều, sau trải qua sự dời đổi của trái đất, nó bị chìm lấp trong đất, cùng cát, đá, bùn, đất xen nhau, lâu bèn nên than đá: thế thì than đá là bởi cây trên rừng hóa ra vậy.

 6. 何,與 (thán than) ? − Nghĩa: Cái chất của than đá thế nào, có khác với than chăng?

  黑,有 光,質 ,火 強,最 (ky, cơ máy) 用,若 (chế làm ra), (khiêu đốt) , . −  Nghĩa: Than đá, sắc đen mà có ánh sáng, chất mềm mà dễ bể, sức lửa mạnh lắm, rất hiệp với sự dùng của máy hơi nước. Đến như than thì là bởi nhân công chế ra, họ đốt cây gỗ làm nên đó, với than đá chia làm hai vật vậy.

II. Cắt nghĩa thêm

 Khoáng vật tức là vô sanh vật, đã học ở bài học thứ 17.

  bọn, học rồi. Đây có hơi khác. Phàm kể những vật gì chung vào một loài, mà không kể hết, kể nội mấy thứ rồi dùng chữ đẳng để cai thảy cả loại ấy: chữ đẳng ở đây là như vậy. Loài kim không phải chỉ có năm thứ đó mà thôi, song kể nội năm thứ rồi dùng chữ đẳng thì không thứ gì lọt ra ngoài được.

   Chữ có hai nghĩa: một nghĩa là vàng, có khi nói hoàng () kim; một nghĩa là loài kim (métal), khi nói rõ ra là kim thuộc.

   Thuộc nhỏ hơn loại, loại bao ngoài thuộc.

   với , với ba chữ khác nhau. Thậm là lắm; như nói thậm mỹ, là đẹp lắm, khi nói như vậy, không có ý so sánh với cái khác. Còn tối rất; nói tối mỹ, có ý so sánh với cái khác mà thấy là rất đẹp; tuy vậy, chưa phải là sự đẹp tuyệt đối đâu. Đến như nói cực mỹ thì là tột bực đẹp, không còn gì sánh lại. Ở đây nói cực tế, nghĩa là chia nhỏ ra mà không còn có thể chia được nữa.

   vẫn còn hay vẫn cứ.

   nếu nói về người thì là sang hèn, còn nói về vật thì là mắc giá rẻ giá.

   Hãy nhớ lại bài văn pháp về chữ và chữ trước kia. Trong câu đây, nói về vật, cho nên dùng chữ thục mà không được dùng chữ thùy.

  Chữ  cũng như seulement, ăn xuống chữ .

  Tiền tệ là nói chung hết thảy các thứ tiền bạc để tiêu dụng trong xứ. Tức là monnaie. Đồng tiền bằng vàng, monnaine d'or, thì kêu bằng kim tệ: bằng bạc thì kêu bằng ngân tệ; bằng đồng thì kêu bằng đồng tệ; bằng giấy thì kêu bằng chỉ tệ.

    vốn nghĩa là không lấy của kẻ khác hay là lấy mà lấy ít, tức ta nói thanh liêm. Nhưng thường dùng đi sau chữ giá thì nghĩa nó là rẻ.

   nom kép, tức là outil.

    vốn nghĩa là hái, như thái cúc hái hoa cúc, thái tân hái củi. Nhưng khi nói về mỏ, nói thái khoáng, thì nghĩa nó như exploiter.

    đồng với nấu mà lọc đi lọc lại, làm cho loài kim được ròng. Tiếng ta nói chuyên hoặc thét.

   Sum lâmrừng rậm hay rừng già. Như những rừng ở Tây Ninh và ở Cà Mau, toàn là cây đã lâu đời.

   Sự dời đổi của địa cầu tức là lở núi thành hang, bồi sông thành gò, cũng gọi là cuộc tang thương .

III. Văn pháp  Chữ

 Chữ thuộc về hai mối tiếng: một là adverbe, hai là interjection.(*)

   Về mối adverbe, lại chia làm hai nghĩa khác nhau.

   a) Nó ở cuối câu, ứng với chữ hoặc chữ ( đã) ở trên mà kèm verbe vào giữa để chỉ sự đã qua (temps passé). Như:

   “Kinh Thi” nói: (minh gáy) 矣,朝 (dinh đầy) . = Gà đã gáy rồi, chốn triều đã đầy (các quan vào triều) rồi;

   “Luận ngữ” nói: 行,已 (Cái sự chẳng làm đạo được, đã biết đó rồi).

Như vậy, câu “Kinh Thi”, chữ ký hĩ để kèm hai verbe minh và dinh; câu “Luận ngữ” chữ dĩ hĩ để kèm verbe tri mà tỏ ra sự đã rồi.

