HÁN VĂN ĐỘC TU

     

BÀI HỌC THỨ 22

I. Lối văn tự sự

           (Hàn Tín vi thời): Nói về Hàn Tín thuở còn hèn (tiếp theo)

       1/           ,      ,       (Đằng công dữ Tín ngữ, đại duyệt chi, ngôn ư thượng): Ông Đằng công cùng Tín nói chuyện, cả với vua.

       2/               ,          (Thượng bái vi Trị túc đô úy, vị chi kỳ dã): Vua dùng Tín làm Trị túc đô úy, chưa lạ đó vậy.  [a]   

       3/                 (Tín sác dữ Tiêu Hà ngữ, Hà kỳ chi): Tín hằng cùng Tiêu Hà nói chuyện, Hà lấy làm lạ đó. 

       4/                    (Chí Nam Trịnh, chư tướng hành đạo vong giả sổ thập nhân): Đến Nam Trịnh, các tướng đương đi đường mà trốn ấy đến vài mươi người.  

       5/                            ,   (Tín đạc Hà dĩ sác ngôn kỳ ư thượng, thượng bất ngã dụng, tức vong): Tín lường Hà  đã  từng  nói mình với vua, vua chẳng dùng ta rồi, bèn bỏ trốn.

       6/               ,     (Hà văn Tín vong, bất cập dĩ văn, tự truy chi): Hà nghe Tín trốn đi, chẳng kịp đem tâu vua nghe, tự mình đuổi theo đó.

       7/             :      (Nhân hữu ngôn ư thượng viết, thừa tướng Hà vong): Có người nói với vua rằng: quan thừa tướng là Tiêu Hà đi trốn.

       8/         ,          (Thượng đại nộ, như thất tả hữu thủ): Vua cả giận, như mất tay bên tả bên hữu.

9/         ,     ,       ,            ,          ,     (Cư nhất nhị nhật, Hà lai yết thượng, thượng thả nộ thả hỉ, mạ Hà viết: nhược vong, hà dã?): Ở một vài ngày, Hà đến ra mắt vua, vua vừa giận vừa mừng, mắng Hà rằng: Mầy đi trốn, sao vậy?

10/              ,         (Hà viết: thần bất cảm vong dã, thần truy vong giả): Hà thưa rằng: Tôi chẳng dám đi trốn đâu; tôi đuổi theo kẻ đi trốn.

II. Cắt nghĩa thêm

       Trong câu 1, chữ    (duyệt) nghĩa là vui lòng; chữ  (đại) là adverbe, phụ nghĩa cho chữ   (duyệt); chữ  (chi) chỉ Hàn Tín. Ba chữ ấy nghĩa là: Đằng công rất lấy Hàn Tín làm vui lòng.       (ngôn ư thượng), sau chữ  (ngôn) đáng lẽ có chữ 

(Tín) hoặc chữ  (chi) mà đã lược đi.

       (túc) là thóc;         (Tri túc đô úy) [b] là một chức quan coi việc lương phạn. Dùng như thế là không phải tài của Tín, cho nên Tín không trổ tài ra được mà vua chưa lấy làm lạ.

       Vua chưa lấy Tín làm lạ mà Hà lấy làm lạ, chỗ nầy để tả Tiêu Hà biết người hơn Hán vương, và Hán vương dùng được Hàn Tín là nhờ có Tiêu Hà.

       Hồi đó Hán vương đương kéo quân đi, đến Nam Trịnh thì xảy ra sự các tướng đi trốn. Các tướng đi đường thì đông mà những kẻ đi trốn chỉ vài chục người; như thế nên hiểu chữ  (giả) là chỉ một phần của chữ    (chư tướng).

       Chữ    đọc là độ,  nghĩa là chế độ hoặc độ lượng, nhưng đây biến ra nhập thanh, đọcc là đạc, nghĩa là tính, là lường.

       Câu 5 nghĩa là: Tín nghĩ bụng ( đạc) bấy lâu Hà chắc đã nhiều lần  (sác  ) nói về mình với vua rồi, mà vua chẳng dùng ta (cho làm tri túc đô úy, chưa phải là dùng), nên cũng liều (tức ) đi trốn như các tướng khác.

       Chữ       (dĩ văn) là một verbe kép, có nghĩa riêng dùng chỉ khi đem một việc gì nói cho vua biết, bằng với chữ  (tấu). Đã không tâu cho vua biết vả lại lấy đích thân quan thừa tướng đuổi theo một người, là sự phi thường lắm: chữ (tự) tỏ ra được cả hai nghĩa ấy. Chữ    (chi) trong câu      (tự truy chi) cũng chỉ Hàn Tín. 

       Câu 7, chữ      (nhân hữu) mà cắt nghĩa là “có người” là vén khéo đi, chứ đáng lẽ phải cắt: trong đám người (đi theo vua) có kẻ nói với vua rằng, v.v… Thế thì sau chữ    (thượng) trước chữ  (viết) có thể thêm một chữ    (giả), nhưng không thêm cũng được.

       Hán vương tin cậy và trọng dụng Tiêu Hà lắm, nếu mất Hà đi thì cũng như mất cả hai tay trái và mặt, bởi vậy nên vua cả giận.

