BÀI HỌC THỨ 17

I. Những câu vấn đáp

1/  (Hà vị tam tài?): Gì gọi là tam tài?

                ﹕天,地,人 (Tam tài giả: thiên, địa, nhân): Tam tài ấy là: Trời, đất, người ta.

2/        (Hà vị tam quang?): Gì gọi là tam quang?

            ﹕日,, (Tam quang giả: nhật, nguyệt, tinh): Tam quang ấy là: mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao.

3      (Hà vị ngũ hành?): Gì gọi là ngũ hành?

            , , ,金: (Thủy, mộc, hỏa, thổ, kim, ấy gọi là ngũ hành): Thủy, mộc, hỏa, thổ, kim, ấy gọi là ngũ hành.

4/     (Hà vị tứ phương?): Gì gọi là bốn phương?

            , 西 , , ,       (Đông, tây, nam, bắc, thị vị tứ phương): Đông, tây, nam, bắc, ấy gọi là bốn phương.

            5/          (Hà vị vũ, hà vị trụ?): Gì gọi là võ /vũ/? gì gọi là trụ?

                      , , (Thượng, hạ, tứ phương viết vũ; vãng cổ lai kim viết trụ): Trên, dưới và bốn phương là vũ; xưa qua  nay lại là trụ.

            6/     (Hà vị tứ thời?): Gì gọi là bốn mùa?

            春,夏 , , , 謂 之 四 (Xuân hạ thu đông, vị chi tứ thời): Xuân, hạ, thu, đông, gọi đó là bốn mùa.

II. Cắt nghĩa thêm

Hôm nay học những câu vấn đáp này cốt để được hai điều ích: một để cho biết cách đặt câu hỏi và trả lời trong Hán văn thế nào; một để cho biết các danh từ về thường thức, như tam tài là gì, ngũ hành là gì, v.v....

            Trong những câu hỏi có chữ  (Hà vị), ấy là nói gón đi. [a] Nếu nói cho đủ ý thì phải nói dài hơn nữa. Vậy như câu      (Hà vị tam tài?) nếu nói dài ra thì như vầy:           (Sở vị tam tài giả hà dã?). Như thế nghĩa là: Cái điều kêu bằng tam tài, là gì?

            Tách ra từng chữ thì như vầy: ...  (sở… giả) tức là cái điều, cũng như ce que; (vị) tức là kêu bằng, cũng như appeler;  (hà dã) tức là: là gì, cũng như comment.

            Sở dĩ phải truy nguyên ra mà hiểu đến như thế là vì nếu không hiểu đến thế thì sẽ không tài nào hiểu được chữ   (giả) trong câu trả lời.

            Trong câu trả lời: : 天,地,人 (Tam tài giả, thiên địa nhân): chữ  (giả) đó là thừa tiếp chữ  đã bị lược đi trong câu hỏi. Và, nói như thế cũng là nói gón nữa, nếu nói dài ra thì phải nói thế này:  ﹕天人 是 也 (Sở vị tam tài giả: thiên, điaạ, nhân, thị dã). Như thế nghĩa là: Cái điều kêu bằng tam tài: trời, đất, người ta, phải vậy. (Chữ thị đây là phải, đối với chữ   phi là chẳng phải).

            Như vậy, ta nên hiểu rằng câu hỏi và câu trả lời đó đều đã trải qua một sự gón bớt (abrégé) rồi.

            Chữ  (thị) trong câu  (thị vị ngũ hành) cùng câu dưới đều nghĩa là “ấy”, để tóm lại các cái đã nói ở trên, giống như chữ ce trong khi nói c'est hay là ce sont.

            Chữ (chi) trong câu    tức là chữ   pronom đã học, để chỉ lại ở trên.

            Chữ (tài) là tài năng (talent), nhưng trong khi nói (tam tài) thì không có thể hiểu nghĩa là gì cho đúng được. Chữ (hành) trong khi nói  (ngũ hành) cũng vậy. Tự điển cũng không giải rõ.

            Chữ phương, học rồi; đây lại là phương hướng, tiếng nom.

            Cũng có nói (ngũ phương), ấy là thêm một phương 中 央 (trung ương) nữa. Còn bốn góc: đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc thì gọi là   (tứ giáp).

            Vũ /võ/, bây giờ ta hay gọi là    không gian (espace); trụ là    thời gian (temps).

III. Văn pháp

            Từ đây về sau, những bài văn pháp sẽ dạy riêng về từng chữ một. Hôm nay học chữ  (sở).  

  -- ........   -- ........

            Chữ (sở) thuộc về hai mối tiếng: khi là nom, khi là pronom.

            Khi nó là nom, ta thường cắt nghĩa là thửa hay là chỗ. Như:

   (nhất sở điền): một thửa ruộng.

    (Thùy tranh tử sở): Ai dành chỗ ngươi?

Khi nó là pronom, trước kia, ta cũng vẫn cắt nghĩa là thửa hay sửa. Cắt nghĩa như thế thật chẳng có ích gì, vì cái nghĩa của chữ  schẳng nhờ sự dịch ra tiếng An Nam đó mà rõ được chút nào cả. Bây giờ ta nên cắt nghĩa chữ  (s) pronom là “cái điều”,  giống như chữ ce que trong tiếng Pháp.

