BÀI HỌC THỨ 20

I. Lối văn tự sự

                (Hàn Tín vi thời): Nói về Hàn Tín thuở còn hèn (tiếp theo)

            1/           (Tín điếu ư thành hạ): Tín câu ở dưới thành.

            2/   諸 母          , ,     (Chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín ky, phạn Tín, cánh phiếu, số thập nhật): Các bà giặt lụa, có một bà thấy Tín đói, cho Tín ăn cho đến khi xong việc giặt lụa, vài mươi ngày.

            3/        :            (Tín hỉ, vị phiếu mẫu viết: Ngô tất hữu dĩ trọng báo mẫu): Tín mừng, bảo phiếu mẫu rằng: Tôi quyết sẽ có cái gì để mà hậu đáp bà.

            4/     :  丈 夫                   ? (Mẫu nộ viết: đại trượng phu bất năng tự thực, ngô ai vương tôn nhi tiến thực, khởi vọng báo hồ): Phiếu mẫu giận, nói rằng: Đại trượng phu chẳng hay làm lấy mà ăn, ta thương vương tôn mà cho ăn, há mong trả ơn dư?

            5/              :        ,    ,        (Hoài Âm thiếu niên hữu vũ Tín giả, viết: Nhược tuy trưởng đại, hiếu đới đao kiếm, trung tình khiếp nhĩ!): Bọn thiếu niên ở huyện Hoài Âm có kẻ khinh Tín, nói rằng: “Mầy tuy cao lớn, ưa đeo giáo gươm, trong tình thực chỉ hèn nhát mà thôi”

            6/            ,     ,    ,       (Chúng nhục chi viết: Tín năng tử, thích ngã; bất năng tử, xuất ngã khóa hạ): Giữa đám đông kẻ thiếu niên làm nhục đó, nói rằng: “Tín hay chết thì đâm ta đi; bằng chẳng hay chết thì hãy ra dưới háng ta”.

            7/               ,       蒲 伏 (Ư thị Tín thục thị chi, phủ xuất khóa hạ bồ phục): [a] Khi ấy Tín nhìn kỹ đó, cúi xuống rúc dưới háng lom khom.

            8/            ,       (Nhất thị nhân giai tiếu Tín, dĩ vi khiếp): Người một chợ đều cười Tín lấy làm hèn nhát.

II. Cắt nghĩa thêm

            Phía bắc thành huyện Hoài Âm có con sông Hoài.

            Lẽ đáng nói  (điếu ngư): câu cá, nhưng nói  (điếu) cũng đủ rồi, không cần nói  (ngư).

              (phiếu) là giặt tơ lụa, làm cho trắng.   (mẫu) là mẹ, nhưng cũng dùng để xưng đàn bà có tuổi. Chữ    (mẫu) đây nghĩa là “bà”, hay “mụ già”.

              (phạn) là cơm, nom, đây dùng như verbe, nghĩa là cho ăn cơm.

            (cánh) [b] đây là xong, là rồi.

            Câu 2 nghĩa là: Ở sông Hoài đó có những mụ giặt lụa, trong đó có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn cơm, mà cho ăn luôn luôn trong một thời kỳ mụ ấy giặt lụa tại đó đến vài mươi ngày.

            Chữ    (phiếu mẫu) thành ra như nom propre. [c]

            Chữ  (tất) về futur [c]  mà có ý chắc chắn lắm nên phải cắt nghĩa “quyết sẽ”.

            Theo tiếng ta hay tiếng Pháp, câu 3 sau chữ  (hữu) trước chữ    () lẽ đáng có chữ gì để chỉ nghĩa “cái gì” thì mới đủ ý. Nhưng Hán văn không cần có chữ ấy. Câu đó, nếu thêm chữ  (sở) vào lại trật. Verbe chính trong câu này là chữ  (hữu), không phải chữ   (báo).

 丈 夫 (trượng phu) là người đàn ông,    丈 夫 (đại trượng phu) là người đàn ông có tư cách lớn lao, đáng mặt nam nhi.

  (tự thực) nghĩa là mình làm lấy mà ăn, đáng lẽ nói    (tự thực kỳ lực) mà nói tắt đi.  

   (vương tôn) cũng như nói “công tử”  公 子, lời tôn hót, đúng với tiếng ta gọi bằng “cậu”.

   (tiến) là verbe infinitif;     (thực) là nom. Chính nghĩa chữ   (tiến) đây là offrir. [d]     (báo) là nom. Chữ   (khởi) thường đi với chữ   (hồ) hoặc chữ  (tai), làm thành terme interrogatif,  affirmatif.

(nhược) là mầy, cũng như    (nhĩ),    (nhữ). Chữ    (nhĩ) nguyên là  (nhi dĩ) mà nói tá đi, vì  (nhi dĩ) nói mau thành   (nhĩ), cho nên nghĩa nó đồng với (nhi dĩ): mà thôi.

