BÀI HỌC THỨ 6

I. Học tiếng một

            Adjectifs qualificatifs [a]

 

Chữ Hán

Âm

Nghĩa

Đại

Lớn

Tiểu

Nhỏ

Cao

Cao

Đê

Thấp

Thâm

Sâu

Thiển

Cạn

Mỹ

Đẹp

Xấu

Quảng

Rộng

Hiệp

Hẹp

Trường

Dài

Đoản

Vắn (ngắn)

Hậu

Dày

Bạc

Mỏng

Minh

Sáng

Ám

Tối

Trực

Thẳng

Khúc

Cong

Chánh

Ngay

Vạy

Lợi

Bén (sắc)

Độn

Cùn (đùi)

Viễn

Xa

Cận

Gần

Xảo

Khéo

Chuyết

Vụng

Tốc

Mau

Trì

Chậm

An

An (bình an)

Nguy

Nguy (nghèo ngặt)

II. Cắt nghĩa thêm

Đây là ít nhiều tiếng adjectif qualificatif  [a] mà lấy tinh những chữ có nghĩa đối nhau cho dễ nhớ. Như đại đối với tiểu,   cao đối với đê, v.v…

Chữ Hán cũng như chữ Pháp, có sens propre là nghĩa đen và có sens figuré là nghĩa bóng. Như   thâm (sâu), thiển (cạn), nghĩa đen nói về nước, bởi vì nó thuộc bộ chấm thuỷ, có chữ (  cũng kể là ) đứng một bên. Nhưng cái gì không phải nước mà có ý sâu cạn thì cũng nói    thâm thiển được. Lệ như: muốn chỉ cái lòng người sâu, khó lường, thì cũng dùng chữ   thâm để qualifier [b] cho cái lòng; muốn chỉ sự biết hãy còn cạn, thì cũng dùng chữ thiển để qualifier cho sự biết.

            viễn, cận, trì, tốc, bốn chữ ấy đều thuộc về bộ (bộ Xước, ta kêu bằng bộ quai xước)

            xước nghĩa là chốc lại đi, chốc lại đứng, cho nên bốn chữ đó, nghĩa đen của nó: xa, gần, mau, chậm, đều nói về sự đi đứng hết. Nhưng dùng sang nghĩa bóng thì dù không phải sự đi đứng cũng nói được.

Bất kỳ adjectif qualificatif nào cũng có nghĩa đen nghĩa bóng cả. Biết đại khái như sáu chữ trên đó rồi suy ra để hiểu những chữ khác.

          Hôm nay có những chữ thuộc về những bộ học rồi, nên nhắc lại cho nhớ. Chữ đê về bộ Nhân; chữ  thâm, chữ  thiển về bộ Thủy; chữ  hiệp về bộ Khuyển; chữ  minh, chữ  ám  về bộ Nhật; chữ lợi về bộ Đao.

            Lại có mấy chữ thuộc về bộ chưa học tới: như chữ   viễn, chữ cận ... đã nói trên kia rồi; còn:

Ch bạc (là mỏng) thuộc về bộ Thảo. Nguyên bộ Thảo viết là  mà biến hình ra   luôn luôn ở trên đầu chữ, nên phàm những chữ trên đầu có   đều thuộc về bộ Thảo (hoặc kêu bộ Thảo đầu).

Chữ thảo ấy nghĩa là cỏ, theo luật tượng hình, phần trên giống lá cỏ ở dưới đất, và phần dưới giống rễ cỏ ở dưới đất. Ấy là chữ đời xưa viết như thế, bây giờ thì ít ai viết thế mà viết là  , âm, nghĩa đều đồng nhau).

Chữ về bộ Ấp. Chữ ấp viết là mà biến hình thành ra  , luôn luôn ở bên hữu chữ.  Bộ này với bộ Phụ hình giống nhau mà trái nhau. Ta nên phân biệt thế này: hễ cái hình gáo ở bên hữu chữ là bộ Ấp; ở bên tả chữ, là bộ Phụ. (Bộ Phụ đã học rồi)

            Chữ   độn thuộc về bộ Kim ( mà biến hình ra   , thường ở bên tả chữ. nghĩa là vàng, cũng là loài kim).

III. Văn pháp

            Adjectif qualificatif đi với nom

            Trước hết nên biết, trong chữ Hán, adjectif qualificatif cũng có đơn có kép như nom. Đơn là như 30 chữ hôm nay, mỗi chữ có một nghĩa: là lớn; là nhỏ v.v....

             Có khi đặt đôi, cho hai adjectif đi liền nhau, thành ra kép. Khi ấy kể như một adjectif, nhưng phải hiểu trong nó hoặc có một hoặc có hai ý.

Như nói   tịch mịch (là lặng lẽ) thế là chỉ có một ý, hình dung cái gì nó im lặng mà thôi.  

Còn như nói cao minh (là cao sáng) thế là trong đó có hai ý, hình dung cái gì nó đã cao lại sáng nữa. Lại như nói  quảng đại (là rộng lớn) cũng hai ý, hình dung cái gì nó đã rộng lại lớn nữa.

