BÀI HỌC THỨ 18

I. Những câu vấn đáp

1/   ,  ? (Thế vị ngũ luân, kỳ mục nhược hà, diệc hữu biệt danh phủ ?): Đời gọi ngũ luân, cái mục nó dường nào? Cũng có tên khác chăng?

            臣,父 ,   ,兄 弟,朋 友,謂 倫,亦 (Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu, vị chi ngũ luân, diệc ngũ phẩm): Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn, gọi đó là ngũ luân; cũng nói rằng ngũ phẩm.

2/ ? (Hà vị tam /cang/ cương? Kỳ thuyết hà tự  thủy?): Gì gọi là tam cang? Cái thuyết ấy bắt đầu từ hồi nào?

            ﹕君 為 臣 綱,父 為 子 綱,夫 為 妻 綱,古 ;   . (Tam /cang/ cương giả: Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương; cổ vô thử thuyết; hữu chi tự Hán nho thủy): Tam cang /cương/ ấy là: Vua làm giềng của tôi, cha làm giềng của con, chồng làm giềng của vợ. Đời xưa không có cái thuyết ấy; có đó, bắt đầu từ nhà nho đời Hán.

            3/ ? , ? (Hà vị ngũ thường? Thường giả, hà dã): Gì gọi là ngũ thường? Thường ấy là gì ?

, , , ,     , 者,言﹕人 性      有,亦 (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, vị chi ngũ thường. Thường giả, ngôn: nhân tánh /tính/ sở thường hữu, diệc vi nhân sở thường hành chi đạo dã): Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, gọi đó là ngũ thường. Thường ấy nghĩa là: năm điều đó là cái điều tánh /tính/ người ta thường có, cũng là cái đạo người ta thường làm vậy.

4/   ,      (Nhân hữu thất tình, thị hà sở chỉ?): Người ta có thất tình, ấy là chỉ về cái gì?

            ,    , , , , , ,    (Thất tình, thị chỉ hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục, nhi ngôn dã): Thất tình, ấy là chỉ sự mừng, sự giận, sự thương, sự sợ, sự yêu, sự ghét, sự muốn mà nói vậy.

            5/        (Hà vân tứ thể? Hà vân ngũ thể?): Sao rằng tứ thể? Sao rằng ngũ thể?

            有 兩 , ; 謂 之 四 . (Nhân hữu lưỡng thủ lưỡng túc, vị chi tứ chi; diệc vị chi tứ thể. Thủ túc gia thủ vị chi ngũ thể): Người ta có hai tay hai chân, gọi đó là tứ chi, cũng gọi đó là tứ thể. Hai tay hai chân, thêm cái đầu, gọi đó là ngũ thể.

II. Cắt nghĩa thêm

Hôm nay đổi những câu hỏi có nhiều cách khác nhau.

            Chữ (thế) đây là (thế nhân), người đời, làm sujet cho chữ  (vị); cũng như tiếng Pháp nói on appelle.

            Chữ  (luân) là đấng bậc.

            Chữ  (mục) là con mắt, mà ở đây nghĩa là  điều mục  .

            Chữ  (nhược) nghĩa giống chữ  (như);  (nhược hà) cũng như     (như hà).

            Chữ  (phủ) nghĩa là “chăng”, lời hỏi. Nó cũng là một tiếng négatif [a] mà khác với chữ  (phi) chữ    (bất) một điều là nó làm ra terme interrogatif  [a] được.

Như (thị phủ) là “phải” và “chăng” mà cũng có thể nói “phải chăng?”  (khả phủ) là “nên” và “chăng” mà cũng làm ra lời hỏi được, nghĩa là “nên chăng?” Chữ    (phủ) trong câu nầy đối với chữ (hữu), nghĩa là: cũng có tên khác hay là chẳng có?

            Chữ (phẩm) đây nghĩa cũng như “thứ” (ordre).

            Chữ    (cang /cương/) [b] là cái giềng lưới.

(kỳ thuyết) tức là   (tam cang /cương/ chi thuyết). Chữ (kỳ) đây là adjectif démonstratif [a] cũng như chữ  (thử). Người ta thường nói (kỳ nhân), (kỳ thời), (kỳ sự) cũng như  (thử nhân), (thử thời), (thử sự).

    , (hữu chi, tự Hán nho thủy) phải hiểu là (tự Hán nho thủy hữu chi), tức là (thủy hữu thử thuyết). Chữ thế cho (thử thuyết). Để chữ (hữu chi) lên trên bởi ý của câu cốt trọng ở đó; hễ là trọng thì để trên.

            Chữ (ngôn) ở câu đáp 3 cũng như nói qui signifie. [a]

                Chữ  (vân) nghĩa cũng như chữ  (viết).

            Hai tay hai chân và cái đầu hợp lại, kêu bằng (ngũ thể). Bởi vậy có cái expression [a] rằng    (ngũ thể đầu địa) nghĩa đen là năm thể gieo xuống đất, tức là “lạy” vậy.

III. Văn pháp

   Chữ ()

            Chữ () luôn luôn là interrogatif, nhưng có nhiều nghĩa, thuộc về mấy mối tiếng khác nhau, đại khái có bốn cách đặt.

            1/ đặt trước tiếng nom, như (hà nhân?): người nào? (hà niên?): năm nào? khi ấy nó là adjectif, như chữ quel, quelle.

