KHÔNG HIỂU VĂN, NGƯỜI TA CHỮA VĂN

(trích)

            Cách đây mấy năm, trong Phụ nữ tân văn, dưới đề mục Ngự sử trên đàn văn, ông Phan Khôi đã mạnh bạo làm một việc có thể thương tổn lòng tự ái của những bạn đồng nghiệp: chữa văn. Căn cứ vào những định nghĩa hoặc những mẹo luật trong cú pháp, ông sửa lại những chữ dùng sai, những câu thất cách. Đọc hết những bài trong mục ấy, người ta thấy ông Phan Khôi làm việc có lương tâm và phương pháp, ông muốn gây cho quốc văn sự sáng sủa, buộc nhà văn phải thận trọng, giúp người xem văn tập suy đoán và phê bình.

            Rủi thay, tờ Phụ nữ tân văn chết, làm nhiều người nhớ tiếc mục Ngự sử trên đàn văn.

            Được ít lâu báo Phong hóa ra đời, đặt ra mục Hạt đậu nhọn, [a] mà tác giả là ông Nhát Dao Cạo. Vì Phong hóa là một tờ báo hài hước nên ông Nhát Dao Cạo phải nhắc lại công việc ông Phan một cách hài hước. Phần nhiều, trong mục Hạt đậu nhọn, ông Nhát Dao Cạo chỉ dùng lối riễu cợt, pha trò, mỉa mai để công kích những câu những chữ lố lăng. Chủ ý của ông, nếu tôi không lầm, là bài trừ một tật chung của số đông nhà văn: sự văn hoa (la préciosité). Tôn chỉ rất đáng khen. Tiếc rằng ông Nhát Dao Cạo nhiều khi quá vui ngòi bút đã trở lại phản chủ ý của ông và làm hại đến sự tiến bộ của quốc văn.

[…….]

TRƯƠNG TỬU

Nguồn:

Hà Nội báo, Hà Nội, s. 18 (6 Mai 1936), tr. 16.

Chú thích

[a]  lưu ý: ý niệm “nhọn” (hay “dọn”) này đã gần như bị quên trong tiếng Việt hiện nay. Đây là ý niệm về sự cứng, rắn, bất thường của hạt ngũ cốc sa

u khi đã được chế biến làm thức ăn. Huình Tịnh Paulus Của (sđd.) có ghi các tổ hợp từ “cơm dọn” (= “hột cơm không được mềm, dường như còn sống”) và “nếp dọn” (= “nếp nấu ra cứng cát không được dẻo”). Tương tự, trong bát canh đậu (đậu xanh, đậu đen…) nếu người ta thấy một vài hạt cứng, như hạt sạn, không ăn được, thì sẽ nhặt ra bỏ đi, gọi đó là những hạt đậu nhọn. Ý niệm “nhọn” trong mục Hạt đậu nhọn ở báo Phong hóa (1932-36) là dựa trên cảm nhận kể trên; như ngày nay, đó là nói tới “những hạt sạn”.