HÁN VĂN ĐỘC TU

     

BÀI HỌC THỨ 23

I. Lối văn tự sự

             (Hàn Tín vi thời): Nói về Hàn Tín thuở còn hèn (tiếp theo và hết)

       1/     :             ? (Thượng viết: nhược sở truy giả thùy hà?): Vua rằng: cái người mày đuổi theo là ai nào?

       2/   :         (Viết: Hàn Tín dã): Hà rằng: Ấy là Hàn Tín vậy.

       3/      :         ,           ,     (Thượng phục mạ viết: Chư tướng vong giả dĩ thập sổ, công vô sở truy, truy Tín, trá dã): Vua lại mắng rằng: Trong các tướng, kẻ đi trốn lấy chục mà kể, ông không đuổi theo ai, mà đuổi theo Tín, là dối.

       4/           ,                                                                         (Hà viết: Chư tướng dị đắc nhĩ, chí như Tín giả quốc sĩ vô song; vương tất dục trường vương Hán trung, vô sở sự Tín; tất dục tranh thiên hạ, phi Tín vô khả dữ kế sự giả, cố vương sách an sở quyết nhĩ?): Hà nói: Các tướng dễ đặng mà thôi; đến như Tín là trong hàng quốc sĩ không hai; nếu vua quyết muốn làm vua luôn luôn ở đất Hán trung thì không chỗ cần dùng Tín; còn nếu quyết muốn giành thiên hạ thì chẳng phải Tín, không ai có thể cùng tính việc: có điều không biết cái chước của vua sẽ quyết về đâu đó thôi.

       5/     :                            (Vương viết: Ngô diệc dục đông nhĩ, an năng uất uất cữu cư thử hồ): Vua rằng: Ta cũng muốn xuống phương đông mà thôi, đâu có thể uất uất ở lâu chốn nầy ư?

       6/              ,                      (Hà viết: Vương kế tất dục đông, năng dụng Tín, Tín tức lưu; bất năng dụng, Tín chung vong nhĩ): Hà rằng: Nếu cái kế hạch của vua là quyết muốn xuống phương đông, và hay dùng Tín, thì Tín liền ở lại; còn nếu không hay dùng thì rốt cuộc Tín cũng đi trốn mà thôi.

       7/     :             (Vương viết: ngô vị công dĩ vi tướng): Vua rằng: Ta vì ông dùng Tín làm tướng.

       8/           ,            (Hà viết: Tuy vi tướng, Tín bất tất lưu): Hà rằng: Tuy làm tướng, Tín quyết chẳng ở lại.

       9/     :           (Vương viết: dĩ vi đại tướng): Vua rằng: dùng làm đại tướng.

       10/         (Hà viết: hạnh thậm): Hà rằng: Thế thì may lắm.

       11/                        (Ư thị Hán vương dĩ Hàn Tín vi đại tướng): Khi ấy rồi Hán vương dùng Hàn Tín làm đại tướng.

II. Cắt nghĩa thêm

       Chữ      (sở … giả) đã học ở một bài văn pháp trước.

       Chữ    (thùy hà) là pronom interrogatif; [a] có thể dùng một chữ  (thùy) cũng đủ nghĩa, nhưng thêm chữ    () cho mạnh ý hơn.

       Câu 2 đáng lẽ nói:          ,        (Thần sở truy giả, Hàn Tín dã), nhưng đã lược đi, thành ra trong câu này không có verbe.

       Chữ    (phục) là lại;    (phục mạ) nghĩa là đã mắng một lần rồi, còn mắng một lần nữa.

            (chư tướng vong giả) đáng lẽ nói      (chư tướng chi trung vong giả)… nghĩa là: Trong hành các tướng, những người (giả ) đi trốn…

       Chữ    nguyên âm là số, nombre, [b] biến làm khứ thanh, đọc là sổ, compter,[b] biến làm nhập thanh, đọc là sác, plusieurs fois. [b]

       Chữ  (sở) vốn nghĩa là  ce que, nhưng có khi là ce quiChữ  (sở) trong câu 3 dùng thế cho người, nên cắt nghĩa là “ai”.

       Trên kia vua xưng Tiêu Hà bằng     (nhược), “mầy”, tỏ ra ý mắng.  Trong câu này bỗng đổi xưng bằng    (công), “ông”, tiếng “ông” ấy là kêu lấy, cho nên cũng là tỏ ý mắng. (Người mình nhiều khi giận đầy tớ, gọi nó bằng “ông”, cũng một ý ấy).

Câu 4, đáng lẽ trên chữ      (dị đắc) có chữ  (nãi), dưới nó có chữ    (giả) thì mới đủ verbe và thành câu, nhưng đã lược đi.           (Chư tướng nãi dị đắc giả) nghĩa là: Các tướng chỉ là  ( nãi) người (   giả) dễ tìm được mà thôi.

Chữ  (nhĩ) thường dùng thay cho chữ      (nhi dĩ) vì nhi dĩ  nói mau thành nhĩ, nghĩa nó như  ne … que  trong tiếng Pháp.