            2/ đặt với tiếng verbe, như:

            a) (hà vị), đã học rồi; khi ấy nó giống với chữ comment?

            b) (phu tử hà vi?): phu tử làm chi? (câu trong Luận ngữ), khi ấy nó giống với chữ que pronom interrogatif. [a]

            c)  (ngưu hà chi?): con bò đi đâu? (câu trong Mạnh Tử), khi ấy nó giống với chữ ou nghĩa là quel endroit. [a] (chữ trong câu nầy nghĩa là “đi”, “qua”, verbe, cũng như chữ  vãng);

            3/ đặt trước một proposition để làm lời hỏi. Như (Hà tất viết lợi?): Sao phải nói rằng lợi? (Hà đãi lai niên?): Sao phải đợi năm sau? (hai câu nầy đều ở Mạnh Tử). (viết lợi) và  (đãi lai niên) đều là một proposition, đặt chữ  lên trên làm lời hỏi để tỏ ý không cần và lấy làm lạ. Khi ấy nó cũng như chữ pourquoi?

            4/ đặt sau một proposition để làm lời hỏi. Khi ấy nó ít đứng một mình mà thường đi với một hư tự khác, như ?  (hà dã)  ? (hà tai) ? (hà như). Đặt cách nầy thì nghĩa nó hoặc giống với pourquoi hoặc giống với comment, tùy theo từng chỗ.

            REMARQUE. Tóm lại có một điều nên nhớ là về điều thứ hai, chữ luôn luôn phải đặt trước verbe chứ không được đặt sau, bởi vì nó là lời hỏi thì phải đảo. Vậy như “mầy muốn gì?” thì phải nói  ? (Nhữ hà dục) chớ hễ nói    (nhữ dục hà) là trật vậy.

            Chữ  còn có nghĩa là họ Hà, nom de famille, về nom propre.   

  IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn

            (thế giới): Theo nghĩa gốc thì thế là đời (générations),  giới là bờ cõi;  thế nói về đời nọ sang đời kia, giới nói về xứ nọ sang xứ kia; vậy thì thế giới nghĩa cũng như    võ trụ. Song đã lâu người ta không còn hiểu như vậy nữa, mà chỉ hiểu như là thế gian vậy thôi.

            (thạnh nộ /thịnh nộ): Giận dữ lắm. Thạnh/thịnh là thạnh vượng, đối với suy (), đây đem chữ  Thạnh/thịnh hình dung chữ nộ, chỉ nghĩa là giận dữ lắm.

            (bất tảo tắc vãn): Chẳng sớm thì muộn. Vãn  nghĩa là buổi chiều, cũng có nghĩa là muộn.

            (vô sở khả phủ): không có điều gì là nên, là chăng. Nói về người không biết biện biệt sự phải quấy, coi cái gì cũng như cái ấy.

            互 相    (hỗ tương thủy hỏa): Đối đãi lẫn nhau giữa nước với lửa. Ý nói hai bên cừu địch hãm hại nhau, như nước thì làm cho lửa tắt đi, và lửa thì làm cho nước sôi trào, tan ra thành hơi.

              所 不  (vô sở bất chí): Không điều gì là chẳng đến. Chỉ người bậy bạ quá thể, dù việc gì cũng làm được.

VI. Tập đặt

            Hôm nay tập đặt chữ  vừa mới học trong bài văn pháp trên đây. Hãy dịch những câu này ra chữ Hán:

            1. Mầy nói gì?  2. Nó muốn gì? 3. Con chó ăn gì? 4. Mầy biết gì? 5. Mầy sanh ở năm nào? 6. Đây là ruộng của người nào? 7. Câu ấy ra ở sách nào? 8. Mùa xuân từ đâu đến? 9. Cái thuyết ấy bắt đầu từ hồi nào? 10. Mầy từ đâu đến đây? 11. Mầy sao không nói? 12. Nó sao về muộn thế? 13. Con chim sao mà bay được?

            Những câu trên đây chia làm bốn sắp, tập đặt chữ  theo bốn cách đặt.

            Sắp thứ nhất: những câu 1, 2, 3, 4, tập đặt chữ  như chữ que pronom interrogatif.

            Sắp thứ nhì: những câu 5, 6, 7,  tập đặt chữ  như chữ quel, quelle.

            Sắp thứ ba: những câu 8, 9, 10, tập đặt chữ  như chữ

            Sắp thứ tư: những câu 11, 12, 13, tập đặt chữ  như chữ pourquoi

            Người học xem đó đã hiểu rồi thì đặt đi, xong, coi theo dưới nầy mà biết trúng hay trật:

  1.     2.  3. 4.

  5. 6.  7. ( là câu) (thơ/thư là sách)?

   8. 9. 10.

   11. 12. 晚 歸 ? 13. 鳥 何 以 能 飛 (phi là bay)?

   1-2-3-4 là tập đặt chữ như chữ que (trong câu que voulez- vous?) 5-6-7 là tập đặt chữ như chữ quel.

   Những câu 1, 2, 3, 4 đều là verbe transitif, nên chữ ở liền trên verbe; còn ba câu 8,9,10, ba verbe 來,始,至 đều là intranstitif, nên phải có những chữ préposition (tùng cũng như ) và phụ theo. Những préposition ấy hoặc đứng trước hoặc đứng sau chữ đều có thể được.

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 18 (28 Novembre 1936), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  Các thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp trong bài: nom: danh từ; négatif: từ phủ định; terme interrogatif: từ ngữ nghi vấn; adjectif démonstratif: tính từ chỉ định; qui signifié : cái được biểu đạt;  expression : thành ngữ; pronom interrogatif: đại từ nghi vấn; endroit: nơi chốn; proposition: mệnh đề; nom de famille: danh từ chỉ họ; nom propre: danh từ riêng; préposition: giới từ.

 [b]  Một số chữ Hán mà soạn giả P.K. ghi bằng âm miền Nam, ở đây sưu tập ghi thêm dạng phiên âm chuẩn hiện tại, như:    (cang / cương/); (tánh / tính); (thơ/thư)