HÁN VĂN ĐỘC TU

     

BÀI HỌC THỨ 26

I. Những câu vấn đáp   

 

       1/  , ?  ? (Ngũ vị hà vị? Ngũ sắc hà sắc?): Ngũ vị là những vị gì? Ngũ sắc là những sắc gì?

       , , , , , 。青 , ,   , ,  (Tân, cam, toan, khổ, hàm, ngũ vị dã; Thanh, hoàng, xích, bạch, hắc, ngũ sắc dã): Cay, ngọt, chua, đắng, mặn, là ngũ vị (năm mùi) vậy. Xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, là ngũ sắc (năm sắc) vậy.

 2/    ? (Hà vị bát âm?): Gì gọi là bát âm (tám thứ tiếng)?

                        ,     ,    ,   , ,  , , ,   (Cổ nhân sở dụng dĩ vi nhạc khí chi vật hữu bát, bát giả sở phát chi âm, vị chi bát âm, tức bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ty, trúc, thị dã): Cái vật của người đời xưa dùng để làm nhạc khí có tám thứ; cái tiếng của tám thứ ấy phát ra, gọi là bát âm, tức là: bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ty, trúc, phải vậy.

       3/  , ? (Dịch hữu bát quái, kỳ danh vi hà): Kinh Dịch có bát quái (tám quẻ), tên nó là gì?

         ,  ,   ,震  ,  ,   , , , (Bát quái giả, kiền /càn/ nhất, đoài nhị, ly tam, chấn tứ, tốn ngũ, khảm lục, cấn thất, không bát, thị dã): Tám quẻ ấy là: quẻ Kiền thứ nhứt, quẻ Đoài thứ nhì, quẻ Ly thứ ba, quẻ Chấn thứ tư, quẻ Tốn thứ năm, quẻ Khảm thứ sáu, quẻ Cấn thứ bảy, quẻ Khôn thứ tám; phải vậy.

       4/  ?       ? − (Bát quái chi tượng nhược hà? Kỳ dụng khả đắc nhi ngôn dư?): Cái tượng của bát quái như thế nào? Sự dùng của nó có thể nói ra được dư?

                   ,     風,震    ,     火,坎  水,艮    山,兌    ,           也。若          ,              !  (Cứ dịch ngôn, Kiền vi thiên, Khôn vi địa, tốn vi phong, chấn vi lôi, ly vi hỏa, khảm vi thủy, cấn vi sơn, đoài vi trạch, thử bát quái chi tượng dã; nhược kỳ vi dụng thậm huyền, bất năng dĩ nhất ngôn tất chi hĩ!): Theo lời kinh Dịch: Kiền là trời, Khôn là đất, Tốn là gió, Chấn là sấm sét, Ly là lửa, Khảm là nước, Cấn là núi, Đoài là chằm: ấy là cái tượng của tám quẻ vậy. Đến như sự làm dùng của nó rất huyền diệu, chẳng có thể lấy một lời mà nói hết được vậy!

       5/                 ? (Tam đại thị hà thời đại? Cự kim kỷ hà niên?): Tam đại là thuộc về thời đại nào? Cách nay bao nhiêu năm?

             ,    ,                       (Tam đại thị Hạ, Thương, Châu tam triều, thuộc ư thượng cổ thời đại; cự kim dĩ tam thiên dư niên hĩ): Tam đại ấy là Hạ, Thương, Châu ba triều, thuộc về thời đại thượng cổ, cách nay đã hơn ba ngàn năm rồi.

       6/                     ? (Ngô nhân dữ tam đại tương cách thái viễn, nãi nho giả lũ xưng chi, hà gia?): Chúng ta với tam đại cách nhau xa quá, thế mà nhà nho hằng  xưng đó, sao vay?

                     (thánh)  (tướng), 平,故 . − (Nho giả dĩ vi tam đại đa thánh quân hiền tướng, kỳ thời thiên hạ thường đắc thái bình, cố ngôn tri giả tất xưng tam đại): Nhà nho lấy làm thuở tam đại nhiều vua thánh, tướng hiền, lúc ấy thiên hạ thường được thái bình, cho nên kẻ nói chuyện trị an ắt xưng tam đại.