            Dùng một adjectif để qualifier cho nom thì thường thường để adjectif lên trên nom. Như nói núi cao thì phải nói cao sơn; nói sông lớn thì phải nói đại xuyên.

            Nhưng cũng có khi để adjectif ở dưới nom, là khi mình muốn dùng adjectif như là cái attribut [c] của nom ấy.

            Bởi vậy, như nói  山 高 sơn cao, nguyệt tiểu là có ý hình dung cái cảnh trong một đêm, trông thấy núi thời cao, trăng thời nhỏ.

Khi dùng adjectif kép để qualifier cho nom thì phải thêm chữ chi vào giữa mà vẫn để adjectif lên trên nom. Như nói   cao minh chi gia (là cái nhà cao sáng);   yếu hại chi địa (là cái chỗ yếu hại).

Trong vận văn hoặc biền văn, muốn được gọn câu hay là tính cho vừa số chữ, người ta có thể bỏ chữ ấy được.

Còn dùng adjectif kép qualifier cho nom kép có hai cách:

1/ Hễ qualifier cho nom bình hành đồng loại với nhau thì adjectif phải là một ý với nhau. Như nói      đạo lý dao viễn  (là đường dặm xa xuôi) thì vì đạo đồng loại với nhau, nên   dao   viễn phải một ý với nhau.

2/ Hễ qualifier cho nom bình hành có ý đối nhau thì adjectif phải hợp nghĩa với nom theo thứ tự. Như nói  sơn xuyên trở thâm (núi sông trở sâu) thì vì sơn xuyên đối nhau nên  trở phải hợp với  sơn  và  thâm phải hợp với xuyên. Lại như nói:   thiên địa huyền hoàng (trời đen đất vàng) thì vì thiên  địa đối nhau nên  huyền phải hợp với thiên  hoàng phải hợp với địa. (Theo thuyết nhà nho, trời là sắc đen, đất là sắc vàng, nên có câu như thế).

IV. Học tiếng đôi

Nom đặt với adjectif

 

: Tháng đủ 

 

: Tháng thiếu

 

dùng thế này là theo một nghĩa riêng;  ngoài ra không khi nào dùng như thế

 

 

    : Tay khéo

    : Thợ vụng

    : Móng tay dài

    : Dao ngắn

    : Miệng sắc (miệng khéo nói)

    : Trăng tỏ

    : Gái đẹp

    : Buồng tối

    : Người đàn bà xấu (bộ tướng xấu)

    : Da dày

    : Cây cong

    : Núi xa

    : Lòng vạy (Lòng không ngay)

  V. Thành ngữ dùng vào Quốc văn

            Hôm nay bắt đầu học những thành ngữ (expression) trong chữ Hán mà cũng đã dùng vào tiếng ta hoặc có thể dùng vào tiếng ta.Trong những thành ngữ ấy phần nhiều lấy những chữ học rồi nên cũng không khó mấy. Có nhiều cái thành ngữ nói luôn miệng mà không biết nó là chữ Hán. Hễ đã không biết thì tất không hiểu nghĩa cho đến nơi. Cho nên, học mục nầy có ích về Hán văn đã đành, mà cũng có ích cho quốc văn nữa.

    (thường xuyên): Cái gì luôn luôn không ngớt; có ý là như con sông chảy thường.

    (tâm điền): Chỉ cái lòng. Do cái lòng người ta mà sanh ra việc nầy việc kia cũng như bởi ruộng sanh ra vật sản. – Hay là nói (tâm địa) cũng như tâm điền.

    (mục kích): Thấy tận mắt. Kích là đánh; ý nói lấy mắt đánh vào cái gì, là thấy chắc lắm.

    (đại gia): Nhà nhiều đời có người làm nên, có nền nếp và danh giá. Nhưng theo Bạch thoại thì đại gia lại là “người ta”, như chữ on trong tiếng Pháp.

    (giang sơn): Sông núi, chỉ về đất nước. Đất thì có sông và núi  nên lấy mà đại biểu cho một nước.

VI. Tập đặt

            Làm như đã chỉ ở một bài trước, tập dịch Quốc văn ra chữ Hán, mà hôm nay thì lấy adjectif  ghép với nom. Đây chỉ tập một cách đặt adjectif trước nom cho dễ. Vậy hãy dịch theo mấy đề sẵn dưới đây:

   1/ Cái tai lớn. 2/ Cái đuôi dài. 3/ Cái gò cao. 4/ Cái giếng sâu. 5/ Cái dao bén. 6/ Con mắt sáng. 7/ Cái ghế nhỏ.  8/ Nước cạn. 9/ Sắc đẹp. 10/ Người ngay. 11/ Ngày dài. 12/ Cái sừng cong. 13/ Cái áo ngắn. 14/ Cái miệng hẹp. 15/ Cái hình xấu.

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 6 (5 Septembre 1936), tr. 4 -5.

Chú thích

[a]  Các thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp trong bài: adjectif qualificatif  (chữ Pháp): tính từ phẩm chất

[b]  Các từ chữ Pháp khác trong bài: qualifier : chỉ phẩm chất, định chất, định tính; attribut : thuộc tính