Tuy vậy, cũng có khi nó đi một mình, không theo với chữ chữ mà cũng tỏ ra nghĩa ấy, là như:

“Luận ngữ” nói:  (Ta già rồi); lại nói: (đến thì đi rồi).

   b) Nó ở cuối câu, ứng với chữ ở trên, kèm verbe vào giữa, để chỉ sự hư nghĩ ( : subjonctif). Như:

   “Luận ngữ” nói: 仲,吾 (nếu chẳng có Quản Trọng, có khi ta đã vấn tóc và trở hò áo bên tả rồi).

   Khi đặt kỳ... hĩ như vậy, cũng như tiếng Pháp verbe dùng mode subjonctif  mà về temps passé.

   Tuy vậy, cũng có khi chữ không theo sau chữ kỳ mà cũng kể là subjonctif, có điều không phải là temp passé. Như:

   “Luận ngữ”, đức Khổng nói với Dương Hóa: (Ta sẽ chầu quan mà!)

   “Mạnh Tử” nói: (... thì kẻ sĩ trong thiên hạ đều vui lòng mà muốn đứng nơi triều mình vậy).

   Hai câu đó đều là việc vị lai, nhưng trong khi nói, cầm chắc sẽ có, cho nên dùng chữ . Mà sự cầm chắc ấy cũng chỉ là nghĩ mà thôi, cho nên chữ vẫn là subjonctif.

   Khi nó thuộc về mối interjection, tỏ ý khen ngợi hay than tiếc, thì thường đi theo với adverbe hay adjectif, như nói: ! (Quá lắm vậy!) (đẹp cha chả!)

   Hay là còn đi cặp với những chữ , mà chỉ nghĩa ấy nữa, như nói: ! (thôi vậy ôi!) (tráng) ! (Hăm hở vậy thay!)

   Cũng có khi một mình chữ ở cuối câu, không có những chữ như trên đây đi trước nó, mà cũng tỏ ý interjection được, như “Luận ngữ”, chỗ Trường Thơ Kiệt Nịch nói nhạo đức Khổng rằng: ! (Người ấy thì đã biết bến đò rồi chớ!)

IV. Văn liệu

   = Đồng xú: Hôi mùi đồng. Lời nói nhạo kẻ lót tiền để được làm quan.

    = Tích sản: Cũng như nói  (phân sản), nghĩa là chia gia tài; có điều nói thế nầy nghe mới mẻ hơn.

    = Ngọc tổi [toái]: Ngọc nát. Bởi chữ   , (thà làm ngọc mà nát, chớ chẳng làm ngói mà lành), ví với: thà làm quân tử mà chịu khốn cùng chớ không làm tiểu nhân mà được phú quý.

  = Thủy biên lâm hạ: Bên nước dưới rừng. Chỉ về những chỗ của người ở ẩn.

  = Ngọc thạch câu phần. Ngọc và đá đều bị cháy như nhau. Ví với gặp hồi loạn ly, có tai biến lớn, người hiền người ngu, kẻ thiện kẻ ác cũng đều chết như nhau cả.

    = Phi sa tẩu thạch: Làm cho cát bay đá chạy. Nói về trận gió lớn lắm, bão.

V. Tập đặt chữ  

   Hãy nhận những chữ trong những câu dưới nầy coi thử chữ nào thuộc về mối tiếng nào.

   “Luận ngữ”:

1. (Quí) (Khương) . : 矣,今 ()

2. : 也,誰 (hủy chê) (khen)?   者,其 矣!

3. : (mộngchiêm bao !

   Nhận thấy thế nào, rồi coi dưới nầy thì biết mình nhận là trúng hay trật.

   Câu 1. nghĩa là: Quí Khương tử hỏi nội học trò (của đức Khổng) ai là người ham học. Khổng Tử thưa rằng: Có người tên là Nhan Hồi ham học, chẳng may vắn mạng chết rồi, nay đây thì không có ai!

   (Chữ đó là adeverbe chỉ sự đã qua mà gồm luôn cả ý interjection nữa).

   Câu 2. Đức Thánh nói rằng: Ta đối với mọi người, chê ai mà khen ai? Bằng như có người nào mà ta khen, hẳn là ta đã có thử rồi.

   (Chữ đó là adverbe đi theo chữ kỳ để tỏ ý subjonctif về temps passé)

   Câu 3. Đức Thánh nói rằng: Trong mình ta suy quá lắm vậy! Đã hèn lâu rồi ta chẳng lại chiêm bao thấy ông Châu Công!

   (Hai chữ đó đều là interjection).

   PHAN KHÔI

Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, s. 183 (29. 12. 1932)


 

(*) interjection = thán từ.


 

 

 

© Copyright Lại Nguyên Ân