Chữ    (giả) sau chữ     (Tín) trong câu 4 giá không có cũng được, nhưng thêm nó vào để chọi với chữ     (chư tướng) ở trên và càng nẩy thân phận của Tín ra.        (Như Tín giả) cắt nghĩa là: người như Tín. 

Dưới         (chí như Tín giả) đáng lẽ có chữ  (nãi) và          (quốc sĩ vô song)  làm attribut [a] của chuẩn động từ  (nãi), nhưng đã lược đi. 

         (trường) là dài, adjectif; [a] nhưng đây nghĩa là luôn luôn, adverbe, phụ nghĩa cho verbe   (vương), chữ nầy vốn là  nom, đây dùng như verbe.

       (sự) là việc, nom, đây cũng dùng như verbe, nghĩa là dùng hay cần dùng.

              (tranh thiên hạ) là nói giành thiên hạ (nước Tàu) với Hạng Võ.

           (phi Tín): chẳng phải Tín, cũng như nói: ngoài Tín ra.

       Chữ    (cố) là đoái, quay đầu lại, verbe, nhưng đây dùng làm liên tự, nghĩa như chữ pourtant. [b]    

       Chữ    (an) nghĩa là bình an, mà đây nghĩa là đâu, giống như chữ    (yên).

       Câu 4 nghĩa là: Các tướng là hạng người dễ tìm thấy, họ có đi trốn bao nhiêu cũng không cần đuổi theo. Đến như Tín có tài không ai bằng, vua nếu tính việc làm vua luôn ở Hán Trung, thôi thì không cần dùng hắn làm chi; còn muốn giành thiên hạ về mình thì ngoài Tín ra, không có người nào cùng lo việc ấy được cả. Có điều không biết vua quyết bề nào đó thôi: giành thiên hạ hay làm vua Hán Trung?  

          (đông) là phương đông, nom, đây dùng làm verbe.

          (thử) là ấy, này, tức chỗ nầy, chỉ Hán Trung.

            (uất uất) là cái bộ dạng bất đắc chí,  và     (cữu) đều là adverbe, phụ nghĩa cho verbe  ().  

       Câu 5, chữ    (an) ăn xuống chữ  (hồ),  terme interrogatif. [a]  Chữ  (an) nếu đổi làm chữ    (khởi)  là “há” cũng được.

       Chữ    (chung) nghĩa như  enfin.

       Câu 7 tỏ ra ý Hán vương không thích Tín lắm, chỉ nể mích lòng thừa tướng mà dùng đó thôi.

Câu 8, Hà biết Tín tự phụ mình có tài lớn lắm, nếu chỉ cho làm tướng, Tín sẽ không thèm làm.

Câu 9, cố tả cho ra Hán vương tín nhiệm Tiêu Hà.

III. Văn pháp

       Chữ  mạc

       Người ta rất hay lầm nghĩa của chữ nầy. Cho đến trong tự điển thích nghĩa cũng không đúng. Tức như  Tân tự điển, dưới chữ  mạc, thích nghĩa là: “vô dã, vật dã, bất khả dã”; nói nôm ra, chữ  mạc nghĩa là không, là chớ, là chẳng nên, ‒ thì thật còn sót ý của nó nhiều.

       Nay theo những câu có chữ  mạc trong các sách mà định nghĩa nó lại, thì thấy chữ mạc hơi giống các chữ  aucun, personne, nul trong tiếng Pháp. Vậy ta nên cắt nghĩa nó là “chẳng ai” hoặc “chẳng gì”.

       Theo văn pháp, ta tạm cho nó là pronom négatif. [a]  Bởi là pronom nên nó luôn luôn làm sujet trong câu.

       Khi cắt nghĩa là chẳng ai, vì nó chỉ về người. Như câu trong Mạnh Tử:                     (Mạc chi vi nhi vi, mạc chi tri nhi tri): Chẳng ai làm đó mà làm, chẳng ai xui đến mà đến.

       Khi cắt nghĩa là chẳng ai, vì nó chỉ về sự vật. Như câu trong Trung dung                (Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi): Chẳng gì dễ bày ra hơn chỗ kín, chẳng gì dễ rạng ra hơn chỗ nhiệm.

       Một mình chữ  mạc  thì nó là négatif, mà khi nó đi với chữ  (bất), nói (mạc bất), hai négatif đi với nhau, thì lại thành ra positif. Như câu trong Trung dung     (Nhân mạc bất ẩm thực dã): Người ta chẳng ai chẳng uống ăn vậy.  Thế nghĩa là ai cũng uống cũng ăn cả, thành ra positif  vậy.

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 23 (9 Janvier 1937), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  Các thuật ngữ ngữ học bằng chữ Pháp trong bài: pronom interrogatif: đại từ nghi vấn;  attribut: thuộc ngữ; nom: danh từ; adjectif: tính từ; adverbe: phó từ; verbe: động từ; terme interrogatif: từ ngữ nghi vấn; pronom négatif: đại từ phủ định; négatif: tiêu cực, thụ động; positif: tích cực, chủ động.

[b]  Các từ chữ Pháp khác trong bài: nombre: số; compter: tính toán; plusieurs fois: nhiều lần; pourtant: thế mà, thế nhưng.