Câu 6,  (nhục) là verbe, lấy kẻ     (thiếu niên) câu trên làm sujet; chữ (chúng) là adverbe. Chữ  (chi) chỉ Hàn Tín.  Chữ    (thích) chữ (xuất) đều là impératif. [c]

Câu 7, chữ  (chi) là kẻ thiếu niên;    (phủ xuất) là verbe  kép, cùng với chữ    (thị) đều lấy chữ  (Tín) làm sujet.  蒲 伏 (bồ phục) [a]  là adverbe.

Chữ       (thục thị) trong câu đó có ý tứ lắm. Vì Tín nhìn kỹ kẻ thiếu niên, thấy không xứng đáng cho mình giết nên mới đành cúi xuống mà rúc qua háng.

III. Văn pháp

            Chữ  (thùy) và chữ    (thục)  

1/ Chữ  (thùy) là  pronom interrogatif, [c] giống như chữ qui trong tiếng Pháp; nó có ba cái vị trí ở trong câu.

Một là làm sujet. Như Kinh Thi nói:       (Thùy năng chấp nhiệt): Ai hay cầm vật nóng? Luận ngữ nói:           (Thùy năng xuất bất do hộ): Ai hay ra chẳng bởi cửa?

Hai là làm complément [c]

a/ Complément direct [c] thì nó đứng liền với verbe; như Luận ngữ nói:             (Ngô thùy khi, khi thiên hồ): Ta dối ai? Dối Trời ư?

b/ Complément indirect [c]  thì nó thường đi kèm với préposition [c]  (dữ) mà đứng trên verbe; như nói    ,        (Vi tư nhân, ngô thùy dữ quy): Chẳng phải người ấy, ta về với ai? (Câu này ở Cổ Văn, chữ   vi đó giống chữ  phi, nghĩa là chẳng phải).

Ba là làm complément của nom, như Luận ngữ nói:       (Thị thùy chi quá dư): Ấy là lỗi của ai dư?

Trong ba điều đó có điều thứ hai nên để ý mà nhớ. Cũng như chữ  (), lời hỏi thì phải đảo lên: nói        (ngô thùy khi),         (ngô thùy dữ quy) mới được, nếu nói      (ngô khi thùy),         (ngô quy dữ thùy) là trật vậy.

Ngoài ra cũng có khi dùng như adjectif, giống chữ  quel, quelle; tức là khi nói  (thùy nhân) thì nghĩa cũng như  (hà nhân): “người nào?”

2/ Chữ    (thục) cũng như chữ  (thùy), khác nhau là nó chỉ làm sujet chứ không làm complément được như chữ  (thùy).

Vậy không thể nói         (ngô thục khi) hay là nói        (thị thục chi quá) được.

Một điều khác nữa là chữ   (thùy) chỉ là pronom thế cho người, chứ còn chữ    (thục) thế được cả cho người lại cho sự vật nữa. Bởi vậy trong sách Luận ngữ mới nói:               (Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã): Điều ấy mà đành lòng được, thì điều gì mà chẳng đành lòng được. Chữ     (thục) đó không có thể đổi ra chữ  (thùy).

IV. Tập đặt chữ  (thùy).

            Hãy đặt những câu này:

            1/ Ai là cha mầy? 2/ Ai ngồi ở trong xe? 3/ Ai nói chuyện với cha anh?

            4/ Mầy sẽ theo ai? 5/ Hai người ấy, ông sẽ lựa ai? 6/ Con không yêu cha mẹ thì yêu ai?

            7/ Nầy là sách của ai? 8/ Lời nói ấy là lời của ai?

            Sắp thứ nhất, những câu 1, 2, 3, tập đặt chữ  làm sujet.

            Sắp thứ nhì, những câu 4, 5, 6, tập đặt chữ  làm complément direct.

            Sắp thứ ba, những câu 7, 8, tập đặt chữ  làm complément của nom.

            Dịch xong, coi theo đây mà biết mình dịch trúng hay trật:

   1/      2/       3/       ? (đàm  là nói chuyện)

   4/     ?  5/ , 君 將    ?  6/         ? (quân  là ông, coi như pronom, 2e personne singulier; pluriel thì nói ; ch trạch là lựa)

   7/ ?  8/ ?      

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 20 (13 Décembre 1936), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  Trong bài xếp chữ   蒲 伏 (bồ phục) nhưng lại ghi âm “bồ bặc”, tức lẽ ra ứng với chữ  ; hàm nghĩa hai từ này tương đương nhau.

[b]  Trong bài ghi âm  là “cãnh”, ở đây sửa là “cánh” để ứng với các bảng tra chữ Hán-Việt.

[c]  Các thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp trong bài: nom: danh từ; verbe: động từ; nom propre: danh từ riêng; verbe infinitif: động từ không hoàn thành; terme interrogatif: từ ngữ nghi vấn; affirmatif: từ ngữ khẳng định; adverbe: phó từ; impératif: mệnh lệnh thức; pronom interrogatif: đại từ nghi vấn;  complément: bổ ngữ; complément direct: bổ ngữ trực tiếp; complément indirect: bổ ngữ gián tiếp; préposition: giới từ;

[d]  Các từ chữ Pháp khác: offrir: biếu, tặng, dâng, mời.