       Câu 9, trong lúc nầy quân đã đóng lại một nơi, không đi nữa, cho nên nói      (cư nhất nhị nhật).  Lai    và   yết      là  hai verbe, lấy    ()  làm sujet.   (nộ),   (hỉ) và    (mạ) là ba verbe, lấy    (thượng) làm sujet.

       Hán vương, theo sử nói, có tính hay mắng bầy tôi, đến đối với quan thừa tướng mà cũng không chừa. Cái ý mắng trong câu nầy là ở chữ  (nhược);   (nhược) là mầy, cũng như    (nhĩ)     (nhữ) mà còn khinh hơn   (nhĩ)     (nhữ) nữa.

       Câu 10, chữ    () bao giờ cũng là lời quả quyết, đây nó ăn lên chữ  (bất), cho nên cắt nghĩa: “chẳng … đâu”.

IV. Văn pháp

Chữ  chư

Chữ    (chư) có ba cách dùng:

1/ Chữ  (chư) đứng trước nom thì là article pluriel, [c]  như    (chư thiên) là các tầng trời;  (chư phụ) là các cha;      (chư công) là các ông; nó giống chữ  les trong tiếng Pháp.

       2/ Khi nào sau verbe intransitif [c]  đáng đặt chữ  (ư) để liên lạc với complément, mà trên chữ  (ư) lại cần phải có chữ (chi) để thay cho nom nào ở trên nữa, thì không nói  (chi ư) mà nói  (chư). Như câu trong sách  Luận ngữ :

:  焉,乞          (Tử viết: Thục vị Vi Sinh Cao trực? Hoặc khất hê yên, khất chư kỳ lân nhi dữ chi): Đức Phu tử nói rằng: Ai bảo Vi Sinh Cao là ngay? Có kẻ xin dấm nơi anh ta, anh ta xin dấm nơi (hai chữ nầy là dịch chữ chư) hàng xóm mình mà cho đó. (Người ta xin dấm nơi mình, mình có thì cho, không thì thôi, thế mới là ngay chứ. Cái này, Vi Sinh Cao không có dấm mà cho, lại đi xin hàng xóm mà cho, lấy của người để làm ơn cho kẻ khác, sao gọi là ngay được?)

       Trong câu đó đáng lẽ nói (khất chi ư) (chữ để thế lên chữ  ) mà không nói, nói  (chư).

3/ Khi nào cuối câu hỏi đáng dùng chữ  ( là vay) mà trên nó cần phải có chữ để thế cho nom nào ở trên thì ít nói    (chi dư)  mà nói   (chư). Như câu trong sách Luận ngữ

(cống) :     新,韞              ?  (Tử Công viết: hữu mỹ ngọc dư tân, uẩn độc nhi tàng chư? Cầu thiện giá nhi cô chư?): Tử Cống nói rằng: Có ngọc tốt ở đây, cất trong củi mà giấu đó vay (chư  )? hay là cầu giá lành mà bán đó vay (chư  )?

   Trong câu trên đó đáng lẽ nói  (tàng chi dư?)  (cô chư dư?) (chữ để thế lại chữ   ngọc) mà không nói, nói    chư.

   (Chi ư  nói mau cũng thành chư   ; chi dư     nói mau cũng thành chư ; có lẽ vì cớ ấy mà người đời xưa mới dùng mà thế. Nhưng điều đó là do soạn giả đề chừng mà nói, chớ trong các sách Tàu nói về văn pháp, chưa thấy sách nào nói đến điều ấy).

IV. Văn liệu

       Văn liệu là gì, − đã cắt nghĩa trong một bài học trước.

         (Trọng thinh): Nói về người chưa đến nỗi điếc, nhưng mà nói chậm nghe; như ta nói: nặng tai.

       (Phong văn): Nghe thoảng; nghe đồn. Nghe một tin gì chẳng phải bởi ai báo cho, như gió đưa đến. − (Hãy phân biệt  thính với  văn: văn entendre, thínhécouter).

        (Ngưu ẩm): Nói về kẻ uống rượu nhiều, bưng cả ve mà nốc, uống như trâu bò uống nước.

     (Thủ tuế): Đêm ba mươi cuối năm âm lịch, theo tục xưa, người ta thường thức luôn, kêu bằng "thủ tuế", có ý là thức để giữ năm cũ ở lại.

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 22 (2 Janvier 1937), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  Ở báo gốc, hai câu đầu nằm ở phần báo bị rách nên mất một số chữ Hán và Việt. Ở đây người biên soạn nhờ nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn tham khảo nguyên tác Hoài Âm hầu liệt truyện trong Sử ký của Tư Mã Thiên để khôi phục lại nguyên văn 2 câu chữ Hán. Về dịch nghĩa câu 2, bạn Thìn gợi ý: có lẽ không nên dịch là “chức Trị túc đô úy” mà chỉ nên hiểu là “chức Đô úy coi việc thóc gạo”. Xin cảm ơn bạn Trần Nho Thìn.  – N.S.T.

[b]  Chữ  được soạn giả ghi âm là “húy”; ở đây sửa lại là “úy” cho phù hợp với các bảng phiên âm Hán-Việt thông dụng hiện nay.

[c]  Các thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp dùng trong bài: nom: danh từ;  article pluriel : mạo từ số nhiều; verbe intransitif : nội động từ; complément: bổ ngữ.