            Vậy như nói:

            1 , (Nhữ sở ngôn, ngô dĩ tri chi): Cái điều mầy nói, ta đã biết đó.

            2/         (Ngã tương hành tử sở thỉnh): Ta sẽ làm cái điều nhà ngươi xin.

            Hai câu đó nếu đặt bằng tiếng Pháp thì đều dùng chữ ce que vào được cả.

Khi một câu có hai propositionproposition sau để thuyết minh proposition trước, khi ấy, nếu proposition trước không đặt chữ thì thôi, chớ hễ đã đặt chữ thì phải thêm chữ vào sau verbe kề chữ  , thành ra  ... . Như nói:

            1/ 欲 者,   (Bỉ sở dục giả, ngô thổ địa dã) = Cái điều nó muốn, ấy là đất đai của ta.

            2/ 所 恃 以 生 者, (Nhân sở thị dĩ sinh giả, thực dã): Cái điều người ta cậy để sống, ấy là sự ăn.

            Xem đó, nó muốn gì? muốn đất đai; người ta cậy gì? cậy sự ăn: proposition sau là để thuyết minh proposition trước, thì phải đặt chữ luôn luôn theo sau chữ .

   (Câu lệ trên kia: , /Nhữ sở ngôn, ngô dĩ tri chi/ cũng hai proposition, nhưng proposition sau không phải để thuyết minh proposition trước, cho nên không cần đặt chữ  sau chữ  ; câu ấy nếu thêm chữ  vào thì lại trật).

             Trong câu chẳng những có ý thuyết minh mà lại có tánh chất giải thích rõ ràng, thì cũng theo một luật ấy. Khi ấy nó lại thêm một chữ  (vị) nữa mà thành ra ........ (sở vị … giả).

            Như câu này trong sách Đại học nói:

            所 謂 誠  , (Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khí dã): Cái điều gọi rằng “thành ý”, ấy là chớ dối mình vậy.

            Câu này trong sách Luận ngữ:

              者, 以  道 事 君, 不   (Sở vị đại thần giả, dĩ đạo sự quân, bất khả tắc chỉ): Cái điều gọi rằng đại thần, ấy là lấy đạo thờ vua, chẳng khá thì thôi.

            Thế thì chữ , không luận nó đi một mình hay đi với chữ , hễ là pronom thì hãy coi nó như chữ ce que.  

IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn

               (thái quá): Sự gì quá lố, vượt qua mực trung bình.

            不 及 (bất cập): Sự gì ở dưới mực trung bình.

                不 及 (Quá do bật cập): Thái quá cũng như bật cập (Do   là “cũng như”)

              (Sảo khả): Hơi hơi khá; không khá lắm.

             (Vị tất): Chưa chắc; sự gì còn lỏng chỏng.

              (Bất vi dĩ thậm): Chẳng làm sự gì quá lắm. Ví dụ có ghét ai cũng ghét có chừng, không đến “đào đất đổ đi”.

              (Bất túc dữ ngôn): Chẳng đủ câu nói. Chỉ người không ra gì, không đáng nói với.

             (Bất túc hữu vi): Chẳng đủ có làm việc gì. Chỉ người bất tài, không làm gì được cả.

V. Tập đặt

            Câu  言,吾 (Nhữ sở ngôn, ngô dĩ tri chi) vốn có hai proposition. Bây giờ muốn nhập lại làm một proposition mà thôi, thì làm thế nào?

            Câu         (Ngã tương hành tử sở thỉnh) vốn có một proposition, bây giờ muốn dứt ra làm hai proposition  thì làm thế nào?

            Câu  欲 者,吾   (Bỉ sở dục giả, ngô thổ địa dã) và câu  所 恃 以 生 者,食 (Nhân sở thị dĩ sinh dã, thực dã) mỗi câu có hai proposition propossition sau để thuyết minh proposition trước. Nay muốn mỗi câu nhập làm một proposition và bỏ cái ý thuyết minh đi nhưng vẫn còn giữ cái nghĩa của câu ấy, thì mỗi câu nên làm thế nào?

            Người học xem đến đó, hiểu ý hỏi rồi thì tự làm đi, khoan xem xuống dưới nầy. Đợi khi làm xong, xem dưới nầy mà biết mình làm trúng hay trật.

            Câu thứ nhất: làm lại một proposition:    知 汝所    (Ngô dĩ tri nhữ sở ngôn)

            Câu thứ hai: làm ra hai proposition:   請 我將  行 之 (Tử sở thỉnh ngã tương hành chi) (Chữ  ấy là để thế lại cái điều xin ở trên, nếu không chữ  chi thì không biết  (hành) cái gì.

            Câu thứ ba: làm một proposition, bỏ ý định thuyết minh và giữ cho còn nghĩa, thì nói:     欲 吾     (Bỉ dục ngô thổ địa).

            Câu thứ tư cũng vậy:  恃 食 以 生 (Nhân thị thực dĩ sinh).  

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 17 (21 Novembre 1936), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  nói gón: nói gọn lại, ứng với chữ Pháp mà soạn giả chú trong ngoặc: abrégé

[b]  Thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp trong bài: proposition: mệnh đề.