II. Cắt nghĩa thêm

       Chữ  có ba âm: 1. nhạc; 2. lạc, nghĩa là vui; 3. nhạo, nghĩa là ưa thích. Nhạcmusique, nhạc khí là instruments de musique.

       (bào) là bầu, như cái đờn bầu của ta; bên Tàu đời xưa cũng dùng bầu làm cái sinh cái vu là hai thứ nhạc khí. Thổ  là cái nhạc khí gì dùng đất mà làm, như bên Tàu đời xưa có cái nhưỡng  . Cách  là da thuộc rồi, như các thứ trống. Mộc  là cây, như cái sanh phách. Thạch  là nhạc khí làm bằng đá, như cái khánh  . Kim   là đồ nhạc bằng đồng, như cái chập chỏa. Ty  là tơ, tức các thứ giây đờn. Trúc  là tre, như ống tiêu, ống sáo.

       Bát quái có hai cách sắp. Một cách sắp như đây, ấy là theo "phép dịch hậu thiên", của Văn Vương; còn một cách sắp: Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, ấy là theo "phép dịch tiên thiên", của Phục Hy. Phục Hy ở trước Văn Vương đến hàng ngàn năm.

       (tượng) nghĩa là con voi. Ở đây  (tượng) nghĩa là cái biểu tượng, tiếng nôm không có tiếng gì dịch ra được hết; nếu dịch ra tiếng Pháp là symbole.

       () là lời hỏi dùng ở cuối câu, cũng như chữ  (gia). Nguyên đời xưa dùng chữ (dữ) mà đọc là để chỉ nghĩa ấy; đến sau người ta thêm  (khiếm) một bên để phân biệt với  (dữ) là cùng. Tiếng ta cũng dùng hoặc ư mà làm lời hỏi.

       (trạch) chỉ về chỗ nước tụ lại, như các cái hồ lớn và biển. Tiếng "chằm" ấy là tiếng xưa của ta, nay ít thấy dùng. Như Biển Hồ ở Cao Miên, ấy là một cái chằm đó.

       Chữ (nhược) đây nghĩa là đến như; muốn đổi làm chữ  (chí, nghĩa là đến) cũng được.

       (huyền) là abstrait, đối với chữ  (trứ) hoặc (sát) là concret, [a] tiếng ta cũng không có tiếng để dịch được.

       (cự) là cách nhau, nói về không gian hay thời gian đều được cả. Tiếng nom là  (cự ly),  distance. [a]

       (ky) ở đây đọc kỷ. (kỷ hà) là bao nhiêu. Lại có một tiếng nữa: (nhược can), cũng đồng một nghĩa. Nhưng  (nhược can) lại có khi có nghĩa khác, giống như chữ certain  trong khi nói  un certain  nombre. [a]

       Nhân đây nói luôn: Nhiều người không hiểu tại sao Tàu lại dịch chữ géomètrie ra là kỷ hà học. Họ thấy chữ  (kỷ hà) nghĩa là “bao nhiêu”, rồi họ tưởng dịch như vậy ắt có nghĩa gì. Không ngờ Tàu dịch đó chỉ là dịch âm hai chữ  gé-ô mà thôi. Géo, Tàu đọc như  [ji he]. Hiện nay nhiều nhà học giả đúng đắn đã bỏ cái danh từ ấy đi mà không dùng nữa, vì cho là dịch âm có hai vần thì không đủ mà lại dễ làm cho hiểu lầm. Họ bèn dùng chữ    (hình học) thế cho     (kỷ hà học).

       Chữ (nãi) ở đây cắt nghĩa là “thế mà”; khác với nghĩa thường của nó là “bèn”, hay “là”.

       (tương) là nhau, đây biến làm khứ thanh, đọc là “tướng”, nghĩa là ông quan lớn đứng đầu triều giúp vua.  Tướng văn thì là chữ tướng này;  còn tướng võ thì chữ  , chữ này cũng nguyên là bình thanh mà biến làm khứ thanh.

Nguồn:

Sông Hương, Huế, s. 26 (30 Janvier 1937), tr. 4 - 5.

Chú thích

[a]  Các từ chữ Pháp trong bài: abstrait: trừu tượng; concret: cụ thể; distance: khoảng cách, cự ly; certain: chắc chắn là; nào đó; un certain nombre